1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Ngân Hà
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Xuân Trang
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 20,56 MB

Nội dung

Vì vậy, các chính sách cho vay tại NHTM dành cho đối tượng này luôn được ưu đãi, từ đó đặt ra vấn đề “Các NHTM sẽ làm thế nào đề đánh giá khách hàng hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro phát sin

Trang 1

HOÀN THIEN CONG TAC PHAN TÍCH BAO CÁO TAI CHiNH KHACH HANG DOANH NGHIEP VAY VON TAI NGAN HANG TMCP XUAT NHAP KHAU

EXIMBANK - CHI NHANH NAM DA NANG

LUẬN VAN THẠC SĨ KE TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 2

NGUYÊN NGÂN HÀ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VAY VON TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU

EXIMBANK - CHI NHÁNH NAM ĐÀ NẴNG

Mã số: 8 34 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Xuân Trang

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi

được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Xuân Trang

Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theođúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật

Tác giả luận văn

HeNguyén Ngan Ha

Trang 4

1 Tihroáp thiếtga đe HÃ::ososttosotioitieogtBGDASOIERRLURSNSGtxgg 1

2 Mục dich Shin GỨUssscsstixoiztGGGHGdGaGGBASURBSSSSGMSWQHGiuugng 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên CUU cscssssssesssssssseesccosssessccsssseesecsssseeess 3

4 Phương pháp nghiên cứu 5c + cstssrrrrreeerrrrrrree 3

nga nẽẽ o4 3

6 Tông quan tài liệu nghiên cứu - ¿2++22+++2tzxe+czsecee 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG TÁC PHAN TÍCH BCTC

KHDN VAY VON TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CO PHAN 81.1 KHAI QUAT VE NHTM VA DAC DIEM HOAT DONG TIN DUNG

VÀ RỦI RO TÍN DUNG TẠI CAC NHTM ssssssssssssssecceseececssssseeecesneneeeesses 8

1.1.1 Khái quát về NHTM o cccsssccccssssssesscsssssseescssssisecccsssuseescsssseeseecsssevess §

1.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng tại các NHTM 10

1.1.3 Rui ro tín dụng tại các NHTM ¿cccxcxcsveexerersre 11

1.2 QUY TRINH THÂM ĐỊNH TÍN DUNG CHO KHDN VAY VON TẠI

NGAN HANG THUONG MAL csecsssssessssseesssssesesssescsssscesssseessssesessieseesseseesse 131.3 QUY TRINH PHAN TÍCH BCTC KHDN VAY VON TAI NHTM 15

1.3.1 Sự cần thiết của công tác phân tích BCTC của KHDN vay vốn của

NHTM Qu — 15

1.3.2 Nguồn thông tin phục vụ phân tích BCTC KHDN 16

1.3.3 Phương pháp: phan th Ch vvccsiscscncasascvceesesecccereossesnsesesrawesssnecacwseavescues 19 1.3.4 Nội dung phân tích BCTC của KHDN -+ 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC KHDN

VAY VON TẠI NHTM CO PHAN XUẤT NHAP KHẨU EXIMBANK

CHI NHANH NAM ĐÀ NANG eT

Trang 5

2.1.1 Quá trình hình thành va phát triển của NHTM cé phan xuất nhậpkhẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng -2¿-©++e22xrretrxrrrrrreerrrr 27

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu

Eximbank CN Nam Đà Nẵng 22¿©222+2222vtEEEErtErkrrrrrrrrrrrrrrrre 31

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tai NHTM cổ phan xuất nhậpkhẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng trong giai đoạn 2020-2022 32

2.2 TONG QUAN VE QUY TRÌNH CAP TÍN DUNG TẠI NHTM CO

PHAN XUAT NHẬP KHẨU EXIMBANK CHI NHANH NAM ĐÀ NANG41

2.2.1 Các nguyên tắc cấp tin dung cho KHDN tại NHTM cổ phan xuất

nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng Al

2.2.2 Quy trình cấp tín dụng tại NHTM cổ phan xuất nhập khẩu

2.4.1 Những mặt tich CỰC cccscssecxEi0 0081.016 614151861145804086061638160164 64

2.4.2 Những mặt hạn chế ¿-2++++2222+++++t222vxvrrrrrrrrxee 65CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC KHDNVAY VON TẠI NHTM CO PHAN XUAT NHAP KHAU EXIMBANK

CHI NHÁNH NAM ĐÀ NANG -22222c2cctrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree G7

3.1 HƯỚNG PHÁT TRIÊN CỦA CÔNG TÁC TÍN DỤNG VÀ SỰ CÀN

THIẾT HOÀN THIỆN HỆ THÓNG PHÂN TÍCH BCTC KHDN VAY VÓN

Trang 6

3.1.1 Hướng phát triển của công tác tín dụng tại NHTM cố phần xuất

nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng 2::+222cvvccrrrrrrree 67

3.1.2 Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống phân tích BCTC KHDN vay vốn

tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank Chi Nhánh Nam Đà Nẵng 683.2 MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH

BCTC KHDN VAY VON TẠI NHTM CO PHAN XUẤT NHẬP KHẨUEXIMBANK CHI NHÁNH NAM DA NẴNG cccccccccc-ee 69

3.2.1 Hoàn thiện bước thu thập thông tin BCTC của KHDN vay vốn tại

NHTM cô phan xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng 69

3.2.2 Hoàn thiện nội dung phân tích BCTC của KHDN vay vốn tạiNHTM cổ phan xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng 72

3.3 KIÊN NGHỊ 78

KET LUAN 0a -:‹-ä—+gậấắáã 80

PHY LUC

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

QUYET ĐỊNH GIAO DE TÀI LUẬN VAN (bản sao)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐÒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN

NHAN XÉT CUA PHAN BIEN 1;

NHAN XET CUA PHAN BIEN 2;

BAO CÁO GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VAN

Trang 7

BCĐKT Bảng cân đôi kê toán

BC KQHDKD Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyên tiên tệ

TSDB Tai san dam bao

SXKD San xuat kinh doanh

Trang 8

Tên bảng Trang

bảng

2.1 Tình hình huy động vốn của NHTM cổ phan xuất 32

nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng giai đoạn

2020 - 2022

35 Tình hình hoạt động cho vay của NHTM cổ phan) 34

xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng giai

đoạn 2020 - 2022

243 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTM cổ phan) 36

xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng giai

đoạn 2020 - 2022

2.4 Bảng tóm tắt về kết quả hoạt động kinh doanh của 47

công ty TNHH TM DV&SX ABC năm 2020-2022

2.5 Bang cân đối kế toán của công ty TNHH TM| 50

DV&SX ABC năm 2020-2022

2.6 — | Bảng chỉ tiết hàng tồn kho của công ty TNHH TM| 54

DV&SX ABC

2.7 Tinh toán các chi số tài chính của công ty TNHH TM 57

DV&SX ABC năm 2020-2022

2.8 Trọng số tính điểm đánh giá cấp tín dụng KHDN tai| 61

NHTM cổ phần xuất nhập khâu Eximbank CN Nam

Đà Nẵng

2.9 Bảng mô tả xếp hạng KHDN tại NHTM cổ phan xuất 62

nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng

Trang 9

3.1 Tính toán hệ số ROS của công ty TNHH TM DV& 72

SX ABC ttr nam 2020-2022

3.2 Tinh toán tỷ số trang trải lãi vay của công ty TNHH 73

TM DV&SX ABC từ năm 2020-2022

33 So sánh các chỉ số tài chính của công ty TNHH TM 76

DV&SX ABC với chỉ số trung bình ngành

Trang 10

Số hiệu

Tên hình vẽ Trang hình vẽ

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHTM cổ phan Eximbank| 30

CN Nam Đà Nẵng

2.2 Quy trình cấp tín dụng và quản lý tiền vay cho] 41

KHDN tai NHTM cổ phan Eximbank CN Nam ĐàNang

Trang 11

Trong thị trường kinh tế vĩ mô hiện nay, sự xuất hiện của ngày càng

nhiều các ngân hàng thương mại (NHTM) đã mang lại nhiều lợi ích cho thịtrường tài chính Các hoạt động kinh doanh tiền tệ tại NHTM có sự đa dạng,thé hiện qua các sản phẩm về huy động vốn, cho vay, và đặc biệt có sự cạnh

tranh rất lớn giữa các NHTM với nhau Các NHTM đa số tập trung vào đối

tượng cho vay là khách hàng doanh nghiệp (KHDN) vì đây là đối tượng chủ

chốt đóng góp cho sự phát triển của kinh tế nước nhà Vì vậy, các chính sách

cho vay tại NHTM dành cho đối tượng này luôn được ưu đãi, từ đó đặt ra vấn

đề “Các NHTM sẽ làm thế nào đề đánh giá khách hàng hiệu quả nhằm hạn

chế rủi ro phát sinh nợ xấu ảnh hưởng đến uy tín của ngân hang?”

Hiện nay, ảnh hưởng của địch Covid-19, biến động của thị trường bấtđộng sản, lạm phát tăng là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của

KHDN, các NHTM cần phải chú trọng vào công tác khảo sát khách hàngthông qua thâm định giá trị của tài sản đảm bảo và phân tích BCTC Bên cạnh

công tác thấm định tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo nghĩa vụ dân sự của

KHDN vay vốn với ngân hàng, công tác phân tích BCTC có vai trò quan

trọng vì qua đó, các NHTM đánh giá được tình hình kinh doanh, khả năng

sinh lời, khả năng trả nợ của khách hàng, giúp cho việc đưa ra quyết định chovay mang tính chính xác, hợp lý và hạn chế phát sinh rủi ro tín dụng Trong

giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động và thị trường ngành ngân hàng có sựcạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các đề

xuất hiệu quả nâng cao công tác phân tích BCTC giúp cho cán bộ ngân hàng

đánh giá được tình hình tài chính của khách hàng nhằm xem xét tính phù hợp

Trang 12

Một trong các NHTM lớn trên thị trường hiện nay là Ngân hàng thương

mại cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank, gọi tắt là Eximbank Việt Nam, được

coi là một trong những NHTM đầu tiên và sở hữu vốn chủ sở hữu lớn nhấttrong khối NHTM cổ phan tại Việt Nam Với địa bàn hoạt động của các chi

nhánh và phòng giao dịch được phân bó khắp nơi trên cả nước, Eximbank đã

khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bởi sự đa dạng các sản phẩmcho vay thủ tục đơn giản và thuận lợi Các chính sách cấp tín dụng của

Eximbank dù có sự linh hoạt để đáp ứng cho từng loại đối tượng khách hàng,

cũng không vì vậy mà xem nhẹ công tác thâm định khách hàng vay vốn, đặcbiệt là công tác phân tích BCTC của KHDN để hạn chế tỷ lệ nợ xấu Bằngchứng là trong giai đoạn 2021-2022, tỷ lệ nợ xấu tại Eximbank giảm từ 1.96%

xuống còn 1.8% (Nguồn:

https://vietnambiz.vn/top-10-ngan-hang-co-ty-le-no-xau-cao-nhat-nam-2022-202329151722690.htm, đăng ngày 09/02/2023).

Nhằm làm rõ hơn vai trò của công tác phân tích BCTC KHDN vay vốn trong

mục tiêu giảm rủi ro phát sinh nợ xấu của ngân hàng và tìm hiểu về thực trạng

công tác phân tích diễn ra tại Eximbank chỉ nhánh Nam Đà Nẵng là đơn vị

công tác của mình, tác giả chọn đề tài nghiên cứu mang tên:

“HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHDN

VAY VON TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHAN XUẤT NHẬP KHẨU EXIMBANK CHI NHÁNH NAM ĐÀ NẴNG”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng của công tác phân tích BCTC của KHDN có nhu

cầu vay tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng

Trang 13

Nam Đà Nẵng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng dùng trong nghiên cứu: công tác phân tích BCTC KHDNvay vốn tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng

- Phạm vi của nghiên cứu: nghiên cứu công tác phân tích BCTC KHDN

vay vốn tại NHTM cổ phần xuất nhập khâu Eximbank CN Nam Đà Nẵng

trong giai đoạn 2020- 2022.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tình huống (Case Study method) được áp dụng trong bàiluận văn với công cụ quan sát phỏng vấn Trong đó, các nguồn đữ liệu có thểtiếp cận gồm: Nguồn dữ liệu thứ cấp: lấy nguồn số liệu từ các BCTC của

KHDN đang có quan hệ vay vốn với NHTM cổ phần xuất nhập khẩuEximbank CN Nam Đà Nẵng; các quy định, quy trình ban hành bởi ban giám

Chương 3: Hoàn thiện công tác phân tích BCTC KHDN vay vốn tại

NHTM cô phan xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng

Trang 14

dụng tại các NHTM đã được nghiên cứu qua các sách chuyên ngành như:

Giáo trình tín dụng ngân hàng (GS.TS.Nguyễn Văn Tiến-TS.Nguyễn Thị Lan(2014),Nha xuất bản thống kê.) Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định

tín dụng NHTM (TS Nguyễn Minh Kiều (2014), Nhà xuất bản lao động xã

hội.) Ngoài ra, một vài đề tài nghiên cứu tiếp cận theo hướng tương tự về

công tác phân tích BCTC của KHDN như sau:

Lấy đề tài tương tự về đưa ra các giải pháp cải thiện công tác phân tíchBCTC doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn

thương tín — Chi nhánh Daklak, tác giả Hoàng Anh Sơn (2016) một lần nữa

trình bày cụ thể về công tác đánh giá BCTC đang triển khai tại đơn vị côngtác, để là cơ sở đánh giá mặt ưu nhược của thâm định BCTC tại ngân hàng.Qua nghiên cứu, người viết thấy được công tác đánh giá BCTC tại đơn vị đã

nêu ra được rằng quy trình tại DVKD của mình đã giúp cán bộ ban hàng có

thể nắm bắt được các dữ liệu thông tin căn bản của tình trạng hoạt động

KHDN, là nguồn thông tin đủ tin cậy dùng cho hoạt động phê duyệt vay và

tác giả cũng có đề xuất mô hình phân tích định lượng Z-score là mô hình cóthé dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp, chi số giúp cải thiện chất

lượng của việc phân tích BCTC tại DVKD.

Bài nghiên cứu của thạc sĩ Lê Thị Huyền Nga (2017) cùng lấy vấn đềliên quan đến công tác phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn tại đơn vị công

tác của mình là NHTM cổ phần Công Thương — Chi nhánh Da Nẵng cũng chothấy mục tiêu và cách tổng hợp các đữ liệu nghiên cứu tương tự các đề tài

nghiên cứu đã đề cập nói trên Với đối tượng nghiên cứu là NHTM cô phanCông thương là ngân hàng sở hữu lịch sử thành lâu đời nhất trong số các

Trang 15

Trong nghiên cứu liên quan về phân tích BCTC của doanh nghiệp vay

vốn tại ngân hàng Đông A-Chi nhánh Đà Nẵng của tác giả Hồ Thị Hà (2019),

ngoài mục tiêu đề tài giống như các luận văn trước, người viết đưa ra đề xuất

sử dụng phương pháp so sánh đề đối chiếu, một bên là cách thức thẩm định

BCTC diễn ra tại đơn vị để so sánh với bên kia là quy định đang ban hành tạingân hàng, qua đó đưa ra các nhận xét về những mặt mà DVKD đã đạt được

và những bắt cập còn tồn đọng của việc phân tích

Thời gian gần nhất có đề tài nghiên cứu tương tự là vào năm 2020 thạc sĩDương Hồng Ngọc đã đưa ra nghiên cứu áp dụng tại đơn vị là NHTM tráchnhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu chỉ nhánh Đà Nẵng Nghiên

cứu cũng đã đưa ra các lập luận về cơ Sở lý luận, về thực trạng và đưa ra giải

pháp hoàn thiện công tác phân tích BCTC cho KHDN tại đơn vi.

Các nghiên cứu về phân tích BCTC cho KHDN vay vốn nói trên còn tồn

tại khoảng trống sau: Các NHTM được chọn chưa có nghiên cứu áp dụng tạiNHTM cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng Mặt khác,

trong giai đoạn 2020-2022 tình hình kinh tế thị trường có ảnh hưởng bởi dịch

Covid-19 có thể ảnh hưởng đến quy định ban hành về quy trình phân tích

BCTC tại các NHTM nói chung và tại DVKD Eximbank CN Nam Đà Nẵng

nói riêng Chính vì vậy tác giả chọn đề tài với mong muốn tìm hiểu thực trạng

công tác phân tích BCTC KHDN tại ngân hàng Eximbank CN Nam Đà Nẵng

để nhìn nhận được những kết quả, những mặt tích cực đã gặt hái được trongcông tác đánh giá, đồng thời qua đó nhận ra được những hạn chế còn tồn

đọng va đưa ra đề xuất nhằm cải thiện, đóng góp dé củng có và trau đồi chat

lượng của hoạt động tín dụng tại đơn vị này.

Trang 16

VAY VON TAI CAC NGAN HANG THUONG MAI

1.1 KHÁI QUAT VE NHTM VA ĐẶC DIEM HOAT ĐỘNG TÍNDUNG VÀ RỦI RO TÍN DUNG TAI CÁC NHTM

1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

a Khái niệm:

Định nghĩa về NHTM được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng

số 47/2010/QH12 năm 2010 như sau: “NHTM là loại hình ngân hàng thực

hiện tất cả các hoạt động của ngân hàng và các hoạt động khác nhằm mục

đích lợi nhuận”.

b Các hoạt động kinh doanh cia NHTM:

Theo khoản 13 và 14 Điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng số

47/2010/QH12 ban hành năm 2010, các hoạt động kinh doanh của các NHTM

khoản thanh toán, từ phát hành các giấy tờ có giá Các nguồn vốn huy động

được từ hoạt động này sẽ được NHTM cho vay cho những KHCN hoặc

KHDN cần đến nguồn vốn

Trang 17

tiền cho các hoạt động SXKD, tiêu dùng, hoặc đầu tư Các kiểu cho vay vốn

bao gồm: cho vay có TSĐB, vay tín chấp, bảo lãnh ngân hàng

- Hoạt động cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản, bao gồm:thực hiện dịch vụ thanh toán séc, thu chỉ tiền mặt, ủy nhiệm chi, cung cấp cácdich vụ thẻ, dich vụ thanh toán không cần đến tiền mặt,v.v

- Hoạt động góp vốn và mua cé phan, các NHTM có thé dùng nguồn

vốn điều lệ và quỹ dự trữ để tham gia góp vốn và mua cổ phần của các công

ty đang kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm, kiều hối, chứng khoán, kinh doanh

vàng, giao dịch với nước ngoài, dịch vụ đứng ra là trung gian thanh toán và

thông tin tín dụng Các hoạt động góp vốn hoặc mua cổ phần tại các doanh

nghiệp hoạt động ở lĩnh vực khác ngoài các lĩnh vực trên có phê duyệt bằng

văn bản của NHNN.

- Hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ về ngoại hối, sản phẩmphái sinh như giao dịch ngoại hối và các công cụ phái sinh liên quan đến tỷ

giá hối đoái, ngoại hồi, lãi suất, tiền tệ, các dịch vụ tài chính khác Các yếu tô

về quy mô, điều kiện và các bước phê duyệt cho hoạt động kinh doanh ngoại

hối và các sản phẩm phái sinh này phải tuân thủ quy định pháp luật

- Các hoạt động kinh doanh khác: tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc,

trái phiếu chính phủ, mua bán các công cụ chuyền nhượng, tín phiếu NHNN,tín phiếu kho bạc, và các giấy tờ có giá trị khác

NHTM có trách nhiệm kiểm soát các hoạt động của mình, các sản

phẩm mà NHTM đưa ra thị trường bat buộc phải tuân thủ chặt chẽ theo quyđịnh của NHNN Mục tiêu của NHTM là chú trọng đến việc tạo ra các dịch

vụ cũng như sản phẩm sao cho tính ứng dụng của nó không chỉ mang tính

cạnh tranh được với sản phẩm của ngân hàng khác trên thị trường, mà còn

Trang 18

trưởng Các nghiệp vụ trong NHTM sẽ có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau,

quyết định sử dụng vốn của NHTM sẽ quyết định đến mô hình cơ cấu và quy

mô nguồn vốn Trái lại, nguồn vốn huy động được sẽ có tác động đến quyết

định trong việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn của NHTM Các nghiệp vụ vềthanh toán, dịch vụ liên ngân hang sẽ là cách các NHTM sử dụng dé thu hút,

giữ chân khách hàng, hoàn thiện trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng,

đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập về các khoản phí địch vụ cho NHTM

1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay tại các NHTM

a Khái niệm hoạt động cho vay:

Theo khoản 14, điều 4 thuộc Luật các tổ chức tín dụng số

47/2010/QH12 ban hành năm 2010, hoạt động cho vay là một hình thức cấptín dụng được tiến hành bởi ngân hàng và khách hàng vay Ở đó, ngân hàngcam kết đưa cho khách vay tiền cho mục đích có xác thực rõ ràng, có khoảng

thời gian cam kết nhất định căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng vay theo quy

tắc trả cả gốc và lãi Đặc điểm của hoạt động cho vay này diễn ra tại cácNHTM còn là sự chuyên nhượng một cách tam thời nguồn tiền nhàn rỗi từ

người sở hữu vốn, ở đây là NHTM, sang người có nhu cầu dùng đến vốn, ởđây là khách hàng- người đi vay Xét về các hoạt động cung cấp tín dụng tại

NHTM, các NHTM được quyền đề nghị các khách hàng vay của mình tuân

thủ những điều kiện pháp lý và tài chính cụ thể Điều này dựa vào sự tintưởng và tín nhiệm có được từ ngân hàng và khách đi vay, đảm bảo rằng cácđiều kiện nay sẽ tạo ra cơ sở dé ngân hàng có khả năng lấy lại vốn sau khoảng

thời gian được xác định Khoảng thời gian được xác định, còn gọi là thời hạn

cho vay, bắt đầu từ khi khách hàng nhận tiền vay giải ngân đến khi hoàn tat

Trang 19

b Phân loại hoạt động cho vay tại các NHTM

Theo Điều 10, chương 1 thuộc Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Quyđịnh về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước

ngoài đối với khách hàng, các loại cho vay tại các NHTM bao gồm:

- Khoán vay ngắn han là sự vay vốn có thời hạn trả trong khoảng

a Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (tên gọi tiếng anh: The

Basel Committee on Banking Supervision), định nghĩa của rủi ro tín dụng là

khả năng người đi vay không thé đáp ứng các điều kiện thanh toán theo quyđịnh của hợp đồng vay đã cam kết với ngân hàng hoặc có thẻ định nghĩa là

kha năng mat khoản tiền cấp cho người vay do người vay không thé chi trả

được nợ.

b Nguyên nhân rủi ro tín dung:

Theo Qhosh (2012) các lý do làm rủi ro liên quan đến tín dụng xuất

hiện tại các NHTM bao gồm 2 lý do chính phát sinh từ bên trong ngân hàng

và nguyên nhân từ bên ngoài ngân hàng (nguyên nhân từ phía khách hàng và

các nguyên nhân khác).

Trang 20

- Phía ngân hàng:

e Chính sách về tin dụng chưa được triển khai chưa quản lý chặt, dé

làm khách hàng lợi dụng dé chiếm đoạt vốn từ ngân hàng

e Cán bộ của ngân hàng vi phạm quy trình cho vay bao gồm không

tiến hành đánh giá khách hàng đầy đủ trước khi tiến hành hoạt động giảingân, đưa cho ngân hàng các thông tin thu nhập không đúng thực tế về doanhnghiệp, vượt quá an toàn về tín dụng, hoặc tạo hồ sơ vay vượt chỉ tiêu dư nợ

để tranh dành khách hàng với ngân hàng khác Việc quản lý, kiểm soát mục

đích cho vay của khách hàng được ngân hàng thực hiện chưa chặt chẽ.

e Kiến thức nghiệp vụ đánh giá, thâm định khách hang từ phía các cán

bộ ngân hàng chưa đủ chuyên nghiệp hoặc xảy ra các trường hợp câu kết với

khách để lợi dụng lấy tiền từ ngân hàng

- Phía khách hàng:

e Khách hàng sử dụng tiền vay được không đúng theo cam kết vớingân hàng, dẫn đến việc sử dụng khoản tiền đi vay cho các hoạt động mang

tính chất rủi ro cao và không trả nợ được

e Khách hàng là doanh nghiệp có tổ chức năng lực kinh doanh chưatốt, lãnh đạo có kinh nghiệm, cách làm việc hạn chế trong khâu quản lý kinhdoanh, khiến tình hình kinh doanh không ôn định

e Khách hàng cố ý là không khai báo, không cung cấp thông tin trungthực, lợi dụng vốn ngân hàng hoặc thế chấp tài sản đa dạng ở nhiều nơi,

không có đủ năng lực pháp nhân.

- Lý do khác:

¢ Thay đổi đột ngột trong chính sách vay của NHNN

e Biến động về lĩnh vực chính trị - xã hội ở cả trong nước và ở nướcngoài, lạm phát, v.v làm xuất hiện các rủi ro bất ngờ cho ngân hàng

Trang 21

1.2 QUY TRÌNH THẤM ĐỊNH TÍN DUNG CHO KHDN VAY VON

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Mục đích của quy trình thẩm định tin dụng tại NHTM là nhận xét một

cách đúng đắn về năng lực trả nợ của chính người đi vay Quy trình này được

quy định chặt chẽ và rõ ràng sẽ giúp cho CB QHKH và Ban lãnh đạo tại các

NHTM hạn chế được rủi ro xảy ra khi quyết định cho khách hàng vay vốn

Theo quy định của NHNN, quy trình về thẩm định tin dụng tại các

NHTM sẽ gồm có các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận bộ hồ sơ yêu cầu từ khách hàng Tại bước này, cán

bộ ngân hàng sẽ gặp trực tiếp và trao đổi với chủ doanh nghiệp bên kháchhàng, với các nhân viên có chức vụ có liên quan, dé biết các thông tin về tư

cách pháp lý, lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp của khách hàng.

Ngoài ra, các cán bộ ngân hàng sẽ tìm hiểu mục đích cần vốn vay của kháchhàng cũng như cho khách biết những quy định về các điều kiện của sản phẩm,lãi suất vay và nói lại khách bổ sung bộ hồ sơ gồm có: giấy phép đăng ký kinh

doanh của KHDN, quyết định của doanh nghiệp về việc bổ nhiệm người đại

diện, các BCTC của khách hàng Cán bộ ngân hàng xem xét khách hàng có

thuộc đối tượng cho vay vốn căn cứ theo quy định hay không Cán bộ ngân

hàng còn cần xem xét đến năng lực về phong cách quản lý và dẫn dắt của

người lãnh đạo doanh nghiệp qua quá trình công tác của lãnh đạo, lịch sử hoạt

động của doanh nghiệp, hồ sơ tài sản được dùng đề bảo đảm các khoản vay

Bước 2: Thâm định hồ sơ vay của KHDN Bước này bao gồm thâm

định giá trị TSĐB và phân tích tình hình tài chính của KHDN Tại bước thẩm

định giá trị TSĐB, cán bộ ngân hàng phụ trách mảng thẩm định tài sản théchap tại NHTM, sẽ lấy hồ sơ của khách hang từ cán bộ ngân hang ở bước 1 dé

Trang 22

kiểm tra xem giấy tờ có tính đầy đủ, có tính hợp pháp hay không, cũng nhưcán bộ thẩm định còn sẽ sắp xếp lịch thẩm định cho tài sản đảm bảo của

khách hàng Việc thâm định TSĐB để bao đảm cấp tin dụng một cách hiệuquả cần:

- Giá trị TSĐB phải lớn hơn nghĩa vụ đảm bao

- TSĐB trả nợ có tính thanh khoản cao nhằm đảm bảo việc thanh lý

TSĐB nhanh chóng.

- Cơ sở pháp lý đầy đủ, được đánh giá bằng quan hệ sở hữu của

KHDN với TSĐB, TSĐB phải đảm bảo thuộc quyền sở hữu của KHDN một

cách hợp pháp dé chắc chắn được việc thu hỗi nợ từ khách hàng

Tại bước phân tích tình hình tài chính của KHDN mục tiêu là phân tích

được tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá được hiệu quả sử dụng vốnvay, khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng Các kết quả phân tích ở bước

này sẽ là nội dung lập nên báo cáo kết quả thấm định dé chuyền sang bộ phận

có thẩm quyền phê duyệt quyết định cho vay

Bước 3: Trinh ban lãnh đạo phê duyệt Tại bước nay, các hồ sơ và báocáo ở giai đoạn trước sẽ được chuyên cho ban lãnh đạo tại DVKD dé kiểm tra

và đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay

Bước 4: Ký các hợp đồng và bắt đầu giải ngân Khi có sự phê duyệtđồng ý cho vay của ban lãnh đạo, bộ phận hỗ trợ tín dụng chịu trách nhiệm

soạn hợp đồng tín dụng, hợp đồng công chứng và các loại giấy tờ có liên quan

cho khách hàng ký, tiếp đến là trình cho ban giám đốc ký xác nhận, rồi sau đó

mới tiến hành giải ngân khoản vay dựa theo những gì đã nêu rõ trong hợp

đồng vay Nội dung của hợp đồng sẽ bao gồm các thông tin sau:

Trang 23

- Thông tin về mặt pháp ly của khách hàng (tên doanh nghiệp, địa chỉđăng ký kinh doanh, mã số đăng ký kinh doanh)

- Mục dich sử dụng nguồn vốn

- Thời hạn đồng ý cho vay

- Thông tin về lãi suất cho vay

- Các loại TSĐB của doanh nghiệp

- Quyên và nghĩa vụ của các bên ký hợp đồng

- Điều kiện thanh toán

Bước 5: Lưu trữ và theo dõi hồ sơ Các cán bộ ngân hàng phụ trách lưu

kho bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng và theo dõi tình hình trả nợ của khách

hàng qua hệ thống của ngân hàng Các hồ sơ được lưu có sự theo dõi của cán

bộ ngân hàng về kỳ đánh giá lại tài sản, hoặc hỗ trợ cho công tác báo cáo

kiểm toán tại đơn vị sau này

1.3 QUY TRINH PHAN TÍCH BCTC KHDN VAY VON TẠI NHTM

Phân tích BCTC của KHDN vay vốn ở các NHTM là quy trình cần cótrong quá trình thấm định cho vay, bằng việc vận dung các phương pháp thu

thập và tính toán các thông tin về khía cạnh kế toán và xem xét các thông tin

khác về khía cạnh quản lý để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệpnhằm nhận xét về tính hiệu quả, khả năng thanh toán và tiềm lực của doanh

Trang 24

trong các bước thẩm định được các NHTM dùng để nhận xét về khả năng vềthanh toán nợ của doanh nghiệp, giúp cho việc đưa ra quyết định cho vay.Đây còn là bước cơ sở dé CB QHKH nhập thông tin, các chỉ sé đánh giá về

mặt tài chính lên hệ thống để hệ thống cho điểm về tín dụng, với mục tiêu là

xác định điểm của KHDN có đáp ứng theo yêu cầu sản phẩm vay mà NHTMđang cấp hay không Có thể nói cách khác rằng việc nghiên cứu phân tích

BCTC của KHDN giúp cán bộ ngân hàng củng có và trau dồi nhận thức về sự

cần thiết của công tác này để thi hành quy định về cấp tín dụng, bên cạnh đó

là giảm các rủi ro liên đới đến công việc tat toán khoản nợ của khách hang sau

này.

1.3.2 Nguồn thông tin phục vụ phân tích BCTC KHDN

Theo quy định cho vay của NHTM, các cán bộ ngân hàng sẽ yêu cầu

KHDN của mình đưa các hồ sơ là BCTC bao gồm là Bảng cân đối kế toán,

báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyếtminh BCTC và các nguồn thông tin khác thu thập trong quá trình khảo sát

khách hàng.

a Bảng cân đối kế toán

BCĐKT thể hiện thông tin của hai nội dung chủ yếu là tài sản và nguồnvốn của doanh nghiệp BCDKT là bảng tóm tắt được: tình trạng tài sản, tình

hình các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một thời gian xác định,

thường là cuối tháng, cuối năm hoặc cuối quý Dựa vào BCDKT, có thể biếtđược nguồn vốn tạo nên tài sản hiện thuộc sở hữu của doanh nghiệp, được tạo

nên từ nguồn vốn của chủ sở hữu, từ vay vốn ngân hàng hay từ vốn vay khác,

từ đó có thể doanh nghiệp cần phải trả khoản nợ là bao nhiêu Các số liệutrong phần nguồn vốn của BCDKT cho biết cơ cấu và quy mô các nguồn vốnđược huy động, dau tư vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp Mục tài san

Trang 25

cho thấy được cơ câu các tài sản doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm phân

tích BCTC, khả năng quản lý tài sản cũng như đánh giá tính hợp lý trong sử

dụng tài sản gắn với mục đích thu được lợi nhuận của doanh nghiệp

b Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

BC KQHDKD cho biết các thông tin về khía cạnh tài chính gồm: doanh

thu ròng, giá vốn hàng bán, lãi gộp, chỉ phí lãi vay, lợi nhuận trước thuế và lợi

nhuận sau thuế BC KQHĐKD và BCĐKT cung cấp nguồn dữ liệu thông tindành cho việc tính toán các tỷ số về tài chính, đây chính là cơ sở số liệu cho

công việc nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp sau này.

c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCLCTT cho thấy các dữ liệu xác định được dòng tiền thu chi đượclưu chuyển từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, và các hoạt động

tài chính của doanh nghiệp trong năm báo cáo Loại báo cáo này giúp cho

thấy được các thông tin đề cập đến nguồn gốc, mục đích và sé liệu về số tiềndoanh nghiệp đã thu, chỉ trong kỳ, qua đó, sẽ đánh giá được nguồn tiền thuđược là phát sinh từ hoạt động nào là chủ yếu của doanh nghiệp, việc sử dụng

các dòng tiền của doanh nghiệp ra sao, có tốt, có hiệu quả hay không, cũng

như dự đoán được vị thế của doanh nghiệp trong tương lai, có thể tạo ra dòng

tiền lớn hay không

BCLCTT trình bày theo hai phương pháp là phương pháp trực tiếp và

phương pháp gián tiếp Theo những điều quy định trong thông tư số

200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014, BCLCTT được lập theo

phương pháp trực tiếp phản ánh:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: cho thấy được dong tiềnthu chỉ mà có liên quan một cách trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của

Trang 26

doanh nghiệp, đó là các khoản: tiền chỉ trả cho người lao động, tiền lãi vayphải trả, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp và các đòng tiền thu, chỉ

khác.

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: cho thấy dòng tiền thu chi từ

hoạt động mang tiền đi đầu tư của doanh nghiệp Đó là các hoạt động là muasắm TSCD, bat động sản đem đi đầu tư, đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác,

tiền thu lãi từ hoạt động cho vay, từ cô tức và lợi nhuận doanh nghiệp được

chia.

- Lưu chuyền tiền từ hoạt động tài chính: phan ánh dong tiền thu được

từ việc phát hành ra cô phiếu, nhận được vốn góp từ chủ sở hữu, mua lại cổphiếu của các doanh nghiệp phát hành, tiền từ hoạt động đi vay, tiền dùng trả

nợ gốc vay, lợi nhuận trả cho chủ sở hữu

Theo phương pháp gián tiếp, luồng tiền thu vào và chỉ ra từ hoạt động

kinh đoanh, khác với phương pháp đề cập ở phía trên, thi dong tiền thu chỉ từ

hoạt động được xác định thông qua việc điều chỉnh phần lợi nhuận trước thuếthu nhập doanh nghiệp, không kể đến các mục là: các khoản chi phí khấu haoTSCD, các khoản dự phòng hay là các khoản lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá hối

đoái, các khoản lãi lỗ từ hoạt động đầu tư, từ chỉ phí lãi vay đã ghi nhận vào

BC KQHDKD trong kỳ.

d Thuyết minh BCTC

Thuyết minh BCTC sẽ có các nội dung về đặc điểm về doanh nghiệp,

các trang thông tin góp phần bé sung cho những khoản mục được nêu tạiBCĐKT, BC KQHDKD, và BCLCTT hoặc các số báo cáo kế toán được lập

trong nội bộ doanh nghiệp làm cho hệ thông phân tích các chỉ tiêu được đầy

đủ, rõ ràng hơn Qua thuyết minh BCTC, các cán bộ ngân hàng làm công tác

đánh giá BCTC KHDN có thể nhìn một cách tổng quan về doanh nghiệp bao

Trang 27

gồm đặc điểm hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp, ngành nghề kinhdoanh, cấu trúc của doanh nghiệp, các chính sách cũng như quy định kế toán

đang được dùng tại doanh nghiệp.

e Các nguồn thông tin khác:

Bên cạnh các dtr liệu có trong các báo cáo được đề cập ở phía trên, cán

bộ ngân hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu thêm giấy tờ để lấy số liệu từ

KHDN như số chỉ tiết theo đõi từng khoản mục tài khoản của khách hàng,thông tin từ phỏng vấn khách hàng, từ trang web thể hiện thông tin nộp thuế

thu nhập doanh nghiệp, v.v

1.3.3 Phương pháp phân tích:

a Phương pháp so sánh

Là phương pháp được ứng dung dé so sánh về xu hướng, mức độ tăng

giảm của giá trị của các chỉ tiêu phân tích Cán bộ ngân hàng có thể áp dụng

phương pháp này cùng với kiến thức nghiệp vụ dé tim ra nguyên nhân của sựtăng và giảm của các chỉ tiêu, xem xét qua số liệu lấy từ các năm, từ số liệudoanh nghiệp đạt được so với mức kế hoạch đề ra dé thể hiện sự nỗ lực của

doanh nghiệp.

Những chỉ tiêu được dùng trong phương pháp này phải được thống nhất

về bao gồm: nội dung, thời gian, không gian, cùng chung đơn vị tính

b Phương pháp ty lệ

Là phương pháp được áp dụng phổ biến, dùng tính toán các con sé, giátrị các mục theo tỷ trọng phần trăm, giúp đưa ra nhận xét về cơ cấu của cácmục so với giá trị tổng, làm cơ sở để các cán bộ ngân hàng nhìn bao quát

được dữ liệu trên BCTC của khách hàng Phương pháp này có nguyên tắc là

Trang 28

phải xác định được định mức và lấy đó làm tiêu chuẩn tham chiếu với các tỷ

lệ tính toán của doanh nghiệp.

1.3.4 Nội dung phân tích BCTC của KHDN

Căn cứ theo sách “Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định hành tín

dụng ngân hàng thương mại”, nhà xuất bản Lao động-xã hội, TS NguyễnMinh Kiều, Chương 3: Phân tích tín dụng và quyết định cho vay, trang 135-

142, các NHTM sẽ đánh giá các yếu té có trong các BCTC, bao gồm:

- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Nội dung trên BC KQHDKD thé hiện các dữ liệu về giá trị doanh thu,

lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian đánh giá Cán

bộ ngân hàng sẽ nhận xét được doanh nghiệp kinh doanh có lãi hoặc bị lỗ như

thé nào, từ đó tiền hành sử dụng phương pháp tính toán, phân tích các số liệu

Các cán bộ ngân hàng sử dụng kiến thức của mình nhận định: quy mô

của hoạt động kinh doanh trong phạm vi địa lý được xác định rõ của doanh

nghiệp, thực hiện phân tích mặt hợp lý của tình hình về doanh thu, tình hình

lợi nhuận, cũng như tìm ra lý do đằng sau sự thay đổi trong các con số này

Mục tiêu của việc này là cán bộ ngân hàng đưa ra các ý kiến thể hiện nhận

định một cách bao quát của mình về tình hình cũng như là các kết quả đạt

được của doanh nghiệp xét trong giai đoạn thời gian được chọn đánh giá.

Cán bộ ngân hàng thực hiện việc tính toán các chỉ số mà thông qua đó,biểu hiện được ty lệ lợi nhuận trên doanh thu và so sánh chúng qua các thời

điểm đánh giá, nhằm hỗ trợ quá trình nhận xét về khả năng tạo ra lợi nhuận,

khả năng trả nợ đi vay của khách hàng.

~_ Phân tích bang cân đối kế toán

Trang 29

Cán bộ ngân hàng tiến hành tập trung đi vào công việc phân tích giá trịcủa các khoản được xem là chủ yếu trên BCDKT như sau:

© Sự biến động và cơ cấu tài sản

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: tính toán chỉ tiết giá trị cáckhoản mục chiếm phan trăm bao nhiêu trong giá trị tổng tài sản doanh nghiệp,

cán bộ ngân hàng xem xét, phân tích tìm ra lý do của việc tăng giảm qua các

năm để đưa ra nhận xét về tính thanh khoản của doanh nghiệp, về khả năng

doanh nghiệp chi trả các khoản nợ ngắn hạn

+ Các khoản phải thu và trả trước cho người bán: cán bộ ngân hàng

dùng kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn xem xét sự tăng giảm các khoản

mục Xét đến các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp, cán bộ ngânhàng sẽ xem xét thời gian, giá trị của công nợ và đối chiếu với đanh sách công

nợ của các khách hàng của doanh nghiệp dé đánh giá việc có thể thu lại được

nợ Với khoản trả trước người bán, cán bộ ngân hàng sẽ phân tích để nhận xét

về tình hình doanh nghiệp thanh toán các khoản trả trước người bán, đưa ra

nhận xét đối với mức độ uy tín của đoanh nghiệp trong mối quan hệ trả nợ với

người bán.

+ Hàng tồn kho: cán bộ ngân hàng chú ý đến cơ cầu hàng tồn kho, tínhtoán hàng tồn kho chiếm phan trăm bao nhiêu so với tổng tài sản, thông tin về

thời gian lưu trữ và sự thay đổi trong nhập xuất của hàng tồn kho Từ đó, cán

bộ ngân hàng đưa ra ý kiến của mình về các khâu từ sản xuất, bảo quản và

bán hàng được doanh nghiệp đưa ra.

+ TSCĐ: tý lệ TSCD chiếm phan trăm là bao nhiêu so với tổng tài sản

được cán bộ ngân hàng tính toán xem có sự phù hợp của các TSCĐ với đặc thù dành cho lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh.

Trang 30

© Sự biến động và cơ câu nguồn vốn: quan tâm đến biến động cáckhoản mục chỉ tiết, và tỷ lệ các khoản mục trong tổng nợ phải trả và vốn chủ

sở hữu được cán bộ ngân hàng thực hiện phân tích như sau:

+ Nợ phải trả: các cán bộ ngân hàng xem các khoản nợ thuộc nhóm

ngắn hạn ví dụ như nợ vay ngắn hạn, khoản phải trả cho người bán ngắn hạnbiến động tăng giảm như thế nào qua các năm, chiếm phần trăm bao nhiêu về

tỷ lệ so với tổng nguồn vốn, tìm hiểu lý do của cơ cấu, lý giải được sự thayđổi tăng giảm của các khoản nợ

+ Vốn chủ sở hữu: cán bộ ngân hang tính tỷ lệ vốn từ chủ sở hữu so với

tông nguôn vôn, và so sánh sự thay đôi của von chủ sở hữu qua các năm.

Trong tông hợp, quá trình phân tích các khoản mục trên các báo cáo

thuộc BCTC của doanh nghiệp đòi hỏi sự sâu rộng và chuyên nghiệp trong

trình độ của cán bộ ngân hàng để đủ năng lực đưa ra các nhận xét một cách

khách quan, đủ độ tin cậy và độ chính xác cao về tình hình hoạt động của

KHDN.

- Phân tích các chỉ số

© Phan tích nhóm chỉ tiêu phan ánh cơ cấu nguồn vốn

Cán bộ ngân hàng phân tích các nhóm chỉ tiêu nói trên sẽ bao gồm:

+ Chỉ số tỷ lệ nợ phải trả trên chỉ tiêu tông nguồn vốn và nợ phải trả

trên chỉ tiêu vốn chủ sở hữu là những thông số mà cán bộ ngân hàng dùng để

đưa ra đánh giá cách doanh nghiệp sử dụng vốn, bao gồm vốn tài trợ đến từbên ngoài và vốn tự có Cán bộ ngân hàng sẽ biết được thông tin về mức độ

nợ trong tông gia trị nguồn vốn của doanh nghiệp Cách tính như sau:

Trang 31

Nợ phải trả

Tysong= Tong nguôn von

Ty số nợ cho thấy doanh nghiệp có mức độ lệ thuộc vào nợ vay như thế

nào, khi tỷ số tính ra có giá trị thấp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phụthuộc ít vào các nguồn nợ và có khả năng tạo ra ít rủi ro đối với ngân hàng,

khi doanh nghiệp đi vay tại ngân hàng.

Ngoài ra, tỷ số nợ so với vốn từ chủ sở hữu được phía ngân hàng tậptrung vào phân tích nhằm đánh giá cách doanh nghiệp tận dụng nợ Điều nàygiúp tính toán được mức độ quản lý, giám sát về tài chính của doanh nghiệp

và năng lực tự quản lý vốn, cách tính như sau:

l „ Nợ phải trả

Tỷ sô nợ trên vôn chủ sở hữu =

-Von chủ sở hữu

Chỉ số này mang ý nghĩa là để xem mức độ của tài trợ từ nguồn vốn

vay so với vốn chủ sở hữu mà chủ doanh nghiệp đầu tư Nếu chỉ số này có giátrị biến động trong khoảng giá trị từ 0 đến 1, cán bộ có thể nhận xét rằng

doanh nghiệp có khả năng tài trợ tương đối tốt Tức là, doanh nghiệp đang sử

dụng mức vay một cách cân đối dé bổ sung vốn từ chủ sở hữu của họ Ngượclại, chỉ số này vượt quá 1, điều này cho thấy doanh nghiệp có thé đã phụ

thuộc vào nguồn vốn vay khá nhiều Khi đó, nguy cơ rủi ro sẽ xuất phát từviệc doanh nghiệp đang chịu sức ép nhiều hơn từ nguồn vốn vay Trong tình

huống này, có thể nói rằng ngân hàng đang phải chịu phần lớn rủi ro nếudoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong cam kết trả nợ với ngân hàng Nếu

chỉ tiêu nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng

nhiều vốn vay đề tài trợ cho hoạt động kinh doanh, nếu tỷ lệ này vẫn cao quacác năm, có thể nhận xét rằng khả năng trả nợ của doanh nghiệp khó khăn,cán bộ ngân hàng nên cân nhắc hạn mức cho phép KHDN vay Đổi lại, chỉ

Trang 32

tiêu thấp có thể chỉ ra rằng nguồn vốn chủ sở hữu đề dùng cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp đồi đào và không chịu nhiều áp lực tài chính từ các

khoản vay nợ.

+ Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ là chỉ tiêu hỗ trợ cho cán bộ ngân hàng nhận

xét về năng lực tài chính của khách hàng, xem xét xem việc có hay không sựcân đối của nguồn vốn tự có trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp kháchhàng càng ít chịu sức ép trả nợ nếu giá trị của tỷ số này tính ra có giá trị cao

Công thức tính là:

l Vốn chủ sở hữu

Tỷ sô tự tài trợ = ——————

Tông nguôn vôn

e Phan tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn là một chỉ số cho thấy khả năng chuyểnđổi từ tài sản thành tiền mặt trong khoảng thời gian ít hơn 1 năm, nhằm đảm

bảo khả năng trả các khoản nợ có thời hạn ngắn.

doanh nghiệp đang quản lý tài sản ngắn hạn của mình không được hiệu quả

+ Hệ số thanh toán nhanh sẽ không tính gồm giá trị của hàng tồn kho

trong chỉ số tài sản ngắn hạn, vì theo tính chất là giá trị cũng như khả năng

Trang 33

thanh khoản của hang tồn kho thường không thé dự đoán được Công thức ápdụng để tính chỉ số này là:

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Hệ số thanh toán nhanh =

-Nợ ngăn hạn

Hệ số thanh toán nhanh được dùng đến dé xác định khả năng thanh toán

nhanh đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp qua chuyên hóa các

tài sản ngắn hạn, nhưng vẫn không làm hao hụt lượng hàng tồn kho của doanh

nghiệp.

e Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) mang ý nghĩa là chobiết kha năng điều hành và kiểm soát các chi phí được ding để đầu tư vào

hoạt động kinh doanh Đứng về góc độ ngân hàng, đa số ngân hàng sẽ có xu

hướng chú ý đến giá trị lợi nhuận trước thuế, vì phần chỉ trả nợ vay tính trênphần lợi nhuận trước khi nộp thuế

Lợi nhuận trước thuế

ROS =

Doanh thu

+ Ty suất lợi nhuận trên tài san (ROA) thể hiện được khả năng tạo ra

lợi nhuận của tài sản, đồng nghĩa với việc đo lường hiệu suất mà mỗi đơn vị

tài sản đem lại giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế

ROA =

Tổng tài sản

Trang 34

+Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện khả năng tạo ralợi nhuận của vốn của chủ sở hữu, có nghĩa là mức độ mà mỗi đơn vị vốn đầu

tư tạo ra lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế

-Hang ton kho binh quan

Trong đó hàng tồn kho bình quân= (Giá trị hàng tồn kho đầu ky+ Giátrị hàng tồn kho cuối ky)/2

Hệ số vòng quay của hàng tồn kho là hệ số được dùng dé đưa ra nhậnxét khả năng về mặt quản lý, kiểm soát hàng tồn kho trong một đoanh nghiệp

trong một năm Khi hệ số có giá trị cao, nó cho biết rằng doanh nghiệp có thểkiểm soát tốt hàng tồn kho, và việc tiêu thụ hàng tồn kho xảy ra nhanh và hiệu

quả Trái lại, khi hệ số này thấp sẽ ám chỉ rằng hàng tồn kho thuộc sở hữu củadoanh nghiệp có thể đang bị dôn chất, cần thiết lập cơ chế bán hàng với mục

tiêu phù hợp dé khắc phục được tình trạng này

Doanh thu thuần

Số vòng quay phải thu khách hàng =

Bình quân phải thu khách hàng

Hệ số vòng quay nợ phải thu đưa ra một cái nhìn bao quát ban đầu vềkhả năng liên quan đến các khoản nợ của doanh nghiệp có thể thu hồi từ

Trang 35

khách hàng của doanh nghiệp, nhìn nhận về tính hiệu quả của công tác quản

lý các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích

Doanh thu thuần

Số vòng quay vốn lưu động =

-Von lưu động bình quân

Trong đó: Vốn lưu động bình quân= Tài sản ngắn hạn- Nợ ngắn hạn

Hệ số vòng quay vốn lưu động, là giá trị mà qua đó cho thấy khả năng

sản xuất và luân chuyển hàng hóa cũng như tính hiệu quả của việc sử dụngnguồn vốn lưu động của doanh nghiệp

Trang 36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC KHDN VAY

VON TẠI NHTM CO PHAN XUAT NHẬP KHẨU

đồng bộ trưởng, ngân hàng lấy tên sơ khai là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt

Nam và khai trương chính thức có mặt hoạt động trên thị trường từ

17/01/1990 Vào 06/04/1992, NHNN Việt Nam đã cấp giấy phép số

11/NH-GP, trong đó quy định cho phép Eximbank tổ chức hoạt động của ngân hàng

trong vòng 50 năm, cùng với giá trị vốn điều lệ được ngân hàng đăng ký ban

đầu là 50 tỷ đồng việt nam (tương đương 12,5 triệu USD), lấy tên thay đổi

thành Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, gọi tắt là

Eximbank.

Từ đó đến hiện tại, Eximbank có giá trị về vốn điều lệ đã tăng lên

12.335 tỷ đồng, với vốn từ chủ sở hữu đã đạt được con số là 13.317 tỷ đồng.Cho đến thời điểm hiện tại, Eximbank được coi là một trong những NHTM cổphần sở hữu giá trị vốn chủ sở hữu được coi là lớn nhất tại Việt Nam Các

Trang 37

hoạt động của Eximbank đã phủ sóng khắp cả nước, với trụ sở chính đặt tạiTầng số 8 thuộc Văn phòng số L8-01-11+16, Tòa nhà Vincom Center, số 72

Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thanh phố

Hồ Chí Minh Hơn nữa, Eximbank còn thành lập các chỉ nhánh và sở hữu các

phòng giao dịch, với con số tổng là khoảng 207 trải dài trên cả nước Ngoài

ra, Eximbank đã xây dựng được quan hệ hợp tác với các hệ thống đại lý với

§69 ngân hàng ở 84 quốc gia trên khắp thế giới

Eximbank đưa ra thị trường gồm các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàngmang thương hiệu tầm cỡ quốc tế, bao gồm:

- Sản phẩm huy động từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán VND

của KHCN, tiền gửi bằng ngoại tệ khác và bằng vàng

- Sản phẩm cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay theo hạn

mức tín dụng VND, ngoại tệ và vàng cho vay sinh hoạt, tiêu dùng, cho vay

thấu chi, cho vay đồng tài trợ

- Dịch vụ mua va bán các loại ngoại tệ.

- Dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu các loại hàng hóa

- Các sản phẩm thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: thẻ Eximbank JCB

card, thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank

V-top Card.

- Dịch vụ liên quan đến tiền mặt, chỉ lương, thu chỉ tại quay giao dich,thu đổi ngoai té, chuyén tiền trong và ngoài nước, nhận và chi trả kiều hối

- Các nghiệp vụ liên quan đến bảo lãnh bên trong và ngoài nước

- Dịch vụ tài trợ cho du học, tư van về đầu tư thị trường tài chính vàtiền tệ

Trang 38

NHTM cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank có định hướng là trở thànhNHTM cổ phan chất lượng đứng đầu ở Việt Nam được dẫn dắt di đầu bởi tính

chuyên nghiệp và liêm chính Trong đó, Eximbank ưu tiên việc đưa ra cho

khách hàng các dịch vụ và giải pháp tài chính đáp ứng kỳ vọng của khách

hàng, lấy khách hàng là trọng tâm Eximbank mong muốn cung cấp, đề ra giải

pháp về tài chính với sản phẩm mang tính đa dạng, có chất lượng cao với việc

ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, tạo môi trường cho nhân viên làm việc

mà ở đó khuyến khích và thúc day nhân viên có năng lực, nhiệt huyết mangtỉnh thần cống hiến cho Eximbank Bên cạnh đó, Eximbank còn đưa ra sứ

mệnh tối ưu hóa các giá trị cho tất cả các bên có liên quan bao gồm nhóm

khách hàng, cô đông, nhân viên và cộng đồng thông qua đảm bảo tăng trưởng

én định trong hoạt động kinh doanh

Với tầm nhìn, mục tiêu chung của Hội sở NHTM cổ phần xuất nhập

khẩu Eximbank, chỉ nhánh NHTM cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank CN

Nam Đà Nẵng đã được thành lập và phát triển phục vụ khách hàng tại Đà

Nẵng- là thành phó trung tâm phát triển nhất của khu vực miền Trung Tây

Nguyên Quá trình hình thành và các bước tiến phát triển của NHTM cổ phan

xuất nhập khẩu Eximbank — CN Nam Đà Nẵng, trở thành DVKD cấp I trựcthuộc Hội sở NHTM cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank gồm các mốc thời

gian như sau:

- Ngày 07/12/1995, Eximbank CN Nam Đà Nẵng được thành lập, ban

đầu là một phòng giao dịch lấy tên gọi là NHTM cé phần xuất nhập khẩu

Eximbank — Phòng giao dịch Hùng Vương đặt tại địa chỉ 272 Hùng Vương,

Đà Nẵng.

- Ngày 11/08/2004, NHTM cô phần xuất nhập khẩu Eximbank — Phònggiao dịch Hùng Vuong phát triển tăng quy mô thành NHTM cổ phan xuất

Trang 39

nhập khẩu Eximbank CN Hùng Vuong và có quy mô được coi như là chi

nhánh thuộc cấp II ở Đà Nẵng

- Với sự nỗ lực và phát triển không ngừng trong tăng trưởng quy môhuy động và dư nợ, ngày 01/4/2006 NHTM cổ phần xuất nhập khẩu

Eximbank — CN Hùng Vương phát triển trở thành chỉ nhánh có quy mô cấp I,

hiện đang quản lý 4 phòng giao dịch bao gồm: Eximbank Chợ Côn,

Eximbank Hòa Cường, Eximbank Điện Biên Phủ và Eximbank Thuận Phước,

đổi địa điểm hoạt động sang địa chỉ mới đặt tại 205 Phan Châu Trinh, quận

Hải Châu, Đà Nẵng Tháng 11/2010, NHTM cổ phần xuất nhập khâu

Eximbank CN Hùng Vương chuyền địa điểm hoạt động sang địa chỉ 259-261

Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng và hoạt động tại địa chỉ này trong suốt 12 nămtrước khi đổi tên và chuyển sang địa chỉ hoạt động hiện nay

- Tháng 12/2022 NHTM cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank — CN

Hùng Vương thay đổi tên thành NHTM cổ phan xuất nhập khẩu Eximbank —

CN Nam Đà Nẵng và chuyển địa điểm hoạt động sang địa chỉ mới sang địa

chỉ 181-183 Nguyễn Phước Lan, phường Hòa Xuân, Đà Nẵng Hiện nayEximbank CN Nam Đà Nẵng có tổng nhân viên là 34 người, bao gồm 1 Giám

Đốc, 1 Phó Giám Đốc và 4 Trưởng Phòng (trưởng phòng KHDN, trưởng

phòng KHCN, trưởng phòng Dịch vụ khách hàng, trưởng phòng Bộ phận hỗ trợ tín dung) và 28 nhân viên Các nhân viên Eximbank CN Nam Đà Nẵng

đều có trình độ tốt nghiệp đại học và cao học có tỷ lệ hơn 80%, nhân viên có

tuổi đời trẻ, tác phong trong công việc năng động, có trình độ kinh tế và năng

lực được trau dồi một cách bài bản

Trang 40

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại NHTM cỗ phần xuất nhập khẩu

Eximbank CN Nam Đà Nẵng

a Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Phong KHCN

Trưởng phòng KHCN

IPhòng DVKHI

Trưởng phòng KHDN|

Truong nhóm] | [Trưởng nhóm quan hệ quan hệ

theo các điều quy định rõ trong điều lệ của ngân hàng và trước pháp luật

- Phó Giám đốc chỉ nhánh: Là vị trí trợ giúp giám đốc ở chỉ nhánh trongquản trị điều hành, được sự ủy quyền của Tổng Giám Đốc và sự phân công

của Giám đốc Chi nhánh và đứng ra chịu các trách nhiệm liên quan về công

tác đó.

Ngày đăng: 28/05/2024, 11:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHTM cổ phan Eximbank| 30 CN Nam Đà Nẵng - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHTM cổ phan Eximbank| 30 CN Nam Đà Nẵng (Trang 10)
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHTM cỗ phan xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHTM cỗ phan xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng (Trang 40)
Bảng phân tích trên cho ta thấy được rằng, nguồn vốn từ hoạt động huy động vốn của Eximbank CN Nam Đà Nẵng có sự gia tăng thay đổi qua các - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
Bảng ph ân tích trên cho ta thấy được rằng, nguồn vốn từ hoạt động huy động vốn của Eximbank CN Nam Đà Nẵng có sự gia tăng thay đổi qua các (Trang 42)
Bảng 2.2.Tình hình hoạt động cho vay của NHTM cổ phan xuất nhập khẩu - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay của NHTM cổ phan xuất nhập khẩu (Trang 44)
Bảng 2.3. Kết qué hoạt động kinh doanh tại NHTM cỗ phan xuất nhập - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
Bảng 2.3. Kết qué hoạt động kinh doanh tại NHTM cỗ phan xuất nhập (Trang 47)
Hình 2.2. Quy trình cấp tín dụng, quản lý tiền vay cho KHDN tại NHTM cổ phan xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
Hình 2.2. Quy trình cấp tín dụng, quản lý tiền vay cho KHDN tại NHTM cổ phan xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng (Trang 51)
Bảng 2.4. Bảng tóm tắt về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
Bảng 2.4. Bảng tóm tắt về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 57)
Bảng 2.5. Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH TM DV&SX - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
Bảng 2.5. Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH TM DV&SX (Trang 60)
Bảng 2.7. Tính toán các chỉ số tài chính của Công ty TNHH TM DV&SX - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
Bảng 2.7. Tính toán các chỉ số tài chính của Công ty TNHH TM DV&SX (Trang 67)
Bảng 2.8. Trọng số tính diém đánh giá cấp tín dụng KHDN tại NHTM cổ phan xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
Bảng 2.8. Trọng số tính diém đánh giá cấp tín dụng KHDN tại NHTM cổ phan xuất nhập khẩu Eximbank CN Nam Đà Nẵng (Trang 72)
Hình thành TSCD. - Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu EXIMBANK chi nhánh Nam Đà Nẵng
Hình th ành TSCD (Trang 102)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN