1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích dữ liệu bán hàng của thương hiệu giày ananasgiai đoạn 6 2022 11 2022 bằng ứng dụng power bi

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 7,75 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP (9)
    • 1.1 Tổng quan về doanh nghiệp doanh (9)
      • 1.1.1 Giới thiệu sơ nét về doanh nghiệp (9)
      • 1.1.2 Quá trình phát triển của thương hiệu (9)
      • 1.1.3 OĐịnh hướng xây dựng chiến lược định vị thương hiệu sản phẩm giai đoạn 2020 – 2025 (0)
      • 1.1.4 Định hướng phát triểnO trong giai đoạn 2023 - 2028 (0)
    • 1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh (11)
    • 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty (12)
      • 1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (12)
      • 1.3.2 Phân loại nhà Quản Trị (14)
      • 1.3.3 Đặc điểm ra quyết định của các nhà quản trị (14)
    • 1.4 Mô hình lực lượng cạnh tranh Porter (17)
      • 1.4.1 Phân tích mô hình lực lượng cạnh tranh của Porter tại doanh nghiệp (17)
      • 1.4.2 Các chiến lược AnanasO đối phó với các lực lượng cạnh tranh (0)
  • CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐÃ CHỌN (21)
    • 2.1 Tổng quan về ứng dụng POWER BI (21)
    • 2.3 Thành phần cấu tạo nên hệ thống POWER BI (23)
    • 2.4 Tác động/ Tầm quan trọng của Hệ thống thông tin ứng dụng này đến doanh nghiệp ANANAS như thế nào (24)
    • 2.5 Cơ hội, thách thức gặp phải khi hệ thống thông tin này trong (25)
  • CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG HỂ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH KINH DOANH CỤ THỂ TRONG DOANH NGHIỆP (27)
    • 3.1 Quy trình bán hàng của Ananas (27)
      • 3.1.1 Lưu đồ quy trình bán hàng của Ananas (27)
      • 3.1.2 Mô tả quy trình kinh doanh (28)
    • 3.2 Nhận xét quy trình bán hàng của Ananas (29)
    • 3.3 Các công nghệ hỗ trợ quy trình bán hàng (30)
      • 3.3.1 CMC Cloud (30)
      • 3.3.2 Apache Hadoop (31)
      • 3.3.3 Asana (31)
      • 3.3.4 SAP Business One (32)
    • 3.4 Xây dựng và khai báo dữ liệu liên quan đến quy trình đã chọn vào hệ thống (35)
      • 3.4.1 Xây dựng dữ liệu quy trình bán hàng (35)
      • 3.4.2 Xây dựng và khai báo dữ liệu liên quan đến quy trình bán hàng (39)
      • 3.4.3 Khai thác các thông tin đầu ra từ hệ thống. Hãy cho biết, các thông tin đầu ra đó, hỗ trợ cho việc ra quyết định như thế nào? (48)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA ỨNG DỤNG (49)
    • 4.1 Điểm mạnh (49)
    • 4.2 Điểm yếu (50)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................46 (51)

Nội dung

áp dụng trong đơn vị và kiểm tra việc chấp hành các quyđịnh nội bộ này.Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo đơn vị các biện pháp quảnlý hoạt động kinh doanh đảm bảo chấp hành tốt đúng chế

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

Tổng quan về doanh nghiệp doanh

1.1.1 Giới thiệu sơ nét về doanh nghiệp

 Tên doanh nghiệp: Thương Hiệu giày Ananas thuộc công ty cổ phần Hazza

 Địa chỉ:118/28 đường Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

 Tên thương hiệu Ananas lấy cảm hứng từ hình ảnh “Trái Dứa” (Ananas trong tiếng Anh nghĩa là “Trái Dứa”), một loại quả ngọt lành, kiên cường vươn mình sinh trưởng từ môi trường đất khô cằn và khắc nghiệt Chính vì thế, CEO trẻ 9x Nguyễn Hoàng Dương cùng cộng sự của mình đã lấy hình ảnh này để làm biểu tượng nhận diện cho thương hiệu bước vào cuộc chinh phục thế giới sneaker Tại Ananas, các sản phẩm hướng đến thế hệ trẻ cả nam lẫn nữ tại thị trường Việt Nam với chất lượng cao và giá thành hợp lý Dòng sản phẩm chính của thương hiệu là dòng sản phẩm giày với nhiều chủng loại, từ giày không cổ, cổ thấp đến giày cổ cao.

 Về Tầm nhìn: Những bước đầu Ananas mong muốn sẽ thành công ở thị trường Sài Gòn, rồi sau đó sẽ mở rộng khắp Việt Nam, ra khu vực và thế giới Hiện Ananas cũng đã nhận được rất nhiều lời mời nhượng quyền nhưng chưa dám thực hiện.

 Về sứ mệnh: Ananas cung cấp cho khách hàng những sản phẩm về giày dép với chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất Mỗi sản phẩm làm ra đều được nghiên cứu tỉ mỉ, sử dụng chất liệu bền đẹp cùng với các khâu đóng gói và chăm sóc khách hàng tận tình mang đến sự hài lòng cho mọi người Mong muốn khách hàng được trải nghiệm tốt nhất.

1.1.2 Quá trình phát triển của thương hiệu

 Năm 2010: Xuất hiện từ năm 2010 thương hiệu đã nhanh chóng chinh phục được cộng đồng chơi giày ở Việt Nam

 Năm 2010 - 2016: Mặc dù ở thời điểm mới ra mắt Ananas đã thu hút được giới chơi giày Sneaker Việt Nam nhưng Ananas cũng gặp không ít trở ngại sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều thương hiệu nước ngoài nổi tiếng.

 Năm 2017: Ananas đã tạo được sự đột phá và quay trở lại đường đua Sneaker Việt nam với màu sắc trẻ trung và Thân thiện hơn

 Năm 2017 - nay: Ananas thành công trong việc tái định vị thương hiệu, khẳng định vị thế trên bản đồ giày Việt nam Đồng thời, thương hiệu này cũng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, với nhiều công đoạn thủ công được hoàn thành tỉ mỉ.

1.1.3 Định hướng xây dựng chiến lược định vị thương hiệu sản phẩm giai đoạn

 Xây dựng chiến lược dựa vào chất lượng sản phẩm Đây là một chiến lược lâu dài và bền bỉ Điều mà doanh nghiệp Ananas cần quan tâm chính là tiếp tục lựa chọn Vulcanized làm sản phẩm chủ đạo và giữ vững, nâng cao sản phẩm bằng cách cải tiến, cho ra các sản phẩm mới độc đáo có chất lượng cao.

 Xây dựng chiến lược dựa vào đặc tính sản phẩm

Ananas giữ nguyên định vị thương hiệu cũ: định vị thương hiệu sản phẩm là những đôi giày có thiết kế đơn giản, tối giản nhưng cực thời trang và đầy màu sắc, phù hợp với thị hiếu của giới trẻ.

 Xây dựng chiến lược dựa vào giá cả của sản phẩm

Thương hiệu có được sức mạnh rất bền vững trong lòng khách hàng khi khách hàng bị thuyết phục hoàn toàn không chỉ về chất lượng mà còn về giá cả của sản phẩm Định vị tầm trung với các sản phẩm chất lượng cao, hợp túi tiền vẫn sẽ là chiến lược tiếp theo của Ananas.

1.1.4 Định hướng phát triển trong giai đoạn 2023 - 2028

 Ananas tiếp tục phát triển theo định hướng định vị sản phẩm theo phong cách vintage, cổ điển nhưng vẫn có nét cá tính riêng Ananas trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với đối thủ trong nước là Bitis và nước ngoài như Nike, Adidas, Converse, Cụ thể trong đó, Ananas mục tiêu chiếm lĩnh 30% thị phần giày thể thao sản xuất và tiêu thụ tài Việt Nam, mở rộng hệ thống phân phối và nhượng quyền tại thị trường trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Và có thể tiến tới mở rộng hệ thống phân phối sang các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan …

Đặc điểm hoạt động kinh doanh

 Mạng lưới phân phối: Hiện tại, Ananas đã mở chuỗi hệ thống cửa hàng đa dạng trên toàn quốc, tập trung tại các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, để phân phối sản phẩm của mình, bao gồm cửa hàng Flagship, Special, Standard, Outlet và Pop-up Với cửa hàng Flagship, đây được coi là bộ mặt của thương hiệu, giúp Ananas thể hiện cá tính cũng như tinh thần của sản phẩm Nằm ở vị trí đắc địa nhất Sài Gòn sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn Nếu cửa hàng Flagship là nơi tụ điểm của những sản phẩm mục tiêu, được bán với số lượng giới hạn, thì cửa hàng Outlet lại khác Ở đây tập trung những mặt hàng tồn kho, hay đang giảm giá Loại hình mua sắm này giúp thương hiệu giải quyết nhanh lượng hàng lỗi thời Mặc dù đang trong giai đoạn đang hoàn thiện chính sách nhượng quyền, tuy nhiên Ananas vẫn chào đón mọi cơ hội hợp tác ưu đãi cho các đối tác đại lý muốn gắn bó lâu dài. Ngoài ra Ananas xúc tiến hợp tác với các công ty quản lý các trang mạng để đưa các sản phẩm của mình có mặt trên các trang bán hàng trực tuyến như Shopee.vn,Lazada.com, Tiki.vn, Các trang bán hàng này hoạt động như các đại lý truyền thống của Ananas, họ đặt hàng từ Ananas và phân phối cho khách hàng đặt online Bằng cách này, thương hiệu có thể tiếp cận nhiều khách hàng ở xa, không có cơ hội đến trực tiếp cửa hàng.

 Đầu tư vào công nghệ và sản xuất chất lượng: với một thời đại công nghệ phát triển, Ananas sử dụng “dây chuyền cũ nhưng đem lại giá trị mới”- kế thừa 20 năm kinh nghiệm từ một nhà sản xuất giày Vulcanized, Ananas thừa hưởng công nghệ sản xuất giày Vulcanized từ thiết kế đến công năng,trực tiếp thực hiện và tỉ mỉ trong tất cả các khâu, từ thiết kế, sản xuất, phân phối đến truyền thông, chăm sóc khách hàng, định hướng đem lại sản phẩm chất lượng cao hơn mức giá, phù hợp với phần lớn lớn trẻ Việt Nam.

 Ananas đã đưa ra những chiến lược truyền thông cực kỳ thông minh và sáng tạo về truyền thông cũng cực kỳ thông minh và sáng tạo Vì cho rằng các bạn trẻ hiện nay thường rơi vào trạng thái trống rỗng, mông lung hay hoang mang với ước mơ, mong muốn của mình trong xã hội hiện đại nhiều xô bồ Vì thế,hãng đã mang đến những chiến lược quảng bá nhiều thông điệp ý nghĩa và sâu sắc Chẳng hạn như dự án Discover YOU – “Dù có làm gì thì cũng nên hiểu rõ bản thân và biết mình đang muốn gì” Dự án này cũng chính là triết lý kinh doanh mà hãng giày Ananas đang theo đuổi Với mong muốn có thể nhắc nhở mọi người hãy luôn hiểu rõ con người mình thì cuộc sống sẽ càng dễ dàng và quyết đoán hơn, Ananas thực sự đã gây được dấu ấn sâu đậm và ấn tượng với hầu hết người tiêu dùng của mình.

Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty

1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.

Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp giày Ananas

 Chức năng của hội đồng quản trị: Điều khiển, kiểm soát và định hướng cho công ty và xây dựng chiến lược đảm bảo công ty hoạt động tốt, chính sách, giám sát ban điều hành và chịu trách nhiệm giải trình trước cổ đông và xã hội.

 Chức năng của Ban kiểm soát: Kiểm tra, giám sát các hoạt động của HĐQT và Ban Giám đốc (BGĐ), tập trung vào việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty cũng như giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật.

 Chức năng của Ban giám đốc: Lập kế hoạch chiến lược, cung cấp tầm nhìn, sứ mệnh cho toàn thể đội ngũ Từ đó, ban giám đốc cùng với cấp dưới hiện thực hóa chiến lược thành các mục tiêu, nhiệm vụ chi tiết theo từng giai đoạn.

 Chức năng của bộ phận tài chính - kế toán: Chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty Thực hiện kịp thời, đầy đủ công tác thống kê, kế hoạch tài chính theo quy định của công ty tham gia thực hiện và trực tiếp quản lý công tác đầu tư tài chính, cho vay tại đơn vị Tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước và của nội bộ công ty.Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra kế hoạch chi tiêu đảm bảo đúng các quy định về định mức chi tiêu của Nhà nước và của Công ty để hoạt động kinh doanh được hiệu quả.Xây dựng các quy định nội bộ về quản lý tài chính: quy trình thu, chi kinh doanh; quản lý tiền vốn, công nợ; Các loại định mức như (định mức hàng tồn kho, tiền lương) áp dụng trong đơn vị và kiểm tra việc chấp hành các quy định nội bộ này.Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo đơn vị các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo chấp hành tốt đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của đơn vị để đạt hiệu quả cao nhất.

 Chức năng của bộ phận kinh doanh: Đảm bảo thực hiện được hoạt động đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến với thị trường và khách hàng.Thực hiện chức năng chỉ đạo đối với các hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc cải tiến cho sản phẩm, dịch vụ giúp mở rộng được thị trường cũng như tìm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp Thực hiện các chiến lược kế hoạch để gia tăng nguồn khách hàng cho doanh nghiệp Đảm bảo được mọi hoạt động cũng như các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách thuận lợi nhất Những hoạt động này sẽ được giám sát bởi phòng kinh doanh.

Hỗ trợ ban giám đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và chi phí của doanh nghiệp

 Chức năng bộ phận nhân sự: Triển khai công tác tuyển dụng và đào tạo, thực hiện công tác đánh giá nhân sự theo yêu cầu, tham gia vào xây dựng, hoàn thiện nội quy, chế độ chính sách của công ty, thực hiện việc tính lương, thưởng, các chế độ đãi ngộ bảo hiểm và các chế độ khác cho nhân viên và giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động cũng như soạn thảo các văn bản liên quan đến nhân sự, quản lý hồ sơ nhân sự.

 Chức năng của bộ phận kỹ thuật: Quản trị hệ thống kỹ thuật và quản lý các hoạt động liên quan đến kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp Đảm bảo những nghiệp vụ được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật của doanh nghiệp hoạt động chính xác, hiệu quả và ổn định, nhanh chóng phát hiện.

 Chức năng bộ phận sản xuất: Đảm bảo các quy trình sản xuất được thiết kế và triển khai một cách hiệu quả nhằm tối ưu hóa sản xuất và giảm thiểu lãng phí. Triển khai các biện pháp kiểm tra chất lượng như kiểm tra mẫu, kiểm tra quá trình, và kiểm tra cuối cùng để đảm bảo rằng sản phẩm đạt chuẩn trước khi xuất xưởng.

 Chức năng bộ phận Marketing: Phân tích thị trường, xây dựng chiến lược marketing và quảng cáo sản phẩm.

1.3.2 Phân loại nhà Quản Trị:

 Nhà quản trị cấp cao: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Ban giám đốc

 Nhà quản trị cấp trung: Trưởng phòng/Phó phòng các phòng ban: phòng Kinh doanh, phòng Marketing, phòng Kế toán, phòng Nhân sự, phòng Kỹ thuật, phòng sản xuất

 Nhà quản trị cấp tác nghiệp: Quản lý cửa hàng, Quản đốc tại các phân xưởng

1.3.3 Đặc điểm ra quyết định của các nhà quản trị:

Nhà quản trị cấp cao đưa ra quyết định phi cấu trúc: Các quyết định không có cấu trúc là các quyết định mà các nhà ra quyết định phải tự đánh giá và hiểu rõ vấn đề được đặt ra Những quyết định này thường quan trọng, mới lạ, không theo nguyên tắc và không có một quá trình nào có thể tạo ra chúng như quyết định bổ nhiệm, quyết định mở ngành đào tạo mới, thiết lập một dây chuyền sản xuất mới, chọn bìa tạp chí, mua phần mềm, cho vay….

 Hội đồng quản trị: Đặt ra các mục tiêu chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp và quyết định về hướng phát triển của công ty Quyết định trực tiếp đối với các hoạt động kinh doanh của công ty như: Các phương án đầu tư, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.Quyết định các giải pháp tiếp thị, công nghệ, phát triển thị trường.Lập kế hoạch, chiến lược phát triển trung hạn và kế hoạch hằng năm cho doanh nghiệp.

 Ban giám đốc: quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty (không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị) bao gồm tổ chức sản xuất, kinh doanh, quản lý tài chính, nhân sự và báo cáo kết quả hoạt động cho Hội đồng quản trị.

Nhà quản trị cấp trung ra quyết định bán cấu trúc: Các nhà quản lý ra quyết định một phần dựa trên kinh nghiệm đã có, một phần dựa vào những thủ tục đã thiết lập sẵn; các quyết định ít có tính lặp lại, như các quyết định mức chi khen thưởng cho nhân viên có thành tích công tác tốt, kế hoạch sản xuất, kiểm soát tồn kho…

 Phòng kinh doanh: quyết định và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc bán hàng, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, thông qua (chiến lược bán hàng, quản lý kênh phân phối, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý doanh số và doanh thu, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, quản lý quan hệ đối tác…)

 Phòng Marketing: quyết định và thực hiện các chiến lược tiếp thị để phát triển doanh nghiệp, thông qua (chiến lược sản phẩm, giá cả phân phối, quảng cáo và tiếp thị, tương tác với khách hàng… )

 Phòng tài chính-kế toán: đóng vai trò quan trọng trong quyết định và thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính và kế toán của doanh nghiệp, qua các hoạt động (quyết định về hệ thống kế toán, quản lý sổ sách và báo cáo tài chính, quản lý ngân sách và dự báo tài chính, quyết định về thuế và tuân thủ luật pháp tài chính, quản lý rủi ro tài chính, quyết định về đầu tư và tài chính….)

Mô hình lực lượng cạnh tranh Porter

1.4.1 Phân tích mô hình lực lượng cạnh tranh của Porter tại doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh:

 Đối thủ cạnh tranh truyền thống: Những thương hiệu giày dép nổi tiếng như Nike, Adidas, Converse, Puma, Vans, New Balance, Reebok, ASICS, Mizuno, Biti’s, RieNevan… đây đều là những thương hiệu nổi tiếng, được thành lập lâu đời, họ liên tục đưa ra những phương pháp mới, hiệu quả hơn để sản xuất sản phẩm và dịch vụ mới, và đang nỗ lực lôi cuốn khách hàng bằng cách phát triển nhãn hiệu của họ.

 Đối thủ tiềm năng: Các thương hiệu mới đã gia nhập thị trường giày, những thương hiệu này chú trọng vào việc phát triển những sản phẩm đột phá, đẹp mắt và phong cách, đồng thời giữ cho giá cả luôn hấp dẫn và cạnh tranh Có thể kể đến các hãng giày nội địa Trung Quốc, đang nổi lên với sự sáng tạo và cái nhìn độc đáo về thiết kế Họ không chỉ tập trung vào việc sản xuất các mẫu giày mới mẻ mà còn chú trọng đến chất lượng và giá trị của sản phẩm Sự xuất hiện của các thương hiệu này đem lại một đối thủ đáng kể cho Ananas. Khách hàng:

 Tập trung khách hàng phục vụ ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác thông qua hệ thống cửa hàng của thương hiệu cũng như bán online trên website chính của công ty Đối tượng mà Ananas chủ yếu hướng đến là những người tiêu dùng cá nhân, nhóm khách hàng tiềm năng này phần lớn là các bạn trẻ có thu nhập trung bình hoặc thấp, có sở thích mang giày sneaker đơn giản, năng động Phần lớn là độ tuổi từ 18-25, những học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, với thu nhập dao động từ 1 triệu- 5 triệu.

 Vì vậy nhìn chung thì giày Phân khúc giá rẻ và tập trung chủ yếu vào tầm trung, phù hợp với mọi tầng lớp người tiêu dùng trong xã hội Bên cạnh đó Ananas đề cao tinh thần người Việt dùng hàng Việt, đánh vào tinh thần ủng hộ hàng Việt của một bộ phận lớn khách hàng ở Việt Nam.

 Ananas phát triển theo mô hình quản lý chuỗi giá trị đầy đủ, từ thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng Mọi công đoạn sản xuất đều thực hiện thủ công trong công xưởng của doanh nghiệp trừ công đoạn nhập các nguyên liệu đầu vào giúp cho Ananas giảm được chi phí sản xuất mà tăng được giá trị thành phẩm Hơn nữa sẽ không khiến Ananas phải chịu áp lực nặng nề từ phía các nhà cung ứng Dù khâu sản xuất được Ananas tự chủ trong quá trình vận hành, tuy nhiên Ananas cũng như các doanh nghiệp sản xuất giày nội địa nói chung vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện với thuế nhập khẩu từ Trung Quốc là 5% đến 20%, riêng để giày là 20%, trong khi một đôi giày nhập nguyên thành phẩm về Việt Nam là 0% thuế. Chính điều này đã gia tăng quyền thương lượng về phía nhà cung cấp, tăng khả năng bị ép giá nguyên liệu với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến quá trình định giá sản phẩm của doanh nghiệp

 Nằm trong nhóm ngành footwear, cộng thêm sự đa dạng của thị trường giày dép tại Việt nam, sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu và sự thay đổi liên tục của xu hướng thị trường, sản phẩm sneakers của Ananas chịu sự đe dọa về các sản phẩm thay thế như dép, sandal vào những thời điểm mùa hè và sự thay thế lẫn nhau giữa các thương hiệu.

1.4.2 Các chiến lược Ananas đối phó với các lực lượng cạnh tranh trong mô hình dựa vào hệ thống thông tin công ty đã triển khai

Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

 Hệ thống quản lý hệ khách hàng (CRM) là công cụ quan trọng để định lượng và đánh giá trải nghiệm khách hàng, đóng vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp.CRM thu thập thông tin về hành vi mua hàng của khách hàng như xu hướng mua sắm, yêu cầu đặc biệt và thông tin tài khoản Mỗi tương tác của khách hàng với doanh nghiệp cung cấp thông tin có giá trị không chỉ về khách hàng hiện tại mà còn về khách hàng tiềm năng, giúp cải thiện dịch vụ và tạo ra cơ hội kinh doanh.

 Trong tổ chức chiến lược, Ananas đã sử dụng hệ thống thông tin này để quản lý và kết nối với khách hàng, lưu trữ thông tin, ghi nhận các tương tác giữa khách hàng và nhân viên kinh doanh cũng có thể chia sẻ thông tin này giữa các phòng ban với nhau để hỗ trợ cho công việc Đội ngũ bán hàng và tiếp thị mua sắm sẽ cập nhật hệ thống thông tin trong suốt vòng đời của khách hàng, các trung tâm liên lạc thu thập dữ liệu và sửa đổi hồ sơ lịch sử của khách hàng thông qua các cuộc gọi dịch vụ và tương tác hỗ trợ kỹ thuật, Ananas đã lưu trữ số lượng lớn thông tin và tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin mới nhất từ khách hàng Thông qua đó giúp Ananas quản lý tương tác với khách hàng một cách hiệu quả hơn Công ty có thể lên kế hoạch và theo dõi các cuộc gọi điện thoại, email hoặc tin nhắn SMS để đảm bảo rằng mỗi tương tác với khách hàng đều được ghi chú đầy đủ Trong quá trình phát triển khách hàng, Ananas sử dụng những thông tin này để đưa cho khách hàng những chương trình ưu đãi như giảm giá vào ngày sinh nhật, vào một dịp lễ, ngày đặc biệt hoặc có thể tạo ra các chiến lược tiếp thị cá nhân hóa để tương tác với khách hàng Ví dụ, Ananas có thể gửi các ưu đãi hoặc thông báo về sản phẩm mới dựa trên sở thích và lịch sử mua hàng của khách hàng Dựa vào Hệ thống CRM này công ty đã theo dõi những phản hồi, khiếu nại, không hài lòng của khách hàng trong quá trình bán hàng để có thể xem xét báo cáo, phân tích dữ liệu để tối ưu lại các hoạt động, ghi chú lại những điểm khiến khách hàng không hài lòng để cải thiện tốt hơn Từ đó có thể xây dựng một mối quan hệ dài hạn với khách hàng.

Việc duy trì một liên lạc đều đặn và cung cấp dịch vụ tốt có thể tạo ra sự trung thành từ phía khách hàng và tăng cường giá trị của thương hiệu Ananas.

Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)

 SCM là quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp SCM phụ trách quản lý cung, cầu, thu mua nguyên liệu, thị trường, sản xuất, tồn kho, đơn đặt hàng, phân phối và giao hàng…

Trong tổ chức chiến lược Ananas đã sử dụng hệ thống SCM để quản lý các công việc như sau:

 Thu mua nguyên liệu: Ananas các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các nguyên liệu đầu vào sau đó sử dụng hệ thống SCM để thiết lập quy trình định giá, phân phối và thanh toán với các nhà cung cấp Đồng thời các phương pháp để theo dõi và cải thiện quản lý Như vậy khâu quản lý hàng hóa và dịch vụ do nhà cung cấp sẽ bao gồm nhiều quy trình đồng bộ với nhau Nó bao gồm việc lấy hàng, xác minh doanh nghiệp kê khai, chuyển tiếp hàng hóa đến bộ phận sản xuất và phê duyệt các khoản thanh toán cho nhà cung cấp.

 Ananas sử dụng phần mềm SCM để dự đoán nhu cầu thị trường để lập kế hoạch sản xuất và vận chuyển hàng hóa sao cho phù hợp và tiết kiệm chi phí. Bằng cách đó, công ty có thể tối ưu hóa lịch trình sản xuất và vận chuyển để giảm thiểu thời gian chờ đợi và chi phí vận chuyển ngoài ra còn xây hệ thống định giá sản phẩm và quản lý thanh toán cũng sẽ được tích hợp vào SCM để đảm bảo quản lý phân phối thuận tiện và minh bạch.

 Quản lý kho: hệ thống này giúp công ty theo dõi và kiểm soát lượng hàng tồn kho một cách chính xác và hiệu quả Như việc xác định vị trí của hàng hóa, theo dõi số lượng tồn kho và quản lý chuỗi cung ứng ngược (reverse supply chain) để xử lý hàng hóa trả lại từ khách hàng cũng như là thiết lập các chính sách và quy trình quản lý hàng tồn kho nhằm giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa sử dụng vốn.

 Quản lý và thực hiện đơn hàng: bên cạnh đó hệ thống SCM còn giúpAnanas theo dõi và quản lý mọi đơn hàng từ khách hàng, đảm bảo giao hàng đúng hẹn và đúng yêu cầu Bằng cách tự động hóa quy trình này trong SCM, công ty có thể giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa thời gian và chi phí vận chuyển.

Các chiến lược Ananas đối phó với các lực lượng cạnh tranh trong mô hình dựa vào hệ thống thông tin công ty đã triển khai

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐÃ CHỌN

Tổng quan về ứng dụng POWER BI

 “BI” trong Power BI là viết tắt của Business Intelligence đó là phần mềm giúp báo cáo dễ dàng hơn và hấp dẫn hơn về mặt hình ảnh Nền tảng dùng để tạo trang tổng quan tương tác mà người dùng có thể dễ dàng chia sẻ.

 Power BI là một giải pháp phân tích kinh doanh cho phép bạn trực quan hóa dữ liệu và chia sẻ những hiểu biết sâu sắc trong tổ chức của bạn hoặc nhúng những báo cáo Dashboard này vào ứng dụng hoặc trang web của công ty bạn Từ đó giúp cho Ban điều hành và các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh và quản lý hiệu quả và kịp thời.

Power BI có thể được dùng với nhiều mục đích khác nhau:

 Power BI có thể kéo và tổng hợp các dữ liệu về lại một nơi và xử lý các dữ liệu đó trở thành các thông tin dễ hiểu hơn (thông thường là các hình ảnh bắt mắt, đồ thị, biểu đồ) Điều này giúp cho người dùng có thể xây dựng và chia sẻ những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp của mình.

 Power BI có thể kết nối nhiều nguồn dữ liệu với dung lượng từ nhỏ đến lớn (>200 nguồn)

- Data Warehouse: SQL, Azure SQL…

2.2 Các chức năng của hệ thống POWER BI

 Power BI có chức năng vượt trội trong việc tạo báo cáo hoặc các dashboard doanh nghiệp Đây sẽ là một công cụ cực kỳ hữu hiệu cho những bạn có nhu cầu xử lý dữ liệu với số lượng lớn và đòi hỏi yêu cầu chuyên môn cao

So với Excel, Power BI có nhiều điểm ưu việt hơn, cụ thể:

 Cho phép người dùng được truy cập dữ liệu từ nhiều nguồn và tự động hóa quy trình xử lý dữ liệu.

 Hỗ trợ kết nối, chuyển đổi phân tích dữ liệu kích thước lớn: Khả năng xử lý dữ liệu của Power BI vào hàng cực khủng khi có thể làm việc với 8-10 triệu dòng dữ liệu một lần.

 Nâng cao việc trực quan hóa dữ liệu

 Dùng Biểu thức phân tích (DAX) để phân tích dữ liệu: DAX là biểu thức phân tích vô cùng mạnh mẽ với tốc độ xử lý nhanh, hiệu quả.

 Xây dựng các mô hình dữ liệu để kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn.

Hình 2: Chức năng của ứng dụng Power BI

Thành phần cấu tạo nên hệ thống POWER BI

Power BI gồm bốn thành phần chính là:

 Power BI Desktop: có vai trò xử lý, tập hợp và xây dựng mô hình dữ liệu dùng để trực quan hóa dữ liệu cho các báo cáo Đây là một phần mềm trên hệ điều hành Windows.

 Power BI Apps: cũng là Power BI nhưng lại ở dạng ứng dụng để có thể sử dụng trên các tảng như Android hay iOS.

 Dịch vụ đám mây Power BI Service (Power BI Online): đây là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu của Power BI cho phép người dùng lưu trữ báo cáo, dashboard mọi nơi mọi lúc.

 Power BI Report Server: người dùng có thể xuất bản báo cáo sau khi hoàn thành lên hệ thống Power BI Server của công ty.

Ngoài ra, có hàng chục nguồn dữ liệu kết nối với Power BI, từ các tệp (Excel, PDF, Thư mục SharePoint, XML), cơ sở dữ liệu (Cơ sở dữ liệu SQL Server, Cơ sở dữ liệu Oracle, Cơ sở dữ liệu IBM, Amazon Redshift, Google BigQuery), v.v , khả năng kết nối dữ liệu Azure và nhiều dịch vụ trực tuyến (Dynamics 365, Báo cáo Salesforce, Google Analytics, Adobe Analytics, Facebook và các dịch vụ khác).

Hình 3: Các thành phần cấu tạo nên ứng dụng Power BI

Tác động/ Tầm quan trọng của Hệ thống thông tin ứng dụng này đến doanh nghiệp ANANAS như thế nào

 Quản lý hoạt động kinh doanh: Hệ thống thông tin ứng dụng giúp ANANAS tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh như quản lý hàng tồn kho, đặt hàng, và quản lý vận chuyển một cách hiệu quả Điều này giúp ANANAS duy trì sự linh hoạt và tính chính xác trong quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày.

 Tăng cường quan hệ khách hàng: Hệ thống thông tin ứng dụng giúp ANANAS thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả, từ đó cung cấp những dịch vụ cá nhân hóa và tương tác tốt hơn với khách hàng Điều này tạo ra một trải nghiệm mua hàng tích cực và giúp tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

 Tối ưu hóa quản lý và vận hành: Hệ thống thông tin ứng dụng giúp ANANAS tối ưu hóa quản lý các khía cạnh của hoạt động kinh doanh như quản lý sản xuất, lập kế hoạch, quản lý nhân sự, và tài chính Điều này giúp ANANAS cải thiện hiệu suất và giảm thiểu lãng phí trong quản lý và vận hành.

 Tăng cường hiệu suất và hiệu quả: Hệ thống thông tin ứng dụng có thể giúp tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua việc tự động hóa các quy trình kinh doanh, tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, và cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác cho quyết định kinh doanh.

 Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Một hệ thống thông tin ứng dụng có thể giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng thông qua việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lượng cao hơn, xử lý đơn hàng và thanh toán một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.

 Quản lý tài nguyên hiệu quả: Hệ thống thông tin ứng dụng có thể giúp doanh nghiệp ANANAS quản lý tài nguyên như nhân lực, vật liệu, và tài chính một cách hiệu quả hơn thông qua việc theo dõi và phân tích dữ liệu.

 Nâng cao sức cạnh tranh: Sử dụng hệ thống thông tin ứng dụng giúp doanh nghiệp ANANAS nắm bắt được thông tin thị trường và xu hướng tiêu dùng, từ đó đề xuất các chiến lược kinh doanh phù hợp và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

 Tăng cường quản lý và kiểm soát rủi ro: Hệ thống thông tin ứng dụng giúp doanh nghiệp ANANAS theo dõi và kiểm soát rủi ro kinh doanh, bao gồm bảo vệ dữ liệu và thông tin quan trọng, xử lý các vấn đề về an ninh thông tin và tuân thủ các quy định pháp lý.

 Tối ưu hóa chi phí và tăng trưởng lợi nhuận: Bằng cách tăng cường hiệu suất và hiệu quả hoạt động, hệ thống thông tin ứng dụng có thể giúp giảm chi phí vận hành và tăng trưởng lợi nhuận cho doanh nghiệp ANANAS.

=> Tóm lại, hệ thống thông tin ứng dụng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, cải thiện trải nghiệm khách hàng, và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp ANANAS trên thị trường.

Cơ hội, thách thức gặp phải khi hệ thống thông tin này trong

 Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Hệ thống thông tin có thể giúp ANANAS tối ưu hóa quy trình kinh doanh từ đơn hàng đến vận chuyển và thanh toán, giúp tăng cường hiệu suất và giảm thời gian thực hiện.

 Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Hệ thống thông tin có thể cung cấp cái nhìn toàn diện về khách hàng, giúp ANANAS cá nhân hóa dịch vụ và sản phẩm để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

 Phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh: Dữ liệu được thu thập từ hệ thống thông tin có thể được phân tích để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, xu hướng thị trường và hiệu suất kinh doanh, từ đó giúp ANANAS đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh và hiệu quả hơn.

 Mở rộng quy mô và phát triển: Hệ thống thông tin có thể hỗ trợ ANANAS trong việc mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển sang các thị trường mới bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số linh hoạt và mở rộng được. Thách thức:

 Chi phí đầu tư ban đầu cao: Triển khai và duy trì một hệ thống thông tin đòi hỏi sự đầu tư lớn từ phía ANANAS, bao gồm cả chi phí phần cứng, phần mềm và đào tạo nhân viên.

 Độ phức tạp của dữ liệu và tính tương thích: Hệ thống thông tin có thể phải tích hợp với nhiều hệ thống khác nhau trong doanh nghiệp, và việc quản lý dữ liệu từ các nguồn khác nhau có thể gặp phải thách thức về tính tương thích và đồng nhất dữ liệu.

 Bảo mật thông tin: Với việc lưu trữ và xử lý lượng lớn dữ liệu khách hàng và kinh doanh, bảo mật thông tin trở thành một thách thức quan trọng đối với ANANAS để đảm bảo sự an toàn và tin cậy cho dữ liệu.

 Thay đổi văn hóa tổ chức: Triển khai một hệ thống thông tin mới có thể đòi hỏi sự thay đổi trong văn hóa tổ chức và phương thức làm việc của nhân viên, điều này có thể gây ra sự khó khăn và phản đối từ phía nhân viên.

 Thách thức về quản lý dự án và hỗ trợ kỹ thuật: Quản lý dự án hiệu quả và hỗ trợ kỹ thuật liên tục là những yếu tố quan trọng đối với việc triển khai và duy trì hệ thống thông tin, và ANANAS có thể gặp phải thách thức trong việc quản lý và duy trì hệ thống này.

ỨNG DỤNG HỂ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH KINH DOANH CỤ THỂ TRONG DOANH NGHIỆP

Quy trình bán hàng của Ananas

3.1.1 Lưu đồ quy trình bán hàng của Ananas

Hình 4: Quy trình kinh doanh của doanh nghiệp giày Ananas

3.1.2 Mô tả quy trình kinh doanh

 Bước 1: khách hàng sẽ xem xét các sản phẩm và các nhân viên tư vấn sẽ tiếp nhận khách hàng để tư vấn các sản phẩm mà khách hàng cần từ đó dẫn đến quyết định mua hàng.

 Bước 2: Nếu khách hàng cảm thấy không hài lòng với các sản phẩm của cửa hàng thì quy trình bán hàng sẽ kết thúc hoặc để khách hàng xem xét các sản phẩm khách Nếu khách hàng đã quyết định chọn mua sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ thì sẽ đến thu ngân để làm các thủ tục mua hàng.

 Bước 3: Thu ngân sẽ kiểm tra sản phẩm đã chọn trong kho của cửa hàng thông qua các phần mềm quản lý hàng tồn kho để cho khách hàng Sản phẩm còn trong kho sẽ được lên hóa đơn và trực tiếp bán cho khách hàng Nếu sản phẩm đó đã hết thì thu ngân sẽ liên hệ đến xưởng giày Ananas để sản xuất đáp ứng khách hàng.

 Bước 4: Tiếp theo, Xưởng đưa ra một khoản thời gian để hoàn thiện sản phẩm và yêu cầu khách hàng chờ đợi để có thể mua được hàng.

 Bước 5: Sản phẩm sẽ được hoàn thiện và sẽ thực hiện bán cho khách hàng như thời gian đã thông báo nếu khách hàng chấp nhận thanh toán trước và đợi một thời gian rồi quay lại của hành để mua Còn khi khách hàng không chấp nhận chờ đợi thì nhân viên tư vấn sẽ tiếp tục giới thiệu và tư vấn các sản phẩm khác cũng có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng Nếu chấp nhận mua sản phẩm khác thì quy trình bán hàng sẽ tiếp tục, nếu không thì kết thúc.

 Bước 6: Nhân viên sẽ lên hóa đơn để ghi nhận bán hàng sau đó nhà quản lý cửa hàng sẽ kiểm tra và ghi nhận doanh thu vào cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.Nhân viên sẽ đóng gói, bao bì cho sản phẩm sau đó giao cho khách hàng và hoàn tất quy trình bán hàng.

Nhận xét quy trình bán hàng của Ananas

 Đáp ứng được các bước cần thực hiện bán hàng để một cửa hàng bán giày vận hành.

 Nhu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách hiệu quả thông qua các bước trong quy trình bán hàng.

 Quy trình đơn giản dễ hiểu, dễ sử dụng khiến cho việc đào tạo các vị trí như nhân viên tư vấn, thu ngân dễ dàng

 Ứng dụng các công nghệ quản lý giao dịch và các thông tin liên quan đến việc bán hàng làm rút ngắn thời gian thực hiện và vận hành cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí

 Quy trình có tính linh hoạt có thể ứng phó với các trường hợp và các vấn đề khác nhau, các khâu không thể đáp ứng có thể có các phương án thay thế khác để tiếp tục quy trình.

 Quy trình chưa có một cách xử lý các dữ liệu một cách nhanh chóng và trực quan cũng như dễ sử dụng cho việc ghi nhận các dữ liệu liên quan đến thông tin bán hàng để có thể dự đoán được hiệu suất kinh doanh, thị hiếu của người tiêu dùng hoặc các công việc phân tích khác.

 Việc kiểm tra và ghi nhận doanh thu quản lý cửa hàng mà không có sự hỗ trợ bởi các hệ thống có thể xảy ra một số nhầm lẫn hoặc thiếu sót có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.

 Việc ghi nhận đơn lẻ và xử lý các dữ liệu bằng các biểu đồ không trực quan,liên kết sẽ khiến cho việc báo cáo cho cấp trên trở nên khó khăn từ đó khiến cho việc ra quyết định sai làm là dễ xảy ra.

Các công nghệ hỗ trợ quy trình bán hàng

 Tối ưu hóa hạ tầng CNTT: Doanh nghiệp sử dụng CMC Cloud để thay thế cho hạ tầng CNTT truyền thống, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành:

 Máy chủ ảo (Cloud Server): Cung cấp máy chủ ảo với cấu hình đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng.

 Lưu trữ đám mây (Cloud Storage): Lưu trữ dữ liệu an toàn, linh hoạt và tiết kiệm chi phí.

 Mạng lưới ảo (Cloud Networking): Tạo mạng lưới riêng biệt, bảo mật cho doanh nghiệp.

 Nâng cao hiệu quả hoạt động: CMC Cloud giúp doanh nghiệp tăng tốc độ triển khai ứng dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng truy cập dữ liệu.

 Phát triển ứng dụng: CMC Cloud cung cấp môi trường phát triển và triển khai ứng dụng nhanh chóng, giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn Bảo mật an toàn: CMC Cloud cung cấp các giải pháp bảo mật tiên tiến giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp an toàn.

 Hadoop có thể giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như website, ứng dụng di động, hệ thống CRM, v.v Từ đó, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi của khách hàng để đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả hơn.

 Phân tích dữ liệu hoạt động: Hadoop có thể giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu hoạt động từ các hệ thống nội bộ như hệ thống ERP, hệ thống quản lý kho hàng, v.v Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình hoạt động, tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

 Phát triển sản phẩm mới: Hadoop có thể giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu thị trường, xu hướng tiêu dùng để phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 Phát hiện gian lận: Hadoop có thể giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu giao dịch để phát hiện các hành vi gian lận một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3.3.3 Asana a, Quản lý dự án:

 Lập kế hoạch dự án: Asana cho phép tạo dự án, chia nhỏ dự án thành các nhiệm vụ nhỏ, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đặt deadline và theo dõi tiến độ thực hiện.

 Theo dõi tiến độ: Doanh nghiệp sử dụng được Asana cung cấp nhiều dạng xem khác nhau như danh sách, bảng Kanban, biểu đồ Gantt để giúp theo dõi tiến độ công việc một cách trực quan và hiệu quả.

 Giao tiếp và cộng tác: Asana hỗ trợ giao tiếp và cộng tác giữa các thành viên trong nhóm của doanh nghiệp thông qua việc bình luận, cập nhật tiến độ, chia sẻ tệp tin và thảo luận trực tiếp trên nền tảng. b, Quản lý công việc:

 Sắp xếp công việc: Doanh nghiệp sắp xếp công việc bằng Anasa theo thứ tự ưu tiên, tạo danh sách công việc, đặt deadline và theo dõi tiến độ hoàn thành.

 Phân công nhiệm vụ: Asana cho phép phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, theo dõi tiến độ thực hiện và đảm bảo công việc được hoàn thành đúng hạn.

 Theo dõi hiệu suất: Asana cung cấp báo cáo về hiệu suất công việc của từng thành viên và toàn bộ nhóm, giúp đánh giá năng suất và đưa ra điều chỉnh phù hợp. c, Tăng cường công tác:

 Giao tiếp hiệu quả: Asana hỗ trợ giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giúp trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định nhanh chóng.

 Chia sẻ tệp tin: Asana cho phép chia sẻ tệp tin liên quan đến công việc một cách dễ dàng và an toàn.

 Cập nhật tiến độ: Asana giúp cập nhật tiến độ công việc một cách trực quan, giúp mọi người nắm bắt được tình hình chung của dự án.

Ngoài ra, Asana còn có thể được ứng dụng trong doanh nghiệp như:

 Quản lý bán hàng: Theo dõi các giai đoạn bán hàng, quản lý khách hàng tiềm năng và tạo báo cáo về hiệu quả bán hàng.

 Quản lý dịch vụ khách hàng: Theo dõi các yêu cầu hỗ trợ của khách hàng, phân công nhiệm vụ cho nhân viên hỗ trợ và giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng.

 Quản lý marketing: Lập kế hoạch chiến dịch marketing, theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá hiệu quả chiến dịch.

3.3.4 SAP Business One a, Tăng hiệu quả hoạt động:

Xây dựng và khai báo dữ liệu liên quan đến quy trình đã chọn vào hệ thống

Hình 5: Quy trình ra quyết định của doanh nghiệp giày Ananas

3.4.1 Xây dựng dữ liệu quy trình bán hàng a, Thu thập dữ liệu:

 Xác định loại dữ liệu cần thu thập

 Tìm kiếm nguồn dữ liệu có khả thi

Nhóm đã tìm hiểu và trích xuất dữ liệu từ công ty mà nhóm tìm hiểu và được trình bày dưới dạng Excel như sau:

Hình 6: Xây dựng dữ liệu bán hàng của doanh nghiệp giày Ananas tại excel b, Tiền xử lý dữ liệu

Một số bước cơ bản của tiền xử lý dữ liệu:

Hình 7: Tiền xử lý dữ liệu

 Làm sạch dữ liệu: bằng cách xóa bỏ hàng hoặc cột không cần thiết, loại bỏ giá trị trùng lặp, sửa các giá trị không hợp lệ hoặc thiếu sót.

 Loại bỏ những dòng có ô bị thiếu dữ liệu: Các ô “Null” là những ô bị thiếu dữ liệu nên ta cần loại bỏ những dòng có ô đó Cần xóa bỏ cột 14 và 15, nhấp chuột phải và chọn “Remove”.

Hình 8: Loại bỏ thiếu dữ liệu

 Loại bỏ dấu cách và các ký tự không nhìn thấy của cột Product: Để loại bỏ khoảng trắng, chỉ cần nhấp chuột phải vào tiêu đề cột “Product” và chọnTransform → Trim

Hình 9: Loại bỏ dấu cách và các ký tự không nhìn thấy

 Sắp xếp bảng dữ liệu theo State: Chọn mũi tên bên cạnh cột State → Short Ascending.

Hình 10: Sắp xếp dữ liệu

 Lưu lại dữ liệu: sau khi đã tiền xử lý dữ liệu, ta lưu dữ liệu bằng cách sử dụng tính năng “Close & Apply” trong Power BI.

Hình 11: Lưu dữ liệu sau khi xử lý

Thông tin quan trọng được lưu lại sau khi thực hiện tiền xử lí dữ liệu trong Power BI để sẵn sàng cho việc phân tích và quản lí dữ liệu. c, Chọn dữ liệu phân tích

3.4.2 Xây dựng và khai báo dữ liệu liên quan đến quy trình bán hàng

 Xử lý dữ liệu quy trình kinh doanh cho doanh nghiệp của Power BI

Sau khi hoàn thành các bước thu thập dữ liệu, chúng tôi tiến hành thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình nghiệp vụ kinh doanh thông minh, gồm:

 Xây dựng biểu đồ: Tạo các biểu đồ và báo cáo tùy chỉnh trong Power Bi dựa trên những dữ liệu được thông qua xử lý, kết hợp với các thông tin quan trọng để hiểu rõ hơn về hiệu suất kinh doanh của công ty

 Phân tích dữ liệu: Sử dụng Power BI thực hiện phân tích dữ liệu chi tiết trên các biểu đồ và báo cáo gồm thống kê, mô tả và dự đoán giúp doanh nghiệp đưa ra xu hướng và quyết định chiến lược kinh doanh dựa trên thông tin từ dữ liệu.

 Trực quan hoá dữ liệu: áp dụng cách trực quan hoá dữ liệu trên Power Bi để trình bày kết quả đã thu thập Báo cáo kết quả kinh doanh thu được sẽ biểu thị thông qua bảng điều khiển dữ liệu tương tác, các biểu đồ và đồ thị giúp cho doanh nghiệp biết được những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp ngay bây giờ.

 Báo cáo dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp từ tháng 06/2020 – 12/2020 a, Tổng quan:

 Phần trăm lợi nhuận: 17,59% b, Nhận xét:

 Theo biểu đồ, Vintas là nhóm sản phẩm chiếm doanh thu cao nhất chiếm38,03%, nhóm Basas chiếm 26,1%, nhóm Basas chiếm 22,48% và nhóm Pattas chiếm 13,38% Doanh nghiệp có thể cân nhắc dồn vốn để tập trung phát triển nhóm Vintas vì đây là nhóm có doanh thu cao nhất, là thế mạnh của doanh nghiệp Hoặc có thể nếu muốn cân bằng doanh thu đối với các nhóm sản phẩm,doanh nghiệp có thể áp dụng một số chiến lược marketing như là ưu đãi giảm giá, tặng voucher cho lần mua hàng sau khi đơn hàng lần này đủ số tiền quy định, mua 1 tặng 1 sản phẩm đi kèm của giày, để mở rộng thị trường và nâng cao doanh thu.

 Theo biểu đồ doanh thu từng tháng, tháng 11 là tháng doanh nghiệp nhận được doanh thu cao nhất với 439 triệu và lợi nhuận đạt 80 triệu, theo sau đó tháng 9 với doanh thu 435 triệu và tháng 8 là 428 triệu Tuy doanh thu của tháng 9 cao hơn so với tháng 8 nhưng chi phí của tháng này lại cao hơn so với tháng 8 dẫn đến lợi nhuận trong tháng 9 không cao bằng lợi nhuận mà tháng 8 đem lại

 Theo biểu đồ trên, khách hàng ở TP Hồ Chí Minh tạo ra doanh thu nhiều nhất (66,04%) cho doanh nghiệp với tỷ lệ doanh thu tương đối ổn định dao động từ 8,84% - 11,83% mỗi tháng Vì vậy doanh nghiệp nên chú trọng duy trì lượng khách hàng ở khu vực này, đồng thời nên tìm hiểu nhu cầu thị hiếu ở các thành phố khác để có những chiến lược marketing và phát triển sản phẩm phù hợp nhằm tăng doanh thu cho dù sức mua của khách hàng ở TP Hồ Chí Minh mua giảm xuống đi nữa.

 Trong giai đoạn này, với loại sản phẩm Vintas, có doanh thu 920 triệu VNĐ,tạo ra lợi nhuận 188 triệu VNĐ và tổng số lượng bán ra là 1373 sản phẩm.Trong dòng sản phẩm Vintas đã có đến 4 sản phẩm lọt vào top 5 sản phẩm có doanh thu cao nhất, doanh thu mang lại là 920 triệu VNĐ và lợi nhuận là 188 triệu VNĐ Dòng sản phẩm được bán chạy nhất vào 11 với phong cách cổ điển, lấy cảm hứng từ thập niên 80, 90 cùng với chất liệu thoáng khí và giá cả hợp lí, các sản phẩm của dòng Vintas đã thu hút những bạn trẻ yêu phong cách vintage, retro Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh, số lượt bán ra đã đạt đến 937 trên tổng số 1373 tại 3 tỉnh thành gộp lại, cho thấy sức hút của dòng Vintas này tại thành phố Hồ Chí Minh là vô cùng lớn

 Tiếp theo là loại sản phẩm Basas, xếp thứ hai với doanh thu tạo ra là 631 triệu VNĐ cùng với đó lợi nhuận mang lại là 117 triệu VNĐ chiếm 26,1% Basas Bumper Gum NE – Low Top là sản phẩm mang lại lợi nhuận nhiều nhất trong dòng sản phẩm của Basas Và tháng 7 là thời điểm dòng sản phẩm này bán chạy nhất kể từ tháng 6/2022 - 11/2022 Mặc dù số lượng bán ra của Basas không cao bằng Urbas nhưng lợi nhuận đem lại của dòng sản phẩm này lại gấp đôi với Urbas Có thể thấy được giá thành của dòng sản phẩm này khá cao và phù hợp với phong cách văn phòng bởi chất liệu như da, suede cùng với thiết kế hiện đại, tối giản

 Tiếp theo đó là loại sản phẩm Urbas, xếp thứ ba với doanh thu tạo ra là 544 triệu VNĐ cùng với đó lợi nhuận mang lại là 66 triệu VNĐ chiếm 22,48% trong tổng doanh thu các dòng sản phẩm Dòng sản phẩm này được bán chạy nhất vào dịp tháng 9 Thiết kế trẻ trung, năng động là một trong những điểm nổi bật của dòng sản phẩm này đối với người tiêu dùng Giá cả tầm trung cũng là một ưu điểm của Urbas khiến cho sản phẩm này đạt đến 1127 sản phẩm đã được bán ra chỉ trong vòng 6 tháng Sinh viên là một trong những đối tượng đầy tiềm năng của dòng sản phẩm này, vì vậy cần có những cách thức marketing phù hợp để đưa dòng sản phẩm này đi xa hơn nữa.

 Cuối cùng là loại sản phẩm Pattas với doanh thu tạo ra là 324 triệu VNĐ cùng với đó lợi nhuận mang lại là 55 triệu VNĐ chiếm 13,38% Số sản phẩm đã được bán ra là 488, bằng một nữa số lượt bán so với các dòng sản phẩm còn lại. Bởi sự riêng biệt trong phong cách của mình, dòng sản phẩm pattas sẽ rất phù hợp cho những nhóm người có cá tính mạnh mẽ, vậy nên những người yêu thích streetwear và sưu tầm giày sẽ là nhóm khách hàng đầy tiềm năng của dòng sản phẩm này.

ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA ỨNG DỤNG

Điểm mạnh

 Kết hợp nguồn dữ liệu linh hoạt và xử lý thông tin: Power BI giúp doanh nghiệp có thể phân tích kinh doanh trên cơ sở dữ liệu từ tất cả hệ thống cửa hàng trên toàn quốc Ứng dụng giúp doanh nghiệp kết hợp dữ liệu từ hệ thống cửa hàng các thành phố đưa ra những phân tích thống kê cụ thể từng nơi, đến tổng thể toàn quốc.

 Power BI giúp doanh nghiệp trực quan hóa hệ thống dữ liệu: ứng dụng đã phân tích các dữ liệu bằng các biểu đồ cột, tròn, đường, miền, … một cách trực quan để giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về dữ liệu và từ đó đưa ra các phân tích chuẩn xác Ngoài ra, ứng dụng còn giúp doanh nghiệp đưa ra những phân tích cụ thể những khu vực, thành phố riêng lẻ đến cụ thể.

 Cung cấp tính năng xem trên máy tính và điện thoại: Power BI cho phép người sử dụng có thể xem trên hai giao diện điện thoại và máy tính Ứng dụng cung cấp sự tiện lợi cho người sử dụng trên tất cả các thiết bị điện tử tạo sự thuận tiện.

 Tích hợp dữ liệu đa nguồn: Ứng dụng cho phép kết nối và tích hợp cơ sở dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như cơ sở dữ liệu SQL, bảng tính Excel, dịch vụ đám mây như Azure và nhiều nguồn dữ liệu khác Qua đó, doanh nghiệp có thể thuận tiện trong việc sử dụng các nguồn dữ liệu để phân tích.

 Biến đổi dữ liệu linh hoạt: Power BI cung cấp công cụ biến đổi mạnh mẽ để có thể chuẩn hóa và biến đổi dữ liệu phù hợp với nhu cầu phân tích.

 Xem dữ liệu trên 3 giao diện: đối với Power BI có thể xem dữ liệu trên 3 giao diện: báo cáo, bảng, mô hình Ứng dụng đã cung cấp đa dạng các giao diện xem dữ liệu tùy theo nhu cầu của đối tượng sử dụng

 Chi phí: Power BI không yêu cầu bạn phải chi trả cho Office 365 để truy cập vào trình Quản trị của phần mềm Thay vào đó, bạn sẽ cần trả một khoản phí thuê bao và người dùng Với các công ty đã đầu tư sử dụng Microsoft lâu năm, bạn sẽ thấy mức giá cài đặt Power BI rất vừa với túi tiền.

 Không đòi hỏi kiến thức lập trình: Power BI chính là nền tảng giúp doanh nghiệp làm công việc một cách đơn giản, dễ dàng, thực hiện phân tích, tính toán nhanh, khả năng hiển thị lớn giúp tiết kiệm thời gian Khác với nhiều phần mềm quản trị, bạn không cần thiết phải có kiến thức lập trình để làm việc với công cụ này.

 Power BI cho phép bạn kể câu chuyện dữ liệu bằng các báo cáo đồ thị tuyệt đẹp với trực quan hóa dữ liệu tương tác với các thao tác kéo, thả cực kỳ đơn giản.

 Khi sử dụng, Power BI giúp dễ dàng tạo Dashboard chi tiết nhưng dễ đọc để phân tích thông tin hoặc chia sẻ nhanh chóng với các bên liên quan chính

 Chia sẻ và tương tác báo cáo Dashboard cho nhiều người dùng: Số liệu và các thông tin của doanh nghiệp luôn được cập nhật real-time 24/24 trên mọi thiết bị di động từ laptop, điện thoại đến máy tính bảng … nhờ tất cả các lợi ích củaPower BI được Microsoft xây dựng trên đám mây.

Điểm yếu

 Giới hạn kích thước tệp dữ liệu tối đa là 250MB và không hỗ trợ dữ liệu được nén bằng dạng X, điều này có thể gây khó khăn đối với các tệp dữ liệu lớn hoặc định dạng dữ liệu cụ thể.

 Chia sẻ dashboard và báo cáo yêu cầu người dùng có cùng tên miền email, hạn chế việc chia sẻ thông tin và hợp tác với người dùng khác nếu họ không thuộc cùng một miền email.

 Việc hỗ trợ các dữ liệu được nhập vào từ những kết nối theo thời gian thực chưa mạnh.

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w