Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến, tham gia phỏng vấn và trả lời phiếu khảo sát của các chuyên gia về QLNN trong lĩnh vực kiểm toán thuộc Bộ Tài chính; các
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
- - - - - - - -
NGUYỄN THỊ HÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
- - - - - - - -
NGUYỄN THỊ HÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS, TS Phạm Thị Tuệ
2 PGS, TS Đỗ Minh Thành
HÀ NỘI - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án “Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở
Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của tập thể giáo viên hướng dẫn
Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong Luận án là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết một cách trung thực theo thực tế khảo sát, đánh giá Các trích dẫn tham khảo trong Luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà nội, tháng 8 năm 2021
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới tập thể giáo viên
hướng dẫn khoa học: PGS, TS Phạm Thị Tuệ và PGS, TS Đỗ Minh Thành, đã tận tình hướng dẫn tôi trong từng bước tiếp cận về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học; đã cùng tôi làm sáng tỏ các luận điểm, thảo luận về các vấn đề thực
tế và đưa ra những đánh giá, gợi mở chi tiết trong suốt quá trình tôi thực hiện và hoàn thành Luận án
Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến, tham gia phỏng vấn và trả lời phiếu khảo sát của các chuyên gia về QLNN trong lĩnh vực kiểm toán thuộc Bộ Tài chính; các nhà khoa học thuộc khối các Trường Đại học, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam; các nhà quản lý, các anh chị lãnh đạo của các DNKiT và KTV hành nghề
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại, Phòng Quản
lý Sau đại học, các đồng nghiệp Bộ môn Kinh tế học, Khoa Kế toán, kiểm toán và
Bộ môn Kiểm toán, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện Luận án
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận án
Hà nội, tháng 8 năm 2021
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1
2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp mới của đề tài luận án 4
5 Kết cấu luận án 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.1.1 Các nghiên cứu về kiểm toán độc lập 5
1.1.2 Các nghiên cứu về nội dung quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập 11
1.1.3 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập 15
1.1.4 Những khoảng trống nghiên cứu 18
1.2 Khung phân tích của luận án 20
1.3 Phương pháp nghiên cứu của luận án 21
1.3.1 Phương pháp luận nghiên cứu 21
1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 21
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 29
2.1 Tổng quan về kiểm toán độc lập 29
2.1.1 Khái niệm và phân loại kiểm toán độc lập 29
2.1.2 Đặc trưng cơ bản của kiểm toán độc lập 34
2.1.3 Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế 37
2.2 Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập 38
2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập 38
2.2.2 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập 39
2.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập 42
2.2.4 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập 51
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập 55
Trang 62.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường quản lý 55
2.3.2 Các yếu tố thuộc chủ thể quản lý 56
2.3.3 Các yếu tố thuộc khách thể quản lý 57
2.4 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập và bài học cho Việt Nam 59
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở một số quốc gia 59
2.4.2 Một số bài học rút ra đối với Việt Nam 66
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 71
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM 72
3.1 Khái quát về kiểm toán độc lập ở Việt Nam 72
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập ở Việt Nam 72
3.1.2 Thực trạng kiểm toán độc lập ở Việt nam 74
3.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam 80
3.2.1 Xây dựng hệ thống pháp lý đối với kiểm toán độc lập 80
3.2.2 Tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL 85
3.2.3 Kiểm tra, giám sát kiểm toán độc lập ở Việt nam 89
3.2.4 Đánh giá quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt nam qua kết quả khảo sát theo các tiêu chí 98
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam 108
3.3.1 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam 108
3.3.2 Mức độ tác động của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam 110
3.4 Nhận xét về quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam 111
3.4.1 Những kết quả đạt được 111
3.4.2 Những tồn tại, hạn chế 113
3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 115
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 118
CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM 119
4.1 Định hướng phát triển và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 119
4.1.1 Dự báo tình hình kinh tế xã hội và xu hướng phát triển của kiểm toán độc lập ở Việt Nam 119
Trang 74.1.2 Định hướng phát triển kiểm toán độc lập ở Việt Nam đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2030 120
4.1.3 Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam 122
4.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 125
4.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp lý đối với kiểm toán độc lập 125
4.2.2 Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với kiểm toán độc lập 133
4.2.3 Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát kiểm toán độc lập 140
4.2.4 Nhóm các giải pháp khác 143
4.2.5 Điều kiện thực hiện giải pháp 147
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 149
KẾT LUẬN 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH 151 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT CHỮ
VIẾT TẮT Viết đầy đủ (tiếng Việt) Viết đầy đủ (tiếng Anh)
1 AICPA Hiệp hội kế toán công chứng Hoa Kỳ American Institute of
Certified Public Accountants
2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of southeast
Asian nations
4 CICPA Hội kế toán công chứng Trung Quốc Chinese Institute of Certified
Public Accountant
Trung tâm chương trình Kiểm tra chéo các công ty kiểm toán cho các công ty
đại chúng Hoa Kỳ
Centre for Public Company Audit Firm Peer Review
Program
7 CSSSD Chiến lược Tổng thể phát triển ngành
dịch vụ Việt nam
10 GAO Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Hoa Kỳ Government Accountability
Office
11 IAASB Ủy ban Quốc tế về Chuẩn mực kiểm
toán và Dịch vụ đảm bảo
International Auditing and Assurance Standards Board
12 IAG Các hướng dẫn thực hành kiểm toán
quốc tế
International Auditing Guidelines
13 IFAC Liên đoàn Kế toán quốc tế International Federation of
Accountant
14 ISA Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế International Standards on
Auditing
Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng quốc tế đối với dịch vụ kiểm toán, dịch
vụ soát xét thông tin tài chính, các dịch
vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan
khác
International Standards on Quality Control 1
Trang 9STT CHỮ
VIẾT TẮT Viết đầy đủ (tiếng Việt) Viết đầy đủ (tiếng Anh)
22 PCAOB Ủy ban Giám sát cho các công ty đại
chúng Hoa Kỳ
Public Company Accounting Oversight Board
24 PRB Ủy ban Kiểm tra chéo Quốc gia Hoa
Kỳ
Public on Peer Reviews Board‟s National
26 SOX Đạo luật Sarbanes-Oxley Hoa Kỳ Sarbanes-Oxley
27 SQCS Chuẩn mực về Kiểm soát chất lượng
Hoa Kỳ
Statements on Quality
Control Standards
30 UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
31 VAA Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam Association of Accountants
and Auditors
32 VACPA Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt
Nam
Vietnam Association of Certified Public Accountants
33 VSA Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Vietnam Standards on
Auditing
Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng Việt Nam đối với dịch vụ kiểm toán, dịch
vụ soát xét thông tin tài chính, các dịch
vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan
khác
Vietnam Standards on Quality Control 1
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng cơ cấu và quy mô khách hàng của KTĐL qua các năm 74
Bảng 3.2: Bảng cơ cấu số lượng và loại hình DNKiT qua các năm 75
Bảng 3.3: Bảng cơ cấu nhân lực KTĐL qua các năm 76
Bảng 3.4: Bảng cơ cấu doanh thu của KTĐL qua các năm 77
Bảng 3.5: Bảng kết quả kinh doanh của KTĐL qua các năm 78
Bảng 3.6: Hệ số tương quan mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá 100
Bảng 3.7: Hệ số tương quan mức độ thực hiện của các tiêu chí đánh giá 100
Bảng 3.8: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của từng biến quan sát 101
Bảng 3.9: Bảng tổng kết ma trận tích hợp Kano – IPA 106
DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 3.1: Cơ cấu, quy mô khách hàng của KTĐL qua các năm 74
Biểu đồ 3.2: Số lượng DNKiT qua các năm 76
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nhân lực KTĐL qua các năm 77
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu doanh thu của KTĐL qua các năm 78
Biểu đồ 3.5: Điểm trung bình mức độ quan trọng và mức độ thực hiện tiêu chí hiệu lực 102
Biểu đồ 3.6: Điểm trung bình mức độ quan trọng và mức độ thực hiện tiêu chí hiệu quả 103
Biểu đồ 3.7: Điểm trung bình mức độ quan trọng và mức độ thực hiện tiêu chí phù hợp 104
Biểu đồ 3.8: Điểm trung bình mức độ quan trọng và mức độ thực hiện tiêu chí bền vững 104
Biểu 3.9: Đồ thị phân tán Kano-IPA 105
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận án 20
Sơ đồ 1.2: Đồ thị IPA 25
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiên cứu 27
Sơ đồ 2.1: Các yếu tố trụ cột trong QLNN đối với kiểm toán độc lập 42
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy QLNN đối với KTĐL 86
Sơ đồ 4.1: Mô hình tổ chức Ủy ban điều hành cơ quan giám sát KTKT 135
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Lý thuyết thông tin bất cân xứng chỉ ra rằng, luôn tồn tại việc các bên tham gia giao dịch cố tình che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng những thông tin có lợi và cung cấp thông tin không công bằng đối với các đối tượng sử dụng Lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích cho rằng, các bên cung cấp thông tin tài chính luôn cân nhắc giữa chi phí chi ra cho việc cung cấp thông tin và lợi ích mà thông tin mang lại Để cung cấp thông tin tài chính minh bạch sẽ làm tăng thêm chi phí và đôi khi còn dẫn đến sự bất lợi làm giảm lợi ích của bên cung cấp thông tin Thông tin bất cân xứng và mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích là những rào cản lớn ảnh hưởng đến chất lượng thông tin tài chính cung cấp cho nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng thông tin tài chính rất quan trọng đối với phản ứng của thị trường do mức độ lan tỏa của thông tin ảnh hưởng lớn đến việc đưa ra quyết định của nhiều đối tượng trong nền kinh tế Bởi vậy, cần phải có một bên thứ ba có chuyên môn, được pháp luật thừa nhận, độc lập với bên cung cấp thông tin và bên sử dụng thông tin, thực hiện kiểm tra và xác nhận mức độ tin cậy của thông tin tài chính do các đơn vị cung cấp KTĐL ra đời đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin tài chính của các đối tượng trong nền kinh tế và là hoạt động không thể thiếu trong quá trình vận hành của nền kinh tế nhằm đảm bảo minh bạch thị trường, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và tạo động lực cho nền kinh tế phát triển Trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán, các DNKiT hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên sẽ tồn tại những xung đột lợi ích giữa DNKiT, KTV hành nghề với đơn vị được kiểm toán và các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán Vì vậy, cần phải có sự quản lý của Nhà nước nhằm tác động, giảm xung đột và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan Để thực hiện QLNN đối với KTĐL mỗi quốc gia sẽ có những mô hình quản lý khác nhau Tại Hoa Kỳ, KTĐL được quản lý theo mô hình
tự quản, theo đó, Nhà nước giao cho Hiệp hội kế toán công chứng Hoa kỳ thực hiện quản lý Hà Lan, Nhật Bản, Singapore, Nhà nước thực hiện quản lý KTĐL cùng với
sự tư vấn của một hội đồng độc lập hoặc ủy ban giám sát và tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán Nhưng từ sau vụ phá sản của tập đoàn năng lượng Enron cùng với sự sụp
đổ của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Andersen năm 2002, Nhà nước nhận thấy những thất bại khi trao quyền cho tổ chức nghề nghiệp bởi lợi ích của những người hành nghề được bảo vệ hơn là lợi ích xã hội Do vậy, từ sau thất bại này, các quốc gia đều nhận thấy cần phải có sự can thiệp sâu của Nhà nước vào hoạt động quản lý và giám sát KTĐL
Trang 12Từ các mô hình quản lý KTĐL thành công của các quốc gia, cho thấy, KTĐL
là hoạt động kinh doanh có điều kiện không thể để thị trường tự do điều tiết mà cần phải có sự can thiệp và quản lý của Nhà nước để đạt được mục tiêu quản lý tổng thể nền kinh tế Thực tế đến nay, chưa có một nghiên cứu lý luận đầy đủ và toàn diện nào về QLNN đối với KTĐL, đây chính là khoảng trống nghiên cứu và cũng là động cơ cho việc thực hiện luận án
Tại Việt Nam, KTĐL đã dần khẳng định được vị thế và uy tín trong nền kinh tế QLNN đối với KTĐL đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Quá trình quản lý chưa bắt kịp tốc độ phát triển của KTĐL; Hệ thống khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ; Tính chủ động và phối hợp giữa các cơ quan QLNN chưa cao; Hoạt động kiểm tra, giám sát mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định về KTĐL chưa đi sâu vào kiểm tra, giám sát chuyên môn và kiểm soát chất lượng kiểm toán Chính phủ cũng đã nhận thấy cần thiết phải có chiến lược phát triển KTĐL ở Việt Nam để hòa nhập vào thị trường khu vực ASEAN cũng như thị trường quốc tế
Với 30 năm hoạt động, là khoảng thời gian đủ dài để thực hiện các nghiên cứu mang tính tổng kết về QLNN đối với KTĐL ở Việt nam Song, theo hiểu biết của tác giả đến thời điểm thực hiện luận án, chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về QLNN đối với KTĐL ở Việt nam Điều này cho thấy, cần phải có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và sử dụng mô hình mang tính định lượng để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam về nội dung quản lý, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá, từ đó rút ra các kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong QLNN đối với KTĐL ở Việt nam
Xuất phát từ sự cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh lựa
chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam” cho luận án
tiến sỹ của mình nhằm bổ sung thêm những lý luận cơ bản về QLNN đối với KTĐL, đồng thời cung cấp những bằng chứng thực tiễn quan trọng giúp các cơ quan QLNN có cách nhìn tổng thể và những gợi mở cho việc hoạch định chiến lược
và chính sách phát triển KTĐL ở Việt Nam cả về quy mô, số lượng và chất lượng trong một nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu, mở cửa và hội nhập quốc tế
2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là đưa ra các cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam