1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận Quản trị tài chính: Tìm hiểu về công tác quản trị hàng tồn kho tại Walmart

45 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài thảo luận Quản trị tài chính: Tìm hiểu về công tác quản trị hàng tồn kho tại Walmart. Trong bối cảnh này, Walmart, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi tiếng với quy mô hoạt động mà còn với cách mà họ quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả. Tại Walmart, công tác quản trị hàng tồn kho không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lợi nhuận mà còn là yếu tố cơ bản giúp họ duy trì sự cạnh tranh trong thị trường ngày càng cạnh tranh. Do đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về công tác quản trị hàng tồn kho tại Walmart” để tìm hiểu về cách mà Walmart thực hiện quản trị hàng tồn kho, những chiến lược, công nghệ và quy trình mà họ áp dụng để đạt được sự hiệu quả và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Khoa Hệ thống thông tin kinh tế & Thương mại điện tử

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONGDOANH NGHIỆP 2

1.1 Những khái niệm liên quan đến quản trị hàng tồn kho 2

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho 2

1.1.2 Khái niệm quản trị hàng tồn kho 2

1.2 Phân loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp 2

1.3 Chức năng của quản trị hàng tồn kho 3

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ 4

1.5 Các chi phí liên quan đến quản trị hàng tồn kho 5

1.5.1 Chi phí mua hàng (Cmh) 5

1.5.2 Chi phí đặt hàng (Cđh) 5

1.5.3 Chi phí lưu kho (Ctt) 6

1.5.4 Chi phí khác 6

1.6 Các mô hình quản trị hàng tồn kho 7

1.6.1 Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ - Basic Economic Order Quantity Model) 7

1.6.2 Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất (POQ — Production OrderQuantity Model) 8

1.6.3 Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM - Quantity discount model) 10

1.6.4 Mô hình quản lý hàng tồn kho ABC 11

1.6.5 Mô hình hàng tồn kho do nhà cung cấp quản lí (Vendor-ManagedInventory-VMI) 12

1.7 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của quản trị hàng tồn kho 13

1.7.1 Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng 13

1.7.2 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho 13

1.7.3 Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠIWALMART 15

2.1 Giới thiệu chung về Walmart 15

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 15

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 17

Trang 3

2.1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh 21

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh gần đây 22

2.2 Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại Walmart 25

2.2.1 Phân tích số liệu về hàng tồn kho của Walmart 25

2.2.2 Phân loại hàng tồn kho của Walmart 28

2.2.3 Các phương pháp quản trị tồn kho của Walmart 29

2.2.4 Các công cụ Walmart sử dụng để quản trị tồn kho 32

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦAWALMART VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊHÀNG TỒN KHO CỦA WALMART 35

3.1 Đánh giá về công tác quản trị hàng tồn kho của Walmart 35

3.1.1 Ưu điểm 35

3.1.2 Hạn chế 35

3.2 Giải pháp 36

3.2.1 Định hướng phát triển của Walmart trong thời gian tới 36

3.2.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại Walmart .37KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong thế kỷ 21, quản trị hàng tồn kho không chỉ là một khía cạnh quan trọngcủa hoạt động kinh doanh mà còn là một yếu tố quyết định sự thành công của cácdoanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành bán lẻ Trên bề mặt, việc quản lý hàng tồn khocó thể dường như đơn giản, nhưng thực tế, nó đòi hỏi sự phối hợp và tính toán kỹlưỡng từ việc mua hàng, lưu kho, đến phân phối sản phẩm.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, thương mại thì công tác quản trị hàng tồn kholà một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt Công tác quản trị hàng tồnkho được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cho việc tồn trữnguyên vật liệu, tránh được việc chiếm dụng nhiều đối với hàng tồn kho, giảm chi phícho việc thuê mướn mặt bằng, thuê kho để cất trữ nguyên vật liệu Đồng thời đảmbảo việc cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiếu hụt nguyên vật liệudẫn đến đình trệ dây chuyền sản xuất, thiếu hụt thành phẩm cung ứng cho thị trườngdẫn đến giảm lợi nhuận hay mất khách hàng, mất thị trường.

Quản trị hàng tồn kho là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý doanhnghiệp phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý vào thực tiễn hoạt độngcủa doanh nghiệp mình Bên cạnh đó, hàng tồn kho lại bao gồm rất nhiều thành phầnvới đặc điểm khác nhau, số lượng khác nhau, mỗi thành phần lại có độ tương thíchkhác nhau Vì thế, doanh nghiệp cần luôn quan tâm đến hoạt động quản trị hàng tồnkho trong doanh nghiệp.

Trong bối cảnh này, Walmart, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thếgiới, không chỉ nổi tiếng với quy mô hoạt động mà còn với cách mà họ quản lý hàngtồn kho một cách hiệu quả Tại Walmart, công tác quản trị hàng tồn kho không chỉđóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lợi nhuận mà còn là yếu tố cơ bản giúp họduy trì sự cạnh tranh trong thị trường ngày càng cạnh tranh Do đó, nhóm chúng em đã

lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về công tác quản trị hàng tồn kho tại Walmart” để tìm

hiểu về cách mà Walmart thực hiện quản trị hàng tồn kho, những chiến lược, côngnghệ và quy trình mà họ áp dụng để đạt được sự hiệu quả và linh hoạt trong hoạt độngkinh doanh của mình.

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONGDOANH NGHIỆP

1.1 Những khái niệm liên quan đến quản trị hàng tồn kho

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho

Từ khi có sản xuất và lưu thông hàng hóa, hàng tồn kho xuất hiện như là mộthiện tượng tất yếu, khách quan Theo Các Mác thì tồn kho hay dự trữ hàng hóa là mộtsự cố định và độc lập hóa hình thái của sản phẩm Như vậy, sản phẩm đang trong quátrình mua bán và cần thiết cho quá trình mua bán là nằm trong hình thái tồn kho.

Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra saucùng Nói cách khác, tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra đểbán và những thành phần tạo nên sản phẩm Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kếtgiữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạnchiếm tỷ trọng lớn có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

Hàng tồn kho hay hàng lưu kho là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặcchính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữ trongkho Nếu biết quản trị hàng tồn kho đúng cách có thể làm giảm các khoản chi phí vàtăng lợi nhuận cho công ty.

Tóm lại, tồn kho là bất kỳ nguồn nhàn rỗi nào được giữ để sử dụng trong tươnglai dù ở đầu vào hay đầu ra của một doanh nghiệp, là những tài sản doanh nghiệp lưugiữ để sản xuất hoặc bán ra sau này

1.1.2 Khái niệm quản trị hàng tồn kho

Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lý để thiết lập kếhoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phép vật tư nhằm sử dụng tốtnhất các nguồn lực nhằm phục vụ cho khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanhnghiệp.

Quản trị hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân chuyển hàng tồn kho thông

Trang 6

1.2 Phân loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp

- Phân loại theo mục đích sử dụng và công dụng của hàng tồn kho:

+ Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: toàn bộ là hàng được dự trữ để phục vụ trựctiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu bán thành phẩmcông cụ dụng cụ gồm cả giá trị sản phẩm dở dang

+ Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữphục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hóa thành phẩm

- Phân loại theo nguồn hình thành:

+ Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhàcung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấpthuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa cácđơn vị trực thuộc trong cùng một công ty tổng công ty.

+ Hàng tồn kho tự gia công: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp sản xuấtgia công tạo thành.

+ Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác

- Phân loại tồn kho theo nhu cầu sử dụng: bao gồm hàng tồn kho cho sản xuất kinh

- Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản: có hàng trong danh doanh nghiệp và

hàng ngoài doanh nghiệp.

- Theo chuẩn mực 02, hàng tồn kho được phân thành:

+ Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán

+ Sản phẩm dở dang và chi phí dịch vụ chưa hoàn thành.+ Hàng hóa để mua bán.

Trang 7

1.3 Chức năng của quản trị hàng tồn kho

Đảm bảo nguồn hàng: Đảm bảo hàng hóa luôn đủ để đáp ứng thị trường, không

bị gián đoạn Đáp ứng nhu cầu đột biến của thị trường, thay đổi trong nhu cầu tiêudùng, hoặc các tình huống bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh.

Tối ưu hóa chi phí: Giảm thiểu chi phí lưu kho khi giữ mức tồn kho hợp lý để tiết

kiệm chi phí lưu trữ, bảo quản, quản lý hàng hóa và tối ưu hóa chi phí mua hàng khichọn thời điểm mua hàng hợp lý, mua số lượng phù hợp để tận dụng chiết khấu, giảmgiá, tránh lãng phí.

Nâng cao hiệu quả hoạt động: Đảm bảo giao hàng đúng hạn, nâng cao tỷ lệ đáp

ứng đơn hàng làm tăng sự hài lòng của khách hàng Tốc độ quay vòng của hàng tồnkho tăng giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hơn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Giảm thiểu rủi ro: giảm thiểu rủi ro lỗi thời và rủi ro thiếu hụt hàng hóa do tính

chất có kế hoạch của quản trị hàng tồn kho

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ

Đối với mỗi loại hàng tồn kho, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn khosẽ có sự khác nhau nhất định Cụ thể như sau:

Đối với tồn kho nguyên vật liệu, vật tư:

+ Quy mô sản xuất của doanh nghiệp: Quy mô sản xuất càng lớn, nhu cầu dự trữnguyên vật liệu càng cao.

+ Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần dự trữ lượng nguyên vật liệu đủ đểđáp ứng nhu cầu sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định, đảm bảo khôngbị gián đoạn sản xuất.

+ Khả năng sẵn sàng cung ứng nguyên vật liệu của nhà cung cấp, đơn vị cungứng nguyên vật liệu: Khả năng cung ứng của nhà cung cấp ảnh hưởng đến thờigian giao hàng và rủi ro thiếu hụt nguyên vật liệu.

+ Chu kỳ giao hàng giữa doanh nghiệp với đơn vị cung ứng nguyên vật liệu: Chukỳ giao hàng càng dài, doanh nghiệp cần dự trữ lượng nguyên vật liệu càng caođể đảm bảo không bị thiếu hụt.

Trang 8

+ Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư từ nhà cung cấp, đơn vị cung ứngnguyên vật liệu đến doanh nghiệp: Thời gian vận chuyển ảnh hưởng đến thờigian giao hàng và rủi ro thiếu hụt nguyên vật liệu.

+ Xu hướng biến động giá cả của các loại nguyên vật liệu, vật tư: Doanh nghiệpcần dự trữ lượng nguyên vật liệu nhất định để tránh rủi ro giá cả biến động.

Đối với tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm:

+ Các đặc điểm và yêu cầu về công nghệ - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chếtạo sản phẩm: Các sản phẩm có quy trình sản xuất phức tạp, thời gian sản xuấtdài cần dự trữ lượng sản phẩm dở dang cao hơn.

+ Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm: Thời gian sản xuất càng dài, lượngsản phẩm dở dang càng cao.

+ Trình độ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất doanh nghiệp và trình độ của độingũ nhân viên trong doanh nghiệp

Đối với tồn kho sản phẩm, thành phẩm:

+ Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm: Doanh nghiệp cần dự trữ lượng sản phẩm thànhphẩm đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo hợp đồng.

+ Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Phối hợp tốt giúp giảmthiểu lượng sản phẩm tồn kho.

+ Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Khả năng tiêu thụsản phẩm càng cao, doanh nghiệp cần dự trữ lượng sản phẩm thành phẩm càngcao.

1.5 Các chi phí liên quan đến quản trị hàng tồn kho

1.5.1 Chi phí mua hàng (Cmh)

Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá trị mua một đơn vị.

Cmh = Tổng nhu cầu hàng tồn kho trong 1 năm x Đơn giá hàng tồn kho

Có 2 loại đơn giá: đơn giá mua (đối với hàng tồn kho mua ngoài) và đơn giá làchi phí sản xuất (đối với hàng tồn kho tự sản xuất)

1.5.2 Chi phí đặt hàng (Cđh)

Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành đơn đặt hàng

Trang 9

Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường tương đối ổn định không phụthuộc vào số lượng hàng được mua Trong mỗi kỳ kinh doanh chi phí đặt hàng thườngtỷ lệ với số lần đặt hàng trong kỳ Số lượng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặthàng trong năm tăng lên và chi phí đặt hàng do vậy cũng tăng lên và ngược lại

1.5.3 Chi phí lưu kho (Ctt)

Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dự trữ, như: chi phí về nhàcửa và kho; chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện; chi phí về nhân lực cho hoạt độngquản lý dự trữ; phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ; thiệt hại hàng dự trữ do mấtmát… Chi phí này phụ thuộc vào lượng hàng hóa mua vào Nếu khối lượng hàng đặtmua mỗi lần lớn, thì chi phí lưu kho tăng và ngược lại Tỷ lệ từng loại chi phí phụthuộc vào loại hình doanh nghiệp, địa điểm phân bố, lãi suất hiện hành

Thông thường chi phí lưu kho hàng năm chiếm xấp xỉ 40% giá trị hàng dự trữ:

Ctt = (Q/2)H

Trong đó: Ctt: chi phí tồn trữ trong năm

H : chi phí tồn trữ 1 đơn vị hàng trong 1 đơn vị thời gian

Chúng ta cần phân biệt 2 thuật ngữ : tổng chi phí của hàng tồn kho và tổng chiphí

về hàng tồn kho:

- Tổng chi phí của hàng tồn kho = Cdh + Ctt + Cmh- Tổng chi phí về hàng tồn kho = Cdh + Ctt

1.5.4 Chi phí khác

Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: Đây là chi phí cơ hội do doanh nghiệp hết

một loại hàng nào đó mà khách hàng có nhu cầu Doanh nghiệp có thể xử lý tình trạnghết hàng bằng cách hối thúc một đơn đặt hàng từ người cung cấp loại hàng đó Chi phíhối thúc cho lần đặt hàng sẽ bao gồm chi phí đặt hàng bổ sung cộng với chi phí vậnchuyển (nếu có) Nếu không doanh nghiệp sẽ mất một khoản doanh thu do hết hàng.

Chi phí mất uy tín với khách hàng: đây cũng được xem là một loại chi phí cơ hộivà được xác định căn cứ vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từ việc bán hàngtrong tương lai bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì việc hết hàng gây ra.

Trang 10

Cần lưu ý rằng một số yếu tố chi phí liên quan đến việc ra quyết định về hàng tồnkho và quản lý hàng bán không tồn tại trong hệ thống kế toán hiện hành Chẳng hạnchi phí cơ hội là một yếu tố chi phí quan trọng nhưng không được ghi chép trong hệthống kế toán.

1.6 Các mô hình quản trị hàng tồn kho

1.6.1 Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ - Basic Economic Order Quantity Model)

Mô hình EOQ là một mô hình mang tính định lượng, có thể sử dụng để tìm mứctồn kho tối ưu cho doanh nghiệp Mô hình này giả thiết rằng:

- Lượng hàng mua mỗi lần trong đặt hàng là như nhau

- Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định Thời gian mua hànghay thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được hàng cũng là xác định- Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được đặt.

Giả thiết này làm cho chi phí mua hàng sẽ không ảnh hưởng đến mô hình EOQbởi vì chi phí mua hàng của tất cả các hàng hóa mua vào sẽ như nhau bất kểquy mô đơn hàng với số lượng hàng đặt là bao nhiêu.

- Không xảy ra hiện tượng hết hàng: một lý do biện hộ cho giả thiết này là ở chỗchi phí cho một lần hết hàng là quá đắt Chúng ta phải luôn duy trì một lượngtồn kho thích hợp để đảm bảo hiện tượng hết hàng không xảy ra.

Với những giả thiết này, phân tích EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội như như chiphí giảm doanh thu do hết hàng, chi phí mất uy tín với khách hàng, chi phí gián đoạnsản xuất Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phíbảo quản.

Tổng chi phí tồn kho = Tổng chi phí đặt hàng + Tổng chi phí bảo quản= (D/EOQ) x P + (EOQ/2) x C

Theo lý thuyết về mô hình số lượng hàng đặt có hiệu quả thì:

EOQ = 2 DPC

Trong đó:

EOQ: Số lượng hàng đặt có hiệu quả

D: Tổng nhu cầu số lượng một loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất địnhP: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng

Trang 11

C: Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho Sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ có dạng:

Trang 12

1.6.2 Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất (POQ — Production OrderQuantity Model)

Mô hình POQ được sử dụng để xác định lượng đặt hàng tối ưu cho các sản phẩmđược sản xuất theo chu kỳ Mô hình này dựa trên giả định rằng nhu cầu hàng hóa là cốđịnh và sản xuất được thực hiện theo từng đợt.

Mô hình được áp dụng khi được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưađến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kếthết Hoặc áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanhnghiệp tự sản xuất lấy vật tư đề dùng Trong những trường hợp này cần phải quan tâmđến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng.

Trong mô hình POQ, các tác giả thiết kế về cơ bản giống như mô hình EOQ,điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến

Giả thiết của mô hình:

- Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng của một loại vật liệu cóthể ước lượng được.

- Không sử dụng tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất (p),vật liệu được sử dụng ở mức đồng nhất (d) và tất cả vật liệu được dùng hết toànbộ khi đơn hàng kế tiếp về đến.

- Nếu hết tồn kho thì sự đáp ứng khách hàng và các chi phí khác không đáng kể.- Không có chiết khấu theo số lượng.

Trang 13

- Mức cung cấp (p) lớn hơn mức sử dụng (d) Công thức:

POQ =

C (1 −2 DPpr)

Trong đó:

D: Nhu cầu hàng hóa hàng ngàyP: Tỷ lệ sản xuất hàng ngàyC: Chi phí đặt hàng mỗi lầnr: Thời gian sản xuất

Q: Lượng đặt hàng tối ưuƯu điểm:

+ Đơn giản và dễ quản lý.+ Giúp giảm chi phí đặt hàng.Nhược điểm:

+ Có thể dẫn đến tình trạng tồn kho quá mức hoặc thiếu hụt hàng hóa.+ Không phù hợp với các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ biến động

1.6.3 Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM - Quantity discount model)

Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM) là mô hình dự trữ có tính đến sự thay đổicủa giá cả phụ thuộc vào khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng Việc khấu trừ theosố lượng thực chất là giảm giá hàng hóa khi khách hàng mua loại hàng nào đó với mộtsố lượng lớn.

Để xác định được lượng hàng tối ưu trong một đơn hàng ta thực hiện 4 bước sau:- Bước 1: Xác định mức sản lượng tối ưu ở từng mức khấu trừ

Trong đó:

QDM=I × Pr2 DS

D = Nhu cầu tính theo đơn vị (hàng năm)S = Chi phí đặt hàng

Pr là giá mua hàng hoá

I là tỉ lệ % chi phí dự trữ tính theo giá mua hàng hoá

Trang 14

- Bước 2: Điều chỉnh sản lượng những đơn hàng không đủ điều kiện lên mức sảnlượng phù hợp Nếu lượng hàng thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giákhấu trừ, cần điều chỉnh lượng hàng lên đến mức tối thiểu Còn nếu lượng hàngcao hơn thì điều chỉnh xuống bằng mức tối đa.

- Bước 3: Tính tổng chi phí theo mức sản lượng đã điều chỉnh- Bước 4: Chọn Q* có tổng mức phí hàng dự trữ thấp nhất

Mô hình khấu trừ theo sản lượng QDM bị áp chế trong áp dụng khi chỉ phù hợpcho bên mua (hoặc nhận hàng một lần hoặc nhận hàng nhiều lần) trong điều kiện giámua hàng hóa thay đổi theo lượng mua mỗi lần.

+ Đối với nhà cung cấp: Cần có nguồn vốn để cung cấp chiết khấu cho kháchhàng, cần có hệ thống quản lý kho hàng hiệu quả, cần có kế hoạch sản xuất hiệuquả để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

1.6.4 Mô hình quản lý hàng tồn kho ABC

Phân tích ABC là một kỹ thuật quản lý hàng tồn kho phổ biến được sử dụng đểphân loại các mặt hàng dựa trên giá trị và tầm quan trọng của chúng đối với doanhnghiệp Phương pháp này giúp nhà quản trị tập trung nguồn lực vào những mặt hàngquan trọng nhất, từ đó tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và lợi nhuận.

Các đơn vị lưu giữ hàng tồn kho (SKU) quan trọng nhất, dựa trên khối lượng bánhàng hoặc lợi nhuận, là các mặt hàng “Nhóm A”, quan trọng nhất tiếp theo là Nhóm Bvà ít quan trọng nhất là Nhóm C Một số công ty có thể lựa chọn hệ thống phân loạisản phẩm thành nhiều nhóm hơn (A-F chẳng hạn)

Trang 15

Nhóm A: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất, với giátrị từ 70 – 80% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về mặt số lượng chúng chỉ chiếm15% tổng số hàng dự trữ.

Nhóm B: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm ở mức trung bình,với giá trị từ 15% – 25% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về sản lượng chúngchiếm khoảng 30% tổng số hàng dự trữ.

Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, khoảng 5% tổng giá tricác loại hàng dự trữ, tuy nhiên số lượng chúng chiếm khoảng 55~ so với tổng số loạihàng dự trữ.

Nhà quản trị sản xuất có thể tiến hành phân tích hàng tồn kho ABC bằng cáchnhân doanh thu hàng năm của một mặt hàng nhất định với chi phí của nó Kết quả sẽcho biết hàng hóa nào nên được ưu tiên cao và hàng hóa nào mang lại lợi nhuận thấp,nhờ đó biết được cần tập trung nguồn nhân lực và vốn vào đâu.

Công thức để phân tích hàng tồn kho ABC: (Số lượng mặt hàng đã bán hàngnăm) x (Giá mỗi mặt hàng) = (Giá trị sử dụng hàng năm trên mỗi sản phẩm)

+ Quản lý hiệu quả: Cần có hệ thống quản lý kho hàng hiệu quả để theo dõi vàkiểm soát mức tồn kho, cần có đội ngũ nhân viên có chuyên môn và kinhnghiệm quản lý hàng tồn kho.

Trang 16

1.6.5 Mô hình hàng tồn kho do nhà cung cấp quản lí (Vendor-Managed VMI)

Inventory-Mô hình hàng tồn kho do nhà cung cấp quản lí là một mô hình kinh doanh trongđó nhà cung cấp (vendor) chịu trách nhiệm quản lý và tối ưu hóa mức tồn kho của sảnphẩm họ cung cấp cho khách hàng (buyer).

Trang 17

1.7 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của quản trị hàng tồn kho

1.7.1 Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng

Tỷ lệ lấp đầy đơn hàng: Tỷ lệ này cho biết phần trăm đơn hàng được đáp ứng đầyđủ và đúng hạn Mức tỷ lệ cao thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt củadoanh nghiệp, đồng thời tăng uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường

Thời gian giao hàng: Thời gian trung bình từ khi khách hàng đặt hàng đến khinhận được hàng Thời gian giao hàng ngắn cho thấy dịch vụ khách hàng tốt hơn.

Tỷ lệ hủy đơn hàng: Tỷ lệ đơn hàng bị khách hàng hủy do không đáp ứng đượcyêu cầu về thời gian hoặc số lượng Tỷ lệ hủy đơn hàng cao thể hiện sự thiếu hiệu quảtrong quản trị hàng tồn kho.

1.7.2 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho

Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị xác định tỷ trọng của giá trị hàng tồn kho trongtổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, từ đó biết được mức độ doanh nghiệp đầu tư vàohàng tồn kho.

Chỉ tiêu này được tính bằng công thức sau:

Tỷ lệ hàng tồn kho = Giá trị hàng tồn kho / Tổng giá trị tài sản

Doanh nghiệp cần so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ kinh doanh để theo dõi, đánhgiá sự biến động của mức độ đầu tư vào hàng tồn kho.

Tỷ lệ hàng tồn kho cao có thể dẫn đến một số rủi ro như: Tăng chi phí lưu kho;hàng hóa lỗi thời, hư hỏng; khó khăn trong việc quản lý Tỷ lệ hàng tồn kho thấp cóthể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầucủa khách hàng Doanh nghiệp cần lập và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục hàngtồn kho (hàng lưu trong kho, hàng gửi đi bán, hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhậpkho) giữa các kỳ để tìm hiểu sự biến động của từng khoản mục chi tiết này sau khi đãloại trừ ảnh hưởng từ giá cả

1.7.3 Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho

Tỷ lệ sai lệch kiểm kê: Tỷ lệ này cho biết mức độ sai lệch giữa số lượng hàng tồnkho thực tế và số lượng ghi chép trong sổ sách Tỷ lệ sai lệch thấp thể hiện độ chính

Trang 18

Tỷ lệ sai lệch kiểm kê = (Giá trị hàng tồn kho sai lệch / Giá trị hàng tồn kho kiểm kê)x 100%

Tỷ lệ lỗi trong việc theo dõi hàng hóa: Tỷ lệ này cho biết mức độ thường xuyênxảy ra lỗi trong quá trình theo dõi và cập nhật thông tin về hàng tồn kho Tỷ lệ lỗi thấpthể hiện hệ thống quản lý hàng tồn kho hiệu quả.

Tỷ lệ lỗi theo dõi hàng hóa = (Số lần xảy ra lỗi / Số lần theo dõi) x 100%

Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho là một công cụ quantrọng giúp nhà quản trị đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hàng tồnkho Doanh nghiệp cần quan tâm và thực hiện các biện pháp để nâng cao độ chính xáccủa báo cáo tồn kho, từ đó cung cấp thông tin chính xác cho nhà quản trị và nâng caohiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài các tiêu chí trên, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các tiêu chí khác phùhợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh và mục tiêu quản trị hàng tồn kho của mình.Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của quản trị hàng tồn kho cần được thực hiện thườngxuyên để giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các giải pháp cảithiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho, từ đó nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu kháchhàng, giảm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận.

Trang 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHOTẠI WALMART

2.1 Giới thiệu chung về Walmart

Theo Liên đoàn Bán lẻ đa Quốc gia Mỹ (2023), Walmart không là chuỗi bán lẻlớn nhất ở Mỹ với doanh thu gần 500 tỷ USD mà còn là nhà bán lẻ lớn nhất thế giớivới doanh thu toàn cầu của công ty vượt 600 tỷ USD trong năm 2022 Được thành lậpvào năm 1962 tại Rogers, Arkansas (Mỹ), doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình này lànơi sử dụng lao động đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, với hơn 2 triệu nhân viên toàn thờigian - cao hơn nhiều so với một số đơn vị thuộc chính phủ như Indian Railways(Đường sắt Ấn Độ) và National Health Service (NHS - Dịch vụ Y tế Quốc gia củaVương quốc Anh) Walmart có tổng số khoảng 10.623 siêu thị bán lẻ trên khắp thếgiới tính đến ngày 31/3/2023 và gần 600 kho hàng của Sam’s Club Sam's Club cũngđang trong quá trình mở rộng, với kế hoạch mở hơn 30 cửa hàng mới ở Mỹ Giá cổphiếu của nhà bán lẻ này đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2023 và ngày 30/1,Walmart đã công bố chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 3:1.

Walmart có trụ sở chính tại thành phố Bentonville, bang Arkansas, Hoa Kỳ và cótổng số khoảng 10.623 siêu thị bán lẻ và 380 trung tâm phân phối hàng hóa trên khắpthế giới tính đến ngày 31/3/2023 Như vậy tính chung Walmart vận hành 11.003 cửahàng Ngoài ra, Walmart sở hữu chuỗi siêu thị Todo Dias tại Brazil, siêu thịNeighborhood Markets tại Trung Quốc, cửa hàng rau quả và đồ may mặc ASDA ởAnh cũng như siêu thị Amigo tại Puerto Rico Walmart đồng thời nắm 26% cổ phầntại siêu thị Seiyu, một doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu của Nhật Tính chung, khoảnghơn 25% các cửa hàng, siêu thị của Walmart ở bên ngoài nước Mỹ Hoạt động ở nướcngoài đóng góp khoảng 18,5% tổng doanh thu

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1945, Sam Walton quyết định bước vào lĩnh vực bán lẻ Hai mươi bảy tuổi,với số tiền 20.000 USD vay từ người cha vợ và 1000 USD tiết kiệm, Walton quyếtđịnh mua một cửa hàng tạp hóa nhỏ có tên gọi Ben Franklin ở New Port.

Cửa hàng này là một "franchise" (cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhượng

Trang 20

công vang dội của Walton trong ngành bán lẻ Bằng cách nhập hàng giảm giá về đểbán, mở cửa muộn hơn những nơi khác, mua hàng với giá si từ những nhà cung cấp rẻnhất, chỉ trong một thời gian ngắn, Walton đã đưa cửa hàng này dẫn đầu về doanh thuvà lợi nhuận trong một khu vực gồm sáu bang là địa bàn hoạt động của ButlerBrothers.

Thấy cửa hàng của Wakon có vẻ ăn nên làm ra, chủ nhà đã hủy hợp đồng thuênhà và lấy lại cửa hàng cho người con trai của mình Bị đẩy khỏi lĩnh vực kinh doanhmột cách đột ngột, nhưng Walton không hề chùn bước Ông mở một cửa hàng BenFranklin khác ở Bentonville, Arkansas và gọi nó là Walton Five and Dime (Năm xu vàmột hào) Từ thành công của cửa hàng này, Walton mở thêm cửa hàng thứ hai ởFayetteville, Arkansas Cửa hàng không phải là một franchise của Ben Franklin nhưngcũng thành công không kém Năm 1962, Walton tiếp tục mở rộng hoạt động và cótổng cộng 16 cửa hàng ở Arkansas, Missouri và Kansas Cũng chính trong thời gianmở rộng này, Walton đã áp dụng phương thức chia lợi nhuận cho các nhà quản lý bằngcách cho họ các quyền hội viên hạn chế Mục đích của Walton khi áp dụng mô hìnhnày là nhằm khuyến khích nhân viên và xây dựng lòng trung thành của họ Sau đó,chuỗi cửa hàng mang tên Walmart tiếp tục mọc lên ở nhiều nơi khác trên toàn nướcMỹ và đến năm 1969 Công ty Walmart Stores Inc chính thức ra đời Ba năm sau,công ty này được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Trong những năm đầu hoạt động, Walton tìm cách đặt các cửa hàng chỉ xa trungtâm phân phối của công ty không quá một ngày lái xe để có thể đảm bảo cung ứnghàng kịp thời cho khách hàng Trong giai đoạn 1970-1980, doanh thu của Walmarttăng từ 313 triệu USD lên 1,2 ti USD và số cửa hàng của công ty này cũng tăng lên 8,5lần Năm 1983, Walton quyết định mở thêm một chuỗi cửa hàng khác có tên gọi Sam'sClub, hoạt động song song với Walmart và chi dành riêng cho những khách hàng cóđăng ký trở thành thành viên Sam's Club cũng thành công không kém Walmart và nayđã mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn nước Mỹ.

Đến năm 1990, Walmart trở thành công ty bán lẻ đứng đầu nước Mỹ, nhưngWalton còn muốn Walmart phải có mặt ở nhiều nơi trên thế giới

Trang 21

Năm 1991, Walmart đánh dấu việc thảm nhập thị trường thế giới bằng một củahàng ở Mexico City Từ đó, Walmart không ngừng bảnh trướng hoạt động trên cả thịtrưởng Mỹ lan ở nước ngoài.

Hiện nay, Walmart vẫn là công ty bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, đồng thời là công tysử dụng nhiều lao động nhất ở Mỹ, Mexico và Canada với doanh thu hàng năm đạttrên 300 ti USD Các cửa hàng Sam's Club cũng đạt doanh thu gần 40 ti USD mỗi nămvà đang tiếp tục mở rộng ra nhiều thị trường quốc tế Nếu xem Walmart như một nềnkinh tế thì nền kinh tế này đứng thứ 300 trên thế giới về quy mô

Doanh thu của Walmart hiện đang tăng trưởng với tốc độ 10%/năm và dự báo sẽđạt con số 500 tỷ USD trong vòng một thập niên tới.

Những giai đoạn phát triển đáng chú ý của Wal mart+ 1962: Mở cửa hàng đầu tiên tại Arkansas, Mỹ.

+ 1970: Cổ phiếu Walmart niêm yết trên thị trường chứng khoán.

+ 1977: Forbes đã xếp hạng Walmart đứng đầu về tỷ số lợi nhuận ròng trên vốnchủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời của tài sản trong doanh nghiệp (ROA), tăngtrưởng doanh thu và lợi nhuận.

+ 1985: Tạp chí Forbes xếp Sam Walton là người giàu nhất nước Mỹ.+ 1990: Walmart trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất quốc gia.

+ 1991: Của hàng Walmart đầu tiên ở nước ngoài được mở tại Mexico City(Mexico).

+ 1997 : Walmart đạt lợi nhuận 100 tỉ USD/năm, Walmart trở thành doanhnghiệp cán mốc doanh thu 1 tỷ USD nhanh chưa từng có trước đó.

+ 1999: Walmart có 1.140.000 nhân viên, trở thành tập đoàn có số lượng ngườilàm lớn nhất thế giới.

+ 2006: Tạp chí Fortune công bố Walmart lần thứ tư liên tiếp đứng đầu danhsách 500 công ty lớn nhất thế giới và là công ty được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Khi xem xét một cơ cấu tổ chức, thường xem xét theo 3 hướng:

Trang 22

- Sự khác biệt theo chiều dọc: đề cập đến vai trò của việc ra quyết định trong

phạm vi một cơ cấu

- Sự khác biệt theo chiều ngang: đề cập đến sự phân chia chính thức của tổ chức

thành đơn vị con

- Sự thành lập các cơ chế phối hợp: là cơ chế để phối hợp các đơn vị con

● Sự khác biệt theo chiều dọc

Hướng thứ nhất là sự khác biệt theo chiều dọc bao gồm cơ chế quản lý tập trung& cơ chế quản lý phân cấp:

- Quản lý tập trung là quyết định được ban hành tập trung tại cấp cao nhất tronghệ thống quản lý và tại một điểm, thường là ở trụ sở chính.

- Quản lý phân cấp là việc ra quyết định được thực hiện ở các cấp thấp hơn tronghệ thống quản lý.

Với chiến lược quốc tế hóa, Walmart đã sử dụng cơ chế quản lý phân cấp để chỉđạo các hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.

Trong những năm đầu của thập niên 90, các nhà quản lý lâu năm tại thị trườngquốc tế của Walmart đã sử dụng cơ chế quản lý tập trung khép kín ở nhiều quốc giakhác nhau (thành lập bộ phận quốc tế ở Bentonville, Arkansas quản lý 3 khu vực ChâuÂu, Châu Á và Châu Mỹ) Cơ chế này cho thấy tính hiệu quả tại thị trường Mỹ và cácnhà quản lý đã tin rằng nó cũng sẽ cho kết quả tương tự tại thị trường quốc tế Tuynhiên, cuối những năm 90, các nhà quản lý của Walmart dã kết luận rằng phương phápnày không phục vụ họ tốt Nó làm chậm quá trình ra quyết định tại thị trường quốc tếvà gây quá tải thông tin tại trụ sở chính của Walmart dẫn đến một số quyết định khôngsinh lợi.

Sự kiện quan trọng dẫn đến sự thay đổi trong chính sách của Walmart đó là việcmua lại chuỗi siêu thị ASDA của Anh vào năm 1999 Walmart nhận thấy trụ sở chínhkhông thể ra tất cả các quyết định quan trọng cho ASDA tốt bằng các nhà quản lý ở thịtrường quốc tế vì chính những nhà quản lý ở thị trường quốc tế mới là những người cómối liên hệ chặt chẽ hơn với nền văn hóa, chính trị luật pháp và kinh tế địa phương,nên các quyết định phân cấp của họ mới có thể tạo ra các sản phẩm thích hợp hơn vớinhu cầu và sở thích của người tiêu dùng bản địa Và Walmart quyết định các nhà quản

Ngày đăng: 31/05/2024, 18:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w