1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Hôn nhân trái pháp luật - Căn cứ xác định và biện pháp xử lý

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hôn Nhân Trái Pháp Luật - Căn Cứ Xác Định Và Biện Pháp Xử Lý
Tác giả Nguyễn Thị Hường
Người hướng dẫn PTS. Định Ngọc Hiền
Trường học Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Luận Án Thạc Sĩ Luật Học
Năm xuất bản 1998
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 57,87 MB

Nội dung

Chỉ những việc kết hôn phù hợp với các quy định củapháp luật về các điều kiện kết hôn và phù hợp với lợi ích của các bên nam, nữ,của gia đình, của xã hội, thì hôn nhân đó mới được coi là

Trang 2

MỤC LỤC

Phẩn mở dau —Chuong I - Khái quát chung vé hon nhân hop pháp và hon nhân trái pháp

ludt_ _ 6

1.1 Khái niệm hôn nhân và hôn nhân hợp pháp 6

1.2 Hôn nhân trái pháp luật và biện pháp chế tài dối với hôn nhân trai

pháp luật 17

1.2.1 Hôn nhâu trái pháp luật theo quy định trong hệ thống pháp

luật nước ta trước Cách mạng tháng Tám 181.2.2 Hôn nhân tai pháp luật theo quy định trong Luật Hon nhân

và gia đình 1959 _ 22

1.2.3 Hôn nhân trái pháp luật theo quy định trong Luật Hon nhân

và gia đình 1986 _ 26Chuong II - Căn cứ xác định hon nhân trai pháp luật va biện phá áp xử lý lý 29

2.1 Về các căn cứ xác định hôn nhân trái pháp luật theo pháp luật hiện

2.1.3 Hôn nhân trái pháp luật do người đang có vợ (có chồng.) kết

hôn với người khác 39

2.1.4 Hôn nhân trái pháp luật do những người dang mắc mot s so

“bệnh ma luật cấm kết hôn lại vẫn kết hôn „ = dy

2.1.5 Hon nhân trai phí Ap luật do những người kết hôn với nha cóquan hệ huyết thống gần _—_ — 492.1.6 Hôn nhân trái pháp luật do không tiến hành đăng ký kết hôn

tại cơ quan Nhà nước có thấm quyền _ 22.2 Hậu qua pháp lý của việc hủy hôn nhân trai pháp luật —- _ 60

2.2.1 Quan hệ nhân than 602.2.2 Quan ie tài sản ——— = | Gl2.2.3 Giải quyết quan hệ piữa cha mẹ và con — GÌ

dụ Hint trạng kết hou trái pháp luật ở nước ta và thực tê giải quay é { €7

23.) Tình hình chung của việc kết hòn trát pháp iuật và huy hen

nhờn trai pháp luật ¬ Pu, ap oh „3 7 2.2.2 Tlufc tiễn giải quyết các trường hợp kết hôn trái i phấp tua it 73

Phan két luôn, _ ae - 1

Chú giải be

Tai Hiệu tham kho &Y

Trang 3

PHAN MỞ DAU

1 - Tính cấp thiết của dé tài

Gia đình là tế bào của xã hội, là đơn vị xã hội đầu tiên, trong đó con

người gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ chủ yếu là hôn nhân và huyết

thống Gia đình là nền tang của quốc gia Sự phát triển của mỗi quốc gia gắn

lién với sự tồn tại và phát triển bén vững của gia đình Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng

định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả dời

người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách.

Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa

thuận, tiến bộ Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”

Căn cứ vào thực tế về sự phát triển chung của các gia đình Việt Nam thì quan hệ hôn nhân vẫn là yếu tố nền tang, là cơ sở để thiết lập gia đình Cùng

với sự thiết lập chế độ xã hội chủ nghia trên cả nước, lối sống xã hội chủ nghĩa

gia đình kiểu mới cũng đang được xây dựng và phát triển Để có những gia

đình mới xã hội chủ nghĩa tất yếu phải có những cuộc hôn nhân tiến bộ Quan

hệ hôn nhân bền vững là yếu tố cơ bản nhất để quyết định độ bền vững của giađình và tạo nên hạnh phúc gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình 1959 và tiếp đó là Luật Hôn nhân và gia

đình 1986 đã quy định những điều kiện pháp ly cần thiết để xác lập một quan

hệ hôn nhân mới xã hội chủ nghĩa, góp phần xóa bỏ những tập tục lạc hậu tan

dư của chế độ hôn nhân phong kiến, chống anh hướng của chế độ hôn nhân tusản và phần nào hạn chế được những tập quán lạc hậu trong quan hệ hôn nhân

của đồng bào dân tộc thiểu số Tuy nhiên, cùng với sự vận động, và phát triển

của xã hội nhất là trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế hiện nay, những tập tục

lề thói cũ trong dời sống hôn nhân va gia đình vẫn còn tồn tại hoặc tái xuấthiện tại một số địa phương, trong một số cá nhân nhất định, bên cạnh dé,

những quan niệm và biểu hiện của lối sống phương Tây đã được du nhập: vào

nước ta, tác động tới tu tưởng và lối sống của một bộ phận nam, nữ thanh niênlầm cho quan hệ hon nhân có sự biến dong theo chiều hướng xấu LHién tượng

Trang 4

kết hôn vi phạm các quy định của pháp luật về diều kiện kết hôn hoặc kết hôn

vi phạm điều cấm vẫn xảy ra ở hầu khắp các vùng, miền trong toàn quốc.

Theo báo cáo tổng kết 8 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì hầu

hết các điều kiện kết hôn đều bị vi phạm.

Hiện tượng kết hôn trái pháp luật dẫn đến đời sống hôn nhân có những

biểu hiện không lành mạnh làm xấu ci những quan hệ trong đời sống gia đình

và nhân cách của chủ thể của quan hệ hôn nhân, và phần nào đó còn là nguyên

nhân ngăn can sự nghiệp xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới ở

nước ta, làm ảnh hưởng xấu đến kỷ cương và sự phát triển chung của xã hội.

Với những diểm nêu trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Hôn nhân trái pháp

luật - căn cứ xác định và biện pháp xử lý” làm đề tài luận án cao học luật của

mình chính là nhằm làm sáng to nhận thức chung của xã hội về hôn nhân gópphần nâng cao hiểu biết của người dan nói chung về hôn nhân lành mạnh, tiến

bộ để tự họ có thể xác lập hôn nhân không vi phạm pháp luật.

2 - Mục đích, nhiệm vụ, phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

- Hôn nhân trái pháp luật không chỉ là một hiện trạng vi phạm pháp luật

mà còn là một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến chính trị, xã hội của đất nước.Việc nghiên cứu vấn đề: “Hôn nhân trái pháp luật - căn cứ xác định và biện

pháp xử lý” nhằm mục dich làm sáng tỏ hơn sự đúng dan của chế định hôn

nhân trong pháp luật nước ta, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các can cứpháp lý xác định hôn nhân trái pháp luật và thực trạng xử lý hôn nhân trái

pháp luật trong pháp luật Việt Nam

- Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là phân tích và đánh giá hiệu quảđiều chính pháp luật trong việc hạn chế hôn nhân trái pháp luật, từ đó đề xuất

hướng hoàn thiện chế định hôn nhân

- Pham vi nghiên cttu được xác định phụ thuộc vào tinh phân lập của

các quy phạm pháp luật về hôn nhân hợp pháp, hôn nhân trái với các điều kiệnkết hôn và hôn nhân vi phạm vào điều cấm, vì thế trong luận án này luôn phảiphân tích theo hướng có liên hệ các quy dịnh của pháp luật về hôn nhân hợp

Trang 5

pháp và hôn nhân không hợp pháp, thực tiễn áp dung và những vướng, mic

trong việc hiểu và áp dụng pháp luật.

3 - Cơ sở, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về hôn nhân và gia đình trên cơ sở các văn kiện Daihội Đảng cộng sản Việt Nam và các Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành

trung ương Đảng và vai trò, nhiệm vụ của gia đình đối với sự nghiệp đối mới

và xây dựng đất nước

Trong quá trình nghiên cứu dé tài các phương pháp nghiên cứu khoa

học như: phân tích, tổng hợp, lôgíc pháp lý, lịch sử so sánh pháp luật đã sử

dụng nhằm làm rõ những vấn đề và những nhận định được đưa ra trong nội

dung của luận án

4 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước thực trạng trên việc ngăn chặn và dần xóa bỏ hiện tượng kết hòn

trái pháp luật là một nhiệm vu cấp bách trong thời kỳ đổi mới Để thực hiệntốt nhiệm vụ đó cần có sự đánh giá và xác định rõ giữa hôn nhân hợp pháp và

hôn nhân trái pháp luật, đồng thời cũng cần có những biện pháp xử lý phù hợp

đối với các trường hợp kết hôn trái với pháp luật Ở Việt Nam những công

trình nghiên cứu về hôn nhân trái pháp luật được đăng trên báo pháp luật cònrất ít và chỉ giải quyết ở những góc độ khác nhau theo các vụ án cụ thể Trong

giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam của trường Đại học Luật HàNội và giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình của trường Đại học khoa học xã

hội và nhân văn, vấn đề hôn nhân trí pháp luật được nghiên cứu như một bộphận của khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Tác giả Nguyễn Thành tronp

“Từ những cuộc hôn nhân bất hợp pháp”, chủ yếu mới chỉ đề cập đến thực

trạng của việc kết hôn trái pháp luật và nêu ra những nguyên nhân sâu xa dân

đến những cuộc hôn nhân bất hợp pháp do’

Trang 6

5 - Điểm mới và ý nghĩa của luận án

Luận án này là một trong những công trình nghiên cứu chuyên khảo

đầu tiên về hôn nhân trái pháp luật và các chế định pháp luật về hôn nhan trái

pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Nội dung của luận ánphân tích những cơ sở pháp lý nhằm xác định rõ quan hệ hôn nhân trái phápluật, nêu và phân tích biện pháp xử lý dưới góc độ pháp luật, đề xuất những

kiến nghị nhằm làm sáng tỏ hơn các cơ sở pháp lý cần thiết để xác định hónnhân trái pháp luật trong thực tế

Những kết luận và kiến nghị được đưa ra trong luận án có thể có ý

nghĩa trong việc góp phần hoàn thiện về mặt lý luận các vấn đề về hôn nhàn

và gia đình, nhằm xây đựng quan hệ hôn nhân mới xã hội chủ nghĩa - mụctiêu của Cách mang xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay viigóp phần vào lĩnh vực khoa học pháp lý, một số vấn đề về lý luận có thế sủ

dụng trong các trường Dai học Luật, khoa luật của các trường Dai học [ungiáo trình giảng day về chuyên đề này

6 - Cơ cấu của luận án

Xuất phát từ mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận ấn được

thực hiện với nội dung và bố cục hợp lý theo các quy định chung của Nhànước, bao gồm:

Phần mở đầu

Chương I - Khái quát chung về hôn nhân hợp pháp và hôn nhân trái

pháp luật

1.1 Khái niệm hôn nhân và hôn nhân hợp pháp

1.2 Hôn nhân trái pháp luật và biện pháp chế tài đối với hôn nhân trai

pháp luật

Chương II - Căn cứ xác định hôn nhái: trái pháp luat và biện phap

xử lý

Trang 7

2.1 Về các căn cứ xác định hôn nhân trái pháp luật theo pháp luật liệu

hành

2.2 Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật

2.3 Tình trạng kết hôn trái pháp luật ở nước ta và thực tế giải quyết

Phần kết luận

Trang 8

CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HN NHÂN

HỢP PHAP VÀ HON NHÂN THÁI PHAP LUẬN

1.1 KHÁI NIỆM HÔN NHÂN VÀ HÔN NHÂN HỢP PHÁP

1.1.1 Khái niệm chung về hôn nhân hợp pháp

Quy luật phát triển và sinh tồn của loài người là sự kết hợp giữa người

đàn ông và người đàn bà trong quan hệ lứa đôi Thoạt đầu, sự kết hợp này

mang ý nghĩa của việc duy trì và phát triển ndi giống Đó là cơ sở căn bản đầu

tiên hình thành nên quan hệ hôn nhân và cũng từ đó hình thành nên gia đình

mang những nét văn minh tiêu biểu của xã hội loài người Dưới góc độ xã hội

học, hôn nhân là mối quan hệ giữ vợ và chồng Trong quá trình phát triển của

xã hội loài người đã chứng minh rằng không có một tổ chức nào ngoài tổ chứcđời sống chung của con người có sự thúc đẩy nội tại trong bản thân mỗi con

người để trở thành khát vọng cháy bỏng trong mỗi người con trai và người con

gái là tìm gặp nhau, tạo thành một cộng đồng nhỏ là hôn nhân nhằm để thỏa

mãn nhu cầu tình cảm sâu kín của các bên, sinh đẻ nhằm đuy trì và phát triểnnoi giống va cùng nhau chia ngọt sẻ bùi nhằm xây dung gia đình đầm ấm,

hạnh phúc Nam, nữ kết đôi là chuyện tự nhiên trong đời sống nhân loại ngay

từ khi loài người xuất hiện Trải qua hàng triệu năm, việc trai gái tìm nhau và

xác lập quan hệ vợ chồng đã được thay đổi dưới bao hình thức khác nhau Từthời hoang sơ, khi con người còn chìm ẩn trong bóng tối của sự lạc hậu thì sự

kết hợp giữa đàn ông và đàn bà chỉ đơn thuần là quan hệ tính giao nhằm duytri nòi giống Họ chung sống với nhau bừa bãi không có sự chọn lọc về ngòi

thứ và cũng không có sự phân biệt về lứa tuổi, huyết tộc D6 là thời kỳ tôn tai

“chế độ tạp hôn bừa bãi” Cho đến khi con người ý thức rõ về bản thân và các

vấn đề về đạo đức thì vấn dé hôn nhân của nam, nữ cũng có sự chuyển biénđáng kể Chế độ tạp hôn đã chuyển sang chế độ ngẫu hôn- hôn nhân cặp đôi,

từng cặp nam, nữ với tư cách là một đơn vị hôn phối được xác lập và tồn tại

Việc kết hôn đã có sự phân biệt về lứa tuổi và huyết thống Tuy nhiên, hônnhân cặp đôi tồn tại hết sức lỏng lẻo và không đủ vững chắc để có thể cónhững nhu cầu riêng về kinh tế Hình thức hôn nhân cặp đôi được phát triển

Trang 9

hon nữa nhờ có sự thay đổi đáng kể về các điều kiện kinh tế và xã hội vì nó dịtrở thành hôn nhân một vợ một chồng Dần dần, trong sự phát triển tiếp theo

của lịch sử, sự kết hợp lứa đôi không chỉ mang ý nghĩa duy tri noi giong mi

nó còn là sự kết hợp về mặt tình cảm giữa các bên nam, nữ, từ đó, mục tiêuthoả mãn nhu cầu tình cảm là yêu cầu khách quan, là mục tiêu hàng dầu của

nam, nữ khi họ càng nhau xác lập quan hệ hôn nhân Tình yêu thương giữa vo

và chồng là sức mạnh thúc đảy khiến họ có mong muốn là sản sinh ra thế lịc

mới - người sẽ kế tục cho gia đình và dong ho Từ xa xưa, con người đã quanniệm việc sinh dé con cái là nhằm thoả mãn nhu cầu riêng tư của vợ chồng.Nhưng việc riêng tư đó cũng là nhằm đáp ứng nhu cầu cơ ban của xã hói : nhụcầu duy trì tính liên tục về mặt sinh học của xã hội là tái tạo ra con người, duy

trì nòi giống Đó chính là quy luật tồn tại và phát triển của loài người theo quyluật phát triển sinh học của nó Khi xã hội loài người đã phát triển, hôn nhâu:

là quan hệ chịu sự chi phối rất lớn bởi các quy tắc đạo đức và lối sống trong xa

hội Do vậy, hôn nhân không chi là việc riêng tư giữa hai cá nhân mà con livấn đề mang tính chất xã hội Khi đôi nam, nữ yêu nhau, họ chưa có tráchnhiệm gì, nhưng khi họ kết hôn, họ đã có trách nhiệm đối với nhau, đối vớicon cái và đối với xã hội V.I.Lênin nói : “ “Trong tình yêu có hai người, và

xuất hiện cuộc đời mới, cuộc đời thứ ba Day chính là điều quan tâm củi xí

hội và xuất hiện trách nhiệm đối với tập thể”” Chính vì lế đó mà việc đôi nam,

nữ kết hôn cần có sự phê chuẩn và công nhận của xã hội “Nếu như hôn nhânkhông phải là cơ sở của gia đình, thì nó cũng sẽ không phải là đối tượng của

công việc lập pháp, ví du như tình bạn chang hạn"% Như vậy, hôn nhân lì co

sở của gia đình mà “gia đình là tế bào của xã hội”, đo đó sự phát triển của xã hội phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của từng gia đình mà cơ sở chủ yếu của

nó là hôn nhân Dưới xã hội có phân chia giai cấp, hôn nhân mang tính giai

cấp sâu sắc Trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị luôn diinypháp luật và bằng pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân sao cho phù hợp với

ý chí của giai cấp mình và phục vụ lợi ích của giai cấp mình Tính chất của

hôn nhân sẽ thay đổi phụ thuộc vào cơ sở kinh tế đang thống trị xã hội Nhu

vậy, hôn nhân rõ ràng không chỉ là một quan hệ xã hội đơn thuân mà nó còn

được coi là một quan hệ xã hội có tính giai cấp Chính vì thế mà khi có Nhà

Trang 10

nước và pháp luật thì mỗi quốc gia dt quy định những điều kiện kết hôn khi:

nhau, song đều đặt ra hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan In hôn nhân cho phù hợp với lợi ích và sự phát triển của quốc gia mình Dù có

những lợi ích riêng và hệ thống pháp luật khác nhau, nhưng nhìn chung tron

thời đại ngày nay tất cả các quốc gia khi điều chỉnh quan hệ hôn nhân cũn:'đều có nét chung là quy định quyền và nghia vụ cho vợ chồng đối với nhau

đối với gia đình, đối với Nhà nước và đối với xã hội Hôn nhân mà phù hoy:với quy định của pháp luật thì được coi là hợp pháp

Xét đưới góc độ luật học, hôn nhân hợp pháp được hiểu là sự liên kết

giữa người đàn ông và người đàn bà, phù hợp với pháp luật, được Nhà nướcthừa nhận và bảo hộ

1.1.2 Hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam

al Hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luát phong kiến

Ở nước ta, theo cổ luật thì hôn nhân đã được coi là một trong những

quan hệ xã hội cần được điểu chỉnh Trong cổ luật Việt Nam, hôn nhăn (pia

thú) được coi như một việc cốt lõi là nền tảng của gia đình Gia đình chiếm

một địa vi vô cùng quan trọng, vì theo Khổng giáo thì cần phải “tế gia” trước

khi nghĩ đến vấn đề “trị quốc” và “bình thiên hạ” Giá thú không được các nhà

làm luật định nghĩa rõ ràng trong cổ luật, nhưng nó đã được ghi rõ trony sách

Lé ký tại thiên Hôn nghĩa: “Lễ hôn tương hợp sự giao hiếu giữa hai họ, trên de

thờ phụng tổ tiên trong tông miếu (tức nhà thờ họ), đưới để kế truyền đồng dõiđời sau, vì vậy hôn lễ được người quân tử trọng””, Định nghĩa này dã chochúng ta thấy rõ quan niệm xưa về giá thú Giá thú được đặt trên nền tảng của

đại gia đình, trước hết là sự giao kết giữa hat họ bên nam và bên nữ mà mục

tiêu trên hết là để nối theo truyền thống của tổ tiên, sau đó là để sinh con nối

đõi tông đường và cũng chính là tiếp tục lun truyền việc thờ cúng Với tnh

thần đó, các Bộ luật cổ đều có những quy định về điều kiện xác lập piá thú

phù hợp với lợi ích của dai gia đình và do đó lợi ích riêng của những người kết

hôn hầu như bị quên lãng hoặc chỉ là thứ yếu Một trong những điều kien xác

lập giá thú quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích của đại gia đình được cố luật quy

~- he

Trang 11

định là sự ưng thuận của cha mẹ và vai trò của người chủ hôn Điều 314 Bộluật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) quy định: “Người kết hôn mà không đủsinh lễ đến nhà cha mẹ [người con gái] (chú giải của tác gid) (nếu cha mẹ chết

cả, thì đem đến nhà người trưởng họ, hay nhà người trưởng làng) để xin, mà

thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm 1 tu và theo lệ sang hén,

bắt phải nộp tiền tạ cho cha mẹ (nếu cha mẹ chết cả thì nộp cho trưởng họ hay

người trưởng làng), người con gái phải phạt 50 roi" Mặc dù đây chỉ là diều

kiện về lễ nghi, song về mặt nào đó xét theo khía cạnh xã hội thì nó cũng chiphối đến điều kiện kết hôn của thời kỳ này Cùng với điều kiện trên, vì lợi ích

của đại gia đình, cổ luật Việt Nam còn quy định: hai vợ chồng phải không có

quan hệ thân thích với nhau Xét trên phương điện luân thường đạo lý và cơ sở

khoa học, vì trật tự gia phong và tương lai sức khoẻ của nồi giống, cổ luật Việt

Nam đã quy định các sự cấm đoán rất nghiêm ngặt việc kết hôn giữa các

người thân thích Trong cả hai bộ luật (Luật Hồng Đức và Luật Gia Long) đều

cấm kết hôn giữa những người trong cùng một họ, nghĩa là cùng một ông tổ.

Diều 100 Luật Gia Long (Hoàng Việt luật lệ) quy định: “phàm những ngườiđồng tinh (cùng họ) (chú giải của tác gid) lấy nhau, thì bị tội 60 trượng và

phải ly đị””, Rõ ràng đây là một trong những điều cấm trong hôn nhân mà cổ

luật đã điều chỉnh một cách khắt khe nhất Trong xã hội phong kiến, con chầu

phải có hiếu với ông bà, cha mẹ, vợ chồng phải giữ lòng chung thuỷ với nhau,

vì vậy, cổ luật đã quy định trong lúc có tang mà làm giá thú là bất hiếu, l.uật

Hồng Đức và Luật Gia Long đều cấm kết hôn trong thời kỳ có tang Điều 31Luật Hồng Đức quy định: “Người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng

mà lại lấy chồng hay cưới vợ thì xử tội đổ, người khác biết mà vẫn cứ kết hôn

thì xử biém ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa”® Ngoài ra cũng xuất

phát từ đạo hiếu nghĩa mà Luật Hồng Đức và Luật Gia Long còn cấm kết hônkhi cha me bị giam tù Điều 99 Luật Gia Long quy định: “Các con cháu kết

hôn trong khi ông bà, cha mẹ bị giam cầm về tử tội thì phải phạt 80 ?rượng

999

Nếu lấy lẽ hay lấy vợ lẽ, thì tội giam hai bậc”” Luật Gia Long chi quy định

trường hợp cha mẹ ông bà bị giam cầm về “tử tội” mà con cháu kết hôn thi

mới bị phat bằng trivong và không bắt vợ chồng phải ly dị Nhưng Điều 138

Luật Hồng Đức quy định: “Trong khi ông bà, cha mẹ bị giam cầm tù tội, mà

Trang 12

lấy vợ lấy chồng thì đều xử tội b¿ế?: ba tu và đôi vợ chồng phải ly dị ”Đồng thời với việc cấm kết hôn trong khi ông bà, cha mẹ bi giam cam, | mátHồng Đức và Luật Gia Long đều có quy định ngoại lệ là thừa nhận cho con

chấu có quyền kết hôn nếu được ông bà, cha mẹ cho phép những không du

ăn uống linh đình ma chỉ được làm lê thành hôn mà thôi Đoạn cuối Điều 316Luật Hồng Đức có phi: “ Nếu ông bà, cha mẹ có cho phép thì chỉ được làun

lễ thành hôn mà không được bày ra cỗ bàn ăn uống, trái luật thì xử Điểm rad

tuo.

Vì mục đích lưu truyền việc thờ phụng tổ tiên, cổ luật đã khuyến khíchchế độ đa thê Một gia đình có nhiều con được coi là gia đình có phúc, vì vayngười đàn ông trong xã hội thời đó luôn mong muốn lấy nhiều vợ để sinh dcnhiều con để biểu hiện sự phúc đức cho gia đình và đồng họ mình Tuy nhiên

để giữ trật tự trong đại gia đình, cổ luật đã quy định khi xác lập giá thú phái

tôn trọng trật tự giữa vợ cả (chính thất) với vợ lẽ (thứ thất) Trong Bộ luậiHồng Đức, Điều 309 đã quy định nếu lấy thiếp làm vợ cả thì phải chịu lội

Trong Luật Gia Long, Điều 96 quy định: “Dem vợ ca làm thành vợ lẽ, sẽ phải

phat 100 rượng Khi vợ cả còn sống, lấy vợ lẽ làm vợ cả, phải phat 90 /rượng,

và phải ly di vợ sau”!"

Nhìn chung, cổ luật Việt Nam coi hôn nhân là một chế định nhain bảo

vệ lợi ích của đại gia đình Vì vậy các điều kiện trên đây đều quan tâm đếnviệc lưu truyền đồng giống, bảo vệ trật tự các mối quan hệ trong gia đình, lợiich của đại gia đình được coi trọng Tuy nhiên bên cạnh đó, cổ luật cũng đã décập đến quyền lợi của hai vợ chồng, tuy rằng các quyền lợi đó cũng chỉ là thứ

yếu và rất hạn chế Sự ưng thuận của hai người kết hôn không được Luật Hồng

Đúc quy định nhưng đã được đề cập đến trong Luật Gia Long Trong nhữngtrường hợp đặc biệt ngoại lệ do chỉ còn có bà con xa hoặc do hai bên sống xa

nhà thi luật cho phép nam, nữ kết hôn dua trên sự ưng thuận của họ tuy không

có sự đồng ý của cha mẹ hay tôn thuộc (Điều 94, Điều 109 Luật Gia l.on;)

Trường hợp một trong hai bên nam, nữ bị tan tật thì Luật Gia Long quy định

rằng bên kia phải biết trước để quyết định một cách chí tình và sẽ được thỏa

10

Trang 13

thuận bằng văn bản Nếu trường hợp có sự tráo hôn hay lẫn lộn về người thì vợ chồng sẽ phải ly di, bên có lỗi phải chịu phạt tuỳ từng trường hop nặng nh¿”””.

Ngoài ra, cổ luật còn quy định một số điều kiện khác nhằm cấm kết hon

trong những trường hợp cần thiết để bảo vệ các quy tắc đạo đức và trật tự công cộng Chẳng hạn như cấm quan lại lấy con gái nơi mình làm quan nhằm tránh

sự lạm dung quyền thế để cưỡng bức việc kết hôn (Điều 316 Luật Hồng Dic,

Điều 183 Luật Gia Long); cấm các quan và thuộc lại lấy đàn bà con hat xướnglàm vợ (Điều 323 Luật Hồng Đức); cấm học trò không được lấy vợ của thầyhọc da chết (Điều 324 Luật Hồng Đức)

Như vậy, xã hội phong kiến Việt Nam đã có quan niệm riêng về hônnhân nên đã đặt ra những điều kiện cần thiết buộc các bên nam, nữ phải tuân

theo khi họ kết hôn Chỉ khi các bên nam, nữ tuân thủ các điều kiện kết hôn

trên đây thì hôn nhân của họ mới được thừa nhận va quan hệ hôn nhân đó mỏi

được coi là hợp pháp

b Hôn nhân theo quy định của pháp luật trong thời kỳ Pháp thuốc

Trong thời kỳ Pháp thuộc, do ảnh hưởng tu tưởng của Bộ dân luật Pháp

nên quan niệm về hôn nhân đã có sự thay đổi Mục đích chủ yếu của việc kết hôn trong thời kỳ phong kiến là sinh con nối đõi tông đường được thể hiện trong cổ luật nay đã không còn được chấp nhận nữa Điều này được thể hiện rất rõ trong các duyên cớ ly hôn như không coi việc không có con là lý do dé

vợ chồng ly hôn nữa Ở thời kỳ này, hôn nhân được coi là một chế định pháp

lý có liên quan rất lớn đến nền tảng của xã hội, nên các điều khoản quy định

về tính hợp pháp của hôn nhân không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi cho bản thân

vợ chồng mà còn bảo vệ quyền lợi cho gia đình và xã hội Vì vậy, các quyđịnh về các điều kiện kết hôn trong các Bộ luật Dân sự thời kỳ này thường

mang tính áp đặt, hôn nhân được hiểu là “sự phối hợp giữa người dan ông và

người dan bà, được pháp luật công nhận và không thể tự ý huỷ bỏ được”"?

Để bảo đảm cho hôn nhân phù hợp với khái niệm trên, nhà làm luật đã

š ra fz “nA a, 2 “2” n Z ^ ° ie Z ^

quy định các điều kiện kết hôn thể hiện sự giao kết các quyền lợi cua các bên

Trang 14

với nhau va lợi ích đó không thé tách rời khỏi lợi ích của gia đình và lợi ichcủa xã hội Quyền lợi của các bên vợ chồng đã được các nhà làm luật dự liệu

đến và quy định bằng các điều khoản cụ thể trong các chế định của luật Doviệc nước ta lúc bấy giờ chia làm 3 miền, mỗi miền có một Bộ dân luật riêng,miền Bắc có Dan luật Bắc kỳ (1931), miễn Trung có Hoàng Việt Trung kỳ ho

luật (1936) va miền Nam có Bộ Pháp quy Giản yếu (1883) Tuy về chi tiết có

những điểm khác nhau, nhưng nhìn chung thì cả ba bộ dân luật đều đề cập đến

những chế định pháp lý như nhau, trong đó có chế định kết hôn

Chẳng hạn điều kiện về độ tuổi cho phép nam, nữ kết hôn trong các bộ

lua’ này đều có những quy định để tránh kết hôn quá sớm có hại cho sức khoẻ

của 1 am, nữ và tương lai của con cháu, đồng thời tránh việc nam, nữ muốn kết

hôn kt còn quá nhỏ tuổi, dẫn đến sự thỏa thuận của hai bên có thể khôngđược sát s suốt Bộ Pháp quy Giản yếu quy định con trai 16 tuổi, con gái 14tuổi được ohép kết hôn, Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Hoàng Việt Trung kỳ holuật quy định độ tuổi kết hôn của nam, nữ muộn hơn so với quy định của Bộ

Pháp quy Giản yếu Cả hai Bộ luật này đều quy định: con trai 18 tuổi, con gái

15 tuổi mới được kết hôn Tuy nhiên, hai bộ luật này đã có dự liệu trường hop

được giảm độ tuổi kết hôn khi có lý do chính dang, nhưng con trai không, đượcdưới 15 tuổi và con gái không được dưới 12 tudi!* (Điều 73 Bộ Dân luật Hắc

kỳ quy định: “Phầm con trai chưa đầy mười tám tuổi, con gái chưa đầy mudi

lam tuổi, thì không được kết hôn”)

Sự tự nguyện của các bên nam, nữ trong việc xác lập hôn nhân cfinp da

được các bộ dân luật thời kỳ này ghi nhận Sự ưng thuận của hai bên nam, nữ

sắp kết hôn được coi như một điều kiện cần thiết bảo đảm cho hôn nhân của

họ là hợp pháp Điều 76 Bộ dân luật Bắc Kỳ quy định: “Kết hôn tất phải có haibên nam, nữ bằng lòng nhau mới được”, quy định này thể hiện sự tiến bộ liơn

han của pháp luật thời Pháp thuộc so với pháp luật thời Lê, thời Nguyên.

Nhưng bên cạnh sự ưng thuận của đôi nam, nữ khi kết hôn, pháp luật thời kỳnày vẫn quy định sự ưng thuận của cha mẹ, của người thân thích hay người đỡ

đầu và cũng coi đó là yếu tố cần thiết bảo đảm cho hôn nhân được coi là hợp

pháp, không kể người kết hôn đã thành niên hay chưa thành niên Điều 77 Bo

12

Trang 15

Dân luật Bắc kỳ quy định: “Pham con cái đã thành niên cũng như chưa thần:

niên, không khi nào không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn được ”

Cùng với các quy định về các điều kiện kết hôn, trong cả ba bộ dân luật

thời kỳ này còn quy định một số trường hợp cấm kết hôn Theo quy định tai

Điều 74 Bộ dân luật Bắc kỳ thì những người sau đây không được kết hôn với

nhau: những người thân thuộc hay thích thuộc về trực hệ vào bậc nào cũng

vậy, dt là con chính thức, con hoang hay con nuôi Những người có quan hệ

về bàng hệ là anh em chị em cùng cha me, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mekhác cha, anh chi em nuôi; chi đâu, em dâu với anh em chồng; chú, bác, cậu

với cháu gái; cô, di với chau trai; bác gái hay thím với chéu chồng; anh chị ern

con chú, con bác con cậu, con cô, con di cả nội ngoai; anh chị em cháu chú,

cháu bác, cháu cô về bên nội; anh em họ với chị em họ đồng tông Bên cạnh

đó, để bảo vệ trật tự thê thiếp, các bộ dân luật cũ còn cấm lấy vợ thứ nếu chưa

la : vợ chính Điều 80 Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định: “chưa lấy vợ chính thicất.' không được lấy vợ thứ” Ngoài ra cũng để bảo vệ các quy tắc về đạo đức

mà a ic biệt là bảo dam giữ trọn đạo nghĩa hiếu, các bộ dan luật trong thời kỳ

này cò cấm kết hôn trong thời kỳ có tang Điều 84 Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Bo

Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật quy định cấm kết hôn trong thời kỳ để tang cha

mẹ, thời kỳ để tang là 27 tháng Người chồng góa bị cấm kết hôn trong thời kỳ

để tang vợ là 1 năm, người vợ góa bị cấm kết hôn trong thời kỳ để tang chồns

là 27 tháng

Như vậy, các bộ dân luật thời kỳ Pháp thuộc đã có những cách nhìn

nhận mang những tính chất khác hẳn so với pháp luật thời Lê, thời Nguyễn.Chỉ những cuộc hôn nhân tuân thủ các điều kiện kết hôn và không vi phạmđiều cấm kết hôn mới được coi là hôn nhân hợp pháp

c Hôn nhán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Cách

mạng tháng Tám (1945) đến nay

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dan chủ cộng hòa ra

đời (ngày 2/9/1945) Ngay sau khi giành được chính quyền, Nhà nước ta đã đề

ra một số chủ trương chính sách lớn nhằm xây dựng đời sống mới phù hợp với

Trang 16

thời kỳ cách mạng mới Trước tình hình đó pháp luật cũng cần phải có những

quy định mới nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ hôn

nhân và gia đình nói riêng Luật Hôn nhân và gia đình 1959- Luật Hôn nhân

và gia đình đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội

khóa I- ky hop thứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch

nước ký lệnh công bố ngày 13/1/1960 theo Sắc lệnh số 02/SL Luật Hôn nhai:

và gia đình là công cụ pháp lý của Nhà nước được xây dựng nhằm thực hiệnhai nhiệm vụ cơ bản: xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đìnhphong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hôi chú

ighia, Các nguyên tắc cơ bản của luật đã thể hiện rõ quan điểm của Nha nước

ta về vấn dé hôn nhân và gia đình Theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959 thi

hôi nhân là sự liên kết giữa một người dan ông và một người đàn bà đưa trên

nguy 3n tắc tự do và tiến bộ nhằm chung sống lâu dài và cùng nhau xây đựng

gia đì th So vớt pháp luật thời kỳ trước đó thì khát niệm hôn nhân đã có sự

thay doi tiến bộ rõ rệt Luật Hôn nhân và gia đình 1959 không thừa nhân che

độ đa thê do đó khái niệm về hôn nhân có sự thay đổi cơ bản, đó là hôn nhân

không phải là sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà, mà chỉ là sự liên kết giữa

một người đàn ông và một người đàn bà Nhà nước ta chỉ thừa nhận hôn nhântrên nguyên tắc một vợ một chồng Ngoài ra, sự tự nguyên của nam, nữ khi kết

hôn đã trở thành một nguyên tắc cơ bản, sự tự nguyện kết hôn phải trên cơ sởtình yêu giữa nam và nữ Mục đích của việc kết hôn là để các bên chung sống,chia ngọt sẻ bùi và xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận và hạnh phúc Có lẽ

đây là điểm tiến bộ nổi bật về quan hệ hôn nhân mà các bộ dân luật trước đó

chưa xác định rõ Các quy định về điều kiện kết hôn đã thể hiện rõ ban chất

của hôn nhân trong chế độ mới, tuân thủ các điều kiện này chính là bảo đảm

cho việc xác lập hôn nhân tiến bộ nhằm bảo vệ quyền lợi cho vợ chồng, cho

gia đình và cho xã hội Chỉ những việc kết hôn phù hợp với các quy định củapháp luật về các điều kiện kết hôn và phù hợp với lợi ích của các bên nam, nữ,của gia đình, của xã hội, thì hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp Khái niêm

về hôn nhân và hôn nhân hợp pháp trong giai đoạn này đã phù hợp với cônp

cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với công cuộc đấu tranh giải phóng

phụ nữ Trong quá trình thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình 1959 đã cho

14

Trang 17

thấy rõ tính tiến bộ của pháp luật trong thời kỳ mới Tuy nhiên, kể từ khi giảiphóng miền Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, tình

hình chính trị- xã hội đã có những đổi mới, đồng thời có những vấn đề mới

phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình mà Luật Hôn nhân và gia đình

1959 chưa dự liệu tới, nên Luật Hôn nhân và gia đình 1986 - luật hiện hànhcủa Nhà nước ta, được Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày

29/12/1986 và được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 03/1/1987 đã

thay thế Luật Hôn nhân và gia đình 1959

Luật Hôn nhân va gia đình 1986 là sự kế thừa và phát triển Luật Iiôn

nhân và gia đình 1959 Luật Hôn nhân va gia đình 1986 góp phần vào su

\phiệp tiếp tục giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa, thúc

d.’y sự nghiệp xây dung và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Hôn

nha theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết giữa một người

nam ›à một người nữ trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theoquy đ,+h của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dung giađình dn no, bình dang, hạnh phúc, bên vững

Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định các điều kiện kết hôn mà khi

nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng cần phải tuân thủ các điều kiện đó thì hôn

nhân của họ được coi là hợp pháp Các bên nam, nữ khi kết hôn phải đạt tuổi

tối thiểu mà luật quy định Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định:

“Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn” Điều kiện kết

hôn tiếp theo là phải có sự tự nguyện của các bên nam, nữ khi kết hôn Diéu 6

Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định: “Việc kết hôn do nam, nữ tự

nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai đượccưỡng ép hoặc can trở” Bên cạnh những quy định về điều kiện để kết hon,

Luật Hôn nhân và gia đình 1986 còn quy định một số trường hợp cấm kết hôn

Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Cấm kết hôn trong những

trường hợp sau đây:

a- Đang có vợ hoặc có chồng;

Trang 18

b Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi củamình, đang mắc bệnh hoa liễu;

@® 1 Giữa những người cùng dòng mau về trực hệ, giữa anh chị em cùn

cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa nhữngngười khác có họ trong phạm vi ba đời;

d- Giita cha mẹ nuôi với con nuôi ”

Về nguyên tắc,việc kết hôn phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kêt hón

mà pháp luật đã quy định và không phạm vào các trường hợp mà luật cấm kếthôn, thì hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp Vì vậy, theo Luật Hôn nhân va

gia đình 1986 thì hôn nhân hợp pháp là hôn nhân tuân thủ đây du các điềukiện kết hôn được quy định tại Điều 5, Điều 6 Luật Hôn nhân và gia đình

1986, đồng thời không vi phạm vào các trường hợp cấm kết hôn mà Luật quyđịnh tại Điều 7

Tóm lại, hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa nam và nữ phù hop vớicác quy định của pháp luật Pháp luật qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử

khác nhau có những quy định khác nhau về các điều kiện xác lập quan hệ hên

nhân Vì vậy, chuẩn mực để đánh giá hôn nhân hợp pháp qua các giai đoạnlịch sử cũng có sự khác nhau Có thể hôn nhân được coi là hợp pháp ở thơi kỳnày thì lại không được coi là hợp pháp ở thời kỳ khác Chang hạn, chế dộ da

thê được thừa nhận ở thời kỳ nhà Lê, hay nhà Nguyễn nói riêng và cả thơi kỳ

phong kiến nói chung Con vào thời kỳ Pháp thuộc một người dan ông dã có

vợ nếu kết hôn với người phụ nữ khác với tư cách là lấy vợ lẽ thì hôn nhân sau

van được coi là hợp pháp Dưới chế độ của Nha nước Việt Nam dân chủ cộnghòa và chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì người đang

có vợ, có chồng mà lại kết hôn với người khác là trái pháp luật Từ đó chochúng ta thấy rằng chỉ những cuộc hôn nhân mà khi kết hôn nam, nữ đã tuầnthủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và không vi phạm các trường hợp cấm kết

hôn mà pháp luật quy định thì hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp Nyuoc

jai, nếu khi kết hôn nam, nữ không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn hoặc

16

Trang 19

rơi vào các trường hợp luật cấm kết hôn thì hôn nhân đó bị coi là hôn nhân trait

pháp luật

1.2 HON NHÂN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ BIEN PHÁP CHẾ TÀI DOT VỚI

HON NHÂN TRAIT PHÁP LUẬT

Như trên đã phân tích, khi kết hôn các bên nam, nữ phải tuân thủ các:

điều kiện kết hôn được pháp luật quy định và Không phạm vào các trường hop

cấm kết hôn, thì hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp Bởi vi, chỉ có tuân thủcác điều kiện kết hôn thì mới bảo đảm cho hôn nhân tồn tại phù hợp với banchất của nó Và chỉ có những cuộc hôn nhân phù hợp với bản chất của nó mới

có giá trị pháp lý, giữa các bên mới phát sinh và tổn tại quan hệ vợ chồng theo

đúng nghĩa của nó C Mác đã khẳng định: “Không ai bị buộc phải kết hôn,

nhưng ai cũng bị buộc phải tuân theo luật hôn nhân một khi người đó kết liôn

Người kết hôn không sáng tạo ra hôn nhân, không phát minh ra hôn nhân,cũng như người bơi, lội không sáng tạo, không phát minh ra thiên nhiên và

những quy luật về nước và trọng lực Vì thế, hôn nhân không thể phục tùn;: sư

tuỳ tiện của người kết hôn mà trái lại sự tuỳ tiện của người kết hôn phải phụctầng ban chất của hôn nhan.”? Khi các bên nam, nữ đã quyết định kết hôn, thi

họ phải bat buộc tuân thủ các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Nếu

các bên không tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn, vi phạm diều cấm

thì hôn nhân sẽ là trái pháp luật hoặc không có giá trị pháp lý Vậy hôn nhâutrái pháp luật là hôn nhân mà khi kết hôn các bên nam, nữ đã không tuân thú

đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, nói một cách cụ thể

hơn thì hôn nhân trát pháp luật là hôn nhân mà ine đó các bên nam, nữ đã vi

phạm dt chỉ là một trong các điều kiện kết hôn hoặc phạm vào các trường hợp

cấm kết hôn đã được pháp luật quy định

Sự tồn tại quan hệ hôn nhân trái pháp luật không phù hợp với bản chấtcủa quan hệ hôn nhân, di trái với các lợi ích mà pháp luật quan tâm bao ve, vìvậy Nha nước phải dùng biện pháp cưỡng chế đối với những người vi phạm là

buộc các bên phải chấm dứt việc chung sống trong quan hệ vợ chồng Điều đó

đã cho thấy rõ thái độ nghiêm khắc của Nhà nước trước những hành vi vi

LGTHU VIEM

Trang 20

phạm trong việc kết hôn và cũng khẳng định rằng, trong việc kết hôn thì lợi

ích của những người kết hôn phải phù hợp với lợi ích gia đình và xã hội Qua

các thời kỳ khác nhau của lịch sử, những quy định của pháp luật về hôn nhân

và gia đình nói chung và về các điều kiện kết hôn nói riêng có khác nhau Vivậy, khái niệm hôn nhân trái pháp luật cũng có những điểm khác nhau nhất

định trong những thời kỳ khác nhau '

1.2.1 Hôn nhân trái pháp luật theo quy định trong hệ thống pháp

‘uat nước ta trước Cách mang tháng Tám

a Trước thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam tồn tại chế độ quân chủ, tất cáquyvn hành tập trung trong tay Vua, Các đạo luật đều do Vua ban hành Tiêubiểu cho pháp luật thời kỳ phong kiến là Bộ luật Hồng Đức được ban hành:

dưới trict Lê và Bộ luật Gia Long được ban hành dưới triều Nguyễn Theo quy

định tại cc bộ luật nay thì về nguyên tắc, giấy chứng nhận kết hôn được co là

một văn bing pháp lý đặc biệt quan trọng làm gắn bó vợ chồng trong cácquyền và nghia vụ nhất dịnh Nếu việc ký kết văn bằng đó đã phạm vào cácđiều cấm của luật thì nó sẽ bị coi là vô hiệu (không có giá trị pháp lý) và có

thể bị tiêu huỷ Vì vậy, khi xác lập quan hệ hôn nhân, nếu các bên vi phạm

vào các điều kiện về cấm kết hôn thì đù có giấy chứng nhận do cơ quan có

thẩm quyền cấp thì hôn nhân đó cũng bị coi là trái pháp luật và sẽ bị tiêu huỷ.

Pháp luật thời kỳ này đã quy định các trường hợp cấm kết hôn, đó là:

+ Cấm kết hôn khi đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng (Điều 317 Bộluật Hồng Đức)

+ Cấm kết hôn khi cha mẹ bị giam cầm tt tội (Điều 99 Luật Gia Long).+ Cấm kết hôn giữa những người thân thích (Điều 319 Lmật Hồng

Trang 21

+ Cấm học trò lấy vợ của thầy học đã chết, anh, em lấy vợ của em, anh

đã chết (Điều 324)

+ Cấm quan lại ở biên trấn kết thông gia với tù trưởng vùng đó (Điệu

ww ws)

+ Cấm quan ty lấy con gái trong hat mình (Điều 316)

Cổ luật đã quy định các trường hợp cấm kết hôn, vi vậy nếu việc kết

hôn phạm vào một trong những điều cấm đó thì hôn nhân bị coi là vô hiệu và

về nguyên tắc thì hôn nhân đó có thể bị tiêu hủy Tuy nhiên, hôn nhân là rot

quan hệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với vợ chồng, đối với các con, dối với

gia đình và đối với xã hội, do vậy, mà trong cổ luật Việt Nam đã có những quyđịnh nhằm giới hạn những trường hợp có thể xin tiêu hủy hôn nhân Nhà làm

luật đã có sự phân biệt về sự vi phạm vào các điều kiện thường hay các điều

kiện chủ yếu của hôn nhân để dự liệu những biện pháp chế tài xử lý nặng nhẹ

khác nhau Đối với những trường hợp khi kết hôn các bên chỉ vi phạm vào cácđiều kiện đơn thường thì các đương sự chỉ bị phạt trượng hay phạt roi mà hônnhân của họ không bị tiêu huỷ, có nghĩa là hôn nhân của ho vẫn tiếp tục đượctồn tại và coi là hợp pháp, các bên không phải ly dị

Ví dụ: Điều 316 Luật Hồng đức đã quy định: đối với những trường hợp

khi các bên kết hôn đã vi phạm nghiêm trọng vào các điều cấm của luật tức là

đã vi phạm vào các điều kiện thiết yếu thì pháp luật không công nhận tính hợp

pháp của hôn nhãn đó và cần phải tiêu hủy hôn nhân Tại Điều 317 và Điều

323 Luật Hồng Đức có quy định các bên sẽ phải chia lia hoặc phải li di khi viphạm vào các điều kiện quan trọng của việc xác lập hôn nhân Sự tiêu huỷ hôn

nhân trái pháp luật trong cổ luật có sự khác biệt so với việc tiêu huỷ hôn niantrong pháp luật hiện hành Tiêu huỷ hôn nhân trong cổ luật không có hiệu lực

trở về trước mà chỉ có hiệu lực trong tương lai Có nghĩa là, hôn nhân vẫn cóhiệu lực trong quá khứ Trước khi bị tiêu huỷ hôn nhân thì hôn nhân đó vẫnđược coi là có giá trị pháp lý, các bên tham gia quan hệ hôn nhàn đó vẫn là wj

chồng, ho chi bị “chia lia” hay “li di? (kể từ khi hôn nhân của họ bị tuyên bô

Trang 22

tiêu hủy mà thôi Như vậy, sự tiêu hủy hôn nhân trong cổ luật hoàn toàn giony

với trường hợp ly hôn theo pháp luật hiện hành).

Thông qua các quy định trong các Bộ luật Hồng Đức và Luật Gia Long

đã cho phép chúng ta kết luận rằng, trong cổ luật hôn nhân bị coi là vô hiệu

khi phạm vào một trong các điều cấm kết hôn Tuy nhiên, không phải tất cacác trường hợp hôn nhân vô hiệu đều bị xử hủy mà pháp luật quy định chinhững trường hợp vi phạm nghiêm trọng các điều kiện về cấm kết hôn thì mới

tiêu hủy hôn nhân Hậu quả của việc tiêu hủy hôn nhân là buộc các bên phải

ly di và có thể phải chịu những hình phạt nhất định tuỳ từng trường hợp cu thể

b Trong thoi kỳ Pháp thuộc, pháp luật nước ta vừa chịu ảnh hưởng tutưởng của pháp luật phong kiến, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng của pháp luật

phương Tây, nên hôn nhân trái pháp luật được hiểu là các trường hợp khi ết

hôn các bên đã vi phạm vào điều cấm kết hôn hoặc vi phạm một số các điềukiện khác của hôn nhân hợp pháp Tuy ba bộ Dân luật thời kỳ này có nhữngquy định về điều kiện kết hôn khác nhau, song nhìn chung đều tập trung vào

một số các vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của những người kết hôn, lợi

ích của con cái, của gia đình và của xã hội Nếu việc kết hôn vi phạm các điều

kiện kết hôn thì hôn nhân đó bị coi là trái pháp luật và có thể sẽ tiêu húy.Những vi phạm điển hình có thể kể đến là:

+ Vị phạm về độ tuổi kết hôn;

+ Vị phạm sự tự nguyện của những người kết hôn;

+ Việc kết hôn thiếu sự đồng ý của cha mẹ;

+ Việc kết hôn vi phạm vào các điều cấm

Ngoài ra, hôn nhân còn bị coi là vô hiệu khi phạm vào một trong *ác

trường hợp kết hôn không khai với hộ lại (Điều 82 Dân luật Bắc kỳ)hoặctrong trường hợp người đàn bà trước đã có giá thú làm chính thất hay thứ thất

mà chưa tiêu hôn (Điều 84 Bộ Đân luật Bắc kỳ)

Trang 23

Ba bộ Dân luật thời kỳ Pháp thuộc đã chia hôn nhân vô hiệu ra làm 2loại: vô hiệu tương đốt và vô hiệu tuyệt đối, Vô hiệu tương đốt chi do mot so

người nhất định mà luật quy định cụ thể mới có quyển yêu cầu tiêu huy bonnhân đó và sự vô hiệu ấy có thể bị mất di do một sự kiện nào đó xuất hiến Vo

hiệu tuyệt đối thì có thể bất kỳ người nào cũng có quyển yêu cầu tiêu hủy vi

sự vô hiệu ấy không bị mất di do một thời hiệu hoặc một sự kiện nào Hon

nhân vô hiệu sẽ bị Tòa án tiêu hủy Hậu quả của việc tiêu hủy có sự quy dink

khác nhau trong ba bộ Dân luật thời ky này Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ lloàng

Việt Trung kỳ hộ luật đã dựa trên nguyên tác giảm bét những hậu qua qua

nang nề đối với vợ chồng, đối với các con nên đã tim ra những biện phápnhàm giảm bớt những quy định quá nghiêm ngặt, như quy định khi hôn alan

bị tiêu hủy thì việc tiêu hủy đó chỉ có hiệu lực trong tương lai, có nphu litrước khi bị tiêu hủy hôn nhân, giữa các bên vẫn tồn tại quan hệ vợ chồn», consinh ra vẫn là con trong giá thú (con chính thức), các bên chỉ phải châm dit

quan hệ vợ chồng kể từ khi hôn nhân bị tiêu hủy mà thôi Nói cách khíc, vẻ

hậu quả pháp lý, trường hợp tiêu hủy hôn nhân cũng giống như trường hợp lyhôn Giải pháp trên đây được thừa nhận trong Điều 89 của bộ Dân luật Bắc ky

Điều 89 bộ Dân luật Bắc kỳ quy định: “Phàm có giá thú mà sinh con, đâu sau

có sự tiêu hôn, không cứ vì duyên cớ gì, những đứa con ấy vẫn là con chính

thức Thuộc về quyền lợi, nghĩa vụ của cha mẹ, những đứa con ấy thì cũng

theo cùng một lệ định như khi ly hôn.

Việc thanh toán các tài sản của vợ chồng đã tiêu hôn thì cũng lầm: theo

như khi ly hôn”

Trai lại, trong Bộ Pháp quy Gian yếu lại có quy định rằng, khi hôn nhân

bị tiêu hủy thì nó không còn hiệu lực gì không những trong tương lai mà còn

cả trong quá khứ nữa Đối với hai vợ chồng thì kể từ ngày họ kết hôn cho đếnkhi hôn nhân bị tiêu hủy họ không phải là vợ chồng của nhau, có nghĩa là hai

bên chưa hề xác lập quan hệ hôn nhân với nhau Vì vậy, nếu họ có tii sản

chung thì tài sẵn đó được thanh toán như trong trường hợp hai người góp sứcgóp công làm ra Đối với các con thì bị coi như con ngoại hôn tức la con ngoàigiá thú Như vậy, Bộ Pháp quy Giản yếu đã quy định những hậu qua het sức

Trang 24

nang nề đối với việc tiêu hủy hôn nhân So với Bộ Dân luật Bắc kỳ và Hộ

Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật thì Bộ Pháp quy Giản yếu đã nghiêm ngặt hơnrất nhiều

1.2.2 Hôn nhân trái pháp luật theo quy định trong Luật Hôn nhân

và gia đình 1959

Luật Hôn nhân và gia đình 1959 ra đời đã khẳng định bản chất của pháp

luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp lý của Nhà nước Việt Nam dan chủ

cộng hòa, phục vu lợi ích của nhân dan lao động và phù hợp với nguyện vọng

của quần chúng nhân đân, nhằm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã

hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự nghiệp cách mang của toàn dan Luật Hôn nhân và gia đình 1959 ra đời đã góp phần đáng kể trong việc xoá bỏ những quy định

lạc hau của chế độ hôn nhân va gia đình phong kiến đã tồn tại hàng ngần năm

ở nước ta Luật Hôn nhân và gia đình 1959 quy định cụ thể những điều kiện

kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn để bảo đảm quan hệ hôn nhân thực sự

an toàn, lành mạnh và tiến bộ

Điều 6 Luật Hôn nhân và gia đình 1959 quy định: “Con gái từ 18 tuổi

trở lên, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn” vì phải đạt đến độ tuổi

này mới có thể bảo đảm về mặt thể lực để làm vợ làm chồng, “bảo đâm cho

nòi giống được lành mạnh, tương lai con cháu được tốt đẹp” Do vậy nếuchưa đạt đến độ tuổi này mà nam, nữ đã kết hôn thì hôn nhân đó là hôn nhàn

trái pháp luật do vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi.

Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình 1959 quy định: “Con trai và con gai

đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không

bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc can trở”

Quy định sự tự nguyện của nam, nữ khi kết hôn nhằm xóa bỏ chế độ hôn nhân

cưỡng ép, phụ thuộc vào cha mẹ của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến,

bảo đảm cho nam, nữ tự quyết định hạnh phúc của mình, vì thế nếu việc kết

hôn mà chỉ không có sự tự nguyện của một bên đều là hôn nhân trái pháp luật

pa

Trang 25

Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Cấm người

đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác" Quy định này nhằm xoá bỏ ché

độ đa thê đã tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta Đồng thời quy định này còn

nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nit và góp phần vào công cuộc dau tran: giải

phóng phụ nữ Trong mọi trường hợp ñgười đang có vợ, có chồng mà kết hônvới ngudi khác chính là vi phạm vào trường hợp luật cấm kết hôn và như vayhôn nhân đó phải là hôn nhân trái pháp luật

Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha menuôi và con nuôi”

Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặccùng mẹ khác cha Đối với những người khác có ho trong phạm vi 5 đời hoặc

có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tụctập quán” được quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình Dựa trên “cơ

sở khoa học và kinh nghiệm sinh hoạt của nhân đân, có chiếu cố thích đáng

đến phong tục tập quán”"? nên các nhà làm luật đã có những quy định nhằm

hạn chế những người có quan hệ huyết thống gần kết hôn với nhau Quy định

này vừa bảo dam cho con cái được lành mạnh cả về thể lực và trí tuê, vita bảo

đảm truyền thống đạo đức của gia đình Việt nam từ ngàn đời Mặt khác, "để

tránh những sự cưỡng ép có thể xảy ra trong việc kết hôn, nên cùng cần cấmkết hôn giữa cha mẹ nuôi và con nuôi”3,

Ngoài ra, những người mắc một số bệnh nhị: bất lực hoàn toàn về sinh

lý; mắc một trong các bệnh hui, hoa liễu, loạn 6c, mà chưa chữa khỏi thì

không được kết hôn Đối với các trường hợp này, nếu các bên có kết hôn thìcũng không được thừa nhận Tuy nhiên, trong thực tiễn khi một số bệnh cókhả năng chữa khỏi thì hôn nhân của họ không bị tiêu hủy

Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 1959 quy định: “Việc kết hôn phải

được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên

người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn Mọi nghi thức kết hôn khác

đều không có giá trị về mặt pháp luật" Đây là điều kiện về mặt hình thức của

hôn nhân Việc đăng ký nhằm giúp cho Nhà nước có thể kiểm tra, giấm sát

Trang 26

việc tuân thủ các điều kiện kết hôn của các bên nam, nữ khi họ kết hôn, npanchặn kịp thời những trường hợp kết hôn vi phạm các quy định của Luật Hồnnhân và gia đình Không đăng ký kết hôn sẽ dẫn đến hậu quả là Không được

Nhà nước và pháp luật bảo vệ theo đúng quan hệ vợ chồng, nghĩa là Không

thừa nhận quyền và nghĩa vụ của các bên như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng

mà Luật Hôn nhân và gia đình quy định

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã quy dinh cụ thenhững điều kiện trong đó cho phép nam, nữ kết hôn hoặc các trường hop cam

nam, nữ kết hôn, đặc biệt là có quy định cả những trường hợp không được ket

hôn Vì vậy, những trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn chính là vi phạm

chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa nên cần phải được xử lý

nghiêm khắc Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 1959 không quy định

biện pháp chế tài đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn.Biện pháp xử lý đối với việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn được ghi nhậntrong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 1959 “TạiCông văn số 1264 ngày 1.11.1966, Tòa án nhân dân tối cao đã gửi các Toà ánnhân dan địa phương Dự thảo Thông tư hướng dẫnviệc xử lý về dân sự nhữnghôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn do Luật định Dự thảo này đã có tác dụngbước đầu hướng dẫn về đường lối và thủ tục xét xử Qua kinh nghiệm thực tiễnxét xử và đóng góp ý kiến của các Toà án nhân dan địa phương, Tòa án nhândan tối cao đã có hướng dẫn đầy đủ hơn về việc xử lý về dan sự những hôn

nhân vi phạm điều kiện kết hôn tai Thông tư số 112-NCPL ngày 19.8.1972

Theo hướng dẫn tại Thông tư này thì về đường lối chung là khi xử lý về đàn sựđối với những vi phạm điều kiện kết hôn xảy ra sau khi ban hành Luật Hôn

nhân và gia đình 1959 cần căn cứ vào tình hình thực tế mà có sự phân biệt như

sau:

- Cần xử tiên hôn những vi phạm điều kiện kết hôn đang tiếp diện và

tính chất nghiêm trọng như: tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, đang có vợ, có chồng

mà lấy vợ hoặc chồng khác, lấy người trong họ hàng mà Luật tuyệt đối câmkết hôn; lấy người dang mắc một bệnh trong những bệnh tật mà Luật cấm kết

hôn,

Trang 27

- Đối với những việc trước đây vi phạm điều kiện kết hôn, những nay dichấm dứt hoặc vi phạm không có tính tính chất nghiêm trọng và có thể sứachữa một cách dé dang (như kết hôn không dang ký) thì xử lý theo đường lôi

về ly hôn nếu đương sự yêu cầu cắt đứt quan hệ vợ chồng Như vậy, về nguyéntác thì những trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn do Luật địnhthì hôn nhân đó cần phải xử tiêu hôn “Xử tiêu hôn là quyết định chấm dứinhững hôn nhân bất hợp pháp" Điều đó có nghĩa là hôn nhân vi phạm: điềukiên kết hôn là hôn nhân bất hợp pháp (hôn nhân trái pháp luật) cần phải xítiêu hôn nhằm đấu tranh chống những việc vi phạm nghiêm trong trong điêu

kiện kết hôn, đồng thời Nhà nước thông qua đó tỏ rõ thái độ nghiêm khác là

không thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp nam, nữ két hỏnnhưng không tuân thủ đầu đủ điều kiện kết hôn Huy hôn nhân trái phái› luật

sẽ dan đến hậu quả nghiêm trọng đối với hai người đã kết hôn về quan hệ

nhân thân và quan hệ tài sản Về nguyên tắc khi hôn nhân bị Toà án tiêu huỷthì có hiệu lực cả trong quá khứ và tương lai Vì vậy, kể từ khi hai bên kết hôn

quan hệ của họ chỉ là việc chung sống trái pháp luật chứ không phải là quan

hệ vợ chồng Khi Toà án huỷ hôn nhân, họ phải chấm dứt việc chung sống bat

hợp pháp, chấm đứt mọi quyền và nghĩa vụ về nhân thân vợ chồng Về tài sản,

phải thanh toán theo cách thanh toán tài san của những người chung sứ: làm

ăn với nhau, tài sản riêng của ai người đó lấy về, tài sản do hai người lao độnp

tạo ra sẽ chia theo công sức mà mỗi bên đã đóng góp, những khoản chi ticu

riêng của ai, người đó phải trả Về cấp duGng giữa các bên thì về nguyén táckhông được đặt ra Việc tiêu huỷ hôn nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng niu

vậy nên Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể đối với một số trườnghợp, mặc dù có vi phạm điều kiện kết hôn nhưng không nghiêm trọng thì

không xử tiêu hôn mà chỉ xử theo thủ tục ly hôn nếu các đương sự yêu cầu

nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của các đương sự, nhất là quyền lợi của

phụ nữ và con cái

Thông qua các quy định trên đã cho thấy rõ ràng đối với những trường

hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn thì hôn nhân đó là trái pháp luật và về

nguyên tắc là xử tiêu hôn trừ một số trường hợp đặc biệt nếu mức độ vi phạm

Trang 28

không quan trọng va dé dàng sửa chữa như kết hôn không có dang ky ket

nhân va gia đình 1986 kế thừa và phát triển Luật Hôn nhân và gia đình 1959

về các điều kiện kết hôn

Luật Hôn nhân va gia đình 1986 quy định điều kiện kết hôn giống: nhưLuật Hôn nhân và gia đình 1959 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy

định: “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hon".

Điều 6 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định: “Việc kết hôn do

nam, nif tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không aiđược cưỡng ép hoặc can trở"

Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định cấm kết hôn trongnhững trường hợp: đang có vợ hoặc có chồng; đang mắc bệnh tâm thần không

có khả năng nhận thức hành vị của mình, dang mắc bệnh hoa liễu; giữa nhữiipngười cùng dòng mau về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha me, cùng mẹ khiic

cha, giữa những người khác có ho trong phạm vi 3 đời; giữa cha mẹ nuõi vớicon nuôi”

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định: "Việc kết hôn do Uyban nhân dân xã, phường, thi trấn nơi thường trú của một trong hai người kếthôn công nhận và ghi vào số kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.Việc kết hôn giữa công dân Việt nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đạiđiện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nphĩa Việt nam công nhận

Mọi nghỉ thức khác đều không có giá trị pháp lý”

26

Trang 29

Điều 57 Bộ luật Dan sự cũng quy định về đăng ký kết hôn: “Vicc kết

hôn phải được dang ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo nghị thức do

pháp luật quy định, mọi nghĩ thức khác đều không có giá trị pháp lý”

Về nguyên tắc, việc kết hôn phải được cơ quan Nhà nước có thảm

quyền công nhận và cấp Giấy chứng nhận kết hôn thì hôn nhân đó mới có pidtrị pháp lý, hai bên nam, nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng Điều kiện nayquy định về mặt thủ tục của việc kết hôn và có ý nghĩa quan trọng Đăng ký

kết hôn là biện pháp để Nhà nước kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việc

kết hôn và ngăn chặn các hiện tượng vi phạm các điều kiện kết hôn Đồngthời, đăng ký kết hôn còn là biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi cho vợ chồng.Nếu các bên nam, nữ mong muốn trở thành vợ chồng nhưng không dang ky

kết hôn tại một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chỉ tổ chức kết hôn theo

phong tục thì về nguyên tắc hôn nhân đó không được pháp luật thừa nhận.

Khi kết hôn, các bên nam, nữ tuân thủ đầy đủ các điều kiện đó thì hônnhân của họ là hợp pháp và giữa họ phát sinh quan hệ vợ chồng Trái lại nếucác bên vi phạm vào một trong các điều kiện kết hôn thì hôn nhân đó bị coi là

trái pháp luật và sẽ bị xử huỷ Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy

định: “Việc kết hôn vi phạm một trong các điều 5,6,7 của Luật này là trái

pháp luật

Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật, vợ chồng hoặc con của

người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác, Viện kiểm sát nhân

đân và Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt nam có quyền yêu cầu Toà án nhân dân huỷ việc kết

hôn trai phap luật.”

Theo quy định tại Điều 9 thì chỉ những trường hợp kết hôn vi phạm mộttroug các điều 5,6,7 của Luật Hôn nhân và gia đình 1986 mới coi là trái phápluật Điều đó có nghĩa là đối với trường hợp kết hôn vi phạm Điều 8 của Luat

về việc đăng ký kết hôn thì không coi là trái pháp luật mà vẫn thừa nhậu hôn

nhân đó là hợp pháp Như vậy, giữa Điều 8 và Diều 9 đã có sự mâu thuẫn

nhau Điều 8 quy định việc kết hôn phai được một cơ quan Nhà nước có thầm

Trang 30

quyển công nhận và “mọi nghĩ thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp

lý” có nghĩa là chỉ những cuộc hôn nhân có đăng ký tại cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền mới có giá trị pháp lý và được công nhận là hôn nhân hợp phap.Nhưng Điều 9 lại quy định là hôn nhân vi phạm Điều 8 là không dang ky kết

hôn lại không phải là hôn nhân trái pháp luật Trong trường hợp này phải có sự

lựa chọn nên áp dụng điều luật nào Để giải quyết sự bất đồng này giữ: hai

điều luât nên chăng cần đứng trên nguyên tác bảo vệ quyền lợi của các đương

sự để xem xét Việc xác định hôn nhân trái pháp luật nên áp đụng theo Điều 9

và như vậy thì chi coi là hôn nhân trái pháp luật khi việc kết hôn vi phạm mot

trong các Điều 5,6,7 của Luật Hôn nhân và pia đình 1986 Trường hợp kết hon

vi phạm Điều 8 là không đăng ký việc kết hôn tai cơ quan Nhà nước có thấm

quyền không bị coi là trái pháp luật, có nghĩa là Nhà nước vẫn thừa nhận tinh

hợp pháp của những cuộc hôn nhân mà khi các bên nam, nữ chung sống lại

không tuân thủ điều kiện về hình thức Cơ sở để công nhận hôn nhân hợp pháp

trong trường hợp này là dựa trên thực tế các bên đã chung sống trong quan hệ

vợ chồng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau và đã cùng nhauvun đắp xây dựng gia đình Công nhận sự tồn tại hợp pháp của các quan hệhou nhân này là “hôn nhân thực tế”

28

Trang 31

CHUONG Ti - CĂN CU XÁC DINWT TION NHÂN THAT

PHAP LUAT VA BIEN PHAP XU LY

2.1 VỀ CÁC CAN CU XÁC ĐỊNH HON NHÂN TRAE PHÁP LUAT THRO

PHÁP LUẬT HIEN HANH

Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định: “Việc kết hon viphạm một trong các Điều 5,6,7 của Luật này là trái pháp luật”

Như vậy, Luật Ilôn nhân và gia đình 1986 đã chỉ rõ những can cứ để

xác định hôn nhân trai pháp luật và hau qua là hôn nhân trai pháp luật đó phat

bị hủy bỏ Nhung trong thực tế hủy hôn nhàn cũng có thể gây hậu quả nghiêm:

trọng mà các bên đương sự cũng như con cái họ phải gánh chịu, vì thế Toà án

nhân tối cao đã có những hướng dẫn xử lý các trường hợp cụ thể khi hẳy việc

kết hôn nhất là trong những trường hợp vi phạm nghiêm trọng điều kiện kết

hôn Mặc dù đã có các căn cứ được quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia

đình song thực tế việc xem xét đánh giá dối với các trường hợp vi phạm cácđiều kiện kết hôn gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp, dan đến việc quyết lịnh

biện pháp xử lý cũng gặp những vướng mắc nhất định Vì vậy, cần hiểu rõ tinhthần của điều luật và bản chất pháp lý của các điều kiện kết hôn để từ đó có sựđánh giá và xử lý đúng dan theo từng trường hợp cu thể

2.1.1 Hôn nhân trái pháp luật đo vi phạm Điều 5 Luật Hon nhân vigia đình 1986 (vi phạm về độ tuổi kết hòn)

Theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì nam từ 20

tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn Luật quy định độ tué: tóithiểu cho phép nam, nữ kết hôn vì vậy nam, nữ không được kết hôn trước tuổi

luật định

Khi quy định độ tuổi kết hôn, các nhà làm luật đã căn cứ vào sự phát

triển tâm sinh lý của con người, căn cứ vào phong tục tập quán của nhân dân

và liên hệ đến một số các chính sách lớn cha Nhà aude như chính sách về dân

số và kế hoạch hóa gia đình Vì vậy, độ tuổi kết hon được quy định tại liêu

Trang 32

5 thể hiện tính khoa học và phù hợp với đời sống tình cảm của nhân dân phù

hợp với sự phát triển của gia đình và xã hội Nam, nữ kết hôn vừa xác lập quan

hệ hôn nhân nhưng đồng thời cũng thực hiện mục đích xây dung gia đình Gia

đình phải thực hiện các chức năng xã hội cơ bản của nó, một trong những

chức năng đó là sinh đẻ - tái sản xuất ra con người nhằm duy trì và phát triển

nòi giống Ở nước ta, trên cơ sở tri thức của ngành y học thì nam từ khoảng

16-17 tuổi, nữ từ khoảng 13-14 tuổi đã có khả năng sinh sản, nhưng để bảo

đảm sức khoẻ cho vợ chồng, đặc biệt cho người phụ nữ khi mang thai, sinh dé

và bảo đảm cho con cái sinh ra được khỏe mạnh ca về thể lực lẫn trí tuc, thi

nam phải ở độ tuổi 19- 20, còn nữ cũng phải ở độ tuổi 17-18 Trên cơ sở đó các nhà làm luật đã quy định độ tuổi tối thiểu cho phép kết hôn ở nam là 20 tuổi, nữ là 18 tuổi Đến độ tuổi đó nam, nữ mới có thể suy xét chín chan việc kết hôn của mình và thể hiện ý chí tự nguyện trong việc kết hôn, và cũng đên

độ tuổi đó, nam, nữ mới có thể tham gia lao động xan xuất để bảo đảm đời

sống kinh tế cho bản than và gia đình, Nhu vậy, quy định độ tuổi kết hon là

xuất phát từ việc bao vệ lợi ích của chính các bên nam, nữ, của con cai họ, củagia đình và xã hội; bao đảm cho hôn nhân hạnh phúc và gia đình tồn tại bềnvững Nếu các bên nam, nữ kết hôn quá soin sẽ anh hưởng tới các lợi ích nói

trên, vì vậy nếu nam, nữ kết hôn dưới độ tuổi luật định bị coi là trái pháp luật.

Việc xác định độ tuổi kết hôn trong đại da số các trường hợp là rất thuận lợi

Có thể căn cứ vào giấy khai sinh, vào số hộ tịch gốc để từ đó xác định rõ rằngvào thời điểm kết hôn các bên đã đủ tuổi hay chưa Nhưng trong mót sốtrường hợp do chiến tranh, thiên tai mà giấy khai sinh hoặc số hộ tịch gốc

không còn thì có thể dua trên những giấy tờ có giá trị khác Vấn dé khó khan

và hiện đang gây nhiều tranh luận là về cách tính tuổi kết hôn như thế nào ?Luật Hôn nhân và gia đình 1986 không quy định về cách tính tuổi nên trongthực tế khi có vấn đề nảy sinh, các địa phương có cách xác định khác nhau vềcách tính tuổi kết hôn nên dẫn đến việc giải quyết cũng khác nhau

Một số các địa phương chỉ công nhận một cách tính tuổi duy nhất là

tính tuổi tròn Theo cách tính này thì phải căn cứ vào cả ngày, tháng và narasinh của người kết hôn Đủ 12 tháng mới được coi là tròn mot tuổi Vì vậy

theo cách tính này, nếu anh A sinh ngày 30.10.1976 thì đến đúng ngày

30

Trang 33

30.10.1996 anh ta tròn 20 tuổi và mới được phép kết hôn Nếu anh ta kết hou

trước ngày đó (đù chỉ vài ngày) thì hôn nhân của anh ta cũng bị coi die trai

pháp luật và Tòa án có thể xử hủy hôn nhân đó.

Một số địa phương khác lại tính tuổi theo ngày đầu của năm dương lịch.

Theo cách tính này thì chỉ cần đến ngày 1.1.1996 là anh A 20 tuổi và anh ta

được phép kết hôn Vậy nếu anh A kết hôn vào ngày 30.1.1996 thì hôn nhân

của anh A vẫn được coi là hợp pháp va Toa án không thé căn cứ vào Điều 5

Luật Hôn nhân và gia đình xử hủy hôn nhân đó Như vậy, từ cách hiểu khác

nhau dẫn đến cách tính tuổi khác nhau sẽ dẫn đến cách xử lý khác nhau và

đương nhiên là cùng liên quan đến một diều kiện kết hôn, nhưng ở nơi này thì

coi là trái pháp luật, ở nơi khác lai không coi là trái pháp luật R6 ràng, cách

xác định tuổi kết hôn không thống nhất đã dẫn đến việc đánh giá căn cứ để

xác định hôn nhân trái pháp luật cũng không thống nhất Theo chúng tôi, cầnthống nhất trong việc áp dụng Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình về cách tính

tuổi kết hôn là căn cứ vào ngày đầu của nam dương lịch, bởi lẽ, quy định dotuổi kết hôn của Luật Hôn nhân và gia dình là căn cứ vào sự phát triển tâm

sinh lý của con người, do vậy việc xác định tuổi chi mang tính chất tuony đốichứ không có nghĩa là ở người nào thì cũng phải đủ ngày tháng năm mới phiit

triển hoàn thiện về tâm sinh lý để có đủ điều kiện kết hôn Đồng thời, khi quy

định tuổi kết hôn nhà làm luật cũng đã dựa vào phong tục tập quán của nhânđân mà theo phong tục tập quán thì người dan Việt Nam thường có cách tính

tuổi là dựa vào ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm âm lịch Vì vậy, theo

chúng tôi nên công nhận cách tính tuổi thứ hai vừa phù hợp với phong tục tập

quán của nhân dân vừa có lợi cho các bên đương sự nhưng đồng thời vẫn bảo

đảm tính khoa hoc,/Truéc đây, theo pháp luật thời kỳ Pháp thuộc thì mặc dù

đã quy định tuổi kết hôn cho nam, nữ nhưng trong các Bộ Dân luật Bắc kỳ và

Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật vẫn quy định những trường hợp có ly do

chính đáng thì quan tỉnh có thể cho đặc cách miễn tuổi Pháp luật của mot số

nước cũng quy định độ tuổi tối thiểu cho phép nam, nữ kết hôn nhưng cũng»

vẫn cho phép được hạ độ tuổi kết hôn trong những trường hợp đặc biệt Vi đụ:

Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp tại thiên V quy định về hôn nhân,Điều 144 quy định: “Nam chưa dủ 18 tuổi tron, nữ chưa đủ L5 tuổi tron khong

Trang 34

the ket hôn”, Nhung bên cạnh đó Điều 115 tại quy định: “Puy nhiên, công to

ủy viên nơi tiến hành hôn lễ có thể cho miễn chấp hành tuổi quy định nếu có

những lý do nghiêm trọng” Hoặc luật của Singapore quy định khi có sự cho

phép của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, luật của Thụy điển quy định phải được phép

của Ủy ban hành chính nơi người kết hôn cư trú thì nam, nữ được quyên kết

hôn dưới tuổi luật định Khi một người đã được phép kết hôn dưới tuổi luađịnh thì đương nhiên hôn nhân của họ được coi là hợp pháp

Từ sự so sánh trên đây, có thể khẳng định rằng việc thừa nhận cách tính

tuổi thứ hai để giải quyết các trường hợp kết hôn trước tuổi luật định là hoàn

toàn phù hợp Khi đã có đủ căn cứ để khẳng định rằng các bên nam, nữ kết

hon trước tuổi kết hôn theo luật định, thì hôn nhân đó trái pháp luật và ve

nguyên tắc cần phải hủy hôn nhân theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân vàgia đình 1986 Tuy nhiên, hủy hôn nhân trái pháp luật sẽ dẫn đến những hau

quả nghiêm trong mà các bên phải gánh chịu và đặc biệt là sẽ gây ảnh hưởngxấu tới việc nuôi đạy con chung của hai người kết hôn trái pháp luật Vì vậy,Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn các Tòa án địa phương trong quá trình

xử lý cần phải thận trọng, xem xét về nguyên nhân, hoàn cảnh của việc viphạm điều kiện này và đặc biệt xem xét đến tình cảm của các bên từ khi họ

chung sống cho đến khi Tòa ấn xem xét cuộc hôn nhân của họ Theo Nghị

quyết số O1/NQ -HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán - Tòa án

nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và

gia đình” thì nếu kết hôn chưa đủ tuổi như quy định của Điều 5 mà có yêu cầu

của những người quy định trong Điều 9 thì Tòa án xử hủy việc kết hôn Như

vậy, trong các trường hợp thông thường nếu các bên kết hôn trước tuổi luật

định nên đã có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của các đương sự, các

cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội thì Tòa án cần hủy hôn nhân Hội đồng thẩm phán - Toà án nhân dân tối cao cũng đã dự liệu đến các trường hợp nad

sau khi các bên kết hôn, không ai có yêu cầu hủy việc kết hôn đó, nhuny sanmột thời gian chung sống các bên mới yêu cầu chấm đút quan hệ hôn nhàncủa ho thì Tòa án cần phải xem xét đến thực chất mối quan hệ tình cam và

trang thái gia đình của họ kể từ ngày họ chung sống với nhau cho đến khi họyeu cầu chấm dứt hôn nhân “Nếu do kết hôn chưa đú tuổi mà cuộc sống: của

Les) 9

Trang 35

hai bên không có hạnh phúc, đến khi họ đã dt tuổi kết hon mới có yêu cầu

chấm dứt hôn nhân thi Tòa án cũng hủy việc kết hôn”? Trong trường hợp

này, rõ ràng việc các bên nam, nữ kết hôn trước tuổi, thường rơi vào tình trạng

chưa có những suy xét chín chắn, chưa có cách ứng xử phù hợp trong quan hệ

vợ chồng, nên đã ảnh hưởng xấu đến cuộc sống chung và không thể xây dựng

được gia đình hạnh phúc Do đó, mặc đà đã qua một thời gian chung sống cácbên đã vào độ tuổi trưởng thành, nhưng khi có yêu cầu hủy việc kết hôi thì

Tòa án hủy việc kết hôn đó là hoàn toàn chính đáng Nhưng doi với nhữn›

trường hợp dù kết hôn trước tuổi luật định nhưng nam, nữ cũng đã hiển rõquyền và nghĩa vụ của vợ chồng, trách nhiệm đối với gia dinh và xã hội nên

đã yêu thương nhau, càng nhau làm ăn chăm lo vun vén gia đình thì mac dn

có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của những người có quyền yêu cầu(trừ hai người trong quan hệ hôn nhân) vào thời điểm các bên đã dủ tuổi kết

hôn, theo chúng tôi, Tòa án không nên máy móc xử hủy hôn nhân đó, mà nênbác đơn yêu cầu hủy hôn nhân và khi đó thì hôn nhân của họ được coi là hợipháp Nếu sau đó các bên mới phát sinh mâu thuẫn và một trong các bên ve,

chồng yêu cầu được chấm đứt hôn nhân (thường là họ làm đơn xin ly hôn) thìTòa án sẽ giải quyết theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTT: “Nêu

hai bên đã chung sống bình thường, đã có con và tài sản chung, sau đó mới

phát sinh mâu thuẫn thì không máy móc xử hủy việc kết hôn mà áp dung }iều

40 (ty hôn) để xét xử”

Như vậy, đối với các trường hợp nam, nữ kết hôn trước tuổi luật định,

Tòa án cũng có thể xử hủy việc kết hôn và cũng có thể xử không hủy việc kéthôn khi có đơn yêu cầu Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể xử lv

hôn nếu chính các bên đương sự yêu cầu chấm đứt quan hệ hôn nhân của họ

2.1.2 Hôn nhân trái pháp luật do không có su tu nguyện của các

bên nam, nữ

Điều 6 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định: “Việc kết hôn do

nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không aiđược cưỡng ép hoặc can trở”,

Trang 36

Sự tự nguyện trong việc kết hôn là hai bên nam, nữ thé hiện rõ mony muốn của họ là được chung sống với nhau trong quan hệ vợ chồng nhằm thou

mãn nhu cầu tình cẩm giữa hai bên Nam, nữ tự mình quyết định việc kêt hón

mà không bị tác động bởi ý chí của bên kia hoặc của người thứ ba khien hophải kết hôn trái với ý muốn Việc kết hôn của các bên nai, nữ phải xuất phat

từ tình yêu thương giữa họ và nhằm mục đích xây dựng gia đình hạnh phúcdưới sự giúp đỡ của Nhà nước và của xã hội Nếu nam, nữ kết hôn nhưng lại

thiếu sự tự nguyện của cả hai bên hoặc của một trong hai bên thì hôn nhân của

họ không được pháp luật thừa nhận (theo quy định tại Điều 9 Luật liên nhân

và gia đình 1986) Thiếu sự tự nguyện khi kết hôn là nam, nữ bị cưỡng ép hoac

bi lừa đối Nghị quyết số 01/NQ-HDTP ngày 20/1/1988 hướng dẫn: “BỊ cưỡng

ép hoặc bị lừa dối khi kết hôn đều trái với nguyên tắc tự nguyện kết hôn Vì

vậy, Tòa án xử hủy việc kết hôn” Luật Hôn nhân và gia đình 1956 và Nghị

quyết 01/NQ-HĐTP đều không có hướng dẫn cụ thể thế nào là thiếu sự tự

nguyện khi kết hôn và thế nào là hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối khi kết hon, vì

vay trong quá trình xử lý các trường hợp cụ thể, các Tòa án đã gặp rất nhiều

khó khăn trong việc đánh giá căn cứ này

Hành vi cưỡng ép kết hôn có thể được hiểu là có hành vi đùng bạo lực

đe dọa để buộc một người kết hôn trái với mong muốn của họ Trước đây, theo

Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướngdẫn việc xử lý về mặt dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn doluật định thì cưỡng ép kết hôn trên thực tế có nhiều mức đó và hình thức “Toda

án chỉ xử tiêu hôn trong trường hợp hành vi thực sự có tính chất cưỡng ép, như

đã dùng bạo lực về vật chất hoặc tinh thần, mạnh mẽ đến mức làm té liệt ý chí

của dương sự, làm rnất hẳn sự tự nguyện của họ khi kết hôn” Như vậy, có thể hiểu rằng một người đã dùng bao lực về vật chất hoặc tinh thần nhằm bat buộc

một người khác phải kết hôn Sự bất buộc đó manh mẽ đến mức, người bịcưỡng ép lo sợ rằng một mối nguy hiểm lớn sắp xảy ra cho ban thân họ hoáccho những người thân họ Chính vì lỗi sợ hãi đó đã khiến cho đương sự buộclòng phải đồng ý kết hôn mà không còn cách lựa chọn nào khác

Trang 37

Ví dụ: Nguyễn Van A là một thanh niên đã có tiền ấn tiền sự về tội 06 ýgây thương tích và gây rối trật tự công cộng dem lòng yêu mến cô Lê Thi 11.Khi A ngỏ lời muốn lấy cô H làm vợ thì cô H từ chối Một hôm, trên đường co

H đi làm về, A đã dùng dao nhọn sắc và đe dọa nếu cô H không đồng ý lay A

thì hắn sẽ đâm chết cô, đo sợ hãi, cô H đành trả lời đồng ý lấy A Vài ngày

sau, A lại đến nhà H khi H ở nhà một mình và lại df đao vào cổ buộc H phải

đến Ủy ban để đăng ký kết hôn với hắn, nếu không hắn sẽ giết cô và sẽ dùng

bộc phá để giết chết cha mẹ và các em của cô H sợ quá đành cùng hin di

đăng ký kết hôn

Như vậy đối với trường hợp này, cô H đã liên tiếp bị de doa va sự de

doa đó mang tính chất tức thời, liền kể Vì thế cần xác định rằng H bị cưỡng

ép mà đồng ý kết hôn với A, nếu không bị đe dọa thì H sẽ không kết hôn với

A Như vậy, việc kết hôn của A và H là trái pháp luật, Tòa an có thể xử hủy

việc kết hôn đó

Trong thực tế còn xây ra một số trường hợp mà vì những lý do nhấtđịnh, nam, nữ đã đồng ý kết hôn trái với ý chí thực của họ Đó là trường hợp

kết hôn do có sự dụ dé, thuyết phục hoặc do tình cảm yêu kính cha mẹ Đối

với các trường hợp này, việc kết hôn của họ có được coi là thiếu sự tự nguyện

của các bên hay không ? Do Luật Hôn nhân và gia đình không quy định cụ thể

và các văn bản pháp luật khác cũng không có hướng dẫn nên trong thực tế vẫn

gây nhiều tranh luận Có quan điểm cho rằng, nếu một người mà lúc trước

không muốn kết hôn với một người nào đó nhưng sau do bị dụ đỗ hoặc dượcthuyết phục nên đã đồng ý kết hôn thì cũng coi là bị cưỡng ép kết hôn và nhưvậy, khi có yêu cầu thì cần xử hủy việc kết hôn đó Theo chúng tôi, một người

bị dụ đỗ hoặc được thuyết phục mà đồng ý kết hôn thì không coi là thiếu sự tự

nguyện khi kết hôn, bởi lẽ, trong quá trình người đó bị thuyết phục, bị dụ đỏ

họ cũng đã có thời gian để tự suy xét việc kết hôn cúa họ, nếu họ thấy rằng

nên tiến hành kết hôn thì r6 ràng đã do chính họ quyết định Hơn nữa, trongviệc thuyết phục hay dụ đỗ một người không có nghĩa là họ đã bị cưỡng ép kết

hôn nên không thể coi việc kết hôn của ho là trái pháp luật Đối với trường

hop một người vì lòng yêu kính cha mẹ nên đã nghe theo lời khuyên và sự sap

Trang 38

xếp của cha mẹ trong việc kết hôn mà không xuất phát từ mục dích vụ lợi của

cha me thì cũng không thể coi là có sự cưỡng ép kết hôn.

Qua phân tích trên đây cho thấy, chỉ coi là thiếu sự tự nguyện khi kéthôn khi có hành vi cưỡng ép kết hôn, hành vi đó phải mang tính chất quyét liệtlàm cho người kết hôn hoàn toàn mất hết tự chủ nên phải chấp nhận việc k¿t

hôn trái với ý muốn của mình Hành vi cưỡng ép kết hôn có thé từ một tronz hai người kết hôn, cũng có thể là từ phía người thứ ba có quan hệ trực tiép vói

những người kết hôn

- Hành vi lừa đối khi kết hôn được dé cập đến trong Thông tư số

112-NCPL ngày 19.8.1972 của Tòa án nhân dân tối cao Theo Thông tư này thì

trường hợp “một bên đã dùng thủ đoạn mưu chước gian xảo dé lừa dối bé kia

một cách nghiêm trọng, như che dấu lý lịch chính trị hoặc tư pháp đặc biẻt

xấu của mình, làm cho bên bi mắc lừa đồng ý kết hôn, thì cũng coi là vice viphạm điều kiện tự nguyện kết hôn và cần phải xử tiêu hôn” Hôn nhân là sự

liên kết công khai giữa một người nam và một người nữ để nhằm chung sống

lâu dài nên pháp luật không thừa nhận những trường hợp có sự lừa đối để kéthôn Sự lừa đối nói chung là một người đã nói sai sự thật dan tới việc làm cho

người kia lâm lẫn trong việc đánh giá về người lừa dối nên đã đồng ý kết hôn.

Tuy nhiên, chi coi là có sự lừa dối để xác định hôn nhân trái pháp luật khi sulừa dối đó là nhằm để che đấu một sự thật liên quan trực tiếp đến tư cách đạođức, địa vị chính trị của một người, như để che giấu lý lịch chính trị hoặc tr

pháp đặc biệt xấu Việc xác định thế nào là lý lịch chính trị và lý lịch tư pháp

đặc biệt xấu cũng là vấn đề nan giải Chính trị là “những hoạt động nhằm

nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng, tổ chức quần chúng thực hiện

một đường lối, những nhiệm vụ chính trị nhất định”? Vay lý lịch chính trị của một người có thể được hiểu là quá trình giác ngộ và thực hiện đường lối chính sách của Dang và Nhà nước Trên cơ sở đó có thể hiểu lý lịch chính trị

đặc biệt xấu là lý lịch của một người đã có những hành vi đi trái với đường lối

chính sách của Đẳng và Nhà nước hoặc chống lại các đường lối chính sách đó

Lý lịch tư pháp “nhằm lưu giữ và cung cấp những thông tin về quá khứ phạm

tội (nếu có) của người bị truy tố xét xử về hình sụ””! Căn cứ để xác định lý

36

Trang 39

lich tư pháp đặc biệt xấu của một người có thé dựa vào việc họ phạm tội hay

không? Thông thường một người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như sânpham an ninh quốc gia, cướp của, giết người có thể coi là có lý lịch tư pháp

đặc biệt xấu Nhưng theo chúng tôi, trong một số trường hợp một người phan

tội ít nghiêm trọng nhưng thể hiện rõ rằng họ không đủ tư cách đạo đức dể có thể xây dung một gia đình hạnh phúc, ma đã che dấu để kết hôn thì cũng nên

coi rằng họ đã lừa dối để kết hôn Ví dụ: một người đần ông bị truy tố vì tội

xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và phải chịu hình phạt là mo!năm tù Sau khi ra tù, anh ta ly hôn với vợ và có ý định kết hôn với ngườikhác Khi yêu một cô gái, anh ta đã nói dối rằng chưa lấy vợ lần nào và cũngchưa từng yêu ai trước đó làm cho cô gái tin rằng anh ta là người đứng đắn và

đồng ý kết hôn Sau khi kết hôn, người vợ mới phát hiện rằng chồng mình đã

từng kết hôn trước đó và đã từng chung sống với nhiều phụ nữ khác khi dang

có vợ nên người vợ cho rằng đã bị lừa dối và yêu cầu hủy hôn nhân Theochúng tôi trong trường hợp này người vợ đã bị lầm tưởng về tư cách đạo đứ:

của chồng, tưởng là người tử tế, nhưng thực chất chỉ là kẻ thiếu trách nhiệm

VỚI VỢ, quan hệ nam, nữ bừa bãi, là kẻ lừa gạt Người vợ đã bị lầm về một điền

kiện quan trọng quyết định cho hôn nhân của họ Nên chăng, cần coi các

trường hop này là có sự lừa dối khi kết hôn và cần hủy việc kết hôn đó Đôi

với các trường hợp khác tuy cũng có sự lừa đối để kết hôn, nhưng sự lừa dối

không mang tính chất nghiêm trọng như lừa dối về địa vị xã hội, về thànhphần gia đình thì xử lý theo đường lối xử ly hôn nếu các bên đương sự yêu cầu

cắt đứt quan hệ vợ chồng (Thông tư số II2NCPL) Ví dụ một người là y tánhưng nói đối là bác sỹ để đối tượng của mình đồng ý kết hôn

Trong thực tế xảy ra một số trường hợp kết hôn do có sự nhầm lẫn vẻ

nhân cách thì có nên cho rằng có sự lừa dối khi kết hôn hay không? Chẳng

hạn một người đàn ông nói đối mình là giáo viên của một trường đại học nên

cô gái đã đồng ý kết hôn, nhưng sau khi kết hôn mới biết rằng anh ta là ngườikhông học hành, không nghề nghiệp Thiết nghĩ trong trường hợp này cũng

nên coi là có sự lừa dối kết hôn bởi rõ ràng cô gái đã lầm tưởng anh ta là người

có học hành, có bằng cấp, được giáo dục nhưng thực ra anh ta là người

Trang 40

không có tri thức, không nghề nghiệp mà những yếu tố đó có tác dòng quyếtđịnh đến cuộc sống vợ, chồng, đến hạnh phúc gia đình.

Hiện nay, có một số trường hợp nam, nữ tự nguyện kết hôn với nhaukhông có sự cưỡng ép cũng như lừa đối, nhưng lại không nhằm mục đích cây dựng gia đình và chung sống trong quan hệ vợ chồng mà là để đạt được lợi ích nào đó cho các bên Đối với trường hợp này có coi là vi phạm điều kiện về sự

tự nguyện hay không? Trường hop này tạm gọi là hôn nhân “gia tạo” Ví dụ:một cô gái có quốc tịch Việt Nam và mét người dan ông có quốc tịch My đã

thỏa thuận kết hôn với nhau để cô gái có thể đi cư sang Mỹ, nhập quốc tịch

Mỹ với người Mỹ kia, sau khi cô gái được nhập quốc tịch Mỹ thì họ sẽ “lyhôn” Theo chúng tôi sự tự nguyện của hai người trong trường hợp này chi làgiả tạo, thực chất họ không muốn xác lập một quan hệ vợ chồng thực sự, do

đó có thể coi là đã vi phạm điều kiện về sự tự nguyện kết hôn Hơn nữa, xét về

bản chất pháp lý, thì sự tự nguyện của các bên phải dựa trên tình yêu nam nữ

và cùng mong muốn chung xây hạnh phúc, với mục đích thiêng liêng là tạo

lập một gia đình Trong trường hợp này việc xác lập quan hệ hôn nhân đãkhông phù hợp với mục đích của nó và cũng không dựa trên tình yêu giữa hai

bên, vì vậy có thể coi việc kết hôn đó là trái pháp luật do vi phạm điều kiện về

sự tự nguyện Trong luật đân sự Việt Nam, Điều 138 Bộ luật Dân sự quy định

nếu các bên xác lập giao dich dfn sự một cách giả tạo thì giao dich giả tạo

đó vô hiệu.

Như vậy, việc kết hôn mà có hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối thì việc kết

hôn đó bị coi là trái pháp luật Về nguyên tắc, biện pháp xử lý đối với cáctrường hợp này, Tòa án cần xử hủy việc kết hôn Tuy nhiên, “nếu khi kết hon

có bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối, nhưng sau đó vợ chồng thông cảm với nhau,chung sống hòa thuận thì khi một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu chấm dứt

hôn nhân, Tòa án áp đụng Điều 40 (ly hôn) để xét xử chứ không hủy việc kếthôn” (Nghị quyết số 01/NQ-HDTP) Hướng dẫn trên đây có thể hiểu rằng mac

đù có hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối khi kết hôn những sự cưỡng ép, lừa dối

đó chỉ là nhất thời, nó đễ đàng mất đi và thay vào đó là tình cảm yêu thương

a, ` ` ` ^ 2 a ~, - ` b TA ` 7 :

nhau của vợ va chồng, sự thông cảm về những hành vi trước đây thì trong

38

Ngày đăng: 28/05/2024, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w