Kinh Tế - Quản Lý - Kinh tế - Quản lý - Kinh tế Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28, Số 1S (2012) 142‐148 142 Toàn cầu hóa, tự do hóa, quốc tế hóa và chủ nghĩ a thực dân mới trong giáo dục đại họ c Trần Thị Tuyết Trường Đại học La trobe, Melbourne, Australia Nhận ngày 02 tháng 11 năm 2012 Tóm tắt. Toàn cầu hóa, tự do hóa và quốc tế hóa đã và đang trở thành những xu thế tất yế u không chỉ chi phối các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế mà còn có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt độ ng trong lĩnh vực khoa học và giáo dục trên toàn thế giới. Dước tác động của các xu thế này, các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận với nguồn tri thức tiên tiến, tạo động lực đưa chất lượ ng và hiệu quả giáo dục đại học của họ lên một tầm cao mới để hòa nhập và tăng tính cạnh tranh, tạo vị thế trên thị trường giáo dục quốc tế. Song, trên thực tế, quá trình quốc tế hóa ở các hệ thố ng giáo dục đại học kém phát triển không dễ dàng và đơn giản như vậy. Cơ hội mới luôn đi kèm cùng rủ i ro và thách thức. Bài viết này đề cập tới một trong những rủi ro mà các nền giáo dục kém ưu thế phải đối mặt, đó là rủi ro dễ bị lệ thuộc hay nói cách khác là khả năng trở thành nạn nhân của chủ nghĩa thực dân mới (neocolonialism). Nếu các nước không có vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế không đủ sắc bén để tạo chỗ đứng cho riêng mình, họ sẽ rất dễ dàng bị lệ thuộc vào các nướ c giàu, các nước có xu hướng “bán” tri thức cho các nước kém phát triển hơn. Do vậy, các nước có xuấ t phát điểm yếu thế hơn cần biết rõ những điểm mạnh và yếu của mình, để từ đó tận dụng các nguồ n lực sẵn có và lợi dụng nguồn lực bên ngoài có chọn lọc để đưa ra được những hướng đi đúng đắ n, phù hợp cho riêng mình. Lời giới thiệu Toàn cầu hóa và tự do hóa đã và đang trở thành những xu thế tất yếu không chỉ chi phố i các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế mà còn có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động trong lĩ nh vực khoa học và giáo dục trên toàn thế giớ i. Dưới ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa, giáo dục đại học đang dần trở thành một thứ hàng hóa được giao dịch trên thị trườ ng kinh tế tri thức quốc tế thông qua các hoạt động đàm phán, trao đổi giữa các quốc gia. Hoạ t Đ T: 61-431622003. E-mail: j.tranlatrobe.edu.au tuyetttvnu.edu.au động trao đổi này thường được đặt mộ t cái tên khá mĩ miều: quốc tế hóa giáo dục. Quốc tế hóa giáo dục đại học đang dần trở thành một xu thế lớn, được nhiều hệ thống giáo dục đại học chọ n lựa và coi nó như một điều kiện thuận lợi để phát triển và hội nhập với giới tri thức toàn cầ u. Song khi cán cân thương mại quốc tế không cân bằng và khi tri thức đã bị coi như một thứ hàng hóa, thị trường kinh tế tri thức không chỉ mang tới cơ hội mà còn tiềm ẩn cả những thách thứ c và rủi ro, đặc biệt cho những kẻ yếu thế và non nớt trong thị trườ ng này. Bài viết này muốn đề cập tới mộ t trong các rủi ro đó, đó là rủi ro dễ bị lệ thuộ c hay nói cách khác là khả năng dễ dàng trở thành nạn T.T. Tuyết Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28, Số 1S (2012) 142‐148 143 nhân của chủ nghĩa thực dân mớ i (neocolonialism) đối với các nướ c nghèo, các nước có nền kinh tế và khoa học công nghệ kém phát triển. Nếu các nước này không đủ sắ c bén để tạo chỗ đứng cho riêng mình, họ sẽ rấ t dễ dàng bị lệ thuộc vào các nước giàu, các nướ c có xu hướng “bán” tri thức của họ cho các nướ c nghèo thông qua rất nhiều hình thứ c khác nhau như hỗ trợ chuyên môn, các hiệp ước trợ giúp, các khoản vay có điều kiện, v.v... Bài viết trướ c hết sẽ tập trung phân tích các chiến dị ch toàn cầu hóa, tự do hóa và quốc tế hóa trong giáo dục đại học, từ đó đi sâu phân tích xu thế dễ bị lệ thuộc của các nước nghèo, các nước đ ang phát triển vào các nước phát triển ở phươ ng Tây. Song, không phải cứ nghèo, cứ chậ m phát triển là sẽ thất bại trên thị trường tri thức quố c tế. Khả năng tồn tại, phát triển và thậ m chí là trở thành kẻ thắng thế vẫn có thể tới với nhữ ng nước có xuất phát điểm yếu thế hơn khi bắt đầ u ra nhập thị trường tri thức quốc tế nếu các nướ c này biết tận dụng các nguồn lực sẵn có, biết lợ i dụng nguồn lực bên ngoài một cách có chọn lọ c và đưa ra được những hướng đi đúng đắ n, phù hợp cho riêng mình. Toàn cầu hóa và giáo dục đại học Toàn cầu hóa (Globalisation) là mộ t khái niệm không hề lạ lẫm với tất cả các quố c gia trên thế giới những thập niên gần đây. Đ ây là khái niệm được dùng rộng rãi trong nhiều lĩ nh vực và có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này. Trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa được dùng để chỉ việc dỡ bỏ hoặc cắt giả m các rào cản giữa các quốc gia giúp cho quá trình lư u thông hàng hóa, vốn, dịch vụ và lao độ ng xuyên biên giới được dễ dàng hơn. Dưới ảnh hưởng đó, hiện tượng “dòng chuyển động củ a con người, văn hóa, ý tưởng, giá trị, tri thứ c, công nghệ và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên mạnh mẽ và tạo nên một thế giới kết nố i và phụ thuộc lẫn nhau” 1. Các thế lực kinh tế , chính trị và xã hội của nền kinh tế toàn cầ u “đẩy giáo dục đại học thế kỷ 21 theo hướ ng phát triển hội nhập quốc tế” 2. Sự phát triể n của công nghệ thông tin và việc sử dụng tiế ng Anh như một thứ ngôn ngữ chung trong giao tiếp quốc tế giúp việc trao đổi học thuật giữ a các quốc gia trở nên dễ dàng hơ n. Ngày càng có nhiều văn bản học thuật được ký kết giữa các đố i tác ở các quốc gia khác nhau, việc cộ ng tác, cùng dạy, cùng nghiên cứu của các nhà khoa học ở các miền địa lý khác nhau xuất hiện ngày càng nhiề u. Việc di chuyển từ nước này sang nước khác củ a sinh viên, giáo viên và các nhà nghiên cứu cũ ng trở nên dễ dàng và phổ biến hơn. Chủ nghĩa tự do mới và bối cảnh tự do hóa thương mại Chủ nghĩa tự do (liberalization) vốn là mộ t hệ tư tưởng hay thậm chí là một thể chế trong nền kinh tế tư bản phương Tây. Theo thể chế này thì nền kinh tế, chính trị và các mối quan hệ xã hội ở một quốc gia sẽ phát triển tốt nhất nế u nó được vận hành dựa trên quyền lựa chọn tự do của các cá thể độc lập nhằm tìm kiếm lợ i nhuận hoặc lợi thế cho riêng mình trong giớ i hạn cho phép. Tự do hoá thương mại kêu gọ i loại bỏ các biện pháp hạn chế hay bảo hộ thương mại của chính phủ, để từ đó khuế ch trương tối đa quyền bình đẳng và tự do mua bán trên thị trườ ng. Chủ nghĩa tự do mớ i (neocolonialism) là trào lưu tự do hóa và xóa bỏ hàng rào thuế quan và bảo hộ thương mại mậu dịch không chỉ trong phạm vi biên giới, mà quan trọng hơ n là trong giao dịch xuyên biên giới 3. Trào lư u này giúp cho hàng hoá di chuyển từ nước này sang nướ c khác được thuận lợi hơn trên cơ sở cạ nh tranh bình đẳng. Bối cảnh tự do hóa thương mại sẽ giúp giảm hàng rào thuế quan, thúc đẩ y ngày càng nhiều nước tham gia vào mậu dịch quố c tế. Các nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm, dị ch vụ có thể được tiếp xúc với thị trườ ng tiêu dùng rộng lớn và đa dạng hơn. Người tiêu dùng cũ ng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa tốt hơn vớ i giá cạnh tranh hơn. Chủ nghĩa tự do mớ i còn khơi mào cho việc sử dụng các cơ chế tự do ở T.T. Tuyết Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28, Số 1S (2012) 142‐148 144 bên ngoài phạm vi thương mại và kinh tế bằ ng cách tạo ra các thị trường mới trong lĩnh vự c y tế, giáo dục, năng lượ ng, v.v... 4. Giáo dục đại học cũng được coi như mộ t hàng hóa để trao đổi tự do trên thị trường và trở thành điểm nhấn của nền kinh tế tri thức.Tổ chứ c thương mại thế giới WTO thông qua hiệp đị nh chung về thương mại dịch vụ GATS đ ã coi giáo dục đại học như một hành hóa 5. GATS muố n thiết lập một thị trường tri thức mở, tự do, giáo dục đại học nằm trong thị trường đó. Tri thứ ngày càng được coi như một thứ hàng hóa giống như các hàng hóa thông thường khác và đượ c mua bán, trao đổi tự do trên thị trường. Việc tiếp cậ n với tri thức tiên tiến trở nên dễ dàng hơn. Ngườ i học, tùy vào túi tiền của mình có thể lựa chọ n cho mình một hình thức học và một môi trường họ c tốt nhất và phù hợp nhất cho mình, không chỉ trong nước mà còn cả trong khu vực và trên thế giới. Việc liên kết và mở nhiều phân nhánh củ a cùng một trường đại học ở các nướ c khác nhau cũng được thực hiện dễ dàng hơn. Quốc tế hóa giáo dục đại học Toàn cầu hóa và tự do hóa mở rộng đườ ng cho công cuộc quốc tế hóa giáo dục đại họ c trên phạm vi toàn cầu. Quốc tế hóa giáo dục đại họ c là quá trình các quốc gia đư a ra các chính sách và chủ trương mới trong giáo dục đại học để tậ n dụng những điều kiện thuận lợi và đối phó vớ i những khó khăn và thách thức mớ i do quá trình toàn cầu hóa mang lại 6. Theo Albach, trong khi toàn cầu hóa được coi là một xu thế tất yế u, không thể thay đổi, quốc tế hóa cho phép các nền giáo dục có cơ hội lựa chọn. Tuy có thể chọn lựa đứng ngoài vòng xoáy quốc tế hóa, nhưng trên thực tế hiếm có quốc gia nào đứ ng ngoài xu thế quốc tế hóa giáo dục đại họ c. Các hình thức của quốc tế hóa giáo dục đại học như : hiệp định hiệp ước đa quốc gia về giáo dục đạ i học, các hoạt động liên kết nghiên cứu và giả ng dạy xuyên biên giới, các chươ ng trình dành cho sinh viên quốc tế, các chi nhánh của các trường đại học ở ngoài nước, v.v... và v.v... đ ang ngày cành nở rộ và phát triển rộng rãi. Cán bộ và sinh viên các trường đại học có nhiều cơ hội được học tập và nghiên cứu ở ngoài phạ m vi trường, phạm vi địa phương và phạm vi quố c gia. Dòng chảy kiến thức, cũng vì thế trở nên đ a dạng và phong phú hơn. Đối với các nước đ ang phát triển, quốc tế hóa mang tới cho họ cơ hộ i dễ dàng tiếp cận với tri thức ở các nền giáo dụ c văn minh hơn. Có lẽ vì vậy mà quốc tế hóa đ ã từng được coi là "một nguồn lực quan trọ ng thúc đẩy việc phát triển giáo dục đại học vươ n lên ngang tầm quốc tế ” 7. Toàn cầu hóa, tự do hóa và quốc tế hóa giáo dục đại học đã mang đến một diện mạo mớ i và một bối cảnh mới cho quá trình phát triển củ a các hệ thống giáo dục đại học. Việc cắt giả m các rào cản, sự phát triển chóng mặt củ a công nghệ thông tin và sự ảnh hưởng sâu rộng củ a chủ nghĩa tự do mới cùng chủ chương liên kế t, trao đổi giữa các trường, các hệ thống giáo dục đại học thuộc các quốc gia khác nhau đ ã giúp cho các hệ thống giáo dục đại học phát triể n hơn bao giờ hết, không chỉ ở các nướ c phát triển, mà còn ở các nước đang phát triể n. Các nước đang phát triển có cơ hội trao đổi, học hỏ i, tạo động lực đưa chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học của họ lên một tầm cao mới để hòa nhập và tăng tính cạnh tranh, tạo vị thế củ a mình trên thị trường giáo dục quốc tế . Song, trên thực tế, quá trình quốc tế hóa ở các hệ thống giáo dục đại học của các nước đ ang phát triển không dễ dàng và đơn giản như vậy. Cơ hội mới luôn đi kèm cùng rủi ro và thách thứ c mới. Rủi ro lớn nhất mà nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới, đó là xu thế các nướ c này ngày càng phụ thuộc vào các nước giàu trên thị trườ ng tri thức, rủi ro dẫn họ dễ dàng rơ i vào vòng xoáy của chủ nghĩa thực dân mới trong giáo dục đạ i học (neocolonialism in higher education). Chủ nghĩa thực dân mới trong giáo dục đại học Chủ nghĩa thực dân mới là khái niệm để chỉ “sự thống trị của một quốc gia bởi các lực T.T. Tuyết Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28, Số 1S (2012) 142‐148 145 lượng ở bên ngoài dù về mặt hình thức thì quố c gia đó vẫn là một quốc gia độc lậ p” 8. Quá trình cai trị gián tiếp này được thực hiệ n thông qua sự mất cân đối về quyền lực và tầm ả nh hưởng giữa Bắc Cầu và Nam Cầu trong bố i cảnh toàn cầu hóa, dướH sự ảnh hưởng của nề n kinh tế tri thức và sự phát triển của công nghệ thông tin. Xã hội đang được vận độ ng theo các ‘dòng...
Trang 1142
Toàn cầu hóa, tự do hóa, quốc tế hóa và chủ nghĩa
thực dân mới trong giáo dục đại học
Trần Thị Tuyết*
Trường Đại học La trobe, Melbourne, Australia
Nhận ngày 02 tháng 11 năm 2012
Tóm tắt Toàn cầu hóa, tự do hóa và quốc tế hóa đã và đang trở thành những xu thế tất yếu không
chỉ chi phối các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế mà còn có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động trong lĩnh vực khoa học và giáo dục trên toàn thế giới Dước tác động của các xu thế này, các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận với nguồn tri thức tiên tiến, tạo động lực đưa chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học của họ lên một tầm cao mới để hòa nhập và tăng tính cạnh tranh, tạo vị thế trên thị trường giáo dục quốc tế Song, trên thực tế, quá trình quốc tế hóa ở các hệ thống giáo dục đại học kém phát triển không dễ dàng và đơn giản như vậy Cơ hội mới luôn đi kèm cùng rủi
ro và thách thức Bài viết này đề cập tới một trong những rủi ro mà các nền giáo dục kém ưu thế phải đối mặt, đó là rủi ro dễ bị lệ thuộc hay nói cách khác là khả năng trở thành nạn nhân của chủ nghĩa thực dân mới (neocolonialism) Nếu các nước không có vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế không đủ sắc bén để tạo chỗ đứng cho riêng mình, họ sẽ rất dễ dàng bị lệ thuộc vào các nước giàu, các nước có xu hướng “bán” tri thức cho các nước kém phát triển hơn Do vậy, các nước có xuất phát điểm yếu thế hơn cần biết rõ những điểm mạnh và yếu của mình, để từ đó tận dụng các nguồn lực sẵn có và lợi dụng nguồn lực bên ngoài có chọn lọc để đưa ra được những hướng đi đúng đắn, phù hợp cho riêng mình
Lời giới thiệu
Toàn cầu hóa và tự do hóa đã và đang trở
thành những xu thế tất yếu không chỉ chi phối
các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế mà còn có
ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động trong lĩnh
vực khoa học và giáo dục trên toàn thế giới
Dưới ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa và tự
do hóa, giáo dục đại học đang dần trở thành
một thứ hàng hóa được giao dịch trên thị trường
kinh tế tri thức quốc tế thông qua các hoạt động
đàm phán, trao đổi giữa các quốc gia Hoạt
_
ĐT: 61-431622003
E-mail: j.tran@latrobe.edu.au/ tuyettt@vnu.edu.au
động trao đổi này thường được đặt một cái tên khá mĩ miều: quốc tế hóa giáo dục Quốc tế hóa giáo dục đại học đang dần trở thành một xu thế lớn, được nhiều hệ thống giáo dục đại học chọn lựa và coi nó như một điều kiện thuận lợi để phát triển và hội nhập với giới tri thức toàn cầu Song khi cán cân thương mại quốc tế không cân bằng và khi tri thức đã bị coi như một thứ hàng hóa, thị trường kinh tế tri thức không chỉ mang tới cơ hội mà còn tiềm ẩn cả những thách thức
và rủi ro, đặc biệt cho những kẻ yếu thế và non nớt trong thị trường này
Bài viết này muốn đề cập tới một trong các rủi ro đó, đó là rủi ro dễ bị lệ thuộc hay nói cách khác là khả năng dễ dàng trở thành nạn
Trang 2nhân của chủ nghĩa thực dân mới
(neocolonialism) đối với các nước nghèo, các
nước có nền kinh tế và khoa học công nghệ
kém phát triển Nếu các nước này không đủ sắc
bén để tạo chỗ đứng cho riêng mình, họ sẽ rất
dễ dàng bị lệ thuộc vào các nước giàu, các nước
có xu hướng “bán” tri thức của họ cho các nước
nghèo thông qua rất nhiều hình thức khác nhau
như hỗ trợ chuyên môn, các hiệp ước trợ giúp,
các khoản vay có điều kiện, v.v Bài viết trước
hết sẽ tập trung phân tích các chiến dịch toàn
cầu hóa, tự do hóa và quốc tế hóa trong giáo
dục đại học, từ đó đi sâu phân tích xu thế dễ bị
lệ thuộc của các nước nghèo, các nước đang
phát triển vào các nước phát triển ở phương
Tây Song, không phải cứ nghèo, cứ chậm phát
triển là sẽ thất bại trên thị trường tri thức quốc
tế Khả năng tồn tại, phát triển và thậm chí là
trở thành kẻ thắng thế vẫn có thể tới với những
nước có xuất phát điểm yếu thế hơn khi bắt đầu
ra nhập thị trường tri thức quốc tế nếu các nước
này biết tận dụng các nguồn lực sẵn có, biết lợi
dụng nguồn lực bên ngoài một cách có chọn lọc
và đưa ra được những hướng đi đúng đắn, phù
hợp cho riêng mình
Toàn cầu hóa và giáo dục đại học
Toàn cầu hóa (Globalisation) là một khái
niệm không hề lạ lẫm với tất cả các quốc gia
trên thế giới những thập niên gần đây Đây là
khái niệm được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực và có nhiều định nghĩa khác nhau về khái
niệm này Trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa
được dùng để chỉ việc dỡ bỏ hoặc cắt giảm các
rào cản giữa các quốc gia giúp cho quá trình lưu
thông hàng hóa, vốn, dịch vụ và lao động xuyên
biên giới được dễ dàng hơn Dưới ảnh hưởng
đó, hiện tượng “dòng chuyển động của con
người, văn hóa, ý tưởng, giá trị, tri thức, công
nghệ và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở
nên mạnh mẽ và tạo nên một thế giới kết nối và
phụ thuộc lẫn nhau” [1] Các thế lực kinh tế,
chính trị và xã hội của nền kinh tế toàn cầu
“đẩy giáo dục đại học thế kỷ 21 theo hướng
phát triển hội nhập quốc tế” [2] Sự phát triển của công nghệ thông tin và việc sử dụng tiếng Anh như một thứ ngôn ngữ chung trong giao tiếp quốc tế giúp việc trao đổi học thuật giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn Ngày càng có nhiều văn bản học thuật được ký kết giữa các đối tác ở các quốc gia khác nhau, việc cộng tác, cùng dạy, cùng nghiên cứu của các nhà khoa học ở các miền địa lý khác nhau xuất hiện ngày càng nhiều Việc di chuyển từ nước này sang nước khác của sinh viên, giáo viên và các nhà nghiên cứu cũng trở nên dễ dàng và phổ biến hơn
Chủ nghĩa tự do mới và bối cảnh tự do hóa thương mại
Chủ nghĩa tự do (liberalization) vốn là một
hệ tư tưởng hay thậm chí là một thể chế trong nền kinh tế tư bản phương Tây Theo thể chế này thì nền kinh tế, chính trị và các mối quan hệ
xã hội ở một quốc gia sẽ phát triển tốt nhất nếu
nó được vận hành dựa trên quyền lựa chọn tự
do của các cá thể độc lập nhằm tìm kiếm lợi nhuận hoặc lợi thế cho riêng mình trong giới hạn cho phép Tự do hoá thương mại kêu gọi loại bỏ các biện pháp hạn chế hay bảo hộ thương mại của chính phủ, để từ đó khuếch trương tối đa quyền bình đẳng và tự do mua bán trên thị trường
Chủ nghĩa tự do mới (neocolonialism) là trào lưu tự do hóa và xóa bỏ hàng rào thuế quan
và bảo hộ thương mại mậu dịch không chỉ trong phạm vi biên giới, mà quan trọng hơn là trong giao dịch xuyên biên giới [3] Trào lưu này giúp cho hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng Bối cảnh tự do hóa thương mại sẽ giúp giảm hàng rào thuế quan, thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia vào mậu dịch quốc
tế Các nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch
vụ có thể được tiếp xúc với thị trường tiêu dùng rộng lớn và đa dạng hơn Người tiêu dùng cũng
có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa tốt hơn với giá cạnh tranh hơn Chủ nghĩa tự do mới còn khơi mào cho việc sử dụng các cơ chế tự do ở
Trang 3bên ngoài phạm vi thương mại và kinh tế bằng
cách tạo ra các thị trường mới trong lĩnh vực y
tế, giáo dục, năng lượng, v.v [4]
Giáo dục đại học cũng được coi như một hàng
hóa để trao đổi tự do trên thị trường và trở thành
điểm nhấn của nền kinh tế tri thức.Tổ chức
thương mại thế giới WTO thông qua hiệp định
chung về thương mại dịch vụ GATS đã coi giáo
dục đại học như một hành hóa [5] GATS muốn
thiết lập một thị trường tri thức mở, tự do, giáo
dục đại học nằm trong thị trường đó Tri thứ ngày
càng được coi như một thứ hàng hóa giống như
các hàng hóa thông thường khác và được mua
bán, trao đổi tự do trên thị trường Việc tiếp cận
với tri thức tiên tiến trở nên dễ dàng hơn Người
học, tùy vào túi tiền của mình có thể lựa chọn cho
mình một hình thức học và một môi trường học
tốt nhất và phù hợp nhất cho mình, không chỉ
trong nước mà còn cả trong khu vực và trên thế
giới Việc liên kết và mở nhiều phân nhánh của
cùng một trường đại học ở các nước khác nhau
cũng được thực hiện dễ dàng hơn
Quốc tế hóa giáo dục đại học
Toàn cầu hóa và tự do hóa mở rộng đường
cho công cuộc quốc tế hóa giáo dục đại học trên
phạm vi toàn cầu Quốc tế hóa giáo dục đại học
là quá trình các quốc gia đưa ra các chính sách
và chủ trương mới trong giáo dục đại học để tận
dụng những điều kiện thuận lợi và đối phó với
những khó khăn và thách thức mới do quá trình
toàn cầu hóa mang lại [6] Theo Albach, trong
khi toàn cầu hóa được coi là một xu thế tất yếu,
không thể thay đổi, quốc tế hóa cho phép các
nền giáo dục có cơ hội lựa chọn Tuy có thể
chọn lựa đứng ngoài vòng xoáy quốc tế hóa,
nhưng trên thực tế hiếm có quốc gia nào đứng
ngoài xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học Các
hình thức của quốc tế hóa giáo dục đại học như:
hiệp định hiệp ước đa quốc gia về giáo dục đại
học, các hoạt động liên kết nghiên cứu và giảng
dạy xuyên biên giới, các chương trình dành cho
sinh viên quốc tế, các chi nhánh của các trường
đại học ở ngoài nước, v.v và v.v đang ngày cành nở rộ và phát triển rộng rãi Cán bộ và sinh viên các trường đại học có nhiều cơ hội được học tập và nghiên cứu ở ngoài phạm vi trường, phạm vi địa phương và phạm vi quốc gia Dòng chảy kiến thức, cũng vì thế trở nên đa dạng và phong phú hơn Đối với các nước đang phát triển, quốc tế hóa mang tới cho họ cơ hội
dễ dàng tiếp cận với tri thức ở các nền giáo dục văn minh hơn Có lẽ vì vậy mà quốc tế hóa đã từng được coi là "một nguồn lực quan trọng thúc đẩy việc phát triển giáo dục đại học vươn lên ngang tầm quốc tế” [7]
Toàn cầu hóa, tự do hóa và quốc tế hóa giáo dục đại học đã mang đến một diện mạo mới và một bối cảnh mới cho quá trình phát triển của các hệ thống giáo dục đại học Việc cắt giảm các rào cản, sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin và sự ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa tự do mới cùng chủ chương liên kết, trao đổi giữa các trường, các hệ thống giáo dục đại học thuộc các quốc gia khác nhau đã giúp cho các hệ thống giáo dục đại học phát triển hơn bao giờ hết, không chỉ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển Các nước đang phát triển có cơ hội trao đổi, học hỏi, tạo động lực đưa chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học của họ lên một tầm cao mới để hòa nhập và tăng tính cạnh tranh, tạo vị thế của mình trên thị trường giáo dục quốc tế Song, trên thực tế, quá trình quốc tế hóa ở các hệ thống giáo dục đại học của các nước đang phát triển không dễ dàng và đơn giản như vậy Cơ hội mới luôn đi kèm cùng rủi ro và thách thức mới Rủi ro lớn nhất mà nhiều nhà nghiên cứu
đề cập tới, đó là xu thế các nước này ngày càng phụ thuộc vào các nước giàu trên thị trường tri thức, rủi ro dẫn họ dễ dàng rơi vào vòng xoáy của chủ nghĩa thực dân mới trong giáo dục đại học (neocolonialism in higher education)
Chủ nghĩa thực dân mới trong giáo dục đại học
Chủ nghĩa thực dân mới là khái niệm để chỉ
“sự thống trị của một quốc gia bởi các lực
Trang 4lượng ở bên ngoài dù về mặt hình thức thì quốc
gia đó vẫn là một quốc gia độc lập” [8] Quá
trình cai trị gián tiếp này được thực hiện thông
qua sự mất cân đối về quyền lực và tầm ảnh
hưởng giữa Bắc Cầu và Nam Cầu trong bối
cảnh toàn cầu hóa, dướH sự ảnh hưởng của nền
kinh tế tri thức và sự phát triển của công nghệ
thông tin Xã hội đang được vận động theo các
‘dòng chảy’ như ‘dòng chảy vốn, dòng chảy
thông tin, dòng chảy công nghệ, dòng chảy
tương tác doanh nghiệp, dòng chảy hình ảnh,
dòng chảy âm thanh and dòng chảy các biểu
tượng’ [9] Quan trọng hơn, các ‘dòng chảy’
này đa phần đơn chiều, từ ‘phương Tây’ chảy
tới các phần còn lại của thế giới [10] Để đảm
bảo cho các dòng chảy này lưu thông, chủ nghĩa
thực dân mới phải bao gồm ‘các chính sách của
các nước công nghiệp tiên tiến nhằm duy trì sự
thống trị của họ Sự thống trị được vận hành
qua các chương trình hỗ trợ tài chính nước
ngoài, qua các chuyên gia kỹ thuật, qua phim
ảnh và các phương tiện khác’ [11] Mục đích
của tất cả các hoạt động trên là kinh tế và chính
trị, và giáo dục đại học trở thành ‘chính trường’
giúp các nước công nghiệp chiếm lĩnh thị
trường thế giới
Quốc tế hóa cũng trở thành một phương tiện
để tăng quyền thống trị thị trường giáo dục của
các nước phương Tây Các chương trình giáo
dục, các công cuộc cải cách, đổi mới giáo dục
đa phần xuất phát từ phương Tây và dần trở
thành tâm điểm ở các nước phương Đông [2]
Sự thống trị của phương Tây với phần còn lại
của thế giới được thực hiện thông qua các quyết
định đồng ý hoặc từ chối cung cấp các khoản
vay hoặc các hình thức hỗ trợ kinh tế giáo dục
[12] Để có thể đáp ứng được các điều kiện của
các khoản vay hoặc các sự hỗ trợ, rất nhiều nước
thuộc địa cũ và các nước đang phát triển phải tìm
cách chấp nhận hoặc đồng ý thỏa mãn các điều
kiện được vay nợ hay các điều kiện được nhận hỗ
trợ từ các nước phát triển phương Tây
Sự khác nhau giữa mục tiêu cuả quá trình
quốc tế hóa giáo dục giữa các nước phương
Đông và các nước phương Tây là điều cần bàn
Ở các nước phương Tây, khi lợi nhuận là động
cơ chính, quốc tế hóa giáo dục ở các nước này
“được chi phối bởi các mục tiêu kinh tế và thương mại” [13] Trong khi đó ở các nước phương Đông, các nước kém phát triển hơn, khi gật đầu đồng ý để các đại học nước ngoài thiết lập chi nhánh của họ trên nước mình hoặc cho phép họ dạy các chương trình của họ cho sinh viên địa phương, thậm chí ngay cả khi tìm cách lôi cuốn sinh viên nước ngoài vào thì mục đích đầu tiên của các nước này dường như là để nâng cao chất lượng dạy và học của các trường đại học ở trong nước, sau đó là để nâng cao chất lượng và mở rộng đối tượng sinh viên để nâng cao uy tín và vị thế trên trường quốc tế [2]
Sự mất cân đối Đông - Tây này đã giúp các nước phương Tây đễ dàng thực hiện chiến lược
“từ trợ giúp đến thương mại” [14], vừa tăng được sự phụ thuộc của các nước kém phát triển hơn vào mình, vừa có thể thu bội lợi nhuận từ các hoạt động quốc tế hóa giáo dục dại học Phương Tây đang là kẻ cung cấp, kẻ bán và xuất khẩu các dịch vụ giáo dục Đương nhiên, các nước nghèo, yếu thế hơn đã trở thành người thu nhận, người mua và người nhập khẩu các dịch vụ đó Sự mất cân đối này càng củng cố cho sự tồn tại và phát triển của xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và tự do hóa trong giáo dục đại học, các xu thế được xuất phát từ các nhà tư bản phương Tây và tiến triển theo chiều hướng
có lợi cho họ [15] Các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu danh tiếng và quyền lực thống trị việc phát minh và phát tán tri thức nhân loại đều nằm ở các nước phương Tây Các trường đại học yếu thế hơn, các hệ thống giáo dục với nguồn lực eo hẹp hơn và nguồn chất xám khiêm tốn hơn thường có xu thế đi theo Các nhận định về quốc tế hóa, toàn cầu hóa và
tự do hóa cũng đa phần xuất phát từ phương Tây và dường như được chấp nhận bởi các nước còn lại Phương Tây dần tạo dựng cho mình một vị thế đặc quyền Nhiều nước đang phát triển thì chật vật tìm mọi cách để học hỏi
Trang 5và đón nhận các chương trình, các định hướng
đổi mới, các chuẩn mực do phương Tây đề xuất
mà quên mất hoặc không đủ tiềm lực để đánh
giá mức độ phù hợp của các chuẩn mực ấy so
với điều kiện cụ thể của nền giáo dục địa
phương
Sự mất cân đối Đông Tây cũng làm cho
dòng chảy tri thức của các nhà nghiên cứu, giáo
viên và sinh viên đi theo chiều hướng ngược
lại: từ các nước nghèo, các nước chậm phát
triển hơn sang các nền kinh tế công nghiệp tiên
tiến [6] Dòng chảy ngược này đã làm cho các
nước kém phát triển hơn rơi vào tình trạng chảy
máu chất xám và chảy máu nguồn vốn khi họ
dần mất đi các nhà hoa học đầu ngành và nguồn
tiền học phí của sinh viên cũng chảy ra khỏi
khuôn khổ quốc gia Ngay cả khi các nước đang
phát triển tận dụng các cơ hội hỗ trợ, gửi sinh
viên của mình sang học hỏi ở các nước tiên
tiến, vẫn có ý kiến cho rằng phần lợi sẽ nghiêng
về các nước cung cấp học bổng Bởi số sinh
viên này khi sang học sẽ tiếp cận và đón nhận
các chuẩn mực và giá trị của hệ thống giáo dục
của nước sở tại, điều này sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho các nước này xuất khẩu các chính sách
giáo dục và nâng cao vị thế của họ ở các nước
nhận hỗ trợ
Thay cho lời kết
Dù các nước đang phát triển có quyền lựa
chọn đứng ngoài vòng xoáy quốc tế hóa giáo
dục đại học, tuy nhiên, trên thực tế, xu thế toàn
cầu hóa, tự do hóa và quốc tế hóa giáo dục đại
học đang trở thành một xu thế quan trọng ở các
nước này Lực lượng thúc đẩy sự phát triển của
các xu thế này không chỉ xuất phát từ các chính
sách quốc gia mà còn đến từ “sự kêu gọi và áp
lực từ các tổ chức quốc tế, khu vực và toàn cầu”
[13] Song, sự mất cân đối Đông Tây đã làm
quá trình tự do hóa thương mại trở thành một
quá trình trao đổi bất bình đẳng giữa kẻ mạnh
và kẻ yếu, giữa kẻ chủ động và kẻ bị động, nó
cũng làm cho quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa giáo dục mang lại lợi nhuận cho các nước giàu và tăng sự lệ thuộc của các nước nghèo vào các nước này Đó cũng chính là lý do mà Siraj-Blatchford [16] cho rằng toàn cầu hóa và quốc tế hóa đang làm cho thế giới của đa số (the majority world) phụ thuộc và thế giới của thiểu số (minority world - thế giới của các nước giàu có) Tuy nhiên, cũng có tranh luận cho rằng, tham gia vào ‘trò chơi’ quốc tế hóa và toàn cầu hóa, chưa chắc kẻ yếu đã là kẻ thật bại [17] Việc sử dụng các khái niệm “Đông” -
“Tây” cũng chỉ mang tính khái quát Trong số các nước có nền công nghiệp phát triển ở phương Tây, vẫn có những nước mạnh và những nước yếu thế hơn Ngược lại, trong số các nước đang phát triển ở phương Đông, cũng
có một số nước đang dần vươn lên, để trước hết trở thành trung tâm mới của khu vực [18] và dần dần tạo được vị thế trên thị trường giáo dục quốc tế Đã có những nước mới nổi, là hàng xóm của Việt Nam như Đài Loan, Singapore, Hong Kong và thậm chí cả Trung Quốc đang dần hạn chế việc nhập khẩu các ý tưởng và dịch
vụ giáo dục của Phương Tây và đẩy mạnh việc xuất khẩu các hoạt động giáo dục của họ sang các nước khác Việc thành công hay thất bại trong chiến dịch quốc tế hóa giáo dục phụ thuộc vào trí tuệ, tầm nhìn, ý chí và sự can đảm cũng như sự tự tin vào sức mạnh dân tộc, vào tiềm năng con người ở mỗi quốc gia, cùng với đó là những phương kế, chính sách và kế hoạch hành động phù hợp
Lời cảm ơn
Bài viết được phát triển dựa trên nội dung bài giảng cho sinh viên khóa học ‘International communication and education’ trong khuôn khổ chương trình đào tạo Thạc sỹ giáo dục của trường Đại học La Trobe, Australia Cám ơn tiến sỹ Julie White đã mời tôi thỉnh giảng cho
khóa học này
Trang 6Tài liệu tham khảo
[1] Knight, J., Higher Education Crossing Borders:
A Guide to the Implications of the General
Agreement on Trade in Services (GATS) for
Cross-border Education: A Report Prepared for
the Commonwealth of Learning and UNESCO
2006.
[2] Altbach, P.G and J Knight, The
internationalization of higher education:
Motivations and realities Journal of Studies in
International Education, 2007 11(3-4): p 290-305
[3] Harvey, D., A brief history of neoliberalism2005,
Oxford: Oxford University Press
[4] Davies, P.B and P Bansel, Neoliberalism and
education International Journal of Qualitative
Studies in Education, 2007 20(3): p 247-259
[5] Altbach, P.G., Globalisation and the University:
Myths and Realities in an Unequal World
Tertiary Education and Management, 2004 10:
p 3-25
[6] Altbach, P.G., Perspectives on international
higher education Change: The Magazine of
Higher Learning, 2002 34(3): p 29-31
[7] Qiang, Z., Internationalization of Higher Education:
towards a conceptual framework Policy Futures in
Education, 2003 1(2): p 248-270
[8] Bray, M., Education and Vestiges of
Colonialism: Self-determination,
neocolonialism and Dependency in the South
pacific Comparative Education, 1993 29(3): p
333-348
[9] Castells, M., The rise of the network
society2000, Second edition Oxford:
Blackwell
[10] Rizvi, F., Debating Globalization and
Education after September 11 Comparative
Education, 2004 40(2): p 157-171
[11] Albach, P.G and G.P Kelly, Education and
Colonialism1978, New York: Longman
[12] Phuong-Mai Nguyen, et al., Neocolonialism in
Education: Cooperative Learning in an Asian
Context Comparative Education, 2009 45(1):
p 109 - 130
[13] Huang, F., Internationalization of higher education in the developing and emerging countries: A focus on transnational higher education in Asia Journal of Studies in
International Education, 2007 11(3-4): p
421-432
[14] Harman, G., Internationalization of Australian higher education: A critical review of literature and research Internationalizing higher education, 2005: p 119-140
[15] Tran Thi Tuyet, Internationalisation of higher education in Vietnam: Opportunities and challengs, in Internationalisation of higher education: North-South perspectives2012, International School, Vietnam National University, Hanoi: Hanoi
[16] Siraj-Blatchford, J., Editorial: Education for
sustainable development in early childhood
International Journal of Early Childhood, 2009
41(2): p 9-22
[17] Wang, Y., Internationalization in Higher Education in China: A Practitioner's Reflection
Higher Education Policy, 2008 21(4): p
505-517
[18] Galtung, J., Fred, Vold and Imperalism1974,
Olso: Dreyers Forlag
Globalization, Liberalization Internationalization
and Neocolonialism in Higher Education
Trần Thị Tuyết
La trobe University, Melbourne, Australia
Much has been discussed in the international literature about the impact of globalization, liberalization and internationalization on higher education It is argued that these forces have created
Trang 7opportunities for higher education in developing countries to learn, develop, and integrate into the international knowledge economy Nonetheless, opportunities often come with threads The purpose of this article is to “unpack” the realities of globalization, liberalization and internationalization in higher education, and to highlight one of the threads these forces have created for higher education systems in developing countries, namely “neocolonialism” It is suggested that in a process of catching up with advanced countries, if developing countries cannot clearly identify their strengths and weaknesses, and are not clever in their choices in the knowledge market, they will easily depend on the developed countries who tend to export their norms and standards to the rest of the world