1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề về quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự Việt Nam

117 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Vấn Đề Về Quyền Sở Hữu Trong Bộ Luật Dân Sự Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại luận án thạc sĩ luật học
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 70,73 MB

Nội dung

Hoàn thiện pháp luật về sở hữu nhằm bảo đảm tínhkhả thi khi áp dụng trong thực tiễn là góp phần thiết thực để thực hiện mụctiêu tầng trưởng nền kinh tế quốc dân; làm cho pháp luật về sở

Trang 1

BỘ GIA} DỤC VÀ ĐÀO TAS BỘ TƯ PHAP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

MỤC LỤC

Phần mở đầu

Chương I Khái niệm chung về tài sản và quyền sở hữu theo quy định

trong Bộ luật Dân sự Việt Nam

1.1 Khái niệm chung về tài sản theo quy định trong Bộ luật Dân sự Việt

Nam

1.1.1 Khái niệm về tài sản

1.1.2 Cách phân loại tài sản theo Bộ luật Dân sự

1.2 Khái niệm quyên sở hữu theo quy định trong Bộ luật Dân sự

1.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật sở hữu ở Việt Nam

1.3.1 Pháp luật về sở hữu trong thời kỳ nhà Lê (Thế kỷ XV đến thế kỷ

XIX).

1.3.2 Pháp luật về sở hữu thời kỳ Nha Nguyễn (1802 - 1858)

1.3.3 Pháp luật về sở hữu thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945)

1.3.4 Quá trình phát triển của pháp luật về sở hữu ở nước ta từ năm 1945

tới nay

Chương II Hình thức và nội dung quyền sở hữu

2.1 Các hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự

2.1.1 Hình thức sở hữu toàn dân

2.1.2 Hình thức sở hữu của tô chức chính trị, t6 chức chính trị - xã hội

2.1.3 Hình thức sở hữu tập thể

2.1.4 Hình thức sở hữu tư nhân

2.1.5 Hình thức sở hữu của tô chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghệp

2.1.6 Hình thức sở hữu hỗn hợp

2.1.7 Hình thức sở hữu chung

2.2 Nội dung cơ bản của quyền sở hữu

2.2.1 Quyền chiếm hữu

2.2.2 Quyền sử dụng

2.2.3 Quyền định đoạt

Trang 1 10 10

10 15 19 28 29

31 32 34

Al 4 43 45 47 49 52 53 55 63 65 69 72

Trang 3

Chương III Bảo vệ quyền sở hữu và thực tiễn giải quyết các tranh chấp

về sở hữu tại ngành Tòa án hiện nay

3.1 Bảo vệ quyền sở hữu băng biện pháp dân sự

3.1.1 Phương thức kiện đòi lại tài sản

3.1.2 Phương thức kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc cham dứt hành vi cản

trở trái pháp luật đôi với việc thực hiện quyên sở hữu, quyên chiêm hữu

hợp pháp

3.1.3 Phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

3.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp về sở hữu tại ngành Tòa án hiện nay

3.2.1 Thực trạng và những vướng mắc trong quá trình giải quyết các

tranh châp vê quyên sở hữu hiện nay

3.2.2 Đường lối giải quyết đối với các tranh chấp quyền sở hữu

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

77

77 80 82

84 85 85

93 109 111

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

h Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Tương ứng với mỗi chế độ xã hội là một ché độ kinh tế nhất định.Trong một chế độ kinh tế sở hữu luôn là nội dung mau chốt đóng vai trò

quan trong trong sự ổn định và phát triển nền kinh tế của mỗi Quốc gia

Lịch sử đã chứng minh rang, tương ứng với một phương thức sản xuất, mộthình thái kinh tế - xã hội nhất định là một chế độ sở hữu phù hợp Giữa

trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cùng với mức độ dan chủ hoá đời

sống xã hội và mức độ xác nhận quyền sở hữu về phương diện pháp lý có

mối liên hệ hữu cơ với nhau Chính vì vậy quyền sơ hữu luôn là vấn đề mấu

chôt của một chế độ kinh tế, là nội dung quan trọng trong hệ thống phápluật của mỗi quốc gia và là chế định trung tâm của pháp luật dân sự

Ngay từ buổi đầu tiên của chính quyền cách mạng vấn đề quyền sở

hữu đã được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Điều 12, Hiến pháp 1946

-Hiến pháp đầu tiên của chính thể dân chủ cộng hoà - đã shi nhận: "Quyền

tư hữu tài sản của công đân Việt Nam được bảo đảm” Hiến pháp năm 1946

đã tạo cơ sở cho các quy định pháp lý về sở hữu và cũng từ đây quyền sởhữu tài sản riêng của công dân đã trở thành quyền hiến định Các quy định

ve quyền sở hữu đã khong ngừng được bố sung và hoàn thiện tại các bản

Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và một số văn ban pháp luật Khác cua Nha nước ta Tuy nhiên, các quy định pháp luật về sở hữu được ban hành trước

khi có Hiến pháp 1992 và trước khi có Bộ luật dân sự có những nét riêng,

không hoàn toàn có ý nghĩa và nội dung như các quy định trong Bo luật dân

sự.

Nhằm thể chế hoá đường lối phát triển kinh tế của bang ta tại Đại

hội lần thứ VI, Hiến pháp nam 1992 - Đạo luật cơ ban của Nhà nước - đãghi nhận sự chuyển đôi nên kinh tế từ Kế hoạch tập rung sang nên kinh tế

Trang 5

thi trường có sự quan iv của Nhà nước và quy định: “Co cau Kinh te nhiềuthanh phân với các hình thức to chúc san xuât kinh doanh da dạng dựa tren

chê độ sở hữu toàn dar, sở hữu tập thể sở hữu tư nhân, trong đó sở hữutoàn dân va sở hữu tập thể là nền tàng” (Điều 15 Hiến pháp 1992) Để cho

sơ hữu tro thành động lực thúc day sự phát triển nén kinh tế quốc dân Nhà

nước ta đã chu trương đôi mới du dang hoá các hình thức so hữu, các hình

thức so hữu cùng tồn tại bình dang va lấy hiệu qua kinh tê làm thước đo tính

hợp lý.

Trong quá trình cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp 1992 năm

1995 Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật dân sự Các vấn dé cơ bản về sở hữuđược Hiến pháp 1992 shi nhận đã được cụ thể hoá quy định tại Phần thú

hai, Bộ luật dân sự Nhìn chung, các quy định về quyền sở hữu trong Bộ

luật dân sự đã được quy định một cách hệ thống, tương đối cụ thể và chi tiêt

so với trước đây Nhưng kể từ ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực thi hành(1.7.1996) vẫn còn có những cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất, nhất

là trong thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thâm

quyền

Việc nghiên cứu để làm sáng tỏ các khái niệm và nhất là tìm hiểu cơ

sở lý luận, thực tiễn của các quy định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sựvẫn là một việc làm cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Nghiên

cứu để làm rõ cơ sở khoa học cũng như tính khả thi của các quy định trong

pháp luật thực định để có sự nhận thức thống nhất phải được coi là việc làm

thường xuyên và có hệ thống.

Hiện nay chúng ta đã có Bộ luật dân sự với các quy định tương đối

hoàn thiện Lần đầu tiên các quy định về sở hữu nói riêng đã được pháp

điển hoá có hệ thống, nhưng cho đến nay các văn bản giải thích hướng dẫn

thi hành còn rat hạn chế Vi vậy, việc nghiên cứu để tong hop bước dau

những quan điểm khoa học nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất về tài sản

và quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự là rất cần thiết Với một

to

Trang 6

vấn dé có ¥ nghĩa quan trong ca về lý luận và thực tiền như vậy, tác gia đã

lựa chọn đề tài :"Mot sở van dé về quyền sở hữu trong Bo luật dan sự” là

no: dung nghiên cứu tro+e Ban luận án thạc sỹ luật học cua mình

2 Tinh hình nghiên cứu đề tài.

Quyền sở hữu là vấn đề mau chốt của mot chế độ kinh tê có vai trònhư là một trong những động lực quan trọng thúc day sự phát triển của nền

kinh tê quốc dân nên da được giới nghiên cứu khoa học nói chung và khoa

học pháp lý nói riêng quan tâm nghiên cứu trong tất cả các thời kỳ và dướinhững góc độ khác nhau Các nhà khoa học đã tìm cách lý giải dưới nhữnggóc độ khác nhau về sự tồn tại khách quan của một chế độ sở hữu và tươngứng với nó là các hình thức sở hữu thích hợp trong những điều kiện nhất

định: tìm hiểu và lý giải vai trò của chế độ sở hữu đối với sự phát triển củanền kinh tê quốc dân, với sự 6n định của đời sống xã hội Với tính cách là

một chế định trọng tâm của pháp luật dân sự nên trước khi ban hành Bộluật dan sự vấn đề quyền sở hữu nói chung cũng đã được giới nghiên cứu

luật học quan tâm Tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ thong vẫn chi là các

giáo trình của các co sở đào tạo luật Ngoài ra trong một số các tạp chí

chuyên ngành cũng có dang tải một số bài viết của các luật gia, nhưng chi

dưới một góc độ hẹp, thiếu tính chất tổng quát

Có thể thấy rằng đã và sẽ có rất nhiều công trình khoa học tiếp tục

nghiên cứu về vấn dé sơ hữu Trong khoa học pháp lý, vấn dé sở hữu được

coi là một trong những nội dung cơ bản khi nghiên cứu pháp luật Một số công trình nghiên cứu đã được công bố là: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

bộ của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật năm 1990 :"Vấn dé sở hữu

trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần trong quá trình đi lên chủ

nghĩa xã hội ở nước ta”; trong sách "Bình luận khoa học Hiến pháp nước

cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có chuyên dé :"Những vấn đề pháp lýcủa chê độ kinh tế” của tác gia Hoàng Thế Liên cũng có dé cập đến vấn dé

sở hữu: bài viết của tac giả Lê Hữu Nghĩa :"Vấn dé sở hữu trong quá trình

Trang 7

xáy đựng chu nghĩa xã hội”: bài viết của tac gia Lê Bàn Thạch : Sơ hữu xã

hội chu nghĩa dưới ánh sáng của đường lối cải to doi mới”: bài việt của tác

gia Trân Trọng Huu :"Co cấu sở hữu va cơ cấu kinh tế - những vấn dé lý

luận pháp lý và thực tiễn ở Việt Nam" Các bài viết của các tác gia nói trênđăng trong tạp chí nghiền cứu Nhà nước và pháp luật đã dé cập tới nhữngkhía cạnh khác nhau của vấn đề sở hữu

Hiến pháp 1992 sửa đổi đã tạo cơ sở pháp lý cho cho việc ban hànhnhiều văn bản pháp luật như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam Luật

công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân Các văn bản pháp luật ban hành sau

khi có Hiên pháp 1992 đã quy định những vấn đề về sở hữu hoặc liên quanđến sở hữu trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà

nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vấn dé được quan tâm lúc này là: trên cơ sở các quy định của Hiến pháp 1992 phải tạo ra một cơ chế pháp lý

về sở hữu thích ứng, mang tính đặc trưng của chế độ sở hữu trong điều kiện

của nền kinh tế thị trường, nhất là vấn đề vai trò của sở hữu Nhà nước (haycòn gọi là sở hữu toàn dân) trong khi chuyển đổi cơ chế kinh tế Cần phải

có cơ chê pháp lý về sở hữu thích hợp để bảo đảm vai trò chủ đạo của hìnhthức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể trong điều kiện nền kinh tế thịtrường nhiều thành phan, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa

Sau khi Bộ luật dân sự được công bố và có hiệu lực thi hành, đã có

nhiều công trình khoa học tiếp tục nghiên cứu các quy định về sở hữu trong

Bộ luật dân sự Tại trường đại học luật Hà nội đã tiến hành nâng cấp giáo trình luật dân sự (chương viết về tài sản và quyền sở hữu), bổ sung những

vấn đề mới cho phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự Đã có nhiều cuộchội thảo về luật đân sự nói chung và về quyền sở hữu nói riêng (trước và sau

khi ban hành Bộ luật dân sự) thu hút sự quan tâm, tham gia của nhiều nhà

nghiên cứu dưới các góc độ và cấp độ khác nhau

Trang 8

Các công trình nghiên cứu về quyên sơ hữu dưới những cóc do Khácnhau đã được cong bo tương doi phong phú và da dạng Trước het la cong

trình nghién cứu Khoa học cáp bộ của Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý

Bộ tư pháp :"Bình luận khoa học một số van dé cơ ban của Bộ luật dan sự”,trong đó có chương II] nghiên cứu về tài san và quyền sở hữu cua Tien sỹ

Hoàng Thê Liên Công trình nghiên cứu khoa học cap bộ cua Viện Nhà

nước và pháp luật :"Nhimg vấn đề lý luận cơ ban về Bộ luật dan sự ở Việtnam” (do Tiến sỹ Trần Dinh Hảo là chủ nhiệm đề tài), cũng có một chuyên

dé trong nội dung của đẻ tài viết về sở hữu dưới dang tổng quát

Tại Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật cũng đã có mol congtrình nghiên cứu của nghiên cứu sinh Hà thị Mai Hiên (đã bảo vệ) viết vềQuyền sở hữu của công dân trong điều kiện nền kinh tế thị trường Tại khoasau đại học của trường Đại học luật Hà nội cũng chỉ có một công trình

nghiên cứu về sở hữu của tác gia Nguyễn Huy Anh với dé tài :"Qua trìnhhình thành va phát triển pháp luật về sở hữu ở Việt nam" Ngoài ra còn có

một số bài viết trong các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí luật học củatrường đại học luật Hà nội, Tạp chí của Viện nhà nước và pháp luật, Tạp chíToà án, Tạp chí Kiểm sat cũng chi dé cập đến những nét riêng và chủ yếu

là bình luận các vụ việc cụ thể dưới những góc độ khác nhau trong thực tiễngiải quyết tranh chấp về quyền sở hữu

Các nước XHCN Đông Âu trước đây, sau cải cách cải tổ và dân chủ

hoá đã có nhiều quan niệm, nhiều cách hiểu và lý giai khác nhau về quyền

sở hữu O Liên xô đã xuất bản sách :"Quyền sở hữu ở Liên Xô” (1990 bằngtiếng Nga) trong đó nói lên những quan điểm và quan niệm rất khác nhau

về sở hữu Ở Trung quốc cũng có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên

cứu khác nhau về sở hữu như :"Bàn về quy luật phương hướng cải cách chế

độ sở hữu Nhà nước” của Phùng Khánh Tuyền, tập san chuyên đề cải cách

kinh tế ở Trung Quốc

Trang 9

Nhu vậy, chúng ta thấy rang mặc dù là mot vấn để het sức phức tap

nhưng các công trình khoa học sẽ còn tiếp tục nghiên cứu vé quyền sở hữu

dưới những góc độ khác nhau Nhưng quyền sở hữu là mot đề tài rộng và rấtphức tạp nên trong phạrn vi một bản luận án thạc sỹ khong thể nghiên cứu

một cách toàn diện và đây đủ về chế định :"Tai san và quyền sở hữu” trong

Bộ luật dân sự Trong ban luận án này tác gia chỉ mạnh dan nghiên cứu mot

số vấn đề cơ bản nhất của chế định quyền sở hữu theo dé tài: "Mot so van

đề về quyền sở hữu trong Bộ luật dân su"

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án

Trước những yêu cầu của việc tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và

thực tiễn các quy định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự luận án này

góp phần làm sáng to khái niệm và nội dung quyền sở hữu: vi trí, vai trò của

nó trong nền kinh tế quốc dân Đồng thời trong quá trình phân tích cơ so lý

luận và sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trong thực tiễn, vai trò của

các hình thức sở hữu trong điều kiện hiện nay ở nước ta, tác gia bước đầu sẽ

le)6 gang tong hợp hiệu qua điều chỉnh của các quy định pháp luật về sở hữu

ft

và nêu một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật vềquyền sở hữu ở nước ta Hoàn thiện pháp luật về sở hữu nhằm bảo đảm tínhkhả thi khi áp dụng trong thực tiễn là góp phần thiết thực để thực hiện mụctiêu tầng trưởng nền kinh tế quốc dân; làm cho pháp luật về sở hữu thực sự

là một trong những "céng cụ pháp lý thúc day giao lưu dân sự, tạo môitrường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”,

Để đạt được mục đích đó, luận án đặt ra nhiệm vụ:

Phân tích và lý giải để làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn các quyđịnh về nội dung về tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự

Phân tích lược su sự điều chỉnh pháp luật về sở hữu trong các triều

đại Việt nam để làm nổi bật tính kế thừa truyền thống và những bước phát

triển của các quy định pháp luật về sở hữu.

6

Trang 10

Hình thức và nội dung cơ ban của quyền sở hữu theo quy định của Bộ

4 Giới hạn của luận án

Sở hữu là vấn dé rộng lớn va phức tạp, có thé được nghiên cứu dưới

góc độ của ngành khoa học xã hội khác nhau và dưới những cấp độ khácnhau Trong phạm vi bản luận án Thạc sỹ luật học chuyên ngành luật dan

sự, tác gia không có tham vọng nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủmọi vấn đề liên quan đên sở hữu Ban luận án chỉ tập trung nghiên cứu mot

số vấn đề cơ ban về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự và việc áp dung của

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp

về sở hữu hiện nay để làm sáng tỏ một cách tương đối có hệ thống cácquy định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự Qua đó phát hiện nhữngnhững khiếm khuyết, những quy định chưa bảo đảm tính khả thi để bổ sungkhi sửa đổi bộ luật trong tương lai

5 Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận

Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu đề tài của luận án là triết

học Mác- Lê - nin Trong quá trình nghiên cứu tác gia đã dựa trên các tácphẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê - nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các vănkiện Đại hội Dang cộng sản Việt nam đề cập đến vấn dé dân chủ hoá, hoàn

thiện và đói mới hệ thống pháp luật, củng cố pháp chế Tác giả cũng thamkhảo pháp luật dân sự của một số nước về vấn đề quyền sở hữu để so sánh

với pháp luật dân sự của nước ta

Trong quá trình nghiên cứu dé tài, tác gia sẽ sử dụng các phương

pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: so sánh pháp luật, lịch su, logic

pháp lý, hệ thống, phân tích, tổng hợp Phương pháp nghiên cứu để tài là

Trang 11

đi tù cái chung đến cái riéng và nghiên cứu mọt phán thực tiền giai quyel

các tranh chấp về so hữu trong giai đoạn hiện nay

6 Những điểm mới của luận án.

Sơ hữu là một vấn đề khó và rất phức tạp nên từ sau khi Bộ luật dân

sự có hiệu lực thi hành có rất ít công trình nhiên cứu ở bậc sau đại học

nghiên cứu riêng về sở hữu Vì vậy, Luận án có thể được xem là một trong

những công trình bước đầu nghiên cứu một cách tương đối tông hợp và toàn

diện một số vấn dé co bản về sở hữu Trong luận án sẽ tổng hợp một số

quan điểm khoa học về sở hữu để:

Trình bày một cách tổng quát những cơ sở lý luận, thực tiễn về tài

sản và quyền sở hữu dưới góc độ pháp lý Từ đó có cơ sở để khẳng định vai

trò và ý nghĩa của các quy định pháp luật về sở hữu trong điều kiện nềnkinh tê hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa

Trên cơ sở phân tích các điều kiện khách quan, các quy định của hệthông pháp luật thực định, thực tiễn áp dung pháp luật và vấn đề giải quyết

các tranh chấp về sở hữu để bước đầu tổng kết một cách có hệ thống hiệu

quả điều chỉnh của pháp luật sở hữu đối với nền kinh tế nước ta

Phân tích cơ sở khoa hoc trong thực tiễn áp dụng pháp luật dé giảiquyết các tranh chấp về sở hữu tại ngành Toà án nhân dân và đề xuất cácbiện pháp chủ yếu nhằm giải quyết kịp thời các tranh chấp về quyền sở hữutrong giai đoạn hiện nay

Kết cấu của luận án:

Luận án được thịc hiện với khối lượng phù hợp với các quy địnhchung của Nhà nước theo một kết cấu sau đây:

* Lời mo đầu

* Chương I: Kha niệm chung về tài sản và quyền sở hữu quy định

trong Bộ luật dân sự Việt nam.

* Chương II: Hình thức và nội dung quyền sở hữu

Trang 12

Chương Hh: Thực tiên ap dụng pháp luật để giải quyết các tranh

chấp vẻ quyền sơ hữu tại ngành Toà án nhân dan hiện nay

* Kêt luận.

* Danh mục các tai liệu tham khảo và sử dung trong quá trình nghiên

cứu và hoàn thành luận ín.

Do thời gian hạn chế và tác gia là người cong tác trong ngành Toà án

nhân dân nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm nhất là khi tiếp cận với một

công trình có tính chất lý luận chuyên sâu Vì vay, mặc dù đã có nhiều cố

gắng nhưng chắc chắn bản luận án không thể tránh khỏi những hạn chế

Tác gia bản luận án mong sẽ được các thay cô giáo và các bạn đồng nghiép

đóng góp bổ sung dé bản luận án được hoàn thiện hon

Tác gia xin chân thành cảm ơn.

Hà nội, tháng 3 năm 2000

Tác giả

Nguyễn van Cuong

9

Trang 13

CHUONG | KHÁI NIEM CHUNG VE TAI SAN VÀ QUYỀN SỞ HỮU

THEO QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUAT DAN SU VIET NAM

1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VE TAI SAN THEO QUY ĐỊNH

TRONG BO LUAT DAN SU VIET NAM

1.1.1 - Khái niệm tài san

Theo truyền thống, tài sản có ý nghĩa thực tế và có vai trò quan trọngtrong đời sống xã hội nên nó là đối tưởng nghiên cứu của nhiều ngành khoa

hoc, trong đó có ngành khoa học pháp lý dưới những góc độ khác nhau, Tài

sản có một vai trò quan trọng trong các quan hệ pháp luật về sở hữu nênđược quy định ngay tại điều luật đầu tiên của chương một, Phan thú hai Bộluật dân sự và trong toàn bộ chương hai, Phần thứ hai Tai san không chi

hiểu đơn giản là một val có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, cógiá trị khi trao đối tài sản có thể liên quan đến những quy chế pháp ly

khác nhau,

Vì vậy, việc tìm hiểu tài sản cùng với những quy chế pháp lý về tài

sản theo quy định trong Bộ luật dân sự và trong các quan hệ pháp luật dân

sự để phân biệt nó với những quan niệm thông thường là một vấn đề có ý

nghĩa cả trong lý luận và thực tiễn

Trong pháp luật dân sự tài sản là đối tượng của quyền sở hữu và làkhách thể phần lớn các quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu Tài sản được

xem là tiền đề đồng thời cũng là cơ sở để pháp luật quy định những quy chế

pháp lý thích ứng Để kaái quát tài sản trong luật dân sự Điều 172 Bộ luật

dân sự xác định :”Tài sản bao gồm vật có thực, tién, giấy tờ trị giá được

bằng tiền và các quyền tài san"

10

Trang 14

Vật có thực được quy định tại Điều 172 Bọ luật dan sự chính là đói

tượng cua thê giới vật chất, ton tại khách quan trong đời song xã hội loàingười Theo nghĩa rông tài sản bao gồm cả động vật thực vật, vat với ýnghĩa vật lý ở mọi trang thái rắn long khí "Với ý nghĩa là một phạm trù

pháp lý, vật có thực là một bộ phan của thế giới vật chất có thể đáp ủng

được một nhu cầu nào đó (vật chất) của con người”

Nghĩa là, vật đó có thể đáp ứng các nhu cầu như: sản xuất kinhdoanh, sinh hoạt tiêu đùng của con người Nhưng vấn đề là ở chỗ: khôngphải bất cứ một bộ phận có thực nào của thế giới vật chất cũng đều được coi

là vật và trở thành tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu Có

những bộ phận của thê giới vật chất ở dạng này thì được coi là tài san,nhưng ở dạng khác lại không được coi là tài san Điều đó còn tuỳ thuộc vàotính chất và mục đích của việc sử dụng chúng trong đời sống xã hội

Ví dụ: ô-xI là một bộ phận của thế giới vật chất, có vai trò quan trọng

trong cuộc sông của mỗi con người, vì không ai có thể "tồn tại” mà lại

không có sự trao đổi 6-xi với tự nhiên thông qua đường hô hấp Nhưng nêuô-xI ở dang không khí tự nhiên chưa bị ai chiếm hữu, thì không thể coi đó là

tài sản được Bởi vì, tuy có ý nghĩa quan trong không thể thiếu trong đờisống mỗi người nhưng khi còn ở dạng tự nhiên, con người chưa chiếm hữu,

chưa có giá trị và chưa đưa vào trong giao lưu dân sự, thì không thể là tàisản (vật) với tính cách là khách thể trong các quan hệ về sở hữu Khi ô-xiđược cho vào bình thì con người có thể chiếm giữ, quan lý được và có thetrao đổi với tính cách như một hang hoá Khi "vat" đã có giá tri trong traođổi và được đưa vào giao lưu dân su, thì mới trở thành tài sản

“Vat có thực, tức là vat đưa vào giao dịch dân sự phải đáp ứng ba yêu

- Vật có thực phải là một bộ phận của thế giới vật chất.

kế C) z š ấ Ề Ề : §~ : - : ¬

Xen vido TÍNH lại dan sie Vlei san Nha xua? ban Công an nhằh dan nàm T9UU lap L Trans [92

1]

Trang 15

- Vật có thực pha có lợi ích cho con người (dap ứng nhu cầu về ñịnh

doanh ticu dung của c1 người)

- Là vat mà con người có thể chiếm giữ được”

Như vay, ngoài yéu tố vật là một bo phận của thé giới vật chat thì vật

phải đáp ứng lợi ích hay nhu cầu nào đó cho con người Vật có thực với tínhcách là tài san phải nằr trong sự quản ly, chiếm hữu của con người, có giátrị trong trao đối với tính cách là một hàng hoá thì vật đó mới trở thànhkhách thé của quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu Do sự phát triển không

ngừng của khoa học, cêng nghệ nên khái niệm vật có thực trong khoa họcpháp lý ngày càng mo rong

Ví du: phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu được sử dung

làm nguyên liệu cũng sẽ được coi là vật vì chúng đã có giá trị và có thể

trao đổi được

Vật có thực trong luật dân sự không chỉ là sự tồn tại hiện hữu mà còn

bao gồm cả những vật chắc chắn là sẽ có như: hoa lợi, lợi tức đây là sựgia tăng của tài sản trong những điều kiện nhất định Tương tự như vậy, luật

dân sự xác định: tiền và những loại giấy tờ trị giá được bằng tiền cũng được

coi là tài san Tuy nhiên, đây là loại tài sản có tính chất đặc biệt.

"Theo kinh tế học chính trị, tiền là vật ngang giá, thường biểu hiệncho giá tri thực của hàng hoá va là phương tiện lưu thông trong giao lưu dân

sự Với tính chất và vai trò như vậy nên tiền được xem là một loại tài sản đặc biệt Việc phát hành tiền hoặc tiêu huỷ tiền khi cần thiết thuộc chủ

quyền của mot quốc gia Chính vì vay, chủ sở hữu tiền không thể toàn

quyền định đoạt như định đoạt các tài sản thông thường khác

Ví dụ: Chủ sở hữu tiền không thể tiêu huy, đối tiền như định đoạt các

tài sản thông thường mà phải tuân theo quy định của Nhà nước về tiền tệ

Xe Bình Than Khóa học morse van dé cơ Đán của Bo Tuất đâu sion \ tên ngiuên cũ pháp ly Bo tn pháp Nie vitae Đạo chính THỊ giác eta T992, trang &S8

12

Trang 16

Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật dân sự thị tài san con báo gomcác giấy tờ trị giá được bang tiền Nhưng khong phai tất cả các giấy to trịgiá được bang tiền đều là tài san ma chi những giấy tờ nào hợp lệ dang

trong thời hạn được trị giá bằng tiền và có thể đưa vào trao đổi trong giao

lưu dân sự được thì mới được xác định là tài sản Trong điều kiện nén kinh

tếthị trường hiện nay cic giấy tờ trị giá bang tiền rất phong phú bao gom:

các loại séc, cố phiếu, tín phiếu kỳ phiếu, công trái, giấy uy nhiệm chi, số

tiết kiệm Với quy định cua Bộ luật dân sự như vậy mới đáp ứng được nhu

cầu thực tiễn cuộc sống, nhu cầu của nền kinh tế góp phần làm cho giao lưudân sự trở nên phong phú va đa dạng phù hợp với điều kiện nên kinh tế thị

trường của nước ta hiện nay

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 172 Bộ luật dân sự thì tài sản còn

được xác định là các quyền tài san Đây là một khái niệm rất mới, lần dau

tiên được quy định trong pháp luật dân sự của Nhà nước ta Khái niệm

quyền tài sản trước đây chưa được ghi nhận trong hệ thống pháp luật thực

định Quyền tài sản khêng phải là một “vat có thực” theo nghĩa đen cua từ

này Quyền tài sản là một quy định của pháp luật cho phép một chủ thể có

thể có đối với một tài sản mà khi đưa quyền đó vào giao lưu dân sự thì cóthể "chuyển hoa" được thành một số tiền nhất định hoặc sẽ có được một tài

san Vấn dé là: các quvén tài sản có thể trị giá được bằng tiền và có thể

chuyển giao được trong các giao lưu dân sự Tuy thuộc vào tính chất của

quyền đó và tuỳ thuộc vào tài sản cụ thể mà quyền tài sản có những tínhchất khác nhau Quyền tài sản có thể quyền có giá trị trực tiếp như quyền sử

dụng đất: nó có thể là đối tượng của các giao dịch dân sự (theo quy định tại

Phần thứ năm, Bộ luật dân sự) hoặc có thể được dùng để bảo đảm thực hiệnnghĩa vu dân sự (Điều 328, Bộ luật dân sự) Theo quy định tại Điều 188, Bộ

luật dân sự thì quyền tài san còn bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ được quy

định tại phân thứ sáu cua Bộ luật Khi thực hiện các quyền này thì chủ sở

hữu có thể sẽ có được mội tài sản

Trang 17

Ví dụ: quyền tác gia đối với các tác phạm van học nghe thuật, vác

cong trình Khoa học và nghệ thuật quyền phát mình sáng che trong số hữu

cong nghiệp và chuyển giao cong nghệ thì chủ sở hữu các quyền tài sảntrên được nhận thù lao theo quy định của pháp luật

Với những quy định về quyền tài sản như trên đây trong Bộ luật dân

sự là hoàn toàn phù hợa với tính đa dạng phong phú cua các loại tài santrong giao lưu dân sự v2 quan hệ sở hữu Quyển tài san là một trong những

loại tài sản rất quan trọng có tính chất đặc thù trong giao lưu dan sự và ngày

càng trở nên thông dụng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của khoahọc kỹ thuật.

Tham khảo Bộ luàt dân sự của một số nước như: Công hoà Liên bangĐức Nhật Bản chúng tôi thấy rằng, trong các quy định về sở hữu tài sảnmới chủ yếu tập trung điều chính các tài sản là vật có thực Mặc dù các Bộluật này vẫn được áp dụng trong thực tiễn hiện nay nhưng chúng tôi thấy

chưa bổ sung các quy định về quyền tài sản

Trước đây ở nước ta các quy định của pháp luật về sở hữu cũng thiên

về quy định các tài sản là vật có thực Tuy nhiên, các vấn để là cơ sở của

của quyền tài sản như quy định hiện nay của Bộ luật dân sự như: quyền tácgiả quyền phát minh sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở một mức độ

nhất định cũng được co: là đối tượng của quyền sở hữu Những người sáng

tạo ra tác phẩm, người phát minh, sáng chế hoặc có những sáng kiến cải

tiến kỹ thuật cũng được hướng một mức thù lao nhất định theo quy định của

liệu tiêu dùng trong xã hội Tức là quyền sở hữu có thể được xác lập với bất

kỳ tài sản nào miễn pháp luật không cấm lưu thông dân sự Riêng với tài

Trang 18

san đặc biệt là dat dai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước Ja đại diện chu

sơ hữu thi Nhà nước cho phép người khong phải chu so hữu có một sốquyền nang nhất định Cu thé hoá quy định tại Điều 18 Hiến pháp nam

1992 Luật đất dai năm 1993 và Phần thứ năm, Bộ luật dân sự đã quy địnhnăm quyền của người sư dụng đất Theo quy định tại Phân thứ năm Bộ luậtdan sự, thì quyền sử dụng đất cũng được coi là quyền tài sản nhưng có tính

chất đặc thù của pháp luật dân sự Việt nam

1.1.2 Cách phân loại tài san theo Bo luật dan sự

Cùng với những quy định về tài san tại điều 172, Bộ luật dân sự đành

toàn bộ chương hai, Phần thứ hai để quy định cách phân loại các loại tài

sản Căn cứ chủ yếu để Bộ luật dân sự phân tài sản thành những loại khác

nhau là: bản chất và tính năng sử dụng của tài sản trong đời sống xã hội ýnghĩa pháp lý của chúng trong giao lưu dân sự Chương hai Phần thứ hai Bộluật dân sự đã phân loại tài sản và chế độ pháp lý tương ứng với từng trường

hợp sau đây:

* Trong việc phan loại tài san, trước hết Bộ luật dân sự đã chia tài santhành: bat động sản và động san Khái niệm bất động san và động san được

coi là tiêu chí truyền thêng để phân loại tài sản trong pháp luật dân sự Cách

phân loại này được ghi nhận phổ biến trong các bộ luật theo hệ thống phápluật thành văn (dua theo nguyên tac của hệ thống pháp luật La Mã cổ đại và

Bộ dân luật nước Cộng hoà Pháp năm 1804) Ở nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, trước ngày ban hành Bộ luật dân sự, thì trong hệ thốngpháp luật nước ta, hầu như không sử dụng đến khái niệm bất động sản vàđộng san Chi một số văn bản pháp luật kinh tế sử dụng khái niệm tài sản cố

định để phân biệt với tài sản lưu động, nhằm xác định chế độ pháp lý đối

với tài sản của các doanh nghiệp Tài sản lưu động là những tài sản dùng

trong quá trình sản xuất được chuyển toàn bộ giá trị của nó vào thành phẩmtrong một lần còn tài san cố định thì chuyển gid trị vào thành phẩm trong

một khoảng thời gian nhất định (thời gian khấu hao) Nếu chia tài sản trong

15

Trang 19

luật dan -ư theo tiểu chì tài san có định và tài san lưu dong (mot khát nệmtrong Kinh tế học) sẽ Khong phan ánh được ban chất pháp lý của ta sàn Vàkhone có cơ so dé quy định những quy chế pháp lý cho chúng trong giáo

lưu dân su Cu thê là: nấu theo tiêu chí tài san cố định và tài san lưu độngthì sẽ khong có cơ so để có "những quy định khác về quyền so hữu” tại

chương bay, Phần thứ hai Bộ luật dân sự Trong pháp luật các nước phương

tây người ta thường sử dụng khái niệm “dia dịch” để nói tính đặc thù của

tài sản trong quyền sở hĩu

Bộ luật dan sự đã căn cứ vào thông lệ và tập quán quốc tế dé phân

chia tài san thành động san và bất động sản trên sơ sở phương pháp loại trừ

Dé phân biệt hai loại tài sản chủ yếu này, Bộ luật dan sự dựa vào thuộc tính

tu nhiên của tài sản là có thé dịch chuyển trong không gian được hay

khong Do vậy Điều 181 Bộ luật dân sự quy định bất động sản và động san

c- Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d- Các tài san khác do pháp luật quy định

2 Động sản là những tài san không phải là bất động san"

Với cách phân loại này thì bất động sản chủ yếu là đất đai (Không thê

dịch chuyển cơ học được), nhà ở, công trình xây dựng, các tài san gắn liền

với đất đai Dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản, luật quy định đây là

loại tài sản cần đăng ký, nhằm thuận tiện cho cơ quan nhà nước có thấm

quyền kiểm tra, giám sát Trong một số trường hợp nhất định Bộ luật dân sự

có quy chế riêng đối với từng loại tài sản Quyền và nghĩa vụ của chủ sở

hữu đối với mỗi loại tài sản cũng được quy định khác nhau

16

Trang 20

Ví dụ: Dé tro thành chu sơ hữu nhà o hợp dong mus ban muna (bat

dong san) phải được lập thành van ban có chứng nhận của Cong chứng nhà

nước hoặc chứng thực cua Ủy ban nhân dan cấp có thấm quyền và phải

dang ký trước bạ sang tân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 443,

444 Bộ luật dân sự)

Hiện nay trong luật din sự một số nước trên thé giới coi bất dong san

không hoàn toàn dua trên thuộc tính này, mà còn duu theo yêu to công dung

và giá trị của tài sản Ví dụ: Một số nước coi máy bay, tàu biển là bất độngsản dù rằng nó có thể di dời cơ học trong không gian và quy định có thể

làm tài sản thế chấp được Về nguyên tắc bất động sản có thể được đem thếchấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng nếu là động sản chỉ có

thể được đem cầm cố Do đó, để cho Bộ luật dân sự tránh được sự máy móc

và khuôn cứng, Điều 181 Bộ luật dân sự ngoài quy định về bất động san

còn có các loại tài sản khác do pháp luật quy định

* Cách phân loại thành hoa lợi và lợi tức Cơ sở của cách phân loại

này chính là sự "gia tăng tự nhiên” của tài san Hoa lợi theo quy định tại

Điều 182 Bộ luật dân su là những san vật tự nhiên có tính chất hữu cơ do tài

sản mang lại cho chủ sơ hữu, còn lợi tức là một khoản lợi (thường là bằng

tiền) do chủ sở hữu thu được từ việc khai thác công dụng của tài sản

* Vật chính và vật phụ Cơ sở của cách phân loại này là việc khai

thác công dụng theo tính năng độc lập vốn có của vật hay không thể khai

thác độc lập Về nguyên tắc: vật chính là vật có thể sử dụng độc lập mà

không bị ảnh hướng đến tính năng, tác dụng còn vật phụ là vật phục vụ choviệc sử dụng vật chính Vật chính và vật phụ là đối tượng thống nhất Vì

vậy trong các giao dịch dân sự nếu các bên không có thoa thuận khác thì

khi giao vật, vật phụ phải đi kèm với vật chính và không thể tách rời

* Vật chia được và vật không chia được Đây là cách phân loại tươngđối phổ biến Cơ sở của cách phân loại này là việc vật đó có giữ được tính

năng tác dụng vốn có ban dau của nó sau khi đã được phân chia hay không

Trang 21

Điệu 184 Bo luật dan su đã quy định: vật chia được là vật Khi bị phan chia

Vani "It4 nguyen tính chal và tính nang su dụng: con vật khong chia được là

khi vat đó bị phan chia, thì khong giữ nguyên được tính chất và tính nang sử

dụng ban đầu Về nguyên tắc, khi cần phân chia mà vật đó là vật khong

chia được, thì phải trị giá bằng tiền để chia.

* Vật tiêu hao và vật không tiêu hao Cơ sở của cách phân loại này là

can cứ vào tính chất hao mòn khi sử dụng hoặc khai thác công dung củamot vật Những vật ma khi đã qua một lần sử dụng thì không còn tính chất

hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu là vật tiêu hao; còn những vật màkhi đã qua nhiều lần sử dụng nhưng vẫn còn tính chất, hình dáng và tính

năng sử dụng ban đầu à vật không tiêu hao Với những đặc tính này Vật

tiêu hao không thể là đối tượng của các hợp đồng cho thuê, cho mượn vì

trong quá trình sử dụng ching đã biến dạng

* Vật cùng loại và vật đặc định Cơ sở của cách phân loại này căn cứ

vào tính chất có thể thay thế được hay không thay thế được Vật cùng loại

là những vật có cùng hình dáng tính chất có cùng loại chất lượng và cơbản là có thể thay thế bằng một vật khác tương đương; còn vật đặc định là

vật được xác định bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu màu sắc, chất

liệu, đặc tính hoặc đó là vật duy nhất không có vật thứ hai Khi phải thực

hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định, thì phải giao đúng vật đó

* Vật đồng bộ Cơ sở của cách phân loại này căn cứ vào sự liên hệ

với nhau của các phần, các bộ phận để hợp thành một tài sản hoàn chinh.Điều 187 Bộ luật dân sự quy định :"Vat đồng bộ là vật gồm các phần huặccác bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau thành chỉnh thể mà nếu thiếu một

trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy

cách, chủng loại, thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị

giảm sút" Do đó, về nguyên tắc khi phải thực hiện nghĩa vụ chuyển giao

vật đồng bộ, thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp

thành trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác Quy định này nhằm lầm

Trang 22

cho vật được: bao dam thông số kv thuật Khi vật có nhiều những cau kienkhác nhau.

Với những quy định về cách phân loại vật trên đây cua Bo luật dân sự

sẽ là cơ sơ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân chia tài san trong

quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự tại ngành Toà án nhân dân

1.2 KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU THEO QUY ĐỊNH CLA

BỘ LUẬT DÂN SU.

Xét theo quan điểm kinh tế học, thì sở hữu được coi là việc chiếm giữ

những cua cai vật chất của con người trong đời sông xã hội Theo quan

điểm này sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan, xuất

hiện cùng với sự tồn tại cua xã hội loài người

Quá trình tồn tại cla xã hội loài người luôn gan liền với sự phân hoá

tài san trong việc chiếm giữ những của cải vật chất Cùng với sự phân hoá

trong việc chiêm giữ những cua cai vật chất đã xuất hiện việc phân chia giải

cap và những người có quyền thé trong xã hội thấy cần phải có một bộ máy

bạo lực với pháp luật là sông cụ để bảo vệ sự chiếm giữ của cải vật chất cho

mình cho giai cấp mình Khi xã hội phân chia thành giai cấp vấn đề sở hữu

có vai trò quan trọng khi xác định địa vi trong trong xã hội Người nào, giaicấp nào chiếm giữ của cai vật chất trong xã hội sẽ là người có quyền thongtrị Giai cấp có quyền thống trị luôn duy trì những quan hệ sở hữu có lợicho mình

Khi các quan hệ sở hữu tồn tại như một yếu tố khách quan của xã hộiloài người và xuất hiện tư hữu thì những người giàu có và quyền thế thây

rằng muôn bảo vệ quyền lợi cho mình nhất là việc bảo đảm các quan hệ sở

hữu đối với tư liệu sản xuất, thì giai cấp thống trị phải đặt ra một cái gì đókhác với tập quán và chi giữ lại những cái gì của tập quán có lợi cho minh

Mat khác những quan hệ phức tạp mới phát sinh cùng với sự phát triển cua

Trang 23

Xã HỘI có giải cạp dor hor phái có những phuang Diện, công cụ đặc pigt de những người có quyen the thực hiện sự thong trị xã hoi.

“Co sơ kinh tê dé bao dam cho sự thong trị vẻ chính trị và từ tương

chính la các quan hệ sơ hữu có lợi cho giai cấp thông tn Giai cap thong tị

phai dùng tới một bộ phận của pháp luật về sơ hữu dé thực hiện ý chí giảicấp của mình La một hình thái của thượng tầng kiên trúc pháp luật ve so

hữu ghi nhận và củng cố địa vị ghi nhận lợi ích của giải cấp thông trị đốivới việc đoạt giữ các cua cải vật chất trước các giai cấp khác trong quá trìnhsan xuất phân phối lưu thông Do đó trong bất ky mot Nhà nước nào luật

pháp ve sơ hữu cũng duoc sử dụng với ý nghĩa là mot cong cụ có hiệu qua

của giai cấp nắm chính quyền để bảo vệ cơ sở kinh tế của giai cấp đó" ”

Trong khoa học pháp lý, quyền sở hữu được hiểu là một phạm tru

pháp lý (để phân biệt với sở hữu là một phạm trù kinh tế) phan ánh các quan

hệ sơ hữu tổn tại trong một chế độ sở hữu nhất định Quyền so hữu theo luật

dân sự bao gồm tông hợp các quy phạm pháp luật về sở hữu nhằm điều

chính các quan hệ sở hữu trong đời sống xã hội Các quy phạm pháp luật về

sở hữu là cơ sở dé xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của chủ sở

-hữu trong việc chiếm -hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Với tư cách là một chế định pháp luật, một bộ phận thuộc thượng

tầng kiến trúc quyền sở hữu chỉ xuất hiện khi xã hội đã có sự phân chia giaicấp và có Nhà nước Pháp luật về sở hữu không phải là cái gì khác mà đó

chính là san phẩm của xã hội có giai cấp nhằm để bảo vệ lợi ích trước hết là

của giai cấp thống trị giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội Pháp luật về sở

hữu dù được ghi nhận và quy định dưới bất kỳ góc độ nào cũng luôn mang

tính chất giai cấp và phản ánh những phương thức chiếm giữ của cải Vậtchất trong xã hội

: ; , ; i

Neti (dc crate hat date so cet Neat ce Tritens fat hen dt Thị noi Ndi HD dee kes aks nhàn dan Pee Lam | Trang F7

to

Trang 24

"Wi vay pháp lua vẻ sơ hữu bao gio cũng nhằm mục dich:

- Xác nhạn và bao vệ bang pháp luật việc chiêm giữ những tu liệu san

xuất chu yeu cua giải cáp thông trị,

- Bao vệ những quan hệ sơ hữu phù hợp với lợi ích cua giải cấp thong

Ul.

- Tạo điều kiện pháp lý can thiết dam bao cho gia! cấp thong trị Khai

thác được nhiều nhất những tư liệu san xuất đane chiếm hữu để phục vụ cho

sự thống trị: dong thời xác định mức độ xử sự và các ranh giới hạn chế cho

các chu sở hữu trong pnam vi các quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định

đoạt (*)

Theo ý nghĩa này, quyền sở hữu có thể được hiểu theo nhiều nghĩa

khác nhau Theo nghĩa rộng (còn được gọi là nghĩa khách quan) thì quyền

sở hữu chính là luật pháp về sở hữu trong một hệ thống pháp luật nhất định

Quyền sở hữu là tông hợp một hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhànước ban hành để điều chính các quan hệ xã hội phát sinh trong [inh vực

chiêm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu san xuất,tư liệu tiêu dùng.những của cải vật chất trong đời sống xã hội

Theo một nghĩa hẹp (còn được gọi là nghĩa khách quan), thì quyền sơhữu là mức độ và giới hạn xử sự mà pháp luật về sở hữu cho phép một chủ

thể được phép thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt

trong những điều kiện nhất định Theo nghĩa này, có thể xem quyền sở hữuchính là những quyền nang dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất

định đối với một tài sản cụ thể, được quy định trong các quy phạm pháp luật

về sở hữu cụ thể

Ngoài ra, trên phương diện khoa học, quyền sở hữu còn có thể được

hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự - quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu

Vì rang, ban thân nó chính là hệ quả của sự tác động của một bộ phận pháp

luật vào các quan hệ xê hội (các quan hệ sở hữu) Vì vậy theo nghĩa này

Trang 25

quyển sơ hữu bao gom day đủ ba yeu tổ của quan hệ pháp luật dan sự: chuthể khách thê nội dung như mọi quan hệ pháp luật dan sự bất kỳ ˆ

Theo Bộ luật dan sự thì nội dung quyền so hữu gom có quyền chiếmhữu quyền sử dụng và quyên định đoạt Các quy định về quyền sở hữutrong Bộ luật dân sự lần này có những điểm mới so với hệ thong các van

ban’ pháp luật về sở hữu trước đây.

Thứ nhát là: lần đầu tiên Bộ luật dân sự khi quy định về quyền so

hữu đã quy định quyền của người không phải là chủ sở hữu

Bộ luật dân sự nước ta cũng như Bộ luật dân sự các nước trên thé giớiđều ghi nhận các chủ sẻ hữu có quyền chiếm hữu quyên sử dụng và quyềnđịnh đoạt tài san Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất cứ lúc nào chủ so

hữu cũng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình

một cách tuyệt đối với những chủ thể khác Bởi lẽ, chủ sở hữu nhưng đồngthời lại là chủ thể các quan hệ xã hội, họ phải sống trong xã hội và cộngđồng Do đó, để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của chủ sở

hữu và các chủ thể khác, Điều 180 Bộ luật dân sự đã quy định: "Người

không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu cua mình theo thoả thuận với chủ sở hữu lài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật”.

Theo nội dung của điều luật này chúng ta có thể phân ra làm hai

trường hợp:

- Trường hợp thứ nhất:

Chủ sở hữu thoả thuận cho người không phải chủ sở hữu có quyềnchiếm hữu sử dụng, định đoạt tai san của mình Trong trường hợp này.thông thường các bên thông qua các hợp đồng dân sự như: hợp đóng uy

quyền, hợp đồng cho thuê cho mượn hợp đồng dịch vụ hợp đồng gửi giữ

Các hợp đồng dan sự này là sự cam kết thoa thuận của các bên theo ý chi

của các chủ thể, nhưng không được trái với các quy định của pháp luật Chủ

Nem Gide: HN TLướdt dan xí \ rét Name Sach dd dan Trane 170 777

Trang 26

so hữu có thé thoa thuận cho người khong phải là chủ sở hữu thực hiện ca

ba quyền nang hoặc thuc hiện một trong ba quyền nang nay doi Với tài san

của mình trong một thời gian nhất định tuỳ theo thực tế và ý chí của chủ sở

hữu.

Người khong phải là chủ sở hữu chi được thực hiện quyền nang cua

mình đối với tài sản của chủ sơ hữu theo như đã thoa thuận và pháp luật quà

định.

Nếu trong trường hợp người không phải chủ sở hữu thực hiện quyền

năng khong đúng như đã thoa thuận va trái với quy định của pháp luật thi

chủ sở hữu có thể yêu cầu người không phải chủ sở hữu này phải chấm dứt

hành vi đó đồng thời bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu do hành vi vượi

quá giới hạn sự cam kết thoa thuận của họ gây ra.

Ngược lại, trong trường hợp người khong phải là chủ sở hữu đã thực

hiện đúng quyền năng như đã thoa thuận với chủ sở hữu, nhưng chủ sở hữu

cố tình gây khó khan làm can trở việc thực hiện các quyền nang đã được uyquyền, thì chủ sở hữu cũng phải chịu trách nhiệm dan sự về hành vi của

mình.

- Trường hợp thứ hai:

Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng

và định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo pháp luật quy định.

Trong quá trình thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt không phải bat cứ lúc nào chủ sở hữu cũng thực hiện quyền nang

này một cách tuyệt đối Để bao đảm lợi ích cho xã hội và cộng đồng, Nha

nước cho phép người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu,

sử dụng và định đoạt tài sản trong những trường hợp nhất định Chẳng hạn:

Cơ quan Công an giữ hàng phạm pháp, cơ quan thuế vụ giữ và xu lý hang

trốn thuế Tuy nhiên, pháp luật quy định cụ thể các biện pháp chế tai đối

tu ow)

Trang 27

vot nguol lợi dung quy định của phap luài từ y thực niệu hành VI god phạm vị thực thi công vu hoặc ngoài Khuôn khó cho phép.

Khi Bo luật dân sự quy định người khong phai là chu so hữu cũng co

quyen chiếm hữu sử dung và định đoạt tài san khong thuộc quyền sơ hữucủa mình có nghĩa là Bộ luật buộc chủ sơ hữu doi với tài san nao đó cũng

vẫn phải có trách nhiệm khi cho người khác thực hiện quyền chiếm hữu, sử

dune và định đoạt đối với tài san cua mình Trone mot sô trường hợp nhât

định chủ sơ hữu còn có thể bị pháp luật hạn chế quyền năng sở hữu của họ

Bo luật dan sự quy định các trường hợp sau day mà người khong phải chu

so hữu cũng có quyền thực hiện quyền chiêm hữu, sử dụng và định doat tàisản không thuộc quyền sở hữu của mình như:

Trường hợp xấy ra tình thế cấp thiết dang có nguy cơ đe dua trực tiếp

đên lợi ích Nhà nước, của tập thể mình hoặc của người khác mà không còncách nào khác là phải có hành động gây ra mot thiệt hại khác để ngăn chan

một thiet hại lớn hơn Như vậy, trong tình thé cấp thiết người khong phải

chủ sở hữu có quyền thực hiện quyền nang chiếm hữu sử dụng và định đoại

tài san không thuộc quyền sở hữu của mình mà không bị coi là trái pháp

luật.

Chẳng hạn: Khi hoả hoạn xảy ra có thể sẽ cháy tới tài sản lớn của

Nhà nước, của tập thể như: kho đạn, kho xăng kho dự trữ quốc gia Để

ngăn chặn tinh trạng nay bắt buộc phải dỡ nhà của một hoặc một số chủ sở

hữu liên ké nao đó Trong trường hợp này những người dù khône phải chủ

sở hữu của căn nhà cũng có quyền dỡ toàn bộ căn nhà không cần có sựđồng ý của chủ sở hữu, mà chủ sở hữu cũng không có quyền ngăn cản

Tương tự, người không phải là chủ sở hữu cũng có những quyền năngnhất định như: quyền vẻ lối đi qua bất động sản liền kể thuộc sở hữu của

người khác để bao đảm nhu cầu của mình về lối đi (Điều 280): quyền mac

đường đây tải điện thong tin liên lac qua bất động san liền ké mot cách hợp

Trang 28

lý nhưng phai bao dam an toàn và thuận tiện (Điều 2§]): quyền vẻ cấp thoátqua bai động san liền kế (Điều 282)

Bộ luật dân sự quy định như vậy là xuất phát từ vi trí tự nhiên của batđộng san và thực tê có nhiều bất dong sản manh đất bị bao bọc bởi bất động

sản xung quanh Nếu không có những quy định này các chủ sở hữu bat

động san, người sử dụng đất nam ở vi trí bên trong sẽ rất bat lợi wong việc

khai thác, sử dụng tai san của mình Do đó, để tạo điều kiện cho chủ so hữubất động sản, người sử dụng đất trong trường hợp kể trên Bộ luật dân sự quy

định họ có quyền được "dat một dịch luy" qua các chủ sở hữu bất động sanliền kề và các chủ sở hữu liền kề phải đáp ứng yêu cầu đó Pháp luật dân sự

cũ gọi đó là "địa dịch” và quy định một số dịch quyền cụ thể

Hiện nay về lối ch, lối cấp thoát nước rộng hep thế nào thì các bênphải tự thoa thuận và thông thường được xác định theo tập quán Các văn

ban pháp luật cua Nhà nước ta chưa có quy định về diện tích tối thiểu cualối đi, lối cấp thoát nước Do vậy, việc giải quyết theo hướng để cho các bên

thoả thuận trong thực tê thường khó đi tới thống nhất và gây khó khăn cho

các cơ quan thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp Thực tế đã dẫn tới tình

trạng không thống nhất cách giải quyết trong một số trường hợp cụ thể

Ngoài ra, Bộ luật dân sự còn quy định trong trường hợp cần thiết vì lý

do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưngdụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của các chủ kháctheo quy định của pháp luật

Thứ hai là: Các quy định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự lầnnày có điểm khác so véi các văn bản pháp luật trước đây là: cơ sở để quy

định các quyền năng không chỉ từ góc độ chủ sở hữu, mà còn từ góc độ tàisản Chính vì vậy mới có những quy định về quyền của người không phải là

chủ sở hữu, những quy định khác về quyền sở hữu (Chương VII, Phần thứhai, Bộ luật dân sự) như đã phân tích ở trên

Trang 29

Trước đây các quy định về quyền sơ hữu chỉ đơn giản tu sóc do chuthé và cho rằng: "tài san nay đã là của toi, thi khong phải là của anh” Do

đó, không thê lý giải được và cũng không thể có được một quy chê pháp lý đối với những tài sản vắng chu, vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài san

không có ai là chủ sở hữu

Với một kỹ thuật lập pháp tiên tiến và mức khái quát cao cùng với

việc ghi nhận các quyển năng về sở hữu dưới cả sóc độ chủ thể và góc độtài sản tại các điều luật cụ thể trong Bộ luật dân sự đã làm cho các quy địnhnày đáp ứng được các véu cầu thực tế của xã hội va của nền kinh tế hiệnnay.

Thứ ba là: Vấn đề đăng ký quyền sở hữu tài sản

Tài sản có vai trò quan trọng trong đời sống dân sự, là đối tượng của

quyền sở hữu và là khách thể của phần lớn những quan hệ pháp luật dân sự

nhưng vấn đề đăng ký quyền sở hữu tài sản trước đây chưa được chú ý vàchỉ được quy định trong một số văn bản đơn hành Trong điều kiện nền kinh

tế thị trường hiện nay giao lưu dân sự không ngừng phát triển thì Nhà nước

một mặt tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm sự an toàn pháp lý, nhưng mặt

khác thông qua việc dang ký tài san để Nhà nước thực hiện chức nang kiểm

tra và giám sát Các loại tài sản trong đời sống xã hội phong phú, đa dạng

và mỗi tài sản có đặc trưng, công dụng khác nhau, nhưng pháp luật đã phân

biệt thành tài sản thông thường, tài sản có tính chất đặc biệt và quy định

loại tài sản nào phải đăng ký quyền sở hữu Điều 174 Bộ luật dân sự đã quy

định : "Những tài sản mà pháp luật quy định phải dang ký quyền sở hữu thìphải được dang ky"

Đối với những tài sản có giá trị lớn hoặc do tính chất đặc biệt, khi sử

dụng, khi đưa vào giao lưu dân sự thường xay ra tranh chấp hoặc cần phải

có sự quản lý của các cc quan nhà nước có thẩm quyền là những tài sản cầnphải được dang ký Tài san phải đăng ký theo quy định tại Điều 174 Bộ luật

26

Trang 30

dan sự có thé là bat dong san hoac là động san mà pháp luật có quy định

phai dang ky.

Trong những trường hợp ca biệt tài san mà pháp luật quy định phảiđăng ky, nhưng vì lý do khách quan nên người có tài san chưa được phép

hoặc chưa đủ điều kiện đăng ký tài sản, thì pháp luật quy định họ có thê có

quyền chiếm hữu, sử dụng trong mot thời gian nhất định để họ có điều kiện

thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu Nếu chu sở hữu cố tinh không

đăng ký quyền sở hữu, thì pháp luật sẽ hạn chế một số quyền nhất định như:

không cho lưu hành, khong cho phép chuyển nhượng và có thể bị phạt hành

chính.

Dé tạo điều kiện cho các chủ thé trong những trường hợp này Điều

139 Bộ luật dân sự đã quy định: Toà án, co quan nhà nước có thâm quyền

buộc các bên tham gia vào giao dịch dân sự phải tuân thủ các quy định về

đăng ký hoặc cho phép trong một thời hạn nhất định Nếu quá thời hạn đó

mà không thực hiện, thì tuyên bố giao dịch này vô hiệu và buộc bên có lôilàm giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại

Việc pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu tài sản trong

những trường hợp nhất định giúp cho các chủ sở hữu yên tâm trong việc

quản lý và khai thác công dụng của tài sản Đây là bằng chứng đồng thời

cũng là cơ sở pháp lý để xác định ai là chủ sở hữu của tài san trong trường

hợp xây ra tranh chấp

Các quy định về quyền sở hữu trong bộ luật dân sự ngoài những van

đề có tính chất truyền thống, còn có những quy định lần đầu tiên đưcc ghi

nhận Các quy định về quyền sở hữu không chỉ được ghi nhận tài sin trong

trạng thái “tinh” mà con được ghi nhận trong cả trạng thái ta’ sản "vận

động” Với những quy định tương đối đồng bộ và thống nhất này đã làm

cho các quy định pháp luật về sở hữu trong Bộ luật dân <f phù hợp với

thông lệ và tập quán quốc tế, có tính kha thi trong quá trnh áp dụng hiệnnay Ở nước ta.

Trang 31

1.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUA

PHÁP LUAT SỞ HUU Ở VIỆT NAM.

Su hình thành và phát triển của pháp luật về sở hữu ở Việt Nam có

quá trình lịch sử lâu dài gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và pháp

luật nói chung và những quy định có tính chất dân sự nói riêng

Qua các công trình khoa học đã được công bố và được thừa nhận thì

xã hội Việt nam hình thành và phát triển trong suốt chiều dài 4000 năm lịch

sử với nhiều biến động Một số tài liệu, sử sách cũ được lưu trữ hiện nay đã

chứng minh thực tế đó

Đối với lĩnh vực pháp luật, do có những lý do khách quan và chủ

quan khác nhau, các tài liệu lưu trữ riêng về pháp luật gần như không có

Một số công trình nghiên cứu đã thông qua tài liệu lưu trữ về pháp luật nước

ngoài, chủ yếu là của Trung quốc để làm tư liệu Cho đến nay trong hệ

thống pháp luật thời kỳ phong kiến, chúng ta chỉ còn lưu trữ được hai boluật thành văn của nước nhà là: Bộ luật Hồng Đức (còn gọi là Quốc triềuhình luật thời kỳ nhà Lê) và Bộ Hoàng Việt luật lệ (thời kỳ nhà Nguyễn)

Các tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng, ngay từ buổi đầu dựng nước

và giữ nước, tổ tiên người Việt đã ban hành pháp luật để bảo vệ vương triềucủa mình Ngoài các quy định về pháp luật hình sự với tính chất trừng trị,

ran đe, thì những quy định pháp luật có tính chất dân sự cũng đã được coi

trọng Trong các quy định có tính chất dân sự ấy, các quy định về sở hữu

luôn có một vị trí nhất định Mỗi một chế độ, một triều đại phong kiến đều

có những quan điểm và cách nhìn nhận riêng về vấn đề sở hữu Rất tiếc là

các van bản pháp luật thành văn trước thời kỳ nhà Lê (Thế ky XV) hiện naychúng ta không còn lưu giữ được Chiến tranh liên miên cùng với chính

sách đồng hoá toàn diện của các thế lực phong kiến phương Bác đã huydiệt, tàn phá những công trình văn hoá, kiến trúc trong đó có cả việc tiêu

huỷ sử sách của nước ta Vì vậy, việc tìm hiểu các quy định về pháp luật nói

Trang 32

chung và các quy định của phúp luật về so hữu nói riêng gap rat nhiều Kho

khan Các công trình nghiên cứu về lịch sử phát triển của dan tóc đã được

nhiều nhà sử học có tên tuổi nghiên cứu qua các thời kỳ khác nhau Nhưngcác cóng trình của giới nghiên cứu khoa học pháp lý về một ngành luật

hoặc một chế định nào đó hiện nay có rất it Nêu có có chăng nữa thìnhững tài liệu và số liệu cũng đều dựa trên các số liệu sử học

Trong bản luận án này, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu

toàn diện quá trình hình thành và phát triển riêng về chế định quyền sở hữu

từ khi hình thành nhà nước Việt nam đầu tiên: Nhà nước Văn Lang - Âu

Lạc Với những tài liệu iịch sử đã có và Bộ luật thành văn đầu tiên của nước

nhà chúng tôi chỉ trình bày khái quát những nét cơ bản nhất các quy địnhpháp luật về sở hữu từ thế ky XV (thời ky nhà Lê va Bộ luật Hồng Đức)

1.3.1 Pháp luật về sở hữu trong thời kỳ nhà Lé (Thể ky XV đếnthế kỷ XIX)

Thời Lê (hay còn gọi là thời Hau Lê) là thời kỳ phát triển rực rỡ của

chế độ phong kiến trung, ương tập quyền có vi trí đặc biệt trong lịch sử hình

thành và phát triển của chế độ phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam,

triểu đại có lịch sử tồn tai lâu dai (từ 1428 đến 1788)

Hệ thống pháp luật của thời Lê rất chú trọng đến các quy định về sở

hữu, đặc biệt là vấn đề sở hữu về ruộng đất Trong giai đoạn này, pháp luật

thừa nhận ba hình thức so hữu chính, đó là sở hữu Nhà nước, sở hữu làng xã

và sở hữu tư nhân.

Sở hữu Nhà nước: để thể hiện quyền lực tối cao của nhà Vua, các

Vua Lê đã thị hành chính sách lớn là: Lộc điền và Quân điền

Chế độ lộc điền la việc nhà Vua là người đại diện cho Nhà nước thựchiện quyền tối cao: ban cấp đất đai cho tầng lớp quan lại cao cấp, từ thânvương đến tứ phẩm và những người thân thuộc của nhà Vua Việc ban cấp

lộc điển dựa vào hàm cấp, tước phẩm của quan lại

29

Trang 33

Còn chê độ quân điện là chính sách Nhà nước can thiệp trực tiếp; vàoviệc phân chia ruộng đất công các làng xã cho các thành viên Thời hạn

chia lại ruộng đất được quy định là 6 năm một lần Khi đến kỳ hạn các quanphủ, huyện, châu phải thân hành kiểm tra việc đo đạc và phân cấp ruộngđất Người được chia ruộng đất theo chính sách quân điện rất rộng, baogồm: mọi thành viên trong làng xã, kể cả những người bị cô quả, tàn tật vợ

con người bị tội lưu, tội đồ

Với những chính này cùng với việc Nhà nước đặt ra chế độ tô thuế

đối với từng loại ruộng đất, Nhà nước phong kiến đã thực hiện quyền quản

lý va sở hữu đối với toàn bộ ruộng đất trong phạm vi lãnh thổ Doan 174

Hồng Đức Thiện chính thư quy định :"Những nơi có ruộng công, dân chúng

CÓ ruỘng, đất, ao vườn 6 xung quanh, bên ngoài đều là sở hữu riêng phải dé

có đường lối đi ra vào thuận tiện” Điều 343 Quốc triều hình luật còn quy

định :"Trimg phạt những; người chiếm ruộng đất công quá số hạn định”

Quyền sở hữu làng xã: thời kỳ nhà Lê, do những chính sách quản lý

chặt chẽ, tương đối triệt để của Nhà nước về ruộng đất (chính sách lộc điền,

quân điền ) do vậy quyền sở hữu của làng xã bị can thiệp mạnh và bị chìphối bởi sở hữu của Nhà nước (mà thực chất là của nhà Vua) Trước đây,

làng xã vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức phân phối ruộng đất cho

các nông dân, thì nay làng xã chỉ là người quản lý ruộng cho Nhà nước,giúp Nhà nước phân chia ruộng đất và thu thuế Tuy nhiên, quyền sở hữu

làng xã vẫn được Nhà nước, pháp luật thừa nhận trong những chừng mực

nhất định

Ví dụ: làng xã vẫn có quyền sở hữu va quản lý đối với một số ruộngđất nhất định hoặc các công trình xây dựng như cầu cống, đường xá, chùa

chiền Vì vậy, nhân gian đã có câu :”Đất của vua, chùa của làng”

Sở hữu tư nhân: xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lý - Trần, nhưng đến

thời Lê, Nhà nước đã cho phép những người được cấp ruộng đất có quyền

định đoạt (có quyền chuyển nhượng, thé chấp, mua bán thừa kế ) Do

30

Trang 34

vay, sơ hữu tư nhân trở thành sở hữu tương đối pho biến Nhà nước có chínhsách dé bảo vệ hình thức sở hữu này và đã có những quy định cụ thê trongpháp luật va một số đạo du.

1.3.2 Pháp luật về sở hữu thời kì Nhà Nguyên (1802 - 1858)

Thời nhà Nguyễn là thời đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, kéodài từ 1802 - 1945 Nhưng trong thực tế, nhà Nguyễn chi tồn tại độc lập

trong khoảng thời gian từ 1802 đến 1858, còn từ 1858 trở di, khi thực dân

Pháp sang xâm lược Việt Nam, thì Nhà Nguyễn còn chỉ tồn tại trên danh

nghĩa Bởi hệ thống chính quyền và pháp luật do thực dân Pháp thiết lập và

ban hành.

Trong khoảng thời gian từ 1802 đến 1858 nhà Nguyễn ban hành một

số văn bản pháp luật như: Hoàng Việt luật lệ, các đạo dụ của nhà Vua đểđiều chỉnh những quan hệ dân sự Đáng chú ý là trong bộ Hoàng việt luật lệ

không có một điều luật nào quy định trực tiếp về vấn đề sở hữu Qua nhữngquy định gián tiếp của Bộ luật, thì Nhà nước cũng thừa nhận ba hình thức sởhữu: sở hữu Nhà nước, sở hữu làng xã, sở hữu tư nhân

Trong thời kỳ này, Nhà nước sở hữu trực tiếp ruộng đất Với tư cáchmột chủ sở hữu thực sự, Nhà nước quản lý trực tiếp những ruộng đất là:quan điền, tịch điền, quan trại và đồn điền

Nhà nước lấy nông phu các làng xã lân cận để cày cấy ruộng tịch

điển Ở địa phương, ho được miễn thuế thân và thuế tạp dịch, còn khu vực

kinh tê thì họ được trả công Sản phẩm thu được từ ruộng tịch điền sẽ nộp '

vào kho Nhà nước Còn đối với quan điền, quan trại được Nhà nước ban cấpcho một số đối tượng làm ruộng, thì thực hiện chế độ phát canh cho dân sở

tại hoặc vùng lân cận để những người này cày cấy giống như ruộng tư và

phải nộp thuế Đối với đồn điền, Nhà nước sử dụng lao động binh lính, tư

nhân canh tác, sản phẩm thu được nộp vào kho của công

Đến năm 1922 các loại ruộng đất trên được chuyển sang loại sở hữu

làng xã Đến thời kỳ Minh Mạng, thì chế độ ruộng đất này cơ bản không

3]

Trang 35

còn nữa Do vậy trên thực tế Nhà nước triều Nguyễn tăng cường các biện

pháp nhàm duy trì bảo vệ và mo rộng loại hình sở hữu làng xã Về phương

diện pháp lý ruộng đất làng xã cũng là một loại hình sở hữu Nhà nước và

vẫn thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà Vua Để quản lý chặt chẽ ruộng đất

lang xã Nhà nước nghiém cấm không được cầm cố, bán đất Tuy nhiên,làng xã khong bị mat hết quyền của mình trong một chừng mực nhất định.Nhà nước vẫn tôn trọng quyền của làng xã nhưng các quyền năng bị thu hẹp

nhiều

Sở hữu tư nhân về ruộng đất được Nhà nước triéu Nguyễn thừa nhận

và có chính sách bao hộ một cách rõ rệt Tới đầu thế ky XIX, sở hữu tư

nhân đối với ruộng đất phát triển và trở thành loại hình có tính bao trùm,

phổ biến (có tới 82,92 % tổng diện tích ruộng đất các loại) Nhà nước thừa

nhận việc mua bán ruộng đất tư và quy định trình tự, thủ tục chặt chẽ Khi

Nhà nước lấy ruộng đất tư làm đường xá, thì Nhà nước phải đền bù Tuynhiên, trong thực tế có những trường hợp Nhà nước dùng quyền lực tướcđoạt một bộ phận ruộng đất của cá nhân để sử dụng việc công, nhưng mức

dén bù nhiều khi không phù hợp với thực tế

1.3.3 Pháp luật sở hữu thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945)

Năm 1858 khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Nhà nước phongkiến triều Nguyễn đã thoả hiệp và chịu sự đô hộ của thực dân Pháp để giữvững “ngai vàng” của Nhà Vua Trong thời kỳ đô hộ, Nhà nước thuộc địanửa phong kiến đã ban hành 3 Bộ dân luật để áp dụng cho ba miền khác

nhau trong toàn cõi Việt nam Chế định về sở hữu trong thời kỳ này lần đầu

tiên được quy định một cách cụ thể trong các Bộ luật: Dân luật giản yếuNam kỳ 1883, Dân luật Bac kỳ 1931 và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật 1936(từ đây chúng tôi xin gọi tắt là Bộ luật Trung Kỳ)

Theo tỉnh thần của Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ luật Trung Kỳ, thì tài

sản đã được phân chia làm hai loại: đó là động sản và bất động sản; mỗi

loại có một quy chế phiip lý khác nhau Bất động sản được phân chia theo

Trang 36

tinh chat mục đích sử dụng hoặc do pháp luật quy định bang phương pháploại trừ: về động san được phan chia thành động san theo tính chất cong

dụng.

Trong các Bộ dar luật, Nha nước thừa nhận va bao vệ các hình thức

sở hữu như: sở hữu của các pháp nhân công, sở hữu của các pháp nhân tư

sở hữu tư nhân sở hữu chung

Sở hữu của các pháp nhân công bao gồm: sở hữu của Nhà nước, sởhữu làng xã Pháp luật quy định những tài sản thuộc sở hữu Nhà nước như:

cù lao lớn nhỏ bãi phù sa, bùn cát, đá sỏi (Điều 475 Bộ dân luật Bác kỳ,

Điều 490 Bộ dân luật Trung Kỳ): những tài san bỏ không, vô chủ di san

không có người thừa kế (Điều 464 Bộ dân luật Bắc kỳ, Điều 475 Bộ dân

luật Trung Kỳ)

Những tài sản thuộc quyền sở hữu làng xã như: các tài sản mà cánhân xin từ bỏ quyền sở hữu của minh, di sản không có người thừa kế (được

quy định tại Điều 475, 338 Bộ dân luật Trung Kỳ)

Sở hữu của pháp nhân tư: pháp nhân tư gồm các hiệp hội thương mại,các hội, phường, được Nha nước cho phép thành lập Theo quy định của các

Bộ dân luật: các pháp nhân tư có quyền chiếm hữu, hưởng dụng thu lợi vàđược quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình

Sở hữu tư nhân được pháp luật bảo vệ bao gồm: quyền chiếm hữu, sửdụng và định đoạt tài san của mình một cách tuyệt đối, miễn là không viphạm những điều pháp luật cấm (Điều 462 Bộ dân luật Bắc kỳ, Điều 476 Bộ

dân luật Trung Kỳ).

Sở hữu chung: khi vật không thể phân chia được và thuộc sở hữu củanhiều người, sẽ được coi là vật sở hữu chung Những người có quyền nhất

định đối với vật chung được gọi là đồng sở hữu Mỗi đồng sở hữu có quyềnlợi và nghĩa vụ đối với tài sản chung như: trông coi, tu bể, canh tác, được

hưởng lợi từ tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật

và đều có quyền định đoạt tài sản chung Khi chuyển dich, cầm cố phải

Trang 37

được sự dong ý nhất trí của các đóng so hữu Luật còn quy định: bat cứ mot

đóng sơ hữu chung nào cũng có quyền yêu câu đem tài sản thuộc sơ hữu

Dia dịch (hay còn: được gọi là dịch luy): là những hạn chế ma chủ so

hữu một bất động sản phải gánh chịu để làm ích cho một bất động sản của

người khác Trong thực rế, có những tài sản mà một người muốn sử dụng dé

khai thác công dụng của tài sản, phải có sự phiền luy đến tài sản của người

khác Địa dịch có thể dc pháp luật quy định, do địa thế tự nhiên hoặc do các

chủ sở hữu tự ước đính thoả thuận với nhau

Nhìn chung trong thời kỳ này, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị trên đất Việt Nam, từng bước áp đặt hệ thống pháp luật theo tinh than của

pháp luật nước Pháp Do vậy, trong pháp luật về sở hữu, yếu tố phong kiến

không còn được như xưa và bị pha trộn Pháp luật sở hữu chủ yếu bảo vệ

chế độ chính quyền thực dân Pháp và nắm địa vị độc tôn

1.3.4 Quá trình phát triển của pháp luật về sỏ hữu ở nước 'ta từnăm 1945 tói nay.

Giai đoạn từ năm 1945 tới năm 1959

Ngay sau khi giành được chính quyền Nhà nước ta đã thấy được tầmquan trọng của pháp lut nói chung và của pháp luật dan sự nói riêng đối

với đời sống xã hội, nên chi sau một thời gian ngắn từ khi tuyên bố độc lập.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 quy định:

tạm thời su dụng pháp luật cũ ở Việt Nam, nhưng theo mét tinh thần mới va

không trái với những nguyên tac của chính thể cong hoà Theo tinh thần cuaSắc lệnh này, các bộ luật của chính quyền cũ như Bộ dân luật giản yếu Nam

kỳ ban hành năm 1883 Bộ dân luật Bắc kỳ ban hành năm 1931 và Bộ Bộ

34

Trang 38

dan luật Trung Ky ban hành nam 1936 van có hiệu lực thi hành tren lãnhtho Viét Nam.

Ngày 9/11/1946 Quốc hội nước Việt Nam dan chu cộng hoa ra đời

và đã thông qua bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên Đó là Hiên pháp 1946.Trong bản Hiến pháp da ghi nhận các nguyên tac cơ bản về quyền và nghĩa

vụ của công dân và những quy định về sở hữu Đây là cơ sở pháp lý vữngchác dé khẳng định quyền sở hữu tài sản riêng của công dan và quyển nay

đã trở thành quyền hiến định Nhằm cụ thể hoá Hiến pháp, Nhà nước đã ban

hành hàng loạt các van bản pháp luật và thực hiện hàng loạt các biện pháp

cần thiết phù hợp với tình hình chính trị giai đoạn đó, để xoá bỏ quyền sở

hữu đối với các tư liệu sản xuất quan trọng của thực dân Pháp, của các déquốc khác, các thế lực phản động, thù địch và chuyển các tư liệu sản xuấtquan trọng vào tay Nhà nước để xây dựng một cơ sở kinh tế mới phù hợp

với thể chế chính trị của nền dân chủ cộng hoà Các Sắc lệnh trong thời kỳ

này đã được ban hành như: Sắc lệnh ngày 15/11/1945 về việc bãi bỏ quyềnkhai trương đường hoa xa Hải phòng - Vân nam; Sắc lệnh ngày 22/1/1950

quy định quyền phân phối các nguồn khoáng chất trong nước Sắc lệnhngày 30/5/1950 quy định việc trưng thu, trưng dụng, trưng tập trong thời kỳ

kháng chiến Trên thực tế, Nhà nước đã chuyển các xí nghiệp, hầm mỏ, bưu

điện hệ thống giao thông và các công trình công cộng khác thuộc sở hữu

của Nhà nước Ngày 29/12/1953 Nhà nước ban hành luật cải cách nhằm

thực hiện thành công mục đích xoá bỏ chế độ “người bóc lột người” vớikhẩu hiệu :"Người cày có ruộng" Y nghĩa bước đầu nhằm xoá bỏ quyền sở

hữu của địa chủ phong kiến về đất đai, xác lập quyền sở hữu ruộng đất cho

nhân dân Để bảo vệ lợi ích cho nhân dân Nhà nước ban hành các văn bản

pháp luật bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân trên cơ sở các quyđịnh về sở hữu của Hiến pháp 1946

Dé triển khai thực hiện có hiệu quả việc điều chính của pháp luật Nhà

nước cũng đã ban hành Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 để sửa đối quy lệ

Trang 39

và chê định trong dan luật Sac lệnh số 85/SL ngày 20/5/1952 ban hành the

lệ trước bạ về việc mua ban, cho đổi nhà cửa ruộng đất Nghị định 47/ND

ngày 12/6/1958 của Bộ Giao thong và Bưu điện ban hành quy định điều lệ tam thời về việc đăng ký các phương tiện vận tải đường sông, thuyền buôm

dung của Bộ luật này, quyền sở hữu tài san cũng được ghi nhận là mot chếđịnh và được coi là quyén tuyệt đối.

Miền Bắc: Nhà nước ta ban hành Hiến pháp 1959 cho phù hợp tình

hình chính trị, kinh tế trong giai đoạn mới Đồng thời hoàn thành cơ bản

công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế phi xã hội

chủ nghĩa, xoá bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Hiến pháp 1959 khẳngđịnh :"Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dan, giữ vai trò

lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo đảm phát triển

ưu tiên Các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang tài nguyênkhác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc quyền sở hữu của

toàn dan"( Điều 12 Hiến pháp 1959) Ngoài ra, Hiến pháp 1959 còn ghi

nhận các hình thức sở hữu khác như :"Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện

nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân hình thức sở hữu

36

Trang 40

cua hợp tác xã tức là hình thức sơ hữu tap thê cua nhân dan lao động hìnhthức sơ hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sàndân tộc” (Điều 11 Hiến pháp 1959).

Để thực hiện những mục tiêu trên Nhà nước ta đã ban hành một loạt

các văn bản pháp luật như: Nghị định 19/CP ngày 29/6/1960 của Hội dong

Chính phủ về chính sách đối với việc cho thuê nhà tư nhân ở các tinh, thành

phố và thị xã; Nghị định 115/CP ngày 29/7/1964 quy định về điều lệ cho

thuê nhà ở thành phố, thị xã; đồng thời trong thời kỳ này Ủy ban thường vụQuốc hội cũng ban hành các văn bản pháp luật nhằm bảo vệ chế độ sở hữu

xã hội chủ nghĩa như: Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâmphạm tai san xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tài sản riêng công dân

Do tình hình đất nước trong giai đoạn này đang bị phân chia làm hai

miền, hai chế độ chính trị khác nhau do vậy cần thực hiện chính sách mặttrận đoàn kết dân tộc, nên pháp luật về sở hữu còn mang tính chất "mềmdẻo” và chưa triệt để Trong những chừng mực nhất định, Nhà nước vẫn bao

hộ quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của các

hộ nông dân cá thể, người làm thợ thủ công và những người lao động riêng

lẻ khác

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có Chính phủ đã

“ban hành: Quyết định số 188/CP về chính sách xoá bỏ triệt để tàn tíchchiếm hữu ruộng đất và hình thức bóc lột thực dân phong kiến ở miền NamViệt Nam; Nghị định 111/CP ngày 4/4/1977 về chính sách quan lý và cải

tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà đất cho thuê ở các tỉnh phía Nam

Giai đoạn từ 1980 - 1992

Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước,

cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội Nhiệm vu miền Bắc lúc này tiếp tụcxây dựng và hoàn thiện các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, còn miềnNam tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế còn tồn tại nhiềuthành phần Dé đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn này, Quốc hội đã ban hành

ch

Ngày đăng: 28/05/2024, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN