Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và quan điểm: Nhân tài là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước. Liên hệ trách nhiệm bản thân
Trang 1Đề 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và quan điểm: Nhân tài là
yếu tố quyết định cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước Liên
hệ trách nhiệm bản thân
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống Trong cả lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tư tưởng của Người là một kho tàng những giá trị nhân văn cao cả Một trong những giá trị đó là tư tưởng về con người và quan điểm: Nhân tài là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác Lê - nin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người Trong đó, vấn đề con người là vấn
đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người
Trang 3NỘI DUNG
I Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực, đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã, quan hệ giai cấp, dân tộc ) và các mối quan hệ
xã hội (quan hệ chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo ) Trong mỗi con người đều có tính tốt và tính xấu Người giải thích “chữ người, nghĩa hẹp
là gia đình, anh em, họ hàng, bè bạn; nghĩa rộng là đồng bào cả nước; rộng hơn nữa là cả loài người” Con người có tính xã hội, là con người xã hội, thành viên của một cộng đồng xã hội
Hồ Chí Minh cũng cho ta những hiểu biết về yếu tố sinh vật của con người Theo Người, “dân dĩ thực vi thiên”; “dân chỉ biết rõ giá trị của tự
do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” Theo Người, trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phải thực hiện ngay làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, có học hành
Trong thực tiễn, con người có nhiều chiều quan hệ: quan hệ với cộng đồng xã hội (là một thành viên); quan hệ với một chế độ xã hội (làm chủ hay bị áp bức); quan hệ với tự nhiên (một bộ phận không tách rời)
Xa lạ với con người trừu tượng, phi nguồn gốc lịch sử, Hồ Chí Minh nhìn nhận con người lịch sử - cụ thể về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, chức
vụ, vị trí, đảng viên, công dân , trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
Nét đặc sắc trong quan niệm của Hồ Chí Minh về con người là nhìn nhận đặc điểm con người Việt Nam với những điều kiện lịch sử cụ thể, với những cấu trúc kinh tế, xã hội cụ thể Cách tiếp cận này đi đến việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp rất sáng tạo, không chỉ về mặt đường lối cách mạng mà cả về mặt con người
2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
Con người là mục tiêu của cách mạng Con người là chiến lược số một
trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh Mục tiêu này được cụ thể hóa trong ba giai đoạn cách mạng (giải phóng dân tộc - xây dựng chế độ dân chủ nhân dân - tiến dần lên xã hội chủ nghĩa) nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
Giải phóng dân tộc là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc Con người trong giải phóng dân tộc là cả cộng
Trang 4đồng dân tộc Việt Nam Phạm vi thế giới là giải phóng các dân tộc thuộc địa
Giải phóng xã hội là đưa xã hội phát triển thành một xã hội không có chế
độ người bóc lột người, một xã hội có nền sản xuất phát triển cao và bền vững, văn hóa tiên tiến, mọi người là chủ và làm chủ xã hội, có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, một xã hội văn minh, tiến bộ Xã hội đó phát triển cao nhất là xã hội cộng sản, giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa Giải phóng giai cấp là xóa bỏ sự áp bức, bóc lột của giai cấp này đối với giai cấp khác; xóa bỏ sự bất công, bất bình đẳng xã hội; xóa bỏ nền tảng kinh tế-xã hội đẻ ra sự bóc lột giai cấp; dần dần thủ tiêu sự khác biệt giai cấp, các điều kiện dẫn đến sự phân chia xã hội thành giai cấp và xác lập một xã hội không có giai cấp Con người trong giải phóng xã hội là các giai cấp cần lao, trước hết là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Phạm vi thế giới là giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động các nước
Giải phóng con người là xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch con người; xóa bỏ các điều kiện xã hội làm tha hóa con người, làm cho mọi người được hưởng tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát huy năng sáng tạo, làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân, phát triển toàn diện theo đúng bản
chất tốt đẹp của con người Con người trong giải phóng con người là cá nhân mỗi con người Phạm vi thế giới là giải phóng loài người
Các “giải phóng” đó kết hợp chặt chẽ với nhau, giải phóng dân tộc đã có một phần giải phóng xã hội và giải phóng con người; đồng thời nối tiếp nhau, giải phóng dân tộc mở đường cho giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
Con người là động lực của cách mạng Theo Hồ Chí Minh, con người là
vốn quý nhất, động lực, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Người nhấn mạnh “mọi việc đều do người làm ra”; “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân” “Ý dân là ý trời” “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân là những người sáng tạo chân chính ra lịch sử thông qua các hoạt động thực tiễn cơ bản nhất như lao động sản xuất, đấu tranh chính trị - xã hội, sáng tạo ra các giá trị văn hóa Nói đến nhân dân
là nói đến lực lượng, trí tuệ, quyền hành, lòng tốt, niềm tin, đó chính là gốc, động lực cách mạng
Trang 53 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người
Ý nghĩa của việc xây dựng con người
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược Xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội Hồ Chí Minh nêu hai quan điểm nổi bật làm sáng tỏ sự cần thiết xây dựng con người
“Vì lợi ích trăm năm thì phải “trồng người” “Trồng người” là công việc lâu dài, gian khổ, vừa vì lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa giáo dục “Trồng người” phải được tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và phải đạt được những kết quả cụ thể trong
từng giai đoạn cách mạng Nhiệm vụ “trồng người” phải được tiến hành song song với nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa “Trồng người” phải được tiến hành bền bỉ, thường xuyên trong suốt cuộc đời mỗi người, với ý nghĩa vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng đất nước Công việc
“trồng người” là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính
trị-xã hội kết hợp với tính tích cực, chủ động của từng người
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ nghĩa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội Không phải chờ cho kinh tế, văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa; cũng không phải xây dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội Việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa được đặt ra ngay từ đầu và phải được quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
“Trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” cần được hiểu trước hết cần có những con người với những nét tiêu biểu của xã hội xã hội chủ nghĩa như lý tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong xã hội chủ nghĩa Đó là những con người đi trước, làm gương lôi cuốn người khác theo con đường xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong bất cứ phong trào cách mạng nào, tiên tiến là số ít và số đông là trung gian, muốn củng cố và mở rộng phong trào, cần phải nâng cao hơn nữa trình độ giác ngộ của trung gian để kéo chậm tiến”
Nội dung xây dựng con người
Trang 6Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng con người toàn diện vừa “hồng” vừa
“chuyên” Đó là những con người có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, những con người của chủ nghĩa xã hội, có
tư tưởng, tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ Xây dựng con người toàn diện với những khía cạnh chủ yếu sau: Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”; Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo
vệ Tổ quốc; Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng; Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; bồi dưỡng về năng lực trí tuệ, trình độ lý luận chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sức khỏe
Phương pháp xây dựng con người
Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng
cơ chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ Việc nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng Hồ Chí Minh thường nói đến “tu thân, chính tâm” thì mới có thể “trị quốc, bình thên hạ” (làm những việc có lợi cho nước, cho dân) Văn hóa phương Đông cho thấy “một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” Hồ Chí Minh thường nhắc lại những điều ấy trong khi bàn biện pháp xây dựng con người Người nói rằng “lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau” là rất cần thiết và bổ ích
Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng Hồ Chí Minh nhắc nhở rằng
“hiền, giữ của con người không phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục
mà nên” Theo Người, các cháu mẫu giáo, tiểu học như tờ giấy trằng Chúng ta vẽ xanh thì xanh, vẽ đỏ thì đỏ Nói như vậy để thấy giáo dục rất quan trọng trong việc xây dựng con người
Chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng Thông qua các phong trào cách mạng như “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc tốt” Đặc biệt phải dựa vào quần chúng theo quan điểm “dựa vào
ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”
Trang 7II Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan điểm: Nhân tài là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Từ xa xưa, cha ông ta luôn coi hiền tài là “rường cột”, “là nguyên khí của quốc gia” Quốc gia hưng thịnh cần có vai trò đóng góp to lớn của người tài ở các lĩnh vực khác nhau, quan văn tham gia vào “trị dân trị nước” cho quốc thái dân an, quan võ tham gia phát triển quân sự cho “binh hùng tướng mạnh” để bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân Thấm nhuần truyền thống sử dụng người tài cho kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định:
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” Người nhấn mạnh: “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” Người cho rằng, người tài là “người tài đức, có thể làm những việc ích nước lợi dân”, người tài cần có hai yếu tố cơ bản hồng và chuyên, là tài và đức Người khẳng định: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không
có tài làm việc gì cũng khó” Như vậy, cái đức của con người là yếu tố quan trọng, là yếu tố nền tảng cho cái tài, đức phải là cái gốc Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không
có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
Người tài được chú trọng vào tài năng ở trong công việc, lấy thước đo tinh thần vì dân, vì nước là chính, không quá so đo đến những tiêu chí khác như đảng phái, dân tộc, tôn giáo Trong việc trọng dụng người tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của trí thức: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với
bộ đội nhân dân Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài” Người luôn chú trọng thu hút, chọn lựa và trọng dụng người tài phù hợp với tài năng của họ, phát huy được tài năng của họ trong xây dựng và bảo vệ đất nước
Phát hiện nhân tài và bồi dưỡng nhân tài là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầunhưng còn tồn tại nhiều bất cập tại Việt Nam nói chung và tại các doanh nghiệp nói riêng Có thể nói Việt Nam ta tuy có nhân tài nhưng vẫn còn thiếu trong nhiều lĩnh vực Điều rất đáng tiếc là tuy còn ít nhưng việc bồi dưỡng, sử dụng còn rất nhiều hạn chế Chính vì thế mà nhiều người tài Việt Nam vẫn chưa phát huy được
Trang 8Các doanh nghiệp ở Việt Nam đặc biệt là khối các Ngân hàng thương mại
cổ phần dù đã rất tích cực liên kết với các nhà trường để phát hiện những sinh viên ưu tú,có thành tích học tập tôt Tổ chức các buổi ngoại khóa cũng như tham gia các hoạt động giao lưu hòng tìm kiếm nguồn nhân lực cho đơn vị mình, tuy nhiên công việc này vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng sinh viên được tuyển dụng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Mục đích của các Doanh nghiệp này chủ yếu vẫn là để quảng bá thương hiệu, quảng cáo giới thiệu Doanh nghiệp mình đến với công chúng trẻ
Trong cơ chế, quy trình đánh giá, tuyển chọn và sử dụng cán bộ cũng còn những mặt yếu, chưa phát huy đầy đủ dân chủ, còn hạn chế về tính khách quan, công khai, minh bạch Hoàn toàn dùng thước đo “học hàm học vị”
để xác định nhân tài Vì thế, không ít người tài đã không được phát hiện, trọng dụng hoặc bốtrí vào vị trí thích hợp Chính sách đãi ngộ đối với nhân tài trong điều kiện mới cũng chưa được nghiên cứu thực thi đầy đủ nên chưa phát huy được tác dụng, chưa thu hút được nhiều người có tài Tại Hà Nội, dù đã có nhiều chính sách thu hút và từ năm 2006 đến nay tuyển dụng hơn 150 tài năng trẻ, trong đó có 57 thủ khoa vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị, nhưng con số này chỉ chiếm 10% số thủ khoa được
TP tuyên dương Chính sách tiền lương không thể vượt quá quy định của Chính phủ, chưa có đãi ngộ đặc biệt, điều kiện làm việc chưa tạo thuận lợi phát huy năng lực sở trường… là những lý do khiến không ít người tài
đã "dứt áo ra đi" ngay sau thời gian ngắn được tuyển dụng
Phát hiện ra nhân tài đã khó nhưng việc bồi dưỡng phát triển năng lực nhân tài còn khó khăn hơn Đặc biệt là nền giáo dục của Việt Nam ta vẫn chủ yếu nặng nề về lý thuyết, ít có cơ hội cho sinh viên được thực hành lý thuyết và áp dụng vào trong thực tế Rất nhiều doanh nghiệp kêu ca rằng
họ phải đào tạo lại các sinh viên ngành công nghệ thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc Điều đó cho thấy có một khoảng cách rất lớn giữa đào tạo và nhu cầu thực tế
Một số nhân tài giỏi dù được phát hiện nhưng chưa được bồi dưỡng đầy
đủ về môi trường làm việc công tác, không được huấn luyện và tạo điều kiện thích ứng với những phát triển khoa học và công nghệ khôngđược chăm lo đến đời sống vật chất, lương bổng khiến cho bản thân họ không muốn gắn kết với doanh nghiệp hiện tại gây chán nản và tìm kiếm các công việc mới tại các Doanh nghiệp khác
Với các doanh nghiệp ở Việt Nam ta, chưa có những chính sách cụ thể để phát huy hết khả năng của từng nhân lực và tài lực phù hợp với yêu cầu
Trang 9công việc tại đơn vị mình, chưa kết hợp sâu sắc với nhà trường đểxây dựng những chuyên nghành học phù hợp, tránh tình trạng mất cân đối nhân lực ngành
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhân tài bắt nguồn từ tư tưởng trọng dân, tin dân, nêu cao vai trò làm chủ đất nước của nhân dân, là sự nối tiếp và phát triển quan niệm cầu hiền tài truyền thống trong điều kiện mới của đất nước Theo Người, nhân tài là “người tài đức, có thể làm những việc ích nước lợi dân” Điều đó có nghĩa là, một người được coi là nhân tài phải hội tụ đủ cả 2 yếu tố tài và đức, quan trọng hơn là tài và đức
ấy phải hướng đến những việc làm ích nước, lợi dân Người khẳng định:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Trong đó, người cho rằng, đức phải là cái gốc “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Do có quan điểm đúng đắn về trọng dụng nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tìm kiếm, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng những “người tài đức” cho cách mạng, động viên họ mang hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân
Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Quảng Châu, chọn những thanh niên ưu tú, có trình độ, năng lực để đào tạo, bồi dưỡng sau này đưa
về nước hoạt động Khi trở về nước vào năm 1941, Người đã có lời kêu gọi tất cả các nhân sĩ, thân hào có tinh thần yêu nước tham gia Mặt trận Việt Minh để cống hiến trí tuệ của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, “kiến quốc cần có nhân tài” Người đã viết hai bài
“Nhân tài và Kiến quốc”, “Tìm người tài đức” đăng trên báo Cứu quốc để tìm người tài đức tham gia xây dựng và kiến thiết Tổ quốc Các bài viết trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là “chiếu cầu hiền tài” đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam Nhờ có tầm nhìn chiến lược, quan điểm đúng đắn đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã thu hút được rất nhiều người có tài, đức vào sự nghiệp kiến quốc và bảo vệ đất nước ngay từ những ngày đầu muôn vàn khó khăn của chính quyền cách mạng còn non trẻ trong trứng nước Nhiều bậc trí thức, học giả, giáo sĩ, quan lại cho đến vua Bảo Đại đã được Bác Hồ cảm hóa và vận động tham gia chính quyền cách mạng Người đã cảm hóa, lôi cuốn, thuyết phục một
số trí thức nổi tiếng có tài và đức, có học vị, đang có thu nhập cao ở nước ngoài nhưng vẫn tình nguyện trở về nước tham gia bảo vệ và kiến thiết
Trang 10đất nước Tiêu biểu là kỹ sư Trần Đại Nghĩa, giáo sư toán học Lê Văn Thiêm, nhà nông học Lương Định Của, tiến sỹ y khoa Đặng Văn Ngữ, giáo sư Phạm Huy Thông, bác sỹ Trần Hữu Tước, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện,…Đồng thời, nhiều trí thức tiêu biểu như giáo sư Tạ Quang Bửu, giáo sư Tôn Thất Tùng, giáo sư Hồ Đắc Di, luật sư Phan Anh, giáo sư Hoàng Minh Giám, bác sỹ Vũ Đình Tụng,…đều được trọng dụng để phát huy tài năng phục vụ đất nước
Khi dùng người tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng tài năng ở trong công việc, lấy thước đo tinh thần vì dân, vì nước chứ không hẹp hòi, không câu nệ là người trong Đảng hay ngoài Đảng Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, dù còn nhiều ý kiến khác nhau, Người vẫn sẵn sàng sử dụng lại các cán bộ, công chức, quan chức trong chính quyền cũ, điển hình như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn… Với nhãn quan chính trị vô cùng sắc bén, khôn khéo và nhạy cảm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một chí sĩ yêu nước thuộc hàng tiền bối, là bậc đại khoa có danh vọng và uy tín lớn lao, từ Trung Bộ ra Hà Nội nhận chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ và sau này khi phải thực hiện chuyến công du sang Pháp năm 1946, Người đã giao quyền Chủ tịch nước cho cụ Huỳnh với lời dặn nổi tiếng “dĩ bất biến ứng vạn biến” Niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đặt đúng chỗ Suốt thời gian Người đi Pháp, ở trong nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã luôn giữ vững phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong giải quyết các công việc quốc nội, giữ yên được thế phát triển của cách mạng trong lúc hiểm nghèo, góp phần ngăn chặn và đập tan âm mưu khiêu khích, phá hoại của các thế lực phản động Cụ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự trông đợi của nhân dân
Hay như cụ Bùi Bằng Đoàn, làm tới chức Thượng thư Bộ Hình dưới triều Nguyễn nhưng Người vẫn mời ra làm Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rồi sau này làm tới chức Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Rồi Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, dù là người ngoài Đảng nhưng vẫn được Người trọng dụng, giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục tới 29 năm Một thời kỳ nền giáo dục nước nhà cung cấp được nhiều nhân tài cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cứu nước và kiến thiết nước nhà thắng lợi Các
bộ trưởng trong Chính phủ sau Cách mạng hầu hết đều là người ngoài Đảng