ĐÁNH GIÁ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THIẾT BỊTOÀN BỘ (OEE) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN MINH PHÚ – HẬU GIANG

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐÁNH GIÁ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THIẾT BỊTOÀN BỘ (OEE) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN MINH PHÚ – HẬU GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

NGUYỄN THỊ DIỄM PHÚCay,_NGUYỄN THỊ THANH NGÂNMSSV: 2000927

2.1.2.1 Các chỉ số đánh giá hiệu quả bảo trì9

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THIẾT BỊTOÀN BỘ (OEE) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN

THỦY SẢN MINH PHÚ – HẬU GIANG

Cần Thơ, 3/2022

THỰC TẬP THỰC TẾ ĐỒ ÁN QUẢN LÝ BẢO TRÌCÔNG NGHIỆP

Trang 2

2.2 Lược khảo tài liệu14

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ (OEE)16

3.3.1 Tính toán các chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị263.3.1.1 Tính toán các chỉ số máy rà kim loại263.3.1.2 Tính toán các chỉ số máy rửa nguyên liệu273.3.1.3 Tính toán các chỉ số băng tải sơ chế27

3.3.2 Thảo luận và so sánh OEE của công ty với thế giới.29

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ths Nguyễn Thị Diễm Phúcvì trong suốt thời gian chuẩn bị và thực hiện đồ án, cô đã hướng dẫn và chỉ bảo em tậntình để em có thể hoàn thành tốt công việc Dù lần đầu thực hiện đồ án nhưng nhờ có sựhướng dẫn của cô nên em không cần phải lo lắng và có thể hoàn thành đồ án theo đúngyêu cầu.

Không chỉ vậy, đây cũng là cơ hội để em học tập, trải nghiệm, tiếp thu thêm kiếnthức và tích lũy kinh nghiệm từ đó tạo cho bản thân nền tảng để có thể hoàn thành tốtnhững đề tài tiếp theo Qua đồ án này, em cũng tiếp thu thêm cho mình về những kiếnthức chuyên ngành, những kỹ năng cơ bản trong công việc giúp ích cho em ở tương lai

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như hạn chế về mặt kiến thức, nên đồán lần này sẽ còn non nớt và gặp phải nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét,đóng góp ý kiến, lời phê bình từ cô để bài đồ án được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là một trong số các quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới, với tiềmnăng thủy hải sản vô cùng to lớn Trong những năm gần đây ngành thủy sản Việt Nam đãđạt được những con số đáng nể, theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước năm 2021, tốcđộ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,01% so với năm 2020, tổng sản lượng đạt 8,73 triệutấn, tăng 1% so với năm 2020 (8,64 triệu tấn), trong đó sản lượng khai thác đạt 3,92 triệutấn, tăng 0,9% với năm 2020 (3,88 triệu tấn), nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 1% vớinăm 2020 (4,76 triệu tấn) Tình hình thủy sản hiện nay có nhiều bước tiến vượt bậc, cáccông ty suất khẩu thủy sản ở Việt Nam cũng không ngừng cạnh tranh để gia tăng sảnlượng và doanh thu Trong xu thế hội nhập, muốn thắng thế, đòi hỏi đặt ra đối với cácdoanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh Thực tế hiện nay, các doanh nghiệpmuốn có thể tồn tại lâu dài là khi đưa sản phẩm ra thị trường với chi phí tối thiểu nhưngvẫn đạt được lợi nhuận cao

Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Minh Phú (Minh Phú Seafood Corp) – HậuGiang, là một thành viên của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, được khởi công ngày17/08/2009, sau hai năm xây dựng công ty đã đi vào hoạt động ngày 10/07/201 Hiện tạilà doanh nghiệp thủy sản đứng đầu về xuất khẩu tôm của Việt Nam Công ty Cổ phầnThủy sản Minh Phú Hậu Giang có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn thứ 7 cả nước vàoquí I – 2015 (26 triệu USD) Do sản xuất với quy mô lớn nên công tác bảo trì, bảo dưỡngtại công ty luôn được chú trọng, quan tâm nhằm hạn chế thấp nhất chi phi khi có xảy rahư hỏng Tuy nhiên, hiện tại công tác bảo trì công ty thường là bảo trì phục hồi, không cókế hoạch và vận hành đến khi hư hỏng là chủ yếu Cơ cấu tổ chức công ty chưa có một bộphận chuyên biệt về công tác bảo trì tập trung nghiên cứu và áp dụng những phương phápbảo trì hiện đại và phù hợp Vì vậy, hiệu quả bảo trì chưa cao, thời gian ngừng máy cònlớn, chi phí bảo dưỡng cao, chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ của công ty còn thấp Điều nàyảnh hướng lớn đến tình hình sản xuất và năng suất sản xuất của dây chuyền.

Trang 6

Với vấn đề được đặt ra, đề tài “ Đánh giá và nâng cao hiệu quả thiết bị toàn bộ(OEE) tại công ty Cổ phần Chế Biến Thủy Sản Minh Phú – Hậu Giang ” nhằm cải

thiện chất lượng sản phẩm, giúp giảm thời gian ngừng hoạt động cũng như chi phí bảo trìthiết bị tại đơn vị.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được tình hình sản xuất và công tác bảo trì tại đơn vị và đưa ra những đềxuất mới nhằm nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ của công ty.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu của đề tài ta cần đạt được những mục tiêu cụ thể như sau: - Tìm hiểu thực trạng vấn đề mà công ty đang mắc phải Tính toán các chỉ số: Chỉ sốkhả năng sẵn sàng, chỉ số chất lượng Qr, hiệu suất hoạt động PE,…

- Phân tích và đánh giá chỉ số hiệu quả thiết bị OEE.

- Phân tích và xác định nguyên nhân dẫn đến thời gian ngừng máy cao và chỉ số hiệuquả thiết bị.

- Đề ra chiến lược cho công ty phù hợp với yêu cầu thực tế để đem lại lợi ích tốtnhất nhằm nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ OEE.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng tài liệu liên quan đến lý thuyết bảo trì, quy trình bảo dưỡng máy móc,thiết bị, các hình thức bảo trì ở Việt Nam và trên thế giới, các loại sách báo, báo cáo khoahọc về bảo trì máy móc, giáo trình Quản Lí Bảo Trì.

- Sử dụng báo cáo thường niên, số liệu thực tập thực tế từ công ty Sử dụng thống kêcác số liệu liên quan đến thời gian, số lần ngừng máy do hư hỏng, chi phí bảo trì Xử lýsố liêụ để tính chỉ số khả năng sẵn sàng, hiệu suất sử dụng thiết bị, hệ số chất lượng, chỉsố hiệu quả thiết bị toàn bộ OEE, chi phí bảo trì, hệ số PM của dây chuyền.

- Phương pháp phân tích tổng hợp Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp,

Trang 7

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi không gian

Được thực hiện tại công ty Cổ phần Chế Biến Thủy Sản Minh Phú – Hậu Giang.

1.4.2 Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện từ ngày 4/3/2022 đến ngày 9/5/2022.

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá công tác quản lý bảo trì thiết bị củacông ty, đồng thời đề xuất một số biện pháp nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ(OEE) của công ty.

1.5 Cấu trúc đề tài

Chương 1: Giới thiệu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu.Chương 3: Đánh giá chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE).

Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ(OEE).

Chương 5: Kết luận và Kiến nghị.

Trang 8

a Định nghĩa của Afnor (Pháp)

Bảo trì là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc phục hồi một tài sản ở tình trạngnhất định hoặc bảo đảm một dịch vụ xác định.

b Định nghĩa của BS 3811: 1984 (Anh)

Bảo trì là tập hợp tất cả các hành động kỹ thuật và quản trị nhằm giữ cho thiết bịluôn ở, (hoặc phục hồi nó về) một tình trạng, mà trong đó nó có thể thực hiện chức năngyêu cầu

c Định nghĩa Total Productivity Development AB (Thụy Điển)

Bảo trì bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị ở mộttình trạng nhất định hoặc phục hồi thiết bị về tình trạng này hức năng yêu cầu này có thểđịnh nghĩa như là một tình trạng xác định nào đó.

d Định nghĩa của Dimitri Kececioglu (Mỹ)

Bảo trì là bất kỳ hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng và ở mộttình trạng vận hành đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn và nếu chúng bị hư hỏng thìphục hồi chúng về tình trạng này.

2.1.1.2 Lịch sử về bảo trì

Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng các loại dụng cụ, đặc biệt là từkhi bánh xe được phát minh Nhưng chỉ hơn mười lăm năm qua bảo trì mới được coitrọng đúng mức khi có sự gia tăng khổng lồ về số lượng và chủng loại của các tài sản cốđịnh như máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp.

Trang 9

Bảo trì đã trải qua 3 thế hệ sau:

Thế hệ thứ ba(1980 – 2010)

- Khả năng sẵn sàng và độtin cậy cao hơn

Thế hệ thứ hai - An toàn hơn

(1960 – 1980) - Chất lượng sản phẩm tốt- Khả năng sẵn sàng hơn

Thế hệ thứ nhất

- Tuổi thọ thuyết bị trường

(1940 – 1960)

dài hơn - Tuổi thọ thiết bị dài hơn

- Sửa chữa khi máy

- Chi phí thấp hơn - Hiệu quả kinh tế lớn hơnbị hư

Hình 2.1 Những mong đợi đối với bảo trì ngày càng tăng

2.1.1.3 Phân loại bảo trì

a Bảo trì không kế hoạch

Chiến lược bảo trì này được xem như là “vận hành cho đến khi hư hỏng” Nghĩa làkhông hề có bất kỳ một kế hoạch hay hoạt động bảo trì nào trong khi thiết bị đang hoạtđộng cho đến khi hư hỏng Bảo trì không kế hoạch được hiểu là công tác bảo trì đượcthực hiện không có kế hoạch hoặc không có thông tin trong lúc thiết bị đang hoạt độngcho đến khi hư hỏng Nếu có một hư hỏng nào đó xảy ra thì thiết bị đó sẽ được sửa chữahoặc thay thế Hai loại giải pháp phổ biến trong chiến lược bảo trì này là:

- Bảo trì phục hồi

Bảo trì phục hồi không kế hoạch là loại bảo trì không thể lập được kế hoạch Mộtcông việc được xếp vào loại bảo trì phục hồi không kế hoạch khi mà thời gian dùng cho

Trang 10

công việc ít hơn 8 giờ Trong trường hợp này không thể lập kế hoạch làm việc một cáchhợp lý Nhân lực, phụ tùng và các tài liệu kỹ thuật cần thiết đối với công việc bảo trì nàylà không thể lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi công việc bắt đầu mà phải thực hiện đồngthời với công việc.Bảo trì phục hồi không kế hoạch là tất cả các hoạt động bảo trì đượcthực hiện sau khi xảy ra đột xuất một hư hỏng nào đó để phục hồi thiết bị về tình trạnghoạt động bình thường nhằm thực hiện các chức năng yêu cầu.

Bảo trì phục hồi không kế hoạch thường chi phí cao và các lần ngừng sản xuấtkhông biết trước được, do đó sẽ làm cho chi phí bảo trì trực tiếp và chi phí bảo trì giántiếp cao Vì vậy bảo trì không kế hoạch chỉ thích hợp trong những trường hợp ngừng máyđột xuất chỉ gây ra thiệt hại tối thiểu Đối với những thiết bị quan trọng trong các dâychuyền sản xuất, những lần ngừng máy đột xuất có thể gây ra tổn thất lớn cho nhà máyđặc biệt là tổn thất sản lượng và doanh thu do đó giải pháp bảo trì này cần phải được giảmđến mức tối thiểu trong bất kỳ một tổ chức bảo trì nào.

Trang 11

các hư hỏng xảy ra và bảo trì phòng ngừa được thực hiện để phát hiện các hư hỏng trướckhi chúng phát triển đến mức làm ngừng máy hoặc các bất ổn trong sản xuất.

Có hai giải pháp thực hiện chiến lược bảo trì phòng ngừa:

● Bảo trì phòng ngừa trực tiếp

Bảo trì phòng ngừa trực tiếp được thực hiện định kỳ nhằm ngăn ngừa hư hỏng xảyra bằng cách tác động và cải thiện một cách trực tiếp trạng thái vật lý của máy móc, thiếtbị Những công việc bảo trì phòng ngừa trực tiếp thường là thay thế các chi tiết, phụ tùng,kiểm tra các bộ phận, bôi trơn, thay dầu mỡ, lau chùi, làm sạch máy móc, theo kế hoạchhoặc chương trình định sẵn.

Các hoạt động bảo trì phòng ngừa trực tiếp thường mang tính định kỳ theo thời gianhoạt động, theo số kilômet di chuyển, nên còn được gọi là bảo trì định kỳ (Fixed TimeMaintenance - FTM).

● Bảo trì phòng ngừa gián tiếp

Bảo trì phòng ngừa gián tiếp được thực hiện để tìm ra các hư hỏng ngay trong giaiđoạn ban đầu trước khi các hư hỏng có thể xảy ra Trong giải pháp này, các công việc bảotrì không tác động đến trạng thái vật lý của thiết bị mà thay vào đó là những kỹ thuật giámsát tình trạng như giám sát tình trạng khách quan và giám sát tình trạng chủ quan được ápdụng để tìm ra hoặc dự đoán các hư hỏng của máy móc, thiết bị nên còn được gọi là bảotrì trên cơ sở tình trạng (CBM - Condition Based Maintenance) hay bảo trì dự đoán (CM -Predictive Maintenance) hoặc bảo trì tích cực (Proactive Maintenance) Bảo trì trên cơ sởtình trạng máy đã khắc phục các nhược điểm của bảo trì phòng ngừa và bảo trì định kỳbằng cách giám sát liên tục tình trạng máy Để xác định chính xác tình trạng và điều kiệnhoạt động của thiết bị ở mọi thời điểm người ta sử dụng những kỹ thuật giám sát tìnhtrạng.

- Bảo trì cải tiến

Trang 12

Bảo trì cải tiến được tiến hành khi cần thay đổi thiết bị cũng như cải tiến tình trạngbảo trì Mục tiêu của bảo trì cải tiến là thiết kế lại một số chi tiết, bộ phận để khắc phụchư hỏng hoặc để kéo dài thời gian sử dụng của các chi tiết, bộ phận và toàn bộ thiết bị.

Chiến lược bảo trì cải tiến được thực hiện bởi hai giải pháp sau:

a) Bảo trì thiết kế lại (Design - Out Maintenance, DOM): giải pháp bảo trì này

thường là đưa ra những thiết kế cải tiến nhằm khắc phục hoàn toàn những hư hỏng,

khuyết tật hiện có của máy móc, thiết bị.

b) Bảo trì kéo dài tuổi thọ (Life - Time Extension, LTE): là một giải pháp nhằm kéo

dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị bằng cách đổi mới vật liệu hoặc kết cấu.

- Bảo trì chính xác

Bảo trì chính xác được thực hiện bằng cách thu nhập các dữ liệu của bảo trì dự đoánđể hiệu chỉnh môi trường và các thông số vận hành của máy, từ đó cực đại hóa năng suất,hiệu suất và tuổi thọ của máy.

- Bảo trì dự phòng (Redundancy, RED)

Bảo trì dự phòng được thực hiện bằng cách bố trí máy hoặc chi tiết, phụ tùng thaythế song song với cái hiện có Điều này có nghĩa là máy hoặc chi tiết, phụ tùng thay thếcó thể được khởi động và liên kết với dây chuyền sản xuất nếu cái đang được sử dụng bịngừng bất ngờ.

- Bảo trì năng suất toàn bộ (Total Productive Maintenance - TPM)

Bảo trì năng suất toàn bộ được thực hiện bởi tất cả các nhân viên thông qua cácnhóm hoạt động nhỏ nhằm đạt tối đa hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị.

TPM tạo ra những hệ thống ngăn ngừa tổn thất xảy ra trong quá trình sản xuất nhằmđạt được mục tiêu “không tai nạn, không khuyết tật, không hư hỏng” TPM được áp dụngtrong toàn bộ phòng, ban và toàn bộ các thành viên từ người lãnh đạo cao nhất đến nhữngnhân viên trực tiếp sản xuất.

- Bảo trì tập trung vào độ tin cậy (Reliability - Centred Maintenance - RCM)

Bảo trì tập trung vào độ tin cậy là một quá trình mang tính hệ thống được áp dụng đểđạt được các yêu cầu về bảo trì và khả năng sẵn sàng của máy móc, thiết bị nhằm đánh

Trang 13

giá một cách định lượng nhu cầu thực hiện hoặc xem xét lại các công việc và kế hoạchbảo trì phòng ngừa.

- Bảo trì phục hồi

Bảo trì phục hồi có kế hoạch là hoạt động bảo trì phục hồi phù hợp với kế hoạch sảnxuất, các phụ tùng, tài liệu kỹ thuật và nhân viên bảo trì đã được chuẩn bị trước khi tiếnhành công việc.

Trong giải pháp bảo trì này, chi phí bảo trì gián tiếp sẽ thấp hơn và chi phí bảo trìtrực tiếp cũng giảm đi so với bảo trì phục hồi không kế hoạch.

- Bảo trì khẩn cấp

Dù các chiến lược bảo trì được áp dụng trong nhà máy có hoàn hảo đến đâu thìnhững lần ngừng máy đột xuất cũng không thể tránh khỏi và do đó giải pháp bảo trì khẩncấp trong chiến lược bảo trì có kế hoạch này vẫn là một lựa chọn cần thiết.

2.1.1.4 Vai trò của bảo trì

Ngày nay bảo trì đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất Chonên vai trò chính của bảo trì là:

- Phòng ngừa để tránh cho máy móc không bị hư hỏng.- Cực đại hóa năng suất:

+ Nhờ đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu và liên tục tương ứng với tuổi thọ củamáy dài hơn.

+ Nhờ chỉ số khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy để bảotrì nhỏ nhất.

+ Nhờ cải tiến liên tục quá trình sản xuất.+ Tối ưu hóa hiệu suất của máy.

+ Máy móc vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít hơn, đồngthời làm ra sản phẩm đạt chất lượng hơn

+ Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.

Trang 14

Chỉ số khả năng sẵn sàng thể hiện khả năng của thiết bị hoạt động đúng cách và hạn chếxảy ra các nguồn lực bảo trì

Tdm : Tổng thời gian ngừng máy để bảo trì

Tup + Tdm : Là thời gian mà bộ phận sản xuất đã lên kế hoạch cho máy hoạt động

MTBF : Chỉ số độ tin cậy

MTBF = Số giờ thiết bị hoạt động/số lần hư hỏng

MTTR : Thời gian sửa chữa thiết bịMWT : Thời gian chờ của thiết bị MDT : Thời gian ngừng máy trung bình

MDT =Tdma

hoặc MDT =MWT +MTTR

Trang 15

b Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE)

Chỉ số hiệu quả toàn bộ được dùng để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả sửdụng dây chuyền thiết bị trong sản xuất công nghiệp

Công thức tính:

OEE = A x PE x Qr

Trong đó:

A: Chỉ số khả năng sẵn sàng PE : Là hiệu suất sử dụng thiết bị

PE = Sản lượng thực tế x100/ sản lượng dự kiến

Qr : Là hệ số chất lượng, bằng số lượng sản phẩm đạt yêu cầu chia cho tổng sốlượng đã sản xuất

Qr = ( Sản lượng sản xuất – Sản lượng khuyết tật ) x100/ Sản lượng sản xuấtTrong sản xuất trình độ thế giới, người ta đưa ra giá trị OEE cần đạt như sau: A ≥ 90%

H ≥ 90% Nghĩa là OEE ≥ 85% ≥ (90% 95% 99%)

2.1.2.2 Các phương pháp áp dụng trong bảo trì

a Bảo trì năng suất toàn bộ (TPM - Total Productive Maint)● Khái niệm

TPM bắt đầu được triển khai ở Nhật Bản từ năm 1971 và tạo ra những kết quả mangtính cách mạng về mặt năng suất và chất lượng Ngày nay, TPM đã được áp dụng phổbiến tại nhiều nước Phương Tây cũng như Châu Á, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc vàTrung Quốc.

Trang 16

+ Tăng năng suất.

+ Cải thiện chất lượng sản phẩm.

+ Cải thiện môi trường làm việc và an toàn lao động (số tai nạn bằng không).+ Tăng lợi nhuận và thỏa mãn khách hàng.

●Các bươc thực hiện TPM

- Giai đoạn chuẩn bị: từ 3 đến 6 tháng, gồm các bước:

Bước 1: Lãnh đạo cao nhất giới thiệu TPM.Bước 2: Ðào tạo và giới thiệu TPM.

Bước 3: Hoạch định các tổ chức tiến hành thực hiện TPM.Bước 4: Thiết lập các chính sách cơ bản và mục tiêu của TPM.Bước 5: Trình bày kế hoạch phát triển TPM.

- Giai đoạn giới thiệu TPM

Bước 6: Bắt đầu TPM (hoạch định và thực hiện).

- Giai đoạn thực hiện

Bước 7: Cải tiến hiệu suất của mỗi thiết bị trong dây chuyền sản xuất.Bước 8: Tổ chức công việc bảo trì.

Bước 9: Thực hiện các công việc bảo trì có kế hoạch trong bộ phận bảo trì Bước 10: Ðào tạo để nâng cao các kỹ năng bảo trì và vận hành.

Bước 11: Tổ chức công việc quản lý thiết bị.

- Giai đoạn củng cố

Bước 12: Thực hiện hoàn chỉnh TPM ở mức độ cao hơn.

b Bảo trì tập trung độ tin cậy (RCM - Reliability Centered Maintenance)

● Khái niệm

Bảo trì tập trung vào độ tin cậy (RCM) là một giải pháp mang tinh hệ thống nhằmđánh giá một cách định lượng nhu cầu để thực hiện hoặc xem xét lại các công việc và kếhoạch bảo trì phòng ngừa.

Trang 17

Là một quá trình được sử dụng nhằm xác định các yêu cầu bảo trì bất kỳ tài sản vậtlý nào trong những điều kiện vận hành của nó.

Là một quá trình được sử dụng để xác định phải làm gì để đảm bảo rằng bất kỳ tài sản vậtlý nào tiếp tục thực hiện các chức năng trong những điều kiện vận hành hiện tại của nó.

● Lợi ích khi áp dụng RCM

+ An toàn hơn và bảo vệ môi trường làm việc tốt hơn.

+ Hiệu năng vận hành (sản lượng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng) tốthơn.

+ Hiệu quả lớn hơn (có thể giảm 40% - 70% chi phí bảo trì định kỳ).+ Tuổi thọ của các bộ phận đắt tiền tăng lên.

+ Các nhân viên làm việc tốt hơn.+ Cơ sở dữ liệu bảo trì được toàn diện.+ Làm việc theo nhóm tốt hơn.

● Thực hiện RCM

Việc kiểm sát các yêu cầu bảo trì bất kì tài sản nào nên được thực hiện bởi nhiềunhóm nhỏ bao gồm ít nhất là một người phụ trách bảo trì và một người phụ trách sản xuất.Những người này cần có kiến thức tổng quát về tài sản được khảo sát và đào tạo về RCM.

Hình 2.1 Cấu trúc RCM

Những kết quả sau khi phân tích RCM

Trang 18

+ Hiểu biết nhiều hơn và được nâng cao về hoạt động của tài sản, cùng với hiểu biếtvề khả năng của nó có thể hoặc không có thể làm được những gì.

+ Hiểu biết tốt hơn về việc tài sản có thể bị hư hỏng ra sao cùng với nguồn gốc,nguyên nhân của mỗi hư hỏng.

+ Lập được danh sách các công việc được quy hoạch nhằm đảm bảo tài sản tiếp tụcvận hành ở mức tiêu hao năng lương mong muốn.

+ Làm việc theo nhóm được cải thiện đáng kể.

2.2 Lược khảo tài liệu

- Theo “Panagiotis Tsarouhas, (2007), Implementation of total productive

maintenance in food industry - Thực hiện bảo trì sản năng suất toàn diện (TPM) trongngành công nghiệp thực phẩm.”.

● Mục tiêu

Bài viết nhằm mục đích phát triển một phương pháp để gia tăng mức sản xuất, nângcao chất lượng sản phẩm và cung cấp một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn hơn.Thông qua bảo trì năng suất toàn diện (TPM) trong ngành công nghiệp thực phẩm và đặcbiệt là trong sản phẩm bánh mì.

● Phương pháp thực hiện

Phương pháp luận này dựa trên phân tích các dữ liệu độ tin cậy của một dây chuyềnsản xuất tự động Bài viết này trình bày việc thực hiện TPM trong một dây chuyền sảnxuất bánh pizza, và sử dụng một số giả định, các khái quát hóa các kết quả trong dâychuyền sản xuất bánh.

● Kết quả

Nâng cao được mức sản xuất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, môi trường làmviệc lành mạnh và an toàn hơn

Trang 19

- Theo “Paul M Gibbons và Stuart C Burgess, (2010), Introducing OEE as a

measure of the ability Lean Six Sigma - Giới thiệu OEE như một biện pháp về khảnăng Lean Six Sigma”.

Mục đích

Mục đích của bài viết này là giới thiệu một khuôn khổ mới mà mở rộng các biệnpháp OEE ban đầu để thông báo kết quả kinh doanh ở nhiều cấp độ, tập trung vào bổ sungthêm các chỉ số benchmarkable hiệu quả quản lý tài sản và khả năng xử lý.

● Phương pháp thực hiện

Six Sigma sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp khả năng xử lý dữ liệu còn tồntại từ khuôn khổ OEE Tương tự như vậy, các chỉ số của nhà máy độ tin cậy, bảo trì vàhiệu quả quản lý tài sản được tính lấy tư liệu còn tồn tại từ khuôn khổ OEE.

● Kết quả

Sử dụng hiệu quả khuôn khổ OEE kết hợp các biện pháp hiệu quả quá trình, hiệuquả quản lý tài sản, thực hiện quá trình tổng, hiệu suất quá trình thuần và khả năng xử lýSix Sigma thành một chỉ số duy nhất.

- Theo “IPS Ahuja và JS Khamba, (2007), An evaluation of TPM implementation

initiatives in an Indian manufacturing enterprise - Đánh giá các sáng kiến thực hiệnTPM trong một doanh nghiệp sản xuất Ấn Độ”.

● Mục đích

Mục đích của nghiên cứu này là để xác định thiệt hại bảo trì liên quan đến đánh giá,xác định và giải quyết các khoản lỗ hoạt động.

● Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng nghiên cứu thực nghiêm hướng vào biện minh thực hiện TPM đểhỗ trợ cho sản xuất cạnh tranh trong bối cảnh ngành công nghiệp sản xuất của Ấn Độ.Thực hiện bằng cách xác định hệ thống các thiệt hại liên quan đến bảo trì, thiết lập các

Trang 20

mục tiêu liên quan đến cải tiến hiệu suất duy trì và phát triển các hướng dẫn để đạt đượchiệu suất hoạt động hệ thống sản xuất thông qua các sáng kiến chiến lược TPM trong cácnhà máy sản xuất thép.

● Kết quả

Kết quả nghiên cứu được quan sát thấy rằng biện pháp can thiệp hệ thống liên quanđến việc triển khai TPM đã góp phần đáng kể đối với việc cải thiện năng suất hệ thốngsản xuất, chất lượng, an toàn, tinh thần và bên cạnh đó đảm bảo hiệu quả chi phí của cácchức năng sản xuất trong tổ chức

Trang 21

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ (OEE)

3.1 Tổng quan về công ty 3.1.1 Giới thiệu công ty

Hình 3.1 Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Minh Phú – Hậu Giang

Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Minh Phú – Hậu Giang, là một thành viên củaTập đoàn Thủy sản Minh Phú, được khởi công ngày 17/08/2009, sau hai năm xây dựngcông ty đã đi vào hoạt động ngày 10/07/2011

Nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là một vùng trọng điểm về nguyên liệutôm của cả nước, tọa lạc tại khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành thuộc tỉnhHậu Giang, với diện tích gần 30 ha, quy mô khoảng 10000 công nhân, đầu tư trang thiếtbị, công nghệ sản xuất hiện đại, công ty đã trở thành một trong những nhà máy thủy sảnlớn nhất Việt Nam về quy mô cũng như công nghệ sản xuất.

- Tên công ty: Công Ty Tnhh Chế Biến Thủy Sản Minh Phú – Hậu Giang - Tên giao dịch: Minh Phu - Hau Giang Seafood Processing Company Limited.- Tên viết tắt: Minh Phu - Hau Giang Seafood Processing Co., Ltd

- Địa chỉ: Khu công nghiệp Sông Hậu, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh HậuGiang

Trang 22

- Năm thành lập: 2011- Mã số thuế: 6300033769- Điện thoại: +84 711 222 8788- Fax: +84 711 222 8789

- Email: minhphu@minhphu.com

- Website: http://www.minhphu.com

- Văn phòng đại diện: lầu 6, tòa nhà Minh Phú, 21 Lê Quí Đôn, Phường 6, Quận 3,Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại tại văn phòng đại diện: 84-08-3930 9631 - Fax tại văn phòng đại diện: +84 08 3930 9625

- Ngành nghề hoạt động: Chế biến thủy sản xuất khẩu.

- Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốcvà một số thị trường khác.

3.1.2 Những thành tựu của công ty

Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phú Seafood Corp) hiện tại làdoanh nghiệp thủy sản đứng đầu về xuất khẩu tôm của Việt Nam Công ty Cổ phần Thủysản Minh Phú Hậu Giang có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn thứ 7 cả nước vào quí I –2015 (26 triệu USD).

Hình 3.2 Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước

(Nguồn: Số liệu Hải Quan Việt Nam)

Ngày đăng: 01/06/2024, 19:52

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan