1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

123 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Tác giả Đặng Việt An
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Duy Tuấn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản lý dự án
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 27,82 MB

Nội dung

Đặt trong tìnhhuống cụ thê tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Mê Linh, dù đang thực hiện theo kế hoạch hóa mục tiêu trở thành đô thị dịch vụ phát triển ở phía Bắc thủ đô, chú tr

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện

Mê Linh, thành phố Hà Nội

Sinh viên: Đặng Việt An

MSSV: 11180005 Chuyên ngành: Quản lý du án

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Duy Tuấn

Hà Nội, 2022

GIỚI THIEU - 2-5: SE ESEESE2E‡EEEE+ESEEEESEEEEEESESEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEETEEEEEEEkrrrrrree 1

Trang 2

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 2 5¿©2+2+++£x++Ex+rxerxeerxesrxrrrxee 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ khóa luận <Ă 2< E3 *222EE+22E+SSEEEEesseekeseeers 2

3 Đối tượng và phạm Vi khóa luận - + + 5+ 2* 3333 E*9EE£EEESeeEeeeeereerereeree 3

4 Dong gop cla kha Un ¬aánasẮU 4

5 Kết cấu khóa Wann eesseeeecssseecssseeeesseeeessneecesneecessseecssneessnseessneeecsnneeesaneessaeeesnneees 4

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LÝ VON DAU TƯ

XÂY DUNG CƠ BẢN TỪ NGUON VON NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC 51.1 _ Một số khái niệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn

ngân sách nha THƯỚC - - 5 + 111 191 vn TT TH TH HH HT nh ng 5

1.1.1 Một số khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

1.1.4 Sự cần thiết của quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

vốn ngân sách nhà nƯỚC - 2 £ 2 E+EE£+EE2EE£EE£EEEEEE2EEEEEEEEEEEE2EEE7E71221121 2E ce 12

1.2 Nguyên tắc, công cụ và nội dung quản lý vốn đầu tư xây dung cơ ban từ

nguồn vốn ngân sách nhà nƯỚC 2-22 5£ ©2+£©S£2EE+2E++EEE£EE+2EE2EEtEE+erkesrxrrrreee 131.2.1 Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà

nước 13

1.2.2 Công cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà

nước l6

1.2.3 Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân

SACH nha NUGC 117 17

1.3 Cac nhân tố ảnh hưởng đến công tác quan lý vốn đầu tu xây dựng cơ ban

010881960) án NA" 23

1.3.1 Các nhân tố khách quan - ¿2 s+k++E2EE+EE+EEtEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkrrex 24

Trang 3

1.3.2 Các nhân tố chủ quan -¿- 22 5¿©2+2+++EE+2EE2EEEEEESEEE2EEE2E1E21E22E2Excrrrrree 25

CHƯƠNG 2: TINH HINH QUAN LY VON DAU TƯ XÂY DUNG CƠ BAN

TỪ NGUON VON NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC CUA HUYỆN ME LINH 282.1 Điều kiện cơ bản của huyện Mê Linh - 2-2: 255 2£S£+E2E££Ee£Eerxerxerssee 282.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Mê Linh - - 2-2 2 22 £+s£+E+£xz£zzxzse2 282.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Mê Linh -2- 2 2525 s+zs+£sz +2 292.2 Tình hình công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách

nhà nước tại huyện Mê Linh giai đoạn 2019 — 22]L - ¿5< ++s<+<.x+sexsx++ 35

2.2.1 Tổng quan về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mê Linh 352.2.2 Quy trình thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại

Ban QLDA DTXD tại huyên Mê Linh 2-52 55 2E22£££EEv£EtzEzEeerxerxree 40

2.2.3 Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Ban QLDA

DTXD tại huyện Mê Linh - 2-5-5 ©5£2SE£SE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkerkrree 57 2.3 Đánh giá CHUNG - - - 5 + +1 TT HH HH Hà gà 89

2.3.1 Những thành tựu đã dat ẨưỢC - - S239 vn giết 89

2.3.2 Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân -. -2- 2: 5¿+5++++zx+zxzzsz 92

CHUONG 3: MỘT SO GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUAN LY VON DAU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUAN LY DỰ

ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN ME LINH -¿c-c55cccccvcsrcxeez 1013.1 Giải pháp nâng cao năng lực và hiệu qua quản lý vốn đầu tư XDCB từ

nguồn ngân sách nhà nước tại Ban QLDA DTXD huyện Mê Linh 101

3.2 Một vài giải pháp khác - - + s- + s13 3331191111111 11111111 rry 105

3.3 Một số đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản ly

von đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước - 2z: 1073.3.1 Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương : 2: ¿55552 107

3.3.2 Đối với HĐND huyện và Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện 108

3.3.3 Đề xuất với các nhà thầu, đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn vốn NSNN cho

các dự án đầu tư XDCH - - - St St SE 2E E1 E11115111111111151111111111111 1E ce 108

Trang 4

KẾT LUẬN -2-c-c2ce+xszreresrsrsDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, được thựchiện dưới sự hướng dẫn, nhận xét khoa học từ thầy hướng dẫn và đơn vị thực tập Các

số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung

thực Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Sinh viên

Đặng Việt An

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Viết tắt Giải nghĩa

UBND Ủy ban nhân dân

HĐND Hội đồng nhân dânTVGS Tư vấn giám sát

GPMB Giải phóng mặt bằng

TMĐT Tổng mức đầu tư

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐÒ

STT Tên sơ đồ Trang

| Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản 7

2 Sơ dé 1.2: Quy trình quản lý va sử dụng vốn đầu tư xây dựng |

cơ bản từ ngân sách nhà nước

3 Sơ đồ 2.1: Bản đồ địa bàn huyện Mê Linh 28

4 Sơ đồ 2.2: Dinh hướng phát triển giao thông huyện Mê Linh 30

định hướng 2030

5 Sơ đồ 2.3: Tổ chức Ban quản lý dự án huyện Mê Linh 38

6 Sơ d6 2.4: Quy trình thực hiện công tác đền bù, GPMB tại | 47

Ban QLDA DTXD huyện Mê Linh

7 70Sơ đồ 2.5: Mối quan hệ giữa các bên trong quá trình thực hiện

dự án

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG

STT | Tên bảng Trang

Ì | Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế huyện Mê Linh giai đoạn 2019_—| — 34

2021

2 Bảng 2.2: Quy trình thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư 42

3 Bảng 2.3: Quy trình công tác tô chức dau thầu và lựa chọn nhà 51

thầu

4 Bảng 2.4: Quy trình giai đoạn kết thúc đầu tư 55

5 Bang 2.5: Quy hoạch một số dự án tại Ban QLDA DTXD huyện 59

Mé Linh giai doan 2019 — 2021

6 Bảng 2.6: Bảng kế hoạch vốn dau tư từ nguồn NSNN bố tri năm 61

2019 — 2021

7 Bang 2.7: Kế hoạch vốn dau tư xây dựng co ban từ ngân sách 63

nhà nước phân bé theo ngành, lĩnh vực của huyện Mê Linh giai

đoạn 2019 — 2021

8 | Bảng 2.8: Tình hình phân bổ vốn của một số dự án tại huyện Mê | ©

Linh năm 2021

9 | Bang 2.9: Bang số liệu các hình thức lựa chọn nha thầu cho các | Óổ

dự án của Ban QLDA DTXD huyện Mê Linh năm 2021- 2022

10 Í Bang 2.10: Các dự án sử dụng vốn nhà nước năm 2019- 2021| ©?

phải GPMB

12 72Bang 2.12: Tinh hình giải ngân so với kế hoạch vốn phân bổ

Trang 9

hàng năm của huyện Mê Linh giai đoạn 2019 — 2021

13 Bảng 2.13: Số dư tạm ứng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ 76

ban từ ngân sách nhà nước của ban QLDA DTXD huyện Mê

Linh năm 2018

14 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về quá trình thanh quyết toán vốn 84

đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại địa bàn huyện Mê Linh

15 88Bảng 2.15: Bảng đôi chiêu sô dự án và sô cán bộ bình quân mỗi

phòng hiện có tại Ban QLDA huyện Mê Linh

Trang 10

GIỚI THIỆU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh cần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất

nước, quá trình đầu tư XDCB luôn là van đề đặc biệt cần quan tâm ở mọi lĩnh vực vàmọi ngành liên quan đến nền kinh tế toàn dân Sở dĩ có điều này là do xây dựng cơbản song song không tách rời với phát triển kết cầu hạ tang kinh tế - xã hội tại các địaphương, qua đó tạo điều kiện thuận lợi, làm động lực thúc đây sản xuất, thúc đây sảnxuất, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và phục vụ cho cuộc sống người dân.Tuy nhiên,

việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta là một nhiệm vụ mang tính đặc thù,

riêng biệt, phức tạp và luôn luôn biến động đặc biệt là trong điều kiện cơ chế chínhsách quản lý kinh tế xã hội nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng cónhiều thay đổi, môi trường pháp lý tại Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ,vẫn còn những tiêu chuẩn chưa rõ ràng trong các văn bản hướng dẫn Đặt trong tìnhhuống cụ thê tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Mê Linh, dù đang thực

hiện theo kế hoạch hóa mục tiêu trở thành đô thị dịch vụ phát triển ở phía Bắc thủ đô,

chú trọng và ưu tiên đầu tư cho xây dựng cơ bản, tạo đà thúc day phát triển kinh tế

-xã hội, và kết cầu nền tảng hạ tầng trên địa bàn nhưng trong công tác quản lý vốn đầu

tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn còn nhiều bat cập Cụ thé

là do việc lập kế hoạch vốn thường niên năm thường dàn trải và phân tán;chưa đạt sự thống nhất, một số dự án chưa đủ điều kiện lại được ghi ở kế

hoạch; một số chủ đầu tư chưa nắm vững các quy định về quản lý vốn đầu

tư cũng như năng lực điều hành và khả năng phối hợp của một số Bộ,Ban, ngành và huyện còn hạn chế; công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án

chưa đạt hiệu quả phù hợp, việc quyết toán công trình, dự án hoàn thành

chưa được sát sao đúng mức, vấn dé thoát trong đầu tư xây dựng cơ ban

vẫn còn khá nhiều tồn tại Ngoài ra, trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án huyện Mê Linh cònhạn chế do những khung pháp lý mà bên cơ quan chức năng cũng như bên nhà thầu

Trang 11

xây dựng cần tuân thủ còn chồng chéo, thiếu nhất quán gây khó khăn trong quá trình

giải ngân và quyết toán von dau tư.

Với những tồn tại khó khăn trên, rất cần thiết dé nghiên cứu khóa luận vềcông tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tạihuyện Mê Linh Dù rằng trước đó đã có các chuyên đề nghiên cứu về công tác quản

lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng thực tế chothấy thời điểm nghiên cứu của các công trình là khác nhau và các vấn đề cần nghiêncứu và đề ra giải pháp lại không ngừng biến đổi Ngoài ra, các công trình nghiên

cứu đặt trong các phạm vi và địa bàn khác nhau về các yếu tố dân cư,

kinh tế, giáo dục, xã hội nên việc đối chiếu và ứng dụng các công trìnhnghiên cứu khác vào công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từnguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mê Linh giai đoạn hiệnnay là không còn hợp lý Việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây

dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Mê Linh là mộtyêu cầu cũng như nhiệm vụ vừa có tính thời sự lại vừa có ý nghĩa thực

tiễn, trong đó vai trò quản lý nhà nước của Đảng bộ, chính quyên địa phương và các

sở, ban ngành đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn có ý nghĩa hết

sức quan trọng.

Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận được dao tạo vàkinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực tập công tác, với mong muốnđóng góp những đề xuất, giải pháp để hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng

cơ bản cho địa phương, em lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý vốn

đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Mê Linh”

dé làm khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ khóa luận

Mục đích: Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý

vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà tại huyện Mê Linh, đề

tài khóa luận đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện

Trang 12

công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tai Ban

QLDA DTXD huyện.

Nhiệm vụ của khóa luận:

° Bai nghiên cứu hệ thông hóa một sô cơ sở lý luận vê công tác quản lý

vôn đâu tư xây dựng cơ bản từ nguôn vôn ngân sách nhà nước.

* = Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn

Ngân sách Nhà nước của huyện Mê Linh, từ đó chỉ rõ những ưu điểm,những tồn tại hạn chế và nguyên nhân phát sinh để làm cơ sở đề xuấtnhững giải pháp đề xuất hợp lý

° Dé xuât các giải pháp và đê xuât nhăm hoàn thiện công tác quản lý von

đâu tư xây dựng cơ bản từ vôn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

Mê Linh đến năm 2030

3 Đối tượng và phạm vi khóa luận

Đối tượng khóa luận nghiên cứu: Những van đề lý luận và tình hình thực tế

liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

của Ban QLDA DTXD huyện Mê Linh.

Pham vi khóa luận:

° Vé nội dung: Bài khóa luận nghiên cứu tình hình quản lý vốn đầu tư

xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN của huyện Mê Linh và đề xuấtcác giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tuxây dựng cơ bản từ vốn NSNN tại Ban QLDA Quản lý vốn đầu tư

xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước bao gồm hai cấp quản lý là

quản lý nhà nước ở trung ương và quản lý nhà nước ở cấp địa phương.Khóa luận chi tập trung nghiên cứu trong phạm vi quản lý vốn đầu tư XDCB từnguồn vốn NSNN cấp địa phương

+ Vé không gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư

XDCB trên địa bàn huyện Mê Linh, dưới góc độ quản lý vốn của Ban

Trang 13

quản lý dự án có liên hệ mật thiết cùng với chủ trương đầu tư củaUBND thành phố và huyện, các sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tưhuyện Mê Linh đề các giải pháp đưa ra có tính thực tiễn và bao quát hơn.

© Vé thời gian nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý vốn

đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Mê Linh tronggiai đoạn từ 2019 — 2021, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao cao hiệuquả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách đến năm 2030

4 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận được xây dựng dựa trên nền tảng những lý luận có hệ thống vềcác hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, cơ chế cao hiệu quả quản lý vốn

đầu tư XDCB Cùng với đó, khóa luận phân tích, đánh giá tình hình quản lý vốnđầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban QLDA DTXD huyện Mê Linh giai đoạn năm

2019 2021 Từ những thực tiễn trên, đánh giá các mục tiêu đã đạt được, những hạn

chế còn tồn đọng cũng như nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cấp thiết nhằm nângcao hiệu quản hoạt động quan lý vốn đầu tu XDCB từ nguồn NSNN tại huyện MêLinh Song song với đó, là sự cải thiện môi trường dau tư, đổi mới các cơ chế quản

lý nguồn vốn NSNN cho đầu tư xây dựng, phân bé hợp lý đúng mục tiêu và yêu cau,tránh lãng phí, thất thu Qua những nghiên cứu về khóa luận, cá nhân tác giả đã phầnnào nâng cao kiến thức về hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế xây dựng nói chung

và quản lý vốn đầu tư XDCB nói riêng, từ đó nâng cao hơn về kiến thức chuyên môn

với các công việc mang tính đặc thù về đầu tư XDCB

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phân mở đâu và kêt luận, danh mục các tài liệu tham khảo, mục lục,

bài luận được kết cấu theo 3 chương:

* Chương 1: Một số van dé lý luận và thực tiễn về quan lý vốn đầu tư xây dựng

cơ ban từ nguồn von ngân sách nhà nước.

Trang 14

- Chương 2: Tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân

sách nhà nước của huyện Mê Linh giai đoạn 2019-2021.

* Chương 3: Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn

đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Mê Linhđến năm 2030

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LY VON ĐẦU TƯ XÂY DUNG CƠ BAN TỪ NGUON VON NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC.

1.1 Một sô khái niệm về quan ly von dau tư xây dựng co ban từ nguôn von ngân sách nhà nước.

1.1.1 Một sô khái niệm vốn dau tw xây dựng cơ bản từ nguồn von ngân sách nha

Hước

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân tô theo các tiêu thức khác nhau tùy

theo từng mục đích nghiên cứu và thực hiện công tác quản lý Cùng với những phân

tổ theo nguồn vốn, khu vực sở hữu và thành phần kinh tế theo từng ngành từng địaphương mà vôn đầu tư XDCB được thé hiện qua nhiều khía cạnh Ở nội dung khóa

luận, vốn đầu tư XDCB được hiểu “bao gồm chi phí cho việc thăm dò, khảo sát và

quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư, chi phí thiết kế công trình, chi phí

xây dựng, chi phí mua sắm lắp đặt máy móc, thiết bị và những chi phí khác thuộc

nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản; chi phí cho việc sửa chữa lớn nhà cửa, kiến trúc

và máy móc thiết bị, sửa chữa lớn các tài sản có định khác được ghi trong tong du

toán” “Vốn đầu tu xây dựng co bản từ ngân sách nha nước là một phan vốn tiền tệ

từ nguồn ngân sách nhà nước dé đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ

thuật, thiết lập và nâng cao hệ thống các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế

-xã hội mà khả năng thu hồi vốn chậm hoặc thấp, thậm chí không có khả năng thu

hồi vốn những cần thiết phục vụ các mục tiêu phát triển, cũng như các khoản chi

đầu tư khác theo quy định của Luật ngân sách nhà nước Gắn với hoạt động đầu tư

xây dựng cơ bản, nguồn vốn nay chủ yếu được sử dụng đề dau tư phát triển tài sản

có định trong nền kinh tế” “Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư vào may móc, thiết

Trang 15

bi, nha xưởng, kết cầu ha tầng là hoạt động đầu tư phát triển, đầu tư cơ bản và chủ

yếu có tính dai hạn” Gan với hoạt động thu chi NSNN, vốn đầu tư XDCB từ NSNN

được quản lý và sử dụng chặt chẽ theo quy trình và tuân thủ theo luật pháp nhà

nước Khác với đầu tư trong kinh doanh với mục đích sinh lời, đầu tư từ NSNN chủyếu nhằm tạo lập môi trường, điều kiện cho nền kinh tế phát triển, trong nhiều

trường hợp không mang tính sinh lãi trực tiếp

Von dau tư được chia ra làm nhiêu loại với các đặc trưng riêng biệt, trong

đó vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cũng vậy:

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được sử dụng không nhằm mục đích tại ra lợi nhuận

mà được sử dụng với mục tiêu chung vì cộng đồng, vì lợi ích lâu dài của một

ngành hay một địa phương.

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN phan lớn được ưu tiên cho phát triển cơ sở kết cầu

hạ tầng kĩ thuật hoặc những ngành, lĩnh vực mang tính chiến lực đặc thù của từng

địa phương.

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường có quy mô khá lớn, có tính chất có định và

dài hạn, cùng với đó, sản phẩm của quá trình đầu tư XDCB từ nguồn NSNN mang

giá tri sử dụng lâu dai.

Nhà nước là chủ thể sở hữu của vốn đầu tư XDCB từ NSNN, do đó VĐT đượcnhà nước quản lý, sử dụng và giám sát theo các quy định của luật về sử dụng vàquyết toán vốn NSNN và các luật liên quan khác

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được quyết định bởi Nhà nước và mang mối quan

hệ không tách rời cùng NSNN Với mục đích phát triển kinh tế xã hội, vốn đầu

tư XDCB được cấp thâm quyền quyết định đầu tư, quản lý từ ban đầu cho đến

khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

1.1.2 Một sô khái niệm về quản lý vốn dau tw xây dựng cơ bản từ nguồn von ngân sách nhà nước

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, là sự tác động qua lại có mục

Trang 16

đích của chủ thể quản lý chính như các cơ quan chức năng quản lý nhànước vào đối tượng quản lý là vốn đầu tư XDCB trong cả một chu trình

khép kín gồm các quá trình hoạch định phân bổ vốn, sử dụng vốn và quyếttoán vốn, với mục tiêu đạt được hiệu quả sử dụng vốn NSNN một cách cao nhất trongđiều kiện thời điểm xác định Quản lý vốn đầu tư xây dựng hiệu quả chính là nângcao hiệu quả kinh tế xã hội, sâu xa hơn là phục vụ đời sống cho người dân, tăngtrưởng kinh tế, xã hội giáo dục giúp gia tăng GDP một cách bền vững, 6n định và

chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, khẳng định vị thế đất nước trong khu

vực và trên thé giới Đối với các dự án theo từng quy mô, mức độ là với một số vốnxác định của Nhà nước có thê tạo ra được công trình có chất lượng tốt nhất, thời giannhanh nhất và chi phí ít nhất cho NSNN

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một hoạt động mang tính quy trình phứctạp vừa tuân thủ quy định quản lý trong các dự án đầu tư XDCB, vừa đảm bảo các dự

án đầu tư XDCB, vừa đảm bảo các quá trình giải ngân của nguồn vốn NSNN Căn cứtheo Nghị định 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định quản lý, thanh toán và

quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, có thể khái quát các đặc điểm của hoạtđộng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN:

Thứ nhất, đối tượng quản lý là nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN, là nguồn vốnđược cấp phát theo kế hoạch NSNN với quá trình đảm bảo tính chặt chẽ, thong nhat

về co chế các chính sách, lập kế hoạch phân bổ, xác định dự toán, định mức tiêuchuẩn, phương thức kiểm tra báo cáo, phân bổ nguồn vốn và dự toán năm,

minh bạch các nguồn thu, nguồn cap phát, báo cáo quyết toán Quản lý

vốn đầu tư XDCB cũng là một van dé quan trong nam trong nội dung quản lý chi

Trang 17

u Triên `

Quy ` Lập dự : Nghiệm

chuan bi on giao sử dau tu

truong x ` hiện dự

x dau tu l dụng

dau tư án

Nguồn: Giáo trình Lập dự án dau tư

Căn cứ theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP của Chính Phủ về quy định chỉ tiết thi hànhmột số điều luật Đầu tư công và Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư

xây dựng, thì quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNNcần và phải tuân thủ các quy định và thủ tục Vốn đầu tư dự án và quy trình thực hiện

dự án có mối liên hệ tác động qua lại không tách rời Chỉ khi được phê duyệt về quy

hoạch và chủ trương đầu tư bởi các cấp có thẩm quyền là cơ quan nhà nước UBNDThành phố, UBND huyện thì vốn đầu tư mới được giải ngân và cấp phát cho quá trìnhthực hiện hoạt động đầu tư Các quy tạm ứng, thanh quyết toán vốn đầu tư gắn liềncùng quá trình đầu tư xây dựng từ lúc lập dự án, chuẩn bị đầu tư đến khi triển khaithực hiện Khi dự án đầu tư hoàn thành sẽ được thực hiện nghiệm thu và bàn giao

quyết toán công trình với các bên liên quan.

Thứ hai, cơ quan quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm các chủ thê chính

gồm: cơ quan chính quyền có thắm quyền, các cơ quan chức năng nhất định được

phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN Mỗi cơ quan chức năng thực hiện quản lýriêng biệt phù hợp ở từng khâu trong quy trình quản lý vốn Ta xét trực quan sơ đồ

sau:

Trang 18

So đồ 1.2: Quy trình quản lý và sử dụng vốn dau tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước

Chủ đầu tư

-

Quản lý

H án Na

vôn năm cơ bản (cơ uan Tạ

và đâu nước)

tư)

Nguôn: Tác giả tự tổng hợp

* Sở Kế hoạch và Dau tư cấp tinh và thành phố, Phòng Tài chính - Kế hoạch cap

huyện có nhiệm vụ quản lý phân bổ kế hoạch vốn đối với ngân sách được cấptheo từng kế hoạch của Nhà nước

* Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm giám sát công tác quản lý vốn và kiểm traphê duyệt thanh toán nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN

* Sở Tài chính, Phòng Tài chính — Kế hoạch chịu trách nhiệm quản lý phân bồnguồn vốn và quyết toán vốn đầu tư XDCB

* Chu đầu tư kết nối cùng các co quan liên quan dam bảo hoạt động dau tư đúngmục tiêu và đúng đối tượng

* Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nếu xảy ra các trường hợp gây ảnhhưởng đến tông mức đầu tư thì chủ đầu tư cần đệ trình lên Cơ quan kế hoạch và

Trang 19

Đầu tư xin giải quyết phê duyệt.

Thứ ba, mục tiêu quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là vừa đảm bảo việc sử dụng

đúng kế hoạch, mục đích, vừa phù hợp quy định, đạt hiệu quả tối đa trong nguồn lực

xác định Đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN, hiệu quả không đơn thuần là lợinhuận hay hiệu quả kinh tế đơn lẻ mà là hiệu quả tổng hợp: hiệu quả kinh

tế - xã hội Trên thực tế, có thể sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệuqua sử dụng vốn đầu tư XDCB_ từ nguồn NSNN như: tỷ lệ thay đối tổng

mức đầu tư các dự án; tỷ lệ số dự án đã hoàn thành quyết toán và thực

hiện đúng kế hoạch tiến độ; tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư xây dựng từ nguồnNSNN; mối quan hệ giữa cơ cấu vốn đầu tư xây dựng với chuyên đổi cơcấu kinh tế địa phương Thêm đó sự kết hợp đa dạng các phương pháp phântích định tính về hiệu quả kinh tế - xã hội trong các bối cảnh biến đổi thực tế cũngnhư những tác động về môi trường là những nhân tố quan trọng giúp đánh giá hiệu

quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN chính xác

1.1.3 Vai trò của quản lý vẫn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà

Hước.

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN đóng vai trò hết sức quan trọng, mang các tác động

kép: vừa là kim chỉ nam định hướng dé phat triển kinh tế - xã hội, lai vừa là công cụđiều tiết nền kinh tế và định hướng phát triển xã hội

Thứ nhất, vai frò quan trọng của vốn đầu tư XDCB từ NSNN là đây mạnh

sự phát triển trong công tác XDCB, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật tiếntiến cũng như xây dựng kết cấu hạ tầng chung cho đất nước: giao thông,thuỷ lợi, hệ thống điện, trường học, cơ sở y tế Với các chủ trương khôngngừng phát triển hoạt động đầu tư XDCB, vốn đầu tu XDCB từ NSNN đã

góp phần quan trọng vào việc tạo ra năng lực sản xuất chất lượng cao, có

ứng dụng khoa học công nghệ, làm động lực cho sự phát triển và kiến tạonền kinh tế quốc dân, đổi mới và tăng năng lực sản xuất, nâng cáo chất lượng laođộng, và như một kết quả tất yếu, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội

10

Trang 20

Thứ hai, vốn đầu tư XDCB từ NSNN mang các tác động vào việc chuyển

dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành tại các vùng và địa phương, qua đó

làm giảm các tiêu cực từ vấn đề mất cân đối trong quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế tại các địa phương Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư phùhợp sẽ tăng sự khai thác các tiềm năng lợi thế vốn có tại địa phương vềtài nguyên, dịch vụ, du lịch Tùy thuộc tình hình cụ thể của tùng thời kì

phát triển của đất nước nói chung và địa phương nói riêng, Đảng và Nhànước sẽ có các quy hoạch đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm,

mũi nhọn, từ đó phát triển kết cấu hạ tang phù hợp, ban hành các chính sách khuyếnkhích kip thời để tạo lập môi trường thuận lợi, kích thích các nhà đầu tư phát triểnkinh doanh, gián tiếp thúc đây phát triển xã hội

Thứ ba, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò như một kim chỉ nam định hướnghoạt động đầu tư từ tư nhân và ngoài nước trong nền kinh tế Vốn đầu tư XDCB từNSNN đã chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư của các quốc gia, đặcbiệt là tại các nước đang phát triển như Việt Nam Hàng năm, Nhà nước đã trích

ra nguồn vốn khá lớn vào kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực có tínhchiến lược, điều đó không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư trongnền kinh tế quốc dân mà còn góp phần định hướng hoạt động và mục tiêu

lâu dài của nền kinh tế Mục đích muốn thông qua các chủ trương kế hoạch

đầu tư các ngành, lĩnh vực ấy nhằm tác dụng kích thích các chủ thể kinh

tế tư nhân trong và ngoài nước, các doanh nghiệp trong xã hội đầu tư phát

triển sản xuất - kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác không ngừng tìmtoi và ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng hạ tang va phát triểnkinh tế - xã hội Trên thực tế, có thể nhận thấy rõ ràng tác động tương sinh gắn với

việc phát triển hệ thống điện, đường giao thông mở rộng, nâng cấp là sự phát triển

mạnh mẽ các khu công nghiệp, khu chế suất, khu thương mại, các cơ sở kinh doanh

và khu dân cư.

Thứ tư, vốn đầu tư XDCB từ NSNN như một giải pháp cho việc giải quyết các vấn

đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, phát triển vùng khó khăn Với việc đầu tư phát

11

Trang 21

triên kêt câu hạ tâng, các cơ sở sản xuât - kinh doanh và các công trình

văn hoá, xã hội góp phan quan trọng vào việc giải quyêt việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sông vật chât và tính thân cho người dân.

Thứ năm, vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một nhân tố điều kiện ảnh hưởng đến sựtiếp nhận và ứng dụng các kĩ thuật công nghệ khoa học nhằm phục vụ chomục tiêu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Ban thân hoạt động đầu tư luôn gan liền với những sự mới mẻ, về ngànhmới, về lĩnh vực mới hay các phát minh mới, vì vậy, đầu tư XDCB sẽ

tác động đến sự phát triển ngành và các sản phẩm, qua đó nâng cao sự

cạnh tranh (mang tính lành) góp phần nâng cao trình độ công nghệ của sản

xuât, nâng cao năng suât, chât lượng và hiệu quả của nên kinh tê.

1.1.4 Sự can thiết của quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguôn von

ngân sách nhà nước

Su cần thiết, tam quan trọng của quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thé

hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN nhằm nâng cao hiệu quảđầu tư tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCB, đảm bảochất lượng và tiến độ thi công Dự án đầu tư XDCB là một hệ thống gồm

nhiều công đoạn phức tạp trong đó có nhiều công việc mang tính đặc thù

riêng biệt mà nhiều khi một mình chủ đầu tư không thể đảm đương vàhoàn thành Phần lớn các dự án đầu tư XDCB được thực hiện bởi nhiều

đơn vị, mỗi đơn vị đảm nhận mỗi công việc riêng dưới sự quản lý chung,

nhất quán của chủ đầu tư Do đó việc quản lý vốn đầu tư XDCB trở lênrất khá khó khăn nếu thiếu sự đồng bộ trong khâu quản lý, giám sát và

vận hành Làm thế nào đảm bảo sử dụng vốn đầu tư XDCB đúng mục đích, tránh

thất thoát, vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng thi công lại vừa đảm bảo tiết kiệm, nâng

cao hiệu quả vốn đầu tư; đặc biệt là trong điều kiện quy mô, số lượng dự án tăng, thiết

bị công nghệ ngày càng hiện đại? Việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB

12

Trang 22

từ NSNN chính là một trong những câu trả lời phần nào trọn vẹn cho câu hỏi đó.

Thứ hai, quản lý vốn đầu tr XDCB từ NSNN nhằm thực hiện các quy định hiệnhành, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chính sách, nguyên tắc tài chính của nhà nướctrong hoạt động đầu tư XDCB; từ đó hướng đến hoàn thiện môi trường pháp lý vềđầu tư và xây dựng của đất nước trong điều kiện hệ thống pháp luật, chính sách đấtnước đang trong quá trình hoàn thiện thích ứng với xu thế phát triển toàn cầu của thế

gidi.

Thứ ba, xuất phát từ chính vai trò của von đầu tư XDCB là tạo ra cơ sở vật chất kỹthuật cho xã hội, là yếu tổ quyết định làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế quốc dân, góp

phần thúc đây nhanh và bền vững sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển

nên kinh tế thị trường, đây mạnh phát triển giá trị xã hội, chủ động hội nhập kinh tếtrong khu vực và quốc tế Những vai trò đó chỉ thể được hiện thực hóa trong điềukiện có sự quản lý chặt chẽ ở tam vĩ mô cũng như tầm vi mô đối với mỗigiá trị vốn từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư XDCB Ngược lại, nếubuông lỏng quản lý thì ý nghĩa của việc đầu tư XDCB phục vụ phát triển

lập tức sẽ bị biến mất, thậm chí mang nghĩa tiêu cực Điều này đã được

kiểm nghiệm qua thực tế phát triển ở nhiều quốc gia trên thé giới Vì vậy

nâng cao hiệu quả quản lý vốn từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các dự ánđầu tư XDCB vừa là một thực tiễn khách quan, vừa là một yêu cầu cấp bách đặt ra

đôi với moi nha quản lý cũng như chủ dau tư và các Bộ Ban ngành liên quan.

1.2 Nguyên tắc, công cụ và nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguôn vôn ngân sách nhà nước.

1.2.1 Nguyên tac quản lý von dau tư xây dựng từ nguồn von ngân sách nhà nước.

Tuy nhiêu khâu nhưng quản lý von dau tư xây dựng cơ bản tu nguôn von ngân sách nhà nước dựa trên các nguyên tac nhât định sau:

Thứ nhât, đâu tư băng nguôn vôn nhà nước phải thực hiện đúng mục tiêu, có hiệu quả, lại vừa dam bao chat lượng và tiên độ dé ra va trong phạm vi ngân sách cho

phép Mang tính đạc trưng là nguồn vốn ngân sách nhà nước, các dự án đầu tư XDCB

13

Trang 23

thường được đề ra nhiều mục tiêu, trong đó gồm các mục tiêu cơ bản như kinh tế,chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh Tuy vậy, để các mục tiêu khác pháthuy trọn vẹn hiệu quả thì mục tiêu kinh tế cũng cần phải đảm bảo Mỗi dự án cần vànên được đánh giá đầy đủ và chính xác, đảm bảo yêu cầu về tiến độ, hiệu quả và chatlượng trong nguồn kinh phí cho phép Trước mỗi chủ trương, quyết định triển khai

dự án, các Bộ Ban ngành cần đảm bảo cân đối nguồn vốn cũng như các năng lực tàichính liên quan như ngân hàng trung ương, ngân hàng địa phương dé phù hợp với

từng cấp độ quy mô dự án, trên cơ sở cân nhắc đánh giá mức độ ưu tiên đối với từng

loại, từng nhóm dự án.

Thứ hai, quản lý triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sáchnhà nước cần tuân thủ các quy trình quy hoạch phát triển, phù hợp với kế hoạch cũngnhư mục tiêu chiến lược đã được phê duyệt trong chủ trương đầu tư Nguồn lực tàichính từ nhà nước là nơi tạo lập và khởi nguồn của các hoạt động đầu tư đề từ đó đạt

được các mục tiêu đa dạng về tính chất, hình thái của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa

Do đó, mỗi hoạt động đầu tư cần tuân thủ chặt chẽ các mục tiêu chiến lược và kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được đề ra và phê duyệt Bởi đặc thù tính chất nhànước, nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước mang tính định hướng khá cao, điều naymang phan nhiều khía cạnh dé dẫn dắt, kích thích các doanh nghiệp tư nhân cũng như

các nhà đâu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực kinh tê, xã hội, giáo dục và y tê.

Thứ ba, đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ràng của hoạt động đầu tư bằng nguồnvốn ngân sách nhà nước đặc biệt liên quan đến cấu phần xây dựng Trong các dự ánđầu tư xây dựng có bản với nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguyên tắc công khai,minh bạch, rõ ràng luôn được chú trọng mạnh mẽ Bởi đó là cơ sở dé giám sát toàn

bộ quá trinh vận hành, thực hiện hoạt động đầu tư, quyết định không nhỏ đến sự hiệu

quả trong sử dụng nguồn vốn nhà nước, đảm bảo hiệu quả tránh thất thoát, lãng phíhay các tính chất tham nhũng, vụ lợi khác

Thứ tư, hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải tuân thủ và thựchiện dựa trên cơ sở thống nhất các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương, cũng

14

Trang 24

như các bên liên quan Đề có thé tao ra được kết quả đầu tư với hệ thong

năng lực phục vụ được cải thiện đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền

kinh tế, tránh lãng phí, dàn trải, đầu tư công cần phải được quản lý mộtcách thống nhất Muốn hoàn thành mục tiêu, đầu tư đạt hiệu quả đề ra,

tránh được các rủi ro không cần thiết, mỗi nhà quản lý cần tuân thủ các

nguyên tắc theo quy trình và thống nhất Nhà nước quản lý các hoạt độngđầu tư thông qua các quy hoạch, chiến lược hay kế hoạch phân bổ nguồn

lực theo mức độ ưu tiên khác nhau; các ngành và các địa phương được

phân hạn quyền quyết định dựa trên năng lực, phân cấp Mỗi quyết địnhphê duyệt đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cần phù hợp vớiđiều kiện năng lực cũng như khả năng của từng địa phương, phù hợp với

quy hoạch phát triển chung của vùng, của ngành Bên cạnh đó, các dự án

từ nguồn vốn ngân sách cần và phải được quyết định, phê duyệt từ các Bộ,

cơ quan quản lý về đầu tư, tuân thủ đúng quy trình, thủ tục pháp luật về

Ngân sách nhà nước, quản lý và sử dụng tài sản công trong thời gian hiện hành.

Thứ năm, nguyên tắc rõ ràng về quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân cóliên quan đến các hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước về phía chủ đầu tư vàcác cơ quan quản lý Tuân thủ nguyên tắc đôi bên, việc tham gia và trách nhiệm,

nghĩa vụ của các chủ thể của hoạt động đầu tư mang tính bắt buộc và phân định rõ

ràng, qua đó tăng thêm tính minh bạch cho hoạt động đầu tư, thuận lợi cho quá trình

giải trình nếu có và đảm bảo sự giám sát công bằng từ nhiều bên, nâng cao hiệu quả

đầu tư một cách tương xứng nhất có thể

Thứ sáu, các hoạt động dau tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nên và khuyến

khích đa dạng hóa ( như các hình thức BOT, BT, BTO, PP ) Do các dự án đa dạng

về quy mô, mức độ ưu tiên và nguồn vốn sử dung, trong khi nguôồn lực ngân sách là

có hạn, vì vậy mà Nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp,

cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư trực tiếp hoặc góp vốn trong các

dự án phát triển kinh tế, giáo dục và y tế, cam kết các khoản lợi nhuận hay ưu đãi

15

Trang 25

tương xứng Tuy vậy, nhưng vẫn cần tuân thủ các tiêu chí chính sách, quy định từ các

văn bản pháp luật dé đảm bảo phù hợp và hiệu quả

1.2.2 Công cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà

Hước.

1.2.2.1 Văn bản pháp luật và các cơ chế chính sách về quản lý vốn đầu tư

xây dựng

Cùng với những phát triển về lĩnh vực dau tư, trong những năm trở lại đây,

Quốc hội và Nhà nước đã không ngừng cải thiện và phát triển hệ thống cơ chế chính

sách về quản lý đầu tư XDCB nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư, tăng hiệuquả sử dụng vốn cũng như chất lượng dự án, đặc biệt thi hành các chính sách đâynhanh tiến độ dự án cũng như tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư Đó là các văn banquy phạm pháp luật như: Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, Luật Xây dung sửa đối năm

2020 số 62/2020/QH14, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, Nghị định số

15/2021/NĐ-CP về Quan lý vốn đầu tư xây dung, Tùy vào từng thời điểm cụ thé,tại các địa phương cụ thé ma các cơ quan chức năng có thé áp dụng dé thực hiện kếhoạch đầu tư nhằm tuân thủ chặt chẽ các quy chế pháp luật quy định

1.2.2.2 Công tác quy hoạch xây dựng và lập kế hoạch

Theo Khoản 1, Điều 3 Luật Quy hoạch 2017 có viết: “Quy hoạch là việc sắpxếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gan vớiphát triển kết cấu hạ tang, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thé xác

định dé sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền

vững cho thời kỳ xác định” Theo Khoản 30, Điều 3 c, “Qwy hoạch xây dựng là việc

tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thốngcông trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho ngườidân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi

ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo

vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” Quy hoạch xây dựng được thé hiện

thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh

16

Trang 26

Lập kê hoạch đâu tư xây dựng là quy trình xác lập mục tiêu và đặt ra các nhiệm vụ cân làm, việc lập kê hoạch quản lý đôi với dự án đâu tư xây dựng cơ bản là rât câp

thiết nhăm dam bảo các mục tiêu trung và dài han của một quôc gia với sự quản lý

Khóa luận được tiếp cận theo hướng tiếp cận các nội dung cần thực hiện trong công

tác quản lý von đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

1.2.3.1 Xây dựng danh mục các dự án

Căn cứ vào các kết quả kinh tế xã hội đã đạt được cũng như mục tiêu pháttriển ngành và phát triển vùng, mỗi địa phương sẽ xác định và xây dựng danh mục dự

án đầu tư thực tế tương ứng, đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách

trung ương cần căn cứ mục tiêu, định hướng, nguyên tắc và khả năng cân đối vốn đầutu , đối với các dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương (ngân sách thành

phó, huyện, xã) cần căn cứ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà

nước, các Nghị định, Nghị quyết hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và Luật Ngânsách Nhà nước, Các dự án đầu tư được duyệt cấp vốn cần đáp ứng đủ các

yêu câu sau:

* - Đôi với các dự án về xây dựng quy hoạch: phải có đê cương hoặc nhiệm vu

dự án quy hoạch hoặc dự toán công tác quy hoạch được phê duyệt.

* Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với những quy hoạch

ngành và lãnh thé được duyệt, có dự toán chi phí công tác chuẩn bị

* _ Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ trước ngày 31/10

trước năm kê hoạch, có thiệt kê, có dự toán và tông mức vôn được duyệt theo

17

Trang 27

quy định.

* Truong hợp dự án chỉ bồ trí kế hoạch vốn thực hiện dự án thì phải có quyết định

đầu tư và dự toán được duyệt

Sau khi được cấp có thâm quyên phê duyệt, dự án được đưa vào quy hoạch

và kế hoạch đầu tư và được được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư hàng năm Việc bốtrí kế hoạch vốn đầu tư do chính quyền các cấp thực hiện với sự giúp việc của cơ

quan kế hoạch thực hiện (ở cấp huyện là Sở kế hoạch và Đầu tư) Lập danh mục đầu

tư cùng kế hoạch vốn đầu tư là nội dung của công tác kế hoạch hoá, là quá trình xácđịnh mục tiêu của hoạt động đầu tư và đề xuất những giải pháp tối ưu nhất dé

những mục tiêu đã định của hoạt động đầu tư đạt được với hiệu quả cao nhất có thể

Kế hoạch hoá vốn đầu tư của mỗi ngành, mỗi cấp phải phản ánh các nguồn vốn đầu

tư trong kỳ kế hoạch của ngành, cấp mình Kế hoạch đầu tư ở cấp huyện do cơ quan

quản lý nhà nước câp huyện được phân công sẽ tổng hợp, phản ánh toàn bộ hoạtđộng đầu tư của các thành phần kinh tế tại địa phương Danh mục đầu tư thuộc nguồnvốn nhà nước ở các cấp phải bồ trí phù hợp với kế hoạch vốn đã có và tiến độ dự án

được duyệt.

1.2.3.2 Kê hoạch phân bô nguôn vôn đâu tư từ ngân sách nhà nước đôi với các dự

án đầu tư xây dựng cơ bản

Quy trình lập và xét duyệt kê hoạch phân bô vôn đâu tư từ ngân sách nhà

nước đôi với các dự án đâu tư xây dựng cơ bản gôm các nhiệm vụ: tuân thủ nguyên

tac lập va phân bô dự toán, xác lập rõ quyên và nghĩa vụ các bên có liên quan và tiên

hành thực hiện, gôm các nội dung sau:

Thứ nhất, căn cứ theo Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14, công tác lập kế hoạchphân bé nguồn vốn cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo phân bổ vốn hiệu quả, thanh

quyết toán các dự án đã hoàn thành còn thiếu vốn, bố trí đủ vốn cho các dự án đã

được phê duyệt, phân bé vốn dé thực hiện các nhiệm vu quy hoạch và các dự án đãđáp ứng đủ yêu cầu quy định Theo từng giai đoạn, thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốnđầu tư công sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp với các mục tiêu kế hoạch đề ra, tuy

18

Trang 28

nhiên thống nhất nhau ở mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nâng cao chất

lượng đầu tư, đây nhanh tiến độ Điều kiện phân bổ vốn cho các dự án đầu tư; đốivới các dự án chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng

được cơ quan quản lý nhà nước duyệt theo thấm quyên, đối với các dự án thực hiệnđầu tư, người quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn, khả năng đảm bảo cânđối von

Thứ hai, đối với thẩm quyền phân bồ vốn dau tư có sự phân cấp đối với từng don vị

cơ quan chức năng Theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý, thanhtoán, quyết toán dự án vốn dau tư công, đối với vốn đầu tư thuộc Trung ương quan

lý: “các Bộ phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý Đối

với các vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý: Ủy ban nhân dân các cấp lập phương

án phân bồ vốn dau tư trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định”

Thứ ba, quy trình thực hiện các bước lập phân bổ kế hoạch vốn dau tư gồm:

° - Bước 1, hướng dẫn lập kế hoạch, căn cứ theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và số kiểm tra về dự toán

Ngân sách năm kế hoạch (thường ban hành vào tháng 5 hàng năm), Bộ Kế hoạch

và đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai vào tháng 6

hàng năm đê chuân bị cho việc xây dựng kê hoạch năm

* - Bước 2, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và báo cáo kế hoạch, căn cứ tiễn độ

thực hiện dự án và các mục tiêu ưu tiên đã hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương

phối hợp với các cơ quan liên quan xác định cụ thé các danh mục và vốn dau tư

các dự án, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên Kiến nghị các cơ chế cần thiết bảo đảm

cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư

*° Bước 3, tổng hợp, cân đối và báo cáo kế hoạch đầu tư của cả nước, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư nghiên cứu dé xuất các mục tiêu chiến lược, các quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội vùng, ngành và lãnh thô, trong đó có những chương trình đầu tư

công cộng, tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tổngmức vốn đầu tư và danh mục chương trình, dự án đầu tư ưu tiên thuộc NSNN

19

Trang 29

trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9 trước năm kế hoạch Căn cứ vào các

chương trình, dự án đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư dự kiến phân bồ vốn đầu tư tập trung thuộc NSNN cho các Bộ, ngành, địa

phương trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9 hàng năm.

* _ Bước 4, phân bô kế hoạch vốn đầu tư, sau khi được Quốc hội phê duyệt, khoảng

tháng 11 hàng năm Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành, địa phương

các chỉ tiêu: Tổng mức vốn đầu tư tập trung của NSNN, chia ra thành vốn trong

nước và vốn ngoài nước; Vốn thực hiện dự án: gồm von theo cơ cấu vốn đầu tư

theo một sỐ ngành, mục tiêu quan trọng; danh mục và vốn đầu tư các công trình,

dự án thuộc nhóm A Căn cứ tổng mức von, co cau vốn thực hiện dự án do Thủtướng Chính phủ giao chỉ tiêu, Bộ kế hoạch và Đầu tư giao theo uỷ quyền vàhướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương bố trí, phân bố vốn Việc bồ trí, phân bổ

vốn ở các Bộ, ngành, địa phương được tiễn hành chậm nhất là đến ngày 31 tháng

12 hàng năm.

Thứ bốn, về kế hoạch điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm, định kỳ, rà soát tiến độthực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm dé điều chỉnh kế hoạch vốn đầu

tư theo thâm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch vốn đầu

tư, chuyền vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án vượt tiến

độ, còn nợ khôi lượng, các dự án có khả năng hoàn thành vượt kê hoạch trong năm.

1.2.3.3 Kiểm soát việc giải ngân và thanh quyết toán dự án có vốn đầu tư xây dựng

cơ bản từ nguôn vôn ngân sách nhà nước

Theo Khoản 4, 5, 6 Điều 3 Nghị định số 99/2021/ND-CP về quản lý, thanhtoán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công: “Giải ngân vốn đầu tư công đối với

vốn trong nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự

nghiệp công lập dành dé đầu tư là việc cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện tạm

ứng vốn, thanh toán khối lượng hoàn thành (bao gồm cả thanh toán dé thu hồi vốntạm ứng) cho nhiệm vụ, dự án trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư; giải ngân vốn đầu

tư công đối với vốn nước ngoài theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản

20

Trang 30

lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài Tạm ứng vốn

là việc cơ quan kiểm soát, thanh toán chuyên tiền trước cho cá nhân, đơn vị thụ hưởng

theo đề nghị của chủ đầu tư dé thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết triển khai

các công việc của nhiệm vụ, dự án Thanh toán khối lượng hoàn thành là việc cơ quan

kiểm soát, thanh toán chuyển tiền cho cá nhân, đơn vị thụ hưởng (hoặc thanh toán đểthu hồi vốn tạm ứng) theo đề nghị của chủ đầu tư đề thanh toán cho phần giá trị khối

lượng công việc đã thực hiện, được các bên nghiệm thu, xác định là công việc hoàn

thành từng phần hoặc toàn bộ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận, đảm bảo yêu cầu vềchất lượng theo quy định hiện hành”

Ngày 11/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2021/NĐ-CP Quy định

về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công sẽ có hiệu lực từngày 01 tháng 01 năm 2022, cụ thể tại khoản 3 Điều 10 như sau:

Thứ nhất, đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng (bao gồm hợp

đồng xây dựng và hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng):

° Tổng mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không được

vượt quá 30% giá trị hợp đồng (bao gồm cả dự phòng nếu có) Trường hợp cần

tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép

* - Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết

định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ

tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Người quyết định mức tạm ứng phảichịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và quản lý việc sử dụng

số vốn tạm ứng đúng quy định

Thứ hai, đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng:

- Tong mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không vượt

quá 30% dự toán chi phí cho khối lượng công việc thực hiện được duyệt.

Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư

cho phép.

* _ Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết

định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ

21

Trang 31

tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Người quyết định mức tạm ứngphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và quản lý việc

sử dụng số vốn tạm ứng đúng quy định

Thứ ba, về mức vốn tạm ứng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

mức vốn tạm ứng theo kế hoạch, tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư đã được cấp có thâm quyền phê duyệt; trường hợp chủ dau tư trực tiếp chitrả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan dé

chi tra cho người thụ hưởng; trường hợp don vị, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư chi trả thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư mở tài khoản tiền gui tai cơ quan kiểm soát, thanh toán dé tiếp nhận vốn tạm

ứng do chủ đầu tư chuyển đến dé thực hiện chi trả Thứ tư, về mức vốn tạm ứng đối

với chi phí quản lý dự án không vượt quá dự toán chi phí quản lý dự án và dự toán

chi phí quản lý dự án năm kế hoạch (trường hợp chủ đầu tư, ban quản lý dự án được

cấp có thâm quyền phê duyệt dự toán chi phí quan lý dự án hàng năm) được cấp có

thâm quyền phê duyệt

Công tác tam ứng vốn đòi hỏi sự sát sao và kịp thời, phù hợp dé việc thanh toán va

sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thật hợp lý và hiệu quả; song song với đó,

việc bố trí vốn tạm ứng năm kế hoạch cho khối lượng xây dựng cơ bản là rất cấp

thiết Khi dự án hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao sử dụng, chủ đầu tư có trách

nhiệm lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành trình cơ quan có thẩm quyền

phê duyệt Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN của một dự án là quá

trình tổng kết, tổng hợp các khoản thu, chi để làm rõ tình hình thực hiện một dự án

đầu tư Bản chất đây là quy trình xác định giá trị toàn bộ dự án, công trình hay hạngmục, từ đó quyết toán vốn đầu tư Vốn đầu tư được quyết toán là tổng hợp các chi

phí hợp pháp phát sinh trong suốt tiến trình dự án Chi phí hợp pháp là chi phí theođúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán đã được phê duyệt, bảo đảm đúng quychuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những qui định hiện hànhcủa nhà nước có liên quan Nội dung quyết toán sẽ xác định tính pháp lý hồ sơ văn

22

Trang 32

bản và các số liệu vốn đầu tư thực hiện đầu tư từ khi khởi công cho đến khi kết thúc

dự án, công trình có phân khai vốn đầu tư theo nguồn hình thành; tính chất sản pham

dự án Quá trình quyết toán dự án cần đảm bảo xác định tính hợp pháp và rõ ràng, dovậy, các khoản chi sai không được xuất toán và phải thu hồi cho NSNN, công nợ rõràng, xác thực Trách nhiệm báo cáo quyết toán hoàn thành do các chủ đầu tư đảmnhiệm, thời gian hoàn thành dài hay ngăn tuỳ theo nhóm dự án

Ý nghĩa của quá trình kiểm soát giải ngân và thanh quyết toán vốn đầu tư từnguồn ngân sách nhà nước sẽ giúp day nhanh tiễn độ hoàn thành, nghiệm thu dự áncũng như xác định rõ công nợ, thanh tất toán tài khoản, tạo điều kiện thuận lợi đánhgiá hiệu qua chủ trương đầu tư và hoạt động dau tư cũng như bồ sung thêm các giảipháp hoàn thành thé chế chính sách, yêu cầu phù hợp

1.2.3.4 Thanh tra, kiêm tra và giám sát quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguôn vôn ngân sách nhà nước

Đề nắm rõ hơn về hình thức thanh tra, kiểm tra và giám sát quản lý vốn đầu

tư XDCB từ nguồn vốn NSNN thì trước hết ta cần hiểu rõ các khái niệm sau Thanh

tra là sự kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra trên cơ sở thâm quyền được giao

nhằm đạt được mục đích nhất định Tính chất của thanh tra mang tính chất thường

xuyên, tính quyền lực, do đó kết quả của thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn

những gì trái với quy định Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận

xét, dé chỉ hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra Giám sát là hoạt

động xem xét có tính bao quát của chủ thê bên ngoài hệ thống đối với khách hàng

là chủ thể thuộc hệ thống khác (trong những trường hợp cụ thê có thể là không trựcthuộc), tức là giữa cơ quan và cơ quan chịu sự giám sát không năm trong một hệthống trực thuộc nhau theo chiều dọc Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vốn đầu

tư từ nguồn ngân sách nhà nước là một hình thức đánh giá xem xét thực tế việc sửdụng von đầu tư nhăm đảm bảo hoạt động đầu tư đúng kế hoạch, đúng mục đíchnhằm nâng cao hiệu quả mục tiêu kinh tế xã hội, phù hợp với chủ trương hoạch

định của Đảng và Nhà nước và giúp các cấp quản lý năm bắt tiến độ tình hình và

23

Trang 33

kịp thời có những giải pháp mang tính cụ thể cho hoạt động đầu tư và thực hiện dự

án, ngăn chặn những hành vi tiêu cực gây thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư công

1.3 Cac nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ nguồn ngân sách nhà nước

1.3.1 Các nhân tổ khách quan

1.3.1.1 Chủ trương, chiến lược và quy hoạch cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

Theo tình hình từng ngành và địa phương, mỗi chủ trương đầu tư hay chiếnlược đầu tư được ban hành sẽ tác động rất lớn đến các dự án đầu tư, cơ cấu và hìnhthức đầu tư Điều này liên quan đến các thông tin và chủ trương từ các cấp lãnh đạo

vào việc hoạch định cụ thé Xác định cơ cấu đầu tư liên quan đến chất lượng và sỐ

lượng các hoạt động đầu tư từ đó liên quan mật thiết với quá trình sản xuất xã hội.Quy hoạch xây dựng đảm bảo sự nhất quán sẽ tác động tích cực đến sự kết hợp hàihòa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển hạ tầng kĩthuật, kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh

1.3.1.2 Hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng từ nguồn ngân

sách nhà nước

Cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngânsách nhà nước là một tập hợp các thể chế, quy định bao gồm quy trình toàn bộ củahoạt động đầu tư như như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu Nếu cơ

chế đúng đắn, phù hợp thực tế sẽ tạo môi trường lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt

động đầu tư, ngược lại, cơ chế quan liêu, chưa cập nhật sẽ tạo thành rào cản, vướng

mắc các hoạt động đầu tư, khiến thất thoát nguồn lực không cần thiết và đương nhiên

là sự khó khăn trong việc hoàn thành các mục tiêu đề ra

1.3.1.3 Hệ thống đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản

Đây là yếu tô vô vùng quan trọng liên quan trực tiếp đến tong nguồn vốn đầu

tư chung Đơn giá, định mức xây dựng cơ bản là thước đo trực quan giúp các nhà

quản lý xác định rõ giá trị về mặt kinh tế tài chính của dự án trong qua trình lập dự

24

Trang 34

án và trình thâm định với tong mức đầu tu, dự toán xây dựng công trình Tuy vậy,

trong thực tế rất khó dé xác định được chính xác don giá cho dự án đầu tư XDCB, do

một vài nguyên nhân sau: trượt giá nguyên vật liệu xây dựng, dự toán xây dựng các

công trình chưa đủ, áp dụng các định mức đơn giá còn lạc hậu chưa cập nhật, căn cứ

kỹ thuật khoa học chưa đồng bộ và cập nhật theo thị trường

1.3.1.4 Tình hình kinh tế xã hội địa phương

Tình hình kinh tế mỗi địa phương cũng ảnh hưởng đến quá trình định hướng

phát triển và quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN Tuy nói rằng mục tiêu của nguồnvốn đầu tư công nhằm mục đích trung và dài hạn nhưng không thé phủ nhận rằng

mục tiêu phát triển và quản lý vốn đầu tư từ nguồn hay cải thiện GDP luôn là vấn

đề cần giải quyết đối với các cấp chức năng có liên quan Một địa phương có tìnhhình kinh tế xã hội còn khó khăn chưa đồng sẽ khó có được các dự án đầu tư ngânsách nhà nước với mức độ phân bổ như địa phương có hạ tầng kinh tế xã hội đồng

bộ, bởi khi ấy, quy mô nguồn lực chưa đủ dé đáp ứng các yêu cầu tiền đề dé quản lýtoàn bộ một dự án đầu tư và ngược lại Tuy vậy cũng không có nghĩa là hoàn toàn

không có, điều này phụ thuộc phần nhiều vào chủ trương đầu tư, kế hoạch phát triển

ngành và vùng của các cấp Chính Phủ

1.3.2 Các nhân tô chủ quan

1.3.2.1 Các cấp và cơ quan lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà

nước.

Dé hoàn thành hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, mỗi dự án cần được trải

qua nhiều khâu tác nghiệp với nhiều chủ thê tác động và cũng vì thế mà hiệu quả

nguồn vốn cũng chịu sự chi phối của các chủ thé quan lý phức tạp Chủ thé quan lý

ở đây bao gồm chủ thé quản lý ở tam vĩ mô và chủ thé quản lý ở tầm vi mô Chủ

thể quản lý ở tầm vĩ mô là các cơ quan chức năng nhà nước tương ứng theo từngphương diện dự án Chủ thé quản lý tầm vi mô bao gồm nhà thầu, chủ dau tư, chủ

dự án

Đôi với dự án đâu tư xây dựng băng nguôn vôn ngân sách nhà nước, “người

25

Trang 35

có thâm quyền quyết định đầu tư” sẽ đồng thời mang vị thế kép, là chủ thể quản lýtầm vi mô và chủ thể quản lý tầm vĩ mô Họ với vị thế nhà nước vừa quyết định

chủ trương đầu tư để mang lại lợi ích cho nên kinh tế quốc dân cao nhất, lại vừa là

chủ đầu tư quyết định để hiệu quả tài chính là lớn nhất Trong trường hợp này, chủdau tư, đại diện cho nhà nước sẽ là đối tác cùng các chủ thầu và doanh nghiệp xâydựng tư vấn

Trong quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB của NSNN cần xác

định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, sựthành công hay thất bại của một dự án nhà nước là thành tích và trách nhiệm củahai cơ quan này Trong việc phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa chủ đầu tư

và người có thâm quyền quyết định đầu tư người ta thường đi theo hướng: nhữngquyết định quan trọng thuộc về người có thẩm quyền quyết định đầu có thâm quyềnquyết định đầu tư đồng thời mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của chủ dau tư Theohướng này việc phân cấp các dự án đầu tư cũng căn cứ vào đặc điểm, tính chất, quy

mô của từng dự án đề phân cấp quyết định đầu tư phân cấp quyết định đầu tư cho hệ

thông các ngành các cấp bảo đảm nguyên tắc chủ động, sáng tạo cho cơ sở, vừa cho

hệ thống bộ máy hoạt động đồng đều, đúng chức năng và mang lại hiệu quả cao

1.3.2.2 _ Hệ thống kiểm tra, giám sát và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ ban từ

nguôn vôn ngân sách nhà nước.

Hệ thống kiểm tra giám sát là một chức năng quan trọng và là nội dung của

công tác quản lý, có vai trò và tác dụng tích cực trong quản lý sử dụng vốn đầu tư

XDCB từ NSNN Đây cũng là phương pháp nhằm bao đảm việc tuân thủ theo phápluật của các chủ thể quản lý và các bên liên quan; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý

các vi phạm pháp luật Nhờ có các cuộc thanh tra mà những sai sót, kẽ hở của cơ

chế chính sách được hoàn thiện, góp phần nâng cao hệ thống cơ chế chính sách

Hệ thông chủ yêu gôm các nội dung kiêm tra, thanh tra, kiêm toán, giám

sát Kiêm tra là xem xét đánh giá, chủ thê rộng, mục đích là uôn năn, chân chỉnh

đối tượng có thứ bậc Thanh tra là xem xét việc làm tại chỗ của cơ quan, địa

26

Trang 36

phương nhân danh quyền lực nhà nước với mục đích phòng ngừa, phát hiện ngănchặn và xử ly các vi phạm pháp luật Kiểm toán là đánh giá nhận xét tính đúng dan

trung thực của báo cáo tài chính, quyết toán, đánh giá tuân thủ pháp luật, hiệu quả

hiệu lực trong quản lý sử dụng tài chính Giám sát là theo dõi một hoạt động và buộc

đối tượng phải làm theo một tiêu chuẩn, nguyên tắc nhất định

Đầu tư XDCB là một lĩnh vực hết sức phức tạp và nhạy cảm trong nền kinh

tế quốc dân Trên khía cạnh quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN với nhiều lợi íchràng buộc, đan xen; đây được coi là hố đen có thé nảy sinh tiêu cực Do vậy luôncần có sự can thiệp kịp thời và cần thiết của những cá nhân, cơ quan chức năng vớinhiều hình thức khác nhau nhằm đảm bảo nguồn lực được sử dụng thật sự hiệu quả,tránh gây lãng phí, thất thoát đồng thời cũng tránh phát sinh nhiều cách lách luậtlàm phương hại đến lợi ích của nhà nước và nhân dân Công tác giám sát phải hếtsức coi trọng nguyên tắc: khách quan chính xác, trung thực; công khai minh bạch vàphải tuân theo pháp luật dé đạt hiệu quả kiểm tra giám sát tối đa

27

Trang 37

CHUONG 2: TINH HINH QUAN LÝ VON ĐẦU TƯ XÂY DUNG CƠ BẢN TỪ NGUON VON NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CUA HUYỆN ME LINH TRONG

GIAI DOAN 2019 — 2021

2.1 Điều kiện cơ ban của huyện Mê Linh

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Mê Linh

a Vị trí địa lý

Sơ đồ 2.1: Bản đồ địa bàn huyện Mê Linh

Nguồn: Bản đô Việt Nam

Mê Linh là một huyện nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, giáp với Cảng

hang không quốc tế Nội Bài Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trung, nam

ở toa độ địa lý 21Ð9°50°? vĩ độ Bắc, 105D44’11"' kinh độ Đông Mê Linh là huyện

mới được sáp nhập vào thành phố Hà Nội ké từ ngày 1/8/2008 Phía Bắc giáp thị xãPhúc Yên và huyện Bình Xuyên của tinh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp sông Hong, ngăn

28

Trang 38

cách với huyện Đan Phượng và huyện Đông Anh; phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông giáp huyện Sóc Sơn

Là một huyện thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình đấtđai huyện Mê Linh có xu hướng nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam chia thành

3 tiểu vùng chính là tiêu vùng tring (31%), tiểu vùng đồng bằng (47%) và tiểu vùngven đê sông Hồng (22%), trong đó tiêu vùng đồng băng thích hợp phát triển cho công

nghiệp xây dựng.

b Điêu kiện tự nhiên

Huyện Mê Linh có 16 xã và 2 thị tran, nằm ở phía Bắc Thủ đô với tổng diện

tích tự nhiên huyện Mê Linh ước chừng 141,64km2, với khí hậu nhiệt đới gió mùa

nóng ấm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 — 25 độ C, dao động nhiệt độ trong năm

lớn từ 8 — 40 độ C Về hệ thống sông hồ tại huyện khá phong phú, đặc biệt là tiếp

giáp hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Cà Lồ, bồi đắp phù sa phong phú

Điều kiện tự nhiên về khí hậu và thủy văn đã giúp Mê Linh thuận lợi phát triển nông

nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng xen canh, thâm canh Song, về khía cạnhkhoáng sản, ở Mê Linh gần như không đáng ké, chủ yêu là cát và đất sét tập trungdoc theo bờ sông Hồng — vật liệu chủ yếu cho xây dựng tại địa phương

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Mê Linh

a Cơ sở hạ tầng

Về đường bộ, các tuyến đường giao thông ngày càng mở rộng tạo thành một

mạng lưới kết nối các xã tại huyện và giao thông liên tinh Có thé ké đến các côngtrình tiêu biểu như: Đường 23B nối liền Bắc Thăng Long Nội Bài với quốc lộ 2;

Đường 308 nối liền Phúc Yên với đê Sông Hồng; đường 312 đã làm thay đổi cơbản hạ tầng giao thông của huyện

29

Trang 39

Sơ đồ 2.2: Định hướng phát triển giao thông huyện Mê Linh định hướng 2030

HUYỆN ME LINH « THÀNH PHO HÀ NỘI 2

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG HUYỆN ME LINH

$0 ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAO THONG

iELIHIIIRIIBIBIIIRRIILILILINIHE.

LIEIILITEIILILIIRIIRBIIIIIIIIIII ;MAT CẮT NGANG DUONG ĐIỂN HỈNH

Nguồn: Ban do Việt Nam

Về đường thủy, tuyến sông Hồng và sống Cà Lô có hệ thống bến pha ChuPhan qua lại trao đổi hàng hóa trên quy mô nhỏ, vừa Về đường sắt, nhà ga Thạch Lỗivới nhiều tàu hàng trung gian phục vụ chủ yếu cho khu công nghiệp Quang Minh vềcác khâu nguyên vật liệu nhập khâu và vận chuyên thành phẩm trao đổi

b Điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Mê Linh

Kinh tế huyện Mê Linh sau gần 15 năm sáp nhập Hà Nội đã đạt được mức

phát triển và tăng trưởng duy trì ở mức cao, đã đạt được những thành tựu quan trọng.Năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng tổng giá trị sản

xuất trên địa bàn huyện Mê Linh vẫn ước đạt 30.376 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch,

tăng 7,6% so cùng kỳ năm 2020 Dự kiến giá trị sản xuất ngành công nghiệp tại Mê

Linh năm 2021 ước đạt 27.187 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 8,0% so cùng kỳ.Sản xuất nông nghiệp thuận lợi, chăn nuôi én định, chăn nuôi lợn có sự phục hồi, hoạtđộng tái đàn được chú trọng Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt

1.871,4 ty đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 3,6% so cùng ky Đáng chú ý, so với cùng

kỳ năm trước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 9,7% Cơ cấu kinh tế

30

Trang 40

trên địa bàn huyện tiếp tục chuyền dịch tích cực: Công nghiệp - xây dựng 87,8%, dịch

vụ 6,3%, nông nghiệp 5,9% Nhiều sản phâm công nghiệp, dịch vụ mới có giá trị kinh

té cao được mở ra và phát triển khá mạnh như: lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, dược,sắt thép, bia ; các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch Cơ cấu nội bộngành nông nghiệp thay đổi theo hướng hình thành các vùng trồng hoa, rau rõ nét

hơn.

Năm 2021, ngân sách các cấp đã chủ động tô chức điều hành thu, chỉ ngânsách dự toán, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch Covid-19,vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Tổng thu ngân sách nhà nước trên

địa bàn ước đạt 7.083 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ Đặc biệt, năm 2021, thành

phố và HĐND huyện không giao thu trong dự toán, song UBND huyện đã tích cực

đôn đốc thu nợ cũ các dự án đô thị, đạt 80,705 tỷ đồng.

Qua rà soát 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố giao, huyện Mê

Linh đã hoàn thành vượt kế hoạch 5 chỉ tiêu: Thu ngân sách nhà nước, tỷ lệ gia

đình văn hóa, tỷ lệ thôn văn hóa, tỷ lệ tổ dân phố văn hóa, số trường công lập đạt

chuẩn quốc gia Bên cạnh đó, huyện cũng hoàn thành 9/15 chỉ tiêu khác; còn 1 chỉtiêu chưa đánh giá là giảm số hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố

Cùng với đó, văn hóa - xã hội cũng có bước phát triển mạnh Từ triển khai

thực hiện Đề án rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm

non, giáo dục phô thông trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020, giáo duc dao tạo huyện

có chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học ở các cấp học không ngừng được nâng

lên Huyện đã đạt phổ cập giáo dục tiêu học và THCS ở mức độ cao nhất, với 18/18

xã duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mam non cho trẻ em 5 tuổi, toàn huyện có

60/72 trường công lập đạt chuẩn Quốc gia, đạt 83,3% Riêng năm 2020, huyện đã đề

nghị công nhận mới 04 trường và công nhận lại 11 trường đạt chuẩn Quốc gia

Hệ thống giao thông với tuyến đường thuận lợi vào nội đô qua các cây cầulớn bắt ngang sông Hồng, mặt đường được nhựa hóa và bê tông hóa 100%, đáp ứng

nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực, góp phần đắc lực trong sự nghiệp phát

31

Ngày đăng: 04/06/2024, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w