đại thì “Truyền thông marketing là các hoạt động truyền thông một cách giántiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằmthuyết phục họ tin tưởng vào doanh n
Trang 1https://www.kolabtree.com/blog/science-communication-strategy-for-biotech-companies-the-ultimate-guide/
file:///C:/Users/Admin/Downloads/123doc-hoat-dong-truyen-thong-cua-cong- ty-co-phan-cong-nghe-sinh-hoc-biowish-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-luan-van-thac-sy-3%20(4).pdf
https://nongnghiep.vn/che-pham-sinh-hoc-biowish-thay-khang-sinh-d192197.html
https://consosukien.vn/phat-trien-va-ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-phu-hop-yeu-cau-phat-trien-ben-vung.htm
Sinh viên: Trần Thị Thu Hà
Lớp: K22 QTMD
MSV: 22A4030337
SEO, FACE ads, youtube
Số lượt tiếp cận
Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing tại công ty cổ phần công nghệ sinh học BiOWiSH Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Truyền thông hiện đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong những chiến lược và phát triển marketing Dù không thể đo lường được bằng chỉ số lợi nhuận tuy nhiên truyền thông chính là phương tiện để doanh nghiệp quảng bá tốt thương hiệu của mình
và có thể quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp Nếu biết cách vận dụng
Trang 2và khai thác hiệu quả, truyền thông sẽ mang lại những giá trị cực lớn cho doanh nghiệp Ngược lại nếu doanh nghiệp không biết cách khai thác và tận dụng truyền thông thì sẽ đi lùi lại phía sau và thế yếu trước đối thủ trên thị trường
Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng Ngoài những loại loại nông sản như rau củ quả, các loại thịt gia cầm, gia súc thì thực phẩm có nguồn gốc thủy sản cũng ngày càng phổ biến và chiếm
vị trí quan trọng trong bữa ăn của mỗi hộ gia đình Tuy nhiên thói quen lạm dụng chất kháng sinh, hóa chất và sử dụng thức ăn công nghiệp không rõ nguồn gốc trong nuôi trồng thủy sản đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
Để thay đổi thói quen của người dân, doanh nghiệp cần đề ra các giải pháp cụ thể nhằm giúp họ vẫn có lợi nhuận trong nuôi trồng thủy sản mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm Những sản phẩm đến từ tập đoàn BIOWISH Technologies - Hoa Kỳ sẽ là giải pháp để khắc phục những thói quen trên, từ đó đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch và hữu cơ cho khách hàng một cách hiệu quả
Kể từ năm 2021 cho đến nay, với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc có một chiến lược truyền thông marketing hiệu quả là một yếu tố rất quan trọng để giúp công ty phát triển và tăng trưởng Do đó, đề tài giải pháp truyền thông marketing hiệu quả tại công ty cổ phần công nghệ sinh học BiOWiSH Việt Nam càng mang tính cấp thiết sâu sắc Tác giả hy vọng công ty sẽ có thêm gợi ý để nâng cao hiệu quả trong hoạt động truyền thông marketing, mở rộng thị phần và ngày càng phát triển
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 3- Làm rõ sự cần thiết của hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing của công ty cổ phần công nghệ sinh học BiOWiSH Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động truyền thông marketing của công ty cổ phần công nghệ sinh học BiOWiSH Việt Nam Số liệu nghiên cứu được thu thập trong 3 năm 2020, 2021, 2022
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại công ty
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Đề tài sử dụng phương pháp định tính cụ thể là: thông tin nội bộ của công ty cổ phần công nghệ sinh học BiOWiSH Việt Nam, những thông tin trên mạng, tài liệu, giáo trình, đề tài liên quan
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu dựa theo việc quan sát, tổng hợp, phân tích dữ liệu so sánh và đưa ra kết luận
5 Kết cấu khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý thuyết hoạt động truyền thông Marketing
Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông marketing tại Công ty cổ phần công nghệ sinh học BiOWiSH Việt Nam
Chương 3: Giải pháp truyền thông marketing hiệu quả tại Công ty cổ phần công nghệ sinh học BiOWiSH Việt Nam
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING
1.1 Khái niệm truyền thông marketing
Truyền thông marketing là đề tài được đề cập rất nhiều trong các bài nghiên cứu, chính vì vậy khái niệm này cũng có nhiều định nghĩa khác nhau
Theo Philip Kotler (1967) - người được xem như là cha đẻ của marketing hiện
Trang 4đại thì “Truyền thông marketing là các hoạt động truyền thông một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm và mua sản phẩm của doanh nghiệp”
Hiệp hội các đại lý quảng cáo ở Mỹ (American Association of Advertising Agencies: 4As) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Truyền thông marketing tích hợp (IMC) là một cách tiếp cận mới trong truyền thông marketing giúp doanh nghiệp, tổ chức đạt được mục tiêu marketing của mình thông qua việc sử dụng phối hợp hiệu quả các hình thức truyền thông hỗ trợ cho nhau”
Theo Don Schultz, thuộc trường Đại học Tây Bắc (Hoa Kỳ) đã đưa ra một khái niệm được cho là hợp lý hơn: “Truyền thông marketing tích hợp được cho là một quá trình kinh doanh mang tính chiến lược được sử dụng để lên kế hoạch, phát triển, thực hiện và đánh giá các chương trình truyền thông thương hiệu có tính thuyết phục, có khả năng đo lường và được phối hợp tác động tới khách hàng, người tiêu dùng, nhân viên, khách hàng tiềm năng, và những người có liên quan khác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Mục đích nhằm thu lợi nhuận trong ngắn hạn và xây dựng thương hiệu, cổ đông trong dài hạn”
Như vậy có thể khái quát nhất định nghĩa truyền thông marketing là một phần căn bản và không thể thiếu trong nỗ lực thực hiện marketing của mỗi doanh nghiệp Nói một cách đơn giản hơn, truyền thông marketing có thể được mô tả như là tất cả các thông điệp và phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp có thể triển khai để tiếp cận đến thị trường tiềm năng Do đó truyền thông giúp doanh nghiệp truyền tải hình ảnh, trải nghiệm và cảm xúc về thương hiệu của mình vào bộ nhớ của khách hàng
1.2 Vai trò của hoạt động truyền thông marketing
Thiết lập sự nhất quán và xây dựng hình ảnh cho thương hiệu Khách hàng sẽ khó đưa ra quyết định mua với một sản phẩm, dịch vụ chưa từng mua trước đó nhất là những sản phẩm có giá trị lớn Do đó doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian cho việc xây dựng thương hiệu, tạo ấn tượng tích cực với
Trang 5khách hàng thông qua các công cụ truyền thông marketing để tìm được một chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng
Cung cấp nguồn kiến thức bổ ích
Khách hàng được cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản như tên sản phẩm là gì, giá
cả như thế nào, đặc tính sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Đặc biệt, giúp khách hàng gia tăng sự hiểu biết để phân biệt các sản phẩm của nhiều doanh nghiệp với nhau Đối với trường hợp sản phẩm đã có mặt nhiều trên thị trường, đối thủ cạnh tranh đã quảng bá và cung cấp thông tin nhiều cho khách hàng thì mục tiêu quảng bá của doanh nghiệp là làm sao để định vị được sản phẩm Việc định vị
rõ ràng sẽ giúp khách hàng nắm bắt ưu điểm và sự khác biệt của sản phẩm, từ đó thúc đẩy họ trong việc chọn lựa sản phẩm của doanh nghiệp
Tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng
Sự bổ trợ, kết hợp của các công cụ truyền thông marketing làm gia tăng tốc độ lan tỏa thông điệp, tiếp cận nhóm khách hàng đại chúng đông đảo và đa dạng Gia tăng sự cạnh tranh cho doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay để được tồn tại và phát triển yêu cầu doanh nghiệp phải luôn vận động tích cực, tạo hướng đi hiệu quả Đối với doanh nghiệp có những mặt hàng tương tự nhau, việc truyền tải ý nghĩa hình ảnh thương hiệu của từng doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết Truyền thông marketing tạo ra có tốt hay không chính là mấu chốt quyết định sự hưng thịnh của một tổ chức
Tăng tăng doanh số và tăng lợi nhuận
Truyền thông hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao hơn so với các hình thức truyền thông marketing riêng lẻ
Tái định vị hình ảnh của sản phẩm và dịch vụ
Trong công cuộc cải tiến về sản phẩm hay tìm kiếm một hình ảnh mới về sản phẩm cho doanh nghiệp thì việc đẩy mạnh truyền thông marketing là điều không thể thiếu Việc nỗ lực thực hiện truyền thông marketing giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh mới trong tâm trí khách hàng mục tiêu
Trang 61.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing (yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài)
1.3.1 Các yếu tố bên trong
Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ
Đối với mỗi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác nhau sẽ có các quyết định khác nhau về phương tiện truyền thông marketing phù hợp với nguồn tài chính và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là chất lượng cao, hấp dẫn và có giá trị cho khách hàng thì chiến dịch truyền thông sẽ dễ dàng hơn để tiếp cận và thu hút khách hàng Ngoài ra với những sản phẩm dịch vụ có tính cá biệt cao thì cần quảng cáo phù hợp với khối lượng mục tiêu Ví dụ như cung cấp các dịch vụ tour du lịch sẽ phù hợp với bán hàng trực tiếp, tư vấn trực tiếp, vì chỉ như vậy mới có thể cung cấp đủ các thông tin dịch vụ cho người dùng
Khả năng tài chính
Khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và
sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình Đây chính là yếu tố mà một doanh nghiệp phải ưu tiên tính đến đầu tiên khi bắt đầu thực hiện một chiến dịch truyền thông marketing Những người làm truyền thông marketing dựa trên tài chính của doanh nghiệp sẽ đưa ra mức ngân sách đáp ứng cho việc truyền thông Từ đó sẽ tiến hành nghiên cứu và cân nhắc để lựa chọn những giải pháp phương tiện truyền thông để đạt được hiệu quả tối ưu nhất
Nguồn nhân lực
Bộ phận đóng vai trò là nguồn lực không thể thiếu trong doanh nghiệp bao gồm ban quản trị, những người đứng đầu đề xuất và đưa ra quyết định cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó nhân viên của doanh nghiệp có vai trò thực hiện những đề xuất mà ban quản trị yêu cầu Nếu bộ phận này làm việc không tốt sẽ ảnh hưởng chất lớn đến hoạt động truyền thông của doanh nghiệp thậm chí gây ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh của doanh nghiệp
Trang 7Cơ sở vật chất
Bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, công nghệ, những yếu tố này đều ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến quá trình truyền thông marketing của mỗi doanh nghiệp Nếu cơ sở với chất tốt các trang thiết bị hiện đại thì việc truyền thông các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn
Yếu tố lãnh đạo
Người trưởng nhóm bộ phận truyền thông có nhiệm vụ đề ra các phương án kế hoạch truyền thông nói riêng và toàn thể công ty nói chung Điều này cho thấy
rõ sự tính toán tỉ mỉ, đòi hỏi những người trưởng nhóm ngoài việc giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận thì còn là người đầu cơ đưa ra các kế hoạch, tiến trình phát triển hoạt động truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp
1.3.2 Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp bao gồm:
Văn hóa - xã hội
Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa xã hội bao gồm tôn giáo, phong tục tập quán, ngôn ngữ, quan điểm về gia đình, xã hội, đều ảnh hưởng đến hành vi, thói quen tiêu dùng của khách hàng Vì vậy, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh ở bất cứ thị trường nào, doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kỹ về nền văn hóa, xã hội ở thị trường đó, để có thể biết được chính xác nhu cầu của khách hàng Từ đó giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng cũng như giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông marketing hiệu quả
Chính trị - pháp luật
Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Chính sách và quy định của chính phủ bao gồm các quy định về quảng cáo, về sự đổi mới và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đều được thể hiện ở những quy định trong văn bản pháp luật
Trang 8Yếu tố kinh tế
Những yếu tố kinh tế của doanh nghiệp bao gồm: tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp, tỷ suất lãi ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu chi ngân sách, tất cả chỉ số này đều phản ánh tình trạng nền kinh tế, ảnh hưởng đến mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động truyền thông marketing
Yếu tố khoa học - công nghệ
Tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp mà yếu tố khoa học - công nghệ có thể đem lại các cơ hội hoặc gây ra các đe dọa đối với việc đổi mới, thay thế sản phẩm, chu kỳ sống sản phẩm, chi phí đầu tư sản xuất, của doanh nghiệp Người làm marketing cần hiểu rõ những thay đổi trong môi trường công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng khéo léo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quá trình truyền thông marketing Qua dó tiết kiệm nguồn lực cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo không ảnh hưởng đến lợi ích của người dùng
Khách hàng
Khách hàng chính là đối tượng quyết định trực tiếp đến sự “sống còn”, phát triển của doanh nghiệp Đồng thời có sức ảnh hưởng lớn nhất đến các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp, sự đánh giá và phản hồi của khách hàng chính là gợi ý cho những bước tiếp theo trong tiến trình thực hiện hoạt động truyền thông của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh
Đối với nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc cạnh tranh của những doanh nghiệp cùng bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hay lĩnh vực kinh doanh đã trở thành tất yếu Để tồn tại và không ngừng phát triển thì doanh nghiệp bắt buộc doanh nghiệp phải phân tích đối thủ cạnh tranh nhằm xác định xác định số lượng đối thủ hiện có, đối thủ tiềm năng, mục tiêu của họ, các chiến dịch truyền thông mà họ đang áp dụng cho hiện tại và tương lai, Dựa theo những thông tin thu thập được, doanh nghiệp dễ dàng hoạch định được hướng đi đúng đắn, chiến lược truyền thông marketing thích hợp, hiệu quả để vượt qua mọi đối thủ
Trang 91.4 Các công cụ truyền thông marketing
Để có thể tạo nên một chiến lược truyền thông marketing hiệu quả, cách thức đơn giản nhất là nắm rõ các công cụ, từng đặc điểm, ưu điểm nhằm vận dụng phù hợp với mục tiêu hướng tới Các công cụ truyền thông marketing mà doanh nghiệp có thể sử dụng bao gồm
1.4.1 Quảng cáo (Xác định mục tiêu, ngân sách, thiết kế truyền tải thông điệp, đánh giá hiệu quả hoạt động quảng cáo)
Quảng cáo (Advertising): là một hình thức cung cấp thông tin về một ý tưởng hàng hóa hoặc dịch vụ gián tiếp thực hiện thông qua phương tiện nào đó phải trả phí Các hoạt động quảng cáo bao gồm quảng cáo trên truyền thông đại chúng, truyền hình, báo chí, tạp chí, đài phát thanh, và các kênh truyền thông số như mạng
xã hội, email marketing, quảng cáo trên Google và các trang web khác
Mục tiêu:
Mục tiêu của quảng cáo là tạo ra sự nhận biết và chú ý đến sản phẩm hoặc dịch vụ, tăng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu, tạo sự ủng hộ của khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp Cụ thể, mục tiêu của quảng cáo có thể được chia thành các mục tiêu chính sau:
● Tăng nhận thức thương hiệu, tăng khả năng nhớ về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
● Tăng doanh số bán hàng và tăng thu nhập của doanh nghiệp.
● Tạo sự ủng hộ của khách hàng giúp tạo ra một cộng đồng hỗ trợ đối với doanh nghiệp và đóng góp tích cực vào việc tăng doanh thu.
● Quảng cáo hiệu quả có thể giúp tạo dựng một hình ảnh thương hiệu tích cực trong tâm trí của khách hàng và giúp tăng độ tin cậy và uy tín của doanh nghiệp.
● Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp
và có thể tạo sự tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngân sách:
Sau khi xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần đưa ra quyết định về ngân sách
Trang 10cho chiến dịch quảng cáo Ngân sách bao gồm các chi phí cho việc thiết kế, sản xuất
và triển khai chiến dịch quảng cáo Việc lựa chọn ngân sách phải dựa trên khả năng tài chính của doanh nghiệp và mức độ quan trọng của chiến dịch quảng cáo đối với mục tiêu kinh doanh.
Thiết kế truyền tải thông điệp:
Thiết kế truyền tải thông điệp bao gồm lựa chọn hình ảnh, âm thanh, màu sắc, phong cách và lời nói để truyền tải thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ Thông điệp cần phù hợp với đối tượng khách hàng, mục tiêu của chiến dịch quảng cáo và định hướng thương hiệu của doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo:
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo, doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ
số như số lần hiển thị quảng cáo, số lần nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế hoặc tăng doanh số bán hàng Ngoài ra, doanh nghiệp cần đánh giá chiến lược và phương tiện quảng cáo để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và đạt được kết quả tốt nhất.
1.4.2 Xúc tiến bán (Xác định nhiệm vụ, lựa chọn phương tiện, soạn thảo triển khai, đánh giá hiệu quả)
Xúc tiến bán (Sale promotion) hay còn gọi là khuyến mại Hoạt động này nhằm cung cấp giá trị hoặc khích lệ tăng thêm cho lực lượng bán hàng, nhà phân phối
và người tiêu dùng nhằm gia tăng doanh số ngay lập tức Hoạt động này có hiệu quả ngay trong thời gian ngắn hạn, tuy nhiên không có hiệu quả khi xây dựng sự
ưa thích nhãn hiệu về lâu dài
Mục tiêu của xúc tiến bán: Để bắt đầu hoạt động xúc tiến bán, doanh nghiệp cần xác định rõ nhiệm vụ của mình như tăng doanh số, tăng thị phần, tăng khách hàng mới hoặc duy trì khách hàng hiện tại Nhiệm vụ này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn các phương tiện và chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu của mình.
Lựa chọn phương tiện: Sau khi xác định được nhiệm vụ của mình, doanh nghiệp cần lựa chọn các phương tiện xúc tiến bán phù hợp như quảng cáo trên TV, báo chí, truyền thông trực tuyến, truyền thông ngoài trời, bán hàng trực tiếp, tổ chức sự kiện
và khuyến mại để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.