1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội

182 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội
Tác giả Đỗ Kim Tuyến
Người hướng dẫn PGS.TS Kiêu Đình Thụ, TS. Võ Khánh Vinh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật hình sự, luật tố tụng hình sự
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 40,37 MB

Nội dung

Chương I: TINH HÌNH TOI CƯỚP TÀI SAN Ở HÀ NỘINhững đặc điểm của Hà Nội Tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội Những đặc điểm của tình hình tội cướp tài sản Dự báo tình hình tội cướp tài sản

Trang 1

DO KIM TUYẾN

DAU TRANH PHONG, CHONG TÔI CƯỚP TÀI SAN

TREN DIA BAN HA NOI

Chuyên ngành : Luật hình sự, luật tố tụng hình sự

Mã số : 5.05.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Kiêu Đình Thụ

2 TS Võ Khánh Vinh

TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI:PHÒNG ĐỌC

HÀ NỘI - 2001

Trang 2

lôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu

trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Đỗ Kim Tuyến

Trang 3

Chương I: TINH HÌNH TOI CƯỚP TÀI SAN Ở HÀ NỘI

Những đặc điểm của Hà Nội

Tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội

Những đặc điểm của tình hình tội cướp tài sản

Dự báo tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN NGƯỜI PHAM TOI

CƯỚP TÀI SAN

Ý nghĩa của việc nghiên cứu về nhân thân người phạm

tội cướp tài sản

Các đặc điểm về nhân khẩu - xã hội

Các đặc điểm đạo đức - tâm lý

Đặc điểm pháp lý - hình sự

Chương 3: NGUYEN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CUA TINH HÌNH

TOI CƯỚP TAI SANNhững nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội

Những nguyên nhân và điều kiện trong quản lý nhà nước

về an ninh trật tự

Những nguyên nhân và điều kiện về giáo dục

Những nguyên nhân và điều kiện về cơ chế, chính sách

pháp luật

Những tồn tại trong công tác phòng ngừa, điều tra, truy

tố, xét XỬ tội cướp tài sản

Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG

TOI CƯỚP TAI SANBiên pháp kinh tế - xã hội

Trang

12 12l627 53 58

58

62 828698

98102

109114

116

124

126

Trang 4

4.5.

4.6.

về an ninh trật tự

Tăng cường cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng,

chống tội cướp tài sản

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội cướp tài sản

Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ

168173

174179

Trang 5

: Cảnh sát hình sự: Cảnh sát nhân dân

: Quản lý giam giữ cải tạo phạm nhân: Trật tự an toàn xã hội

: Tài sản công dân: Tai sản xã hội chủ nghia

: Ủy ban nhân dân

: Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự nghiệp đổi mới ở đất nước ta do Dang Cộng sản Việt Nam khởixướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã giành được những thắng lợi tolớn và quan trọng, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về

kinh tế - xã hội, từ đó tạo ra thế ổn định và phát triển đi lên Sự nghiệp đó

đang tiếp tục được triển khai ngày càng sâu rộng, tạo điều kiện thuận lợi để

đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, văn minh Cùng với cả nước, Hà Nội cũng đạtđược những kết quả quan trọng trong công cuộc đổi mới, bộ mặt của Thủ

đô đã có nhiều thay đổi trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội tạo ra bước tiến mới trong công cuộc xây dựng Thủ đô

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thịtrường tất yếu đem lại những yếu tố tiêu cực cho đời sống xã hội Đó là sựcạnh tranh trong xã hội, phân hóa giàu nghèo, người lao động thiếu việc

làm, sự tha hóa trong lối sống, tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm có điềukiện phát sinh và tồn tại Trong những năm qua thành phố đã cố gắng trong

[nh vực giữ gìn an ninh chính trị (ANCT) và trật tự an toàn xã hội(TTATXH) Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian qua

ở Hà Nội đã thu được nhiều kết quả, đã kiểm chế sự gia tăng của tội phạm,

làm giảm các loại án nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại nhất

định làm hạn chế kết quả đạt được Diễn biến của tình hình tội phạm, tệ nạn

xã hội ở Hà Nội vẫn còn phức tạp, các vụ án nghiêm trọng có chiều hướngtăng Trong đó tình hình tội cướp tài sản diễn biến phức tạp, xu hướng ngày

càng gia tăng Hoạt động của bọn tội phạm cướp tài sản với những thủ đoạn

ngày càng đa dạng vừa tinh vi, táo bạo, trắng trợn, chúng lợi dụng những sơ

Trang 7

quan trọng là tài sản và tính mạng, sức khỏe của người khác Tính nguy

hiểm còn thể hiện ở việc bọn tội phạm cướp tài sản có xu hướng phạm tội

có tổ chức và liên kết thành các băng nhóm, sử dụng các loại vũ khí (súng,lựu đạn, chất nổ, hóa chất độc), hoạt động gây án liên tục, trên phạm vi

rộng Tội cướp tài sản đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng vềngười và của, gây tâm lý hoang mang, lo lắng lan rộng trong nhân dân,

đồng thời tác động xấu tới tình hình an ninh trật tự (ANTT) ở Hà Nội

Yêu cầu đấu tranh làm giảm và tiến tới loại trừ tội cướp tài sản rakhỏi đời sống xã hội là cấp thiết đối với thành phố Vì vậy, nghiên cứu mộtcách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hìnhtỘi cướp tài sản, nguyên nhân, điều kiện phát sinh, tồn tại của nó, đưa ranhững kiến nghị phương án khả thi phòng và chống tội cướp tài sản ở địabàn Thủ đô, vừa là yêu cầu của việc nghiên cứu tội phạm học vừa là yêu cầucủa cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội cướp tài sản nói

riêng là vấn đề mang tính quốc tế đã và đang được nhiều nhà luật học trong

nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Các nhà xã hội học, luật học ởtrong nước từ trước tới nay cũng đã có những công trình nghiên cứu về các

đề tài thuộc, lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các tội

phạm cụ thể đã được công bố như:

Tội phạm hình sự trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường,Viện Nghiên cứu khoa học Công an - Bộ Công an; Tôi phạm ở Việt Namthực trạng nguyên nhân và giải pháp, Đề tài KX 04-14 của Tổng cục Cảnh

sát nhân dân (CSND), Bộ Công an, Nxb Công an nhân dân (CAND), 1994;

Trang 8

pháp đấu tranh", Luận văn thạc si của Bùi Văn Thịnh, Trường đại họcCSND, năm 1999 Về tội cướp tài sản, có một số đề tài như: "Các biệnpháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn tội cướp tài sản trên tuyến giao thông

đường bộ Hà Nội - Lang Sơn", Dé tài khoa hoc của PGS.TS Nguyễn Duy

Hùng chủ biên cùng nhóm tác giả, Trường Đại học CSND, năm 1995;

"Chiến thuật sử dụng chứng cứ trong hỏi cung bi can phạm toi giết ngườicướp tài sản", Luận văn thạc sĩ của Đỗ Tiến Độ, Trường Đại học CSND,

năm 1997; "Đặc điểm hình sự của tội phạm giết người cướp tài sdn công

đán", Luận văn thạc sĩ của Hoàng Long, Trường Đại học CSND, năm 1997;Những thủ doan phổ biến của tội cướp tài sản ở Việt Nam của Phạm văn

Hộ, Tạp chí CSND số 37, 2-2000 Ngoài ra, còn một số bài viết rút kinh

nghiệm một số vụ cướp tài sản

Tuy nhiên, hầu hết các đề tài trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu một số

mặt, một số khía cạnh trong công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp tài

sản, một số vấn đề cụ thể về sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của ngànhCông an (nghiệp vụ trinh sát, điều tra xét hỏi ); chưa có dé tài nào đi sâunghiên cứu một cách toàn diện để giải quyết các vấn dé cả về lý luận và

thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản Vì vậy, việc

nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận và thực tiễn của công tác đấu tranhphòng chống tội cướp tài sản là một yêu cầu bức thiết Yêu cầu đó thôi thúc

tác giả vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác đấu tranh

chống tội phạm (được soi sáng bằng hệ thống lý luận về tội phạm học đãđược nghiên cứu) để thực hiện dé tài với mong muốn góp phần vào cuộc

đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản nói riêng và phòng, chống tội phạmnói chung

Trang 9

Mục đích nghiên cứu

Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung

và tội cướp tài sản nói riêng Mục đích của luận án là tập trung làm sáng tỏ

về lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản ở

Hà Nội Trên cơ sở kết quả nghiên cứu để rút ra các luận cứ tội phạm họctương ứng, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh nhằm hạnchế và từng bước đẩy lùi tội cướp tài sản ở Hà Nội

Nhiệm vụ của luận án

Từ mục đích đặt ra như trên, nhiệm vụ của bản luận án là:

Về lý luận: Phân tích, làm sáng tỏ dưới góc độ tội phạm học tình hìnhtội cướp tài sản, những đặc điểm của tội cướp tài sản, nhân thân người phạmtội, nguyên nhân và điều kiện của tình hình cướp tài sản, các biện pháp đấutranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội Từ đó góp phần bổ

sung cho lý luận tội phạm học và góp phần đề xuất hoàn thiện pháp luật

Về thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng tình hình tội cướp tài sản,những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cướp tài sản, rút kinhnghiệm thực tiễn đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trong thời gian qua

ở Hà Nội, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của

cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội này

Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về tội cướp tài sản (tập trung nghiên cứu tìnhtrạng, diễn biến, cơ cấu, đặc điểm của tội cướp tài sản; nhân thân người

phạm tội cướp tài sản; nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cướp tài

sản); các biện pháp đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản ở Hà Nội

Trang 10

phòng, chống tội phạm nói chung và tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội

trong thời kỳ sau đổi mới, có so sánh đánh giá tình hình toàn quốc và một

số địa bàn trọng điểm trong toàn quốc Từ đó làm sáng tỏ tội cướp tài sản ở

hai khía cạnh tội phạm học và tư pháp hình sự

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp

luật về tội phạm; những thành tựu khoa học về tư pháp luật hình sự, triết

học, tâm lý học, lôgíc học Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả luận án đặc biệt coi

trọng các phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, so sánh,

dự báo, kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học để chọn lọc tri thức

khoa học, kinh nghiệm thực tiễn Tác giả luận án đã:

+ Nghiên cứu chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta thể hiện

trong các Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản quan trọng khác

+ Nghiên cứu hệ thống tư pháp hình sự bao gồm: Bộ luật hình sự,

Bộ luật tố tụng hình sự, các Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật

có liên quan đến công tác đấu tranh chống tội phạm, những tài liệu lý luận

khoa học pháp lý của các nhà nghiên cứu khoa học trong nước

+ Nghiên cứu hệ thống tài liệu của ngành Công an, Viện Kiểm sát,

Tòa án các cấp trong phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội

CưỚớp tài san nói riêng

+ Tiến hành khảo sát thực tế tai một số phòng nghiệp vụ của Công

an Hà Nội (CAHN), Công an phường, đội, các trại tạm giam, các tòa án,

Trang 11

trao đổi tọa đàm với các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác đấu

tranh chống tội phạm

5 Những đóng góp mới của luận án

Trên cơ sở hệ thống lý luận về tội phạm học và từ kết quả rút ratrong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm nhiều năm qua, tác giảhoàn thành bản luận án này Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một

cách toàn diện và có hệ thống về công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp

tài sản từ góc độ tội phạm học Trong luận án, tác giả còn đề cập và giải

quyết những vấn đề lâu nay chưa được quan tâm nghiên cứu trong công tác

đấu tranh chống tội phạm Từ kết quả nghiên cứu, tác giả luận án đã đưa ra

các luận điểm khoa hoc để bổ sung vào lý luận tội phạm hoc và dé xuất các

biện pháp nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội cướp tàisản Trong luận án này, lần đầu tiên:

{- Đánh giá thực trạng, động thái, cơ cấu của tình hình tội cướp tàisản, đặc trưng của tội cướp tài sản, vấn đề tội phạm ẩn, dự báo tình hình tội

cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội

2- Phân tích một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những đặc điểm về

nhân khẩu - xã hội, đặc điểm đạo đức - tâm lý, đặc điểm pháp lý - hình sự trong

nhân thân người phạm tội cướp tài sản, từ đó rút ra những vấn đề mang tính

lý luận và thực tiễn khái quát nhằm bổ sung cho hệ thống lý luận về nhân thân

người phạm tội, đồng thời phục vụ cho công tác phòng ngừa tội cướp tài sản

3- Lý giải nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cướp tài sản,

nhất là những nguyên nhân và điều kiện trong việc thực thi nhiệm vụ của cơ

quan công an trong phòng ngừa tội phạm và trong điều tra các vụ phạm tộicuGp tài sản

4- Luận án đưa ra một loạt những giải pháp mang tính toàn diện,

đặc biệt tập trung có chiều sâu vào các biện pháp nghiệp vụ của ngành

Trang 12

Công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp tài san, góp phầnhoàn thiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu đề tài luận án sẽ làm phong phú thêm hệ thống

đề tài nghiên cứu về tội phạm học, nhất là nghiên cứu về tội phạm cụ thể,

góp phần bổ sung, phát triển hệ thống lý luận tội phạm học ở Việt Nam

Luận án còn góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về biện pháp đấu tranhphòng, chống tội cướp tài sản nói riêng và tội phạm nói chung

Luận án có giá trị đối với cán bộ làm công tác thực tiễn, trong lĩnhvực chống tội phạm trong ngành Công an và các cán bộ ngoài ngành như

Viện kiểm sát, Tòa án Đồng thời còn là tài liệu rất bổ ích cho các cán bộ

làm công tác nghiên cứu tội phạm học, cán bộ làm công tác nghiên cứu,

giảng dạy tư pháp hình sự, nghiệp vụ điều tra tội phạm, học sinh của các

trường đại học, cao dang, nhất là các trường Công an

Luận án góp phần tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật hình sự của Nhà nước theo hướng tăng cường điều chỉnh

các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Mặt khác, luận án cũng có giá trị

trong việc nghiên cứu xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội

ở Hà Nội

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm 168 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương

với 19 mục.

Trang 13

Chương I

TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN Ở HÀ NỘI

1.1.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀ NỘI

Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, xuất hiện rất sớm và tồntại trong xã hội, có nguồn gốc xã hội và số phận của nó mang tính xã hội

Tội phạm có liên hệ chặt chẽ, biện chứng với các hiện tượng xã hội khác,

với các điều kiện tồn tại của xã hội Tội phạm do con người trong xã hội

gây ra và nó trực tiếp tác động tới từng cá nhân con người với các quan hệtrong xã hội Ngược lại các quan hệ xã hội cũng tác động tới tình hình tộiphạm Chính vì vậy, khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung, tội cướp

tài sản ở Hà Nội nói riêng phải đặt trong mối liên hệ với các mặt đời sống

xã hội, từ đó mới có thể nhận thức đây đủ, đúng đắn hiện tượng xã hội này

và có cơ sở đề ra các biện pháp tác động, làm chuyển biến tình hình tộiphạm nói chung, tội cướp tài sản nói riêng một cách có hiệu quả

Tình hình gia tăng tội cướp tài sản, tính chất mức độ nguy hiểm củahành vi phạm tội đã và đang gây những tác hại về các mặt kinh tế, chính trị,

xã hội, đạo đức; đã tác động tới đời sống nhân dân, ảnh hưởng tới sự ổnđịnh về chính trị của Hà Nội; ngược lại các mặt kinh tế, chính trị xã hội củathành phố cũng có những tác động nhất định tới tình hình tội cướp tài sản từ

cả hai chiều tích cực và tiêu cực

Cơ cấu dân cư, phân bố dân cư trên các khu vực của thành phố có quan

hệ tới tình hình tội cướp tài sản, vì cơ cấu dân cư quan hệ trực tiếp tới ngườiphạm tội, chủ thể của tội phạm Đặc điểm của từng khu vực, từng địa bàn,

nhất là các địa bàn phức tạp đều ảnh hưởng tới tình hình tội cướp tài sản

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội cướp tài sản, chính là nghiêncứu các đặc điểm về nhân khẩu - xã hội như là giới tính, độ tuổi, học vấn,

Trang 14

hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, nơi cư trú Những đặc điểm này phản

ánh nội dung nội tại của người phạm tội, được nghiên cứu, xem xét dựa trêncác mặt đặc trưng của một người phạm tội Vai trò của cá nhân trong cộng

đồng, mối quan hệ của cá nhân đó với cộng đồng không thể tách rời nhau

Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội cướp tài sản cũng bắt nguồn

từ những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội Muốn tìm nguyên nhân, điều kiện

của tình hình tội cướp tài sản, không thể không nghiên cứu về các lĩnh vực

dân cư, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của Hà Nội

Hà Nội với vị trí trung tâm của cả nước, đầu mối giao lưu quốc tếđang chứa đựng những đặc điểm riêng, khác với các địa phương trong cả

nước trên nhiều mặt, những điểm khác biệt này đã và đang ảnh hưởng tới

tình hình tội phạm nói chung và tội cướp tài sản nói riêng

Trong công cuộc đổi mới Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng

khích lệ, thực hiện tốt những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, kinh tế phát

triển nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện Trong lĩnh vực giữ gìnANCT và TTATXH có chuyển biến tiến bộ, đã phát huy sức mạnh phongtrào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), đấu tranh làm thất bại

các âm mưu phá hoại của kẻ thù từ bên ngoài, làm tan rã các ý đồ chống đối

của các thế lực thù địch từ bên trong, ANCT được giữ vững Đấu tranh

phòng, chống tội phạm có hiệu quả

Tuy nhiên, những yếu tố tác động đến tình hình ANTT ở Hà Nội

còn diễn biến phức tạp như: các thế lực thù địch bên ngoài gia tăng các hoạtđộng chống phá; hoạt động của các đối tượng thù địch chống Đảng, chốngNhà nước cũng quyết liệt, núp dưới nhiều hình thức; kẻ địch tổ chức các hình thức chống phá về mọi mặt cả về chính trị, kinh tế, với phương thức

diễn biến hòa bình; tội phạm hình sự, nhất là các tội về ma túy, tham nhũng,

tiêu cực còn diễn biến phức tap [8]

Trang 15

Hà Nội có diện tích là 922,8km”, cơ cấu hành chính gồm 7 quận và

5 huyện, có 110 phường và 118 xã, thị trấn Nội thành gồm 7 quận là khu vực

tập trung đông dân cư Theo số liệu điều tra cơ bản, toàn thành phố có 583 địabàn phức tạp về ANTT, phần lớn những địa bàn này nằm trong nội thành và

các khu vực ven nội, đó là các nhà ga, bến xe, công viên, chợ, khu vực giáp

ranh [8] Trong nội thành vẫn còn khá nhiều địa bàn dân cư phức tạp là những

"xóm liều" như: Thanh Nhàn, xóm mới Tân Triều, bãi rác Thành Công, Phúc

Tân, Chương Dương Đây thực sự là những địa bàn lý tưởng, là nơi tập trungsinh sống hoặc tụ hội của bọn tội phạm và các đối tượng hoạt động tệ nạn

xã hội, ẩn náu và hoạt động phạm tội

Số liệu điều tra dân số 1/4/1999, Hà Nội có 654.227 hộ với2.821.760 người Từ năm 1989 đến 1993, lượng tăng bình quân dân số là1,31% (khoảng 25-27.000 người/năm), từ năm 1993 số tăng cơ học bat đầu

lên cao, từ 1993 đến nay đã tăng gần 600.000 người và xu hướng dân số của

Hà Nội đang tiếp tục còn tăng [16] Tình hình di dân tự do từ các địa

phương về Hà Nội để làm ăn sinh sống đang ngày càng tăng nhanh, ướctính từ 100.000 đến 120.000 người Do tỷ lệ người dân ở các tỉnh về Hà Nộisinh sống tăng đột biến nên kéo theo những phức tạp về trật tự công cộng vàtội phạm, trong 3 năm gần đây tỷ lệ đối tượng phạm tội là người các tỉnh

gây án tại Hà Nội tăng từ 10-18%

Trong nhiều năm qua tỷ lệ người thiếu việc làm đang tăng lên theo

xu hướng ngày càng cao, số liệu điều tra thành phố có 90.000 người đến

tuổi lao động như chưa có việc làm và khoảng 14.000 học sinh đang độ tuổi

đi học nhưng do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan không có điềukiện theo học, đó là những gánh nặng về xã hội chưa giải quyết ngay đượcảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tội phạm

Trong cơ cấu dân cư ty lệ đối tượng hình sự chiếm 1,1% dân số, nếunăm 1990 Hà Nội có khoảng trên 10.000 người có án tù, đi tập trung cải tạo

Trang 16

và di trường giáo dưỡng về, thì đến năm 1999 con số nay đã tăng lên 31.920người, trong đó có 1.550 người có tiền án về tội cướp tài sản [8] Da số

người có án được tha về do không có công ăn việc làm ổn định, nhu cầu

sống cao, không chịu cải tạo lao động vì vậy dễ dẫn đến con đường phạmtội trở lại, tỷ lệ tái phạm trong các năm dao động từ 35- 50% Trung bìnhhàng năm số người bị truy nã còn ở ngoài xã hội còn hàng nghìn Số người

nghiện ma túy tăng nhiều, năm 1993 có 2.134 người năm 1998 tăng lên

11.000 người; số người phạm tội ma túy từ 324 người năm 1995 đến năm

1999 đã tăng lên khoảng 4.000 người [Š] 70% số người nghiện ma túy đều

ở độ tuổi từ 18-35, 75-80% người phạm tội bị bắt giữ nghiện ma túy [11]

Trên lĩnh vực kinh tế, với việc thực hiện có kết quả các chủ trương

lớn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên rõ rệt

từ năm 1990 - 1995 bình quân 11,9% năm, GDP bình quân đầu người tăng

9,5% năm [35] Kinh tế phát triển tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân

và phát triển các mặt văn hóa, xã hội của thành phố trong thời gian qua

Tuy nhiên, cũng còn những biểu hiện yếu kém, đó là tiềm năng kinh tế của

thành phố chưa được khai thác đúng mức, vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước chưa rõ, cơ chế quản lý kinh tế vẫn còn lúng túng, bất cập và còn

nhiều sơ hở, thiếu sót là điều kiện cho bọn tội phạm lợi dụng hoạt động.Trong kinh tế thị trường xuất hiện nhiều loại nghề và các hình thức dịch vụ

mới như nghề lái xe ôm, nghề lái xe tắc xi, kinh doanh vàng bạc, cho thuê

xe máy đã và đang bị bọn tội phạm lợi dụng để hoạt động phạm tội

Cùng với phát triển kinh tế, các mặt văn hóa - xã hội của Hà Nộicũng không ngừng phát triển, đời sống mọi mặt của nhân dân biến đổi, số

hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm đi, giải quyết được nhiều việc làm, nhà

ở cho dân, môi trường đô thị có bước tiến mới Đời sống tinh thần của nhân

dân được cải thiện; sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dân số - kế hoạch hóa gia

đình và các hoạt động xã hội có nhiều tiến bộ Bên cạnh đó cũng còn những

Trang 17

vấn đề bức xúc đó là: sự phân hóa giàu nghèo tạo ra mâu thuẫn trong xã

hội, việc làm cho người lao động vẫn còn nan giải, các chính sách xã hội

còn nhiều bất cập, các tệ nạn xã hội, tiêu cực trong xã hội gia tăng

Những đặc điểm và các yếu tố trên đã và đang ảnh hưởng tới tình

hình tội phạm nói chung và tình hình tội cướp tài sản nói riêng ở Hà Nội

1.2 TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN Ở HÀ NỘI

1.2.1 Thực trạng và động thái (diễn biến) tình hình tội cướp tài sản

Theo số liệu thống kê từ 1989-1999, ở Hà Nội xảy ra 64.606 vụphạm tội, nếu tính bình quân thì cứ 100.000 dân có 213 vụ phạm tội Cũng

trong thời gian trên đã xảy ra 1.805 vụ cướp tài sản, bình quân mỗi năm xảy

ra 164 vụ cướp tài sản Trong 11 năm qua đã điều tra làm rõ 1.247 vụ phạmtội bat giữ 3.772 người phạm tội cướp tài sản [10] Xét về tương quan giữatình hình tội phạm nói chung và tình hình tội cướp tài sản nói riêng, chothấy diễn biến của tình hình tội cướp tài sản trong thời gian qua là rất phức

tạp, không ổn định, tăng giảm thất thường, diễn biến tăng giảm giống như

diễn biến của tình hình tội phạm, nhưng tội cướp tài sản có xu hướng tăngnhanh hơn Nếu so sánh tình hình tội phạm năm 1987 với 1997 thì sau 10

năm, số vụ phạm tội tăng gần 5,4%, 1987 là 5.992 vụ, năm 1997 là 6.317vụ) [8]; còn ở tội cướp tài sản số vụ đã tăng lên bốn lần Nếu so sánh thời

điểm năm 1989 với năm 1999 thì tổng số các vụ phạm tội giảm, nhưng số

vụ cướp tài sản lại tăng (xem biểu đồ số 1.1).

Nhìn biểu đồ chúng ta thấy trong phạm vi từ 1989 -1993 tình hình

tội phạm ở Hà Nội diễn ra với quy luật rất rõ, từ năm 1989 cho đến năm

1991 tình hình tội phạm có xu hướng tăng lên sau đó lại giảm dần, năm

1993 ở mức thấp nhất Còn tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội thì năm 1990

giảm so với 1989, đến năm 1991 tăng lên, năm 1992 giảm, năm 1993 tăng

Trang 18

chút ít Từ năm 1994 đến 1998 tình hình tội phạm tăng lên và năm 1997 số

vụ phạm tội xảy ra nhiều nhất trong 11 năm qua và năm 1999 tình hình tộiphạm bat đầu giảm Tội cướp tài sản trong hai năm 1994, 1995 tăng hơn so

với năm 1993, nhưng đến năm 1996 lại giảm, sang đến năm 1997 lại tăng

và cũng là năm có số vụ cướp tài san cao nhất trong 11 năm Các năm tiếptheo từ 1998- 1999 tình hình tội cướp tài sản có xu hướng giảm dần

Biéu đồ số 1.1: Tình hình tội pham và tinh hinh tậ cubp tà sản ở Hà Noi

Dưới đây là tương quan giữa tình hình tội cướp ở Hà Nội so với toàn

quốc Trong phạm vi từ năm 1989-1999 toàn quốc đã xảy ra 16.685 vụ cướptài sản, trung bình mỗi năm toàn quốc xảy ra 1516 vụ cướp tài sản, còn ở

Hà Nội xảy ra 173 vụ cướp tài sản Tuy nhiên, số liệu thống kê các vụ cướptai sản trong thời gian qua chưa phản ánh day đủ tình hình tội cướp tài sản ở

Hà Nội, bởi vì còn một lượng tội phạm ẩn, mặc dù tội cướp tài sản tỷ lệ tộiphạm ẩn không cao như các loại tội khác, nhưng vẫn còn tỷ lệ nhất định

chưa được thống kê Mặt khác, có một số vụ cướp tài sản nhỏ đã được thống

kê thành các vụ cưỡng đoạt tài sản, thực tiễn kết quả điều tra cho thấy có

những vụ cướp tài sản ngay từ điều tra ban đầu đã được khởi tố điều tra với

các tội danh khác, chủ yếu thành tội cưỡng đoạt tài sản

TRUNG TAM THONG TIN THU Vi : TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÒNG ĐỌC _—_É |

Trang 19

_ Biểu dé số I.2: Tình hình tội cướp tài sản toàn quốc và Hà Nội

2000 se sp > SS op ee Sp SSeS Pee oP SS Se pe Bee Pe Se HST ~~ kiệm = ey Soe eee

|[—e—Toan quốc ~#-~ Hà Nội |

Diễn biến tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội và toàn quốc trong

thời gian qua có nhiều điểm giống nhau (biểu đồ số 1.2) Hai năm 1995,

1997 đều có số vụ xảy ra cao nhất và năm 1990 số vụ xảy ra thấp nhất.Trong 5 năm từ 1990 - 1994 số vụ cướp tài sản xảy ra dưới mức trung bình,nhưng từ nam 1995 -1999 số vụ cướp tài sản xảy ra trên mức trung bình.Tuy nhiên, riêng năm 1992 số vụ cướp trong toàn quốc tăng lên, nhưng ở

Hà Nội lại giảm và năm 1993 số vụ cướp tài sản trong toàn quốc giảm, ở Hà

Nội lại tăng Đáng lưu ý là năm 1995 số vụ cướp tài sản tăng đột biến so với

1994 Số liệu thống kê các vụ cướp tài sản xảy ra từng tháng trong năm (từnăm 1995-1999) cho thấy diễn biến phức tạp tăng, giảm thất thường, đáng

chú ý vào tháng 4, 5 các năm số vụ cướp tài sản đều tăng

Như vậy, diễn biến của tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội trongmối tương quan với tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội cướp tài sản

trong toàn quốc nêu trên đã phản ánh tính chất phức tạp của tình hình tội

cướp tài sản Những chỉ số về tình trạng, động thái của tình hình tội cướp tài

sản phần nào đã thể hiện những nét đặc trưng có tính qui luật, mối quan hệ

qua lại có tính biện chứng giữa tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội và toànquốc, sự tác động giữa tội phạm với tội cướp tài sản Nắm chắc mối quan hệmang tính qui luật của tình hình tội phạm, tội cướp tài sản làm cơ sở choviệc nghiên cứu xây dựng kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản

Trang 20

1.2.2 Cơ cấu của tình hình tội cướp tài sản

Những chỉ số về chất của tình hình tội phạm là cơ cấu và tính chất

của nó Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng và mối tương quan củacác loại tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trong mộtkhoảng thời gian nhất định và ở một địa bàn nhất định Khi nghiên cứu cơ

cấu tội cướp tài sản cần phải đặt trong điều kiện cụ thể, trước hết xem cơcấu của tội cướp tài sản trong tổng số tội phạm, từ đó rút ra mối quan hệ

tương tác giữa tình hình tội phạm với tình hình tội cướp tài sản

Xem mối tương quan và tỷ lệ giữa tội cướp tài sản và tội phạm nóichung cho thấy: trong 11 năm toàn quốc xảy ra 746.043 vụ phạm tội, trong

đó có 16.685 vụ cướp tài sản chiếm tỷ lệ 2,3% [3], cùng thời gian này ở HàNội xảy ra 64.606 vụ phạm tội, trong đó có 1.805 vụ cướp tài sản chiếm tỷ

lệ là 2,8% [8] Hà Nội là một dia bàn phức tạp, vì vậy ty lệ tội cướp tài sản

trong tổng số tội phạm nói chung cao hơn so với toàn quốc Nếu so sánh tỷ

lệ này ở Hà Nội với hai địa bàn khác là thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ nàychiếm tới 3,6% [6], còn ở thành phố Hải Phòng chiếm tỷ lệ 6,9% [7], trong

3 địa bàn nêu trên thì Hải Phòng có cơ cấu tỷ lệ tội cướp tài sản so tội phạmchung là cao nhất Tội cướp tài sản trong toàn quốc, ở Hà Nội và các địa

bàn trọng điểm chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu của tình hình tội phạm nóichung, nhưng tính chất nguy hiểm và hậu quả do tội cướp tài sản gây ra cho

xã hội lại rất nghiêm trọng ( xem biểu đồ số 1.3a, 1.3b )

Trang 21

Mối tương quan và tỷ lệ giữa tội cướp tài sản trong nhóm những tộinghiêm trọng gồm: giết người, hiếp dâm, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản Số

liệu thống kê ở phạm vi toàn quốc trong 11 năm qua, 4 loại tội nêu trên xảy

ra 38,171 vụ, trong đó tội cướp tài chiếm tỷ lệ 23% [4] Số liệu thống kê ở

Hà Nội trong 11 năm qua, 4 loại tội nghiêm trọng nêu trên xảy ra là 5.120 vụ,trong đó có 1.805 vụ cướp tài sản chiếm ty lệ 35% [8], tội cưỡng đoạt tài sanchiếm 46,3%, giết người chiếm 11,8% và hiếp dâm chiếm 7% Như vậy, trong

cơ cấu các loại tội nghiêm trọng được đánh giá trên đây, tội cướp tài sản

đứng thứ hai sau tội cưỡng đoạt tài sản, sau đó đến tội giết người và cuốicùng là tội hiếp dâm Cơ cấu này phần nào đã phản ánh mối tương quan và

tỷ lệ giữa tội cướp tài sản và các tội nghiêm trọng (xem biểu đồ số 1.4)

Biểu đồ số 1.4: So sánh tội cướp tài sản và 4 loại tội nghiêm trong

một lúc nhiều người để cướp tài sản như: vụ tên Nguyễn Bá Anh cùng đồng

Trang 22

bọn dùng súng AK đột nhập vào số nhà 103 Trần Qui Cáp, Đống Da giết 3người cướp tài sản, vụ tên Nguyễn Văn Châu giết 4 người ở hiệu vàng KimSinh 48 Tây Sơn quận Đống Da để cướp tài sản Những năm gần đây, số vụgiết người cướp tài sản xu hướng tăng lên và diễn biến ngày càng phức tạp,bọn tội phạm hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi, dã man tàn bạo, mangtính bệnh hoạn Trong đó đáng chú ý các vụ giết người lái xe ôm để cướp

xe máy với nhiều thủ đoạn mới của bọn tội phạm, đang có xu hướng ngày

càng tăng

Tội cướp tài sản cùng một lúc xâm hại tới hai khách thể là tính

mạng, sức khỏe và sở hữu Xem xét tương quan và tỷ lệ tội cướp tài sảntrong nhóm tội xâm phạm sở hữu gồm: cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản,

cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản Số liệu thống kê toàn quốc trong 11 năm

qua xảy ra 407.663 vụ xâm phạm sở hữu, trong đó có 16.685 vụ cướp tài

sản, chiếm tỷ lệ 4,1%, cướp giật tài sản chiếm 9,5%, trộm cắp tài sản và

cưỡng đoạt tài sản chiếm 87,7% [4] Cùng thời gian này ở Hà Nội đã xây ra49.557 vụ xâm phạm sở hữu, trong đó cướp tài sản chiếm 3,6%, cướp giật

tài sản chiếm 6,8%, cưỡng đoạt tài sản chiếm 4,6%, trộm cấp tài sản chiếm

84,9% [8] Trong cơ cấu các tội xâm phạm sở hữu đặc trưng nêu trên ở toàn

quốc cũng như ở Hà Nội, tỷ lệ tội cướp tài sản thấp hơn so với tội trộm cắptài sản Số vụ trộm cắp tài sản chiếm cơ cấu phần lớn trong tổng số tội phạm

nói chung, nhưng nếu xét về tính nguy hiểm cho xã hội thì tội cướp tài sản

lại gây tác hại cho xã hội rất lớn và gây tâm lý lo lắng trong nhân dân

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy: về tương quan và tỷ lệ của tội

cướp tài sản trong tội phạm nói chung, trong các tội nghiêm trọng, trong

các tội xâm phạm sở hữu thì tội cướp tài sản không chiếm tỷ lệ cao nhất Cơcấu nay phần nào đã cho thấy tính đặc trưng và mối quan hệ biện chứng củatội cướp tài sản với các loại tội khác, mặt khác cũng thấy rõ tội cướp tài sản

là loại tội nghiêm trọng trong các tội xâm phạm nhân thân và sở hữu

Trang 23

1.2.3 Tội phạm ẩn của tội cướp tài san

Trong luật hình sự Việt Nam quy định mọi hành vi phạm tội phải

được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật Tuy nhiên,

trong thực tiễn các cơ quan tư pháp, nhất là của cơ quan công an chưa thống

kê đầy đủ, đúng về số vụ phạm tội đã xảy ra Hay nói cách khác, hiện nay

chúng ta còn để lọt một lượng tội phạm nhất định chưa được phát hiện và

xử lý, khoa học pháp lý gọi đó là phần tội phạm ẩn [62, tr 79]

Phần tội phạm ẩn chính là những hành vi phạm tội thực tế đã xảy ra,nhưng chưa bị các cơ quan chức năng phát hiện, chưa được thống kê hình

sự và do đó chưa bị các cơ quan chức năng xử lý về mặt hình sự Thực tiễn

cho thấy, không có một tỷ lệ tội phạm ẩn chung cho tất cả mọi tội phạm,

mà mỗi loại tội có một tỷ lệ ẩn khác nhau và ở từng thời gian thì tỷ lệ đócũng khác nhau Nếu xem xét mức độ ẩn thì dễ nhận thấy những tội thuộc

nhóm tội nhiêm trọng mức độ ẩn thường thấp hơn so với các tội khác như

các tội giết người, cướp tài sản, bắt cóc tống tiền được thống kê tương đối

day đủ, ngược lại, có một số loại tội mức độ ẩn lớn như tội che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, trộm cắp vặt, tội phạm về ma túy.

Tội cướp tài sản ở Hà Nội có tỷ lệ ẩn không cao so với một số tộikhác, tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại một tỷ lệ nhất định số vụ cướp tàisản chưa được phát hiện và xử lý Qua phân tích tình trạng ẩn của tội cướp

tài sản có thể thấy như sau:

Dạng ẩn thứ nhất: trong thực tế, những hành vi phạm tội đã xảy ra nhưng không được các cơ quan pháp luật phát hiện về sự việc phạm tội cũng như người phạm tội Theo quan điểm của các nhà tội phạm học thì đây

là dạng tội phạm ẩn tự nhiên Nguyên nhân chính dẫn đến tình hình này là

từ phía người bị hại không tố giác tội phạm xảy ra cho các cơ quan pháp

luật, vì vậy mà tội phạm không bị phát hiện [62, tr 77]

Trang 24

Thời gian qua ở Hà Nội có tới 25% số vụ mất cắp tài sản người bihại không trình báo Tỷ lệ ẩn của tội cướp tài sản do người bị hại không

trình báo tuy không nhiều nhưng vẫn còn; đa số những vụ cướp tài sản

không được trình báo là do thiệt hại nhỏ hoặc người bị hại sợ bị liên lụy, (sợ

ảnh hưởng uy tín cá nhân do quan hệ bất chính), họ thiếu tin tưởng vào kết

quả điều tra Thực tiễn, đã có tình trạng ẩn ở một số dạng sau: những vụ

cướp tài sản của các đôi nam nữ ngồi chơi ở các địa bàn công cộng thường

ít được trình báo, do quan hệ phức tạp sợ bị ảnh hưởng, hoặc vì tài sản giá

trị nhỏ ; các vụ cướp tài sản xảy ra trong các ổ bạc gần như không được

trình báo, bởi vi nạn nhân lại có hành vi vi phạm pháp luật, nếu trình báo họ

sợ bị xử lý về hành vi đánh bạc Những năm gần đây xuất hiện hành vi cướp

tài sản của phụ nữ làm nghề mại dâm hoặc các vụ cướp tài sản của các cháu

học sinh, cũng ít được trình báo Ví dụ Công an Hai Bà Trưng điều tra bất

giữ 6 nhóm gồm bốn tên do tên Ng Văn H cầm đầu, chúng nhận gây ra 11

vụ cướp xe đạp của học sinh, trong đó chỉ có 4 vụ được trình báo Trongthống kê tội cướp tài sản ở Hà Nội tuy chưa phân tích được tỷ lệ ẩn tựnhiên, nhưng như đã phân tích trên rõ ràng còn một tỷ lệ nhất định các vụ

cướp tài sản chưa được phát hiện (theo tính toán thì vào khoảng từ 5-10%)

Dang ẩn thứ hai: Đó là những hành vi phạm tội đã xảy ra, tuy đã

được các cơ quan chức năng phát hiện và đưa vào thống kê nhưng hành vi

phạm tội chưa bị xử lý theo luật hình sự, hay nói cách khác là người có

hành vi phạm tội chưa chịu trách nhiệm hình sự [62, tr 81]

Dạng ẩn này ở tội cướp tài sản tỷ lệ ẩn thấp hơn so với một số tội

khác, ở một số tội tỷ lệ các vụ phạm tội chưa được điều tra, xử lý còn khácao như tội trộm tài sản, tội cướp giật tài sản mới chỉ điều tra xử lý khoảng35% số vụ phạm tội xảy ra và còn tới 65% số vụ chưa được điều tra xử lý.Tội cướp tài sản có tỷ lệ điều tra, xử lý cao hơn nhiều Tuy nhiên, vẫn cònkhoảng 25% các vụ cướp tài sản đã xảy ra, cơ quan điều tra đã thống kê và

Trang 25

tiến hành điều tra nhưng không làm rõ được thủ phạm để đưa ra truy tố trước

pháp luạt,(trong đó có những vụ đặc biệt nhiêm trọng chưa điều tra ra).Trong 11 năm có 18 vụ 42 người phạm tội cướp tài sản bị đình chỉ điều tra

do không chứng minh được hành vi phạm tội Như vậy, ngoài số vụ phạm

tội không được thống kê, còn những vụ phạm tội đã được thống kê nhưngchưa được điều tra xử lý, hay nói cách khác còn tỷ lệ nhất định người phạmtội không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vị phạm tội do họ gây ra

Ngoài hai dạng ẩn trên, còn có một dạng ẩn nữa tuy có thể xếp vàodạng thứ hai, nhưng có điểm hơi khác dạng thứ hai đó là: có những vụ việc

phạm tội đã xảy ra, người bị hại đã tố giác tội phạm, nhưng các cơ quanpháp luật đã không tiến hành điều tra và không đưa vào thống kê tội phạm(tinh trạng giấu các vụ phạm tội) Một số tội tỷ lệ không đưa vào thống kê

do giấu vụ phạm tội còn nhiều như: tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài

sản Tuy nhiên, khó xác định được tỷ lệ không đưa vào thống kê do dấu vụphạm tội, ở các thời điểm khác nhau và ở các loại tội cũng khác nhau Qua

kiểm tra có tới 20% vụ cắp nhỏ đã được trình báo nhưng không được đưa

vào thống kê phạm pháp từ cơ sở Tỷ lệ các vụ cướp tài sản không được đưa

vào thống kê do giấu vụ phạm tội tuy không nhiều, nhưng vẫn còn xảy ra;

thường là các vụ cướp nạn nhân không bị mất tài sản, hoặc tài sản có giá trị

nhỏ, mặc dù nạn nhân có trình báo cho cơ quan công an, nhưng Công an cơ

sở đã không đưa vào thống kê và cũng không tiến hành điều tra

Tội phạm ẩn là vấn dé chung của tình hình tội phạm, tội cướp tài sản

cũng còn tỷ lệ ẩn nhất định, ở từng thời điểm khác nhau và các khu vực khác nhau tình hình, mức độ ẩn của tội cướp tài sản có thay đổi Câu hỏi đặt

ra là phải làm thế nào để khắc phục và tiến tới loại trừ tình hình tội phạm

ấn Rõ ràng là chỉ trên cơ sở thống kê day đủ tình hình tội cướp tài san, mới

có thể nhận định, đánh giá đúng thực trạng của tình hình tội cướp tài sản vàlàm cơ sở đề ra các biện pháp phòng, chống có hiệu quả

Trang 26

1.2.4 Kết qua đấu tranh phòng, chống tội cướp tài san ở Ha Nội

Nhiệm vụ giữ gìn ANCT và TTATXH trên địa bàn Hà Nội là rất

quan trọng Với yêu cầu giữ vững ANCT và đảm bảo TTATXH, thì nhiệm

vụ hàng đầu là phải kiểm chế được tội phạm, làm giảm các loại án nghiêmtrọng, nâng cao hiệu quả công tác điều tra tội phạm Trong thời gian qua,

Hà Nội luôn luôn tổ chức thực hiện các mặt công tác phòng ngừa tội phạmvới hai hướng cơ bản đó là: tuyên truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác chonhân dân về thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, từ đó vận động nhân dân

chủ động và tự giác trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội

phạm, đồng thời phát huy vai trò nhân dân trong phát hiện và tố giác tộiphạm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng làm nòngcốt trong phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ, qua đó đã phát huy được

sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong phòng ngừa tội phạm

Song song với việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừatội cướp tài sản, là nhiệm vụ tập trung đấu tranh có hiệu quả với mọi hành

vi phạm tội, trong đó tập trung điều tra làm rõ đưa xử lý kịp thời các vụ

cướp tài sản Rõ ràng là chỉ trên cơ sở làm tốt công tác điều tra đưa xử lýnghiêm minh tội cướp tài sản mới tạo điều kiện và tạo cơ sở vững chắc cho

phòng ngừa tội cướp tài sản

Trong công tác đấu tranh chống tội phạm 11 năm qua (1989 -1999)

CAHN đã điều tra khám phá 50.249 vụ, bat giữ 75.163 người phạm lội.Theo thống kê của CAHN thì trong thời gian từ 1989-1999 đã điều tra,khám phá 1.247 vụ, bắt giữ 3.772 người phạm tội cướp tài sản, đạt tỷ lệ71,3% (số vụ xảy ra trong 11 năm) Day là một trong những tội có tỷ lệđiều tra khá cao, năm có tỷ lệ điều tra cao nhất là 1994, đạt tỷ lệ gần 80%

và 2 năm 1989 - 1990 tỷ lệ điều tra là 60% đạt thấp nhất [ 10]

Trong công tác điều tra các vụ cướp tài sản, cơ quan điều tra đãquan tâm tới việc tập trung điều tra bóc dỡ các băng nhóm tội phạm có tính

Trang 27

chất chuyên nghiệp, gây án nghiêm trọng như băng cướp dùng gậy hoạt động

trong thời gian từ 1994-1996 Hoạt động điều tra đã được tăng cường củng

cố ở các khâu, từ khâu tiếp nhận tin báo tội phạm, công tác bảo vệ hiện

trường cho đến công tác khám nghiệm hiện trường, thu lượm dấu vết, tang

vật, phục vụ cho việc làm rõ tội phạm Đặc biệt trong điều tra truy xét nóngcác vụ án, thông tin thu thập được của lực lượng điều tra tại hiện trường đãđược thực hiện tốt, do đó kết quả điều tra đạt được khá cao Đã tập trung chỉđạo tốt việc điều tra làm rõ hành vi của từng người phạm tội trong các vụ

cướp tài sản, tập hợp đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội để đưatruy tố, xét xử Nhìn chung tỷ lệ đình chỉ điều tra các vụ cướp tài sản rất ít,

trong 11 năm chỉ đình chỉ điều tra 18 vụ, 42 người phạm tội cướp tài sản

Đa số các vụ đình chỉ điều tra có nguyên nhân là do người phạm tội bị chếthoặc có một số vụ do chứng cứ thu thập thiếu nên không đưa truy tố được

Trong thời gian từ 1989-1999 CAHN đã điều tra bat giữ, kết thúc va

chuyển truy tố tổng số 2.044 vụ, 4.037 người phạm tội cướp tài sản, trong

đó có nhiều vụ xảy ra từ những năm trước đây quá trình điều tra mới làm rõ.Viện kiểm sát và Tòa án đã phối hợp chặt chẽ trong việc truy tố và xét xử

các vụ án cướp tài sản, mức án đã tuyên thể hiện rõ sự nghiêm minh của

pháp luật Số liệu thống kê xét xử 11 năm của các Tòa án Hà Nội với mức

án như sau: Có 4 người phạm tội với mức án tù chung thân, số người phạmtội có mức án từ 10 đến 20 năm tù chiếm 4,9%, số người phạm tội có mức

án tù từ 5 đến 10 năm tù chiếm 7,9%, số người phạm tội có mức án 5 năm

tù chiếm 15% và 72% có mức án dưới 5 năm tù [14] Trong những năm qua

các ngành, các cấp ở Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao

hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản, đã góp phần kiềm chế sự

gia tăng của tình hình tội cướp tài sản Tuy nhiên, tình hình tội cướp tài sảnvẫn còn phức tạp, đòi hỏi phải có những giải pháp trong đấu tranh phòng,chống tội cướp tài sản

Trang 28

1.3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CUA TINH HÌNH TOI CƯỚP TÀI SAN

Để có được nhận thức sâu sắc về thực trạng của tình hình tội cướptài sản, làm sáng tỏ được các khuynh hướng, các nguyên nhân và điều kiện

của tình hình đó, làm cơ sở cho việc nghiên cứu dự báo và xây dựng kế

hoạch phòng ngừa, thì điều cần thiết là phải nghiên cứu những đặc điểm đặc

trưng của tình hình tội cướp tài sản Những đặc điểm về các điều kiện bênngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội được xác định qua những chỉ sốlà: những chỉ số cho phép người nghiên cứu đưa ra nhận xét về địa bàn hoạt

động của bọn tội phạm thường tập trung ở đâu; thời gian tội phạm thường

xảy ra lúc nào (những yếu tố tác động tới thời điểm phạm tội); đặc điểm về

phương tiện, công cụ phạm tội phản ánh mức độ nguy hiểm của tội cướp tài

sản; phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội phản ánh những đặc trưng

trong hành động phạm tội của bọn tội phạm cướp tài sản so với các hoạt

động phạm tội khác; đặc điểm về nạn nhân và tài sản bị chiếm đoạt, phản ánhtính chất, mức độ, hậu quả do tội phạm gây ra Những đặc điểm đặc trưng củatội cướp tài sản có thể giống với những đặc điểm của các tội khác, nhưng

đồng thời có những điểm khác biệt cơ bản để phân biệt tội cướp tài sản với

các tội phạm khác, vì vậy đi sâu nghiên cứu các đặc điểm này là cần thiết

1.3.1 Dac điểm về địa bàn xảy ra tội cướp tài sản

Tình hình tội phạm luôn luôn chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế

-xã hội trên địa bàn nhất định Khi nghiên cứu tội phạm, các nhà khoa học

đã gắn tình hình tội phạm với địa bàn cụ thể Không thể chỉ căn cứ vào tình hình tội phạm chung để đưa ra kết luận khoa học và khái quát thành quyluật mà không sắn nó với một địa bàn nhất định và thực tế thì tội phạm bao

giờ cũng xảy ra trên một địa bàn nhất định [62, tr 74] Nghiên cứu tình

hình tội cướp tài sản phải gắn liền với địa bàn cụ thể và vào từng thời điểmnhất định mới phản ánh được những nội dung liên quan đến quy luật riêng

có của tội này Như vậy ngoài việc nghiên cứu đặc điểm địa bàn hành

Trang 29

chính, cần phải đi sâu nghiên cứu, phân tích kỹ các địa điểm cụ thể mà bọn

tội phạm cướp tài sản hoạt động, từ đó mới có thể làm rõ những đặc điểm

riêng biệt của hoạt động phạm tdi

Thống kê phạm pháp hình sự trong toàn quốc cho thấy ba địa bàn

Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng là những địa bàn trọng điểm,

số vụ cướp tài sản xảy ra trên 3 địa bàn này trong 11 năm qua là 7.392 vu,

chiếm 44,3% số vụ cướp xảy ra trong toàn quốc Địa bàn thành phố Hồ ChíMinh có số vụ cướp tài sản cao nhất, sau đó đến địa bàn Hà Nội Công tácđấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản cần tập trung làm tốt ở các địa bàn

trọng điểm, là cơ sở cho phòng ngừa tội cướp tài sản trong toàn quốc

Biểu đồ số I.5: Tình hình tội cướp tài sản ở các quận, huyện ở Hà Nội

Không rõ dia ban

Phân tích 1.095 vụ cướp tài sản (trong tổng số 1.805 vụ cướp tài sảnxảy ra từ 1989-1999) ở Hà Nội cho thấy, số vụ cướp tài sản xảy ra ở 4 quận

nội thành là Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình chiếm 49%

trong tổng số vụ cướp tài sản xảy ra trong toàn thành phố (xem biểu đồ số 1.5).Đây là những địa bàn đông dân, các yếu tố tác động tới tình hình tội phạm

Trang 30

như co cấu dân cư, kinh tế tập trung, các địa bàn công cộng phức tap, tậptrung các đối tượng hình sự, là những nhân tố làm cho tình hình tội phạm ởkhu vực nội thành phức tạp Trong bốn quận nội thành thì nơi có số vụ cướp

tài sản xảy ra nhiều nhất là quận Đống Đa với tổng số vụ là 153, tính bình

quân 1 năm xảy ra 15 vụ cướp tài sản; sau đó là quận Hai Bà Trưng xảy ra

146 vụ cướp tài sản Số vụ cướp tài sản xảy ra trên hai địa bàn này chiếm tới23% số vụ cướp tài sản xảy ra trong toàn thành phố Tính chất phức tạp của

hai địa bàn này không chỉ thể hiện ở số vụ cướp tài sản, mà ngay cả một số

loại tội có tính chất chuyên nghiệp khác cũng chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều sovới các địa bàn khác, ví dụ như người mắc nghiện ma túy, số người bán lẻ

ma túy của 2 địa bàn này cũng nhiều hơn so với các địa bàn khác

Ở ba huyện giáp ranh với các quận nội thành gồm Từ Liêm, Thanh

Trì, Gia Lâm, số vụ cướp tài sản xảy ra trên các địa bàn này chiếm 34% số

vu cướp xảy ra trong toàn thành phố Huyện Từ Liêm có số vụ cướp tài sancao nhất là 137 vụ, bình quân mỗi năm xảy ra khoảng14 vụ; huyện GiaLâm xảy ra 110 vụ cướp tài sản Từ Liêm, Gia Lâm là những địa bàn rộng,đang đô thị hóa nhanh, vì vậy mà những năm gần đây số vụ phạm tội hình

sự tăng, trong đó số vụ cướp tài sản tăng đáng kể Các địa bàn này có đặcđiểm là giáp ranh với nhiều tỉnh khác, lại là đầu mối giao thông cho nênbọn tội phạm ở các tỉnh thường xuyên về đây ẩn náu hoặc qua lại hoạt động

Đặc điểm địa bàn hành chính phần nào đã phản ảnh mối liên hệ phổ biến giữa các mặt của đời sống xã hội Đó là cơ cấu dân cư, sự phát triểnkinh tế, những phức tạp về xã hội như nơi tập trung số người có khả năng vàđiều kiện phạm tội, tình hình tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực Những

yếu tố này đã tác động trực tiếp tới tình hình tội cướp tài sản

Nghiên cứu địa bàn khu vực như trên mang tính tổng quát, cho

phép chúng ta nhìn nhận những ảnh hưởng có tính đặc trưng của khu vựcđối với tình hình tội cướp tài sản Ngoài việc nghiên cứu địa bàn hành chính

Trang 31

thì việc nghiên cứu, phân tích những vị trí mà bọn tội phạm cướp tài sản

hoạt động phạm tội, cho phép chúng ta rút ra những điểm riêng biệt phục vụ

cho công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản có hiệu quả

Với đặc trưng của tội cướp tài sản là sử dụng vũ lực tấn công đểchiếm đoạt tài sản, những năm 1989 trở về trước bọn tội phạm cướp tài sảnchủ yếu đột nhập vào trong nhà, những năm gần đây quy luật hoạt động của

bọn tội phạm đã thay đổi dần, số vụ cướp tài sản trong nhà dân xu hướng

giảm Theo số liệu phân tích, các vụ cướp tài sản xảy ra ngoài phạm vi nhàdân chiếm 86%, số vụ bọn tội phạm đột nhập vào nhà ở của công dân cướptài sản chiếm 14% Phân tích số vụ cướp xảy ra ở bên ngoài cho thấy, bọn

tội phạm hoạt động cướp tài sản trên các trục đường giao thông chiếm681vụ, bằng 65,5%, sau địa bàn giao thông là trên các địa bàn công cộng,

xảy ra là 236 vụ, chiếm 20,5% [7] (xem biểu đô số 1.6)

Biểu đồ số 1.6: Địa bàn xảy ra các vụ cướp tài sản

14% El Tại nhà dân

Fi Tại địa bàn giao thông

O Tai địa bàn công cộng 65,5%

Thực tiễn cho thấy, bọn tội phạm cướp tài sản thường lựa chọn

những vị trí vắng vẻ, thuộc các vùng giáp ranh hoặc ở những tuyến đường

quốc lộ, tỉnh lộ trọng yếu để đón đường cướp tài sản Bọn tội phạm cướp tàisản trên đường chủ yếu nhằm cướp các loại phương tiện như xe máy hoặctài sản có giá trị như vàng, tiền mang theo của người đi đường Kinh tế thị

Trang 32

trường phát triển phương tiện giao thông nhất là xe máy tăng nhiều, chính

là điều kiện để bọn tội phạm đón đường cướp tài sản hoạt động ngày mộttăng lên Điển hình là nhóm phạm tội do Phạm Văn Đoàn cầm đầu gồm

3 đối tượng, với thủ đoạn đón sẵn ở các tuyến đường, dùng công cu tấncông nạn nhân và cướp xe Bọn chúng hoạt động trên các tuyến đường giao

thông ở Hà Nội và 7 tỉnh phía bắc, từ 4/1994 cho đến 7/1997 chúng đã gây

ra 96 vụ cướp xe máy, trong đó có 2 vụ giết người cướp tài sản

Các vụ cướp tài sản xảy ra trên địa bàn công cộng chiếm 20,5%,

trong tổng số các vụ cướp tài sản Các khu vực công viên, vườn hoa, khu vui

chơi công cộng, các nhà ga, bến xe ô tô liên tinh, các khu vực giáp ranh đây là những nơi người dân thường qua lại có nhiều sơ hở, thuận lợi mà bọntội phạm cướp tài sản thường lựa chọn để hoạt động phạm tội Cũng giống

như trên các trục đường giao thông, trên địa bàn công cộng bọn tội phạm

không cần nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình địa bàn, có thể gây án rất nhanh,

tdu thoát dé dàng, ít để lại dấu vết tại hiện trường Bọn tội phạm cướp tàisản hoạt động trên những khu vực này thường lựa chọn thời điểm thích hợp,

đó là vào sáng sớm hoặc đêm tỐI

Số vụ đột nhập vào trong nhà để cướp tài sản chiếm 14% ít hơn so

số vụ cướp tài sản xảy ra ở hai địa bàn trên, nhưng xét về tính chất và mức

độ nguy hiểm cho xã hội lại nghiêm trọng hơn Hầu hết bọn tội phạm hoạtđộng với thủ đoạn đột nhập vào trong nhà để cướp tài sản thường có tổ chứcchat chẽ, chúng chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi hành động và khi phạm tộithường rất quyết liệt Bọn tội phạm thường nhằm vào những nhà có khả

năng kinh tế, có điều kiện thuận lợi như: hộ độc thân, gia đình ở khu vựcvắrg vẻ, cửa hàng kinh doanh, dịch vụ Do cơ chế thị trường, vài năm trở lại

đây, Hà Nội đã phát triển hàng trăm hiệu buôn bán vàng bạc, là những nơi

có nhiều tài sản giá trị, kích thích bọn tội phạm hoạt động Kẻ phạm tội

thường đóng giả khách mua hàng nên nạn nhân khó phát hiện, vì vậy

Trang 33

thường bi bất ngờ khi chúng tấn công Ví dụ nhóm cướp gồm 2 tên do PhanThanh Bình sinh 1967 ở Nhật Tân, Từ Liêm cầm đầu, đã nghiên cứu quy

luật của cửa hàng vàng bạc 72 Bát Sứ 19h ngày 17 tháng 8 năm 1991, 2 tên

đóng giả khách vào mua vàng, dùng súng khống chế gia đình gồm 4 người,

đe dọa bất chủ nhà đưa tiền, vàng cho chúng, khi nạn nhân có biểu hiện

chống cự chúng đã bắn chết vợ chồng chủ nhà và chúng chống cự quyết liệt

nên buộc lực lượng cảnh sát phải nổ súng tiêu diệt [9]

Tóm lại, các vụ cướp tài sản xảy ra tập trung ở nội thành và khu vực

ven nội, ở những địa bàn trọng điểm phức tạp về hình sự, nơi tập trung đông

dân Bọn tội phạm hoạt động chủ yếu trên những tuyến đường giao thông,các địa bàn công cộng phức tạp Bởi vì những nơi này có hoàn cảnh khách

quan, thuận lợi cho bọn tội phạm hoạt động và tẩu thóat nhanh mà không bị

phát hiện Để phòng ngừa tội cướp tài sản có hiệu quả cần phải chủ động

tiến hành các biện pháp phòng ngừa ở các quận được coi là trọng điểm, tăng

cường các biện pháp ngăn ngừa, bịt kín các sơ hở trên các địa bàn công

cộng, tuyến giao thông thường xảy ra các vụ cướp tài sản

1.3.2 Dac điểm về thời gian phạm tội cướp tài san

Thời điểm hoạt động phạm tội cũng là một yếu tố khá quan trọngtrong nghiên cứu quy luật của tội phạm, gắn liền với không gian là phạm vi

về thời gian Bọn tội phạm thường chọn những thời điểm thích hợp có nhiều

sơ hở, thuận lợi để chúng hoạt động phạm tội Các hoạt động phạm tội khácnhau thường có những quy luật sử dụng thời gian khác nhau, như trộm cắp

tài sản thường hoạt động ban đêm, cướp giật tài sản thì chủ yếu hoạt độngban ngày, cưỡng đoạt tài san chủ yếu vào buổi tối Phạm vi thời gian hay nói

cách khác thời điểm các vụ cướp tài sản xảy ra nhiều nhất là vào lúc nào, có

gì khác so với thời điểm xảy ra của các tội khác, đó là vấn đề cần làm rõ.

Trong tổng số 1.095 vụ cướp tài sản được phân tích về thời gian xảy

ra các vu cướp tài sản như sau:

Trang 34

Theo số liệu phân tích, có 516 vụ cướp tài sản xảy ra vào thời điểm

từ 17h đến 23h, chiếm tới 47% số vụ cướp tài sản nói chung [7] (xem biểu

đồ số 1.7) Thời điểm này trời đã bất đầu tối và vào thời gian ban đêm,

thuận lợi cho bọn cướp tài sản hoạt động phạm tội, che dấu tung tích Mặt

khác, vào thời điểm này lưu lượng người qua lại trên một số tuyến đường

giảm đi, hoạt động của các lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng

giảm, rất thuận lợi cho bọn cướp tài sản hoạt động Đa số bọn cướp tài sản

hoạt động vào thời gian này thường nghiên cứu để tấn công cướp tài sản 6

các tiệm vàng hoặc đón đường cướp xe máy Hầu hết các vụ cướp tài sản ởcác tiệm vàng đã xảy ra ở Hà Nội đều diễn ra trong phạm vi từ 19h đến 21h

Ví dụ hồi 18h20 ngày 8/2/1994, tên Tống Ngọc Quyền 26 tuổi ở 18 phố

336 quận Hai Bà Trưng vào cửa hàng vàng bạc 214 Hàng Bông, Hà Nội, khi

chủ cửa hàng đang chuẩn bị đóng cửa thì Y dùng lựu đạn đe dọa cướp tàisản, khi chủ nhà chống lại, Y đã ném lại 2 quả lựu đạn để tấu thoát [10]

Hoặc vụ tên Nguyễn Ngọc Lân ở chợ Mới Bắc Thái dùng súng AK và lựu

đạn đột nhập vào cửa hàng vàng bạc 30 Hàng Đậu để cướp tài sản vào hồi

19 giờ ngày 18 tháng 12 năm 1998

Biểu đồ số I.7: Thời diểm xảy ra các vụ cướp tài sản

32%

41%

HlSố vụ cướp tài sản xảy ra từ 23h-8h

21% El Số vụ cướp tài sản xảy ra từ 8h-17h

OS6 vụ cướp tài sản xảy ra từ

17h-23h

Thời điểm từ 21h-23h bọn cướp tài sản cũng thường đón đường để

Cướp xe máy va tài sản của người đi đường Chúng đón, phục ở các địa bàn

công cộng, các đầu mối giao thông, vào lúc vắng vẻ, thuận lợi cho hoạt

Trang 35

động phạm tội Khoảng thời gian này hoạt động của lực lượng công an trên

các dia ban mỏng, vì vậy bọn cướp tài sản lợi dụng gây án và dé dang tau

thóat hoặc trà trộn vào số người đi lại trên đường nên không bị phát hiện

Nhóm tội phạm do Phạm Văn Đoàn cầm đầu, chuyên đón đường cướp xemáy ở các tỉnh, qua 94 vụ cướp tài sản mà chúng đã gây ra, tập trung đều

vào từ 19h cho đến 21h Bọn chúng đón sắn ở các trục đường, khi trời tối

chúng mới bắt đầu hành động Với thủ đoạn này chúng đã hoạt động trongthời gian dai mà không bi bắt giữ

Trong thời gian từ 8h -17h xảy ra 234 vụ cướp tài sản chiếm 21%,

có hai khoảng thời gian mà bọn cướp tài sản hoạt động nhiều nhất, đó là

thời gian từ 8h-11h và từ 15h-17h Thời gian nay bọn tội phạm thường đón

đường cướp tài sản của học sinh ở các trường hoặc vào các khu tập thể đểcướp tài sản Vào thời gian này các khu tập thể đều rất vắng vẻ, do mọi

người đi làm vắng, ở nhà chỉ còn trẻ nhỏ, người già, bọn tội phạm lợi dụng

sơ hở này để hoạt động phạm tội Do hoạt động phạm tội ban ngày dễ bịnhận diện, dễ bị phát hiện cho nên có nhiều vụ bọn tội phạm hoạt động rất

trắng trợn, dễ dẫn đến giết người bịt đầu mối Ví dụ: nhóm do Trần văn T

cầm đầu chỉ trong thời gian ngắn chúng đã đón đường gây ra 28 vụ cướp tài

sản của các cháu học sinh

Khoảng thời gian từ 23h cho đến sáng xảy ra 345 vụ cướp tài sảnchiếm 32% Trong khoảng thời gian này các vụ cướp tài sản xảy ra chủ yếu

từ 23h đến 1h Vào thời gian này, các tuyến đường, địa bàn vắng vẻ, bọn

cướp tài sản dé dang hoạt động phạm tội và tẩu thoát ma không bi pháthiện, chúng dễ dàng che giấu tung tích, không bị nạn nhân, nhân chứng

phát hiện, nhận dạng được Vì vậy công tác điều tra các vụ cướp tài sản xảy

ra vào thời gian này thường rất khó khăn Bọn cướp tài sản hoạt động vàothời gian này tập trung ở các khu vực công viên, nhà ga, bến xe, hoặc đónđường cướp tài sản của những người dân đi làm sáng sớm Đây cũng là thời

Trang 36

điểm bọn tội phạm hoạt động cướp tài sản của những người đi buôn trên các

tuyến xe Hà Nội - Lạng Sơn

Như vậy, bọn cướp tài sản chủ yếu hoạt động phạm tội vào thời gianban đêm là chính, 79% số vụ cướp tài sản xảy ra vào đêm tối Bọn cướp tài

sản lựa chọn những thời gian này vì hoàn cảnh khách quan thuận lợi đểchúng hoạt động phạm tội, đồng thời chúng có ý thức che giấu nhận dạng,

đặc điểm, tránh bị phát hiện khi tiếp cận nạn nhân và thuận lợi cho chúng dấu

phương tiện, công cụ phạm tội Thời gian này cũng là lúc thuận lợi cho chúng

hoạt động rồi tau thoát mà không bị phát hiện, bat giữ Đó chính là đặc trưngthời gian hoạt động phạm tội của bọn cướp tài sản cần được đặc biệt lưu ý

1.3.3 Đặc điểm về phương tiện, công cụ phạm tội của tội cướptài sản

Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra

hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được Đó là:hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mặt khách

quan của tội phạm Trong số các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tộiphạm, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội là vấn đề cần

được quan tâm nghiên cứu

"Phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể sử dụng để

thực hiện hành vi phạm tội của mình Công cụ phạm tội là một dạng cụ thể

của phương tiện phạm tội” [40, tr 112] Như vậy phương tiện phạm tội baohàm cả công cụ phạm tội Nói đến phương tiện phạm tội là trong đó cócông cụ phạm tội Việc xác định phương tiện, công cụ phạm tội không chỉ

có ý nghĩa trong việc định tội hoặc trong việc định khung hình phạt, mà còn

để đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm

Tội cướp tài sản với đặc trưng là dùng vũ lực để tấn công, khống chế

nạn nhân để cướp tài sản Để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản, bọn

Trang 37

cướp tài sản biết rằng sẽ gặp phải sự chống lại quyết liệt của nạn nhân, bởivậy khi tấn công uy hiếp nạn nhân, chúng thường sử dụng vũ khí để gây án.

Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội càng tăng khi kẻ phạm

tội chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội một cách kỹ lưỡng, cẩn thận Rõràng người phạm tội sử dụng vũ khí nóng để cướp tài sản, tính chất, mức độ

nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn so với sử dụng đao, gậy gộc để phạm

tội Tuy nhiên, khi hoạt động phạm tội không phải tất cả mọi kẻ phạm tội

đều có điều kiện để chuẩn bị phương tiện, công cụ kỹ càng, nhưng thôngthường đa số kẻ phạm tội đều có sự chuẩn bị phương tiện, công cụ Theo số

liệu thống kê của CAHN gần như 100% số vụ cướp tài sản, bọn tội phạm có

sử dụng hung khí để tấn công nạn nhân Bọn cướp tài sản sử dụng nhiều

loại hung khí khác nhau từ vũ khí nóng cho đến vũ khí thô sơ Tuy nhiên

trong thực tế có 3 loại hung khí chính đó là súng, lựu đạn (vũ khí nóng),

dao lê (vũ khí thô sơ), gậy, hộp xịt gây mê và một số loại công cụ thô sơ

Phân tích 1.095 vụ (trong tổng số 1.805 vụ) cướp tài sản ở Hà Nội

có 64 vụ bọn tội phạm dùng súng và lựu đạn để cướp tài sản chiếm 6% tổng

số các vụ cướp tài sản [8] Nếu so với các loại công cụ khác mà bọn cướptài sản sử dụng, thì vũ khí chiếm tỷ lệ thấp, nhưng tính nguy hiểm cho xã

Trang 38

hội lại cao hơn rất nhiều Trong các năm qua xu hướng bọn tội phạm sửdụng bạo lực trắng trợn, sử dụng vũ khí nóng gia tăng Theo thống kê của

Bộ Công an, trong năm 1991 có 442 băng cướp trên tổng số 791 băng cướp

có sử dụng vũ khí nóng, chiếm tới 54%, năm 1992, có 45,5% số vụ cướpxảy ra có sử dụng vũ khí nóng [62, tr 57] Trong 2 năm 1991- 1992 tình

trạng sử dụng vũ khí nóng tăng đáng kể so với các năm khác Kết quả điều

tra cho thấy bọn cướp tài sản sử dụng vũ khí nóng thường là loại lưu manh

chuyên nghiệp, thường hình thành ổ nhóm, chúng tính toán kỹ lưỡng khi sửdụng vũ khí nóng để hoạt động, hoạt động phạm tội của chúng mang tính

chuyên nghiệp rất cao Thông thường sử dụng súng, lựu đạn, bọn cướp tàisản đã ngay lập tức làm tê liệt hoàn toàn sự chống cự của nạn nhân, khi bịphát hiện chúng thường chống trả quyết liệt do đó gây hậu quả nghiêm

trọng về người và tài sản Tính nguy hiểm của hành vi sử dụng vũ khí nóng

để cướp tài sản sẽ tăng dần, nếu không sớm phát hiện, bắt giữ thì chúng sẽ

tiếp tục gây án liên tục và mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ ngày càng tăng

Vi dụ, hồi 20h ngày 7/4/1992 nhóm tội phạm gồm 2 tên Nguyễn Bá Anh,sinh 1966, ở 203 Trần Quý Cáp và Trần V Khánh, sinh 1968, ở Ngô SỹLiên, chúng đã dùng 2 súng AK đột nhập vào nhà chị Trần Thị Lan ở 20B

Trần Quý Cáp, khi chúng vào nhà, gia đình có 4 người, chúng đã dùng súng

ban chết 2 vợ chồng chi Lan, vợ chồng chi Lịch, cướp tài sản và tấu thoát

Trong thực tiễn ngoài sử dụng vũ khí, đã xảy ra một số vụ bọn tội

phạm sử dụng súng, lựu đạn giả để đe dọa nạn nhân khi thực hiện hành vi

cướp tài sản Mặc dù sử dụng vũ khí giả nhưng vẫn làm tê liệt sức kháng cựcủa nạn nhân và kẻ phạm tội vẫn đạt được mục đích cướp tài sản

Nguồn gốc các loại vũ khí nóng có trong tay tội phạm, phần lớn do

số vũ khí từ cuộc chiến tranh còn trôi nổi bên ngoài khá nhiều, do bọn tội

phạm trộm cắp được ở kho quân đội, của cán bộ lực lượng vũ trang Theothống kê của CAHN từ năm 1980 -1996 ở địa bàn Hà Nội đã xảy ra 450 vụ

Trang 39

mất súng các loại Chỉ tính từ năm 1989 -1998 thông qua phong trào thu hồi

vũ khí vật liệu nổ, CAHN đã thu giữ 574 khẩu súng các loại, 34.000 viên

dan, 387 lựu đạn các loại [8]

Trong số 1095 vụ cướp tài sản có 371 vụ bọn cướp tài sản đã sử

dụng các loại vũ khí thô sơ để phạm tội chiếm 34% Những loại vũ khí thô

sơ mà bọn tội phạm thường sử dụng gồm lê AK, dao găm, dao tự tạo Thực

tiễn cho thấy muốn có vũ khí nóng để sử dụng, bọn tội phạm thường phải

tìm kiếm khá lâu hoặc mua với giá từ 1 tới 2 triệu đồng một khẩu súng Ngược lại, vũ khí thô sơ dễ tìm kiếm, bất cứ người nào cũng có thể có được Nếu như sử dụng súng lựu đạn để hoạt động phạm tội, khi bị bất ngoài việc

bị xét xử về hành vi cướp tài sản kẻ phạm tội còn bị xử lý về tội tàng trữ, sử

dụng vũ khí trái phép; còn hành vi mang theo vũ khí thô sơ không bị xử lý

về hình sự Vũ khí thô sơ dễ cất dấu và khả năng uy hiếp, khống chế nạn

nhân cũng khá cao Kẻ phạm tội sử dụng vũ khí thô sơ có thể tước đi sinh

mạng của nạn nhân và cũng có thể chống trả quyết liệt khi bị phát hiện,đuổi bat Chỉ trong 2 tháng cuối năm 1996, ở Hà Nội đã xảy ra tới 23 vụ

bọn tội phạm sử dụng dao khống chế lái xe taxi để cướp tài sản Những năm gần đây bọn tội phạm sử dụng dao để cướp xe máy của những người làm

nghề xe ôm đang tăng Bọn tội phạm sử dụng vũ khí thô sơ đã gây ra nhiều

vụ giết người cướp tài sản khá nghiêm trọng Do vũ khí thô sơ dễ kiếm,

hành động phạm tội xong bọn tội phạm đều vứt bỏ hung khí trong quá trình

tau thoát, nhằm tiêu hủy chứng cứ, gây nhiều khó khan cho công tác điều

tra các vụ cướp tài sản Trong thực tiễn có những vụ giết người cướp tài sản,quá trình điều tra thu thập chứng cứ, do kẻ phạm tội đã tiêu hủy hung khí

cho nên không đủ căn cứ để đưa ra truy tố

Trong 1.095 vụ cướp tài sản có tới 56% số vụ bọn tội phạm sử dụng

một số loại công cụ thông thường như: gậy gỗ (sắt), búa, vật cứng Số liệu

này cũng đã phản ánh tính đại trà của một số loại công cụ phạm tội này

Trang 40

Đây là những loại công cụ rất sắn, người phạm tội nào cũng có thể kiếmđược và đều có thể sử dụng được Tuy là những công cụ đơn giản, nhưng

khi bọn tội phạm sử dụng để tấn công cũng gây nguy hiểm tới tính mạng

của nạn nhân, vì bọn tội phạm thường sử dụng công cụ tấn công trực diện

ngay để làm mất sức kháng cự của nạn nhân Ví dụ: tên Phạm Văn Đoàn và

đồng bọn đã dùng gậy gây ra 94 vụ cướp xe máy trên địa bàn 7 tỉnh, tuy chỉ

với những công cụ phạm tội rất thô sơ, nhưng tính nguy hiểm của hành vi

phạm tội vẫn rất cao

Một loại công cụ khá đặc biệt kẻ phạm tội thường sử dụng đó là

thuốc gây mê Bọn tội phạm bắt quen với nạn nhân hoặc tự thuê xe ôm, sau

đó tìm cơ hội sử dụng các loại thuốc ngủ gây mê nhanh làm cho nạn nhân

mất sức kháng cự để cướp tài sản Với thủ đoạn này trong 2 năm 1996 - 1997

nhóm tội phạm gồm Tr V Thắng và Vũ Th Quỳnh đã dùng thuốc gây mê

gây ra 25 vụ cướp xe máy trên địa bàn Hà Nội

Ngoài những công cụ nêu trên, bọn cướp tài sản còn sử dụng các

loại phương tiện khác để hoạt động phạm tội như: để che giấu tung tích, kẻphạm tội thường sử dụng khăn, mũ để che mặt; để nạn nhân không có điều

kiện chống cự chúng sử dụng dây trói, dùng giẻ bịt mồm; để xóa dấu vếtchúng sử dụng găng tay, dùng xăng, dầu để đốt phi tang; chúng thường sử dụng xe máy làm phương tiện di lại để cơ động nhanh khi phạm tội và tấuthoát Như vậy, những phương tiện khác mà kẻ phạm tội sử dụng khi hoạt

động phạm tội rất đa dạng

Tóm lại, với đặc trưng dùng vũ lực để cướp tài sản, bọn tội phạmthường sử dụng phương tiện, công cu rất đa dang để hoạt động phạm tội

Phương tiện, công cụ phạm tội có quan hệ mật thiết với phương thức, thủ

đoạn phạm tội Kết quả trên cho thấy xu hướng sử dụng bạo lực nghiêmtrọng của bọn tội phạm đang tăng

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Luận án tiến sĩ luật học: Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội
Hình s ự Việt Nam (phần chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội (Trang 179)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w