1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam vietcombank trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Trong Điều Kiện Hội Nhập Quốc Tế Về Tài Chính - Ngân Hàng
Tác giả Vũ Thị Thu Hương
Người hướng dẫn GS., TS. Vũ Văn Hóa, PGS., TS. Phan Văn Tính
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 524,03 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ------ VŨ THỊ THU HƯƠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TR

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

- -

VŨ THỊ THU HƯƠNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN

HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số: 9 340 101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS., TS VŨ VĂN HÓA

PGS., TS PHAN VĂN TÍNH

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của tôi Số liệu và kết luận trong luận án này, có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố công khai, trích dẫn theo qui định

Những kết luận và giải pháp nêu ra tại Luận án này, phù hợp với thực tế đối tượng nghiên cứu Công trình - Luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi NGHIÊN CỨU SINH

VŨ THỊ THU HƯƠNG

Trang 3

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT

1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

2 ASEM Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu

3 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

4 AFTA Hiệp định thương mại tự do các nước Châu Á

5 ACEAN Cộng đồng kinh tế các nước Châu Á

6 CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên TBD

8 ADB Ngân Hàng Phát triển Châu Á

10 NHNNg Ngân hàng nước ngoài

11 NHTƯ , NHTW Ngân hàng Trung ương

12 NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

13 WTO Tổ chức thương mại Thế giới

14 WEF Diễn đàn kinh tế Thế giới

15 BCHTƯ Ban chấp hành trung ương

16 EACU Liên minh thuế quan Á - Âu

17 DVNHBL Dịch vụ ngân hàng bán lẻ

18 DVNHBB Dịch vụ ngân hàng bán buôn

19 DVNHĐT Dịch vụ ngân hàng điện tử

20 DVTT Dịch vụ thanh toán

21 HĐVBL Huy động vốn bán lẻ

22 HĐVBB Huy động vốn bán buôn

23 TGNH, TGDH Tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi dài hạn

24 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

25 KH – CN Khoa học – công nghệ

26 TC – NH Tài chính – Ngân hàng

Trang 4

STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT

27 NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

28 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển NTVN

29 Vietinbank Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam

30 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

31 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

32 VAMC Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

34 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển k.tế, thành lập 1961

35 NLCTQG Năng lực cạnh tranh quốc gia

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

STT TÊN BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRANG

1 Hình 1.1 Chức năng của Ngân hàng thương mại 11

2 Hình 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của VCB 63

3 Hình 2.2 Mô hình tổ chức bộ máy tại Hội sở và Chi nhánh 65

4 Bảng 2.3 Kinh doanh tín dụng của VCB 2014 – 2018 68

5 Bảng 2.4 Sử dụng vốn của VCB giai đoạn 2014 – 2018 71

6 Bảng 2.5 Nợ xấu của VCB giai đoạn 2014 – 2018 72

7 Bảng 2.6 Tín dụng bán buôn và bán lẻ của VCB 2017 – 2018 74

8 Bảng 2.7 Doanh số thanh toán thẻ của VCB 2014 – 2018 77

9 Bảng 2.8 Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của VCB 2017 – 2018 83

10 Bảng 2.9 Năng lực tài chính của VCB 2014 – 2018 84

11 Bảng 2.10 Một số chỉ số tài chính của 4 NHTM hàng đầu VN 86

13 Bảng 2.12 Một số chỉ số tài chính của VCB 2018 94

14 Bảng 2.13 Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của VCB 2014 – 2018 95-96

15 Bảng 2.14 Mạng lưới giao dịch của 4 NHTM hàng đầu VN 103

16 Biểu đồ 3.1 Nhà đầu tư và cơ cấu cổ đông của VCB 119

17 Bảng 3.1 Số lượng NHTM lớn nhất Thế giới 141

18 Bảng 3.2 Phân bố các NHTM lớn nhất Thế giới tại các Quốc gia 142

19 Bảng 3.3 Năng suất LĐ và thu nhập của LĐ Việt Nam 2011- 2017 145

20 Biểu đồ 3.2 Năng suất LĐ và thu nhập BQ của Việt Nam 146

Trang 6

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5

6 Tổng quan về một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến LA của tác giả 6

7 Những đóng góp mới của Luận án 7

8 Kết cấu Luận án : Nội dung Luận án được kết cấu thành ba chương 9

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 10

1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÕ CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 10

1.1.1 Khái quát về sự phát triển của NHTM trong nền kinh tế thị trường 10 1.1.2 Chức năng và nghiệp vụ của NHTM 11

1.1.2.1.Chức năng của NHTM 11

1.1.2.2.Nghiệp vụ của NHTM 14

1.2.NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17

1.2.1.Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 17

1.2.1.1 Một số quan điểm về cạnh tranh doanh nghiệp 17

1.2.1.2.Sự phát triển của cạnh tranh kinh tế 26

1.2.1.3.Phân loại cạnh tranh kinh tế 29

1.2.1.4.Năng lực cạnh tranh của DN trong nền kinh tế thị trường 33

1.2.2.Cạnh tranh Ngân Hàng và một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Thương Mại 36

Trang 7

1.2.2.1.Nguồn gốc và hình thức cạnh tranh giữa các NHTM 36 1.2.2.2 Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM [92]

41 1.2.2.3.Ý nghĩa nâng cao năng lực cạnh tranh và mặt trái của quá trình này 43

1.3 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TC – NH ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM [92]

48

1.3.1.Nội dung cơ bản về Hội nhập Quốc tế về TC – NH 48

1.3.1.1.Khái quát về hội nhập kinh tế Quốc tế 48 1.3.1.2 Ý nghĩa của hội nhập quốc tế về Tài chính – Ngân hàng [92].

49 1.3.1.3.Những rào cản trong hội nhập Quốc tế 50

1.3.2.Quan điểm của Việt Nam trong Hội nhập kinh tế Quốc tế [64] 51 1.3.3.Tác động của HNQT về TC – NH đối với hệ thống NHTM Việt Nam [92]. 53

1.3.3.1.Góp phần đổi mới tư duy kinh tế của Hệ thống NH Việt Nam 53 1.3.3.2.Định hướng đổi mới kinh doanh và phục vụ trong hệ thống NHTM 53 1.3.3.3.Nâng cao vị thế của NHTM Việt Nam trên trường quốc tế 54

1.4.KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG KHU VỰC 54

1.4.1 Mô hình quản trị kinh doanh của một số NHTM 54

1.4.1.1.The China Construction Bank (CCB) - Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc 54 1.4.1.2 The Development Bank of Singapore Limited (DBS) 55 1.4.1.3.Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á về cải tổ các NHTM trong điều kiện phát triển và cạnh tranh 55

1.4.2.Những kinh nghiệm cho VCB 58

Chương 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 61 2.1.KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VCB 61

2.1.1.Quá trình xây dựng và phát triển [72]

61

Trang 8

2.1.2 Tổ chức bộ máy 62

2.1.3.Chức năng nhiệm vụ 63

2.2 THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA VCB GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 66

2.2.1.Kinh doanh tín dụng 67

2.2.1.1.Nghiệp vụ huy động vốn 67

2.2.1.2.Nghiệp vụ cho vay 70

2.2.1.3.Nợ xấu 71

2.2.2.Dịch vụ ngân hàng 72

2.2.2.1 Dịch vụ tín dụng 73

2.2.2.2 Dịch vụ thẻ của VCB [92]. 75

2.2.2.3 Dịch vụ ngân hàng điện tử 78

2.2.2.4 Dịch vụ chuyển tiền quốc tế 80

2.3.NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA VCB 81

2.3.1.Năng lực tài chính của VCB trong giai đoạn 2014 – 2018 81

2.3.1.1.Vốn chủ sở hữu 81

2.3.1.2.Phân bố vốn chủ sở hữu vào các NHTM và tổ chức tín dụng 83

2.3.1.3.Đánh giá năng lực tài chính của VCB 85

2.3.2.Năng lực quản trị của VCB 87

2.3.2.1 Quản trị nhân lực 87

2.3.2.2.Quản trị kinh doanh 89

2.3.3 Năng lực khoa học công nghệ 92

2.3.4.Thương hiệu VCB 94

2.4.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VCB (2014 – 2018) 95

2.4.1.Hiệu quả kinh doanh 95

2.4.1.1.Những điểm mạnh trong kinh doanh của VCB 95

2.4.1.2.Khả năng sinh lời và thu nhập của VCB 97

2.4.1.3 Năng lực cạnh tranh của VCB 100

2.4.2 Một số tồn tại và hạn chế 105

2.4.3 Nguyên nhân của tình trạng trên 106

Trang 9

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU

KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 108

3.1.HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG LÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 108

3.1.1.Tiến trình hội nhập quốc tế về TC - NH của Việt Nam 109

3.1.1.1.Quá trình thực hiện 109

3.1.1.2.Những cam kết của VN trong tiến trình hội nhập TC – NH 111

3.1.1.3.Kết quả đạt được trong tiến trình hội nhập Quốc tế 112

3.1.2.Sự phát triển của thị trường vốn 112

3.1.3 Hình thành khối ASEAN + 3 113

3.2.NHỮNG MỤC TIÊU CỦA VCB ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 114

3.3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VCB TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 115

3.3.1.Nâng cao năng lực tài chính 115

3.3.1.1.Tăng vốn chủ sở hữu 116

3.3.1.2.Thực hiện chính sách huy động vốn cạnh tranh 123

3.3.1.3.Liên doanh, liên kết với các NHTM trong khu vực và Thế giới 126

3.3.2.Nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư 127

3.3.2.1.Đầu tư các dự án 127

3.3.2.2.Nâng cao hiệu quả và an toàn cho vay sản xuất – kinh doanh 129 3.3.2.3.Giải pháp mở rộng thị phần dịch vụ ngân hàng bán lẻ 131

3.3.3.Giải pháp nâng cao năng lực quản trị 133

3.3.3.1.Quản trị vốn kinh doanh 135

3.3.3.2.Quản trị các quan hệ kinh doanh 139

3.3.4.Tin học hóa công tác quản trị và các dịch vụ kinh doanh 150

3.3.4.1.Ý nghĩa của tin học hóa với quản trị NHTM 150

3.3.4.2.Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại VCB 150

3.3.4.3.Phương thức ứng dụng CNTT vào quản trị tại VCB 151

3.4.ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 153

Trang 10

3.4.1.Kiến nghị với Quốc hội 153

3.4.1.1.Về Luật các tổ chức tín dụng 154

3.4.1.2.Số lượng NHTM và các tổ chức tín dụng 154

3.4.2.Kiến nghị với Chính Phủ 155

3.4.2.1.Xây dựng NHTM Quốc gia điển hình đủ sức cạnh tranh với các NHTM lớn trong khu vực và Quốc tế 155

3.4.2.2.Rút vốn nhà nước khỏi các NHTM 156

3.4.2.3.Hoạch định Chính sách tiền tệ Quốc gia 156

3.4.3.Kiến nghị với NHNN Việt Nam [92]. 157

3.4.4.Kiến nghị với Bộ Tài Chính [91]. 157

3.4.5.Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam 157

KẾT LUẬN CHUNG 159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN 162

NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 167

Trang 11

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong các nền kinh tế phát triển, hệ thống Ngân hàng luôn luôn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Các NHTM không những đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất – kinh doanh, mà còn là cầu nối giữa các doanh nghiệp, với thị trường, với Chính Phủ và với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn cầu Vai trò của NHTM đã được khẳng định là không thể thiếu được trong nền kinh tế hiện đại

Sự phát triển của Thế Giới ngày nay đã khác những Thế Kỷ trước Đó là

sự đổi mới trong quan hệ Kinh tế, Chính trị và Ngoại giao Sự khác biệt này thể hiện trong quan hệ liên minh và hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, Thế giới vẫn tồn tại các quốc gia, lãnh thổ độc lập Vì vậy sự khác biệt về kinh tế - chính

trị giữa các quốc gia – vùng lãnh thổ là trường tồn Đây là nguyên nhân cơ bản

dẫn đến sự tồn tại của “cạnh tranh trong hội nhập”

Các NHTM là những định chế tài chính trung gian, chúng thuộc sở hữu của nhiều chủ thể Do đó chúng phải phục vụ các mục đích kinh tế - chính trị của người sở hữu đã tạo ra chúng Đó là cạnh tranh thắng lợi, mang lại lợi nhuận

tối đa cho chủ thể đã tạo ra chúng Do đó cạnh tranh thắng lợi là mục tiêu quan

trọng hàng đầu của các NHTM Cạnh tranh phải đạt kết quả cao và thắng lợi đó

là mục tiêu của các chủ sở hữu yêu cầu các định chế NHTM phải đạt được

Các NHTM tồn tại trong một môi trường cụ thể Để đứng vững và phát triển, chúng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Đó là những khó

khăn về vốn kinh doanh, về trình độ của lao động, môi trường hoạt động, thể

chế cho phép…Đặc biệt là năng lực quản trị Đây là kiến thức “tự tạo” Không

có NHTM nào truyền đạt đầy đủ và “thực tâm” chỉ dẫn cho đối tác của mình về các kinh nghiệm trên thương trường Vì vậy các NHTM phải tìm mọi cách để

vượt lên trên các NHTM khác, cùng kinh doanh trên địa bàn Đây chính là quá

trình cạnh tranh trong nội bộ ngành của hệ thống NHTM

Hiện tại nền kinh tế Việt Nam chưa mở cửa hoàn toàn, vì vậy cạnh tranh giữa các NHTM hiện nay chủ yếu là cạnh tranh trong nội bộ ngành Khi nền

Trang 12

kinh tế mở cửa hoàn toàn, cạnh tranh trên thị trường Việt Nam sẽ mang tính khu vực và tiến đến cạnh tranh toàn cầu Lúc ấy cạnh tranh sẽ ở cấp độ cao hơn và

thực sự mang đầy đủ ý nghĩa của nó là cạnh tranh khốc liệt

Các NHTM Việt Nam đã tồn tại và phát triển trong điều kiện hành chính - bao cấp quá dài Khái niệm kinh tế thị trường trong kinh doanh, mới được các NHTM “làm quen” trong thời gian gần đây Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và đặc biệt là cạnh tranh doanh nghiệp, trong đó có các NHTM, đã trở thành hiện tượng phổ biến Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, với sân chơi rộng hơn và tính bình đẳng giữa các doanh nghiệp, trong đó

có hệ thống NHTM cao hơn, thì điều kiện phát triển của các định chế kinh tế này cũng tốt hơn Nhưng với sân chơi rộng cũng là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Vì từ đây các NHTM Việt Nam sẽ bước vào quá trình cạnh tranh khốc liệt

Về cạnh tranh giữa các NHTM đã có nhiều tác giả và công trình nghiên

cứu Tuy nhiên về năng lực cạnh tranh của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam

– Vietcombank, trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính – ngân hàng, thì

chưa được nhiều tác giả nghiên cứu sâu và toàn diện

Tác giả Luận án này thấy rằng, các nội dung nêu trên cần được nghiên cứu có hệ thống Mục đích làm rõ vị trí và vai trò của Vietcombank trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay Đồng thời làm rõ năng lực cạnh tranh của Vietcombank với các NHTM nội địa và khả năng của Ngân hàng này trên sân chơi Quốc tế

Về những nội dung trên, tác giả Luận án nhấn mạnh :

Trước hết, vai trò của Vietcombank trong nền kinh tế Việt Nam và với hệ

thống NHTM Việt Nam hiện nay

Thứ hai, Phân tích rõ những điểm mạnh và những hạn chế của

Vietcombank về khả năng tài chính, năng lực quản trị và năng lực cạnh tranh của Vietcombank trên thị trường

Thứ ba, Đánh giá xếp hạng Vietcombank theo các tiêu chí đã được công

bố của hệ thống NHTM trên thị trường

Trang 13

Đây là những nội dung cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietcombank và các NHTM có uy tín hàng đầu của Việt Nam hiện nay

Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh

của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Vietcombank,

trong điều kiện hội nhập Quốc tế về tài chính – ngân hàng”, được Nghiên cứu

sinh chọn làm đề tài Luận án tiến sĩ, là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm rõ những nội dung cơ bản sau:

2.1.Phân tích thực trạng Hệ thống NHTM Việt Nam, trọng tâm là

NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế:

- Vai trò của Vietcombank và Hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập Quốc tế về Tài chính – Ngân hàng

- Số lượng, chủng loại các NHTM trong điều kiện cạnh tranh nội bộ ngành

- Thực trạng về vốn, tài sản, năng lực khoa học – công nghệ của Vietcombank và Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay

- Năng lực quản trị của Vietcombank trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập Quốc tế

2.2.Phân tích năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong điều kiện hội nhập Quốc tế về Tài chính – Ngân hàng hiện nay

2.3.Nghiên cứu thực trạng chính sách của Nhà Nước đối với Hệ thống NHTMVN Việt Nam và với Vietcombank trong tiến trình Việt Nam hội nhập Quốc tế về Tài chính – Ngân hàng

2.4 Nghiên cứu chính sách của một số quốc gia trong khu vực và Thế giới về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, có thể tham khảo cho Vietcombank

2.5.Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong điều kiện hội nhập Quốc tế về tài chính – ngân hàng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là Vietcombank Với các nội dung trọng yếu là:

- Làm rõ thực trạng kinh doanh của VCB trong thời gian 5 năm từ 2014-2018

- Đánh giá năng lực tài chính của VCB trong điều kiện cạnh tranh và hội

Ngày đăng: 02/06/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w