Tiểu luận môn Quản trị và kinh doanh quốc tế - TS. Nguyễn Thị Thu Trang Chương trình đào tạo Thạc sĩ - Trường ĐH Ngoại Thương Liên minh chiến lược - 2024
Trang 1LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC PFIZER – BIONTECH VỀ PHÁT
TRIỂN VÀ PHÂN PHỐI VẮC-XIN COVID-19
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG 3
1.1 Khái niệm liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế 3
1.2 Một số mô hình phân tích 3
1.3 Pfizer Inc 6
1.4 BioNTech SE 7
CHƯƠNG 2: HÌNH THÀNH LIÊN MINH PFIZER-BIONTECH 9
2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (2019-2020) – mô hình PESTEL 9
2.2 Phân tích môi trường ngành (2019-2020) – Mô hình 5 áp lực cạnh tranh 11
2.3 Phân tích nội bộ Pfizer – Mô hình SWOT 13
2.4 Phân tích nội bộ BioNTech – Mô hình SWOT 16
2.5 Hình thành liên minh chiến lược 17
CHƯƠNG 3: LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC PFIZER – BIONTECH 19
3.1 Kết quả hoạt động qua các giai đoạn 19
3.2 Các yếu tố đóng góp đến sự thành công của Pfizer và BioNTech 22
3.3 Bài học kinh nghiệm từ liên minh chiến lược Pfizer và BioNTech 23
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số chỉ số kinh doanh của Pfizer giai đoạn 2019-2022 20 Bảng 2: Một số chỉ số kinh doanh của BioNTech giai đoạn 2019-2022 20
Trang 4MỞ ĐẦU
Đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2019 đã gây ra những ảnh hưởng to lớn trên toàn cầu, đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người, đồng thời gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và xã hội Trong bối cảnh này, việc phát triển vắc-xin an toàn và hiệu quả là vô cùng cấp bách để kiểm soát đại dịch và bảo vệ sức khỏe cộng đồng Nhiều
nỗ lực hợp tác giữa các tổ chức kinh tế - xã hội và các chính phủ được thực hiện để đẩy nhanh quá trình sản xuất và phân phối vắc-xin, trong đó có sự thành lập liên minh chiến lược giữa Pfizer và BioNTech trong việc phát triển và phân phối vắc-xin COVID-19, tạo
ra vắc-xin đầu tiên trên thế giới Comirnaty (BNT162b2) và thương mại hoá rộng rãi Thành công của liên minh này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống lại đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, thu hút sự chú ý của giới học thuật và thực tiễn, khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu
Để trả lời câu hỏi liên minh chiến lược giữa Pfizer và BioNTech đã đạt được kết quả và thành công gì, dựa trên các yếu tố tạo nào và bài học nào có thể được rút ra, tôi lựa chọn đề tài "Phân tích liên minh chiến lược Pfizer và BioNTech: Thành công, tác động và bài học kinh nghiệm" cho bài tiểu luận này
Trong đó:
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Nêu cơ sở lý luận về liên minh chiến lược
+ Làm rõ cơ sở hình thành liên minh chiến lược Pfizer-BioNTech
+ Trình bày các kết quả đạt được của liên minh qua các giai đoạn
+ Xác định các yếu tố chính dẫn đến thành công của liên minh BioNTech
Pfizer Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Liên minh chiến lược Pfizer-BioNTech
+ Phạm vi nghiên cứu: Khởi nguồn và mục tiêu của liên minh BioNTech; Các hoạt động hợp tác chính của liên minh; Hiệu quả hoạt động của liên minh; Bài học kinh nghiệm rút ra từ liên minh
Trang 5Pfizer Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tài liệu, dữ liệu
- Bài tiểu luận này chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung
Khái quát chung về lý thuyết và thông tin doanh nghiệp đề cập trong bài
Chương 2: Hình thành liên minh chiến lược Pfizer và BioNTech
Phân tích môi trường, nguyên nhân thúc đẩy hình thành liên minh chiến lược và nội dung cơ bản của liên minh
Chương 3: Liên minh chiến lược Pfizer – BioNTech
Các hoạt động và thành tựu đạt được, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm
Trang 6CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG 1.1 Khái niệm liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế
- Khái niệm: Liên minh chiến lược là sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp
nhằm đạt được mục tiêu chung, tạo ra lợi thế cạnh tranh và chia sẻ rủi ro
Nhu cầu thành lập liên minh chiến lược thường xuất hiện khi một số doanh nghiệp
có một mục tiêu chung cụ thể cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định mà mục tiêu đó đối với một doanh nghiệp đơn lẻ khó có thể thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả
- Đặc điểm cơ bản của liên minh chiến lược:
+ Mục tiêu chung rõ ràng, mang lại lợi ích cho các bên tham gia
+ Cam kết lâu dài và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên
+ Chia sẻ thông tin, kiến thức và nguồn lực một cách hiệu quả
+ Cấu trúc tổ chức linh hoạt, thích ứng với thay đổi
- Các hình thức của liên minh chiến lược có thể là:
+ Liên minh nghiên cứu và phát triển
+ Liên minh sản xuất và marketing
+ Liên minh phân phối và bán hàng
+ Liên minh đầu tư chiến lược
+ Liên minh chiến lược toàn diện
1.2 Một số mô hình phân tích
1.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô – Mô hình PESTEL:
Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô được doanh nghiệp sử dụng để đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ Mô hình này bao gồm 6 yếu tố: chính trị (Political), kinh tế (Economic), xã hội (Social), công nghệ (Technological), môi trường (Environmental), và pháp lý (Legal)
Cụ thể về 6 yếu tố như sau:
(1)Chính trị:
- Đường lối, chính sách của nhà nước, môi trường chính trị trong nước và quốc tế, các chiến lược và chính trị phát triển kinh tế xã hội có tác động lên ngành
Trang 7- Xung đột chính trị vừa đem lại cơ hội, vừa đem lại thách thức tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng ngành.
(2)Luật pháp: Các quy định của Chính phủ, các văn bản pháp quy… tác động tương
đối đa dạng đến hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường
(3) Kinh tế: Các yếu tố như tình trạng kinh tế, tốc độ tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá hối
đoái, là những yếu tố tác động đến nhu cầu và mức cung của thị trường mà doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế cần quan tâm
(4) Môi trường tự nhiên: Các yếu tố như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, tài
nguyên thiên nhiên sẽ xác định các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp cũng như rào cản khi tham gia thị trường
(5) Môi trường công nghệ: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các ứng dụng công nghệ
mới, hạ tầng kỹ thuật có tạo cơ hội để doanh nghiệp tham gia thị trường hay không,
(6) Môi trường văn hóa: Môi trường văn hóa bao gồm những chuẩn mực và giá trị
được chấp nhận và tôn trọng bởi xã hội hoặc 1 nền văn hóa cụ thể
1.2.2 Phân tích môi trường ngành – Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Porter's Five Forces) là một phương pháp để phân tích
sự cạnh tranh của một doanh nghiệp được sáng lập và phát triển bởi Michael E Porter
và xuất bản trong tạp chí kinh doanh Harvard năm 1979
Lý thuyết mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter dựa trên khái niệm rằng có năm lực lượng quyết định cường độ cạnh tranh và sức hấp dẫn của một thị trường Nó giúp xác định quyền lực nằm ở đâu trong tình hình kinh doanh Điều này hữu ích cả trong việc tìm hiểu sức mạnh của vị thế cạnh tranh hiện tại của tổ chức và sức mạnh của
vị trí mà một tổ chức có thể hướng đến 5 áp lực
(1) Sự cạnh tranh hiện tại giữa các đối thủ trong ngành: Yếu tố cuối cùng xem xét
mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành Sự cạnh tranh cao có thể dẫn đến giảm giá, cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ, và tăng cường chiến lược marketing
(2) Mối đe dọa của những đối thủ tiềm năng: Yếu tố này đánh giá mức độ dễ dàng
cho các công ty mới vào thị trường Các rào cản đối với việc thâm nhập thị trường có thể
Trang 8bao gồm vốn lớn, sự khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, hoặc quy định pháp lý nghiêm ngặt.
(3) Sức mạnh của khách hàng: Đây là sức ảnh hưởng mà khách hàng có đối với việc
quyết định mua hàng hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp Nếu khách hàng chiếm ưu thế trong thị trường, họ có thể đòi hỏi giảm giá hoặc chất lượng tốt hơn
(4) Sức mạnh của nhà cung cấp: Yếu tố này xác định sức mạnh của người cung cấp
hàng hóa hoặc dịch vụ đối với doanh nghiệp Nếu số lượng nhà cung cấp ít hoặc không
có nhiều lựa chọn thay thế, họ có thể tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm/dịch vụ
(5) Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế: Yếu tố này đánh giá khả năng của sản phẩm
hoặc dịch vụ thay thế có thể làm giảm nhu cầu của sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại trên thị trường
1.2.3 Phân tích nội bộ doanh nghiệp- Mô hình SWOT
SWOT là viết tắt của 4 thành phần cấu thành: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) là mô hình được sử dụng phổ biến trong việc phân tích kế hoạch kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh thực tế
- Điểm mạnh (Strengths): là những yếu tố vượt trội, tách biệt, độc đáo của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như lượng khách hàng trung thành, công nghệ hiện đại, thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm độc đáo
- Điểm yếu (Weaknesses): là những yếu tố cản trở doanh nghiệp hoạt động một cách
tối ưu nhất Đây là những điểm mà doanh nghiệp cần khắc phục, cải tiến nhanh chóng
để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường như: giá cao hơn đối thủ, thương hiệu còn nhỏ, chưa có tiếng trên thị trường, sản phẩm lỗi,
- Cơ hội (Opportunities): là những yếu tố tác động ở ngoài tác động thuận lợi, tích
cực, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển, xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị trường Ví dụ: Tiềm năng phát triển thương hiệu hoặc bán hàng trên các mạng xã hội như Tiktok, nhu cầu khách hàng ngày càng cao,
Trang 9- Thách thức (Threats): đề cập tới các yếu tố ở hiện tại và tương lai có khả năng tác
động tiêu cực đến doanh nghiệp Chẳng hạn như nguyên vật liệu tăng, đối thủ cạnh tranh nhiều và mạnh, xu hướng mua sắm của khách hàng thay đổi liên tục,
1.3 Pfizer Inc
1.3.1 Thông tin chung
Pfizer là một tập đoàn đa quốc gia nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dược phẩm
và công nghệ sinh học hàng đầu có trụ sở tại Thành phố New York, Hoa Kỳ Được thành lập vào năm 1849 bởi hai doanh nhân người Đức Charles Pfizer và Charles F Erhart Pfỉzer một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới, doanh thu hằng năm hàng chục tỉ USD, có mạng lưới hoạt động trên 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm y tế chất lượng cao cho người dân trên toàn thế giới và góp phần thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y tế
1.3.2 Sản phẩm và dịch vụ:
Thuốc: danh mục sản phẩm thuốc rộng lớn bao gồm các loại thuốc điều trị ung thư, tim mạch, thần kinh, truyền nhiễm, nội tiết và bệnh hiếm gặp Một số loại thuốc nổi tiếng của Pfizer bao gồm Viagra, Lipitor, Celebrex, Prevnar 13 và Comirnaty
Vắc-xin: Pfizer là một trong những nhà sản xuất vắc-xin hàng đầu thế giới với danh mục sản phẩm bao gồm vắc-xin phòng ngừa cúm, viêm phổi, viêm màng não và COVID-
19
Sản phẩm sinh học: Pfizer cũng sản xuất các sản phẩm sinh học như thuốc điều trị bệnh Hemophilia và bệnh Fabry
1.3.3 Đặc điểm mô hình kinh doanh
Pfizer hoạt động theo mô hình kinh doanh dựa trên nghiên cứu và phát triển, doanh thu chính của công ty đến từ việc bán thuốc, vắc-xin và các sản phẩm sinh học, ngoài ra còn cấp phép sản phẩm và công nghệ cho các công ty khác
Trong dài hạn, Pfizer tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để phát triển các loại thuốc mới và cải tiến các loại thuốc hiện có, đồng thời hợp tác với các công ty khác
để phát triển các sản phẩm mới và mở rộng danh mục sản phẩm
Trang 10Thị trường mục tiêu chính của Pfizer là thị trường dược phẩm toàn cầu, với đối thủ cạnh tranh chính là các công ty dược phẩm lớn như Merck, Johnson & Johnson, Novartis
và Roche
1.3.4 Lợi thế cạnh tranh:
- Sức mạnh nghiên cứu và phát triển: Pfizer sở hữu một đội ngũ khoa học gia và kỹ
sư tài năng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển dược phẩm
- Danh mục sản phẩm đa dạng: Pfizer có danh mục sản phẩm rộng lớn bao gồm các loại thuốc và vắc-xin được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau
- Thương hiệu mạnh: Pfizer là một trong những thương hiệu dược phẩm được tin cậy nhất trên thế giới
- Mạng lưới phân phối toàn cầu: Pfizer có mạng lưới phân phối rộng khắp thế giới giúp đưa sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng ở mọi nơi
1.4 BioNTech SE
1.4.1 Thông tin chung
BioNTech là một công ty công nghệ sinh học được thành lập vào năm 2008, trụ sở chính tại Mainz, Đức BioNTech tập trung vào phát triển các liệu pháp miễn dịch học cá nhân hóa để điều trị ung thư, bệnh truyền nhiễm và bệnh hiếm gặp, thiết kế, sản xuất vắc-xin và các liệu pháp tế bào CAR-T dựa trên công nghệ mRNA tiên tiến
1.4.2 Sản phẩm và dịch vụ
− Vắc-xin: BioNTech là nhà đồng phát triển của vắc-xin Comirnaty (BNT162b2)
- vắc-xin COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng trên thế giới Công ty cũng đang phát triển các vắc-xin cho bệnh cúm, bệnh herpes zoster và bệnh ung thư
− Liệu pháp tế bào T: BioNTech đang phát triển các liệu pháp tế bào
CAR-T nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư cụ thể
− Các sản phẩm mRNA khác: BioNTech cũng đang nghiên cứu các ứng dụng khác của công nghệ mRNA, chẳng hạn như sản xuất protein trị liệu và phát triển các loại thuốc mới
Trang 111.4.3 Đặc điểm mô hình kinh doanh
BioNTech hoạt động theo mô hình kinh doanh dựa trên nghiên cứu và phát triển, doanh thu chính đến từ việc bán vắc-xin và cấp phép công nghệ mRNA, ngoài ra, BioNTech cũng hợp tác với các công ty dược phẩm khác để phát triển và thương mại hóa các sản phẩm mới
Trong dài hạn, BioNTech tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để phát triển các vắc-xin và liệu pháp miễn dịch học mới dựa trên công nghệ mRNA
Thị trường mục tiêu chính của BioNTech là thị trường dược phẩm toàn cầu với các đối thủ cạnh tranh chính của BioNTech bao gồm các công ty dược phẩm lớn có các sản phẩm dược phẩm bằng công nghệ mRNA như Moderna, Merck và AstraZeneca
Trang 12CHƯƠNG 2: HÌNH THÀNH LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC PFIZER-BIONTECH 2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (2019-2020) – mô hình PESTEL
Ở giai đoạn này, sự kiện tác động chủ yếu là đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019, nhanh chóng lan rộng toàn cầu, gây ra khủng hoảng y tế và kinh tế toàn cầu
2.1.1 Chính trị
Nỗi lo ngại về sức khỏe cộng đồng và sự an toàn của người dân gia tang, nhu cầu cấp bách về vắc-xin để ngăn chặn đại dịch đã tạo ra áp lực chính trị lớn đối với các chính phủ và các nhà nghiên cứu Áp lực từ dư luận buộc các chính phủ phải hành động nhanh chóng và hiệu quả để kiểm soát đại dịch cùng với đó lòng tin vào các nhà khoa học và
cơ quan y tế có xu hướng tăng cao khiến các chính phủ trên thế giới đã dành ra nguồn ngân sách khổng lồ để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển vắc-xin, đẩy mạnh chia sẻ thông tin, tài nguyên và kinh nghiệm trong việc chống lại đại dịch
Song song các nỗ lực toàn cầu phát triển vắc-xin, chủ nghĩa dân tộc và sự bất bình đẳng trong tiếp cận y tế trở thành những rào cản trong phát triển và phân phối vắc-xin rộng rãi, đặc biệt là đến các quốc gia kém phát triển, thu nhập thấp, ngoài ra, vấn đề sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ xuyên quốc gia và chia sẻ lợi nhuận cũng là những thách thức cần được giải quyết
2.1.2 Kinh tế
Suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế, các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhu cầu về các sản phẩm y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia tăng mạnh mẽ, nhiều gói hỗ trợ tài chính được đưa ra cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Nhu cầu về các giải pháp y tế bền vững và tiết kiệm chi phí gia tang yêu cầu các doanh nghiệp trong ngành y dược cần có khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, trong đó giải pháp được thực hiện phổ biến trong thời gian này
Trang 13là hợp tác để chia sẻ rủi ro và chi phí và cùng tìm giải pháp hiệu quả để phát triển xin
vắc-2.1.3 Xã hội:
Nỗi lo ngại về sức khỏe cộng đồng và sự an toàn của người dân gia tăng cùng với
đó tăng nhận thức về tầm quan trọng của tiêm chủng ngày càng được nâng cao
Tuy nhiên, vẫn còn một số rào cản về tiêm chủng, chẳng hạn như niềm tin sai lầm
và sự do dự của một số người và những lo ngại về vấn đề đạo đức trong việc phát triển vắc-xin
Nhu cầu về thông tin chính xác và minh bạch về vắc-xin COVID-19 ngày càng cao, vai trò của các tổ chức y tế quốc tế và các tổ chức phi chính phủ trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của tiêm chủng ngày càng quan trọng
2.1.4 Công nghệ
Tiến bộ trong công nghệ mRNA mở ra tiềm năng phát triển vắc-xin COVID-19 hiệu quả và an toàn hơn so với các phương pháp truyền thống, tạo ra nhiều cơ hội mới cho nghiên cứu và phát triển vắc-xin
Các công nghệ mới khác như in 3D và trí tuệ nhân tạo có thể được ứng dụng để sản xuất vắc-xin nhanh hơn và rẻ hơn được kỳ vọng đáp ứng được nhu cầu về các giải pháp
y tế sáng tạo và hiệu quả để ứng phó với các đại dịch
Việc sử dụng dữ liệu lớn có thể giúp cải thiện việc theo dõi hiệu quả và tác dụng phụ của vắc-xin
2.1.5 Môi trường
Đại dịch COVID-19 gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, do việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, sản xuất và vận chuyển vắc-xin do đó nhu cầu về các giải pháp y tế bền vững, triệt để và thân thiện với môi trường ngày càng cao, đòi hỏi ngành y dược cần áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động sản xuất và kinh doanh
Trong đó phát triển các vắc-xin thân thiện với môi trường và sử dụng các vật liệu tái chế là hướng đi tiềm năng, bên cạnh đó gia vào các chương trình bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững còn giúp nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp
Trang 142.1.6 Pháp lý
Nhu cầu về sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc phát triển và triển khai vắc-xin ngày càng cao, các doanh nghiệp trong lĩnh vực y dược cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý liên quan đến nghiên cứu, phát triển, phê duyệt cấp phép, sản xuất và kinh doanh vắc-xin
Các tổ chức y tế quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn
an toàn và hiệu quả cho vắc-xin
Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở thành môt trong những yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh
Kết luận:
Phân tích trên cho thấy giai đoạn 2019 – 2020 cho thấy có nhiều yếu tố thuận lợi
và thách thức cho ngành y dược nói chung và ngành công nghiệp vắc-xin nói riêng, đặc biệt tạo ra nhu cầu cấp bách về vắc-xin, thúc đẩy sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu
2.2 Phân tích môi trường ngành (2019-2020) – Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Ngành y dược và công nghiệp vắc-xin vốn là một thị trường sôi động với nhiều doanh nghiệp lớn tham gia Các công ty này cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và chiến lược marketing, ngoài ra, công nghệ mới đột phá liên tục xuất hiện
→ Mức độ áp lực cao
2.2.2 Đối thủ tiềm năng
Rào cản gia nhập cao: Ngành y dược và công nghiệp vắc-xin đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chuyên môn cao và quy trình kiểm định nghiêm ngặt, tạo ra rào cản gia nhập cho các doanh nghiệp mới
Quy định pháp lý: Các quy định pháp lý về an toàn và hiệu quả của thuốc và xin là rất chặt chẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp mới phải tuân thủ nhiều thủ tục phức tạp và tốn kém
Trang 15vắc-Sức mạnh thương hiệu của các công ty hiện tại: Các công ty dược phẩm lớn đã xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và có lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các doanh nghiệp mới
→ Mức độ áp lực ở mức trung bình thấp
2.2.3 Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp:
Sức mạnh tập trung: Một số nhà cung cấp nguyên liệu thô và dịch vụ quan trọng cho ngành y dược và công nghiệp vắc-xin có vị thế độc quyền hoặc tập trung cao, do đó
có thể có sức mạnh thương lượng cao
Chi phí chuyển đổi cao: Việc chuyển đổi nhà cung cấp có thể tốn kém và mất thời gian, do đó các công ty dược phẩm có thể bị phụ thuộc vào một số nhà cung cấp nhất định
Thiếu hụt nguyên liệu thô: Một số nguyên liệu thô cần thiết cho sản xuất thuốc và vắc-xin có thể khan hiếm, dẫn đến giá cả cao và khó khăn trong việc tiếp cận
→ Áp lực ở mức cao
2.2.4 Mức mạnh thương lượng của khách hàng
Sức mạnh mua hàng tập trung: Các tổ chức y tế lớn, như bệnh viện và chính phủ,
có thể có sức mạnh mua hàng tập trung cao và có thể đàm phán giá cả và điều kiện mua bán tốt hơn
Nhu cầu về thuốc và vắc-xin thiết yếu: Nhu cầu về một số loại thuốc và vắc-xin thiết yếu là không thể thay thế, do đó khách hàng có thể có ít lựa chọn hơn và sức mạnh thương lượng thấp hơn
Tăng cường vai trò của người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng có nhiều thông tin và có thể so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, dẫn đến tăng sức mạnh thương lượng
→ Áp lực ở mức trung bình, có thể có sự khác biệt giữa các sản phẩm và tập khách hàng tiêu dùng Riêng với sản phẩm vắc-xin COVID-19, áp lực từ sức mạnh đàm phán của khách hàng ở mức thấp do nhu cầu thiết yếu và nguồn cung khan hiếm