Mục tiêu là tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp cụ thể để cải thiện kỹ năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.2.Mục tiêu nghiên cứuNghiên cứu này sẽ xác định rõ
Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, việc nắm vững kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại Đặc biệt, tiếng Pháp, là một trong những ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực thương mại, đòi hỏi sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại phải có kiến thức vững về từ vựng và cấu trúc ngôn ngữ để có thể hiểu và sử dụng trong các tình huống giao tiếp và kinh doanh thực tế.
Tuy nhiên, trong quá trình học từ vựng tiếng Pháp, sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại tại trường Đại học Thương mại thường phải đối mặt với nhiều thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học Những yếu tố này có thể bao gồm môi trường học tập, phương pháp giảng dạy, tài liệu học, động lực học tập và các yếu tố cá nhân khác Để tối ưu hóa quá trình học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, việc hiểu rõ những yếu tố này và cách chúng ảnh hưởng là điều cần thiết Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi tập trung vào đề tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp hiệu quả của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Thương mại" Mục tiêu là tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp cụ thể để cải thiện kỹ năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ xác định rõ các yếu tố có ảnh hưởng tới việc học từ vựng, quá trình học từ vựng những yếu tố có thể cải thiện hiệu quả học tập tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Thương mại, từ đó tìm ra giải pháp hữu ích để góp phần nâng cao hiệu quả học tập, giúp các bạn sinh viên trường Đại học Thương mại nắm vững và sử dụng từ vựng tiếng Pháp một cách tự tin và hiệu quả
Từ đó nâng cao hiệu quả học tiếng pháp của sinh viên ngành tiếng Pháp thương mại trường Đại học Thương mại.
Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này khảo sát thông tin từ sinh viên nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại?
- Những giải pháp nào có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả học từ vựng tiếngPháp?
Giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra các giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Lợi ích học tập ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
Giả thuyết 2: Phương pháp tự học ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
Giả thuyết 3: Tự học ngoài giờ ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
Giả thuyết 4: Môi trường học tập ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
Giả thuyết 5: Giảng viên ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
Giả thuyết 6: Tài liệu học tập có ảnh hưởng đến khả năng học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng để có cái nhìn đầy đủ về vấn đề.
- Từ danh sách sinh viên trong phạm vi nghiên cứu, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để tạo ra một mẫu đại diện.
- Mẫu có thể được chọn thông qua việc sử dụng bảng số ngẫu nhiên hoặc công cụ chọn mẫu ngẫu nhiên trực tuyến.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Phỏng vấn bán cấu trúc (Entretien semi-directif)
Phiếu điều tra khảo sát
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu phỏng vấn
Phương pháp phân tích số liệu khảo sát
- Phân tích các nhân tố
- Chọn lọc các biến đưa vào phân tích và đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi
- Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis gọi tắt EFA)
- Phân tích kết quả bảng điều tra định lượng
Phân tích thống kê mô tả
Nơi thực hiện nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Đào tạo quốc tế, trường Đại học Thương mại., nơi sinh viên ngành tiếng Pháp thương mại đang học tập.
Bố cục của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và đề xuất giải pháp
Tính mới của đề tài
Đề tài đặt ra một góc nhìn mới về quá trình học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên ngành tiếng Pháp, tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất những chiến lược học tập phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên.
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới
Căn chỉnh, xem lại hình thức!
Năm 2013, tác giả Wu, Lin-Fang với đề tài “A study of factors affecting college student’s use of ESL vocabulary learning strategies” đã nói về những nhân tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng của sinh viên đại học Các phân tích dữ liệu cho thấy động lực, hoạt động tự học và một số yếu tố khác chắc chắn có tác động đến chiến lược học từ vựng Động lực là yếu tố quan trọng nhất khi học ngôn ngữ thứ 2 vì nó quyết định mức độ tham gia tích cực và thái độ của người học đối với việc học Những người trả lời có động lực cao đã sử dụng các chiến lược học từ vựng thường xuyên hơn những người ít có động lực hơn Hơn nữa, những người học thành thạo còn dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động học tập ngoại khóa Động lực học tập thấp chắc chắn có tác động tiêu cực đến trình độ ngôn ngữ của học sinh Các chiến lược giảng dạy nhằm nâng cao động lực học tập của học sinh sẽ là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên các môn ngôn ngữ thứ 2 Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học từ vựng của học sinh là hoàn cảnh gia đình Theo Wu (2004), sự tham gia của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc học ngoại ngữ Những người học thành thạo có nhiều thành viên trong gia đình dạy kèm bằng tiếng Anh đã áp dụng chiến lược học từ vựng tốt hơn so với những sinh viên kém thành thạo hơn Ngoài ra, những người học thành thạo sử dụng tốt các chiến lược học từ vựng với động lực cao hơn những người học kém hơn Họ thường tham gia vào các hoạt động học tập tự khởi xướng để tiếp thu từ vựng Tóm lại, động lực và hoàn cảnh gia đình là những yếu tố chính ảnh hưởng đến không chỉ thành tích học tập, trình độ ngoại ngữ mà còn cả chiến lược học từ vựng.
Tình hình nghiên cứu đến đề tài ở trong nước
Năm 2012, tác giả Phùng Văn Đệ với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp học từ vựng tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh trường Đại học Trà Vinh” Nghiên cứu này tập trung vào khó khăn phổ biến nhất mà sinh viên gặp phải, đó là thiếu vốn từ vựng cần thiết để học tốt các kỹ năng ngôn ngữ Điều này phản ánh sự quan trọng của việc nắm vững từ vựng trong quá trình học tập và sử dụng ngoại ngữ Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng do động cơ học tập, thái độ và phong cách học tập của sinh viên đều đặc thù, vì vậy cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, khó khăn và bản chất việc học từ vựng của từng sinh viên để thiết kế phương pháp học phù hợp Nghiên cứu đã đề xuất hai phương pháp được thiết kế để giải quyết vấn đề này, đó là sử dụng thẻ từ vựng và viết lặp lại từ Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cả hai phương pháp này đều hiệu quả và có khả năng áp dụng rộng rãi trong cộng đồng sinh viên Ngoài ra, qua việc phân tích một số câu trả lời của sinh viên trong phần đọc hiểu và nghe trong các bài kiểm tra, kì thi, nghiên cứu đã nhận thấy rằng nhiều câu trả lời sai thường liên quan đến vốn từ vựng Điều này cho thấy sự quan trọng của việc nắm vững từ vựng trong quá trình kiểm tra và học tập nói chung Phương pháp học bằng cách lặp đi lặp lại đã bị đánh giá không hiệu quả và chỉ đưa sinh viên đến mức độ luyện tập nói, không giúp họ lưu lại từ vựng trong trí nhớ Tuy nhiên, việc áp dụng hai phương pháp đề xuất đã đem lại hiệu quả và khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả hơn Nghiên cứu cũng đã xem xét ý kiến của sinh viên về tầm quan trọng của từ vựng, tình hình học từ vựng của họ, và phương pháp học từ vựng mà họ sử dụng Điều đáng ngạc nhiên là đa số sinh viên cho rằng họ không có khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả, mặc dù họ ý thức được tầm quan trọng của từ vựng Tác giả cũng đưa ra một giả thuyết rằng việc ít học từ vựng thường xuyên có thể là nguyên nhân tại sao điểm số trong các kỳ kiểm tra không cao Theo đó, nghiên cứu này đã đưa ra những thông tin quan trọng về tình trạng học từ vựng của sinh viên và cách thiết kế phương pháp học từ vựng hiệu quả Mặc dù hai phương pháp học được đề xuất không vượt trội so với các phương pháp khác, chúng vẫn có tiềm năng giúp sinh viên nâng cao vốn từ vựng và khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả Tuy nhiên, việc áp dụng chúng cho nhiều đối tượng sinh viên khác nhau vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra phương pháp học tập phù hợp với đa dạng đối tượng sinh viên. Đề tài nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh lớp 6” của tác giả Đào Thị Diệu Linh, Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội đăng ngày 28 tháng 09 năm 2017 đã chỉ rõ những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh của học sinh lớp
6 Bài viết này khảo sát hai nhóm đối tượng chính là giáo viên và học sinh, bằng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng tới kỹ năng ghi nhớ từ Tiếng Anh của học sinh lớp 6 : yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Các yếu tố chủ quan bao gồm: Nhận thức của học sinh lớp 6 về vai trò của từ trong hoạt động lời nói tiếng Anh, Hứng thú học tiếng Anh của học sinh lớp 6 Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của HS về vai trò của từ vựng có ảnh hưởng tới việc HS ghi nhớ từ và cách dùng từ nhưng sự ảnh hưởng này không mạnh Còn hứng thú học tiếng Anh có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của kĩ năng ghi nhớ từ tiếng Anh Mức độ hứng thú học tiếng Anh có ảnh hưởng mạnh đến mức độ HS ghi nhớ được từ và cách dùng từ tiếng Anh đã học HS càng hứng thú học tập bao nhiêu thì càng dễ dàng ghi nhớ được từ và các cách sử dụng từ đó bấy nhiêu Về mặt yếu tố khách quan, đa số học sinh cho rằng phương pháp dạy học của giáo viên không tạo hứng thú cho việc học tiếng Anh của các em, vì giáo viên dùng phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình, vấn đáp và trực quan Về yếu tố phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho học tập tiếng Anh, bài nghiên cứu chỉ ra rằng các phương tiện, trang thiết bị có mối tương quan thuận tới kết quả ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh, trong đó tương quan giữa phương tiện bên trong là mức độ thường xuyên sử dụng tiếng Anh để trò chuyện, giao tiếp với kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh là chặt chẽ và mạnh hơn so với các phương tiện bên ngoài ( tivi và đầu video, đài cát xét, máy chiếu, ) Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, các yếu tố đều có mối tương quan thuận với khả năng ghi nhớ từ tiếng Anh của HS lớp 6, nhưng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau, trong đó hứng thú học tiếng Anh của học sinh là yếu tố có tác động mạnh nhất và phương pháp giảng dạy của giáo viên là yếu tố ít tác động tới khả năng ghi nhớ của học sinh nhất Bài nghiên cứu này giúp ta nhìn nhận rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng ghi nhớ từ vựng của học sinh lớp 6 nói riêng, học sinh nói chung Từ đó, ta có thể đề xuất những phương pháp học tập và giảng dạy hợp lí Tuy nhiên, việc khảo sát này chỉ mang tính tương đối, chúng ta vẫn cần nghiên cứu và khảo sát bằng nhiều cách khác nhau, phương diện khác nhau để có cái nhìn khách quan hơn.
Nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Giang (2020) chỉ ra rằng chất lượng giảng dạy Tiếng Pháp thương mại tại Đại học Ngoại thương hiện chưa cao do nhiều bất cập trong chương trình, nội dung giảng dạy, đội ngũ giảng viên, sinh viên và giáo trình học liệu Nguyên nhân chính là do phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, không tập trung vào kỹ năng giao tiếp và tiếp cận bài giảng theo hướng tập trung vào kiến thức kinh tế thay vì kiến thức tiếng Để cải thiện chất lượng giảng dạy, cần thực hiện nhiều giải pháp liên quan đến chương trình, nội dung đào tạo, đội ngũ giảng viên, sinh viên và giáo trình học liệu Trong đó, phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt, tuân thủ nguyên tắc giáo học pháp của giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành Quan trọng nhất là xây dựng Bộ năng lực ngôn ngữ chuyên ngành, thống kê kiến thức và năng lực giao tiếp tiếng Pháp cần thiết cùng hoạt động, bài tập ứng dụng cụ thể để giúp sinh viên giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Pháp trong môi trường kinh doanh.
Năm 2022, tác giả Phan Thị Phượng và Đào Thị Ngân Huyền với đề tài “Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả học từ vựng tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội” Nghiên cứu cung cấp khái niệm về từ vựng, từ vựng không được hiểu chỉ bao gồm một từ duy nhất như: ngủ, học, viết mà cũng có thể được tạo thành từ hai hoặc ba từ nhưng thể hiện một nghĩa duy nhất Ta có thể hiểu từ vựng là tổng số từ được sử dụng để truyền đạt ý tưởng của người nói Với điều kiện đạt chuẩn đầu ra A2, đòi hỏi sinh viên trường đại học sư phạm thể dục thể thao phải lĩnh hội đủ các kiến thức và ứng dụng ngôn ngữ tiếng anh vào cuộc sống Về thực trạng, việc học từ vựng tiếng anh của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vốn từ vựng, điều này được thể hiện rõ thông bốn kỹ năng nghe nói đọc viết Kỹ năng nghe: Đối với các bài học trên lớp, sinh viên phải thông qua sự hướng dẫn của giảng viên mới có thể làm được bài Còn đối với bài thi học kì, nhiều người bỏ qua phần nghe do thiếu vốn từ vựng để làm bài.Vậy phương pháp là sinh viên có thể nghe hoặc xem những video Tiếng anh hoặc những chương trình thể thao quốc tế mà bản thân yêu thích Kỹ năng nói: Một số sinh viên không thể nói được, phải sử dụng ngôn ngữ hình thể hoặc nhờ sự hỗ trợ từ giảng viên và bạn Trong kì thi cuối học kì, mặc dù đã được chuẩn bị sẵn nội dung các topic nhưng sinh viên vẫn không thể nhớ được từ vựng để diễn đạt ý dẫn đến kết quả không cao Kỹ năng đọc: Trong các bài học xuất hiện nhiều từ vựng thuộc thuật ngữ chuyên ngành thể thao với nội dung khá dài Sinh viên có thể tra từ điển nhưng với số lượng từ mới nhiều sẽ dẫn đến nhàm chán hoặc đoán nghĩa của từ thông qua ngữ cảnh và hình ảnh nhưng không sát với nội dung bài đọc Kỹ năng viết: Vốn từ hạn chế khiến sinh viên không thể diễn đạt được ý, câu văn sai chính tả, lỗi ngữ pháp, Nghiên Nghiên cứu đã chỉ ra các phương pháp cải thiện: Ngữ pháp - Dịch: Học thuộc từ vựng, làm các bài tập ngữ pháp, dịch văn bản, đọc các tác phẩm văn học, viết luận, Ưu điểm là sinh viên có phản xạ giao tiếp tốt, có thể ứng dụng vào cuộc sống đời thường Nhược điểm là nhanh quên, khó áp dụng khi gặp tình huống tương tự khi giao tiếp, không diễn đạt được chính xác ý muốn nói sau một thời gian dài học tiếng anh Giao tiếp: Luyện tập giao tiếp trong quá trình học sẽ giúp sinh viên phát triển vốn từ vựng một cách tự nhiên và ứng dụng được lượng từ đã có vào bốn kỹ năng nghe nói đọc viết Ngoài ra còn một số phương pháp khác: liệt kê từ vựng theo mô hình cây, ghi âm hoặc viết đoạn văn.
Sau khi thực hiện tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi đưa ra một số nhận định sau:
Các đề tài nghiên cứu đi trước mà chúng tôi thu thập được đã tiếp cận với các mức độ khác nhau về nội dung về học tập và giảng dạy từ vựng ngoại ngữ nói chung và từ vựng tiếng Pháp nói riêng.
Các đề tài nghiên cứu trên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của từ vựng và việc sử dụng từ vựng trong học tập ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng.
Mặc dù các đề tài nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều kiến thức và nhận định thông tin quan trọng về quá trình học tập từ vựng trong việc học ngoại ngữ và học tiếng Pháp như một ngoại ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau, nhưng chúng tôi chưa ghi nhận một nghiên cứu nào về khía cạnh nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái quát về từ vựng và phương pháp học từ vựng trong học tập ngoại ngữ tiếng Pháp
Từ vựng là nền tảng thiết yếu cho việc học ngôn ngữ, đóng vai trò như khối xây dựng cơ bản để giao tiếp và tiếp nhận hiệu quả Noam Chomsky định nghĩa từ vựng là "tập hợp các đơn vị ngữ pháp cơ bản mà ngôn ngữ xây dựng từ đó" Tương tự, John Lyons và Ferdinand de Saussure cũng nhấn mạnh vai trò của từ vựng là tập hợp các đơn vị cơ bản, bao gồm từ, cụm từ và thành ngữ Wilhelm von Humboldt mở rộng định nghĩa, coi từ vựng không chỉ gồm các từ mà còn bao gồm "phần của từ".
“Từ vựng là tập hợp các biểu hiện ngôn ngữ cụ thể của một dân tộc hoặc một cộng đồng ngôn ngữ” Theo ông, từ vựng không chỉ là các đơn vị ngữ pháp đơn thuần mà còn phản ánh cả tư tưởng và cảm xúc của con người sử dụng ngôn ngữ Từ vựng được coi là một phần của tư duy và văn hoá của một dân tộc Ngoài ra, BZimmerman trích dẫn trong Coady và Huckin (1998) là “từ vựng là trọng tâm của ngôn ngữ và có tầm quan trọng quan trọng đối với việc học ngôn ngữ điển hình”.
Vốn từ vựng của một cá nhân là một khía cạnh quan trọng trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ Nó bao gồm tất cả các từ mà người đó có thể hiểu được và cũng bao gồm tất cả các từ mà người đó sử dụng để tạo ra các câu mới Từ vựng của một người phản ánh sự đa dạng của kinh nghiệm và kiến thức của họ, cũng như sự phát triển của khả năng ngôn ngữ của họ qua thời gian Việc mở rộng vốn từ vựng là một quá trình liên tục và cần sự nỗ lực và thực hành Khi một người có vốn từ dụng đa dạng, họ có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác và tự tin hơn Điều này cũng giúp họ giao tiếp hiệu quả hơn và tạo ra ấn tượng tốt hơn trong các tình huống khác nhau, từ giao tiếp hàng ngày đến các tình huống chuyên nghiệp.
Từ các định nghĩa trên, chúng tôi kết luận rằng: “Từ vựng là một phần của hệ thống ngôn ngữ và nó biểu thị cho những tư tưởng, cảm xúc, suy nghĩ, thông điệp của người sử dụng ngôn ngữ”
Trong tiếng Pháp, có hai khái niệm về từ vựng là vocabulaire và lexique Tuy nhiên, nhiều người học tiếng Pháp thường hiểu đơn giản chỉ là “từ vựng” Thực tế, có sự khác biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này Theo các nhà ngôn ngữ, “lexique" là tập hợp tất cả các từ trong một ngôn ngữ, là tất cả các từ thuộc các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, được đại diện bằng ngôn ngữ Mỗi lĩnh vực trải nghiệm của con người đều có từ vựng riêng Trong khi đó, “vocabulaire” chỉ đơn giản là tập hợp các từ vựng mà một người có thể sử dụng trong ngôn ngữ đó Nó bao gồm các từ cơ bản và phổ biến nhất, được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày Như vậy, lexique là khái niệm rộng hơn, bao hàm cả khái niệm vocabulaire; hay nói cách khác, vocabulaire là một bộ phận của lexique
1.1.2 Từ loại trong từ vựng tiếng Pháp
Danh từ trong tiếng Pháp có thể biến đổi theo giống (giống đực và giống cái) và số Chúng bao gồm các từ chỉ sinh vật và sự vật, tư tưởng, cảm xúc… Nhìn chung, danh từ được chia làm 2 loại chính:
Danh từ chung là những từ thường chỉ sự vật, con vật,
Danh từ riêng là những từ thường là tên của một người hoặc là sự độc nhất vô nhị của 1 sự vật, hiện tượng và thường được viết hoa chữ cái đầu.
Mạo từ là loại từ đứng trước danh từ để chỉ ra mức độ xác định của danh từ rõ ràng hơn và cũng chỉ rõ giống và số của danh từ Articles được phân ra thành 3 loại:
Mạo từ xác định (articles définis) : la, la, les, l’
Mạo từ không xác định (articles indéfinis) : un, une, des
Mạo từ bộ phận (articles partitifs) : du, de la, des, de l’
1.1.2.3 Đại từ (Pronom) Đại từ biến đổi theo giống, số và ngôi, được dùng để thay thế một từ hoặc nhóm từ đã được sử dụng trước đó và tránh lặp lại từ ngữ gây nhàm chán cho người đọc.
1.1.2.4 Động từ (Verbe) Động từ là các từ diễn tả lại các hoạt động, trạng thái
Tính từ là loại từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ và nó thường mô tả tính chất, trạng thái, đặc điểm của sự vật Người ta phân loại tính từ như sau:
Adjectif qualificatif: tính từ chỉ phẩm chất
Adjectif numéral: tính từ chỉ số
Adjectif déterminatif: tính từ xác định
Préposition là một loại từ không biến đổi, dùng để nối một từ với một từ khác làm bổ ngữ cho nó, và chỉ ra mối quan hệ giữa hai từ đó
Trạng từ giúp xác định các yếu tố cường độ, đặc tính, định lượng, không gian và thời gian của một yếu tố khác (động từ, tính từ) trong câu hoặc cả câu.
Liên từ là một loại từ không thay đổi, dùng để nối các từ có cùng chức năng trong cụm từ, các cụm từ cùng chức năng trong câu hoặc các câu riêng biệt, các cụm từ có quan hệ phụ thuộc với nhau Có hai loại liên từ:
Những liên từ dùng để nối hai từ hoặc mệnh đề cùng chức năng hoặc hai câu gọi là conjonctions de coordination (liên từ kết hợp).
Những liên từ dùng để nối 2 mệnh đề có quan hệ phụ thuộc với nhau, chia câu thành các mệnh đề chính phụ gọi là conjonctions de subordination (liên từ phụ thuộc).
Thán từ là một loại từ không biến đổi, dùng để diễn đạt một tình cảm hay một mệnh lệnh.
1.1.3 Khái quát về việc học tập từ vựng (Apprentissage du vocabulaire)
Từ vựng đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học tiếng Pháp cho tất cả mọi người Học tập và ghi nhớ từ vựng là một phần quan trọng trong quá trình học tập Việc hiểu sâu về từ vựng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp và ghi nhớ.
Ảnh hưởng của từ vựng đối với các kỹ năng thực hành tiếng trong học ngoại ngữ tiếng Pháp
1.2.1 Ảnh hưởng đến kỹ năng diễn đạt nói (EO)
Kỹ năng diễn đạt nói là khả năng truyền đạt ý tưởng, suy nghĩ và thông tin một cách mạch lạc, chính xác và hiệu quả Đây là kỹ năng quan trọng trong giao tiếp, đóng vai trò trọng yếu trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực với người khác Kỹ năng diễn đạt nói bao gồm sử dụng ngôn từ phù hợp, điều chỉnh giọng điệu, cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt để truyền tải thông điệp hiệu quả Nó cũng bao gồm khả năng lắng nghe và đưa ra phản hồi phù hợp để duy trì tương tác với đối phương.
1.2.1.1 Các yếu tố cấu thành kĩ năng diễn đạt nói
Kỹ năng nói là sự tổng hợp của tất cả các thành phần trong kỹ năng giao tiếp, bao gồm: yếu tố ngôn ngữ, yếu tố văn hóa - xã hội, yếu tố liên kết và yếu tố chiến lược Trong đó, yếu tố ngôn ngữ là sự chính xác về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ Yếu tố văn hóa - xã hội thể hiện sự hiểu biết về các chuẩn mực và tập quán giao tiếp trong các bối cảnh khác nhau Yếu tố liên kết đảm bảo sự mạch lạc và gắn kết khi nói Cuối cùng, yếu tố chiến lược giúp người nói điều chỉnh bài phát biểu của mình phù hợp với mục tiêu và đối tượng giao tiếp.
Yếu tố ngôn ngữ bao gồm yếu tố ngữ pháp, từ vựng và ngữ âm.
- Nội dung ngữ pháp: gồm kiến thức và khả năng sử dụng ngữ pháp trong giao tiếp (cấu trúc câu, liên kết câu, cấu trúc từ, sắp xếp từ loại trong câu )
- Nội dung từ vựng: gồm kiến thức và khả năng sử dụng từ vựng: từ đơn, từ ghép, thành ngữ và từ loại ngữ pháp (mạo từ, đại từ, từ chỉ chỏ, từ chỉ số lượng )
- Nội dung ngữ âm: gồm kiến thức và khả năng nhận biết và sử dụng các âm vị, cấu tạo ngữ âm của từ (kết hợp âm tiết, nhấn từ ), ngữ điệu của câu (nhịp điệu của câu, nối âm ).
Yếu tố văn hóa-xã hội:
Yếu tố xã hội bao gồm các quy tắc lời nói trong các tình huống giao tiếp: vị trí xã hội, vai trò, tuổi, tầng lớp trong xã hội, giới tính, môi trường giao tiếp Ai nói? Nói với ai? Nói ở đâu? Nói như thế nào? Mục đích và thời điểm nói? Yếu tố xã hội này gắn với vốn sống của người học ngoại ngữ, ví dụ như hiểu biết về các quy tắc lịch sự trong giao tiếp: hỏi han về sức khỏe, biết tránh làm mất lòng người đối thoại (sử dụng “cám ơn”, “làm ơn” )
Tùy theo từng mục đích, người tham gia giao tiếp biết sử dụng các thể loại văn bản và các mẫu câu phù hợp Yếu tố này bao gồm kiến thức về sắp xếp câu, nối giữa các câu, ý chính/ý phụ, lập dàn ý tùy theo mục đích (để miêu tả, kể chuyện, giải thích hay để lập luận)
Khi học ngoại ngữ, người học có thể bắt đầu học các câu ngắn, sau đó ở mức cao hơn, người học phải chú trọng tiếp thu yếu tố liên kết, sắp xếp ý để tăng hiệu quả khi giao tiếp.
Yếu tố chiến lược trong giao tiếp:
Người tham gia giao tiếp sử dụng một số phương pháp để cải thiện những thiếu sót về ngôn ngữ và làm tăng hiệu quả lời nói của mình bằng chiến lược tương tác, chiến lược tâm lí ngôn ngữ, các phương tiện hỗ trợ lời nói và phương tiện phi ngôn ngữ.
- Chiến lược khi tương tác nói: người nói sẽ sử dụng đến chiến lược này nếu muốn thể hiện ý nhưng sợ không đủ khả năng diễn đạt nên sử dụng đến các phương pháp khác như từ đồng nghĩa, từ vay mượn, nói tránh
- Chiến lược tâm lý ngôn ngữ: người nói kéo dài thời gian (nói chậm lại, kéo dài từ, các từ euh, hm ) để có thời gian suy nghĩ chọn lựa yếu tố ngôn ngữ tiếp theo Người nói có thể sử dụng các cấu trúc nhằm cải chính, bổ sung các ý vừa diễn đạt (dùng “c’est-à-dire”,
- Các phương tiện hỗ trợ lời nói (nhận biết qua thính giác): các âm thanh (như “Chut!” để yờu cầu im lặng, ‘Bof” để thể hiện sự khơng quan tõm, “aẽe” để thể hiện sự đau đớn ); ngữ điệu thể hiện thái độ như giọng nói (dễ chịu, gằn tiếng, chói tai, càu nhàu, vui vẻ ), âm lượng (thì thầm, hét lên ), độ dài (nhấn từ, kéo dài từ ); im lặng, nghỉ giữa chừng, thở dài, cười vang,
- Các phương tiện phi ngôn ngữ (nhận biết bằng thị giác): cử chỉ (vung tay để phản đối, xua tay để không đồng ý ), ánh mắt (nháy mắt đồng lõa hay ánh mắt sợ sệt ), tư thế (người rũ xuống thất vọng, nghiêng người phía trước thể hiện sự thích thú ), chạm người (ôm hôn, bắt tay, ) et nét mặt (mỉm cười, không hài lòng ); khoảng cách giao tiếp (tùy vào văn hóa, cấp bậc, môi trường); các dấu hiệu bên ngoài khác (trang phục, đầu tóc, trang điểm, sự sạch sẽ, )
Tóm lại, yếu tố ngôn ngữ, yếu tố văn hóa-xã hội, yếu tố liên kết, yếu tố chiến lược là bốn thành tố quan trọng để giao tiếp được hiệu quả Tùy theo tình huống, người học phải biết sử dụng bốn yếu tố này cho phù hợp với mục tiêu giao tiếp.
1.2.1.2 Vai trò của từ vựng đối với kĩ năng diễn đạt nói
Từ vựng là một phần quan trọng trong kỹ năng diễn đạt nói vì nó giúp người nói biểu đạt ý tưởng của mình một cách chính xác và rõ ràng hơn Khi sử dụng từ vựng phù hợp, người nói có thể truyền đạt thông điệp của mình một cách hiệu quả hơn Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có kho từ vựng phong phú có khả năng diễn đạt ý tưởng của mình một cách chính xác và tự tin hơn
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp
Yếu tố tâm lý, bao gồm động lực và sự quan tâm, đóng vai trò thiết yếu trong việc học từ vựng ngoại ngữ Động lực thôi thúc người học nỗ lực ghi nhớ từ vựng mới, trong khi sự quan tâm giúp duy trì sự tập trung và hứng thú của họ khi học Những người học có động lực cao có khả năng dành nhiều thời gian và nỗ lực hơn cho việc học, dẫn đến kết quả học tập tốt hơn Ngược lại, những người học thiếu động lực thường nhanh chóng chán nản và bỏ cuộc Sự quan tâm cũng rất quan trọng, vì nó giúp người học kết nối từ vựng mới với những kiến thức và kinh nghiệm hiện có, tạo điều kiện cho quá trình ghi nhớ lâu dài.
- Nghiên cứu của Gardner và Lambert (1972) về "Theory of Second Language
Acquisition" đã chỉ ra rằng động lực là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ Người học có động lực cao và sự quan tâm sâu sắc đối với ngôn ngữ mới thường có khả năng học từ vựng tốt hơn.
Tâm trạng và tâm lý cá nhân:
- Một nghiên cứu của Dewaele và Al Fawzan (2018) về "Emotional Dimensions in Language Learning" đã chỉ ra rằng tâm trạng tích cực của học viên liên quan chặt chẽ đến hiệu suất học tập Sinh viên trong tâm trạng tích cực thường có khả năng học từ vựng hiệu quả hơn.
Kiên nhẫn và nhận thức về thời gian:
- Nghiên cứu của Oxford (2016) về "Teaching and Researching Language Learning Strategies" đã chỉ ra rằng sự kiên nhẫn và nhận thức về thời gian đều ảnh hưởng đến quá trình học ngôn ngữ Người học có khả năng quản lý thời gian tốt và kiên nhẫn với quá trình học hơn có thể nắm bắt từ vựng nhanh chóng hơn.
Sự hiểu biết và đánh giá bản thân:
- Nghiên cứu của Macaro và Gregersen (2012) về "Self-regulation in Foreign Language Learning" đã chỉ ra rằng tự hiểu biết về phong cách học và khả năng tự đánh giá có tác động lớn đến sự thành công trong việc học từ vựng.
Mục tiêu cá nhân và động lực:
- Dửrnyei và Ushioda (2011) trong "Teaching and Researching: Motivation" đó thấy rằng mục tiêu cá nhân và động lực là yếu tố quyết định sự cam kết và hiệu suất học tập Người học có mục tiêu rõ ràng và động lực mạnh mẽ thường có khả năng học từ vựng hiệu quả hơn.
Tương tác xã hội và sự giao tiếp:
- Nghiên cứu của Pellerin (2005) về "The Role of Social Interaction in Learning to Pronounce Foreign Vowels" đã chỉ ra rằng sự tương tác xã hội và giao tiếp với người bản xứ có thể cải thiện khả năng sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh thực tế.
Thói quen đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học từ vựng tiếng Pháp và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của bạn Thói quen chơi nhỏ có thể tác động lớn đến quá trình học từ vựng tiếng Pháp Việc tạo ra thói quen học hiệu quả và tích hợp tiếng Pháp vào cuộc sống hàng ngày giúp bạn phát triển vững về từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ Thói quen chơi trò chơi di động, xem TV, hoặc lướt mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến việc học từ vựng Nếu bạn dành nhiều thời gian cho những hoạt động này, bạn có thể ít thời gian hơn cho việc học từ vựng Hơn nữa, các ảnh hưởng trực tiếp từ các loại trò chơi nói chung và trò chơi di động nói riêng có thể ảnh hưởng đến quy trình học từ vựng của bạn Bạn có thể cảm thấy mất tập trung hoặc không có đủ thời gian để học từ vựng một cách hiệu quả Ngoài ra, thói quen xã giao và việc tương tác xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến học từ vựng Nếu bạn ít tương tác với người nói tiếng nước ngoài hoặc ít sử dụng ngôn ngữ mục tiêu, bạn có thể không có cơ hội thực hành hoặc sử dụng từ vựng một cách thường xuyên Tuy nhiên, thói quen tích cực cũng có thể hỗ trợ quá trình học từ vựng Việc đọc sách, xem phim hoặc nghe nhạc bằng ngôn ngữ mục tiêu có thể giúp bạn tiếp xúc với từ vựng mới và cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh thực tế Hơn nữa, việc sử dụng ứng dụng học tiếng hoặc dịch vụ trực tuyến có thể làm cho quá trình học từ vựng trở nên thú vị hơn và dễ dàng hơn Việc thiết lập thói quen học tập đều đặn và có kế hoạch cũng có thể giúp cải thiện khả năng học từ vựng Do đó, việc cân nhắc và điều chỉnh thói quen của bạn có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình học từ vựng Thay vì trì hoãn hoặc tránh khỏi việc học từ vựng, bạn có thể tìm cách tích hợp nó vào cuộc sống hàng ngày của mình và thúc đẩy quá trình học tập thông qua việc tạo ra những thói quen tích cực Ví dụ như:
Thói quen học đều đặn: Học từ vựng mỗi ngày giúp củng cố và mở rộng vốn từ của bạn theo thời gian Thói quen học đều đặn là chìa khóa để nâng cao khả năng nhớ và sử dụng từ vựng.
Sử dụng ứng dụng và tài nguyên học tập trực tuyến: Sử dụng ứng dụng di động, trang web, hoặc các tài nguyên học tập trực tuyến giúp tạo ra thói quen học từ vựng mọi lúc, mọi nơi Các ứng dụng thường cung cấp các bài kiểm tra, trò chơi, và các tình huống thực tế để áp dụng từ vựng.
Thói quen xem phim và nghe nhạc tiếng Pháp: Xem phim và nghe nhạc tiếng Pháp không chỉ giúp bạn làm quen với cách phát âm và ngữ điệu mà còn tăng cường vốn từ vựng qua ngữ cảnh thực tế.
Sử dụng sổ từ vựng hoặc ứng dụng quản lý từ vựng: Việc ghi chép từ vựng vào sổ từ vựng hoặc sử dụng ứng dụng quản lý từ vựng giúp bạn theo dõi tiến trình học tập và làm tăng khả năng ghi nhớ.
Thói quen thực hành bằng cách giao tiếp: Giao tiếp bằng tiếng Pháp với bạn bè, giáo viên, hoặc đồng học là cách hiệu quả để thực hành và ứng dụng từ vựng vào tình huống thực tế.
1.3.2 Trang thiết bị học tập
Một giáo trình dạy/học từ vựng cần phải bao gồm những yếu tố quan trọng sau đây để giúp học viên hiệu quả hóa quá trình học:
- Xác định chủ đề cụ thể hoặc ngữ cảnh trong đó từ vựng được sử dụng.
- Kết hợp từ vựng với các tình huống thực tế để sinh viên có thể áp dụng từ vựng vào cuộc sống hàng ngày.
- Phân loại từ vựng dựa trên các tiêu chí như chủ đề, loại từ, mức độ khó khăn, và tần suất sử dụng.
- Phân chia từ vựng thành các nhóm để giúp việc học và ghi nhớ dễ dàng hơn.
- Cung cấp bảng âm thanh cho từng từ vựng để sinh viên có thể nghe cách phát âm chính xác.
- Sử dụng biểu đồ phát âm và các ký hiệu phiên âm để hỗ trợ việc phát âm.
- Cung cấp mẫu câu minh họa cách sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh thực tế.
- Tạo các tình huống giả định để sinh viên có thể áp dụng từ vựng vào giao tiếp.
- Bao gồm nhiều loại bài tập như điền từ, ghép câu, xây dựng câu, và trò chơi từ vựng để tăng cường kỹ năng sử dụng từ vựng.
- Bài tập phải được thiết kế để thách thức sinh viên từ cấp độ dễ đến khó.
- Cung cấp tài liệu bổ sung như danh sách từ vựng, từ điển, và nguồn học phụ khác để sinh viên có thể nâng cao từ vựng một cách tự nhiên.
- Tích hợp các bài kiểm tra định kỳ để đánh giá hiệu suất và đo lường sự tiến triển của sinh viên.
- Tích hợp công nghệ, sử dụng ứng dụng di động, phần mềm học tập trực tuyến, hoặc các công cụ khác để tăng cường trải nghiệm học tập và tương tác.
Ngoài giáo trình chính, có nhiều tài liệu bổ trợ có thể hỗ trợ quá trình dạy và học từ vựng.
Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng vững chắc từ những công trình uy tín, gồm nghiên cứu của Gardner và Lambert (1972), Dewaele và Al Fawzan (2018), Oxford (2016), Macaron và Gregersen (2012), Dửrnyei và Ushioda (2011), Pellerin (2005) Tổng hợp các nghiên cứu này cung cấp cơ sở lý thuyết vững chắc, đa chiều về ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, tính kiên trì, động lực và mục tiêu cá nhân lên quá trình học từ vựng.
Nghiên cứu của Gardner và Lambert (1972) đã khám phá các yếu tố tâm lý trong học từ vựng, nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy, tâm trạng và động lực Nghiên cứu của Dewaele và Al Fawzan (2018) mở rộng biên độ bằng cách xem xét vai trò của kiên nhẫn trong học từ vựng Oxford (2016) tập trung vào mục tiêu cá nhân, làm sáng tỏ sự đa dạng trong mục tiêu học tập của sinh viên và tác động của chúng đến hiệu suất Macaron và Gregersen (2012) nhấn mạnh tầm quan trọng của động lực trong học từ vựng, cung cấp bằng chứng về sự tương tác giữa các yếu tố động lực và quá trình học Dửrnyei và Ushioda (2011) cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về động lực học ngoại ngữ, bao gồm cả học từ vựng Cuối cùng, nghiên cứu của Pellerin (2005) tập trung vào các khía cạnh cụ thể của học từ vựng, xem xét ảnh hưởng của môi trường học tập và chiến lược học tập.
Sự kết hợp của những nghiên cứu nổi bật này tạo nên một cơ sở lý thuyết đa chiều và đồng thời đặt nền tảng vững chắc cho mô hình nghiên cứu hiện tại Việc hiểu rõ những yếu tố tâm lý, kiên nhẫn, động lực và mục tiêu cá nhân sẽ giúp phân tích sâu sắc hơn về quá trình học từ vựng và cung cấp cơ sở cho việc xây dựng chiến lược giảng dạy và hỗ trợ học tập hiệu quả trong việc nâng cao kỹ năng ngôn ngữ.
Phần về thói quen là một đóng góp quan trọng, nhấn mạnh vai trò của các thói quen tích cực như học đều đặn, xem phim và nghe nhạc tiếng Pháp, sử dụng sổ từ vựng hoặc ứng dụng quản lý từ vựng Điều này không chỉ thúc đẩy việc học mà còn khuyến khích học viên tích hợp ngôn ngữ vào cuộc sống hàng ngày.
Thói quen học đều đặn là yếu tố chủ chốt giúp xây dựng nền tảng vững chắc trong việc tiếp thu ngôn ngữ mới Việc dành thời gian mỗi ngày để học tập giúp củng cố kiến thức và tạo ra môi trường học tập liên tục Thói quen này không chỉ tăng cường kiến thức ngôn ngữ mà còn xây dựng sự kiên nhẫn và nhất quán trong quá trình học.
Xem phim và nghe nhạc tiếng Pháp là những hoạt động giải trí giúp học viên tiếp xúc với ngôn ngữ một cách tự nhiên và thú vị Qua các phương tiện truyền thông này, họ có thể nghe cách người bản xứ diễn đạt, hiểu rõ về ngữ cảnh sử dụng từ vựng và ngữ pháp Điều này không chỉ giúp mở rộng vốn từ vựng mà còn phát triển khả năng lắng nghe và hiểu rõ ngôn ngữ trong ngữ cảnh thực tế.
Sử dụng sổ từ vựng hoặc ứng dụng quản lý từ vựng là một thói quen hữu ích để ghi chép và ôn tập từ vựng một cách có tổ chức Việc này giúp sinh viên theo dõi tiến triển của mình, đồng thời tạo ra một nguồn tài nguyên hữu ích để ôn tập đều đặn Sự có tổ chức này không chỉ giúp củng cố từ vựng mà còn làm tăng khả năng tự tin khi sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống thực tế.
Quan trọng hơn, việc tích hợp ngôn ngữ vào cuộc sống hàng ngày thông qua các thói quen là chìa khóa thành công trong học tập ngôn ngữ Sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống hàng ngày không chỉ là nhiệm vụ học thuật, mà còn trở thành phương thức rèn luyện thiết yếu Việc xây dựng các thói quen tích cực trong học tập không chỉ đẩy nhanh tiến độ học mà còn giúp học viên tạo dựng môi trường sống bền vững lâu dài, nơi họ có thể liên tục thực hành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình.
Mô hình chú trọng sử dụng trang thiết bị học tập như giáo trình Alter Ego+ và tài liệu bổ trợ, đồng thời tận dụng công nghệ như đài, máy quay, tivi, máy chiếu Việc này đáp ứng xu hướng giáo dục ngoại ngữ hiện đại, mang lại trải nghiệm học tập phong phú và hiệu quả hơn cho người học.
Việc sử dụng giáo trình Alter Ego+ và các tài liệu bổ trợ, kết hợp với việc tận dụng các phương tiện kỹ thuật như đài, máy quay, và tivi mang lại nhiều lợi ích to lớn trong quá trình giảng dạy và học tập Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc tích hợp các phương tiện và tài liệu đa dạng giúp tạo ra môi trường học tập phong phú và hiệu quả.
Giáo trình Alter Ego+ là một công cụ học tiếng Pháp chất lượng, được thiết kế để phát triển cả kỹ năng nghe, nói, đọc, và viết Các bài học trong giáo trình này được xây dựng một cách có tổ chức và có tính logic, từ dễ đến khó, giúp học viên tiếp cận và hiểu rõ từ vựng cũng như ngữ pháp một cách hiệu quả Sự cấu trúc hệ thống trong giáo trình này giúp người học phát triển một cách tự nhiên từ những khái niệm cơ bản đến những kỹ năng sâu rộng Đồng thời, việc kết hợp giáo trình với các tài liệu bổ trợ như sách tham khảo, bài báo, hay bản tin giúp mở rộng tầm nhìn của học viên Những tài liệu này không chỉ giúp củng cố kiến thức mà còn giúp học viên tiếp xúc với ngôn ngữ thực tế, đa dạng và phản ánh đúng hơn về văn hóa ngôn ngữ.
Sử dụng các phương tiện kỹ thuật như đài, máy quay, và tivi cung cấp một chiều sâu khác cho quá trình học Việc nghe và xem các chương trình, tin tức, hoặc phim tiếng Pháp giúp học viên làm quen với cách diễn đạt tự nhiên, giọng điệu, cũng như từ vựng và ngữ pháp trong ngữ cảnh thực tế Đồng thời, việc thực hành ngôn ngữ qua các tình huống thực tế hơn giúp học viên phát triển kỹ năng giao tiếp một cách linh hoạt và tự tin.
Liên kết giáo trình với phương tiện kỹ thuật không chỉ giúp học viên tiếp thu kiến thức vững chắc mà còn khám phá và vận dụng ngôn ngữ trong nhiều bối cảnh khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và nâng cao hiệu quả.
Sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy này không chỉ thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực và tương tác Việc sử dụng giáo trình Alter Ego+ và các tài liệu bổ trợ, kết hợp với việc tận dụng các phương tiện kỹ thuật, tạo ra một trải nghiệm học tập đa chiều, giúp học viên phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách toàn diện và thú vị.
Ngoài ra, mô hình còn đánh giá chương trình học, đề cập đến sự linh hoạt và đa dạng trong phương pháp giảng dạy, cũng như việc kết nối từ vựng với ngữ cảnh thực tế Điều này là quan trọng để tạo ra một môi trường học tập tích cực và đảm bảo rằng học viên có cơ hội thực hành và tương tác nhiều với từ vựng Chương trình học tiếng hiện nay cần dựa trên sự linh hoạt và đa dạng trong phương pháp giảng dạy cũng như khả năng kết nối từ vựng với ngữ cảnh thực tế Điều này là quan trọng để xây dựng một môi trường học tập tích cực và đảm bảo rằng học viên có cơ hội thực hành và tương tác nhiều với từ vựng tiếng Pháp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu hổn hợp gồm: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đã nêu ở Phần mở đầu, chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu gồm sáu nhân tố: “ Nhận định về lợi ích học tiếng Pháp”, “Môi trường học tập”, “Tự học ngoài giờ”, “Phương pháp tự học”, “Giảng viên”, “Tài liệu học tập” ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp hiệu quả của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại trường Đại học Thương mại Phương pháp thực hiện khảo sát ý kiến là: Phỏng vấn bán cấu trúc sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại trường Đại học Thương mại Qua phỏng vấn, chúng tôi tổng hợp các ý kiến và quyết định xây dựng mô hình gồm sáu yếu tố mà chúng tôi đã khái quát hóa qua sơ đồ sau (Hình 2.1)
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp khảo sát sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại trường Đại học Thương mại
Mục đích của việc sử dụng phương pháp định lượng:
- Đánh giá mức độ chính xác của thang đo trong nghiên cứu chính thức.
- Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng nghiên cứu định lượng.
Sơ đồ 2.2: Qui trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng
Xây dựng thang đo
Với phạm vi nghiên cứu, chúng tôi kết luận được sáu nhân tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Pháp hiệu quả: lợi ích học tiếng Pháp, môi trường học tập, tư học ngoài giờ, phương pháp học tập, giảng viên, tài liệu học tập
2.2.1 Thang đo nhận định về lợi ích
Thang đo nhận định về lợi ích kí hiệu là LI và được đo lường bằng 4 biến quan sát như sau:
LI1: Cơ hội phát triển nghề nghiệp tương lai (xin việc, )
LI2: Là công cụ để học chuyên ngành kinh tế (làm luận văn, học thạc sỹ )
LI3: Sử dụng trong cuộc sống (du lịch, giao tiếp, )
LI4: Bổ trợ học ngoại ngữ khác (phương pháp, từ vựng, )
2.2.2 Thang đo phương pháp tự học
Thang đo phương pháp tự học kí hiệu là PP và được đo lường bằng 5 biến quan sát như sau:
PP1: Phương pháp học từ vựng hiệu quả.
PP2: Mức độ thường xuyên học từ vựng ngoài giờ trên lớp.
PP3: Mức độ thường xuyên làm bài tập về từ vựng mà giảng viên yêu cầu ngoài giờ học trên lớp.
PP4: Thói quen áp dụng từ vựng đã học vào các hoạt động thực hành tiếng khác (nói, viết, nghe, đọc hiểu…)
PP5: Thói quen tự học, rèn luyện nâng cao vốn từ vựng.
2.2.3 Thang đo tự học ngoài giờ
Thang đo tự học ngoài giờ kí hiệu là TH và được đo lường bằng 9 biến quan sát như sau:
TH1: Nghe tiếng Pháp (nhạc, hội thoại, bài tập ) ở nhà.
TH2: Xem youtube (phim phụ đề, hội thoại ) ở nhà.
TH3: Viết (trước hoặc sau) khi nói.
TH4: Học nhiều từ vựng và cấu trúc câu mới.
TH5: Luyện tập nói đều đặn ở nhà.
TH6: Luyện tập nghe đều đặn ở nhà.
TH7: Luyện tập viết đều đặn ở nhà.
TH8: Ôn luyện ở nhà khi sắp kiểm tra, thảo luận môn tiếng Pháp.
TH9: Các hoạt động cộng đồng, đi làm thêm hoặc giải trí (đi chơi, xem tivi, chơi game )
Thang đo giảng viên kí hiệu là GV và được đo lường bằng 9 biến quan sát như sau:GV1: Giảng viên thường xuyên động viên, khích lệ.
GV2: Giảng viên có có phương pháp giảng dạy từ vựng dễ hiểu, đa dạng.
GV3: Giảng viên thường xuyên giao bài tập từ vựng về nhà.
GV4: Giảng viên giải thích từ vựng kĩ, dễ hiểu trong quá trình dạy trên lớp.
GV5: Giảng viên hướng dẫn, định hướng về ý, từ vựng trước khi làm bài viết hoặc nói.
GV6: Giảng viên chữa bài cẩn thận sau khi nói, viết.
GV7: Giảng viên khai thác nhiều bài nghe, đọc hiểu, diễn đạt nói trong quá trình giảng dạy.
GV8: Giảng viên kiểm tra và cho điểm thường xuyên cả lớp về phần từ vựng.
GV9: Giảng viên tổ chức thường xuyên các hoạt động về từ vựng.
2.2.5 Thang đo tài liệu học tập
Thang đo tài liệu học tập kí hiệu là GT và được đo lường bằng 6 biến quan sát như sau:
GT1: Giáo trình cung cấp trường từ vựng chủ đề đa dạng.
GT2: Giáo trình cung cấp bài nghe với tình huống và chủ đề đa dạng.
GT3: Giáo trình cung cấp cấu trúc câu.
GT4: Giáo trình có chủ đề nói thực tế phù hợp.
GT5: Giáo trình phù hợp với sinh viên mới bắt đầu học tiếng Pháp.
GT6: Giáo trình trình bày rõ ràng (tranh ảnh, phông chữ )
2.2.6 Thang đo môi trường học tập
Thang đo môi trường học tập kí hiệu là MT và được đo lường bằng 8 biến quan sát như sau:
MT1: Câu lạc bộ tiếng Pháp tổ chức nhiều hoạt động giao tiếp.
MT2: Các lớp học thêm tiếng Pháp ngoài giờ học.
MT3: Giao lưu tiếp xúc với người nước ngoài nói tiếng Pháp
MT4: Thực hành nói tiếng Pháp nhiều với bạn bè ngoài giờ học.
MT5: Trang thiết bị (máy chiếu, đài, video )
MT6: Sắp xếp bàn ghế, trang trí phòng học.
MT7: Đối tác, nhóm làm việc ở lớp thân thiện.
MT8: Không khí học tập trong lớp cởi mở, thân thiện.
Mẫu khảo sát
2.3.1.1 Xác định phương pháp chọn mẫu định lượng Đối với đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết Chúng tôi gửi mẫu khảo sát cho bạn bè trong cùng khoa của các thành viên trong nhóm nghiên cứu (phương pháp chọn mẫu thuận tiện) Sau đó, chúng tôi thông qua họ gửi bảng khảo sát đến các đối tượng tiếp theo (cũng học chuyên ngành Tiếng Pháp Thương Mại - Đại học Thương Mại) (phương pháp quả bóng tuyết) Ưu điểm của phương pháp này là tiếp xúc được đến với nhiều đối tượng hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
2.3.1.2 Xác định phương pháp chọn mẫu định tính
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo mục đích, tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn từng cá nhân để bổ sung cho những thông tin sẽ thu thập qua phương pháp khảo sát Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào phỏng vấn nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.
Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa trên yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến Theo các nhà nghiên cứu Hair và ctv năm 1998, để chọn kích thước quan sát nghiên cứu phù hợp đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, cỡ quan sát tối thiểu là n>5*x (x là tổng số biến quan sát) Như vậy, với tổng số 35 biến quan sát, số lượng mẫu khảo sát tối thiểu để thực hiện nghiên cứu trong luận văn này là: 5*355 Tuy nhiên để đảm bảo tính thực hành trong luận văn và tính sai sót trong khảo sát, số lượng phiếu khảo sát dự kiến phát ra là
Qua thống kê quá trình khảo sát, số phiếu phát ra là 214 phiếu, số phiếu thu về là
214 phiếu (đạt 100%), số phiếu hợp lệ là 210 phiếu (đạt 98,13%).
Chương 2 trình bày chi tiết về các phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu Lý do sử dụng các phương pháp này, ưu,nhược điểm của những phương pháp này Mối quan hệ và sự phù hợp của các phương pháp này khi lựa chọn để thực hiện đề tài Theo đó, chúng tôi đã kết hợp cách tiếp cận định tính và định lượng…
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu định lượng
Như đã trình bày ở mục 3.1, thang đo gồm 4 thành phần: (1) Nhận định về lợi ích, (2) Phương pháp tự học, (3) Tự học ngoai giờ, (4) Yếu tố giảng viên, (5) Tài liệu học tập, (6) Môi trường học tập.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu hơn đối với sinh viên Thang đo được quy ước từ 1: “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5:
“Hoàn toàn đồng ý” Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, sinh viên hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu phát biểu của tất cả các thang đo Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để tiếp tục đanh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha, loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 Các nhà nghiên cứu cho rằng thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng, tốt nhất là lớn hơn 0,7 để đảm bảo độ tin cậy cao (Nunnally và Burnstein, 1994; Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh, 2012).
Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy)
Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần được trình bày trong các bảng dưới đây.
3.1.1.1 Cronbach’s Alpha của thang đo nhận định về lợi ích
Thang đo các nhân tố đánh giá lợi ích bao gồm 4 biến quan sát Giá trị Cronbach's Alpha là 0,730 > 0,7, thể hiện độ tin cậy của thang đo Đồng thời, hệ số tương quan biến-tổng của cả 4 biến đều lớn hơn 0,3 Điều này cho thấy thang đo có độ tin cậy cao và các biến có thể được sử dụng cho các phân tích tiếp theo (xem Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Cronbach’s Alpha của thang đo nhận định về lợi ích
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
3.1.1.2 Cronbach’s Alpha của thang đo phương pháp tự học
Thang đo nhân tố phương pháp tự học có 5 biến quan sát Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0,946 > 0,7 Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến - tổng > 0,3 Do vậy, thang đo nhân tố độ đáp ứng đáp ứng độ tin cậy và các biến được sử dụng cho các phép phân tích tiếp theo (xem bảng 3.2).
Bảng 3.2: Cronbach’s Alpha của thang đo phương pháp tự học
Biến quan sát Trung bình thang đo Phương sau thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến
3.1.1.3 Cronbach’s Alpha của thang đo tự học ngoài giờ
Thang đo nhân tố tự học ngoai giờ có 9 biến quan sát Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0,814 > 0,7 Đồng thời, cả 9 biến quan sát đều có tương quan biến - tổng > 0,3 Do vậy, thang đo nhân tố sự đảm bảo đáp ứng độ tin cậy và các biến được sử dụng cho các phép phân tích tiếp theo (xem bảng 3.3).
Bảng 3.3: Cronbach’s Alpha của thang đo tự học ngoài giờ
Phương sau thang đo nếu loại
Cronbach's Alpha nếu loại biến
3.1.1.4 Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố giảng viên
Thang đo nhân tố giảng viên có 9 biến quan sát Kết quả phân tích hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0,933 > 0,7 Đồng thời, cả 9 biến quan sát đều có tương quan biến - tổng > 0,3 Do vậy, thang đo nhân tố sự đảm bảo đáp ứng độ tin cậy và các biến được sử dụng cho các phép phân tích tiếp theo (xem bảng 3.4).
Bảng 3.4: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố giảng viên
Phương sau thang đo nếu loại
Cronbach's Alpha nếu loại biến
3.1.1.5 Cronbach’s Alpha của thang đo tài liệu học tập
Thang đo nhân tố giảng viên có 6 biến quan sát Kết quả phân tích hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0,953 > 0,7 Đồng thời, cả 6 biến quan sát đều có tương quan biến - tổng > 0,3 Do vậy, thang đo nhân tố sự đảm bảo đáp ứng độ tin cậy và các biến được sử dụng cho các phép phân tích tiếp theo (xem bảng 3.5).
Bảng 3.5: Cronbach’s Alpha của thang đo tài liệu học tập
Biến quan sát Trung bình thang đo Phương sau thang đo nếu loại Tương quan biến – tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến
3.1.1.6 Cronbach’s Alpha của thang đo môi trường học tập
Thang đo nhân tố giảng viên có 8 biến quan sát Kết quả phân tích hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0,837 > 0,7 Đồng thời, cả 8 biến quan sát đều có tương quan biến - tổng > 0,3 Do vậy, thang đo nhân tố sự đảm bảo đáp ứng độ tin cậy và các biến được sử dụng cho các phép phân tích tiếp theo (xem bảng 3.6).
Bảng 3.6: Cronbach’s Alpha của thang đo môi trường học tập
Biến quan sát Trung binh thang đo Phương sau thang đo nếu loại Tương quan biến – tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến
3.1.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) tác động đến việc học tập từ vựng tiếng Pháp của sinh viên
Trong phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), mối tương quan giữa các biến được sử dụng để xác định những nhân tố có ý nghĩa hơn Quá trình này giúp tóm tắt và giảm kích thước dữ liệu, giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng hiểu và phân tích các mẫu dữ liệu phức tạp.
Khi tiến hành phân tích các biến thu thập được, nếu có những biến tương quan với nhau thì các biến này sẽ được nhóm thành các nhóm biến liên quan Sau đó, các biến liên quan được xem xét và trình bày dưới dạng những yếu tố tác động đến việc học từ vựng tiếng Pháp của sinh viên Đại học Thương mại.
Nghiên cứu tiến hành sử dụng phương pháp trích hệ số Principal component với phép quay Varimax tại điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue > 1 Thang đo nào có tổng phương sai trích từ 50% trở lên là được chấp nhận (Gerbing & Anderson, 1988)[16]. Các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại Tại mỗi khái niệm có chênh lệch trọng số (Factor loading) lớn nhất và bất kỳ phải đạt ≥ 0,3 Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) phải có giá trị lớn (0,5 ≤ KMO
≤ 1), điều này thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp Nếu hệ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu Theo Kaiser (1974), KMO ≥ 0,9 là rất tốt; 0,9 > KMO ≥ 0,8 là tốt; 0,8 > KMO ≥ 0,7 là được; 0,7 > KMO ≥ 0,6 là tạm được, 0,6> KMO ≥ 0,5 là xấu và KMO < 0,5 là không thể chấp nhận được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Nhóm nghiên cứu chúng tôi từng bước tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) Lần đầu thực hiện EFA, 40 biến đã nhóm thành sáu nhân tố Sau tám thực hiện phép quay, sáu nhóm chính thức được hình thành.
3.1.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần thứ nhất
Khi phân tích nhân tố, nghiên cứu đặt ra hai giả thuyết:
Giả thuyết Ho: Các biến trong tổng thể không có tương quan với nhau.
Giả thuyết H1: Các biến trong tổng thể có tương quan với nhau.
Bảng 3.7: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ nhất
Kiểm tra KMO and Bartlett's
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 902
Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 7480.659
Kết quả nghiên cứu định tính
3.2.1 Dữ liệu khảo sát thô
Người phỏng vấn: Đào Thị Hồng Ánh
Linh (K59Q1) Động cơ học tiếng Pháp - Đã học tiếng Pháp trước đó, muốn tiếp tục học
- Muốn học ngôn ngữ mới - Được học cả Quản trị kinh doanh và tiếng Pháp
- Nhầm lẫn giữa từ vựng tiếng Anh và tiếng Pháp
- Ít sử dụng vì tiếng Pháp chưa thực sự thông dụng ở VN
- Vốn từ vựng hạn hẹp
- Ngữ pháp tiếng Pháp khó
Tình trạng học từ vựng - Làm quen lại những từ vựng đã học
- Theo dõi, chú ý học trên lớp
- Chỉ học ở nhà khi có bài kiểm tra
- Chưa thực sự hiệu quả
Các yếu tố ảnh hưởng khi học từ vựng
- Đã học tiếng Pháp trước đó nên dễ chán và bỏ bê ( tiêu cực)
- Hứng thú của bản thân
- Phương pháp học từ vựng
Kinh nghiệm, phương pháp học
- Giao tiếp, nhắn tin với người Pháp
- Làm bài tập đi kèm từ vựng
- Ghi từ vựng ra giấy và viết nhiều lần
- Chú ý nghe giảng trên lớp
- Học từ vựng theo cột (từ và nghĩa)
- Đánh dấu và ôn lại những từ vựng chưa nhớ
- Xem video, bài giảng trên lớp Đề xuất giải pháp cải thiện môi trường học tập
- Thêm trang làm bt tiếng Pháp giống như môn Tiếng Anh cơ bản hiện có
- Nhà trường: tạo môi trường năng động
- Giảng viên: Kết hợp nhiều hoạt động nhóm, học đan xen với chơi trò chơi
- Tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp, phần thưởng cho đội thắng
- Cho sinh viên xem video và dạy qua video
Người phỏng vấn: Nguyễn Hải Linh
Thích văn hóa của người Pháp
Tiếng Pháp gần giống với tiếng Anh
Mở rộng khả năng ngôn ngữ, đa thứ tiếng Muốn có một kết quả học tập tốt để hoàn thành chương trình học đại học với tấm bằng có giá trị cao giúp ích cho việc đi xin việc sau này.
Muốn có cơ hội được học thêm 1 ngôn ngữ mới ở môi trường học đại học, biết nhiều ngôn ngữ là một lợi thế để đi xin việc sau này
Những khó khăn thường gặp
Người Pháp nói nhanh, khó nghe
Ngữ pháp chia ra giống đực, giống cái khiến khó phân biệt
Khó khăn nhất ở kỹ năng nghe, cảm thấy khi nghe radio hoặc người Pháp nói đều rất nhanh, không thể nghe được trừ những câu đơn giản
Sợ nói sai, kỹ năng nghe khá khó, từ vựng nhiều và có quá nhiều cách dùng
Tình trạng học từ vựng
Thấy khá hiệu quả trong hơn 1 học kì học tiếng Pháp
Khó khăn là bị học chậm hơn so với các bạn cùng lớp
Ban đầu thấy học từ vựng khá dễ vì có nhiều từ giống tiếng Anh
Nhưng càng học cao hơn thì từ vựng tiếng Pháp trở nên đa dạng hơn, 1 từ có rất nhiều từ đồng nghĩa và rất khó để nhớ hết và cách sử dụng của các từ đồng nghĩa đó
Học từ vựng gây nhiều khó khăn, đặc biệt khi bạn hiểu nghĩa của từ nhưng không biết cách dùng, hoặc không áp dụng từ đúng ngữ cảnh.
Các yếu tố ảnh hưởng học từ
Bạn bè, thầy cô ảnh hưởng đến việc học từ vựng
Số lượng từ vựng mới trong 1 buổi học, ví dụ như từ học thuật hay cách sử dụng khác nhau của những từ đồng nghĩa dẫn đến khó nhớ, bị rối
Yếu tố về bản thân và quan trọng nhất, bản thân có tự giác và chủ động học hay không ảnh hưởng rất nhiều
Yếu tố giảng viên rất quan trọng, giảng viên ép học hay giao bài tập để kiểm tra, tạo động lực để sinh viên học hơn
Kinh nghiệm, phương pháp học
Học từ vựng mỗi ngày, dành
1 tiếng mỗi ngày để học 30 từ mới, học thuộc và sau đó ghi chép ra vở nhiều lần
Tự đặt câu với từ đó, hoặc trên lớp giảng viên có đặt câu với từ đó ghi nhớ tốt hơn trong việc đặt câu
Ghi nhớ từ vựng thông qua việc nhắc lại, học trên lớp, về nhà học lại và rảnh xem lại từ lần nữa khiến ghi nhớ dễ hơn, ko bị áp lực
Tập trung nghe giảng, cố gắng ghi nhớ từ vựng theo ngữ cảnh ngay trên lớp học, học trong giáo trình Alter Ego+ khi thầy cô giản trên lớp theo chủ đề sẽ giúp ghi nhớ từ lâu hơn
Về nhà làm bài tập trong sách bài tập giáo trình Alter Ego+
Giải pháp để cải thiện môi trường htap
Tìm kiếm môi trường học tập khiến cho bản thân ít bị xao lãng nhất, có thể nghe podcast, nghe nhạc, xem phim về tiếng Pháp
Vận dụng công nghệ trong việc dạy từ vựng như: xem video, nghe nhạc, kiểm tra từ vựng qua các ứng dụng như Quizlet Ở trên lớp giảng viên nên tổ chức các minigame để sinh viên có hứng thú học hơn
Giảng viên nên có các bài kiểm tra từ vựng thường xuyên hơn ở trên lớp như trắc nghiệm ABCD để sinh viên còn có động lực ôn tập từ vựng Đầu tư về công nghệ trong việc chuẩn bị bài giảng như tạo các slide ppt học từ vựng qua hình ảnh giúp sinh viên ghi nhớ lâu hơn
Thi thoảng nhà trường có thể tổ chức 1 số hoạt động ngoại khóa như giao lưu, trao đổi và cuộc thi liên quan đến tiếng Pháp
Người phỏng vấn: Long Thị Diệu Linh Đỗ Ngọc Mai
(K58Q1) Linh (K59Q1) Nguyễn Đỗ Ngọc Ánh (K58Q1) Động cơ học Thích tiếng Pháp.
Thích được đi Pháp du lịch và muốn học tiếng Pháp để biết nhiều hơn về văn hoá Pháp.
Gia đình định hướng qua Pháp làm việc Gia đình định hướng, tiếng pháp là 1 trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên giới, yêu thích tiếng pháp
Những khó khăn thường gặp
Việc phát âm chưa được chuẩn.
Phải nhớ nhiều từ vựng, cách viết và cách phát âm.
Phát âm và cách nói chuyện chưa được lưu loát
Tình trạng học từ vựng
Lượng từ vựng phải học nhiều, khó trong việc nhớ từ vựng
Chưa tìm ra cách nhớ từ vựng lâu.
Học từ vựng nhanh quên, không thể ghi nhớ trong thời gian dài. tốt, đang học ở trường giao tiếp với thầy cô với bạn bè, và người bản địa thông qua việc làm hướng dẫn viên du lịch
Các yếu tố ảnh hưởng học từ
Thầy cô cho từ vựng, đốc thúc để có động lực Xem phim đọc truyện.
1 Cách thầy cô truyền đạt
2 Do bản thân có ôn tập không
3 Môi trường xung quanh, bạn bè
Là giao tiếp, ngôn ngữ đa dạng, thiếu từ vựng không hiểu người khác nói gì
Kinh nghiệm, phương pháp học
Học nhóm cùng nhau Xem phim, xem Tiktok để học thêm từ vựng
Học theo cách truyền thống là học thuộc 1 cột từ vựng 1 cột nghĩa Lấy ví dụ cho từ mới, đi ra ngoài có tình huống vật dụng liên tưởng đến tiếng Pháp Đọc truyện xem phim nghe postcard bằng tiếng Pháp
Giải pháp để cải thiện môi trường học tập
Bổ sung thêm các tiết học giao tiếp với thầy cô nước ngoài và xem phim, xem video hội thoại tiếng
Tạo ra môi trường chủ động Có nhóm học tiếng Pháp cùng nhau để làm quen tiếp cận nhiều hơn, giúp mình chủ động hơn
Nên xây dựng môi trường để tiếp thu được nhiều tiếng Pháp nhất.
Người phỏng vấn: Phạm Hà Linh
Thảo (K58Q1) Toàn (K57Q1) Động cơ học tiếng Pháp Thích 1 ngành có sự kết hợp giữa ngôn ngữ và kinh tế Có niềm đam mê, yêu thích đối với văn hoá Pháp.
Những khó khăn khi học Ghi nhớ từ vựng và phát âm chuẩn như người Pháp Người Pháp nói nhanh và khó nghe.
Ngữ pháp và cách đọc của tiếng Pháp Ngữ pháp hơi rắc rối vì phân thành giống đực, cái.
Tình trạng học từ vựng Áp dụng phương pháp học từ vựng mỗi ngày, với số lượng vừa đủ Học từ vựng khá ổn, học nhiều, hiệu quả đúng với trình độ Đang trong quá trình học Có nhiều từ khó và không biết giải nghĩa như thế nào
Các yếu tố ảnh hưởng học từ
Sự tác động của thầy cô và bạn bè Sự chăm chỉ, cần cù
Kinh nghiệm, phương php học
Khi được dạy về nhà sẽ ôn lại luôn, sẽ tìm kiếm thêm những từ vựng liên quan đến chủ đề đó trong ngày hôm đầu
Sang ngày thứ 2, trước khi học từ vựng mới sẽ dành một ít thời gian ôn lại từ vựng cũ
Sau 2 tuần sẽ tự làm flashcard để tự ktr lại trí nhớ của bản thân và học lại những từ chưa nhớ.
Thường đọc các bài viết, bài báo bằng tiếng Pháp trên web, nghe nhạc hoặc tự học trên các ứng dụng.
Giải pháp để cải thiện môi trường học tập
Nhà trường nên thành lập một câu lạc bộ tiếng Pháp tập trung vào việc trau dồi khả năng phát âm, thay vì chỉ dừng lại ở việc giới thiệu văn hóa Pháp Điều này sẽ giúp học sinh cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn.
Nên tham gia các hoạt động giao tiếp tiếng Pháp như câu lạc bộ, nhóm học, diễn đàn,
Nên chọn một không gian học tập thoáng đãng, sạch sẽ và yên tĩnh, tránh những nơi có tiếng ồn hoặc xao nhãng
3.2.2 Danh sách mã hóa và hợp nhất dữ liệu
STT Mã hóa Tiêu chí Nhóm
1 ĐC1 Tiếp tục học Động cơ học tiếng
Pháp (ĐC) ĐC2 Muốn làm việc ở Pháp ĐC3 Muốn học ngôn ngữ mới (mở rộng khả năng ngôn ngữ) ĐC4 Giống với tiếng Anh ĐC5 Thích tiếng Pháp, thích đi du lịch và thích văn hóa Pháp ĐC6 Ngôn ngữ phổ biến trên thế giới ĐC7 Thích một ngành có sự kết hợp giữa ngôn ngữ và kinh tế
KK1 Nhầm lẫn giữa tiếng Anh và tiếng Pháp
KK4 Vốn từ vựng hạn hẹp
KK6 Nói nhanh, nghe khó, có quá nhiều cách dùng
KK7 Phát âm chưa chuẩn, viết khó
TV1 Làm quen lại những từ vựng đã học
Tình trạng học từ vựng (TV)
TV2 Theo dõi, chú ý học trên lớp
TV3 Chỉ học ở nhà khi có bài kiểm tra
TV4 Chưa thực sự hiệu quả
TV5 Khó nhớ hết cách sử dụng các từ đồng nghĩa, nhanh quên TV6 học từ vựng chậm hơn so với các bạn cùng lớp
TV7 Lượng từ vựng nhiều, khó nhớ, không biết giải nghĩa TV8 Học tốt, môi trường giao tiếp tốt thông qua việc làm hướng dẫn viên du lịch TV9 Học từ vựng mỗi ngày, ổn, học nhiều, hiệu quả
AH1 Động lực bản thân (yêu thích, tự giác, chăm chỉ, cần cù…)
Các yếu tố ảnh hưởng khi học từ vựng (AH)
AH2 Phương pháp giảng dạy (cách thầy cô truyền đạt…) AH3 Môi trường học tập (bạn bè, thầy cô, …)
AH4 Đã học tiếng Pháp trước đó nên dễ chán và bỏ bê AH5 Phương pháp học từ vựng
AH6 Giáo trình (sô lượng từ mới trong 1 buổi học…)
AH7 Ngôn ngữ đa dạng, thiếu từ vựng không hiểu người khác nói gì
PP1 Giao tiếp, nhắn tin với người Pháp
Kinh nghiệm, phương pháp học
PP2 Xem video, xem phim, bài giảng, xem tiktok, nghe postcard PP3 Làm bài tập, học từ vựng, chú ý nghe giảng
PP4 Học trên lớp, về nhà học, tự học bằng nhiều phương pháp khác nhau (online, flashcard, …)PP5 Học nhóm cùng nhau
So sánh định tính và định lượng
3.3.1 Phương pháp định tính Ưu điểm: Có thể phân tích vấn đề một cách tổng thể, những mô tả bằng từ ngữ hoặc hình ảnh dễ dàng để hiểu và truyền đạt thông tin cho mọi người Phương pháp này rất hữu ích khi áp dụng trong nghiên cứu về hành vi con người và xã hội.
Nhược điểm: Dữ liệu định tính thường không cung cấp thông tin cụ thể và chính xác như dữ liệu định lượng, điều này dẫn đến sự mơ hồ trong việc diễn đạt và đánh giá thông tin Ngoài ra, dữ liệu định tính không thể đo lường sự biến đổi hoặc mức độ của hiện tượng một cách khách quan
3.3.2 Phương pháp định lượng Ưu điểm: Định lượng cung cấp số liệu chính xác, giúp đưa ra những đánh giá khách quan và những quyết định dựa trên dữ liệu cụ thể Phương pháp này phù hợp sử dụng trong lĩnh vực yêu cầu phân tích, đo lường như khoa học tự nhiên, nghiên cứu y học.
Nhược điểm: Dữ liệu định lượng thường gặp sai sót trong quá trình thu thập và đo lường Phương pháp này gặp nhiều khó khăn trong việc phân tích vấn đề tổng thể Trong các tình huống nhất định, định lượng có thể trở nên rất khó quản lý và yêu cầu sử dụng mô hình toán học phức tạp. Đặc điểm Định tính Định lượng
Dữ liệu ngắn gọn, cụ thể x
Phân tích chi tiết, rõ ràng, cụ thể x x
Trong chương 3, đề tài đã trình bày cụ thể các kết quả phân tích số liệu và dữ liệu điều tra Theo đó….