12TÀI LIỆU THAM KHẢO...13DANH MỤC HÌNH ẢNHHYnh 1:Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy hoạt động...7HYnh 2:Ví dụ tác động của đòn bẩy hoạt động đối với EBIT của doanh nghiệp...8HYnh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA KẾ TOÁN
-
-MÔN HỌC: TÀI CHÍNH CÔNG TY
BÁO CÁO NHÓM CHỦ ĐỀ:
ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÒN BẨY TỔNG HỢP.
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Hoà Nhân
Lớp học phần : FIN3004_47K06.2
Nhóm : 3
Thành viên nhóm : Lương Thị Việt Anh
Lê Thị Diệu Linh
Đỗ Thị Lan Nhi Nguyễn Thị Lan Anh Phan Thị Thương Hoài Trần Thị Kim Yến
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
DANH MỤC HÌNH ẢNH 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 3
1 Phân biệt tài sản cố định và tài sản lưu động: 3
2 Các nhà kinh doanh nên đầu tư nhiều vào loại tài sản nào? 4
2.1 Các yếu tố quyết định việc đầu tư vào tài sản: 4
2.2 Nên đầu tư TSCĐ nhiều hơn khi: 4
2.3 Nên đầu tư vào TSLĐ nhiều hơn khi: 5
II ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG 5
1 Biểu hiện của đòn bẩy hoạt động OL: 5
1.1 Khái niệm: 5
1.2 Biểu hiện của việc sử dụng đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh: 5
1.3 Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động DOL: 6
1.4 Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn: 7
1.5 Ví dụ: 8
2 Đòn bẩy hoạt động tác động vào trong kinh doanh: 9
III ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG KẾT HỢP ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH: 10
1 Đòn bẩy hoạt động kết hợp đòn bẩy tài chính 10
1.1 Đòn bẩy tổng hợp TL 10
1.2 Mức độ tác động của Đòn bẩy tổng hợp DTL 10
1.3 Ví dụ: 11
Trang 3IV Ý NGHĨA THỰC TẾ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG 12
V KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
DANH MỤC HÌNH ẢNH
HYnh 1:Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy hoạt động 7 HYnh 2:Ví dụ tác động của đòn bẩy hoạt động đối với EBIT của doanh nghiệp 8 HYnh 3: Mối quan hệ giữa DOL, DFL và DTL 10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- TSCĐ: Tài sản cố định
- TSLĐ: Tài sản lưu động
- OL (Operating Leverage): Đòn bẩy hoạt động
- DOL (Degree of Operating Leverage): Độ bẩy hoạt động
- EBIT (Earnings Before Interest and Taxes): Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- FL (Financial Leverage): Đòn bẩy tài chính
- DFL (Degree of Financial Leverage): Độ bẩy tài chính
- TL (Total Leverage): Đòn bẩy tổng hợp
- DTL (Degree of Total Leverage): Độ bẩy tổng hợp
- EPS (Earning Per Share): Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
- Qbe: Sản lượng cần tiêu thụ để đạt mức hoà vốn
1
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh doanh trong thời kỳ hiện đại đã đặt ra nhiều thách thức phức tạp mà các doanh nghiệp phải đối mặt hàng ngày Một trong những vấn đề quan trọng nhất của các doanh nghiệp là việc đầu tư hợp lý vào tài sản cố định hoặc tài sản lưu động Đây không chỉ là một vấn đề quản lý tài chính, mà còn là một bước quyết định chiến lược có thể ảnh hưởng sâu rộng đến sự thành công của một doanh nghiệp Trong bài báo cáo này, chúng em sẽ cùng thầy và các bạn tYm kiếm câu trả lời cho câu hỏi các nhà đầu tư nên đầu tư nhiều hơn vào TSCĐ hay TSLĐ ?
Bên cạnh đó, chúng em còn tập trung nghiên cứu vào khía cạnh quan trọng khác của kinh doanh là đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage) - một đòn bẩy liên quan mật thiết với chi phí hoạt động cố định Thông qua việc tYm hiểu sâu hơn về sự tương quan giữa TSCĐ, TSLĐ và đòn bẩy hoạt động, chúng em tYm thấy được sự kết hợp thú vị giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính Hy vọng qua bài báo cáo này, nhóm chúng em sẽ giúp các bạn
sẽ có cái nhYn tổng quan và tạo nên sự thích thú của các bạn về đòn bẩy hoạt động và sự kết hợp đòn bẩy hoạt động với đòn bẩy tài chính
Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy hướng dẫn Nguyễn Hòa Nhân đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong quá trYnh nghiên cứu và chuẩn bị bài báo cáo này
Chúng em đã cố gắng để hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất, nhưng vY năng lực của nhóm và tài liệu nghiên cứu có hạn nên nhóm chúng em khó tránh khỏi những sai sót và hạn chế Chúng em mong muốn sẽ nhận được sự phản hồi và đóng góp xây dựng từ thầy
và các bạn để làm cho bài báo cáo này trở nên hoàn thiện hơn
2
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5I TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
1 Phân biệt tài sản cố định và tài sản lưu động:
Khái niệm
Là tư liệu lao động chuyên dùng
trong sản xuất kinh doanh, có giá trị
lớn (ở Việt Nam hiện nay quy định
từ 30 triệu đồng trở lên) và dùng
được vào nhiều chu kỳ sản xuất
Là những tư liệu lao động (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu ) chỉ tham gia vào một chu
kỳ sản xuất và không giữ nguyên hYnh thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản
phẩm
Mục đích Tiếp tục sử dụng và tạo ra thu nhập Được giữ với mục đích bán lại Thời gian
Chu kỳ sản
xuất
Tham gia vào nhiều quá trYnh sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinh
doanh Hình thái
vật chất
Không thay đổi cho đến khi bị hư
Luân
chuyển về
mặt giá trị
Được luận chuyển dần, từng phần
vào giá trị sản phẩm trong quá trYnh
sản xuất kinh doanh
Chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sử dụng của sản phẩm mới, được thu hồi hoàn toàn một lần sau khi sản phẩm được thanh toán Quy đổi về
tiền mặt
Không thể thực hiện một cách dễ
dàng
Dễ thực hiện, có thể được chuyển đổi thành tiền mặt ngay lập tức Nguồn vốn
đầu tư
Đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn,
nguồn vốn dài hạn
Đòi hỏi nguồn tài chính ngắn hạn để mua
lại
Ví dụ
Đất đai, nhà cửa, nhà máy, máy tính,
máy móc, xe cộ, tài sản cho thuê, đồ
đạc, bản quyền, bằng sáng chế, thiện
chí
Hàng tồn kho, các khoản vay và ứng trước ngắn hạn, các khoản phải thu khách hàng, tiền, chứng khoán có thể bán được, chi phí
trả trước
3
Trang 62 Các nhà kinh doanh nên đầu tư nhiều vào loại tài sản nào?
2.1 Các yếu tố quyết định việc đầu tư vào tài sản:
Quyết định về việc làm đầu tư vào tài sản cố định hoặc tài sản lưu động phụ thuộc mục tiêu kinh doanh của từng doanh nghiệp, bao gồm nhiều yếu tố như: thời gian hoạt động, tYnh hYnh tài chính, ngành nghề kinh doanh và chiến lược dài hạn doanh nghiệp… Dưới đây là một số yếu tố cơ bản mà các nhà kinh doanh có thể xem xét:
- Thời gian sử dụng: TSCĐ có thời gian sử dụng lâu hơn so với TSLĐ Nếu công ty
dự định kinh doanh trong thời gian dài và cần các tài sản dài hạn như đất, nhà xưởng, máy móc… thY nên đầu tư vào TSCĐ có ý nghĩa lớn hơn
- Tính linh hoạt: TSLĐ có tính linh hoạt cao hơn TSCĐ Công ty có thể dễ dàng thay đổi, bán hoặc mua mới các tài sản lưu động theo nhu cầu kinh doanh và thị trường
- Đòi hỏi vốn đầu tư: Đầu tư vào TSCĐ thường đòi hỏi một lượng vốn lớn hơn so với TSLĐ Do đó, nếu bạn có nguồn vốn hạn chế hoặc muốn tối ưu hóa công việc
sử dụng vốn, công ty có thể tập trung tư vấn vào TSLĐ
- Rủi ro và giá trị gia tăng: TSCĐ có thể mang lại giá trị gia tăng lớn hơn trong thời hạn, nhưng cũng có thể mang lại rủi ro và yêu cầu quản lý và bảo dưỡng liên tục TSLĐ thường ít rủi ro hơn và có thể thu lại lợi nhuận nhanh chóng, nhưng không cung cấp giá trị dài hạn như TSCĐ
- Ngành nghề kinh doanh: Một số ngành nghề kinh doanh như sản xuất, xây dựng, năng lượng được yêu cầu đầu tư vào TSCĐ Trong khi đó, các ngành như dịch vụ, thương mại có xu hướng tập trung vào TSLĐ
2.2 Nên đầu tư TSCĐ nhiều hơn khi:
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là phát triển dài hạn và tạo ra giá trị cho cơ sở kinh doanh thY nên đầu tư vào TSCĐ nhiều hơn TSCĐ sẽ đáp ứng yêu cầu sản xuất và dịch vụ mang lại nguồn thu nhập ổn định và liên tục cho doanh nghiệp Bên cạnh đó TSCĐ góp phần giảm tỷ lệ thuế dựa vào các khoản khấu hao, bảo trY…
4
Trang 7Ví dụ: Nếu công ty sản xuất máy móc, việc mua thêm máy móc và thiết bị mới TSCĐ làm tăng năng suất và doanh thu Nhưng đòi hỏi một số tiền lớn ban đầu và mất thời gian để thu hồi vốn Mục tiêu của công ty sẽ là tăng thị phần thị trường và phát triển trong thời gian dài
2.3 Nên đầu tư vào TSLĐ nhiều hơn khi:
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là hướng đến việc duy trY tính thanh khoản cao và đáp ứng nhu cầu tài chính của công ty trong thời gian ngắn thY nên đầu tư vào TSLĐ nhiều hơn TSLĐ mang tính linh hoạt cao thích ứng kịp thời trong thị trường biến đổi nhanh Giảm rủi ro tài chính dài hạn Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sử dụng nguồn vốn có sẵn, ít vốn ban đầu hơn TSCĐ
Ví dụ: Một cửa hàng thời trang cần hàng hóa, hàng tồn kho thay đổi liên tục, để đáp ứng mùa mua sắm sắp tới và chúng có thể bán nhanh chóng khi mùa mua sắm đến Điều này giúp họ đạt được lợi nhuận tối đa trong thời gian ngắn và có linh hoạt trong công việc thay đổi bộ sưu tập theo mùa
II ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG
1 Biểu hiện của đòn bẩy hoạt động OL:
1.1 Khái niệm:
Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng các chi phí cố định kinh doanh nhằm hi vọng gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản 1.2 Biểu hiện của việc sử dụng đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh:
- Đòn bẩy hoạt động là việc sử dụng chi phí hoạt động cố định nhằm hy vọng tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- Mức sử đụng đòn bẩy hoạt động thể hiện ở tỷ trọng chi phí hoạt động cố định trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh Công ty sử dụng nhiều chi phí hoạt động cố định thY đòn bẩy hoạt động càng cao và ngược lại
5
Trang 8- Ví dụ: Khi một doanh nghiệp quyết định mở rộng sản xuất bằng cách tăng cường thiết bị và máy móc sản xuất Nhờ việc sử dụng các tài sản cố định này, doanh nghiệp đã tận dụng đòn bẩy hoạt động hiệu quả để có thể sản xuất nhiều hơn, giảm chi phí đơn vị sản phẩm và tăng doanh thu Khi sản lượng tăng đột biến, doanh nghiệp có thể tận dụng quy mô lớn để giảm giá vốn, chi phí đầu tư và chi phí sản xuất, do đó tạo ra khoản lợi nhuận cao hơn
1.3 Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động DOL:
- Ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay hay tỷ suât sinh lời kinh tế của tài sản được đo lường qua thước đo mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động
- Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh (DOL -Degree of Operating Leverage) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
F: là chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay)
v: là chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm
p: là giá bán đơn vị sản phẩm
Q: là số lượng sản phẩm bán ra
Qbe: là sản lượng hòa vốn
EBIT: là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động cho chúng ta biết khi sản lượng hoặc doanh thu thay đổi 1% thY lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi bao nhiêu %
- Ở những mức sản lượng tiêu thụ sản phẩm hay doanh thu khác nhau thY mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động cũng có sự khác nhau
- Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động cũng là một trong những thước đo đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp
6
Trang 91.4 Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn:
Khi phân tích đòn bẩy hoạt động và lợi nhuận ở nhiều mức độ sản lượng khác nhau,
ta có thể thấy được mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn
HPnh 1:Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy hoạt động
- NhYn vào đồ thị, ta có thể thấy rằng nếu sản lượng di chuyển càng xa điểm hòa vốn thY lợi nhuận hoặc lỗ sẽ càng lớn, nhưng đòn bẩy hoạt động lại càng nhỏ Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và EBIT là quan hệ tuyến tính
Ta rút ra một vài nhận xét như sau:
- Đòn bẩy hoạt động tiến đến vô cực khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ tiến dần đến điểm hòa vốn
- Khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ cảng vượt xa điểm hòa vốn thY đòn bẩy hoạt động càng tiến dần đến 1
Như vậy, đòn bẩy hoạt động khuếch đại EBIT nếu doanh thu tăng vượt qua điểm hòa vốn Tuy nhiên, nó cũng làm giảm EBIT nếu doanh thu không đạt đến điểm hòa vốn
7
Trang 101.5 Ví dụ:
NhYn vào ví dụ trên ta thấy, đối với mỗi công ty đều có doanh thu và chi phí biến đổi tăng 30% trong khi chi phí cố định không thay đổi Và tỷ số đòn bẩy hoạt động (CPCĐ/ Tổng CP) của công ty A là 0.73; công ty B là 0,27; công ty C là 0.79
- Tất cả các công ty đều cho thấy sự ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động thể hiện ở chỗ doanh thu chỉ tăng 30%, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận (% thay đổi EBIT) thay đổi, cụ thể 270%, 75% và 249,5% lần lượt đối với công ty A, B và công ty C So sánh giữa 3 công ty ta thấy rằng tốc độ tăng EBIT của công ty A và C lớn hơn của công ty B do tác động lớn của đòn bẩy hoạt động
- Tuy nhiên, nếu so sánh giữa công ty A và C ta thấy rằng tốc độ tăng EBIT của công
ty A lớn hơn công ty C Cho thấy công ty A sử dụng đòn bẩy hoạt động hiệu quả hơn công ty C dù tỷ số đòn bẩy hoạt động của C lớn hơn Điều này có nghĩa là sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuếch đại sự gia tăng EBIT Tuy nhiên sự khuếch đại này là theo quy luật giảm dần
8
HPnh 2:Ví dụ tác động của đòn bẩy hoạt động đối với EBIT của doanh nghiệp
Trang 112 Đòn bẩy hoạt động tác động vào trong kinh doanh:
- Khuếch đại lợi nhuận: Đòn bẩy hoạt động có thể khuếch đại lợi nhuận Khi một công ty có tỷ lệ chi phí cố định cao so với chi phí biến đổi, doanh thu tăng sẽ dẫn đến thu nhập hoạt động tăng nhiều hơn Điều này là do chi phí cố định không đổi trong khi doanh thu tăng thêm đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận Hiệu ứng này có thể nâng cao tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận tổng thể khi doanh số bán hàng tăng lên
- Tính kinh tế theo quy mô: Đòn bẩy hoạt động thường gắn liền với tính kinh tế theo quy mô Bằng cách đầu tư vào tài sản cố định và tăng năng lực sản xuất, công
ty có thể dàn trải chi phí cố định cho sản lượng lớn hơn Điều này có thể dẫn đến chi phí trung bYnh trên mỗi đơn vị thấp hơn, giúp doanh nghiệp cạnh tranh hơn và
có khả năng tăng thị phần Khả năng đạt được tính kinh tế nhờ quy mô đặc biệt phù hợp trong các ngành mà chi phí cố định đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn như sản xuất và cơ sở hạ tầng
- Điểm hòa vốn và rủi ro: Đòn bẩy hoạt động ảnh hưởng đến điểm hòa vốn của doanh nghiệp Mức chi phí cố định cao hơn sẽ làm tăng điểm hòa vốn, nghĩa là công ty cần tạo ra nhiều doanh thu hơn để dàn trải chi phí và bắt đầu kiếm được lợi nhuận Do đó, doanh nghiệp trở nên nhạy cảm hơn với những thay đổi về khối lượng bán hàng hoặc giá cả Nếu doanh thu giảm, chi phí cố định vẫn có thể đè nặng lên công ty, có khả năng dẫn đến thua lỗ VY vậy, đòn bẩy hoạt động cao có thể làm tăng nguy cơ mất ổn định tài chính khi doanh thu giảm hoặc không đạt kỳ vọng
- Tính linh hoạt và khả năng thích ứng: Đòn bẩy hoạt động cao có thể hạn chế tính linh hoạt và khả năng thích ứng với những thay đổi của công ty Khi một phần chi phí đáng kể được cố định, việc điều chỉnh hoạt động nhanh chóng để đáp ứng những biến động về nhu cầu, những thay đổi trong điều kiện thị trường hoặc những thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng sẽ trở nên khó khăn hơn Sự thiếu linh hoạt này có thể là một bất lợi trong các ngành năng động và dễ biến động, nơi mà
sự linh hoạt và khả năng thích ứng là rất quan trọng để tồn tại và phát triển
9
Trang 12III ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG KẾT HỢP ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH:
1 Đòn bẩy hoạt động kết hợp đòn bẩy tài chính
1.1 Đòn bẩy tổng hợp TL
- Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng kết hợp với đòn bẩy hoạt động chúng ta có đòn bẩy tổng hợp ( combined or total leverage)
- Đòn bẩy tổng hợp (TL) là phản ánh mức độ ảnh hưởng tổng hợp của chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định đến lợi nhuận của vốn chủ sở hữu khi có sự thay đổi của doanh thu
- Khi ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động chấm dứt thY ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch đại vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi
1.2 Mức độ tác động của Đòn bẩy tổng hợp DTL
Sự ảnh hưởng của đòn bẩy tổng hợp diễn ra qua hai bước:
- Bước thứ nhất, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động)
- Bước thứ hai, EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy tài chính)
Để đo lường mức độ biến động của EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi, người ta dùng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (degree of total leverage-DTL)
10