1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên

96 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Lâm Sàng Cận Lâm Sàng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Thiếu Máu Thiếu Sắt Ở Trẻ Từ 02 Tháng Đến 60 Tháng Tuổi Tại Bệnh Viện A Thái Nguyên
Tác giả Trần Xuân Tuấn
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Sơn
Trường học Trường Đại học Y dược Thái Nguyên
Chuyên ngành Nhi Khoa
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,62 MB

Cấu trúc

  • ƢƠN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Sinh lý bệnh thiếu máu thiếu sắt (13)
    • 1.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thiếu máu thiếu sắt (21)
    • 1.3. Các nguyên nhân gây thiếu sắt (23)
    • 1.4. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt (25)
  • ƢƠN 2. Ố TƢỢN V P ƢƠN P P N N ỨU (0)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 2.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu (33)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang (33)
    • 2.4. Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu (33)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (37)
    • 2.6. Xử lý và phân tích số liệu (39)
    • 2.7. Các biện pháp khống chế sai số (39)
    • 2.8. Đạo đức nghiên cứu (0)
  • ƢƠN 3. K T QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (0)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thiếu máu thiếu sắt (0)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ dưới 5 tuổi (51)
  • ƢƠN 4. BÀN LUẬN (57)
    • 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thiếu máu thiếu sắt (0)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt (63)

Nội dung

CC/ T : Chiều cao/ Tuổi ID : Thiếu sắt Iron deficiency IDA : Thiếu máu thiếu sắt Iron deficiency aneamia INACGCG : Nhóm tư vấn quốc tế về thiếu máu dinh dưỡng International Nutritional A

Ố TƢỢN V P ƢƠN P P N N ỨU

Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/2022 đến 10/2022

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện A Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.3.1 Cỡ mẫu nghiên cứu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu từ một tỷ lệ cho trước [7] n = Z 2 (1 - α/2)

Trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu; Z1-α/2: hệ số giới hạn tin cậy = 1,96; α: Là mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 (tương ứng với KTC 95%); p: Tỷ lệ triệu chứng da xanh niêm mạc nhợt 92% [12] d: Độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,05;

Theo công thức, thay số vào ta có n = 113

Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 113 trẻ

- Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện

- Bệnh nhân đến khám, nhập viện đủ tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được chọn vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu.

Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu

2.4.1 Các chỉ số nghiên cứu

* Chỉ số nghiên cứu phục vụ mục tiêu 1

- Tỷ lệ và đặc điểm các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt ở các nhóm tuổi, giới

- Tỷ lệ và đặc điểm các dấu hiệu cận lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt ở các nhóm tuổi

- Tỷ lệ các mức độ thiếu máu

* Chỉ số nghiên cứu phục vụ mục tiêu 2

- Tuổi thai thấp, cân nặng khi sinh nhẹ cân, không tẩy giun định kỳ, không uống bổ sung sắt, không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung muộn là những yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ.

- Các yếu tố liên quan từ mẹ: Tuổi mẹ khi sinh, nghề nghiệp, uống sắt khi mang thai, trình độ học vấn

2.4.2 Các biến số và định nghĩa biến số trong nghiên cứu

- Tuổi: Sử dụng cách tính tuổi của HO đang được áp dụng tại Việt Nam Tuổi trẻ em được xác định từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong sổ theo dõi sơ sinh của trạm y tế xã phường, những trẻ em không được đẻ tại trạm y tế xã thì cán bộ nghiên cứu phỏng vấn kỹ các bà mẹ về ngày sinh của con mình và ghi rõ ngày âm hay ngày dương lịch sau đó tra bảng qui về ngày dương lịch Trường hợp mẹ nhớ không chính xác thì dựa vào ngày tháng ghi trong giấy khai sinh Căn cứ ngày, tháng, năm sinh và ngày điều tra để tính tháng tuổi của trẻ

Theo HO tháng tuổi của trẻ đưược qui ước như sau:

+ Trẻ đẻ ra sống 1 ngày đến 29 ngày: 1 tháng tuổi

+ Trẻ 1 tháng 1 ngày đến trẻ 1 tháng 29 ngày: 2 tháng tuổi

+ Trẻ từ 59 tháng 1 ngày đến 59 tháng 29 ngày: 60 tháng tuổi giới (nam, nữ),

- Địa dư: Theo địa chỉ nơi cư trú

+ Thành thị: hộ khẩu thường trú tại các phường trong khu vực thành phố + Nông thôn: Trẻ có hộ khẩu thường trú tại các làng, xã

- Tiêm phòng: Trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia

- Tẩy giun định kỳ: Trẻ được tẩy giun định kỳ 6 - 12tháng/ lần Bắt đầu tẩy giun khi trẻ được 24 tháng tuổi [3]

+ Cân nặng theo tuổi (Cân nặng/tuổi- CN/T): Hiện nay, HO đề nghị lấy điểm ngưỡng < -2 Zcore so với quần thể chuẩn để coi là nhẹ cân

+ Chiều cao theo tuổi (Chiều cao/tuổi- CC/T): Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ, làm cho đứa trẻ bị thấp còi Điểm ngưỡng < -2 Zcore so với quần thể chuẩn Phân mức độ tương tự như trên

+ Cân nặng theo chiều cao (CN/CC): Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại, gần đây, làm cho đứa trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân nên bị gày còm (wasting) Các điểm ngưỡng giống như hai chỉ tiêu trên Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấp hơn ngưỡng đề nghị, đó là thiếu dinh dưỡng thể phối hợp, đứa trẻ vừa còi vừa còm [72]

+ Da xanh/ niêm mạc nhợt: Dấu hiệu da xanh, niêm mạc nhợt được đánh giá ở những nơi mà giường mao mạch có thể nhìn rõ qua da và niêm mạc như kết mạc, lòng bàn tay, giường móng tay, da vùng mặt…

+ Quấy khóc: Là tình trạng quấy khóc thường xuyên và kéo dài mà không rõ lý do

+ Biếng ăn: Là tình trạng trẻ giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn nên không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể

+ Móng tay: Ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu mạn mức độ nặng thường có biểu hiện móng koilonychia: móng mất bóng, có sọc dọc, phẳng hoặc lõm hình thìa, giòn và dễ gãy [10]

Tóc khô, dễ gãy rụng có thể là dấu hiệu của rụng tóc bệnh lý Để xác định tình trạng này, có thể tiến hành các xét nghiệm như nghiệm pháp kéo (pull test) và giật tóc (tug test) Ngoài ra, có thể quan sát tình trạng rụng tóc trên gối hoặc giường của bệnh nhân Nếu số lượng tóc rụng vượt quá 100 sợi mỗi ngày được coi là rụng tóc bệnh lý.

Nghiệm pháp kéo tóc dùng để kiểm tra xem tóc rụng cả phần chân tóc hay còn chân tóc, được thực hiện bằng cách sử dụng 3 ngón cái, trỏ, giữa nắm và kéo nhẹ nhàng từng nhúm khoảng 50-60 sợi tóc

Nghiệm pháp giật tóc dùng để kiểm tra tính giòn, dễ gãy của tóc bằng cách nắm tóc bằng hai ngón tay và giật mạnh đoạn tóc ở giữa [10]

- Đặc điểm cận lâm sàng

+ Tham chiếu các xét nghiệm huyết học theo lứa luổi (phụ lục 2) [3] + Sắt huyết thanh [2]: Bình thường: ≥ 10 mmol/l; Thấp < 10 mmol/l + Ferritin [44]: Bỡnh thường: ≥ 45 à/l; Thấp: < 45 àg/l

- Mức độ thiếu máu: Theo hướng dẫn của HO năm 2011

Bảng 2.1 Mức độ thiếu máu [73]

Mức độ thiếu máu Nồng độ huyết sắc tố

Thiếu máu trung bình 70 ≤ Hb < 99

Thiếu máu rất nặng Hb < 30

2.4.3 Biến số chỉ số cho mục tiêu 2

* Nhóm biến số về yếu tố nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt từ con:

- Tuổi thai: Được tính theo số tuần mang thai

- Cân nặng khi sinh: Cân nặng khi sinh thấp < 2500 gram, cân nặng khi sinh bình thường ≥ 2500 gram

- Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không ăn bổ sung bất cứ 1 loại thức ăn nào khác

- Ăn bổ sung sớm: Trẻ ăn bổ sung trước 6 tháng

- Uống bổ sung sắt: Trẻ được mẹ cho uống bổ sung sắt hoặc các chế phẩm có chứa sắt

* Nhóm biến số về yếu tố nguy cơ từ mẹ:

- Tuổi mẹ: Trong độ tuổi sinh đẻ từ ≥20 – 35 tuổi

Ngoài độ tuổi sinh đẻ < 20 tuồi và > 35 tuổi

- Trình độ học vấn: Học từ phổ thông trung học trở xuống ≤ lớp 12

Học trên phổ thông trung học > lớp 12

- Nghề nghiệp: Nghề đem lại thu nhập chính gồm nghề làm ruộng, công nhân, hành chính sự nghiệp và nghề tự do

- Uống sắt khi mang thai:

Bổ sung sắt đầy đủ trong quá trình mang thai và sau sinh là rất quan trọng Nếu mẹ không bổ sung đủ sắt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé như mệt mỏi, thiếu máu, suy giảm khả năng miễn dịch Vì vậy, mẹ cần uống sắt liên tục từ khi mang thai đến khi sinh để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể.

Phương pháp thu thập số liệu

Để đảm bảo tính chính xác của đề tài, các bệnh nhân nằm trong tiêu chuẩn chọn mẫu khi nhập viện đều được hỏi (phỏng vấn), khám lâm sàng bởi nghiên cứu viên và các bác sỹ khoa Nhi Bệnh viện A Thông tin thu được ghi đầy đủ vào phiếu nghiên cứu in sẵn

- Đối với trẻ bệnh: Khai thác tiền sử, bệnh sử, kết hợp với thăm khám lâm sàng, chẩn đoán phân loại bệnh

- Đối với bà mẹ: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn uống bổ sung sắt khi mang thai

Thông tin nhân trắc học gồm tuổi, cân nặng và chiều cao của trẻ được ghi chép vào phiếu điều tra vào thời điểm nghiên cứu.

- Xác định cân nặng: Cân trẻ bằng cân điện tử SECA có độ chính xác 10 gram, đảm bảo được kiểm tra và hiệu chỉnh trước khi sử dụng Trẻ em được cởi toàn bộ quần áo, tã lót và ngồi hoặc nằm đúng tâm của cân Khi cân ổn định, đọc và ghi nhận kết quả với đơn vị là gam, ví dụ: cân nặng 9520 gam.

- Xác định chiều cao: Sử dụng thước gỗ UNICEF với độ chính xác 0,1 cm để đo chiều dài nằm cho trẻ < 25 tháng tuổi và chiều cao đứng cho trẻ

- Kỹ thuật đo chiều dài nằm: Thước được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, ổn định, bằng phẳng (trên mặt bàn hoặc dưới sàn) … Trẻ bỏ giày dép, mũ , và nằm ngửa trên thước, đầu được cố định thẳng, đỉnh đầu chạm vào êke gỗ cố định ở vị trí 0 cm Trục của thân trùng với trục cơ thể Cần hai người, một người đo chính và một người trợ giúp Một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ hướng thẳng lên trần nhà, đỉnh đầu trẻ chạm vào đầu thước chỉ số 0 Người thứ 2 giữ thẳng 2 đầu gối của trẻ thẳng sao cho 2 gót chân chạm nhau (chắc chắn toàn thân trẻ đảm bảo 5 điểm chạm lên bề mặt thước: chẩm, xương bả vai, mông, bắp chân và gót chân), tay kia đẩy đầu chặn của thước di động áp sát vào 2 bàn chân thẳng đứng, vuông góc với mặt thước nhìn vào thước và đọc kết quả Kết quả được ghi với đơn vị là cm và 1 số lẻ sau dấu phẩy, ví dụ: chiều cao 75,3cm

Kỹ thuật đo chiều cao đứng: Đặt thước theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất Trẻ bỏ giày dép, đi chân không, quay lưng vào thước Gót chân, mông, vai, đầu tạo thành một đường thẳng áp sát thước, mắt nhìn thẳng theo đường ngang, hai tay buông thẳng Kéo chặn đầu thước từ trên xuống, khi vuông góc đỉnh đầu thì đọc kết quả.

- Bệnh phẩm được thu thập bằng cách lấy máu xét nghiệm và ghi vào mẫu phiếu xét nghiệm sinh hoá và huyết học riêng cho từng trẻ Tất cả có 1 lần lấy máu vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, mỗi lần 3ml máu tĩnh mạch Các xét nghiệm được thực hiện tại khoa Huyết học và Sinh hóa Bệnh viện A Thái Nguyên

- Kết quả cận lâm sàng được ghi vào phiếu nghiên cứu in sẵn.

Xử lý và phân tích số liệu

Data was entered and analyzed using Statistical Package for Social Sciences (SPSS) software version 20 Anthropometric measurements were analyzed using WHO's Anthro software version 2006 Normality of distribution was assessed for all variables before applying the statistical tests.

Các biện pháp khống chế sai số

Các số liệu nhân trắc: do chính tác giả thực hiện cân, đo từ đầu đến cuối nghiên cứu, bằng một loại cân và thước đo duy nhất, cùng thời điểm buổi sáng (7-10h) Sử dụng các công cụ chuẩn (cân, thước) và sử dụng kỹ thuật chính xác, thực hiện đúng theo thường qui và thống nhất phương pháp điều tra trong tất cả các lần điều tra để tránh sai số do người đo và dụng cụ

Các xét nghiệm sinh hoá và huyết học tuân thủ đúng qui trình lấy mẫu, bảo quản theo quy định

Số liệu của các lần điều tra sẽ được nhập vào máy tính ngay với đầy đủ tên tuổi, mã số, tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật, các thông tin khác, chỉ số sinh hóa và huyết học v.v Việc nhập hàng ngày sẽ giúp cho giảm sai số đến mức tối đa Số liệu được làm sạch trước khi nhập máy tính

Tất cả các đối tượng đều được giải thích về mục đích của nghiên cứu và lợi ích của người tham gia Mẹ của đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu phải tự nguyện đồng ý và ký giấy cam kết tuân thủ các điều kiện trước khi tiến hành điều tra Đối tượng có thể từ chối tham gia nghiên cứu vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình nghiên cứu

Tất cả các dụng cụ để cân, đo được đảm bảo tuyệt đối an toàn không gây tổn thương hay nguy hiểm cho trẻ Phòng cân và đo cho trẻ là phòng kín đảm bảo mát về mùa hè và ấm về mùa đông

Nghiên cứu này ra đời với sứ mệnh cao cả là nâng cao và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, không mang bất kỳ mục đích thương mại hay vụ lợi nào khác Dựa trên những kết quả điều tra và phân tích chuyên sâu, nghiên cứu sẽ cung cấp những hướng dẫn và tư vấn toàn diện về chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với từng đối tượng, giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người.

Các số liệu bệnh tật, hồ sơ của đối tượng được bảo quản kỹ, chỉ chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu được biết và sử dụng cho mục đích nghiên cứu

Kết quả của nghiên cứu này đóng vai trò là nền tảng khoa học để đưa ra các khuyến nghị cho cộng đồng ứng dụng vào các giải pháp điều trị cũng như phục hồi tình trạng thiếu máu do thiếu hụt dinh dưỡng.

Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y đức Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên hương 3

Từ tháng 07/2021 – 07/2022, nghiên cứu đã thu thập được 222 trẻ từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi nhập viện tại khoa Nhi Bệnh viện A đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu, kết quả thu được như sau:

3.1 ặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới

Từ bảng trên cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ (70,7% và 29,3%), gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 6- 24 tháng (78,8%), có sự khác biệt về nhóm tuổi thiếu máu thiếu sắt với p < 0,05

Bảng 3.2 Thông tin chung về trẻ ặc điểm Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%)

Con thứ hai trở lên 143 64,4

Cân nặng lúc sinh < 2500 gram 4 1,8

Tiêm phòng theo lịch tiêm chủng

Tẩy giun định kỳ Có 16 41,0

Không 23 59,0 Địa dư Thành thị 51 23,0

Trẻ là con thứ 2 trở lên chiếm 64,4 %

Tỷ lệ trẻ đẻ đủ tháng và có cân nặng lúc sinh ≥ 2500 gram cao lần lượt là 95,9% và 98,2%

Có 99,1% trẻ được tiêm phòng đầy đủ và tỷ lệ trẻ không được tẩy giun định kỳ chiếm 59%

Trẻ ở khu vực nông thôn cao hơn ở thành thị (77% so với 23%)

Biểu đồ 3.1 Phân bố tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu Nhận xét:

Biểu đồ 3.1 phân bố tình trạng dinh dưỡng của trẻ cho thấy 12,2% trẻ SDD thể thấp còi, 9,9% thể nhẹ cân và 3,6% trẻ gầy còm

Bảng 3.3 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo nhóm tuổi

Với 12,2%, 9,9% và 3,6% lần lượt là tỷ lệ trẻ thấp còi, nhẹ cân và gầy còm, đáng chú ý, nhóm tuổi 6-24 tháng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất (19,9%) Trong đó, trẻ nhẹ cân chiếm 8,6%, thấp còi 8,1%, và gầy còm 3,2%.

Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm Bình thường

Bảng 3.4 Thông tin chung bà mẹ ặc điểm Số lƣợng (n) (Tỷ lệ %)

Nghề nghiệp Cán bộ, viên chức 14 6,3

Bổ sung sắt trong thai kỳ

Tuổi của các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ là 94,1% Trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên là 9,9%, từ phổ thông trung học trở xuống là 90,1%

Mẹ là cán bộ viên chức 6,3%, làm nghề khác (nội trợ, buôn bán, công nhân ) là 93,7% Uống bổ sung sắt trong thai kỳ đầy đủ là 70,7%

3.2 ặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thiếu máu thiếu sắt

Bảng 3.5 Mức độ thiếu máu thiếu sắt theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Mức độ thiếu máu

Thiếu máu mức độ nhẹ và trung bình là chủ yếu, chiếm 99,1% Thiếu máu gặp nhiều ở nhóm tuổi 6-24 tháng (78,8%)

Bảng 3.6 Triệu chứng lâm sàng thiếu máu thiếu sắt theo nhóm tuổi

Niêm mạc nhợt 8(3,6%) 161(72,5%) 32(14,4%) 201(90,5%) Biếng ăn 5(2,3%) 104(46,8%) 25(11,3%) 134(60,4%)

Tóc khô/dễ gãy rụng 1 (0,5%) 9 (3,6%) 2 (0,5 %) 12 (5,4%) Móng tay lõm bẹt, có khía 0 (0%) 2 (0.9%) 1 (0,5%) 3 (1,4%)

Từ kết quả bảng trên cho thấy, biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất ở bệnh nhân TMTS là niêm mạc nhợt (90,5%), biếng ăn (60,4%), da xanh (55,9%), và hay quấy khóc (19,8%) Không gặp trường hợp nào có triệu chứng khó nuốt, mất gai lưỡi và nhịp tim nhanh

Bảng 3.7 Triệu chứng lâm sàng theo mức độ thiếu máu

Mức độ thiếu máu ặc điểm

Tóc khô, dễ gãy rụng 1

Móng tay lõm bẹt, có khía

Triệu chứng niêm mạc nhợt (41%) và biếng ăn(27%) là thường gặp nhất trong thiếu máu mức độ nhẹ Triệu chứng da xanh, niêm mạc nhợt cũng chỉ xuất hiện ở gần một nửa số bệnh nhân.

3.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng

Bảng 3.8 Đặc điểm cận lâm sàng thiếu máu thiếu sắt

Chỉ số Mean Std Max Min

Các chỉ số Hb giảm ít (96,73 ±9,05 g/l); Các chỉ số trung bình MCV, MCH giảm, chỉ số PTC tăng cao Chỉ số Fe giảm rõ rệt

Bảng 3.9 Nồng độ sắt huyết thanh theo nhóm tuổi

Mean (X) (mmol/ l) ộ lệch chuẩn (SD) Max Min

Nồng độ sắt trung bình của nhóm trẻ thiếu sắt

X±SD: 4,36 ± 2,17 (mmol/l) min – max: 9,8 – 0,8 p ( Chi – square ) > 0,05

Nồng độ sắt huyết thanh trung bình là 4,36 ± 2,17 mmol/l Nồng độ sắt thấp nhất ở nhóm trẻ 6 -24 tháng (4,2 ± 2,12 mmol/l) Không có sự khác biệt về nồng độ sắt huyết thanh giữa các nhóm tuổi

Bảng 3.10 Nồng độ sắt huyết thanh theo giới

Mean (mmol/l) ộ lệch chuẩn (SD)

X ± SD: 4,36±2,17 (mmol/l) Min – max: 0,8-9,8 p ( Chi – square ) > 0,05

Nồng độ sắt huyết thanh trung bình của cả 2 giới là 4,36 ± 2,17 Không có sự khác biệt về nồng độ sắt giữa nam và nữ với p > 0,05 y = 0,76x + 93,41 Đồ thị 3.1 Mối tương quan giữa nồng độ Fe huyết thanh và Hb

K T QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ dưới 5 tuổi

Bảng 3.11 Thiếu máu thiếu sắt và tuổi thai

Tổng 108 (48,6% ) 114 (51,4% ) 222 (100% ) p (Chi - square ) > 0,05 Nhận xét:

Thiếu máu thiếu sắt chủ yếu gặp ở trẻ đẻ đủ tháng Không có mối liên quan giữa tuổi thai với mức độ thiếu máu (p > 0,05)

Bảng 3.12 Thiếu máu thiếu sắt và cân nặng khi sinh

Tổng 108 (48,6% ) 114 (51,4% ) 222 (100% ) p (Chi – square ) > 0,05 Nhận xét:

Thiếu máu thiếu sắt gặp chủ yếu ở trẻ có cân nặng lúc đẻ ≥ 2500 gram Không có mối liên quan giữa cân nặng lúc sinh với mức độ thiếu máu

Bảng 3.13.Thiếu máu thiếu sắt và ăn bổ sung sớm trước 6 tháng

Mức độ bệnh Ăn bổ sung sớm

Tổng 108 (48,6% ) 114 (51,4% ) 222 (100% ) p (Chi – square ) > 0,05 Nhận xét:

73,4% trẻ thiếu máu thiếu sắt có ăn bổ sung sớm Không có mối liên quan giữa ăn bổ sung sớm với mức độ thiếu máu

Bảng 3.14.Thiếu máu thiếu sắt và uống bổ sung sắt

Tổng 108 (48,6% ) 114 (51,4% ) 222 (100% ) p (Chi – square ) > 0,05 Nhận xét:

90,1% bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt không được uống bổ sung sắt Không có mối liên quan giữa uống bổ sung sắt và mức độ thiếu máu

Bảng 3.15 Thiếu máu thiếu sắt và tẩy giun định kỳ

Tổng 26 ( 66,7% ) 13 ( 33,3% ) 39 ( 100% ) p (Chi – square ) > 0,05 Nhận xét:

59% bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt không được tẩy giun định kỳ Không có mối liên quan giữa tảy giun định kỳ và mức độ thiếu máu

Bảng 3.16 Thiếu máu thiếu sắt và số thứ tự con trong gia đình

Con thứ 2 trở lên 71 (32% ) 72 (32,4% ) 143 (64,4% ) Con thứ nhất 37 (16,7% ) 42 (18,9% ) 79 (36,6% )

Tổng 108 (48,6% ) 114 (51,4% ) 222 (100% ) p (Chi – square ) > 0,05 Nhận xét:

64,4% bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt là con thứ 2 trở lên Không có mối liên quan giữa thứ tự con với mức độ thiếu máu

Bảng 3.17 Thiếu máu thiếu sắt và địa dư

Mức độ bệnh ịa dƣ

Tổng 108 (48,6% ) 114 (51,4% ) 222 (100% ) p (Chi – square) > 0,05 Nhận xét:

77% bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt sống ở nông thôn Không có mối liên quan giữa nơi trẻ sống với mức độ thiếu máu thiếu sắt

Bảng 3.18 Mức độ thiếu máu thiếu sắt và nhóm tuổi mẹ

Ngoài độ tuổi sinh đẻ

< 20 tuổi và > 35 tuổi) 4 (1,8%) 9 (4,1%) 13 (5,9%) Trong độ tuổi sinh đẻ

Tổng 108 (48,6%) 114 (51,4%) 222 (100%) p (Chi – square ) > 0,05 Nhận xét:

94,1% bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt là con của các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ Không có mối liên quan giữa tuổi của mẹ với mức độ thiếu máu thiếu sắt của con

Bảng 3.19 Thiếu máu thiếu sắt và trình độ học vấn của mẹ

Tổng 108 (48,6% ) 114 (51,4% ) 222 (100% ) p (Chi – square ) > 0,05 Nhận xét:

Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt ở bà mẹ có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông cao đáng kể (90,1%) Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn của bà mẹ không có liên quan đến mức độ thiếu máu của trẻ.

Bảng 3.20 Thiếu máu thiếu sắt và nghề nghiệp của mẹ

Tổng 108 (48,6% ) 114 (51,4% ) 222 (100 % ) p (Chi – square ) > 0,05 Nhận xét:

93,7 % bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt mẹ làm nghề công nhân, nông dân, buôn bán, tự do Không có mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với mức độ thiếu máu thiếu sắt của con

Bảng 3.21 Thiếu máu thiếu sắt và bổ sung sắt khi mang thai

Uống đầy đủ 81 (36,5%) 76 (34,2%) 157 (70,7%) Không đầy đủ 27 (12,2%) 38 (17,1%) 65 (29,3%)

Tổng 108 (48,7%) 114 (51,3%) 222 (100%) p (Chi – square ) > 0,05 Nhận xét:

70,7% bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt có mẹ được uống bổ sung sắt đầy đủ trong thời gian mang thai Không có mối liên quan giữa bổ sung sắt cho mẹ trong thời gian mang thai với mức độ thiếu máu thiếu sắt ở con.

BÀN LUẬN

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt

4.2.1 Sinh non, cân nặng thấp

Mặc dù tỷ lệ trẻ sinh non, nhẹ cân trong nghiên cứu này không cao (4,1% và 1,8%), nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa trẻ sinh non, nhẹ cân và nguy cơ thiếu máu thiếu sắt Nghiên cứu của Đinh Kim Điệp cho thấy trẻ đẻ non, nhẹ cân có nguy cơ thiếu máu cao gấp 2,4 lần so với trẻ sinh đủ tháng.

4.2.2 Số thứ tự con trong gia đình

Nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ là con thứ 2 trở lên chiếm 64,4% Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đó như Phạm Thị Thu Cúc, Muchine và cộng sự, Ngnie-Teta.

[54] Gia đình đông con dẫn đến áp lực về kinh tế, sinh con đông sẽ là gánh nặng thêm cho đời sống kinh tế do họ chỉ sinh con, nuôi con nên không có thời gian làm kinh tế và không có điều kiện chăm sóc tốt cho con, trẻ không được ăn đầy đủ về chất lượng và số lượng Do đó cần tăng cường công tác truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình theo nội dung, hình thức phù hợp với từng địa phương, nhất là các gia đình trẻ sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… Qua đó giúp trẻ em được phát triển toàn diện về sức khỏe nói chung cũng như phòng chống thiếu máu nói riêng

4.2.3 Ăn bổ sung sớm trước 6 tháng tuổi

Từ kết quả bảng 3.13 cho thấy trẻ thiếu máu thiếu sắt có ăn bổ sung sớm trước 6 tháng tuối chiếm tỷ lệ là 73,4% Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Đinh Kim Điệp trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi có nguy cơ thiếu máu gấp 2,94 lần trẻ ăn bổ sung sau 4 tháng tuổi [5] Theo WHO và UNICEF khuyến nghị cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và cho trẻ ăn thức ăn bổ sung (dạng rắn) đầy đủ dinh dưỡng và an toàn khi trẻ được 6 tháng cùng với việc tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi trở lên Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng có nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh và bà mẹ Đứng đầu trong số này là bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường tiêu hóa, không chỉ được quan sát thấy ở các nước đang phát triển mà còn cả các nước phát triển Cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng 01 giờ sau khi sinh có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi mắc các bệnh nhiễm trùng và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh Nguy cơ tử vong do tiêu chảy và các bệnh nhiễm trùng khác có thể tăng lên ở trẻ bú mẹ một phần hoặc hoàn toàn không bú mẹ Sữa mẹ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ từ 6–23 tháng tuổi Nó có thể cung cấp một nửa hoặc nhiều hơn nhu cầu năng lượng của trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 12 tháng và một phần ba nhu cầu năng lượng từ 12 đến 24 tháng Sữa mẹ cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng trong thời gian bị bệnh, và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em bị suy dinh dưỡng Việc cho trẻ ăn bổ sung sớm như sữa bò làm cản trở quá trình hấp thu sắt trong sữa mẹ vì sữa bò có dư đạm và khoáng chất, đặc biệt là canxi và hầu hết các men tiêu hóa đều không đủ ở lứa tuổi này Ngoài ra, việc bắt đầu cho ăn bổ sung sớm dễ tiếp xúc với mầm bệnh vi sinh vật dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh tiêu chảy, do đó kém hấp thu

4.2.4 Uống bổ sung sắt ở con

Nguyên nhân của thiếu máu do thiếu sắt thay đổi theo giai đoạn cuộc đời Trong vài tháng đầu đời, lượng sắt cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu được lấy từ các kho dự trữ của bào thai, và từ sữa mẹ Sau khi các kho dự trữ cạn kiệt khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi, nhu cầu phát triển về sắt tăng lên ngoài lượng có sẵn từ sữa mẹ, dẫn đến nhu cầu về sắt từ thức ăn bổ sung và thực phẩm bổ sung Trẻ sinh ra từ những bà mẹ thiếu máu hoặc thiếu sắt, trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân bắt đầu cuộc sống với lượng dự trữ sắt thấp hơn và có nguy cơ thiếu sắt cao hơn Tạo hồng cầu nhanh, chế độ ăn uống không đủ chất, sinh khả dụng hạn chế và giảm hấp thu góp phần làm tăng nguy cơ thiếu sắt trong thời kỳ sơ sinh và thời thơ ấu Trẻ em trong độ tuổi đi học ăn quá nhiều tinh bột không được bổ sung sắt có nguy cơ thiếu sắt cao hơn do hàm lượng sắt và sinh khả dụng thấp Sắt không hem, dạng có nguồn gốc từ thực vật, có sinh khả dụng thấp hơn và nhạy cảm hơn với các chất ức chế (ví dụ như axit phytic, tannin) hấp thu sắt khi so sánh với sắt hem, dạng có nguồn gốc từ động vật Kết quả từ bảng 3.20 cho thấy có 90,1% trẻ không được uống bổ sung sắt Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Đinh Kim Điệp cho thấy trẻ không uống bổ sung sắt có nguy cơ thiếu máu gấp 2,87 lần [5] Một nghiên cứu tổng hợp của De-Regil và cộng sự thấy rằng trẻ được bổ sung sắt ít có nguy cơ bị thiếu máu [26] Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung thêm các biện pháp can thiệp như tuyên truyền nâng cao giáo dục sức khỏe, ngoài việc cho trẻ uống bổ sung sắt thì chế độ ăn cũng rất quan trọng Chế độ ăn đa dạng, có nguồn gốc từ động vật, nhiều rau xanh, vitamin C giúp tăng hấp thụ sắt

Nhiễm ký sinh trùng là bệnh lý phổ biến thường gặp ở quốc gia có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới do các loại giun, sán, bọ chét, chí, ve, rận… sống ký sinh ở người thông qua các đường lây nhiễm như lây qua đất, qua da, đường tiêu hóa, từ động vật sang người… Khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người, chúng hút máu hoặc chất dinh dưỡng của con người để sinh sôi, phát triển, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể như suy dinh dưỡng, thiếu máu… nếu không phát hiện, điều trị kịp thời

Việt Nam là một nước thuộc vùng nhiệt đới, có điều kiện khí hậu và tập quán sinh hoạt thuận lợi cho sự phát triển của ký sinh trùng như nhiễm giun, sán, sốt rét,…Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy có 59% trẻ thiếu máu thiếu sắt không được tẩy giun định kỳ Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thu Cúc tại Bệnh viện Nhi Trung ương [4] Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tiến tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk cũng cho thấy nhiễm ký sinh trùng đường ruột liên quan đến thiếu máu thiếu sắt

[11] Nghiên cứu của Belachew và cộng sự thấy rằng trẻ không được tẩy giun định kỳ có nguy cơ thiếu máu gấp 2,34 lần so với nhóm trẻ được tẩy giun định kỳ Nghiên cứu của Bauleni và cộng sự cũng cho thấy mối liên quan giữa thiếu máu và tẩy giun định kỳ [19]

4.2.6 Bổ sung sắt trong thai kỳ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở những bà mẹ uống bổ sung viên sắt đầy đủ có tỷ lệ bị thiếu máu mức độ trung bình/ nặng ít hơn so với nhóm bà mẹ không uống bổ sung viên sắt đầy đủ (34,2% so với 17,1%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Pabey và cộng sự trẻ có mẹ được bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai có nguy cơ bị thiếu máu cao gấp 7,64 lần so với nhóm trẻ mẹ không bổ sung uống viên sắt đầy đủ

[56] Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Cúc (2018) tại Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ ra bà mẹ không được bổ sung sắt đầy đủ trẻ có nguy cơ TMTS cao gấp 2 lần so với trẻ có bà mẹ bổ sung sắt đầy đủ [4] Theo khuyến nghị của

Tổ chức Y tế Thế giới, nhiều quốc gia có chương trình bổ sung sắt hằng ngày khi mang thai Tuy nhiên, lợi ích và rủi ro lâm sàng của việc làm này còn chưa rõ ràng [31] Hai nghiên cứu tổng hợp công bố trên thư viện Cochrane cho thấy nồng độ hemoglobin của mẹ cải thiện khi bổ sung sắt trước sinh, nhưng không chứng minh được lợi ích có ý nghĩa thống kê của bổ sung sắt hàng ngày trong lâm sàng cho mẹ hoặc trẻ sơ sinh (ví dụ như nhẹ cân, sinh non, nhiễm trùng, xuất huyết sau sinh) [58] Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, bổ sung sắt không đầy đủ trong thai kỳ không liên quan đến TMSS ở trẻ

Các nghiên cứu về thiếu máu thiếu sắt trước đây cho thấy yếu tố địa dư có liên quan đến thiếu máu thiếu sắt Từ kết quả tại bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ trẻ thiếu máu thiêu sắt sống ở nông thôn là 77% Nghiên cứu của Nguyễn Văn

Tư tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên [13]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng cũng thấy rằng trẻ em ở khu cực nông thôn có nguy cơ thiếu máu cao hơn ở khu vực thành phố [12] Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Cúc tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy đa số trẻ được cha mẹ đến khám dinh dưỡng sống ở khu vực nội thành [4] Nghiên cứu của Nambiema và cộng sự cho thấy trẻ em ở khu vực nông thôn có nhiều khả năng bị thiếu máu hơn ở khu vực thành thị (OR=0,66, 95%CI 0,53–0,82) [53] Nghiên cứu của Dwumoh cũng cho kết quả tương tự (OR 0,53, 95%CI = 0,46–0,65) [27] Như vậy, trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đang đối diện với những khó khăn: Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền làm tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế khu vực này thiếu và chưa đồng bộ, số cán bộ có trình độ chuyên sâu, nhất là cán bộ người địa phương thiếu trầm trọng, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế gặp nhiều bất cập Công tác chăm sóc, khám bệnh vẫn còn những khoảng cách, đòi hỏi phải có giải pháp can thiệp cụ thể để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em

4.2.8 Tuổi của mẹ khi mang thai

Tuổi của mẹ khi sinh cũng là yếu tố được quan tâm trong các nghiên cứu về thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em Tuổi của bà mẹ có liên quan đến việc hoàn thiện hay suy giảm chức năng của cơ quan sinh sản Các bà mẹ quá trẻ (

Ở độ tuổi >35, nguy cơ sinh con dị dạng cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể cao do chức năng sinh sản đã suy giảm Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tuổi của bà mẹ không liên quan đến mức độ thiếu máu ở trẻ Tương tự như một số nghiên cứu khác, nhóm tuổi 35 có tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh cao hơn đáng kể.

Ngày đăng: 01/06/2024, 14:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Mức độ thiếu máu [73] - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 1.1. Mức độ thiếu máu [73] (Trang 14)
Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo phân tử Hb [50] - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo phân tử Hb [50] (Trang 15)
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo HEM [50] - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo HEM [50] (Trang 16)
Bảng 1.2. Nhu cầu sắt khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam (mg/ngày) [15] - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 1.2. Nhu cầu sắt khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam (mg/ngày) [15] (Trang 17)
Bảng 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt trong cơ thể [8] - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt trong cơ thể [8] (Trang 19)
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới (Trang 41)
Bảng 3.2. Thông tin chung về trẻ - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.2. Thông tin chung về trẻ (Trang 42)
Bảng 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo nhóm tuổi - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo nhóm tuổi (Trang 43)
Bảng 3.4. Thông tin chung bà mẹ - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.4. Thông tin chung bà mẹ (Trang 44)
Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng theo mức độ thiếu máu - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng theo mức độ thiếu máu (Trang 46)
Bảng 3.8. Đặc điểm cận lâm sàng thiếu máu thiếu sắt - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.8. Đặc điểm cận lâm sàng thiếu máu thiếu sắt (Trang 47)
Đồ thị 3.1. Mối tương quan giữa nồng độ Fe huyết thanh và Hb - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
th ị 3.1. Mối tương quan giữa nồng độ Fe huyết thanh và Hb (Trang 48)
Bảng 3.10. Nồng độ sắt huyết thanh theo giới - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.10. Nồng độ sắt huyết thanh theo giới (Trang 48)
Đồ thị 3.2. Mối tương quan giữa nồng độ Fe huyết thanh và MCV - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
th ị 3.2. Mối tương quan giữa nồng độ Fe huyết thanh và MCV (Trang 49)
Đồ thị 3.3. Mối tương quan giữa nồng độ Fe huyết thanh và MCH - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
th ị 3.3. Mối tương quan giữa nồng độ Fe huyết thanh và MCH (Trang 49)
Đồ thị 3.4. Mối tương quan giữa nồng độ Ferritin và mức giảm Hb  Nhận xét: - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
th ị 3.4. Mối tương quan giữa nồng độ Ferritin và mức giảm Hb Nhận xét: (Trang 50)
Đồ thị 3.5. Mối tương quan giữa nồng độ Ferritin và mức giảm MCV  Nhận xét: - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
th ị 3.5. Mối tương quan giữa nồng độ Ferritin và mức giảm MCV Nhận xét: (Trang 50)
Đồ thị 3.6. Mối tương quan giữa nồng độ Ferritin và mức giảm MCH  Nhận xét: - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
th ị 3.6. Mối tương quan giữa nồng độ Ferritin và mức giảm MCH Nhận xét: (Trang 51)
Bảng 3.11. Thiếu máu thiếu sắt và tuổi thai - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.11. Thiếu máu thiếu sắt và tuổi thai (Trang 51)
Bảng 3.12. Thiếu máu thiếu sắt và cân nặng khi sinh - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.12. Thiếu máu thiếu sắt và cân nặng khi sinh (Trang 52)
Bảng 3.13.Thiếu máu thiếu sắt và ăn bổ sung sớm trước 6 tháng - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.13. Thiếu máu thiếu sắt và ăn bổ sung sớm trước 6 tháng (Trang 52)
Bảng 3.14.Thiếu máu thiếu sắt và uống bổ sung sắt - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.14. Thiếu máu thiếu sắt và uống bổ sung sắt (Trang 53)
Bảng 3.16. Thiếu máu thiếu sắt và số thứ tự con trong gia đình - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.16. Thiếu máu thiếu sắt và số thứ tự con trong gia đình (Trang 54)
Bảng 3.18. Mức độ thiếu máu thiếu sắt và nhóm tuổi mẹ - đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại bệnh viện a thái nguyên
Bảng 3.18. Mức độ thiếu máu thiếu sắt và nhóm tuổi mẹ (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN