Biểu Mẫu - Văn Bản - Khoa học xã hội - Điện - Điện tử - Viễn thông 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT I DÙNG CHO HỆ CĐ NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC HỌ TÊN GV: Th. sĩ NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN TỔ : GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHOA : SƯ PHẠM TỰ NHIÊN QUẢNG NGÃI - 2013 2 LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ tốt cho việc học tập và thi kết thúc học phần Tiếng Việt I của các sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ CĐ và TCCN, hệ chính quy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu “Bài giảng Tiếng Việt I – ở Tiểu học”. Để biên sọan tài liệu này, chúng tôi đã dựa vào nội dung chương trình của Bộ và các giáo trình “Tiếng Việt” ở tiểu học dành cho sinh viên hệ CĐ, THSP của Bộ GDĐT cùng các giáo trình khác được lưu hành trong cả nước. Đặc biệt, trong lần tái bản này, chúng tôi có bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong tài liệu cho phù hợp với chương trình đào tạo tín chỉ mới và nội dung các giáo trình mới biên soạn. Nội dung cơ bản của tài liệu này gồm ba phần chính: a. Hướng dẫn sinh viên học tập; b. Hệ thống câu hỏi, đánh giá, và bài tập thuộc phần kiến thức cơ bản của từng chương, từng phần. c. Những thông tin cơ bản về kiến thức tiếng Việt giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt và vận dụng trong quá trình thực hành. Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu “Bài giảng môn Tiếng Việt I – ở Tiểu học ” sẽ có tác dụng tốt đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ chính quy, và mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc gần xa. GV. Th.sĩ Nguyễn Thị Hồng Liên 3 HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT 1 PHẦN THỨ I: GIỚI THIỆU HỌC PHẦN Học phần “Tiếng Việt 1” được biên soạn theo “Chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu trình độ đại học và cao đẳng” ban hành theo Quyết định số 392006QĐ- BGDĐT ngày 2102006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 627QĐ- ĐHPVĐ ngày 1092012 của Hiệu trưởng Trường ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG. Chương trình học phần gồm ba phần: Phần thứ nhất: Dẫn luận ngôn ngữ học (15 tiết): có các chương Chương I. Đại cương về ngôn ngữ, ngôn ngữ học (2 tiết) Chương II. Bản chất, chức năng, nguồn gốc của ngôn ngữ (6 tiết) Chương III. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu (3 tiết) Chương IV. Phân loại ngôn ngữ (3tiết) Chương V. Chữ viết (1 tiết) Phần thứ hai. Ngữ âm tiếng Việt hiện đại (15 tiết) : gồm các chương Chương I. Đại cương về ngữ âm học (6 tiết) Chương II. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt (9 tiết) Phần thứ ba. Từ vựng tiếng Việt (15 tiết) : gồm các chương Chương I. Đại cương từ vựng và từ vựng học (2 tiết) Chương II. Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt (5 tiết) Chương III. Nghĩa của từ tiếng Việt (5 tiết) Chương IV. Các lớp từ vựng tiếng Việt (3 tiết) PHẦN THỨ II: MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên - Nh ững tri thức lí thuyết cơ bản nhất về dẫn luận ngôn ngữ học, ngữ âm học tiếng Việt hiện đại và từ vựng học tiếng Việt. 4 - Tri thức và kĩ năng nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ nói chung và về tiếng Việt nói riêng. 2. Kỹ năng: Tiếp tục hoàn thiện việc sử dụng công cụ tiếng Việt bao gồm các kĩ năng nói – viết nhằm đáp ứng yêu cầu giao tiếp và dạy học của người giáo viên tiểu học. cụ thể: rèn kĩ năng phát âm chuẩn, phát triển năng lực ngôn ngữ, làm cơ sở tốt cho việc giảng dạy ở các lớp tiểu học. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm, lòng yêu quý tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. PHẦN THỨ III: KẾ HOẠCH DẠY HỌC Học phần Tiếng Việt 1 1. Số tín chỉ: 3 2. Trình độ sinh viên: Năm nhất hệ cao đẳng Giáo dục Tiểu học 3. Phân bố thời gian - Lý thuyết (15 tiếttín chỉ): 45 tiết - Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết 4. Nhiệm vụ của sinh viên: - Dự lớp. Thực hiện các hoạt động dạy – học trên lớp. - Tự nghiên cứu làm bài tập và báo cáo kết quả tự nghiên cứu làm bài tập. 5. Tiêu chí đánh giá sinh viên: 5.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20 hoặc……….. điểm - Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận) - Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhântuần; bài tập nhómtháng; bài tập cá nhânhọc kỳ,…) 5.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ: 20 hoặc……….. điểm 5.3. Thi cuối kỳ: thi viết 60 hoặc……….. điểm PHẦN THỨ IV: NỘI DUNG HỌC PHẦN 5 PHẦN I DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Sinh viên đọc tài liệu tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau: 1. Những vấn đề chung - Phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, nắm vững khái niệm ngôn ngữ. - Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ và ứng dụng của ngôn ngữ học, đặc biệt là những ứng dụng của ngôn ngữ học trong việc dạy và học tiếng mẹ đẻ. - Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề đại cương về ngôn ngữ học và ngôn ngữ học trong việc dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng. 2. Bản chất của ngôn ngữ - Nhận thức đúng và phân tích, lý giải bản chất xã hội của ngôn ngữ. - Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. - Ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu. Khác với các hệ thống tín hiệu thông thường, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Tính chất đặc biệt của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở tính võ đoán, tính hình tuyến, tính phức tạp, nhiều tầng bậc, tính đa trị và tính năng sản. 3. Chức năng của ngôn ngữ - Nắm vững chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. - Nắm vững chức năng tư duy của ngôn ngữ. 4. Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ - Nắm vững các khái niệm hệ thống và kết cấu. Ngôn ngữ cũng là một hệ thống – kết cấu. - Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ thể hiện trước hết ở sự tồn tại các đơn vị đồng loại và khác loại. - Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ còn thể hiện ở các mối quan hệ tồn tại giữa các đơn vị trong cùng một cấp độ hoặc giữa các cấp độ, đặc biệt là những mối quan hệ chung nhất, bao trùm lên toàn bộ hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ: quan hệ liên tưởng, quan hệ ngữ đoạn và quan hệ tôn ti. 5. Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ 6 - Nắm vững nội dung cơ bản của một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ: thuyết tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết ngôn ngữ cử chỉ và thuyết khế ước xã hội. - Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ngôn ngữ. 6. Về nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt và chữ quốc ngữ - Về nguồn gốc tiếng Việt, cần nắm vững nội dung của việc phân loại các ngôn ngữ theo nguồn gốc và phương pháp so sánh – lịch sử. - Nắm vững quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ phong kiến, thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. - Nắm vững sự hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ? Đặc điểm của chữ quốc ngữ, những ưu điểm và hạn chế của nó? - Nắm vững những nội dung cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giữ gìn và phát triển tiếng Việt hiện nay (nhất là vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt). 7. Phân loại các ngôn ngữ Sinh viên cần nắm vững hai phương pháp phân loại các ngôn ngữ. - Phân loại theo nguồn gốc là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – lịch sử. - Phân loại theo loại hình là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – loại hình. B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ Câu 1: Phân tích sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói. Câu 2: Một số người đã nêu ra những bằng chứng để chứng minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên (như đồng nhất ngôn ngữ với cơ thể sinh vật, với bản năng sinh vật của con người, với những nét đặc trưng về chủng tộc và với tiếng kêu của loài vật) có đúng không? Câu 3: Chứng minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng cá nhân. Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt? Câu 4: Phân tích và chứng minh rằng ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp. Vì sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và ưu việt nhất của con người? Câu 5: Phân tích chức năng tư duy của ngôn ngữ. Giải thích và chứng minh câu nói của 7 Mác:“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”? Câu 6: Trình bày nội dung một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ. Trình bày quan điểm của Ăng ghen về nguồn gốc của ngôn ngữ. Câu 7: Hãy phân tích và chứng minh: sự phát triển không đồng đều giữa các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ? Câu 8: Tóm tắt quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ: thời kỳ phong kiến, thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Câu 9: Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc? Phân tích nội dung, vai trò và tác dụng của hai quan hệ - quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng trong hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ. Câu 10: Hãy phân tích và chứng minh ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu? Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt? C. THÔNG TIN PHẢN HỒI Phần I: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÔN NGỮ, NGÔN NGỮ HỌC 1. Khái niệm ngôn ngữ 1.1 Khái niệm ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu và những quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Những đơn vị ngôn ngữ và quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy quy ước và được phản ánh trong ý thức của họ. 1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói Ngôn ngữ và lời nói có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngôn ngữ được thực hiện hóa trong lời nói và lời nói chính là ngôn ngữ đang hoạt động. Lời nói vừa mang tính cá nhân của người sử dụng vừa mang tính xã hội của cộng đồng ngôn ngữ. 2. Khái niệm ngôn ngữ học 2.1. Ngôn ngữ học là gì : Ngôn Ngữ học là một khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. 2.2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học - Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học : Ngôn ngữ chính là đối tượng nghiên cứu và học tập của ngôn ngữ học. Nhưng ngôn ngữ có thể tồn tại ở hai trạng thái : trạng thái tĩnh 8 và trạng thái động. Nên đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ ở cả hai trạng thái này. + Ở trạng thái tĩnh, ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các yếu tố (các đơn vị) ngôn ngữ và các quan hệ cùng các quy tắc kết hợp các yếu tố. Trạng thái tĩnh chính là trạng thái tồn tại của ngôn ngữ trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người. + Ở trạng thái động của ngôn ngữ chính là trạng thái khi ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động hành chức, thực hiện trước hết chức năng giao tiếp (nói, viết, nghe, đọc). Ở trạng thái này, nó tồn tại trong các sản phẩm như các cụm từ, các câu, các lời, các đoạn, các bài cụ thể… Những sản phẩm này được gọi chung là lời nói. Vậy lời nói chính là sản phẩm ngôn ngữ được tạo ra bởi một các nhân trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Lời nói mang những đặc điểm : cá nhận, địa phương, nghề nghiệp hay phạm vi xã hội, đặc điểm về phong cách thể loại. - Nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học : + Phải miêu tả và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ : xác định nguồn gốc và họ hàng của ngôn ngữ. + Phải tìm ra những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn ngữ, rút ra những quy luật khái quát có thể giải thích tất cả các hiện tượng đặc biệt. + Nghiên cứu những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn ngữ. + Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội, những ứng dụng của ngôn ngữ trong xã hội. Nhiệm vụ đa dạng và phức tạp trên đây của ngôn ngữ học sẽ được thực hiện trong các ngành, các bộ môn ngôn ngữ học khác nhau. 2.3. Các phân ngành và phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ. a) Các phân ngành trong ngôn ngữ học : Trong khi nghiên cứu về ngôn ngữ, ngôn ngữ học tách ra các bộ phận, các bình diện khác nhau để khảo sát và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu riêng của từng chuyên ngành trong ngôn ngữ học. a.1. Ngữ âm học : Là chuyên ngành nghiên cứu thành phần ngữ âm của một ngôn ngữ. Đó là các yếu tố ngữ âm, các quy tắc kết hợp chúng và hệ thống chữ viết của ngôn ngữ. 9 a.2. Từ vựng học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu về thành phần từ vựng của ngôn ngữ về các phương diện : đặc điểm cấu tạo của các lớp từ theo nguồn gốc, phạm vi sử dụng, bình diện ngữ nghĩa. a.3. Ngữ pháp học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu về cú pháp học và từ pháp học. Cụ thể, nghiên cứu các quy tắc cấu tạo và biến đổi từ, cấu tạo cụm từ và cấu tạo câu, cùng những quy luật kết hợp của của các đơn vị ấy tạo thành ngữ pháp của một ngôn ngữ. a.4. Ngữ pháp văn bản : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu các hệ thống, phương thức và phương tiện liên kết văn bản, cấu trúc văn bản, đặc điểm của các tiểu loại văn bản. a.5. Phong cách học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu những nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt những hiệu quả mong muốn trong những điều kiện giao tiếp nhất định. a.6. Phương ngữ học : Là chuyên ngành nghiên cứu về những đặc điểm của ngôn ngữ ở một địa phương, một vùng dân cư nào đó. a.7. Ngôn ngữ học lịch sử (ngôn ngữ học lịch đại): Là chuyên ngành nghiên cứu ngôn ngữ trong sự phát triển lịch sử của nó hoặc nghiên cứu ngôn ngữ ở một thời điểm nào đó trong lịch sử, (tương ứng với các cấp độ ngôn ngữ có ngữ âm học lịch sử, từ vựng học lịch sử). a.8. Ngôn ngữ học miêu tả (Ngôn ngữ học đồng đại) : Là chuyên ngành nghiên cứu ngôn ngữ trong trạng thái hiện nay (tương ứng với các chuyên ngành : ngữ âm học miêu tả, từ vựng học miêu tả…) a.9. Ngôn ngữ học đại cương : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu những vấn đề chung của ngôn ngữ loài người gắn liền với bản chất, nguồn gốc, quá trình phát triển cùng chức năng của nó và các mối tương quan giữa các ngôn ngữ. b) Một số phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học: Việc nghiên cứu và học tập ở các ngành khoa học đều cần đến phương pháp. Phương pháp chính là con đường nhận thức và lý giải các hiện tượng được đề cập đến trong một ngành khoa học nào đó. Có những phương pháp chung cho nhiều ngahnf khoa học, nhưng cũng có những phương pháp riêng cho từng ngành để vận dụng cho phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng những yêu cầu, mục đích của hoạt động nghiên cứu. Sau đây là một số phương pháp thường dùng trong ngôn ngữ học : b.1. Phương pháp miêu tả : Phương pháp này đòi hỏi phải hiểu, phân tích và lý giải các 10 hiện tượng ngôn ngữ. Nó đòi hỏi việc xác định tỉ mỉ và chính xác các đơn vị ngôn ngữ cả về mặt hình thức và nghĩa. Thực ra đó chính là việc phân tích, hệ thống hóa các yếu tố ngôn ngữ và bộ phận trong cấu trúc của một ngôn ngữ đang còn được sử dụng (sinh ngữ). Ví dụ : miêu tả đặc tính cấu âm và âm học của một âm vị t trong tiếng việt là một phụ âm tắc, vô thanh, không bật hơi, phụ âm đầu lưỡi – răng không vang, âm cao, thăng và không ngắt. Có khả năng kết hợp với tất cả các nguyên âm và âm đệm. b.2. Phương pháp lịch sử : Có nhiệm vụ nghiên cứu sự phát triển lịch sử và các quy luật phát triển của ngôn ngữ trong lịch sử. Tức là, nhận thức được sự phát triển về ngữ âm, cú pháp và các phương diện khác trong cấu trúc của một ngôn ngữ cụ thể nào đó. Ví dụ : nghiên cứu sự phát triển của lịch sử tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học phát hiện ra : nhiều hư từ trong tiếng Việt ngày nay là kết quả của quá trình hư từ hóa thực từ. Chẳng hạn ; từ «của» chỉ quan hệ sở hữu là do danh từ «của» (tài sản) chuyển hóa thành. Từ «rằng» hư từ dùng sau nhóm động từ chỉ chỉ sự nói năng là do từ « rằng » động từ chỉ hoạt động «nói» biến thành… Nghiên cứu theo phương pháp này đòi hỏi phải so sánh, đối chiếu các yếu tố ngôn ngữ trong trạng thái hiện nay với các yếu tố tương ứng trong lịch sử qua các vết tích còn lại ở các văn bản cổ, ở các phương ngữ, hoặc các thành ngữ, tục ngữ… b.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh : Nh iệm vụ chủ yếu là phát hiện ra sự giống nhau và khác nhau trong cấu trúc của hai hay một vài ngôn ngữ nào đó. Sự so sánh, đối chiếu bao gồm các yếu tố cụ thể và cả các bộ phận toàn vẹn của cấu trúc ngôn ngữ. Ví dụ : So sánh, đối chiếu âm tiếng Việt với các ngôn ngữ châu Âu, ta thấy trong cả hai loại hình ngôn ngữ, âm tiết đều là đơn vị ngữ âm do các âm vị tạo thành, nhưng âm tiết tiếng Việt có ranh giới rõ rệt, có cấu trúc chặt chẽ, luôn mang thanh điệu và thường trùng với hình vị (đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa). b.4. Phương pháp cấu trúc – hệ thống : Nhiệm vụ chủ yếu của phương pháp này là nhận thức ngôn ngữ như một cấu trúc hành chức toàn vẹn mà các yếu tố và các bộ phận của nó gắn bó và liên kết với nhau bằng một hệ thống các quan hệ chặt chẽ. Phương pháp này đòi hỏi việc nghiên cứu phải đặt các yếu tố ngôn ngữ vào những mối tương quan hệ thống – cấu trúc của chúng. Ví dụ : muốn xác định đúng các thành phần ngữ nghĩa trong nội dung ý nghĩa của từ « cao » (với nghĩa gốc) trong tiếng Việt, cần đặt từ này trong hệ thống các 11 từ chỉ đặc điểm kích thước (cao, thấp, dài ngắn, nông, sâu, rộng, hẹp…) từ đó thấy rằng các từ này có những nét nghĩa giống nhau, bên cạnh các nét nghĩa khác nhau như sau : - Cao (và thấp) : (1) chỉ đặc điểm kích thước, (2) xét theo chiều thẳng đứng, (3) theo hướng từ dưới lên trên, (4) có kích thước lớn (cao) hoặc nhỏ (thấp). - Nông (và sâu) : giống « cao » và « thấp » ở hai nét nghĩa đầu, khác ở nét nghĩa (3) : theo hướng từ trên xuống dưới, còn nét nghĩa (4) thì có kích thước lớn là «sâu», nhỏ là «nông». b.5. Phương pháp thống kê – số lượng : Hướng đến việc xác định các đặc tính về mặt lượng của các yếu tố ngôn ngữ. Ví dụ : để lập được các từ điển tần số cần có sự thống kê tần số xuất hiện của các từ trong các lời nói và các văn bản khác nhau, xác định được tần số cao hay thấp của các từ cụ thể. Chọn ra khoảng 1000 từ có tần số sử dụng cao nhất, lập thành một từ điển tần số. Loại từ điển này có tác dụng tích cực trong việc dạy ngoại ngữ, hoặc biên soạn sách giáo khoa dạy tiếng cho học sinh bản ngữ. 3. Ý nghĩa của việc nhận thức vấn đề ngôn ngữ - ngôn ngữ học và môn tiếng Việt trong nhà trường 3.1. Ý nghĩa của việc nhận thức vấn đề ngôn ngữ - ngôn ngữ học Trên thế giới có nhiều dân tộc khác nhau , thuộc nhiều quốc gia khác nhau, cư trú tại các vùng địa lý khác nhau, có phong tục tập quán khác nhau… nhưng đâu đâu, trong cuộc sống hàng ngày con người cũng thường xuyên dùng đến ngôn ngữ. Nhu cầu đó chẳng khác gì những nhu cầu thiết yếu khác của con người như thức ăn, nước uống, khí trời…Có thể nói trong cuộc sống của con người không thể thiếu ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ, không thể có xã hội loài người : con người không thể hình thành tổ chức xã hội được. Thiếu ngôn ngữ, xã hội loài người cũng không thể tồn tại và phát triển được. Cho nên : ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống xã hội. Lê- nin đã chỉ ra bản chất xã hội của ngôn ngữ «Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người». Vì thế, ngôn ngữ học chiếm một vị trí xứng đáng trong nhà trường từ cấp tiểu học đến cấp đại học. Trong trường học của ta hiện nay kiến thức về ngôn ngữ học được dạy qua môn tiếng Việt – môn học về tiếng mẹ đẻ - và sau đó ở môn học ngoại ngữ. 3.2. Môn học tiếng Việt trong nhà trường hướng vào những mục tiêu sau : a) Cung cấp những kiến thức về tiếng Việt và về ngôn ngữ nói chung cho học sinh. 12 Những tri thức này được đề cập ở tất cả các cấp độ của ngôn ngữ, tất cả các loại đơn vị ngôn ngữ, và phần nào cả quá trình phát triển lịch sử và tương quan (họ hàng, loại hình) của tiếng Việt. Và cả những mối quan hệ ngôn ngữ trong hoạt động hành chức cùng những sự biến đổi và chuyển hóa khi thực hiện chức năng giao tiếp. b) Học tiếng Việt không thể dừng lại ở những hiểu biết về nó, mà điều quan trọng nữa là để sử dụng nó ngày một thành thạo, đạt hiệu quả cao. Những hiểu biết về tiếng Việt là cơ sở cho việc sử dụng. Cho nên môn tiếng Việt trong nhà trường phải phối hợp giữa việc cung cấp kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng : kĩ năng sản sinh văn bản (nói, viết), kĩ năng lĩnh hội văn bản (nghe, đọc) . mục tiêu này đã gắn môn tiếng Việt với một chức năng quan trọng của ngôn ngữ : chức năng giao tiếp. Vì thế môn tiếng Việt chính là môn học nhằm rèn luyện và nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt - một phương tiện học tậ...
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
BÀI GIẢNG
TIẾNG VIỆT I
DÙNG CHO HỆ CĐ NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
HỌ TÊN GV: Th sĩ NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN
TỔ : GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHOA : SƯ PHẠM TỰ NHIÊN
QUẢNG NGÃI - 2013
Trang 2LỜI GIỚI THIỆU
Để phục vụ tốt cho việc học tập và thi kết thúc học phần Tiếng Việt I của các sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ CĐ và TCCN, hệ chính quy, chúng tôi xin giới thiệu tài
liệu “Bài giảng Tiếng Việt I – ở Tiểu học”
Để biên sọan tài liệu này, chúng tôi đã dựa vào nội dung chương trình của Bộ và các giáo trình “Tiếng Việt” ở tiểu học dành cho sinh viên hệ CĐ, THSP của Bộ GD&ĐT cùng các giáo trình khác được lưu hành trong cả nước
Đặc biệt, trong lần tái bản này, chúng tôi có bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong tài liệu cho phù hợp với chương trình đào tạo tín chỉ mới và nội dung các giáo trình mới biên soạn
Nội dung cơ bản của tài liệu này gồm ba phần chính:
a Hướng dẫn sinh viên học tập;
b Hệ thống câu hỏi, đánh giá, và bài tập thuộc phần kiến thức cơ bản của từng chương, từng phần
c Những thông tin cơ bản về kiến thức tiếng Việt giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt và vận dụng trong quá trình thực hành
Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu “Bài giảng môn Tiếng Việt I – ở Tiểu học” sẽ có
tác dụng tốt đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ chính quy, và mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc gần xa
GV Th.sĩ Nguyễn Thị Hồng Liên
Trang 3
HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT 1 PHẦN THỨ I:
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
Học phần “Tiếng Việt 1” được biên soạn theo “Chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu trình độ đại học và cao đẳng” ban hành theo Quyết định số 39/2006/QĐ-BGDĐT ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 627/QĐ-ĐHPVĐ ngày 10/9/2012 của Hiệu trưởng Trường ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG
Chương trình học phần gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Dẫn luận ngôn ngữ học (15 tiết): có các chương
Chương I Đại cương về ngôn ngữ, ngôn ngữ học (2 tiết)
Chương II Bản chất, chức năng, nguồn gốc của ngôn ngữ (6 tiết)
Chương III Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu (3 tiết)
Chương IV Phân loại ngôn ngữ (3tiết)
Chương V Chữ viết (1 tiết)
Phần thứ hai Ngữ âm tiếng Việt hiện đại (15 tiết) : gồm các chương
Chương I Đại cương về ngữ âm học (6 tiết)
Chương II Hệ thống ngữ âm tiếng Việt (9 tiết)
Phần thứ ba Từ vựng tiếng Việt (15 tiết) : gồm các chương
Chương I Đại cương từ vựng và từ vựng học (2 tiết)
Chương II Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt (5 tiết)
Chương III Nghĩa của từ tiếng Việt (5 tiết)
Chương IV Các lớp từ vựng tiếng Việt (3 tiết)
PHẦN THỨ II:
MỤC TIÊU HỌC PHẦN
1 Kiến thức: Trang bị cho sinh viên
- Những tri thức lí thuyết cơ bản nhất về dẫn luận ngôn ngữ học, ngữ âm học tiếng Việt hiện đại và từ vựng học tiếng Việt
Trang 4- Tri thức và kĩ năng nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ nói chung và về tiếng Việt nói riêng
2 Kỹ năng: Tiếp tục hoàn thiện việc sử dụng công cụ tiếng Việt bao gồm các kĩ năng
nói – viết nhằm đáp ứng yêu cầu giao tiếp và dạy học của người giáo viên tiểu học cụ thể: rèn kĩ năng phát âm chuẩn, phát triển năng lực ngôn ngữ, làm cơ sở tốt cho việc giảng
dạy ở các lớp tiểu học
3 Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm, lòng yêu quý tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt
PHẦN THỨ III:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Học phần Tiếng Việt 1
1 Số tín chỉ: 3
2 Trình độ sinh viên: Năm nhất hệ cao đẳng Giáo dục Tiểu học
3 Phân bố thời gian
- Lý thuyết (15 tiết/tín chỉ): 45 tiết
- Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết
4 Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp Thực hiện các hoạt động dạy – học trên lớp
- Tự nghiên cứu làm bài tập và báo cáo kết quả tự nghiên cứu làm bài tập
5 Tiêu chí đánh giá sinh viên:
5.1 Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20% hoặc……… điểm
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá
nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,…)
5.2 Kiểm tra đánh giá định kỳ: 20% hoặc……… điểm
5.3 Thi cuối kỳ: thi viết 60% hoặc……… điểm
PHẦN THỨ IV: NỘI DUNG HỌC PHẦN
Trang 5PHẦN I DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
A HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Sinh viên đọc tài liệu tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau:
1 Những vấn đề chung
- Phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, nắm vững khái niệm ngôn ngữ
- Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ và ứng dụng của ngôn ngữ học, đặc biệt là những ứng dụng của ngôn ngữ học trong việc dạy và học tiếng mẹ đẻ
- Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề đại cương về ngôn ngữ học và ngôn ngữ học trong việc dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng
2 Bản chất của ngôn ngữ
- Nhận thức đúng và phân tích, lý giải bản chất xã hội của ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
- Ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu Khác với các hệ thống tín hiệu thông thường, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt Tính chất đặc biệt của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở tính võ đoán, tính hình tuyến, tính phức tạp, nhiều tầng bậc, tính đa trị và tính năng sản
3 Chức năng của ngôn ngữ
- Nắm vững chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
- Nắm vững chức năng tư duy của ngôn ngữ
4 Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ
- Nắm vững các khái niệm hệ thống và kết cấu Ngôn ngữ cũng là một hệ thống – kết cấu
- Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ thể hiện trước hết ở sự tồn tại các đơn vị đồng loại và khác loại
- Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ còn thể hiện ở các mối quan hệ tồn tại giữa các đơn vị trong cùng một cấp độ hoặc giữa các cấp độ, đặc biệt là những mối quan hệ chung nhất, bao trùm lên toàn bộ hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ: quan hệ liên tưởng, quan hệ ngữ đoạn và quan hệ tôn ti
5 Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ
Trang 6- Nắm vững nội dung cơ bản của một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ: thuyết tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết ngôn ngữ cử chỉ và thuyết khế ước xã hội
- Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ngôn ngữ
6 Về nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt và chữ quốc ngữ
- Về nguồn gốc tiếng Việt, cần nắm vững nội dung của việc phân loại các ngôn ngữ theo nguồn gốc và phương pháp so sánh – lịch sử
- Nắm vững quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ phong kiến, thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay
- Nắm vững sự hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ? Đặc điểm của chữ quốc ngữ, những ưu điểm và hạn chế của nó?
- Nắm vững những nội dung cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giữ gìn và phát triển tiếng Việt hiện nay (nhất là vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
7 Phân loại các ngôn ngữ
Sinh viên cần nắm vững hai phương pháp phân loại các ngôn ngữ
- Phân loại theo nguồn gốc là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – lịch sử
- Phân loại theo loại hình là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – loại hình
B CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
Câu 1: Phân tích sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói
Câu 2: Một số người đã nêu ra những bằng chứng để chứng minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên (như đồng nhất ngôn ngữ với cơ thể sinh vật, với bản năng sinh vật của con người, với những nét đặc trưng về chủng tộc và với tiếng kêu của loài vật) có đúng không?
Câu 3: Chứng minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng cá nhân Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
Câu 4: Phân tích và chứng minh rằng ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp Vì sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và ưu việt nhất của con người?
Câu 5: Phân tích chức năng tư duy của ngôn ngữ Giải thích và chứng minh câu nói của
Trang 7Mác:“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”?
Câu 6: Trình bày nội dung một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ Trình bày quan điểm của Ăng ghen về nguồn gốc của ngôn ngữ
Câu 7: Hãy phân tích và chứng minh: sự phát triển không đồng đều giữa các mặt ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ?
Câu 8: Tóm tắt quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ: thời kỳ phong kiến, thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
Câu 9: Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc? Phân tích nội dung, vai trò và tác dụng của hai quan hệ - quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng trong hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ
Câu 10: Hãy phân tích và chứng minh ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu? Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt?
C THÔNG TIN PHẢN HỒI
Phần I: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÔN NGỮ, NGÔN NGỮ HỌC
1 Khái niệm ngôn ngữ
1.1 Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu và những quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong giao tiếp Những đơn vị ngôn ngữ và quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy quy ước và được phản ánh trong ý thức của họ
1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói
Ngôn ngữ và lời nói có sự gắn bó chặt chẽ với nhau Ngôn ngữ được thực hiện hóa trong lời nói và lời nói chính là ngôn ngữ đang hoạt động Lời nói vừa mang tính cá nhân của người sử dụng vừa mang tính xã hội của cộng đồng ngôn ngữ
2 Khái niệm ngôn ngữ học
2.1 Ngôn ngữ học là gì : Ngôn Ngữ học là một khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ
2.2 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học
- Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học : Ngôn ngữ chính là đối tượng nghiên cứu và học tập của ngôn ngữ học Nhưng ngôn ngữ có thể tồn tại ở hai trạng thái : trạng thái tĩnh
Trang 8và trạng thái động Nên đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ ở cả hai trạng thái này
+ Ở trạng thái tĩnh, ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các yếu tố (các đơn vị) ngôn ngữ
và các quan hệ cùng các quy tắc kết hợp các yếu tố Trạng thái tĩnh chính là trạng thái tồn tại của ngôn ngữ trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người
+ Ở trạng thái động của ngôn ngữ chính là trạng thái khi ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động hành chức, thực hiện trước hết chức năng giao tiếp (nói, viết, nghe, đọc) Ở trạng thái này, nó tồn tại trong các sản phẩm như các cụm từ, các câu, các lời, các đoạn, các bài cụ thể… Những sản phẩm này được gọi chung là lời nói Vậy lời nói chính là sản phẩm ngôn ngữ được tạo ra bởi một các nhân trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Lời nói mang những đặc điểm : cá nhận, địa phương, nghề nghiệp hay phạm vi xã hội, đặc điểm về phong cách thể loại
- Nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học :
+ Phải miêu tả và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ : xác định nguồn gốc và họ hàng của ngôn ngữ
+ Phải tìm ra những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn ngữ,rút ra những quy luật khái quát có thể giải thích tất cả các hiện tượng đặc biệt
+ Nghiên cứu những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn ngữ
+ Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội, những ứng dụng của ngôn ngữ trong xã hội
Nhiệm vụ đa dạng và phức tạp trên đây của ngôn ngữ học sẽ được thực hiện trong các ngành, các bộ môn ngôn ngữ học khác nhau
2.3 Các phân ngành và phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ
a) Các phân ngành trong ngôn ngữ học :
Trong khi nghiên cứu về ngôn ngữ, ngôn ngữ học tách ra các bộ phận, các bình diện khác nhau để khảo sát và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu riêng của từng chuyên ngành trong ngôn ngữ học
a.1 Ngữ âm học : Là chuyên ngành nghiên cứu thành phần ngữ âm của một ngôn ngữ Đó
là các yếu tố ngữ âm, các quy tắc kết hợp chúng và hệ thống chữ viết của ngôn ngữ
Trang 9a.2 Từ vựng học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu về thành phần từ vựng của ngôn ngữ về các phương diện : đặc điểm cấu tạo của các lớp từ theo nguồn gốc, phạm vi sử dụng, bình diện ngữ nghĩa
a.3 Ngữ pháp học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu về cú pháp học và từ pháp học
Cụ thể, nghiên cứu các quy tắc cấu tạo và biến đổi từ, cấu tạo cụm từ và cấu tạo câu, cùng những quy luật kết hợp của của các đơn vị ấy tạo thành ngữ pháp của một ngôn ngữ a.4 Ngữ pháp văn bản : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu các hệ thống, phương thức
và phương tiện liên kết văn bản, cấu trúc văn bản, đặc điểm của các tiểu loại văn bản a.5 Phong cách học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu những nguyên tắc lựa chọn và
sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt những hiệu quả mong muốn trong những điều kiện giao tiếp nhất định
a.6 Phương ngữ học : Là chuyên ngành nghiên cứu về những đặc điểm của ngôn ngữ ở một địa phương, một vùng dân cư nào đó
a.7 Ngôn ngữ học lịch sử (ngôn ngữ học lịch đại): Là chuyên ngành nghiên cứu ngôn ngữ trong sự phát triển lịch sử của nó hoặc nghiên cứu ngôn ngữ ở một thời điểm nào đó trong lịch sử, (tương ứng với các cấp độ ngôn ngữ có ngữ âm học lịch sử, từ vựng học lịch sử) a.8 Ngôn ngữ học miêu tả (Ngôn ngữ học đồng đại) : Là chuyên ngành nghiên cứu ngôn ngữ trong trạng thái hiện nay (tương ứng với các chuyên ngành : ngữ âm học miêu tả, từ vựng học miêu tả…)
a.9 Ngôn ngữ học đại cương : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu những vấn đề chung của ngôn ngữ loài người gắn liền với bản chất, nguồn gốc, quá trình phát triển cùng chức năng của nó và các mối tương quan giữa các ngôn ngữ
b) Một số phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học:
Việc nghiên cứu và học tập ở các ngành khoa học đều cần đến phương pháp Phương pháp chính là con đường nhận thức và lý giải các hiện tượng được đề cập đến trong một ngành khoa học nào đó Có những phương pháp chung cho nhiều ngahnf khoa học, nhưng cũng có những phương pháp riêng cho từng ngành để vận dụng cho phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng những yêu cầu, mục đích của hoạt động nghiên cứu Sau đây là một số phương pháp thường dùng trong ngôn ngữ học :
b.1 Phương pháp miêu tả : Phương pháp này đòi hỏi phải hiểu, phân tích và lý giải các
Trang 10hiện tượng ngôn ngữ Nó đòi hỏi việc xác định tỉ mỉ và chính xác các đơn vị ngôn ngữ cả
về mặt hình thức và nghĩa Thực ra đó chính là việc phân tích, hệ thống hóa các yếu tố ngôn ngữ và bộ phận trong cấu trúc của một ngôn ngữ đang còn được sử dụng (sinh ngữ)
Ví dụ : miêu tả đặc tính cấu âm và âm học của một âm vị /t/ trong tiếng việt là một phụ
âm tắc, vô thanh, không bật hơi, phụ âm đầu lưỡi – răng không vang, âm cao, thăng và không ngắt Có khả năng kết hợp với tất cả các nguyên âm và âm đệm
b.2 Phương pháp lịch sử : Có nhiệm vụ nghiên cứu sự phát triển lịch sử và các quy luật phát triển của ngôn ngữ trong lịch sử Tức là, nhận thức được sự phát triển về ngữ âm, cú pháp và các phương diện khác trong cấu trúc của một ngôn ngữ cụ thể nào đó Ví dụ : nghiên cứu sự phát triển của lịch sử tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học phát hiện ra : nhiều
hư từ trong tiếng Việt ngày nay là kết quả của quá trình hư từ hóa thực từ Chẳng hạn ; từ
«của» chỉ quan hệ sở hữu là do danh từ «của» (tài sản) chuyển hóa thành Từ «rằng» hư
từ dùng sau nhóm động từ chỉ chỉ sự nói năng là do từ « rằng » động từ chỉ hoạt động
«nói» biến thành… Nghiên cứu theo phương pháp này đòi hỏi phải so sánh, đối chiếu các yếu tố ngôn ngữ trong trạng thái hiện nay với các yếu tố tương ứng trong lịch sử qua các vết tích còn lại ở các văn bản cổ, ở các phương ngữ, hoặc các thành ngữ, tục ngữ…
b.3 Phương pháp đối chiếu, so sánh : Nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện ra sự giống nhau và khác nhau trong cấu trúc của hai hay một vài ngôn ngữ nào đó Sự so sánh, đối chiếu bao gồm các yếu tố cụ thể và cả các bộ phận toàn vẹn của cấu trúc ngôn ngữ Ví dụ : So sánh, đối chiếu âm tiếng Việt với các ngôn ngữ châu Âu, ta thấy trong cả hai loại hình ngôn ngữ, âm tiết đều là đơn vị ngữ âm do các âm vị tạo thành, nhưng âm tiết tiếng Việt có ranh giới rõ rệt, có cấu trúc chặt chẽ, luôn mang thanh điệu và thường trùng với hình vị (đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa)
b.4 Phương pháp cấu trúc – hệ thống : Nhiệm vụ chủ yếu của phương pháp này là nhận thức ngôn ngữ như một cấu trúc hành chức toàn vẹn mà các yếu tố và các bộ phận của nó gắn bó và liên kết với nhau bằng một hệ thống các quan hệ chặt chẽ Phương pháp này đòi hỏi việc nghiên cứu phải đặt các yếu tố ngôn ngữ vào những mối tương quan hệ thống – cấu trúc của chúng Ví dụ : muốn xác định đúng các thành phần ngữ nghĩa trong nội dung
ý nghĩa của từ « cao » (với nghĩa gốc) trong tiếng Việt, cần đặt từ này trong hệ thống các