1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Những vấn đề pháp lý về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam

228 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề pháp lý về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
Tác giả Nguyên Thị Thương Huyền
Người hướng dẫn PGS-TS. Hoàng Ngọc Thịnh, PGS-TS. Trần Đình Hảo
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2002
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 228
Dung lượng 53,05 MB

Nội dung

Vì vậy, người chịu thuế GTGT không bị ràngbuộc bởi những điều kiện pháp lý như người nộp thuế GTGT và theo thông lệngười chịu thuế GTGT không được quy định trong luật thuế, mặc dt họ là

Trang 1

BỘ GIÁO DIC VA ĐÀO TẠO TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI

VÀ NHÂN VĂN QUOC GIAW°) NGHIÊN CỨU NHÀ NUOC-VA PHÁP LUẬT

NGUYEN TH] THUONG HUYEN

NHUIG VAN DE PHAP LY VE VIEC AP DUNG HUE GIA TRI GIA TANG O VIET NAM

CHUYEN NGÀNH_ :LUẬT KINH TE

MA SỐ : 5.05.15

THƯ VIỆN _TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HA NOI

PHÒNG DOC A Dod .2.

LUAN AN TIEN SILUAT HOC

` a’ Nowdahird rhền lan ke ? PN VỊ NO NAOC THIẾP

NguÄhướng còn Kaoa học: i PGS-75 HOANG NGOC THIK1

`

2 PGS-TS TRẤN ĐÌNH HẢO

HÀ NOI - 2002

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xir cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ rang

Nguyên Thị Thương Huyền

Trang 3

Một số van de cơ bản về thuế giá trị gia tang và áp dụng

thuế giá trị đa EÃNĐ Q c n cv

ty ok eee

Khai niệm của pháp luật thuế gia trị gia LÃNĐ

Sự cần thiệt khách quan của việc điều chỉnh pháp luật thuế giá

0 ; cấị Hí n pH on BH cm pH B28 Ho 4n NA Bi di T8Khái niệm điều chỉnh pháp luật thuế giá trị gia tang và cơ chế

đam bảo thực thi ap dụng thuế giá tri gia tăng Ở nước ta

Những nệi dụng chủ yếu trong sự Gicu chính của pháp Ina!

tì co ôn ồ.aaaă

ou kiện pháp lý làm phat sinh nghĩa vụ thuê giá trị gia tăng

Cơ chê thực hiện nụ la vụ thuế ete tri aia tăng =

Kết luận cương Ì eee

=

Trang 4

Chuore 2 THỰC TRẠNG DIEU CHINH PHÁP LUẬT THUẾ GIA TRI

GIA TANG VÀ VIỆC TRIEN KHAI ÁP DỤNG Ở VIỆT

2.1 Tong quan về thực trang điều chỉnh pháp luật thuế gia tri

gia tang ở Việt Nam vo 67

21.1 Khái lược về quá trình xây dựng và triển khai thực hiện Luật

thuế gta trị gia tăng ở VIệt Nam ee 6721.2 Đánh giá tổng quan về thực trạng điều chỉnh pháp luật thuế g

2.2 Một số nội dung cụ thể trong thực trạng điều chỉnh pháp

luật thuế giá trị gia tang và triển khai 4p dụng ở nước tahiỆn này eee ðl

22.1 Pham vi áp dụng thuế giá tri gia LĂNĐ eee 81

A 22.2 Căn cứ tính thuế va phương pháp tinh thuế giá tri gia tang a7 22.35 Khau trừ thuế, hoàn thuế giá i gia tang ee, 03 22.4 Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế giá trị gia tăng 105

Kết luận chương 2 2Q eee 125

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ

TRI GIA TANG VA CƠ CHE BẢO DAM THỤC HIỆN 127

5.4 Những yêu cầu va pl rong hướng hoàn thiện pháp luật thuế

giá trị gia tăng và cơ chế bao Gam thực hiện 12734.1 Những yêu cầu hoàn thiện prap luật thuế giá trị gia tăng va cơ

chế bao đảm thực hẲiỆN cv ng kg vua 127

312, Phương hướng hoàn thiên pháp luật thuế giá trị eia tăng và cơ

ché bao dain Gave on All Ta ees 130

nN >

ta 19 Các giai phap hoàa Điện phá? luật thuê gis tri gia lạng và4

một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật thuế giá trị sia tăng 136

Trang 5

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về phạm vi điều chỉnh của

pháp luật thuế giá tri gia tang eee 136

Bổ sung một số quy định về phạm vi lãnh thổ của nghĩa vụ thuế

CẬP: tr] >4F-§T: 1 4 140

Cần quy định thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị cia tìne

trong pháp luật thuế giá tri gia tang cu 143 Hoàn thiện các quy định về căn cứ tính thuế và phương pháp

HO BO, ais eas n6 ốd 148

Sửa đổi một số quy định về đăng ký, kẻ khai, nộp thuế, quyết

toán thuế gia tri giatang ng ng ng ng vn va 157Các giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện 163

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy quaa lý thuấ „+ 163Cải cách mạnh mẽ công tác thanh tra, kiểm tra thuế 170

Hiện đại hoá công tác quan ly thuế bang công cu tin học 171

Tăng cường công tác quản lý chứng từ, hoá đơn giá trị gia tăng - 174Day mạnh dịch vụ tư vấn thuế 179

Kết luận chương 3 182

KẾT LUẬN cece ce cee n nh nh này 185

BANH MUC CAC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC CÔNG BO

DANH MU@ TÀI LIEU THAM KHẢO

PIíU LUC

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân Doanh thu

Đầu tư nước ngoàiGia trị gia tăng Kho bạc nhà nước Kinh tế - xã hội Kinh tế - tài chính Kinh tế thị trường Ngân sách nhà nước Qui phạm pháp luậtQuyền sở hữu

Sản xuất kinh doanh

Tổng cục thuế

Tài sản cố định

Tu vấn thuế

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Khu vực thương mai tự do ASEAN

(ASEAN Free Trade Area)

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

(Association of South — East Asian Nations)Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung(Common Effetive Preferential Tariff)

Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

Hỗ trợ phát triển chính thức

(Official Development Assistance)

Tổ chức thương mai thế giới

(World Trade Organization)

Trang 8

1 Tính cap thiết cua đe tai.

Ap dụng thuê ẾTỚTT là mot xu thê tất yêu của nhân loại, Thực tế hiện nay đã

có trên 120 nước áp dụng thuế TT đã chứng miah cho dieu này, Vì vậy tại Đạihội Dang toàn quốc lần thứ VITHT đã dé ra phương hướng, nhiệm vụ, mục Liêu "tiếptục đôi mới chính sách thuế theo hướng vừa bao dam nguồn thu cho NSNN, vừa

khuyến khích sản xuất kinh doanh và thúc đấy thực hành tiết kiệm trone sản xuât

và tiêu dùng dé tăng tích luỹ Đơn gian hoá hệ thong thuế và biểu thuế suất: nâng

tính On dịnh của thuế, áp dụng thuế TVA thay cho thuế doanh thu; bổ sung thuế

và phí sử dụng tài nguyên thiên nhiên không tái tạo” F38.tr.237].

Ban thân thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, khoa học dem lại neuon thulớn cho NSNN song điều kiện để dp dụng lại hết sức Khát khe, nên dễ eây ra nhiềuanh hưởng ngoại sinh nếu khi áp dụng chúng không chuẩn bị kỹ lưỡng về mat lý luận cũng như các diều kiện áp dung Vì vậy để dam bao tính thực thí của việc ấp

dụng thuế GGT trong điều kiện nước ta hiện này, trước hết phải vial quyết hàng loạt văn de tỉnh tế và phức tạp về mat lý luận, đặc biệt là những luận cứ Khoa học

many tính kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý.

Thue tiễn áp dụng thuế GTGT ở nước ta trong gan 3 năm qua đã cho thay sựtác dong lớn, nhiều mat đến dời sống kinh tế, xã hội của thuế TGT đồng thời

cũng khang dinh dược những thành công bước đầu và dây là bằng chứng đáng un

cậy cho quyết định đúng dan của Dang và nhà nước Song quá trình áp dung thuêGTGT ở nước ta đã làm nấy sinh nhiều vấn dẻ can phải dược xem xéL Phan lớnnhững vướng mac này đã dược các chuyên via KT-TC nehiên cứu và đưa ra cácgiải pháp Khác nhau, nhưng cũng mới chỉ dừng lại Ở các iat pháp tình thé hoặc mới chỉ giai quyết được ở phương diện kính tê hoặc quản lý, còn về phương diện

pháp lý chưa được giải quyết một cách thấu tình dat lý Vì lẽ do, cũng đã có nhiêu

ý kiến cho rằng thuế GTGT không phù hợp vớt điều kiện Việt Nam Giả sử những

vấn dé pháp lý của thuế GTGT cũng như lý luận vẻ diều chính pháp luật thuê

GIỚT dược quan tam một cách dúng mức thì chấc chan hiệu quả của việc áp

dụng thuê GUGT sẽ khác và các piái pháp thao sở các vướng mắc phát sinh trong

quá trình áp dụng thuế GTƠTƑ sẽ hữu hiệu hơn và có sức thuyết phục Bởi van dé

Trang 9

ái dụng thuê TT không chi đơn thuần là mot hiện tượng Kinh tế mà con là mot

hin tượng pháp ly Thực tế đó đã dat ra nhiệm vụ nghiên cứu cho Luật học

Mat khác, những diều kiên dé phát huy hiệu qua của sắc thuế GTGT ở nước

tahiện nay là chưa thực sự dầy du Trong những sự thiêu hụt đó thì những bat cap

vé pháp luật đã bộc 16 rõ nét nhất Điều này đã dược minh chứng sinh dong và cụth: ở hàng loạt hành vi lợi dung và thủ doan gian lan khác nhau dé chiếm doat tiêncla NSNN với con số lên tới hàng trăm ty đồng thông qua chế dinh khâu trừ thuêvàhoàn thuê GTỚT hiện nay Thực tiền này da dat việc áp dụng thuế GTGT ởVệt Nam trước những thách thức lớn Việc các nhà luật học cần nghiên cứu làmsáp tỏ mô hình điều chính pháp luật thuế GTGT và cơ chế bao đảm thực hiện phùhcp với diều kiện KT-XH của Việt Nam đã được đặt ra như mot tất yếu

Vì vậy dé tài “Những vdn dé pháp lý vẻ việc áp dụng thuế giá tri gia tảng ở Ver Nam” là vấn dé có tính cấp thiết ca về phương điện lý luận lần thực tiện, là mot trong những hướng nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp lý Việt Nam.

vật được nghiền cứu một cách cơ ban và có hệ thông ở nước ta hiện nay.

2.Tình hình nghiên cứu đe tài

Việc ap dụng thuê giá trị gia tầng ở Việt Nam được cor là mot trong những

sự Kiện lớn của đời sông kinh tế - xã hội cũng như dời sống chính trị = phap lý, HƠI trong thời gian qua cũng đã có nhiều cong trình nghiên cứu như “Mo hình áp

ding thuế ti giá gia tăng ở Việt Nam” (dé tài nghiên cứu khoa học vấp Bộ của Ting cục thuế — Bộ Tài chính, năm 1993); “Thué trị gia gia tăng và vấn dễ ápding ở Việt Nam” (dé tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Khoa học tàichỉnh - Bộ Tài chính, năm 1993); “Báo cáo khảo sát về thuế trị eid gia tăng Ở cácnức: Pháp Thuy Điển, Trung Quốc ” (Tone cục thuế - Bộ Tài chính nam1923); “Kha nang ap dụng thuế trị gia gia tang trong điều kiện Việt Nam hiện

n4” luận văn thạc sỹ kinh tế của Man Neoe Lý năm 1996: ` Phuế ẾTGT trên thê

2id và mô hình áp dụng tại Việt Nam” của PTS Nguyễn Xuân Nhat nhà xuất

ba Tài chính nam 1997; “Hoan thuế GTGT - thực trạng và gai pháp”, luận văn thie sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Dung, năm 2000 v.v Đặc biệt trone các tạp chí laichinh từ năm 1992 dén nay có rất nhiều bài nghiên cứu trao doi về thuế GTGT

ở tác póc do khác nhau Song các công trình này phần lớn là của các chuyên gia KPC nên chủ yếu de cập ở khía cạnh kinh tế và quản lý loại thuế này, như phan

Trang 10

ch định giá những ưu, nhược điềm của thuế ©lGE trong sự sơ sành với thúc

DT: giới thiệu, tong kết các kinh nghiệm của một se nước trên the siới đã ấp dunethuế GTGT và rút ra những bài học cho việc áp dụng thúc GGT o Vict Nam: đứa

ra những luận cứ cho việc cần thiết và kha nang áp dung thue GTGT ở Vict Nam,

xác định mo hình, các biện pháp, bước di khi áp dung thuc GTGT trong điệu kienViệt Nam: còn những khía cạnh pháp lý của vice áp dụng thuế GUGT ở Việt

Nam hau như còn bi bo ngỏ hoặc đã dược các chuyên gia KT- TC dưa ra những

chưa được gia mà thoá dáng,

Thực tiễn nghiên cứu của-khoa học pháp lý cho thấy các chuyên gia pháp làchưa đành nhiều thời gian cũng như trí tuệ cho mang Khoa học pháp lý vẻ thuế nóichung và thuế GIGT nói riêng đặc biệt hiện tượng pháp luật thuế TC lại là mot hiện tượng mới mẻ trong đời sống khoa học pháp lÝ ở nước tá, VỊ vay có chàng vũng chỉ lẻ tẺ một số luận văn cử nhân luật hoặc mot vài luận văn thạc sỹ luật nghiên cứu về mang khoa học pháp lý nay như luận văn thạc sy Tuất học của LePhi Bích Liên “Mot số vấn đề lý luận và thực tiến về pháp luật thuế ŒTGTở VietNan’, năm 2001 Những luận văn này đều dựa trên những Kết qua nghiện cứu cua

cde chuyên giá KT -EC và đều thong nhất quan điểm phái tiếp tục hoàn thiên pháp luật thuế GYGT dé dam bao ấp dụng thuc GTOT ở Việt Nam có hiểu quả hơn,

Song do thiểu văng han mane lý luận điệu chính pháp Tuật thuê GVO lần: thus

do dé đánh giá pháp luật thực định nên cũng mới chỉ dừng lại ở sự tìm hiệu, nhàn

thức về nội dung của pháp luật hiện hành vì vậy các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuê GTGT chưa có sức thuyết phục cao,

Trên cơ sở thừa hưởng, kết qua nghiên cứu của khoa học KT- ‘TC luận án lây

đó làm tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu về mặt pháp lý của vice ap dung thuê

GTGT Vì vay luận án là công trình khoa học dau tiền nghiên cứu "Những van dẻ

pháp lý về việc áp dụng thuế giá tr gia tăng 6 Việt Nam” dưới giác do và phương

pháp nghiên cứu của một nhà Luật học.

3 Mục dich nghiên cứu va nhiệm vụ của liên ấn,

Luan an hướng tới mục dich làm sáng to những văn đề lý luận chúng Về ấp

dụng thuê TOP và pháp luật điều chính thuc GGT) đưa ra những phương

hướng gtar pháp hoàn thiện pháp luật thúc GEG! và cơ chế báo đảm thức tien

nhằm màng cao tính hiệu lực và hiệu quá của vice dp dụng thuế GTOGTở Vict

Narn

Trang 11

Nuat phát từ mục dich đó, nhiệm vụ khoa học của luận ấn là:

- Xây dựng lý luận về áp dung thuê GTGT và pháp luật thuế GTGT dé làm

co SỞ cho việc danh giá thực trang diệu chính pháp luật thuê Gray, trong do lap

trung xảy dung lý luận về những nội dung chủ yếu trong sự diều chính của phápluật thuê GGT

- Đánh vid thực trạng diều chỉnh của pháp luật thuế TGT và triển khai áp

dụng ở Việt Nam trên cơ sở phân tích các qui định của pháp luật thuê GTGT ởViệt Nam và thực tiền áp dung các qui dinh của pháp luật thuế GTGT hiện hành.

- Phan tích những yêu cầu đòi hỏi hoàn thiện pháp luật thuê GGT và cơ chebao dam thực hiện, dua ra những phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị cu thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế TỐT và cơ chế bao dam thực hiện.

4 Giới han của luận an

De tài của luận án có nội dung rộng và phức tap vì vậy trong khuôn kho của

một luận án tiên sĩ, luận ấn tập trung làm sáng to những van dé lý luận chung về

áp dụng thuế GTGT và phấp luật thuế €TỚT, trong đó giới hạn và chú trọng xây dựng lý luận về những nội dung chủ yếu trong sự điều chính của pháp luật thuê

GTŒT ở bon mang lớn:

- Su kiện pháp lý làm phat sinh aghia vụ thuế TỐT.

- Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuê TT

- Phạm vi mức độ nghĩa vụ thuế GTGT.

- Cơ chế thực hiện nghĩa vụ thuê GTGT.

Vì thế khi đánh giá thực trang điều chính pháp luật thuế GTGT và triển khat

tp dụng ở Việt Nam cũng như xây dựng phương hướng và các piảt pháp hoàn hiện cũng chỉ chủ yếu tập trung xoay quenh những nội dung của bổn mảng vấn

tê lớn này.

UC "#0 lý luận và phương pháp nzhiên cứu,

Luận dn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Macemin và từ tưởng Ho Chí Minh về lý luận dicu chính pháp luật kết hợp với sự văn ung của những quan điểm cơ bản cửa Đăng và nhà nước về doi mới kính tê, quản

- nhà nước ve Kinh tế, hoàn thiện hệ thông pháp luat kink tế theo hướng chu dòng

Trang 12

hội nhap kinh tế khu vực và thê giới mà cụ thể là quan điểm cái cách hệ thông

thuê và pháp luật vé thuế.

Luận án lay phương pháp duy vat biện chứng và duy vat lịch sử của chủ

nghĩa Vie - Lênin làm phương pháp luận Dong thời luận án sử dụng các phườngpháp tư duy trừu tương, phương pháp phan tích tong hợp, đôi chiếu, so sánh diễn

giải, qui nạp và kiểm chứng trên co sở nghiên cứu luật thực định của các nước trên

thế siới cũng như ở Việt Nam dé khái quát nên lý thuyết và từ lý thuyết tổng hựpnang lên xây dựng thành lý luận Trên cơ sở dó nhằm làm sang to các khái niệm.các vấn dé đặt ra trong các qui dinh cũng như thực tiền áp dụng của pháp luật thuế

GTGT, để dưa ra những nhận định, từ đó luận chứng cho các phương hướng, giải

pháp và các kiên nehị thích hợp.

6 Cái mới về mat khoa học của luận án

Luan án là chuyên khao khoa học dau tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách

cơ bản, hệ thông ve áp dụng thuế TỐT ở Việt Nam dưới giác do pháp lý, vì vậy luanTán có những điểm mới vẻ khoa học:

- Luận án phân tích ban chất pháp lý của thuế TỐT trong do luận an chỉ ra

sự tưởng dong và khác biệt gitta GTGT về mat lý thuyết với GTGT dược thiết ketrong luật, ở chỏ: về lý thuyết, GIGT bao gồm tiền công và lợi nhuận, nhưng déthực thi việc thu thuế GUGT thì pháp luật thue TT thiết kế đánh vào giá tt trao

dối tang thêm của hang hoá, dịch vụ khí có hoạt dộng chuyển giao hàng hoá hoặc

củng cấp dịch vụ Day là một trong những vấn đẻ pháp lý quan trọng mang tínhchất tiền đề cho sự tiếp tục nghiên cứu những vấn dể pháp lý khác vẻ việc áp dunethuế GGT ở Việt Nam Đồng thời luận an phân tích những đặc trưng phap lý cơban của người nộp thuê TT và người chịu thuê GPGT dé làm ro thuế GTGTE là

thuế pián thu đánh trên bình diện rong.

- Luận án xây dựng lý thuyết về dp dụng thuế GTGT và dưa ra khái niệm ápdụng thuế CTỚT là những hoại đệng nhằm đưa thuê GTGT vào cuộc sống, trong

đó gdm hoạt done xây dựng, ban hành Luật thuê TỐT, thực hiện Luật thuê

GTGT và cả cơ chế bảo đảm thực hiện: khẳng định thực chất của việc nghiên cứu

áp dung thuê GIG) dưới giác độ pháp lý là nghiên cứu việc điều chính pháp luật

thuê GUGT và cơ chế bao dam thực hiện và luận án được thiết Kế theo quan diem

này,

Trang 13

Jane cách tiếp cận vấn dé như vậy, luận ấn xây dựng cơ sở lý luận của việc

điểu chính pháp luật về thuế GTGT, trong do xay dựng một so nội dung diều

chính chủ yếu của pháp luật thuế GTGT, mà những nội dung diều chính này da

hình thành nên một bộ phận qui phạm pháp luật chủ yếu, giữ vai trò quan trọng

nhất trong pháp luật thuế GTGT dé dam bao thực thi nghĩa vụ thuế TỐT

- Tren cơ sở lý luận vẻ điều chính pháp luật thuế GTGT, luận án luận chứng

về thực trạng diệu chính pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam và dưa ra các phương hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật thuê GTGT và cơ chế bao dám thực hiện

đồng thời dua ra một số kiến nehị cụ thể cho việc sửa doi, bỏ sung Luật thuê

GTGT ở nước ta hiện nay.

7 Y nghia lý luận và thực tiễn của luận án

Những kết quả nghiên cứu của luận án là những bổ sung quan trọng vào lý

luận thuê GTỚT, đặc biệt luận án dã dat nền móng dau tiên cho lý luận về diềuchính pháp luật thuế TT nhằm góp phần nang cao nhận thức lý luận về ấp dụng

thuê GTGT ở Việt Nam.

Những giải pháp kiên nghị trong luận an có the gop phản tích cực vào việc

nghiên cứu sửa đôi, bố sung một số diều trong Luật thuế GTỚT và các van ban

hướng dan thi hành Luuật thuế TT.

Luan án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giang dạy vềpháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế GTGT nói riêng cũng như trone thực

tiễn tố chức và hoạt động quản lý thuế ở nước ta hiện nay

8 Kết cau của luận án

Luận án sồm mở đầu, 3 chương, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.

Chương 1: Những van dé lý luận chung về áp dụng thuế gid trị gia tảng và pháp luật thuê giá tri eta tang.

Chương 2: Thực trạng điều chính pháp luật thuế gia trị gia tang và triển khai

áp dụng ở Việt Nam.

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế siá trị gia tăng và cơ che bao dam thực hiện.

Trang 14

Chương |

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ÁP DỤNG

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁP LUẬT

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1 MỘT SỐ VAN DE CƠ BẢN VỀ THUẾ GIA TRI GIA TANG VA ÁP

DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1.1 Về khái niệm, nội dung, bản chất của thuế giá trị gia tăng

Sự xuất hiện của thuế trong nhân loại luôn gan liền với nhu cầu chỉ tiêu của

nhà nước và chức nang điều hành quản lý KT-XH của nhà nước Ang-ghen đã chi

rõ: “Để duy trì quyền lực công cộng cần có sự đóng sóp của những người công

dân cho nhà nước, đó là thuế má ” [84, tr.522] Vì vậy việc ấn định các thứ thuế

và trực tiếp thực hiện thu thuế của nhà nước là một trong những dấu hiệu cơ bảncủa nhà nước Với dấu hiệu cơ bản đó, cùng với các dấu hiệu khác khiến cho nhà

nước khác với các tổ chức tién nhà nước cũng như các 16 chứœtôn tại song hành

cùng nhà nước trong hệ thống chính trị của một nước.

Mặc dù sự ra đời của thuế mang tính tất yếu khách quan, song cũng phải

thấy rằng quan niệm về thuế mỗi thời mỗi khác Trong thời kỳ cổ dại, khi sức sản

xuất chưa phát triển, quan hệ trao đổi diễn ra chủ yếu dưới hình thức hiện vật thì ýniệm về thuế khoá rất đơn giản và thuế phần lớn được thể hiện đưới đạng hiện vật

và lao vụ Bước sang thời kỳ hiện đại cùng với việc mở rộng các chức năng, nhiệm

vụ của nhà nước và sự phát triển của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, các hình thức

thuế ngày cang đa dang, phong phú và đã được tiền tệ hoá, nên trong thời kỳ này

phần lớn thuế được thể hiện dưới hình thức giá tị

Cho đến nay vẫn caưa có sự thống nhất tuyệt doi về khái niệm thuế, bởi thuế

được nhìn nhận ở các giác độ khác nhau Ở giác dò KT-TC, thuế thường được hiểu

là một khoản chuyển giro thu nhập bat buộc của các thể nhân và pháp nhân chonhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục

đích công cụng [16S, tr.80], [169, tr.78], (170, tr.11],

Còn dưới giác độ pháp lý, chúng tôi cho rằng thuế là nghĩa vụ pháp lý của⁄

các tô chức và cá nhân phải chuyển một phần tài sản thuộc QSH của mình vào NSNN khi có day dt các yếu tổ cấu thành do luật thuế quy dinh.

Trang 15

Lich sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng: khi ban thancác quan hệ kinh tế ngày càng phát triển thì chức năng, nhiệm vụ của nhà nướccũng ngày càng mở rộng với các sắc thái và bình diện khác nhau Theo đó, thuế

với tư cách là công cụ cơ bản trong việc quản lý, diéu hành xã hội của nhà nước

cũng ngày càng phát triển Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng thuế

để quản lý, điều hành xã hội đạt đến trình độ nghệ thuật và không chỉ dừng lạitrong phạm vi từng nước mà còn mang tầm vóc quốc tế Vì vậy, một trong những

nội dung quan trong trong việc thiết lập các mối quan hệ giữa các nước, giữa từng

khu vực và trên phạm vi toàn cầu đó là vấn đề thuế khoá Đặc biệt trong xu thế

toàn cầu hoá hiện nay thuế không chỉ đơn thuần là một hiện tượng quốc gia màcòn là một hiện tượng quốc tế Sự cạnh tranh qua thuế giữa các quốc gia là xu thế

phát triển tất yếu của nhân loại Cũng chính vì lẽ đó mà các sắc thuế tiên tiến,

khoa học đã lần lượt ra đời Trong đó thuế GTGT được đánh giá là một trongnhững sac thuế tiên tiến, khoa học hiện nay

Thuật ngữ thuế TT tiếng Pháp là Taxe sur la Valeur Ajoutée (TVA), tiếng

Anh là Value Added Tax (VAT), thường được dùng để chỉ một loại thuế gián thu,

đánh vào việc sử dụng thu nhập, tức đánh vào việc tiêu đàng hàng hoá, dịch vụ mà

cụ thể là đánh vào hành vi chuyển giao tài sản và cung cấp dịch vụ phát sinh trong

quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng thông qua việc mua bán, trao đổi hàng

hoá, dịch vụ.

Đặc trưng thứ nhất của thuéGTGT là chỉ đánh vào giá tri gia tăng

Hiên nay có rất nhiều quan điểm về GTGT, tất nhiên những quan điểm nay

đều là kết quả nghiên cứu của khoa học KT-TC [xem phụ lục số 1] Các quan

điểm này được phát biểu và phong cách diễn đạt có khác nhau, song đều có nhữngđiểm chung nhất là:

- GTGT là giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ

- GTGT được tạo ra trong các khâu sản xuất và lưu thông

Nhưng giữa các quan điểm trên có sự khác nhau trong việc xác định thànhphần của GTGT, cụ thể:

| GTGT g6m: nguyên, nhiên vật liệu; sức lao động và lợi nhuận Theo quan

điểm này ở giai đoạn đầu GTGT chủ yếu được tạo nên bằng nguyên, nhiên vật

Trang 16

liệu, còr các giải đoạn sau gia trị tang thêm chu yếu đo sức lao động va lợi nhuận

tạo nên.

2 GTGT gồm tiền công và lợi nhuận Theo quan điểm này thì GTGT chỉ đơn

thuần là giá trị mà người sản xuất thêm vào những nguyên vật liệu thô hay những

sản phan mua được trước khi bán một sản phẩm hay dich vu

Thco quan điểm của chúng tôi, những yếu tố (thành phần) để tạo ra giá trịcủa một sản phẩm hàng hoá, dịch vụ gồm nguyên, nhiên vật liệu, sức lao động vàlợi nhuận, trong đó nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng, bởi sản phẩm của

giai đoạn sản xuất này là nguyên vật liệu của giai đoạn sản xuất tiếp theo và sản

phẩm của giai đoạn tiếp theo lại trở thành nguyên vật liệu của giai đoạn tiếp sau

nữa Nhưng GTGT thì chỉ đơn thuần là lao động sống và lợi nhuận, theo đó thuật

ngữ GTGT còn được hiểu là giá trị cộng thêm vào tức phần lao động sống và lợi

nhuận được thêm vào lao động quá khứ - lao động vật hoá Và thuế GTGT là thuế đánh trén phần giá trị tăng thêm đó.

Song trong thực tế, việc xác định GTGT trong sản xuất và lưu thông hànghoá, dict vụ là rất khó khăn và không thể chính xác Tuy nhiên để đo lường lượnglao động đã hao phí để tạo ra sản phẩm đó, người ta có thể dùng thời gian lao

động để Jo (gid, ngày, tháng lao động) hoặc dùng đồng tiền để đo thông qua việc

trao đổi va đây là cách do lường giá trị của sản phẩm hàng hoá phổ biến nhất Như

vậy khi nột sản phẩm hàng hoá được biểu hiện bằng một số tiền thì không cónghĩa đó là giá trị của sản phẩm hàng hoá mà thực chất đó là giá trị trao đổi của

sản phần hàng hoá đó Nên GTGT chỉ có thể xác định được thông qua giá trị traođổi Tất ›hiên giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của gid trị, song không thể

đồng nhét chúng với nhau Bởi có nhiều trường hợp gid trị gia tăng nhưng giá trị

trao đổi vẫn không thay đổi như người ta có thể gia công thêm cho hàng hoá

nhưng gii bán ra vẫn khong thay đổi; hoặc ngược lại, giá trị không gia tăng nhưng

oid trị tro đổi gia tăng, điều này phụ thuộc vào giá trị sử dụng của vật, thị hiếu

của khác hàng và quan hệ cung cầu trên thị trường Tức G đây có su gia tăng

không cing chiều (không theo cùag một ti lệ) giữa gid trị và giá trị trao đổi, nghĩa

là có sự tioát ly tương đối giữa giá trị trao đổi và gid trị Mặt khác giá trị có pid trị

cá biệt của từng nhà sản xuất nhưng gid trao đổi chỉ là sự thừa nhận chung của xã

hội tại mt thời điểm nhất định nào đó đối với những sản phẩm cùng chủng loạiđặc tính |5 tr.40].

Trang 17

Vì vậy, Luật thuế GTGT ở nước ta hiện nay cũng như Luật thuế GTGT của

các nước trên thế giới đều được thiết kế theo giá trị trao đổi của hàng hoá dịch vụ,

mà giá trị trao đổi của sản phẩm hàng hoá dịch vụ chính là trị giá của hàng hoádịch vụ đó, tức biểu hiện bằng tiền của hàng hoá dịch vụ đó Chính vì lẽ đó màmột trong những cơ sở tính thuế GTGT là giá tính thuế (có thé là giá bán hàng

chưa có thuế GTGT hoặc giá bán hàng đã có thuế GTGT) Do vậy, cho đến trước

khi Luật thuế GTGT được thông qua, ở Việt Nam vẫn tồn tại thuật ngữ thuế “trị

giá gia tăng” cả trong văn phong giao tiếp hằng ngày cũng như trong các sách,báo, tạp chí khoa học [185, tr.343], và đặc biệt trong chế độ áp dụng thí điểm thuế

GTGT và tat cả những tờ trình của BTC, của Chính phủ đều dùng thuật ngữ thuế

“trị giá gia tăng” [28] Hiện nay trong giới khoa học ở nước ta vẫn còn nhữngluồng ý kiến khác nhau về tên gọi của luật thuế này là Luật thuế GTGT hay Luậtthuế trị piá gia tăng cũng vì lẽ đó.

Theo đó, khi thực hành thu thuế GTGT, pháp luật các nước đều định nghĩathuế GTGT dựa theo phương pháp tính thuế của nó (chủ yếu theo phương pháp

khấu trừ) Thuế GTGT được hiểu là thuế đánh từng phần theo mỗi khâu của quá

trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá bán

của hàng hoá, dịch vụ khi được mua bán, trao đổi do người tiêu dùng cuối cùng

chịu và được các nhà SXKD nộp vào NSNN sau khi đã khấu trừ phần thuế đã nộpcủa các bộ phận cấu thành của giá thành hoặc chi phí Tức thuế GTGT đánh trên

giá trị trao đổi tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ tại mỗi công đoạn sản xuất, lưu

thông và đến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thì tổng sốthuế thu được ở các công đoạn (các khâu) sẽ khớp với số thuế tính theo giá bán

cho người tiêu dùng cuối cùng Cụ thể, tại các công đoạn khác nhau của chu trìnhkinh tế, người có nghĩa vụ thuế phải tính toán lập hoá đơn cho khách hàng để `đóng thuế GTGT đối với số hàng hoá, dịch vụ đang được chuyển giao; khấu trừ

phần thuế đã nộp của các bộ phận cấu thành của gia thành hoặc chi phí và chi nộp

vào KBNN số chênh lệch giữa thuế đã thể hiện trên hoá đơn cho khách hàng và

phần thuế được khấu trừ Vì vậy thuế GTGT có quan hệ chặt chẽ với giá ca, là yếu

tố cấu thành giá bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ, nên khi áp dụng thuế GTGT

người dân dặc biệt chú ý đến sự ảnh hưởng của thuế GTGT tới giá ca hàng hoádịch vụ, nhất là trong thời gian đầu áp dụng thuế này

Trang 18

Đặc trưng thứ hai, thuế TƠT' là thuế gián thu đánh trên bình diện rộng

Dưới giác độ KT-TC thuế gián thu là thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập

và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách giấn tiếp thông qua giá cả hàng

hoá và dịch vụ Dưới giác độ pháp lý, thuế gián thu được hiểu là việc người tiêudùng (người chịu thuế) chuyển một phần tài sản thuộc QSH của mình vào NSNN

thông qua một người thứ ba - người sản xuất, kinh doanh (người nộp thuế)

Gọi thuế GTGT là thuế gián thu vì người nộp thuế GTGT và người chịu thuếGTGT không đồng nhất với nhau, độc lập với nhau và có những thân phận pháp lýkhác nhau Tất nhiên sự tách bach và tính độc lập giữa người chịu thuế GTGT vàngười nộp thuế GTGT cũng chỉ có tính chất tương đối mà thôi Bởi lẽ ở môitrường tự do cạnh tranh gánh nang thuế gián thu đối với người tiều dùng cũng có

thể được chuyển dịch một phần cho người nộp thuế thông qua cơ chế giá cả dượcquyết định bởi quan hệ cung - cầu Mức độ chuyển dịch gánh nặng thuế nhiều hay

ít còn tuỳ thuộc vào độ co giãn của cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Mặtkhác, có những trường hợp người nộp thuế GTGT cũng đồng thoi là người chịu

thuế GTGT Nếu cơ sở SXKD mua hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT để tiêudùng (không nhằm tạo ra một sản phẩm mới) thì cơ sở SXKD đó là người chịuthuế GTGT, còn nếu sử dụng hang hoá dịch vụ đó để SXKD thì họ là người nộp

thuế GTGT Vì vậy đối với thuế GTGT nói riêng và thuế gián thu nói chung việc phân biệt hoạt động chịu thuế (đối tượng chịu thuế) với người chịu thuế (người trả thuế) và người nộp thuế (đối tượng nộp thuê) rất quan trọng về phương diện pháp lý.

Hoạt động chịu thuế GTGT hay còn được gọi là đối tượng chịu thuế GTGT là

sự kiện pEáp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT được xác định trong Luật thuếGTGT (phần này sẽ được trình bày mục 1.3.1) Việc xác định các hoạt động thuộc

diện chịu thuế GTGT là cơ sở để quy định nghĩa vụ thuéGTGT của các đối tượng

nộp thuế ƠTGT.

» Đối tượng nộp thué GTGT (người nộp thuế GTGT).

Suy cio cùng, đối tượng điều tiết của thuế GTGT là phần thu nhập của ngườitiêu dùng sử dụng để mua bàng hoá, dịch vụ Vì vậy, xét về mặt nguyên tắc thuế

GTGT chỉ đánh vào khâu tiêu dùng cuối cùng, không đánh vào khâu SXKD, nênchỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng là đủ Song trên thực tế rất khó phânbiệt đâu là tiêu dùng cuối cùng, đâu là tiêu dùng trung gian nên cứ có hành vị

Trang 19

chuyển giao tài sản hoặc cung cấp dịch vụ là phải tính thuế GTGT Nếu đó là tiêu

dùng trung gian thì số thuế sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng cho người

mua ở giai doar sau [170, tr.98] Vi vậy cần xác định rõ ai là người nộp thuế

GTGT.

Hiện nay trong khoa học pháp lý cũng như trong khoa hoc KT-TC chưa có

định nghia cu thể về người nộp thuế Qua nghiên cứu luật thực định về thuế GTGT

ở nước ta cũng như của các nước trên thế giới, chúng tôi cho rằng, khái niệm

người nộp thuế GTGT không phải dùng để chỉ những cá nhân cụ thể trực tiếp thựchiện hành vi chuyển tiền vào NSNN mà khái niệm này dùng để chỉ các chủ thể

kinh doanh (có thể là tổ chức, có thể là cá nhân) có nghĩa vụ thuế GTGT

Xét trong mối quan hệ tay ba: nhà nước, người chịu thuế và người nộp thuếthì người nộp thuế đóng vai trò trung gian thu thuế hộ nhà nước rồi nộp vàoNSNN Nghĩa là người nộp thuế thay mặt nhà nước trực tiếp tính thuế và thu thuếGTGT khi bán hang Người mua hàng (người chịu thuế) trả tiền hàng trong đó có

cả thuế GTGT theo sự tính toán của người nộp thuê được thể hiện trên hoá đơn

GTGT Sau dó người nộp thuế nộp lại số thuế đã thu được từ người chịu thuế cho

nhà nước thông qua hệ thống KBNN hoặc ngân hàng Do vậy, người nộp thuế bao

giờ cũng bị ràng buộc bởi những điều kiện pháp lý nhất định, như phải được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền cấp piấy chứng nhận dang ký kinh doanh, cấp mã

sO thuế

Không phải bất cứ ai hay chủ thể nào cũng có thể là đối tượng nộp thuế

GTGT mà chỉ những chủ thể tham gia hoạt động SXKD có hành vi mua bán hànghoá, địch vụ chịu thuế GTGT mới là đối tượng nộp thuế GTGT Những chủ thể

này hoàn toàn khác với người làm công ăn lương hoặc những người làm theo hợpđồng lao động và cũng khác với người hoạt động đại diện, người được uy quyền

Những người này chỉ có thể là người chịu thuế GTGT chứ không thể là người nộp

thuế GTGT Song cũng phải thấy rằng đối tượng nộp thuế GTGT rất rộng, baohàm héu hết mọi chủ thể kinh doanh và không chỉ gồm các cơ sở kinh doanh

trong nước, mà còn gồm cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh

doanh tại nước đánh thuế Vì vậy, khi 4p dụng thuế GTGT các nước thường xác

dịnh ngưỡng chịu thuế GTGT để loại trừ một bộ phận chủ thể khỏi phạm vi dối

tuong nộp thuế GTGT, nhằm giảm bớt chi phí quản lý hành cnính thuế và nângcao tính hiệu quả của hoạt dong thu thuế, như ở Thái Lan ngưỡng chịu thuế GTGT

Trang 20

là 600.000 bat, ở Philipines là 200.000 pêsô, ở Singapore là 1.000.000 đôlaSingapore, ở Thuy Điển là 200.000 sek, ở Canada là 30.000 đôla Canada

Khi bất đầu áp dụng thuế GTGT, một số nước áp dụng ngay đối với mọi đối

tượng thuộc các lính vực SXKD hoạt động bán buôn va bán lẻ (áp dụng toàn

phần), ví dụ như Pháp, Thụy Điển, Thái Lan tuy nhiên một số nước khác lại thựchiện áp dụng từng phần, điển hình như Indonexia thực hiện từng bước, ban đầu áp

dụng đối với các đối tượng là sản xuất (năm 1985), tiếp đến áp dụng đối với cácđại lý bán buôn (năm 1989) sau cùng mới áp dụng cho đối tượng là cửa hàng bán

lẻ (năm 1993); còn Trung Quốc vào năm 1980 thí điểm áp dụng dối với một sốngành như ô tô, tàu biển, sau đó năm 1984 mở rộng thêm ra các sản phẩm cơ khíkhác như xc đạp, quạt điện và đến năm 1986 mở rộng tiếp cho các sản phẩm công

nghiệp nhẹ, vật liệu xây dựng, khoáng sản kim loại

Việc 4p dụng thuế TT toàn phần được xem là hiệu quả nhất, vì do ápdụng đồng loạt chung cho mọi đối tượng nên thuận lợi cho việc khấu trừ thuế và

đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể có nghĩa vụ thuế Cách áp dụng đối với

từng ngành như Trung Quốc không hiệu quả, được đánh giá là sai lầm, gay ra

nhiều vướng mắc khó xử lý, đặc biệt khi thực hiện khấu trừ thuế GTGT giữa don

vị ấp dụng thuế GTGT và đơn vị chưa áp dụng thuế GTOT.

Người chịu thuế GTGT.

Người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng cuối cùng hàng hoá, dịch vụ thuộcdiện chịu thuế GTGT Người tiêu dùng cuối cùng là người sử dụng hang hoá, dịch

vụ không vì mục đích tạo ra hàng hoá, dịch vụ khác và làm cho hàng hoá, dịch vụ

đó thoát ra khỏi chu trình lưu thông Vì vậy, người chịu thuế GTGT không bị ràngbuộc bởi những điều kiện pháp lý như người nộp thuế GTGT và theo thông lệngười chịu thuế GTGT không được quy định trong luật thuế, mặc dt họ là người

đã phải chuyển một phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình vào NSNN khi thực

hiện hành vi tiêu dùng hang hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT

Phạm vi người chịu thuế GTGT rộng hơn nhiều so với phạm *Í người nộp

thuế GTGT, họ có thể là bất cứ ai, tổ chức nào, làm gì, ở đâu, nghĩa là khi mua

hàng hoá, dịch vụ để tiêu dùng đều phải thanh toán cho nhà kinh doanh một khoản

thuế GTGT kèm theo giá bán của hàng hoá hoặc dịch vụ cần mua Ngay ban thân

các nhà kinh doanh, nếu khi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế

GTGT nhưng không nhằm phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm hoặc dich vụ khác lại

Trang 21

là người chịu thuế GTGT Bởi lúc này các nhà kinh doanh với tư cách là người tiêu

dùng cuôi cùng đối với hàng hoá, dich vụ phải chịu thuê GTGT Chính vì lẽ đó ma

thuế GTGT thuộc loại thuế tiêu dùng đánh ở bình diện rộng nên thuế GTGT có vaitrò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong bối cảnh

hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ở nước ta hiện nay.

Đặc trưng thứ ba, thuế GIGT mang bản chất liên hoàn và có tính trung lập kinh tế

cao.

Xét wong mối quan quan hệ mua bán hang hoá, dịch vụ giữa các DN nộpthuế GTGT với nhau thì thuế đầu ra của DN bán là thuế đầu vào của DN mua Vì

vậy, thuế GTGT phải nộp của mỗi DN không chỉ phụ thuộc vào doanh số bán ra

và thuế suất mà còn phụ thuộc vào thuế GTGT ở DN cung ứng đầu vào (thuế đầuvào) Sự phụ thuộc lan nhau này giữa các DN là hệ quả của ban chất liên hoàn của

thuế GTGT Về nguyên tắc việc giảm thuế GTGT thường không được dat ra, bởi

nếu đặt ra vấn dé giảm thuế GTGT sẽ đưa đến những hậu quả phái sinh, khongdam bảo bản chất liên hoàn cũng như tính trung lập kinh tế của thuế GTGT

Cũng xuất phát từ bản chất liên hoàn của thuế GTGT mà pháp luật của các nước đều quy định, cuối tháng, quí hoặc năm (tuỳ vào sự quy định pháp tuat củamỗi nước) dối tượng nộp thuế GTGT phải lập bảng kê khai số thuế GTGT phát

sinh trong từng kỳ, pồm số thuế đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ rồi khấu trừcho nhau va lập tờ khai thuế nộp cho cơ quan thuế để thực hiện nghia vụ nộp thuế

GTGT.

Hanh vi khấu trừ sẽ đưa lại ba kết qua: nếu kết qua là số dương thi đó là sothuế GTGT mà DN phải nộp vào NSNN; nếu kết qua là số 0 thi DN không phải

nộp thuế GTGT; nếu kết quả là một số âm thi DN sẽ được kết chuyển trừ vào số

thuế GTGT phải nộp của tháng sau hoặc sẽ được hoàn thuế GTGT theo dé nghịcủa DN.

Can cứ pháp ly để thực hiện khấu trừ thuế 14 chứng từ kế toán mà cụ thể là

hoá đơn GTGT, Đối vui người bấn hàng (người cung cấp hàng hoá dich vụ) hoá

đơn GTGT là căn cứ pháp lý để chứng minh doanh số kinh doanh, do đó quyết

định đến số thuế GTGT đầu ra Đối với người mua hàng (người nhận cung cấp

“hang hoá dịch vụ) hoá đơn GTGT lại là căn cứ pháp lý để chứng minh cho số thuế

“GTGT đầu vào được khấu trừ, do đó quyết định đên trái vụ thuế (nộp thuế, không

Trang 22

nộp thuế hay hoàn thuế) Vì vậy khi bán hàng, người bán hang phải lập va giao

hoá đơn GTGT cho người mua hàng Trên hoá đơn phải ghi rõ ràng, đầy đủ bathong số: 1 Giá bán hang chưa có thuế; 2 Số thuế GTGT; 3 Tổng giá thanh toán.

Trong đó giá bán chưa có thuế là DT của người bán hàng, số thuế GTỚT là số

thuế của nhà nước do người mua hàng trả, tổng giá thanh toán (bao gồm giá bán

và số thuế GTGT) là số tiền do người mua hàng phải trả cho người bán hàng

Xuất phát từ bản chất liên hoàn đó của thuế GTGT, khi xác định đối tượngđược miễn trừ thuế GTGT hoặc các trường hợp miễn giảm thuế GTGT đòi hỏi các

nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà làm luật một sự thận trọng và tính

khoa học cao, bởi nếu không sẽ phá vỡ bản chất liên hoàn của loại thuế này và gây

ra hiện tượng phân đoạn các hoạt động kinh tế

Theo cơ chế thuế GTGT, bất kể phát sinh ở đâu, nếu đó là thuế GTGT đầu

vào hợp pháp thì đương nhiên được khấu trừ theo đúng số thuế đã thực tế phát

sinh Tất nhiên những chủ thể chuyển giao những hang hoá và cung cấp các dich

vụ không thuộc điện chịu thuế GTGT thì sẽ không được khấu trừ hay hoàn thuếGTGT đầu vào Do đó tính hiện đại và trung lập kinh tế cao của thuế GTGT phụthuộc rất lớn vào cơ chế khấu trừ thuế GTGT Nếu pháp luật thuế GTGT xử lý tốtvấn dé này chắc chắn những ưu thế của thuế GTGT sẽ được khai thác một cáchtriệt dé

Tính trung lập của thuế GTGT dược thể hiện ở chỗ thuế GTGT không chịu

ảnh hưởng bởi kết quả SXKD của người nộp thuế, không phải là yếu tố của chỉ phí

mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của người cung cấphàng hoá, dịch vụ Thuế GTGT không bị ảnh hưởng (không phụ thuộc) bởi quá

trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế, bởi tổng số thuế ở các giai đoạn

khớp với số thuế trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất luận số giat đoạn nhiềuhay ít, ngắn bay dài

Việc xem xét và nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của thuế GTGT có ý nghĩa

to lớn trong việc xác định một cơ chế điều chỉnh thích hợp đối với thuế GTGT,

nhằm đảm bảo thuế GTGT là một loại thuế gián thu mang ban chất liên hoàn và

tính rung lập kinh tế cao, đánh vào hoạt động chuyển giao hàng hoá và cuas cấp

dịch vụ, được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ trong quá trình sảnxuất, lưu thong đến tiêu dùng theo phương pháp khấu trừ

Trang 23

Xuất phát từ các đặc thù trên mà thuế GTGT có những ưu điểm nhất định.

Khi đề cập đến vấn đề này, các chuyên gia KT-TC đều thống nhất, ưu điểm cơ bản

nhất của thuế GTGT là khắc phục được các nhược điểm của thuế DT như, tránh

được việc đánh thuế trùng lắp bằng cơ chế khấu trừ thuế đầu vào, khuyến khích

mạnh mẽ các DN cùng tham gia hoạt động xuất khẩu bằng cơ chế hoàn thuếGTGT, dem lại số thu tương đối lớn cho NSNN do phạm vi điều tiết của thuếGTGT rộng, cho phép chống trốn lậu thuế có hiệu quả, tạo ra sự kiểm soát lẫn

nhau về thuế giữa các đơn vị có liên quan trong cung ứng hàng hoá dịch vụ vì việc

khấu trừ thuế được thực hiện trên cơ sở hoá đơn TT, mang tính trung lập kinh

tế cao v.V [4, tr.9-10], [82, tr34-36]

Nhưng dưới giác độ pháp lý chúng tôi lại đặc biệt quan tâm đến những tiền

dé, yêu cầu, đòi hỏi cần có để phát huy được những ưu điểm của thuế GTGT Bởi

những ưu điểm trên của thuế GTGT chỉ có thể phát huy được khi ý thức tự giácchấp hành pháp luật cao, cơ chế tự kiểm soát của thương trường đã đạt độ chín,

việc sử đụng hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá dịch vụ đã trở thành thóiquen, còn nếu ngược lại sẽ là cơ hội trốn lậu thuế rất lớn bằng các hành vi gian lận

liên kết giữa các chủ thể có nghĩa vụ thuế và lúc này sự kiểm soát việc trốn lậu

thuế của nhà nước sẽ phải gap nhiều khó khăn, phức tạp, chi phí quan lý hành chính thuế GTGT sẽ rất cao đặc biệt khi trình độ, phương tiện quan lý không

tương xứng với yêu cầu quản lý thuế GTGT, không có khả năng kiểm soát được

các hành vi chuyển giao thuế giữa các DN thì rất có thể số thuế hoàn trả lại sẽ

nhiều hơn số thuế thu được và chính điều này làm cho NSNN rơi vào thế bị động

Những yêu cầu, đòi hồi này theo quan điểm của các chuyên gia KT-TC được coi

là một trong những nhược điểm của thuế GTGT [4, tr.11], [82, tr.39]

Tóm lại, việc áp dụng thuế GTGT ở mỗi nước khác nhau là không giống

nhau bởi phải xem xét vấn đề trong tổng thể hệ thống thuế của nước đó, mặt khác

phải phân tích thuế GTGT trong diéu kiện hoàn cảnh cụ thể của từng nước nhằmphát huy ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của nó Thực tiễn của các nước trên

thế giới cho thấy rằng, việc chuyển sang cơ chế thuế GTGT ở các nước khác nhau

có nhiều phản ứng khác nhau, song xu hướng chuyển thuế DT sang thuế GTGT là

một tất yếu và hiện nay đã trở thành một hiện tượng phổ biến trên thế giới, vấn đềchỉ là ở chỗ lựa chọn áp dụng tai thời điểm nào và khi nào, bởi thuế GTGT có

nhiều ưu thế và là một trong các loại thuế tiến bộ nhất hiện nay

Trang 24

1.1.2 Khái niệm áp dụng thuế giá tri gia tang

Trong thực tiễn nghiên cứu khoa học của các chuyên gia KT-TC cũng như

các chuyên gia pháp lý, thuật ngữ áp dụng thuế GTGT đã được sử dụng khá nhiều

¬ong hiện nay ở nước ta chưa có khái niệm chính thống về áp dụng thuế GTGT,hay nói cách khác áp đụng thuế GTGT là gi, nội hàm của khái niệm này bao gồm

những vấn để nào? Qua nghiên cứu, chúng tôi có thể khái quát thành các quan

niệm sau:

Quan niệm thứ nhất, áp dụng thuế TT là thực hiện Luật thuế GTGT, tức

nói đến quá trình tổ chức thực hiện Luật thuế GTGT, đưa Luật thuế GTGT vàocuộc sống và hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật thuế GTGT

Quan niệm thứ hai, áp dụng thuế GTGT là áp dụng pháp luật thuế GTGT

Trong lý luận về áp dụng pháp luật, hiện nay còn tồn tại những quan điểm khác

nhau [163, tr.461-462], [186, tr.227-228] Theo đó, áp dụng pháp luật thuế GTGT

có thể được hiểu theo các cách sau: 1 Ap dung pháp luật thuế GTGT là một hình

thức thực hiện pháp luật thuế TT trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà

nước có thầm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện nhữngqui định của pháp luật thuế GTGT; 2 Áp dụng pháp luật thuế GTGT là toàn be

những việc làm, những hoạt động, những phương thức nhằm thực hiện những yêucầu đặt ra trong pháp luật thuế GTGT về việc điều chỉnh các quan hệ thuế GTGT,

Chúng tôi quan niệm rằng, ấp dụng thuế GTGT bao gồm những hoạt động

nhằm đưa thuế GTGT vào cuộc sống, gồm hoạt động xây dựng, ban hành Luậtthuế GTGT, thực hiện Luật thuế GTGT và cả cơ chế bao đảm thực hiện Quan niệm này được dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

Trước hết, xuất phát từ nguyên tắc “luật định của thuế” Thuế mang tính xãhội rất cao, thuế luôn gắn liền với lợi ích của nhà nước, xã hội và tất cả mọi côngdan; noo thuế là quyền và nghĩa vụ cơ ban của công dan Chính vì thế thuế cần

phải được xem xét, quyết dịnh bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nhằm

đảm bảo dung hod lợi ích của các giai cấp tor '^¡ trong xã hội, kết hợp hài hoà lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân, dam bảo thực hiện công bang thuế khoá gitta các tang lớp dân cư Điều 84, Khoản 4, Hiến pháp 1992 của nước ta qui định:

“Quốc hội có quyền qui định, sửa đổi, hoặc bãi bỏ các thứ thuế” Điều 34, Hiến

pháp 4/10/1958 của Pháp; Điều 8, Hiến pháp Mỹ; Điều 82, Hiến pháp Singapore

1965 đều xác dịnh nguyên tác “tuật định của thuế” {123, tr.40] Day là đặc diểm

PHÒNG DỌC : =

Trang 25

rat cơ bản của thuế để phan biệt thuế với các khoản thu khác Vi vậy để áp dụng

thuế GTGT, trước hết phải xây dựng, ban hành Luật thuế GTGT Hoạt dong xây

dựng, ban hành Luật thuế GTGT được coi là yếu tố đầu tiên, là tiền đề, là cơ sở

của quá trình áp dụng thuế GTGT

Mặt khác, trên thực tế các nhà khoa học KT-TC ở nước ta hiện nay vẫn thừa

nhận rằng, để đưa thuế GTGT vào cuộc sống trước hết cần có Luật thuế GTGT Trong các công trình nghiên cứu khoa học tài chính đều thể hiện rõ tư tưởng pháp

lý này Ví dụ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (BTC - TCT) về “Mô hình ápdụng thuế trị giá gia tăng ở Việt Nam”; “Thuế trị giá gia tăng và vấn đề áp dụng

tại Việt Nam”; hoặc luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế “Khả năng áp dụng thuế trịgiá øia tăng trong điều kiện Việt Nam hiện nay” Các công trình này đều đưa ra

mô hình Luật thuế trị gia gia tăng ở Việt Nam [4, tr.45-56], [5, tr.113-122], [82,

tr.113-126].

Song tự bản thân Luật thuế GTGT không thể đi vào cuộc sống được mà cầnphải thông qua một cơ chế tổ chức thực hiện nhất định bao gồm các hoạt động,

phương thức, việc làm nham thực hiện những yêu cầu dat ra tong Luật thuế

GTGT về việc điều chỉnh các quan hệ thuế GTGT Đây cũng chính là nội hàm thứhai của khái niệm ap dụng thuế GTGT

Như vậy, nghiên cứu những van dé pháp lý về việc áp dụng thuế GTGT thựcchất là nghiên cứu việc điều chỉnh pháp luật thuế GTGT và cơ chế điều chính phápluật thuế GTGT tức bao g6m hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động dùng phápluật để tác động vào hành vi của con người (sự vận động của pháp luật trong thựctiễn) và cả cơ chế bảo đảm thực hiện

Thuế GTGT là một loại thuế tiên tiến, hiện dai, song môi trường vận hành(các điều kiện áp dung) của chúng hết sức khat khe, vì vậy khi áp dụng loại thuếnày được Chính phủ các nước cân nhắc rất kỹ lưỡng Kết quả nghiên cứu của một

SỐ công trìnu khoa học về thuế GTGT đã rút ra một số điều kiện cơ bản để áp

dụng thuế GTGT như sau [4, tr.38], (52, tr.92-93]:

)iểu kiện kinh tế và cơ chế quản ly kinh tế:

Các nhà khoa học kinh tế cho rằng: thuế GTGT là một trong những đặcdiểm riêng có của một nền kinh tế phát triển, quản lý theo cơ chế thị trường Thuế

GTGT được tính và thu qua mỗi lần chuyển giao hàng hoá và cung cấp dịch vụ

Trang 26

trong quá trình sản xuất lưu thông đến tiêu dùng Ở đâu, khi nào các hoạt đệng

chuyển giao hàng hoá và cung cấp dịch vụ diễn ra một cách sôi động thì ở đó, khi

đó có khả năng thu thuế GTGT lớn và ngược lại Bởi thuế có nguồn gốc từ giá trịthang dư của xã hội, nên nền kinh tế phát triển, hoạt động SXKD của các DN ổn

dinh, có hiệu qua và thực hiện quan lý theo cơ chế thị trường là điều kiện quan

trọng nhất để áp dụng thuế GTGT

Điều kiện về trình độ quản lý và sử đụng chứng từ, hoá đơn:

Khấu trừ thuế GTGT đầu vào là điểm cốt lõi quyết định tính tiên tiến, khoa

hoc và trung lập của thuế GTGT, trong đó số sách kế toán, chứng từ, hoá đơn là

căn cứ pháp lý Vì vậy, để áp dụng thuế GTGT một trong những điều kiện khôngthể thiêu được đó là bản thân các đối tượng nộp thuế phải tổ chức hạch toán duce

hoạt động kinh doanh của mình thông qua các hình thức kế toán nhất định và phải

sử dung máy tính trong công tác quản lý kinh doanh, quản lý chứng từ hoá đơn, đặc biệt lập và sử dụng chứng từ, hoá đơn khi mua bán hàng hoá dịch vụ.

Điều kiện về ý thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật:

Ý thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật là một trong những diều kiện

hết sức cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng Đối với thuế GTGT, do tính chât phứctạp của kỹ thuật tính và thu thuế sắn liền với cơ chế khấu trừ thuế, hoàn thuế nêncác đối tượng nộp thuế phải có ý thức tự giác cao trong việc thực hiện nghĩa vụthuế, nếu không rất có thể xẩy ra hiện tượng số thuế thu dược ít nhưng nhà nướcphải khấu trừ thuế, hoàn thuế nhiều do các hành vi gian lận, lợi dụng cơ chế khấutrừ thuê, hoàn thuế GTGT.

Điểu kiện về trùnh độ quản lý của cơ quan thuế, cán bộ thuế:

Thuế GTGT là thuế gián thu, đánh trên bình điện rộng, mang bản chất liênnoàn có cơ chế vận hành phức tap, nên đòi hỏi một trình độ quan lý cao ở cán bộ thuế và phương tiện quan lý hiện đại ở cơ quan thuế, phải có hệ thong máy tính

nối mang, đủ khả năng để quản lý, kiểm soát hoạt động của các đối tượng nộp

thuế Bởi nếu cán bộ thuế không có trình độ tương xứng để quản lý các hành vi

chuyển giao thuế GTGT giữa các chủ thể kinh doanh thì khó lòng đảm bảo nguồn

thu cho NSNN.

Trang 27

Điều kiện về môi trường pháp lý (điều kiện về hệ thống pháp luật):

Ngoài các điều kiện trên, việc áp dụng thuế GTGT còn đòi hỏi phải có một

hệ thống pháp luật hoàn thiện, hoặc tương đối hoàn thiện, nghĩa là hệ thống pháp

luật đó phải đảm bảo tính toàn diện (đầy đủ), tính đồng bộ (không trùng lấp,chồng chéo), tính phù hợp (không cao quá hoặc thấp quá so với trình độ phát triển

của KT-XH) và tính kỹ thuật pháp lý cao

Việc nghiên cứu thuế GTGT được tiến hành bắt đầu sau những năm chiến

tranh thế giới thứ nhất do nhà kinh tế người Đức Carl Rilordrich Sienvens dé xuất

vào nam 1918 Đề xuất này không được Chính phủ Đức chấp thuận Sau đại chiến

thế giới lần thứ II, vào năm 1947 thuế GTGT lai được dé cập trong tác phẩm “Cai

tổ hệ thống thuế” của nhà kinh tế học người Mỹ tên là Chao Năm 1953 ở Nhật đã

đưa ra một dự án luật về thuế GTGT nhưng không được Quốc hội thông qua

Mãi đến năm 1954 thuế GTGT mới được áp dụng đầu tiên ở nước Pháp Việc

áp dụng thuế GTGT ở Pháp là kết quả quá trình hoàn thiện hệ thong thuế khoá ởnước này mà trọng tâm là tang cường các loại thuế gián thu.

Vào những năm 1960, thuế GTGT được triển khai Ap dụng mạnh mẽ ở các

nước châu Âu và một số nước trên thế giới Hiện nay đã có hơn 120 nước trênkhắp các châu lục áp dụng, như toàn bộ các nước công nghiệp phát triển Tây Âu,

các nước Đông Au, các nước dang phát triển tại châu Mỹ La tinh, châu Phi, những

nước công nghiệp mới châu Á, đặc biệt thuế GTGT đã được áp dụng ở tất cả các

nước có nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc, Nga, Ba Lan, Séc, Việt Nam

Tuy nhiên, quá trình áp dụng thuế GTGT cũng gap phải phản ứng của một số

nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Ca-na-đa, Úc, Ai-len Nguyên nhân dẫn đến

sự phản ứng loại thuế này vì họ cho rằng: nhược điểm lớn của thuế GTGT cũngnhư các loại thuế gián thu khác là không có tính chất luỹ tiến so với thu nhập nênkhông đảm bảo sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư Hơn nữa việc quản lý thuếGTGT rất phức tạp, vì vậy chi phí quản lý hành chính thuế sẽ tang, bên cạnh đó

còn có tâm lý lo ngại thuế GTGT làm tăng thu cho phép tăng chi tieu"của Chính

phủ, do đó có thể thúc day tăng giá cả và lạm phát Trong khi đó thuế GTGT tỏ vẻkhông thích hợp lắm với cơ cấu thuế DT truyền thống rất mạnh của các Bang, như

ở Mỹ ngoài hệ thống pháp luật thuế chung cho toàn Liên bang thì mỗi nước thành

viên (Bang) lại có hệ thống pháp luật thuế riêng của mình, nếu đặt ra thuế GTGT

trên toàn Liên bang thì phải cộng thêm thuế OTỚT toàn Liên bang vào phần thuế

Trang 28

thu Ởở từng Bang, day là vấn dé rất phức tạp và khó thực hiện Hơn nữa ở My thuế

DT chỉ đánh ở mỗi khâu bán lẻ do đó không có hiện tượng trùng lắp (thuế đánhchồng lên thuế) như thuế DT áp dung ở Việt Nam Vì vậy đến nay Mỹ van chưa:

áp dụng thuế GTGT [143, tr.37]

Mac dù vậy, cũng phải thấy rang khi 4p dụng thuế GTGT thay thế cho thuế

DT nhiều nước trên thế giới đã mất khá nhiều thời gian để xử lý các bất cập do thuế GTGT đặt ra Đặc biệt là tất cả các nước đều cần có thời gian để trả lời câuhỏi: làm thế nào để thuế GTGT phù hợp và vận hành tốt nhất ở nước mình? Như ở

Pháp cần tới 14 năm mới có Bộ luật thuế GTGT khá hoàn chỉnh (1954 - 1968),

Trung Quốc 10 năm (1984 - 1994), Indonexia 10 năm (1985 - 1995) Do vậy,cần tránh tư tưởng tả khuynh hoặc hữu khuynh trong việc áp dụng thuế GTGT,vấn dé là ở chỗ các vướng mắc cần được nghiên cứu nghiêm túc, khoa học và có

hệ thống để xử lý một cách có hiệu quả

1.2 KHÁI LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRI GIA TANG

1.2.1 Khái niệm pháp luật thuế giá tri gia tang

Dưới piác độ phap lý, thuế nói chúng và thuế GTGT nói riêng là nghia vụ

pháp lý phát sinh trên cơ sở hành vi hợp pháp — hành vi SXKD của các thể nhân,

pháp nhân — được nhà nước thừa nhận và bảo hộ Nghĩa vụ pháp lý này phát sinhtrên cơ sở ấn định, bất buộc của nhà nước bằng luật Vì lẽ đó, nghĩa vụ thuế nóichung và nghĩa vụ thuế GTGT nói riêng đều là những nghĩa vụ được phat sinhgitta các thể nhân, pháp nhân với nhà nước trong mối quan hệ với luật công

Nghĩa vụ thuế GTGT được hiểu là mức độ, khả năng xử sự cần phải có của

các bên khi tham gia quan hệ thuế GTGT, được pháp luật qui định và được nhà

nước dam bảo thực hiện Nội dung của nghia vụ thuế GTGT bao gom:

- Các chủ thể phải tiến hành những xử sự nhất định để đáp ứng quyền của

chủ thể bên kia, như để đáo ứng quyền thu thuế GTGT của nhà nước, đối tượng

nộp thuế GTGT ph?! thực hiện các xử sự bat buộc như diag ký, kê khai, nộp thuế,

quyết toán thuế, siữ gin số sách kế toán, chúng từ, hoá đơn Ngược lại để đảm

bảo quyền của doi tượng nệp thuế GTGT nhà nước cũng phải thực hiện một số

hành vi nhất định như khấu trừ thuế, hoàn thuế, xét miễn giam thuế v.v

- Các chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện hoặc thực

hiện khong đúng các xử sự bắt buộc về thuê GTGT mà pháp luật đã qui định

Trang 29

Mite độ, kha nang xử sự cần phải có của các chủ thé đều được pháp luật qui

định, vì vậy khi nói đến nghĩa vụ thuế GTGT là phải nói đến cơ sở pháp lý của nó.Hay nói cách khác nghĩa vụ thuế GTGT bao giờ cũng được xuất hiện trên cơ sở

pháp luật.

Ở Việt Nam qua khảo sát thực tiễn pháp lý, có thể thấy cơ sở pháp lý của

nghĩa vụ thuế GTGT bao gồm:

- Hiến pháp: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định những vấn

đề chung nhất, cơ bản nhất của nhà nước và xã hội, trong đó đóng thuế là nghĩa vụ

cơ bản của công dân, vì vậy nghia vụ này trước hết được qui định trong Hiến pháp.Hiến pháp năm 1992 của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định:

“Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo qui định của pháp

luật” (Điều 80)

- Luật thuế GTGT: Xuất phát từ nguyên tắc thuế phải do luật định, không có

Luật thuế thì không có nghĩa vụ thuế Vì vậy Luật thuế GTGT là cơ sở pháp lý cơbản của thuế GTGT.

- Nghị định của Chính phủ qui định chỉ tiết thi hành Luật thuế GTGT

- Thông tư của BTC và các Bộ khác có liên quan hướng dẫn thi hành Luậtthuế GTGT.

- Công văn của BTC, TCT, Tổng cục hải quan về thi hành thuế GTGT.

Xét về luật thực định ở nước ta hiện nay (Luật ban hành văn bản QPPL, ban

hành ngày 12 tháng 11 năm 1996) thi công văn của các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền không nằm trong hệ thống văn bản QPPL Còn xét về mặt lý luận pháp lýthì công văn của BTC, TCT là một loại văn bản quản lý nhà nước, cho nên theo

chúng tôi công văn của BTC, TCT về thi hành thuế GTGT có thể được coi là cơ sở

pháp lý của nghĩa vụ thuế GTGT.

Như vậy, các QPPL điều chỉnh các quan hệ thuế GTGT được thể hiện dướicác hình thức văn bản khác nhau và do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành, song cần phải khẳng định Luật thuế GTGT là cơ sở pháp lý làm phátsinh nghĩa vụ thuế GTGT, là bộ phận cơ bản có giá trị pháp lý chi phối các vănbản pháp luật khác trong hệ thống các văn bản pháp luật về thuế GTGT

Pháp luật thuế GTGT là hệ thống các QPPL, điều chỉnh các quan hệ xã hội

phat sinh trong quá trình thu nộp thuế GTGT.

Trang 30

Hệ thong các QPPL về thuế GTGT, căn cứ vào nội dung các quan hệ xã hội

mà các qui phạm pháp luật đó điều chỉnh có thể phân thành:

- Nhóm các QPPL về vật chất: nhóm các QPPL này điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh giữa các chủ thể nghĩa vụ thuế GTGT với nhà nước, bao gồm

những qui định về phạm vi 4p dụng thuế GTGT (đối tượng chịu thuế GTGT),

phạm vi không thuộc điện áp dụng thuế TT (đối tượng không thuộc diện chịuthuế GTGT), đối tượng nộp thuế; căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT; khấu

trừ thuế, hoàn thuế GTGT; dang ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế Day là bộ

phận QPPL chủ yếu giữ vai trò quan trọng nhất trong pháp luật thuế GTGT

- Nhóm các QPPL xác định nhiệm vụ, quyền han và trách nhiệm của cơ quan

thuế trong việc quản lý và tiến hành thu thuế GTGT.

- Nhóm các QPPL về thủ tục (hình thức): qui định về trình tự, thủ tục củaviệc piải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế GTGT

Ngoài ra hệ thống QPPL thuế GTGT còn được phân theo cấu trúc của pháp

- Nhóm QPPL qui định đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế;

- Nhóm QPPL qui dịnh xử lý vi phạm và khen thưởng;

- V.V ,

Như vậy, theo quan diém của chúng tôi khi nghiên cứu pháp luật thuế GTGT

không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hệ thống các QPPL qui định nghĩa vụ thuếGTGT, cách thức thực hiện nghia vụ thuế GTGT theo cách truyền thống trước đây,roa còn phải nghiên cứu cả cơ sở pháp lý của nghĩa vụ thuế GTGT tức nghiên cứu

cả các hình thức văn bản thể hiện, chứa đựng các QPPL thuế GTGT Bởi mỗi một

văn bản QPPL khíc nhau có hiệu lực pháp lý khác nhau, mức độ xác định quyền

và nghia vụ pháp lý của các chủ thể trong các van bản đó cũng khác nhau và

nguyên tắc áp dụng các văn bản đó cũng khác nhau

Xuất phát từ đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá

trình thu nộp thuê GTGT là quan hệ bất bình dang, vì vậy phương pháp diều chỉnh

Trang 31

của pháp luật thuế GTGT là phương pháp mệnh lệnh - quyền uy Theo phươngpháp này các chủ thể tham gia quan hệ thuế GTGT có tư cách pháp lý không bìnhdang Một bên trong mối quan hệ (các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có quyềnđơn phương ra các quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định củapháp luật mà không cần sự thoả thuận của các chủ thể có nghĩa vụ thuế GTGT.1.2.2 Sự cần thiết khách quan của việc điều chỉnh pháp luật thuế giá trị gia

tăng

Việc điều chỉnh pháp luật thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng là mang

tính cần thiết khách quan, song khi lý giải về vấn dé này cũng tồn tại nhiều ý kiến,

quan điểm khác nhau Tất nhiên sự khác nhau này do xuất phát từ góc độ của sựnhìn nhận vấn đề

Ở góc độ KT-TC, các nhà khoa học chủ yếu lý giải sự cần thiết phải điều

chính thuế bằng pháp luật ở khía cạnh chức năng và vai trò của thuế trong việc tạo

lập, hình thành quỹ tiền tệ của nhà nước (quỹ NSNN), như thuế là công cụ chủ yếu

huy dong tập trung nguồn lực vật chất cho nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi

tiêu cho nhà nước, là ngudn nuôi dưỡng của bộ máy nhà nước

O góc độ pháp lý, các nhà khoa học thường lý giải sự cần thiết của diéu

chỉnh pháp luật thuế bằng việc khẳng định: thuế là một hiện tượng xã hội ra đời,

tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước cũng

như trong việc thực hiện các chức nang và nhiệm vụ của nhà nước; Việc ấn địnhcác thứ thuế và trực tiếp thực hiện thu thuế là một trong những dấu hiệu cơ bảncủa nhà nước; Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các quan điểm trên, song chúng tôi cho rằng

khi lý giai sự cần thiết khách quan của việc điều chỉnh pháp luật thuế nói chung và

thuế GTGT nói riêng không thé không xem xét tính chất phức tap của việc chuyển

giao thuế cũng như đặc điểm, tính chất của quan hệ thuế Xung quanh vấn đề này

chún tôi có lập luận như sau:

Thứ nhất, quan hệ thuế là những quan ,È xã hội phát sinh trong mối quan hệ

với luật công Day là nét khác biệt của quan hệ thuế so với một số quan hệ xã hội

khác, như quan hệ sở hữu, quan hệ hôn nhân Những quan hệ này dù có phap luật

hay khong có pháp luật thì vẫn hình thành, tồn tại và phát triển, sự có mat của

phấp uật có tác dung định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội này phù

Trang 32

tw fofl

hop với ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội Con gia sử khong có nhữnghoạt động nhằm “chuyển tải” một sắc thuế có tên thuế GTGT vào cuộc sống, tứckhông có sự điều chỉnh của pháp luật thì chắc chắn sẽ không có sự chuyển dịch

một bộ phận của cải xã hội vào trong tay nhà nước — chuyển dịch một bộ phận tài

sản tư sang tài sản công — mà sự chuyển dich tài sản trong trường hợp này đượcgọi là thuế Chính trong quá trình chuyển dịch đó đã làm phát sinh các quan hệ xãhội nhất định - quan hệ giữa chủ thể có nghĩa vụ thuế với chủ thể có quyền thu

thuế — mà những quan hệ xã hội này được gọi là quan hệ thuế

Thứ hai, quan hệ thuế là một loại quan hệ tài chính nhưng không được hình

thành trên cơ sở bình đăng, thoả thuận siữa các bên như một số quan hệ tài chínhkhác (quan hệ huy động vốn, quan hệ bảo hiểm, v.v ) mà được hình thành trên cơ

sở quyền lực nhà nước — quyền lực của giai cấp thống trị trong xã hội Tất nhiên

cũng giống như các quan hệ tài chính khác, bản chất quan hệ thuế là quan hệ tài

san Chi khác là quan hệ tài sản này luôn luôn gan liền với quyền lực nhà nước Vì

vậy một bên tham sia quan hệ thuế bao giờ cũng là cơ quan nhà nước có thầm

quyền Loại chủ thé này luôn nhân danh nhà nước, đại diện cho nhà nước trực tiếp

thiết lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên cơ sở quyền lực của nhà nước

Thứ ba, chuyển piao QSH thuế là chuyển giao số tiền mà các tổ chức, cánhân có nghĩa vụ chuyển cho nhà nước thông qua việc điều tiết của công cụ thuế

được qui định bằng luật Quá trình chuyển giao này liên quan đến lợi ích kinh tếcủa nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, đặc biệt đối với thuế GTGT là một loạithuế gián thu đánh trên bình diện rộng, người chịu thuế không trực tiếp chuyểnmột phần tài sản thuộc quyển sở hữu của mình vào NSNN mà phải thông qua

người thứ ba — người sản xuất kinh doanh - (người nộp thuế GTGT), vì vậy việc

xác định rõ ràng nghĩa vụ của người nộp thuế trong quá trình chuyển giao QSH

thuế GTGT cần phải được quy định bằng luật Bởi quyền sở hữu thuế GTGT đãđược coi là chuyển giao cho nhà nước kể từ khi người mua hàng hoá, dich vụthanh toán tiền cho người cung cấp hang hoá, dich vụ khi mua hàng Cũng chính

vì lẽ dó mà hash vi chậm chuyển giao QSH thuế GTGT của người cung cấp hàng noá, dịch vụ cho nhà nước được coi là hành vi chiếm dụng tài sản công - tài sản của nhà nước.

Ngoài những lập luận nói chung trên, sự cần thiết của việc điều chính pháp

luật thuế GTGT còn xuất phất từ tính tiên tiên, Khoa học của thuế GTGT cũng như

Trang 33

sự phát triển của thuế GTGT đã trở thành hiện tượng phổ biến trên thế giới hiện

nay Mặt khác còn do đồi hỏi tự thân của nền kinh tế thị trường cũng như yêu cầuhội nhập và-xu thé toàn cầu hoá hiện nay

1.2.3 Khái niệm điều chỉnh pháp luật thuế giá trị gia tang và cơ chế dam bảo

thực thi áp dụng thuế giá trị gia tang ở nước ta

Thế nào là điều chỉnh pháp luật, vấn dé này hiện nay về lý luận còn có nhiều

ý kiến, quan điểm khác nhau [186, tr 214-216].

Trên cơ sở các quan điểm về điều chỉnh pháp luật nói chung, chúng tôi chorằng, điều chính pháp luật thuế GTGT đó là việc nhà nước dùng pháp luật thuế

GTGT, dựa vào pháp luật thuế GTGT để điều chỉnh các quan hệ thuế GTGT, tác

động theo những hướng nhất định vào các quan hệ thuế GTGT nhằm thiết lập, duy

`

trì một trật tự xã hội trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT

Theo cách hiểu này, điều chỉnh pháp luật thuế GTGT trước hết là việc định

ra pháp luật thuế GTGT, những hoạt động nào của nhà nước mà không liên quanđến việc nhận thức nhu cầu điều chỉnh pháp luật thuế GTGT và định ra pháp luật

thuế GTGT để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh này thì không phải là hoạt động điều

chỉnh pháp luật thuế GTGT Nhưng điều chỉnh pháp luật thuế GTGT không chỉdừng lại ở sự mô hình hoá mà còn là việc nhà nước sử dụng (đựa vào) pháp luật

thuế GTGT để điều chỉnh các quan hệ thuế GTGT, tác động theo những hướng

nhất định vào các quan hệ đó, tức bao gồm cả việc tác động đến tổ chức hoạt động

của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế GTGT Nhu vậy, điều chỉnh pháp

luật thuế GTGT cần được hiểu ở cả đại lượng tĩnh và đại lượng động của hệ thống

pháp luật.

Tuy thuộc vào loại chủ thể điều chỉnh và phương thức điều chỉnh (dùng van

bản qui phạm hay văn bản đơn hành có tính qui phạm) [186, tr.216] điều chỉnhpháp luật thuế GTGT bao gồm: 1 Điều chính chung của pháp luật thuế GTGT là

việc trật tự hoá và tổ chức các quan hệ thuế GTGT thông qua hình thức ban hành,sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các qui phạm pháp luật, xác định phạm vi điều chỉnh

của pháp luật thuế TGT; 2 Điều chỉnh pháp luật đơn hành (hoặc cá biệt) được sử

dụng trong trường hợp, qui định chung của pháp luật thuế GTGT không đủ sức dé

điều chỉnh các quan hệ thuế GTGT cụ thể trong khuôn khổ các quan hệ chung đó,

` a = me ~, a 2 nf ^ˆ“* Z ⁄ 3 rs

vi vậy cần đến những qui định cụ thé bố sung, dé 4p dung đối với các chu thê

Trang 34

trong quan hệ của thuế GTGT cu thể đó Trong thực tiễn áp dung thuế GTGT ở

nước ta hiện nay loại điều chỉnh pháp luật này được sử dụng tương đối nhiều.

Điều chỉnh pháp luật thuế GTGT luôn luôn được thực hiện thông qua một cơchế nhất định — cơ chế điều chính pháp luật thuế GTGT Cơ chế này cho phép thấy

ro các quan hệ pháp luật thuế GTGT được hình thành, được thực hiện như thế nào,

dã dẫn đến những hành vi pháp luật ra sao? Qua đó tạo điều kiện nghiên cứu các

hiện tượng pháp lý về thuế GTGT trong một trạng thái động để thấy được điểmmạnh, điểm yếu của từng khâu và của cả cơ chế, thấy được hiệu quả điều chỉnh

các quan hệ thuế GTGT bằng pháp luật

Cũng giéng như cơ chế điều chỉnh pháp luật nói chung, cơ chế điều chínhpháp luật thuế GTGT đứng ở các góc độ khác nhau có thé được hiểu theo nhiều

cách khác nhau Song khi xem xét cơ chế điều chính pháp luật thuế GTGT chúngtôi đứng ở góc độ là hệ thống các phương tiện pháp lý, thông qua đó nhà nước

thực hiện sự tác động của pháp luật thuế GTGT lên các quan hệ thuế GTGT nhằm

đạt được các mục tiêu của sự điều chỉnh pháp luật thuế GTGT, tạo ra trật tự pháp

luật trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGĨ Vì lẽ đó, theo thúng tôi các yếu tố

của cơ chế điều chỉnh pháp luật thuế GTGT bao gồm: QPPL thuế GTGT, các quyết định áp dụng pháp luật thuế GTGT, quan hệ pháp luật thuế TT, các hành

vi pháp luật thuế GTGT Đây là những yếu tố cơ bản tạo ra sự vận hành của điều chỉnh pháp luật thuế GTGT.

Song cũng phải thấy rằng khi đề cập đến cơ chế điều chỉnh pháp luật thuế

GTGT mà không kể đến yếu tố ý thức pháp luật thuế GTGT thì e rằng sự đánh giahiệu quả của cơ chế điều chính pháp luật thuế GTGT sẽ là phiến diện Boi ý thứcpháp luật tham gia vào ngay từ giai đoạn hình thành qui phạm pháp luật thuếGTGT dén giai đoạn thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT Vì vậy hiệu qua của điềuchỉnh pháp luật thuế GTGT phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, ý thức pháp luật của

chính bản thân nhà lập pháp cũng như các chủ thể có nghĩa vụ thuế GTGT

Và cuối cùng để đánh giá một cách có cơ sở về hiệu quả của điều chỉnh pháp

luật thuế GTGT phải nhìn vào trạng thái của pháp chế và trạng thái của trật tự

pháp luật để từ đó tìm ra các giải pháp hoàn thiện đổi mới chúng nhằm mục đích

tăng cường hiệu quả của điều chính pháp luật thuế GTGT

Tất nhiên việc diều chính pháp luật thuế GTGT phụ thuộc nhiều vào các tiền

dé, cơ sở KT-XH cũng như thể chế chính trị của nhà nước đó Đặc biệt các điều

Trang 35

biện pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các quyền và nghĩa vụ củacác chủ thể tham gia quan hệ thuế GTGT.

Nếu ở đâu, khi nào các điều kiện áp dụng thuế GTGT đã đạt độ chín thi cách

thức sử dụng pháp luật để mô hình hoá, điển hình hoá và định hướng các quan hệ

thuế GTGT sẽ khác với khi các điều kiện 4p dụng thuế GTGT chưa đạt độ chín

Trong trường hợp sau chắc chắn cần sự can thiệp sâu của nhà nước để tạo ra

những điều kiện đủ cho áp dụng thuế GTGT Vi vậy một nội dung hết sức cơ bảnmang tính chất phương pháp luận khi áp dụng thuế GTGT chính là những tiền đề,

cơ sở KT-XH của việc điều chỉnh pháp luật thuế GTGT Chính lẽ đó mà khi áp

dụng thuế GTGT ở Việt Nam cững có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau

Quan điểm thứ nhất cho rằng, căn cứ vào những điều kiện cần và đủ để áp

dụng thuế GTGT, hiện nay ở Việt Nam chưa đủ diều kiện và chưa nên áp dụng

thuế GTGT [13], tr.31-34|.

Quan điểm thứ hai cho rằng, phải xem xét việc áp dụng thuế GTGT trênquan điểm động, tức là xem xét cả sự tác dộng của thuế GTGT đến các điều kiện

áp dụng thuế GTGT cũng như cần phân tích thêm các điều kiện 4p dụng thuế

GTGT ở nước ta một cách kỹ lưỡng hơn Có như vậy việc khẳng định khả năng áp

dụng thuế GTGT ở nước ta mới thực sự có sức thuyết phục [82, tr.95]

Theo chúng tôi, điểm mấu chốt nhất là phải xác lập được một cơ chế điều

chỉnh phấp luật thích hợp với thực trạng điều kiện ở Việt Nam Xuất phát từ nhữngvấn để đó, pháp luật thuế GTGT ở nước ta một mặt phải đảm bảo thiên chức phản

ánh dúng ban chất của sự vật hiện tượng (bản chất của thuế GTGT) một mặt phảitính đến các giải pháp quá độ để đảm bảo áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam có hiệuquả, Mat khác cần có một cơ chế đảm bảo thực thi áp dụng thuế GTGT, như vấn

để cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính thuế, vấn dé thủ tục quan lý

hành chính thuế, vấn dé đội ngũ cán bộ công chức thuế, vấn dé số sách kế toán,

Trang 36

in dé quan lý chứng từ hoá don, vấn đề điều kiện vật chất, kỹ thuật cho các co

ian quan lý thuế, vấn dé kiểm toán, ngân hàng giám định, bảo hiểm

3 NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG SU DIEU CHINH CUA PHAP UAT THUE GIA TRI GIA TANG

Theo chúng tôi, khi dé cập đến quan hệ pháp luật thuế GTGT, ngoài việc dé

ìp đến các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật thuế GTGT (gồm yếu tố chủi¢, yếu tố khách thể và yếu tố nội dung) thì việc xác định sự kiện pháp lý làm

hát sinh nghĩa vụ thuế GTGT; thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT; thời hạn

uc hiện nghĩa vụ thuế GTGT; xác định phạm vi, mức độ nghĩa vụ thuế GTGT;

ơ chế thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT; hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ thuế

rTGT; tranh chấp thuế GTGT và giải quyết các tranh chấp thuế GTGT là những

ấn dé hết sức cơ bản mà việc điều chỉnh của pháp luật thuế GTGT không thể bỏ

ua Bởi tất cả những vấn đề này đều có ý nghta quan trọng trong điều chỉnh pháp

wat thuế GTGT va đây cũng chính là những nội dung chủ yếu trong sự điều chỉnh

ủa pháp luật thuế GTGT Trong phạm vi luận án, chúng tôi trình bày một số nội

iung chủ yếu sau:

.3.1 Sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tang

Với tư cách là cơ sở của sự xuất hiện, biến đổi và chấm dứt quan hệ pháp

ual, sự kiện pháp lý có ý nghĩa quan trong trong điều chính pháp luật Sự thừa

thận hoặc không thừa nhận ở chủ thể những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định

›hụ thuộc vào vấn đề có tồn tại hoặc không tồn tại những sự kiện pháp lý tương

tng Vì vậy việc xác định sự kiện thực tế cụ thé nào là sự kiện pháp lý làm phát

¡nh nghĩa vụ thuế GTGT là một trong những van đề lý luận pháp lý cơ bản Bởi vì

ang khi xác định đó là sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT thì

`thững người tham gia quan hệ thuế GTGT có những quyền chủ thể và nghĩa vụ

›háp lý nhất định Tuy nhiên đây là vấn dé rất phức tạp, vì sự kiện pháp lý thường1a dang, phong phú và được tồn tại dưới nhiều dang khác nhau

Theo lý luận chung về pháp luật [163, tr.453] sự kiện pháp lý được phan

“hành nhiều loại nếu dựa vào các tiêu chí khác nhau, nhưng cách phân loại phổ

›iến thông thường nhất là căn cứ vào dấu hiệu ý chí, nếu căn cứ vào dấu hiệu nay

chi sự kiện pháp lý được chia hai loại đó là hành vi (xử sự của con người) va sựniến (hiện tượng tự nhiên).

Trang 37

Theo quan điểm của chúng tôi, tiền dé làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGTthuộc hành vi — hành vi hợp pháp Hành vi hợp pháp này được thể hiện dưới dang hành động tức cách xử sự chủ động của các chủ thể.

Vậy đối với nghĩa vụ thuế nói chung và nghĩa vụ thuế GTGT nói riêng, sự

kiện nào sau đây sẽ được xác định là sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế:các hoạt động (nghiệp vụ) chịu thuế được xác định trong Luật thuế (sự kiện khách

quan), hay thông báo thuế của cơ quan thuế (hành vi quản lý của nhà nước)

Chúng tôi cho rằng thông báo thuế của cơ quan thuế là một văn bản quản lýhành chính của nhà nước Trong trường hợp đối tượng nộp thuế tự đăng ký, tự kêkhai, tự tính và nộp thuế thì thông báo nộp thuế của cơ quan thuế mang tính chất

đôn đốc, nhắc nhở các chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế Trong trường hợp

áp dụng cơ chế nộp thuế theo mức ấn định của cơ quan thuế thì thông báo nộp

thuế mang tính chất tuyên bố, xác nhận nghĩa vụ thuế của các chủ thể Vì vậy,

theo chúng tôi các hoạt động chịu thuế được xác định trong luật thuế là sự kiện

pháp lý — tức khẳng định sự kiện khách quan là sự kiện pháp lý làm phát sinh và

qui định thời điểm phát sinh cũng như phạm vi mức độ của nghĩa vụ tñuế Các

hoạt động này thường được xác định ở phần “đối tượng chịu thuế” trong các luật

thuế.

Từ đó có thể rút ra rằng sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT là

các hoạt động chịu thuế GTGT được xác định trong Luật thuế GTGT, cụ thể được

quy định ở phần “đối tượng chịu thuế GTGT” của Luật thuế GTGT

Xuất phát từ quan niệm thuế GTGT là thuế đánh vào giá trị tăng thêm của

hàng hoá, dịch vụ, vì vậy tất cả những hoạt động làm cho giá trị của hàng hoá,dịch vu tăng lên có thể coi là tiền dé “sinh ra” thuế GTGT

Những hoạt động được coi là tiền đề sinh ra thuế GTGT là những hoạt độngkinh tế có thanh toán bằng tiền hoặc qui ra tiền được thực hiện bởi người nộp thuế

mà cụ thể là c hoạt động chuyển giao tài sản, hoạt động cung cấp dịch vụ

Hoạt động chuyển giao tài sản i: những hoạt động nhằm thực hiện việcchuyển giao QSH đối với tài sản hoặc quyền nắm giữ tài sản như một chủ sở hữu

Hoạt động này thường được thực hiện trên cơ sở có sự thoả thuận cam kết giữa các

bên mà hình thức pháp lý của sự thoả thuận cam kết đó là hợp đồng Chuyển giao

tài sản thường được thể hiện dưới một số hình thức cơ bản như mua bán tài sản

Trang 38

theo hợp dong; thuê mua tài sản; chuyển giao tài sản khi góp vốn; đổi tài sản này

lấy tài sản khác; mua trả góp; chuyển giao hang hoá gia công; tặng quà v.v

Hoạt động cung cấp dịch vụ là hoạt động trong đó bên làm dịch vụ phải thựchiện một công việc nhất định cho bên thuê dịch vụ còn bên thuê dịch vụ phải trảtiền công cho bên làm dịch vụ Hoạt động cung cấp dịch vụ cũng được thực hiện

trên cơ sở pháp lý đó là hợp đồng dịch vụ Hoạt động dịch vụ được thể hiện dưới

một số hình thức cơ bản như: dịch vụ thuê nhà; dịch vụ vận tải; dịch vụ trao đổi

ngoại tệ, chứng khoán; hoạt động môi giới trung gian; dịch vụ cung cấp thông tinthương mại; dịch vụ quảng cáo; dịch vụ pháp lý; dịch vụ khám chữa bệnh v.v

Các hoạt động chuyển giao tài sản và cung cấp dịch vụ không chỉ được diễn

ra trong phạm vi từng quốc gia mà còn được diễn ra giữa các quốc gia với nhau

Những hoạt động chuyển giao hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ giữa các quốc gia

với nhau được gọi là hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ Những hoạt

động này đều là những hoạt động “sinh ra” thuế GTGT

Nhưng không phải bất cứ hành vi chuyển giao tài sản và cung cấp dịch vụ

nào cũng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà những hoạt động này phải là hoạt

động của các nhà sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ có tính chất thường xuyên, lặp di lap lại Còn hành vi bán tài sản của một cá nhân cho một người khác

và người đó không bán lại (không vì mục đích kinh doanh) thì hành vi mua bán tài

sản đó không thuộc hoạt động chịu thuế TGT.

Ngoài điều kiện trên, hành vi chuyển giao tài sản và cung cấp dịch vụ thuộc

đối tượng chịu thuế GTGT còn luôn được gắn liền bởi nghiệp vụ thanh toán (hành

vi trả tiền) của một người nộp thuế Nghiệp vụ thanh toán là nghiệp vụ sau khichuyển giao hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ người nhận hàng hoá, dịch vụ phảichuyển cho người cung cấp bàng hoá, dịch vụ một khoản tiền nhất định

Như vậy, nhìn chung thuế GTGT đánh vào các hoạt động chuyển giao tài

sản, cung cấp dịch vụ và phải trả tiền của một hoạt động kinh tế, tức thuế GTGT

“nông đánh vào chính hàng hoá, dịch vụ mà đánh vào quan hệ n:ua bán, trao đổi

hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT Chỉ khi nào mua bán, trao đổi nàng hoá, dịch

vụ thuộc diện chịu thuế GTGT mới phải chịu thuế GTGT.

Việc xác định sự kiện pháp lý - căn cứ phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT đồngnghĩa với việc xác định các hoạt động chịu thuế GTGT Hay nói cách khác, xác

định hoạt động thuộc điện chịu thuế GTGT là cơ sở để quy định nghia vụ thuế

Trang 39

GTGT của các đối tượng nộp thuế GTGT Vì vậy, đây là van đề hết sức có ý nghĩa

cả về phương điện lý luận lẫn thực tiễn trong việc điều chỉnh pháp luật thuế

GTGT

Giáo su Richard Krever — Viện nghiên cứu luật thuế và chính sách trường đại

học DEAKIN đã dua ra bốn thuộc tính của một hình thức cung ứng chịu thuế

GTGT như sau:

'* Nhà cung ứng là đối tượng có dang ký

- Hoạt động cung ứng được thực hiện trong quá trình SXKD của nhà cung

ứng (không phải các hoạt động mua sắm và cung ứng vì mục đích cá nhân)

- Hoạt động cung ứng trên cơ sở có đi có lại (đó là, phải có sự hiện diện của

việc thanh toán dưới dạng tiền mặt, hàng hoá hay dịch vụ cho sự cung ứng)

- Hoạt động cung ứng không phải là hình thức cung ứng thuộc diện chịu thuếGTGT, được miễn thuế” [122, tr.6]

Can cứ vào đó, nếu các hình thức cung ứng xay ra trên thực tế đáp ứng đầy

đủ bon thuộc tính là sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT cần đượcqui định trong Luật thuế GTGT Còn ngược lại thì không phải là sự kiện phấp lý

làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT nên về nguyên tac không được qui định trong

luật thuế Vì vậy, theo chúng tôi, về phương diện pháp lý cần phân biệt rõ bốn loạihình cung ứng:

Thứ nhất, các hình thức cung ứng chịu thuế GTGT là những hình thức cung ứng thoa mãn bốn thuộc tính đã nêu trên.

Thứ hai, các hình thức cung ứng không chịu thuế GTGT hay còn gọi các hình thức cung ứng ngoài diện chịu thuế GTGT là những hình thức cung ứng không thuộc diện điều chính của Luật thuế GTGT, như hình thức cung ứng bởi các

cá nhân không có đăng ký kinh doanh không thuộc diện điều chỉnh của luật; các hình thức cung ứng trước khi Luật thuế GTGT có hiệu lực; các hình thức cung ứng, không có trong Luật thuế GTGT.

Thứ ba, các hình thức cung ứng được miễn trừ thuế GTGT là những hình

thức cung ứng thoả mãn đầy đủ các thuộc tính của hình thức cung ứng chịu thuế

tức nằm trong phạm vi chịu thuế nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơquan lập pháp) xét cho miễn bằng một quyết định đưới dạng của một điều luật đặc:biệt, Tuỳ thuộc vào thể chế chính trị, trình độ quản lý, khả năng đóng góp, hiệu”

Trang 40

jut thu thuế, chính sách ưu đãi kinh tế, xã hội và tinh chat phức tap của các hoạt

long cũng ứng mà việc xác định điện miễn trừ thuế ở mỗi một quốc gia khác nhau

3 không 'giống nhau và ngay chính trong một quốc gia thì các giai đoạn khácshau phạm vi miễn trừ thuế GTGT cũng được xác định khác nhau Song nhìn

hung mot số hoạt động cung ứng thường được miễn trừ thuế GTGT là: hoạt động

sao chí; một số hoạt động của ngân hàng; kinh doanh bất động sản; kinh doanh

-hứng khoán; nhận cầm cố, thế chấp; hoạt động nông, ngư nghiệp; dich vu y tế;

phúc lợi xã hội

Lưu ý: - khi các chủ thể thực hiện các hình thức cung ứng được miễn trừ thuếthì không được quyền khấu trừ thuế đầu vào trong phạm vi nếu như các khoản đầuvào này được sử dụng để hình thành hình thức cung ứng được miễn trừ thuế.

- Do không được khấu trừ thuế đầu vào, nên giá của hình thức cung ứng được

miễn thuế sẽ bao gồm cả số thuế đã nộp đối với đầu vào được sử dụng để hình

thành nên hình thức cung ứng này Chính điều này đã có những ảnh hưởng bất lợi

khi xác dinh mức độ, phạm vi nghĩa vụ thuế GTGT của các chủ thể thực hiện các

hình thức cung ứng được miễn thuế GTGT

Thứ tư, các hình thức cung ứng dược ap dụng thuế suất 0% là những hìnhthức cung ứng chịu thuế nhưng mức thuế suất 4p dụng là 0%, điều này có nghĩa là khi cung cấp những hang hoá dịch vụ này người cung cấp hàng hoá dịch vụ không phải tính và thu thuế GTGT, người nhận cung cấp hàng hoá dịch vụ không phải tra thuế GTGT khi mua nhưng nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ dược hoàn lại toàn bộ

số thuế GTGT đã nộp cho NSNN Cũng giống như miễn trừ thuế việc ấp dụng thuế suất 0% cũng tuỳ thuộc vào sự quy định của pháp luật mỗi nước song nhìnchung các nước đều áp dụng mức thuế suất 0% cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá,dịch vụ Tức nước xuất khẩu không thu thuế GTGT đối với toàn bộ giá trị tăngthêm của hang hoá dịch vụ xuất khẩu mà nhường quyền thu theé này cho nước nhập khẩu.

Su phân biệt rach roi giữa các hình thức cung ứng chiu thud GTGT có ýnghĩa quan trọng trong việc xác định mức độ, phạm vi điền chỉnh của phấp luậtdoi với thuế GTGT - xíc dịnh ranh giới của việc sử cụng phá? luật vào việc điềuchính quan hệ thuế GTGT - tức xác định ranh giới của sự “can thiệp công khai” của nhà nước thông qua pháp luật vào sự phát triển của các quan hệ thuế Bởi mức

độ, phạm vi điều chính của pháp luật phụ thuộc vào đặc điểm tính chất của các

Ngày đăng: 31/05/2024, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w