PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Kỹ thuật JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.181732354-1075.2015-0268 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 159-164 This paper is available online at http:stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Nhữ Thị Việt Hoa Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông là điều cần thiết, phù hợp với chủ trương giáo dục ở nước ta. Có nhiều biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề mang tính khả thi ở trường phổ thông. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua nghiên cứu khoa học (quá trình nghiên cứu khoa học chính là quá trình giải quyết vấn đề) là một trong những biện pháp đó. Từ khóa: Năng lực, giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề, nghiên cứu khoa học. 1. Mở đầu Xã hội phát triển đồng nghĩa với việc con người luôn luôn gặp phải những vấn đề mới trong cuộc sống. Cá nhân thành công biểu hiện ở khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề độc lập, linh hoạt, hiệu quả, sáng tạo, tiết kiệm thời gian. . . Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề nên ngay từ nghị quyết Hội nghị lần thứ tư khóa VII (1993), lần thứ 2 khóa VIII (1997) của ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Luật Giáo dục (1998) đã chỉ rõ: “Cuộc cách mạng về phương pháp giáo dục hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả năng suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập, sáng tạo ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” 1. Tháng 8 năm 2015 dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã viết: “Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu sau: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mĩ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)” 2. Có nhiều biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông 5,7,8: 1. Thông qua các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp: Phương pháp dạy học theo góc kết hợp với sử dụng thiết bị dạy học, phương pháp dạy học theo hợp đồng kết hợp với thiết bị dạy học, phương pháp dạy học theo dự án và sử dụng thiết bị dạy học. Ngày nhận bài: 25082015. Ngày nhận đăng: 25102015. Liên hệ: Nhữ Thị Việt Hoa, e-mail: nhuhoahnue.edu.vn 159 Nhữ Thị Việt Hoa 2. Sử dụng thí nghiệm và câu hỏi, bài tập để dẫn dắt học sinh tới vấn đề cần phát hiện; hướng dẫn học sinh đưa ra các giả thuyết khoa học; sử dụng hợp lí, đúng thời điểm các phương tiện dạy học tạo thuận lợi cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề; củng cố nội dung bài học bằng các câu hỏi hoặc bài tập vận dụng. 3. Khai thác biểu đồ trong dạy học. Tác giả nhận thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sử dụng các biện pháp dạy học tích cực, thiết kế các hoạt động dạy học cho nội dung môn học cụ thể. Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đã khẳng định: Hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề, bởi quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình giải quyết vấn đề, để tạo ra được sản phẩm từ nghiên cứu khoa học yêu cầu học sinh phải nhận thức được vấn đề, tìm hiểu kiến thức, đưa ra các giải pháp, tiến hành thử nghiệm tạo ra sản phẩm và đưa vào hoạt động. Thực tế hoạt động nghiên cứu khoa học đã và đang được phát triển tại trường phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12 được thể hiện bằng giải thưởng của cuộc thi “sáng tạo khoa học kĩ thuật” trên cả nước vào năm 2013, 2014, 2015. Tuy nhiên về quy mô nghiên cứu khoa học tại nhà trường phổ thông chưa rộng chỉ nghiên cứu trọng tâm để đi dự thi, thời lượng nghiên cứu còn mang tính cục bộ. Tương ứng với hoạt động dạy học giáo viên tập trung truyền đạt kiến thức, sử dụng các biện pháp phát huy tính tích cực học tập của người học, phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở mức thấp. . . chưa chú trọng dạy học định hướng nghiên cứu khoa học và phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Chính vì vậy hướng nghiên cứu phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua nghiên cứu khoa học là cần thiết và kết quả nghiên cứu nên được triển khai rộng rãi ở trường phổ thông. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực giải quyết vấn đề và hoạt động nghiên cứu khoa học Năng lực giải quyết vấn đề Theo tác giả Dương Giáng Thiên Hương 3: Ý tưởng “Giải quyết vấn đề” trong quá trình đào tạo giáo dục được hiểu ở hai phạm trù: - Trong phạm trù mục tiêu đào tạo: Ý tưởng này được coi như một năng lực cần được hình thành, bồi dưỡng và phát triển: Năng lực giải quyết vấn đề. - Trong phạm trù phương pháp đào tạo, ý tưởng này được coi như nấc thang cao của hệ thống phương pháp giáo dục tích cực: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Tác giả hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả Dương Giáng Thiên Hương để khẳng định rằng: Năng lực giải quyết vấn đề khác với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học, là một biện pháp trong số rất nhiều biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Theo tác giả: Năng lực giải quyết vấn đề là biểu hiện cá nhân thực hiện hoạt động phát hiện vấn đề, đưa ra cách giải quyết (hoặc thực hiện hiện giải quyết) vấn đề hiệu quả, có tính sáng tạo trong thời gian nhanh nhất với điều kiện hoàn cảnh (môi trường) xác định. 160 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua nghiên cứu khoa học cho học sinh phổ thông Năng lực giải quyết vấn đề phụ thuộc vào các yếu tố như: Tố chất bẩm sinh, yếu tố tâm lí - sinh lí, giáo dục. Năng lực giải quyết vấn đề có thể được phân cấp theo các mức độ hoàn thành 5: - Ở mức độ thứ nhất, học sinh đáp ứng được những yêu cầu cơ bản giải quyết vấn đề khi vấn đề đã được giáo viên đặt ra một cách tương đối rõ ràng. - Ở mức độ thứ hai, học sinh nhận ra được vấn đề trong tình huống do giáo viên đưa ra; biết hoàn tất việc giải quyết vấn đề dưới sự gợi ý dẫn dắt của giáo viên. - Ở mức độ thứ ba, học sinh chủ động phát hiện được vấn đề, dự đoán được những điều kiện đã làm nảy sinh vấn đề và biết nhận xét các thức đã tiếp cận để phát hiện và giải quyết vấn đề. Hoạt động nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm . . . dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kĩ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng) 9. Quá trình nghiên cứu khoa học nói chung gồm ba giai đoạn 4: - Giai đoạn 1: Đề xuất vấn đề nghiên cứu trong quá trình nhận thức hoặc trong hoạt động thực tiễn. - Giai đoạn 2: Tìm tòi con đường giải quyết vấn đề. Sự tìm tòi thể hiện qua việc phân tích vấn đề và đưa ra giả thuyết khoa học để giải quyết vấn đề. Kiểm chứng giả thuyết, nếu giả thuyết khoa học bị bỏ thì phải đặt vấn đề nghiên cứu lại, còn nếu thực nghiệm thừa nhận giả thuyết đúng đắn là chân lí khoa học thì chuyển sang thực hiện giai đoạn 3 - Giai đoạn 3: Vận dụng những kết luận của vấn đề nghiên cứu vào thực tiễn Hoạt động nghiên cứu khoa học chứa đựng tất cả các yếu tố hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Từ nhận thức được vấn đề để đề xuất hướng nghiên cứu đến hoạt động tìm tòi cách con đường giải quyết vấn đề (phương ph...

Trang 1

This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

THÔNG QUA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG

Nhữ Thị Việt Hoa

Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông là điều cần thiết, phù

hợp với chủ trương giáo dục ở nước ta Có nhiều biện pháp phát triển năng lực giải quyếtvấn đề mang tính khả thi ở trường phổ thông Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thôngqua nghiên cứu khoa học (quá trình nghiên cứu khoa học chính là quá trình giải quyết vấnđề) là một trong những biện pháp đó.

Từ khóa: Năng lực, giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề, nghiên cứu khoa học.

1 Mở đầu

Xã hội phát triển đồng nghĩa với việc con người luôn luôn gặp phải những vấn đề mới trongcuộc sống Cá nhân thành công biểu hiện ở khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề độc lập, linhhoạt, hiệu quả, sáng tạo, tiết kiệm thời gian Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề nên ngay từ nghị quyết Hội nghị lần thứ tư khóa VII (1993), lần thứ2 khóa VIII (1997) của ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Luật Giáo dục(1998) đã chỉ rõ: “Cuộc cách mạng về phương pháp giáo dục hướng vào người học, rèn luyện vàphát triển khả năng suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập, sáng tạongay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông Áp dụng những phương pháp giáo dục hiệnđại để bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” [1] Tháng 8 năm 2015 dựthảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã viết: “Chương trình giáo dục phổ thông nhằmhình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu sau: Năng lực tự học; Nănglực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mĩ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Nănglực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)” [2].

Có nhiều biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông [5,7,8]:1 Thông qua các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học phùhợp: Phương pháp dạy học theo góc kết hợp với sử dụng thiết bị dạy học, phương pháp dạy họctheo hợp đồng kết hợp với thiết bị dạy học, phương pháp dạy học theo dự án và sử dụng thiết bịdạy học.

Ngày nhận bài: 25/08/2015 Ngày nhận đăng: 25/10/2015.Liên hệ: Nhữ Thị Việt Hoa, e-mail: nhuhoa@hnue.edu.vn

Trang 2

2 Sử dụng thí nghiệm và câu hỏi, bài tập để dẫn dắt học sinh tới vấn đề cần phát hiện;hướng dẫn học sinh đưa ra các giả thuyết khoa học; sử dụng hợp lí, đúng thời điểm các phươngtiện dạy học tạo thuận lợi cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề; củng cố nội dung bài họcbằng các câu hỏi hoặc bài tập vận dụng.

3 Khai thác biểu đồ trong dạy học.

Tác giả nhận thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu phát triển năng lực giải quyết vấn đề quanghiên cứu khoa học, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sử dụng các biện pháp dạy học tíchcực, thiết kế các hoạt động dạy học cho nội dung môn học cụ thể.

Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đã khẳng định: Hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò quantrọng trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề, bởi quá trình nghiên cứu khoa học là quátrình giải quyết vấn đề, để tạo ra được sản phẩm từ nghiên cứu khoa học yêu cầu học sinh phảinhận thức được vấn đề, tìm hiểu kiến thức, đưa ra các giải pháp, tiến hành thử nghiệm tạo ra sảnphẩm và đưa vào hoạt động.

Thực tế hoạt động nghiên cứu khoa học đã và đang được phát triển tại trường phổ thông từlớp 9 đến lớp 12 được thể hiện bằng giải thưởng của cuộc thi “sáng tạo khoa học kĩ thuật” trên cảnước vào năm 2013, 2014, 2015 Tuy nhiên về quy mô nghiên cứu khoa học tại nhà trường phổthông chưa rộng chỉ nghiên cứu trọng tâm để đi dự thi, thời lượng nghiên cứu còn mang tính cụcbộ Tương ứng với hoạt động dạy học giáo viên tập trung truyền đạt kiến thức, sử dụng các biệnpháp phát huy tính tích cực học tập của người học, phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở mứcthấp chưa chú trọng dạy học định hướng nghiên cứu khoa học và phát huy tối đa năng lực giảiquyết vấn đề của học sinh.

Chính vì vậy hướng nghiên cứu phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua nghiên cứukhoa học là cần thiết và kết quả nghiên cứu nên được triển khai rộng rãi ở trường phổ thông.

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Năng lực giải quyết vấn đề và hoạt động nghiên cứu khoa học

Năng lực giải quyết vấn đề

Theo tác giả Dương Giáng Thiên Hương [3]: Ý tưởng “Giải quyết vấn đề” trong quá trìnhđào tạo giáo dục được hiểu ở hai phạm trù:

- Trong phạm trù mục tiêu đào tạo:Ý tưởng này được coi như một năng lực cần được hìnhthành, bồi dưỡng và phát triển: Năng lực giải quyết vấn đề.

- Trong phạm trù phương pháp đào tạo,ý tưởng này được coi như nấc thang cao của hệthống phương pháp giáo dục tích cực: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

Tác giả hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả Dương Giáng Thiên Hương để khẳngđịnh rằng: Năng lực giải quyết vấn đề khác với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Phươngpháp dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học, là một biện pháp trong số rất nhiềubiện pháp giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Theo tác giả: Năng lực giải quyết vấn đề là biểu hiện cá nhân thực hiện hoạt động phát hiệnvấn đề, đưa ra cách giải quyết (hoặc thực hiện hiện giải quyết) vấn đề hiệu quả, có tính sáng tạotrong thời gian nhanh nhất với điều kiện hoàn cảnh (môi trường) xác định.

Trang 3

Năng lực giải quyết vấn đề phụ thuộc vào các yếu tố như: Tố chất bẩm sinh, yếu tố tâm lí sinh lí, giáo dục.

-Năng lực giải quyết vấn đề có thể được phân cấp theo các mức độ hoàn thành [5]:

- Ở mức độ thứ nhất, học sinh đáp ứng được những yêu cầu cơ bản giải quyết vấn đề khivấn đề đã được giáo viên đặt ra một cách tương đối rõ ràng.

- Ở mức độ thứ hai, học sinh nhận ra được vấn đề trong tình huống do giáo viên đưa ra; biếthoàn tất việc giải quyết vấn đề dưới sự gợi ý dẫn dắt của giáo viên.

- Ở mức độ thứ ba, học sinh chủ động phát hiện được vấn đề, dự đoán được những điều kiệnđã làm nảy sinh vấn đề và biết nhận xét các thức đã tiếp cận để phát hiện và giải quyết vấn đề.

Hoạt động nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm dựa trên những sốliệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng,tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kĩthuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng) [9].

Quá trình nghiên cứu khoa học nói chung gồm ba giai đoạn [4]:

- Giai đoạn 1:Đề xuất vấn đề nghiên cứu trong quá trình nhận thức hoặc trong hoạt độngthực tiễn.

- Giai đoạn 2:Tìm tòi con đường giải quyết vấn đề.

Sự tìm tòi thể hiện qua việc phân tích vấn đề và đưa ra giả thuyết khoa học để giải quyếtvấn đề Kiểm chứng giả thuyết, nếu giả thuyết khoa học bị bỏ thì phải đặt vấn đề nghiên cứu lại,còn nếu thực nghiệm thừa nhận giả thuyết đúng đắn là chân lí khoa học thì chuyển sang thực hiệngiai đoạn 3

- Giai đoạn 3:Vận dụng những kết luận của vấn đề nghiên cứu vào thực tiễn

Hoạt động nghiên cứu khoa học chứa đựng tất cả các yếu tố hình thành và phát triển nănglực giải quyết vấn đề: Từ nhận thức được vấn đề để đề xuất hướng nghiên cứu đến hoạt động tìmtòi cách con đường giải quyết vấn đề (phương pháp/biện pháp/giải pháp phát triển hướng nghiêncứu) Khi đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đã chứng minh được con đường giải quyết vấn đềthành công đảm bảo tính hiệu quả và sáng tạo.

2.2 Quy trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua nghiên cứukhoa học

Từ sơ đồ ở hình 1 ta có thể thấy quá trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông quanghiên cứu khoa học gồm 5 bước:

- Bước 1 Định hướng vấn đề nghiên cứu:Đây là bước giúp học sinh phát hiện vấn đề cầnnghiên cứu Ở bước này định hướng vấn đề nghiên cứu có thể là giáo viên hoặc học sinh tự địnhhướng Giáo viên nên dẫn dắt học sinh vào vấn đề mâu thuẫn, cần thiết phải giải quyết bằng nhữngcâu hỏi, những hoạt động giúp học sinh chủ động nghiên cứu và cảm nhận rằng mình tự tìm ra vấnđề.

- Bước 2 Tìm hiểu kiến thức cần thiết:Để nghiên cứu học sinh cần có kiến thức cơ bản vềvấn đề nghiên cứu Chính vì vậy giáo viên có thể gợi ý học sinh tự tìm hiểu thêm kiến thức hoặc

Trang 4

cung cấp kiến thức cần thiết cho học sinh (mức độ gợi ý, cung cấp kiến thức của giáo viên tùy vàođối tượng học sinh; độ khó của vấn đề nghiên cứu) Những kiến thức cần thiết này chỉ dự kiến banđầu, trong quá trình tiến hành nghiên cứu học sinh vẫn sẽ gặp phải những kiến thức chưa biết nênhọc sinh cần tự chủ động tìm hiểu hoặc giáo viên hỗ trợ.

- Bước 3 Lập kế hoạch nghiên cứu:Đây là bước quan trọng ảnh hưởng đến cả quá trìnhnghiên cứu và sản phẩm thu được Học sinh tự lập kế hoạch nghiên cứu, giáo viên gợi ý định hướnghọc sinh chỉnh sửa lại cho phù hợp.

- Bước 4 Tiến hành nghiên cứu:Học sinh tự thực hiện các bước nghiên cứu theo kế hoạchđã đề ra Giáo viên động viên, chỉ giúp đỡ khi học sinh cần thiết để học sinh không bị nản Trongquá trình tiến hành nghiên cứu không đi đến kết quả nghiên cứu giáo viên và học sinh quay lạiđịnh hướng đề tài.

- Bước 5 Kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu:Bước này được thực hiện nhằm đảm bảo sảnphẩm nghiên cứu đạt hiệu quả.

Hình 1 Sơ đồ quá trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua nghiên cứu khoa học

2.3 Ví dụ đề tài nghiên cứu khoa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề củahọc sinh

Bước 1 Định hướng vấn đề nghiên cứu

Sau khi học xong bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy (Sách giáo khoa Công nghệlớp 11) Em Đạt lớp 11B Trường Trung học phổ thông Thực nghiệm đã đặt rac các câu hỏi sau:

- Xe số đời mới hiện nay (Wave, Jupiter ) có tiêu thụ ít xăng hơn so với xe Dream không?

Trang 5

Đã có những cải tiến nào so với xe Dream? Tại sao xe Dream vẫn được các bác lớn tuổi và một sốthanh niên thích đi?

- Khi mua xe nên mua xe ga hay xe số?

Giáo viên không giải thích các câu hỏi của Đạt mà gợi ý Đạt hãy thực hiện đề tài: “Tìmhiểu những cải tiến của xe máy tại Việt Nam”.

Bước 2 Tìm hiểu kiến thức cần thiết

Giáo viên xác định: Đạt đã biết được một số kiến thức cơ bản về động cơ đốt trong, về ứngdụng của động cơ đốt trong trên xe máy Giáo viên đề nghị Đạt đọc lại tất cả các kiến thức đã họcvề động cơ đốt trong và xem lại bài vừa học, sau đó vạch ra một số nội dung sẽ làm để tìm hiểu vềnhững cải tiến của xe máy tại Việt Nam

Bước 3 Lập kế hoạch nghiên cứu

Đạt đã đưa ra kế hoạch tìm hiểu như sau:

1 Đọc lại các nội dung đã được học về động cơ đốt trong; ứng dụng động cơ đốt trong trênxe máy

2 Chọn 03 loại xe tìm hiểu: Dream, Wave RSX, Lead

3 Tìm hiểu các thông tin trên mạng về 03 xe với các nội dung: Loại động cơ, phương pháplàm mát, tốc độ, lượng nhiên liệu tiêu thụ, hệ thống phanh, cách khởi động, kiểu dáng/phong cách,thời gian bảo dưỡng, khối lượng xe .

4 Quan sát thực tiễn và đi thử

5 Hỏi những người đang sử dụng xe, thợ sửa chữa, cửa hàng bán xe.6 Viết báo cáo.

Bước 4 và 5 Tiến hành nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế

Đạt đã viết báo cáo và thu được những kiến thức về:

- Động cơ: Đều sử dụng động cơ xăng 4 kì (1 xi lanh), xe Dream và Wave RSX động cơ đặtở giữa xe còn xe Lead đặt ở đuôi xe.

- Tốc độ xe: Có thể đạt được tốc độ cao như nhau (135km/h) Xe Lead tăng tốc nhanh hơnxe Dream, Wave RSX.

- Làm mát: Xe Dream, Wave RSX làm mát bằng không khí; xe Lead làm mát bằng bằngkhông khí và nước (dung dịch nước làm mát).

- Côn tự động: Xe Dream, Wave RSX chỉ cần vặn ga, vào số; Xe Lead loại bỏ hẳn cần sangsố, thay vào đó là truyền động dây cua-roa với vô số cấp, nhờ bỏ chân số mà xe Lead có sàn xe lấychỗ để chân.

- Phanh: Xe Wave RSX, xe Lead sử dụng phanh đĩa có tính thẩm mĩ và khả năng phanh tốthơn Xe dream dùng phanh tang trống Xe sử dụng phanh đĩa sẽ có giá cao hơn xe dùng phanhtang trống 1 - 2 triệu.

- Hệ thống phun xăng: Xe Wave RSX, xe Lead sử dụng hệ thống phun xăng điện tử nêntiêu thụ xăng ít hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn xe Dream sử dụng bộ chế hòa khí (so sánh đi cùngquãng đường với vận tốc như nhau).

Trang 6

3 Kết luận

Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường phổ thông tuy còn chưa phổ biến và gặpphải nhiều khó khăn như: Năng lực nghiên cứu của học sinh, năng lực hướng dẫn của giáo viên,hướng nghiên cứu phù hợp, thời gian thực hiện, môi trường nghiên cứu nhưng đó là hoạt độngphát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh một cách tích cực Bên cạnh việc định hướngnghiên cứu, khơi dậy niềm đam mê, hứng khởi, bổ ích cho học học sinh, giáo viên nên định hướngcho học sinh kế hoạch nghiên cứu phù hợp; hỗ trợ, động viên liên tục khi học sinh gặp khó khăn;chú trọng tuân thủ quy trình nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII Nxb Chính trị Quốc giaHà Nội năm 1998, tr 41.

[2] Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thôngmới) tháng 8 năm 2015 của Bộ giáo dục và đào tạo.

[3] Dương Giáng Thiên Hương, 2012 Dạy học theo cách tiếp cận giải quyết vấn đề ở tiểu học.

Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 27-32.

[4] Nguyễn Trọng Khanh, Lê Huy Hoàng, Đặng Xuân Thuận, Đặng Thị Nhung, 2012 Bản thảo

giáo trình lí luận dạy học kĩ thuật Công nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[5] Cao Thị Thặng, Nguyễn Cương, Trần Thị Thu Huệ, 2012 Phát triển năng lực phát hiện và

giải quyết vấn đề thông qua dạy học môn Hóa học cho học sinh trung học phổ thông Tạp chíGiáo dục, số 279, tr 29-30.

[6] Nguyễn Anh Tuấn, 2003 Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh

trung học cơ sở trong dạy học khái niệm toán học (thể hiện qua một số khái niệm đại số ởtrung học cơ sở) Luận án Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 48-49.

[7] Phan Khắc Nghệ, 2012 Một số biên pháp bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

cho học sinh trong dạy học sinh học Tạp chí Giáo dục, Số 286, kì 2, tr 55-57.

[8] Ngô Thị Hải Yến, 2007 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua khai

thác biểu đồ trong dạy học - học Địa lí lớp 9 - THCS Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sưphạm Hà Nội, Số 52, Tập 6, tr 138-143.

[9] http://nckh-sv.blogspot.com/2011/10/nghien-cuu-khoa-hoc-la-gi.html

Deverloping problem solving competency by scientific research for student in high school

Instilling problem solving competency in students is essential and is in line with theeducational policy of Vietnam There are many ways that problem solving competency could beintroduced in high schools Developing problem solving competency by scientific research (thescientific research process is the process of solving a problem) is one such measure.

Keywords: Competency, problem solving, problem solving competency, scientific research

Ngày đăng: 30/05/2024, 10:36

Tài liệu liên quan