1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt: Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020

27 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HOÀNG TUẤN

CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2020

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 9229015

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TS Mạch Quang Thắng

2 TS Nguyễn Đình Thống

Phản biện 1: ………

Phản biện 2: ………

Phản biện 3: ………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

vào hồi ……… giờ ……… ngày ……… tháng ……… năm 20 ………

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (năm 2021) khẳng định: “Đảng có trách nhiệm lịch sử to lớn đối với Tổ quốc, đồng bào và dân tộc ta”, “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng (…) là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” Công an nhân dân (CAND) Việt Nam là lực lượng vũ trang nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Đảng lãnh đạo lực lượng CAND tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, do đó, công tác xây dựng Đảng trong lực lượng CAND là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là nhân tố và điều kiện quyết định để lực lượng CAND hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao Lịch sử xây dựng Đảng trong CAND là một bộ phận quan trọng trong lịch sử xây dựng Đảng, chứa đựng nhiều sáng tạo và nét đặc thù của tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang, rất cần được nghiên cứu, tổng kết

Các trường CAND vừa là những cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, vừa là các đơn vị dự bị chiến đấu trực thuộc Bộ Công an, nơi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng lực lượng của CAND Công tác xây dựng Đảng trong các trường CAND không chỉ có vai trò quyết định đối với công tác của các nhà trường, mà còn

có ý nghĩa rất quan trọng đối với xây dựng lực lượng CAND Việt Nam về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo

vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới Nghiên cứu công tác xây dựng Đảng trong các trường CAND, do đó, có ý nghĩa góp phần làm sáng rõ lịch sử công

Trang 4

tác xây dựng Đảng trong CAND Việt Nam; đồng thời, có thể đúc kết các kinh nghiệm hay có thể vận dụng vào công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng trong lực lượng CAND nói riêng, trong hiện tại và tương lai Đến nay, đã có một số nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng trong các trường CAND, song về phương diện khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào tiếp cận công tác xây dựng Đảng trong các trường CAND như một nghiên cứu độc lập, có tính hệ thống

Trong 11 cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp CAND hiện nay, Trường Đại học ANND, Trường Đại học CSND, Trường Cao đẳng CSND II là 03 đơn vị có trụ sở chính ở Thành phố

Hồ Chí Minh (TPHCM), được Bộ Công an phân vùng tuyển sinh từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào Nam Các đảng bộ trường CAND ở TPHCM đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng ủy Công an Trung ương (CATW), giữ vai trò lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt và là một nhân tố quyết định những thành công trong công tác giáo dục, đào tạo của các nhà trường Đáp ứng yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ ngày càng cao của các trường CAND, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy CATW, các đảng bộ trường CAND ở TPHCM không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, phát triển từ tổ chức cơ sở đảng đến đảng bộ cấp trên cơ sở, với những thay đổi rất căn bản về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy mô Những thành công về tổ chức

và hoạt động lãnh đạo của các đảng bộ trường CAND ở TPHCM gắn liền với quá trình xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, không chỉ đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu của các nhà trường mà còn ở số lượng lớn đảng viên là sinh viên được kết nạp trong quá trình học tập, rèn luyện tại các trường

Trang 5

Nghiên cứu các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng thời gian qua, làm sáng rõ quá trình các đảng bộ trường vừa tuân thủ và vận dụng chủ trương của Đảng, sự chỉ đạo của Đảng ủy CATW vào thực tiễn xây dựng Đảng, vừa phát huy vai trò chủ động, phù hợp với đặc thù của các đơn vị hoạt động trên địa bàn phía Nam; đồng thời, đúc rút những kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn xây dựng Đảng hiện nay, trước hết là cho các trường CAND phía Nam, là cần thiết

Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ,

chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020, từ đó đúc rút một số kinh nghiệm góp phần tăng cường công tác xây dựng

Đảng tại các trường CAND trong giai đoạn tiếp theo

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

- Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng Phục dựng quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020, qua hai giai đoạn được lựa chọn phân

kỳ (từ năm 2003 đến năm 2011, từ năm 2011 đến năm 2020)

- Nhận xét kết quả, với những ưu điểm và hạn chế nhất định của quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần tăng cường

Trang 6

công tác xây dựng Đảng tại các trường CAND trong giai đoạn tiếp theo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng qua việc xây dựng chủ trương và hoạt động chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của các đảng bộ trường trên các mặt xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ

- Về thời gian: Từ năm 2003 đến năm 2020, qua hai giai đoạn

được lựa chọn phân kỳ (từ năm 2003 đến năm 2011, và từ năm 2011 đến năm 2020)

Từ năm 2003, khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số

152/2003/QĐ-TTg ngày 28/7/2003 “Về việc thành lập Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (CSND)” và Quyết định số 154/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 “Về việc thành lập Trường Đại học An ninh nhân dân (ANND)” Các đảng bộ cơ sở trường CAND ở TPHCM trở thành tổ chức đảng lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học độc lập

Năm 2011, khi Ban Thường vụ Đảng ủy CATW ban hành Quyết

định số 24-QĐ/ĐUCA(X13) và Quyết định số 25-QĐ/ĐUCA(X13), ngày 13/4/2011, “Về việc giao quyền cấp trên cơ sở” [105; 106] cho Đảng ủy Trường Đại học ANND và Đảng ủy Trường Đại học CSND Các đảng bộ trường CAND ở TPHCM bước vào giai đoạn thí điểm xây dựng đảng bộ cấp trên cơ sở

Đến năm 2020, khi Ban Thường vụ Đảng ủy CATW ban hành

Quyết định số 670-QĐ/ĐUCA ngày 24/02/2020, Quyết định số

Trang 7

794-QĐ/ĐUCA ngày 24/4/2020, kiện toàn tổ chức đảng, lập đảng bộ cấp trên cơ sở tại các trường CAND ở TPHCM Các đảng bộ trường CAND

ở TPHCM kết thúc giai đoạn thí điểm, chính thức được công nhận là đảng bộ cấp trên cơ sở

Về không gian: Các trường CAND có trụ sở chính ở TPHCM,

bao gồm 03 cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp trực thuộc Bộ Công an, thứ tự liệt kê theo danh mục số hiệu các học viện, trường CAND, ban hành kèm theo Quyết định số 2211/QĐ-BCA ngày 30/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an: Trường Đại học ANND (T04), Trường Đại học CSND (T05), Trường Cao đẳng CSND II (T10)

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về xây dựng đảng cộng sản, đảng cộng sản cầm quyền, công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic; đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ, góp phần thực hiện các nhiệm vụ, vấn đề luận án đặt ra

4.3 Nguồn tài liệu

Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đường lối, chủ trương về an ninh quốc gia và xây dựng lực lượng nòng cốt bảo

vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; về công tác xây dựng Đảng trong lực lượng CAND

Các chương trình, kế hoạch, đề án, báo cáo của lực lượng CAND liên quan đến nội dung đề tài; các báo cáo tổng kết giai đoạn, tổng kết năm học của các trường CAND Văn bản của cơ quan chính trị trong

Trang 8

CAND hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xây dựng Đảng Văn kiện đại hội, hội nghị, nghị quyết chuyên đề, nghị quyết lãnh đạo xây dựng

và thực hiện chương trình công tác; báo cáo công tác Đảng, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ CATW, các đảng bộ trường CAND Các sách, báo, tạp chí xuất bản; luận văn, luận án, đề tài có liên quan đến đề tài luận án

5 Đóng góp mới của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm

2020, luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác xây dựng Đảng trong CAND Việt Nam

Luận án cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạt động lãnh đạo, tham mưu của cấp ủy, đơn vị chức năng trong đề xuất chủ trương, biện pháp tăng cường công tác xây dựng Đảng tại các trường CAND trong tình hình mới

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Kết quả của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử công tác xây dựng Đảng trong CAND, giúp các đơn vị chức năng trong CAND tham khảo, phục vụ tham mưu các chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp tiếp tục hoàn thiện tổ chức đảng, bộ máy các trường CAND trong tình hình mới Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam tại các học viện, trường CAND

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

lý luận và thực tiễn” do Vũ Thị Kiều Phương làm Chủ nhiệm

- Các nghiên cứu liên quan đến quá trình xây dựng Đảng về tổ chức và cán bộ:

Công trình “Đảng Cộng sản - Những vấn đề lý luận và mô hình tổ chức bộ máy” của Lưu Văn Sùng; Nguyễn Văn Giang và Phạm Tất Thắng với cuốn sách “Các lý thuyết tổ chức hiện đại và việc vận dụng vào công tác tổ chức xây dựng Đảng hiện nay”; luận

án “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ đảng viên từ năm 2001 đến năm 2010” của Đỗ Văn Nghĩa

Trang 10

1.1.2 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến quá trình Đảng lãnh đạo Công an nhân dân và công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

- Các nghiên cứu liên quan đến quá trình Đảng lãnh đạo CAND làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự:

Tác giả Nguyễn Bình Ban với cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị trong thời kỳ đổi mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND - Giá trị lý luận và thực tiễn”, “Xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm

vụ trong tình hình mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Tô Lâm

- Các nghiên cứu liên quan đến quá trình xây dựng Đảng trong CAND:

Cuốn sách “Công tác tổ chức xây dựng Đảng trong CAND thời

kỳ đổi mới” của Đinh Ngọc Hoa; luận án “Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác Đảng trong Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn hiện nay” của Lê Văn Hạnh; cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ CATW (1945 - 2015)”; “Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong CAND” của Đảng ủy CATW

1.1.3 Những nghiên cứu có liên quan đến hoạt động lãnh đạo của các đảng bộ, lịch sử các học viện, trường Công an nhân dân

- Các nghiên cứu liên quan đến quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm

vụ chính trị, thực trạng công tác đào tạo tại các học viện, trường CAND:

Luận án “Giáo dục đạo đức người Công an cách mạng cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc lực lượng CAND khu vực phía Bắc nước ta hiện nay” của Trần Thị Thanh Huyền; luận án “Giáo dục ý thức chính trị cho học viên các Học viện CAND ở Việt Nam hiện nay” của Bùi Trường Giang; luận án “Vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử của học viên các trường CAND Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Thế

Trang 11

- Các nghiên cứu liên quan đến quá trình các đảng bộ học viện, trường CAND lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng:

Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang với luận án “Đảng bộ CATW lãnh đạo xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trường đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010”; luận án “Xây dựng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho cán bộ, giảng viên các học viện CAND hiện nay” của Nguyễn Thị Thu Trang

- Các nghiên cứu về lịch sử các học viện, trường CAND: Tổng

quan một số biên niên sử, thông sử, đề tài khoa học lịch sử do các học viện, trường CAND biên soạn cho đơn vị

1.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1.2.1 Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

Về mặt tư liệu, các công bố khoa học có liên quan đến luận án thuộc nhiều loại hình khác nhau và được tiếp cận ở nhiều góc độ

Về phương pháp, các công trình khoa học có liên quan chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời

sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể đa dạng, đặc trưng của các chuyên ngành khoa học khác nhau

Về nội dung, các công bố khoa học có liên quan đến đề tài luận

án thể hiện những kết quả nghiên cứu chủ yếu: Một là, hệ thống hóa, làm rõ các mặt của công tác xây dựng Đảng Hai là, phục dựng quá

trình Đảng lãnh đạo CAND và công tác xây dựng Đảng trong lực lượng

CAND Ba là, phân tích vai trò của công tác xây dựng Đảng trong quá

trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xây dựng lực lượng của các học viện, trường CAND

Trang 12

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các công trình khoa học công bố đã có những đóng góp quan trọng trong phân tích, làm rõ quá trình, thực trạng xây dựng lực lượng, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của các trường CAND, nhưng chưa đi sâu làm

rõ quá trình lãnh đạo cũng như hoạt động xây dựng bản thân chủ thể lãnh đạo là các đảng bộ trường Đồng thời, tổng quan tình hình nghiên cứu cũng cho thấy rất ít đề tài khảo sát tại các trường CAND ở TPHCM, hơn nữa chưa có công trình khoa học nào dưới dạng luận án tiến sĩ được công bố về quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Một là, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên

quan đến quá trình Đảng lãnh đạo lực lượng CAND, luận án tổng hợp, phân tích những yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng tại các trường CAND ở TPHCM

Hai là, tiếp thu phương pháp, kết quả nghiên cứu của các công

trình đã tổng quan, luận án phục dựng quá trình các đảng bộ trường CAND ở TPHCM đề ra chủ trương và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác xây dựng Đảng

Ba là, luận án nhận xét kết quả quá trình các đảng bộ trường

CAND ở TPHCM lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, làm cơ sở đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần tăng cường công tác xây dựng Đảng tại các trường CAND ở TPHCM nói riêng, các đảng bộ trường CAND nói chung trong thời gian tới

Trang 13

Chương 2 CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG

TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2011

2.1 YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM

2003 ĐẾN NĂM 2011

2.1.1 Nguyên tắc, cơ chế Đảng lãnh đạo lực lượng CAND

- Đảng lãnh đạo CAND tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt: Với vai

trò là lực lượng tham mưu, nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, CAND đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng là một tất yếu khách quan nhằm giữ vững bản chất cách mạng của lực lượng CAND, bảo đảm CAND luôn là một lực lượng thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

- Hệ thống tổ chức đảng trong Công an nhân dân được thiết lập theo cơ chế song trùng lãnh đạo: Tổ chức đảng ở Công an địa phương

cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy địa phương cấp đó, đồng thời chấp hành nghị quyết, chỉ thị của đảng ủy Công an cấp trên về bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng và xây dựng tổ chức đảng Tuy nhiên, đối với hệ thống tổ chức đảng tại các học viện, trường CAND, thì tổ chức đảng vẫn thiết lập theo hệ thống dọc

- Các loại hình tổ chức cơ sở đảng trong CAND được lập tương ứng với tổ chức của CAND ở cơ sở, cấp ủy CAND lãnh đạo mọi mặt công tác đối với đơn vị thuộc quyền: Tổ chức cơ sở đảng trong CAND dù có nhiều

loại hình khác nhau, nhưng cơ bản thống nhất ở thẩm quyền lãnh đạo của tổ

Ngày đăng: 03/06/2024, 18:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w