TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HOÀNG NGỌC SƠN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU TỪ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ... 67CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
HOÀNG NGỌC SƠN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU
TỪ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
HOÀNG NGỌC SƠN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU
TỪ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
Ngành: Quản lý Xây dựng
Mã số: 9.58.03.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 TS NGUYỄN QUỲNH SANG
2 PGS.TS VŨ TRỌNG TÍCH
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là của riêng tôi Kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Hoàng Ngọc Sơn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với TS Nguyễn Quỳnh Sang, PGS.TS Vũ Trọng Tích - Những người đã tận tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quản lý xây dựng, Bộ môn Kinh tế xây dựng
và các Bộ môn khác thuộc Khoa Quản lý xây dựng - Trường Đại học Giao thông vận tải đã có những đóng góp và giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện các nội dung của luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành các thủ tục theo đúng qui định
Tôi xin chân thành cảm ơn các Nhà khoa học, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đến từ Đại học Giao thông vận tải, Đại học Xây dựng, Đại học Thủy lợi, Viện chiến lược và phát triển Giao thông vận tải, đã có những đóng góp, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện các nội dung của luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp và đánh giá của các chuyên gia đến
từ các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, các Sở Giao thông vận tải, Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Các chuyên gia đến từ các Tổng Công ty, các Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông nói chung và đường cao tốc nói riêng đã giúp tôi hoàn thành tốt nội dung của luận án
Tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi về thời gian, số liệu các công trình thực tế để thực hiện tốt luận án
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình của tôi đã luôn luôn ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ
và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Hoàng Ngọc Sơn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 4
1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước 4
1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài 12
1.1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án 16
1.2.Khung nghiên cứu của luận án 18
1.3 Phương pháp nghiên cứu của luận án 19
1.3.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh 20
1.3.2 Phương pháp chuyên gia 20
1.3.3 Phương pháp điều tra xã hội học 20
1.3.4 Phương pháp thống kê toán học 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU TỪ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ 24
2.1 Tổng quan về thu từ khai thác công trình đường bộ 24
2.1.1 Khai thác công trình đường bộ 24
2.1.2 Thu từ khai thác công trình đường bộ 25
2.2 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 34
2.2.1 Các vấn đề liên quan quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 34
2.2.2 Yêu cầu quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 36
2.2.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 37
2.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 38
2.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 53 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường
Trang 6bộ 54
2.3.1 Nhân tố khách quan 54
2.3.2 Nhân tố chủ quan 55
2.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ của một số nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 56
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ tại một số nước 56
2.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 67
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU TỪ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 72
3.1 Thực trạng thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam 72
3.1.1 Thực trạng hệ thống công trình đường bộ ở Việt Nam 72
3.1.2 Các khoản thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam 80
3.2 Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam 92
3.2.1 Xây dựng và ban hành chế độ, chính sách về thu từ khai thác công trình đường bộ 92
3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 101
3.2.3 Quản lý quá trình thu từ khai thác công trình đường bộ 107
3.2.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thu từ khai thác công trình đường bộ 113
3.3 Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ tại Việt Nam 116
3.3.1 Những thành tựu đạt được 116
3.3.2 Một số tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 120
3.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý Nhà nước về thu từ việc khai thác công trình đường bộ 124
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU TỪ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 128
4.1 Quan điểm, mục tiêu và nhu cầu phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2030 128
4.1.1 Quan điểm phát triển giao thông đường bộ Việt Nam 128
4.1.2 Mục tiêu phát triển giao thông đường bộ đến năm 2030 129
Trang 74.1.3 Nhu cầu vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ 129 4.2 Định hướng quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam 132 4.3 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thu từ việc khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam 134 4.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về thu từ khai thác công trình đường
bộ 134 4.3.2 Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước về thu
từ khai thác công trình đường bộ 137 4.3.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 138 4.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước, giám sát của cộng đồng và giải quyết khiếu nại tố cáo 139 4.3.5 Đầu tư công nghệ nhằm tăng hiệu quả thu từ khai thác công trình đường bộ 141
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC 153
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Tiếng Anh
BOT Build Operate Transfer - Xây dựng-Vận hành-Chuyển Giao
FDI Foreign Direct Investment-Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA Official Development Assistance-Hỗ trợ phát triển chính thức PPP Public - Private Partner - Hợp tác công-tư
VEC Vietnam Expressway Corporation-Tổng Công ty Đầu tư Phát
triển đường cao tốc Việt Nam VIDIFI Vietnam Infrastructure Development and Finance Investment
Joint Stock Company- Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu
tư tài chính Việt Nam
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Phân bố đối tượng khảo sát 21
Bảng 1.2 Kinh nghiệm nghề nghiệp của đối tượng khảo sát 21
Bảng 1.3 Lĩnh vực hoạt động của đối tượng được khảo sát 22
Bảng 2.1 Biểu tính thuế lưu hành ô tô ở Nhật Bản 59
Bảng 2.2 Thuế, phí đánh vào người sử dụng đường bộ tại tỉnh Szechuan Trung Quốc 62
Bảng 3.1 Chiều dài đường bộ và trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ 72
Bảng 3.2 Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng GTĐB giai đoạn 2011-2017 77
Bảng 3.3 Hỗ trợ trực tiếp NSNN cho các dự án BOT đường bộ 78
Bảng 3.4 Số vốn đầu tư cho giao thông đường bộ theo hình thức PPP 80
Bảng 3.5 Kết quả từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ giai đoạn 2013-2018 81
Bảng 3.6 Thống kê số lượng các trạm dịch vụ trên đường cao tốc tính đến năm 2018 84
Bảng 3.7 Dự kiến nguồn thu từ thuê sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 86
Bảng 3.8 Hiểu biết và nhận thức chung về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam 96
Bảng 3.9 Phân tích mô tả chỉ tiêu hiểu biết chung (HBC) về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam 97
Bảng 3.10 ANOVA analyses of HBC a,b 99
Bảng 3.11 ANOVA analyses of HBC 99
Bảng 3.12 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác lập đề án, kế hoạch thu 99
Bảng 3.13 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu liên quan lập kế hoạch 100
Bảng 3.14 Phân tích phương sai của các chỉ tiêu KHa,b 101
Bảng 3.15 Phân tích tương quan các chỉ tiêu KH (Correlations) 101
Bảng 3.16 Chỉ tiêu đánh giá về hoạt động tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch thu 104
Bảng 3.17 Thống kê mô tả các chỉ tiêu tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch thu 105
Bảng 3.18 Phân tích phương sai của các chỉ tiêu TCa,b 106
Bảng 3.19 Phân tích tương quan các chỉ tiêu TC (Correlations) 106
Bảng 3.20 Chỉ tiêu đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện đề án, kế hoạch thu 110
Bảng 3.21 Thống kê mô tả các chỉ tiêu chỉ đạo thực hiện đề án, kế hoạch thu 111
Bảng 3.22 Phân tích phương sai các chỉ tiêu CDa,b 112
Trang 10Bảng 3.23 Phân tích tương quan các chỉ tiêu CD (Correlations) 112
Bảng 3.24 Chỉ tiêu đánh giá về kiểm soát thực hiện đề án, kế hoạch thu 114
Bảng 3.25 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu giám sát thực hiện đề án, kế hoạch thu 115
Bảng 3.26 ANOVA Test Statistics of KS a,b 115
Bảng 3.27 Phân tích tương quan các chỉ tiêu KS (Correlations) 116
Bảng 3.28 Kinh phí/ tỷ lệ đáp ứng nhu cầu bảo trì theo định mức 117
Bảng 3.29 Kinh phí cho Qũy bảo trì đường bộ địa phương 118
Bảng 4.1 Tổng hợp số lượng phương tiện dự báo đến 2030 130
Bảng 4.2 Tổng hợp dự báo từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ 131
Bảng 4.3 Dự kiến ngân sách cấp kinh phí Bảo trì quốc lộ giai đoạn 2020-2030 131
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Khung nghiên cứu của Luận án 19
Hình 1.2 Biểu đồ phân phối mẫu khảo sát 21
Hình 1.3 Quy trình thực hiện điều tra 22
Hình 2.1 Các khoản thu từ công trình đường bộ 25
Hình 2.2 Yêu cầu quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 36
Hình 2.3 Nội dung quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 47
Hình 2.4 Nội dung xây dựng và ban hành chế độ, chính sách về thu từ khai thác công trình đường bộ 47
Hình 2.5 Nội dung quản lý quá trình thu từ khai thác công trình đường bộ 49
Hình 2.6 Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thu từ khai thác công trình đường bộ 52
Hình 3.1 Tăng trưởng phương tiện cả nước 73
Hình 3.2 Chiều dài quốc lộ giai đoạn 2008 - 2018 75
Hình 3.3 Biểu đồ đầu tư của NSNN/ tổng số vốn đầu tư vào GTĐB qua các năm 78
Hình 3.4 Biểu đồ tuyệt đối giữa nguồn thu phí sử dụng đường bộ trong cơ cấu vốn Quỹ bảo trì đường bộ 82
Hình 3.5 Kết quả thu Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố 2013-2017 82
Hình 3.6 Tổ chức bộ máy QLNN về thu từ khai thác công trình đường bộ 103
Hình 3.7 Quá trình quản lý thu từ khai thác công trình đường bộ 107
Hình 3.8 Những thành tựu đạt được trong công tác Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 116
Hình 3.9 Vốn cấp và nhu cầu vốn cho công tác bảo trì 2013-2018 117
Hình 3.10 Một số tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ 121
Hình 4.1 Biểu đồ dự báo phương tiện giao thông đường bộ đến năm 2030 130
Hình 4.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam 134
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hệ thống công trình đường bộ có vị trí trọng yếu trong hệ thống giao thông vận tải (GTVT) quốc gia, đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế
- xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, vì vậy cần được ưu tiên đầu tư phát triển Nhận thức được vai trò quan trọng trên, trong nhiều năm qua, Nhà nước đã đầu tư vào kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông đường
bộ một phần không nhỏ ngân sách Từ năm 2013, Quỹ bảo trì đường bộ (BTĐB) được hình thành và đi vào hoạt động, bắt đầu thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, thay thế cho hình thức thu phí qua các trạm thu phí nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) Như vậy, bên cạnh NSNN cấp hàng năm, ngành đường bộ có thêm một kênh huy động vốn ổn định cho công tác bảo trì
Việc đầu tư cho xây dựng mới và bảo trì hạ tầng giao thông đường bộ đòi hỏi kinh phí rất lớn, khó thu hồi hoặc thu hồi vốn chậm Trong bối cảnh nguồn lực NSNN hạn chế vànguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thu hẹp dần thì thu từ khai thác công trình đường bộ (KTCTĐB) là nguồn thu quan trọng, góp phần tái đầu
tư cơ sở hạ tầng giao thông Công tác quản lý nhà nước (QLNN) về thu từ KTCTĐB rất quan trọng Chính từ những khoản thu này mà hàng năm NSNN cấp cho việc đầu
tư phát triển công trình đường bộ cũng được tăng lên, cùng với đó chất lượng thực hiện bảo trì cũng tốt hơn Trong nhiều năm trở lại đây Nhà nước đã có nhiều chính sách, quy định để tạo nguồn thu từ KTCTĐB, như: thu qua đầu phương tiện, thu qua giá bán nhiên liệu, thu trực tiếp các phương tiện và mới đây nhất Nhà nước đã có nhiều đổi mới phương thức khai thác tài sản hạ tầng đường bộ theo hướng thu hút khu vực tư nhân như: Bán quyền thu phí, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng
có thời hạn tài sản KCHT đường bộ và khai thác quỹ đất hai bên đường đã khuyến khích nhà đầu tư tư nhân quan tâm hơn tới lĩnh vực hạ tầng đường bộ, tạo nguồn vốn quay trở lại phục vụ bảo trì và đầu tư phát triển KCHT đường bộ, thúc đẩy phát triển KT-XH Tuy nhiên, hiệu quả khai thác KCHT giao thông đường bộ (GTĐB) chưa tương xứng với quy mô tài sản hiện có; công tác chỉ đạo triển khai thực hiện của một số địa phương chưa thật sự sát sao, quá trình tổ chức thực hiện còn chậm dẫn đến việc khai thác nguồn lực tài chính từ KCHT GTĐB chưa thực sự hiệu quả; Hoạt động thu phí mới áp dụng đối với tuyến đường quốc lộ (QL) có lưu lượng phương tiện giao thông lớn; Chưa thu hút được nhiều nguồn vốn từ các thành phần kinh tế tư nhân Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên thì có nhiều, trong đó phải kể đến là công tác QLNN về thu từ KTCTĐB, như: hệ thống pháp luật về thu từ KTCTĐB; bộ máy quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ từ
Trang 13Trung ương đến địa phương, nhất là ở cấp huyện, xã; tổ chức tốt công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện ở Trung ương và địa phương; phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan; tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật gắn với công tác tổng kết, sơ kết đánh giá tình hình về các nguồn thu từ KTCTĐB,
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về thu từ khai
thác công trình đường bộ tại Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu của luận án tiến sĩ
ngành Quản lý xây dựng
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là trên cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam
Để thực hiện mục đích trên, luận án cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau: Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn quản lý
Nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ trong điều kiện xuất hiện các khoản thu mới với công nghệ quản lý thay đổi và mạng lưới đường bộ ngày càng phát triển hiện đại
Hai là, phân tích, đánh giá một cách khách quan, có cơ sở khoa học thực trạng
quản lý Nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ trong giai đoạn gần đây,
chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý Nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về thu từ KTCTĐB ở
Việt Nam
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là QLNN về thu từ KTCTĐB
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về thu và QLNN về thu ở các cấp trung ương
và địa phương trong việc KTCTĐB Trong đó đi sâu nghiên cứu các vấn đề: Xây dựng và ban hành chế độ, chính sách thu; Tổ chức bộ máy thu; Quản lý quá trình thu;
Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thu
+ Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu QLNN về thu từ KTCTĐB giai đoạn
2008 đến 2019 Định hướng giải pháp đến năm 2030
+ Phạm vi không gian: Toàn bộ hệ thống công trình giao thông đường bộ ở
Việt Nam