Chính vì những giá trị trên, nghiên cứu được thực hiện với đề tài “Đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long”, nhằm phân tích, đánh giá giá trị kinh tế t
Trang 1CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của luận án
Cây Bần chua có tên khoa học là Sonneratia caseolaris L thuộc họ Bần
(Sonneratiaceae) nay đổi sang họ Lythraceae, Bần chua là loại cây tự mọc và được
trồng nhiều ven các con sông, cửa biển, trên các bãi đất bồi và là một quần thể không thể thiếu của rừng ngập mặn (RNM) ven biển nước ta (Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004) Chiều cao của cây với kích thức to lớn và hệ thống rễ chằng chịt,
có khả năng chắn sóng, chống xói mòn, gió; theo dân gian, cây bần không những được sử dụng để tạo thêm hương vị cho các món ăn mà còn có thể tạo ra những bài thuốc có giá trị như: cầm máu, viêm tấy, giải nhiệt Trên thế giới, cây bần được sử dụng như chất kháng oxy hóa và các tế bào độc hại Hơn nữa, cây bần còn sử dụng như chất làm se vết thương, chữa bong gân, chữa bệnh trĩ, ngăn chặn xuất huyết (Jiny và cộng sự, 2010)
Tại các tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cây Bần chua mọc tập trung rất nhiều và dày, tạo thành rừng bần rộng lớn, với diện tích hàng trăm đến hàng nghìn ha; rừng bần phân bố ở gần cửa sông, nơi độ mặn của nước từ 3‰ đến 20‰ Nguồn lợi thủy sản của rừng Bần chua phong phú và dồi dào Thủy, hải sản có nhiều loài khác nhau và chúng xuất hiện theo mùa Các sản phẩm bao gồm: cá Ngác, cá Quát, cá Bống sao, cua Biển, cá Kèo, Nghêu, Dộp, Cách thức đánh bắt cũng đa dạng, phù hợp cho từng giới và từng lứa tuổi Đàn ông tham gia đánh bắt cá, phụ nữ và trẻ em bắt cua giống, cá Kèo, Nghêu, Dộp Nguồn lợi thủy sản mang lại thu nhập rất lớn cho các hộ gia đình ở những làng ven biển Đai rừng bần phòng hộ góp phần tạo nên môi trường sinh thái thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản ở vùng đệm Rừng bần đóng vai trò như một máy lọc nước khổng lồ, có chức năng làm sạch nguồn nước trước khi bơm vào ao nuôi, ngay cả làm lắng đọng các chất thải từ ao nuôi xả ra (Ngô Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012)
Trang 2Theo Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2000), tài nguyên thuỷ sản trong rừng ngập mặn ở vùng cửa sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng rất phong phú, đa dạng Tài nguyên rừng ngập mặn đóng góp đáng kể vào thu nhập và sinh kế của người dân địa phương, cung cấp các sản phẩm như: gỗ, củi, dược liệu Trái bần là nguồn thức
ăn quan trọng cho cá và các loài thủy sản nói chung Các dịch vụ và giá trị của rừng Bần mang lại như: ngăn chặn lan tràn nước mặn và sóng; chống bão, sóng thần, triều cường, gió lốc, bảo vệ bờ biển, lấn biển; giảm nhẹ thiệt hại, bảo vệ đê biển và các công trình ở vùng ven biển; lưu trữ dinh dưỡng đất; sản xuất sinh khối; duy trì các quá trình sinh thái tự nhiên ở vùng ven biển và du lịch, giải trí, nghiên cứu khoa học.Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ở vùng cửa sông Cửu Long có thể đạt 3.099,36 USD/ha/năm (gồm giá trị từ nguồn gỗ, củi là 16,35 USD/ha/năm và giá trị gián tiếp là 3.083 USD/ha/năm) (Ngô Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012)
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam và Bangladesh là hai nước đang phát triển sẽ bị thiệt hại nặng nề do hiện tượng nước biển dâng Phần lớn đất màu mỡ nhất của Việt Nam bị chìm, ngập, đất nông nghiệp và GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) đều chịu những tác động xấu (Dasgupta và cộng sự, 2007)
Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, thường xuyên hứng chịu tác động mạnh của sóng, gió, bão Với kịch bản nước biển dâng cao 1
m, thì nước ta có hơn 40.000 km2 vùng ven biển và các đảo bị tác động, trong đó ĐBSCL và một số đảo bị nhấn chìm làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nơi cư trú của hơn 17 triệu người
quanh, phát triển tiềm năng du lịch, mang lại giá trị kinh tế cho con người và xã hội, từ đó góp phần quan trọng trong việc tạo dựng, khai thác rừng bần một cách hợp lý để mở rộng, phát triển hành lang xanh, chắn sóng, gió biển Trong điều kiện cực đoan về lập địa, thời tiết khí hậu khắc nghiệt và tác động mạnh, thường xuyên của sóng gió, bão
Trang 3Chính vì những giá trị trên, nghiên cứu được thực hiện với đề tài “Đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long”, nhằm
phân tích, đánh giá giá trị kinh tế từ sản phẩm rừng bần Kết quả nghiên cứu làm
cơ sở quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp quản lý, khai thác và phát triển rừng bần hợp lý, như là một phần của giải pháp cho chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu, đồng thời bổ sung một nội dung mới trong nghiên cứu khoa học về giá trị kinh tế của RNM tại ĐBSCL
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tổng quát là đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đề xuất một số giải pháp làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, các mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm:
(1) Phân tích, đánh giá thực trạng sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long
(2) Đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long
(3) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về không gian
Việc thực hiện đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần là lĩnh vực nghiên cứu mới, nghiên cứu được thực hiện thông qua việc tổng hợp, phân tích các tài liệu báo cáo có liên quan, phỏng vấn các chuyên gia, điều tra xã hội học theo phiếu điều tra được thiết kế sẵn Số liệu sơ cấp thu thập thông qua việc phỏng vấn
Trang 4người dân sống ven rừng bần tại 03 huyện thuộc 02 tỉnh ĐBSCL (huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh, huyện Cù Lao Dung và huyện Trần Đề thuộc tỉnh Sóc Trăng) để tiến hành điều tra, phỏng vấn Số liệu sau khi thu thập được sử dụng cho việc phân tích, đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần như việc khai thác các sản phẩm từ rừng bần để tạo thu nhập cho hộ dân sống ven rừng, giá trị cảnh quan du lịch mà rừng bần mang lại cho khách tham quan (thông qua chỉ tiêu đánh giá chi phí du lịch và giá trị phòng hộ chắn sóng, gió, bão của rừng bần) Rừng bần tại ĐBSCL được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì những lý do sau:
Thứ nhất, đây là vùng rừng bần tiêu biểu với đặc điểm toàn là cây bần già,
kết hợp với rừng bần non mới phát triển, rất dày (các cây rừng khác mọc đan xen vào là không đáng kể) mà các vùng khác chưa có Nơi đây chứa đựng những giá trị sinh thái và đa dạng sinh học, mang lại nét đặc trưng riêng so với các vùng RNM khác
Thứ hai, rừng bần tại khu vực nghiên cứu có nhiều giá trị kinh tế, bao gồm
cả giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp Cho nên, kết quả nghiên cứu có thể đưa ra nhận định mang tính khách quan, hạn chế tối thiểu sự tương quan, ràng buộc về giá trị kinh tế so với các vùng RNM khác
Thứ ba, với các giá trị kinh tế đa dạng, cũng như các giá trị về sinh thái
quan trọng có được từ rừng bần tại ĐBSCL, bởi rừng bần là nơi mà sự xung đột giữa các hoạt động phát triển và bảo tồn thể hiện rõ ràng nhất Vì vậy, vùng này rất cần có sự tiếp cận nghiên cứu khá toàn diện, cụ thể là nhằm có giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên mang tính đồng bộ, hệ thống, trong đó có các thông tin về giá trị kinh tế từ sản phẩm rừng bần
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng việc tạo ra thu nhập chủ yếu của
hộ dân sống xung quanh rừng bần, nhờ vào việc khai thác các sản phẩm từ rừng bần, tiềm năng phát triển du lịch và giá trị phòng hộ của rừng bần tại ĐBSCL Thông tin thu thập từ số liệu thứ cấp như: các tài liệu, đề tài, đề án, các báo cáo
Trang 5tình hình hoạt động bảo vệ, phát triển rừng bần tại các tỉnh thuộc ĐBSCL giai đoạn
2010 - 2019 Bên cạnh đó, số liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát thực tế để ước lượng các mô hình nghiên cứu, khảo sát tại 03 huyện (02 tỉnh thuộc Trà Vinh và 01 tỉnh thuộc Sóc Trăng) giai đoạn từ tháng 06/2018 đến tháng 12/2019 Các huyện được chọn khảo sát chính là nơi có quy mô và diện tích rừng bần lớn nhất ĐBSCL
hiện nay
1.3.3 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu thông qua điều tra xã hội học thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá các sản phẩm từ rừng bần mang lại thu nhập cho các hộ dân Trong bối cảnh nghiên cứu, sản phẩm từ rừng bần được xem là nguồn thu nhập chính của các
hộ dân sống ven rừng bần, không có thu nhập từ các nguồn nào khác, thậm chí có nhưng không đáng kể Nghiên cứu không khảo sát những hộ dân có nguồn thu nhập chính từ các nguồn khác Thông qua kết quả phân tích, nghiên cứu làm rõ thêm giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần
Nghiên cứu đánh giá, xác định giá trị cảnh quan thông qua giá trị du lịch của rừng bần và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển tiềm năng du lịch, hỗ trợ xây dựng kế hoạch dài hạn bảo vệ, khai thác và phát triển rừng bần tại ĐBSCL
Xác định giá trị của rừng phòng hộ thông qua việc xác định chi phí xây dựng, bảo dưỡng đê bao ngăn sóng biển, gió, bão tại những nơi không có rừng bần
để ước tính giá trị kinh tế của rừng bần phòng hộ (giá trị thay thế)
1.3.4 Giới hạn nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây tiếp cận với nhiều khía cạnh khác nhau về giá trị kinh tế RNM, nhưng chủ yếu tập trung vào các giá trị sử dụng (Use Value - UV) và giá trị phi sử dụng (Non Use Value- NUV) Giá trị
sử dụng bao gồm 3 nhóm: giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn Giá trị phi sử dụng được phân thành giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền (Turner, 2003)
Trang 6Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá về giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp của sản phẩm rừng bần tại ĐBSCL theo 03 nhóm như: (1) Giá trị tạo thu nhập, (2) Giá trị du lịch và (3) Giá trị phòng hộ của rừng bần Đây là nội dung hoàn toàn mới và khác biệt so với các công trình nghiên cứu trước đây về RNM Cụ thể như
sau:
(1) Giá trị tạo thu nhập của hộ dân sống xung quanh rừng bần thông qua việc khảo sát, thống kê, tổng hợp thu nhập các sản vật từ rừng bần của hộ dân sống xung quanh rừng bần (kể cả việc tiền nhận khoán bảo vệ rừng bần của Chính phủ);
(2) Giá trị du lịch là việc xác định giá trị hàng hóa, chất lượng môi trường thông qua việc xác định chi phí du lịch của khách đến các điểm tham quan, du lịch các rừng bần;
(3) Giá trị phòng hộ của rừng bần thông qua xác định chi phí thay thế, đó là chi phí đầu tư xây dựng, bồi trúc đê bao tại những nơi lân cận không có rừng bần
Cả 3 nhóm giá trị trên chính là giá trị kinh tế quan trọng của sản phẩm rừng bần tại ĐBSCL
* Giới hạn của nghiên cứu: Các hộ dân sinh sống quanh rừng bần thu nhập
chủ yếu từ việc khai thác từ các sản vật trong rừng bần (ngoài gỗ cây bần, giá trị gỗ không đáng kể), công sức họ bỏ ra hàng ngày được xem là chi phí để có thu nhập
từ các sản phẩm không phải gỗ (NTFP- Non timber forest products) Do hạn chế
về mặt thời gian, nguồn lực luận án chỉ tập trung nghiên cứu các sản phẩm mang lại thu nhập cho hộ dân nên việc tính toán chi phí NTFP và các giá trị kinh tế khác không được đề cập trong nghiên cứu
1.4 Các câu hỏi nghiên cứu
Giá trị từ sản phẩm nào của rừng bần mang lại thu nhập cho hộ dân sống ven rừng bần?
Các yếu tố nào tác động đến giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần ?
Giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần là bao nhiêu và sản phẩm nào của
Trang 7rừng bần có giá trị kinh tế cao?
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.5.1 Về mặt khoa học
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề quan trọng
liên quan đến rừng bần tại ĐBSCL theo 04 chức năng: Cung cấp, hỗ trợ, điều tiết
và văn hóa của rừng bần Các chức năng này có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho các nghiên cứu tiếp theo có cách nhìn bao quát và chọn đúng hướng nghiên cứu
Thứ hai, luận án đã xây dựng được mô hình đánh giá việc tạo thu nhập
thông qua chỉ tiêu đặc trưng của hộ dân, thu hoạch những sản phẩm từ rừng bần tạo nên, thiết lập đường cầu du lịch để tính chi phí khách du lịch đến tham quan rừng bần và dùng phương pháp thống kê để tính giá trị của rừng bần phòng hộ Các kết quả thống kê thứ cấp, kết quả điều tra, các mô hình lý thuyết được vận dụng vào việc tính toán, kiểm định, đảm bảo về độ tin cậy của các thành phần cấu thành nên thu nhập hộ gia đình, giá trị du lịch và giá trị phòng hộ Đồng thời, kết quả kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu góp phần khẳng định là cần có sự tồn tại giá trị của sản phẩm rừng bần tại ĐBSCL
Thứ ba, kết quả nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa giá trị kinh tế
của sản phẩm từ rừng bần thông qua đánh giá chỉ tiêu thu nhập hộ, với sự đa dạng hóa sản phẩm rừng bần tạo ra; phát triển du lịch sinh thái, cũng như mức độ đóng góp của rừng bần đối với việc ngăn ngừa bão, lũ, triều cường xâm nhập mặn tại ĐBSCL
Thứ tư, những khám phá mới từ kết quả nghiên cứu của luận án góp phần
làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực RNM trong phạm
vi toàn quốc
5.1.2 Về mặt thực tiễn
Trang 8Thứ nhất, nghiên cứu đã chỉ ra tiềm năng phát triển kinh tế của sản phẩm
rừng bần tại ĐBSCL, thông qua phương pháp thống kê mô tả, đo lường các biến quan sát và ước lượng mô hình nghiên cứu trong luận án
Thứ hai, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học, thực tiễn khách quan giúp
cho các nhà quản lý rừng bần (các nhà hoạch định chính sách về RNM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục Kiểm lâm, chính quyền địa phương…) thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo tồn, khai thác và phát triển rừng bần hợp lý và bền vững
Thứ ba, kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các
Trường đào tạo bộ môn Kinh tế Nông nghiệp, bộ môn Tài nguyên Môi trường về việc khai thác, phát triển sản phẩm từ rừng bần tại ĐBSCL, khắc phục những hạn chế mà từ trước đến nay chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng Đặc biệt
là chú trọng đến việc khai thác, phát triển rừng bần hợp lý, góp phần vào việc bảo
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay
Thứ tư, nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị đối với các nhà quản lý, các
nhà hoạch định chính sách có cách nhìn đầy đủ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của rừng bần, góp phần gia tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm của rừng bần tại ĐBSCL
1.6 Kết cấu của luận án
Bao gồm 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 9CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Các nghiên cứu về giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây đã phân tích, đánh giá các khía cạnh khác nhau về tổng giá trị kinh tế của RNM, bao gồm hai nhóm giá trị cơ bản, đó là: giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng
Nguồn: Turner, năm 2003
Hình 2.1 Tổng giá trị kinh tế của RNM
Giá trị kinh tế của RNM được Turner (2003) phân thành giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, cụ thể như sau:
♦ Giá trị sử dụng: Là những hàng hóa và dịch vụ sinh thái mà RNM cung cấp cho con người và các hệ thống kinh tế, được phân thành 3 nhóm: (1) Giá trị sử dụng trực tiếp, (2) Giá trị sử dụng gián tiếp, (3) Giá trị lựa chọn Các giá trị được định nghĩa như sau:
Trang 10(1) Giá trị sử dụng trực tiếp: Bao gồm những hàng hóa dịch vụ do giá trị kinh tế mà RNM mang lại và có thể sử dụng trực tiếp như: gỗ, củi, thủy sản, mật ong hay giá trị du lịch, giải trí
(2) Giá trị sử dụng gián tiếp: Là những giá trị, lợi ích từ những dịch vụ do
hệ sinh thái RNM mang lại và các chức năng sinh thái như: tuần hoàn dinh dưỡng, hấp thụ cacbon, điều hòa khí hậu
(3) Giá trị lựa chọn: Mang bản chất của những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc giá trị sử dụng gián tiếp của RNM Mặc dù, giá trị lựa chọn có thể sử dụng ở hiện tại nhưng chưa được sử dụng vì một lý do nào đó mà để lại sử dụng trong tương lai Ví dụ: Giá trị tạo cảnh quan, làm dược liệu
♦ Giá trị phi sử dụng: Là những giá trị bản chất, nội tại của RNM và được phân thành giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền, được định nghĩa như sau:
(1) Giá trị tồn tại của RNM: Là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn của cá nhân khi biết được các thuộc tính của RNM đang tồn tại ở một trạng thái nào đó và thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để có được trạng thái đó
(2) Giá trị lưu truyền: Là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi biết rằng tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai Giá trị này cũng thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ sau này
Khi đánh giá giá trị kinh tế RNM, phần lớn các nhà nghiên cứu trước đây thừng thực hiện theo hai hướng chính là: (1) Sử dụng tài liệu thứ cấp, tài liệu sơ cấp, dựa trên ý kiến thảo luận các chuyên gia; (2) Thông qua kết quả khảo sát địa bàn, phỏng vấn các đối tượng có liên quan, và thường được áp dụng bằng bộ câu hỏi điều tra để xác định, phân tích các giá trị kinh tế
2.2 Các giá trị trực tiếp
Theo Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2000) cho rằng, giá trị kinh tế của