1 Tổng quan về kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo: 1.1 Khái niệm kiểm toán _ Theo An.Intergraed approach 2012 thì: Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
KHOA KINH TẾ - LUẬT
BÁO CÁO
CHƯƠNG I : KIỂM TOÁN VÀ MÔI TRƯỜNG KIỂM TOÁN
GIẢNG VIÊN THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Lê Minh Triết
1 Nguyễn Ngọc Pha Lê - 20017077
2 Huỳnh Thị Thúy Hằng - 20017046
3 Nguyễn Thị Thanh Nhàn - 20017112
4 Nguyễn Thị Yến Nhi – 20017122
5 Phạm Minh Quang – 20017148
6 Phan Thanh Trúc Quỳnh – 20017158
7 Nguyễn Thị Cẩm Tiên – 20017185
CHƯƠNG I: KIỂM TOÁN
VÀ MÔI TRƯỜNG KIỂM TOÁN
Trang 21 Tổng quan về kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo: 1.1 Khái niệm kiểm toán
_ Theo An.Intergraed approach (2012) thì: Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin đc kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập 1.2 Vai trò của kiểm toán
Trong cơ chế kinh tế mới, vai trò của KT ngày càng được thể hiện rõ rệt và đang dần tiếp cần dần với các nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán KT các nước Sự lành mạnh của hệ thống tài chính phụ thuộc nhiều vào chất lượng các thông tin về các hoạt động kinh tế, quản trị kinh doanh do kế toán cung cấp và do KT xem xét, đánh giá
KT ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, cụ thể:
- Đối với cơ quan Nhà nước:
+ KT phản ánh, kiểm soát ngân quỹ nhà nước và sự vận động của toàn bộ ngân quỹ và tài sản quốc gia
+ Hỗ trợ Nhà nước đưa ra các quyết định và các giải pháp để quản lý kinh tế – tài chính hiệu quả
- Đối với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế : KT ngoài việc thực hiện vai trò kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính – kế toán còn thực hiện công tác tạo lập căn cứ và đưa ra những tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời, chính xác về đầu tư và kinh doanh
1.3 Chức năng của kiểm toán
Kiểm toán có 2 chức năng là chức năng xác mình và chức năng bày tỏ ý kiến:
- Chức năng xác minh :
Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp
lí của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các báo cáo tài chính Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động
Trang 3kiểm toán Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và được thể hiện khác nhau tuỳ đối tượng cụ thể của kiểm toán Đối với kiểm toán báo cáo tài chính, việc xác minh được thực hiện theo 2 mặt:
Tính trung thực của các con số
Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính Đối với các thông tin đã được lượng hoá: Thông thường, việc xác minh được thực hiện trước hết qua
hệ thống kiểm soát nội bộ Kết quả cuối cùng khi đã xác minh được điều chỉnh trực tiếp để có hệ thống thông tin tin cậy và lập các bảng khai tài chính Theo đó, kiểm toán trước hết là xác minh thông tin Đối với các nghiệp vụ (hoạt động), chức năng xác minh của kiểm toán có thể được thực hiện bởi hệ thống ngoại kiểm hay nội kiểm Sản phẩm của hoạt động xác minh này thường là những biên bản Ở lĩnh vực này, kiểm toán hướng vào việc thực hiện chức năng thứ hai là bày tỏ ý kiến
- Chức năng bày tỏ ý kiến :
Bày tỏ ý kiến là đưa ra ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về tính trung thực, mức độ hợp lí của các thông tin tài chính kế toán Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với ý nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lí, tư vấn qua xác minh
2.Phân loại theo chức năng, mục đích kiểm toán
Căn cứ theo chức năng kiểm toán có thể chia công việc kiểm toán thành ba loại:
- Kiểm toán báo cáo tài chính
- Kiểm toán hoạt động
- Kiểm toán tuân thủ
2.1 Kiểm toán báo cáo tài chính
Khái niệm: Kiểm toán báo cáo tài chính là việc xác định xem toàn bộ báo cáo tài chính của một đơn vị đã công bố có phù hợp với các tiêu chuẩn đã được chỉ ra hay không
Hay là việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính của 1 đơn vị
Báo cáo tài chính của đơn vị bao gồm:
Trang 4+Bảng cân đối kế toán
+Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+Thuyết trình các báo cáo tài chính
Ngoài ra là các báo cáo, tài liệu, số liệu kế toán
Đối tượng kiểm toán: là các báo cáo tài liệu kế toán: báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo kế toán
Chuẩn mực dùng để đánh giá: kiểm toán báo cáo tài chính trước hết là các
nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến, lấy các chuẩn mực kế toán hay chế
độ kế toán hiện hành làm thước đo chủ yếu
Chủ thể tiến hành: kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện bởi các kiểm toán từ bên ngoài chủ yếu là kiểm toán độc lập
Kết quả: để phục vụ cho những người quan tâm tới báo cáo tài chính của đơn vị các cổ đông các cơ quan quản lý nhà nước các nhà đầu tư, các TCTD, các nhà cung cấp
2.2 Kiểm toán hoạt động
Khái niệm: Kiểm toán hoạt động là quá trình kiểm tra và đánh giá về hiệu quả và tín hiệu lực của một hoạt động để từ đó đề xuất phương án cải thiện
Hay kiểm toán hoạt động là sự xem xét lại các thủ tục và phương pháp hoạt động của bất kỳ một bộ phận nào trong một tổ chức nhằm mục đích đánh giá về hiệu quả và hiệu lực từ đó đề xuất phương án cải thiện
Vd : Đánh giá hiệu quả và tính chính xác về chính lương của một hệ thống chương trình máy vi tính mới cài đặt
Đối tượng có thể bao gồm:
+Rà soát lại hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ để giám sát và tăng cường hiệu quả của hệ thống này
+Kiểm tra việc huy động phân phối sử dụng các nguồn lực như: nhân, tài, vật lực, thông tin
Trang 5+Kiểm tra tín hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối và sử dụng thu nhập, bảo toàn và phát triển vốn
+Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động từng bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
+Đánh giá hiệu quả của một quy trình sản xuất
Tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chuẩn đánh giá được tùy theo từng đối tượng cụ thể => không có chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực thường mang tính chủ quan tùy theo nhận thức của kiểm toán viên
Chủ thể tiến hành: thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ nhưng cũng có thể do kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên độc lập tiến hành Kết quả: chủ yếu phục vụ cho lợi ích của chính bản thân đơn vị được kiểm toán 2.3 Kiểm toán tuân thủ
Khái niệm: Làm việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành luật pháp chính sách chế độ quản lý hay các văn bản quy định nào đó của đơn vị
Đối tượng
Làm việc tuân thủ pháp luật các quy định hiện hành có thể bao gồm:
+Luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý của Nhà nước +Nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, ban giám đốc, nội quy cơ quan
+Các quy định về nguyên tắc quy trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ hay từng khâu công việc của từng bộ phận
Tiêu chuẩn dùng để đánh giá: là các văn bản có liên quan, như: luật thuế, các văn bản pháp qui, các nội qui, chế độ, thể lệ
Cụ thể tiến hành: được thực hiện chủ yếu bởi kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên độc lập
Kết quả: chủ yếu phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan các nhà quản lý
Trang 63 Phân loại theo chủ thể kiểm toán
+ Kiểm toán độc lập
+ Kiểm toán nhà nước
+ Kiểm toán nội bộ
3.1 Kiểm toán độc lập
Khái niệm: là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập họ chủ yếu thực hiện các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính; ngoài ra và tùy theo các yêu cầu của khách hàng kiểm toán độc lập còn thực hiện kiểm toán hoạt động kiểm toán tuân thủ và cung cấp các dịch vụ tốt nhất để kiểm toán, thuế và tài chính
Kiểm toán viên: là những người hoạt động chuyên nghiệp, có chuyên môn, có
kỹ năng có đủ các điều kiện để được cấp chứng chỉ kiểm toán viên
Tính chất của cuộc kiểm toán: do kiểm toán độc lập tiến hành làm anh tính tự nguyện trên cơ sở thư mời kiểm toán và hợp đồng kiểm toán đã ký kết giữa công ty kiểm toán với đơn vị mời kiểm toán Do các công ty kiểm toán độc lập là loại hình
tổ chức cung ứng dịch vụ nên tổ chức mời kiểm toán phải trả phí kiểm toán
Chuẩn mực nghề nghiệp: là hệ thống chuẩn mực kiểm toán của ủy ban chuẩn mực kiểm toán quốc gia và quốc tế xây dựng công bố Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do ủy ban chuẩn mực thuộc Bộ Tài chính xây dựng và công bố chuẩn mực kiểm toán quốc tế do ủy ban chuẩn mực kiểm toán quốc tế thuộc IFAC xây dựng
và công bố
Đối tượng phục vụ của kiểm toán độc lập: chủ yếu là những người sử dụng báo cáo tài chính (bên thứ ba) ngoài ra tùy theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hay của chủ doanh nghiệp mà đối tượng phục vụ của cơ quan quản lý nhà nước hay thủ trưởng đơn vị
Tổ chức: các tổ chức kiểm toán độc lập hiện nay xét về mặt quy mô và phạm vi hoạt động có thể là công ty kiểm toán quốc tế ,công ty Quốc gia ,công ty địa
phương và khu vực các công ty nhỏ Xét về sở hữu có công ty đa quốc gia ,công ty thuộc sở hữu Nhà nước, công ty cổ phần ,công ty đối nhân, công ty tư nhân, văn phòng, kiểm toán
Các dịch vụ mà công ty kiểm toán độc lập có thể cung ứng:
Trang 7- Dịch vụ kiểm toán và xác nhận
- Dịch vụ thu
- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ tư vấn quản lý
- Dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư
-
3.2 Kiểm toán Nhà nước
Khái niệm: là hoạt động kiểm toán do cơ quan kiểm toán nhà nước ( cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước độc lập) tiến hành kiểm toán nhà nước thường tiến hành kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán báo cáo tài chính, xem xét hiệu quả hoạt động, tình hình chấp hành các chính sách, luật lệ, chế độ quản lý kinh tế của các đơn vị có sử dụng vốn, kinh phí, tài sản của nhà nước
Tổ chức:
Cơ quan kiểm toán nhà nước là một tổ chức trong bộ máy quản lý của nhà nước Kiểm toán viên nhà nước là các viên chức nhà nước
Về mặt tổ chức: kiểm toán nhà nước có thể trực thuộc chính phủ, Quốc hội hoặc tòa án Kiểm toán nhà nước Việt Nam do quốc hội thành lập
Chức năng và đối tượng
Chức năng của kiểm toán nhà nước: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền và tài sản nhà nước
Hoạt động của kiểm toán nhà nước: kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu quả
và hiệu lực trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước
Đối tượng trực tiếp và thường xuyên của kiểm toán nhà nước: là các tổ chức,
cá nhân và các hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước
Nguyên tắc và chuẩn mực của kiểm toán nhà nước
Nguyên tắc: theo luật kiểm toán nhà nước Việt Nam
Trang 8+Chỉ tuân theo pháp luật
+Trung trực khách quan
Chuẩn mực:
+ Chuẩn mực quốc tế: do tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao xây dựng và công bố
+ Chuẩn mực quốc gia: thường vụ quốc hội quy định tổng kiểm toán nhà nước xây dựng và ban hành
Kiểm toán viên nhà nước
Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhà nước do nhà nước trả lương => đơn
vị được kiểm toán không phải trả phí kiểm toán
Các chức danh kiểm toán nhà nước:
+ Kiểm toán viên cao cấp
+ Kiểm toán viên chính
+ Kiểm toán viên
+ Kiểm toán viên dự bị
Tính chất hoạt động của kiểm toán nhà nước
- Tính chất của cuộc kiểm toán là mang tính bắt buộc
- Báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước là căn cứ để:
+ Quốc hội xem xét quyết định dự toán ngân sách nhà nước phân bổ ngân sách trung ương quyết định dự án và công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước xem xét phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước giám sát thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tiền tệ quốc gia
+ Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước sử dụng trong quản lý nhà nước
- Báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước là căn cứ:
• Hội đồng nhân dân xem xét dự toán phân bổ giám sát thực hiện và quyết toán ngân sách địa phương
• Tòa án và các cơ quan pháp luật sử dụng để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế tài chính
Trang 9Các hoạt động kiểm toán nhà nước
• Kiểm toán báo cáo tài chính
• Kiểm toán tuân thủ
• Kiểm toán hoạt động
• Tổ chức và hoạt động của kiểm toán nhà nước Việt Nam
3.3 Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo & tư vấn mang tính độc lập & khách quan liên quan tới các công việc quản trị, quản lý rủi ro, và kiểm soát trong doanh nghiệp, theo đó góp phần giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu của mình
Kiểm toán nội bộ phải làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp (lợi ích đem lại khi thực hiện kiểm toán nội bộ phải nhiều hơn những chi phí bỏ ra để triển khai nó)
và cải thiện các hoạt động của doanh nghiệp (hiệu lực và hiệu quả được nâng cao) Kiểm toán nội bộ có tính nguyên tắc và hệ thống cao Các quy trình làm việc, chương trình thực hiện, những đánh giá và kết luận của kiểm toán nội bộ đều phải được liên kết chặt chẽ và hợp lý với nhau
Mục đích: Kiểm toán nội bộ nhắm tới mục đích là đem lại giá trị và cải thiện hoạt động của doanh nghiệp
Nhiệm vụ (trách nhiệm): Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo & tư vấn mang tính độc lập & khách quan liên quan tới các công việc quản trị, quản lý rủi ro, và kiểm soát trong doanh nghiệp, theo đó góp phần giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu của mình (Về chiến lược, hoạt động, tài chính, và tuân thủ)
4 Các dịch vụ của doanh nghiệp kiểm toán
4.1 Dịch vụ đảm bảo
4.2 Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính
4.3 Dịch vụ tư vấn thuế
4.4 Dịch vụ tư vấn về quản trị
5 Chuẩn mực kiểm toán
Trang 105.1 Khái niệm :
Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt đọng kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ Như vậy, chuẩn mực kiểm toán trước hết là những nguyên tắc cơ bản về
nghiệp vụ chuyên môn và việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán
Hiểu theo nghĩa rộng hơn, chuẩn mực kiểm toán bao gồm cả những hướng dãn
và giải thích về nguyên tắc cơ bản để kiểm toán viên có thể áp dụng trong thực tế, cũng như để đo lường và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán
5.2 Khái quát hệ thống chuẩn mực kiểm toán Quốc tế
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế là tiêu chuẩn chuyên nghiệp để kiểm toán thông tin tài chính Các tiêu chuẩn này được ban hành bởi Liên đoàn kế toán quốc tế thông qua Hội đồng tiêu chuẩn kiểm toán và đảm bảo quốc tế
Các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung :
+ Trình độ và hạnh kiểm chung
+ Thực hiện công việc đánh giá tại hiện trường
+ Báo cáo kết quả
5.3 Khái quát Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã ban hành
Gồm 39 chuẩn mực kiểm toán Việt nam và các chuẩn mực có liên quan
Số 1 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1- Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1)
Số 2 Chuẩn mực kiểm toán 200 – Mục tiêu tổng thể của Kiểm toán viên và Doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Số 3 Chuẩn mực số 210 – Hợp đồng kiểm toán
Số 4 Chuẩn mực số 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính
Số 5 Chuẩn mực số 230 – Tài liệu, hồ sơ kiểm toán