1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích mối liên hệ về chính trị kinh tế văn hóakhu vực châu á thái bình dương

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Mối Liên Hệ Về Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương
Tác giả Đinh Linh Thư, Lê Ngọc Phương Uyên, Nguyễn Hoàng Minh Thư, Tạ Ngọc Trà My, Trần Mỹ Quyên
Người hướng dẫn GVHD: Bùi Thanh Huân
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh doanh khu vực châu á – thái bình dương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Dấu hiệu nhận diện Vấn đề gây tổn thất cho các bên hữu quan: tổn thất về lòng tin và vật chất chokhách hàng, ảnh hưởng đến môi trường của các nước châu Phi, giảm lượng cầungành thời tra

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

-BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH DOANH KHU VỰC CHÂU Á –

THÁI BÌNH DƯƠNG

PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ VỀ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA

KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Lớp: IBS3001_2 GVHD: Bùi Thanh Huân Nhóm 2

Thành viên:

1 Đinh Linh Thư – 47K01.5

2 Lê Ngọc Phương Uyên 47K01.5

3 Nguyễn Hoàng Minh Thư - 47K31.3

4 Tạ Ngọc Trà My – 47K12

5 Trần Mỹ Quyên – 47K01.7

Trang 2

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 11 năm 2023

2

Trang 3

MỤC LỤC

I TÓM TẮT TÌNH HUỐNG 3

Giới thiệu về thương hiệu 3

Cú lừa đem quần áo cũ bán cho nước nghèo ở Châu Phi 3

II XÁC ĐỊNH CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN 4

1 Đối tượng bên trong 4

1.1 Chủ sở hữu 4

1.2 Các nhà quản lý và người lao động 4

2 Đối tượng bên ngoài 4

2.1 Khách hàng 4

2.2 Các nước châu Phi 5

2.3 Đối thủ cạnh tranh 5

2.4 Ngành thời trang nhanh 5

2.5 Công chúng 5

2.6 Truyền thông 5

III NHẬN DIỆN, TRÌNH BÀY BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ VÔ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI HOẶC CỦA SỰ VIỆC ĐẾN CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN 5

1 Nhận diện vấn đề vô đạo đức 5

1.1 Nguồn gốc vấn đề 5

1.2 Dấu hiệu nhận diện 6

2 Bản chất của vấn đề vô đạo đức 6

2.1 Không trung thực 6

2.2 Không công bằng 6

3 Trách nhiệm xã hội 6

3.1 Trách nhiệm kinh tế 6

3.2 Trách nhiệm pháp lý 7

3.3 Trách nhiệm đạo đức 7

3.4 Trách nhiệm nhân văn 7

IV XÁC ĐỊNH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA VỤ VIỆC 8

1 Nguyên nhân bên trong 8

1.1 Đánh bóng thương hiệu 8

1.2 Tiết kiệm chi phí 8

1.3 Mong muốn chiếm thị phần cao trên thị trường thế giới 9

2 Nguyên nhân bên ngoài 9

1

Trang 4

2.1 Cạnh tranh gay gắt 9

2.2 Áp lực từ người tiêu dùng 9

2.3 Áp lực tái chế và xu hướng thời trang bền vững 10

V- NHẬN XÉT NHỮNG PHẢN ỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ (NẾU CÓ) CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN 10

1 Những đối tượng bên trong có sự phản ứng 10

1.1 Các nhà quản lý 10

2 Những đối tượng bên ngoài có sự phản ứng 11

2.1 Khách hàng 11

2.2 Truyền thông 12

2.3 Công chúng 13

VI Đề xuất cách giải quyết cho các bên và rút ra kinh nghiệm 13

1 Đề xuất cách giải quyết cho các bên 13

1.1 Về phía doanh nghiệp H&M 13

1.2 Đối với cơ quan chức năng 14

1.3 Đối với người tiêu dùng 14

1.4 Đối với truyền thông 14

1.5 Đối với đối thủ cạnh tranh 14

2 Bài học kinh nghiệm 14

2.1 Đối với doanh nghiệp 14

2.2 Đối với người tiêu dùng 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

2

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

I TÓM TẮT TÌNH HUỐNG

Giới thiệu về thương hiệu

H&M là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của

Thụy Điển, nổi tiếng với các mặt hàng bình dân thế giới

chuyên bán các sản phẩm may mặc và phụ kiện thời

trang Được thành lập vào năm 1947 bởi ông trùm Erling

Persson tại Vasteras, Thụy Điển, cửa hàng đầu tiên có tên

là Hennes chuyên bán đồ cho phái nữ Đến năm 1968

Erling Persson mua lại Mauritz Widforss để phát triển thêm

mảng thời trang nam Từ đó, công ty được đổi tên thành

Hennes & Mauritz gọi tắt là HM Trải qua bề dày lịch sử, thương hiệu này đã nhanh chóng phát triển, trở thành một trong những tập đoàn thời trang lớn mạnh thế giới HM có khoảng 4000 chi nhánh trên toàn cầu Thương hiệu này kết hợp với nhiều nhà thiết kế nổi tiếng trên toàn cầu [1]

Mặc dù là một công ty quần áo đại chúng nhưng H&M rất chú trọng đến việc trau chuốt hình ảnh của chính mình, không chỉ logo HM mà còn cả hình ảnh cá nhân của thương hiệu Xu hướng bền vững, dùng chất liệu thân thiện với môi trường, tăng cường tái chế, giảm phát thải khí CO2… nhiều năm qua đã là cốt lõi hoạt động và ý tưởng kinh doanh của H&M bên cạnh yếu tố thời trang, chất lượng và giá tốt nhất Liệu đây có phải

là chiến dịch thật sự hay chỉ là chiêu trò nhằm thu hút khách hàng?

Cú lừa đem quần áo cũ bán cho nước nghèo ở Châu Phi

Để thể hiện mong muốn phát triển bền vững với

môi trường, công ty thời trang nhanh H&M đã bắt

đầu triển khai các hoạt động quyên góp và tái chế

quần áo đã qua sử dụng vào năm 2013 Khách

hàng bỏ quần áo đã qua sử dụng của công ty vào

thùng sẽ nhận được phiếu giảm giá cho lần mua

hàng tiếp theo Hoạt động này được H&M thực

hiện tại 40 thị trường kinh doanh trong đó có Việt

Nam

3

Trang 6

Ngày 19/6, một nhóm nhà báo Thụy Điển đã phát hiện ra nhiều nghi vấn khi đến thăm và đặt ra nhiều câu hỏi về hoạt động tái chế quần áo đã qua sử dụng do hãng thời trang H&M trong nước thực hiện Để tìm xem quần áo cũ sẽ đi đâu, các phóng viên đã giấu thiết

bị theo dõi có gắn chip GPS trong 10 sản phẩm thường xuyên sử dụng và bỏ vào thùng rác tái chế Dữ liệu cho thấy quần áo đã qua sử dụng được chuyển đến 3 cơ sở phân loại

ở Đức, sau đó 3/10 sản phẩm được chuyển đến quốc gia Beni ở Tây Phi [2]

Hơn một triệu sản phẩm may mặc nhưng một nửa bị vứt đi vì nhiều lý do, bao gồm: bị rách, không phù hợp với khí hậu châu Phi, quá rộng, quá hẹp hoặc màu sắc, kiểu dáng không phù hợp với văn hóa địa phương Châu Phi trở thành 'điểm thu gom' quần áo đã qua sử dụng của H&M Sự thực là H&M không tái chế Vải sợi là chất liệu hầu như không thể tái chế Ở châu Âu, thông thường khoảng 1% rác quần áo được nghiền nát để tạo ra nguyên liệu thấp cấp, 99% còn lại cho vào lò đốt Kết quả là, thay vì bị vứt bỏ ở châu Âu, quần áo đã qua sử dụng của H&M đã phải di chuyển tổng cộng 60.000 km bằng tàu thủy và xe tải, tương đương với một chuyến rưỡi vòng quanh thế giới để vứt bỏ ở châu Phi [3]

II XÁC ĐỊNH CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN

1 Đối tượng bên trong

1.1 Chủ sở hữu

 Thủ phạm chính đứng sau sự việc

 Lập âm mưu, lên kế hoạch cũng như điều phối các nhà quản lý và người lao động

để thực hiện vụ việc

1.2 Các nhà quản lý và người lao động

 Người tiếp tay cho vụ việc được thực hiện

 Người quản lý và vận hành chiến dịch quyên góp xuyên suốt quá trình

2 Đối tượng bên ngoài

2.1 Khách hàng

 Nạn nhân trực tiếp của vụ việc

4

Trang 7

 Họ là những người quyên góp quần áo cũ để H&M có công cụ để có thể thực hiện được hành vi sai phạm

2.2 Các nước châu Phi

 Nạn nhân trực tiếp của vụ việc

 Các nước châu Phi này phải nhận một lượng rác thải thời trang từ các nước khác

đổ vào dưới danh nghĩa chiến dịch quyên góp của H&M

2.3 Đối thủ cạnh tranh

 Nạn nhân gián tiếp của vụ việc

 Họ bị cướp mất khách hàng tiềm năng khi trong chiến dịch quyên góp của H&M và sau đó bị ảnh hưởng bởi điều tiếng từ vụ việc

2.4 Ngành thời trang nhanh

 Nạn nhân gián tiếp của vụ việc

 Họ bị chịu điều tiếng và sự khắt khe khi vụ việc bị phanh phui

2.5 Công chúng

 Người tố giác, góp phần đưa vụ việc ra ánh sáng

2.6 Truyền thông

 Các bên đưa tin liên tục về vụ việc cho công chúng

III NHẬN DIỆN, TRÌNH BÀY BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ VÔ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI HOẶC CỦA SỰ VIỆC ĐẾN CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN

1 Nhận diện vấn đề vô đạo đức

1.1 Nguồn gốc vấn đề

 Xét theo bản chất của mâu thuẫn: Đây là vấn đề mâu thuẫn về lợi ích và mục tiêu Doanh nghiệp vị kỷ, chỉ ưu tiên đem lại lợi ích tuyệt đối cho mình mà không quan tâm đến lợi ích của khách hàng

 Xét theo mối quan hệ: vấn đề xuất phát từ mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

5

Trang 8

1.2 Dấu hiệu nhận diện

 Vấn đề gây tổn thất cho các bên hữu quan: tổn thất về lòng tin và vật chất cho khách hàng, ảnh hưởng đến môi trường của các nước châu Phi, giảm lượng cầu ngành thời trang nhanh, đối thủ cạnh tranh trong ngành bị liên lụy,

 Vấn đề có nhiều người không đồng tình: khi sự việc bại lộ thì ngay lập tức vướng phải tranh cãi và bị lên án gay gắt

2 Bản chất của vấn đề vô đạo đức

2.1 Không trung thực

Tuyên bố bảo vệ môi trường Thụy Điển nhưng lại đem rác thải sang các nước khác, đây là điều không thể nào chấp nhận Có thể thấy, đây là hành vi lừa đảo công chúng và khách hàng, vi phạm triết lý đạo đức trong kinh doanh, cụ thể là tính trung thực

2.2 Không công bằng

H&M đã lợi dụng lòng tin và lòng nhân ái của khách hàng để xây dựng một chiến dịch gắn mác bảo vệ môi trường nhưng thực chất là giao thương với các nước nghèo châu Phi để tăng doanh thu Điều này hoàn toàn không công bằng với khách hàng Ngoài ra, điều này cũng không công bằng đối với những đối thủ cạnh tranh khác của doanh nghiệp Đặt trong trường hợp, nếu sự kiện này không bị tố giác H&M sẽ thu lại được khoản lợi nhuận khổng lồ và tăng được thị phần của mình trong thị trường thời trang nhanh Điều này không công bằng với những doanh nghiệp làm ăn chân chính, đúng đạo đức Ngoài ra, bê bối của H&M gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của ngành thời trang nhanh Người tiêu dùng sẽ mất dần niềm tin về các sản phẩm của ngành, khắt khe

và khó tính hơn khi mua hàng, cho dù thương hiệu đó chưa từng vi phạm lỗi đạo đức nào

3 Trách nhiệm xã hội

3.1 Trách nhiệm kinh tế

H&M không nên quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận để đưa ra những hành động

vi phạm đạo đức kinh doanh, lừa dối, không tôn trọng người tiêu dùng và công chúng Để cuối cùng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của không chỉ H&M mà còn là các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

Hành vi của H&M không mang lại lợi ích kinh tế tối đa và công bằng cho các bên hữu quan:

6

Trang 9

 Người lao động: ảnh hưởng đến lương bổng và thậm chí là công việc

 Các nước châu Phi: mất kinh phí rất lớn để xử lý lượng rác thải thời trang từ H&M

 Đối thủ cạnh tranh: giảm doanh thu và lợi nhuận

Doanh nghiệp phải đảm bảo tính hài hòa giữa lợi ích ba bên: lợi ích doanh nghiệp, lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội thì mới không dẫn đến tình trạng không làm tròn trách nhiệm kinh tế

3.2 Trách nhiệm pháp lý

Tình huống đạo đức gắn mác thu gom quần áo cũ để bán lại thể hiện rất rõ việc doanh nghiệp không thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý của mình Cụ thể, công ty này đã

cố ý vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tự nhiên Đây là hành vi cần phải được

xử lý nghiêm minh vì đã gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường

3.3 Trách nhiệm đạo đức

Hành vi của H&M là hành vi không trung thực với người tiêu dùng, không công bằng với khách hàng và đối thủ cạnh tranh Đây hoàn toàn là hành vi không hoàn thành trách nhiệm đạo đức của một doanh nghiệp

3.4 Trách nhiệm nhân văn

Gắn mác là hành động vì xã hội vì môi trường nhưng những gì thật sự diễn ra trong thực tế thì đi ngược lại hoàn toàn Các vi phạm của H&M không chỉ không đóng góp và cống hiến được giá trị cho xã hội mà còn gia tăng gánh nặng cho các bên liên quan để giải quyết vấn đề H&M đã tạo nên lũng đoạn thị trường và tâm lý bất an cho của người tiêu dùng về hành động quyên góp quần áo cũ Hành vi lừa dối khách hàng, huỷ hoại môi trường này có thể góp phần tác động tiêu cực đến nhân cách đạo đức và đồng thời là công việc và nguồn thu nhập của nhân viên trong doanh nghiệp

IV XÁC ĐỊNH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA VỤ VIỆC

1 Nguyên nhân bên trong

1.1 Đánh bóng thương hiệu

Nguyên nhân chủ quan lớn nhất trong vụ việc lừa đảo của H&M là vì mục đích đánh bóng tên tuổi và thương hiệu của mình

7

Trang 10

Ngành thời trang nhanh hiện nay đang phát triển với tốc độ chóng mặt, doanh thu mỗi năm của ngành này lên đến 2,5 nghìn tỷ USD/năm Với giá cả phải chăng và sự hài lòng ngay lập tức cho người tiêu dùng, thời trang nhanh đã “lên ngôi” ở thế kỷ 21 Tuy nhiên, tỉ lệ thuận với sự phát triển đó là những tác động xấu của thời trang đến xã hội và môi trường Với những chiếc quần áo giá rẻ đến tay người mua, để có lợi nhuận thứ đầu tiên các thương hiệu thời trang nhanh hy sinh chính là độ bền bỉ Chỉ mới giặt vài lần đã nhăn, co rúm ró, phai màu, mất form dáng hay đơn giản mới mặc một hai lần đã lỗi mốt Đây là lý do khiến người tiêu dùng nhanh chán, nhìn chỉ muốn vứt đi Vì giá rẻ nên vứt đi cũng chẳng tiếc và thời trang nhanh với giá siêu rẻ lại kích thích người tiêu dùng mua thêm những món đồ mới thay thế Từ đó hình thành vòng lặp mua, vứt rồi lại mua, mà đa phần vải của những loại quần áo rẻ tiền này là vải polyester, rất khó phân hủy, từ đó để lại cho trái đất, cho con người là hàng đống rác thải quần áo bỏ đi [4]

Nhận thức được vấn đề môi trường này, H&M đã mang danh nghĩa là hãng thời trang nhanh thân thiện với môi trường khi thực hiện chiến dịch quyên góp quần áo cũ để tái chế vào năm 2013 (nhưng thực chất là đem bán lại hoặc vứt đi ở châu Phi) Những khách hàng đem quần áo cũ của hãng đến bỏ vào thùng sẽ nhận được phiếu giảm giá cho lần mua hàng sau Chiến dịch này vừa làm hài lòng những khách hàng ưa chuộng thời trang nhanh vì họ có thể đem quần áo không dùng nữa đến cửa hàng để tái chế thay

vì vứt ra môi trường hay làm chật chội ngăn tủ của mình và cả những khách hàng không

ưa chuộng thời trang nhanh vì mối lo ngại về môi trường Những người không ưa chuộng thời trang nhanh sẽ cảm thấy thương hiệu H&M thật sự khá quan tâm đến môi trường và việc làm của họ rất thiết thực và có ích đến sự phát triển bền vững của xã hội, từ đó sẽ có thiện cảm và mong muốn mua sắm để ủng hộ thương hiệu Độ nhận diện thương hiệu từ

đó cũng tăng lên, tên tuổi sẽ có chỗ đứng trong lòng của người tiêu dùng

1.2 Tiết kiệm chi phí

Nếu marketing, quảng bá sản phẩm theo cách thông thường, H&M có lẽ sẽ phải bỏ

ra một khoản chi phí rất lớn dành cho các quảng cáo, các KOL, Nhưng khi thực hiện chiến dịch tái chế này, H&M không phải chịu bất kỳ một chi phí đáng kể nào ngoài phiếu giảm giá dành cho khách hàng đem quần áo cũ đến cửa hàng để tái chế mà còn tạo được tác động to lớn và xây dựng được niềm tin và thiện cảm tốt đối với người tiêu dùng Rõ ràng chiến dịch này là một chiến dịch marketing với chi phí rẻ mà lại hiệu quả hơn nhiều

so với marketing thông thường mặc dù nó là một việc làm gian dối, lừa đảo, trái với đạo đức nghề nghiệp và làm hại đến môi trường

1.3 Mong muốn chiếm thị phần cao trên thị trường thế giới

Việc tăng thị phần có thể giúp doanh nghiệp tăng quy mô cho hoạt động của mình

và cải thiện lợi nhuận Đây là dấu hiệu biểu thị cho việc sản phẩm, dịch vụ của doanh

8

Trang 11

nghiệp đó đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng, thúc đẩy công ty gia tăng sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn Điều này vô hình dung

đã dẫn đến sự việc lừa dối người tiêu dùng của H&M

Vấn đề về môi trường là một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu Khi thực hiện chiến dịch marketing về vấn đề này, H&M đã hướng tới mục tiêu mở rộng thị phần trên toàn thế giới Ở thời đại văn minh như ngày nay, không chỉ các nước phương Tây mà các nước phương Đông cũng đặc biệt quan tâm đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững

Vì vậy, H&M đã chọn thực hiện chiến dịch này mục đích nhằm đánh vào sự quan tâm của các quốc gia về việc bảo vệ môi trường và từ đó tăng thị phần của mình trên thị trường thế giới

2 Nguyên nhân bên ngoài

2.1 Cạnh tranh gay gắt

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của H&M phải kể đến Zara, Uniqlo, GAP hay mới đây

là các tập đoàn kinh doanh tích hợp khác Mỗi năm Zara tung ra 11.000 sản phẩm trong khi GAP có 4.000 còn H&M chỉ có 2.000 Vòng quay hàng tồn kho của Zara kéo dài 6 ngày, trong khi H&M là 52 ngày và GAP là 94 ngày Đây là một thách thức và áp lực cạnh tranh rất lớn đối với hãng thời trang H&M [5]

Nếu không có động thái cải tiến sản phẩm hay có một chiến dịch marketing có tác động lớn, H&M rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh bỏ lại phía sau Do đó, hãng thời trang này

đã bất chấp lừa đảo người tiêu dùng và làm hại đến môi trường chỉ để đánh bóng thương hiệu, chạy theo lợi nhuận

2.2 Áp lực từ người tiêu dùng

Do lạm phát ngày càng cao, giá các nguyên liệu trong lĩnh vực dệt may và chi phí năng lượng, vận chuyển tăng cao Giá sợi bông, vải lanh, lụa và len, cũng như các vật liệu tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ cũng đều đã tăng cao, chủ yếu là do tình trạng căng thẳng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong bối cảnh giá cả leo thang, nguy cơ lạm phát bủa vây, ngay cả người giàu cũng không muốn mua sắm hay tiêu xài phung phí Trước tình hình này, các nhà bán lẻ thời trang đang phải tìm cách xác định mức độ tăng giá bán sao cho không làm mất khách hàng mà vẫn đủ cân đối chi phí [6]

9

Ngày đăng: 30/05/2024, 20:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w