1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Tội đào ngũ và đấu tranh phòng chống tội đào ngũ ở Hà Tây

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội đào ngũ và đấu tranh phòng chống tội đào ngũ ở tỉnh Hà Tây
Tác giả Lê Đức Giang
Người hướng dẫn PTS. Trần Văn Độ
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Thể loại Luận án Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 1996
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 63,5 MB

Nội dung

Vì vậy pháp luật hình sự nước ta ngay từ thời kỳ đầu chínhquyền cach mạng nhân dân đã qui định đào ngũ là một tội phạm trong số các tội phạm chức trách, nghĩa vụ quân nhân.. chống lại cá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

PHAN NỘI DUNG

CHUONG L TOI DAO NGU TRONG LUAT HINH SU VIET NAM

A Qui định của pháp luật hình sự về tội đào ngũ

Cơ sở trách nhiệm hình sự của hành vi đào ngũ

Sơ lược lịch sử về tội đào ngũ trước khi ban hành BLHS

Qui dinh của BLHS về tội dao ngũ

Các dau hiệu cấu thành tội phạm

Đường lôi xử lý đôi với tội đào ngũ

B Thực trạng áp dụng các qui định của BLHS về tội

CHUONG II, TINH HÌNH ĐÀO NGU VÀ CAC BIEN PHÁP

PHÒNG NGUA ĐÀO NGŨ Ở TINH HÀ TAY.

Tình hình đào ngũ ở tỉnh Hà Tây

Thực trạng đào ngũ

Co cau quân nhân đào ngũ

Động thar đào ngũ

Đánh giá chung về tình hình đào ngũ

Các nguyên nhân điều kiện đào ngũ

Những giải pháp loại trừ hạn chế nguyên nhân, điều kiện

94

96

Trang 3

PHAN MỞ ĐẦU

I TÍNH CAP THIẾT CUA DE TÀI:

Quân đội nhân đân Việt Nam là công cụ bạo lực quan trọng của Nhà

nước để bảo vệ Tổ quốc bảo vệ Đảng bảo vệ chế độ Xây dựng quân đội

chính quy tỉnh nhuệ từng bước hiện đại, thường xuyên tăng cường sức

mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu là một trong những nhiệm vụ

quan trọng của Nhà nước ta được xác định trong các văn kiện các đại hội

đại biểu toàn quôc của Đảng ta.

Kỷ luật quân đội tinh thần luôn luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao mọi chức trách của người quân nhân là những véu tô quyết định cho việc thực hiện những nhiệm vụ trên Điều lệnh kỷ luậtcủa quân đội pháp luật của Nhà nước ta đấm bảo cho những chức trách.nghĩa vụ đó của quân nhân được thực hiện

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của mỗi công dân được hiến pháp qui định Công đân thực hiện nghĩa vụ đó của mình chủ yếu bằnghình thức nhập ngũ, phục vụ trong quân đội Hành vi quân nhân tự tiệnrời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ của mình là nguy

hiểm cho xã hội Nó không những xâm phạm nghĩa vụ của cống dân mà

còn ảnh hưởng đến kỷ luật,sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Vì vậy pháp luật hình sự nước ta ngay từ thời kỳ đầu chínhquyền cach mạng nhân dân đã qui định đào ngũ là một tội phạm trong số

các tội phạm chức trách, nghĩa vụ quân nhân Kế thừa và phát triển các

qui định của pháp luật trước đây và thực tiễn xét xử nhiều năm về tội đào ngũ Bộ luật hình sự hiện hành đã qui định tương đối cô đọng đầy đủ

về tội đào ngũ Điều 259 Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý hình sự quantrọng cho việc xử lý tội đào ngũ góp phần tăng cường ky luật quân dội sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đâu của quân đội, đảm bảo cho quân đội hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình.

Tuy nhiên qui định của điều - 259 BLHS hiện hành còn có những

hạn chế nhất định: Nó quá mở rộng phạm vi xử lý hình sự đối với hành

vi đào ngũ, kha năng chứng minh của đấu hiệu tội phạm (nhất là về mặtchủ quan) trong tổ tụng hình sự rất khó khăn: đường lôi xử lý cũng chưa

Trang 4

hoàn toàn thích hợp v.v Vì vậy, trong thực tế hoạt động khởi tố điều

tra truy tố xét xử gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến tình trạng người đào ngũ thì nhiều nhưng được xử lý bằng hình sự không đáng kể làm giảm hiệu quả chống cũng như phòng ngừa tội phạm của Bộluật hình sự cũng như hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng

Trong những năm qua tình hình đào ngũ trong quân đội xây ra rấtnhiều ngoài việc Bộ luật hình sự qui định là tội phạm, Chính phủ cũng

đã ban hành những văn bản nhằm xử lý hành vi đào ngũ Các don vi

quần đội các cấp các ngành ở các địa phương cũng đã áp dụng nhữngbiện pháp nhất định nhằm hạn chế tình trạng này Thế nhưng do thiếu việc nghiên cứu kỹ càng, những biện pháp đồng bộ nên kết quả đạt được

không mấy khả quan Đặc biệt tình hình này càng thể hiện rất rõ trong

xuất hướng giải quyết Một số bài báo trong các báo hàng ngày nêu lên

hiện tượng đào ngũ và nhắc nhở chỉ huy, chính quyền các cấp quan tâm

Toàn bộ thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng xử lý tội đàongũ cộng với tình hình nghiên cứu nêu trên đã lý giải tại sao tác giảchọn để tài "Tội đào ngũ và đấu tranh phòng chống tội đào ngũ ở tinh HaTây" cho luận an cao học của mình

Trang 5

II MỤC DICH, NHTEM VỤ NGHIÊN CỨU:

ïI.1 MỤC DICH NGHIÊN CUU:

Trên cơ sở các qui định của pháp luật nghiên cứu tình hình đào ngũ

ở tỉnh Hà Tây tìm ra những biện pháp phòng ngừa đào ngũ và hoànthiện qui định của pháp luật hình sự về tội đào ngũ

11.2 NHIÊM VỤ NGHIÊN CUU:

Để đạt được mục đích trên, tác giả cần giải quyết các nhiệm

DỤ SŒIt:

1 Phan tích qui định của pháp luật về tội đào ngũ trong lịch sử cũngnhư BLHS hiện hành và thực tiễn áp dung chúng.

2 Dua ra những kiến nghị hoàn thiện qui định của pháp luật hình sự

3 Nghiên cứu tình hình đào ngũ

4 Xác định nguyên nhân, điểu kiện cơ bản của tội đào ngũ

5 Tùn ra những giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân điềukiện dó

11.2.3 PHAM VI CƠ CẤU ĐỀ TÀI:

- Pham vi đề tòi: Phân tích các qui định hiện hành của pháp luật hình sự thực tiễn áp dụng chúng tìm ra những vướng mắc và đưa rabiện pháp hoàn thiện các qui định liên quan đến tội đào ngũ Tập trungnghiên cứu và lấy sô liệu đào ngũ của tỉnh Hà Tây làm rõ nguyên nhân.điểu kiện phạm tội, những vướng mắc trong áp dụng pháp luật và thử đưa ra giải pháp để phòng chống tội đào ngũ cả về lý luận và thực tiễn.

- Cơ cấu đề tài: Gồm phần mở đầu phần nội dung có 2 chương phần

kết luận mục lục và tài liệu tham khảo

lil PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Việc nghiên cứu để tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quanđiểm của Dang cộng san Việt Nam.

Trang 6

Ngoài phương pháp luận trên chúng tôi còn sử dụng các phương

pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích so sánh tổng hợp điễn giải và

qui nạp lịch sử và thực tại lý luận kết hợp với thực tiễn.

Để hoàn thành đề tài, chúng tôi nghiên cứu hàng trăm vụ án xét xử

về tội đào ngũ do các toà án quân sự các cấp tiến hành trong nhiều năm

trở lại đây Chúng tôi cũng tiến hành tham khảo ý kiến của nhiều can bộ

chỉ huy đơn vị cán bộ làm công tác động viên tuyển quân và khảo sát

trực tiếp hàng trăm quân nhân đào ngũ ở các năm các địa bàn khác

nhau

IV CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN:

- Trong luận án này lần đầu tiên tội đào ngũ được nghiên cứu mộtcach hệ thông toàn điện Từ góc độ hình sự học cũng như tội phạm học

trên co sở nghiên cứu qui định của pháp luật về tội đào ngũ, tình hình đào ngũ nguyên nhân và điều kiện đào ngũ chúng tối dé xuất phương hướng hoàn thiện qui định của pháp luật về tội đào ngũ, cũng như các

biên pháp phòng ngừa tình trạng đào ngũ ở tỉnh Hà Tây

- Với khả năng có hạn phạm vi và nội dung nghiên cứu phức tạp

nhưng chúng tôi mong rằng kết quả rất khiêm tốn mà chúng tôi đạt được trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần nhất định cho những người làmcông tác quản lý trong hoạt động phòng ngừa tình hình đào ngũ sẽ góp

tiếng nói trong quá trình xây dựng Bộ luật hình sự - hy vọng rằng luận

an sẽ là tài hiệu tham khao có ích đối với những người làm công tác thực tiễn cũng như những người nghiên cứu giảng dạy và học tập bộ mônkhoa học này

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

TỘI ĐÀO NGŨ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

A QUI DINH CUA PHÁP LUAT HÌNH SƯ VỀ TÔI ĐẦU NCU:

1 CO SỞ TRÁCH NHIÊM HÌNH SƯ CUA HANH VI ĐÀO NGU:

Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ phận nòng cốt của lực lượng vũ trangnhân đân Việt Nam, là quân đội từ nhân đân mà ra, vì nhân đân phục vụ

mang ban chất của giai cấp công nhân, đặt dudi sự lãnh đạo tuyệt đối trựctiếp, tập trung thông nhất về mọi mặt của Dang cộng sản Việt Nam

Quan đội nhân dan Việt Nam có trách nhiệm cùng với toàn dan bao vệ

vững chac độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và chê độ Xãhội chủ nghĩa Nhiệm vụ chủ yếu là luôn cảnh giác, sẵn sàng và chiến đấuthang lợi trong mọi tình huống, van động nhân dan chấp hành đường lối chủtrương chính sách của Dang, pháp luật Nhà nước, lao động san xuất xây dung

đât nước và làm tròn nghĩa vụ Quốc tê

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quân đội điều 48 Hiến pháp nướcCong hoà Xã hoi chủ nghĩa Việt Nam qui định:” Nhà nước phát huy tinh thanyêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dan, giáo dục quốc

phòng và an nình cho toàn dân, thực hiện chê độ nghĩa vu quân sự, chính sách

hậu phương quân đội, xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bịcho lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc

"phòng, bảo dam đời sống vật chất và tinh than của cán bộ và chiến sỹ công

nhân, nhân viên quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dânvững

mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.

,

Và diéu 77 Hiến pháp qui định: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng

và quyển cao quí của cong dan

Trang 8

Công dan phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòngtoàn dan.

Thực hiện nghĩa vụ và quyền của mình, công dân trong đội tuổi và đủđiều kiện theo luật nghĩa vụ quân sự qui định phục vụ trực tiếp trong quân đội,

là người được nhân dân giao nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủnghĩa Quân nhân phải tuyệt đối trung thành với Dang, với Tổ quốc, với chế

độ xã hội chủ nghĩa, triệt để chấp hành đường lối, chủ trương chính sách củaĐăng, pháp luật cua Nha nước và ky luật quân đội, phải bao vệ danh dự củaquân nhân cách mạng, truyền thống vinh quang của quân đội và đơn vi mình

phục vụ.

Những quân nhân không chịu rèn luyện, tu dưỡng, ngại khó khăn gian

khổ, không hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mình rời bỏ hàng ngũ quânđột nhằm trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm mà mình có bổn phan phải hoànthành là vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệnh ky luật của quân đội

Hậu quả của việc đào ngũ là hạ thấp tính kỷ luật, làm giảm sức chiên đấucủa quân đội, ảnh hưởng tới hoạt động chiến đấu, huấn luyện, công tác thườngxuyên của đơn vi Đào ngũ gây anh hưởng xấu đến tinh thần, tư tưởng của bộ

đội làm khó khăn thêm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy của đơn vị, ngoài racòn gây khó khăn cho việc quan lý xã hội của địa phương, gây dư luận xấu và

ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà Hiến pháp vàpháp luật qui định cho mỗi công dân

Việc chấp hành các qui định của điều lệnh quản lý bộ đội là bắt buộc, lànghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi quân nhân Quân nhân vi phạm các qui địnhcủa điều lệnh là không làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, là xâm phạm

đên trật tu quân sự đã được xác lập trong quân đội Hanh vi đào ngũ không

những đã xâm phạm đến trật tự quân sự mà nguy hại hơn là xâm phạm tới sứcmanh chiên đấu của quân đội Để dam bao tăng cường kỷ luật, tăng cường khanăng sẵn sàng chiến đâu và sức mạnh về mọi mặt của quân đội, các hành viđào ngũ phải được xử lý nghiêm minh bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong

đó có các biện pháp pháp lý Trong số các biện pháp pháp lý, biện pháp hình

sự phat được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu Vì vậy, pháp luật hình sự

nước ta qui định hành vi đào ngũ là tội phạm Tội phạm này thuộc vào nhóm

các tội xâm pham nghĩa vu, trách nhiệm của quân nhân

Trang 9

I SƠ LƯỢC LICH SỬ VỆ TÔI ĐÀO NGỮ TRƯỚC KHI BAN HANH BỘ LUATHINH SL:

Ngay sau khi chính quyền cách mang trong ca nước được thành lập cáce + Sy len H `doi quân xâm lược nước ngoài cấu kết với bọn phan động trong nước hoạtđộng chông phá cánh mạng rất quyết liệt với âm mưu tiêu điệt Nhà nước nhândân non trẻ của chúng ta

Dap ứng với tình hình đó, để giữ vững nền độc lập tự do mới giành được,Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị "nhanh chóng chấn chỉnh, xây dựng lực lượng

vũ trang tập trung "!!, Thực hiện chỉ thị đó, tháng 9/1945, các lực lượng vũtrang ở các địa phương đã phát triển nhanh do được bổ sung từ các tổ chức dukích tự vệ và được xây dựng thành quân đội quốc gia (Vệ quốc đoàn) Ngày25/3/1946 Chính phủ ra sắc lệnh số 34 qui định tổ chức Bộ quốc phòng, ngày

22 tháng Š năm 1946 Chính phủ ban hành sắc lệnh số 71 ấn định qui tắc củalục quân Việt Nam Vệ quốc quân chính thức trở thành Quân đội quốc gia củaNhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, có tổ chức biên chế thống nhất thành từng đơn vị đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn Do đặc điểm mới được tổ chức trong thời gian ngăn, lại có các bộ phận của các tổ chức và các dang phái khácnhau hợp thành các thé lực thù địch luôn tìm mọi cách làm suy yếu, đã xuấthiện một số phan tử chống đốt, âm mưu phá hoại sức mạnh chiến đấu tínhthông nhất của quân đội

Hầu hét cán bộ , chiến sỹ trong quân đội dũng cảm, không sợ hi sinh,sian khô để chiến đấu và công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Songbên cạnh đó cũng còn một số ít người đo bị kẻ địch mua chuộc, lôi kéo hoặc

đo lạc hậu, sợ hi sinh, gian khổ ác liệt, nên đã có hành vi vi phạm pháp luật

của Nhà nước, ky luật của quân đội, gây tác hai rất lớn đến việc xây dung vanâng cao sức mạnh chiến đấu Việc xử lý các quân nhân phạm tội nghiêmtrọng bằng quân luật như trước không còn đáp ứng được yêu cầu đấu tranhphòng chống tội phạm Do đó sắc lệnh 71 ngày 22/5/1946 đã qui định rõ về

tổ chức hoạt động, quan hệ hành chính quân sự giữa các cấp, thẩm quyền khen thưởng, ky luật đối với cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền Riêng đối với những người phạm tội, sắc lệnh qui định cách trừng phạt bao gồm: phạt tù có thời hạn giam trong những nhà lao thường, khổ sai hoặc tử tình Quyền quyếtđịnh trừng phat trọng tội thuộc toà an bình

[171 tổng két 50 năm xây dung và hoạt động của ngành TAQS 1945 - 1995 - Toàn án Quan sự

TW - NXB QĐND năm 1995, trang 15

Trang 10

Ngày 23 thang 8 năm 1946 Nhà nước ta ban hành sắc lệnh 163 thành lập

Toa án binh lâm thời để xét xử các quân nhân và những người khác phạm tội

gây thiệt hạt cho quân đội

Sắc lệnh 163 ra đời trong bối cảnh tình hình đất nước, tình hình quân độiđòi hỏi phải có một văn bản pháp lý mới để phục vụ yêu cầu nhiệm vu chínhtrị của cách mạng, kịp thời và kiên quyết trừng trị những phần tử phản cáchmang xâm phạm đến nền độc lập dân tộc và xâm phạm đến sức chiến đấu của

quần đội

Trong sắc lệnh, ngoài việc qui định thành lập các Toà án binh lâm thời,còn qui định cụ thể một số tội hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án Binh xétxử

Tại điểm e, điều 7 qui định tội đào ngũ như sau:

- “Từ 6 tháng đến 5 năm tù nếu đào ngũ không mang theo võ khí hay vật

gì quan trọng của nhà bình giao cho

`

- Từ 2 đên 10 năm tù nêu đào ngũ mà lại đem theo võ khí hay đồ vật gì

quan trọng của nhà bình giao cho, hoặc nêu rủ nhau đào ngũ từ 2 người trở

lên

- Từ 5 năm đến 10 năm khổ sat, nếu rủ nhau đào ngũ từ 2 người trở lên

mà lại đem theo võ khí hay đồ vật gi quan trọng của nhà binh giao cho hoặc rủnhau dao ngũ từ 2 người trở lên khi có quân địch ở dang trước”1.,

Như vậy, theo qui định ở điểm e, điều 7 viện dan trên, ta thấy rằng đây làmột van bản pháp luật đầu tiên qui định về tội đào ngũ, là cơ sở pháp lý cụ thécho các Toà án binh khi xét xử tội đào ngũ

Do bối cảnh lúc bấy eid cua Nhà nước ta gap rất nhiều khó khăn như:Các thê lực thù địch tìm mọi cách chống phá cách mạng rất quyết liệt, với âmmuu triệt tiêu Nhà nước non tre vừa thành lập Lợi đụng chính sách dai đoànkét, hoà hop dan tộc của Dang và Nhà nước ta, bọn phan động tay sai của déquốc tìm mọi cách chui vào hàng ngũ chính quyền cách mạng, chống pháchính quyền từ trong nội bộ

M1 Sac lệnh 163/651, ngày 23-8-1916 Công báo tap 1 năm 1946, trang 171

Trang 11

Tinh hình trong quân đội lúc đó cũng chịu ảnh hưởng chung của tìnhhình dat nước: Do mới được tổ chức, biên chế, lại có các bộ phan của các tổchức và các dang phái khác nhau hợp thành: các thế lực thù địch luôn tìm mọicách làm suy yếu, nên đã xuất hiện một số phần tử chống đối, âm mưu pháhoại sức mạnh chiến đấu của quân đội Các tội phạm như: Đào ngũ thông vớiquân địch, tự ý phá huy cơ quan đã xuất hiện Để bảo vệ sức mạnh chiếndau củng cố tỏ chức và ky luật quân đội chống lại các hành vi phá hoại củacác thê lực, điều luật đã qui định hành vi của bất kỳ quân nhân nào, dang namtrong biên chê cơ cấu tổ chức của các đơn vị quân đội mà rời khỏi vị trí chiếndau, rời khỏi nơi đang học tập, công tác mà không được phép của người chỉhuy đều coi là đào ngũ và đều có thể bị đưa ra truy tố trước pháp luật

Việc qui định như vậy là hết sức cần thiết,lúc bấy giờ các thế lực thù

trong, giác ngoài dang ráo riết hoạt động chống pha cách mạng và quân đội

nước ta, bất kỳ ai rời khỏi hàng ngũ quân đội đều là đào ngũ không kể vi động

cơ, mục đích gì

Tuy nhiên điều luật cũng qui định cụ thể cho từng trường hop đào ngữ,

đào ngũ bình thường, không mang theo vũ khí hoặc quân dụng quan trọng đo

quân đội giao thì một mức hình phạt khác Đào ngũ có mang theo vũ khí thìhình phạt khác Đặc biệt điều luật không những quan tâm, chú ý tới việc phạmtội đông người mà còn qui định rất cụ thể trách nhiệm của từng trường hợpđồng phạm như: phân biệt trường hợp rủ nhau đào ngũ từ 2 người trở lên,

không mang vũ khí, mang theo vũ khí và trường hợp khi có quân địch ở phíatrước thì trách nhiệm hình sự khác nhau

Về hình phạt, điều luật qui định 3 mức hình phạt tương ứng và đều làhình phạt tù Mức thấp nhất là 6 tháng tù mức cao nhất của hình phạt là 10năm tù khổ sai Đây là một tội xâm phạm trách nhiệm quân nhân và chỉ ápdụng riêng cho quân nhân phạm tội Như vậy, theo qui định của điều luật thìđây là một tội nghiêm trọng trong số các tội xâm phạm trách nhiệm quân

nhân

Mặc dt sắc lệnh 163 là văn bản pháp luật đầu tiên của nước ta qui định

về tội đào ngũ, thế nhưng khác với nhiều văn bản khác, sắc lệnh đã qui định

cụ thể, đầy đủ và chỉ tiết về tội này (nêu rõ các tình tiết định khung, các mứchình phat tượng ứng cho từng khung hình phat) Vì vậy đã tạo ra cơ sở pháp lýcho việc dau tranh chông tội đào ngũ trong giai đoạn cách mạng quan trọng

Trang 12

sau khi dat nước giành chính quyền và trong các cuộc kháng chiến lâu dài

gian kho cua nhân dân ta

Can cứ vào qui định đó, các Toà án bình lam thời Toà án binh mặt trận

đã vừa làm cong tác xét xu, vừa làm công tác điều tra truy tố, quan lý giáodục phạm nhân tuyên truyền giáo dục pháp luật Hoạt động xét xử của Toà ánbinh nhất là xét xử tội đào ngũ ngày càng rộng khắp và có hiệu quả trong

công tác đấu tranh phòng chống tội phạm bảo vệ chính quyền dân chủ nhân

dân, bao vệ sức mạnh chiên đấu của quân đội, trật tự an ninh cho nhân dân.phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và địa phương

Tội đào ngũ qui định trong sắc lệnh 163 được áp dụng trong nhiều namđài, đi cùng sự đấu tranh, phát triển của Nhà nước và quân đội Trong cuộcchiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược, từ 1946 đến 1954 trung bình mỗinám Toà án binh đã xét xử gần 500 vụ án Trong số các vụ án mà Toa án binh

đã xét xử tập trung chủ yếu vào các tội như: đào ngũ (có năm chiếm 44%),biên thủ cong qui

Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ, từ 1961 - 1975, do tínhkhốc liệt của cuộc chiến tranh nên một số tội phạm phát sinh tăng đáng kểxâm phạm nghiêm trọng đến kỷ luật, sức chiến đấu của quân đội Các hành vitrốn tránh nhiệm vụ như đào ngũ, tự thương xẩy ra nhiều ở các đơn vị làm nhiệm vụ ở tuyến trước, ở các đơn vị huấn luyện quân bổ xung cho chiếntrường, các đoàn thu dung và có các tình tiết tăng nặng như mang theo vũkhí, vận động nhiều người cùng đào ngũ, và người đào ngũ là sĩ quan Giaiđoạn này các Toà án quân sự xác định đào ngũ vẫn là trọng điểm và chiếm ty

lệ 30% tông số vụ án đã giải quyết

Trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, do tình hình đấtnước có nhiều thay đổi, vừa có chiến tranh (bộ phận) vừa xây dựng, kiến thiếtđất nước Các hành vị đào ngũ cũng đa dạng hơn Các đơn vị làm nhiệm vụtrực tiếp chiến đấu xây ra nhiều vụ quân nhân (kể cả sỹ quan) dao động, bo vitrí chiên đấu tự ý rút lui trước quân địch, đào ngũ trốn ra nước ngoài

Sau khi đất nước bước sang thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm

vi ca nước dé xây dựng quân đội nhân dan, chính qui, hiện dai, tăng cườngquốc phòng, đảm bảo hoàn thành thang lợi nhiệm vụ bao vệ Tổ quốc và xâydựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Để giải quyết hậu quả của cuộcchiên tranh chong Mỹ - Ban chấp hành Trung ương Dang Cộng san Việt Nam

ra chi thị số 09 CT/TW ngày 30-4-1980 về việc giải quyết QNĐN Trong chi

Trang 13

thi đã đưa ra đường lối chính sách của Dang đổi với từng trường hợp đào ngũ

bang nhiều hình thức xử lý và ” Đối với người đào ngũ có hành động phampháp hình sự ở ngoài xã hội thì bát giữ, xử lý theo pháp lệnh hiện hành” Quốc

hoi đã thông qua luật Nghĩa vụ quan sự ngày 30/12/1981 và ban hành ngày

I0/01/1982 Trong điều 70 chương X qui định xử phạt quân nhân đào ngũnhư sau: :

" Quân nhân đào ngũ thì bi xử lý theo điều lệnh ky luật của quân đội,hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm

Phạm tội trong thời chiến hoặc có tình tiết tăng nặng khác thì bị phạt tù

dén 15 nam" l1

Nhu vay, qui định của điều 70 luật NVQS nêu trên đã thay thé điểm eđiều 7 sắc lệnh 163 về xử phạt QNDN Theo qui định của điều 70 luật NVQSthì QNDN bị xử lý theo điều lệnh ky luật của quân đội hoặc bảng biện pháp

hình sự, về hình sự người phạm tội đào ngũ có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3

năm Như vậy qui định này cho phép có thể xử phạt bằng biện pháp hành chính bên cạnh biện pháp hình sự và mức hình hạt cũng nhẹ so với QNDNbình thường không có các tình tiết tang nang, còn đối với QNDN có các tinhtiết tăng nặng thì điều 70 không qui định các tình tiết tăng nặng cụ thể vàmức hình phạt thì tăng lên (15 năm) trong khi đó khoảng cách từ đào ngũ bìnhthường với tăng nang là rất dài, không nói hình phạt mức thấp nhất của tangnăng mà chỉ nói mức cao nhất đến L5 năm

Sau khi luật Nghĩa vụ quân sự được ban hành, để việc xử lý được thốngnhất và đúng đắn, Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ nội vụ, và Bộ quốcphòng có thông tư số: 1.332/TT - LB ngày 08 tháng 9 năm 1984 hướng dẫn

việc xử lý các hành vị phạm luật NVQS

Trong điểm 4 phần I về các hành vi vi phạm qui định: Đào ngũ (điều 70)

là hành vi của quân nhân tai ngũ, quân nhân dự bị dang tập trung huấn luyện.tap trung kiểm tra tình trạng sản sàng chiến đấu mà rời bỏ hang ngũ quân đội

với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân nhân như: Rời bỏ hàng ngũ khi đang ở

đơn vị , đang trên đường đi chiến đấu, đi huấn luyện, đi công tác, đi phép dibệnh viện, đang trên đường chuyển đơn vị mới,nơi đóng quân mới, mớinhập ngũ mà bỏ trốn sau khi đơn vị giao quân đã bàn giao cho đơn vị nhậnquân

Chính sách xử lý qui định như sau:

'| Cơ sở pháp lý hiện hành cua sự nghiệp QP toàn dân - Bộ QP- NXB QDND nám 1984 trang

40

Trang 14

"- Xu lý bang biện pháp hành chính đối với những trường hop vi phamkhong có thu đoạn xảo quyệt khong gây hậu qua nghiêm trọng, có nhiều tinh

tiết giam nhẹ như: Chưa được giáo dục, thuyết phục, trình độ lạc hậu hoàncanh thực sự khó khan

- Xử lý bảng biện pháp hình sự đối với những trường hợp đã bị xử lýhành chính mà van tiếp tục phạm, hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng cụthê

+ Trường hợp không có tình tiết nặng, có thể áp dụng hình phạt tù từ 6tháng dén 3 năm

+ Nếu là chi huy hoặc sỹ quan, nếu mang theo, vứt bỏ, làm mất vũ khí,phương tiện kỹ thuật chiến dau, tài liệu quan trọng hoặc có tình tiết tang nangkhác có thé áp dụng hình phạt tù đến 15 năm Trong văn bản hướng dẫn đó

còn qui định những tình tiết tang nang như: Pham tội trong thời chiến trong

khu vực có chiến sự; phạm tội có tổ chức hoặc lôi kéo người khác cùng phạmtội, và những tình tiết giảm nhẹ là: bị xúi dục, lôi kéo, tố cáo đồng bọn thành

thực hối cái ” 19

Những tình tiết tăng nang, giảm nhẹ nêu trên là kế thừa những tình tiết đãđược qui định cụ thể trong sắc lệnh 163 về tội đào ngũ, đồng thời ghi nhậnnhững tình tiết mới từ thực tiễn xét xử những năm trước đó

Trong thông tư hướng dẫn lần đầu tiên khái niệm đào ngũ duoc đưa ranhư sau: “đào ngũ là hành vi của quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị đang tậptrung huấn luyện, tap trung kiểm tra tình trạng sắn sàng chiến đấu mà rời khỏihàng ngũ quân đội với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân nhân”

Như vay, qua khái niệm đó, thông tư liên ngành đã xác định rõ chủ thể

của tội đào ngũ là quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị đang tập trung, huấn

luyện, tập trung kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu Xác định rõ mặt kháchquan của tội phạm là rời bỏ hàng ngũ quân đội với các hành vi cụ thể như: rời

bo đơn vị khi dang ở don vi, đang trên đường đi chiến đấu, di huấn luyện, đicông tác, đi phép,đi bệnh viện, đang trên đường chuyển đến đơn vị mới nơi

đóng quân mới mới nhập ngũ mà bỏ trốn sau khi đơn vi giao quân đã bàn

giao cho đơn vị nhận quân; Về mặt chủ quan tội đào ngũ đòi hỏi phải chứngminh được mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân nhân của người vi phạm

(19] Xem thông tư hướng dẫn việc xử lý các vi phạm luật NVQS LB TANDTC Bộ Tư pháp

-Bộ Quốc phòng - -Bội Nội vụ - Số 1.332/TT-LB ngày 8-9-1984.

Trang 15

Dong thời với khái niệm đào ngũ Thong tư 1.332 cũng đưa ra những tinhtiết giam nhẹ, cụ thé dé phân biệt đào ngũ là vi pham hành chính với tội đàongũ: các tình tiết tăng nặng dé xét xử theo khung hình phạt cao hơn.

Phai nói rang những hướng dẫn về tội đào ngũ trong Thong tư 1.332khong những đã làm cơ sơ pháp lý cho việc xử lý hành vi đào ngũ trong thời

kỳ đó mà còn là chỗ dựa quan trọng cho việc qui định tội đào ngũ trong Bộluật hình sự lần đầu tiên của nước ta năm 1985

Như vậy, tội đào ngũ được qui định trong sắc lệnh 163 là một trong ©

những tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân được qui định sớm

nhất Mặc dù hệ thống pháp luật lúc đó không đầy đủ, các dấu hiệu của tộiđào ngũ chưa khái quát hết, việc xét xử vừa áp dụng pháp luật qui định, vừavan dụng đường lốt, chính sách của Đảng nên rất khó khăn cho việc áp dụngthống nhất Tuy nhiên với hoàn cảnh lúc bay giờ, việc qui định tội đào ngũtrong sắc lệnh 163 vẫn là đầy đủ và cụ thể Qui định đó của Sắc lệnh 163 đãđược kế thừa và phát triển trong các văn bản pháp luật sau này (điều 70 luậtnghĩa vụ quân sự 1982) và thực tiễn xét xử Đặc biệt là trong thông tư liên bộ:Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp Bộ nội vụ và Bộ quốc phòng số 1.332

Những qui định cụ thể của các văn bản trên đã tạo cơ sở pháp lý cụ thể chính

xác cho hoạt động xét xử của các Toà án Binh cũng như Toà án quân sự saunày

Việc qui định các khung hình phat cụ thé, các cấu thành cơ bản tangnăng, giảm nhẹ đã giúp cho việc áp dụng khi xét xử được cụ thể chính xác.Trai qua hơn 40 năm áp dung các qui định của pháp luật về tội đào ngũ đã gópphần hạn chế, ngăn chăn tình trạng đào ngũ, củng cố tổ chức, góp phần đambao sức chiến đấu của quân đội, giữ nghiêm ky luật quân đội, pháp luật Nhànước, nâng cao một bước ý thức chấp hành pháp luật cho quân nhân thông qua

các phiên toà xét xử Các qui định trên cũng là nguồn tham khảo quan trọng

cho việc xây dựng tội đào ngũ trong Bộ luật hình sự 1985

Ul QLI ĐINH CUA BO LUAT HÌNH SUVỀ TÔI ĐÀO NGỮ.

Dé thực hiện đường lối, chính sách của Dang cộng sản Việt Nam tronggiai đoạn mới của cách mạng, điều 12 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam năm 1980 qui định: ˆ Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật

và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" nên ngày 27/6/1985

Quốc hội đã thông qua bộ luật hình sự - Bộ luật đã kế thừa và phát triển luậthình sự của Nhà nước ta từ cách mang tháng Tám, tổng kết những kinh

Trang 16

nghiệm đâu tranh chong và phòng ngừa tội phạm ở nước ta trong mấy chục

nam qua và co dự Kiên tình hình diễn biến cua tội phạm trong thời gian tdi

Các Tội xàm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân được qui đỉnh

trong chương XI Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lànham bao vệ ky luật, sức mạnh chiến đấu quân đội, chống những hành vi viphạm nghiêm trọng điều lệnh quân đội , đồng thời giáo dục quân nhân có ý

thức tôn trong và tự giác chấp hành nghiêm chinh nghĩa vụ, trách nhiệm của

mình đã được Hiến pháp pháp luật và điều lệnh của quân đội qui định

Trong Bộ luật hình sự, tội đào ngũ được qui định ở điều 259 chương XI:

Các tội xâm phạm nghĩa vu, trách nhiệm của quân nhân

Như vay, từ khi Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1986 thì

những qui định về tội đào ngũ trong các văn bản pháp luật hình sự trước đâyđều hết hiệu lực Do quan điểm pháp điểm hoá, Luật hình sự nước ta là tội

phạm chi qui định trong Bộ luật hình sự nên điều 70 luật nghĩa vụ quân sự

được sửa đổi bằng điều 69 mới, không nêu cu thé tội đào ngũ trong luật này.Trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân thì tội đàongũ là một trong những tội được qui định sớm nhất, từ những ngày đầu xâydựng, phát triển của Nhà nước cũng như của quân đội cho đến nay Để đảmbảo sức mạnh chiến đấu của quân đội, Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc banhành các văn bản hình sự, các văn bản thể hiện đường lối, chính sách xử lýhành vị đào ngũ qua các thời kỳ lịch sử

Hành vi đào ngũ cua quân nhân, qua các thời kỳ khác nhau có nhữngđặc điểm khác nhau, nó chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế xãhội Do vậy mà tội đào ngũ qua các thời kỳ khác nhau đều được các cơ quanbao vệ pháp luật trong quân đội chú ý, tập trung giải quyết, là tội phố biếnnhất, chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong số các vụ án xâm phạm nghĩa vụ, tráchnhiệm quân nhân được Toà án quân sự xét xử

Theo báo cáo tổng kết 50 năm xây dựng và hoạt động của ngành Toà án

quân sự từ 1945 - 1995 thì ty lệ xét xử tội đào ngũ so với các tội trốn tránhnhiệm vụ quân nhân như sau:

- Từ 1945 đến 1954: Trong số các vụ mà các Toà án binh đã xử tập trungchủ yếu vào các tội: Đào ngũ-(có năm chiếm 44%)

- Từ 1961 - 1975: Tội đào ngũ chiếm 16,6% trong khi tự thương: 7.5%,kháng lệnh chị có 5,8%

Trang 17

- 1976 - 1985: Cac vu án xâm phạm nghĩa vu, trách nhiệm quan nhân

chiếm ty lệ 12.44% mà trọng tâm van là các tội đào ngũ kháng lệnh

- 1986 - 1992: Các vụ xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm chiên 9 2% các

vụ giải quyết trong đó có 46,2% các tội đó là tội đào ngũ, vi phạm qui đỉnh

về sử dụng vũ khí.U7I

Như vậy qua tỷ lệ nêu trên đã thấy tội đào ngũ có một vị trí vai trò đáng

kẻ và chiêm ty lệ khá cao trong số các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm

quân nhân Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay qua tình trạng đào ngũ đã

nêu ở trên thì tội đào ngũ trong tương lai vẫn là tội cần được tập trung giảiquyết với nỏ lực và quyết tâm lớn mới có thể ngăn chan, hạn chế tinh trang

đào ngũ

II 1 CAC DAU HIÊU CẤU THÀNH TÔI PHAM:

* Điều 8 BLHS qui định

” 1 Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS

do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâmphạm chê độ Nhà nước XHCN, chế độ kinh tế và sở hữu XHCN, xâm phạmtính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi íchhợp pháp khác của công dân, xâm phạm những linh vực khác của trật tự pháp

luật XHCN

2 Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà

mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 5 năm tù tù chungthân hoặc tử hình Những tội phạm khác là tội ít nghiêm trọng

3 Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểcho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng cácbiện pháp khác.”

Điều 2 BLHS qui định: "chi người nào vi phạm một tội đã được BLHSqui định mới phai chịu trách nhiệm hình sự”

Như vậy, theo các qui định đó của BLHS thì tội phạm được qui địnhtrong BLHS ở dạng hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tố cấu thành Khuôn mẫupháp lý đó chính là các cấu thành tội phạm Cấu thành tội phạm là tổng hợpnhững dấu hiệu chung, có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể qui địnhtrong luật hình sự Hay nói cách khác, cấu thành tội phạm là hệ thống các dấu

(Wl Tông ket 50 năm xay dựng và hoạt động của ngành TAQS - TAQSTW - NXB QDND nám

1995.

Trang 18

hiệu can và du đặc trưng cho từng tội phạm cu thé được qui đỉnh trong Bộ luật

hình sự

Moi quan hệ giữa tội phạm và CTTP là môi quan hệ giữa hiện tượng

khách quan với thể hiện đặc trưng của hiện tượng đó trong luật Đó là quan hệ

giữa nội dung và hình thức pháp lý của tội phạm Chính vì vậy mà CTTP

không thể hiện hết các yếu tố phong phú của tội phạm mà chi thể hiện yêu tốcần và đủ để khang định hành vi có tội hay không va phân biệt với các tộikhác `

Điều 259 qui định tội đào ngũ như sau:

| Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nham trốn tránh nghĩa vu thì bịphat cai tạo ở đơn vị ky luật của quân đội đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáutháng đến 5 năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hop sau đây thì bị phạt tù từ 3

nam đến 10 nam

a La chi huy hoặc sỹ quan

b Lôi kéo người khác phạm tội

c Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu

quan trong.”

(1.1.1 KHACH THỂ TÔI ĐÀO NGỮ:

Theo lý luận hình sự thì: "Khách thể bị tội phạm gây thiệt hại là hệthống những quan hệ xã hội của chế độ xã hội có giai cấp được luật hình sựcủa chê độ đó bao vệ.” 17!

Trong bất cứ chế độ xã hội có giai cấp nào, nhà nước cũng đều xác lập.bảo vệ, củng cố và thúc đấy sự phát triển của những quan hệ xã hội phù hợpvới lợi ích của giai cấp thống trị, bằng sự hỗ trợ của các qui phạm pháp luật,trong đó có qui phạm pháp luật hình sự Mỗi một hành vi vi phạm nói chungcũng như tội phạm nói riêng đều là những hành vi về hình thức vi phạm phápluật và về nội dung gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội đã được xác lập ởnhững mức độ khác nhau

Với ý nghĩa là những quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe

doa gây thiệt hại, khách thể là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, có vitrí quan trọng Khách thể của tội phạm là yếu tố phân biệt tội phạm với vi

Trang 19

phạm pháp luật khác giữa các nhóm toi phạm và các tội pham cụ thẻ với

nhau.

Khách thẻ tuy có ý nghĩa gần như quyết định nội dung tính nguy hiểm

khách quan cua tội phạm nhưng không phải luôn luôn duoc phản ánh mot

cách đầy du trong mọi CTTP, mà trong phan lớn các CTTP nó chi được phanánh qua các đặc điềm nhất định của đối tượng tác động

Khách thé của tội đào ngũ là sự xâm hại đến nghĩa vụ bảo vệ Tô quốccủa công dân , đến hoạt động bình thường, đến sức mạnh chiến đấu và khảnang sẵn sàng chiến đấu của quân đội, làm ảnh hưởng tới việc hoàn thànhnhiệm vụ của quân đội nói chung và đơn vị có quân nhân đào ngũ nói riêng.Điều 45 Hiên pháp 1992 qui định nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhàn

dân như sau: "Cac lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với

Tô quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự,

an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cáchmang, cùng toàn dân xây dựng đất nước”

Thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, quân đội nhân dân Việt Nam từkhi thành lập đến nay đã ra sức xây dựng, củng cố lực lượng phát huy truyềnthống cách mạng, trung thành với lý tưởng cách mạng, với tổ quốc, với nhândân để trở thành một công cụ bạo lực chủ yếu của Đảng và Nhà nước xã hộichủ nghĩa, trở thành đội quân có tổ chức, kỷ luật cao, có tinh thần sản sang

chiến đấu và chiến đấu kiên cường, hoàn thành nhiệm vụ của một đội quânchiến đấu và công tác

Đề bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, một trong hainhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta, Đảng và Nhà nước ta đã và đanghoàn chính cơ sở pháp lý trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân xâydựng lực lượng vũ trang nhân dân, qui định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơquan Nhà nước, các tổ chức quần chúng và nghĩa vụ, quyền của công dân đốivới sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Điều 77 của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khangđình: "bao vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí của công dân Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia

xây dựng quốc phòng toàn dân và điều 2 luật nghĩa vụ quân sự đã nói rõ:

"Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân, phục vụ trong quân đội,

Trang 20

nhàn dan Việt Nam” và "Lam nghĩa vụ quản sự bao gồm phục vụ tại ngũ vaphục vụ trong ngạch dự bị của quân đội”).

Như vậy người công dân làm nghĩa vụ quân sự là phục vụ tại ngũ và phục

vụ trong ngạch dự bị của quân đội suốt ca quãng đời từ 18 đến hết 45 tuổi,trong đó có hai hoặc ba năm phục vụ tại ngũ

Việc phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân Việt Nam đòi hỏi người

cong dân phải chịu dung mọi khó khăn gian khỏ, chiến đấu hy sinh để bao vệ

Tô quốc Do vậy mọi công dân phải có ý thức tự giác cao trong việc thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ tô quốc Nhưng đồng thời với ý thức tự giác là mang tính bắtbuộc rất nghiêm túc đối với mọi công dân nam giới Nói nghĩa vụ là nói cả haimat, vừa tự giác vừa bát buộc đối với công dân nam giới

Sức mạnh chiến đấu của quân đội được bảo đảm bởi nhiều yếu tố hợplại: Ý chí chiến đấu, vũ khí, phương tiện quân sự nhưng yếu tố cơ bản vàquyết định vẫn là con người

Quân đội muốn xây dựng và chiến đấu tháng lợi thì các quân nhân khôngthé hoạt động một cách tự do, tuỳ tiện mà phải được tổ chức chặt chẽ và hoạtđộng theo một trật tự nhất định Trật tự đó do điều lệnh quản lý bộ đội quiđịnh cu thê, việc chấp hành các qui định đó là ky luật bát buộc đối với mọiquân nhân Trong quân đội, do tính chất, đặc thù của từng đơn vị mà được

biên chế quân số sao cho phù hợp Việc quan lý quân số là trách nhiệm của

các cấp chi huy trong quân đội, phải nắm chắc quân số hàng ngày trong họctập, công tác, sinh hoạt , người chỉ huy phải duy tri chặt chẽ chế độ sinhhoạt hàng ngày hàng tuân Không được sử dụng quân số một cách tuỳ tiện,vượt quá thẩm quyền và phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo quân số

lên cấp trên

Nên mọi hành vị của quân nhân không hoàn thành nhiệm vụ, nghĩa vụcủa minh, trốn, rời khỏi đơn vi làm ảnh hưởng tới quân số đã biên chế chođơn vị đó mà thiếu quân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bình thườngcủa đơn vị, đến sức chiến đấu và san sàng chiến đấu cua đơn vi

Hành vi rời bỏ hàng ngũ của quân nhân, ngoài làm cho đơn vị thiếu quân

số mà còn làm ảnh huong tới tư tưởng của các quân nhân khác, làm giảm sút ýchí chiến đấu và chất lượng huấn luyện của đơn vị, như vậy làm cho đơn vịkhông hoàn thành được nhiệm vụ của mình

12Ì Luật nghĩa vụ quan sự nước cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà xuất ban QDND

-Hà Nội năm 1991 trang 31

Trang 21

[II.I.2 VIät khách quan cua tôi dao neu:

Theo lý luận hình sự thì : "Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoàicua tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bènngoài thé giới khách quan” 7!

Từ khái niệm đó ta thấy: bất cứ tội phạm nào khi xẩy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếpnhận biết được, đó là:

- Hành vi (khách quan) nguy hiểm cho xã hội, cũng như mối quan hệinhan quả giữa hành vi và hậu qua

- Các điều kiện của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ phươngtiên phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm )

Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm.Không có mặt khách quan thì không có tội phạm và do vậy cũng không cótrách nhiệm hình sự

Việc nghiên cứu những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm có

những ý nghĩa thực tiễn là:

- Trong cấu thành cơ ban, dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan là dấuhiệu bắt buộc Việc xác định một hành vi cụ thể có cấu thành tội phạm haykhông thường bắt đầu từ việc nghiên cứu mặt khách quan, chỉ khi xác định cótội phạm thì vấn đề xem xét tiếp theo mới đặt ra - đó là mặt chủ quan

- Trong CTTP tang nang, một số dấu hiệu của mặt khách quan được phanánh là dấu hiệu định khung hình phạt

- Trong những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sựđược qui định trong Bộ luật hình sự có nhiều tình tiết thuộc mặt khách quancủa tội phạm Do vậy ngoài việc định tội, việc xác định mặt khách quan còn

có ý nghĩa trong việc đánh giá tính nguy hiểm của hành vi phạm tội, qua đó có

ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm hình sự theo từng mức độ do pháp

Trang 22

xay dựng quan đội huan luyện học tập và rèn luyện ý chí hoàn thành

nhiệm vụ của người công dân đối với Tô quéc Những quân nhân nào có hành

vị rời bo hàng ngũ quan đội dù ở bất kỳ cương vi nào với mục đích không trolai hàng ngũ quân đội trốn tránh nghĩa vụ trách nhiệm của mình đều là hành

vi đào ngũ.

Hành vi rời bỏ hàng ngũ quản đội của quân nhân đã được họ ý thức và ýchí điều khiển Vì mỗi quân nhân đều đã ý thức được nghĩa vụ, trách nhiệmcủa mình họ đã được giáo dục, rèn luyện từ trước khi nhập ngũ đến khi trởthành quân nhân tại ngũ về quyền và nghĩa vu của mỗi công dân nên khi horời bỏ hàng ngũ quân đội là ho đã đắn do, suy nghĩ và biết được việc rời bỏ

hàng ngũ quân đội sẽ làm anh hương đến hoạt động bình thường của đơn vị

nhưng do nhiều lý do khác nhau họ vẫn quyết định thực hiện hành vi đã ý thức

đó cua mình nhăm trốn tránh khong hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm mà họ

có bôn phận phải làm và hoàn thành

Đào ngũ là tội có cấu thành hình thức chỉ cần có hành vi rời bỏ hàng ngũquân đội nham mục đích không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình là

đã đủ yếu tố về mặt khách quan Khác với tội đào nhiệm ở điều 225 cũng làhành vi rời bỏ nhiệm vụ nhưng de khách thể bảo vệ khác nhau nên ở tội đàonhiệm ngoài hành vi rời bo nhiệm vụ nhưng phải gây hậu quả nghiêm trongmới coi là tội phạm

Tuy nhiên, ở mỗi cương vi khác nhau; hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội

sẽ gây ra những hậu quả khác rhau đến sức mạnh chiến đấu và kha năngchiến đấu của quân đội Vì vậy ray hậu qua của tội phạm đào ngũ không phải

là yếu tố bat buộc của CTTP như=ø việc xác định hậu qua đào ngũ trong mọi

trường hợp có ý nghĩa quan trong trong xác định khung hình phạt hoặc quyếtđịnh hình phạt

Như đã phân tích ở phần các nguyên nhân đào ngũ, thấy rằng tình trạngquân nhân đào ngũ do rất nhiều ncuyén nhân khác nhau tác động Nên hành virời bỏ hàng ngũ quân đội của quân nhân cũng được thể hiện rất đa dang trongthực tế cu thể:

- Đa số quân nhân có hành -1 đào ngũ khi đang học tập, công tác bình

thường tại đơn vị Những trường hợp này đa số là những quân nhân không

chịu rèn luyện ngại khó khăn gian khổ hoặc là những người thích sống tự do,

cá nhân vô tổ chức, vô ky luật B éu hiện hành vi khi rời bỏ đơn vị cũng khác

nhau.

Chúng tôi xin lấy ví dụ về met số vụ đào ngũ dang này như sau:

Trang 23

+ Vue thie nhát: Nguyễn Mạnh Hà sinh năm 1976 tại phường Lê HongPhong - thị xã Thái Bình nhập ngũ tháng 2/1995 vào don vị dự bị bay- Quân

chung khong quan Khoang | giờ sáng ngày 13/6/1995 lợi dụng trong khi làmnhiệm vụ gác Ha đã bỏ trốn khỏi don vị bang lối công phụ Don vị có giấybáo đào ngũ về địa phương Don vị cùng chính quyền gia đình động viên dua

Hà lên đơn vị Đến ngày 19/6/1995 Hà lại tiếp tục đào ngũ, lần này đơn vi guigiấy báo đào ngũ Các cơ quan chính quyền địa phương động viên nhưng Hàkhỏng trơ lại đơn vị Trong thời gian ở địa phương, với động cơ là kiếm tiền đểvào miền Nam học sửa chữa xe máy, nên Hà đã cùng Vũ Văn Dũng là thanh niên địa phương đi trộm cắp cốp xe máy để bán lấy tiền Sau vụ trộm lần thứ

2, Hà - Dũng bị công an bát,Hà đã bị Toà án quân sự xét xử ngày 07/11/1995với 2 tội danh là đào ngũ va trộm cap tài sản công dân B!

Đây là trường hợp ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm kém, so sánh thiệtthòi, cá nhân chủ nghĩa đã rời bỏ nhà trường trong khi đang là học viên đàongũ về địa phương phạm tội mới

Vụ thứ 2 : Vũ Khắc Thanh, sinh năm 1968; Kiến An - Hải Phòng nhậpngũ 3/1987 vào tiểu đoàn 6 - Trung đoàn 244 - Bộ chỉ huy quân sự Quảng Ninh Ngày 22/8/1988 Thanh đào ngũ từ đơn vị mang theo 01 quả lựu đạn cầu

do Thanh cất dấu của đơn vị khi thu gom vũ khí Chiều 03/9/1988, Thanhcùng Su và Hoà là thanh niên cùng quê - bàn bạc ra đường kamen - Kiến An

để cướp - Thanh phân công: Thanh mang lựu đạn, Sự mang súng K54 Sángngày 04/9/1988, lúc 4 giờ 30 phút, sau khi ngồi phục ở ven đường 2 tiếngđồng hô thấy anh Phạm Danh Lý di xe đạp PoJié (nữ) từ Hai Phòng về Kiến

An Ca bọn ra uy hiếp Thanh cầm súng gf vào trán Lý, hai bên giảng co nhau.Thanh nô súng làm Lý chết ngay tại chỗ - bọn chúng lấy xe đạp bán được170.000 đồng

Ngày 17/4/1996 Toà án quân su quân khu 3 đã xét xử Thanh cùng đồngbọn Thanh bị xử phạt tử hình về tội giết người và 20 năm tù về tội cướp tàisản công dân và 3 năm tù về tội đào ngũ có mang theo vũ khí !

- Một dạng đào ngũ nữa là lợi dụng lúc đơn vị cử đi công tác ra khỏidoanh trại, hoặc cho đi phép hoặc tranh thủ về nhà mấy hôm, sau đó ở lại luônkhông lên don vị, ví dụ như trường hợp Lương Hữu Phúc, sinh 1972 Nhậpngũ 9/1993 Chiến sỹ đơn vị tiểu đoàn 6, Trung đoàn 95, Sư đoàn 325 - Quânđoàn 2 Sau thời gian huấn luyện tân binh Phúc được điều động về đơn vị mới

1! Bạn án cua TAQS khu vực 2 QK 3 - Số 15 năm 199ã.

Í#l Ban an TAQS QK 3- Số 8-1996,

Trang 24

Trong lúc đơn vi đang cung co doanh trại ngày 15/3/1994 Phúc được đơn vịgiao nhiệm vụ vào nhà dân đề xin tre về rào vườn rau Lợi dụng được đơn vị

cử ra ngoài doanh trại cong tác Phúc đã ra bến xe dé tron về nhà Trong thờigian bỏ đơn vị Phúc đi đạp xích lô bốc vác hàng để kiếm tiền Biết anh Chính

ở Nam Định nợ tiên hàng của chị Thanh ( một khách hàng mà Phúc hay chohàng thường xuyên) Phúc đã nay ý định lừa dao để chiếm đoạt số tiền của chịThanh Ngày 05/5/1994 Phúc từ Hà Nội xuông Nam Dinh Đến nhà anh Chínhnói dối là chị Thanh cử xuống để lấy tiền Trong những ngày ở Nam ĐịnhPhúc đến nhà anh Chính 3 lần và đã lấy được số hàng gồm: Tiền mát, 04 bộđèn chùm 01 đèn ban bang tổng số tiền: 3.340.000 đ mà Chính nợ chị Thanh

Ngày 28/4/1996 Toà án quân su khu vực 2 quân khu 3 đã xét xử Phúc về

2 tội: Đào ngũ va lừa dao chiếm đoạt tài san công dân 81

- Rời bỏ hàng ngũ quân đội khi đang trên đường đến đơn vị mới như

trường hợp: Nguyễn Văn Thật, sinh 1976 ở Thị trấn Quốc Oai - Hà Tây Nhập

ngũ tháng 2/1995 vào đại đội thông tin - Ban tham mut - trung đoàn 86 Bộ tưlệnh Hoá học Do không chịu khó rèn luyện lại vô tổ chức ky luật nên trướckhi đào ngũ Thật đã 3 lần vi phạm, lần đầu khi có điện bố ốm Don vị cho về

ở lại thêm, lần 2 về nhà từ 8-6 đến 17-6-1995 lần này bố Thật đưa Thật lênđơn vị, đơn vị đã ky luật bằng hình thức phạt giam kỷ luật Khi hết thời gian

phạt giam ky luật, Thật được điểu động sang đơn vị khác Ngày 02/7/1995

trên đường đến đơn vị mới Thật đã bỏ trốn về gia đình

Trong thời gian ở gia đình, Thật đi làm thợ mộc kiếm tiền Ngày14/7/1995 đơn vị có giấy báo đào ngũ về địa phương Địa phương đã nhiều lần

động viên Thật quay lại đơn vị nhưng Thật không lên Ngày 02/8/1995 UBND

thị trấn có giấy mời Thật lên làm việc Thật đã chống lại người thi hành lệnhgọt của UBND ném gạch làm một đồng chí cán bộ xã bị thương, Thật đã biđưa ra truy tố xét xử về hai tội là đào ngũ và chống người thi hành công vụ BI

- Một dạng đào ngũ nữa là lợi dụng cương vị công tác, bị ảnh hưởng của

cơ chế thị trường, làm giàu bằng mọi cách đến khi bị phát hiện hoặc khôngtra được nợ thì đào ngũ Ví dụ:

Lê Quang Trung - Sinh 1954 ở Châu Giang - Hải Hung

Cấp bậc: Đại uy trợ lý hậu cần Xí nghiệp Chiến Thắng Công ty 319 Quân khu 3

-(“| Bản an của TAQS KV2 - QK 3 số 06 năm 1996

(3.1 Ban án của TAQS KV2 - QK3 số 02 năm 1996

Trang 25

Dau năm 1989 Lê Quang Trung được giao đi liên hệ bán 2000 kg doxanh cho đơn vị bên mua mới thanh toán được I.806.000 đ Trung mang về

nộp cơ quan Sau đó thanh toán nốt 755.000 đ thì Trung không nộp mà dùng

sở tiền đó trả nợ tiền làm nhà cá nhân Quá trình sau đó làm ở Xí nghiệpChiên Tháng - Trung được giao nhiệm vụ đi liên hệ mua vật tư cho xí nghiệp

Từ thang | dén tháng 11/1989 lợi dung quá trình di mua vật tư, Trung đã

chiếm đoạt cua Xí nghiệp là 6.825.000 đ - Tương ứng với 10.917 kg gao cùngthời điểm Sau khi bị phát hiện Trung đã bỏ đơn vị lần | từ 02/10/1989 đến27/12/1989 khi đơn vị cho người về gọi mới lên Lân thứ 2 thì Trung đào ngũhắn từ 26/6/1990 Toà án quân sự Quân khu 3 xét xử Trung về 2 tội: Tham ôtài sản xã hội chủ nghĩa và tội đào ngũ 4!

Những nam gan đây, do ảnh hưởng của cơ chế mới một số thanh niên trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự đã có những biểu hiện chống đối lại các cơquan “chính quyền địa phương trong công tác tuyển quân Trong công táctuyển quan ở một số địa phương chi quan tâm tới chỉ tiêu pháp lệnh, áp dụngmọi biện pháp làm sao cho ngày giao quân đủ số lượng, còn chất lượng hoặcquân nhân đó công tác ở đơn vị ra sao thì không quan tâm dẫn đến tình trangmột số thanh niên trước khi nhập ngũ đã xác định là mình sẽ đào ngũ nên sốthanh niên này đào ngũ ngay sau khi trở thành quân nhân, có người thậm chí

chưa được ngày tuổi quân nào Như trường hop Dang Hữu Thu ở xã Tân Dân

-huyện Phú Xuyên Ngày 09/2/1993 Thụ nhập ngũ vào đơn vị Lữ 675 - Bộ tưlệnh pháo binh Do có suy nghĩ từ trước là sẽ đào ngũ nên ngay sau khi haibên - Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện và phía đơn vị nhận quân ký biên bảngiao - nhận nghĩa là trở thành quân nhân - Thụ đã đào ngũ ngay trên đường vềđơn vị hoặc trường hợp: Phan Kế Hiệu sinh 1974 ở Châu Giang - Hải Hưng.Nhập ngũ ngày 15/2/1995 vào tiểu đoàn 9 - Trung đoàn 10, Sư đoàn 325 Quânđoàn 2 Hiệu về đơn vị được 4 ngày thì ngày 19/2/1995 đào ngũ vé diaphương Trong thời gian đào ngũ, Hiệu có mâu thuẫn với thanh niên cùng địaphương Hiệu đã dùng dao bầu chém làm Tính, Trà bị thương vào tay Sau khi

bị Cơ quan điều tra hình sự khởi tố thì Hiệu đã khai là có ý định đào ngũ từkhi ở nhà Ngày 16/4/1996 Hiệu đã bị Toà án quân sự - Quân khu 3 xét xử với

2 tội danh: Đào ngũ, cố ý gây thương tích và áp dụng hình phạt bổ xung là

tước danh hiệu quân nhân

- Ngoài các hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nêu trên, trong thực tế còn

có một loạt các hành vi khác, rời bỏ hàng ngũ quân đội do tác động của quá

[1Ö Số liệu của VKSQS tỉnh Hà Tây

[2] Bản án của TAQS QK3 số 14/ST năm 1990

Trang 26

trình quan lý cua đơn vị như ban than quan nhan bị om dau, xin don vi cho đi

khám nhưng do chi khám ở quan v đơn vị nên không phát hiện được gi khi

quan nhàn đó bi khỏi u ở tay do khong tin tương đơn vị nên đã đào ngũ về

nhà dé điều trị sau đó ở lại luôn như trường hợp Nguyễn Văn Quang ở huyện

Đan Phượng Hà Tây nhập ngũ tháng 2/1993 Sau khi nhập ngũ được 8 ngày,

do ốm đau nên bỏ về Hoặc các trường hợp đơn vị cho quân nhân về làm kinh

tế để nộp tiền cho đơn vị (đây là hình thức làm kinh tế sai qui định - dấu cấptrên) Do không kiếm được tiền nên không dám lên đơn vị khi đến hạn phải

nộp Vì sợ lên đơn vị bị đánh, tháng này sang tháng khác đơn vị khỏng

thấy trở về đơn vị thì gửi thông báo đào ngũ về địa phương hết 3 tháng thì làm

giấy cắt quân số !!“l

Một vấn dé quan trọng nữa khi xem xét mặt khách quan của tội đào ngũ.

cần chú ý là căn cứ vào đặc điểm cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan củatội phạm, căn cứ đặc điểm xã hội của hành vi, đào ngũ được xác định là loạitội kéo dài Nghĩa là tội đào ngũ có hành vi khách quan diễn ra không giánđoạn trong một khoảng thời gian dài

Từ đó, việc phân biệt thời điểm hoàn thành và thời điểm kết thúc của tộiđào ngũ có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Theo qui định của luật hình sự thì tội đào ngũ hoàn thành khi quân nhân

có hành vi rời bo hàng ngủ quân đội như đã phân tích ở trên, hành vi rời bỏhàng ngũ được thể hiện rất đa dạng nhưng tựu chung lại là khi quân nhân cóhành vi rời bỏ nơi đang công tác, học tập hoặc không đến đơn vị để học tập,công tác trong các trường hợp được phép hay không được phép rời khỏi đơn vịtrong một thời gian, khi đến hạn không lên đơn vị hoặc đã được động viên,giáo dục mà van không tro lai đơn vi Với mục đích trốn tránh nghĩa vu,trách nhiệm của người quân nhân Hanh vi đó đã cấu thành tội phạm được quiđịnh ở khoản | - cấu thành cơ ban của tội đào ngũ

Tội phạm kết thúc khi hành vi đó được phát hiện xử lý thời điểm kết thúccủa tội phạm không phụ thuộc vào hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội dài hayngăn Đây là ý nghĩa của việc xác định thời điểm hoàn thành và kết thúc của

tội đào ngũ

Việc phân biệt hai thời điểm này có ý nghĩa thực tiễn áp dụng như: Chế

định đồng phạm và trong thực tiễn áp dụng những qui định về thời hiệu truy

cứu trách nhiệm hình sự Việc áp dung những chế định đó đều phụ thuộc vào

L11Ì Sðliệu cua Vien KSQS tỉnh Hà Tây

Trang 27

thoi diém kết thúc tội phạm mà hoàn toàn khong phục thuộc vào thời điềm tộipham hoàn thành.

1.1.3 CHU THE CUA TÔI ĐÀO NGỮ:

Tội phạm theo luật hình sự Việt Nam là hành vi nguy hiểm cho xã hoi

Chu the cua tội phạm chỉ có thé là con người cụ thể Nhưng không phai aicũng có thé trở thành chủ thể của tội phạm khi thực hiện một hành vi được

qui định trong luật hình sự Tội phạm theo pháp luật hình sự là phải có lỗi Do

vậy chỉ những người có điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm

Những người có đủ điều kiện để có lỗi dé có thể trở thành chủ thể của tội

pham là người: có nang lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS) va đạt độ tuổi nhất :định theo qui định của luật.qui di

Luật hình su Việt Nam dua ra khái niệm: "Người có NLTNHS là ngườikhi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức đượctính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy”.!

Con người không phải bẩm sinh đã có NLTNHS NLTNHS là nang lựccủa tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển của cá thể về mặt tự

nhiên và xã hội

Ở mỏi con người bình thường, đều có khả năng hình thành và phát triển ý

thức và tự ý thức Nhưng phải qua một quá trình hoạt động và giáo dục trongđiều kiện xã hội, khả năng đó mới trở thành hiện thực Đây chính là lý do củaviệc qui định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự

Vậy NLTNHS chỉ được hình thành khi con người đã đạt độ tuổi nhất định

và năng lực đã hình thành đó sẽ tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong một thờigian nhất định tiếp theo Khi đã đạt độ tuổi đó, con người nói chung sẽ cóNLTNHS trừ trường hợp cá biệt có sự không bình thường về tam, sinh lý -

Những trường hợp mà luật hình sự coi là trong tình trạng không có NLTNHS

CTTP của tất cả các tội phạm đều đòi hỏi chủ thể phải có 2 dấu hiệu như

đã trình bày Có một số CTTP đòi hỏi chủ thể đặc biệt, tức ngoài 2 dấu hiệutrên còn phải có thêm dấu hiệu đặc biệt khác vì chỉ những chủ thể có dấu hiệu

này mới có thể thực hiện được hành vi pham tội mà CTTP đó phản ánh Ví dụ:

người có chức vụ trong các tội phạm về chức vụ quân nhân trong các toi xamphạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân

LÍ Giáo trình Luật HS Việt Nam- Phản chung - Trường DH Luật năm 1994, trang 117

Trang 28

Chu thẻ cua tội đào ngũ theo điều luật qui định là những quản nhân phục

vụ trong quan đội và thuộc điện quan lý cua quan đội Đó là những người phục

vụ tại ngũ trong lực lượng vũ trang Họ gom những người phục vụ quan đòitheo nghĩa vụ có thời hạn những người làm cong tác chuyên mon ky thuật

cỏng nhân viên chức quỏc phòng, sỹ quan năm trong một khối thống nhấtcua quan đội từ người cảm súng chiến đấu người chi huy, người quan lý baodam các mặt về hậu cần kỹ thuật mỏi người mỗi cương vị có nhiệm vụ.trách nhiệm khác nhau tạo nên sức mạnh của quân đội

Chủ thể tội đào ngũ theo phân tích trên cụ thể là:

+ S¥ quan quan đội: Theo luật sỹ quan qui định thì sỹ quan quân doi làcán bộ quân đội được Nhà nước phong làm cấp tướng, cấp tá cấp uý Chia

làm 2 ngạch: Sỹ quan tại ngũ và sỹ quan dự bị Sỹ quan có các quyền và nghĩa

vụ của công dân qui định trọng Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam `

Luật sỹ quan qui định: "SY quan phải - Tuyệt đối trung thành với Tổquốc, nhân dân và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nêu cao

tinh than canh giác cách mang, hoàn thành tot nhiệm vu, chức trách được giao,

sản sàng chiến đấu hy sinh, bảo vệ vững chác Tổ quốc xã hội chủ nghĩa" l1

Như vậy, sỹ quan quân đội là những người tự nguyện phục vụ quân độilâu dài, ngày nay sỹ quan phải là những người đào tạo trong các nhà trườngchính qui trong quân đội theo các ngành nghề khác nhau Họ có thê là chỉhuy, là cán bộ quản lý, là những người làm công tác chuyên môn kỹthuật họ là chủ thể tội đào ngũ khi họ rời bỏ các cương vị còng tác của mìnhvới mục đích trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trước quân đội và Tổquốc

+ Ha s¥ quan, chiến sy: Là thành viên trong các tổ chức quân đội Họ lànhững thanh niên nam giới trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự đủ tiêu chuẩn.điều kiện được lựa chọn vào trong quân đội thực hiện nghĩa vụ quân su của

mình trong một thời gian nhất định, hai hoặc ba năm, tuỳ thuộc vào tính chất,cương vị công tác

Trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự, hạ sỹ quan, chiên sỹ phải hoànthành chức trách của người chiến sỹ là:

l9 *ơ sơ phap lý hiện hành cua sự nghiệp QP toàn dan, tập 1 NXB QĐND 1984, trang 86.

Trang 29

”- Hiệu biết và thực hiện đúng nghĩa vu trách nhiệm vinh dự của người

chiên sv trong quan đội

- Rèn luyện ban lĩnh chiên đấu rèn luyện thé lực tích cực học tập đểnâng cao trình độ về mọi mat Dũng cam không sợ gian khổ hy sinh kiên

quyêt hoàn thành mọi nhiệm vụ

- Giữ tốt và sư dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị, quân trang vàdụng cụ được giao Có trách nhiệm bao vệ tài san chung

- Tự giác chấp hành nghiêm ky luật quân đội và mệnh lệnh chi thị củacấp trên, pháp luật của Nhà nước

- Tích cực xây dựng đơn vị, đoàn kết thương yêu đồng chí, đồng đội tôn

trọng cấp trên tôn trọng và giúp đỡ nhân dân” 16

Với các chức trách đó, mỗi quân nhân trong thời gian tại ngũ có trách

nhiệm phai thực hiện nghiêm túc những qui định đó Những ai rời bỏ hàng ngũ

quân đội trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm được qui định là chủ thể tội đào

ngủ

+ Ngoài sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ quan là chủ thể tội đào ngũ nêutrên, còn một đối tượng nữa cũng nằm trong lực lượng vũ trang trở thành chủthẻ tội đào ngũ khi họ có hành vi rời bỏ cương vị công tác nhằm trốn tránhnghĩa vụ trách nhiệm của mình Đó là đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp

(QNCN)

Theo qui dinh của luật nghĩa vu quân sự thi: "QNCN là quân nhân cótrình độ chuyên môn kỹ thuật cần thiết cho các công tác chỉ huy, chiến đấu,bao đảm chiến đấu, xây dung quân đội và tình nguyện phục vụ lâu dài trong

quân đội ”.L!?!

Họ là lực lượng phục vụ, đảm bảo về kỹ thuật, hậu cần trong các vị trícông tác khác nhau như: Thợ sửa chữa vũ khí, khí tài,sản xuất vũ khí trong các

trạm, nhà máy quân giới, nhà máy thông tin, đội ngũ lái xe, phương tiện quân

sự, các kho tong kho trong quân đội

+ Chủ thể của tội đào ngũ, ngoài những quân nhân phục tại tại ngũ nêutrên còn quân nhân dự bị - trong đó bao gồm sỹ quan dự bị và hạ sỹ quan

chiến sỹ dự bị

‘61 Điều lệnh quan lý bộ đội Bộ QP - NXB QDND 1991 trang 23 - 24

(121 Luật NVQS- NXB QDND, 1991, trang 46

Trang 30

Quan nhàn khi xuât ngũ chưa phải là đã hoàn thành nghĩa vu quân su màmới chi là hoàn thành giai đoạn phục vụ tại ngũ nêu còn sức khoe thì còn

phục vụ trong ngạch du bị của quân đội cho đên hết 45 tuổi Trong giai đoạn

này mặc dù sinh hoạt học tập, công tác lao động như mọi công dân khác,những quan nhân dự bị được xếp vào các đơn vi dự bị động viên còn phải

tham gia các dot huấn luyện quân sự tập trung hoặc các lần báo động kiềm trasản sàng chiến đấu,đồng thời sẵn sàng thực hiện lệnh gọi nhập ngũ khi có lệnh

động viên

Đê đảm bảo sản sàng chiến đấu chống lại những cuộc tập kích bất ngờcua kẻ địch bất cứ nước nào, trong thời bình cũng chỉ duy trì một đội quânthường trực với số lượng cần thiết, còn để có một lực lượng đủ đối phó vớicuộc chiến tranh xâm lược qui mô lớn thì phải xây dựng lực lượng dự bị độngviên Thong thường lực lượng dự bị đông gấp nhiều lần lực lượng thường trựcnên việc tò chức, huấn luyện, quản lý phải khoa học, có chất lượng và chặt chẽ

đê khi động viên, các đơn vị này có sức chiến đấu như các đơn vị thường trực

Một điều cần chú ý là quân nhân dự bị chỉ trở thành chủ thể của tội đàongũ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra trình độ sẵn sàng chiếnđấu Nếu quân nhân dự bị nào rời bỏ hàng ngũ khi tập trung huấn luyện hoặcnham với mục đích trốn tránh những nghĩa vụ, trách nhiệm của mình là chủthể của tội đào ngũ theo qui định của luật hình sự.

+ Tội đào ngũ là tội xâm phạm chức trách, nhiệm vụ của quân nhân

Quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam như đã phân tích ở trên là

những thanh niên trong độ tuổi từ 18 tuổi tròn đến 27 tuổi đủ các điều kiệnđược tuyên chọn vào phục vụ tại ngũ, là đội ngũ chuyên nghiệp, sỹ quan vànhững quan nhân dự bị Nhưng có một đối tượng khác cũng là quân nhân

nhưng chưa đủ 18 tuổi để làm nghĩa vụ quân sự theo luật định Đó là các họcviên các trường sỹ quan, chuyên môn trong quân đội

Trong qui định về công tác tuyển sinh vào các học viện quân sự, trườngđại học trường cao đẳng quân sự của Bộ quốc phòng thì hàng năm tổ chức tuyển sinh vào học các trường đó nhằm lựa chọn những công dân nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quân nhân, thanh niên ngoài quân đội có đủđiều kiện tiêu chuẩn về chính trị, văn hoá, sức khoẻ, tuổi, có khả nang hoạtđộng trong lĩnh vực quân sự vào đào tạo tại các trường trong quần đội thành sỹquan, góp phần xây dựng quân đội chính qui, hiện đại trên cơ sở cá nhân tự

nguyện.

Trang 31

Đôi với thanh niên học sinh ngoài quân đội, ngoài các tiêu chuân vềchinh tri van hoá sức khoe ra độ tuoi qui định là từ 17 đên 21 tuoi

Như vây học sinh ngoài quân đội khi tự nguyện dự thị vào các nhà trường

trong quân đội nếu trúng tuyển và khi có giấy báo nhập trường thì tro thành

học viên quân sự - trở thành một quân nhân và hưởng các quyền lợi nghĩa vụ

như một quân nhân Chính vì lẽ đó mà trong quá trình học tập tại nhà trường

trong quân đội mà học viên đó rời bỏ việc học tập, không thực hiện tiếp cácquyền nghĩa vụ của học viên quân sự thì tro thành chủ thé tội đào ngũ.

Như vậy, theo qui định của Bộ luật hình sự hiện hành và phân tích cácvan bản pháp luật liên quan thi chủ thể của tội đào ngũ là quân nhân tai ngũ.quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trangsản sàng chiến đấu từ 18 tuổi (trong một số trường hợp từ 17 tuổi) trở lên có

quân nhân còn là công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân

quân tự vệ phối hợp chiến đấu với quân đội, những người khác được qui địnhthuộc lực lượng vũ trang (như cán bộ, chiến sỹ cảnh sát nhân dân an ninhnhân dân) Vậy nhân thức trên có trái với qui định của điều 249 BLHS không

Để giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi, cần phải xuất phát từ khái niệmtội đào ngũ được qui định tại điều 259 BLHS Đào ngũ là rời bỏ hàng ngũquân đội, vậy thì ngoài quân nhân (tai ngũ, dự bi) không còn ai khác ở tronghàng ngũ quân đội và thực hiện nghĩa vụ quân sự Nhân viên quốc phòng, dânquân tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội tuy do quân đội quản lý nhưngkhông thể gọi là làm nghĩa vụ quân sự, cán bộ chiến sỹ cảnh sát nhân dân anninh nhân dân không thể được coi là phục vụ trong hàng ngũ quân đội dé mà

"rời bo" nó được Vì vậy những người nêu trên không thể là chủ thể của tội đào ngũ được Điều 249 BLHS qui định chủ thể chung cho các tội xâm phạmtrách nhiệm nghia vụ của quân nhân nhưng không phải tội nào được qui định

Trang 32

trong chương XI Bộ luật hình sự cũng có chu thê là toàn bộ những người được

gut định đó

- Thu hai: Trong một so trường hợp vì những lý do khác nhau mà những

người chưa đến tuôi nghĩa vụ quân sự đã nhập ngũ và đào ngũ khi chưa đến tuoi nghĩa vụ Thực tiễn cho thấy có nhiều quan điểm giải quyết khác nhau.

Một số thì cho răng dù vì lý do nào mà một người đã nhập ngũ nhưng sau đó

rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh việc phục vụ tiếp trong quân đội đều là phạm tội đào ngũ, không phụ thuộc vào việc người đó có ở tuổi nghĩa

vụ quân su hay không Những người khác thì cho rằng người đào ngũ là nhămtron tránh trách nhiệm nghĩa vụ quân sự Vì vậy nếu thực chất một người chưa

đến tuoi nghĩa vụ quân sự tức ho chưa có nghĩa vu quân sự, thì không thé nói

chuyện trỏn tránh nghĩa vụ đó, tức không thể nói đến tội đào ngũ.

Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với cách nhìn nhận thứ hai Một minh chứng

nữa là quyết định 191 của Chính phủ.cũng giải quyết (xu lý hành chính) theohướng đó Một người không đủ tiêu chuẩn qui định nhưng vì lý do nào đó đã nhập ngũ và sau đó đào ngũ thì bắt bồi thường số quân trang, chi phí của nhànước cho người đó và cho ở lại địa phương

III.1.4 MAT CHU QUAN CUA TÔI PHAM:

"Toi phạm là một thé thống giữa các yếu tố khách quan và chu quan Mat khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là

hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội Với ý nghĩa là một mặt củamột hiện tượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cáchđộc lập mà luôn sắn liền với mặt khách quan của tội pham Hoạt động tâm lybên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội

Trang 33

G2 ho

- Lÿ trí và ý chí cua người phạm tội đôi với những biêu hiện bên ngài của

tỏi phạm như thê nào ? (Idi)

Trong 3 nội dung của mat chủ quan thì lỗi được phan ánh trong tất ca cácCTTP Loi là dấu hiệu khong thể thiếu được của bất cứ CTTP nào Mục dich

và động cơ cua tội phạm tuy cũng là những dấu hiệu thuộc mặt chủ quan củatội phạm nhưng không phải lúc nào cũng có ý nghĩa quyết định đến tính chất

nguy hiểm cho xã hội của một loại tội phạm và do vậy cũng không phải luônluôn là dấu hiệu đặc trưng của một loại tội dé phân biệt với loại tội phạmkhác Mục đích động cơ chỉ được phản ánh trong một số CTTP cơ bản là dấuhiệu bát buộc Ngoài ra, mục đích và động cơ còn có thể qui định là tình tiếtđịnh khung ở một số CTTP

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tac có lỗi là một trong những nguyên tác cơ bản Một người phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì đã có hành vi khách quan gây thiệt hạicho xã hội , mà vì đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó

Như vậy luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc “qui tội khách

quan” nghĩa là truy cứu trách nhiệm hình sự một người chỉ trên cơ sở hành vikhách quan mà không xét đến lỗi của người đó

"Một hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là có lỗi, nếu hành vi đó làkết quả của sự tự do lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có

đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và quyết định một xử sựkhác phù hợp với xã hội " (7!

Như vậy, lỗi trong luật hình sự, trước hết được hiểu là quan hệ giữa cánhân người phạm tội với xã hội đã được thể hiện qua các đòi hỏi cụ thể củaluật hình sự Sự phủ định chủ quan này tồn tại trên cơ sở và trong sự thốngnhất với sự phủ định khách quan là sự gây thiệt hại cho các quan hệ xã hộikhách thể được luật hình sự bảo vệ

Sự phủ định chủ quan thể hiện ở sự tự do lựa chọn một cách xử sự kháchquan gây thiệt hại cho xã hội và trái pháp luật hình sự Sự tự do lựa chọn đóđược biéu hiện nội dung hoạt động tâm lý của lỗi, là thái độ về hành vi củamình cũng như hậu qua do hành vi đó gây ra "Tu do là cơ sở trách nhiệm vàtrách nhiệm chỉ đặt ra cho một người khi họ có tự do Con người xử sự trái với

‘“! Giáo trình LHS Việt Nam- phần chung - Trường ĐH Luật Ha Nội - 1994, trang 131

Trang 34

lợi ích cua nhà nước lợi ích cua xã hội trong khi có tu do thì có nghĩa họ là

người có lôi Trách nhiệm chỉ dat ra khi có lỗi” 91 *

Như đã phân tích ở phản mặt khách quan của tội phạm,đào ngũ là tội có

cau thành hình thức Lý luận về luật hình sự Việt Nam đã khang định rang tội

có cấu thành hình thức được thực hiện do lỗi cð ý Hơn nữa đào ngũ có mụcdich toi phạm là nhảm trốn tránh nghĩa vụ của người quân nhân nên đào ngũchi có hình thức lỗi cố ý trực tiếp Vì vậy việc phân tích lỗi của tội đào ngũphải căn cứ vào khái nién pháp lý về tội co ý được qui định tại điều 9 - BLHSvới các nội dung như sau: “Cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiệnhành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu

quả xây ra”

Mỗi một quân nhân dù phục vụ tại ngũ hay dự bị đều đã được giáo dục,rèn luyện họ đều ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trước Tổ quốc,

trước quân đội Là một quân dan, dù ở cương vị công tác nào đều phải chấp

hành nghiêm chỉnh chức trách đã được qui định, đều phải trung thành, rènluyện dao đức trau đổi kiến thức và hoàn thành các nhiệm vu của người quânnhân Quân đội là một tổ chức có kỷ luật , đòi hỏi mọi quân nhân phải tuânthủ các qui định, là lực lượng chủ yếu để san sàng chiến đấu và chiến đấuthang lợi, chính vì vậy mà Hiến pháp - Pháp luật qui định nghĩa vụ, tráchnhiệm của mỗi công dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng

vũ trang toàn dân

Vì vậy mỗi công dân khi làm nghĩa vụ quân sự hoặc khi trở thành quânnhân đều ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ mà mình phải hoàn thành hoácbuộc phải ý thức được bổn phận của một công dân đối với nghĩa vụ bảo vệ Téquốc

Một quân nhân khi có hành vi rời khỏi hàng ngũ quân đội là họ đã ý thứcđược tính nguy hiểm của hành vi của mình đối với xã hội Thấy trước được

việc đào ngũ, bỏ đơn vị, bỏ cương vị công tác của mình là vi phạm điều lệnh

quan lý bộ đội, thấy được hậu qua do hành vi của mình gây ra như việc khôngđảm bao quân số, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của đơn vị vakết qua tất yếu của hành vi đào ngũ là làm ảnh hưởng tới sức chiến đấu khanăng san sàng chiến đấu của đơn vị và vì vậy làm cho đơn vị không hoànthành nhiệm vụ Mặc dù nhận thức được tính nguy hiểm của việc đào ngũ.thấy trước được hậu quả của hành vi đó của mình như vậy nhưng họ vẫn quyết

(9Ì Nguyễn Ngọc Hoà - Tội phạm trong Luật HSVN - NXB CAND - 1991, trang 90

Trang 35

(od

+-định rời bo hàng ngũ quan đội Họ hoàn toàn được tự do ý chí họ có kha nang

tự do lựa chọn và quvẻt định cách xu sự của minh cho phù hợp với ý thức về

bon phan trách nhiệm mà xã hội đòi hoi nhưng đã khong làm điều đó mà lại

lựa chọn cach xư sự gây thiệt hại cho xã hội trái với lợi ích xã hội trat pháp

luật Vì vậy họ có lỗi trong thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trái pháp

luật hình sự và do đó phai chịu trách nhiệm hình sự

Trong thực tế như đã phân tích ở trên hành vi rời bỏ hãng ngũ quan độirất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau Nhưng các yếu tố bên ngoàitác động đên các quân nhân không phải một cach máy móc mà phải thông qua

sự suy xét (lý trí và sự quyết định (ý chí) của mỗi quân nhân Để thoả mãnbất kỳ một nhu câu nào trong đời sống cũng đều có nhiều biện pháp giải quvết

và việc lựa chọn biện pháp nào là kết qua của hoạt động lý trí và ý chí Chính

vì vậy trong những điều kiện khách quan giống nhau, mỗi người có thê lựa

chọn những biện pháp xử sự khác nhau Đó là sự lựa chọn của người có tự do

Ví dụ, trong thực tế do tác động của nền kinh tế thị trường nhưng không phải

ai cũng lựa chọn hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội mà phần đông (đa số) ho

đã lựa chọn biện pháp giải quyết phù hợp, họ vẫn hoàn thành trách nhiệm

đã nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của minh là có khảnang gây ra hậu qua như vậy mà vẫn quyết định thực hiện hành vi nguy hiém

dé đạt được mục đích là không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệmcủa mình là tội phạm đã hoàn thành Đây cũng là điểm chính để phân biệt vớitội đào nhiệm của công nhân viên chức Nhà nước - vì nếu hậu quả là dấu hiệubat buộc của tội đào ngũ được dat ra thì hậu qua sẽ là rất lớn, khó lường trước

được

- Mục đích của tội đào ngũ là trốn tránh nghĩa vụ mà mình phải hoàn

thành đây là một dấu hiệu bắt buộc phải chứng minh, đồng thời nó cũng làdau hiệu dé phân biệt giữa tội đào ngũ với tội vắng mặt trái phép

Trang 36

Go Cn

Nghĩa vụ do là nghĩa vu cua sỹ quan, ha sỹ quan chiến sỹ quản nhàn

chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ trong việc học tập lao động xâv dựng quản

đọi chính qui từng bước hiện đại sẵn sàng và phục vụ chiến đấu tháng lợi

Đó là nghĩa vụ của quân nhân dự bị được tập trung huấn luyện trong thờigian đó phai học tập chính trị, quân sự rèn luyện kỹ năng, thao tác quân sự

đam bao kha năng chiến đấu góp phần vào sức mạnh chiến đấu trong chiến

tranh nhàn dan.

Với các nghĩa vụ đó, người quân nhân có bỏn phận phải thực hiện ngườinào có hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội với ý thức để trốn tránh nghĩa vụ củamình, tức là người đó đã có lỗi trong khi quyết định cách xử sự trái với nghĩa

vụ trách nhiệm phải thực hiện nên phải chịu trách nhiệm hình sư về hành vịnguy hiém đó.

Trong thực tế, các biéu hiện rời khỏi hàng ngũ quân đội của quân nhân

rất đa dạng do nhiều động cơ khác nhau Những trường hợp do sợ khó khán,gian khô không chịu rèn luyện mà rời bỏ đơn vị khi mình đang công tác họctập tại đơn vị hoặc trên đường đến đơn vị mới về ý thức họ đã đều có suy

Z

xét, dan đo trước họ đều ý thức được rằng việc rời bỏ đơn vị của ho sẽ làm

anh hương tới hoạt động bình thường của đơn vị, nhưng do không chịu rèn

luyện, thích sống thoải mái nên họ chờ cơ hội như giờ nghỉ, cáo ốm nam bệnh

xá trên đường đi công tác lẻ hoặc chuyển đến đơn vị mới nghĩa là khi sựquan lý của đơn vị không trực tiếp, thường xuyên là họ quyết định rời bỏ với

ý thức khong quay trở lại don vi nữa

Những trường hợp rời bỏ hàng ngũ quân đội do bản thân mình mắc saiphạm như tham 6, trộm cắp hoặc do nhớ nhà vắng mặt trái phép hoặc khônghoàn thành chi tiêu đơn vị giao cho như các trường hợp cho về địa phương làmkinh tế Mặc dù họ rời bỏ hàng ngũ quân đội ban đầu không do ý thức lànham trốn tránh nghĩa vụ của quân nhân nhưng do họ sợ bị kỷ luật, do vướngmac với chi huy, với đồng đội họ rời khỏi đơn vị hoặc không lên đơn vị là bởi

vì lý do cá nhân, mặc dù họ ý thức được hành vi nguy hiểm của mình trongviệc vắng mật ở đơn vị sẽ làm ảnh hưởng tới việc hoàn thành nhiệm vụ của

đơn vị nhưng khi họ được giáo dục, động viên quay trở lại đơn vị mà họ không

lên là họ đã quyết định một xử sự không phù hop với nghĩa vụ, trách nhiệm

mà người quân nhân có bổn phận phải thực hiện.

Như vay theo qui định của Bộ luật hình sự hiện hành thì mục đích nhằmtron tránh nghĩa vụ là yếu tố bát buộc trong mặt chủ quan của cấu thành toi

Trang 37

dao ngũ mà cơ quan tiên hành to tụng cân phải chứng minh khi truy cứu trách

nhiem hình sự một người rời bo hàng ngũ quan đội về tội đào ngũ Thẻ nhưng,

do mục đích thuộc yếu to tâm lý bên trong, là cái mà người phạm tội nhim’

dat được trong tương lai (tức chưa có trong thực tê chưa biêu hiện hoặc biểu

hiện khong day du các vêu to khách quan) vì vậy rất khó chứng minh Thực

tiền xét xử gập rất nhiều trường hợp người phạm tội rời bỏ đơn vị nhiều ngày

itham chí có trường hop gan | nam) nhưng họ lay lý do là do gia đình khó

khan (bo me om đau gia đình trong lúc giáp hạt ) nên về nhà giúp đỡ giađình sau khi hết khó khăn lại trở về đơn vị chứ không có ý định trốn tránhnghĩa vụ của mình Vì vậy không thể xét xử bị cáo về tội đào ngũ cũngkhong thẻ xét xử về tội văng mặt trái phép (vì bị cáo chưa bị xử lý hành

chính)

Từ thực tiền trên, thiết nghĩ cần phải sửa đôi điều 259 BLHS về tội đàongũ làm thế nào để có khả năng chứng minh về mặt tố tụng hình sự đối với

tội phạm này

Theo chúng tôi, những người rời bỏ hàng ngũ quân đội với thời gian trên

3 tháng là phạm tội đào ngũ mà không đòi hoi phải chứng mình mục đích trốn

tránh nghĩa vụ

Từ góc độ đó có thé qui định đào ngũ là hành vi rời bỏ hàng ngũ quânđội trên 3 tháng hoặc nham trốn tránh nghĩa vụ của mình

IH.2 DUONG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI TOI ĐÀO NGỮ:

IH.2.1 CẤU THÀNH CƠ BAN:

Theo qui định điều 259 - BLHS, tội đào ngũ được phân biệt xử lý theocầu thành cơ ban và cấu thành tăng nang

Theo cấu thành cơ bản người phạm tội đào ngũ có thể bị phạt cải tạo ởdon vị ky luật quân đội đến hai nam hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm

Trong khung cơ ban của điều luật được áp dụng đối với những người bỏhàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm người quân nhân màkhông có các tình tiết định khung tang nang Như vậy khoản | điều 259 chi ápdụng đổi với người phạm tội không phải là chi huy, sỹ quan, vì hai đối tượngnày năm trong cấu thành định khung tăng nặng Những người phải chịu tráchnhiệm hình sự theo khoan | điều 259 là: hạ sỹ quan, chiến sỹ không phai làchi huy và quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ cũng như ở ngạch dự bị khi tap

trung huan luyện đào ngũ

Trang 38

phai chịu trách nhiệm cá nhân, trước Dang và Nhà nước, trước người chi huy

cấp trên trước cấp uy Đảng cấp mình và đơn vị mình về mọi mặt của đơn vịthuộc quyền”!

Như vậy, theo khái niệm về người chỉ huy nêu trên và trong thực tẻ cơcấu biên chế của quân đội thì thấy răng: Người chỉ huy trong quân đội đượchiệu là những người được bố nhiệm, giao nhiệm vu quản lý, điều hành đơn vị, phân đội từ cấp tiểu đội trung đội, đại đội, tiểu đoàn trung doari, sư đoàn ởmỏi cấp người chi huy phải thực hiện đúng chức trách người chi huy Ngườichi huy là sỹ quan thì không phải ban cãi gì nhưng có ý kiến cho rang ha sỹquan chỉ huy (tiểu đội trưởng) có phải là đối tượng mà khoản 2 đề cập không?Theo chúng tôi hạ sỹ quan chỉ huy là người theo qui định phải được đàotạo sau một khoá huấn luyện về công tác chi huy, mặt khác, họ đảm nhiệmcông việc là do có quyết định bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền Tiểu đội làcâp quan lý cuối cùng, thấp nhất trong cơ cấu biên chế của quân đội là cấpquản lý trực tiếp về quân số, duy trì học tập và sinh hoạt hàng ngày của các

quan nhân Là cấp được biên chế từ 10 đến I2 quân nhân tuỳ theo tinh chất,

nhiệm vụ của từng đơn vị Ngoài việc quan lý trực tiếp, thường xuyên các

quân nhân trong quá trình tại ngũ, trong học tập, sinh hoạt mà còn là cấp

được giao những nhiệm vụ độc lập, đặc biệt trong chiến đấu thì tiểu đội bộbinh là một mũi đột phá khẩu, trinh sát nên tiểu đội trưởng là người phảichịu trách nhiệm cá nhân trước cấp trên về tình hình tiểu đội mình Tiểu độitrương là hạ sỹ quan chỉ huy nếu đào ngũ sẽ ảnh hưởng lớn đến việc quan lý,điều hành hoạt động của tiéu đội mà còn ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của tiểuđội nhất là khi tiểu đội đang đảm nhiệm công tác đặc biệt, độc lập nên tiểu độitrương là đối tượng áp dụng khoản 2 điều luật

Tóm lại: người chỉ huy là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản

lý quân số huấn luyện, học tập Là người nám và thực hiện các đường lối chủ

il Điều lệnh quan lý bộ đội - Bộ QP - NXB QDND, nam 1991, trang 11

Trang 39

trương của cap trên người duy trì kv luật quan đội, lãnh đạo, điều hành đơn vihoàn thành các nhiệm vụ được giao.

S¥ quan là người được đào tạo cơ ban là người tình nguyện phục vu quanđột lâu đài theo luật sy quan qui định họ có chuyên môn, là người tham mưu

giúp cho người chi huy trong việc quan lý huấn luyện va tác chiến

Chính từ vị trí, vai trò của người chi huy người sỹ quan như vậy nên nêu

họ rời bỏ hàng ngũ quân đội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành nhiệm

vụ của quân đội, đến bí mật quân sự đến kê hoạch phòng thủ, tác chiến cua

đơn vị và đặc biệt tác động rất xấu trong tư tương cán bộ, chiến sỹ trong đơn

Vi.

Điều luật qui định 2 đốt tượng trên là tình tiết định khung tang nang Vì

vay chi huy hoac sỹ quan đào ngũ đều áp dụng khoản 2 điều 259 BLHS

- Loi kéo người khác phạm tội là một tình tiết định khung tang nang điềuluật nghiêm khác xử lý hành vi lôi kéo người khác cùng đào ngũ vì thực hiệnnghĩa vu, trách nhiệm của quân nhân là vinh quang mà còn là bổn phận củamỗi cong dân đối với Tô quốc

Quan đội là một tô chức thống nhất có tinh thần ky luật và ý chí chiếnđấu cao do một tập thể cán bộ, chiến sỹ cùng nhau xây dựng và công tác

Quân nhân nào do ý thức tổ chức kỷ luật kém, không chịu rèn luyện mà cóhành vi lôi kéo đồng đội cùng rời bo đơn vị, nhằm trốn tránh nghĩa vu thì cầnphải được xử lý nghiêm khắc, vì hành vi lôi kéo người khác cùng phạm tội ởcác tội hình sự khác đã bị nghiêm khắc xử lý Trong khi đó lôi kéo đồng độiphạm tội để lại những hậu quả nghiêm trọng không lường hết được đến sứcchiến đấu của đơn vị Nó không những làm ảnh hưởng tới quân số thường trực,đến tư tưởng của các quân nhân khác, đến sự quyết tâm vượt khó khăn, ảnhhương đến kế hoạch huấn luyện, chất lượng huấn luyện của đơn vị Đặc biệtlôi kéo người khác cùng phạm tội là làm cho nhiều người cùng vi phạm, anhhưởng tới ý thức chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước, đến ý thức,trách nhiệm của người quân nhân

Chính vì tính nguy hiểm của hành vi lôi kéo người khác phạm tội để lạihậu qua hoặc kha nang để lại hau quả xấu đối với sức chiến đấu của quân đội

nên ngay ở sắc lệnh 163 hành vi đào ngũ lần đầu tiên được qui định là tội hình

sự đã đưa tình tiết rủ nhau đào ngũ từ 2 người trở lên là tình tiết tăng nang và

áp dụng hình phạt qui định ở khoan 2 là từ 2 đến 10 năm tù

Trang 40

Hanh vi lot kéo có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau:

Có thể là dụ đỏ, rủ rê để người khác tự nguyện cùng rời bỏ hàng ngũ quân đội.Thê nhưng cũng không loại trừ những trường hợp dùng vũ lực, doa đẫm,cưỡng ép người khác đào ngũ Các hình thức lôi kéo không có ý nghĩa đốivớt việc định tội, nhưng vẫn phải được xem xét, đánh giá khi quyết định hình

phat.

- Hao neti mà mang theo hoặc vứt bỏ vũ khí phương tiện kỹ thuật quan sự

hoặc tài liệu quan trọng Vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự (KTQS) là các

loại vũ khí, khí (at, máy móc, thiết bị kỹ thuat được chế tạo và phục vụ chochiên đâu san sàng chiến đấu và huấn luyện công tác

Vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự được biên chế đồng bộ, đây đủ cho

các đơn vị để khí cần là sử dụng được ngay, chúng được giao cho từng quânnhân, từng đơn vị quần lý, sử dụng Chúng phải được bảo quản, sử dụng đúngqui định và chỉ được sử dụng khi có lệnh của người chỉ huy Vũ khí, phươngtiện kỹ thuật quân sự càng phải được quan lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm hiệuqui

Tài liệu quan trọng trong quân đội là những tài liệu về chủ truong kế

hoạch phát triển quân đội, là tình hình của lực lượng vũ trang về quân số, kỹthuật, là những kê hoạch tác chiến phòng thủ, là những tài liệu phục vụ côngtác huấn luyện, công tac cơ yêu, bao mật Những tài liệu đó được xếp vàoloại bí mật quân sự hoặc bí mật công tác quân sự Việc quan lý, sử dụng phải

theo một qui trình nhất định

Những vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng

được giao cho cá nhân, đơn vị quan lý, sử dụng theo chức năng, nhiệm vụ của

từng người, từng đơn vị, nếu làm mất hoặc thoát khỏi quyển quan lý của đơn

vị sẽ làm anh hưởng, đến quyền quan lý của đơn vi, không dam bao cơ số trang

bị làm lộ hoặc có nguy cơ lộ những kế hoạch, ý đồ hoặc nội dung của công

tác quân sự và như vậy sẽ làm ảnh hướng trực tiếp đến sự chiến dấu của

quân đội chính vì vậy mà điều luật coi hành vi đào ngũ mà mang theo hoặc

vút bỏ vũ khí phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng là tình

tiết định khung, tang nang được xử lý nghiêm khắc

Thực tiễn áp dụng điểm c khoản 2 điều 259 BLHS còn gặp những vướngmac nhất định Điểm c khoan 2 điều 259 chi qui định là đào ngũ mang theohoặc vứt bo vũ Khí phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trong mà

Khong qui định quan hệ giữa người đào ngũ với vũ khí, phương tiện KTQS tài

Ngày đăng: 29/05/2024, 00:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN