1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

59 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 15,84 MB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIET TATThành phố PTNNBV Phat triển nông nghiệp bền vững VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices FTA Hiép dinh thuong mai tu do FAO Tổ chức lương thực va nông nghiệp l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

CHUYEN DE TOT NGHIỆP

DE TAI:

PHAT TRIEN NONG NGHIEP BEN VUNG TAI HUYEN VAN

LAM, TINH HUNG YEN

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bich Loan

Mã sinh viên : 11193113

Lớp : Kinh tế nông nghiệp 61Khoa : Bất động sản và Kinh tế tài nguyênGiáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Hà Hung

HÀ NOI - 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tham thoát trôi qua gần 4 năm học tập và sinh hoạt trên giảng đường đại họccủa Trường đại học Kinh tế quốc dân, với sự dạy dỗ, chỉ bảo ân cần, nhiệt tình củacác thầy, cô giáo kính mến đã trang bị cho sinh viên chúng em nhiều kiến thức bồ ích

từ kiến thức chung đến kiến thức chuyên môn của ngành học — là hành trang dé chúng

em áp dụng vào cuộc sống và công việc hiệu quả sau này Trong cả quá trình hoànthành luận án em đã nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô, gia đình và các anh chịtrong phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm Em xin chân thànhcảm ơn tắt cả, đặc biệt xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn Th.S Nguyễn

Hà Hưng người đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm chuyên đề

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Thành phố

PTNNBV Phat triển nông nghiệp bền vững

VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices

FTA Hiép dinh thuong mai tu do

FAO Tổ chức lương thực va nông nghiệp liên hợp quốc

KHKT Khoa học ki thuật

UNCCD Công ước về khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật

CCN Cụm công nghiệp

KH&CN Khoa học và công nghệ

Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phátOCOP triên nội lực và gia tăng giá tri

Trang 4

MỤC LỤC

0909900057 1

DANH MỤC TU VIET TẮTT s << s£s£ << s££s£ se sesseseesesezsesses 3 )/0/90000175 4

/.90/:8/00/90:790 16027775 1

10) BAY (08 5 ).\ 1

1 Tinh Cap thiét cla nối số 2 1

2 MUC tiGU NGHIEN 1 5 1

3 Pham vi NQhi6n o0 eee e 44 2

4, Kt CAU Cla CHUYEN na 2

0:10/90ie00577 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE PHAT TRIEN NÔNG NGHIỆP 140607777 .) ) 3

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP BEN 4c — 3

1.1.1 Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững 3

1.1.2 Vai trò của việc phát triển nông nghiệp bền vững 4

1.1.3 Đặc trưng của việc phát triển nông nghiệp bền vững 6

1.1.4 Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững - 10

1.1.5 Những tiềm năng và thuận lợi PTNNBV ở Việt Nam - 14

1.2 CƠ SỞ THUC TIEN VE PTNNBV TRONG GIAI DOAN 2015-0® - 15

1.2.1 Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam - 15

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở một số địa 001005202777 20

0:10/901e057 23

THUC TRANG VE PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP BEN VỮNG Ở

HUYỆN VAN LAM, TINH HUNG YEN -5-scsecsscsscssessesee 23

2.1 KHÁI QUAT DIEU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TE XA HOI

HUYỆN VAN LAM .u essssssssssssssscsscsnscsscssscsscsnscsscsnscsascascsnscsscensesscsnsesscens 23

2.1.1 Điêu kiện tự nhiên - - -c 1000 11 111g ng ngu 23

2.1.1.1 Vị trí địa lý c5 Sk 2k SE 2E 2E12112212121211111 21111 1xx 23

2.1.1.2 Điều kiện địa hình -2- 22 c2 x+cxt2EEeEkevrxerkeerxerkeerxee 24

2.1.1.3 Khí hậu - ces SH HH HH HH HH 24

Trang 5

2.1.1.4 Các nguồn tài nguyên - 2 2 2+Se+Ex+EEeEEerEerErrerrerrxee 24

2.2.1 Điều kiện kinh tẾ ¿2s ++ExtEESEEtEEEEEEErkerkrrrkerkrerxee 24 2.2.2 Điều kiện xã hội - 2-52 ©2++x2ExeExSExerkrsrxerkrerrrrrrerxee 26

2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN

Z9 1 ~ ,ÔỎ 28

2.2.1 Trồng trọt — Bảo vệ thực vật - Ác S nhe ee, 28

2.2.2 Chăn nuôi va công tác thú y - 25c Sc * + ksseseeseeersee 29

2.2.3 Công tác thủy lợi, quản lý đê điều và phòng chống lụt bio 30 2.3 THỰC TRẠNG PHAT TRIEN NÔNG NGHIỆP BEN VỮNG

HUYEN VAN LAM 057.7 30

2.3.1 Thực trang phát triển nông nghiệp bền vững về kinh té 30 2.3.2 Bền vững về xã hội ¿- 2-52 5t2EEEE 2 2222212121 EEcrreee 33 2.3.3 Bén vững về môi trường - + - + ++++E++k+rx+Ex+Ezkerrerxee 34 2.4 NHỮNG LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHAN TỪ KINH TE - XÃ HOI

ANH HUONG DEN PTNNBV HUYỆN VĂN LÂM 36

2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VE THÀNH CÔNG, THÁCH THUC

TRONG VIỆC PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP BEN VỮNG 37

2.5.1 Thành công trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững 37

2.5.2 Thách thức trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững 38

CHƯNG 5-5 HT 0.0 001090908000 0009040 41

GIẢI PHAP PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP THEO HUONG BEN

VUNG O HUYỆN VAN LAM, TINH HUNG YN <-<-<<< 41

3.1 PHUONG HUONG PHAT TRIEN NONG NGHIEP THEO

HUONG BEN VUNG TẠI HUYỆN VAN LÂM 41

3.1.1 Du bao cac yếu tô chủ yếu ảnh hướng đến phát triển nông nghiệp

theo hướng bên vững ở huyện Văn Lâm - -«+++s+++sx>++ 41

3.1.2 Muc tiéu phat triển kinh tế- xã hội của huyện Văn Lâm đến năm

"U20 44

3.1.3 Những van dé đặt ra cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng

bên vững ở huyện Văn Lâm - ¿+ + ***EE+kE+eeEeeeerseerseere 45

3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP DE PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP

HUYEN VAN LAM THEO HUONG BEN VỮNG <-< <5 46

3.2.1 Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bên vững về kinh

' 35 46

Trang 7

DANH MỤC BANG Bang 2.1: Danh sách các làng nghề tại huyện Văn Lâm - 24

Bảng 2.2: Ty lệ đầu tư trong nông nghiệp 20 16-2020 -¿-5¿ 5+ 29 Bang 2.3: Cơ cau sử dụng đất nông nghiệp huyện Văn Lâm 2016-2020 30

Bảng 2.4: Thuận lợi và khó khăn của huyện Văn Lâm dựa trên điều kiện

Trang 8

KT-LOI MO DAU

1 Tinh cấp thiết của chuyên dé

Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã gặt hái được nhiều thành tựuđáng kê: Đời sống của người dân không ngừng được cải nâng cao và cải thiện, tốc độtăng trưởng GDP cao và ôn định vào tốp những nước dau của thé giới Liên tiếp trong

4 năm, từ 2016-2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thếgiới, là một trong 16 nền kinh tế mới nồi thành công nhất Dé gặt hái được những

thành tựu to lớn này là có sự đóng góp công sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân

và của tất cả các ngành các cấp trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp.Những thành tựu đạt được trong sản xuất nông nghiệp là vô cùng to lớn Cùng vớinhững yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp Việt Nam đang có nhữngbước chuyên đổi và phát triển theo xu thé chung của thế giới Phát triển một nền nôngnghiệp bền vững là một trong những bước chuyên đó Đây là một vấn đề rất đángđược quan tâm và vẫn đang là một vấn đề mới ở Việt Nam Huyện Văn Lâm, tỉnhHưng Yên cũng đang trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng mới, bềnvững hơn và phù hợp với điều kiện nơi đây Huyện Văn Lâm nằm tiếp giáp với huyệnGia Lâm, Hà Nội và chỉ cách trung tâm thành phố 20km, đây là lợi thế và lý do đểhuyện có thé phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị Tuy nhiên việctriển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế bởi các cơ chế, chính sách và năng lực đội

ngũ cán bộ cơ sở trong việc phát triển nông thôn văn minh hiện đại Đặc biệt là vai

trò của người dân và các tô chức xã hội được thê hiện như thế nào trong quá trìnhphát triển nông nghiệp Vì những lý do trên em đã lựa chọn tìm hiểu đề tài “Pháttriển nông nghiệp bền vững ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” làm chuyên đề

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệpbền vững

- Phân tích và đánh giá được thực trạng phát trién nông nghiệp theo hướng bền

vững tại huyện Văn Lâm

- Đề xuất được một số giải pháp khả thi dé phát triển nông nghiệp huyện VănLâm theo hướng bền vững

Trang 9

3 Pham vi nghiên cứu

- Nội dung: Chuyên đề nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững của huyệnVăn Lâm trên 3 khía cạnh: bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường

- Không gian: lấy số liệu thực tế tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Thời gian: Đánh giá va phân tích số liệu trong giai đoạn 2011-2022

4 Kết cấu của chuyên đề

Chuyện đề bao gồm các phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham

khảo

Trong đó nội dung chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp bền

vững.

Chương II: Thực trang phát triển nông nghiệp bền vững huyện Văn LamChương III: Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững huyện VănLâm

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE PHAT TRIEN

NÔNG NGHIỆP BEN VỮNG

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP BEN VUNG

1.1.1 Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển được coi là một quá trình lớn lên, tăng tiễn mọi lĩnh vực Bất cứtrong lĩnh vực nao, sự phat triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự tăng lên về cảchất và lượng; sự thay đôi về cơ cấu, thé chế, chủng loại, tô chức; sự thay đôi về thịtrường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự Phát triển nông nghiệp cũng khôngnam ngoài nội dung đó Những năm gần đây chúng ta thường nhắc đến cụm từ “pháttriển bền vững” Vậy phải hiểu phát triển nông nghiệp bền vững như thế nào ? Hiệnnay, có nhiều nguồn tin và đưa ra khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững

(PTNNBV) ở những góc độ khác nhau.

Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), PTNNBV là quá trình đảm bảo hài

hòa các nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông

nghiệp hiện tại mà không tốn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai.

Tác giả Pham Doãn (2005) cho rằng PTNNBV là quá trình đa chiều, bao gồm:(1) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trựctiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (2) tính bền vững trong sử dụngtài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (3) khả năng tương tác thươngmại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn dé đảm bảo cuộc sống đủ,

an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng.

Theo FAO (1992), phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý vàduy trì sự thay đôi về thê chế, kỹ thuật, tổ chức cho nông nghiệp phát triển nhằm đảmbảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa

đáp ứng nhu câu của mai sau.

Từ những quan niệm trên, có thé được hiểu rằng: Dé nền nông nghiệp phát

triển bền vững phải bảo đảm được mục đích là kiến tạo một hệ thống bền vững vềmặt kinh tế, xã hội và môi trường Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp phải đạt hiệu quả

cao, làm ra nhiêu sản phâm, không những đáp ứng nhu câu tiêu dùng, thức ăn chăn

Trang 11

nuôi, dự trữ lương thực mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế Về xã hội, một nền

nông nghiệp bền vững phải đảm bảo cho người nông dân có đầy đủ công ăn việc làm,

có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao.PTNNBV về khía cạnh môi trường là không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên,giữ nguồn nước ngầm trong sạch và không gây ô nhiễm môi trường

1.1.2 Vai trò của việc phát triển nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp bền vững giúp chúng ta có nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe

mà không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và những thế hệ mai sau Nông nghiệpbền vững là người nông dân sản xuất thực phẩm trong đó các nhà nông sử dụng các

kỹ thuật và phương pháp trồng trọt và chăm sóc cây trồng một cách có trách nhiệm

và tiết kiệm tài nguyên Mục dich của nông nghiệp bền vững là tăng cường năng suất,giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tạo ra một nguồn thực phẩm lành mạnh

và đảm bảo sức khỏe cho con người Các nhà nông sử dụng các phương pháp hữu cơ

dé trồng trọt và chăm sóc cây trồng, bao gồm sử dụng phân bón hữu cơ và các loạithuốc trừ sâu tự nhiên thay vì các loại hóa chất độc hại Họ cũng sử dụng các kỹ thuậttưới tiết kiệm nước và tối ưu hóa sử dụng dat dé giảm thiêu việc cạo phá rừng và pháhủy môi trường sống của các loài động thực vật Nông nghiệp bền vững còn đặt ramục tiêu giảm thiêu lượng thải ra từ quá trình sản xuất, bao gồm việc giảm thiêu

lượng phân bón và thuốc trừ sâu độc hại dùng trong quá trình sản xuất, cũng như việc

giảm thiểu khí thải và các chất độc hại từ máy móc và thiết bị sử dụng trong quá trìnhsản xuất Với việc phát triển nông nghiệp bền vững, chúng ta có thé có được nguồnthực phẩm tốt cho sức khỏe mà không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường Nógiúp đảm bảo răng các tài nguyên đất và nước được sử dụng một cách có trách nhiệm

và tiết kiệm, đảm bảo rang chúng ta có thé sản xuất thực pham đủ dé đáp ứng nhu cầucủa con người trong tương lai mà không cần phải phá hủy môi trường sống Điều này

sẽ giúp cho những thế hệ tương lai có một tương lai tươi sáng và một nguồn thựcphẩm lành mạnh dé sử dụng

Phát triển nông nghiệp bền vững giúp giảm thiểu các van đề biến đổi khí hậu,

khan hiếm nước, suy thoái đất, phá rừng Giảm thiểu biến đôi khí hậu: Nông nghiệptruyền thống thường sử dụng nhiều phương pháp không bền vững, như sử dụng phân

bón hóa học và thuôc trừ sâu độc hại, gây ra khí thải nhiêu và thải ra các chât gây

Trang 12

hiệu ứng nhà kính Trái ngược, nông nghiệp bền vững thúc đây sử dụng các kỹ thuậthữu co, tái chế phân bón hữu cơ và quản lý hợp lý lượng chat thải, giúp giảm thiêukhí thải nhà kính từ nông nghiệp Đồng thời, việc bảo vệ đa dạng sinh học và pháttriển hệ sinh thái trong nông nghiệp bền vững cũng giúp hấp thụ carbon và giảm tácđộng khí hậu Giảm thiểu khan hiếm nước: Nông nghiệp truyền thống tiêu thụ lượngnước lớn và thường dùng phương pháp tưới truyền thống không hiệu quả, dẫn đếnlãng phí và cạn kiệt tài nguyên nước Nông nghiệp bền vững thúc đây sử dụng các kỹthuật tưới tiết kiệm nước như tưới theo nhu cầu thực tế, sử dụng kỹ thuật giữ ầm dat

và thu thập và tái sử dung nước mưa Điều này giúp giảm thiểu khan hiém nước vàtối ưu hóa sử dụng tài nguyên nước Ngăn chặn suy thoái đất: Nông nghiệp truyềnthống thường gây suy thoái đất thông qua việc cay cỏ quá mức, sử dụng phân bón vàthuốc trừ sâu không kiểm soát, và thiếu việc quản lý đất bền vững Nông nghiệp bền

vững đặt sự chú trọng vào việc duy trì độ phù hợp của đất, sử dụng kỹ thuật bón phân

hữu cơ, bón

Ngoài ra nó còn giúp thúc đây nền kinh tế ôn định cho nông dan và giúp họ

có chất lượng cuộc sống tốt hơn Phát triển nông nghiệp bền vững không chỉ có lợicho môi trường và sức khỏe, mà còn có thể thúc đây nền kinh tế 6n định và cải thiệnchất lượng cuộc song của nông dân Đầu tiên là nông nghiệp bền vững làm tăng năngsuất và hiệu suất: Phát triển nông nghiệp bền vững thường sử dụng các kỹ thuật vàphương pháp tiết kiệm tài nguyên, như sử dụng phân bón hữu cơ, quản lý đất bềnvững và ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước Điều này có thé dẫn đến tăng năngsuất cây trồng và chất lượng sản phẩm, cải thiện hiệu suất sản xuất và thu nhập củanông dân Đa dạng hóa sản phẩm và giá trị gia tăng: Nông nghiệp bền vững thườngkhuyến khích việc đa dang hóa sản phẩm và áp dụng các phương pháp chế biến vàtiếp thị gia tăng giá trị Điều này giúp nông dân có thêm cơ hội kinh doanh và tăngthu nhập bằng cách tiếp cận các thị trường cao cấp và nhu cầu tiêu dùng đang tăng.Giảm chi phí và rủi ro: Sử dụng các kỹ thuật bền vững có thé giảm chi phí đầu vào,

ví dụ như sử dụng phân bón tự nhiên, giảm sử dụng thuốc trừ sâu và tiết kiệm nước.Điều này giúp giảm bớt nợ nan và tăng khả năng chịu đựng tài chính của nông dân.Ngoài ra, sử dụng phương pháp bền vững cũng giúp giảm rủi ro đối với mất mùa, sâu

bệnh va thay đổi khí hậu.Và khi nông dân có thu nhập ổn định và tăng cường khanăng chịu đựng tải chính, họ có thể đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho gia đình và cộng

Trang 13

đông Họ có thê dau tư vào giáo duc, chăm sóc sức khỏe va cải thiện điêu kiện sông, góp phan nâng cao đời sông hang ngày

Bởi vì nông nghiệp đóng vai trò thiệt yêu và có hơn 40% dân sô thê giới làm việc

trong lĩnh vực này và việc đảm bảo phát triển bền vững và an ninh lương thực luôn

là van dé cap thiệt đôi với mọi quôc gia Có thé hiêu được răng bên vững về lương thực cũng góp phân vào củng cô an ninh của mọi quôc gia Ta đêu biết răng việc

Điêu cot lõi làm nên một nên nông nghiệp bên vững là tìm được sự cân băng giữa

việc sản xuất lương thực, thực phẩm và bảo tồn hệ sinh thái môi trường

1.1.3 Đặc trưng của việc phát triển nông nghiệp bền vững

1.1.3.1 Dam bảo nhịp độ tăng trưởng ổn định, hiệu qua

Mục tiêu tăng trưởng là mục tiêu theo dudi của tat cả các ngành trong nền kinh

tế quốc dân Bất cứ một ngành nao, một lĩnh vực nào nếu không có sự tăng trưởngđều sẽ gây trở ngại đối với tiễn trình phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế Đốivới ngành sản xuất nông nghiệp, việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng có một ý nghĩahết sức quan trọng Ngành nông nghiệp là ngành cung cấp toàn bộ lương thực thựcphẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người Hoạt động tiêu dùngdiễn ra liên tục đòi hỏi quá trình sản xuất cũng phải diễn ra liên tục tương ứng Bêncạnh đó, cùng với quá trình gia tăng tiêu dùng là sự gia tăng nhanh chóng của dân số.Nếu như ngành nông nghiệp không có sự tăng trưởng thi sẽ day toàn xã hội vào tinhtrạng thiếu lương thực

Đối với nền nông nghiệp truyền thống, tốc độ tăng trưởng rất thấp, đôi khi cònkhông có tăng trưởng do ảnh hưởng của các yếu tổ thời tiết, việc tiếp tục duy trì nềnnông nghiệp truyền thống sẽ kéo lùi sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốcdân.Chính vì vậy việc đổi mới toàn diện khu vực nông nghiệp, nói khác đi là pháttriển nông nghiệp bền vững thì mục tiêu tăng tăng trưởng được coi là một đặc trưng

cơ bản.

Mục tiêu tăng trưởng là mục tiêu cao nhất song mục tiêu đó sẽ không còn ýnghĩa nếu như những thành quả của sự tăng trưởng đó bị trả giá quá đắt Nói khác đikết quả của sự tăng trưởng đó phải thé hiện bảng hiệu quả trên thực tế Nếu như tăng

trưởng mà không mang lại hiệu quả thì sự tăng trưởng đó hoàn toàn vô nghĩa, tăng

Trang 14

trưởng phi thực tế Hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung được thể hiện trên

nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tập trung nhất ở việc các sản phẩm nông nghiệplàm ra sử dụng ít nhất các yếu tố đầu vào bao gồm cả các nguồn lực kinh tế lẫn tựnhiên Các sản phẩm nông nghiệp là kết quả của quá trình tái sản xuất mở rộng theochiều sâu

Hoạt động sản xuất nông nghiệp có đặc trưng là phụ thuộc rất lớn vào các điềukiện thời tiết, khí hậu Do đó ngành sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất có tínhchat bap bênh, không 6n định Đối với nền nông nghiệp truyền thống, sản xuất chủyếu dựa vào kinh nghiệm, kỹ thuật lạc hậu nên hoạt động sản xuất thường không ồn

định Ngược lại thì một trong những đặc trưng của nền nông nghiệp bền vững đó là

sự ôn định và do đó phải đảm bảo tăng trưởng 6n định Phát triển bền vững trongnông nghiệp đã bao hàm trong nó sự tăng trưởng ổn định và có hiệu qua, nó có ýnghĩa đối với việc nâng cao đời sống của dân cư khu vực sản xuất nông nghiệp và ýnghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững chung của toàn bộ nền kinh

vững.

Song song với việc giải quyết van đê xoá đói giảm nghẻo, việc làm việc phát triên nên nông nghiệp bên vững sẽ góp phân nâng cao vai trò của người nông dân trong các khâu của quá trình sản xuât Xuât phát từ khía cạnh nghéo đói xem xét :

nghèo đói ảnh hưởng trực tiếp tới giáo dục, ảnh hưởng tới năng lực của các chủ thể

Trang 15

Chủ thé ở đây chính là những người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Với nền nông nghiệp truyền thống, những chủ thể của hoạt động sản xuất nông nghiệplại không có bất cứ một quyền gì trong việc đưa ra các quyết định liên quan trực tiếp

tới bản thân, tới các quá trình sản xuât của mình.

Ngược lại, dé phát triển một nền nông nghiệp theo hướng bền vững thì ngườinông dân phải được coi là chủ thé của quá trình sản xuất Họ có quyền trong mọi khẩu

của quá trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm, họ có năng lực tự chủ với việc tiễn hành

sản xuất của mình Việc đảm bảo được vai trò của chủ thể trong mọi khâu của quátrình sản xuất sẽ tạo điều kiện cho việc phá vỡ tảng băng tảm lý “ ai là chủ ” vẫn tồntại lâu nay trong phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống Chỉ khi nào nềnnông nghiệp phát triển một cách bền vững nhất thì khi đó vai trò của các chủ thé sẽ

được đảm bảo ở mức cao nhât.

Một khía cạnh khác của việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề về mặt xã hộitrong khu vực nông nghiệp, nông thôn đó là việc thực hiện phân phối thu nhập côngbang, dam bảo các quyền tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm nôngnghiệp một cách công bằng hơn giữa các vùng, các thế hệ trong tương lai Đối vớimột nền nông nghiệp truyền thống xưa nay, một trong những nguyên nhân kẻo lùi sựphát triển của khu vực nông nghiệp so với các khu vực khác chính là sự phân phốikhông công bằng Cụ thể ở đây đó là sự phân phối không công bằng về mặt thu nhập.Phan giá trị thuộc về người nông dân trong tổng giá tri sản phẩm là rất thấp Phần lớn

giá trị đó lại thuộc về những chủ thể không trực tiếp tạo ra sản phẩm, ví dụ như tư

thương, người cung cap dich vụ nông nghiệp Khi thu nhập của các chủ thé sản xuấtkhông được đảm bảo thì sẽ không khuyến khích được việc mở rộng sản xuất, nângcao năng suất lao động Mặt khác nó còn làm nảy sinh hàng loạt các mâu thuẫn, kéo

lùi nên sản xuât đi xuông.

Với một nền nông nghiệp bền vững, mọi chủ thê đều được phân phối thu nhậpcông bằng Không chỉ công bằng trong thu nhập mà còn công bằng trong việc tiếpcận các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm làm ra Sự công bằng đó khôngphải chỉ cho thế hệ hiện tại mà nó còn đảm bảo cho quyền tiếp cận công bằng của cácthé hệ tương lai

Cac van dé xã hội là những vân đê liên quan trực tiép con người Song đê giải

quyết được không thể một sớm một chiều mà cần phải có một thời gian nhất định và

Trang 16

chỉ trong nên nông nghiệp phát triên bên vững các vân đê trên mới có thê giải quyét được toàn diện và triệt đê.

1.1.3.3 Phát triển bên vững nên nông nghiệp theo xu hướng nên nông nghiệp sinhthái

Trong tat ca các ngành của nền kinh tế quốc dân thì ngành nông nghiệp ( baogồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp ) là ngành liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài

nguyên thiên nhiên của môi trường sinh thái.

Nền nông nghiệp truyền thống với đặc trưng của nền nông nghiệp lạc hậu,trình độ kỹ thuật thấp kém, phương thức canh tác thủ công Chính những điều này đãlàm cho môi trường thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng Thể hiện cụ thé ở đây nhưdiện tích đất trồng cây nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị thoái hoá, diện tíchrừng tự nhiên ngày càng thu hẹp, các nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt Tat cảđều do sự khai thác quá mức của con người Hậu quả của những vấn đề trên sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới đời sống của người nông dân, họ có nguy cơ rơi vao tinh trạng “nghèo đi trong đổi Đứng trước những van dé đó, nhận thức về phát triển bền vữngnền nông nghiệp theo xu hướng nền nông nghiệp sinh thái có ý nghĩa vô cùng quan

tác động vào môi trường, khai thác các tải nguyên thiên nhiên con người đã phá và

tính cân bằng của môi trường sinh thái Do đó trước những đòi hỏi thỏa mãn nhu cầucủa con người ngày càng cao, nếu vẫn tiếp tục phá vỡ sự mắt cân bằng của môi trườngsinh thái thì chính con người phải lãnh chịu hậu quả Do vậy, khi phát triển nền nôngnghiệp theo hướng bền vững thì một trong những đặc trưng đó là phải biết khai thác

Trang 17

có hiệu quả và sử dụng hợp lý những tài nguyên thiên nhiên hiện có dé thoả mãn nhu

câu của các thê hệ.

Thứ hai, gìn giữ và bảo tồn chất lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho cácthế hệ mai sau Đứng trước thực trạng việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiênmột cách thiếu khoa học, thiếu tổ chức trong thời gian qua thì việc gìn giữ và bảo tồnchất lượng nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng Van đề cốt lõi của phát triển bềnvững là dành cho thế hệ mai sau những điều kiện tốt nhất Do vậy công việc bảo tồn

và gìn giữ này không chỉ có ý nghĩa đối với thế hệ hiện tại, mà ở đây điều quan trọng

là nó đành cho các thế hệ mai sau những gi tốt nhất liên quan đến nguồn tài nguyên

thiên nhiên Bởi phát triển bền vững là ngày hôm nay được hưởng lợi ích như thé nàothì thế hệ ngày mai cũng được hưởng lợi ích như vậy Chính vì vậy ngay trong hiệntại, việc khai thác va sử dụng các nguồn tài nguyên bên cạnh việc thoả mãn nhu cầucủa các thế hệ hiện tại thì việc khai thác và sử dụng cần phải tính đến lợi ích của cácthé hệ trong tương lai

Thứ ba, ngăn chặn ô nhiễm, lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.Xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con người kết hợp với trình độ khoahọc - kỹ thuật thấp kém nên trong quá trình sản xuất đã làm cho môi trường sinh thái

bị ô nhiễm nghiêm trọng Cùng với đó là việc lạm dụng hoá chất đã làm mat đi tínhbền vững quá trình sản xuất Phát triển nền nông nghiệp theo xu hướng nền nôngnghiệp sinh thái thì vấn đề ô nhiễm do sử dụng hoá chất trong quá trình sản xuất đượcđặt lên hang đầu Những hậu quả của vấn đề ô nhiễm, lạm dụng hoá chất không théphát hiện ra trong thời gian ngăn nhưng hậu quả mà nó dé lại thì rất lâu dài Xây dựngnền nông nghiệp sinh thái phải dựa trên những tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhất định.Các tiến bộ kỹ thuật đó phải dựa trên nền tảng thân thiện với môi trường sinh thái

Do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng tốt,khi đó việc sử dụng hóa chất vào sản xuất sẽ dần được loại trừ Hiệu quả của việcphát triển theo hướng sinh thái sẽ tạo ra các sản phâm sạch, có chất lượng cao

1.1.4 Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững

1.1.4.1 Nông nghiệp bên vững về kinh tế

- Khai niệm: Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế là sự phát triểndam bao tăng trưởng, phát triển ôn định và lâu dai về mặt kinh tế của nông nghiệp,góp phần vào phát triển kinh tế của quốc gia, cộng đồng Mục tiêu của phát triển bền

10

Trang 18

vững vê kinh tê là đạt được sự tăng trưởng ôn định với cơ câu hợp lý, dap ứng yêu câu nâng cao đời sông của người dân, tránh được sự suy thoái và gánh nặng nợ nân

cho thé hệ tương lai

- Tiéu chí nông nghiệp bền vững về kinh tế:

(1) Nâng cao chất lượng tăng trưởng GDP nông nghiệp: Tăng trưởng GDPnông nghiệp là một tiêu chí rất quan trọng giúp phản ánh mức độ phát triển, hiệu quảcủa sản xuất nông nghiệp Chất lượng tăng trưởng nông nghiệp phản ánh bản chấtbên trong của quá trình tăng trưởng nông nghiệp Chất lượng tăng trưởng nông nghiệpđược thê hiện trên ba mặt: động thái, cấu trúc và hiệu quả của tăng trưởng nông

nghiệp.

(2) Chuyển dịch cơ cau nông nghiệp hợp ly, tiến bộ: Chuyên dịch cơ câu nôngnghiệp theo hướng hop lý, tiến bộ là quá trình biến đổi hay tái cấu trúc các ngành,tiêu ngành nông nghiệp bảo đảm cho nền nông nghiệp tăng trưởng cao, liên tục và 6nđịnh trong dài hạn Cụ thể, cơ cấu ngành nông nghiệp phải chuyển dịch theo

hướng tăng tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học công

nghệ cao, các ngành có hiệu suất sử dụng tài nguyên thấp, ít gây hại đến môi trườngnhằm mục tiêu kép: hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường

Chuyên dich cơ cau ngành nông nghiệp đòi hỏi phải gắn kết chặt chẽ với việc

sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực; phát huy được lợi thế so sánh và phù hợpvới điều kiện của từng ngành, tiêu ngành, vùng hoặc địa phương nhằm tạo ra giá trịtăng thêm cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia và địa phương.Trong đó, xác định rõ ngành, tiểu ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh, mang lạihiệu quả kinh tế, bao đảm cho ngành nông nghiệp tăng trưởng cao, liên tục và ôn định

trong dài hạn.

- Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế:

Dựa vào xu hướng phát triển hiện nay, sự phát triển về kinh tế sẽ dan đến thayđổi cơ cấu kinh tế, dẫn đến việc giảm tỷ trọng của nông nghiệp và tăng ty trọng củacông nghiệp và dịch vụ Ở các nước đang phát triển và có điểm xuất phát thấp, nềnkinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yêu nên ty trọng nông nghiệp thương rơivào khoảng 20-30%, trong khi đó tại các quốc gia đang phát triển thì nông nghiệp chỉchiếm 1-7% Nông nghiệp sẽ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong toàn nền kinh tế nhưng

11

Trang 19

quy mô giá trị sản xuất sẽ không ngừng tăng lên nhờ vào KHKT, nâng cao năng suất

và chât lượng sản phâm.

Thứ nhất, dé nâng cao chất lượng tăng trưởng GDP nông nghiệp, cần đánh giátrên những phương diện sau: Động thái tăng trưởng nông nghiệp biểu hiện ở tốc độ

và quy mô tăng trưởng nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định (ít nhất là 5 năm).Nếu tốc độ tăng trưởng nông nghiệp cao, quy mô tăng trưởng lớn, liên tục trong nhiềunăm, 6n định và ít dao động trước các biến động thì đó là những biểu hiện của chấtlượng tăng trưởng nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Ngược lại, nếu tốc

độ và quy mô tăng trưởng nông nghiệp lúc âm, lúc dương hoặc tăng trưởng nhưng

với tốc độ thấp và quy mô nhỏ thì đó là biểu hiện của chất lượng tăng trưởng nôngnghiệp không theo hướng bền vững Thứ hai, về cau trúc tăng trưởng nông nghiệp: Ởgóc độ các yếu tô đầu vào của quá trình sản xuất, nếu tăng trưởng nông nghiệp chủyếu dựa vào tăng vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên thì đó là biểu hiện của chấtlượng tăng trưởng nông nghiệp thấp, không theo hướng phát triển bền vững Ngượclại, nếu tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào tiễn bộ công nghệ, TFP, đó chính

là biểu hiện của phát triển nông nghiệp bền vững Ở góc độ sản phẩm đầu ra, nếu tăng

trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào các sản phẩm có lợi thế, có năng suất lao động

và giá trị gia tăng cao, đó là biểu hiện của chất lượng tăng trưởng nông nghiệp cao và

ngược lại Hiệu quả của tăng trưởng nông nghiệp thường được xem xét ở hiệu quả sử

dụng các yếu tô vốn, lao động, đất đai và tỷ lệ VA/GO (chỉ số phản ánh hiệu quả sảnxuất) của ngành nông nghiệp Nếu hiệu quả sử dụng vốn (ICOR), hiệu quả sử dụnglao động (năng suất lao động), hiệu quả sử dụng đất đai và tỷ lệ VA/GO của ngành

nông nghiệp đạt giá trị cao, có xu hướng gia tăng , đó là PTNN theo hướng phát

triển bền vững và ngược lại

1.1.4.2 Xã hội

- Khái niệm: Phát triển bền vững nông nghiệp về xã hội là sự đóng góp cụ thécủa nông nghiệp cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển

- Tiêu chí nông nghiệp bền vững về xã hội

(1) Tạo việc làm ngành nông nghiệp theo hướng tiến bộ, hợp lý: Ngành nôngnghiệp phát triển theo hướng bền vững tức là tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phầngiải quyết cơ bản van đề thiếu việc làm ở nông thôn Chat lượng việc làm cần được cải

thiện, đây mạnh tạo việc làm có nang suat lao động va giá tri gia tang cao, giảm việc

12

Trang 20

làm có giá trị gia tăng và năng suất lao động thấp, giảm việc làm thời vụ, tăng việclàm dai hạn Cụ thé: (i) Tăng việc làm hộ thủy sản, giảm việc làm hộ lâm nghiệp vàthuần nông: (ii) Tăng việc làm hộ chăn nuôi; giảm việc làm hộ trong trọt; (iii) Tăngviệc làm ở những ngành công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ phục vụ sản xuất

nông nghiệp

(2) Chất lượng cuộc sống của nông dân ngày càng được cải thiện và nâng

cao2

Chất lượng cuộc sống của nông dân được thể hiện trên nhiều mặt như thu nhập,

học hành, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, thụ hưởng các dịch vụ công Nếungười nông dân được nâng cao thu nhập, có cuộc sống no âm, không chịu ảnh hưởngtiêu cực, rủi ro từ thị trường, được học hành nâng cao trình độ, được bình đăng trongtiếp cận các dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống như: chăm sóc sức khỏe, nước sạch,điện thì đó là biểu hiện của PTNN theo hướng bên vững về xã hội và ngược lại

1.1.4.3 Môi trường

- Khái niệm:Phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường là phải khai tháchợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn,

xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường

- Tiêu chí nông nghiệp bền vững về môi trường

(1) Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên:Tài nguyên thiên nhiên là đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp, trong đó đấtđai, nguồn nước là hai yếu tố quan trọng nhất, không thê thay thế, song lại khan hiếm.Các yếu tố này vừa là tài nguyên, vừa là môi trường sinh thái dé phát triển sản xuấtnông nghiệp Vì vậy, việc khai thác đất đai, nguồn nước cần chú ý duy trì chất lượngđất, chống ô nhiễm và suy thoái đất, đồng thời cần bảo vệ nguồn nước, tránh khaithác ngoài quy hoạch Phát triển mô hình đầu vào thấp

(2) Bảo vệ, phục hồi, tái tạo tài nguyên và đa dạng sinh học: Quá trình PTNNphải duy trì được sự đa dạng và bền vững của môi trường sinh thái, tính toàn vẹn củamôi trường sống, bảo toàn chức năng của các hệ thống sinh thái Do đó cần sử dụng

an toàn, hiệu quả ở mức tối thiêu các loại thuốc hóa học và phân vô cơ Sử dụng cácgiống cây trồng, vật nuôi vừa phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, vừađáp ứng nhu cầu của thị trường và thích ứng kịp với biến đổi khí hậu Đồng thời,cần áp dụng khoa học công nghệ và các kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiết kiệm đầu

13

Trang 21

vào như tưới nhỏ giọt, tưới tiét kiệm trong quá trình sản xuât; phát triên các mô hình sản xuât nông nghiệp thân thiện với môi trường, như: mô hình nông nghiệp hữu cơ;

mô hình nông nghiệp sinh thái

(3) PTNN theo hướng gắn với biến đổi khí hậu: Nông nghiệp là ngành chịuảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu Do đó, nông nghiệp địa phương muốn pháttriển 6n định, hiệu quả phải hướng tới thích nghi với biến đổi khí hậu: (i) Quá trìnhPTNN phải hướng đến các ngành hàng, các công nghệ sản xuất làm giảm nhẹ biếnđôi khí hậu, tức là làm giảm thải khí nhà kính, giảm chất thải độc hại; (ii) Quá trìnhtăng trưởng nông nghiệp phải được điều chỉnh theo hướng thích ứng với biến đổi khíhậu nhằm giảm tổn that và tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu

1.1.5 Những tiềm năng và thuận lợi PTNNBV ở Việt Nam

Là quốc gia nam trong vành dai nội chi tuyến, Việt Nam có điều kiện thuận

lợi dé phát triển sản phẩm nông nghiệp mang bản sắc riêng của các tiêu vùng sinhthái đất thấp, đồi núi, cao nguyên và ven biên Phát huy lợi thế này, trong hơn 30 nămđổi mới, nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng bình quân khoảng3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói chung, khu vực Đông - Nam Á nói riêng.Sau thời kỳ thiếu lương thực kéo dài, từ năm 1989, Việt Nam đã dần trở thành cườngquốc xuất khẩu nông sản trên thế giới Giai đoạn 2008 - 2017, tốc độ tăng trưởng

GDP toản ngành nông nghiệp Việt Nam đạt bình quân 2,66%/nam Năm 2018 dat

3,76% và năm 2019 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, nông nghiệp Việt Nam vẫn

duy tri da tăng trưởng 2,2% Thị trường tiêu thụ nông san của Việt Nam ngay cảng

được mở rộng, cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn và gắn với nhu cầu thị trường Nhiều môhình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ được triển

khai đem lại giá trị hàng hóa lớn, thân thiện môi trường.

Cơ cau nội ngành nông nghiệp chuyền dich theo hướng phát huy lợi thế, phùhợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mô hình theotiêu chuẩn VietGAP cho giá trị kinh tế cao Từng chuyên ngành, lĩnh vực, sản phẩm

có lợi thế và thị trường thuận lợi đã tăng nhanh về diện tích, năng suất, sản lượng,chất lượng và tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng Hiện năng suất lúa của Việt Namcao nhất Đông - Nam A, đạt 5,6 tan/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và 1,5 lần so với

Ấn Độ; trở thành quốc gia có chỉ số bền vững an ninh lương thực cao hơn phần lớncác quốc gia đang phát triển ở châu Á Năm 2020, mặc dù phải gánh chịu thời tiết bất

14

Trang 22

thường, thiên tai, dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi, dịch Covid-19 ), nhưng nhờ đâymạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, tái cơ cau sản xuất, ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh,

dự kiến diện tích, sản lượng các loại nông sản hàng hóa vẫn ồn định và tăng so vớinăm 2019, bảo đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nảo

1.2 CƠ SỞ THỰC TIEN VE PTNNBV TRONG GIAI DOAN 2015-2020

1.2.1 Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam

1.2.1.1 Kinh tế

Năm 2020, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản và lâm sản chính tương đương

thang 10, nông sản đạt khoảng 1,6 tỷ USD, lâm sản chính trên 1,2 tỷ USD; thủy sản dat 800 triệu USD (giảm 12,9%) và chăn nuôi đạt 33 triệu USD (giảm 11,5%) Tính

chung 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 37,42 tỷ

USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019 Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt

gần 16,76 ty USD, giảm 0,5%; chăn nuôi ước dat 297 triệu USD, giảm 18,5%; thủy

sản ước đạt khoảng 7,75 tỷ USD, giảm 0,9%; lâm sản chính đạt trên 11,65 tỷ USD,

tăng 15,0% Đáng chú ý, trong bối cảnh khó khăn do tác động của dịch COVID-19,một số mặt hàng vẫn đạt gia tri xuất khâu cao hơn có với cùng kỳ, như: gạo, rau, sẵn,

tôm, gỗ và sản phẩm 26, qué, may tre Cu thé, gia tri xuất khẩu gạo đạt trên 2,8 tỷ

USD (tăng 10,4%); rau đạt 621 triệu USD (tăng 7,7%); săn và sản phẩm sắn đạt 874triệu USD (tăng 2,3%), xuất khâu tôm thu về gần 3,4 tỷ USD (tăng 9,7%); qué đạt

222 triệu USD (tăng 37,2%); gỗ va sản phẩm gỗ đạt khoảng 10,9 tỷ USD (tăng

14,1%); mây, tre, coi thảm dat 545 triệu USD (tăng 26,1%).

Nông nghiệp Việt Nam từng bước tham gia mạnh mẽ vao quá trình hội nhập

và toàn cầu hóa với các hiệp định thương mại tự do (FTA) Với năng lực tốt về cung,cùng với quá trình mở cửa hội nhập sâu rộng, Việt Nam đã từng bước khẳng định vitrí trên thị trường nông, lâm, thủy sản toàn cầu; vươn lên trở thành một nhà cung cấplớn trên thị trường nông sản thế giới về quy mô và phạm vi thương mại Nếu như năm

1986, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp chỉ đạt 486,2 triệu USD; năm

2000 đạt 4,2 tỷ USD, thì đến năm 2019, kim ngạch xuất khâu toàn ngành đã đạt 41,3

tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; thặng dư thương mại đạt 9,5 đến 10 tỷ USD Trong đó, có 10 mặt hàng nông sản kim ngạch xuất khâu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.Điều nay khang định xu thế chuyền déi cơ cau ngành đã phát huy hiệu quả Mặt khác,

15

Trang 23

giá bán sản pham 6n định cùng với thị trường xuất khâu được mở rộng là động lực

chính thúc đây sản xuất của khu vực này.

Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 ướcđạt 2,71%/năm, cao hơn mức 2,41% của năm 2015; Tổng kim ngạch xuất khâu nông

lâm thủy sản: Giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 190,32 ty USD, trung bình

đạt 37,06 tỷ USD/năm; năm 2020 ước đạt 41 tỷ USD, vượt mục tiêu dé ra đến năm

2020 của Kế hoạch 5 năm (39 - 40 tỷ USD), cao hơn nhiều so với mức 30,45 tỷ USDcủa năm 2015 Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất theo các quytrình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương: Năm 2019 đạt 8,8%; năm 2020 ước đạttrên 10%, cao hơn so với mức đạt 5,3% của năm 2015.Tốc độ tăng năng suất lao động

nông lâm thủy sản bình quân 5 năm 2016-2020 đạt 6,8%/năm, cao hơn mức tăng

6,6% của năm 2015; xuất khâu NLTS trung bình giai đoạn 2016-2020 ước đạt 37,06

tỷ USD/nam, cao hơn nhiều so với mức đạt 30,45 tỷ USD của năm 2015; Thu nhậpcủa cư dân nông thôn ước đạt 43 triệu đồng/người, gấp 1,92 lần so với năm 2015.Đến hết năm 2020 ước có trên 63% xã đạt chuẩn, cao hơn so với mức 17,5% năm2015; số lượng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp năm 2020 (ước có trên13.000 doanh nghiệp) tăng trên 3 lần năm 2015

1.2.1.2 Xã hội

Nông nghiệp vẫn đang là ngành có lực lượng đông đảo nhất và mặc dù cóchuyền biến tích cực trong chuyền dịch cơ cau nhưng số lượng và tỷ trọng không có

nhiêu sự chuyên biên.

Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp cả nước nhờ cónhiều vùng nông thôn đã đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đãtăng Năm 2020 đã có khoảng 5.506 xã đạt chuẩn nông thôn mới Bên cạnh đó, có 12tỉnh, thành phố có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; bình

quân cả nước đạt 16,38 tiêu chí/xã (tăng 0,72 tiêu chí so với năm 2019); cả nước

không còn xã dưới 5 tiêu chí Cả nước có 173 đơn vi cấp huyện thuộc 50 tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (tăng 61 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2019) đã được

Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới

(chiếm khoảng 26% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước) Chính sách phát triểnnông nghiệp đã làm thay đổi rõ rệt nhiều vùng nông thôn, góp phần tích cực xóa đóigiảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống dân cư nông thôn Việt Nam là quốc gia

16

Trang 24

có tôc độ xóa đói giảm nghèo nhanh nhât thê giới Trung bình mỗi năm có 2% dân sô thoát nghèo

- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở Việt Nam năm 2020 giảm hơn một nửa so với

năm 2016, từ 9,9% năm 2016 giảm xuống còn 4,8% năm 2020

- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị, nhưng

có thê thấy được răng khoảng cách đang giảm dần

Như vậy, cùng với việc giảm số hộ nghèo chung giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ số

hộ nghèo thiếu hụt đa chiều cũng có xu hướng giảm trong tổng số tỷ lệ hộ nghèochung, kế cả ở các chiều và chỉ số thiếu hụt Tuy tình hình kinh tế - xã hội của đấtnước còn gặp nhiều khó khăn nhưng lĩnh vực giảm nghèo vẫn tiếp tục được quan tâm,

ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 dé thực hiện mục tiêugiảm nghèo bền vững Điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của khu vực nôngthôn, nhất là khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc đã có sự thay đổi

rõ rệt; đời sống của người nghèo được cải thiện cả về vật chất và tinh thần; kết quảgiảm nghèo và cách tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta thời gian qua tiếptục được các đối tác phát triển, cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao

17

Trang 25

Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn,

vùng đồng bào dân tộc nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%; tỷ trọng hộnghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 58,53% tổng số hộ nghèo trong cả nước (cuối năm2019) Điều này đòi hỏi cần tiếp tục phải có những giải pháp hiệu quả, phù hợp hơn

dé góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và đếnnăm 2030 theo mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết với quốc tế.Nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bảo dântộc và miền núi tuy đã được ưu tiên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; việc pháttriển công nghiệp dịch vụ phục vụ nông nghiệp cho các huyện nghèo chưa được chútrọng, chưa kết nối sản xuất với thị trường; viéc giải quyết đất ở, đất sản xuất chođồng bao dân tộc thiểu số còn thấp, tiến độ giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giaođất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội nhằm khơi

dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực dé thuc hién muctiêu giảm nghèo bền vững còn nhiều bất cập, chưa tạo được chuyền biến trong độingũ cán bộ cơ sở và người dân về những thay đổi chính sách và cách tiếp cận mới

trong giảm nghèo.

Tăng trưởng nông nghiệp và việc cải thiện môi trường sức khỏe, dinh dưỡng

của người nông dân có mỗi quan hệ tương tác nhau Phương thức sản xuất nôngnghiệp thiếu bền vững gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thải sẽ làm gia tăng xácsuất và mức độ bệnh tật của người dân Việc thực hiện các biện pháp thực hành nôngnghiệp thiếu bền vững nhất là việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vậttrong sản xuất sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường sức khỏe của người dân nông

thôn, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của chính nông hộ thông qua môi trường

đất, nước, không khí, tiếng ồn Nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng do việc quan lýkhông tốt các loại chất thải, phần gia slic, gia cam ; bi nhiém déc do sir dung thuốcbảo vệ thực vat, déu là các tác nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh đắc biệt là bệnh ngoài

da, bệnh phụ khoa( Bộ TN và MT, 2020 ).

Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tăng đều qua các năm và giữ tỷ lệ

ồn định trong khoảng 5-6% trong GDP Việt Nam được đánh giá là có tiễn bộ nhanhhơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc khắcphục những sự chênh lệch về giới và về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi Đến năm 2014

đã có 63/63 tỉnh, thành đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuôi cấp độ I, tức là

18

Trang 26

đã hoàn thành trước kế hoạch đối với mục tiêu thiên niên kỷ về phổ cập giáo duc tiêuhọc.

Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của người dân nông thôn, nơi tập trung

đa phần nông hộ sẽ anh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ kỹthuật nông nghiệp, nhất là công nghệ chuyên giao từ đầu tư trực tiếp nước ngoài qua

đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói chung

1.2.1.3 Môi trường

Trong những năm qua, các ngành nông, lâm, thủy sản đà phát huy thế mạnh

và tăng trưởng đều qua các năm Tuy nhiên, các doanh nghiệp, nhà đầu tư mới chỉtập trung vào phát triển kinh tế, chưa quan tâm thích đáng đến công tác bảo vệ môitrường, chưa đầu tư xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất Chính vì vậy,môi trường nông nghiệp tại Việt Nam đang gặp nhiều đề tiêu cực

Chỉ có khoảng 30 % nguồn tài nguyên đất ở Việt Nam có chất lượng tốt Đâychủ yếu là đất phù sa ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long Phần còn lại

có giới hạn về độ phì của đất Hơn 50 % đất canh tác được phân loại “ đất có van dé

” : dinh dưỡng thấp, độ thâm thấu quá nhiều chua, mặn, nhiều nhôm ; và đất xám (

đất sét : không màu mỡ, tỷ lệ nhôm cao ) ( Hiệp hội Dat Việt Nam, 1996 )

Theo số liệu thống kê bởi FAO ( 2011 ), UNCCD ( 2013 ) 25 % điện tích đấtnông nghiệp toàn cầu đang bị thoái hóa nặng, trong khi ở Việt Nam diện tích đất bịthoái hóa cũng có xu hướng nặng nè hơn với 50 % diện tích đất bị ảnh hưởng, riêngvới nông nghiệp mỗi năm Việt Nam mắt từ 100 ngàn đến 120 ngàn ha ( Bộ Tài nguyên

và Môi trường, 2014a ) Tình trạng thoái hóa đất Việt Nam, bên cạnh nguyên nhân

do biến động địa chất, biến đổi khí hậu, hoạt động của các hồ trữ nước, công trìnhthủy lợi và khai thác nước ngầm phục vụ tưới tiêu thì nguyên nhân chính vẫn nằm ởphương thức sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững như tăng diện tích đất sản xuấtbằng cách phá rừng, mức độ ứng dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp bền vữngthấp, sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ, xử lý rác thải trong sinh hoạt, nông nghiệp,công nghiệp Điều này là thực sự lo ngại bởi theo dự báo của FAO ( 2011 ) thì đếnnăm 2050 nhu cầu lương thực sẽ tăng lên 30 % đề đáp ứng nhu cầu dân số gia tăng

Do sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác nên đã gây rahiện tượng suy thoái môi trường đất ở Việt Nam ( Bộ TN & MT, 2014) Điều này

dẫn đến pho biến hiện tượng xi mòn đất, suy giảm độ màu mỡ của đất và tăng nguy

19

Trang 27

cơ phú đưỡng ( oxy thấp và tảo tăng quá mức trong nguồn nước do dư thừa N và Ptrong nước ) ( Phạm và các đồng tác gia, 2006 : Hiệp hội Dat Việt Nam, 1996 ).

Nước tương đối dồi dào ở Việt Nam Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố khôngđều, nên sự phân bố của các nguồn tài nguyên nước là rất khác nhau trong năm, với

khoảng 70-75 % của các dòng chảy hàng năm được tao ra trong 3-4 tháng Những

biến động này kết hợp với khả năng trữ nước và cơ sở hạ tang kiểm soát lũ hạn chế,dẫn đến lũ lụt gây hại trong mùa mưa và dòng chảy rất thấp trong mùa khô ( FAOAQUASTAT, 2014) Nhìn chung, chất lượng nước dưới đất còn khá tốt, hầu hết cácchỉ tiêu đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09 : 2008 /BTNMT

và có thé sử dụng tốt cho mục đích sinh hoạt theo QCVN 02 : 2009 / BYT ( Bộ Tàinguyên và Môi trường 2014b ) Tuy nhiên, nước dưới đất tại một số địa phương đã

có dấu hiệu 6 nhiễm chất hữu cơ ( NO3-, NH4 + 4 ), kim loại nặng ( Fe, As ) và đặcbiệt ô nhiễm vi sinh ( Coliform, E.Coli ) Giá trị một vài thông số đã vượt ngưỡng

cho phép của QCVN ( Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014b ).

Phát thải carbon trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang tăng nhanhchóng Năm 2010, riêng trồng lúa đã chiếm 44 % tổng lượng phát thải CO2 quy đôi

từ nông nghiệp Xét về tốc độ tăng trưởng, việc sử dụng phân bón trong các hoạtđộng nông nghiệp tác động tới phát thải khí CO2 đang tăng nhanh nhất

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bén vững ở một số địa phương

1.2.2.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bên vững tỉnh Sơn La

Tinh Son La trong thời gian ngắn (khoảng 2 năm) đã trở thành trung tâm cây

ăn quả lớn nhất miền Bắc [82], phát triển chăn nuôi bò sữa, trồng hoa, rau xanh quy

mô lớn, cung cấp nông sản cho nhiều thành phó, nhiều tỉnh ở phía bắc và xuất khẩu.Năm 2019 tinh Sơn La có 68 nghìn ha cây ăn trái, xuất khâu khoảng 25 nghìn tan(tổng sản lượng trái cây khoảng 67 nghìn tấn, giá trị xuất khâu đạt khoảng 170 triệuUSD Trung bình doanh thu khoảng 250-350 triệu đồng/ ha Sở di trồng cây ăn tráicủa tỉnh Sơn La thành công như vậy là vì: Thứ nhất, tỉnh có chủ trương cụ thể và

quyết liệt vào cuộc, chỉ đạo các huyện hình thành vùng sản xuất tập trung, sử dụng

giống tốt, thực thi quy trình canh tác bền vững theo VietGAP, GlobalGAP, triển khaixây dựng chỉ dẫn địa lý, truy suất nguồn gốc và lôi kéo các doanh nghiệp tham giaphát triển nông sản trên địa bàn tỉnh (doanh nghiệp hướng dẫn nông dân phát triểnnông sản và kết nỗi xuất khâu; tiêu biểu như Công ty cổ phần thực phẩm xuất khâu

20

Trang 28

Đồng Giao, Công ty Gricare Việt Nam, Công ty Thương mại và Xuất nhập khâuGreen Path Việt Nam, Công ty Nafoods Tây Bắc ) làm cho các khâu từ trồng, thuhoạch, đóng gói, xuất khâu diễn ra trôi chảy Thứ hai, chính quyền tỉnh Sơn La hỗ trợ100% kinh phí quảng bá hình ảnh, tổ chức xúc tiến thương mại, hỗ trợ kinh phí xâydựng chỉ dẫn địa lý, truy xuất 68 nguồn gốc Đây là kinh nghiệm tốt có thê thamkhảo cho việc phát triển cây ăn quả và trồng rau xanh, chăn nuôi bò sữa ở các huyệnmiền núi trung du của tỉnh Thanh Hó

1.2.2.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bên vững tỉnh Lâm Đồng

Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là phương cach dénông nghiệp phát triển hiệu quả hơn, bền vững hơn Từ kinh nghiệm của huyện ĐơnDương, UBND tinh Lâm Đồng tiếp tục tập trung mọi nguồn lực dé ưu tiên đầu tưphát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng cường hơn nữa việc ứng dụng tiến

bộ khoa học công nghệ vào sản xuất UBND tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ 30% kinh phí lập

đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ 25-30% lãi suất vayvốn tín dụng đối với các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao Trên cơ sở tái

cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyền diện tích cây cà phê năng suất thấp sang trồngrau củ quả (dưa chuột, bí xanh, rau xanh), trồng hoa và trồng được liệu (cây atiso).Hiện nay diện tích trồng rau củ quả ứng dụng công nghệ cao ở huyện Đơn Dương đã

đạt trung bình khoảng 70% diện tích rau trên địa bàn và đạt doanh thu bình quân

240-250 triệu đồng/ ha, có một số diện tích đạt hơn 1 tỷ đồng, thậm chí có nơi trồng hoa

đạt khoảng 2 tỷ đồng/ ha Trong quá trình phát triển nhà kính, nhà lưới bên cạnh mặttích cực thì cũng đã xuất hiện tác động tiêu cực trong bối cảnh biến đôi khí hậu Vềmùa mưa nhà kính, nhà màng đã xuất hiện các dòng nước từ mái đồ xuống tập trungthành dòng ở các khu nhà kính gây xói lở, rửa trôi cho nhiều diện tích xung quanh.Đây là van dé cần chú ý và có giải pháp khắc phục

1.2.2.3 Bài học đối với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Qua những kinh nghiệm của các địa phương nêu trên đã cho thấy được một sốnhận định quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp bền vững huyện Văn Lâm

Thành công của công cuộc phát triển nông nghiệp bền vững phải có sự quyết tâm của

cả Nhà nước, chính quyền tinh và các “nhà” có tham gia phát triển và tiêu thụ nôngsản Chính quyền hướng dẫn tiến hành chỉ dẫn địa lý, truy suất nguồn gốc, thực hiệntiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP theo yêu cầu của thị trường, hỗ trợ quảng bá hình

21

Trang 29

ảnh, xây dựng đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ ứngdụng công nghệ tiên tiến Dé phát triển nông nghiệp bền vững nhất thiết phải coitrong van đề tổ chức sản xuất nông nghiệp với những hình thức tiên tiến mà nhiều địaphương đã phát triển thành công Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông sản và pháttriển các tổ hợp nông - công nghiệp cũng như phát triển hợp lý các hình thức trangtrại, gia trại mang ý nghĩa quyết định lớn Trong quá trình phát triển nông nghiệp bền

vững phải coi trọng hiện đại hóa nông nghiệp chứ không chỉ ham mê công nghiệp

hóa giản đơn đối với nông nghiệp, nông thôn Phát triển nông nghiệp bền vững phảicoi trọng yếu tố toàn cầu hóa, nhất là toàn cầu hóa về chất lượng nông sản và công

nghệ canh tác và chê biên nông sản.

22

Ngày đăng: 31/05/2024, 09:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN