1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phát triển quan hệ đầu tư Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ đến năm 2025

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

VIEN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TE QUOC TE

Dé tai:

PHAT TRIEN QUAN HE ĐẦU TU VIỆT NAM - THO NHI KY DEN NĂM 2025Ho va tén : — Nguyễn Thi Thùy Dương

Mã sinh viên : 11171055

Lớp : Kinh tế quốc tế 59A

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Đỗ Đức Bình

HÀ NỘI, Tháng 10 năm 2020

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Ngoài những thông

tin có liên quan đến nội dung chuyên đề đã được trích nguồn, toàn bộ nội dung trình

bày trong chuyên đề được rút ra từ việc phân tích số liệu tìm được trên các trang thôngtin trực tuyến, các bài báo, mà cá nhân tôi tìm kiếm và thực hiện Tất cả những số liệu

được sử dụng đều trung thực và nội dung chuyên đề chưa từng được công bố trongbat kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Dương

Trang 3

MỤC LỤC

LOT CAM GOAN 5 <5 << E9 9 999.90 000009 40809609609604 080 iMỤC LLỤCC (5< << Họ TH TH TH 0 0.0006 000000 6 ii

DANH MỤC TU VIET TẮTT 2 << s£ 9£ se s2 ©ss£ssessezsersersersecsee iv

DANH MỤC BANG, HINH u ccsssssssssssssesssssoesssssocssesocsscssessscsssssscssnssscessessceenesseees vi

Phần mở GAU ssssssssssssssessssssssssssscssssssesssssssesssssnsesssssesssssnscssssssesssssssosessssssesssnsosssssees 7

1 Tính cấp thiết của đề tài s-s- 5< s< se ©ssssssessexserserserserserserssrsssse 72 Mục đích nghiên cứu đề tài - s <-ss< se ssexsevssersersserserssersersserse 8

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứu ° 22s ssssessesseessessessessesee 8

3.1 Đối tượng nghiên Cứu: s- 5° s° s2 s2 ssssss£ssessersessersersersersssse 8

3.2 Phạm Vi NghiéNn CỨU: œ5 2 2< 99 991 1 10958606558 84 Phương pháp nghién CỨU:: œ- << 5 2< 95 99.9 1.9 8300 99 84.8 8

2.1 Thực trang đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam . . 27

2.1.1 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ 27

2.1.2 Dau tư ra nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam 30

2.2 Limh vurc c8 11 34

2.3 Chính sách, biện pháp Việt Nam thực hiện để phát triển quan hệ đầu tưvới THO NIT KY .o 5 << << HH HH HH H0 00050005006 372.4 Đánh giá chung về thực trạng đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam 39

il

Trang 4

2.4.1 Thành công và nguyên NNAMN œ5 << 5< <5 99595 9699526 e6 39

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 2-2 2s sssssssssesssssessessesse 40Chương 3 : Triển vọng, giải pháp phát triển quan hệ đầu tư Việt Nam — Thổ

0® - ÔỎ 47

3.2.1 Giải pháp thu hút đầu tư vốn đầu tư trực tiẾp . -ss «- 473.2.2 Day mạnh đầu tư Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ -.«- 510007900755 ÔỎ 53

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO -2- se ssssssseesssessses 55

ill

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc giaAsian Nations Dong Nam A

CARs Central Asia Republics Các nước Cộng hoa

Trung Á

CU Custom Union Lién minh thué quanDDI Domestic Direct Dau tu truc tiép trong

Investment nước

DEIK The Foreign Economic Hội đồng Kinh tế đối

Relations Board of ngoai TNKTurkey

EU Europe Union Lién minh Chau Au

EVFTA EU — Vietnam Free Trade | Hiệp định Thuong mai tự

Agreement do giữa Việt Nam va Liên

minh Châu Âu

FDI Foreign Direct Dau tu truc tiép nước

PCI The Provincial Chi số nang luc canh

Competitiveness Index tranh cap tinh

R&D Research and Nghiên cứu va phát trién

Trang 6

Kí hiệu Y nghĩa

Tiếng anh Tiếng việt

TDZs Technology Development | Khu phát triển công nghệ

TET Electrical, Electronics, Hiệp hội các nhà xuất

Machinery and khẩu điện, điện tử, máy

Information Technology | móc và công nghệ thông

Exporters Association tin Thổ Nhĩ Ky

UNCTAD United Nations Hội nghị Liên hợp quốcConference on Trade and | về Thương mai và Phat

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, HÌNHBẢNG:

Bảng 1.1 Các nội dung hợp tác đã ký kết giữa Việt Nam và Thỏ Nhĩ Kỳ 10Bảng 1.2: So sánh % tổng kim ngạch xuất nhập khâu của Thổ Nhĩ Kỳ với các đối

tác Châu Á và EU trong năm 2000 và 2019 - SH ng nh 18

Bang 1.3: Các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 20

Bảng 1.4: Văn bản pháp lý liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt

Nam giai đoạn I998-2(01 5 + v1 HH TH ng HH Hit 23

Bang 2.1: Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Th6 Nhĩ Kỳ 34Bang 2.2: Các khoản đầu tư trực tiếp của người dân Thỏ Nhĩ Ky ở nước ngoài theo

¬— 30

Hình 2.3: Dau tư trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam - 2-5552 55¿ 31

Vi

Trang 8

Phần mở đầu

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Tính đến nay việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã đượchơn 30 năm Trong thời gian này, nguồn vốn FDI đã trở thành một nguồn lực chủ chốt

thúc đây phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước Một trong các đối tác có mốiquan hệ kinh tế - thương mại lớn, đầy tiềm năng trong việc thu hút đầu tư của ChínhPhủ là khu vực Trung Đông Những đối tác lớn trong khu vực có thé ké đến như:TNK, UAE, Israel, nguồn vốn đăng ký đầu tư trực tiếp vào Việt Nam lên đến hàngtỷ đô la TNK là nước có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực.

Sau sự kiện khủng hoảng quan hệ ngoại giao với Nga vào cuối năm 2015, khủnghoảng quan hệ ngoại giao với Mỹ và EU lần lượt vào năm 2016, 2017 nền kinh tếTNK bị sụt giảm nghiêm trọng Sự phụ thuộc trong lĩnh vực đầu tư của TNK với

những thị trường truyền thống dan bộc lộ những điểm yếu, điều này kéo theo nhu cầu

tìm kiếm và mở rộng thị trường đầu tư của TNK đang trở nên cấp thiết hơn trong thờigian gần đây.

Về phía Việt Nam, bên cạnh những thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, thủy sản, điệntử, chế tạo tổng hop, Còn kế đến những nỗ lực của Dang và Chính phủ trong việcphat trién, mở rộng hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thé giới dé tận dụng được ưuthé về vốn của đối tác trong quá trình đổi mới đất nước Thời gian qua, hoạt động đầutư ra nước ngoài của Việt Nam có nhiều đổi mới và đa dạng Ngoài những ngành nghềcó thé mạnh như: khai khoáng, nông — lâm — ngư nghiép, thì Việt Nam còn dau tưsang lĩnh vực: thông tin, truyền thông, sản xuất điện hay bat động san,

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn này, cả hai quốc gia cũng đã dần có những bướctiến triển trong việc hợp tác dau tư Tuy nhiên, dé cho mối quan hệ này được sâu rộngvà ảnh hưởng trong tương lai, thì Đảng, Chính phủ và Doanh nghiệp cần làm gì đểthu hút đầu tư nhiều hơn nữa từ TNK sang Việt Nam và ngược lại, đây mạnh đầu tưsang TNK Từ đây, với những lý do trên, trong chuyên đề thực tập của mình, em quyếtđịnh đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phát triển quan hệ đầu tư Việt Nam — Thổ Nhĩ Kỳ

đến năm 2025.”

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu về quan hệ hợp tác dau tư giữa Thỏ Nhĩ Kỳvà Việt Nam từ năm 2010 đến nay Từ đây, đề xuất những kiến nghị và giải phápnhằm phat triển quan hệ hợp tác dau tư giữa Việt Nam và Thỏ Nhĩ Kỳ đến năm 2025.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Những van đề lý luận và thực tiễn về phát triển quan hệ đầu tư giữa hai quốc gia Taptrung vào chiều đầu tư trực tiếp từ TNK đến Việt Nam Thông thường khi xét đếnquan hệ đầu tư giữa hai quốc gia, các nghiên cứu đều tập trung vào tính tương tác qualại giữa hai nước Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tế hợp tác đầu tư giữa Việt Namvà TNK, nghiên cứu chỉ tập trung vào lĩnh vực “đầu tư trực tiếp TNK vào Việt Nam.”

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2010-2019 và đề xuất giải pháp đến

năm 2025.

Về nội dung: Đi sâu đầu tư trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp sử dụng các phương pháp quy nạp,phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích và tổng hợp trên cơ sở sử dụng số liệuthống kê thu thập được từ nguồn tài liệu được cung cấp bởi Viện Nghiên cứu ChâuPhi và Trung Đông, các công trình nghiên cứu trước đây về đề tài, giáo trình chuyênngành Kinh tế quốc té, trường Đại học Kinh tế quốc dân.

5 Kết cấu chuyên đề

Kết cau chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về quan hệ hợp tác Việt Nam — Thỏ Nhĩ Kyva các nhân tổ ảnhhưởng đến quan hệ hợp tác Việt Nam — Thổ Nhĩ Kỳ

Chương 2: Thực trạng quan hệ đầu tư Việt Nam — Thổ Nhĩ Kỳ

Chương 3: Dinh hướng, giải pháp phát triển quan hệ đầu tư Việt Nam — Thé Nhĩ Kỳ

đến 2025.

Trang 10

Chương 1: Khái quát về quan hệ hợp tác Việt Nam — Thổ Nhĩ Kỳ và các nhân

tô ảnh hưởng đên quan hệ hợp tác Việt Nam — Tho Nhĩ Kỳ

1.1 Khái quát quan hệ Việt Nam — Thổ Nhĩ Kỳ

1.1.1 Quan hệ ngoại giao

Từ những mong muốn tăng cường phát triển mối quan hệ ngoại giao song phương,

tương ứng với nhu cầu phát triển và các mục tiêu trên cơ sở bình đăng, hai bên cùng

hưởng lợi, hai nước Việt Nam — TNK bắt đầu mối quan hệ ngoại giao năm 1978, chỉngay sau 3 năm kế từ năm 1975, Việt Nam hoàn toàn thống nhất.

Ké từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1978, cho tới trước khi TNK có cơ

quan đại diện tại Hà Nội, nhân dân hai nước đã giúp không nhỏ vào quá trình thúc

đây quan hệ đôi bên Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ảnh hưởng cùng lúc bởi

chính sách cắm vận từ Mỹ cùng với chiến tranh biên giới phía bắc với Trung Quốc và

chiến tranh chống chế độ Khmer Đỏ bảo vệ biên giới phía tây nam đã khiến Việt Nam

gặp nhiều khó khăn Trong hoàn cảnh đó, TNK đã tổ chức viện trợ thực phẩm, thuốcmen giúp đỡ cho người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Từ khi TNK có đại sứ quán tại Hà Nội năm 1997 và Việt Nam có đại sứ quán ở Ankara

năm 2003, quan hệ ngoại giao giữa hai nước bước đến giai đoạn phát triển toàn diệnvà nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực: từ kinh tế, văn hóa đến chính trị và thương mại.Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và TNK đã được đánh dau bang các chuyến thămgiữa hai nước, tiêu biểu là 5 chuyến thăm các cấp của lãnh đạo hai nước, trong đó có4 chuyến thăm cấp bộ trưởng của Bộ trưởng Ngoại giao TNK đến Việt Nam Đặc biệt,gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng TNK Binali Yildirim vào haingày 23-24 tháng 8 năm 2017 và chuyến thăm TNK của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Nguyễn Thị Kim Ngân từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 10 năm 2018 Hai chuyến thăm

cấp cao này được xem là đã mở ra một trang mới và đánh dau một bước tiến lớn trongquan hệ ngoại giao của hai nước Bởi từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm1978, sau 39 năm lần đầu tiên mới có một chuyến thăm cấp thủ tướng của người đứngđầu chính phủ TNK tới Việt Nam Hai chuyến thăm này còn mang ý nghĩa đặc biệtkhi mà mối quan hệ ngoại giao này kỷ niệm năm thứ 40 (1978-2018).

Trang 11

Bang 1.1 Các nội dung hợp tác đã ký kết giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

STT Nội dung Nam ky

két1 Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật 19972 Nghị định thư về hợp tác kinh tế và thương mại 19983 Thỏa thuận miễn thị thực cho hộ chiếu ngoai giao 1998

4 Hiệp định hợp tác văn hóa, khoa học và giáo dục 1999

5 Nghị định thư về hợp tác nông nghiệp 20006 Hiệp định khung về hợp tác khoa học kỹ thuật và môi trường 2000

7 Hiệp định hợp tác du lịch 20048 Thỏa thuận hợp tác hai Bộ Ngoại giao 2005

9 Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, 2007công vụ, hộ chiếu đặc biệt (đối với TNK)

10 Kế hoạch hành động về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và 2010

Bộ Ngoại giao TNK giai đoạn 2010-2012

11 Hiệp định tránh đánh thuế lần hai 2014

12 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư 2014

13 Hiệp định về Vận tải biển và Hiệp định về Vận chuyên hàng 2015không song phương

Nguôn: Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông

1.1.2 Quan hệ thương mại

TNK là một thị trường lớn và tiềm năng lớn phát triển ở khu vực Tây Á, có nhu cầunhập khẩu nhiều hàng hóa là thế mạnh của nước ta và cũng là đối tác quan trọng, làthị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tại khu vực Tây Á.

Số liệu thống kê cho thấy trao đối thương mại hang hóa Việt Nam — TNK đã tăngnhanh qua các năm Tổng giá trị trao déi thương mại đã tăng từ 56 triệu USD năm2003 lên đến mức 1492 triệu USD năm 2019.

10

Trang 12

Mặc dù con số có tăng lên đáng ké song trái với dòng dịch chuyên thương mại quốctế tăng, thì xuất khâu của nước ta sang TNK trong 2018 và 2019 gần đây lại có xu

hướng giảm.

Về phía Việt Nam, hàng nhập khâu từ TNK vào Việt Nam tiếp tục tăng nhanh, nhấtlà các nguyên liệu sản xuất như sắt thép, máy móc thiết bị, hóa chất Riêng mặt hàng

sắt thép, tăng mạnh ngoài nguyên nhân nội tệ của TNK thấp còn do doanh nghiệp

chuyền hướng nhập khâu khi Việt Nam áp dụng các biện pháp phòng vệ với một số

nước, dẫn đến giá thép cao hơn so với TNK.

Về phía TNK với tình hình kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao kéo đàitrong vài năm qua cũng là nguyên nhân khiến nền kinh tế TNK tăng tưởng chậm,khiến nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam bị suy giảm Mặt khác, chính sách thươngmại của TNK cũng hạn chế nhập khâu dé ngang bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩutrong năm vừa qua Ngoài ra, việc kim ngạch giảm sút còn đến từ các nguyên nhânkhác như các vụ kiện chống bán phá giá, các biện pháp phòng vệ thương mại từ TNK,các nguyên nhân khách quan khác do cung cầu, giá cả thị trường quốc tế đối với cácmặt hàng Nguyên nhân chủ yếu là do sự bat ôn về nền kinh tế của TNK bi tác động

bởi chính tri, ngoại giao, Sở di tình hình xuất khâu Việt Nam sang TNK biến động

cùng chiều với xu hướng suy giảm nhập khâu của thị trường TNK là do giữa hai nướccòn chưa có ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại mà chủ yếu dựa trên các chính

sách thương mại trên cở sở tôi huệ quôc.

Nhìn chung với tình hình sản xuất nội địa TNK chưa được khởi sắc cộng thêm ảnhhưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 thì thương mại hai chiều của hai nướccòn nhiều khó khăn và thử thách, đòi hỏi hai nước phải có những biện pháp cũng nhưhành động đối phó kịp thời nhằm quản lý khủng hoảng, giảm thiểu rủi ro.

1.1.3 Quan hệ đầu tư

Nhìn vào vị trí địa lý của TNK, ta có thé thay TNK chính là cửa ngõ dé thâm nhậpvào thị trường Tây Á Năm ở cả châu Á và châu Âu, TNK là thành viên của Nhóm 20nước (G20) gồm 20 quốc gia phát triển nhất và có ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa

các quốc gia ở Trung Đông và châu Á; đưa Việt Nam đến gần hơn với các khu vực

như Trung Đông, Caucasus, vùng Balkan và Trung A.

11

Trang 13

Trong khi đó, với chính sách đối ngoại hội nhập quốc tế, Việt Nam đang trở thànhmột mắt xích quan trọng trong mạng lưới kinh tế rộng lớn với 59 đối tác, trong đó có15 nước thành viên G20; cũng như là một đối tác xuất sắc và đáng tin cậy của TNK ởkhu vực ASEAN là cau nối củng cô mối quan hệ của TNK với các nước ASEAN, khu

vực khác trên thê giới.

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong khu vực Trung Đông thì TNK là nước có

vốn đầu tư trực tiếp nhiều nhất dù răng tổng giá trị đầu tư còn thấp vào Việt Nam.Điều này cũng cho thấy bức tranh chung về quan hệ đầu tư giữa khu vực Trung Đôngvà Việt Nam còn chưa xứng với tiềm năng của hai bên Tính đến ngày 31/12/2019,tổng số vốn đầu tư của TNK sang nước ta đạt 708,6 triệu USD với 23 dự án được cấpphép Đứng thứ 27 trên tổng số 135 quốc gia và vùng lãnh thé đầu tư tại nước ta.Riêng trong năm 2019, TNK có thêm 4 dự án mới đầu tư vào Việt Nam với tổng sốvốn đăng ký là 4,8 triệu USD Trong thời gian tới, hai nước sẽ mở rộng đầu tư hợptác liên doanh, hợp tác đầu tư xây dựng ở nước thứ 3 (theo hình thức kỹ thuật củaTNK, lao động của Việt Nam va vốn của nước thứ 3).

1.2 Các nhân té ảnh hưởng đến quan hệ hop tác Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

1.2.1 Các nhân tố thuộc Thổ Nhĩ Kỳ

1.2.1.1 Chính sách đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ

TNK là một nước có môi trường đầu tư thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư nướcngoài trên phạm vi toàn thế giới Môi trường đầu tư tại TNK luôn được cải thiện vớiviệc áp dụng mô hình hợp tác công - tư trong khuôn khổ Chương trình “Cải thiện môi

trường đầu tư” được thực hiện từ năm 2001.

Bên cạnh những cải thiện về mặt pháp luật, các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ

các chương trình ưu đãi đầu tư, các biện pháp ưu đãi đầu tư tại khu vực có thu nhập

thấp, khu tự do, khu phát triển công nghệ và các biện pháp ưu đãi đầu tư dành chodoanh nghiệp vừa và nhỏ, dành cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.

12

Trang 14

13944 13/563 13337 13829 13››

10 11/999

8.585 9.059 31435

Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Hình 1.1: Lượng von FDI vào Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2009-2019

Nguôn: World Bank

Trong những năm gần đây, vốn đầu tư nước ngoài - FDI vào TNK khá cao nhưng lạikhông có sự tăng trưởng ôn định Theo số liệu của World Bank cho thấy, từ sau mức

FDI kỷ lục vào năm 2007 đạt 22.047 tỷ USD thì bị giảm các năm 2008, 2009 với các

mức FDI tương ứng là 19.85 tỷ USD và 8.59 tỷ USD do ảnh hưởng bởi khủng hoảng

kinh tế thế giới Năm 2010, 2011 lại lẫy lại được đà tăng trưởng với mức FDI tươngứng là 9.09 tỷ USD và 16.182 tỷ USD Tuy nhiên mức này lại giảm xuống còn 13.74

tỷ USD vào năm 2012 và duy trì ở mức 13.56 tỷ USD, 13.337 tỷ USD vào hai năm

2013, 2014 Năm 2015 lại trăng trưởng với mức 19.26 tỷ USD, con số này lại bị giảmvào các năm tiếp theo và thấp kỷ lục vào năm 2019 khi chỉ có 8.43 tỷ USD vốn FDIđược đầu tư vào TNK do giai đoạn hỗn loạn về tài chính và kinh tế từ nửa cuối năm2018 và kéo dài sang nửa đầu năm 2019, nền kinh tế TNK bị những biến động tiền tệ,lạm phát cao và lãi suất cao kéo thụt lùi dẫn đến giảm nguồn vốn FDI.

TNK ban hành sắc lệnh tăng cường môi trường đầu tư tại nước này ngày 11/12/2001

như là một phan của chiến lược quốc gia nhằm tăng đầu tư trong nước và đầu tư nước

ngoài Sắc lệnh thiết lập Hội đồng điều phối tăng cường môi trường dau tư và các tiểuUy ban kỹ thuật dé xác định và loại bỏ các rào cản gây khó dé cho nhà đầu tư tư nhân.

13

Trang 15

Quy định pháp luật bảo đảm đăng ký đầu tư trong một ngày và giảm số lượng các loạigiấy tờ yêu cầu xuất trình khi làm thủ tục đăng ký đã được Quốc hội thông qua ngày11/6/2003 và đăng công báo ngày 17/6/2003 Các bước bồ sung tiếp theo dé nâng caomôi trường đầu tư và thương mại bao gồm việc thực hiện Luật đầu tư nước ngoài sỐ4875 năm 2003 và thành lập Cơ quan hỗ trợ và xúc tiến xuất khâu năm 2006.

Những nội dung cơ bản của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2003 bao gồm sự

tự do về đầu tư, tái bảo đảm các bảo hành sẵn có cho các nhà đầu tư nước ngoài trongmột văn bản luật, dé xác định “nhà đầu tư nước ngoài”, “đầu tư trực tiếp nước ngoài”phải dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và chính sách chuyền đổi từ tiền kiểm sang xúc tiếnđầu tư, thuận lợi hóa tối đa và hậu kiểm Luật cũng bảo đảm đối xử quốc gia và quyền

của nhà đâu tư.

Tất cả các doanh nghiệp mà được thành lập theo Luật Công ty TNK được xác địnhnhư là công ty TNK với quyền và nghĩa vụ bình đăng như được nêu trong Hiến phápvà các luật khác Quyền bao gồm đối xử quốc gia, bảo đảm không sung công, khôngcó bôi thường, chuyên tiền, quyền ra nước ngoài sống, áp dụng trọng tài quốc tế hoặccách thức để giải quyết tranh chấp.

Công ty 100% vốn nước ngoài có thé hoạt động hau hết các ngành của nền kinh tếTNK Chỉ có hạn chế sở hữu nước ngoài trong một số trường hợp với các ngành nghềriêng biệt Đồng thời, sự tham gia cô phan của công ty quốc tế không được vượt quá49% trong lĩnh vực hàng không, trong lĩnh vực truyền thông luật cho phép sở hữunước ngoài tối đa 50%, trong lĩnh vực bién thì tùy thuộc vào sự nhượng bộ qua lại.Doanh nghiệp từ nước ngoài có thé được cấp giấy phép đánh cá Việc cấp giấy phépđặc biệt trong khuôn khổ các luật chuyên biệt cần phải có đánh giá tài chính, kiểmtoán và sô sách ghi chép như đối với việc thành lập các văn phòng làm việc tư nhân,đầu tư trong lĩnh vực tài chính, dầu mỏ, khai khoáng, điện và dịch vụ giáo dục Việccác công ty nước ngoài tham gia vào hoạt động bất động sản có hạn chế hoặc tùythuộc vào các điều khoản qua lại Theo luật đăng ký đất số 2644, người nước ngoàimua đất trong phạm vi 2,5 và 30 ha cần có giấy phép của Chính phủ Người nướcngoài không được mua vượt quá 60 ha đất.

Về thi trường điện, Tổng công ty vận hành thị trường năng lượng được thành lập détổ chức thị trường điện bán buôn và vận hành nền tang phát thải thương mại Nó giới

14

Trang 16

hạn phân vôn đên từ các tô chức đại chúng và các công ty có vôn đại chúng ở mức

15%, do đó cho phép các công ty tư nhân tham gia vào công ty mới.

TNK cũng đưa ra các quy định về hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài như hạn chế

mua cô phan, xem xét phê duyệt trước, quy định về những người nước ngoài chủ chốtvà các hạn chế hoạt động khác

Tháng 3/2016, Chính phủ TNK đã giới thiệu một gói hỗ trợ rộng rãi cho nghiên cứu

và phát triển (R&D) nhằm nỗ lực trở thành một nén kinh tế công nghệ cao, định hướng

đổi mới, có hiệu lực từ 01/03/2016 Những yếu tố chính của gói này bao gồm:

1) Thành lập các trung tâm thiết kế sẽ được hưởng lợi từ mức ưu đãi tương tự như

các trung tam R&D Các hoạt động liên quan đến thiết kế được thực hiện trong các

khu phát triển công nghệ (TDZs: technology development zones) cũng sẽ được hỗ trợ.

2) Khấu trừ và trợ cấp thuế cho các dự án hợp tác trước cạnh tranh dé khuyén

khích các dự án chung.

3) Miễn thuê hải quan đối với các vật liệu lay từ nước ngoài trong phạm vi của

các dự án R&D, đôi mới và thiệt kê.

4) Việc thành lập các TDZs chuyên biệt cho các lĩnh vực ưu tiên va chiến lược(ví dụ như chăm sóc sức khỏe, công nghệ sinh học, công nghệ nano) dé hình thànhcác tô chức R&D tập trung.

5) Các khoản khấu trừ thuế cho các công ty cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm dé bắtđầu - các dự án sử dụng Chương trình Hỗ trợ Vốn Sáng kiến Công nghệ tại TDZs.

Việc ưu đãi đầu tư, như miễn thuế nhập khẩu và tín dụng trợ cấp được áp dụng đồngthời với cả nhà đầu tư trong và ngoài nước TNK đã thực hiện chế độ khuyến khíchđầu tư mới vào tháng 4 năm 2012 với hiệu lực hôi tố ké từ ngày 1 thang 1 năm 2012.Các ưu đãi chính là hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT), miễn thuế VAT cho các khoảnchi đầu tư lên đến 60%, miễn thuế hải quan và phí bảo hiểm xã hội hỗ trợ lên đến 12năm Ngoài ra, tùy thuộc vào khu vực nơi đầu tư được thực hiện, Chính phủ cũngcung cấp đất miễn phí, khấu trừ thuế lên đến 8% so với tỷ lệ hiện hành 20% và hỗ trợlãi suất cho vay từ 3 đến 7% Công dân TNK sống trong nước muốn đầu tư ra nướcngoài được sử dụng tiền mặt, chuyển khoản hoặc các hình thức chuyền tiền khác phù

hop với Quy định hải quan TNK.

15

Trang 17

Vào ngày 7 tháng 8 năm 2019, hai nghị định 1402 và 1403 đã thay đổi các chế độkhuyến khích đầu tư hiện có ở TNK Thứ nhất, chính sách ưu đãi đầu tư quy mô lớnbị bãi bỏ Thứ hai, một "Chương trình Dịch chuyên Công nghiệp Tập trung vào Công

nghệ" mới đã được giới thiệu Chương trình này nhăm khuyến khích đầu tư liên quanđến các sản phẩm thuộc “Danh mục sản phẩm ưu tiên” do Bộ Công nghiệp và Côngnghệ xác định Thứ ba, các yêu cầu đầu tư tối thiểu được đặt ra ở mức 50 triệu TRYđối với các khoản đầu tư thuộc phạm vi của Chương trình Dịch chuyển Công nghiệpTập trung vào Công nghệ và 500 triệu TRY đối với các dự án đầu tư khác.

1.2.1.2 Chính sách dau tư ra nước ngoài của TNK

Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập của TNK với nền kinh tế toàn cầuthì sự gia tăng đầu tư ra nước ngoài của TNK đã tăng tốc ké từ sau khi thực hiện quyếtđịnh ngày 24 tháng 1 vào năm 1980 nhằm thúc đây hơn nữa quá trình hội nhập hóađất nước Quá trình gia tăng đầu tư ra nước ngoài còn dựa vào việc ký kết hiệp địnhcủa Liên minh thuế quan (CU) với Liên minh châu Âu (EU) vào năm 1995 và bắt đầu

các cuộc đàm phán gia nhập với EU năm 2005.

Sự sup đồ của khối xã hội chủ nghĩa và việc mở cửa thị trường ở các nước Cộng hòathuộc Liên Xô cũ có vị trí địa lý và văn hóa gần gũi với TNK trong những năm 1990càng thúc đây quá trình này Việc tại thị trường nội địa ngày càng cạnh tranh gay gắt,độ mở lớn hơn, buộc các doanh nghiệp TNK phải phát triển thành doanh nghiệp đaquốc gia (MNCs).

Việc TNK mở cửa cho đầu tư vào trong những năm 1980 đã dé cập ở trên như mộtphần của chiến lược tăng trưởng tập trung vào xuất khâu Tự do hóa thị trường đượctăng cường hon nữa nhờ các điều kiện kèm theo hỗ trợ tài chính của IMF trong cáccuộc khủng hoảng kinh tế đầu những năm 2000 Dòng vốn chảy vào, cùng với chi phílao động tăng cao, đã khiến thị trường trong nước trở nên cạnh tranh hơn nhiều đốivới các doanh nghiệp TNK và buộc họ phải tìm kiếm cơ hội sinh lời ở nước ngoài.Về khía cạnh quốc tế, có sự ra đời của liên minh thuế quan với EU, có hiệu lực từ năm

Mặc dù nhiều yếu tố như những yếu tố được đề cập ở trên đã thúc day các công tyTNK chuyên sự chú ý của họ sang các thị trường bên ngoài, nhưng lĩnh vực hoạt độngkinh tế này đã bị các nhà hoạch định chính sách TNK bỏ qua một cách rộng rãi FDIra nước ngoài vẫn được coi là “chuyến bay vốn” và được coi là một hoạt động “đánh

16

Trang 18

cap việc lam của người TNK” Các công ty mà đâu tư ra nước ngoài thì không có bao

hiêm Không có cơ quan chính phủ nào cung cap thông tin vê điêu kiện địa phương ở

nước sở tại cho các công ty mạo hiém ở nước ngoài Thái độ chung của chính phủ đôi

với FDI của TNK ra nước ngoài có thể được mô tả là thiếu chú ý.

Mặc dù vậy, một số biện pháp mà chính phủ thực hiện có thể được coi là có lợi cho

các công ty đa quốc gia của TNK Hầu hết đầu tư của TNK ra nước ngoài được thực

hiện thông qua các công ty mẹ Biện pháp mới được đưa ra dưới hình thức miễn thuếdoanh nghiệp đối với thu nhập cổ tức nhận được từ các chi nhánh nước ngoài của họnếu đáp ứng các điều kiện nhất định Dé được hưởng lợi từ việc miễn trừ này, 75%tài sản (không bao gồm tiền mặt) của công ty mẹ phải bao gồm cô phan của công tyliên kết nước ngoài, số cổ phần này phải chiếm ít nhất 10% vốn đã thanh toán củacông ty liên kết nước ngoài và cô phần phải có được giữ ít nhất hai năm trước khi

được bán.

Chính phủ cũng đã khởi xướng một chương trình nhằm phát triển nhãn hiệu trong các

lĩnh vực sản xuất cụ thé, từ dệt may và chế biến thực phẩm đến điện tử và lĩnh vực ô

tô Chương trình này được gọi là “Turkquality” và 100 công ty đang tham gia với hy

vọng răng họ sẽ đạt được khả năng cạnh tranh toàn cầu bằng cách nâng tầm kiến thứcvề quá trình sản xuất, tô chức công nghiệp, tiếp thị và dịch vụ Mặc dù chương trìnhkhông được thiết kế rõ ràng nhằm mục đích thúc đây các nhà đầu tư kinh doanh ranước ngoài, nhưng nỗ lực của nó đề giúp các nhà đầu tư tham gia xây dựng chiến lượcquản lý toàn cầu và tăng hiệu quả một cách hợp lý có thể được kỳ vọng sẽ khuyếnkhích nhiều công ty TNK xem xét đầu tư ra nước ngoài.

1.2.1.3 Tiêm năng hop tác dau tư với Việt Nam

Về cơ bản, chính sách đầu tư ra nước ngoài của TNK chịu ảnh ảnh hưởng chính bởichính sách đối ngoại của nước này Vì vậy, nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu về cácmối quan hệ quốc tế của TNK, từ đó làm sáng tỏ định hướng trong chính sách đầu tư

của TNK.

Do tính chất đặc biệt về mặt vị trí địa lý nam ở hai châu lục Châu A và Châu Âu, nênchiến lược ngoại giao của TNK luôn bao gồm cả hai chiến lược: Hướng Tây — pháttriển mối quan hệ với Eu và Mỹ; Hướng Đông — phát triển mối quan hệ với các nướcChâu Á, lấy trọng tâm là khu vực Trung Đông Hướng chiến lược ngoại giao luônđược điều chỉnh theo từng thời kỳ khác nhau; đặc biệt là trong những năm đầu của thế

17

Trang 19

ki XXI Nếu như năm 2004, du luận của TNK còn tràn đầy hi vọng về sự gia nhập EUcủa nước này, đến năm 2007, chính sách ngoại giao của TNK đã dần xoay trục Sựkhó khăn trong việc đàm phán gia nhập EU của TNK và những bất đồng trong ngoạigiao với Mỹ đã khiến nước này quan tâm hơn đến chiến lược đối ngoại hướng Đông,khu vực Trung Đông va Chau A Có thé khang định quan điểm này thông qua ba vấnđề: Sự thay đôi hướng trong hợp tác thương mại của TNK và sự thiếu coi trọng trongcác mối quan hệ Hướng Tây.

Bang 1.2: So sánh % tong kim ngạch xuất nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ với các

đối tác Châu Á và EU trong năm 2000 và 2019.

(đơn vị: % trên tong kim ngạch XNK của TNK)

kegs Năm 2000 Nam 2019

Đôi tac

EU 53.7% 40.77%Bac My 9.4% 5.8%

Nguồn: Viện Thong kê Thổ Nhĩ Kỳ

Đầu tiên, về sự thay đôi hướng trong hợp tác thương mai của TNK giai đoạn 2019, kim ngạch xuất nhập khâu là một thước đo phản ánh khách quan nhất về mốiquan hệ kinh tế quốc tế giữa quốc gia với khu vực Thông qua bảng 1.2, có thể thấysự xoay trục từ hướng Tây sang hướng Đông trong chính sách đối ngoại của TNKtrong những năm gần đây Năm 2000, kim ngạch xuất nhập khâu của TNK với EU vàkhu vực Bắc Mỹ là chiếm 53.7% và 9.4% trên tổng kim ngạch XNK của TNK Đếnnăm 2019, sau những điều chỉnh mới về chính sách đối ngoại năm 2007, tỉ lệ này giảm

2000-xuống con 40.77% và 5.8% Trong khi đó, vào năm 2000, kim ngạch XNK với đối

tác châu A và khu vực Trung Đông chỉ chiếm 10 và 11.3% trên tổng kim ngạch XNKcủa Thé Nhĩ Kỳ Đến năm 2019, con số này đã tăng lên 15.6% và 12.6%.

Thứ hai, về sự thiếu coi trọng trong mối quan hệ hướng Tây, cụ thé là EU và Mỹ Về

mối quan hệ với EU, từ năm 2007, sau nhưng khó khăn mà EU tạo ra trong tiến trình

18

Trang 20

đàm phán đề TNK trở thành thành viên của EU, mối quan hệ giữa TNK và EU đã dầnphai nhạt Quan điểm “EU đã không phải là cái đích để TNK hướng đến”, một lần

nữa được chứng minh vào tháng 8 năm 2017 Khi tại các cuộc đàm phán với EU,

chính phủ TNK liên tục tuyên bố muốn khôi phục án tử hình, một điều kiện khôngcho phép đối với các nước thành viên của EU Đâu thực sự là một vết rạn nứt lớntrong quan hệ giữa EU và TNK Hành động trên mặc dù là chính sách mang tính đốinội cấp bách dựa trên tình hình hậu đảo chính, nhưng chắc chắn cũng xuất phát từ

việc coi nhẹ quá trình gia nhập EU của TNK.

Về mối quan hệ giữa TNK với Mỹ gặp nhiều sóng gió trong những năm gan đây, đặcbiệt là trong hai năm 2016 và 2017 Sau sự kiện đảo chính bắt thành của phe quân đội.Sự căng thăng giữa hai nước được biểu hiện bằng những lời tuyên bố giữa hai chínhphủ và những trả đũa bằng các chính sách ngoại giao kéo dai trong 3 năm vừa qua.Mặc cho quá khứ từng là đồng minh lớn thân thiết của nhau, nhưng trên thực tế mốiquan hệ này đã không còn được chính phủ hai bên đặt nhiều niềm tin và kỳ vọng.

Căn cứ các yếu t6 trên, thì sự xoay trục chiến lược đối ngoại từ hướng Tây sang hướngĐông chắc chăn sẽ được day mạnh Có thé chia các mối quan hệ hướng Đông của

TNK thành hai nhóm khác nhau: nhóm các nước Hồi giáo trong khu vực Bắc Phi —

Trung Đông và nhóm các nước khu vực Chau A.

Với mối quan hệ là nhóm các nước Hồi giáo trong khu vực Bắc Phi — Trung Đôngchắc chắn sẽ được TNK duy trì và phát triển, nhằm thẻ hiện vai trò và vị thế của TNKtrong Hồi giáo nói chung và khu vực Bac Phi — Trung Đông nói riêng Tuy nhiên, vớinhiều bat 6n về an ninh chính trị trong khu vực Bắc Phi — Trung Đông, rủi ro tronghợp tác dau tư với các nước này thường rat cao Điền hình như trường hợp của Syriavà Irag, kim ngạch thương mại hai chiều giữa TNK với hai nước trên đã sụt giảmnghiêm trọng trong giai đoạn Syria và Irag xảy ra chiến tranh Chính vì vậy, nhu cầuvươn xa dé tìm kiếm thị trường tiềm năng và chính trị được ồn định là nhu cầu vô

cùng câp bách trong giai đoạn mới.

Và khu vực châu A sẽ là một giải pháp tối ưu, dé giải quyết bài toán xoay trục chiếnlược đối ngoại và đầu tư của TNK trong giai đoạn mới Bên cạnh việc sở hữu nhữngnền kinh tế phát triển lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Á còn sở hữu những thịtrường lớn về quy mô tiêu dùng như Trung Quốc và Ấn Độ Mặc dù, châu Á cũng tồn

19

Trang 21

tại những bat ôn về chính trị nhất định nhưng so với Trung Đông thì bất ôn này cònchưa đáng kẻ.

Dựa trên những phân tích ở trên, thì cơ hội các nước Châu Á và TNK xích lại gần

nhau trong giai đoạn tới sẽ ngày càng rõ nét hơn, hai nước sẽ có nhiều cơ hội gia tăng

Bảng 1.3: Các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

STT | Thời gian Nội dung văn bản

1 | 18/4/1977 Điều lệ đầu tư nước ngoài

2 | 31/12/1987 Luật Đầu tu nước ngoài đầu tư tại Việt Nam3 | 30/6/1990 Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đôi năm 1990)4 123/12/1992 Luật đầu tư nước ngoài (sửa đôi năm 1992)

5 | 12/11/1996) Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành mới)

6 | 9/6/2000 | Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đối năm 2000)

7 2005 Luật Đầu tư 2005

8 2014 Luật Dau tư 2014 (sửa đôi năm 2014)

Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Mai 2017 và tổng hợp của tác giả, Giáo trình: Chính sáchkinh tế đối ngoại.Trong thời gian này các hoạt động đầu tự do nhà đầu tư trong nước thực hiện đượcđiều chỉnh bởi Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), về sau được thay

bởi Luật Doanh nghiệp (1999) và Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994).

Năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 1/7/2006

thay thế cho “Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước” nhằm

cải thiện môi trường kinh doanh, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, tạo sự

gan kết trong hệ thống pháp luật về dau tư trong nước, nước ngoài.

20

Trang 22

Ngoài các văn bản pháp luật nhằm mục đích thu hút vốn FDI, nước ta áp dụng nhiềuchính sách và công cụ ưu đãi khác nhau Các công cụ ưu đãi về tài chính bao gồm ưuđãi thuế, ưu đãi tài chính với lãi suất thấp, bảo hiểm tín dụng Nhưng phần lớn ưu đãitài chính được thực hiện qua ưu đãi thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập

khâu và các loại thuê lợi tức.

- _ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong từng giai đoạn phát triển nền kinh tế,

nước ta đã nhiều lần điều chỉnh giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp, đã

góp phần tạo môi trường thu hút FDI trở nên ngày càng có lợi thế hơn so với

các nước trong khu vực Từ năm 2016, thuế thu nhập doanh nghiệp tại ViệtNam chỉ còn 20%, so với các nước trong khu vực, mức thuế Việt Nam ápdụng chỉ cao hơn mức thuế tại Singapore và Brunei Điều này thể hiện camkết thực hiện ưu đãi thuế và phù hợp với xu hướng chung trong cải cách

chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới.

- _ Chính sách tài chính đất đai: Dat đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đạidiện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Khi các nhà đầu tư ở nước ngoài thựchiện các giao dịch về đất đai thì cũng có quyền như các nhà đầu tư trong

nước như theo Bộ kế hoạch và Đầu tư: “Việt Kiều và các nhà đầu tư nướcngoài có thé được giao dat dé dau tư xây dựng dé bán hoặc dé bán kết hợp

cho thuê Những người cho thuê đất trả tiền một lần ngày luật có hiệu lực có

thé tiếp tục sử dụng dat trong thời gian còn lại , hoặc có thê đôi sang hình

thức giao đất đóng tiền sử dụng đất Việc cho phép giao đất cho người nước

ngoài sẽ ø1úp tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh hon, qua đó dam

bảo việc sử dụng đất hiệu quả hơn.”

- _ Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng: Chính sách phát triển cơ sở hạ tang đangcó những thay đổi tích cực, phù hợp với cam kết quốc tế, và do đó ngày càngthuận lợi cho các công ty FDI Trong khuôn khổ cam kết với WTO và

ASEAN, Việt Nam đã cam kết “mở cửa thị trường dịch vụ logistics bao gồm:

dịch vụ xếp, dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại

lý vận tải hàng hóa và các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng với

những quy định cụ thể Các dịch vụ cụ thé đều yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài

phải thành lập liên doanh đối với đối tác Việt Nam, tỷ lệ góp vốn không quá

49%, 51%, 70% tùy từng dịch vụ và từng mốc thời gian cụ thé cho việc tăngvốn góp trong liên doanh hoặc thành lập 100% vốn nước ngoài Ngoài ra,

21

Trang 23

việc cung cấp các dịch vụ logistics cụ thể còn bị ràng buộc theo phương thứccung cấp, cụ thé là phương thức 1: cung cấp qua biên giới, phương thức 2:

tiêu dùng ở nước ngoài, phương thức 3: hiện diện thương mại, phương thức

4: hiện diện của thé nhân” - Bộ Công thương, 2017.

- _ Chính sách lao động: Luật Đầu tư 2014, Luật lao động 2017 và các văn bảnpháp quy hiện hành có liên quan đưa ra những quy định về tuyển dụng, hợpđồng lao động, cấp phép cho lao động nước ngoài, thời gian lao động, tiền

lương tối thiểu và các chế độ đối với lao động, sa thải, xử lý vẫn đề tranhchấp lao động ngày càng đáp ứng được các yêu cầu của các nhà đầu tưnước ngoài, góp phần giúp các doanh nghiệp FDI sử dụng có hiệu quả độingũ lao động đang có chỉ phí thấp ở Việt Nam.

Ngoài các biện pháp, chính sách trên, để khuyến khích FDI, Việt Nam còn áp dụng

chính sách ngoại hồi, quy định về chuyên vốn, lợi nhuận của nhà đầu tư ra nước

ngoài, chính sach công nghệ và chuyên giao công nghệ, thúc day cải cách thủ tụchành chính, hình thành lên các mô hình đặc khu kinh tế, chủ động và tích cực đàmphán, ký kết các hiệp định đầu tư, các hiệp định thương mại tự do, nhằm tạo môitrường đầu tư ngày càng thông thoáng, minh bạch, công bằng và hấp dẫn cho các

doanh nghiệp nước ngoài.

1.2.2.2 Chính sách dau tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam:

Trong hon 20 năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định, chính sách nhằm tăngcường và tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm

Trang 24

Bảng 1.4: Văn bản pháp lý liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của

Việt Nam giai đoạn 1998-2019

: Nghị | Nghị định số 22/1999/NĐ-CP về dau tư ra nước ngoài 1999

định | của doanh nghiệp Việt Nam

Thông tư số 01/2001/TT-NHNN về quan lý ngoại hôi

Thông | ax a3 :

3 tự đôi với dau tư trực tiép ra nước ngoài của doanh nghiệp | 2001

Việt Nam

Thông Thông tư số 21/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện

4 tư nghĩa vụ thuê đôi với doanh nghiệp Việt Nam dau tư ra | 2002

nước ngoài

Thông tư 04/2005/TT-NHNN về việc sửa đôi, bô sung 6

6 Thông | mục III Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/1/2001 2005

tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

7 Nghị | Nghị định số 78/2006/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp Ta nước 2006

Nghị định 17/2009/NĐ-CP về sửa đổi, b6 sung một số

Nghị điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng

10 |7 năm 2007quy đinh về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài | 2009

định `

trong hoạt động dâu khí

23

Trang 25

Thông tư số 11/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện

H nme nghĩa vu thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước | 2010

Thông tư số 104/2011/TT-BTC sửa đối, bô sung một số

l2 Thông | điều của thông tư số 11/2010/TT-BTC hướng thực hiện 201

tư nghĩa vụ thuê đôi với nhà dau tư Việt Nam dau tư ra nướcngoài

B Nghị | Nghị định số 75/201 1/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín 201

định | dụng xuât khâu của Nhà nước

Thông Thông tư số 36/2013/TT-NHNN quy định việc mở và Sử

14 tư dụng tài khoản ngoại tệ đê thực hiện hoạt động đâu tu | 2013

trực tiêp ra nước ngoài

15 | Luật | Luật đầu tư năm 2014 2014

l6 Nghị Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư trực 2015

định | tiếp ra nước ngoài

7 Nghi Nghi định số 124/2017/NĐ-CP quy định về đầu tư trực 2012

định | tiép ra nước ngoài trong hoạt động dâu khí

Nguôn: Nguyễn Thị Ngọc Mai 2017 và tổng hợp của tác giả, Giáo trình: Chính sáchkinh tế đối ngoại.Điều 53, Luật đầu tư 2014 quy định: “Các nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ, chuyểnvốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp

luật vê ngân hàng, vê các tô chức tín dung, quản lý ngoại hôi.”

Luật cũng quy định: “Việc chuyên ra nước ngoài ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc,

thiết bị và các tài sản khác dé được thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải phù

hợp với mục tiêu hoạt động đầu tư ra nước ngoài và tuân thủ quy định của pháp luật

về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyên giao công nghệ và quy định khác của pháp

luật về quản lý ngoại hối, quy định pháp luật có liên quan.”

Luật đâu tư 2014 cũng quy định các thủ tục về đầu tư ra nước ngoài, trong đó quy

định cụ thể về thâm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài; hồ sơ, trìnhtự, thủ tục Quốc hội quyết định chủ trương dau tư ra nước ngoài;

24

Trang 26

Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thé giới, chính phủ Việt Nam luônchủ động, tích cực tham gia các định chế kinh tế - tài chính quốc tế, ký kết các hiệpđịnh thương mại song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước Đồng thời,Việt Nam xúc tién đàm phán, ký kết và thực thi các hiệp định khuyến khích và bảo hộđầu tư với một số nước, vùng lãnh thổ mà các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năngđầu tư vào Điều này không chỉ tạo ra các cơ hội nhân rộng thị trường xuất khẩu hànghóa, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mà còn tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh

nghiệp Việt thực hiện kinh doanh ở nước ngoai được bảo vệ.

Theo Bộ kế hoạch và dau tư: “Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư trựctiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyênthiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí vàkhoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp.”

Từ năm 2016 Chính phủ đã mở rộng cho phép đối tượng đầu tư ra nước ngoài không

chỉ là các doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

ở Việt Nam, các cơ sở dịch vụ có hoạt động đầu tư sinh lợi hộ kinh doanh cá nhân

Việt Nam.

Đối với địa bàn đầu tư ra nước ngoài Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ các doanhnghiệp đầu tư tại các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trongkhu vực, Nga, Ngoài ra việc mở rộng hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp sangcác thị trường mới như là Mỹ Latinh, Đông Âu, châu Phi cũng được nhà nước khuyến

khích, hỗ trợ.

Dé tiếp tục thúc day đầu tư ra quốc tế, trong thời gian qua, bên cạnh việc tiếp tục hoàn

thiện khung pháp lý chính sách về đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ đã đây mạnh cảicách các thủ tục hành chính liên quan đến việc đầu tư ra nước ngoài theo hướng ngày

càng đơn giản và nhanh gọn, giảm bớt sự can thiệp bằng những biện pháp hành chính

và tăng quyền tự chịu trách nhiệm của các nhà đầu tư Đồng thời chính phủ chỉ đạo

các bộ ngành liên quan các cơ quan đại diện của nhà nước ở nước ngoài nghiên cứu

cung cấp cập nhật thông tin về môi trường kinh doanh cơ hội đầu tư và van dé bảo hộquyên lợi của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài trong quá trình kinh doanh tai

nước ngoài.

25

Trang 27

1.2.2.3 Tiêm năng thu hút FDI tại Việt Nam

Trong hành trình hơn 30 năm triển khai chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài FDI, nguồn vốn FDI đã trở thành một nguồn lực chủ chốt trong việc thúcđây phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong năm 2019, theo báo cáo của Cục

đầu tư nước ngoài, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 38 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm

đồ lại đây Điều này cho thấy sự tăng trưởng về kinh tế và công nghiệp tại thị trường

Việt Nam, là đối tác và thị trường quan trọng tại khu vực, gây dựng ấn tượng tốt với

các nhà đâu tư nước ngoài,

Một trong những điểm thu hút dòng vốn FDI vào nước ta, không thé không ké đếntình hình ôn định của chính trị, an ninh an toàn tại khu vực và giải quyết nhanh gọncác vấn đề xã hội Điều kiện này giúp cho các nhà đầu tư an tâm, đặt nền móng hoạtđộng đầu tư lâu dài, tránh những tốn thất nặng nề mà bat ôn chính trị gây ra Năm ở

cửa ngõ dé thâm nhập vào nền kinh tế Bán đảo Đông Dương, thuận lợi giao thươngvới thé giới, là một vị trí trung tâm dễ dàng kết nối khu vực Với quy mô dân số tính

đến thang 8 năm 2020 hon 97 triệu người cùng cau trúc dân số trẻ, nguồn lao độngdồi dao và rẻ đã và đang thu hút được sự quan tâm và chú ý của các nhà dau tư nước

Nhằm mục đích tạo môi trường hap dẫn thu hút đầu tư, ngoài những ưu đãi về thuế,tài chính, đất dai, thì nước ta cũng đã nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu kinhtế, khu công nghiệp trọng điểm, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện cơ sở luật pháp, minhbạch, rút ngắn các bước trung gian, tạo nên các cơ hội đến nhà đầu tư FDI tiếp cận dễ

Trong thời ki đại dịch COVID-19, Việt Nam là một trong số rất ít nước kiêm soátđược tình hình dịch bệnh, không chỉ một lần mà “dập dịch” thành công cả hai lần, tạo

điều kiện và môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp Day

là một thành công lớn khi mà dịch bệnh trên thế giới đang còn rất căng thắng và hậu

quả mà nó đê lại quá nặng nê.

Môi quan hệ hợp tác Việt Nam — TNK bước sang năm 42, với von đâu tư hai chiêu

còn thấp Tuy nhiên, chính phủ hai nước vẫn lạc quan và có nhân mạnh mối quan hệ

này trong các buôi gặp mặt các câp Vì vậy, quan hệ đâu tư của hai nước cân quan

tâm và thúc đây hơn nữa, hướng đến tương lai hợp tác đầu tư tốt đẹp.

26

Trang 28

Chương 2: Thực trạng quan hệ đầu tư Việt Nam — Thổ Nhĩ Kỳ.

2.1 Thực trạng dau tư của Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam.

Thông thường khi xét đến quan hệ đầu tư giữa hai quốc gia, các nghiên cứu đều tậptrung vào tính tương tác qua lại giữa hai nước Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tếđầu tư giữa Việt Nam & TNK, nghiên cứu chỉ tập trung vào lĩnh vực “đầu tư trực tiếp

TNK vào Việt Nam.”

2.1.1 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Thô Nhĩ Kỳ2.1.1.1 Vốn dau tư ra nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ

Các công ty TNK đã bắt đầu đầu tư ở nước ngoài những năm 1990 Trước đó, đã cómột số khoản đầu tư của TNK ra nước ngoài nhưng chủ yếu là các văn phòng hoặcchi nhánh nhỏ của các ngân hàng hoặc của các cơ quan du lich và lữ hành Dau tư trựctiếp đầu tiên của TNK ra nước ngoài là do is Bankasi vào năm 1932, is Bankasi đã

mở hai phòng ban khác nhau, một ở Hamburg, Đức và một ở Alexandria, A1 Cập với

mục đích tạo điều kiện ngoại thương và hỗ trợ các công ty TNK tiếp thị hàng xuấtkhẩu của họ.

Và sau khi Liên Xô sụp đồ, TNK đã thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với các nước Cộnghòa Trung Á (CARs), những nước này có mối quan hệ tương đồng về văn hóa Khicác quốc gia độc lập mới thành lập này tiến hành cải cách để tự do hóa nên kinh tế,các doanh nhân TNK đã ở đó dé xây dựng, phục vụ, sản xuất và thương mại Nhữngkết quả và hoạt động thương mại của TNK với các quốc gia này được cải thiện rất

nhanh, môi quan hệ với các nước này lại càng khăng khít hơn.

27

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:55