Vì vậy, vai trò của cán cân thương mại là rất quan trọng trong sự phát triểnviệc làm, xã hội như sau:- Tác động tới tỷ giá hối đoái:Khi lượng hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, cán câ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ NÂNG CAO
Tên đề tài
BIẾN ĐỘNG TRONG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Nhóm sinh viên thực hiện : Lê Phương Thảo
Hà Thị Mỹ Tiên Hoàng Thị Quỳnh Anh
Vi Tấn Đức
Giảng viên hướng dẫn : Ninh Thị Thu Thủy
Năm 2023
Trang 2Nhóm 13_48K32.1 Kinh tế vĩ mô nâng cao
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái niệm về cán cân thương mại 3
1.2 Đặc điểm của cán cân thương mại 3
1.3 Vai trò của cán cân thương mại đến nền kinh tế quốc gia 4
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 5
2.1 Tổng quan thực trạng cán cân thương mại Việt Nam năm 2020 .5 2.2 Tổng quan thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam năm 2021 6 2.3 Tổng quan thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam năm 2022 7 2.4 Đánh giá thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam 2020 – 2022 8 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG TRONG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 9
3.1 Lạm phát 9
3.2 Tỷ giá hối đoái 11
3.3 Chính sách thương mại 12
CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỀ XUẤT 14
4.1 Những vấn đề đặt ra 14
4.2 Đề xuất 14
2
Trang 3Nhóm 13_48K32.1 Kinh tế vĩ mô nâng cao
LỜI MỞ ĐẦU
Cán cân thương mại là một trong những vấn đề cơ bản của nền kinh tế vĩ mô,
là một bộ phận cấu thành của cán cân thanh toán và được phản ảnh cụ thể trong cán cân vãng lai Tình trạng cán cân thương mại phản ánh mức độ an toàn hay bất ổn của một nền kinh tế Nó thể hiện một cách tổng quát các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, như chính sách thương mại, chinh sách tiền tệ, chính sách đầu tư và tiết kiệm, chính sách cạnh tranh…Vì vậy việc điều chỉnh cán cân thương mại để cân đối vĩ mô, kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm
Ở Việt Nam, trong những năm qua, cán cân thương mại luôn có sự biến động
do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 Vậy nên cần phải nghiên cứu và phân tích thực trạng cán cân thương mại Việt Nam, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh cán cân thương mại, thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu là điều cần thiết
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm về cán cân thương mại
Cán cân thương mại có tên tiếng anh là Balance of Trade - BOT và có một số tên gọi khác như là xuất khẩu ròng, thặng dư thương mại Cán cân thương mại sẽ ghi lại các thông tin về sự thay đổi trong xuất khẩu, nhập khẩu của một quốc gia với thời điểm nhất định Thời gian có thể tính theo quý hoặc năm
Số liệu cán cân thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia Đây cũng là thành phần lớn nhất trong cán cân thanh toán quốc gia
Cán cân thương mại sẽ được xác định theo số 0 như sau:
Mức chênh lệch > 0: thể hiện cán cân thương mại có thặng dư
Mức chênh lệch < 0: cán cân thương mại đang bị thâm hụt
Mức chênh lệch = 0: lúc này cán cân thương mại đang ở trạng thái cân bằng
1.2 Đặc điểm của cán cân thương mại
3
Trang 4Nhóm 13_48K32.1 Kinh tế vĩ mô nâng cao Cán cân thương mại bằng sản lượng trừ đi tổng chi tiêu trong nước, và xảy ra một số trường hợp sau:
NX = 0; CCTM cân bằng; khi đó sản lượng trong nước đúng bằng chi tiêu trong nước
NX > 0; CCTM thặng dư; khi đó sản lượng trong nước lớn hơn chi tiêu trong nước
NX < 0; CCTM thâm hụt, khi đó sản lượng trong nước nhỏ hơn chi tiêu trong nước
1.3 Vai trò của cán cân thương mại đến nền kinh tế quốc gia
Cán cân thương mại có nhiều ảnh hưởng đến vấn đề xuất nhập khẩu của quốc gia Vậy nên các nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến vì nó có vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội của quốc gia đó được phát triển Một số quốc gia hiện nay, xuất khẩu được coi là nguồn thu nhập chính
Vì vậy, vai trò của cán cân thương mại là rất quan trọng trong sự phát triển việc làm, xã hội như sau:
- Tác động tới tỷ giá hối đoái:
Khi lượng hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, cán cân thương mại thặng dư đồng nghĩa với việc gia tăng lượng ngoại tệ chảy vào quốc gia, tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ Trao đổi giao thương khiến đồng nội tệ được sử dụng nhiều hơn, làm tăng giá trị của đồng nội tệ Tức là một đồng nội tệ sẽ đổi được nhiều ngoại tệ hơn
Trong trường hợp ngược lại, nếu cán cân thương mại thâm hụt tức nhu cầu mua hàng từ quốc gia khác lớn, doanh nghiệp phải sử dụng đồng tiền từ quốc gia đó, nhu cầu về đồng ngoại tệ tăng khiến đồng ngoại tệ tăng giá
Dựa vào quy luật này mà Chính phủ có thể đưa ra và điều chỉnh các chính sách phù hợp để kiểm soát dòng tiền
- Tác động tới nền kinh tế vĩ mô:
Cán cân thương mại dương cho thấy quốc gia thu hút được lượng lớn vốn FDI, gia tăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế, suy ra nền kinh tế đang phát triển tốt
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Nhóm 13_48K32.1 Kinh tế vĩ mô nâng cao Ngược lại, cán cân thương mại âm phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của quốc gia đó cạnh tranh kém trên thị trường Vấn đề này cần được các doanh nghiệp khắc phục, nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế
Cán cân thương mại dương cũng thể hiện mức độ đầu tư của quốc gia đó đang lớn hơn mức độ tiết kiệm Đồng thời cho thấy thu nhập của người lao động tăng lên, mức sống của người dân được cải thiện Ngược lại, khi quốc gia thâm hụt thương mại sẽ cho thấy tỷ lệ tiết kiệm lớn, nhu cầu mua sắm của người dân giảm
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
2.1 Tổng quan thực trạng cán cân thương mại Việt Nam năm 2020
Thương mại hàng hóa hai chiều của Việt Nam tăng trưởng đều đặn qua các năm Quy mô xuất khẩu tăng trưởng cao trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với cùng kỳ năm trước
Năm 2020, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2019 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 282,6612 tỷ USD, tăng 7%
so với năm 2019 và kim ngạch nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7% Trong
5
Trang 6Nhóm 13_48K32.1 Kinh tế vĩ mô nâng cao bối cảnh đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng 7% so với năm trước, bằng đúng chỉ tiêu được Quốc hội giao cho Chính phủ trong năm 2020
Tỷ trọng đóng góp vào hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp FDI lớn hơn tỷ trọng của các doanh nghiệp trong nước và có xu hướng ngày một gia tăng Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 204,459 tỷ USD (tăng 10,35% so với năm 2019), chiếm tỷ trọng 72,3%; kim ngạch nhập khẩu đạt 169,014 tỷ USD (tăng 13,12% so với năm 2019), chiếm tỷ trọng 64,34%, kéo theo cán cân thương mại đạt giá trị thặng dư và có giá trị tăng đều theo các năm
2.2 Tổng quan thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam năm 2021
Hoạt động thương mại quốc tế hồi phục mạnh mẽ trong tháng 3/2022 với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,73 tỷ USD, tăng 36,8% so với tháng trước và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước Tính chung trong quý đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9% Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 809 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,76 tỷ
6
Trang 7Nhóm 13_48K32.1 Kinh tế vĩ mô nâng cao USD) Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 6,16 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 6,97 tỷ USD
Trước đó năm 2021, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, tương ứng tăng 123,23 tỷ USD Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19%, tương ứng tăng 53,68 tỷ USD và nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%, tương ứng tăng 69,54 tỷ USD Tính cả năm
2021, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư 4,08 tỷ USD
2.3 Tổng quan thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam năm 2022
Phục hồi sau hơn 2 năm đầy khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 về đích với con số kỷ lục 732.5 tỷ USD, tăng 9.5% so với năm 2021
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6%
so với năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4% Trong năm
2022 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%) Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5% Trong năm 2022
có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%)
7
Trang 8Nhóm 13_48K32.1 Kinh tế vĩ mô nâng cao
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD Trong năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 60,9 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 38,3 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ ASEAN 13,6 tỷ USD, tăng 10,6%
2.4 Đánh giá thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam 2020 – 2022
Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát và hiện nay đã được kiểm soát, đã tác động nặng nề đến kinh tế, thương mại toàn cầu Trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, tuy vậy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các Bộ, ngành và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Hoạt động xuất nhập khẩu trong cả giai đoạn 2018 - 2022 đã đạt những kết quả tích cực, đáng khích lệ với điểm nổi bật là xuất khẩu tăng trưởng cao và liên tục; công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu
và kiểm soát nhập khẩu đạt hiệu quả cao
Những kết quả đạt được
Về xuất khẩu: Kết thúc năm 2020, về cơ bản các mục tiêu đề ra trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 đều đạt được
Tăng trưởng xuất khẩu vượt mức kế hoạch đề ra
Về quy mô xuất khẩu: Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2018 - 2022 tăng từ 480,17 tỷ USD năm 2018 lên gần 732,5 tỷ USD năm 2022
Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến hết ngày 18 tháng 12 năm 2020, các
tổ chức được uỷ quyền đã cấp gần 62.500 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi tại thị trường EU với kim ngạch 2,35 tỷ USD Các mặt hàng đã được cấp C/O chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li,
8
Trang 9Nhóm 13_48K32.1 Kinh tế vĩ mô nâng cao rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử Điều này cho thấy, hiệu quả khai thác lợi ích ngay sau khi Hiệp định được đưa vào thực thi là rất tốt
Đối với thị trường các nước CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tích cực Năm 2020, xuất khẩu sang Canada duy trì mức tăng trưởng dương, đạt 4,35 tỷ USD, tăng 11,9%; xuất khẩu sang Mexico đạt 3,17 tỷ USD, tăng 12,2%
Về nhập khẩu: Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, trong những năm gần đây chúng ta đã tiếp tục thực hiện tốt khâu kiểm soát nhập khẩu
Về quy mô nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 236,69 tỷ USD năm 2018 lên 253,4 tỷ USD năm 2019 và đạt khoảng 262,4 tỷ USD vào năm
2020 tăng 3,6% so với năm 2019 Tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 9,6%/năm Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn này thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu, đạt mục tiêu Chiến lược đề ra
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG TRONG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
3.1 Lạm phát
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023 như sau:
Mức lạm phát trung bình trong giai đoạn 2021-2023 là 2,48%
Ảnh hưởng của lạm phát đến cán cân thương mại Việt Nam
* Lạm phát có thể tác động đến cán cân thương mại thông qua các kênh sau:
9
Trang 10Nhóm 13_48K32.1 Kinh tế vĩ mô nâng cao + Kênh giá cả: Lạm phát làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước Điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế, đồng thời làm tăng chi phí nhập khẩu
+ Kênh thu nhập: Lạm phát làm giảm sức mua của đồng nội tệ Điều này làm giảm nhu cầu nhập khẩu của người dân và doanh nghiệp
+ Kênh đầu tư: Lạm phát làm tăng chi phí đầu tư, từ đó làm giảm hiệu quả đầu
tư Điều này có thể làm giảm lượng vốn đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu
* Lạm phát vừa phải có tác động tích cực đến cán cân thương mại Việt Nam Lạm phát vừa phải có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời không gây ra những tác động tiêu cực đến cán cân thương mại Cụ thể, lạm phát vừa phải có thể tác động tích cực đến cán cân thương mại Việt Nam thông qua các kênh sau:
+ Kênh giá cả: Lạm phát vừa phải làm tăng giá trị đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ Điều này làm giảm giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ, từ đó giúp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường quốc tế + Kênh thu nhập: Lạm phát vừa phải làm tăng thu nhập của người dân và doanh nghiệp Điều này làm tăng khả năng chi tiêu và nhập khẩu của người dân và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy xuất khẩu
+ Kênh đầu tư: Lạm phát vừa phải làm tăng hiệu quả đầu tư Điều này có thể làm tăng lượng vốn đầu tư, từ đó thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu
* Lạm phát cao có tác động tiêu cực đến cán cân thương mại Việt Nam
Lạm phát cao có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế, bao gồm cả cán cân thương mại Cụ thể, lạm phát cao có thể tác động tiêu cực đến cán cân thương mại Việt Nam thông qua các kênh sau:
+ Kênh giá cả: Lạm phát cao làm tăng giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ Điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế, từ đó kìm hãm xuất khẩu
10
Trang 11Nhóm 13_48K32.1 Kinh tế vĩ mô nâng cao + Kênh thu nhập: Lạm phát cao làm giảm thu nhập của người dân và doanh nghiệp Điều này làm giảm khả năng chi tiêu và nhập khẩu của người dân và doanh nghiệp, từ đó làm giảm nhu cầu nhập khẩu
+ Kênh đầu tư: Lạm phát cao làm giảm hiệu quả đầu tư Điều này có thể làm giảm lượng vốn đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu
Vậy thì, lạm phát là một yếu tố quan trọng có tác động đến cán cân thương mại của một quốc gia, bao gồm cả Việt Nam Lạm phát vừa phải có thể thúc đẩy xuất khẩu
và giảm thâm hụt thương mại, trong khi lạm phát cao có thể kìm hãm xuất khẩu và làm tăng thâm hụt thương mại
3.2 Tỷ giá hối đoái
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỉ giá trung tâm của đồng Việt Nam (VND) so với đồng USD trong giai đoạn 2021-2023 như sau:
Tỉ giá trung tâm của đồng VND so với đồng USD trong giai đoạn 2021-2023 có
xu hướng tăng dần
Ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam:
- Tỉ giá hối đoái có thể tác động đến cán cân thương mại thông qua các kênh sau:
+ Kênh giá cả: Tỉ giá hối đoái tăng làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm Điều này làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế, từ đó thúc đẩy xuất khẩu
+ Kênh nhập khẩu: Tỉ giá hối đoái tăng làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng Điều này làm giảm nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam, từ đó giúp giảm thâm hụt thương mại
* Tỉ giá hối đoái tăng có tác động tích cực đến cán cân thương mại Việt Nam
11