Đối với bệnh nhân bệnh tim mạch nói chung và bệnh nhân timnói riêng, hoạt động công tác xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc giảm bớt gánh nặng kinh tế, cũng như tâm lý cho người bệnh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
NGUYỄN THỊ THANH VÂN - A35713
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI BỆNH NHÂN
MẮC BỆNH TIM BẨM SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
(NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN TIM MẠCH –
BỆNH VIỆN BẠCH MAI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội – Năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TIM BẨM SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
(NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN TIM MẠCH –
BỆNH VIỆN BẠCH MAI)
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hải
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân
Mã sinh viên: A35713
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Hà Nội – Năm 2023
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 31
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI CAM ĐOAN 4
MỞ ĐẦU 5
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
2.1 Mục đích nghiên cứu 6
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
3 Tổng quan nghiên cứu 7
3.1 Các nghiên cứu trong 7
3.2 Các nghiên cứu trên thế giới 9
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 12
4.1 Đối tượng nghiên cứu 12
4.2 Khách thể nghiên cứu 12
5 Phạm vi nghiên cứu 12
6 Đóng góp về lý luận và thực tiễn 12
6.1 Về lý luận 12
6.2 Về thực tiễn 13
7 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 13
7.1 Câu hỏi nghiên cứu 13
7.2 Giả thuyết nghiên cứu 13
8 Phương pháp nghiên cứu 13
8.1 Phương pháp phân tích tài liệu 13
8.2 Phương pháp quan sát 14
8.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 14
8.4 Phương pháp công tác xã hội 14
PHẦN NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ BỆNH NHÂN HẸP VAN TIM 15
1.1 Khái niệm công cụ 15
Trang 42
1.1.6 Bệnh nhân bị tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn 17
1.2 Lý thuyết được vận dụng trong đề tài 18
1.3 Chính sách, pháp luật của Nhà nước 22
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TIM MẠCH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN 24
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24
2.1.2 Khái quát về Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai 27
2.2 Thực trạng khám chữa bệnh của bệnh nhân mắc bệnh tim tại bệnh viện Bạch Mai 31
2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân mắc tim bẩm sinh 45
2.4 Nhu cầu hoạt động CTXH của bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai 49
Nhu cầu trợ giúp về tâm lý, tinh thần 50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 55
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN HỖ TRỢ BỆNH NHÂN BỊ TIM BẨM SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN 56
3.1 Mô tả về thân chủ 56
3.2 Tiến trình Công tác xã hội cá nhân 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 68
KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 70
1 Kết luận 70
2 Khuyến nghị 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 73
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 53
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới nhà trường cùng các thầy cô của Bộ môn Công tác xã hội – Trường Đại học Thăng Long đã truyền đạt kiến thức, rèn luyện kĩ năng và tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện khóa thực tập tốt nghiệp Với tất cả lòng biết ơn, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Thị Hải đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quan trọng và bổ ích không chỉ là nền tảng cho quá trình thực hiện khóa luận mà còn là hành trang cho chặng đường phía trước
Đồng thời, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến kiểm huấn viên ThS Trần Thị Minh Hằng, các cán bộ nhân viên trong phòng Công tác xã hội và Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập dữ liệu tại bệnh viện
Do kiến thức và khả năng lý luận còn nhiều hạn chế nên khóa luận vẫn còn những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được những đóng góp của các thầy giáo, cô giáo
để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô giáo Ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng Trường Đại học Thăng Long dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2023
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Vân
Trang 64
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Công tác xã hội cá nhân mắc bệnh
tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi
với sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thị Hải Những nội dung, thông tin, kết quả được sử dụng trong khóa luận đều trung thực, chính xã và đảm bảo tính khách quan
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Vân
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 75
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh tim mạch đã và đang trở thành gánh nặng cho xã hội, kéo theo nhiều hệ lụy trong đời sống Theo WHO - Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người tử vong do mắc các bệnh lý về tim và mạch máu, chiếm tỷ lệ cao nhất so với tất
cả các nhóm bệnh lý khác Cứ mỗi 2 giây sẽ có một người chết vì bệnh tim mạch, cứ 5 giây sẽ có một người bị nhồi máu cơ tim Báo cáo của WHO cũng cho biết tỷ lệ bệnh tim mạch đang ngày càng tăng cao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Bên cạnh đó, chi phí cho khám và chữa bệnh tim mạch cũng là gánh nặng kinh tế với chi phí hàng trăm tỷ đô la mỗi năm Đầu tháng 10 năm 2018, Hội Tim mạch Việt Nam
đã tổ chức Hội nghị tim mạch với sự tham gia của hơn 2000 đại biểu trong nước và quốc
tế Trao đổi trong hội nghị, các chuyên gia cho biết Việt Nam hiện có khoảng 25% dân
số đang mắc bệnh tim mạch và 46% mắc tăng huyết áp Đáng quan ngại hơn, tỷ lệ bệnh tim mạch ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa Không chỉ vậy, theo các báo cáo trong nước
và quốc tế, chúng ta đang phải đối mặt với gánh nặng “kép” về bệnh tật Trước đây các bệnh lý tim mạch có nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn, đây là đặc trưng thường thấy ở các nước có đời sống thấp Tuy nhiên, ngày nay với sự thay đổi về mọi mặt của đời sống xã hội đã dấy lên làn sóng bệnh tật mới - bệnh tim mạch không lây nhiễm Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, trong 10 nhóm bệnh gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, nhóm bệnh mạch vành chiếm tỷ lệ cao nhất (13%) Nguyên nhân tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tim mạch gia tăng do đâu? Nguyên nhân thường gặp của bệnh lý tim mạch ở tuổi trưởng thành và trung niên: Hút thuốc, béo phì, ít vận động, căng thẳng (stress), chế độ ăn nhiều muối, chất béo, rượu bia, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường Bên cạnh đó béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề toàn cầu khi cứ 10 trẻ lại có một trẻ bị béo phì Béo phì lại dẫn đến những yếu tố nguy cơ tim mạch khác như tăng cholesterol, đái tháo đường, tăng huyết áp, và hội chứng chuyển hoá Nếu chúng ta không kiểm soát các yếu tố nguy cơ này sớm thì các bệnh lý tim mạch
sẽ xảy ra sớm ở người trẻ Ngoài ra nhóm bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện và điều trị sớm trong những năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệ bệnh lý tim mạch không nhỏ ở người trẻ
Tại Việt Nam, công tác xã hội trong y tế hay bệnh viện đã được hình thành và thể hiện qua thông tư 43/TT-Bộ Y tế về phát triển Công tác xã hội trong Bệnh viện và đang
Trang 8Bộ Y tế về việc phát triển công tác xã hội trong bệnh viện, tính đến nay đã có nhiều bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh thành lập phòng công tác xã hội, phòng Công tác
xã hội có chức năng cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho người bệnh và gia đình người bệnh góp phần vào mục tiêu xây dựng môi trường bệnh viện thân thiện, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân Công tác xã hội trong bệnh viện nhằm hướng đến phục vụ đối tượng chính là bệnh nhân thông qua việc hỗ trợ giải quyết những khó khăn tinh thần và vật chất mà người bệnh gặp phải trong quá trình chữa bệnh Sự
hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội đã làm tăng thêm sự hài lòng của người bệnh và gia đình người bệnh khi đến điều trị tại bệnh viện
Xuất phát từ những lý do khách quan trong việc lựa chọn đề tài: “Công tác xã hội
cá nhân đối với bệnh nhân Tim mạch (Nghiên cứu tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai)” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm giúp đỡ những bệnh nhân tim mạch giảm
bớt nỗi lo về các biến chứng, giúp người bệnh đảm bảo được chất lượng cuộc sống
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về bệnh tim mạch và bệnh nhân mắc bệnh hẹp van tim, tìm hiểu thực trạng của bệnh nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động hỗ trợ người bệnh tim mạch tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai, tiến hành áp dụng công
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 97
tác xã hội cá nhân hỗ trợ bệnh nhân hẹp van tim Từ đó đề xuất những giải pháp hỗ trợ hoạt động CTXH tại bệnh viện phát triển và hoàn thiện hơn
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đọc, thu thập thông tin, phân tích tài liệu, số liệu có liên quan đến vấn đề hẹp van tim, bệnh nhân mắc bệnh hẹp van tim
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng khó khăn của bệnh nhân tim mạch về kinh tế, tâm lý và sức khỏe của bệnh nhân, các hoạt động của nhân viên CTXH hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện
- Áp dụng phương pháp CTXH cá nhân hỗ trợ bệnh nhân tim mạch có hoàn cảnh khó khăn
- Đề xuất những giải pháp hỗ trợ để hoạt động CTXH tại bệnh viện đạt hiệu quả hơn
3 Tổng quan nghiên cứu
3.1 Các nghiên cứu trong nước
Công tác xã hội bệnh viện đóng vai trò cầu nối giữa người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng thông qua các hỗ trợ tiếp đón, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về các dịch vụ khám, chữa bệnh tại khoa Khám bệnh; hỗ trợ khẩn cấp cho người bệnh là nạn nhân bị bạo hành, bạo lực gia đình, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh; hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp cũng như các nghĩa vụ của người bệnh nằm nội trú như: bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội; cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh; hỗ trợ thủ tục chuyển tuyến, xuất viện… Có vai trò quan trọng như vậy cho nên nhu cầu phát triển nghề công tác xã hội trong bệnh viện là rất lớn Gần đây, có một số tác giả quan tâm đến chủ đề này
Phải kể đến nghiên cứu “Công tác xã hội trong Bệnh viện” của tác giả Trần Đình
Tuấn tại Hội thảo về Công tác xã hội tại bệnh viện do Bộ Y tế tổ chức tại Nha Trang năm 2015 đã đề cập đến quyết định của Bộ Y tế về cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong bệnh viện là một quyết định chậm nhưng đúng đắn, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, và sự hài lòng của người bệnh Ngành Y có thể góp phần vào việc xây dựng nghề công tác xã hội bằng cách mạnh dạn mở cửa bệnh viện cho sinh viên Công tác xã hội vào thực tập và sẵn sàng thuê mướn họ khi ra trường Về lâu về dài bệnh viện có thể hợp tác với các cơ sở đào tạo công tác xã hội xây dựng chương trình thực tập công tác xã hội Y khoa tại các bệnh viện Đây là mô hình đào tạo công tác xã
Trang 108
hội chuyên ngành tại các nước phát triển, chương trình đào tạo tại các trường công tác
xã hội sẽ chỉ thường tập trung cung cấp cho sinh viên kỹ năng công tác xã hội tổng quát,
có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực công tác xã hội, phần chuyên sâu các sinh viên
sẽ được học ở các cơ sở thực tập Nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của Công tác xã hội trong bệnh viện, bệnh viện và nhà trường chính là cầu nối trong việc hỗ trợ sinh viên thực tập cũng như gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường
Tiếp đến, là nghiên cứu“Công tác xã hội trong lĩnh vực Y tế: Việt Nam và bối cảnh
quốc tế” của tác giả Richard Hugman, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công tác
xã hội, đại học New South Wales, chuyên gia tư vấn UNICEF Việt Nam tiến hành khảo sát về Công tác xã hội trong ngành Y tế, các khuôn mẫu của nghề Công tác xã hội trong
hệ thống Y tế, thực trạng Công tác xã hội tại bệnh viện và các cơ sở Y tế tại Việt Nam Qua đó khẳng định Công tác xã hội trong Y tế sẽ là một phần quan trọng trong quá trình chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội trong tương lai
Nghiên cứu “Thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong Bệnh viện” (2017)
của tác giả Nguyễn Trung Hải, Trường ĐH Lao động Xã hội đã đánh giá thực trạng của các hoạt động CTXH trong Bệnh viện tại một số Bệnh viện triển khai mô hình CTXH Bệnh viện Nghiên cứu chỉ ra hoạt động của các phòng, tổ CTXH đang được triển khai tại các Bệnh viện, những nhiệm vụ mà nhân viên CTXH đảm nhiệm cũng như đánh giá
và hỗ trợ tâm lý, biên hộ, giải tỏa stress, tuyên truyền vận động nguồn lực, kết nối và chuyển gửi dịch vụ đã triển khai ở mức độ như thế nào tại các Bệnh viện Nhân viên CTXH thông qua các nhiệm vụ của mình đã hỗ trợ người bệnh, gia đình người bệnh cũng như đội ngũ nhân viên y tế giảm bớt các vấn đề và đáp ứng nhu cầu của họ thông qua một số hoạt động đặc thù của CTXH
Theo tài liệu “Tập huấn về vai trò và hoạt động của nhân viên công tác xã hội
trong Bệnh viện” (2018) của tác giả Nguyễn Ngọc Hường, trường Công tác xã hôi – Đại
học South Carolina, vai trò của người làm công tác xã hội trong Bệnh viện được chia làm ba giai đoạn: trước khi điều trị, trong khi điều trị và sau khi điều trị Trước khi điều trị, vai trò công tác xã hội thường tập trung trong việc hỗ trợ người bệnh và người nhà của họ: Sàng lọc ban đầu, lượng giá tâm lý xã hội tổng thể cho người bệnh, trợ giúp trong việc ra quyết định liên quan đến bảo hiểm, quyền lợi, Trong điều trị, vai trò công tác xã hội trong bệnh viện chú trọng tới hai đối tượng: người bệnh, người nhà của họ và nhân viên y tế Sau điều trị, vai trò công tác xã hội tập trung hỗ trợ người bệnh và thân
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 119
nhân sau khi họ ra viện: Điều phối, trợ giúp người bệnh và người nhà người bệnh trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
Nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công tác Xã
hội trong Bệnh viện” (2018) của tác giả Bùi Thị Mai Đông, Học viện Phụ nữ Việt Nam
và các cộng sự đã đánh giá được thực trạng triển khai nhiệm vụ của nhân viên CTXH theo Thông tư 43/2015/TT-BYT tại một số Bệnh viện tuyến Trung Ương trên địa bàn Thành phố Hà Nội Nghiên cứu đã chỉ ra nhu cầu trợ giúp của người bệnh, gia đình người bệnh và đội ngũ nhân viên y tế về khám chữa bệnh trong các Bệnh viện hiện nay khá lớn, khá đa dạng, ở mọi cấp độ Hầu hết các Bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải Nhân viên y tế không có đủ thời gian và khả năng giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của người bệnh Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên chuyên làm nhiệm vụ hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu, giải đáp thắc mắc, giải quyết những vấn đề nảy sinh, đội ngũ đó không ai hơn hết là những nhân viên CTXH, được đào tạo chính quy, bài bản Nghiên cứu cũng chỉ ra các hoạt động hỗ trợ người bệnh chưa tiếp cận được các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp, các vấn đề hỗ trợ tâm lý cho người bệnh và nhân viên y
tế cũng chưa được triển khai trong bệnh viện Nguyên nhân là do CTXH chưa được đánh gái đúng vai trò, tầm quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh, các cơ chế hoạt động CTXH chuyên nghiệp chưa có, mặt khác một phần là do trình độ của nhân viên CTXH còn yếu, chưa được đào tạo bài bản Nghiên cứu đã chỉ ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân viên CTXH trong bệnh viện hiện nay
Các bài viết của các tác giả Cao Liên Hương, Nguyễn Thị Thanh Tùng, Phạm Thị Tâm,
Tạ Thị Thanh Thủy Phan Thành Phúc, Phạm Thị Oanh, Đỗ Thị Thu Phương trong Kỷ
yếu hội thảo:“Công tác xã hội trong bệnh viện - Những vấn đề lý luận và thực tiễn thực
hành" năm 2016 tại trường Đại học khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh đã chỉ ra những đặc điểm tâm lý xã hội của các nhóm người bệnh khác nhau trong bệnh viện (người bệnh nghiện chất, người bệnh là người cao tuổi bị Alzheimer, người bệnh nhiễm HIV) và những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà nhân viên xã hội phải có khi làm việc với những nhóm người bệnh khác nhau này
3.2 Các nghiên cứu trên thế giới
Công tác xã hội trong bệnh viện có một lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới, từ cuối thế kỷ 19, từ những năm 1880 ở Anh (Gehlert, 2012) khi có một nhóm tình nguyện viên làm việc tại một nhà thương điên của Anh đã có những cuộc thăm viếng thân thiện nhằm tìm hiểu và giúp đỡ người bệnh sau khi xuất viện trở lại trạng thái cân bằng trong
Trang 1210
điều kiện nhà ở hiện tại của họ Sau đó, công tác xã hội trong bệnh viện được hình thành
ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, năm 1900 khi những người y tá đã đến thăm người bệnh sau khi xuất viện và họ đã cho thấy được tầm quan trọng của việc hiểu rõ các vấn đề xã hội của người bệnh (Gehlert, 2012)
Vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước, những nhà hoạt động xã hội ở Anh, Mỹ
từ chỗ thấu hiểu sâu sắc những tác hại của cách làm từ thiện theo kiểu ban phát đã bắt đầu mở các khóa đào tạo ngắn hạn đầu tiên về công tác xã hội và vận dụng các môn Tâm lý, Xã hội học, Kinh tế học,… vào chương trình đào tạo Cho đến giữa thế kỷ XX, công tác xã hội đã trở thành một ngành học được đào tạo chính quy ở hầu hết các nước trên thế giới, có cả ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ,… cả ở các nước tư bản cũng như ở các nước xã hội chủ nghĩa
Nghiên cứu“Những thách thức của cải cách chăm sóc sức khoẻ cho công tác xã
hội bệnh viện ở Hoa Kỳ” của tác giả Reisch M (2010) đã đề cập đến những tác động
tiềm ẩn của Luật Bảo vệ Người bệnh và Giá cả phải chăng (ACA) về thực tiễn công tác
xã hội bệnh viện ở Hoa Kỳ và những ý nghĩa của nó đối với giáo dục và đào tạo công tác xã hội Nó tóm tắt lịch sử của công tác xã hội bệnh viện, vạch ra một số vấn đề tồn tại trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là những vấn đề tạo ra sự chênh lệch liên tục về sức khoẻ, tóm tắt các điều khoản chính của Luật có liên quan đến thực tiễn làm công tác xã hội và thảo luận về các nhân viên xã hội trong bệnh viện các thiết lập có thể
phản ứng có hiệu quả với những thay đổi được tạo ra bởi luật pháp
Ngoài ra còn có nghiên cứu “Vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ”
của Hiệp hội Người lao động xã hội Úc (2014) cho biết: Một cách tổng quát, sức khỏe
của con người liên quan đến các vấn đề thể chất và tâm lý, nhiệm vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng nói chung là vai trò của một tập hợp những người hoạt động trong lĩnh vực y tế như bác sỹ, y tá và những người hoạt động chuyên môn khác Nhân viên Công tác xã hội trong bệnh viện và các cơ sở y tế là một trong những nhóm hoạt động chuyên môn ngoài y học nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe (AASW, 2014)
Theo tác giả Helen M.Cleak và Maggie Turczynski (2014), công tác xã hội tại Úc
có một lịch sử lâu dài trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội do bệnh tật và nhập viện của người bệnh Hiện nay, công tác xã hội trong bệnh viện sử dụng những người làm việc trong các bệnh viện
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 13xã hội trong bệnh viện
Nghiên cứu liên quan đến hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện trên thế giới
và hoạt động công tác xã hội hỗ trợ bệnh nhân tim mạch, “Effectiveness of social work interventions on health care utilization, self-management behaviors, and emotional well-being of patients with heart failure" (2016) đã đánh giá hiệu quả của các can thiệp công tác xã hội đối với việc sử dụng dịch vụ y tế, hành vi tự quản và trạng thái tâm lý của bệnh nhân suy tim Nó cho thấy rằng hoạt động công tác xã hội có thể cải thiện các chỉ
số này và đóng vai trò quan trọng trong quản lý bệnh tim mạch "The impact of social work interventions on hospital readmissions: A systematic review" (2019) - Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của các can thiệp công tác xã hội đối với việc tái nhập viện bệnh nhân Nó cho thấy rằng các hoạt động công tác xã hội có thể giảm tỷ lệ tái nhập viện và cải thiện kết quả điều trị Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hệ thống để xem xét các nghiên cứu trước đó về tác động của công tác xã hội đối với việc tái nhập viện Các tác vụ của công tác xã hội trong nghiên cứu này bao gồm tư vấn, hỗ trợ tài chính, quản lý chăm sóc sau xuất viện, hỗ trợ tâm lý và xã hội, và các hoạt động liên quan khác nhằm giảm tỷ lệ tái nhập viện Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng công tác xã hội có tác động tích cực đối với việc giảm tỷ lệ tái nhập viện Các biện pháp can thiệp công tác xã hội đã được chứng minh là có khả năng cải thiện quá trình chăm sóc sau xuất viện, tăng khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân và gia đình, cung cấp hỗ trợ tài chính và tâm lý, và tạo môi trường hỗ trợ xã hội trong quá trình hồi phục Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xã hội trong việc giảm tỷ lệ tái nhập viện
và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình Đồng thời, nó cũng đưa ra khuyến nghị về việc tích hợp công tác xã hội trong quá trình chăm sóc sức khỏe để đảm bảo hiệu quả cao hơn trong việc giảm tái nhập viện và nâng cao kết quả điều trị
Trang 144 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân tim mạch có hoàn cảnh khó khăn tại Viện Tim Mạch - Bệnh viện Bạch Mai
Công tác xã hội với bệnh nhân tim mạch có hoàn cảnh khó khăn tại Viện Tim Mạch - Bệnh viện Bạch Mai
- Về không gian: Nghiên cứu tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai
- Về nội dung: Nghiên cứu, xem xét những trường hợp bệnh nhân tim mạch có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, tâm lý đang điều trị
6 Đóng góp về lý luận và thực tiễn
6.1 Về lý luận
Cung cấp những lý luận cơ bản, bằng chứng khoa học thực nghiệm, đưa ra cái nhìn tổng quát về những nghiên cứu CTXH với bệnh nhân mắc bệnh hẹp van tim Đóng góp hướng giải quyết các nhu cầu, vấn đề của người mắc bệnh tim, tìm hiểu nhu cầu, giúp
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 15Từ đó hình thành tiến trình, hỗ trợ, định hướng cho việc triển khai mô hình CTXH trong ngành y tế với bệnh nhân mắc hẹp van tim
7 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
7.1 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng bệnh nhân mắc bệnh hẹp van tim, những khó khăn của bệnh nhân trong quá trình điều trị? Những hoạt động của nhân viên CTXH có tốt không? Câu hỏi 2: Những ảnh hưởng nào tác động đến quá trình điều trị bệnh hẹp van tim? Câu hỏi 3: Áp dụng phương pháp CTXH cá nhân thế nào để đạt hiệu quả đối với bệnh nhân hẹp van tim?
7.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Cuộc sống của bệnh nhân mắc bệnh tim mạch không được đảm bảo
về cuộc sống vật chất và tinh thần, có 1 số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân tim mạch như: di truyền, môi trường, mối quan hệ trong gia đình, tình hình kinh tế gia đình Giả thuyết 2: Tìm ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, từ đó có thể có kế hoặc, lộ trình phù hợp với người bệnh
Giả thuyết 3: Phương pháp CTXH cá nhân đưa ra các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy, giúp đỡ người bệnh để hướng tới mục tiêu tốt nhất đó là bệnh nhân yên tâm điều trị, hoà nhập với cộng đồng
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Thu thập và phân tích các tài liệu liên quan như các bài báo, tạp chí, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực CTXH trong bệnh viện Những chính sách, đề án, văn bản pháp luật, tài liệu về nội dung hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh về tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn Những tài liệu này đánh giá chung về tình hình CTXH trong ngành y tế nói
Trang 168.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm kiếm những thông tin chi tiết và sâu, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi bán cấu trúc Người được hỏi trả lời trực tiếp và trao đổi với người phỏng vấn về những vấn đề liên quan đến cuộc sống và bệnh tật của mình
8.4 Phương pháp công tác xã hội
Sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân 7 bước nhằm tối ưu hóa hoạt động
và quá trình can thiệp đối với thân chủ
Giai đoạn 1: Tiếp nhận thân chủ
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin
Giai đoạn 3: Đánh giá và xác định vấn đề
Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp/hỗ trợ
Giai đoạn 5: Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề
Giai đoạn 6: Lượng giá
Giai đoạn 7: Kết thúc ca
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 1715
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ BỆNH NHÂN HẸP VAN TIM
1.1 Khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm Công tác xã hội
Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực
và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn
đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội
1.1.2 Khái niệm Công tác xã hội cá nhân
Về mặt khái niệm, theo Grace Mathew “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con người thông qua mối quan hệ một - một Nó được nhân viên
xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội
và thực hiện chức năng xã hội” Còn theo Helen Harris Perman, “Công tác xã hội cá nhân là một tiến trình được các cơ quan lo về an sinh con người sử dụng để giúp các cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấn đề thuộc về chức năng xã hội của họ”
Công tác xã hội cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến các thân chủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện Các nhân viên này phải có các kỹ năng trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xã hội và xúc cảm Đây là một hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó các nhu cầu của thân chủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của cá nhân đó Nhân viên xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh của các thân chủ nhằm giải quyết các vấn đề và đối mặt các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống của thân chủ Các dịch vụ thông qua nhân viên xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc trợ giúp về vật chất đến các vấn đề tham vấn phức hợp (Trích từ Specht và Vickery, Integrating Social Work Methods
1977 Allen and Unwin London)
1.1.3 Khái niệm Công tác xã hội trong bệnh viện
Công tác xã hội trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe
Trang 1816
tốt nhất Nhân viên CTXH trong bệnh viện là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân…
Công tác xã hội trong bệnh viện có nhiệm vụ bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân thông qua việc tư vấn các vấn đề xã hội có liên quan cho bệnh nhân
và gia đình của họ trong quá trình điều trị; tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân; kết nối các dịch vụ hỗ trợ cho từng bệnh nhân; nghiên cứu cung cấp bằng chứng từ thực tế hoạt động để đề xuất chính sách; hỗ trợ giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế… Ngoài ra, CTXH trong bệnh viện còn có nhiệm vụ giúp đỡ và tìm nguồn tài trợ cho các bệnh nhân nghèo, công tác truyền thông và quan hệ công chúng trong bệnh viện, tham gia công tác đào tạo tại bệnh viện…
1.1.4 Bệnh nhân mắc bệnh về tim bẩm sinh
Bệnh là quá trình hoạt động không bình thường của cơ thể sinh vật từ nguyên nhân
khởi thủy đến hậu quả cuối cùng Bệnh có thể gặp ở người, động vật hay thực vật Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra bệnh, nhưng có thể chia thành ba loại chính:
● Bệnh do bản thân cơ thể sinh vật có khuyết tật như di truyền bẩm sinh hay rối loạn sinh lý
● Bệnh do hoàn cảnh sống của sinh vật khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng, bị ngộ độc, không đủ chất dinh dưỡng
● Bệnh do bị các sinh vật khác (nhất là các vi sinh vật) ký sinh
Bệnh nhân là đối tượng được nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe Bệnh nhân phần
lớn bị ốm, bị bệnh hoặc bị thương và cần được điều trị bởi bác sĩ, y tá, nhà tâm lý học, nha sĩ, bác sĩ thú y hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác
Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật của cơ tim, van tim, buồng tim xảy ra ngay từ
lúc còn trong bào thai và tồn tại sau sinh Lúc này, một vài cấu trúc tim sẽ bị khiếm khuyết dẫn đến các hoạt động và chức năng của tim bị ảnh hưởng Có nhiều loại bệnh tim bẩm sinh và chúng đôi khi xảy ra kết hợp với nhau Một số dị tật tim bẩm sinh phổ biến bao gồm:
- Dị tật vách ngăn, là xuất hiện một lỗ bất thường trên vách ngăn giữa các buồng tim, bao gồm lỗ thông liên thất hoặc lỗ thông liên nhĩ
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 19- Chứng teo van ba lá, van ba lá không được hình thành Thay vào đó, có mô rắn giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải
- Chuyển vị của các động mạch lớn, là khi van động mạch phổi và van động mạch chủ
và các động mạch mà chúng được kết nối với nhau đổi vị trí cho nhau
- Hội chứng tim trái giảm sản, là khi một phần của tim không phát triển đúng cách khiến nó khó bơm đủ máu đi khắp cơ thể hoặc phổi
- Suy phổi, van động mạch phổi bị thiếu khiến lượng máu đến phổi bất thường
1.1.5 Hoàn cảnh khó khăn
Hoàn cảnh khó khăn là tình huống, điều kiện hoặc trạng thái mà người hoặc một nhóm người gặp phải, trong đó có nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế Điều này có thể bao gồm các khía cạnh tài chính, sức khỏe, gia đình, xã hội hoặc môi trường Trạng thái khó khăn này thường gây ra sự căng thẳng, stress và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu, đáp ứng nhu cầu cơ bản hoặc đạt được mức sống bình thường Hoàn cảnh khó khăn có thể do nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, xã hội, chính trị, tự nhiên hoặc cá nhân
1.1.6 Bệnh nhân bị tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn
Trang 2018
Bệnh nhân bị tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn với sự phát triển không đầy đủ hoặc không chính xác của tim từ khi sinh ra, họ gặp nhiều vấn đề sức khỏe và thách thức Tình trạng sức khỏe không ổn định là một trong những khó khăn chính Bệnh nhân
bị tim bẩm sinh thường trải qua các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau ngực và suy tim Những vấn đề này ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày
và giới hạn cuộc sống của họ Bệnh nhân cũng phải đối mặt với việc cần theo dõi và điều trị y tế định kỳ Họ thường phải thăm bác sĩ và chuyên gia tim mạch để kiểm tra tình trạng tim mạch và điều chỉnh điều trị Việc này đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, tiền bạc và cả sự kiên nhẫn Ngoài ra, bệnh nhân bị tim bẩm sinh cũng có thể gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội Họ có thể cảm thấy cô đơn hoặc bị cách biệt vì tình trạng sức khỏe của mình Một số hoạt động xã hội có thể bị hạn chế do giới hạn về sức khỏe, gây ra cảm giác không thoải mái và tách biệt
1.1.7 CTXH hỗ trợ bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn
Công tác xã hội hỗ trợ bệnh nhân bị tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn là một phần quan trọng của công tác xã hội, nhằm đáp ứng các nhu cầu và cung cấp sự chăm sóc cho những người này và gia đình của họ Nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của bệnh nhân bị tim bẩm sinh Công tác xã hội hỗ trợ bệnh nhân bị tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn bao gồm việc tư vấn và hướng dẫn về các nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ có sẵn Nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp thông tin về các chính sách bảo hiểm y tế, các chương trình hỗ trợ tài chính và các tổ chức phi chính phủ có thể hỗ trợ Họ giúp bệnh nhân và gia đình tiếp cận các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội và giáo dục cần thiết, thông qua việc điều phối và hướng dẫn Công tác xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tâm lý và xã hội Nhân viên công tác xã hội có thể cung cấp hỗ trợ tâm
lý và xã hội cho bệnh nhân và gia đình, giúp họ đối mặt với những khó khăn và áp lực trong cuộc sống hàng ngày Họ tạo ra mạng lưới hỗ trợ xã hội, kết nối bệnh nhân với các nhóm hỗ trợ, chương trình giáo dục và cộng đồng Qua công tác xã hội hỗ trợ, bệnh nhân bị tim bẩm sinh và gia đình của họ nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc toàn diện Nhân viên công tác xã hội giúp tạo ra môi trường ủng hộ và khắc phục những khó khăn, giúp bệnh nhân và gia đình vượt qua những thách thức và cải thiện chất lượng cuộc sống
1.2 Lý thuyết được vận dụng trong đề tài
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2119
1.2.1 Lý thuyết nhu cầu
Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950 Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần
Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người từ thấp đến cao
Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như
nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người Nếu thiếu những nhu cầu
cơ bản này con người sẽ không tồn tại được
Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường
không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được
Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận) Do
con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị
cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý tưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi
Trang 2220
Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân
loại
Nhu cầu được tôn trọng: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng Lòng tự
trọng bao gồm nguyện vọng muốn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao Do
đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người
Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân
cấp về nhu cầu của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân
1.2.2 Lý thuyết nhận thức hành vi
Khái niệm nhận thức: Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới
khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể
Khái niệm hành vi: Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự
vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói,
cử chỉ, hành động nhất định
Bản chất của Thuyết nhận thức - hành vi
Sơ lược về Thuyết hành vi: S -> R -> B (S là tác nhân kích thích, R là phản ứng, B
là hành vi) Thuyết cho rằng con người có phản ứng do có sự thay đổi của môi trường
để thích nghi Như vậy, khi có 1 S sẽ xuất hiện nhiều R của con người, nhưng dần dần
sẽ có 1 R có xu hướng lặp đi lặp lại do chúng ta được học hay được củng cố khi kết quả của phản ứng đó mang lại điều gì chúng ta mong đợi Như vậy theo thuyết này thì hành
vi con người là do chúng ta tự học mà có và môi trường là yếu tố quyết định hành vi (Do trời mưa, do tắc đường nên nghỉ học…) Các mô hình trị liệu hành vi vì thế mà nhiều khi được sử dụng một cách sai lầm như phương pháp thưởng phạt Phương pháp này gây cho đối tượng cảm giác bị áp đặt
Thuyết nhận thức-hành vi:
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2321
Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức (behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi hoặc là trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội
Nội dung của thuyết: thuyết này cho rằng: chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi
Mô hình: S -> C -> R -> B
Trong đó: S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết quả hành vi
Giải thích mô hình: Theo sơ đồ thì S không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành
vi mà thay vào đó chính nhận thức C về tác nhân kích thích và về kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng R
Ví dụ: tâm lý của học viên khi có thông báo thanh tra xuống kiểm tra, người thì lo lắng không biết mình có bị phát hiện đi học hộ, người thì trách móc trước sự khắt khe của thanh tra, người thì nghĩ mình may mắn khi không nghỉ quá buổi học, người thì thấy đúng và ủng hộ => xuất phát từ nhận thức về tác nhân kích thích thanh tra
Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm
Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức- hành vi thì các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài (Aron T Beck và David Burns có lý thuyết về tư duy méo mó) Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài,
do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tôi thất bại (ví dụ, đứa trẻ suy nghĩ và chắc mẩm rằng mẹ mình không yêu thương mình bằng em mình, từ đó đứa trẻ xa lánh
mẹ và tỏ thái độ khó chịu với mẹ, không gần gũi…)
Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức
Trang 2422
Lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người không phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm
Như vậy, thuyết này mang tính nhân văn cao cả và đúng đắn khi đã đặt đúng trọng tâm vai trò của chủ thể con người trong hành vi của họ (khác với thuyết hành vi coi trọng yếu tố tác nhân kích thích; thuyết học tập xã hội coi trọng yếu tố thói quen hay học tập)
Một quan điểm khác: Các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài (Aron T Beck và David Burns có lý thuyết về tư duy méo mó) Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực
Từ lý thuyết về nhân thức hành vi ta thấy người bệnh tại bệnh viện chỉ điều trị về
y tế không thôi thì chưa đủ, bệnh nhân cần được điều trị cả về tâm lý lẫn y tế để hướng tới mục tiêu cao nhất mà một nhân viên CTXH hướng tới đó là: “Phục hồi và phát triển” Với tư cách là nhân viên công tác xã hội, trong quá trình làm việc tại Viện tim mạch, tôi nhận thấy rằng đa phần bệnh nhân khi biết chi phí điều trị quá lớn thì họ rơi vào trạng thái khủng hoảng, chán nản, không muốn điều trị vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc có những suy nghĩ tiêu cực Vì vậy, vai trò của nhân viên công tác xã hội càng trở lên quan trọng trong bệnh viện Họ phải kết hợp cùng gia đình để thay đổi nhận thức sai lệch của bệnh nhân và hướng bệnh nhân đến với những suy nghĩ tích cực để bệnh nhân có thêm nghị lực, quyết tâm điều trị bệnh
1.3 Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Ngày 04/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg, về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh Theo quyết định thì các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim bao gồm trẻ em có Thẻ bảo hiểm y tế: Thuộc hộ gia đình nghèo; cận nghèo; thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng được hưởng chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim đối với bệnh tim bẩm sinh theo quy định của pháp luật
55a/2013/QĐ-Quyết định cũng quy định chính sách hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trong mỗi đợt khám, phẫu thuật tim gồm: Chi phí khám bệnh, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2523
Nguồn kinh phí thực hiện việc hỗ trợ chi phí khám, phẫu thuật tim được chi từ Quỹ bảo hiểm y tế; Ngân sách nhà nước; Quỹ bảo trợ trẻ em, Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn kinh phí hợp pháp khác Chính sách này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20-11-2013
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Ở chương 1, tác giả đã điểm luận các khái niệm công cụ của đề tài, phân tích các nội dung hoạt động CTXH trong bệnh viện, nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Qua đó có cái nhìn đa chiều
và tổng quát về hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện
Từ những vấn đề mang tính chất lý luận trên là tiền đề để làm sáng tỏ phần nội dung ở chương 2 khi đề cập đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh tại bệnh viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội
Trang 2624
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI BỆNH NHÂN
MẮC BỆNH TIM MẠCH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Giới thiệu chung về phòng Công tác xã hội của Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
Ban lãnh đạo phòng CTXH đương nhiệm
✔ Phòng được chia làm 3 tổ công tác:
o Tổ Thông tin, truyền thông và Giáo dục sức khỏe
o Tổ Trợ giúp người bệnh
o Tổ chăm sóc khách hàng
Tổng số: 16 cán bộ viên chức, trong đó: 01 TS, 01 ThS BS, 04 ThS Công tác xã hội, 01 ThS Y tế công cộng, 02 CN Báo chí, 02 Điều dưỡng, 01 Ths tài chính, 03 chuyên viên, 01 KTV phim ảnh và hơn 50 Hướng dẫn viên, hướng dẫn, trợ giúp người bệnh, người nhà người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai
2.1.1.1 Đối tượng phục vụ
− Người bệnh – người nhà gọi chung là người bệnh (NB)
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 27a Chức năng (đối tượng phục vụ):
● Phòng CTXH có chức năng quản lý thống nhất và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Bệnh viện để tổ chức thực hiện các hoạt động CTXH trong quá trình khám chữa bệnh
Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh
● Tại khoa Khám bệnh: tham gia đón tiếp, giới thiệu, chỉ dẫn cho NB
● Tại các đơn vị lâm sàng: Chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả cho NB
● Tư vấn về các chương trình chính sách an sinh XH và những hỗ trợ khẩn cấp khác nhằm đảm bảo an toàn, quyền lơi, nghĩa vụ chính đáng cho NB
● Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động cho TNV công tác xã hội
Vận động, tìm nguồn lực, tiếp nhận tài trợ để hỗ trợ các TC mắc bệnh hiểm nghèo, khó khăn, cơ nhỡ cả về vật chất và tinh thần:
Trang 2826
● Xây dựng các quy trình, quy định trong vận động, tiếp nhận, trợ giúp, chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ tâm lý, xã hội; miễn giảm viện phí, hỗ trợ phí sinh hoạt, phương tiện vận chuyển, đi lại, mai táng cho NB có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa
● Xây dựng quy chế sử dụng, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ đảm bảo sự công khai, minh bạch
● Kết nối, tạo điều kiện cho các cá nhân/nhóm/tổ chức thiện nguyện có nhu cầu được triển khai các hoạt động CTXH trong BV
Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục sức khỏe và pháp luật trong lĩnh vực y
tế
● Là đầu mối phối hợp với Phòng KHTH, phòng TCCB hỗ trợ các đơn vị trong BV thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế quy định phát ngôn và cung cấp thông tin của
BV ban hành ảnh quy chế phát ngôn
● Phối hợp với phòng Nghiên cứu khoa học và Công nghệ thông tin, tham gia Ban trị sự duy trì hoạt động và quản trị trang tin điện tử của BV
● Hỗ trợ các đơn vị trong BV xây dựng kế hoạch và các sản phẩm truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các Câu lạc bộ người bệnh, các sự kiện và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội nghị, hội thảo… quảng bá, truyền thông về hình ảnh của BVBM với XH và cộng đồng theo quy định của BV
● Phối hợp với các cơ quan/tổ chức truyền thông của ngành y tế, của nhà nước cập nhật, phổ biến tới các đối tượng: NB, người nhà NB và NVYT về các chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành có liên quan đến công tác KCB, định hướng
và phát triển dư luận theo chiều hướng tích cực, góp phần xây dựng và nâng cao mối quan hệ thầy thuốc – NB và người nhà NB
● Thông qua các kênh truyền thông, báo chí kết nối những đối tượng NB có hoàn cảnh khó khăn với các cá nhân, tổ chức từ thiện, thông qua đó, góp phần huy động nguồn lực để hỗ trợ NB và các hoạt động CTXH khác; gắn kết các tổ chức, nhóm tình nguyện viên tham gia CTXH trong BV
Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nghề CTXH/CTXH y tế:
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2927
● Nâng cao nhận thức và kỹ năng của NVYT trong BV về CTXH/CTXH y tế;
● Phối hợp, trợ giúp các đơn vị quan tâm đến việc phát triển nghề CTXH/CTXH y tế: tham gia hướng dẫn thực hành, đào tạo và huấn luyện sinh viên ngành CTXH của các trường đến thực tập tại BV
● Phối hợp với Viện Sức khỏe tâm thần, Ban Chăm sóc giảm nhẹ và các đơn vị chuyên môn trong BV, tổ chức tập huấn cho các cán bộ màng lưới CTXH và NVYT trong bệnh viện thực hiện các liệu pháp tâm lý, kỹ thuật hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ (palliative care) nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực cho những TC mắc các bệnh mãn tính, hiểm nghèo
Xây dựng màng lưới, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác CTXH trong BV:
● Quản lý, đào tạo và sử dụng hiệu quả các nhóm tình nguyện viên trong phối hợp các hoạt động CTXH tại BV
Tổ chức các hoạt động CTXH tại cộng đồng:
● Khám bệnh, cấp phát thuốc và tặng quà từ thiện tại cộng đồng
2.1.2 Khái quát về Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức – nhân sự:
Trang 3028
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
− Khám và điều trị các bệnh nhân Tim mạch với ứng dụng kỹ thuật cao bao gồm
3 lĩnh vực tim mạch: nội khoa, can thiệp và phẫu thuật (ở cả 2 đối tượng: người lớn, trẻ em)
− Đào tạo và chỉ đạo tuyến – với trách nhiệm cao nhất của Viện tim mạch đầu ngành
− Nghiên cứu khoa học
− Khám chữa bệnh, ứng dụng kỹ thuật cao:
+ Khám chữa bệnh:
− Từ năm 2001, để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, Viện Tim mạch đã được tăng chỉ tiêu giường bệnh lên 150 giường (cũ là 50 giường) và hiện nay là 272 giường với 9 phòng điều trị nội trú, nhưng tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Viện đều xấp xỉ trên 200% so với kế hoạch được giao, số lượt bệnh nhân vào nằm điều trị tại Viện hàng năm đều tăng lên không ngừng (hơn 16.000 năm 2014)
− Hàng năm có khoảng 90.000 lượt bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tim mạch – Khoa khám bệnh và Đơn vị khám và tư vấn theo yêu cầu
− Viện đã tiếp nhận điều trị với năng suất và chất lượng cao cho tất cả các bệnh nhân nặng hoặc bệnh nhân khó về chuyên ngành Tim mạch của hầu hết các tỉnh gửi đến
− Số bệnh nhân được can thiệp tim mạch tăng lên hàng năm: 2.729 ca năm 2004 và 8.502 ca 10 năm sau (2014)
− Ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị;
− Trong những năm sau, Viện Tim mạch luôn là đơn vị mũi nhọn của bệnh viện Bạch Mai và của Ngành trong việc ứng dụng các kỹ thuật cao để chẩn đoán và điều trị những bệnh lý về Tim mạch
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3129
− Viện đã hoàn thiện nhiều quy trình kỹ thuật thăm dò chẩn đoán và điều trị hiện đại như kỹ thuật Chụp và can thiệp ĐMV, kỹ thuật nong van hai lá qua da bằng bóng, điều trị loạn nhịp tim bền bỉ và phức tạp bằng RF…
− Can thiệp tim mạch là kỹ thuật điều trị qua đường ống thông (không phải mổ), được tiến hành dưới màn hình Xquang Can thiệp động mạch vành là một can thiệp cấp cứu, đòi hỏi phải kịp thời, chính xác và do đó phải đảm bảo thường trực 24/24 giờ
− Phẫu thuật tim hở một kỹ thuật tiên tiến cũng đã được triển khai thường quy tại Viện Tim mạch từ năm 2002
− Trong những năm gần đây, Viện cũng đã cập nhật các tiến bộ khoa học trên thế giới, mạnh dạn triển khai nhiều kỹ thuật mới như các kỹ thuật can thiệp không cần phải
mổ trong điều trị tim bẩm sinh
− Từ năm 2007 Viện đã bắt đầu nghiên cứu triển khai ứng dụng liệu pháp điều trị bằng
Tế bào gốc trong điều trị bệnh ĐMV
− Siêu âm trong lòng mạch (IVUS) đã được triển khai từ 2008, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh ĐMV
− Song song với triển khai ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị, Viện cũng là đơn vị đi đầu trong ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán mới như siêu âm tim, cản âm, siêu âm tim qua thực quản, siêu âm tim gắng sức, siêu âm trong lòng động mạch vành, các thăm dò về điện tim và huyết áp như Holter điện tim, Holter Huyết áp, Điện tim đồ gắng sức…
− Viện triển khai các kỹ thuật mới này đã cung cấp thêm nhiều phương pháp chẩn đoán
và điều trị mới với hiệu quả cao cho các bệnh nhân tim mạch
− Các phương pháp điều trị tim mạch tiên tiến kể trên đều được thực hiện với chất lượng tối ưu, có chi phí bằng 1/5 đến 1/10 so với điều trị tại nước ngoài, mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả cho người bệnh
− Viện Tim mạch đã triển khai phẫu thuật tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể từ năm 2002, lúc đầu mỗi tuần chỉ mổ 1 ca bệnh, cho đến nay phẫu thuật tim hở đã trở thành thường quy ở Viện Tim mạch với hơn 20 ca/tuần (hơn 1.200 ca năm 2014) là một trong những trung tâm mổ tim lớn nhất cả nước
2.1.2.4 Nghiên cứu khoa học
− Viện đã có những bước tiến vượt bậc về Nghiên cứu khoa học, triển khai được hàng trăm nghiên cứu về các phương pháp phòng, điều trị các bệnh Tim mạch ở Việt Nam
Trang 3230
Kết quả của các nghiên cứu này đã có đóng góp đáng kể về kinh tế và xã hội Trong
10 năm qua Viện đã tiến hành 8 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, 5 đề tài cấp Bộ, 50
đề tài cấp cơ sở; phối hợp với WHO tiến hành các điều tra cơ bản về bệnh THA và suy tim trên cả nước Viện đã vinh dự được nhận “Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ” năm 2005 Đây là những thành tích rất đáng tự hào:
− Điều tra “Dịch tễ học bệnh THA tại Hà Nội” đề tài nhánh của đề tài cấp Nhà nước KHCN-11- 04 (1999 - 2000) Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chọn lọc một số thành tựu khoa học công nghệ của thế giới về chăm sóc Y tế ứng dụng thích hợp vào Việt Nam (chẩn đoán, điều trị các bệnh tim mạch)” mã số KHCN 11-15 (1999 - 2000)
Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch” mã số KC 10- 04 (2001- 2004)
− Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ Y học hiện đại của thế giới trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh tim mạch ở Việt Nam”
− Đề tài cấp Nhà nước KC10-29: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán chính xác và điều trị một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp” (2005-2007)
− Đề tài cấp Nhà nước KC10-06: “Nghiên cứu tình trạng tắc lại, tái hẹp động mạch vành sau can thiệp và các biện pháp để hạn chế” (2007-2010)
− Tham gia nhánh Tim mạch của đề tài Nhà nước KC 04.01/06-10: “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị một số bệnh về tim mạch, cơ quan tạo máu và thị giác ở người”
− Chủ trì Đề tài cấp Nhà nước - Nghị định thư với Úc: “Hợp tác nghiên cứu sử dụng sóng radio trong điều trị bệnh tăng huyết áp kháng trị”
− Đề tài phối hợp với WHO:
+ Điều tra dịch tễ Bệnh THA tại miền Bắc Việt Nam (2001-2002)
+ Điều tra dịch tễ suy tim ở Việt Nam (2003 - 2004)
− Triển khai “Chương trình quốc gia về phòng chống tăng huyết áp” trong phạm vi toàn quốc, từ năm 2009 NCKH đã thu hút được lòng say mê hào hứng của cán bộ trong Viện, là động lực chính cho việc tự đào tạo và đào tạo, giúp Viện ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch cho bệnh nhân trong cả nước
− Cứ hai năm một lần Viện Tim mạch phối hợp với Hội Tim mạch Việt Nam tổ chức được tới nay 14 Hội nghị Tim mạch toàn quốc để các bác sĩ trong và ngoài ngành
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3331
Tim mạch có dịp trao đổi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của một số chuyên gia Tim mạch hàng đầu thế giới Năm nay 2014 Hội nghị Tim mạch toàn quốc đã được tổ chức thành công rực rỡ tại thành phố Đà Nẵng, thành phố biển miền trung xinh đẹp bên sông Hàn, với hơn 2.200 đồng nghiệp cả nước và gần 50 GS BS đầu ngành trên thế giới tham dự với hơn 900 bài báo cáo khoa học
2.2 Thực trạng khám chữa bệnh của bệnh nhân mắc bệnh tim tại bệnh viện Bạch
Mai
Trước khi đi vào tìm hiểu từng hoạt động cụ thể các hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh trong quá trình thăm khám, điều trị, tác giả tiến hành đánh giá mức độ hỗ trợ của Phòng công tác xã hội thông qua việc thu thập ý kiến của người bệnh
và người nhà
Biểu đồ 1.1 Đánh giá sự hỗ trợ của Phòng CTXH đối với NB&NNNB
Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 1.1 cho thấy, 106 người bệnh và người nhà, chiếm 88% cho rằng họ đã được Phòng Công tác xã hội hỗ trợ ít nhất một trong các hoạt động sau: huy động nguồn lực, trợ giúp về tâm lý – tinh thần, truyền thông
Một câu hỏi đặt ra, với tỉ lệ 88% người được hỏi cho rằng họ đã được hỗ trợ ít nhất một trong các hoạt động kể trên, vậy 12% bệnh nhân còn lại tại sao sao họ lại cho rằng mình chưa hề được hỗ trợ trong bất kì một hoạt động nào? Kết quả điều tra cho thấy, có 2 lý
do chính để trả lời cho câu hỏi đặt ra Thứ nhất, do công tác xã hội là hoạt động mà hiện nay các Bệnh viện mới chú ý tới, họ chưa biết đó là nhân viên công tác xã hội hỗ trợ vì các hoạt động của phòng công tác xã hội đều gắn với các đơn vị, đều có sự tham gia kết hợp của nhân viên phòng công tác xã hội và nhân viên y tế, vì vậy người bệnh và người
Trang 3432
nhà người bệnh cho rằng đó là hoạt động của đơn vị chưa không phải của công tác xã hội Thứ hai, số lượng bệnh nhân mới tới điều trị lần đầu cũng tăng lên nên khi khảo sát, chắc chắn sẽ điều tra “trúng” những bệnh nhân tới lần đầu, chưa biết đến phòng công tác xã hội cũng chưa từng được nhận bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phòng Công tác xã hội
Về cụ thể tỷ lệ người được thụ hưởng các hoạt động CTXH, tác giả thu được kết quả khảo sát như sau:
Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ người được thụ hưởng các hoạt động CTXH
Kết quả điều tra thể hiện ở biểu đồ 1.2 cho thấy, 94 người được hỏi chiếm 78% cho rằng họ đã được tham gia các hoạt động huy động nguồn lực, 50 người được hỏi chiếm 42% cho rằng họ đã được tham gia các hoạt động trợ giúp về tâm lý – tinh thần
và 44 người được hỏi chiếm 37% cho rằng họ đã được tham gia các hoạt động truyền thông
Có thể nói, mặt bằng chung, thông qua phương pháp điều tra định lượng, những hoạt động CTXH nói chung nhằm hỗ trợ cho người bệnh và người nhà người bệnh một cách tốt nhất trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai Từng hoạt động tác giả xin được trình bày dưới đây:
Hoạt động huy động nguồn lực
Phòng CTXH luôn ý thức mình là nơi kết nối nguồn lực, là trung gian kết nối người bệnh với các cá nhân, tổ chức, các ban ngành và đoàn thể liên quan để tìm kiếm sự hỗ trợ cho NB Qua đó hoạt động CTXH trong bệnh viện đã thu được nhiều thành tựu đáng
kể
● Hỗ trợ kinh phí điều trị cho người bệnh:
Tiếp nhận và hỗ trợ cho 1.845 NB mắc bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó 80 NB có hồ sơ hỗ trợ
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3533
Điển hình bệnh nhân Phạm Thị C sinh năm 1982, chẩn đoán nhược cơ nặng, địa chỉ thôn 5, xã Thành An, An Khê, Gia Lai Nhận ủng hộ tổng 320.390.000 đồng (số tiền nhiều nhất trong các bệnh nhân được hỗ trợ), đã điều trị thành công, sau khi ra viện gia đình đã ủng hộ lại 100 triệu đồng cho các bệnh nhân khó khăn khác
Hỗ trợ người bệnh xin 12 chuyến xe đưa đón NB nghèo sau khi cấp cứu ổn định chuyển tuyến điều trị tiếp và NB khỏi bệnh được xuất viện về địa phương…
● Hỗ trợ suất ăn từ thiện cho người bệnh và người nhà người bệnh:
Thông qua Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng của Bệnh viện, Phòng CTXH đã phối hợp với các NHT cung cấp suất ăn, suất cháo dinh dưỡng đảm bảo chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm
Năm 2020 phòng đã kêu gọi 152.630.000đ cho ngân hàng suất ăn từ thiện Phòng còn vận động nhiều tổ chức, NHT đồng hành cùng chương trình hỗ trợ suất ăn từ thiện cho NB: Nhóm ưu đàm – chùa Đa Phúc Thọ Cầu, Quỹ Sen – Công ty TNHH Microtec, Khách sạn Silkpath…
Kết nối với các quỹ/nhóm thiện nguyện: Quỹ Thiện Tâm, Quỹ Tóc thiện tâm, Quỹ
Ngày mai tươi sáng, Quỹ Nhân ái, báo Dân trí, Chương trình kết nối 54 VOV4,…
● Kết nối, kêu gọi nguồn lực tổ chức các chương trình kỷ niệm, tri ân lễ, Tết, tổng
kinh gần 1,5 tỷ đồng:
● Hỗ trợ giải quyết trường hợp NB không có người nhận/ bị bỏ rơi và NB tử vong
không có người nhận: Hỗ trợ giải quyết trường hợp NB không có người nhận/ bị
bỏ rơi và NB tử vong không có người nhận:
Phòng đã hỗ trợ tổng 06 trường hợp Trong đó, NB Bùi Thị T sinh năm 1997, chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi, suy thận cấp không có người thân, phòng đã phối hợp với địa phương ở Tân Phú, Thị xã Đồng Xoài, Bình Phước tìm ra người nhà, được biết gia đình đã đi tìm hơn 2 năm không thấy NB được chuyển về BV Bình Phước điều trị khỏi
ra viện về nhà
“Trong hai năm trở lại đây, mỗi lần đưa con lên viện điều trị, tôi đã được các đơn
vị hỗ trợ suất ăn miễn phí Thực sự mẹ con tôi rất cảm ơn phòng Công tác xã hội và các nhà hảo tâm đã chia sẻ cùng gia đình những người bệnh như chúng tôi những khó khăn này.” – chị Đ.T.H, 38 tuổi, NNNB Khoa Nhi chia sẻ
Đánh giá mức độ hiệu quả của người bệnh và người nhà người bệnh về hoạt động vận động nguồn lực, tác giả thu được kết quả sau:
Trang 3634
Biểu đồ 1.3 Mức độ hiệu quả của hoạt động huy động nguồn lực
Kết quả khảo sát ở biểu đồ 1.3 cho thấy, trong các mục đánh giá hoạt động huy động nguồn lực, mặt bằng chung các hoạt động đều có tỷ lệ người cảm thấy hiệu quả và rất hiệu quả có sự chênh lệch nhưng không cao: Kết nối các nhà hảo tâm hỗ trợ chi phí điều trị, tặng quà NB có hoàn cảnh khó khăn hoặc vào các dịp Lễ, Tết: 93%; Huy động điều phối nguồn lực vật chất: đồ chơi, sách, báo, xe lăn, xe đẩy, xe vận chuyển NB,…: 82%; Hỗ trợ cung cấp các suất ăn từ thiện: 85% Ba hoạt động kể trên là các hoạt động được người bệnh và người nhà người bệnh đánh giá khá cao bởi nó phần nào đáp ứng được nhu cầu mong muốn của đối tượng, cũng như nó được hoạt động một cách liên tục, chuyên nghiệp và bài bản
“Huy động nguồn lực là một hoạt động được chúng tôi quyết tâm hoạt động mạnh
mẽ, bài bản bởi nó trợ giúp không nhỏ để góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người bệnh, ổn định đời sống vật chất cũng như tinh thần.” PVS Nhân viên phòng
CTXH
Tuy nhiên, riêng hoạt động huy động điều phối nguồn lực xã hội, vận động doanh nghiệp dạy nghề, hỗ trợ tiếp cận việc làm cho NB, tỷ lệ người được hỏi cảm thấy rất hiệu quả và hiệu quả rất thấp 30 người chiếm 25% trong khi tỷ lệ người cảm thấy không hiệu quả là tương đối cao 90 người chiếm 75% Hoạt động huy động điều phối nguồn lực xã hội, vận động doanh nghiệp dạy nghề, hỗ trợ tiếp cận việc làm cho NB là kết nối người bệnh với các doanh nghiệp ngoài cộng đồng nhằm trợ giúp người bệnh tìm được việc làm phù hợp Tuy nhiên nguồn lực các doanh nghiệp xã hội phòng công tác xã hội
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3735
chưa có nhiều, đồng thời số lượng người bệnh đông, nhân viên công tác xã hội mới dừng lại ở bước kết nối, khi người bệnh ra viện nhân viên công tác xã hội chưa theo dõi sát sao, dường như bỏ ngỏ kết quả cuối cùng trong việc hỗ trợ
“Chúng tôi đã cố gắng hết sức để vận động nguồn lực bên ngoài nhằm trợ giúp
người bệnh vượt qua những khó khăn thông qua nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động Tuy nhiên, mỗi hoạt động cũng sẽ có những khó khăn riêng, ví dụ khi chúng tôi làm kết nối với doanh nghiệp xã hội cho người bệnh làm việc, nhưng cuối cùng thể trạng của họ bị nặng hơn, buộc chúng tôi phải hủy hợp tác, uy tín với họ giảm sút” – PVS NVCTXH
phòng CTXH
Đó cũng chính là nguyên nhân lý giải vì sao hoạt động huy động điều phối nguồn lực xã hội, vận động doanh nghiệp dạy nghề, hỗ trợ tiếp cận việc làm cho NB gặp khó khăn trong việc kết nối nguồn lực, tỷ lệ người bệnh được hỗ trợ thấp và tại sao tỷ lệ người được hỏi lại cảm thấy không hiệu quả lại cao đến vậy
Nói tóm lại, hoạt động huy động nguồn lực được đánh giá khá tốt, đã từng bước đáp ứng được những nhu cầu của người bệnh và người nhà người bệnh Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, phòng Công tác xã hội cũng cần khắc phục những khó khăn, hạn chế đang gặp phải, biến huy động nguồn lực thành một hoạt động phát triển mạnh hơn nữa
Hoạt động trợ giúp về tâm lý, tinh thần
Cũng như tác giả đã phân tích, trình bày ở trên, mặc dù nhu cầu của người bệnh và người nhà người bệnh về hoạt động trợ giúp về tâm lý, tinh thần rất lớn 102 người chiếm 85% tuy nhiên mới chỉ có 18 người chiếm 42% người bệnh và người nhà người bệnh trả lời phiếu khảo sát cho rằng họ đã được thụ hưởng hoạt động hỗ trợ này Lý giải cho điều này, ta có thể thấy, những người bệnh tới khám chữa bệnh tại Bệnh viện đều có những lịch điều trị khác nhau, thời gian tổ chức tư vấn (nhóm) có thể trùng hoặc không trùng với lịch điều trị của người bệnh Bên cạnh đó, mỗi khi tổ chức hỗ trợ tâm lý cho các nhóm theo lịch đã lên, phòng đã mời người bệnh và người nhà nhưng vì tình trạng bệnh
có người mới truyền thuốc, mới phẫu thuật rất mệt nên không tham gia được
Điều tra, đánh giá về các nội dung trợ giúp về tâm lý, tinh thần cũng như mức độ thường xuyên, tác giả thu được bảng số liệu dưới đây:
Các hình thức Mức độ hiệu quả
Trang 38Phối hợp với bác sĩ tư vấn chế
độ luyện tập, dùng thuốc, ăn
uống,… phù hợp
26 22% 55 46% 38 32%
Tiếp cận, trò chuyện, lắng nghe
chia sẻ của người bệnh có vấn
đề như căng thẳng, lo âu,… để
giúp họ giải tỏa cảm xúc tiêu
cực, có niềm tin trong quá trình
điều trị bệnh
22 18% 62 52% 36 30%
Tổ chức các buổi tọa đàm, tham
vấn tâm lý cá nhân hoặc nhóm
Bảng cho thấy, mức độ hiệu quả và không hiệu quả của các hình thức trợ giúp tâm
lý, tinh thần người bệnh và người nhà người bệnh có sự chênh lệch rõ nét Hình thức phối hợp với bác sỹ tư vấn chế độ luyện tập, dùng thuốc, ăn uống,… phù hợp mức độ đánh giá hiệu quả trở lên 82 người chiếm 68%, không hiệu quả 38 người chiếm 32%; Hình thức tiếp cận, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của người bệnh có vấn đề như căng
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3937
thẳng, lo âu,… để giúp họ giải tỏa cảm xúc tiêu cực, có niềm tin trong quá trình điều trị bệnh mức độ đánh giá hiệu quả trở lên 84 người tương đương 70%, không hiệu quả 36 người tương đương 30%; Hình thức tổ chức các buổi tọa đàm, tham vấn tâm lý cá nhân hoặc nhóm mức độ đánh giá hiệu quả trở lên 86 người chiếm 72%, không hiệu quả 34 người chiếm 28%; Hình thức tổ chức chương trình, sự kiện hỗ trợ tinh thần phù hợp mức độ đánh giá hiệu quả trở lên 92 người chiếm 77%, không hiệu quả 28 người chiếm 23%; Hình thức tổ chức các chương trình tập luyện, trị liệu: yoga, thiền,…mức độ đánh giá hiệu quả trở lên với 70 người tương đương 58%, không hiệu quả là 50 người tương đương 42% Như vậy các hoạt động trợ giúp về tâm lý, tinh thần được người bệnh và người nhà người bệnh đánh giá khá cao
Sau hơn 6 năm phòng CTXH đi vào hoạt động, nhân viên CTXH đang ngày càng khẳng định vị trí của ngành trong việc hỗ trợ các đối tượng yếu thế Sự nhiệt huyết và tận tình của nhân viên xã hội góp phần làm gia tăng sự hài lòng của NB, NNNB trong quá trình điều trị, giúp cho mục tiêu điều trị về tâm – sinh – xã toàn diện hơn Bên cạnh
đó, việc tham vấn tâm lý cá nhân, nhóm vẫn chưa được NB, NNNB nhìn nhận một cách chính đáng, có thể vì họ chưa nhận thức rõ được những lợi ích khi họ sử dụng dịch vụ, hoặc họ không có nhu cầu Nhân viên CTXH chưa thực sự có môi trường để thực hiện tốt các kỹ năng tham vấn tâm lý
“Thỉnh thoảng các chị phòng công tác xã hội và các anh chị sinh viên tình nguyện
Đại học Y chủ động ra ngồi tâm sự cùng em Chúng em chia sẻ đủ mọi vấn đề trong cuộc sống Bởi em là bệnh nhân mãn tính nên thời gian ở viện nhiều hơn ở nhà Vì đã tiếp xúc lâu với các anh chị nên chúng em coi các anh chị như những người bạn.” –
PVS Đ.H.C, 14 tuổi, bệnh nhân khoa Nhi
“Chúng tôi luôn cố gắng là điểm đến tin cậy cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tìm đến chia sẻ các vấn đề họ gặp phải và cùng nhau tìm cách giải quyết Bên cạnh
đó, cuối tuần chúng tôi vẫn có đội ngũ tình nguyện viên của Đại học Y Hà Nội phối hợp
tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí để người bệnh không bị nhàm chán, an tâm điều trị bệnh Đôi khi, một cái nhìn đầy âu yếm, một cái nắm tay đầy tình cả cũng làm cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vơi bớt những buồn bã, tâm trạng, tạo cho họ những động lực để họ vững bước trên con đường phía trước” – Chị Đ.T.T.H, nhân viên phòng
CTXH
Trang 4038
Phòng CTXH phối hợp tổ chức các chương trình sinh hoạt CLB người bệnh: tại các đơn vị: Viện sức khỏe tâm thần, khoa Thận Nhân tạo, Nội tiết – Đái tháo đường,… với nội dung tập luyện Yoga Cười với những huấn luyện viên chuyên nghiệp, để bệnh nhân được thư giãn, giải tỏa stress với những động tác phù hợp, an toàn; Và kêu gọi tặng quà cho các bệnh nhân trong CLB
Những trường hợp đặc biệt cần can thiệp sâu, phòng CTXH kết nối với phòng Tâm
lý của Viện Sức khỏe tâm thần Bệnh viện để phối hợp
Về hình thức tổ chức tư vấn theo nhóm: mỗi tháng 1 lần, phòng Công tác xã hội tổ chức những buổi gặp mặt các nhóm đồng đẳng bao gồm: nhóm người bệnh mới mắc ung thư, nhóm người bệnh điều trị ung thư lâu năm, nhóm bệnh nhi bạch cầu cấp, nhóm bệnh nhân đái tháo đường, nhóm người nhà người bệnh nhi bạch cầu cấp, Thông qua việc gặp mặt với chu kì 01 tháng/lần đối với từng nhóm riêng lẻ, những thành viên của các nhóm sẽ có cơ hội gặp mặt, chia sẻ những vấn đề liên quan đến bệnh tật, những thắc mắc cũng như tất cả các vấn đề xoay quanh đời sống của người bệnh Vì là những người
có những nét tương đồng, hoàn cảnh sống gần giống nhau nên họ sẽ dễ dàng chia sẻ hơn Thông qua hình thức gặp mặt nhóm này, các thành viên sẽ có cơ hội gắn kết với nhau hơn, tạo thành khối đoàn kết vững chắc để cùng nhau chia sẻ, giải quyết những vấn đề chung của nhóm Đây được coi là hình thức được đánh giá mức độ hiệu quả cao nhất với 86 người đánh giá (72%)
Biểu đồ 1.4 Đánh giá mức độ hài lòng của NB&NNNB qua hoạt động trợ giúp tâm