1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty tnhh hoàng tuấn

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 227,23 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, các chuẩn mực kế toán về thuế cũng ra đời và ngàycàng hoàn thiện hơn đế đảm bảo công tác kế toán thuế trong doanh nghiệp,đặc biệt sự ra đời của chuẩn mực kế toán 17 “Thuế th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI

CÔNG TY TNHH HOÀNG TUẤN

Chuyên ngành : KẾ TOÁN

Mã Số : 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

N gười hướng dẫn khoa học : GS.TS LƯƠNG TRỌNG YÊM

HÀ NỘI - 2015

1 / 15

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

3 / 15

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 5

1.1 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng 5

1.2 Những vấn đề chung về thuế GTGT và thuế TNDN, các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp xây dựng 6

1.2.1 Thuế giá trị gia tăng 6

1.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 10

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 20

1.3 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại các doanh nghiệp xây dựng 21 1.3.1 Kế toán thuế GTGT 21

1.3.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG TUẤN 39

2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Hoàng Tuấn 39

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 39

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 39

2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán 46

2.1.4 Chính sách kế toán áp dụng 48

2.2 Thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn 50

2.2.1 Thực trạng về kế toán thuế GTGT 50

Trang 5

2.2.2 Thực trạng về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 59

2.3 Đánh giá về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn 64

2.3.1 Ưu điểm 64

2.3.2 Hạn chế cần khắc phục 65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỂ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG TUẤN 69

3.1 Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 69

3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn 72

3.2.1 Hoàn thiện chính sách kế toán thuế 72

3.2.2 Hoàn thiện kế toán thuế GTGT 73

3.2.3 Hoàn thiện kế toán thuế TNDN 79

3.2.4 Một số giải pháp khác 83

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 84

3.3.1 Đối với Nhà nước 84

3.3.2 Đối với các doanh nghiệp 86

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC

5 / 15

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BĐS Bất động sản

GTGT Giá trị gia tăng

NSNN Ngân sách Nhà nước

SXKD Sản xuất kinh doanh

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ Tài sản cố định

XDCB Xây dựng cơ bản

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty TNHH Hoàng Tuấn 40

Bảng 2.2 Trình bày thông tin thuế GTGT trên thuyết minh BCTC năm 2014 59

Bảng 2.3 Trình bày thông tin thuế TNDN trên BC KQ HĐKD 63

Bảng 3.1 Sổ theo dõi thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 73

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp thuế GTGT năm 73

Bảng 3.3 Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến chi phí khấu hao TSCĐ tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn 81

Bảng 3.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N 83

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 41

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức thực hiện thi công 41

Sơ đồ 2.3 Bộ máy kế toán 47

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ luân chuyển chứng từ kê khai thuế GTGT đầu vào 53

Sơ đồ 2.5 Sơ đồ luân chuyển chứng từ kê khai kế toán thuế GTGT đầu ra 55

7 / 15

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển nhanh chóng Trước bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, nhà nước cần phải tăng cường các nguồn lực và sử dụng các công cụ khác nhau để phát triển kinh tế xã hội Một trong những công cụ đắc lực để quản lý nền kinh tế

là thuế Thuế là nguồn thu quan trọng, đóng một phần lớn vào Ngân sách Nhà nước Ở nước ta, nếu không tính các khoản thu từ dầu thô, nguồn thu từ thuế thường chiếm trên 90% tống các khoản thu của Ngân sách Nhà nước Trong

đó, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp một phần lớn trong tổng thu từ thuế Thông qua thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập nhằm đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong nền kình tế Đồng thời, thuế có thể được sử dụng như một công cụ nhạy bén góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, tăng trưởng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và bình ổn thị trường

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định Thuế có tính bắt buộc và có tính pháp lý cao, được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về phạm vi, hình thức và các thủ tục, quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế Để đảm bảo cho việc hạch toán và nộp thuế đạt hiệu quả, Nhà nước đã xây dựng các quy định về thuế để các đối tượng thực hiện Tại các doanh nghiệp, việc tính toán

và xác định nghĩa vụ thuế phải nộp được thực hiện thông qua phòng kế toán

và tuân theo các chuẩn mực, luật kế toán Tuy nhiên trong thực tế lại tồn tại

sự khác biệt giữa chính sách kế toán và các quy định của luật thuế Lý do cơ bản của sự khác biệt này chính là do đối tượng phục vụ và mục tiêu của các chuẩn mực kế toán với các quy định về thuế là không giống nhau Các chuẩn mực kế toán được tạo nên nhằm đảm bảo cho việc hạch toán kế toán trong các đơn vị đạt hiệu quả Trong khi đó, các luật thuế lại chủ yếu tập trung vào

Trang 9

việc phân phối lại thu nhập đôi khi còn phụ thuộc chủ quan vào các nhà hoạch định chính sách thuế Chính phủ sử dụng chính sách thuế để thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của một số nghành nghề, cũng như ngăn chặn các tiêu cực về thuế Chính sự khác biệt này đã làm cho công tác hạch toán và quản lý thuế nói chung, đặc biệt là công tác hạch toán và quản lý thuế GTGT

và thuế TNDN gặp không ít khó khăn và bỡ ngỡ đối với cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế Tại các doanh nghiệp, công tác hạch toán, kê khai và quyết toán thuế còn thiếu hiểu biết, lúng túng dẫn đến các sai phạm Tình trạng gian lận, trốn thuế ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện công bằng xã hội

Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế và cơ quan thuế, Nhà nước đã ban hành và ngày càng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và kế toán thuế sao cho phù họp với cơ chế thị trường và điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Luật quản lý thuế được ban hành

đã đề cao vai trò của người nộp thuế trong việc tính toán, kê khai và tự chịu trách nhiệm Bên cạnh đó, các chuẩn mực kế toán về thuế cũng ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn đế đảm bảo công tác kế toán thuế trong doanh nghiệp, đặc biệt sự ra đời của chuẩn mực kế toán 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”

đã đưa ra những quy định cụ thể hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên chuẩn mực số 17 đưa ra nhiều khái niệm mới mẻ và mang tính kỹ thuật cao, trong khi đó Thông tư hướng dẫn vẫn còn trừu tượng và có phần làm cho vấn đề càng trở nên phức tạp hơn, khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn, tôi nhận thấy công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN còn sơ sài, chưa vận dụng một cách có hiệu quả các quy định về thuế GTGT và thuế TNDN nêu trong các luật thuế và Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” Công tác kế toán thuế GTGT vẫn còn nhiều sai sót Đặc biệt công tác hạch toán thuế TNDN còn rất đơn giản Doanh nghiệp vẫn tiến hành hạch toán các

2

9 / 15

Trang 10

chỉ tiêu bình thường, sau khi lên Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đưa vào số liệu từ chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán nhân với tỷ lệ thuế suất áp dụng để tính ra số thuế TNDN phải nộp trong năm Để tránh rắc rối trong công tác kế toán thuế TNDN, kế toán không sử dụng các tài khoản

243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, tài khoản 347- Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả Do đó các chỉ tiêu này rất ít khi được xuất hiện trong Bảng cân đối kế toán Xuất phát từ những lý do về mặt lý luận và thực

tiễn nêu trên Tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán thuế GTGT và thuế

TNDN tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn” làm đế tài Thạc sĩ kinh tế với mong

muốn giải quyết được những vấn đề đang tồn tại hiện nay cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn nhằm góp phần thực hiện tốt kế toán thuế GTGT và thuế TNDN, qua đó nâng cao hiệu quả kế toán thuế TGTG và thuế TNDN tại Công ty TNHH Hoàn Tuấn

2 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Đề tài hệ thống hóa và làm rõ thêm về mặt lý luận cơ bản về pháp luật thuế và kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

- Thông qua sự phân tích đánh giá thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuê TNDN tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn đề tài làm sáng tỏ tình hình chấp hành pháp luật thuế, vai trò và mối quan hệ giữa kể toán thuế đối với công tác quản lý thu thuế

- Thông qua việc khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn, đề tài chỉ ra những kết quả, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện pháp luật thuế cũng như kế toán thuế GTGT và thuế TNDN, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế GTGT, thuế TNDN

3 Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được các mục đích sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

- Đánh giá thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty

Trang 11

TNHH Hoàng Tuấn, qua đó chỉ ra vai trò của kế toán thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp cũng như đối với công tác quản lý thuế hiện nay

- Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình thực hiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản về thuế GTGT và thuế TNDN, tình hình kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn Nghiên cứu thực trạng và đánh giá thực trạng thông qua việc thu thập, khảo sát số liệu tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn và đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu thông qua các phương pháp: Duy vật biện chứng, đồng thời sử dụng các phương pháp duy vật lịch sử bằng khảo sát thực tế, phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh

Đồng thời việc nghiên cứu các chính sách, chế độ, các Luật, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về thuế và kế toán thuế GTGT, thuế TNDN và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17, các giáo trình kế toán thuế Chế độ kế toán doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt sử dụng tài liệu, số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính tại Công ty TNHH Hoàng Tuấn từ năm 2012 đến năm 2014

6 Kết cấu đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và các phụ lục liên quan, nội dung kết cầu của đề tài gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

Chương 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty

TNHH Hoàng Tuấn

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại

Công ty TNHH Hoàng Tuấn

4

11 / 15

Trang 12

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

1.1 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng

Trong các ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, xây dựng cơ bản là ngành sản xuất độc lập, mang tính chất công nghiệp, có chức năng tái sản xuất tài sản cố định, tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, tăng tiềm lực quốc phòng cho đất nước và đặc biệt không có một ngành nào trong nền kinh tế quốc dân có thể phát triển nếu không có xây dựng cơ bản

- Đặc điểm sản phẩm: Ngành xây dựng cơ bản cũng có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chung giống các ngành khác như: Sản phẩm xây dựng được tiến hành một cách liên tục từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát cho đến khâu thiết kế, thi công quyết toán và bàn giao công trình Sản xuất xây dựng có tính, dây truyền giữa các khâu của hoạt động sản xuất, các khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy nhiên ngành xây dựng cơ bản lại có những nét riêng so với các ngành sản xuất khác về kinh tế kỹ thuật, sự khác biệt đó

đã tác động rất nhiều đến công tác quản lý và hạch toán trong các doanh nghiệp xây dựng

- Hoạt động xây dựng được tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố tự nhiên: Nắng, mưa, bão ảnh hưởng đến chất lượng

và tiến độ thi công

- Thời gian thi công thường kéo dài nên vốn đầu tư thường rất dễ bị ứ đọng, dễ gặp rủi ro bởi sự biến động của giá cả thị trường, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới dự toán và lợi nhuận của doanh nghiệp

Việc thi công các công trình, hạng mục công trình thường tổ chức phân tán không cùng một địa điểm nên khó khăn cho việc quản lý Do vậy mà hiện nay các doanh nghiệp xây dựng ở nước ta thường tổ chức sản xuất theo phương thức khoán công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc cho các đơn vị nội bộ doanh nghiệp

Trang 13

Các đặc điểm nêu trên của các doanh nghiệp xây dựng đã tác động tới công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trên các góc độ:

- Phương pháp tính thuế: Các doanh nghiệp xây dựng tập hợp và tính thuế theo từng công trình hoặc hạng mục công trình

- Kiếm tra, giám sát quá trình thu thuế: Đối với các công trình xây dựng, quá trình xây dựng chiếm thời gian lâu dài, sản phẩm có giá trị lớn nên việc kiểm tra giám sát quá trình thu thuế đòi hỏi phải có thời gian dài, tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận

- Quy mô tính toán thuế: Các công trình xây dựng thường được tiến hành trong một thời gian dài, nhiều nội dung, chi phí lớn, khối lượng các chứng từ nhiều nên việc tính toán, kê khai thuế GTGT và thuế TNDN phải thực hiện trong thời gian dài, công việc nhiều

- Quyết toán thuế: Do mỗi công trình xây dựng có những đặc điểm riêng, có vị trí riêng, thời gian thi công riêng, chi phí tính riêng nên việc quyết toán thuế GTGT và thuế TNDN phải được thực hiện riêng cho từng công trình hoặc theo từng hạng mục công trình, theo năm tài chính Thời gian quyết toán thuế GTGT và thuế TNDN theo từng công trình phải được công ty quy định rõ ràng

1.2 Những vấn đề chung về thuế GTGT và thuế TNDN, các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp xây dựng

1.2.1 Thuế giá trị gia tăng

1.2.1.1 Khái niệm về thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

1.2.1.2 Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Theo quy định của Luật thuế GTGT thì đối tượng nộp thuế GTGT là tất

cả các tố chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh

6

13 / 15

Trang 14

doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và mọi tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu)

1.2.1.3 Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Theo quy định của Luật thuế GTGT thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT

1.2.1.4 Căn cử và phương pháp tính thuế GTGT

a) Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất

b) Giá tính thuế giá trị gia tăng

- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;

Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;

Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài;

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;

Ngày đăng: 03/06/2024, 20:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN