1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những thành công và hạn chế của marketing hỗn hợp của nhãn hiệu Pepsi của Pepsico

19 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Những Thành Công Và Hạn Chế Của Marketing Hỗn Hợp Của Nhãn Hiệu Pepsi Của Pepsico
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Nhận làm tiểu luận các môn kinh tế zalo: 362162116 Phân tích những thành công và hạn chế của marketing hỗn hợp của nhãn hiệu Pepsi của Pepsico Lời Mở Đầu 2 Phần I: Cơ sở lí luận về chiến lược Marketing hỗn hợp. 3 1.1 Khái niệm, vai trò chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing mix). 3 1.1.1 Khái niệm chiến lược, chiến thuật, chiến dịch. 3 1.1.2 Khái niệm Marketing hỗn hợp. 3 1.1.3 Vai trò của Marketing hỗn hợp. 3 Đối với doanh nghiệp 3 Đối với người tiêu dùng 4 Đối với xã hội 5 1.1.4 Lợi ích của Marketing hỗn hợp. 5 1.1.5 Các chiến lược Marketing hỗn hợp. 6 Marketing Mix 4P 6 Marketing Mix 7P 6 Marketing Mix 4C 7 Marketing Mix 3P 7 Marketing Mix 4E 7 Phần II: Thực trạng chiến lược Marketing của sản phẩm Pepsi của Pepsico. 8 2.1 Tổng quan về Pepsico. 8 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Pepsico. 8 2.1.2 Các sản phẩm của Pepsico. 9 2.2 Tổng quan về pepsi của Pepsico. 12 2.3 Thực trạng chiến lược marketing Pepsi của Pepsico: 13 2.3.1 Thực trạng marketing Pepsi của Pepsico. 13 2.3.2. Những chiến lược marketing thành công của Pepsi. 14 2.3.3 Những hạn chế trong marketing của Pepsi. 16 Phần III: Giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phẩm Pepsi của Pepsico. 18 3.1. Cơ hội phát triển của Pepsi. 18 3.2 Thách thức của Pepsi. 18

Trang 1

M c l c: ục lục: ục lục:

Lời Mở Đầu 2

Phần I: Cơ sở lí luận về chiến lược Marketing hỗn hợp 3

1.1 Khái niệm, vai trò chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing mix) 3

1.1.1 Khái niệm chiến lược, chiến thuật, chiến dịch 3

1.1.2 Khái niệm Marketing hỗn hợp 3

1.1.3 Vai trò của Marketing hỗn hợp 3

Đối với doanh nghiệp 3

Đối với người tiêu dùng 4

Đối với xã hội 5

1.1.4 Lợi ích của Marketing hỗn hợp 5

1.1.5 Các chiến lược Marketing hỗn hợp 6

Marketing Mix 4P 6

Marketing Mix 7P 6

Marketing Mix 4C 7

Marketing Mix 3P 7

Marketing Mix 4E 7

Phần II: Thực trạng chiến lược Marketing của sản phẩm Pepsi của Pepsico 8

2.1 Tổng quan về Pepsico 8

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Pepsico 8

2.1.2 Các sản phẩm của Pepsico 9

2.2 Tổng quan về pepsi của Pepsico 12

2.3 Thực trạng chiến lược marketing Pepsi của Pepsico: 13

2.3.1 Thực trạng marketing Pepsi của Pepsico 13

2.3.2 Những chiến lược marketing thành công của Pepsi 14

2.3.3 Những hạn chế trong marketing của Pepsi 16

Phần III: Giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phẩm Pepsi của Pepsico 18

3.1 Cơ hội phát triển của Pepsi 18

3.2 Thách thức của Pepsi 18

Trang 2

Lời Mở Đầu

Trong thời đại hiện nay, hoạt động kinh doanh vô cùng khó khăn, các doanh nghiệp luôn phải đổi mới, cải tiến và đẩy mạnh truyền thông mới có thể theo kịp tốc

độ phát triển, Những thay đổi nhanh về thị hiếu, công nghệ tình hình cạnh tranh, tập trung cải tiến sản phẩm mà làm yếu đi công tác truyền thông cổ động, chưa thực sự khai thác hết thị trường trong nước, thì doanh nghiệp không thể tồn tại Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tập trung toàn diện đến chiến lược marketing nếu muốn tồn tại và phát triển với uy tín ngày càng cao

Qua tìm hiểu, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích những thành công và hạn chế của marketing hỗn hợp của nhãn hiệu Pepsi của Pepsico” Nhóm chúng tôi xin chia bài luận ra làm 3 phần, với nội dung từng phần như sau:

Phần I: Cơ sở lí luận về chiến lược Marketing hỗn hợp

Phần II: Thực trạng chiến lược Marketing của sản phẩm Pepsi của Pepsico

Phần III: Giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phẩm Pepsi của Pepsico

Do kiến thức còn có phần hạn chế cũng như những phân tích còn chưa sắc sảo Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô Cuối cùng chúng thôi xin gửi lời cảm ơn đến … – giảng viên bộ môn ………… đã hướng dẫn tận tình để nhóm chúng tôi có thể hoàn thành bài luận này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Phần I: Cơ sở lí luận về chiến lược Marketing hỗn hợp.

1.1 Khái niệm, vai trò chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing mix).

1.1.1 Khái niệm chiến lược, chiến thuật, chiến dịch.

Marketing hỗn hợp bao gồm nhiều lĩnh vực trọng tâm đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch quảng cáo toàn diện Thuật ngữ này thường đề cập đến các thành phần/ yếu tố chính trong chiến lược tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm bắt đầu bằng chữ P trong tiếng Anh Cụ thể các chiến lược marketing mix sẽ bao gồm các khía cạnh: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối), Promotion (Quảng cáo)

Một chiến lược tiếp thị hiệu quả sẽ liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau thay

vì chỉ tập trung vào thông điệp truyền tải Cách làm này giúp tiếp cận nhiều đối tượng hơn, bằng cách ghi nhớ 4P marketing, các chuyên gia tiếp thị có thể tập trung tốt hơn vào những yếu tố thực sự quan trọng Tập trung vào phương thức hỗn hợp trong tiếp thị giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược khi tung ra sản phẩm mới hoặc sửa đổi các sản phẩm hiện có

1.1.2 Khái niệm Marketing hỗn hợp.

Marketing hỗn hợp là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực marketing (đồng

thời được biết đến như là 4P), là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử

dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing

Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn

hợp Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm

1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học

Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu

1.1.3 Vai trò của Marketing hỗn hợp.

Đối với doanh nghiệp

Hiểu theo nghĩa rộng, tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều là hoạt động marketing Bắt đầu từ việc xây dựng ý tưởng, tạo ra một mặt hàng mới rồi tiến hành sản xuất sau đó phân phối và cuối cùng hàng hoá ấy xuất hiện trên thị trường

Chiến lược marketing mix giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và bền vững

trên thị trường Nó có khả năng thích nghi với sự biến đổi của thị trường và môi trường bên ngoài Và chỉ ra cho doanh nghiệp thấy được rằng phải cung cấp ra thị

Trang 4

trường những gì khách hàng cần, phù hợp với nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng

Marketing mix là gì mà có thể tạo ra khả năng gắn kết giữa hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp với thị trường qua hầu hết mọi giai đoạn của chu trình tái sản xuất Marketing thực hiện các công tác thu thập thông tin trên thị trường và truyền tải thông tin từ nội bộ ra thị trường, nghiên cứu và xây dựng sản phẩm mới, phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ,…

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, việc tiêu thụ sản phẩm cũng là một yếu tố then chốt, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay, thị trường các sản phẩm này đang bị cạnh tranh rất gay gắt Hàng hoá đã được tiêu chuẩn hóa, việc các sản phẩm tung ra cũng cần phải bảo đảm

Phân phối hàng hóa hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể thu được tiền để thanh toán các chi phí trong những công đoạn của quy trình sản xuất kinh doanh Ngược lại, phân phối hàng hoá kém hiệu quả sẽ dẫn tới sự đình trệ của sản xuất kinh doanh, có thể doanh nghiệp không thanh toán được tiền dẫn tới vỡ nợ

Thực tế, vấn đề này không chỉ đặt ra đối với những doanh nghiệp sản xuất mà còn đối với cả doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp hoạt động trong khẩu phân phối hàng hóa Doanh nghiệp đưa gì ra thị trường là yếu tố quan trọng, nhưng việc đưa ra như thế nào sẽ quyết định sự thành bại trên thương trường

Để đưa sản phẩm ra thị trường cần quan tâm đến rất nhiều yếu tố

Xúc tiến thương mại không phải đơn thuần là những chính sách nhằm trợ giúp cho các chính sách sản phẩm, giá thành và phân phối Đồng thời còn làm gia tăng hiệu quả thực thi các chính sách đó Nghĩa là thúc đẩy thương mại để tạo nên lợi thế và tính đặc biệt khi cạnh tranh của doanh nghiệp

Đối với người tiêu dùng

Marketing-mix không những mang đến giá trị cho doanh nghiệp mà nó cũng mang tới lợi ích cho người tiêu dùng Doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển chỉ khi họ đem đến các giá trị thực tế đối với người tiêu dùng Lợi ích của người tiêu dùng ở mặt kinh

tế là việc khách hàng nhận về giá trị cao hơn chi phí mà họ bỏ ra khi mua sản phẩm

Để sản xuất ra một sản phẩm thỏa mãn người tiêu dùng thì cần chú ý những lợi ích của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh

Vai trò của marketing mix là tìm kiếm và khám phá những yêu cầu, những mong

đợi của người tiêu dùng hiện nay và trong tương lai Để sáng tạo thêm nhiều dòng sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và mong đợi thực tế của người tiêu dùng

Marketing mix thậm chí có thể đem lại nhiều lợi ích nằm ngoài sức tưởng tượng của người tiêu dùng Xây dựng, tăng uy tín và phát triển doanh nghiệp trên thị trường Đồng thời, tăng cường bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng

Trang 5

Tạo cơ hội thuận lợi để cung cầu gặp gỡ trực tiếp bằng thông tin hai chiều: Từ doanh nghiệp sang người tiêu dùng và ngược lại giữa người tiêu dùng đến doanh nghiệp Trên nền tảng tiếp nhận thông tin từ thị trường, doanh nghiệp có những hành động để các sản phẩm này được tiêu thụ nhanh chóng hơn

Đối với xã hội

Đối với xã hội, vai trò marketing mix là gì? Ngày nay, marketing mix được biết đến

không chỉ cung cấp và xúc tiến cho hoạt động phát triển kinh tế của doanh nghiệp Mà

nó cũng được nhắc đến với nhiều vai trò quan trọng khác trong xã hội

Đóng vai trò trong việc xây dựng một mức sống cho cộng đồng Khi xem xét tổng thể hoạt động marketing của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đang kinh doanh hàng tiêu dùng Ngoại trừ yếu tố lợi nhuận về mặt tài chính, các doanh nghiệp hiện đang có những chương trình vì môi trường vì cộng đồng ví dụ như:

Các thông tin giới thiệu sản phẩm, quảng cáo hay tuyên truyền đều thể hiện đúng bản chất và chân thực về giá trị hàng hóa, chất lượng dịch vụ Người tiêu dùng không bị

mờ mắt hay ngộ nhận vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp như trước đây Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh là những hoạt động về văn hoá và an sinh xã hội Nhằm nâng cao hình ảnh và giá trị của doanh nghiệp.Mang đến giá trị thiết thực cho cộng đồng là điều mà nhiều doanh nghiệp hướng đến

Đặc biệt là trong xu thế hội nhập như hiện nay, vai trò của marketing vì thế ngày càng được khẳng định rõ Giúp người tiêu dùng trong nước tiếp cận với những sản phẩm và dịch vụ của nước ngoài nhanh chóng và dễ dàng hơn

Ngược lại, 4P marketing mix cũng giúp chính bản thân doanh nghiệp trong việc

mang những sản phẩm của mình đi quảng bá, giao lưu thương mại với đối tác và thị trường nước ngoài Góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và xây dựng hình ảnh đất nước trên thị trường thế giới

Xúc tiến thương mại không phải đơn thuần là các chính sách nhằm trợ giúp thực hiện một số hoạt động sản xuất, giá cả và phân phối Mà còn giúp gia tăng hiệu quả thực thi những chính sách đó Nghĩa là hoạt động thương mại đã tạo nên lợi thế mang tính khác biệt trong cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.4 Lợi ích của Marketing hỗn hợp.

Việc ứng dụng hiệu quả chiến thuật marketing mix vào hoạt động kinh doanh chính là

cánh cửa mở ra hướng đi phù hợp với doanh nghiệp Sau đây Accesstrade sẽ chia sẻ

đến bạn đọc những giá trị mà mô hình này mang lại:

Marketing mix và những lợi ích mà nó đem đến

Cung cấp cơ sở dữ liệu về phân bổ tài nguyên: Việc phân bổ nhân lực cùng tài

nguyên bao gồm con người và tài chính là một trong các yếu tố quan trọng đem đến sự

thành công cho marketing Nguồn lực này phụ thuộc khá nhiều vào chiến lược

marketing mix nhằm đảm bảo tối đa hoá lợi ích đối với doanh nghiệp cùng sự thỏa

mãn của khách hàng

Trang 6

Phân bố dữ liệu: Marketing mix đem đến cho doanh nghiệp sự chuyên môn hoá, vì

vậy mà các nhân viên trong doanh nghiệp đều được phân bố dữ liệu và chia nhỏ ra nhằm tận dụng một cách tốt nhất có thể

Tạo lợi thế xúc tiến thương mại: Không chỉ là những biện pháp với mục tiêu hỗ trợ

các chính sách về sản phẩm, giá cả hay phân phối, marketing mix cũng mở ra nhiều khả năng xúc tiến thương mại

Nhờ phát huy được tác dụng của các chính sách đó: Tức là, nhờ có hiệu quả xúc

tiến thương mại của marketing mix mà doanh nghiệp tạo dựng những lợi thế và sự khác biệt trên thị trường cạnh tranh

1.1.5 Các chiến lược Marketing hỗn hợp.

Marketing Mix 4P

Mô hình 4p trong marketing (cũng được biết đến như là mô hình marketing Mix mà E

J McCarthy đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1960), được các nhà làm marketing sử dụng như một phương tiện nhằm thực hiện chiến lược marketing

Bộ phận marketing trong những doanh nghiệp thường áp dụng mô hình này nhằm tạo

ra phản ứng phù hợp từ thị trường bằng việc “trộn lẫn” 4 yếu tố theo cách tốt nhất Cơ bản, cần phải hiểu các nguyên tắc của 4p trong marketing là những yếu tố có thể kiểm soát được

Khái niệm marketing mix 4P trở nên quen thuộc khi được áp dụng rộng rãi cũng như

được giảng dạy tại nhiều doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng trên toàn thế giới Là nền tảng cho thuật ngữ marketing mix sau này Marketing mix 4P là tổng hợp những phạm vi tiếp thị gồm:

 Product (Sản phẩm): Một hàng hoá hữu hình hay một dịch vụ vô hình Đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô rộng lớn với một số lượng cụ thể của đơn vị

 Price (Giá): Là chi phí khách hàng sẽ bỏ ra để sở hữu sản phẩm hoặc dịch

vụ của nhà cung cấp

 Place (Địa điểm): Đại diện cho những địa điểm mà khách hàng có thể mua sản phẩm

 Promotion (Xúc tiến): Là toàn bộ những hoạt động nhằm đảm bảo cho khách hàng hiểu rõ hơn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn

Với những nhà làm công việc tiếp thị, đây là phương pháp khá phổ biến trong hoạch định chiến lược Nếu để ý, bạn sẽ phát hiện được cách làm này cũng được nhiều cá nhân, tổ chức thương mại sử dụng Tất nhiên, sự pha trộn và những chiến thuật trong

đó có thể chưa chuẩn xác, còn nhiều thiếu sót

Marketing Mix 7P

Trang 7

Marketing mix 7P là mô hình tiếp thị được phát triển dựa trên mô hình 4P Mô hình

marketing này kế thừa 4 đối tượng tiếp thị của mô hình cũ và tích hợp thêm 3 yếu tố mới đó là: People, Process và Physical

Doanh nghiệp thưởng sử dụng mô hình marketing mix 7P hay 4P?

Chiến lược đã được áp dụng rộng rãi và phù hợp với các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác nhau.

Marketing Mix 4C

Mô hình marketing mix 4C được sáng lập và phát triển vào năm 1990 bởi Robert F Lauterborn Mô hình này như một phiên bản rút gọn của hai mô hình 4P và 7P Được xây dựng dựa trên 4 yếu tố chính đó là: Customer, Cost, Convenience và

Communication.

Marketing Mix 3P

Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã bổ sung thêm marketing mix 3P bao gồm Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý) và People (con người) vào

mô hình 4P để tạo nên mô hình phát triển đó là marketing mix 7P Tăng cường thêm

tính hiệu quả cho các hoạt động marketing.

Marketing Mix 4E

Hiện đại hoá mô hình marketing hỗn hợp cũ và tập trung vào những nhu cầu của thị trường, của khách hàng Từ đó, cho ra đời một mô hình tiếp thị mới đó là marketing mix 4E.

Thúc đẩy tăng trưởng kết quả kinh doanh thông qua việc kết nối với khách hàng 4E ở đây bao gồm: Experience, Exchange, Everywhere và Evangelism.

Trang 8

Phần II: Thực trạng chiến lược Marketing của sản phẩm Pepsi của Pepsico.

2.1 Tổng quan về Pepsico.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Pepsico.

PepsiCo, Inc là một tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống đa quốc gia của

Mỹ có trụ sở tại Harrison, New York, trong ấp Purchase PepsiCo quan tâm đến việc sản xuất, tiếp thị và phân phối thực phẩm ăn nhẹ có hạt, đồ uống và các sản phẩm khác PepsiCo được thành lập vào năm 1965 với sự hợp nhất của Công ty Pepsi-Cola

và Frito-Lay, Inc PepsiCo đã mở rộng từ sản phẩm cùng tên Pepsi sang một loạt các thương hiệu thực phẩm và đồ uống rộng lớn hơn, trong đó lớn nhất bao gồm việc mua lại các công ty Tropicana vào năm 1998 và Quaker Oats Company vào năm 2001 Việc mua lại các công ty này giúp Pepsi thêm thương hiệu Gatorade vào danh mục sản phẩm của mình

Kể từ ngày 26 tháng 1 năm 2012, 22 thương hiệu của PepsiCo đã tạo ra doanh

số bán lẻ hơn 1 tỷ đô la Mỹ, và các sản phẩm của công ty đã được phân phối trên hơn

200 quốc gia, dẫn đến doanh thu ròng hàng năm là 43,3 tỷ đô la Mỹ Dựa trên doanh thu thuần, PepsiCo là doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống lớn thứ hai trên thế giới, sau Nestlé Trong phạm vi Bắc Mỹ, PepsiCo là doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống lớn nhất tính theo doanh thu thuần Ramon Laguarta đã là giám đốc điều hành của PepsiCo kể từ năm 2018 Việc phân phối và đóng chai đồ uống của công ty được thực hiện bởi PepsiCo cũng như các nhà đóng chai được cấp phép ở một số khu vực nhất định

PepsiCo là công ty hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực nước giải khát và thực phẩm với doanh thu hơn 60 tỉ đôla và 285,000 nhân viên PepsiCo cam kết đạt được

sự tăng trưởng bền vững thông qua đội ngũ nhân viên được giao quyền, hành động với tinh thần trách nhiệm và luôn xây dựng lòng tin Sứ mệnh PepsiCo đề ra là: “Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát Công ty không ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều lợi ích kinh

tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động Công

ty luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công bằng và chính trực trong mọi hành động của mình.”

Trang 9

2.1.2 Các sản phẩm của Pepsico.

Nước khoáng đóng chai Aquafina: Nước khoáng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu để duy trì sự sống hàng ngày cũng như cung cấp khoáng chất cần thiết có lợi

để duy trì năng lượng Aquafina cung cấp nguồn nước tinh khiết được xử lý qua hệ thống thẩm thấu ngược và Ozon, thanh trùng bằng tia cực tím và loại bỏ các tạp chất Sản phẩm còn đáp ứng tiêu chuẩn Nước uống của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới Sản phẩm được đóng gói trong chai nhựa với nhiều kích thước, phù hợp cho những

chuyến du lịch hoặc mang đi hàng ngày

Cà phê đóng lon – Boss Cà Phê: Năm 2019, Pepsico Vietnam đã cho ra mắt sản phẩm BOSS Cà Phê với hai hương vị quen thuộc: cà phê đen và cà phê sữa Những

Trang 10

hạt cà phê chất lượng nhất được tuyển chọn kĩ lưỡng theo tỉ lệ tuyệt vời 20% Arabica

và 80% Robusta Hương thơm ngọt ngào, đậm đà của cà phê được giữ nguyên trong lon có van đóng giúp bạn tràn đầy sức sống, tỉnh táo cả ngày dài

Nước uống tăng lực Sting: Xuất hiện đầu tiên vào năm 2003, sản phẩm Sting của Pepsico Vietnam đã chiếm cảm tình của phần lớn giới trẻ Việt Nam Khác xa với màu vàng, vị ngọt đậm của nước tăng lực truyền thống, Sting có màu đỏ, vị dâu, ngọt vừa phải, phù hợp cho mọi đối tượng, độ tuổi Với taurine, inositol, vitamin B, và chiết xuất nhân sâm, Sting cung cấp năng lượng cho bạn tỉnh táo suốt cả ngày dài

Đồ uống có gas Pepsi Cola: Thức uống có gas Pepsi có hương vị lôi cuốn, vị ngọt nhẹ, không gắt, mang đến cảm giác sảng khoái trong những ngày hè nóng bức và sau những giờ hoạt động mạnh Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Pepsico Vietnam

Ngày đăng: 30/05/2024, 09:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w