Tiểu luận cuối kỳ Hóa đời sống

58 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu luận cuối kỳ Hóa đời sống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới. Việc sử dụng phân bón hiệu quả đóng góp đáng kể vào việc nâng cao năng suất cây trồng. Bài tiểu luận này sẽ đi sâu vào các phản ứng hóa học diễn ra trong sản xuất phân bón, từ đó làm sáng tỏ vai trò quan trọng của hóa học trong việc cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Nội dung chính: Phân loại phân bón: Phân bón được phân loại thành hai nhóm chính: phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ. Phân bón vô cơ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu ở dạng khoáng chất, bao gồm nitơ (N), photpho (P) và kali (K) - thường được gọi là NPK. Phân bón hữu cơ được tạo thành từ các chất hữu cơ tự nhiên như phân chuồng, compost, và các phế phẩm nông nghiệp. Sản xuất phân bón vô cơ: Quá trình sản xuất phân bón vô cơ bao gồm nhiều phản ứng hóa học phức tạp, điển hình là: Sản xuất amoniac (NH3): Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất nhiều loại phân bón nitơ. Phản ứng tổng hợp amoniac sử dụng khí nitơ và khí hiđrô ở điều kiện cao áp và nhiệt độ cao với chất xúc tác. Sản xuất axit photphoric (H3PO4): Axit photphoric là thành phần chính của phân bón lân. Quá trình sản xuất axit photphoric thường sử dụng quặng photphorit hoặc axit sunfuric. Sản xuất kali clorua (KCl): Kali clorua là nguồn cung cấp kali phổ biến trong phân bón. Quá trình sản xuất kali clorua thường khai thác từ các mỏ kali tự nhiên. Phản ứng hóa học trong sản xuất phân bón hữu cơ: Phân bón hữu cơ được tạo thành qua quá trình phân hủy các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Các phản ứng hóa học chính trong quá trình sản xuất phân bón hữu cơ bao gồm: Phân hủy protein: Vi sinh vật phân hủy protein thành amoniac, nitrat và các axit amin. Phân hủy cacbohydrat: Vi sinh vật phân hủy cacbohydrat thành glucose, sau đó chuyển hóa thành axit hữu cơ và khí CO2. Khoáng hóa: Vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ phức tạp thành các chất dinh dưỡng vô cơ đơn giản như nitrat, photphat và kali. Vai trò của phản ứng hóa học: Phản ứng hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các nguyên liệu thô thành các sản phẩm phân bón có dạng dễ sử dụng cho cây trồng. Các phản ứng hóa học đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu ở dạng phù hợp để cây trồng hấp thụ hiệu quả. Hiểu rõ các phản ứng hóa học trong sản xuất phân bón giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và giảm thiểu tác động môi trường. Kết luận: Phản ứng hóa học là nền tảng cho việc sản xuất phân bón hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp. Hiểu biết về các phản ứng hóa học trong sản xuất phân bón giúp chúng ta sử dụng phân bón hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, bài tiểu luận có thể bao gồm: Các loại phản ứng hóa học khác tham gia vào sản xuất phân bón, ví dụ như phản ứng trung hòa, phản ứng axit-bazơ, phản ứng oxy hóa-khử. Tác động của các phản ứng hóa học trong sản xuất phân bón đến môi trường, bao gồm ô nhiễm nguồn nước, khí thải và thoái hóa đất. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của sản xuất phân bón và sử dụng phân bón hợp lý. Kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất phân bón, hướng đến hiệu quả và bền vững. Kết luận: Bài tiểu luận về phản ứng hóa học trong sản xuất phân bón cung cấp cái nhìn sâu sắc về vai trò quan trọng của hóa học trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững. Hiểu rõ các phản ứng hóa học giúp chúng ta sử dụng phân bón hiệu quả,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

HÓA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG (TMT5073)

CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Hà Nội, tháng 06 năm 2023

Giảng viên : TS Vũ Minh Trang

Sinh viên MSSV

: Phạm Linh Chi : 21010049

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ lần này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ quý thầy cô Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc nhất tới giảng viên cô TS Vũ Minh Trang đã trang bị cho em những kiến thức quý báu của bộ môn “Hóa học và đời sống” trong suốt học kì vừa qua với sự chỉ bảo nhiệt tình và những ý kiến đón góp đáng quý của cô trong thời gian em thực hiện bài tiểu luận cuối kỳ

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn của em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong cô xem xét và góp ý kiến để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô và chúc cô luôn luôn mạnh khỏe, hạn phúc, thành công trong sự nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh Viên

Chi

Phạm Linh Chi

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “SỬ DỤNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN” là một bài tiểu luận nghiên cứu hoàn toàn độc lập dưới sự hướng dẫn của

giảng viên cô TS Vũ Minh Trang Ngoài ra không còn bất cứ sự sao chép của người khác Đề tài, nội dung nghiên cứu bài tiều luận cuối kỳ là sản phẩm mà em nỗ lực nghiên cứu trong suốt quá trình học tập bộ môn Hóa học và đời sống tại trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

Mọi số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu và kết quả nghiên cứu là do em tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của Bộ môn và Nhà trường nếu như có sự không trung thực trong thông tin sử dụng bài nghiên cứu này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2025

Sinh Viên

Chi

Phạm Linh Chi

Trang 4

MỤC LỤC MỞ ĐẦU

2.4 Thành phần nguyên tố của một số phân bón phổ biến 15

2.5 Phản ứng hóa học trong sản xuất phân bón 16

III Thực trạng triển khai ứng dụng này tại Việt Nam và thế giới 19

3.1 Thực trạng thị trường phân bón ở Việt Nam hiện nay 19

3.2 Thực trạng thị trường phân bón ở Thế giới hiện nay 26

IV Quy trình công nghệ vận hành của ứng dụng kèm theo minh chứng (tranh ảnh, phim tư liệu/mô phỏng ảo…) 33

4.1 Các phương pháp sản xuất phân bón 33

4.2 Quy trình sản xuất phân bón là gì? 33

4.3 Các bước trong quy trình sản xuất phân bón 34

4.4 Công nghệ sản xuất phân bón hiện đại 35

4.5 Quá trình sản xuất phân bón và ứng dụng công nghệ 36

4.6 Các loại công nghệ sản xuất phân bón hiện nay 37

V Khả năng đáp ứng nhu cầu trong thực tiễn (quy mô sản xuất, sản lượng) 43

5.1 Quy mô sản xuất 43

Sản xuất phân bón trong nước tăng trưởng ổn định 46

5.2 Sản lượng ngành phân bón 46

VI Định hướng phát triển ngành phân bón Việt Nam 53

VII Tài liệu tham khảo 56

Trang 5

MỞ ĐẦU I Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính vì vậy ngành nông nghiệp nước ta nhận được rất nhiều sự quan tâm Máy móc hiện đại không ngừng phát triển, hết ý tưởng sáng tạo này đến ý tưởng khác những phát minh mới phục vụ tốt cho nông nghiệp

Đối với ngành nông nghiệp, giống, đất, thời tiết, nguồn nước, phân bón, chăm sóc là những yếu tố quan trọng Trong đó, hạt giống và phân bón có thể coi là hai yếu tố quyết định năng suất và chất lượng

Với kinh nghiệm sản xuất của mình, nông dân Việt Nam đã đút kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Người nông dân khẳng định vai trò của phân bón trong hệ

thống liên tục, nhằm tăng năng suất cây trồng

- Tính cấp thiết: Phân bón là một trong những sản phẩm hóa học thiết yếu trong nông

nghiệp, giúp cải thiện năng suất cây trồng và chất lượng đất Việc sản xuất phân bón liên quan mật thiết đến các phản ứng hóa học để tổng hợp các hợp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như nitơ (N), phosphor (P), và kali (K) Việc nghiên cứu và áp dụng phản ứng hoá học trong sản xuất phân bón giúp tăng cường năng suất và chất lượng của nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới Nhu cầu sử dụng phân bón ngày càng tăng do dân số gia tăng và diện tích đất canh tác hạn hẹp

- Kiến thức hóa học liên quan: Trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên lớp 8, học

sinh được học về các phản ứng hóa học, bao gồm phản ứng tổng hợp và phân hủy, phản ứng oxi hóa - khử, phân bón hóa học và sự chuyển hóa giữa các chất Những kiến thức này là nền tảng để hiểu rõ quá trình sản xuất phân bón

- Ưu điểm của việc sử dụng phản ứng hóa học trong sản xuất phân bón:

• Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón: Phản ứng hóa học giúp tạo ra các loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tan trong nước và dễ hấp thu bởi cây trồng, hạn chế hiện tượng thất thoát dinh dưỡng

Trang 6

• Đa dạng hóa các loại phân bón: Phản ứng hóa học giúp tổng hợp nhiều loại phân bón khác nhau, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

• Giảm thiểu tác động đến môi trường: Phản ứng hóa học giúp sản xuất phân bón từ các nguyên liệu tái chế, phụ phẩm công nghiệp, góp phần giảm thiểu rác thải và ô nhiễm môi trường

• Tiết kiệm chi phí sản xuất: Phản ứng hóa học giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm tiêu hao nguyên liệu và năng lượng

- Tiềm năng ứng dụng: Phản ứng hoá học cung cấp cơ sở lý thuyết và kỹ thuật cho

việc sản xuất phân bón hiệu quả Nghiên cứu về các phản ứng hoá học trong sản xuất phân bón có thể giúp tìm ra cách tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và tăng hiệu suất Có nhiều phản ứng hóa học đơn giản, dễ thực hiện và có thể ứng dụng trong sản xuất phân bón tại địa phương Các nguyên liệu cho phản ứng hóa học có thể được tìm thấy dễ dàng và giá thành rẻ

- Ứng dụng thực tiễn: Việc áp dụng phản ứng hoá học trong sản xuất phân bón có

thể mang lại lợi ích kinh tế lớn đối với ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp liên quan, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và phát triển kinh tế Nghiên cứu này cũng có thể đóng góp vào việc phát triển công nghệ và tạo ra sản phẩm phân bón mới, hiệu quả hơn Góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững

- Đóng góp khoa học: Nghiên cứu về sử dụng phản ứng hoá học trong sản xuất

phân bón có thể đóng góp vào sự hiểu biết về quy trình sản xuất, tính chất của các loại phân bón và ứng dụng công nghệ hiện đại trong ngành nông nghiệp

- Khả năng sáng tạo: Có thể sáng tạo các loại phân bón mới có hàm lượng dinh

dưỡng cao, phù hợp với từng loại cây trồng và điều kiện thổ nhưỡng Nghiên cứu các phương pháp sản xuất phân bón tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường

Lựa chọn đề tài "Sử dụng phản ứng hóa học trong sản xuất phân bón" có nhiều ý nghĩa

thiết thực, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn mà còn mang lại giá trị khoa học và kinh tế lớn cho ngành nông nghiệp và công nghiệp phân bón… Tóm lại, đề tài

Trang 7

này có tiềm năng sáng tạo và ứng dụng cao, giúp học sinh nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành

II Cơ sở lý thuyết Hóa học của ứng dụng 2.1 Khái niệm

2.1.1 Phân bón

Là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao

2.1.2 Phản ứng hóa học

Là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các hóa chất này thành một tập hợp các hóa chất khác Theo cách cổ điển, các phản ứng hóa học bao gồm toàn bộ các chuyển đổi chỉ liên quan đến vị trí của các electron trong việc hình thành và phá vỡ các liên kết hóa học giữa các nguyên tử, và không có sự thay đổi nào đối với nhân (không có sự thay đổi các nguyên tố tham gia), và thường có thể được mô tả bằng các phương trình hóa học

Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng, chất mới sinh ra là sản phẩm hay chất tạo thành Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau:

Tên các chất tham gia phản ứng Tên các sản phẩm

2.2 Các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu:

Trang 8

- Nitơ (N): Gồm urê, ammonium nitrat, ammonium sulfate, nitrat và các dạng phân

bón nitơ khác Thúc đẩy sinh trưởng cành lá, phát triển bộ rễ, tăng cường khả năng quang hợp

- Phốt pho (P): Bao gồm superphosphate, monoammonium phosphate, diammonium

phosphate và các dạng phân bón photpho khác Kích thích ra hoa, kết hạt, phát triển bộ rễ, tăng cường khả năng chống chịu bệnh tật

- Kali (K): Bao gồm potassium chloride, potassium sulfate và các dạng phân bón kali

khác Giúp cây tổng hợp protein, vận chuyển các chất dinh dưỡng, tăng cường khả năng chống chịu hạn hán và dịch bệnh

- Các nguyên tố vi lượng: Là sự kết hợp của nitơ (N), photpho (P) và kali (K), tỉ lệ

phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng Cần thiết cho các chức năng sinh lý khác nhau của cây trồng như bo, kẽm, mangan, đồng,

2.3 Các loại phân bón:

- Phân bón hóa học (Chemical fertilizer)

Là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây nhằm nâng cao năng suất của cây trồng

Hình 1 Phân hóa học

Phân bón hóa học được chia thành ba loại:

• Phân bón đa lượng: cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K

Trang 9

• Phân bón trung lượng: cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, Mg, S

• Phân bón vi lượng: Chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng, cung

cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Si, B, Zn, Fe, Cu,…

- Phân đạm

Phân đạm là những hợp chất cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitrogen cho cây trồng

Trang 10

Phân đạm kích thích quá trình sinh trưởng giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả và làm tăng tỉ lệ protein thực vật

Có ba loại phân đạm phổ biến:

+ Urea – (𝑵𝑯𝟐)𝟐𝑪𝑶 (hình 13.1) là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước; dùng để bón lót hoặc bón thúc; phù hợp với nhiều loại cây, nhiều loại đất

+ Ammonium nitrate – 𝑵𝑯𝟒𝑵𝑶𝟑 là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước; thường dùng để bón thúc; phù hợp với nhiều loại đất

+ Ammonium sulfate – (𝑵𝑯𝟒)𝟐𝑺𝑶𝟒 (hình 13.2) là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, dùng để bón thúc Ammonium sulfate làm tăng độ chua của đất vì vậy không phù hợp với đất chua, mặn

Có hai loại phân lân phổ biến:

+ Phân lân nung chảy (hình 13.3) chứa các muối phosphate của calcium và

magnesium Phân lân nung chảy có tính kiềm, ít tan trong nước; dùng để bón lót; phù hợp cho đất chua, phèn, đất đồi núi dốc; thích hợp cho lúa, ngô và cây lâu năm

Trang 11

+ Superphosphate – Ca(H2PO4)2 (hình 13.4) dễ tan trong nước, làm chua đất, dùng để bón lót hoặc bón thúc; thích hợp với cây ngắn ngày, với đất chua cần khử acid trước khi bón

Có hai loại phân kali phổ biến:

+ Potassium chloride – KCl (hình 13.5) dễ tan trong nước; dùng để bón lót, bón thúc;

thích hợp cho cây lấy tinh bột, lấy củ, lấy dầu; không thích hợp với đất nhiễm mặn

+ Potassium sulfate – K2SO4 (hình 13.6) dễ tan trong nước; dùng để bón lót, bón thúc;

thích hợp cho cây lấy tinh bột, củ, lấy dầu, rất thích hợp cho cây trồng không ưa nguyên tố chlorine nhưng cần nguyên tố sulfur, rất phù hợp với đất bazan và đất xám

Trang 12

4 Phân hỗn hợp (Compound fertilizer)

Phân hỗn hợp là loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, thường gặp nhất là phân hỗn hợp chứa cả ba nguyên tố N, P, K và được gọi là phân NPK

Loại phân này được tạo ra khi trộn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P : K nhất định Độ dinh dưỡng của mỗi loại phân N, P, K được tính theo % khối lượng N, P2O5, K2O và được ghi trên bao bì chứa chúng

Phân hỗn hợp đảm bảo cho cây trồng phát triển ở tất cả các giai đoạn của quá trình sinh trưởng

Phân bón kép: Chứa hai nguyên tố dinh dưỡng chính (NP, PK, NK)

Phân bón NPK: Chứa ba nguyên tố dinh dưỡng chính (N, P, K)

Trang 13

Hình 2 Bao bì phân bón NPK

- Phân khoáng (Mineral fertilizer)

Từ khi phân bón bón thương mại ra đời, phân khoáng được coi là phân có nguồn gốc từ khoáng vật do khai thác từ lòng đất và qua quá trình tinh tuyển (làm giàu) hoặc chế biến

Hình 3 Phân Khoáng

- Phân vô cơ (Inorganic fertilizer)

Là phân bón mà thành phần cấu tạo phân tử không có nguyên tố cacbon

Trang 14

Hình 4 Phân Vô cơ

- Phân hữu cơ (Organic fertilizer)

Là loại phân bón mà trong thành phần cấu tạo phân tử của nó có hiện diện liên kết C – C và C – H

Một số nước dùng thuật ngữ phân hóa học, phân khoáng hoặc phân vô cơ để phân biệt giữa sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp vật lý, hóa học với sản phẩm có nguồn gốc từ cây trồng hoặc vật nuôi (phân hữu cơ)

Hình 5 Phân Hữu cơ

- Phân đơn (Straight fertilizer)

Là loại phân bón trong đó chỉ có một nguyên tố dinh dưỡng đa lượng Chứa một nguyên tố dinh dưỡng chính (N, P, K)

Trang 15

Hình 6 Phân đơn

- Phân sinh học (Biofertilizer)

Là chế phẩm sinh học có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp đạm từ không khí ở bộ rễ của cây trồng hoặc phân hủy, chuyển hóa các chất khó tiêu trong đất thành dễ tiêu để cung cấp cho cây trồng Vi sinh vật trong phân phải còn sống trong quá trình sản xuất và chúng sẽ phát huy tác dụng khi bón ra ngoài đồng ruộng

Hình 7 Phân Sinh học

- Phân sinh hóa (Biochemical fertilizer)

Là loại phân bón được sản xuất bằng cả công nghệ sinh học và hóa học Công nghệ sinh học có sự tham gia của vi sinh vật với vai trò xúc tác quá trình phân giải nguyên liệu và

Trang 16

công nghệ hóa học sử dụng để tạo nên sản phẩm cụ thể Trong phân sinh hóa, vi sinh vật hầu như không còn dụng khi bón ngoài đồng ruộng

- Phân bón lá (Foliar fertilizer)

Là loại phân được sản xuất ở dạng nước hoặc được hòa tan trong nước và phun lên lá nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng Là loại phân bón được sử dụng bằng cách phun trực tiếp lên lá cây để cung cấp các chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, kali và các chất vi lượng khác

s

Hình 8 Phân Bón lá

- Phân lỏng (Liquit fertilizer)

Là một chất dinh dưỡng hoặc hỗn hợp các chất dinh dưỡng ở dạng lỏng được sử dụng để bón cho cây trồng

2.4 Thành phần nguyên tố của một số phân bón phổ biến

PHÂN ĐẠM

Đạm nitrat chứa NO3- : NaNO3, Ca(NO3)2

Đạm amoni chứa NH4

+: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3…

Đạm urê (là loại phân

Amophot hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và

NH4H2PO4

Trang 17

PHÂN LÂN

Phân lân tự nhiên, phân

lân nung chảy Ca3(PO4)2Supephotphat đơn Ca(H2PO4)2 và CaSO4

Nitrophotka (NH4)2HPO4 và KNO3

PHÂN PHỨC HỢP Amophot NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4

PHÂN VI LƯỢNG Phân vi lượng Lượng nhỏ Bo, Zn, Mn, Cu,

2.5 Phản ứng hóa học trong sản xuất phân bón:

- Phản ứng tổng hợp amoniac: 𝑁2 + 3𝐻2 → 2𝑁𝐻3 (Điều kiện: xúc tác, nhiệt độ cao, áp suất cao)

- Phản ứng giữa ammonia với acid: • Xét phản ứng: 𝑁𝐻3 + HCl → 𝑁𝐻4Cl

Chất cho proton là HCl, chất nhận proton là 𝑁𝐻3 :

• Xét phản ứng: 𝑁𝐻3 + H𝑁𝑂3 → 𝑁𝐻4𝑁𝑂3Chất cho proton là H𝑁𝑂3, chất nhận proton là 𝑁𝐻3:

Trang 18

• Xét phản ứng: 2𝑁𝐻3 + 𝐻2𝑆𝑂4 → (𝑁𝐻4)2𝑆𝑂4Chất cho proton là H2SO4, chất nhận proton là NH3:

- Phản ứng sản xuất axit sunfuric: 2S + 3𝑂2 → 2𝑆𝑂3 (Điều kiện: xúc tác)

- Phản ứng sản xuất axit photphoric: 𝐶𝑎3(𝑃𝑂4)2 + 3𝐻2𝑆𝑂4 → 3Ca𝑆𝑂4 + 2𝐻3𝑃𝑂4 - Phản ứng sản xuất kali clorua: KCl → KCl (Dạng tinh thể)

Ví dụ về ứng dụng của lý thuyết Hóa học trong sản xuất phân bón Sản xuất phân bón NPK:

• Sử dụng phản ứng tổng hợp amoniac để sản xuất amoniac

• Sử dụng axit sunfuric và axit photphoric để sản xuất axit sunfuric và axit photphoric

• Trung hòa axit sunfuric và axit photphoric bằng amoniac để sản xuất muối amoni sunfat và amoni dihydrophotphat

• Trộn muối amoni sunfat, amoni dihydrophotphat và kali clorua theo tỷ lệ thích hợp để sản xuất phân bón NPK

Sản xuất phân bón hữu cơ:

• Phân hủy các chất hữu cơ như rơm rạ, xác động vật, trong điều kiện yếm khí để tạo ra phân compost

• Kết hợp phân compost với các loại phân bón khác để tăng cường hàm lượng dinh dưỡng

Sản xuất phân đạm:

Trang 19

• Tổng hợp amoniac: Amoniac (NH₃) là thành phần chính của nhiều loại phân đạm Nó được sản xuất từ khí nitơ và khí hiđrô thông qua phản ứng Fritz Haber:

N₂ + 3H₂ ⇌ 2NH₃ (ΔH < 0)

Phản ứng này cần xúc tác là sắt và diễn ra ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao

• Sản xuất axit nitric: Axit nitric (HNO₃) được sử dụng để sản xuất amoni nitrat, một loại phân đạm phổ biến Axit nitric được sản xuất theo quy trình Ostwald, bao gồm các bước sau:

• Oxidation amoniac: Amoniac được oxy hóa thành nitơ monoxit (NO): 4NH₃ + 5O₂ ⇌ 4NO + 6H₂O (ΔH < 0)

• Oxidation nitơ monoxit: Nitơ monoxit được oxy hóa thành nitơ đioxit (NO₂):

2NO + O₂ ⇌ 2NO₂ (ΔH < 0)

• Hấp thụ nitơ đioxit: Nitơ đioxit được hấp thụ vào nước để tạo ra axit nitơric: 3NO₂ + H₂O ⇌ 2HNO₃ + NO (ΔH < 0)

• Trung hòa axit: Axit nitric được trung hòa với amoniac hoặc các bazơ khác để tạo ra các muối nitrat, ví dụ như amoni nitrat (NH₄NO₃) và canxi nitrat (Ca(NO₃)₂)

Sản xuất phân lân:

• Sản xuất axit photphoric: Axit photphoric (H₃PO₄) là thành phần chính của nhiều loại phân lân Nó được sản xuất từ quặng photphorit (Ca₃(PO₄)₂) thông qua phản ứng với axit sulfuric:

Ca₃(PO₄)₂ + 3H₂SO₄ ⇌ 3CaSO₄ + 2H₃PO₄ (ΔH < 0)

• Sản xuất supephosphat: Supephosphat là loại phân lân đơn giản được sản xuất bằng cách trộn quặng photphorit nghiền mịn với axit sulfuric Phản ứng xảy ra như sau:

Ca₃(PO₄)₂ + H₂SO₄ ⇌ CaH₂PO₄ + 2CaSO₄ + H₂O (ΔH < 0)

Trang 20

• Sản xuất supephosphat kép: Supephosphat kép là loại phân lân cô đặc hơn supephosphat đơn giản Nó được sản xuất bằng cách thêm axit photphoric vào supephosphat đơn giản:

CaH₂PO₄ + H₃PO₄ ⇌ Ca(H₂PO₄)₂ + H₂O (ΔH < 0)

Sản xuất phân kali:

• Khai thác kali từ các khoáng chất: Kali được khai thác từ các khoáng chất như cacnalit (KCl·NaCl) và sylvinit (KCl)

III Thực trạng triển khai ứng dụng này tại Việt Nam và thế giới 3.1 Thực trạng thị trường phân bón ở Việt Nam hiện nay

Nhu cầu phân bón nội địa năm 2022 được ước tính đạt 8.630 nghìn tấn, sụt giảm 12,4% yoy, mặc dù có diễn biến thời tiết thuận lợi Nguyên nhân chính đến từ (1) giá

-phân bón tăng cao khiến nhu cầu tiêu thụ trong nước bị ảnh hưởng và (2) nhập khẩu phân bón bị ảnh hưởng do chiến tranh Nga-Ukraine khiến vận chuyển khó khăn và các lệnh hạn chế xuất khẩu Tổng sản lượng nhập khẩu phân bón 9T2022 của Việt Nam đạt ~2.425,8 nghìn tấn (-29,3% yoy), với sự sụt giảm ở tất cả các loại phân bón nhập khẩu chính, bao gồm phân Kali (-52,4% yoy), DAP (-51,4% yoy) và Urê (-60,6% yoy) đóng góp ~75% trong mức giảm trên Tình hình sản xuất trong 9T2022 có diễn biến trái chiều, trong khi sản xuất Urê tăng trưởng +4,3% yoy, sản xuất NPK và DAP bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nguồn cung nguyên liệu đầu vào, lần lượt giảm -6,4% yoy và -29,0% yoy

Giá các loại phân bón chính của Việt Nam trong năm 2023 vẫn sẽ duy trì ở mức cao, cao hơn ~84,2%-191,1% so với mức trung bình giai đoạn 2016-2020 Các loại

phân bón chính ở Việt Nam trong 9T2022 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi có diễn biến tương đồng với giá phân bón thế giới Dựa trên dự phóng của World Bank, chúng tôi ước tính giá phân bón nội địa năm 2023 cụ thể như sau: phân Urê đạt 16.200 đồng/kg, phân DAP đạt 25.700 đồng/kg, phân Kali đạt 19.500 đồng/kg và phân NPK đạt 15.900

đồng/kg Nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2023 dự kiến sẽ phục hồi lên mức 9.100 nghìn tấn (+5,4% yoy) nhờ (1) diễn biến thời tiết khả quan trong 1H2023 và (2) giá

nông sản, đặc biệt là giá gạo (chiếm hơn 50% tổng diện tích canh tác) năm 2023 dự kiến tăng 9,0% yoy Tuy nhiên, mức dự phóng trên vẫn sẽ thấp hơn 7,6% so với nhu cầu tiêu

Trang 21

thụ phân bón năm 2021 do chúng tôi cho rằng giá phân bón dự kiến vẫn sẽ duy trì ở mức cao, ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu sử dụng phân bón

(1) Nhu cầu phân bón

Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại Trong đó, Urêa khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu

khoảng 400 – 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá

Bảng 1 Nhu cầu phân bón ở Việt Nam

2000 Lượng (1000 tấn)

Tỷ lệ: N:P2O5:K2O

1371,2 1

728,6 0,561

534,0 0,378

2633,8

2005 Lượng (1000 tấn)

Tỷ lệ: N:P2O5:K2O

1504,0 1

813,0 0,541

598,0 0,398

2915,0

2010 Lượng (1000 tấn)

Tỷ lệ: N:P2O5:K2O

1627,0 1

892,0 0,548

699,0 0,411

3118,0

Nguồn Nguyễn Văn Bộ, 1999

(2) Nhu cầu sụt giảm mạnh do giá phân bón leo thang và nhập khẩu phân bón khó khăn

Mặc dù diễn biến thời tiết trong năm 2022 tại Việt Nam khá tích cực (hiện tượng La Nina gây mưa nhiều), nhu cầu phân bón nội địa năm 2022 được chúng tôi ước tính chỉ đạt mức 8,630 nghìn tấn (-13,4% yoy) Nguyên nhân chính đến từ (1) giá phân bón tăng cao trong khi giá gạo sụt giảm và (2) nhập khẩu phân bón bị ảnh hưởng do chiến tranh Nga-Ukraine khiến vận chuyển khó khăn và các lệnh hạn chế xuất khẩu

Trang 22

Tại Việt Nam, lúa gạo chiếm hơn 50% tổng diện tích gieo trồng, có tác động lớn nhất đến nhu cầu phân bón của nước ta Trong khi giá phân bón bắt đầu đà tăng kể từ đầu năm 2021 cho tới thời điểm hiện tại, giá gạo tấm 5% của Việt Nam lại có xu hướng biến động trái chiều, khiến sức mua phân bón của người nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng Do đó, nhu cầu phân bón trong nước sụt giảm rõ rệt và năng suất cây trồng bị ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt từ giai đoạn giữa năm 2021 cho tới nay Đơn cử như vụ Đông-Xuân niên vụ 2021/2022, nhu cầu phân Urê trong nước được Agromonitor ước tính giảm -18,7% yoy trong 6T2022, kéo theo năng suất cây trồng giảm -2,3% yoy

Trang 23

(3) Diễn biến các loại phân bón trong nước

- Về thị trường urê nội địa:

Nhu cầu từ nông dân cơ bản ổn định nhưng nhu cầu Urê từ các nhà máy NPK tăng mạnh (nhu cầu sản xuất, nhu cầu tích trữ)

Nhu cầu từ hệ thống phân phối các cấp tăng, thậm chí xuất hiện tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa ở một số địa phương ở một số thời điểm nhất định

Xu hướng giá Urê năm 2021 tăng mạnh so với năm 2020 do ảnh hưởng từ giá Urê thế giới tăng cao

Giá Urê nội địa và giá nguyên liệu đầu vào (dầu FO Singapore) đang diễn biến theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp đạm khí như DPM và DCM GiáUrê trung bình 8T/2022 cao hơn >60% so với trung bình năm 2021, con số này đối với dầu FO Singapore chỉ là 38% Hiện giá Urê trong nước quanh 14,350 VND/kg (~610 USD/tấn), +5% so với cuối tháng 8 Trung Quốc – thị trường nhập khẩu phân bón chủ đạo của Việt Nam nới lỏng xuất khẩu từ T6/2022, tuy nhiên lượng xuất khẩu vẫn thấp svck 2021 và 2020 T8/2022 lượng phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 42% svck, đạt ~150,000 tấn

Nhu cầu tiêu thụ Urê trong nước năm 2022 có xu hướng giảm, đặc biệt, nhu cầu nội địa sụt giảm đáng kể trong quý 2 Luỹ kế 7T/2022 trong nước tiêu thụ khoảng 840 nghìn tấn Urê thấp hơn khoảng 21% svck 2021, đạt 1,070 nghìn tấn Urê

Tâm lý “mua bằng mọi giá” trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới tăng mạnh Tồn kho trong nước giảm mạnh quý 1 và quý 2 năm 2021 do xuất khẩu cao hơn nhập khẩu do đặc thù mùa vụ thấp điểm trong nước Dịch Covid gây gián đoạn chuỗi cung

Trang 24

ứng và hoạt động vận chuyển, giao nhận, bốc dỡ hàng hóa (cả trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu)

Phân Urêa, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,340 triệu tấn/năm, bao gồm Đạm Phú Mỹ 800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn, Đạm Hà Bắc 180.000 tấn, Đạm Ninh Bình 560.000 tấn Dự kiến cuối năm 2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180.000 tấn lên 500.000 tấn/năm, cả nước sẽ có 2,660 triệu tấn/năm Như vậy, về Urêa đến nay, sản xuất trong nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có lượng để xuất khẩu

- Về thị trường DAP nội địa:

Nhu cầu tiêu thụ của nông dân và các nhà máy NPK cải thiện trong quý 4/2021.Diễn biến giá DAP nội địa cũng tăng theo đà tăng của giá thế giới nhưng tốc độ chậm hơn Nguồn cung nội địa giảm do gián đoạn cung ứng nguyên vật liệu, nhất là quặng Apatit cho 2 nhà máy Đình Vũ và Lào Cai ở một số thời điểm Cân đối cung cầu có thể thiếu hụt lớn DAP, ảnh hưởng đến các nhà máy sản xuất NPK

Phân DAP, hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ 330.000 tấn/năm, đến hết 2015 có thêm nhà máy DAP Lào Cai công suất 330.000 tấn/năm và theo kế hoạch của Thủ tướng từ nay đến hết năm 2015 sẽ có thêm một nhà máy DAP nữa hoặc nâng công suất hiện có của DAP Đình Vũ lên thêm 330.000 tấn/năm Như vậy sau 2015 sản xuất trong nước có thể đạt tới gần 1 triệu tấn DAP/năm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước Hiện tại từ nay đến hết năm 2014, chúng ta vẫn phải nhập khẩu DAP thêm từ 500.000 – 600.000 tấn/năm

- Về thị trường Kali nội địa:

Nhu cầu tiêu thụ Kali của nông dân và các nhà máy NPK cải thiện so với năm 2020 Điều này thể hiện qua số liệu nhập khẩu Kali hàng năm vào Việt Nam luôn ở mức trên 1 triệu tấn/năm Diễn biến giá Kali nội địa tăng mạnh so với năm 2020 do nguồn cung nhập khẩu giá cao từ nước ngoài và nhu cầu cải thiện từ các nhà máy NPK đẩy tâm lý mua trữ Kali tăng cao hơn so với mọi năm Xuất khẩu tăng trong quý 4/2021 do các nhà phân phối đã ký trước các hợp đồng nhập khẩu dài hạn Ngoài ra, để chủ động về nguồn nguyên vật liệu đầu vào, có thể một số nhà máy NPK sẽ chủ động nhập khẩu với khối lượng lớn Kali trong các tháng tới đây, nhằm giảm rủi ro biến động giá và đứt gãy nguồn

Trang 25

Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏ quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài

- Phân Lân:

Hiện tại Supe Lân sản xuất trong nước có công suất 1,2 triệu tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800.000 tấn/năm, Lào Cai 200.000 tấn/năm và Long Thành 200.000 tấn/năm

Sản xuất Lân nung chảy hiện tại vào khoảng 600.000 tấn/năm bao gồm nhà máy Văn Điển và nhà máy Ninh Bình Dự kiến tương lai sẽ có thêm khoảng 500.000 tấn/năm của 3 nhà máy mới (Lào Cai, Thanh Hóa,…)

Như vậy sản xuất phân Lân trong nước cũng đáp ứng được về cơ bản cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước

- Phân NPK:

Hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác nhau, từ công nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công bình thường đến các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến Về quy mô sản xuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm và tổng công suất vào khoảng trtên 3,7 triệu tấn/năm Nói chung là sản xuất NPK ở Việt Nam vô cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khác nhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói

- Phân SA:

Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu cầu của nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài

- Phân Hữu cơ và vi sinh:

Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400.000 tấn/năm, tương lai nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu được tận dụng từ các loại rác và phế thải cùng than mùn sẵn có ở nước ta

(4) Tình hình nhập khẩu

Trang 26

Theo số liệu thống kê thì nhập khẩu 8 thàng đầu năm 2013 ở nước ta vào khoảng gần 3 triệu tấn phân bón các loại Trong đó DAP gần 550.000 tấn, Kali trên 560.000 tấn, SA khoảng 750.000 tấn, Urêa 420.000 tấn, NPK 350.000 tấn

- Về DAP, so với nhu cầu về cơ bản chúng ta đã nhập khẩu đủ cho lượng dùng của cả

năm (SX trong nước 330.000 tấn, nhu cầu cả nước vào khoảng 900.000 tấn/năm) Hiện tại giá DAP Quốc tế đang có xu hướng giảm, nếu các doanh nghiệp không có giải pháp tốt, một lượng DAP giá thấp hơn sẽ tiếp tục chảy về Việt Nam gây thua lỗ cho các doanh nghiệp đã nhập khẩu chờ cung ứng,

- Về Kali, nhập khẩu còn thiếu so với nhu cầu vào khoảng 400.000 tấn cho năm 2013

Tuy nhiên, hiện tại thị trường Kali trên thế giới đang có nhiều biến động và rất có khả năng gây biến động cho thị trường trong nước cả về mặt giá cả lẫn lượng hàng nhập khẩu vào các tháng cuối của năm 2013, đầu năm 2014

- Riêng về SA, lượng nhập khẩu từ đầu năm tới nay là khá lớn (750.000/ nhu cầu 850.000

tấn) Do mất cân đối về cung cầu SA trên thế giới nên từ quý II năm nay đến giờ, giá SA Quốc tế liên tục giảm Các doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ nhập “cứ lô sau giá thấp hơn gỡ cho lô trước giá cao…” đã dẫn tới lượng nhập về cho năm nay là quá nhiều, tính đến thời điểm hiện nay Kết quả của việc nhập khẩu SA từ đầu năn đến nay của các doanh nghiệp là thua lỗ và hiện tại giá SA Quốc tế vẫn chưa khẳng định được là đã dừng lại Đây cũng là một bài học cho việc cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam về giá cả trong bối cảnh thị trường Quốc tế có chiều hướng đi xuống

- Về Urêa, mặc dù lượng sản xuất trong nước không thiếu nhưng do để giá chênh lệch

quá lớn giữa Urêa sản xuất trong nước và Urêa nhập khẩu dẫn tới một lượng khá lớn (420.000 tấn) Urêa ngoại được nhập vào Việt nam Giá thành Urêa sản xuất trong nước không biết cao hơn giá Urêa nước ngoài sản xuất không, chất lượng không biết cao hơn cỡ nào nhưng giá bán Urêa trong nước thời gian qua cao hơn giá Urêa ngoại chừng 1,2 – 2 triệu đồng/tấn (60 -100 usd/mt) Đây cũng là một nghịch lý cần phải xem xét đê thị trường phân bón được lành mạnh và người nông dân thực sự có chi phí hợp lý cho giá thành sản phẩm của họ trong sản xuất nông nghiệp

- Về NPK, lượng nhập khẩu năm nay đến thời điểm này (350.000 tấn) là khá cao Hầu

hết các loại NPK nhập vào Việt Nam có công thức 16-16-8-13S, 15-15-15, 20-20-0… Do nước ngoài triển khai kênh bán độc quyền và tâm lý sính ngoại của một bộ phận

Trang 27

nông dân nên mặc dù chất lượng, hàm lượng hữu hiệu của các loại phân bón này không hơn chất lượng các sản phẩm NPK trong nước nhưng vẫn bán được với giá cao hơn hẳn hàng cùng loại sản xuất trong nước Hiện tại nguồn NPK sản xuất trong nước khá dồi dào, nhập khẩu NPK ngoại lại tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ… điều này chỉ ra rằng công tác tuyên truyền sản phẩm NPK trong nước, công tác khuyến nông … của chúng ta chưa tốt dẫn tới chi phí SXNN của một bộ phận bà con nông dân bị cao trong khi giá nông sản năm 2013 là chưa cao

3.2 Thực trạng thị trường phân bón ở Thế giới hiện nay

Trong bối cảnh giá phân tăng cao, nhu cầu phân bón năm 2022 được IFA ước tính ước tính giảm -3,8% yoy – mức sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính

năm 2008 Nguyên nhân chủ yếu đến từ (1) giá phân bón tăng cao khiến sức mua giảm, đồng thời thúc đẩy sự chuyển đổi sang các cây trồng tiêu thụ ít phân bón, (2) hoạt động vận chuyển phân bón bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga-Ukraine và (3) các lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và lệnh trừng phạt đối với Nga và Belarus Trong đó, nhu cầu các loại phân bón chính được IFA dự báo đều sụt giảm so với cùng kỳ bởi các yếu tố liên quan đến nguồn cung

Nhu cầu phân bón năm 2023 được IFA ước tính đạt 195,8 nghìn tấn, phục hồi 1,5% từ mức thấp trong năm 2022, với nhu cầu phân đạm, lân và kali tăng lần lượt +1,0%

yoy, +2,1% yoy và +2,4% yoy

Năm 2023, giá các loại phân bón vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nguồn cung bị thiếu hụt và nhu cầu phân bón hồi phục Đối với phân Urê, giá Urê trung bình năm 2023

ước tính đạt 650 USD/tấn (-2,3% so với mức trung bình 9T2022), nhờ giá khí sẽ duy trì ở mức cao tại châu Âu khiến nguồn cung tại khu vực này suy giảm và việc xuất khẩu Urê của Trung Quốc bị hạn chế cho đến ít nhất tới T05/2023

Đối với phân Kali, giá Kali trung bình năm 2023 ước tính sẽ đạt mức 500 USD/tấn (+6,7% so với mức trung bình 9T2022) do nguồn cung suy giảm -10,7% yoy trong năm 2022, chủ yếu ở Nga do vận chuyển khó khăn từ chiến tranh Nga-Ukraine và Belarus bởi các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây Tuy nhiên, mức dự phóng trên đang thấp hơn so với mức hiện tại ~560 USD/tấn do kỳ vọng (1) các lệnh hạn chế xuất khẩu được giảm bớt và (2) việc xuất hiện các con đường vận chuyển khác thay thế

Trang 28

Đối với phân lân, giá DAP trung bình năm 2023 ước tính sẽ đạt mức 750 USD/tấn 7,1% so với mức trung bình 9T2022), bằng với mức giá hiện tại Mức dự phóng cao này dựa trên việc nguồn cung dự kiến sẽ thiếu hụt khi Trung Quốc ban hành hạn ngạch xuất khẩu ~3,165 triệu tấn đối với phân lân trong 2H2022, nhiều khả năng sẽ gia hạn sang T05/2023 Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ phân DAP tăng mạnh ở khu vực Bắc và Nam Mỹ nhờ nhu

(-cầu sản xuất đậu tương và ngô; và Trung Quốc nhờ nhu (-cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi

(1) Triển vọng sản xuất và thị trường phân lân toàn cầu

Theo ước tính của Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA), tiêu thụ phân bón trên toàn thế giới trong năm 2023 tăng 4%, đạt mức 192,5 triệu tấn, thấp hơn mức kỷ lục 200,2 triệu tấn đã đạt được trong năm 2020

Tiêu thụ phân lân trên thế giới năm 2023 ước tính tăng 5%, đạt 46 triệu tấn Trong những báo cáo trước đó, IFA dự báo tiêu thụ cả 3 loại phân bón N, P và K sẽ bằng hoặc vượt mức năm 2019 nhưng thấp hơn mức kỷ lục của năm 2020

Nguồn cung phân bón trên thế giới đã tăng trong những năm gần đây Theo ước tính của IFA, sản lượng axit phốtphoric năm 2023 tăng 2%, đạt 84,8 triệu tấn, sau khi trải qua năm 2021 đầy thách thức với giá phân bón tăng mạnh trên toàn cầu

Tiêu thụ phân bón trên toàn cầu những năm gần đây đã giảm do giá cao Theo đánh giá của Ngân hàng Rabobank (nhà cung cấp dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia với trụ sở tại Hà Lan), thị trường phân bón năm 2023 ổn định hơn nhiều so với năm 2022, lượng tiêu thụ phân bón toàn cầu năm 2023 tăng 3% sau khi giảm 7% trong năm 2022 đối với triển vọng năm 2024, Ngân hàng Rabobank dự báo tổng lượng tiêu thụ phân bón toàn cầu sẽ tăng 5% nhờ giá bán thấp hơn và nguồn cung được cải thiện

Ngân hàng Rabobank dự báo tiêu thụ phân lân toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 35,2 triệu tấn, trong khi đó sản lượng phân lân sẽ đạt 35,3 triệu tấn, tạo ra một thị trường khá cân đối

(1) Nhu cầu phân bón toàn cầu sụt giảm ở tất cả các mảng phân bón chính

Trang 29

Nhu cầu phân bón (tính theo hàm lượng dinh dưỡng) năm 2022 được IFA ước tính đạt mức 193,0 triệu tấn, giảm -3,8% yoy – mức sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 (-8,4% yoy) Nguyên nhân chủ yếu đến từ (1) giá phân bón tăng cao hơn giá nông sản khiến sức mua phân bón giảm (tương tự như năm 2008), (2) hoạt động vận chuyển phân bón bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga-Ukraine và (3) các lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và lệnh trừng phạt đối với Nga và Belarus Trong đó, nhu cầu các loại phân bón chính được IFA dự báo đều sụt giảm so với cùng kỳ do các yếu tố liên quan đến nguồn cung, với mức giảm lớn nhất ở mảng phân kali (-9,8% yoy), theo sau là phân lân (-3,5% yoy) và phân đạm (-2,2% yoy)

Nhu cầu phân bón năm 2023 được IFA ước tính đạt 195,8 nghìn tấn, phục hồi 1,5% từ mức thấp trong năm 2022 Cụ thể, nhu cầu các loại phân dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2023, với nhu cầu phân đạm (+1,0% yoy), phân lân (+2,1% yoy) và phân kali (+2,4%

Ngày đăng: 03/06/2024, 22:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan