1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế tác động của chi tiêu công quản trị công đến tăng trường kinh tế tại các quốc gia châu á

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG ANH TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU ÁLUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾChuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.0

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

LÊ HOÀNG ANH

TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA

CHÂU Á

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

LÊ HOÀNG ANH

TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA

CHÂU Á

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Ngọc Thạch

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

Trang 3

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 5

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

1.5 Phương pháp nghiên cứu 6

1.6 Những kết quả và đóng góp mới của luận án 7

1.7 Kết cấu luận án 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 11

Giới thiệu chương 11

2.1 Các khái niệm liên quan 11

2.1.1 Khái niệm chi tiêu công 11

2.1.2 Khái niệm về quản trị công 12

2.1.3 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 15

2.2 Cơ sở lý thuyết về tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế 16

2.2.1 Cơ sở lý thuyết về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế 16

2.2.1.1 Các lý thuyết về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế 16

2.2.1.2 Các mô hình về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế 17

2.2.2 Cơ sở lý thuyết về tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế 20

2.2.3 Cơ sở lý thuyết về tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế 26

Trang 4

2.2.3.1 Lý thuyết về Lựa chọn công và lý thuyết Kinh tế chính trị 26

2.2.3.2 Lý thuyết Kinh tế học thể chế mới 28

2.3 Khung phân tích về tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế 32

2.4 Lược khảo các nghiên cứu liên quan 35

2.4.1 Lược khảo các nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế 35

2.4.2 Lược khảo các nghiên cứu về tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế 37

2.4.3 Lược khảo các nghiên cứu về tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế 41

Tóm tắt chương 2 49

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 51

Giới thiệu chương 51

3.1 Thiết kế nghiên cứu 51

3.2 Phương pháp nghiên cứu 52

3.2.1 Phương pháp đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế 52

3.2.3 Phương pháp đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế 57

3.2.3 Phương pháp đánh giá tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế 60

3.3 Phương pháp ước lượng: 64

3.3.1 Phương pháp ước lượng mô hình 64

3.3.2 Kiểm định tính vững của mô hình 65

3.4 Thu thập và xử lý dữ liệu 67

Tóm tắt chương 3 68

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á 70

Trang 5

Giới thiệu chương 70

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tương quan giữa các biến: 70

4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 73

4.2.1 Kết quả đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á 73

4.2.2 Kết quả xác định các nhân tố đại diện cho quản trị công tại các quốc gia châu Á 81

4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo 81

4.2.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 84

4.2.3 Đánh giá chất lượng quản trị công tại các quốc gia châu Á 87

4.2.4 Đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á 94

4.2.5 Kết quả đánh giá tác động của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á: 105

4.2.6 Kiểm định tính vững của các mô hình 108

Tóm tắt chương 4 111

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 113

5.1 Kết luận 113

5.2 Hàm ý chính sách 118

5.2.1 Thúc đẩy quản trị công nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 118

5.2.2 Nâng cao chất lượng quản trị công đối với hoạt động chi tiêu công 120

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA CHÂU ÁPHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ĐẠI DIỆN CHO QUẢN TRỊ CÔNG TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á

Trang 6

PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á

PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á

PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP BMA

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu

viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa đầy đủ

method of moments

Phương pháp moment tổng quát sai phân

Trang 8

11 EFA Exploratory Factor Analysis Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Lược khảo các nghiên cứu liên quan 45

Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong các mô hình nghiên cứu 62

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình 70

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan 71

Bảng 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập 72

Bảng 4.4 Kiểm tra tự tương quan và phương sai thay đổi 73

Bảng 4.5 Kết quả ước lượng mô hình tác động của chi tiêu công tổng thể đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á 74

Bảng 4.6 Kết quả ước lượng mô hình tác động phi tuyến của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế 77

Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện khủng hoảng 79

Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo WGI 82

Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ICRG 83

Bảng 4.10 Kiểm định KMO và Bartlett 84

Bảng 4.11 Tổng phương sai được giải thích 85

Bảng 4.12 Ma trận xoay nhân tố 86

Bảng 4.13 Đánh giá các nhân tố và các thành phần cấu thành các nhân tố đại diện chất lượng quản trị công 89

Bảng 4.14 Kết quả ước lượng mô hình với biến độc lập ICRG 95

Bảng 4.15 Kết quả ước lượng mô hình với biến độc lập WGI 98

Bảng 4.16 Kết quả ước lượng mô hình với biến độc lập PV 100

Bảng 4.17 Kết quả ước lượng mô hình với cả 3 biến độc lập ICRG, WGI, PV 102

Bảng 4.18 Tổng hợp kết quả tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á 104

Bảng 4.19 Kết quả ước lượng mô hình 105

Trang 10

Bảng 4.20 Kết quả kiểm định tính vững tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á 109 Bảng 4.21 Kết quả kiểm định tính vững tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á 110

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Chính sách tài khóa và các mục tiêu phát triển kinh tế: vai trò ràng buộc

thể chế - chính trị và ràng buộc ngân sách 33

Biểu đồ 4.1 Thống kê mô tả nhân tố ICRG 90

Biểu đồ 4.2 Thống kê mô tả nhân tố WGI 92

Biểu đồ 4.3 Thống kê mô tả nhân tố PV 98

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

Tăng trưởng kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội là không thể bàn cãi Tuy nhiên, các nguồn gốc, nhân tố và cơ chế (dựa chủ yếu vào thị trường hay can thiệp nhà nước) của tăng trưởng kinh tế là vấn đề còn nhiều tranh luận Lịch sử các học thuyết kinh tế mặc dù đã công nhận những ưu thế của hệ thống kinh tế thị trường tự do trước nền kinh tế kế hoạch tập trung nhưng vẫn nhận định rằng hệ thống kinh tế thị trường tự do không thể giải quyết được nhiều vấn đề hoặc giải quyết chúng với hiệu quả thấp Đây gọi là những thất bại thị trường (market fiasco) Vì vậy, cần phải có sự can thiệp của chính phủ vào thị trường nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế (Keynes, 1936) Trong đó, chi tiêu công là một công cụ quan trọng của chính sách tài khoá, thể hiện sự tác động chủ động của nhà nước lên nền kinh tế

Về mặt lý luận, trong nhiều thập kỷ qua, ảnh hưởng của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế đã được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện (Alexiou, 2009; Anh, 2008; Gemmell, Kneller, & Sanz, 2014; Malek, 2014; Thon, Hương, & Thủy, 2010; Yasin, 2000) Kết quả của các nghiên cứu cho thấy, tại hầu hết các quốc gia, chi tiêu công được sử dụng như một công cụ của chính sách tài khóa nhưng tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế vẫn là một vấn đề đang tranh cãi Hai lý thuyết đầu tiên về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế là lý thuyết luật Wagner và lý thuyết của Keynes Lý thuyết luật Wagner (1883) cho rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công và thu nhập quốc gia Tuy nhiên, lý thuyết luật Wagner (1883) cho rằng chi tiêu công không phải là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế, mà là một biến nội sinh của tăng trưởng kinh tế Cụ thể, sự gia tăng của tăng trưởng kinh tế mới là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi tiêu công Trái với lý thuyết luật Wagner (1883), lý thuyết của Keynes (1936) lại cho rằng sự gia tăng của chi tiêu công sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Như vậy, chi tiêu công là một lực ngoại sinh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trang 13

(Loizides & Vamvoukas, 2005) Các nhà kinh tế ủng hộ lý thuyết của Keynes cho rằng chính sách tài khóa chủ động là một công cụ quan trọng có sẵn cho các chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Shafuda, 2015) Thêm vào hai lý thuyết này, Solow (1956) trong mô hình tăng trưởng Tân cổ điển cho rằng không có ảnh hưởng lâu dài của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế Các mô hình tăng trưởng Tân cổ điển chỉ ra rằng các chính sách tài khóa không thể mang lại sự thay đổi trong dài hạn của tăng trưởng kinh tế Các nhà kinh tế Tân cổ điển cho rằng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn là do tăng dân số, tăng lực lượng lao động, tiến bộ công nghệ và các biến số này được xác định là ngoại sinh Trái với các kết quả trên, Barro (1989) trong mô hình tăng trưởng nội sinh lập luận rằng chi tiêu công có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế Barro (1989) lý giải rằng chi tiêu công của chính phủ có thể lấn áp đầu tư tư nhân, nhưng không cung cấp một kích thích bù đắp cho đầu tư và tăng trưởng Như vậy, một số nghiên cứu cho rằng chi tiêu công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Một số khác lại cho rằng chi tiêu công có tác động tiêu cực hoặc không có tác động đến tăng trưởng kinh tế Đặc biệt hơn, tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế có thể là phi tuyến, tức là gia tăng chi tiêu công sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng khi chi tiêu công vượt qua một ngưỡng nhất định thì tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu giảm dần (Malek, 2014)

Về mặt thực tiễn, chi tiêu công cũng có những tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế Tại các quốc gia đang phát triển như châu Á, quy mô chi tiêu công có xu hướng tăng dần qua các năm, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng của các dịch vụ công cộng như giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng hay cở sở hạ tầng (IMF, 2014) Xu hướng tăng này bắt đầu từ giữa những năm 1990, gia tăng ở cả các khoản chi tiêu xã hội và đầu tư công Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, chi tiêu công tăng mạnh tại đa phần các quốc gia đang phát triển Như Gemmell và cộng sự (2014) nhận định, các gói kích thích tài khóa, mở rộng đáng kể các chương trình chi tiêu công khác nhau, được ban hành ở nhiều quốc gia từ năm 2008 trở đi nhằm chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Mặc dù chi tiêu công luôn ở mức cao nhưng hiệu quả sử dụng vốn chi tiêu công ở các quốc gia đang phát triển

Trang 14

hiện nay là rất đáng lo ngại (Cavallo & Daude, 2011; Gupta và cộng sự, 2014) Theo nghiên cứu của Gupta và cộng sự (2014), mỗi đơn vị chi tiêu công tại các quốc gia đang phát triển chỉ tạo ra được nửa đơn vị giá trị vật chất tương ứng

Như vậy, cả bối cảnh lý thuyết lẫn thực tiễn đều cho thấy tác động không nhất quán của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả đặt mục tiêu đánh giá lại tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế để có thể rút ra được kết luận phù hợp với điều kiện của các quốc gia châu Á Ngoài ra, để có được bằng chứng toàn diện hơn, tác giả cũng tiến hành xem xét tác động phi tuyến của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế

Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại các quốc gia và khu vực khác nhau về điều kiện kinh tế vĩ mô, đã cho thấy chi tiêu công có tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nghiên cứu của Zhuang và cộng sự (2010) lại cho thấy chi tiêu công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia song lại có tác động tiêu cực tại một số quốc gia khác có cùng các điều kiện về kinh tế vĩ mô Kết quả này có thể lý giải là do đặc thù chính trị và chất lượng thể chế (các khía cạnh của quản trị công) Các yếu tố đặc thù chính trị và chất lượng thể chế đã tác động đến khả năng của một quốc gia trong việc thực thi chính sách tài khóa hiệu quả (Brahmbhatt & Canuto, 2012)

Đến đầu những năm 1990, vấn đề quản trị công và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế bắt đầu được thảo luận trong các cuộc tranh luận quốc tế Các tổ chức quốc tế cho rằng chi tiêu công cho hàng hóa và dịch vụ công sẽ không đạt được hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như mong muốn nếu việc xây dựng, thực hiện và giám sát ngân sách bị trục trặc (World Bank, 1992) Đề xuất này cho thấy quản trị công đóng vai trò quan trọng trong tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy các yếu tố thuộc về quản trị công có thể đã tạo ra thay đổi trong tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế Chẳng hạn, một trong những yếu tố của quản trị công được các nghiên cứu xem xét gần đây là tham nhũng Các nghiên cứu đều cho rằng tham nhũng có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia (Glaeser & Saks, 2004; Xu, Li, &

Trang 15

Zou, 2000) Đặc biệt, nghiên cứu của dAgostino và cộng sự (2016) cho thấy dưới ảnh hưởng của tham nhũng các khoản chi tiêu công cho quốc phòng đã có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của 106 quốc gia trong mẫu nghiên cứu

Mặc dù có bằng chứng cho thấy quản trị công đóng vai trò hoặc là chất xúc tác, kiểm soát tốt và hiệu quả hơn việc sử dụng chi tiêu công để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hoặc làm giảm tác động tích cực của chi tiêu công đến tăng trưởng trong môi trưởng thể chế chất lượng thấp nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét toàn diện các yếu tố cấu thành quản trị công ảnh hưởng đến tác động này Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây xem xét tác động riêng lẻ của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế nhưng cách thức đo lường chưa thống nhất (Siddiqui & Ahmed, 2013) Hầu hết các nghiên cứu trước đo lường quản trị công dựa trên hai bộ chỉ số là chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators - WGI) và chỉ số đánh giá rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide – ICRG) Mặc dù hai chỉ số trên được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm đo lường chất lượng quản trị công và tùy vào điều kiện nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có thể chọn WGI hoặc ICRG nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số bất cập trong các chỉ số này Cụ thể, các nghiên cứu của Knoll & Zloczysti (2012), Langbein &

Knack (2010) đã cho thấy bằng chứng về sự chồng chéo của 6 nhóm chỉ tiêu cấu

thành hai bộ chỉ số này Đồng thời, một số chỉ tiêu trong hai bộ chỉ số này khó tách biệt nhau Điều này hàm ý rằng một số chỉ tiêu trong hai bộ chỉ số này có thể cùng đo lường một khái niệm Đó là lý do một số nghiên cứu thực nghiệm khác như Al-Marhubi (2004), Bjørnskov (2006), Easterly & Levine (2002) đã tính trung bình tất cả sáu chỉ số WGI trong phân tích của họ Tuy nhiên theo Siddiqui & Ahmed (2013), việc tính trung bình này không mô tả được chính xác chất lượng quản trị công

Xuất phát từ những lý do phương pháp trên, trong xem xét tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, để giải quyết những bất cập khi sử dụng các bộ chỉ số đo lường quản trị công đã được nêu ra ở trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá

Ngày đăng: 02/06/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN