Mặc dù những khoản viện trợ phát triển chính thức ODA của Trung Quốc đang góp phần làm thay đổi diện mạo của các nước Đông Nam Á, nhất là những khoản đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phá
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_
BÙI VIẾT THẮNG
ODA CỦA TRUNG QUỐC CHO CÁC NƯỚC ASEAN
VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2020
Trang 2KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_
BÙI VIẾT THẮNG
ODA CỦA TRUNG QUỐC CHO CÁC NƯỚC ASEAN
VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS TS Phạm Thái Quốc
2 PGS TS Dương Văn Huy
HÀ NỘI - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các
số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Bùi Viết Thắng
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 5
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 6
4.1 Phương pháp luận 6
4.2 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 13
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 14
7 Cấu trúc của luận án 14
Chương 1 16
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 16
1.1 Các quan điểm về ODA 16
1.1.1 Định nghĩa chung về ODA 16
1.1.2 Động cơ viện trợ ODA 17
1.1.3 Tác động của ODA 20
1.2 Nghiên cứu về ODA của Trung Quốc 24
1.3 Nghiên cứu về ODA dành cho các nước Đông Nam Á 26
1.4 Đánh giá các kết quả nghiên cứu trước 29
1.4.1 Đánh giá các công trình nghiên cứu trước 29
1.4.2 Khoảng trống nghiên cứu 30
Chương 2 32
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ODA CỦA TRUNG QUỐC 32
2.1 Cơ sở lý luận về ODA của Trung Quốc 32
2.1.1 Khái niệm ODA 32
2.1.1.1 Khái niệm chung về ODA 32
2.1.1.2 Khái niệm ODA của Trung Quốc 35
2.1.2 Phân loại ODA 37
2.1.2.1 Các cách phân loại ODA nói chung 37
2.1.2.2 Phân loại ODA của Trung Quốc 38
2.1.3 Đặc điểm của ODA 39
2.1.3.1 Đặc điểm ODA nói chung 39
2.1.3.2 Đặc điểm ODA của Trung Quốc 40
2.1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn vốn ODA 42
Trang 52.1.4.1 Bộ tiêu chí đánh giá theo QuODA 42
2.1.4.2 Bộ tiêu chí “Better Aid Scorecards” 44
2.1.4.3 Các tiêu chí khác 46
2.2 Cơ sở thực tiễn về ODA của Trung Quốc 47
2.2.1 Lịch sử phát triển ODA của Trung Quốc 47
2.2.2 Thực trạng ODA của Trung Quốc giai đoạn 2000-2020 49
2.2.2.1 Về quy mô viện trợ 49
2.2.2.2 Về hình thức viện trợ 51
2.2.2.3 Về phân bổ ODA 52
2.2.2.4 Về lĩnh vực viện trợ 54
2.2.2.5 Về cơ chế quản lý ODA của Trung Quốc 55
2.2.3 Đánh giá chung về ODA của Trung Quốc 57
2.2.3.1 Đánh giá về quy mô ODA của Trung Quốc 58
2.2.3.2 Đánh giá về mục tiêu viện trợ ODA của Trung Quốc 59
2.2.3.3 Đánh giá về chất lượng ODA của Trung Quốc 60
2.3 Tiểu kết chương 2 64
Chương 3 66
THỰC TRẠNG ODA CỦA TRUNG QUỐC CHO CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 2000 - 2019 66
3.1 Tình hình ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN giai đoạn 2000 - 2019 66
3.1.1 Quan hệ Trung Quốc - ASEAN 66
3.1.1.1 Vai trò chiến lược của Đông Nam Á đối với Trung Quốc 66
3.1.1.2 Quan hệ Trung Quốc - ASEAN 67
3.1.2 ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN giai đoạn 2000 - 2019 70
3.1.3 Đánh giá chung về ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN 78
3.1.3.1 Về quy mô viện trợ 78
3.1.3.2 Về mục tiêu viện trợ 79
3.1.3.3 Về chất lượng viện trợ 81
3.2 Nghiên cứu trường hợp: ODA của Trung Quốc cho Campuchia, Lào và Myanmar 81
3.2.1 ODA của Trung Quốc cho Campuchia 81
3.2.1.1 Quan hệ Campuchia – Trung Quốc 81
3.2.1.2 Thực trạng ODA của Trung Quốc ở Campuchia 83
3.2.1.3 Động cơ viện trợ ODA cho Campuchia của Trung Quốc 87
3.2.2 ODA của Trung Quốc cho Lào 89
3.2.2.1 Quan hệ Trung Quốc – Lào 89
3.2.2.2 Thực trạng ODA của Trung Quốc cho Lào 90
3.2.2.3 Động cơ viện trợ ODA của Trung Quốc cho Lào 96
3.2.3 ODA của Trung Quốc cho Myanmar 97
3.2.3.1 Quan hệ Trung Quốc - Myanmar 97
3.2.3.2 Thực trạng ODA của Trung Quốc cho Myanmar 99
3.2.3.3 Động cơ của Trung Quốc khi viện trợ cho Myanmar 102
3.2.4 Nhận định chung 104
3.3 Tiểu kết chương 3 105
Trang 6CHƯƠNG 4 107
ODA CỦA TRUNG QUỐC CHO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ HÀM Ý 107
4.1 Thực trạng ODA của Trung Quốc ở Việt Nam 107
4.1.1 Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 107
4.1.2 Thực trạng ODA của Trung Quốc ở Việt giai đoạn 2000 – 2019 109
4.2 Đánh giá thực trạng ODA của Trung Quốc ở Việt Nam 113
4.2.1 Về quy mô viện trợ 114
4.2.2 Về chất lượng viện trợ 116
4.2.3 Về động cơ viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam 122
4.2.4 Về tác động của vốn viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam 124
4.2.4.1 Tác động tích cực 124
4.2.4.2 Về tác động tiêu cực 125
4.3 Định hướng viện trợ nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian tới và định hướng tiếp nhận ODA của Việt Nam 128
4.3.1 Định hướng viện trợ nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian tới 128
4.3.2 Định hướng của Việt Nam đối với vốn ODA của Trung Quốc 130
4.4 Cơ hội, thách thức trong thu hút ODA của Trung Quốc ở Việt Nam và một số hàm ý… 131
4.4.1 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thu hút ODA của Trung Quốc 131
4.4.1.1 Cơ hội 131
4.4.1.2 Thách thức 132
4.4.2 Một số hàm ý cho Việt Nam 134
KẾT LUẬN 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Investment Bank
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á
Asia Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
đường
Agreement
Hiệp định Tự do Thương Mại Trung Quốc - ASEAN
American and Caribbean States
Cộng đồng các quốc gia Mỹ
La tinh và Caribe
Development Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Trung Quốc
Myanmar, Vietnam
Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam
Partnership
Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Committee
Uỷ ban Viện trợ Phát triển
and Construction
Hợp đồng tổng thầu
Trung Quốc
ngoài
Trang 8IMF International Monetary
Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
triển nhất
Countries
Nhóm các nước thu nhập trung bình thấp
of the People's Republic of China
Bộ Thương mại Trung Quốc
Assistance
Viện trợ Phát triển Chính thức
thức khác
Organisation
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
Countries
Nhóm các nước thu nhập trung bình cao
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.6 Cơ cấu các hình thức viện trợ ODA song phương của Trung
Quốc (vốn giải ngân) giai đoạn 2001 – 2016
51
giai đoạn 2013 – 2018
72
2014 (%)
73
2014 theo lĩnh vực
76
Việt Nam
107
Bảng 4.1 ODA của Trung Quốc cho Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014
theo lĩnh vực
112
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.2 Tổng lượng vốn ODA của Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản 2000
- 2017
50
Hình 2.4 Phân bổ ODA theo lĩnh vực viện trợ của Trung Quốc giai đoạn
2000 - 2014
55
Hình 2.5 Cơ quan cung ứng và quản lý viện trợ nước ngoài của Trung Quốc 57
Hình 3.1 Tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc ở ASEAN giai
đoạn 2000-2014, theo quốc gia
73
2014
79
Hình 3.5 ODA của Trung Quốc cho Lào giai đoạn 2002 – 2014 (triệu
USD)
91
Hình 3.6 ODA của Trung Quốc cho Lào, theo lĩnh vực giai đoạn 2000 - 2014 93
đoạn 2000-2014
100
Hình 4.1 Cơ cấu ODA của Trung Quốc cho Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014 111 Hình 4.2 Cơ cấu ODA của Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 111 Hình 4.3 Phân bổ ODA của Trung Quốc cho Việt Nam theo lĩnh vực giai
đoạn 2000 - 2014
114
Hình 4.4 Phân bổ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam theo lĩnh vực giai
đoạn 2014 - 2018
114
khổ BRI
131
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, thế kỷ 21 được dự báo sẽ chấm dứt thời kỳ bá chủ thế giới của Mỹ để nhường chỗ cho một “Thế kỷ Châu Á” hay còn gọi là “Thế kỷ Trung Quốc” [169] Sau gần ba thập kỷ “giấu mình chờ thời”, Trung Quốc trong suốt hai mươi năm qua đã triển khai nhiều chiến lược nhằm theo đuổi
“Giấc mộng Trung Hoa”, tham vọng bá chủ toàn cầu Không chỉ đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, đưa nền kinh tế lên hàng siêu cường; Trung Quốc còn thực hiện hàng loạt các chính sách ngoại giao mới nhằm gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng toàn cầu Một mặt, Trung Quốc bắt tay vào phát triển các thể chế mới như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) nhằm cạnh tranh thay thế các thể chế hiện hữu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), hay Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vốn nằm trong tay Mỹ và các nước phát triển phương Tây Mặt khác, Trung Quốc cũng tích cực triển khai các chiến lược ngoại giao bành trướng, đẩy mạnh mở rộng ảnh hưởng toàn cầu ở các khu vực: Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ La tinh thông qua các chương trình đầu tư, viện trợ và gần đây là đại lục Á – Âu với sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI)
So với châu Phi và khu vực Mỹ - La tinh, Đông Nam Á là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc bởi vị trí địa lý liền kề và lịch sử quan hệ lâu đời Đối với Trung Quốc, Đông Nam Á có vai trò quan trọng và luôn được coi là sân sau chiến lược Tiếp giáp với vùng Đông Nam – nơi tập trung các đặc khu kinh tế, các thành phố và các hải cảng nhộn nhịp nhất nhì Trung Quốc, Đông Nam Á là thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ đầu ra hàng đầu của nền kinh
tế thứ hai thế giới này Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á là cửa ngõ có tính yết hầu kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Vì thế trong lịch sử cũng như hiện tại, Đông Nam Á luôn là khu vực có ý nghĩa địa chiến lược, địa kinh tế và địa chính trị đặc biệt quan trọng không chỉ với riêng Trung Quốc mà còn đối với nhiều nước lớn trên thế giới Về kinh tế, Đông Nam Á nắm giữcon đường huyết mạch thương mại hàng hải,
Trang 12do đó có khả năng kết nối, mở rộng hợp tác và liên kết rộng rãi ở cả cấp độ khu vực
và quốc tế Về chính trị, Đông Nam Á có vị trí chiến lược trong phòng thủ lợi hại và
là mắt xích không thể thiếu trong quá trình hình thành các cơ chế hợp tác/liên minh quân sự mới Đặc biệt, khu vực hiện đang được đánh giá là một trong những động lực tăng trưởng năng động hàng đầu thế giới, hấp dẫn nhiều quốc gia trong khu vực
và trên thế giới tham gia hợp tác Với tầm quan trọng đặc biệt này, Đông Nam Á trở thành nơi giao thoa lợi ích và cạnh tranh tranh giành ảnh hưởng của nhiều cái tên lớn, nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ
Trước áp lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ trong thập kỷ vừa qua cũng đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới khu vực Chính vì thế, những năm gần đây, Trung Quốc ngày một chú trọng nhiều hơn tới khu vực Đông Nam Á Nổi bật là việc Trung Quốc sử dụng mạnh
mẽ con bài “ngoại giao kinh tế”, “ngoại giao quà tặng” đối với các quốc gia khu vực nhằm gia tăng sự phụ thuộc của các quốc gia này vào Trung Quốc cũng như đổi lấy
sự ủng hộ Trung Quốc về các vấn đề ngoại giao - chính trị Mặc dù những khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Trung Quốc đang góp phần làm thay đổi diện mạo của các nước Đông Nam Á, nhất là những khoản đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
và phát triển năng lượng, song nguồn vốn này cũng để lại nhiều tác động tiêu cực và nghi ngại đối với các nước tiếp nhận ODA [97] Một trong những đặc điểm của ODA Trung Quốc là không có điều kiện ràng buộc kèm theo như cam kết về cải tổ thể chế, bảo vệ môi trường hay mở cửa thị trường, thay vào đó là mục tiêu thâm nhập thị trường và hướng tới các thoả thuận về chính trị Ví dụ, Trung Quốc có xu hướng rót vốn ODA cho các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Lào nhằm tranh thủ sự ủng hộ của những quốc gia này trong vấn đề Biển Đông Ngoài ra, tính chất và hiệu quả sử dụng của ODA Trung Quốc còn hạn chế do thiếu tính minh bạch, nhất là nhiều
dự án ODA phải kèm theo những điều kiện ngầm là các công ty Trung Quốc trúng thầu… Hiện nay, một số quốc gia đã từ chối, thậm chí hủy bỏ các dự án ODA của Trung Quốc như Mỹ, Anh, Mexico và Nhật Bản trước những lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia và chất lượng của các dự án này
Trang 13Trong khi đó, Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia tiếp nhận khối lượng vốn ODA đáng kể từ Trung Quốc Các khoản viện trợ này đang là bài toán nan giải cho Việt Nam khi ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề liên quan tới tiến độ, chất lượng và hiệu quả của nguồn vốn này Rõ rệt nhất là các dự án ODA trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, điển hình là tuyến Đường sắt Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội,
Dự án Đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, Dự án Khu công nghiệp Đình Vũ Các
dự án này không chỉ để lại những rủi ro về kinh tế, mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường và xã hội Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn khá lúng túng trước những đề xuất của Trung Quốc về các cơ chế hợp tác cũng như hoạt động viện trợ phát triển Đồng thời, việc tiếp nhận nguồn viện trợ của Trung Quốc cũng làm dấy lên e ngại về sự lệ thuộc và đặt Việt Nam vào thế khó trong các nỗ lực đấu tranh bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ Tuy nhiên, Việt Nam lại đang có nhu cầu lớn về nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng Nếu từ chối các khoản viện trợ của Trung Quốc đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ bỏ qua những cơ hội và lợi ích mà các khoản vốn này mang lại Vì thế, cần tránh những quan điểm cực đoan, thay vào đó phải xem xét làm thế nào để Việt Nam tận dụng được các khoản viện trợ ODA mà không làm phương hại tới phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị của đất nước
Thực tế này cho thấy việc nghiên cứu thực trạng, đặc điểm, cách thức, mục tiêu những khoản viện trợ ODA của Trung Quốc cho các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là hết sức cần thiết Tuy nhiên, hiện nay những nghiên cứu
mang tính chiến lược về ODA của Trung Quốc đối với các nước ASEAN vẫn còn chưa đầy đủ và thiếu tính tổng thể, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang có những điều chỉnh mạnh mẽ về chiến lược đối ngoại đối với khu vực và Việt Nam
Chính vì những lý do trên, luận án lựa chọn nghiên cứu chủ đề “ODA của Trung Quốc cho các nước ASEAN và hàm ý cho Việt Nam” nhằm xây dựng và
hoàn thiện cơ sở khoa học về ODA của Trung Quốc ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng; từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trước các dự
án ODA của Trung Quốc ở nước ta hiện nay
Trang 142 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát của luận án là làm rõ thực trạng ODA của Trung Quốc ở
các quốc gia ASEAN, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc ứng xử với ODA của Trung Quốc
Nhiệm vụ của luận án: Với mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ tập trung giải
quyết các nhiệm vụ chính sau đây:
i) Tìm hiểu cơ sở lý luận của ODA bao gồm sự phát triển các khái niệm ODA, đặc điểm, phân loại ODA; phân tích những động lực của nguồn viện trợ này và tác động của nó đối với các quốc gia tiếp nhận Đồng thời, luận án sẽ làm rõ cơ sở thực tiễn về dòng vốn ODA của Trung Quốc, trong đó tập trung tìm hiểu chiến lược ngoại giao và chiến lược viện trợ nước ngoài của Trung Quốc, thực trạng viện trợ ODA của Trung Quốc cho các quốc gia đang phát triển trong so sánh với các nhà viện trợ khác
ii) Nghiên cứu thực trạng ODA của Trung Quốc ở các nước ASEAN, phân tích mục tiêu chiến lược của Trung Quốc ở khu vực và đưa ra những đánh giá chung nhất về quy mô, mục tiêu, và chất lượng của nguồn viện trợ này đối với các nước trong khối, đặc biệt là bốn nước kém phát triển nhất khu vực Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam
iii) Trên cơ sở nghiên cứu động cơ viện trợ của Trung Quốc và thực trạng ODA của Trung Quốc ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2019, luận
án sẽ chỉ rõ cơ hội, thách thức và đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc ứng
xử với ODA của Trung Quốc vào nước ta trong thời gian tới
Trên cơ sở đó, luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Quan điểm và lý luận về ODA hiện nay đã phát triển như thế nào?
- Đặc điểm ODA của Trung Quốc là gì? Những đặc điểm của nguồn viện trợ này thể hiện ở khu vực Đông Nam Á như thế nào?