Giáo Dục - Đào Tạo - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Kinh tế 1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHẠM KHƯƠNG DUY (Chủ biên) NGUYỄN THANH HỒNG – ĐOÀN DŨNG SĨ TRỊNH HIỀN THƯƠNG – ĐOÀN QUỲNH THƯƠNG TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC LỚP 2 (SÁCH GIÁO VIÊN) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2 3 MỤC LỤC Trang Phần một. HƯỚNG DẪN CHUNG ..................................................................................................... 4 I. MỤC TIÊU MÔN HỌC .................................................................................................................. 4 II. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC – LỚP 2 ............. 5 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ...................................................................................................... 6 Phần hai. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ ......................................................................... 8 Chủ đề 1. NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG CỘNG ĐỒNG NƠI EM Ở ............................................. 8 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ..................................................................................................................... 8 2. CHUẨN BỊ ....................................................................................................................................... 8 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG ......................................................................................................... 9 Chủ đề 2. HÁT TRỐNG QUÂN ĐỨC BÁC ...................................................................................... 14 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ................................................................................................................... 14 2. CHUẨN BỊ ..................................................................................................................................... 14 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG ....................................................................................................... 14 Chủ đề 3. ĐÌNH THỔ TANG .............................................................................................................. 20 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ................................................................................................................... 20 2. CHUẨN BỊ ..................................................................................................................................... 20 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG ....................................................................................................... 20 Chủ đề 4. SẢN VẬT QUÊ EM ............................................................................................................. 26 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ................................................................................................................... 26 2. CHUẨN BỊ ..................................................................................................................................... 26 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG ....................................................................................................... 26 Chủ đề 5. VƯỜN CÒ HẢI LỰU ......................................................................................................... 31 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ................................................................................................................... 31 2. CHUẨN BỊ ..................................................................................................................................... 31 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG ....................................................................................................... 31 Chủ đề 6. NGHỀ RÈN Ở BÀN MẠCH .............................................................................................. 35 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ................................................................................................................... 35 2. CHUẨN BỊ ..................................................................................................................................... 35 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG ....................................................................................................... 35 4 Phần một HƯỚNG DẪN CHUNG I. MỤC TIÊU MÔN HỌC Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc cấp Tiểu học được biên soạn bám sát định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, đó là: trang bị cho HS những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản về: Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; Địa lí, dân cư, cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; Một số nội dung về kinh tế, xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống liên quan đến bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương. Qua đó giúp học sinh bậc học này hiểu, biết và thực hành để có được những trải nghiệm cụ thể theo trục từ gia đình – nhà trường – xã hội trong bối cảnh, điều kiện thực tế tại địa phương. Những nội dung cần biên soạn của cấp Tiểu học được từng bước cụ thể hoá thành các chủ đề ở lớp 2 như sau: Chủ đề Nội dung Số tiết 1 Nét đẹp văn hóa trong cộng đồng nơi em ở 6 2 Hát trống quân Đức Bác 5 3 Đình Thổ Tang 5 4 Sản vật quê em 6 5 Vườn cò Hải Lựu 5 6 Nghề rèn ở Bàn Mạch 5 Đánh giá định kì 2 Tổng kết cuối năm 1 Tổng cộng 35 5 II. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC – LỚP 2 2.1. Cấu trúc nội dung Tính hệ thống của bộ sách này chính là sự thống nhất trong cấu trúc của mỗi chủ đề, thể hiện ở bốn mục: Khởi động – Khám phá – Thực hành – Vận dụng. Logic của 4 mục này được diễn giải như sau: Khởi động: Khơi gợi các kiến thức, hiểu biết của học sinh liên quan đến chủ đề, định hướng cho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo. Khám phá: Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến nội dung chủ đề. Thực hành: Giúp học sinh xử lí và củng cố hoạt động nhận thức ở hai hoạt động trên qua nhiều hình thức học tập. Vận dụng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế trong nội dung chủ đề qua các hình thức: tham quan thực tế, giới thiệu, sưu tầm, đóng vai,... 2.2. Các dạng chủ đề và mạch kiến thức, kĩ năng a) Các dạng chủ đề Về cơ bản, nội dung biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc được triển khai theo trục chính, đó là: – Có hiểu biết, kiến thức, kĩ năng để có thể ứng xử phù hợp với sự tồn tại của thế giới tự nhiên, từ cảnh quan đến môi trường sinh thái, địa lí,... (chủ đề 5,6). – Có hiểu biết, kiến thức, kĩ năng để thích ứng với những giá trị văn hoá được thừa nhận của cộng đồng... (Chủ đề 1, 2, 3, 4). b) Mạch kiến thức – kĩ năng – Đảm bảo kiến thức và kĩ năng ở 4 hoạt động cơ bản của nội dung Hoạt động trải nghiệm: hoạt động hướng vào bản thân; hoạt động hướng đến xã hội; hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp. 6 – Đảm bảo sự tích hợp, lồng ghép với nội dung khác như: yêu quê hương, giá trị văn hoá đặc sắc của địa phương; giáo dục tư tưởng, đạo đức; xây dựng nếp sống văn minh; bảo vệ môi trường tự nhiên, yếu tố đa dạng sinh học, chất lượng môi trường sống, tìm hiểu nghề nghiệp gần gũi ở địa phương; an sinh xã hội, tôn trọng kỉ cương, nội quy nhà trường,... c) Về cách trình bày Để phù hợp với nhận thức của HS, những lớp đầu cấp, sách sử dụng nhiều hình ảnh chụp thực tế, hình vẽ minh hoạ nhằm tăng cường tính trực quan, tạo cho HS sự hứng thú đối với môn học. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Theo định hướng phát triển năng lực, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc được biên soạn theo hướng giúp HS khám phá tri thức và vận dụng tri thức đó vào thực tiễn. Do đó, HS tìm hiểu nội dung của mỗi chủ đề qua các phần việc cụ thể, theo cấu trúc chung thể hiện thống nhất trong bộ sách để có được nhận thức về những vấn đề liên quan đến mỗi chủ đề. Như vậy, phương pháp dạy học nội dung giáo dục địa phương chú trọng đến hoạt động tương tác, thảo luận, thuyết trình theo nhóm và khả năng tự học qua việc tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như: thư viện nhà trường, sách báo tại địa phương, người thân, internet,... Về cơ bản, HS được học tập nội dung giáo dục địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm cá nhân, thảo luận và làm việc nhóm (hợp tác), thu thập thông tin phản hồi, trong đó chú trọng đến việc trao quyền và trách nhiệm cho HS thông qua việc HS phải đối diện với nhiệm vụ và giải quyết vấn đề đặt ra. Theo đó, phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, kích thích tính tích cực của HS bằng cách tạo động lực học tập, phát huy khả năng của HS trong việc vận dụng và sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thường gặp trong thực tế. Một số phương pháp dạy học nội dung giáo dục địa phương có thể sử dụng là: – Phương pháp kiến tạo, tìm tòi. – Phương pháp gợi mở, thu nhận. – Phương pháp khuyến khích – tham gia. – Phương pháp đánh giá – kiểm tra. 7 IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Đánh giá kết quả học tập trong nội dung giáo dục này căn cứ theo quy định về “Đánh giá học sinh tiểu học” được ban hành theo thông tư số 272020TT–BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 492020, quy định đánh giá học sinh tiểu học. Với nội dung giáo dục địa phương, việc đánh giá được thực hiện bằng lời nhận xét, trao đổi nội dung bài học về kiến thức, kĩ năng và kết quả hoạt động mà mỗi HS trải nghiệm. Trong đó, HS được tham gia đánh giá theo hình thức: đánh giá hợp tác giữa GV và HS và đánh giá đồng đẳng giữa HS với nhau. Trong đó, GV cần quan tâm tới việc HS tự nhận xét trong quá trình học tập và có ý kiến nhận xét về phần trình bày của bạn. Khi đánh giá kết quả học tập, GV cần nắm được mục tiêu, bản chất, mức độ cần đạt của mỗi chủ đề để có đánh giá phù hợp với từng đối tượng HS. Việc nhận xét HS cũng cần lưu ý là nhìn nhận sự nỗ lực của từng cá nhân, không so sánh với các thành viên trong lớp. Khi nhận xét, không quá chú trọng đến kết quả cuối cùng mà cần chú ý đến quá trình HS tham gia vào các hoạt động, sự tiến bộ từ kĩ năng, thao tác đến phần diễn giải nội dung ở mỗi chủ đề. 8 Phần hai HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ Chủ đề 1 NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG CỘNG ĐỒNG NƠI EM Ở (6 tiết) 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau: – HS nhận biết và giới thiệu được một số nét về văn hóa trong cộng đồng nơi em ở. – HS có được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nơi công cộng. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Chuẩn bị của giáo viên – Một số hình ảnh về các nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở tỉnh Vĩnh Phúc và nơi em ở. – Tài liệu và video clip giới thiệu về nét đẹp văn hóa của Vĩnh Phúc. – Máy tính, máy chiếu để HS xem video 2.2. Chuẩn bị của học sinh – Đồ dùng học tập: bút, giấy vẽ, hộp màu. – Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 2. 9 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 3.1. Khởi động a) Mục đích – HS nhận biết và hiểu được thế nào là “nét đẹp văn hóa”. – HS nhận biết và nêu được một vài biểu hiện của “nét đẹp văn hóa” trong gia đình và cộng đồng. b) Gợi ý hoạt động GV đặt câu hỏi để HS trả lời: – Em hiểu thế nào là “nét đẹp văn hóa”? – Kể tên một số nét đẹp văn hóa trong cộng đồng nơi em sống. GV gợi ý cho học sinh: Nét đẹp văn hóa bao gồm các hành vi đẹp, thói quen tốt; nghệ thuật dân gian; lễ hội truyền thống,… Mở rộng: – GV hướng dẫn HS suy nghĩ xem “nét đẹp văn hóa” còn là những yếu tố nào trong cộng đồng và trong cuộc sống hằng ngày nữa. – GV khuyến khích HS tham gia trả lời. 3.2. Khám phá a) Mục đích – HS biết được một số biểu hiện của nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở Vĩnh Phúc. – HS biết được một số biểu hiện của nét đẹp văn hóa trong cuộc sống hằng ngày ở Vĩnh Phúc. b) Gợi ý hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở Vĩnh Phúc – GV cho HS quan sát các bức ảnh trang 5, 6 và đặt câu hỏi: 10 Nêu các hoạt động của người Vĩnh Phúc trong các hình dưới đây. GV hướng dẫn HS quan sát các ảnh và trả lời câu hỏi. – HS quan sát ảnh số (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), đọc các ghi chú dưới ảnh và trả lời câu hỏi. – GV chốt ý: Những ảnh số (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) mô tả các nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là các hoạt động lễ hội (Lễ hội Tây Thiên); thói quen sinh hoạt tốt đẹp (người cao tuổi tập dưỡng sinh, hội khỏe Phù Đổng,…); hành động đẹp (Quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung, hoạt động “đền ơn đáp nghĩa),… – Mở rộng: GV phân tích thêm về ý nghĩa của các hoạt động, nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở Vĩnh Phúc. Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK: – Ngoài các hoạt động trên, em còn biết các nét đẹp văn hóa nào khác trong cộng đồng nơi em ở? Kể tên các nét đẹp văn hóa đó. GV chốt ý: Những nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở tỉnh Vĩnh Phúc rất đa dạng, phong phú: các hành vi đẹp, thói quen tốt; nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống,… Hoạt động 2. Tìm hiểu nét đẹp văn hóa trong cuộc sống hằng ngày GV cho HS đọc yêu cầu trang 7 và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: – Quan sát các hình dưới đây và mô tả hành vi của các bạn trong mỗi hình. GV cho HS quan sát hình và nhận xét. Sau đó, GV chốt ý: – Hình (1) là một bạn đang mời nước ông bà, hình (2) là các bạn học sinh đang quyên góp sách, vở ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ. Đây đều là những việc làm tốt, có văn hóa trong gia đình và cộng đồng. GV đặt câu hỏi mở rộng, yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời: 11 – Trong gia đình, em đã làm được những việc gì để thể hiện là người con ngoan, lễ phép với ông bà, cha mẹ? – Trong cộng đồng, em đã làm gì để thể hiện tinh thần tương thân, tương ái trước những hoàn cảnh khó khăn? GV cho HS suy nghĩ, trả lời theo quan điểm của cá nhân các em. Sau đó, GV nhận xét, khen ngợi và chuyển hoạt động. Hoạt động 3. Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa trong cộng đồng tỉnh Vĩnh Phúc GV cho HS đọc yêu cầu ở trang 8 và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: – Quan sát ảnh, nêu những nét đẹp văn hóa trong cộng đồng tỉnh Vĩnh Phúc. GV hướng dẫn HS quan sát các ảnh và trả lời câu hỏi. HS quan sát ảnh số (1), (2), (3), (4), đọc các ghi chú dưới ảnh và trả lời câu hỏi. GV chốt ý: – Các ảnh số (1), (2), (3), (4) mô tả các nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là các hoạt động hội (Hội vật làng Hà); các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống (nghệ thuật Chèo truyền thống; nghi lễ Tết Nhảy của người Dao Quần Chẹt); di tích quốc gia đặc biệt (Tháp Bình Sơn),… Mở rộng: GV phân tích thêm về ý nghĩa của các hoạt động, nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở Vĩnh Phúc. Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK: – Theo em, chúng ta nên làm gì để góp phần giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa của người Vĩnh Phúc. GV chốt ý: Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, những di sản của cha ông để lại là việc làm cần thiết của mỗi chúng ta. 3.3. Thực hành a) Mục đích 12 – HS biết được thế nào là các hành vi ứng xử đúng và chưa đúng trong gia đình và cộng đồng. – Từ đó, HS có cách ứng xử, hành vi phù hợp, có văn hóa trong gia đình và cộng đồng. b) Gợi ý hoạt động Hoạt động 1: GV cho HS đọc câu lệnh trang 9: – Nêu các hành vi, cách ứng xử đúng và chưa đúng trong các hình dưới đây và giải thích tại sao. GV cho HS quan sát các hình minh họa ở trang 9 và chọn hình ảnh phù hợp. HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi. GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh và gợi ý cách lựa chọn. Sau đó, GV nhận xét, chốt ý: – Những hành vi, cách ứng xử đúng: (1), (4), (5). – Những hành vi, cách ứng xử chưa đúng: (2), (3), (6). Hoạt động 2: GV cho HS đọc yêu cầu trang 10 và hướng dẫn HS cùng chia sẻ với thầy cô và bạn bè về các hành vi, lối sống đẹp trong gia đình và cộng đồng ở địa phương. GV gợi ý, hướng dẫn, khuyến khích HS chia sẻ về các hành vi, lối sống đẹp trong gia đình và cộng đồng. 3.4. Vận dụng a) Mục đích – HS biết giới thiệu, thuyết trình về nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa ở địa phương. – HS có hiểu biết và biết giới thiệu về một loại hình nghệ thuật truyền thống ở Vĩnh Phúc. b) Gợi ý hoạt động Hoạt động 1: 13 GV chia HS theo nhóm, yêu cầu HS chuẩn bị một số ảnh chụp, bài báo, video clip về nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa có ở địa phương em. Cả nhóm cùng chuẩn bị, thảo luận đưa ra phương án và cử đại diện đóng vai hướng dẫn viên du lịch trình bày trước lớp. Hoạt động 2: GV đọc câu lệnh trang 11, yêu cầu HS giới thiệu về một loại hình nghệ thuật truyền thống ở Vĩnh Phúc. GV khuyến khích HS thực hiện hoạt động này để hình thành kiến thức, kĩ năng cho mỗi cá nhân. GV hướng dẫn HS giới thiệu tuần tự theo từng bước: a) Tên loại hình nghệ thuật; b) Nơi biểu diễn; c) Điểm đặc biệt. Gợi ý + Tên loại hình nghệ thuật: Chèo – Loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu của Vĩnh Phúc. + Nơi biểu diễn: Trước đây, chèo thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình quyền quý. Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn đế. Ngày nay, chèo được biểu diễn ở các sân khấu lớn trong và ngoài nước. + Điểm đặc biệt: Chèo là một loại thể văn hóa dân gian đặc sắc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Cũng chính vì nội dung tư tưởng lành mạnh đó mà trong chèo có đầy đủ các thể loại văn học: trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn,... Vĩnh Phúc nằm trong chiếng chèo xứ Đoài là một trong 4 tiếng chèo cổ (chiếng chèo Đông, chiếng chèo Nam, chiếng chèo Bắc). Chèo Vĩnh Phúc đại diện tiêu biểu cho văn hóa dân gian của tỉnh Vĩnh Phúc. 14 Chủ đề 2 HÁT TRỐNG QUÂN ĐỨC BÁC (5 tiết) 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau: HS biết được thời gian, địa điểm tổ chức và một số đặc điểm của hát trống quân Đức Bác. – HS biết mô tả, giới thiệu đơn giản về hát trống quân Đức Bác. – HS yêu quê hương, đất nước và tự hào về nghệ thuật dân gian truyền thống của tỉnh Vĩnh Phúc. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Chuẩn bị của giáo viên – Tài liệu liên quan đến nghệ thuật dân gian truyền thống nói chung như: Chèo, múa rối nước, hát ca trù, một số bài hát dân ca… – Tài liệu về hát trống quân Đức Bác (bao gồm: Tranh ảnh, bài hát, video clip về hát trống quân và hát trống quân Đức Bác, bản đồ Vĩnh Phúc…) – Trống con. 2.2. Chuẩn bị của học sinh – Đồ dùng học tập: bút, hộp màu. – Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 2. 3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 3.1. Khởi động a) Mục đích 15 – HS nhận biết sơ bộ về nghệ thuật dân gian truyền thống, các làn điệu dân ca của Việt Nam. b) Gợi ý hoạt động: GV cho học sinh xem các hình ảnh, video clip về các làn điệu dân ca của VN, hoặc các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: Chèo, múa rối nước, hát ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh, hát trống quân….và đặt ra các câu hỏi: – Kể tên các làn điệu dân ca mà em được biết? (Gợi ý: Gà gáy (dân ca Cống Khao), Lý cây bông (dân ca Nam bộ), Cò lả (dân ca quan họ Bắc Ninh)…) – Kể tên một số nghệ thuật dân gian truyền thống mà em biết? GV cho học sinh xem một đoạn video clip (hoặc một bức ảnh về hát trống quân Đức Bác) GV gợi ý cho HS quan sát và ghi nhớ các hình ảnh chẳng hạn: người tham gia hát trống quân gồm có nam và nữ, họ sử dụng nhạc cụ trống con để vừa hát vừa gõ trống, chú ý miêu tả trang phục của người tham gia hát trống quân. 3.2. Khám phá a) Mục đích – HS biết được địa điểm, thời gian tổ chức hát trống quân Đức Bác. – HS biết được ý nghĩa của hát trống quân Đức Bác. b) Gợi ý hoạt động Hoạt động 1: GV cho HS đọc nội dung và quan sát hình ảnh trong sách (trang 13). Sau đó, GV đặt câu hỏi gợi mở liên quan đến nội dung chủ đề như: – Hát trống quân Đức Bác được tổ chức vào thời gian nào? – Hát trống quân Đức Bác diễn ra ở những địa điểm nào? – Ý nghĩa của hát trống quân Đức Bác? 16 GV khuyến khích HS tham gia trả lời. GV có thể gợi ý HS quan sát hình ảnh ở trang 12, ảnh số (1), (2) ở trang 13 và ảnh số (1), (2) trang 14 để trả lời. GV chốt ý: – Hát trống quân Đức Bác được tổ chức vào mùa xuân (từ mồng 01 đến mồng 03 tháng Hai âm lịch). – Hát trống quân Đức Bác thường được người dân tổ chức biểu diễn từ bãi sông rồi đi dần vào đến đình làng. – Hát trống quân Đức Bác là hát giao duyên, đồng thời qua đó người dân cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hoạt động 2: GV cho HS đọc nội dung và quan sát hình ảnh số (1), (2) trang 14, 15 (hoặc xem một đoạn clip ngắn về hát trống quân Đức Bác) và trả lời câu hỏi: – Thành phần tham gia hát trống quân Đức Bác gồm những ai? – Miêu tả hành động của họ khi hát trống quân? – Nhạc cụ nào được sử dụng khi hát trống quân Đức Bác? GV khuyến khích học sinh chú ý quan sát và trả lời. GV chốt ý: – Thành phần hát trống quân Đức Bác gồm các chàng trai làng Đức Bác và các cô gái (hay còn gọi đào xoan) ở phường xoan Phù Đức, xã Kim Đức, tỉnh Phú Thọ. – Hai nhóm nam nữ khi hát đứng đối diện nhau, vừa hát, vừa múa, kết hợp với gõ trống. Gợi ý: GV có thể mở rộng hoạt động bằng việc tổ chức cho HS tham gia một số trò chơi, thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi cũng như ôn tập, ghi nhớ thông tin kiến thức vừa được học. Hoạt động 3: GV cho HS đọc nội dung và quan sát hình ảnh trang 16 – 17 và nêu yêu cầu: 17 – Hát trống quân Đức Bác được chia thành mấy chặng? Em hãy kể hoạt động của từng chặng? HS thảo luận cặp đôi và trả lời. HS trong lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và khen ngợi những HS có câu trả lời đúng. GV chốt ý: – Hát trống quân Đức Bác gồm 3 chặng, theo ba địa điểm chính là bến sông, trên đường đi, cửa đình. – Chặng 1: diễn ra ở bến sông, bao gồm các phần hát đón đào, mời đào đeo trống. – Chặng 2: diễn ra ở trên đường từ bến sông về đến đình làng, hát xoay quanh chủ đề giao duyên. – Chặng 3: diễn ra trước cửa đình, hai bên nam nữ hát những câu hát kết. GV có thể mở rộng cho học sinh xem những đoạn trích video clip của hát trống quân Đức Bác tại ba địa điểm nói trên. 3.3. THỰC HÀNH a) Mục đích – HS củng cố lại kiến thức trong chủ đề qua việc trả lời câu hỏi. – HS vẽ, nặn được một bức tranh về hát trống quân Đức Bác. b) Gợi ý hoạt động Hoạt động 1 GV cho HS quan sát các thông tin ở trang 18 và trả lời câu hỏi theo dạng trò chơi học tập: – Lựa chọn nhạc cụ sử dụng trong hát trống quân Đức Bác? Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV tổng kết: – Các thông tin đúng là: ảnh số (2) trống con. 18 GV có thể thiết kế các trò chơi học tập khác để học sinh ôn tập kiến thức, chẳng hạn nội dung trò chơi lựa chọn địa điểm tổ chức hát trống quân Đức Bác, hoặc trang phục được sử dụng khi hát trống quân… Hoạt động 2: GV lựa chọn 1 đoạn ngắn trong hát đối đáp trống quân, cho học sinh nghe đài (hoặc xem video clip) một số lần để ghi nhớ, sau đó chia nhóm 6 người (3 nam, 3 nữ) đóng vai luyện tập hát đối đáp và gõ trống con. Các nhóm lần lượt biểu diễn và cùng bình chọn nhóm thực hành tốt nhất. Gợi ý: hoạt động này mang tính thực hành cao, tuy nhiên với những học sinh không có năng khiếu âm nhạc GV hướng dẫn các em chỉ cần ghi nhớ câu hát, động viên và khuyến khích các em tham gia hoạt động cùng các bạn. Hoạt động 3: GV đọc câu lệnh trang 19 sách học sinh. GV gợi ý cho HS bằng các câu hỏi: – Khung cảnh hát trống quân trong tranh như thế nào? – Hai nhóm nam nữ có biểu cảm, hành động thế nào? – Em dự định vẽ, đắp nổi bức tranh như thế nào? Sau khi HS đưa ra ý kiến của mình, GV hướng dẫn HS vẽ, tô màu hoặc nặn một tranh về hát trống quân Đức Bác vào tờ giấy A4 (không viết, vẽ vào sách). 3.4. Vận dụng a) Mục đích Phát triển khả năng diễn thuyết, tư duy logic và tư duy phản biện của HS. b) Gợi ý hoạt động Hoạt động 1: GV giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm tranh, ảnh, video clip, bài hát về hát trống quân, có thể chia nhóm để cùng sưu tập. 19 Gợi ý: Tìm những điểm giống và khác nhau của hát trống quân như địa điểm biểu diễn, trang phục, nhạc cụ, lời ca… HS sau khi nộp bài sưu tập dưới dạng hình ảnh hoặc video clip sẽ thuyết trình trên lớp và chỉ ra những điểm giống và khác nhau của hát trống quân các vùng, miền ở Việt Nam. GV khen ngợi các nhóm thực hiện tốt và bổ sung, chỉnh sửa đối với những nội dung HS trình bày chưa rõ ràng, chưa chính xác. Để phát huy tính sáng tạo của HS, GV nên gợi ý cho HS chủ động thiết kế bộ sưu tập bằng nhiều hình thức khác nhau, theo khả năng của các em. Hoạt động 2 GV mời một số HS giới thiệu về hát trống quân Đức Bác cho các bạn trong ...
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc cấp Tiểu học được biên soạn bám sát định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, đó là: trang bị cho HS những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản về: Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; Địa lí, dân cư, cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; Một số nội dung về kinh tế, xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống liên quan đến bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương Qua đó giúp học sinh bậc học này hiểu, biết và thực hành để có được những trải nghiệm cụ thể theo trục từ gia đình – nhà trường – xã hội trong bối cảnh, điều kiện thực tế tại địa phương
Những nội dung cần biên soạn của cấp Tiểu học được từng bước cụ thể hoá thành các chủ đề ở lớp 2 như sau:
Chủ đề Nội dung Số tiết
1 Nét đẹp văn hóa trong cộng đồng nơi em ở 6
2 Hát trống quân Đức Bác 5
6 Nghề rèn ở Bàn Mạch 5 Đánh giá định kì 2
GIỚI THIỆU TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC – LỚP 2
Tính hệ thống của bộ sách này chính là sự thống nhất trong cấu trúc của mỗi chủ đề, thể hiện ở bốn mục: Khởi động – Khám phá – Thực hành – Vận dụng Logic của 4 mục này được diễn giải như sau:
Khởi động: Khơi gợi các kiến thức, hiểu biết của học sinh liên quan đến chủ đề, định hướng cho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo
Khám phá: Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến nội dung chủ đề
Thực hành: Giúp học sinh xử lí và củng cố hoạt động nhận thức ở hai hoạt động trên qua nhiều hình thức học tập
Vận dụng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế trong nội dung chủ đề qua các hình thức: tham quan thực tế, giới thiệu, sưu tầm, đóng vai,
2.2 Các dạng chủ đề và mạch kiến thức, kĩ năng a) Các dạng chủ đề
Về cơ bản, nội dung biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc được triển khai theo trục chính, đó là:
– Có hiểu biết, kiến thức, kĩ năng để có thể ứng xử phù hợp với sự tồn tại của thế giới tự nhiên, từ cảnh quan đến môi trường sinh thái, địa lí, (chủ đề 5,6)
– Có hiểu biết, kiến thức, kĩ năng để thích ứng với những giá trị văn hoá được thừa nhận của cộng đồng (Chủ đề 1, 2, 3, 4) b) Mạch kiến thức – kĩ năng
– Đảm bảo kiến thức và kĩ năng ở 4 hoạt động cơ bản của nội dung Hoạt động trải nghiệm: hoạt động hướng vào bản thân; hoạt động hướng đến xã hội; hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp
– Đảm bảo sự tích hợp, lồng ghép với nội dung khác như: yêu quê hương, giá trị văn hoá đặc sắc của địa phương; giáo dục tư tưởng, đạo đức; xây dựng nếp sống văn minh; bảo vệ môi trường tự nhiên, yếu tố đa dạng sinh học, chất lượng môi trường sống, tìm hiểu nghề nghiệp gần gũi ở địa phương; an sinh xã hội, tôn trọng kỉ cương, nội quy nhà trường, c) Về cách trình bày Để phù hợp với nhận thức của HS, những lớp đầu cấp, sách sử dụng nhiều hình ảnh chụp thực tế, hình vẽ minh hoạ nhằm tăng cường tính trực quan, tạo cho HS sự hứng thú đối với môn học.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau:
– HS nhận biết và giới thiệu được một số nét về văn hóa trong cộng đồng nơi em ở
– HS có được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nơi công cộng.
CHUẨN BỊ
2.1 Chuẩn bị của giáo viên
– Một số hình ảnh về các nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở tỉnh Vĩnh Phúc và nơi em ở
– Tài liệu và video clip giới thiệu về nét đẹp văn hóa của Vĩnh Phúc
– Máy tính, máy chiếu để HS xem video
2.2 Chuẩn bị của học sinh
– Đồ dùng học tập: bút, giấy vẽ, hộp màu
– Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 2
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
– HS nhận biết và hiểu được thế nào là “nét đẹp văn hóa”
– HS nhận biết và nêu được một vài biểu hiện của “nét đẹp văn hóa” trong gia đình và cộng đồng b) G ợ i ý ho ạt độ ng
GV đặt câu hỏi để HS trả lời:
– Em hiểu thế nào là “nét đẹp văn hóa”?
– Kể tên một số nét đẹp văn hóa trong cộng đồng nơi em sống
GV gợi ý cho học sinh: Nét đẹp văn hóa bao gồm các hành vi đẹp, thói quen tốt; nghệ thuật dân gian; lễ hội truyền thống,…
– GV hướng dẫn HS suy nghĩ xem “nét đẹp văn hóa” còn là những yếu tố nào trong cộng đồng và trong cuộc sống hằng ngày nữa
– GV khuyến khích HS tham gia trả lời
– HS biết được một số biểu hiện của nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở Vĩnh Phúc
– HS biết được một số biểu hiện của nét đẹp văn hóa trong cuộc sống hằng ngày ở Vĩnh Phúc b) G ợ i ý ho ạt độ ng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở Vĩnh Phúc
– GV cho HS quan sát các bức ảnh trang 5, 6 và đặt câu hỏi:
Nêu các hoạt động của người Vĩnh Phúc trong các hình dưới đây
GV hướng dẫn HS quan sát các ảnh và trả lời câu hỏi
– HS quan sát ảnh số (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), đọc các ghi chú dưới ảnh và trả lời câu hỏi
Những ảnh số (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) mô tả các nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở tỉnh Vĩnh Phúc Đó là các hoạt động lễ hội (Lễ hội Tây Thiên); thói quen sinh hoạt tốt đẹp (người cao tuổi tập dưỡng sinh, hội khỏe Phù Đổng,…); hành động đẹp (Quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung, hoạt động “đền ơn đáp nghĩa),…
GV phân tích thêm về ý nghĩa của các hoạt động, nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở Vĩnh Phúc
Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK:
– Ngoài các hoạt động trên, em còn biết các nét đẹp văn hóa nào khác trong cộng đồng nơi em ở? Kể tên các nét đẹp văn hóa đó
GV chốt ý: Những nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở tỉnh Vĩnh Phúc rất đa dạng, phong phú: các hành vi đẹp, thói quen tốt; nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống,…
Hoạt động 2 Tìm hiểu nét đẹp văn hóa trong cuộc sống hằng ngày
GV cho HS đọc yêu cầu trang 7 và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
– Quan sát các hình dưới đây và mô tả hành vi của các bạn trong mỗi hình
GV cho HS quan sát hình và nhận xét Sau đó, GV chốt ý:
Hình ảnh minh họa trong bài là những ví dụ điển hình thể hiện hành động đẹp của các cá nhân trong gia đình và cộng đồng Trong đó, hình 1 thể hiện sự hiếu thảo, kính trọng ông bà; hình 2 thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng lũ Những hành động này góp phần xây dựng một gia đình hòa thuận, ấm ấp và một cộng đồng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn.
GV đặt câu hỏi mở rộng, yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời:
– Trong gia đình, em đã làm được những việc gì để thể hiện là người con ngoan, lễ phép với ông bà, cha mẹ?
– Trong cộng đồng, em đã làm gì để thể hiện tinh thần tương thân, tương ái trước những hoàn cảnh khó khăn?
GV cho HS suy nghĩ, trả lời theo quan điểm của cá nhân các em Sau đó, GV nhận xét, khen ngợi và chuyển hoạt động
Hoạt động 3 Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa trong cộng đồng tỉnh Vĩnh Phúc
GV cho HS đọc yêu cầu ở trang 8 và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
– Quan sát ảnh, nêu những nét đẹp văn hóa trong cộng đồng tỉnh Vĩnh Phúc
GV hướng dẫn HS quan sát các ảnh và trả lời câu hỏi
HS quan sát ảnh số (1), (2), (3), (4), đọc các ghi chú dưới ảnh và trả lời câu hỏi
– Các ảnh số (1), (2), (3), (4) mô tả các nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở tỉnh Vĩnh Phúc Đó là các hoạt động hội (Hội vật làng Hà); các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống (nghệ thuật Chèo truyền thống; nghi lễ Tết Nhảy của người Dao Quần Chẹt); di tích quốc gia đặc biệt (Tháp Bình Sơn),…
GV phân tích thêm về ý nghĩa của các hoạt động, nét đẹp văn hóa trong cộng đồng ở Vĩnh Phúc
Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK:
– Theo em, chúng ta nên làm gì để góp phần giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa của người Vĩnh Phúc
GV chốt ý: Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, những di sản của cha ông để lại là việc làm cần thiết của mỗi chúng ta
– HS biết được thế nào là các hành vi ứng xử đúng và chưa đúng trong gia đình và cộng đồng
– Từ đó, HS có cách ứng xử, hành vi phù hợp, có văn hóa trong gia đình và cộng đồng b) Gợi ý hoạt động
GV cho HS đọc câu lệnh trang 9:
– Nêu các hành vi, cách ứng xử đúng và chưa đúng trong các hình dưới đây và giải thích tại sao
GV cho HS quan sát các hình minh họa ở trang 9 và chọn hình ảnh phù hợp
HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh và gợi ý cách lựa chọn Sau đó, GV nhận xét, chốt ý:
– Những hành vi, cách ứng xử đúng: (1), (4), (5)
– Những hành vi, cách ứng xử chưa đúng: (2), (3), (6)
GV cho HS đọc yêu cầu trang 10 và hướng dẫn HS cùng chia sẻ với thầy cô và bạn bè về các hành vi, lối sống đẹp trong gia đình và cộng đồng ở địa phương
GV gợi ý, hướng dẫn, khuyến khích HS chia sẻ về các hành vi, lối sống đẹp trong gia đình và cộng đồng
– HS biết giới thiệu, thuyết trình về nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa ở địa phương
– HS có hiểu biết và biết giới thiệu về một loại hình nghệ thuật truyền thống ở Vĩnh Phúc b) G ợ i ý ho ạt độ ng
GV chia HS theo nhóm, yêu cầu HS chuẩn bị một số ảnh chụp, bài báo, video clip về nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa có ở địa phương em Cả nhóm cùng chuẩn bị, thảo luận đưa ra phương án và cử đại diện đóng vai hướng dẫn viên du lịch trình bày trước lớp
GV đọc câu lệnh trang 11, yêu cầu HS giới thiệu về một loại hình nghệ thuật truyền thống ở Vĩnh Phúc
GV khuyến khích HS thực hiện hoạt động này để hình thành kiến thức, kĩ năng cho mỗi cá nhân GV hướng dẫn HS giới thiệu tuần tự theo từng bước: a) Tên loại hình nghệ thuật; b) Nơi biểu diễn; c) Điểm đặc biệt
+ Tên loại hình nghệ thuật: Chèo – Loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu của Vĩnh Phúc
Ngày nay, chèo được công diễn rộng rãi ở các sân khấu lớn trong và ngoài nước, thay vì những sân đình, chùa hay gia đình quyền quý như trước đây Khi biểu diễn ngoài trời, sân khấu thường chỉ là chiếc chiếu trải ngoài sân, treo màn nhỏ đằng sau, diễn viên ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn đế, còn nhạc công thì ngồi giữa.
+ Điểm đặc biệt: Chèo là một loại thể văn hóa dân gian đặc sắc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc Cũng chính vì nội dung tư tưởng lành mạnh đó mà trong chèo có đầy đủ các thể loại văn học: trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn, Vĩnh Phúc nằm trong chiếng chèo xứ Đoài là một trong 4 tiếng chèo cổ (chiếng chèo Đông, chiếng chèo Nam, chiếng chèo Bắc) Chèo Vĩnh Phúc đại diện tiêu biểu cho văn hóa dân gian của tỉnh Vĩnh Phúc
Chủ đề 2 HÁT TRỐNG QUÂN ĐỨC BÁC
Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau:
HS biết được thời gian, địa điểm tổ chức và một số đặc điểm của hát trống quân Đức Bác
– HS biết mô tả, giới thiệu đơn giản về hát trống quân Đức Bác
– HS yêu quê hương, đất nước và tự hào về nghệ thuật dân gian truyền thống của tỉnh Vĩnh Phúc
2.1 Chuẩn bị của giáo viên
– Tài liệu liên quan đến nghệ thuật dân gian truyền thống nói chung như: Chèo, múa rối nước, hát ca trù, một số bài hát dân ca…
Tài liệu về hát trống quân Đức Bác cung cấp nhiều nội dung phong phú Bạn có thể tìm thấy hình ảnh, bài hát, video clip về hát trống quân nói chung và hát trống quân Đức Bác nói riêng Ngoài ra, tài liệu còn cung cấp bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc, nơi phát triển loại hình nghệ thuật này.
2.2 Chuẩn bị của học sinh
– Đồ dùng học tập: bút, hộp màu
– Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 2
– HS nhận biết sơ bộ về nghệ thuật dân gian truyền thống, các làn điệu dân ca của Việt Nam b) G ợ i ý ho ạt độ ng:
* GV cho học sinh xem các hình ảnh, video clip về các làn điệu dân ca của VN, hoặc các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: Chèo, múa rối nước, hát ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh, hát trống quân….và đặt ra các câu hỏi:
– Kể tên các làn điệu dân ca mà em được biết? (Gợi ý: Gà gáy (dân ca Cống Khao), Lý cây bông (dân ca Nam bộ), Cò lả (dân ca quan họ Bắc Ninh)…) – Kể tên một số nghệ thuật dân gian truyền thống mà em biết?
* GV cho học sinh xem một đoạn video clip (hoặc một bức ảnh về hát trống quân Đức Bác)
* GV gợi ý cho HS quan sát và ghi nhớ các hình ảnh chẳng hạn: người tham gia hát trống quân gồm có nam và nữ, họ sử dụng nhạc cụ trống con để vừa hát vừa gõ trống, chú ý miêu tả trang phục của người tham gia hát trống quân
– HS biết được địa điểm, thời gian tổ chức hát trống quân Đức Bác
– HS biết được ý nghĩa của hát trống quân Đức Bác b) G ợ i ý ho ạt độ ng
* GV cho HS đọc nội dung và quan sát hình ảnh trong sách (trang 13) Sau đó,
GV đặt câu hỏi gợi mở liên quan đến nội dung chủ đề như:
– Hát trống quân Đức Bác được tổ chức vào thời gian nào?
– Hát trống quân Đức Bác diễn ra ở những địa điểm nào?
– Ý nghĩa của hát trống quân Đức Bác?
* GV khuyến khích HS tham gia trả lời GV có thể gợi ý HS quan sát hình ảnh ở trang 12, ảnh số (1), (2) ở trang 13 và ảnh số (1), (2) trang 14 để trả lời
– Hát trống quân Đức Bác được tổ chức vào mùa xuân (từ mồng 01 đến mồng 03 tháng Hai âm lịch)
– Hát trống quân Đức Bác thường được người dân tổ chức biểu diễn từ bãi sông rồi đi dần vào đến đình làng