1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường trung học cơ sở tại thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Tác giả Phạm Văn Dũng
Người hướng dẫn TS. Hồ Văn Thông
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 267,13 KB

Nội dung

Kết quả đánh giá về thực trạng các yếu tố ảnhhưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCStại tại thành phố Thủ Dầu Một6216.. Trong đó, đội ngũ CBQL CBQL luôn được xem là yếutố

Trang 1

PHẠM VĂN DŨNG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,

TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 8140114

LUÂN VĂN THẠC SĨ

Trang 2

PHẠM VĂN DŨNG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,

TỈNH BÌNH DƯƠNG 2019-2022

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 8140114 LUÂN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯƠNG DÂN KHOA HỌC:

TS HỒ VĂN THÔNG

BÌNH DƯƠNG - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tênPhạm Văn Dũng

Tôi xin cam đoan đề tài: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường Trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” là một công trình nghiên cứu

độc lập không có sự sao chép của người khác Đề tài đã tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng và trích dẫn đúng quy định Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về

đề tài của mình

Người cam đoan

Phạm Văn Dũng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Thủ Dầu Một, Viện Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu khoa học

Bằng tình cảm chân thành, kính trọng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến TS Hồ Văn Thông - người Thầy đã dành nhiều thời gian quan tâm, chỉ bảo tận tình, trực tiếp giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện

đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu các trường THCS; các giáo viên Trường THCS Chu Văn An, Trường THCS Phú Cường, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Trường THCS Phú Hòa, Trường THCS Định Hòa tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình giúp đỡ, tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp tư liệu, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Kính chúc quý thầy, cô cùng quý đồng nghiệp luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bình Dương, ngày 12 tháng 05 năm 2022

Tác giả

Phạm Văn Dũng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUÂN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 7

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 7

1.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 9

1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 13

1.2.1 Đội ngũ CBQL trường THCS 13

1.2.2 Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 18

1.3 Lý luận về đội ngũ CBQL trường trung học 19

1.3.1 Lý luận về CBQL trường THCS 19

1.3.2 Lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 22

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 27

1.4.1 Các yếu tố khách quan 27

1.4.2 Các yếu tố chủ quan 30

Tiểu kết chương 1 32

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 33

2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 33

2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 33

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo 34

2 2 Tổ chức nghiên cứu 35

2.2.1 Mục đích khảo sát 35

Trang 6

2.2.2 Nội dung khảo sát 35

2.2.3 Đối tượng khảo sát 36

2.2.4 Phương pháp khảo sát 36

2.2.5 Qui ước thang đo 37

2.3 Thực trạng về CBQL và phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 38

2.3.1 Thực trạng về CBQL tại các trường THCS thành phố Thủ Dầu Một 38

2.3.2 Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một 48

2.4 Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS tại tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 62

2.5 Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 64

2.5.1 Điểm mạnh 64

2.5.2 Điểm hạn chế 65

2.5.3 Nguyên nhân 67

Tiểu kết chương 2 68

Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 69

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 69

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 69

3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ 69

3.1.3 Đảm bảo tính cần thiết và khả thi 69

3.1.4 Đảm bảo tính hiệu quả 70

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 70

3.2 Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 70

3.2.1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 70

3.2.2 Đổi mới công tác quy hoạch CBQL các trường THCS 72

Trang 7

3.2.3 Cải tiến công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, tăng cường công tác luân chuyển

CBQL trường THCS 74

3.2.4 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS 77

3.2.5 Cải tiến chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 82

3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 86

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 91

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 91

Tiểu kết chương 3 95

KẾT LUÂN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96

1 Kết luận 96

2 Khuyến nghị 97

2.1 Đối với Sở Giáo dục và đào tạo 97

2.2 Đối với UBND thành phố Thủ Dầu Một 98

2.3 Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo 98

2.4 Đối với các trường THCS và CBQL nhà trường 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 104

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Nội dung đầy đủ

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

2 Bảng 2.2 Kết quả đánh giá tầm quan trọng của CBQL trong

3 Bảng 2.3 Kết quả đánh giá mức độ cần thiết về mục tiêu phát

triển CBQL trong trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một 39

4

Bảng 2.4 Kết quả đánh giá thực trạng phẩm chất chính trị - tư

tưởng của CBQL trong các trường THCS địa bàn Thủ Dầu

Một

41

5 Bảng 2.5 Kết quả đánh giá thực trạng phẩm chất đạo đức của

CBQL trong các trường THCS địa bàn Thủ Dầu Một 42

6 Bảng 2.6 Kết quả đánh giá thực trạng năng lực quản lý của

CBQL trong trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một 44

7 Bảng 2.7 Kết quả đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn

của CBQL trong trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một 46

8 Bảng 2.8 Kết quả đánh giá thực trạng năng lực giao tiếp - ứng

xử của CBQL trong trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một 47

9

Bảng 2.9 Kết quả đánh giá nhận thức về tầm quan trọng

của phát triển đội ngũ CBQL trường THCS tại thành phố Thủ

Dầu Một

49

10

Bảng 2.10 Kết quả đánh giá về mức độ và kết quả thực hiện

việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường

THCS

50

11

Bảng 2.11 Kết quả đánh giá về mức độ và hiệu quả thực hiện

việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường

THCS

53

12 Bảng 2.12 Kết quả đánh giá về mức độ và hiệu quả thực hiện

việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS 55

13 Bảng 2.13 Kết quả đánh giá về mức độ và hiệu quả thực hiện

việc tạo môi trường, động lực cho sự phát triển đội ngũ CBQL 58

Trang 10

trường THCS

14 Bảng 2.14 Kết quả đánh giá về mức độ và hiệu quả thực hiện

việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS 60

15

Bảng 2.15 Kết quả đánh giá về thực trạng các yếu tố ảnh

hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS

tại tại thành phố Thủ Dầu Một

62

16 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện

17 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn thực hiện đề tài

Ngày nay, giáo dục đã trở thành cầu nối để các quốc gia chinh phục nền văn hóa tri thức và giáo dục chính là chìa khóa mở cánh cửa tri thức của nhân loại Trong công tác quản lý giáo dục, bên cạnh công tác quản lý chuyên môn, việc vận dụng kiến thức quản lý (QL) hành chính Nhà nước vào lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) yêu cầu nhà QL không chỉ am hiểu về kiến thức chuyên môn mà phải vận dụng tốt kiến thức về QL Việt Nam bước vào thế kỷ XXI trong bối cảnh thế giới với xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, GDĐT được xác định là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và của cả dân tộc Việt Nam GDĐT giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại của quốc gia và trở thành quốc sách của tất cả các nước muốn hội nhập và phát triển Trong đó, đội ngũ CBQL (CBQL) luôn được xem là yếu

tố căn bản, giữ vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung, trường trung học cơ sở (THCS) nói riêng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục (Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2013)

Điều 61 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 khẳng định: “Phát triển giáo dục

là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và “Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục”

vì phát triển nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của mọi quốc gia trong thời đại mới (Quốc hội, 2013) Phát triển nguồn lực con người nhằm tạo nên những con người mới, những con người của nền kinh tế tri thức Bên cạnh đó, nhằm khẳng định vị trí, vai trò của giáo dục, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Chấp hành Trung ương xác định “Phát triển GDĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và CBQL giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” Chỉ thị nêu rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề

Trang 12

của nhà giáo, thông qua việc QL, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Chính phủ, 2004)

Giáo dục THCS thành phố Thủ Dầu Một nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung, trong những năm gần đây đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ CBQL ở các trường THCS thành phố Thủ Dầu Một đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng GDĐT ở địa phương, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của thành phố Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập của nước ta, thời

kỳ CNH, HĐH, thời kỳ phát triển công nghệ thông tin, kinh tế tri thức thì giáo dục ở thành phố Thủ Dầu Một nói chung và giáo dục THCS nói riêng vẫn còn những hạn chế, bất cập

Có nhiều nguyên nhân gây nên những hạn chế, bất cập nêu trên, một trong những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng là công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý cấp THCS nói riêng còn bộc lộ những yếu kém, đội ngũ CBQL chưa đồng bộ, còn hạn chế trong việc tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại như ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý trường học Công tác quy hoạch CBQL giáo dục, CBQL trường THCS đã được xây dựng, trên cơ sở đó có bước chủ động hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm CBQL giáo dục nhưng vẫn còn bộc lộ những thiếu sót như: quy hoạch còn thụ động, chưa có tính kế thừa và phát triển, chưa có hiệu quả thiết thực, chất lượng thấp, chưa xác định rõ mục tiêu, yêu cầu về xây dựng quy hoạch CBQL (Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một, 2020)

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể

để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của thành phố tạo ra đội ngũ CBQL trường THCS phát triển đồng bộ, có chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục THCS nói riêng và chất lượng giáo dục của thành phố Thủ Dầu Một nói chung

Chính vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển đội ngũ cán bộ quản

lí các trường Trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” làm đề

tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình

Trang 13

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS; Khảo sát, đánh giá thực trạng phẩm chất, năng lực CBQL các trường THCS, thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

3.1 Khách thể nghiên cứu

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường trung học cơ sở

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

4 Giả thuyết khoa học

Đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một có đầy đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức và năng lực công tác Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của thành phố Thủ Dầu Một đã đạt được triển khai, quan tâm thực hiện thường xuyên và đạt được một số thành tựu nhất định Tuy nhiên công tác này vẫn còn khá nhiều hạn chế, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một thì người nghiên cứu có thể đề xuất một số biện pháp cần thiết, khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại các trường THCS của thành phố này

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS 5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng phẩm chất, năng lực đội ngũ CBQL trường

THCS và thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

5.3 Đề xuất và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi các biện pháp nhằm nâng

cao chất lượng phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Trang 14

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ CBQL của các trường THCS công lập tại thành phố Thủ Dầu Một với 5 nội dung: quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL; tạo môi trường, động lực cho sự phát triển đội ngũ CBQL; đánh giá đội ngũ CBQL

6.2 Địa bàn nghiên cứu

- Cấp Phòng GDĐT: Bộ phận Tổ chức cán bộ, Phòng GDĐT thành phố Thủ Dầu Một

- Cấp trường THCS: Các trường THCS trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

6.3 Thời về thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 01/2021 đến tháng 5/2022

Các số liệu thống kê phục vụ khảo sát được thu thập trong 2 năm học: 2019-2020; 2020-2021

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

7.1.1 Quan điểm hệ thống – cấu trúc

Quan điểm hệ thống – cấu trúc là nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận Công tác phát triển đội ngũ CBQL là công tác phát triển toàn diện các mặt: trình độ, phẩm chất, năng lực quản lý của từng CBQL và công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau Vì vậy khi nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL là nghiên cứu từng vấn đề trong tổng thể hệ thống mới có được cái nhìn khách quan, toàn diện

7.1.2 Quan điểm lịch sử

Nghiên cứu việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được thực hiện trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể tại những thời điểm cụ thể

7.1.3 Quan điểm thực tiễn

Nghiên cứu việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một xuất phát từ thực tiễn của công tác phát triển đội ngũ CBQL tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, bao gồm các vấn đề như: quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng… nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác này

Ngày đăng: 03/06/2024, 20:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN