1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ERP CHO CÔNG TY ĐỊA ỐC NOVALAND

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Hệ Thống ERP Cho Công Ty Địa Ốc Novaland
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Kinh Tế
Thể loại Tiểu Luận Cuối Khóa
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 6,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP (5)
    • 1.1. Tổng quan (5)
      • 1.1.1. Khái quát về NOVALAND (5)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (5)
      • 1.1.3. Thành tựu (8)
      • 1.1.4. Giới thiệu phần mềm SAP ERP (10)
    • 1.2. Sứ mệnh – Tầm nhìn (10)
      • 1.2.1. Sứ mệnh (11)
      • 1.2.2. Tầm nhìn (12)
  • CHƯƠNG 2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ QUI TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CÁC PHÒNG BAN (14)
    • 2.1. Nhiệm vụ và chức năng từng phòng ban (0)
      • 2.1.1. Cấp tiểu ban dưới quản lý của hội đồng quản trị (14)
      • 2.1.2. Hai ban chính của công ty (16)
      • 2.1.3. Khối trực thuộc quản lý của ban giám đốc (16)
    • 2.2. Quy trình làm việc của các phòng ban (0)
      • 2.2.1. Khối thương mại (18)
      • 2.2.2. Khối phân tích và đầu tư dự án (19)
      • 2.2.3. Khối hoạt động (19)
      • 2.2.4. Khối kế toán tài chính (19)
      • 2.2.5. Khối nguồn nhân lực (20)
      • 2.2.6. Khối phát triển & mua bán và khai thác tài sản (20)
  • CHƯƠNG 3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NOVALAND KHI ÁP DỤNG (21)
    • 3.1. Ưu điểm (21)
      • 3.1.1. Các phân hệ cốt lõi (21)
      • 3.1.2. Áp dụng phần mềm SAP ERP cho dự án Lakeview City của Novaland (22)
    • 3.2. Nhược điểm (24)
      • 3.2.1. Nhân sự chưa được đào tạo hệ thống (24)
      • 3.2.3. Thiếu sự trao đổi giữa doanh nghiệp và bên triển khai (0)
    • 3.3. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng hệ thống ERP vào công ty bất động sản Novaland (0)
  • CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VỀ ERP KHI ÁP DỤNG DOANH NGHIỆP (27)
    • 4.1. Tóm tắt quá trình áp dụng hệ thống ERP vào công ty bất động sản Novaland (0)
    • 4.2. Đề xuất những cải tiến và nâng cao hiệu quả của hệ thống ERP trong công ty bất động sản Novaland trong tương lai (0)

Nội dung

Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc NOVA (Tập đoàn Novaland) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với số vốn điều lệ ban đầu là 95,3 tỷ đồng được tách ra từ năm 2007 với tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn, được thành lập vào năm 18/9/1992 với vốn điều lệ ban đầu 400 triệu đồng chuyên kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất, thuốc thủy sản. Hiện nay, Novaland Group là một trong những công ty có uy tín trong lĩnh vực Đầu tư và Phát triển Bất động sản với tổng số vốn điều lệ 9.695 tỷ đồng (tính đến năm 2019), Tập đoàn Novaland đang là Nhà phát triển Bất động sản có thương hiệu hàng đầu tại khu vực Thành phố Hồ Chí minh, tập trung vào phân khúc khách hàng trung và cao cấp.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Tổng quan

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVA.

- Tên giao dịch quốc tế: NOVALAND INVESTMENT GROUP

- Tòa nhà trụ sở: Tòa nhà Văn phòng NOVALAND (65 Nguyễn Du, Phường

Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

- Lĩnh vực hoạt động: hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản.

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc NOVA (Tập đoàn Novaland) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với số vốn điều lệ ban đầu là 95,3 tỷ đồng được tách ra từ năm 2007 với tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn, được thành lập vào năm 18/9/1992 với vốn điều lệ ban đầu 400 triệu đồng chuyên kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất, thuốc thủy sản Hiện nay, Novaland Group là một trong những công ty có uy tín trong lĩnh vực Đầu tư và Phát triển Bất động sản với tổng số vốn điều lệ 9.695 tỷ đồng (tính đến năm 2019), Tập đoàn Novaland đang là Nhà phát triển Bất động sản có thương hiệu hàng đầu tại khu vực Thành phố Hồ Chí minh, tập trung vào phân khúc khách hàng trung và cao cấp

Năm 2009, Novaland giới thiệu dự án đầu tiên – Khu phức hợp cao cấp SunriseCity tại mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố HồChí Minh Tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 500 triệu đô la Mỹ, dự án gồm 12 tháp nhà trải dài một kilomet trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ Dự án Sunrise City được xem là công trình kiến trúc biểu tượng ngay cửa ngõ phía Nam Thành phố Hồ ChíMinh.

Hình 1.1 Dự án Sunrise City, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Ngày 28/12/2016, Tập đoàn chính thức lên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để trở thành doanh nghiệp Bất động sản lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sau Vingroup Cùng thời điểm này Novaland giới thiệu năm dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh là Saigon Royal Residence, Madison, Lakeview City, Newton Residence, Botanica Premier với khoảng 4.000 sản phẩm, tập trung vào các dự án tại khu trung tâm và sản phẩm nhà phố, biệt thự Đây cũng là năm đánh dấu bước phát triển mới của Novaland khi lần đầu tiên giới thiệu ra thị trường các dự án khu đô thị quy mô lớn.

Năm 2018 Tập đoàn Novaland vừa huy động thành công 160 triệu USD từ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế Số trái phiếu này được chính thức niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Singapore (SGX) vào ngày 30/04/2018 Đây là dấu mốc đánh dấu lần đầu tiên sau 06 năm, một doanh nghiệp Việt Nam phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) trên sàn giao dịch quốc tế

So với cùng kỳ năm 2018, trong năm 2019 tổng tài sản của Novaland tăng 30%,vốn chủ sở hữu tăng 22%, lợi nhuận sau thuế và vốn điều lệ đều tăng 3% Nhờ mức doanh thu đó đã giúp Novaland trở thành tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán nước ta, chỉ đứng sau Vingroup

Hình 1.2 Những con số ấn tượng của NOVALAND năm 2019

Nhờ mức doanh thu đó đã giúp Novaland trở thành tập đoàn bất động sản lớn thứ

2 trên thị trường chứng khoán nước ta, chỉ đứng sau Vingroup Tính đến năm 2019, với sự dẫn dắt của ông Nhơn cùng các cộng sự, Tập đoàn Novaland không ngừng tăng trưởng, nâng số vốn điều lệ lên 9.695 tỉ đồng, gấp 102 lần số vốn ban đầu.

Năm 2020 Novaland bắt đầu dự án NovaWorld Hồ Tràm là một dự án bất động sản phát triển theo mô hình nghỉ dưỡng và tích hợp cả những tiện ích khác như du lịch,giải trí… Ở thời điểm này tập đoàn cho ra mắt phân kỳ Woderland Habana Island, hai phân kỳ tiếp theo là Morito, Bình Châu Onsen và Long Island cũng được ra mắt vào năm 2021 và 2022.

Hình 1.3 Dự án NovaWorld Hồ Tràm Bình Châu

Trải qua hành trình 27 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Novaland sở hữu hơn 40 danh mục dự án với sản phẩm đa dạng (Căn hộ, Biệt thự, nhà phố thương mại, office-tel…) đang triển khai, đã đưa vào sử dụng, cùng nhiều quỹ đất có vị trí đắc địa tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác Số lượng căn hộ giao dịch của Novaland chiếm khoảng 30% toàn thị trường Hồ Chí Minh, một thị trường sôi động, nhiều cạnh tranh và tiềm năng phát triển lớn Hiện nay, số lượng danh mục dự án đã được Tập đoàn xây dựng lên con số 60 Các dự án được phát triển với quy mô vừa phải và hướng đến các khu vực phát triển nhất của Thành phố là khu lõi trung tâm, Khu Đông, Khu Nam và khu vực giàu tiềm năng phía Tây với 3 quận chính là Tân Bình, Phú Nhuận và Tân Phú Tập đoàn Novaland hiện tại có 01 Văn phòng đại diện, 11 Sàn giao dịch và 03 Chi nhánh chính trải dài ở các khu vực Quận 1, Quận 2, Quận 7, Quận 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận.

Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Novaland đã nổ lực cống hiến hết mình cho thị trường bất động sản với những dự án lớn và siêu lớn khác nhau Kết quả nhận được của Tập đoàn Novaland được ghi nhận và vinh danh qua nhiều giải thưởng và danh hiệu uy tín trong và ngoài nước Những thành tích nổi bật có thể kể đến như: Top1 Nhà phát triển bất động sản đa loại hình tiêu biểu; top 2 Chủ đầu tư bất động sản uy tín; Cổ phiếu nằm trong nhóm VN 30 & VN100, và nhiều giải thưởng danh hiệu cao quý khác.

Hình 1.4 Thành tựu của tập đoàn NOVALAND 1.1.4 Giới thiệu phần mềm SAP ERP

Bất kỳ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý hệ thống Các thông tin mang tính rời rạc và thường xuyên bị sai lệch, gây khó khăn và vướng mắc khi các phòng ban làm việc với nhau Để đảm bảo việc quản lý hoạt động chung của toàn bộ doanh nghiệp chặt chẽ và giúp ban lãnh đạo kịp thời giải quyết các bất ổn, tiến tới chuẩn hoá bộ máy vận hành Novaland đã áp dụng SAP ERP vào doanh nghiệp đây là một bước tiến quan trọng của Novaland trong việc tự động hoá các quy trình nghiệp vụ và kiểm soát hoạt động các phòng ban hiệu quả.

Sứ mệnh – Tầm nhìn

Hình 1.5 Sứ mệnh và tầm nhìn của NOVALAND 1.2.1 Sứ mệnh

“Novaland phát triển dự án, không chỉ ở những mét vuông xây dựng mà góp phần kiến tạo cộng đồng nhân văn tiên tiến, có phong cách sống hiện đại với nhiều tiện ích, qua đó tạo nên giá trị sống gia tăng bền vững cho mình và cho xã hội” Sứ mệnh của Novaland là đi xây dựng tổ ấm Novaland không chỉ xây dựng tòa cao ốc, những khu đô thị; mà tập đoàn còn đi xây dựng một cộng đồng tiên tiến; nơi đó khách hàng cảm thấy hài lòng, cảm thấy an toàn và hãnh diện về một phong cách sống mới Để đạt được điều đó, Novaland phải bắt đầu ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế Tất cả phải mang tính nhân văn, tức phải chú trọng tối đa đến quyền lợi của con người Đây là công việc đòi hỏi họ phải nỗ lực và hoàn thiện mỗi ngày.

Với sứ mệnh “Kiến tạo cộng đồng - Xây dựng điểm đến - Vun đắp niềm vui”, Tập đoàn Novaland đang từng bước mở rộng phát triển các sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các thành phố có tiềm năng du lịch lớn như Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết - Bình Thuận, Cam Ranh - Khánh Hòa, ; nhằm tạo ra thật nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn đạt chuẩn quốc tế.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, Novaland cùng với ngân hàng TMCP Quân Đội tài trợ cho Boston Consulting Group – đơn vị tư vấn hàng đầu trên thế giới, thực hiện đề án Phát triển du lịch cho 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ Theo đó, đến năm 2030, đồng bằng sông Cửu Long, sẽ là “Điểm đến sông nước” số 1 Châu Á, tạo ra 300.000 việc làm mới.

Dựa trên chiến lược của BCG (Boston Consulting Group), Novaland đang quy hoạch và triển khai dự án NovaWorld Mekong tại trung tâm TP Cần Thơ Đây là dự án quy mô đồng bộ theo chuẩn quốc tế, sẽ làm thay đổi cách nhìn về du lịch đồng bằng sông Cửu Long, kích hoạt mạnh mẽ du lịch kết hợp với nông nghiệp và sinh hoạt truyền thống; đưa Mekong trở thành điểm đến du lịch của thế giới.

Tại Bình Thuận, Novaland đã tài trợ cho đơn vị Tư vấn McKinsey & Company lập đề án Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận Theo đó, tỉnh Bình Thuận hướng đến mục tiêu được quốc tế công nhận là một điểm đến du lịch và nghỉ dưỡng đáng mơ ước cho các mục đích: Du lịch biển & giải trí; du lịch thám hiểm & thể thao; du lịch chăm sóc sức khoẻ & nghỉ dưỡng; du lịch Mice.

Novaland hướng đến là Tập đoàn kinh tế tư nhân đẳng cấp Quốc tế; phát triển vững mạnh trong lĩnh vực bất động sản Cụ thể, Novaland đang tập trung vào việc xây dựng các dự án bất động sản có tính cộng đồng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế Các dự án của Novaland đều chú trọng các yếu tố môi trường, tiện ích, an ninh và an toàn cho cư dân Đồng thời, Novaland cũng chú trọng vào việc đầu tư và phát triển các dự án khu du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch cao cấp, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Những nỗ lực của Novaland để trở thành Tập đoàn kinh tế tư nhân đẳng cấp Quốc tế thể hiện qua những điều sau đây:

1 Chiến lược đầu tư hiệu quả: Novaland luôn đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tăng giá trị cho các dự án bất động sản của mình Tập đoàn đã đầu tư vào nhiều loại hình bất động sản khác nhau như căn hộ, văn phòng, khách sạn, khu thương mại và phát triển các dự án ở những vị trí đắc địa, có tiềm năng phát triển cao.

2 Đổi mới công nghệ: Novaland luôn đầu tư vào công nghệ và nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào quản lý dự án và nâng cao chất lượng sản phẩm Các công nghệ mới như ứng dụng công nghệ Blockchain, hệ thống ERP đã giúp Novaland nâng cao khả năng quản lý dự án và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

3 Quản lý chuyên nghiệp: Novaland có đội ngũ quản lý và nhân viên có kinh nghiệm, trình độ cao và chuyên nghiệp, đồng thời áp dụng hệ thống quản lý chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

4 Chiến lược Marketing: Novaland đã đầu tư vào chiến lược tiếp thị và quảng cáo để quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của mình đến với khách hàng mục tiêu.

Ngoài ra, Novaland còn đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển cộng đồng khách hàng trên các mạng xã hội để tăng tương tác và tạo niềm tin cho khách hàng.

Với những biến động kinh tế như hiện nay cùng với những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì thị trường bất động sản không tránh khỏi những ảnh hưởng lớn nhỏ.

Nhưng tập đoàn đang nỗ lực cố gắng không ngừng để đến gần với mục tiêu Tập đoàn kinh tế tư nhân đẳng cấp Quốc tế.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ QUI TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CÁC PHÒNG BAN

Quy trình làm việc của các phòng ban

Khối nguồn nhân lực trong công có nhiệm vụ chính là quản lý và phát triển nguồn nhân lực của công ty Các chức năng chính của khối này bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển nghề nghiệp, đánh giá hiệu suất và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự Khối nguồn nhân lực phải đảm bảo rằng công ty có đủ nhân sự chất lượng cao để thực hiện các hoạt động bất động sản và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Họ cũng phải đảm bảo rằng các nhân viên được đào tạo và phát triển để nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc Ngoài ra, khối nguồn nhân lực cũng phải giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự như tăng lương, thăng tiến và các chính sách phúc lợi để giữ chân nhân viên tài năng và đội ngũ nhân sự ổn định trong công ty.

 Khối phát triển & mua bán và khai thác tài sản

Khối phát triển và mua bán tài sản trong công ty có nhiệm vụ chính là quản lý và phát triển các dự án bất động sản của công ty Chức năng của khối này bao gồm việc thực hiện các hoạt động mua bán, kinh doanh bất động sản, quản lý các dự án đang triển khai và đề xuất các kế hoạch phát triển dự án mới Khối này phải đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính, pháp lý và môi trường khi triển khai các dự án Đồng thời, khối phát triển và mua bán tài sản cũng thường xuyên tiến hành nghiên cứu thị trường và đưa ra các đề xuất về phát triển sản phẩm, chiến lược kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

2.2 Quy trình làm việc của các phòng ban 2.2.1 Khối thương mại

- Xác định mục tiêu kinh doanh: Đặt ra các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận, thị phần, khách hàng mục tiêu

- Nghiên cứu thị trường: Tiến hành tìm hiểu xu hướng và tình hình thị trường - Phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm bất động sản phù hợp với thị trường và nhu cầu khách hàng.

- Quản lý bán hàng: Tiến hành các hoạt động bán hàng như quảng cáo, khuyến mãi, triển khai các chương trình giới thiệu sản phẩm

- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng: Có trách nhiệm cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm

- Đối soát doanh thu: Đánh giá kết quả kinh doanh và đưa ra các phương án khác.

2.2.2 Khối phân tích và đầu tư dự án

- Định hướng chiến lược: Xác định chiến lược đầu tư của công ty - Nghiên cứu thị trường: Phân tích các thông tin về tình hình thị trường bất động sản, phân tích xu hướng phát triển, tiềm năng tăng giá Tìm kiếm dự án: Tiến hành tìm kiếm các dự án tiềm năng phù hợp với chiến lược đầu tư của công ty.

- Phân tích đầu tư: Đánh giá tiềm năng lợi nhuận, rủi ro và các yếu tố khác liên quan đến dự án.

- Lập kế hoạch đầu tư: Tiến hành lập kế hoạch đầu tư chi tiết bao gồm các yếu tố như chi phí, kế hoạch triển khai, tiến độ và mục tiêu lợi nhuận.

- Lập kế hoạch hoạt động: Đảm bảo hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả và đúng tiến độ.

- Tìm kiếm đối tác: Đảm bảo rằng công ty sẽ có đủ nguồn lực và dịch vụ để hoàn thành các dự án đang triển khai.

- Quản lý hợp đồng: Tiến hành quản lý hợp đồng với các đối tác để đảm bảo các dịch vụ được cung cấp đúng tiến độ và chất lượng.

- Quản lý tài chính: Các chi phí được điều phối và sử dụng một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo rằng dự án đạt được lợi nhuận mong đợi.

- Quản lý rủi ro: Các rủi ro được đánh giá và quản lý một cách hiệu quả để đảm bảo tính khả thi và ổn định của dự án.

2.2.4 Khối kế toán tài chính

- Thu thập thông tin tài chính: Bao gồm các báo cáo tài chính, lịch sử thu chi, các khoản phải thu và phải trả.

- Xác định ngân sách: xác định ngân sách cho các hoạt động của công ty đồng thời đưa ra dự báo cho thu nhập, chi phí và lợi nhuận trong tương lai.

- Đánh giá hiệu quả tài chính: Đo lường các chỉ số tài chính như tỷ suất lợi nhuận, biên lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nợ vay.

- Quản lý hạch toán: Tiến hành hạch toán các giao dịch của công ty.

- Báo cáo tài chính: Bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo tài sản và nợ phải trả.

- Điều chỉnh chiến lược tài chính: Đưa ra các đề xuất về cách tối ưu hóa các nguồn tài chính và cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Lập kế hoạch nhân sự: Bao gồm các mục tiêu tuyển dụng, các chương trình đào tạo và phát triển, và các chính sách về lương và phúc lợi.

- Tuyển dụng nhân sự: Quá trình này có thể bao gồm đăng tuyển, phỏng vấn, đánh giá kỹ năng và tiến hành các thủ tục thuê nhân sự mới.

- Đào tạo và phát triển nhân sự: Thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên của công ty.

- Đánh giá hiệu suất nhân viên: tiến hành đánh giá hiệu suất của nhân viên dựa trên các mục tiêu được đặt ra trước đó Sau đó sẽ cung cấp phản hồi cho nhân viên và đề xuất các hoạt động để cải thiện hiệu suất của họ.

2.2.6 Khối phát triển & mua bán và khai thác tài sản

- Tìm kiếm tài sản tiềm năng: Bao gồm nghiên cứu thị trường, đánh giá khả năng sinh lời của các dự án, đàm phán với các chủ sở hữu và các bên liên quan khác.

- Đánh giá tài sản: Xem xét các yếu tố như vị trí, khu vực, tiềm năng phát triển, tình trạng pháp lý và các yếu tố khác.

- Phát triển dự án: Thiết kế kiến trúc, đàm phán với các nhà thầu và nhà cung cấp, lập kế hoạch xây dựng và quản lý quá trình thi công.

- Mua bán tài sản: Đàm phán giá cả, xác định điều kiện giao dịch và các thủ tục pháp lý liên quan.

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NOVALAND KHI ÁP DỤNG

Ưu điểm

Bất động sản là một lĩnh vực đặc thù và tương đối phức tạp trong công tác quản lý nói chung và quản lý dự án nói riêng Ứng dụng CNTT cũng như ERP (Enterprise Resource Planning – Hệ thống tích hợp dùng để hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) vào quản lý được xem là chiến lược được ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực này, nhằm kiểm soát tốt hơn về tiến độ, chi phí, nguồn lực của toàn bộ danh mục đầu tư cũng như từng dự án

Novaland trước khi biết đến ứng dụng ERP cũng gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý hệ thống Các thông tin mang tính rời rạc và thường xuyên bị sai lệch, gây khó khăn và vướng mắc khi các phòng ban làm việc với nhau Một khi áp dụng hệ thống ERP cho Novaland, công ty có thể tăng cường hiệu quả tối đa cho công tác quản trị

3.1.1 Các phân hệ cốt lõi

- Quản lý dự án (PS – Project System): Tăng tính khả thi của dự án với khả năng quản lý chi tiết từng công việc, các khoản mục chi phí, doanh thu và so sánh kế hoạch với thực tế, theo sát tiến độ của dự án; Tạo sơ đồ tổng thể và phân lô giúp người nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về dự án; Hỗ trợ quản lý bất động sản từ xa trên điện thoại.

- Quản lý nhân sự (HR - Human Resources): Quản lý các chi nhánh, sàn, phòng ban và thông tin nhân sự của công ty; Phân công công việc, bàn giao tác vụ, báo cáo tiến độ, kiểm soát kết quả của từng bộ phận, nhân viên.

- Kế toán tài chính (FI – Financial): Hỗ trợ tính toán thu chi kết hợp quản lý công nợ; Quản lý hoa hồng cho nhân viên, tính toán tỷ lệ hoa hồng và báo cáo doanh thu.

- Quản lý bán hàng (SD – Sale & Distribution): Quản lý hợp đồng giao dịch chi tiết, chính xác; Xếp loại sản phẩm theo tình trạng bán hàng với nhiều màu sắc khác nhau; Quản lý thông tin chi tiết về khách hàng; Theo dõi tình trạng và lịch sử giao dịch của từng sản phẩm và chủ nhà.

- Quản lý bảo trì bảo dưỡng (PM – Plant Maintenance): Quản lý tập trung mọi tài sản trang thiết bị và tất cả thông tin hồ sơ lý lịch thiết bị, lịch sử bảo trì sửa chữa, vận hành, nhà thầu; Báo cáo và quản lý chi tiết kết quả bảo hành; Quản lý hợp đồng mua sắm trang thiết bị.

- Hệ thống báo cáo phục vụ lãnh đạo (BI – Business Intelligence): Báo cáo thông tin chi tiết qua biểu đồ về các sản phẩm tồn, sản phẩm đã bán, doanh số, công nợ.

- Quản lý cho thuê BĐS (RE – Real Estate): Quản lý chi tiết thông tin đến từng dự án, tòa nhà, khu đất, căn hộ, của hàng, vị trí được cho thuê từ diện tích, thiết kế chi tiết, vật tư được chọn lựa xây dựng đến khoảng cách đến các địa điểm liền kề.

- Quản lý danh mục BĐS dùng để kinh doanh (HBS – Home Building Solution):

Quản lý thông tin về sản phẩm bất động sản, bao gồm diện tích, đơn giá, mặt tiền, số phòng ngủ và hướng

3.1.2 Áp dụng phần mềm SAP ERP cho dự án Lakeview City của Novaland

Lakeview City là một dự án Khu Đô Thị có quy mô lớn đầu tiên được Tập Đoàn Novaland triển khai xây dựng tại khu vực dọc theo trục đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây cùng góc đường Đỗ Xuân Hợp quận 2.

Dự án được cung cấp cho thị trường với mức giá bán từ 6 tỷ đồng/căn (giá lúc mở bán đợt đầu tiên) Toàn bộ diện tích của dự án là 30 ha với tổng số lượng sản phẩm lên đến 963 căn.

Trong giai đoạn đầu chuẩn bị dự án, hệ thống SAP ERP hỗ trợ công ty tạo lập, quản lý cũng như mô phỏng các mô hình cho dự án đầu tư Sau khi có phương án đầu tư, công ty bắt tay vào công tác tư vấn, thiết kế Hệ thống sẽ quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, bản vẽ Đồng thời, giúp Novaland quản lý công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn, thiết kế phù hợp với các tiêu chí đưa ra ban đầu.

Song song đó, hệ thống giúp công ty quản lý trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng: cho biết tình hình trong từng đợt có bao nhiêu diện tích hay hộ dân cần phải thực hiện bồi thường giải tỏa? Có bao nhiêu hộ/ ha đã kiểm kê, xác minh nguồn gốc đất? Đã áp giá? Đã ra quyết định? Đã nhận tiền? Đã bàn giao đất? Những

Sau khi nhận bàn giao đất, công ty sẽ thực hiện lựa chọn nhà thầu thi công, và tiến hành thi công Trong quá trình này, hệ thống SAP ERP sẽ hỗ trợ Novaland quản lý về khối lượng, tiến độ, chi phí, ngân sách, hợp đồng nhà thầu, các hồ sơ tài liệu dự án.

Và quản lý các yêu cầu phát sinh/ yêu cầu thanh toán từ các nhà thầu.

Hệ thống SAP ERP giúp đưa ra các KPI (Key Performance Indicator – chỉ số đo lường hiệu suất) đánh giá mức độ hiệu quả của các dự án trong danh mục đầu tư nhằm giúp Novaland xem xét, ra quyết định và có chiến lược phù hợp với tình hình biến động của thị trường Ví dụ: trong những năm gần đây, phân khúc căn hộ cao cấp đã chững lại, trong khi đó, loại căn hộ ở phân khúc trung bình, thấp đang có xu hướng tăng trưởng tốt hơn.

Nhược điểm

3.2.1 Nhân sự chưa được đào tạo hệ thống

Các hệ thống ERP sẽ chỉ là tốt khi những người sử dụng hiểu được hệ thống, vì vậy Novaland sẽ phải đối mặt với vấn đề là đảm bảo các nhân sự của mình được đào tạo kỹ càng về hệ thống Việc triển khai thành công hệ thống ERP của công ty chỉ có thể thành công nếu nhân viên được đào tạo đầy đủ và đảm bảo họ có động lực sử dụng hệ thống.

Khi lập ngân sách, Novaland phải tính đến chi phí tài chính và thời gian thực hiện công việc của các thành viên nhóm dự án ERP Các mô-đun ứng dụng ERP sẽ yêu cầu tốc độ xử lý tốt và lưu trữ đầy đủ Không phân bổ ngân sách phù hợp cho cơ công ty đang gặp bất ổn trong tài chính như Novaland thì đây thực sự là thách thức lớn.

3.2.3 Thiếu sự trao đổi giữa doanh nghiệp và bên triển khai

Trong quá trình triển khai ERP, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản đang lao đao vì suy thoái kinh tế Những điều này cần được hai bên thông báo chính xác và kịp thời để đảm bảo cả hai bên đều biết họ đã, đang, và sẽ làm gì Nếu các nhà lãnh đạo của Novaland không hoàn toàn tin tưởng nhà cung cấp, không muốn tiết lộ những thông tin nội bộ, dẫn tới đưa ra không đầy đủ thông tin về mô hình hoạt động của doanh nghiệp, sẽ gây ra tình trạng hệ thống ERP không hoàn chỉnh và tương thích hoàn toàn với nhu cầu của doanh nghiệp

3.3 Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng hệ thống ERP vào công ty bất động sản Novaland

Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sau khi triển khai hệ thống ERP Đánh giá mức độ thay đổi và cải thiện trong hoạt động kinh doanh của công ty sau khi áp dụng hệ thống ERP Tóm tắt những lợi ích và kết quả đạt được từ việc áp dụng hệ thống ERP vào công ty Các lợi ích và kết quả đạt được từ việc áp dụng hệ thống ERP vào công ty bao gồm:

- Tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng năng suất: Hệ thống ERP giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, giảm thiểu thời gian xử lý và tăng năng suất làm việc, giúp tăng lợi nhuận và giảm chi phí.

- Tăng tính chính xác và minh bạch: Hệ thống ERP giúp giảm thiểu sự trùng lặp dữ liệu và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu Điều này giúp tăng tính chính xác và minh bạch của thông tin, từ đó giúp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn.

- Tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng: Hệ thống ERP giúp tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng của doanh nghiệp với các thay đổi trong môi trường kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi trong chiến lược kinh doanh hoặc thị trường.

- Tăng tính đáp ứng khách hàng: Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng thời điểm, giảm thiểu thời gian chuẩn bị dữ liệu, tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu thời gian xử lý Điều này giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu của khách hàng và thị trường.

- Cải thiện quản lý tài nguyên: Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp quản lý tài nguyên và chi phí một cách hiệu quả hơn, giúp cải thiện quản lý tài chính và quản lý sản xuất.

- Tăng tính khả dụng và đáng tin cậy của hệ thống: Hệ thống ERP phải được triển khai một cách đáng tin cậy và có tính khả dụng cao để đảm bảo hoạt động liên tục của doanh nghiệp và không gây ra sự cố hệ thống.

Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng hệ thống ERP vào công ty bất động sản Novaland

Các lợi ích và kết quả đạt được từ việc áp dụng hệ thống ERP vào công ty bao gồm:

- Tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng năng suất: Hệ thống ERP giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, giảm thiểu thời gian xử lý và tăng năng suất làm việc, giúp tăng lợi nhuận và giảm chi phí.

- Tăng tính chính xác và minh bạch: Hệ thống ERP giúp giảm thiểu sự trùng lặp dữ liệu và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu Điều này giúp tăng tính chính xác và minh bạch của thông tin, từ đó giúp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn.

- Tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng: Hệ thống ERP giúp tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng của doanh nghiệp với các thay đổi trong môi trường kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi trong chiến lược kinh doanh hoặc thị trường.

- Tăng tính đáp ứng khách hàng: Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng thời điểm, giảm thiểu thời gian chuẩn bị dữ liệu, tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu thời gian xử lý Điều này giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu của khách hàng và thị trường.

- Cải thiện quản lý tài nguyên: Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp quản lý tài nguyên và chi phí một cách hiệu quả hơn, giúp cải thiện quản lý tài chính và quản lý sản xuất.

- Tăng tính khả dụng và đáng tin cậy của hệ thống: Hệ thống ERP phải được triển khai một cách đáng tin cậy và có tính khả dụng cao để đảm bảo hoạt động liên tục của doanh nghiệp và không gây ra sự cố hệ thống.

4.2 Thực trạng hiện tại của doanh nghiệp

Novaland còn đang gặp khó khăn về dòng tiền Cụ thể, theo BCTC hợp nhất đến ngày 31/12/2022 của NVL cho thấy, công ty đang nợ hơn 212.000 tỷ đồng Trong đó,vay nợ ngắn hạn là 25.517 tỷ đồng, tăng 33,7% so với cuối năm 2021; vay dài hạn

GIẢI PHÁP VỀ ERP KHI ÁP DỤNG DOANH NGHIỆP

Ngày đăng: 28/05/2024, 15:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ QUI TRèNH LÀM VIậ́C CỦA CÁC PHềNG BAN - XÂY DỰNG HỆ THỐNG ERP CHO CÔNG TY ĐỊA ỐC NOVALAND
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ QUI TRèNH LÀM VIậ́C CỦA CÁC PHềNG BAN (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w