1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ luật học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Qua kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà)

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHAPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN NAM HÀ

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOAT ĐỘNG

CỦA HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH

(QUA KINH NGHIÊM HOẠT ĐỘNG

CỦA HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ)

CHUYEN NGÀNH: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTMÃ SỐ: 50501

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

Giáo sư'- Tiến sỹ Hoàng Văn Hảo

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh

Trang 2

gre ral 2 °

Srtin tong cam Ơn:

- Ban Giam hiéu - Suing Dat Hoe tual Ha Niu |

- Khoa sau dai hoe - Sruting Dai Hoe (uá( Ha V6r.

- Cie Gita a6 Hién 6Ẽ cing tan Ihé gu Wtén -7utug Lar

How tư Ha VEE.

La đều tao, tang bi Kiếm Uhute cho lét suét thet gian hea hoc

lift Cao hoc Fudl - miêu khod 1997 - 2000.

Nin bay le ling btiél on dét với:

Gida su - Sién oi Hoang Vin (âu - Hoc uiệu Chinh te Quic

| gta He Chi Minh, dé quan him hing din cho tit hoan thank

Sauna wan Tnac 47 tá hoc nay.

Trang 3

MỤC LỤCPhần mở đầu

Chương 1 : Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động của

Hội đồng nhân dân

1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh về cơ quan đại diện.

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cơ quan đại diện

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ quan đại diện1.2 Dia vị pháp lý của Hội đồng nhân dân:

Chương 2 : Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh

2.1 Đặc điểm của sự hình thành và phát triển của Hội đồng nhân

đân cấp tỉnh ở Việt Nam

2.2 Sự hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh

2.3 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

(qua kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Chương 3: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dâncấp tỉnh - những quan điểm và giải pháp cơ bản.

3.1 Những quan điểm cơ bản về đổi mới tổ chức và hoạt động của

Hội đồng nhân dân cấp tinh

3.2 Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân cấp tỉnh

-những giải pháp cơ bảnKết luận

Tài liệu tham khảo

33386161658588

Trang 4

PHAN MƠ ĐAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới có nhiều cách tổ chức cơ quan quản lý địa phương và

cũng có nhiều tên gọi khác nhau Vấn đề đặt ra là vận dụng quan điểm,

nguyên tắc nào cho thích hợp với mỗi một quốc gia.

Ở nước ta, nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc “Tất cả quyền lực

nhà nước thuộc về nhân dân”; chế độ ta là chế độ dân chủ Quán triệt quan

điểm và nguyên tắc cơ bản đó, từ năm 1946 đến nay, Hiến pháp, các đạoluật, Pháp lệnh, Sắc lệnh, Nghị định đã xây dựng nên một khung pháp lýcho mô hình tổ chức cơ quan quản lý địa phươngở nước ta Nhưng cũng có

thay đổi nhất định như : Số cấp, số đơn vị và địa giới, cấp nào có Hội đồng

nhân dân và Uỷ ban nhân dân, cấp nào chỉ có Uỷ ban nhân dân mà không có

Hội đồng nhân dân

Theo pháp luật hiện hành, cơ quan chính quyên địa phương nước ta Ở

tất cả các cấp hành chính đều có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.Với các bộ phận cấu thành khác như thường trực Hội đồng nhân dân, cácban của Hội đồng nhân dân, các sở, ngành của Uỷ ban nhân dân, trong đó

Hội đồng nhân dân giữ vai trò là cơ quan chủ đạo “Hội đồng nhân dân là cơquan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và

quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra,

chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và trước cơ quan nhà nước cấp

trên (Điều 119-HP 1992) Hoạt động của Hội đồng nhân dân trong thời gian

qua, nhất là trong nhiệm kỳ 1994-1999 đến nay đã có những chuyển biến

tích cực Hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân từng bướcđược nâng cao Song, nhìn chung chất lượng hoạt động của Hội đồng nhândân chưa cao để thực sự trở thành cơ quan đại diện của nhân dân và là cơquan quyền lực nhà nước ở địa phương trong việc xem xét và quyết định

những vấn đề quan trọng của địa phương.

Vì vậy, việc nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng

nhân dân các cấp nói chung và đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng

Trang 5

nhân dân cấp tỉnh nói riêng để Hội đồng nhân dân có thực quyền là một vấn

đề cấp thiết và quan trọng hiện nay.2 Tình hình nghiên cứu

Đến nay, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

các cấp chưa được nghiên cứu một cách cơ bản, đầy đủ và có hệ thống trong

một đề tài khoa học nào Vấn đề này chỉ được đề cập như một khía cạnh nhỏ

trong các đề tài nghiên cứu về “Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ

máy quản lý hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũcông chức hành chính nhà nước” (Mã số 89-96-013 năm 1989) của các giáosư, tiến si Nguyễn Duy Gia, Doan Trọng Truyến, Vũ Bá Đường, Dinh Văn

Mậu (Học viện Hành chính Quốc gia), hoặc dưới dạng chuyên đề của tiến sĩBùi Xuân Đức; của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ.

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân có một ý nghĩa quyết

định đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quanchính quyền địa phương cho đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến trái ngược

nhau về tổ chức, về hoạt động của Hội đồng nhân dân, về tính quyền lực của

Hội đồng nhân dân Trong tình hình đó, với một mong muốn nhỏ góp phần

vào việc nghiên cứu, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt

động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (qua kinh nghiệm hoạt động của Hộiđôngf nhân dân tỉnh Khánh Hòa) làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

3 Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu+ Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu quá trình hành thành, phát triển, thực trạng

về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dan cấp tỉnh để có những luậnchứng về việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

góp phần tạo cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu, đổi mới tổ chức và hoạt

động của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung trong giai đoạn hiện nay,

phù hợp với quan điểm của Đảng ta là “Kiện toàn và củng cố Hội đồng nhân

dân, Uỷ ban nhân dân các cấp để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm

Trang 6

quyền đã được phân cấp Xây dựng Hội đồng nhân dân các cấp có thực

Ầ |

+ Nhiệm vụ của luận văn

- Trình bày một cách có hệ thống và khái quát hóa quá trình hình

thành, phát triển và thực trạng tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp

- Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dâncấp tỉnh, những nguyên nhân làm cho tổ chức và hoạt động của Hội đồng

nhân dân cấp tỉnh chưa đạt hiệu quả cao.

- Rút ra những kết luận, kinh nghiệm ban đầu và những hạn chế của tổ

chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hiện nay, để từ đó đưa ranhững giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước

ta trong giai đoạn hiện nay.

+ Giới hạn nghiên cứu của luận văn.

Hội đồng nhân dân là một thiết chế tồn tại lâu đời ở nước ta, là một

vấn đề lớn và rất phức tạp, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ luật học,luận án này chỉ tập trung và nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội

đồng nhân dân cấp tỉnh (qua kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dântỉnh Khánh Hòa).

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ quan đại diện Đồng thời luận án

có sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp để

giải quyết các vấn đề đặt ra thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Van kiện Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương khóa VIII - NXB Chính tri Quốc gia, Ha

Nội 1997,trang 54

Trang 7

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấptỉnh” hy vọng đóng góp một phần vào việc nghiên cứu đề tài lớn hơn - Đổimới tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương Mặt khác nógóp phần vào việc khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà

nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của

nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dânđịa phương và các cơ quan nhà nước cấp trên, được quy định trong Hiến

pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994, nêura những giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn mới.6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,luận án gồm 3 chương :

ChươngI : Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động của Hội

đồng nhân dân.

Chương II : Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

cấp tỉnh.

Chương II : Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh - những quan điểm và giải pháp cơ bản.

Trong quá trình viết luận văn, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng,song bản luận văn này khó tránh khỏi những điểm hạn chế, thiếu sót, rấtmong có sự thông cảm, sự chỉ bảo của các thầy cô và đồng nghiệp để nâng

cao chất lượng luận văn.

Trang 8

CHUONG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN

1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh về cơ quan đại diện

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về cơ quan đại diện

Nghiên cứu về cơ quan đại diện có một ý nghĩa cực kỳ quan trong

trong việc xây dựng chính quyền nhà nước vô sản Trong tuyên ngôn của

Đảng cộng sản, Mác chỉ ra rằng: thay cho bộ máy nhà nước cũ bằng việc"tổ chức giai cấp vô sản thành giai cấp thống trị" ? bằng việc giành lấy danchủ Công xã Pari là một thực tiễn sinh động làm sáng tỏ những quan điểm

Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật Công x4 Pari đã xây dựng được "một

hình mẫu phác thao" ” cho việc tổ chức và xây dung chính quyền nhà nước

vô sản Hình thức công xã Pari có những đặc điểm sau:

- Công xã Pari đã xoá bỏ chế độ đại nghị tư sản, thành lập ra hệ thống

cơ quan đại diện mới Hội đồng công xã Pari là cơ quan quyền lực cao nhất,bao gồm các uy viên xuất thân chủ yếu từ thành phần công nhân, do nhân

dan lao động thủ đô Pari bầu ra theo nguyên tắc phổ thông Các uy viên này

có thể bị bãi miễn nếu họ không còn uy tín hoặc không còn khả năng hoàn

một chính phủ của giai cấp công nhân.

“Mác - Tuyên ngôn Dang cộng sản - NXB Sự that, 1996, trang 67.‘VI Lênin, Toàn tập, tập 33 - NXB Tiến bộ, N, 1976.

Trang 9

- Lần đầu trên công xã Pari đã xoá bỏ nguyên tắc xây dựng bộ máynhà nước tư sản, xác lập những nguyên tắc mới tổ chức bộ máy nhà nước của

giai cấp công nhân

- Công xã Pari đã xác lập một chế độ dân chủ mới trong đó đã đề ra vàthực hiện nhiệu biện pháp để bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho giai cấp

công nhân và nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý

xã hội như: xoá bỏ chế độ đặc quyền của các viên chức nhà nước, quy định

quyền bầu cử và ứng cử của công nhân vào các cơ quan nhà nước, tổ chức

cho công nhân quản lý các xí nghiệp, thành lập các câu lạc bộ đỏ đông thờiđã thực hiện một số biện pháp chuyên chính với những thành phần chống đốicách mạng và những phần tử bóc lột.

Những đặc điểm trên đây cho thấy công xã Pari là một hình thái nhà

nước vô sản, mặc dù nó còn là một hình thức chưa hoàn chỉnh Khi tổng kết

về kinh nghiệm của công xã Pari, Mác đã viết: “Bí quyết thật sự của nó là ởchỗ: về thức chất nó là một chính phủ của giai cấp công nhân là kết quả củacuộc đấu tranh của giai cấp” * Công x4 Pari, lần đầu tiên đã xoá bỏ chế độ

đại nghị tư sản, thành lập ra hệ thống cơ quan đại diện mới, cơ quan đại diện

này theo nghĩa của nó vừa là cơ quan lập pháp, vừa là cơ quan hành pháp.

Việc xuất hiện hình thức công xã Pari có nghĩa rất lớn, làm phong phú thêm

lý luận Mác-Lênin nói chung và lý luận về nhà nước và pháp luật nói riêng,

đặc biệt là để xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh về hình thức nhà nước xã

hội chủ nghĩa.

Hình thức nhà nước Xô viết là hình thức được sử dụng để tổ chức và

thực hiện chính quyền của giai cấp vô sản Nga và các nước cộng hoà khác ởCap -ca-Zo, vùng Ban tích, sau này trở thành hình thức của nhà nước liênbang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết.

Xô Viết xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc tổng bãi công của côngnhân thành phố Petrôgiát năm 1905 với tư cách là Hội đồng đạibiểu công

nhân Dau tranh đòi lợi ích kinh tế và chính tri cho giai cấp Khi nghiên cứu

về phong trào công nhân V.I Lênin đã phát hiện ra hình thức Xô Viết va coi

đó là mầm mống của một hình thức có thể sử dụng để tổ chức nhà nước vô

* Mác - Angghen, tuyển tập tap VI, NXB Su thật, H, 1984.

Trang 10

sản ở nga Trong cuộc cách mạng tháng 2.1917 bên cạnh Chính phủ lâm thời

tư sản, Xô Viết đại biểu công nhân và binh sĩ với tư cách là một Chính phủđã tồn tại song song bên cạnh Chính phủ lâm thời đó Trên cơ sở nghiên cứu

tình hình thực tiễn của Nga V.I Lénin đã đi tới kết luận rằng nước cộng hoa

Xô Viết không phải chỉ là hình thức hợp lý nhất mà còn là hình thức duy

nhất phù hợp với điều kiện của nước Nga Trên thực tế Xô Viết đã trở thànhhình thức nhà nước độc đáo, góp phần tạo ra sức mạnh của nhà nước vô sản

ở nước Nga và các nước cộng hoà khác cũng như Liên Xô sau này.

Hình thức Xô Viết có một số đặc điểm sau:

- Xô Viết xuất hiện trong giai đoạn đầu của tổng khủng khoảng của

chủ nghĩa tư bản, khi điều kiện của chủ nghĩa tư bản còn mạnh và các nướcXã hội chủ nghĩa khác chưa hình thành Vì vậy, trong việc giành chínhquyền và tổ chức chính quyền chủ yếu dùng các phương pháp kiên quyết

không hoà hoãn, không nhượng bộ, thể hiện tính giai cấp công khai, có hệ

thống cơ quan đại diện phức tạp, các xô Viết từ quận, (huyện ) trở xuống

thực hiện nguyên tắc bầu cử trực tiếp, từ cấp tỉnh trở lên áp dụng hình thức

đại hội Xô Viết đại Hội Xô Viết chỉ có quyền lực trong thời kỳ tiến hành đại

hội, khi đại hội chấm dứt thì không còn quyền lực nữa.

- Trong hình thức Xô Viết không có tổ chức mặt trận đoàn kết dân tộc

không có sự thoả hiệp giữa các đảng trong việc cử người tham gia vào các cơquan nhà nước xây dựng trên cơ sở lãnh đạo của một Đảng thống nhất (là

đảng Bôn ®% vích)

- Công khai qui định quyền ưu tiên trong bầu cử các cơ quan đại diện.

Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1918 của nước Nga quy định đối với các thành

phố tỷ lệ đại biểu được bầu theo số cử tri là 1/25.000, còn các tinh là 1/125.000 cử

tri, ở các nước cộng hoà AZec - Baizen là 1/1000 và 1/5000 cử tri.

- Chế độ dân chủ trong nhà nước Xô Viết thể hiện tính giai cấp công

khai và không khoan nhượng.

Đối với các phần tử bóc lột không những bị tước quyền bầu cử mà

còn bị hạn chế các quyền chính trị khác như cấm hội họp, cấm tự do báo trí

Trang 11

ngôn luận Ngược lại giai cấp công nhân được quy định một số quyền ưu

tiên, đông thời mở rộng dân chủ đối với nông dân nghèo và binh sĩ.

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng chính quyền Xô Viết V.I Lênin

đặc biết nhấn mạnh quyền tham gia quản lý nhà nước của những người lao

động, coi “sự tham gia của những người lao động vào chính quyền như là”

mục đích của Chính quyền Xô Viết" và theo Người việc thu hút được mọingười lao động tham gia quản lý là một trong những ưu thế quyết định của

nên dân chủ xã hội chủ nghĩa Vì rằng, một thiểu số người, tức là đảng

không thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội " ,

Về quyền chính trị trong tư tưởng của V.I Lênin có thé khái quát

thành ba nội dung lớn và đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo thực tiễn xây dựngchính quyền Xô viết đó là quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước,

quyền bãi miễn”

- "Quyền bầu cử" được thực hiện ngay sau cách mạng tháng Mười

Nga thành công dần dần được mở rộng, bầu cử theo nguyên tắc “phổ thông,

bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín" là nguyên tắc tiến bộ nhất của nền dân

chủ hiện đại Qua đó, những người lao động lựa chọn được người xứng đáng

nhất thay mặt mình giải quyết và quản lý công việc của nhà nước và xã hội”- “Quyền tham gia quản lý nhà nước" của những người lao động, theo

Người, những người lao động phải 'thay nhau" tham gia vào tổ chức nhànước và quản lý nhà nước Theo đó, mỗi lần bầu cử nhất thiết phải đổi mới

thành phần đại biểu để có nhiều đại biểu mới, V.I.Lênin coi đây là một

trường học, một phương thức đào tạo cán bộ quản lý nhà nước làm cho

những người lao động có kiến thức và kinh nghiệm, có điều kiện tham gia

vào quản lý nhà nước và qua đó ngày càng có thêm người trưởng thành, thật

sự trở thành cán bộ quản lý nhà nước kiểu mới.

- "Quyền bãi miễn" là quyền có ý nghĩa quan trọng, thực hiện đúng

nguyên tắc này sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của đại biểu đối với cử tri và

xã hội, tức là “thực hiện sự phục tùng thực sự của những người được bầu đối

A »2

với nhân dân” là nguyên tắc nhằm thực hiện triệt để chế độ dân chủ, bảo

` V.I.Lênin : Toàn tập, tập 36, NXB Tiến bộ trang 67-68.

9

Trang 12

đảm quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân V.I Lênin nhấn mạnh

“mọi cơ quan được bầu ra đều có thể coi là tính chất dân chủ chân chính vàđại biểu thực sự cho ý chí của nhân dân khi nào quyền bãi miễn của cử tri

đối với những người trúng cử được thừa nhận và áp dụng từ chối không áp

dụng quyền bãi miễn, trì hoãn thi hành quyền đó, hạn chế nó, thì như thế tức

là phản lại dân chủ và hoàn toàn từ bỏ nguyên tắc chủ yếu và nhiệm vụ của

cách mạng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu ở nước Nga” Š

Như vậy, đến hình thức nhà nước xô Viết thì cơ quan đại diện của

nhân dan được dé cao V.I Lénin một lần nữa khẳng định: "Nhân dân thiếtlập nhà nước và tự nhân dân quản lý, tự nhân dân cầm quyền" ’ Tính chất xã

hội chủ nghĩa của chế độ dân chủ Xô viết tức là chế độ dân chủ vô sản.

Hình thức nhà nước dân chủ nhân dân xuất hiện sau chiến tranh thế

giới lần thứ II trong một số nước ở châu Âu (Anbani, Bungari, cộng hoà dân

chủ Đức ) và ở châu Á (Việt Nam, Trung quốc ) Hình thức này phù hợp

với tình hình cách mạng của các nước sau chiến tranh thế giới thứ hai, vì vậyđã góp phần tăng cường sức mạnh và phát huy hiệu lực của các nhà nước xã

hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng đã thành công, nhiều

nước xã hội chủ nghĩa mới ra đời hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Hình thức nhà nước dân chủ nhân dân đã ra đời với những đặc điểm riêng

phù hợp với tình hình lịch sử, đáp ứng được yêu cầu cách mạng trong điều

kiện mới Hình thức nhà nước dân chủ nhân dân có một số đặc điểm:

- Xuất hiện trong hoàn cảnh quốc tế và trong nước, các nhà nước đều

có đặc trưng chung là sử dụng kết hợp các phương pháp hoà bình và bạo lực

để giành chính quyền và tổ chức chính quyền, đều thực hiện bước chuyển từ

cách mạng dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Trong các nước đều tồn tại hình thức tổ chức mặt trận đoàn kết dân

tộc trong đó bao gồm nhiều Đảng phái, nhiều lực lượng xã hội khác nhau,

dưới sự lãnh đạo của Dang Cộng sản Mặt tran giữ vai trò quan trọng trong

việc tham gia vào thành lập và củng cố bộ máy nhà nước.* V.I.Lenin : Toàn tập, tập 35, NXB Tiến bộ, M.1976, trang 126’V LLénin : Toần tập, tập 36, NXB Tiến bộ, 1978, trang 67

Trang 13

- Hình thức nhà nước dân chủ nhân dân có sử dụng một số chế định

pháp lý cũ được bổ sung nội dung mới Đặc biệt ở Việt Nam, đặc điểm nàycó nét rất độc đáo và đã mang lại kết quả đáng kể, phù hợp với điều kiện của

đất nước ta ở thời kỳ đầu sau cách mạng thành công.

Từ những đặc điểm trên cho ta thấy, trong nhà nước dân chủ nhân dân

có chế độ dân chủ rộng rãi hơn đối với chế độ dân chủ trong hình thức Nhà

nước Xô viết Điều này, xuất phát từ đặc điểm thực tiễn cách mạng là nhiều

lực lượng thuộc nhiều giai cấp khác nhau đã tham gia tích cực vào phong

trào đấu tranh giành chính quyền và tổ chức thực hiện chính quyền của giai

cấp công nhân và nhân dan lao động trong nhiều nước xã hội chủ nghĩa.Việc xuất hiện, tồn tại và phát triển của hình thức nhà nước dân chủ nhân

dan là một thực tiễn sinh động để khẳng định sự đúng đắn của học thuyết

Mác-Lênin về sự phong phú và đa dạng của các hình thức nhà nước xã hội

chủ nghĩa.

Nói tóm lại, xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là

một nhà nước dân chủ nên việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

xã hội chủ nghiã luôn đảm bảo sự tập trung thống nhất quyền lực Ở các

nước xã hội chủ nghĩa tất cả quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơquan nhà nước do dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, mà tập trung nhất là

thông qua cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà

nước cao nhất của đất nước Các cơ quan khác của nhà nước đều bắt nguồn

từ cơ quan quyển lực nhà nước và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ

quan quyền lực nhà nước và phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước

cơ quan đó Chính vì lẽ đó, V.I.Lênin khi nó về co quan đại diện đã khẳngđịnh: "chúng ta không thể quan niệm một nền dân chủ, dẫu là dân chủ vôsản, mà lại không có cơ quan đại diện” Š Sự xuất hiện, tồn tại và phát triểncủa cơ quan đại diện, cơ quan đại biểu của nhân dân là một tất yếu khách

quan do yêu cầu của cách mạng, đặc biệt là cách mạng xã hội chủ nghĩa, đòihỏi có sự tham gia tích cực nhất của đông đảo quần chúng vào hoạt độngquản ly nhà nước, quan lý xã hội V.I.Lênin coi việc lôi cuốn những người

lao động tham gia vào công việc nhà nước là một “phương pháp tuyệt diệu”” V.I.Lênin, toàn tập, tập 33, NXB Tiến bộ, 1976, trang 57.

li

Trang 14

? Phương pháp mà trước kia bất kỳ một nước tu sản nào cũng không thể có

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ quan đại diện.

Quá trình đi tìm đướng cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi nhiều

nước khác nhau ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á, khảo cứu kinh

nghiệm của một số cuộc cách mạng trên thế giới Trong khi khảo cứu, Chủ

tịch Hồ Chí Minh rất chú ý xem xét những vấn đề về chính quyền nhà nước,

vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Trước năm 1930, những ý kiến đầu tiên của Nguyễn ái Quốc về vấn đềnhà nước được thể hiện trong các tác phẩm như: "Yêu sách của nhân dânAuNam" (1919) "Lời phát biểu tại Dai hội Tua" (1920) "Bản án chế độ thựcdân Pháp" (1925) Đặc biệt là trong tác phẩm "Đường cách mệnh" (1927)

nhà nước ở cuộc cách mạng Mỹ (1976), cách mạng Pháp (1789) và cách

mạng tháng Mười Nga (1917).

Đánh giá về cách mạng Mỹ, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ tuy Tuyên

ngôn độc lập (1776) của Mỹ đã khẳng định: “Giời sinh ra ai cũng có quyền

tự do , quyền giữ tính mệnh của mình, quyền làm ăn sung sướng Hễ Chính

phủ nào mà có hại cho dân chúng thi dân chúng dap đổ Chính phủ ay đi vàgây lên Chính phủ khác" '°, nhưng thực chất bây giờ Chính phủ Mỹ lại

không muốn cho ai nói đến cách mệnh, ai đụng đến Chính phủ Vì vậyNguyễn ái Quốc kết luận, cách mạng Mỹ là "Cách mệnh tư bản," tuyên bốtrong tuyên ngôn đội lập của Mỹ tuy phản ánh quyền lực tối cao của nhân

dân trong việc xây dựng chính quyền nhà nước, nhưng nhà nước ở My lại rơi

vào tay một bon ít ngưới, do đó “công nông vẫn cứ cực khổ".'"

Đối với cách mạng tư sản Pháp thế ky XVIII, Nguyễn ái Quốc đánh

? V.I.Lênin, toàn tập, tập 34, NXB Tiến bộ, M.1976, trang 412

Hồ Chí Minh, toàn tập, xuất bản lần thứ hai, NXB Chính trị Quốc gia, Ha Nội, 1992,

trang 270

' Hồ Chí Minh, toàn tập,xuất bản lân thứ 2,NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội,

1992, trang 270

Trang 15

Nhà nước tư sản Pháp ra đời là thành quả của cuộc cách mạng 1789

lạt đổ chế độ phong kiến, với những khẩu hiệu nổi tiếng Bình đẳng, tự do,

bác ái đây là tư tưởng rất tiến bộ, phản ánh tư tưởng của các nhà cách mạngPháp ở thế ky ánh sáng chống lại chế độ phong kiến Giai cấp tư sản Phipthấy rõ vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân nên đã tìm cách lợi dụng

nhân dân để chống lại ách thống trị của giai cấp phong kiến Tư bản nó dụngchữ tự do, Bình đẳng, đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến khi

dân đánh đổ phong kiến rồi, thì nó lại thay phong kiến mà áp bức dân.

Nghiên cứu hai cuộc cách mạng tư sản ở Pháp và ở Mỹ thế ky XVIII

Nguyễn Ái Quốc rút ra những kết luận chung nhất:

Một là, Giai cấp tư sản Mỹ và Pháp đã lợi dụng sức mạnh của nhân

dân, tìm cách mị dân bằng những lời hoa mỹ để lôi kéo nhân dân vào cuộc

đấu tranh chống lại chế độ phong kiến.

Hai là, Khi giành chính quyền, thiết lập được bộ máy nhà nước tư sản

trên cơ sở đạp tan bộ máy nhà nước phong kiến rối thì giai cấp tư sản quay

lại đán áp, bóc lột nhân dân; không thực hiện chính những điều mà họ đã

khẳng định trong Tuyên ngôn của họ là quyền lực tối cao trong thiết chế của

chính quyền nhà nước thuộc về nhân dân Vì vậy cách mệnh Pháp cũng như

cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng

là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước đoạt công nông, ngoài thìnó áp bức thuộc địa Qua nghiên cứu hai cuộc cách mạng Tư sản Mỹ và

Pháp, điều mà Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm là tính chất nhà nước, nhà

nước đó có phải là nhà nước của dân không? Đây là điểm mấu chốt nhất

trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước

thực sự của dân khi nước nhà giành độc lập Cũng có thể nói rằng, đây là tiêu

điểm để nhìn nhận về tính chất của một nhà nước để đánh giá nhà nước đó

có tiến bộ hay không?

Nguyễn Ái Quốc đã để nhiều tâm sức vào khảo cứu của cách mạng xã

hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917, Người nhận thức được ý nghĩa sâu

sắc của cách mạng tháng Mười năm 1917 là cuộc cách mạng do giai cấp

công nhân, mà đội tiên phong của nó là Đảng bôn sêvích Nga lãnh đạo cuộccách mạng vô sản này thật sự đề cao vai trò nhân dân, huy động tất cả mọi

13

Trang 16

lực lượng, chủ yếu là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và binh lính

chống lại giai cấp tư sản để giành lấy chính quyền về tay nhân dan, lập nncác Xô viết công nông binh, đây là cuộc cách mạng triệt dé, đưa lại quy:n

lợi thật sự cho nhân dân lao động Nhà nước Xô viết được lập ra dựa trên cosở quyền lực của nhân dân.

Từ những nhận thức trên, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định:

- "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và

thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự co,

bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩaPháp khoe khoang bên An Nam Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản,

địa chủ rồi, lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa

cách mệnh dé đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới" '?

- Muốn thành công, cách mạng việt Nam phải đi theo con đường của

chính thức ra đời.

Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởngnhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đây cũng là bài học về xây dựng chính quyền mà Người đã nhận thức được

qua nghiên cứu các kiểu nhà nước qua các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nga

'* Hồ Chí Minh, toàn tập, xuất bản lần thứ hai, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995.

tập 2 trang 280

Trang 17

Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể

nhân dân Việt Nam Việc nước là việc chung, mỗi một người con Rồngcháu tiên, bất kỳ già trẻ, giá trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo đều pkai

gánh vác một phần"! Sau thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945, để

thực thi quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước VétNam mới - Nhà nước cộng hoà dân chủ - Ngày 3-9-1945, trong cuộc họp

chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã đề nghị tiến hành tổ chức "càng sớncàng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu" '*.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc din

tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nà.Trong cuộc Tổng tuyển cử, hé là công dân thì đều có quyền để bầu Do

tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội Quốc hội sẽ cử ra chính phủ,

chính phủ đó thật là chính phủ của toàn dân")

Như vậy, quyền chính trị của nhân dân đã được bảo đảm thực hiện

ngay sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 Lần đầu tiên trong

lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lân đầu tiên ở Đông Nam Á, mọi công

dân Việt Nam không phân biệt giầu nghèo, nam nữ, đảng phái, tôn giáo

được đi bỏ phiếu, dân chủ lựa chọn nhưng đại biểu của mình vào Quốc hội

cơ quan đại diện, đại biểu cao nhất của toàn quốc để tạo ra bộ máy nhà nước

mới phục vụ nhân dân Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước 6-1-1946

không những là ngày hội lớn mà còn là minh chứng rõ ràng cho Tư tưởng Hồ

Chí Minh về xây dựng một nhà nước của dân, về cơ quan đại diện.

Đặc biệt trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân còn thể hiệnở chỗ dân có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn đại biểu Quốc hội Diycũng là điều thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân, nhân dân có quyền bìu

những đại biểu của mình vào cơ quan đại diện đó là Quốc hội, Hội đồng

nhần dân thì chính bản thân họ cũng hoàn toàn có quyền bãi miễn những đại

biểu khi họ không còn xứng đáng dể giữ gìn phẩm chất và ý thức thực sự chonhững đại biểu của mình trong Quốc Hội và Hội đồng nhân dân, Hồ Chí

'* Hồ Chí Minh, toàn tập, xuất bản lần thứ hai NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995,

Trang 18

Minh nêu rõ: Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểuHội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy không xứng đáng với sự tín nhiệm

của nhân dân Khi đã có nhà nước thì các quyền con người, quyền làm chủphải trở thành một thể chế trên một cơ chế dân chủ và một cơ chế thực hién

dân chủ, cơ chế đó phải được xây dựng thành một hệ thống có những cơ cấuhữu cơ, tác động và tương hỗ qua lại Đó là chế độ dân chủ đại diện, dân chủ

là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhànnhân dân là nguồn gốc của quyền lực nhà nước, thừa nhận nguyên tắc bình

đẳng tự do Dân chủ chỉ được thực hiện đầy đủ trong điều kiện của chủ nghĩaxã hội, mà thực chất đó là sự tham gia ngày càng rộng rãi và bình đẳng, thiết

thực của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

đưa ra những luận điểm rõ ràng về chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa; đó là

chế độ do dân làm chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hanđều của dân.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng sau :

- Là dân chủ của đại đa số nhân dân.

- Gan với công bằng xã hội, chống áp bức, bất công.

- Được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm.

- Đảng cộng sản là người lãnh đạo nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Dàn

chủ được thực hiện trong cuộc sống dưới hai hình thức : dân chủ đại diện vàdân chủ trực tiếp.

Dân chủ đại diện là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ củamình thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do dân bầu ra một cách thậtsự dân chủ, những cơ quan này đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhàndân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những hoạt động của mình Nguyén

tắc tối cao của nhà nước xã hội chủ nghĩa là : Tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân, chủ thể quyền lực là nhân dân, nhưng quyền lực đókhông nằm trong tay từng cá nhân, từng nhóm người, mà nằm trong tay nhândân được tổ chức thành nhà nước.

Trang 19

Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của

mình bằng cách trực tiếp bàn bạc và quyết định những công việc quan trọng,

thiết thực, gắn liền với lợi ích của nhân dân Dân chủ trực tiếp là hình thứcdân chủ đầu tiên trong lịch sử, dân chủ trực tiếp có 3 yếu tố cấu thành : phổ

thông đại chúng (mọi người đều có quyền tham gia); trực tiếp (trực tiếpquyết định); hiệu lực thi hành (có hiệu lực thực tế dưới sự giám sát trực tiếp

của các thành viên Chế độ dân chủ đại diện mà sự thể hiện điển hình là cơ

quan đại diện nhân dân (Nghị viện nhân dân - Quốc hội) cùng với chế độ dânchủ trực tiếp với nhiều hình thức linh hoạt như chế độ trưng cầu dân ý (Hiến

pháp năm 1946).

Ở nước ta, sau cách mạng thámg Tám năm 1945, Đảng ta đã lãnh đạo

nhân dân đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và thiết lập nền dân chủ xã

hội chủ nghĩa Chế độ dân chủ ở nước ta thể hiện tập trung ở việc xây dựng

một nhà nước của dân, do dân, vì dân Lý do và điều kiện tồn tại của nhànước là phục vụ nhân dân : Chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do

nhân dân tổ chức ra, mọi quyền hành lực lượng đều ở nơi dân, tất cả vì lợi

ích của nhân dân (Hồ Chủ tịch).

Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước dân chủ và pháp quyền tất

yếu phải có một cơ cấu tổ chức và một cơ chế hoạt động thích ứng, phù hợp,

nhất quán với bản chất nhà nước và cũng mang tính khoa học về chính trịhọc, xã hội học, luật học Tư tưởng : “Thực hiện chính quyền mạnh mé và

sáng suốt của nhân dân” được thể hiện ngay trong Hiến pháp đầu tiên của

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Hiến pháp 1946, theo quy định của Hiến

pháp “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền lực cao nhất của nước Việt

” 1 và là cơ quan lập pháp đặt ra pháp luật, quyền lực

Nam dân chủ cộng hòa

tối cao và quyền lập pháp nằm trong tay nghị viện Lần đầu tiên cơ quan đại

diện cao nhất của nhân dân Việt Nam được khẳng định trong Hiến pháp

-đạo luật cơ bản của nhà nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bộ máy chính quyền địa phương cũng đượcthể hiện rất rõ trong Hiến pháp 1946, đó là thiết chế Hội đồng nhân dân, cơ

quan đại diện của nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân được thành lập ở'^ Hiến pháp Việt Nam — Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 - NXB NXB Quốc gia, Hà

Nội 1995 trang 12 —

THU VIEN

¬ |r MAD |

Trang 20

cấp tỉnh, thành phố, thị xã và xã, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố thị xã

và xã cử ra Uỷ ban hành chính Ở cấp bộ (kỳ) và huyện không thành lập Hội

đồng nhân dân mà chỉ có Uy ban hành chính.

Hội đồng nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương

mình, những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị cấp trên Có thể nói tổ

chức chính quyền địa phương - hình ảnh rõ nét nhất là thiết chế cơ quan đạidiện Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân được xem như là một cơ quan“tự quản” của nhân dân, một cơ quan quyết định về những vấn đề có tính địa

phương, do nhân dân địa phương bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước nhân

dân địa phương Nguyên tắc về quyền hạn của Hội đồng nhân dân quyết

định tất cả những vấn đề có tính địa phương được ghi nhận trong Hiến pháp

và nhiều sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để bảo đảm quyền lực thật sự thuộc về nhân dân, Hiến pháp 1946 còn

quy định : cử tri có quyền phúc quyết (không tín nhiệm) Hội đồng nhân dân,

các Hội đồng nhân dân có quyền phúc quyết Uỷ ban hành chính cùng cấp(tỉnh, xã) Đối với cấp bộ (kỳ) và huyện không có Hội đồng nhân dân thì

việc phúc quyết Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân cấp dưới một cấp

thực hiện Điều này cho phép ta khẳng định nhân dân không chỉ có quyền

bầu ra các cơ quan đại diện của mình, mà còn có quyền kiểm soát các cơ

quan chính quyền địa phương thông qua cơ chế kiểm soát chặt chẽ bảo đảm

cho chính quyền dân chủ thật sự là của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một bộ máy nhà nướchiện đại, dân chủ, có hiệu lực, bộ máy đó phải phù hợp với điều kiện, hoàn

cảnh cụ thể của nước ta trong từng giai đoạn Nguyên tắc chung để xây dựng

bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân, theo Hồ Chí Minh là :1 Xây dựng Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

2 Xây dựng một Chính phủ hoạt động có hiệu quả và là cơ quan hànhchính cao nhất.

Trang 21

3 Nền hành chính quốc gia hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân

chủ, đặt đưới sự kiểm soát của nhân dân.

4 Xây dựng một bộ máy tư pháp hiện đại, hoạt động có hiệu quả Cóthể nói việc xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, vai trò của Chủtịch Hồ Chí Minh với tư tưởng về một nhà nước của nhân dan, vì nhân dân,

do nhân dân là tư tưởng nổi bật nhất, nó quán xuyến toàn bộ cuộc đời cách

mạng của Người, nhất là trong giai đoạn đầu sau cách mạng tháng Tám năm1945 khi chính quyền cách mạng còn non trẻ, khi tình thế “ngàn cân treo sợitóc”, khi mà đội ngũ các nhà hoạt động cách mạng chủ chốt ở nước ta chưa

có nhiều kinh nghiệm, sự am hiểu nhiều về vấn đề nhà nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của nhân dân, một nhà nước

dân chủ đã, đang và sẽ soi đường, chỉ lối cho sự nghiệp đổi mới của Đảng và

Nhà nước ta hiện nay Trong điều kiện nước ta hiện nay, chúng ta phải tiếptục nâng cao và hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực,hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, bảo đảm phát huy quyền làm

chủ của nhân dân qua hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để

nhân dân tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.

1.2 Địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân

Nghiên cứu về chính quyền địa phương ở các nước, ta thấy : cơ cấu tổchức bộ máy nhà nước cũng như cơ cấu tổ chức hệ thống chính quyền địa

phương của mỗi nước có những đặc thù khác nhau Song trong công cuộc cải

cách nền hành chính, vấn đề cải cách hệ thống chính quyền địa phương được

hầu hết các quốc gia quan tâm và tập trung sức lực để giải quyết, nhằm hoàn

thiện hệ thống chính quyền địa phương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của

chính quyền địa phương các cấp.

Việc cải cách cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ

chức chính quyền địa phương, xây dựng và hoàn thiện Luật chính quyền địaphương được xem là khâu quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia.Trong tiến trình của công cuộc cải cách ở tất cả các nước đều phải tập trung

giải quyết việc phân định địa giới hành chính và cơ cấu tổ chức chính quyềnđịa phương Sự phân chia nhà nước - quốc gia thành các địa phương lãnh thổ

là một trong những đặc trưng chung của mọi quốc gia, mọi kiểu nhà nước,

19

Trang 22

không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế Song hình thành cách phân chia

địa phương là một quá trình tự nhiên, là nhu cầu của mọi người sống trên

lãnh thổ, dựa trên tình làng nghĩa xón, dòng họ và đặc điểm vùng lãnh thổ, làyêu cầu quản lý cộng đồng lãnh thổ Mặt khác, địa giới lãnh thổ và chính

quyền địa phương cần phải được giải quyết trên cơ sở tăng cường hiệu lực

của bộ máy nhà nước, chứ không phải đơn thuần vì quy mô lãnh thổ lớn haynhỏ Xu hướng chung của các nước là cấp hành chính lãnh thổ cần được ổn

định, có chăng chỉ điều chỉnh cấp hành chính lãnh thổ trung gian, song ở đây

phải chú ý đến tính kế thừa Mục tiêu của việc phân chia địa giới hành chính

không ngoài yêu cầu tăng cường nền hành chính nhà nước Phân chia địa

giới hành chính phải đặt trong cơ cấu tổ chức hệ thống chính quyền địa

phương phải gắn với việc phân cấp quản lý hành chính nhà nước, tức là cấp

chính quyền Số lượng cấp chính quyền địa phương là vấn đề đang được bàncãi nhiều ở các nước đang tiến hành cải cách bộ máy nhà nước.

Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương thường theo các mô hình sau :

Mô hình thứ nhất : Chính quyên địa phương bao gồm Hội đồng nhândân và Uỷ ban nhân dân - cả hai cơ quan này được thành lập thông qua bầu

cử, Phổ thông đầu phiếu bầu ra Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân

bầu ra Uỷ ban nhân dân Mô hình này có một vấn đề đặt ra là đòi hỏi phải

giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền các cấp với nhau Hội đồng nhân

dân các cấp không có sự phụ thuộc thứ bậc và không tạo thành một hệ thống

Hội đồng nhân dân, do đó việc phê chuẩn, bãi nhiệm Hội đồng nhân dân và

Uỷ ban nhân dân cấp dưới còn là điều chưa được lý giải có căn cứ khoa học.Mô hình thứ hai : Các cơ quan dân cử ở địa phương mang tính tự quản

cộng đồng lãnh thổ và hoàn toàn không có thứ bậc trong lĩnh vực điều hành.Tất cả các cấp lãnh thổ được luật pháp quy định quyền quyết định trên cáclĩnh vực cụ thể Mô hình này, xét trên phương diện nào đó thì có sự phân biệt

rõ ràng các mối quan hệ trong việc ra quyết định quản lý.

Kinh nghiệm của Liên Xô (cũ) trước đây trong “Luật về thẩm quyền

cơ bản của Xô-viết đại biểu nhân dân các tỉnh, khu (ban hành ngày 25 tháng

6 năm 1980)” thì, cấp tỉnh được giao những quyền hạn rộng rãi, như quyền

điều chỉnh kinh phí, tiền lương, quyền quyết định các công trình đầu tư các

Trang 23

cấp huyện, xã chỉ có nhiệm vụ kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật.

Như vậy ở Liên Xô (cũ) trước đây, nhà nước đã ban hành Luật về thẩmquyền cơ bản của các Xô-viết tỉnh, khu có quyền hạn rộng lớn.

Ở nước Cộng hòa Pháp, mỗi cấp chính quyên địa phương (xã, tỉnh,

khu) có quyền tự do thực hiện ngay các quyết định của mình Chủ tịch Hộiđồng cấp tỉnh do dân bầu ra là người nắm quyền hành pháp ở tỉnh, đảm

nhiệm quyền điều hành quản lý Các cơ quan cần thiết ở tỉnh đặt dưới quyền

chủ tịch hay giao cho chủ tịch sử dụng Nhà nước trung ương chỉ có một đại

diện duy nhất ở cấp tỉnh hay cấp khu (Báo cáo về phân cấp cho địa phương

năm 1984).

Đặc biệt là ở Thuy Điển, địa phương tự quản là truyền thống lâu đời ở

Thuy Điển Luật về chính phủ địa phương hiện đại ở Thuy Điển có từ năm

1962 Theo luật hiện hành ở Thuy Điển chính quyền địa phương có 2 cấp là

cấp tỉnh và cấp xã, năm 1986 ở Thuy Điển có 284 chính quyền xã và 23 hộiđồng tỉnh Nhiệm vụ của chính quyền địa phương được quy định trong luậtchung về chính quyền địa phương và luật riêng về nhiệm vụ cho Hội đồngtỉnh và xã.

Ở Việt Nam, từ năm 1946 đến nay, Hiến pháp, các đạo luật, pháp

lệnh, sắc lệnh, nghị định đã tạo nên một khung pháp lý cho mô hình tổ

chức chính quyền địa phương Nhưng cũng có những thay đổi nhất định như

: Số cấp, số đơn vị và địa giới, cấp nào có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban

nhân dân, vị trí pháp lý và thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban

nhân dân Về xác định cấp đã có những thay đối, lúc đầu là bốn cấp : kỳ,

tỉnh - thành phố; huyện - quận; xã, trong đó 2 cấp tỉnh - xã có Hội đồng nhân

dân và Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân bầu ra, đến bỏ kỳ thành lậpcấp khu ( khu tự trị) đến bỏ cấp khu, hình thành ba cấp trong đó hai cấp có

Hội đồng nhân dân là cấp tinh - thành phố va cấp cơ sở Hiện nay mỗi cấp

hành chính lãnh thổ là một cấp chính quyền địa phương đều có Hội đồng

nhân dân và Uy ban nhân dân.

PÀI

Trang 24

Ở nước ta, chế định Hội đồng nhân dân là một chế định dân chủ, đã

tồn tại lâu đời, nó vừa mang tính dân chủ trực tiếp vừa mang tính dân chủgián tiếp Hội đồng nhân dân có những đặc trưng cơ bản sau :

Thứ nhất, đặc trưng nổi bật của Hội đồng nhân dân trước hết là ở chỗ :Hội đồng nhân dân là hình thức tổ chức quản lý nhà nước ở địa phương theo

lối mới, đối lập với cách tổ chức chính quyền địa phương theo lối cai trị của

các chế độ bóc lột Nếu như cơ quan chính quyền địa phương trước đây được

lập ra để thay mặt nhà nước cấp trên cai trị nhân dân thì hình thức Hội đồngnhân dân là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dântrên địa bàn lãnh thổ Hội đồng nhân dân trước hết phải là đại điện cho nhân

dân địa phương, đồng thời đại diện cho chính quyền cấp trên Theo các nhà

khoa học, hình thức quản lý địa phương bởi một cơ quan đại diện của nhân

dân là cách tốt nhất để bảo đảm sự kết hợp lợi ích của nhà nước và lợi íchcủa nhân dân địa phương, mà các kiểu tổ chức theo mô hình bộ máy quan

chức được bổ nhiệm từ trên xuống không thể nào có được.

Thứ hai là Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương tức là thuộc hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến

cơ sở Hội đồng nhân dân có quyền và nghĩa vụ quyết định các biện phápbảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, quyếtđịnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách, về quốc phòng, an

ninh ở địa phương, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành

mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nhiệm vụ đối với cả nước Là một

bộ phận của hệ thống cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, Hội đồng nhân dân

cùng với Uỷ ban nhân dân là cơ quan chính quyền ở địa phương thực hiện

lãnh đao công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội trên lãnh thổ, bảo vệ trật tự an

toàn xã hội và quyền lợi hợp pháp của công dân Đây là đặc điểm rất quantrọng thể hiện tính chất cơ quan quyền lực nhà nước duy nhất và có toàn

quyền của Hội đồng nhân dân.

Thứ ba là với tính cách là cơ quan “tự quản” địa phương, hoạt độngcủa Hội đồng nhân dân phải thông qua nhiều hình thức hoạt động : kỳ họp,

hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các ban

của Hội đồng nhân dân và hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân Đó là

một cơ cấu thống nhất Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân vì vậy

Trang 25

được bảo đảm bằng hiệu quả các kỳ họp Hội đồng nhân dân, của Uỷ bannhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và hiệu quả hoạt động của các đại

biểu Hội đồng nhân dân.

Thứ tư, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đều phải chịu trách

nhiệm và báo cáo công tác trước chính quyền cấp trên, với tính cách là cơ

quan chính quyền địa phương dù dưới hình thức nào đều là hoạt động chấphành pháp luật của nhà nước và phải chịu sự hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra,

giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên, và chịu sự hướng dẫn, lãnh đạo

thống nhất của chính phủ.

Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản trên đây, Hiến pháp và Luật tổ

chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994 của nước ta đã

khẳng định địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân tại điều 1 : “Hội đồng

nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầura, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp

trên” Chức năng của Hội đồng nhân dân được Luật tổ chức Hội đồng nhân

dân và Uy ban nhân dân (sửa đổi) năm 1994 quy định tại điều 11 : căn cứvào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và xuất phát từ lợi ích

chung của đất nước, của nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân quyết

định :

- Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huytiềm năng của địa phương, xây dung và phát triển địa phương về kinh tế - xã

hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đốivới cả nước Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của

mình, Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết Những nghị quyết về các vấn

dé quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấp trên thì trước khi thi hành phải

được cấp trên phê chuẩn.

- Giám sát hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban

nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc

thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về các lĩnh vực được quy

định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 của Luật tổ chức Hội đồng nhân

23

Trang 26

ddan va Uy ban nhân dân, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà

nnước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở

đđịa phương.

Để đảm đương được nhiệm vụ trên, hoạt động của Hội đồng nhân dân

tập trung vào ba hướng sau đây :

1 Quyết định dưới hình thức nghị quyết.

2 Tổ chức thực hiện các nghị quyết.

3 Giám sát việc thực hiện các nghị quyết.

Những hướng hoạt động trên đây thường được gọi là những chức năng

ccơ bản của Hội đồng nhân dân Trong ba chức năng trên, chức năng quyết

đđịnh làm nổi bật địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực

nnhà nước ở địa phương Vì vậy không ít người cho rằng chức năng cơ bản

ccủa Hội đồng nhân dân là thay mặt nhân dân địa phương quyết định những

vxấn đề có liên quan đến đời sống của nhân dân địa phương.

Hiện nay, vẫn còn có những quan niệm cho rằng Hội đồng nhân dânkkhông phải là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, mà nó chỉ là cơqquan đại diện Quan niệm này, theo chúng tôi, họ chưa có nhận thức day đủ

vwề địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân Chúng ta cần phải khẳng định Hội

đđồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, nhưng Hội đồng

nhhân dân có vị trí, chức năng khác hẳn với Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà

nnước cao nhất Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan

qquyén lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập

pbháp, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước Hội đồng nhân dân

laa cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là một bộ phận cấu thành,kkhông thể tách rời với quyền lực nhà nước thống nhất trong cả nước, vớiquyền làm chủ chung của nhân dân, vừa là đại diện cho ý chí, nguyện vọng,qquyén lợi và quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân địa phương Hội đồng

nnhân dân vừa chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, vừa chịu trách

nhhiệm trước chính quyền cấp trên Nó quản lý mọi mặt trên địa bàn, bảo đảm

thhực hiện pháp luật, các quyết định của Quốc hội và cơ quan quản lý nhà

Trang 27

nước cấp trên; bảo đảm sự quản lý thống nhất từ trung ương đến cơ sở, đồng

thời, phát huy quyền chủ động của địa phương, co sở.

Tính quyền lực nhà nước của Hội đồng nhân dân thể hiện ở chỗ Hội

đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương được nhân dân

giao quyền thay mặt thực hiện quyền lực nhà nước, quyết định các vấn đềquan trọng của địa phương, biến ý chí của nhân dân địa phương trở thành bắtbuộc đối với dân cư trên lãnh thổ địa phương.

Tính đại diện của Hội đồng nhân dân thể hiện ở chố ở địa phương, chỉ

có Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất do cử tri bầu ra theo nguyên tắcphổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín Hội đồng nhân dân là đại diện, tiêu biểu

cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân địa phương, đại diện cho trí tuệ tập

thể của nhân dân.

Trong tổ chức và hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân phải thể

hiện đầy đủ hai tính chất đó, chỉ khi nào Hội đồng nhân dân kết hợp nhuần

nhuyễn hai tính chất nói trên trong tổ chức và hoạt động của mình thì Hội

đồng nhân dân mới thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Tóm lại, khác han với Nhà nước phong kiến Việt Nam trước đây, Nhà

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 vànay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam được hình thành trên

nguyên tắc bầu cử, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và kín Nhân dân bầu ra

Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan

quyền lực, cơ quan đại diện của nhân dân, được nhân dân trực tiếp giao

quyền lực nhà nước để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.

Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước của mình thông qua Quốc hội và Hộiđồng nhân dân.

25

Trang 28

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘIĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH

2.1 Đặc điểm của sự hình thành và phát triển của Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh ở Việt Nam

Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã đánh đổ toàn bộ bộmáy chính quyền cai trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến từ trung

ương đến địa phương thiết lập một bộ máy chính quyền nhân dân theo tưtưởng chỉ đạo xuyên suốt là "Thiết lập một chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt

của nhân dan".

Trên phạm vi toàn quốc, Uy ban dân tộc giải phóng được đại hội quốcdân ở Tân Trào bầu ra, sau được đổi thành Chính phủ lâm thời là cơ quanchính quyền của nhân dân, đại diện cho nhân dân toàn quốc ở các địaphương thay cho bộ máy chính quyền cũ bị đánh đổ là Uỷ ban nhân dân

cách mạng và Uỷ ban công nhân cách mạng được thành lập Một số địa

phương trước đó đã có Uỷ ban dân tộc giải phóng cũng được chuyển thành

Uy ban cách mang.

Ngày 2/9/1945 Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào Tiếp

sau đó Chính phủ đã xúc tiến ngay các biện pháp nhằm thành lập và hoànchỉnh hệ thống cơ quan chính quyền địa phương kiểu mới.

Theo các Sac lệnh số 63 ngày 22/11/1945 quy định về tổ chức chínhquyền nhân dân xã, huyện, tỉnh, kỳ và Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm

1945 quy định tổ chức chính quyền nhân dân thành phố, thị xã, khu phố.

Theo các sắc lệnh đó cơ quan chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân

dân do dân bầu ra và Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân cử ra Ở

huyện, kỳ và khu phố chỉ có Uỷ ban hành chính không có Hội đồng nhân

dân Thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính xã, huyện, tỉnh,

kỳ được quy định tại Nghị định số 161 ngày 29 tháng 12 năm 1946 của Bộ

Nội vụ và thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính thành phố,

khu phố được quy định tại Nghị định số 31 ngày 28/1 năm 1946 của Bộ Nội vụ.

Trang 29

Lan đầu tiên ở nước ta, sau hơn hai tháng giành được chính quyền,

bang 2 Sac lệnh số 63 và 77 cơ quan Hội đồng nhân dân ra đời và thể lệ bầu

cử Hội đồng nhân dân, thể lệ bầu cử mới chính quyền địa phương được ban

Hiến pháp 1946 hiến định hoá cách tổ chức cơ quan chính quyền địa

phương trên đây trong chương V "Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành

chính" Điều 58 của Hiến pháp 1946 quy định "Ở tỉnh, thành phố, thị xã và

xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra Hội

đồng nhân dân tinh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uy ban hành chính ".

Đến đây có thể nói lần đầu tiên cơ quan Hội đồng nhân dân đã được ghi

nhận trong Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủcộng hoà Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân được quy địnhtrong Điều 59 "Hội đồng nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địaphương mình Những nghị quyết ấy không trái với chỉ thị của các cấp trên "

Như vậy theo quy định của Hiến pháp 1946 và các Sắc lệnh 63, 77một hệ thống chính quyền địa phương kiểu mới được thiết lập gồm Hội đồng

nhân dân và Uỷ ban hành chính Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể ở các địa

phương nhiều nơi không thành lập được Hội đồng nhân dân chỉ có Uy ban

hành chính.

Sau kháng chiến thắng lợi ở miền Bắc năm 1954 Nhà nước đã tiến

hành các biện pháp củng cố chính quyền địa phương Sắc luật số 004-SL

ngày 20 tháng 7 năm 1957 vẻ thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và

Sắc luật số 110-5L ngày 31 tháng 5 năm 1958 về việc tổ chức chính quyềnđịa phương được ban hành quy định tổ chức lại các cơ quan chính quyên dia

phương ở các đơn vị hành chính theo đó Hội đồng nhân dân các cấp và Uỷ

ban hành chính được thành lập.

Hiến pháp 1959 đã thực hiện một sự đổi mới căn bản tổ chức chính

quyền địa phương Theo Điều 58: "Các đơn vị hành chính trong nước Việt

Nam dân chủ Cộng hoà phân định như sau:

Nước chia thành thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung

va

Trang 30

Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xãHuyện chia thành xã, thị trấn.

Các đơn vị hành chính trong khu vực tự trị do luật định "Điều 59 của

Hiến pháp quy định: "các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồngnhân dân và Uỷ ban hành chính Các thành phố có thể chia thành khu phố có

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính theo quyết định của Hội đồng

Chính phủ" Điều 80 của Hiến pháp quy định: "Hội đồng nhân dân các cấp làcơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Hội đồng nhân dân các cấp do

nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương".| Hiến pháp 1959 đã quy định Hội đồng nhân dân được thành lập ở cả 3cấp hành chính tỉnh, huyện, xã và lần đầu tiên Hội đồng nhân dân được xácđịnh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Việc quy định nay đã dé

cao vai trò và vị trí của Hội đồng nhân dân Hiến pháp 1959 cũng còn quy

định Uỷ ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân

dân địa phương, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Những quyết

định trên đây được cụ thể hoá trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷban hành chính ngày 25-10-1962- luật đầu tiên về tổ chức Hội đồng nhândân và Uỷ ban nhân dân Với việc quy định này, Hội đồng nhân dân đã được

thành lập trên miền Bắc ở tất cả các cấp hành chính tỉnh, huyện và xã.

Đến Hiến pháp 1980, khu tự trị bị bãi bỏ do nghị quyết kỳ họp thứ 2Quốc hội khoá V ngày 27 tháng 12 năm 1975, nhưng lập thêm ra đơn vịhành chính đặc khu tương đương tỉnh và lập cấp phường ở thành phố, thị xã.

Hiến pháp 1980 quy định khá đầy đủ cách thức tổ chức Hội đồng nhân dân

và thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, tại Điều 114 quy định: "Hội đồng

nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địaphương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền

cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các biện pháp nhằm xâydựng địa phương về mọi mặt, bảo đảm phát triển kinh tế và văn hoá, nâng

cao đời sống của nhân dân địa phương và hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao

cho " Đặc biệt là lần đầu tiên trong Hiến pháp nhiệm vụ, quyền hạn củaHội đồng nhân dân được quy định khá day đủ bao gồm 12 nhiệm vụ quyền

Trang 31

hạn được quy định tại Điều 115 Để bảo đảm cho Hội đồng nhân dân thựchiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Hiến pháp 1980, Luật tổ chứcHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tháng 6 năm 1983 đã cụ thể hoá

những quy định của Hiến pháp về Hội đồng nhân dân.

Hiến pháp hiện hành - Hiến pháp 1992 về cơ bản vẫn giữ nguyên cách

tổ chức hệ thống chính quyền địa phương được quy định trong Hiến pháp

1980 Hiến pháp 1992 đã bãi bỏ đơn vị hành chính đặc khu Tuy nhiên Hiếnpháp 1992 chỉ quy định một cách chung nhất về Hội đồng nhân dân và Uỷban nhân dân trong chương IX từ Điều 118 đến Điều 125 Việc quy định một

cách chi tiết, cụ thể cách thức tổ chức Hội đồng nhân dân được quy định

trong Luật Đặc biệt Hiến pháp 1992, không có một điều nào nói về thườngtrực Hội đồng nhân dân như Luật sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1980

(1989) đã quy định.

Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân sửa đổi năm

1994 đã cụ thé hoá Hiến pháp 1992 theo tinh thân là đổi mới chính quyềnđịa phương Luật sửa đổi lần này đã quy định địa vị pháp lý, nguyên tắc hoạtđộng của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; cách thức tổ chức Hội

đồng nhân dân và Uy ban nhân dân; nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân quy địnhmối quan hệ của Hội đồng nhân dân với Uỷ ban thường vụ quốc hội, Chínhphủ và các cơ quan nhà nước cấp trên trong Chương I từ Điều 1 đến Điều 10.

Nếu như trước đây nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đượcquy định trong Hiến pháp 1980, thì lần này Hiến pháp 1992 không quy định

mà để Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định cụ thể.Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994 đã giành hẳn

Chương II từ Điều 11 đến Điều 18 quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hộiđồng nhân dân.

Theo quy định của luật, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân được thể

hiện ở quyền quyết định và quyền giám sát được quy định tại Điều 11 Trong

lĩnh vực kinh tế, Hội đồng nhân dân quyết định 5 chủ trương biện pháp lớn

được quy định tại Điều 12 Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội và đời sống, Hộiđồng nhân dân quyết định 4 chủ trương được quy định tại Điều 13 Tronglĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường , Hội đồng nhân dân quyết định

Fe

Trang 32

3 chủ trương, biện pháp quy định tại Điều 14 Trong lĩnh vực quốc phòng, anninh trật tự, an toàn xã hội, Hội đồng nhân dân quyết định 2 biện pháp cơ

bản, quy định tại Điều 15 Điều 16, trong lĩnh vực chính sách dân tộc và

chính sách tôn giáo, Hội đồng nhân dân quyết định 2 chủ trương, biện pháp.Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân quyết định 4 biệnpháp, quy định tại điều 17 và trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địaphương và quản lý địa giới hành chính, Hội đồng nhân dân thực hiện 4nhiệm vụ được quy định tại Điều 18.

Để hoạt động của Hội đồng nhân dân có hiệu quả và thực hiện đây đủ

các quyền, cũng như nhiệm vụ của mình, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và

Uỷ ban nhân dân sửa đổi cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu

Hội đồng nhân dân trong các điều từ Điều 19 đến Điều 30 Kỳ họp Hội đồng

nhân dân được quy định từ Điều 31 đến Điều 34 Tổ chức thường trực và các

ban của Hội đồng nhân dân cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của thường trực,

các ban được quy định cụ thể tại Điều 35, 36, 37, 38, 39.

Có thể nói qúa trình hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân là

cả một quá trình nhận thức, nghiên cứu một cách nghiêm túc và day trách

nhiệm của Đảng và Nhà nước ta, nó được phản ánh rõ qua mỗi thời kỳ cách

mạng, xuất phát từ những điều kiện lịch sử khách quan, theo yêu cầu củamỗi một giai đoạn mà chế định Hội đồng nhân dân cũng có những thay đổitừ chỗ không có chính quyền nhân dân, nhân dân ta đã đứng lên giành chính

quyền, xây dựng một nhà nước kiều mới, từ chỗ nhân dân ta không có cơ

quan đại điện cho mình đến chỗ thành lập ra cơ quan đại diện cho nhân dân

- Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Lịch sử hình thành và phát triển của chế định Hội đồng nhân dân gắnliền với lịch sử hình thành và phát triển của 4 bản Hiến pháp 1946, 1959,

1980 và Hiến pháp 1992, gắn liên với sự hoàn thiện Luật tổ chức Hội đồng

nhân dân và Uy ban nhân dân đến nay hệ thống chính quyền địa phương 6nước ta theo quy định của Hiến pháp hiện hành gồm 3 cấp: Tỉnh và tương

đương, huyện và tương đương, xã, phường, thị trấn Ở mỗi cấp đều có Hội

đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh vàcấp huyện, ở cấp xã phường, thị trấn không tổ chức thường trực Hội đồng

nhân dân mà chỉ có Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Hội đồng

Trang 33

nhân dân từ cấp huyện trở lên còn có các ban giúp Hội đồng nhân dân hoạt

Riêng đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Qúa trình hình thành và

phát triển của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cũng gắn liên với quá trình hìnhthành và phát triển của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung Nhưng Hội

đồng nhân dân tỉnh có những đặc điểm riêng, những đặc điểm riêng ấy do vịtrí, đặc điểm của cấp tỉnh quy định, được thể hiện:

Tỉnh là một đơn vị hành chính lãnh thổ, là cấp đứng đầu trong hệthống chính quyền địa phương có một vị trí quan trọng, nó là địa bàn có điềukiện để xây dung và phát triển một cơ cấu kinh tế trên don vị hành chính —lãnh thổ nằm trong cơ cấu kinh tế thống nhất của cả nước thể hiện trong sơđồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo vùng kinh tế Tỉnh là địabàn có thể hình thành một cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp phát triển theo

sự phân bố chung của trung ương với thế mạnh của địa phương, phù hợp với

yêu cầu chung của cả nền kinh tế quốc dân Nó là khuôn khổ cơ bản và cóđiều kiện thuận lợi (mà huyện và xã không thể có được) để kết hợp các

ngành, các đơn vị kinh tế, văn hoá do trung ương hoặc địa phương trực tiếp

quản lý thành một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.

Với vị trí, đặc điểm trên, chính quyền cấp tỉnh (Hội đồng nhân dân va

Uỷ ban nhân dân) luôn luôn tự xác định là phải tập trung vào những mặt chủ

yếu sau:

1 Chính quyền cấp tỉnh phải thực hiện những nhiệm vụ chung về quảnlý nhà nước trên lãnh thổ (bao gồm cả các huyện xã) tham gia với các cơquan trung ương trong công tác quy hoạch, kế hoạch hoá lãnh thổ, bảo đảmkết cấu hạ tầng cho các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ, bảo vệ môi trường

sống, bao đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội trên địa bàn tinh.

2 Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội và ngân sách địa phương, xây dựng và quản lý kinh tế; văn hoá, xã hội

do địa phương quản lý trong mối quan hệ chặt chế với hoạt động của các tổchức trung ương diễn ra trên lãnh thổ.

3]

Trang 34

3 Chính quyền cấp tỉnh định ra những chủ trương, chính sách cụ thể

để thi hành những chính sách chung của trung ương, những quy định củaChính phủ và của các bộ phù hợp với đặc điểm của địa phương tổ chức liên

kết, liên doanh, hợp tác giữa các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội thuộc các

ngành, các thành phần, các cấp quản lý khác hoạt động trên lãnh thổ để tạonên cơ cấu kinh tế - xã hội lãnh thổ hợp lý và một hiệu quả kinh tế - xã hộilãnh thổ tốt nhất.

4 Tổ chức chăm lo đời sống của toàn thể dân cư sống trên lãnh thổ,

không phân biệt thành phần kinh tế nào và làm việc trong cơ quan, tổ chức

thuộc cấp nào quản lý.

5 Chính quyền cấp tỉnh phải bảo đảm thi hành pháp luật và tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở địa phương lãnh thổ; kiểm tra tất cả các

cơ quan, xí nghiệp trong việc chấp hành đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luậtcủa nhà nước.

Để thực hiện những mặt chủ yếu trên đây, vấn đề đặt ra là phải tổ chức

chính quyền cấp tỉnh như thế nào đặc biệt là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh với

tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước quyết định những vấn đề thuộc địa

phương để bảo đảm cho chính quyền cấp tỉnh xứng đáng là cấp chính quyền

đứng đầu trong hệ thống chính quyền địa phương.

Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 1992; căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ bannhân dân sửa đổi năm 1994; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội IX, kỳ họp

thứ 8 về công tác xây dựng pháp luật Ngày 31 tháng 7 năm 1996, Chủ tịch

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký lệnh công bố pháp lệnh về

nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân mỗi

cấp Theo pháp lệnh này thì nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân

tỉnh được quy định cụ thể trong Chương II, pháp lệnh quy định; trong lĩnh

vực kinh tế Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định 5 chủ trương lớn (Điều 5)

trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội và đời sống, Hội đồng nhân dân tỉnh

quyết định 5 chủ trương (Điều 6) trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môitrường, Hội đồng nhân dân tỉnh quy định 3 chủ trương và biện pháp (Điều

7); trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Hội đồng nhân

Trang 35

dân tỉnh quyết định 2 biện pháp (Điều 8); trong việc thực hiện chính sách

dân tộc và chính sách tôn giáo, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định 2 biện

pháp (Điều 9) Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân tỉnh

quyết định 4 biện pháp (Điều 10) trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa

phương và quản lý địa giới hành chính, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định 6

nhiệm vụ (Điều 11) và trong hoạt động giám sát, Hội đồng nhân dân tỉnhthực hiện 3 nhiệm vụ (Điều 12) Đối với Hội đồng nhân dân thành phố trựcthuộc trung ương thực hiện các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và còn quyết

định 2 biện pháp (Điều 13) Lan đầu tiên có 1 pháp lệnh quy định cho Hội

đồng nhân dân tỉnh có quyền quyết định tới 30 chủ trương, biện pháp vànhiệm vụ lớn Điều này chứng tỏ vai trò của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là

rất quan trọng cần được phát huy Để Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện được

quyền lực của mình, luật bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã

quy định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là 45 đại biểu (Điều 9).

Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và

thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh được Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và

Uỷ ban nhân dân quy định có 7 nhiệm vụ, quyền hạn trong Điều 36 Hộiđồng nhân dân tỉnh thành lập 3 ban: Ban kinh tế và ngân sách, ban văn hoá -

xã hội, ban pháp chế Nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập ban dân

tộc, nhiệm vụ quyền hạn của các ban Hội đồng nhân dân được quy định

trong Điều 39 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân sửa

2.2 Sự hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân tỉnh

Khánh Hoà

Khánh Hoà là một tinh của Nam Trung bộ, được tách ra từ tỉnh Phú

Khánh năm 1989, với vị trí địa lý thuận lợi, có tài nguyên phong phú, đadang, điều kiện thiên nhiên ưu đãi Đội ngũ cán bộ quản lý và khoa học kỹthuật đông đảo; nhân dân giàu lòng yêu nước và cần cù, sáng tạo trong laođộng, có nghị quyết Đại hội lần thứ VIII và các nghị quyết của Ban chấp

hành trung ương soi sáng, có sự chỉ đạo và hướng dẫn của Chính phủ đã

tạo điều kiện cho dang bộ và nhân dân tinh Khánh Hoà đẩy mạnh sự nghiệpxây dựng và phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng.

33

Trang 36

Với diện tích đất tự nhiên là 4.693 km’, dân số tính đến năm 1994 là1.016.349 người, với mật độ dân số là 207 người/km” Don vị hành chính

gồm có thành phố Nha Trang, huyện Ninh Hoà, huyện Vạn Ninh huyện DiênKhánh, huyện Cam Ranh, 2 huyện miền núi là huyện Khánh Vĩnh và KhánhSơn, có l huyện đảo Trường Sa (xem bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hoà).

Từ khi tách tỉnh, tỉnh Khánh Hoà thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa,

đổi mới hoạt động của các cấp chính quyền, mặt trận và đoàn thể Đại hội

đại biểu lần thứ 13 Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 1996-2000 đánh giá:

"Bộ máy chính quyền tỉnh, huyện và cơ sở được xây dựng và củng cố từngbước phù hợp với cơ chế mới Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cáccấp có tiến bộ trong điều hành và quản lý theo luật định Các cấp chínhquyền từng bước tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật " '”.

Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà khoá I, nhiệm kỳ 1989 - 1994,

nhiệm kỳ đầu tiên sau khi tách tỉnh nhiệm kỳ này đã bầu ra 60 đại biểu Hội

đồng nhân dân, kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu rathường trực Hội đồng nhân dân và 4 ban chuyên trách của Hội đồng nhân

dân Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khoá I ®

- Đại biểu nữ 2 người chiếm 3.38%

- Trên đại học 2 người chiếm 3,38%

- Trình độ văn hoá cấp HI 20 người chiếm 33,9%

cấp II 6 người 10,6%- Đại biếu ngoài Đảng 4 người 6.77%- Đảng viên 55 người 92,28%

- Tuổi dưới 40 tuổi 9 người 16%- Tuổi từ 40 đến 50 20 người 33%

' Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ 13 Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 1996-2000,

trang 35.

'* Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân 1989-1994 của Hội đồng nhân dân tỉnh

Khánh Hòa

Trang 37

- Tuổi từ 50 đến 60 23 người 30%- Tuổi trên 60 7 người 12%

Là nhiệm kỳ đầu tiên sau khi chia tách tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh

Khánh Hoà nhiệm kỳ 1989 - 1994 cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi

nhận, hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đã có nhiều chuyển biến, đãgiảm dần về hình thức, quyết định được một số vấn đề quan trọng của địaphương có tác dụng thúc đẩy các mặt kinh tế - xã hội, văn hoá, an ninh quốcphòng, trật tự an toàn xã hội từng bước được củng cố, phát triển, ổn định

bước đầu đời sống của nhân dân địa phương.

Đến nhiệm kỳ II, nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân 1994 - 1999, Hội đồngnhân dân tỉnh Khánh Hoà được nhân dân địa phương bầu ra ngày 20/11/1994

với tổng số 45 đại biểu, cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm ky II: '.

- Đại biểu Nữ 8 người chiếm tỷ lệ 17,7%- Đại biểu là người dân tộc 2 4,4%

- Đại biểu ngoài đảng 7 15,5%- Đại biểu thuộc cơ quan

quản lý nhà nước 16 35,5%

-Thuộc khối Đảng, đoàn thể 12 26,66%

- Đơn vị sản xuất, knh doanh 9 20%

- Lực lượng vũ trang 2 4,4%- Ngành giáo duc, y tế 3 6,7%

- Đại biểu tôn giáo 2 4.4%

!* Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa nhiệm

kỳ 1994-1999

35

Trang 38

Về chất lượng đại biểu : có 31/45 đại biểu có trình độ đại học và trênđại học chiếm tỷ lệ 68,89%; 8/45 đại biểu tốt nghiệp cấp III chiếm tỷ lệ

17,7%; 6/45 đại biểu có trình độ văn hoá dưới cấp III chiếm tỷ lệ 13,3%.Trên cơ sở những quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chứcHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994, Hội đồng nhân dân tỉnh

Khánh Hoà nhiệm kỳ II (1994-1999) đã phát huy vai trò cơ quan quyền lực

nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ

của nhân dân Khánh Hoà góp phân thực hiện có hiệu quả các chủ trươngchính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, các chỉ thị,các chương trình hành động của ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Khánh Hoà và

các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh

Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa II, nhiệm kỳ 1994-1999, đã

khác phục được các nhược điểm của Hội đồng nhân dân các khóa trước, đặc

biệt là đã đoàn kết chặt chẽ, tranh thủ sự lãnh dao của Tỉnh uy, sự phối kếthợp giữa Hội đồng nhân dân mà trực tiếp là Thường trực Hội đồng nhân dânvà các ban của Hội đồng nhân dân, với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban mặttrận tổ quốc cùng cấp và các cơ quan hữu quan tốt hơn trước Hội đồng nhân

dân tỉnh nhiệm kỳ này đã ban hành nhiều nghị quyết sát thực, cụ thể và có

tính khả thi về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách hàng năm, các nghịquyết chuyên đề về chương trình phủ điện nông thôn, chương trình xóa đói

giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình phát triển thủy sản đều liên

quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân phù hợp với lợi íchcủa nhân dân trong tỉnh.

* Có duoc nhitng thành tưu trên là nhờ :

1 Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã quán triệt và chủ động cụ

thể hóa đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

nghị quyết, chỉ thị và các chương trình hành động của Tĩnh uỷ Khánh Hòa

vào thực tế cuộc sống ở địa phương, bảo đảm phù hợp, sát thực tế và manglại nhiều hiệu quả.

2 Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và các ban Hội đồng nhân dân

tỉnh Khánh Hòa đã tích cực năng nổ trong hoạt động giám sát, kiến nghị kịp

thời với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng có liên quan về những

Trang 39

khó khăn vướng mắc của địa phương, cơ sở có biện pháp giải quyết hữu

3 Đại đa số đại biểu Hội đồng nhân dan tỉnh đã thể hiện tinh thầntrách nhiệm, tích cực hoạt động, giữ gìn phẩm chất đạo đức, được nhân dân

tín nhiệm thực hiện tiếp xúc cử tri, giữ gìn phẩm chất đạo đức, được nhân

dân tín nhiệm thực hiện tiếp xúc cử tri, thu thập và phản ánh day đủ ý kiến,

kiến nghị của cử tri, tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề quan

trọng của các kỳ họp.

4 Nội dung, chương trình các kỳ họp đã được bàn bạc thống nhất giữaThường trực, các ban Hội đồng nhân dân với Uy ban nhân dân tỉnh, Uy ban

mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Đa số các báo cáo đề án được trình tại kỳ

họp đã được chuẩn bị cụ thể và chu đáo; quá trình tổ chức, sắp xếp thời gian,

chương trình nghị sự của các kỳ họp được chuẩn bị chu đáo, luôn được cải

tiến vừa bảo đảm đúng các qui định của luật, vừa không ngừng nâng cao chấtlượng trong thảo luận, bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng.

5 Hội đồng nhân dân tinh Khánh Hòa luôn tranh thủ ý kiến chỉ đạocủa cấp uy đảng, đặc biệt là các chương trình lớn liên quan chặt chế đến quá

trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống nhân dân.

6 Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa luôn trao đổi thống nhất với Uỷ

ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam về các dự thảo, nghị

quyết, kết luận kỳ họp trước khi Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định; phối

hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam trình triển

khai ngay nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khi đã được kỳ họp thông

7 Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên, Hội đồng nhân dân tỉnh

Khánh Hòa (khóa I) đã luôn nhận được sự ủng hộ tích cực của các cơ quan

nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và đặc biệt là sự đồng

tình ủng hộ, sự giám sát của mọi tầng lớp nhân dân lao động.

Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân

cấp tỉnh nói chung, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà nói riêng đều gắn

liền với quá trình hình thành và phát triển của chính quyền địa phương Lần

37

Trang 40

đầu tiên trong lịch sử xây dựng nhà nước và pháp luật chế định Hội đồng

nhân dân đã được khẳng định trong Hiến pháp Việt Nam và càng về sau chếđịnh này càng được bổ sung và hoàn thiện Trong điều kiện cải cách và củng

cố chính quyền nhà nước thì vai trò của Hội đồng nhân dân với tư cách là cơ

quan quyền lực nhà nước ở địa phương ngày càng được đổi mới, để Hội đồng

nhân dân thực sự hoạt động có hiệu quả, thực chất và thực quyền hơn.

2.3 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh (Qua kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh

nhân dân được phát huy, lề lối làm việc đã được cải tiến, mọi quan hệ giữa

đại biểu Hội đồng và cử tri được tăng cường, vai trò của Hội đồng nhân dân

-cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương được đề cao hơn trong đời sốngchính trị ở địa phương.

Tổng kết đánh giá tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các

cấp, chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đã nhận xét: Khái quát rằng: "Hoạt

động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trong nhiệm kỳ 1994-1999

đã có những đổi mới và chuyển biến tích cực Hiệu lực và hiệu quả từng

bước được nâng lên Song, nhìn chung chất lượng hoạt động của Hội đồng

nhân dân các cấp chưa cao để thực sự trở thành cơ quan đại diện của nhân

dân và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong việc xem xét vàquyết định những vấn đề quan trọng của địa phương Hoạt động quản lý điềuhành của Uỷ ban nhân dân các cấp chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ

Ngày đăng: 28/05/2024, 20:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN