1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nghiên cứu thị trường thông tin khoa học và công nghệ trên địa bàn Hà Nội

120 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Thị Trường Thông Tin Khoa Học Và Công Nghệ Trên Địa Bàn Hà Nội
Tác giả Vũ Thùy Trang
Người hướng dẫn PGS. TS. Đoàn Phan
Trường học Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Thư viện
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 28,14 MB

Nội dung

Trang 1

vt THUY TRANG

SHIEN CUU THI TRUONG THONG TIN KHOA HOC CONG NGHE TREN DIA BAN HA NỘI

LUAN VAN THAC SY KHOA HQC THU VIEN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS ĐOÀN PHAN TÂN

HA NOI- 2011

Trang 2

PGS.TS Đoàn Phan Tân, Người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo, các anh chị đang công tác tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập tài

liệu, cung cấp tài liệu cho luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Sau Đại học, Đại

học Văn hóa Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức khoa học và kinh nghiệm

thực tiễn trong quá trình học tập tại Trường

Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp đã có những động viên rất quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những điều kiện thuận lợi, tôi

cũng gặp những khó khăn nhất định vẻ điều kiện, khả năng và thời gian nghiên cứu, nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu khuyết

Tác giả rất mong nhận được sự góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MODAI CHƯƠNG 'ƠSỞ LÝ LUẬN CỦA THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN CÔNGNG:

rò của thị trường thông tin khoa học và công nghệ 19 1.4 Chức năng của thị trường thông tin khoa học và công nghệ 20 1.5 Cơ chế thị trường thông tin khoa học và công nghệ 22 1.6 Các quy luật của thị trường thông tin khoa học và công nghệ 22 1.7 Sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ 2 1.7.1 Khái niệm về sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ 2 1.7.2 Các loại sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ 25 1.7.3 Đặc trưng của sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ 26 17-4 Sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ là loại hàng hố thơng tin đặc biệt 29

1.8 Người sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng sản phẩm

thông tin khoa học và công nghệ 31 18.1 Người sản xuất, người phân phối sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ 31

1.8.2 Người tiêu dùng các sản phẩm thông tin khoa học và công nghé 32

1.9 Kênh phân phối sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ 34

(CHUONG 2: THUC TRANG TH] TRUONG THONG TIN KHOA HOC

VA CONG NGHE TREN DIA BAN HA NOL 36

2.1 Cơ sở của sự hình thành và phát triển thị trường thông tin 36 2.1.1 Sự phát triển kinh tế - xã hội là nhân tố thúc đây sự hình thành thị trường,

thông tin khoa học và công nghệ 36

2.1.2 Cơ sở pháp lý của sự hình thành và phát triển thị trường thông tin

khoa học và công nghệ 37

2.1.3.Khái quát hiện trạng công tác thông tin khoa học và công nghệ

từ năm 2000 đến nay, tầm nhìn 2020 42

2.2 Khảo sát thị trường thông tin truyền thống s1

2.2.1 Các sản phẩm thông tin truyền thống 51

Trang 4

2.3.1 Các sản phẩm thông tin điện tử 67 2.3.2 Hình thức phân phối của sản phim théng tin dign tir 80 2.3.3 Higu quả kinh tế- xã hội của thị trường thông tin điện tử 84 2.4 Nhận xét đánh giá về thị thị trường thông tin khoa học và cong nghé 86

2.4.1 Những thuận lợi và kết quả bước đầu 86 2.4.2 Những khó khăn va han chế đang tồn tại 89

'CHƯƠNG3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁT TRIÊN THỊ TRƯỜNG ổi mới nhận thức về thị trường thông tin khoa học và công nghệ Tăng cường nghiên cứu nhu cầu khách hàng thông tin khoa học và công nghị 95 3.3 Tổ chức hiệu quả đưa tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường thông tin vào hoạt động thực tiễn

của Ngành thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam 97 3.4 Áp dụng hiệu quả chiến lược Marketing hỗn hợp / Marketing Mix vào thị trường thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam 98 3.5 Quản lý

Trang 5

SIT TU VIET TAT viET DAY DU

1 |CNH Công nghiệp hóa 2 |CNCS Chủ nghĩa công sản 3 |CNĐQ Chủ nghĩa để quốc 4 |CNTB Chủ nghĩa tư bản 5 |CNTT Công nghệ thông tin 6 |CNXH Chủ nghĩa xã hội 7 |CSDL Cơ sở dữ liệu 8 |HĐH Hiện đại hóa

9 |KH&CN Khoa học và công nghệ 10 |KHXH Khoa học xã hội

11 |NCT Nhu cầu tin 12 |NDT Người dùng tin 13 |SHTT Sở hữu trí tuệ

14 |TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

15 |TCĐLCL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 16 |TTTL Thông tin Tư liệu

17 |TT-TV Thông tin -Thư viện

18 VN Việt Nam

Trang 6

Bang 2.1 Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 2.5: Bang 2.6: Bang 2.7:

Hình thức trao đổi sản phẩm thông tin truyén thong ctia Cuc

Thông tin KH&CN Quốc gia

Hình thức trao đổi sản phẩm thông tin truyền thống của Trung

tâm Thông tin-Tw liệu Viện KHÁ&CN Việt Nam

Hình thức trao đổi sản phẩm thông tin truyễn thống của Viện

thông tin KHXH - Viện KHXH Việt Nam

Hình thức trao đổi sản phẩm thông tin truyền thống của Trung

tâm Thông tin Tiêu chuẩn-Đo lường-Chắt lượng

Hình thức trao đổi sản phẩm thông tin truyền thống của Cục

Sở hữu Trí tuệ

Hình thức trao đổi sản phẩm thông tin truyền thống của Trung

tâm Thông tin Công nghiệp và thương mại

Tổng hợp kết quả khảo sát hình thức trao đổi sản phẩm thông tin truyền thông của sáu cơ quan thông tin KH&CN tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội

Biểu đồ 2.1: Tổng hợp kết quả khảo sát giá sản phẩm thông tin KH&CN truyền thống Biểu đồ 2.2: Tổng hợp kết quả khảo sát kênh phân phối sản phẩm thông tin KH&CN truyền thống Biểu đồ 2.3: Tổng hợp kết quả khảo sát tính chất hàng hóa sản phẩm thông Hình 2.1: Hình 2.2: Hình 2.3: Hình 2.4: Hình 2 Hình 2.8:

tin KH&CN truyền thống

Giao diện CSDL Danh mục tiêu chuẩn của Trung tâm Thông tin TCĐLCL Giao điện CSDL Tuyển tập tiêu chuẩn của Trung tâm Thông tin TCDLCL Giao điện Gói dữ liệu cho thành viên của Trung tâm Thông tin TCĐLCL

Giao diện IWebsite của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia Giao diện IWebsite của Trung tâm Thông tin TCĐLCL

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người Nó làm thay đổi rất nhanh

chóng diện mạo của thế giới: chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh

tế tri thức, xã hội thông tin Hoạt động KH&CN đã đạt được nhiều thành tựu

trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, tự động hóa, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, khoa

học vũ trụ, khoa học về trái đất và khoa học về đại dương [5]

KH&CN đã có những đóng góp quan trọng làm nên các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, CNH và HĐH ở Việt Nam Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao vai trò đặc biệt quan trọng của KH&CN: “KH&CN là

quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và báo vệ Tổ quốc, là nên tảng và động lực cho CNH, HĐH, phát triển bền vững đất

nước ° [29]

Hoạt động thông tin KH&CN là một dạng của hoạt động KH&CN và cũng có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền KH&CN nước nhà trong

suốt chiều dài lịch sử cách mạng, đặc biệt là trong suốt trên 25 năm đổi mới đất nước Đối với KH&CN nói chung, đặc biệt là đối với công tác thông tin

KH&CN, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chủ chương chính sách để tạo cơ

sở pháp lý và đầu tư khá lớn cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao đề phát triển, làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình

tương xứng với yêu cầu của Đất nước trong từng giai đoạn phát triển lịch sử [4]

Thị trường thông tin KH&CN là một dạng đặc biệt của thị trường KH&CN

đã dần hình thành và phát triển ngày càng rõ nét trong bối cảnh công cuộc đổi mới, CNH, HĐH và nền kinh tế thị trường ở nước ta từ những năm cuối thế kỷ

XX va dau thế kỹ XXI Khác với thị trường thông tin KH&CN của các nước có

Trang 8

và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu

Thị trường thông tin KH&CN Việt Nam là một bộ phận quan trọng của thị trường nói chung và thị trường KH&CN nói riêng của Việt Nam Chính vì vậy, nó cũng phải bị chỉ phối và phải chịu sự tác động của các quy luật chung của thị trường Thị trường thông tin KH&CN Việt Nam nói chung và thị trường thông tin KH&CN trên địa bàn Hà Nội nói riêng hiện nay đang ở chặng đầu của sự hình thành và phát triển của nó Thị trường thông tin KH&CN non trẻ của nước

nhà sẽ nhất định ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu của sự phát triển

KH&CN, phát triển sự nghiệp thông tin KH&CN ở nước ta trong những năm

đầu của thế kỷ XXI

Trong bước đầu của quá trình sự hình thành và phát triển, thị trường thông tin KH&CN nước ta cũng đã gặt hái được những thành tựu đáng chú ý và đáng

khích lệ Tuy nhiên nó cũng gặp nhiều khó khăn và có cả những yếu kém cần phải được khắc phục Gần đây Đảng và Nhà nước ta cũng có những chủ chương,

chiến lược nhằm củng cố và thúc đẩy phát triển nhanh chóng thị trường thông tin KH&CN [9, 10, 29], và thực tế nó đã được khởi sắc Chính vì vậy, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà chuyên môn thông tin KH&CN cũng đã có những quan tâm chú ý nghiên cứu vấn đề này, tuy nhiên,

cũng chưa được đầy đủ, hoàn thiện và hệ thống Với mục đích đóng góp một tiếng nói nhỏ vào vấn đề lý luận và thực tiễn của thị trường thông tin KH&CN:

và với mục đích để thực hiện một đề tài luận văn thạc sỹ thư viện - thông tin, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thị trường thông tin khoa học và công nghệ trên địa bàn Hà Nội”

2 Tình hình nghiên cứu

Về thị trường thông tin KH&CN không những đã được đề cập trong các

Trang 9

~ Trong kỷ yếu Hội thao khoa hoc “Marketing trong hoat động thông tin-tur liệu” [35], trong kỷ yếu Hội thảo khoa học “#oạr động thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay” [36] của Trung tâm Thông tin

KH&CN Quốc gia tổ chức vào năm 2005 và trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học

“Vai trò của thông tin trong nàn kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa

và hội nhập Quốc tế của Hội Thông tin KH&CN Việt Nam”, Trung tâm Thông

tin Công nghiệp và Thương mại và Cục Thông tin KH&CN Quốc gia tổ chức vào tháng 11 năm 201 1, nhiều bản tham luận của các tác giả ở các mức độ khác

nhau đều bàn thảo về các vấn để liên quan đến thị trường như: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thị trường KH&CN, về thị trường thông tin KH&CN; 'Về sự hình thành và phát triển tat yếu của thị trường thông tin KH&CN; Về đặc điểm và vai trò của thị trường thông tin KH&CN đối với sự phát triển kinh tế -

xã và KH&CN hiện nay ở nước ta

~ *Đề án tạo lập thị trường thông tin công nghệ ở Việt Nam” [2] của tác giả

Nguyễn Lân Bàng chỉ mới đề cập đến vấn đề thực tiễn tạo lập mạng lưới chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta mà chưa đề cập đến các vấn đề cơ sở lý luận, bản chất và đặc trưng của thị trường thông tin KH&CN ở

nước ta hiện nay

~ Trong giáo trình “Thông tin học” [31] và bài báo “|

và kinh tễ thông tin” [32] của mình, PGS TS Đoàn Phan Tân cũng mới chỉ đề thị trường thông tim

cập, phân tích và đánh giá rất khái quát về thị trường thông tin KH&CN

~ Một số tác giả khác như: Lê Trọng Hiễn [15], Nguyễn Hữu Hùng [19, 20], Tạ Bá Hưng [23], Cao Minh Kiểm [26], Vũ Văn Nhật [27, 28] và Trần Mạnh Tuấn [37] ở các mức độ và đứng trên các quan điểm khác nhau cũng

có đề cập đến các vấn đẻ thị trường thông tin KH&CN trong bối cảnh nền kinh

Trang 10

Sau khi nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu kỹ tất cả các tài liệu nói trên, chúng tôi nhận thấy rằng chưa có một công trình nào đề cập một cách đầy đủ,

toàn diện và hệ thống vẻ lý luận khoa học và thực tiễn thị trường thông tin

KH&CN ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội nói riêng Chính vì vậy, chúng tôi xin cam đoan rằng để tài luận văn này là hoàn toàn mới và chưa có tác giả nào trước đây đã nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu sự hình thành và phát triển thị trường thông tin KH&CN trên địa bàn Hà Nội trong những năm đổi mới, CNH và HĐH đất nước, tác giả luận văn mong muốn đưa ra một số giải pháp có cơ sở khoa học

nhằm củng có, tăng cường, thúc đây sự phát triển thị trường thông tin KH&CN

phục vụ cho công tác quản lý hoạt động thông tin KH&CN, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của người dùng tin trong lĩnh vực KH&CN và trong toàn xã hội

3.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện mục tiêu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

~ Nghiên cứu cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan đến thị trường thông tin KH&CN

- Nghiên cứu khái quát về cơ sở của sự hình thành và phát triển thị trường

thông tin KH&CN Việt Nam (Bao gồm các vấn đề: Bối cảnh phát triển kinh tế -

xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; Đường lối chính sách của Đảng và Nhà

nước về phát triển thị trường thông tin KH&CN; Một số thành tựu và phương

hướng phát triển hoạt động thông tin KH&CN)

Trang 11

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp củng có, phát triển và quản lý thị trường thông tin KH&CN nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành thông tin KH&CN và nên kinh tế - xã hội của đất nước

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đắi tượng nghiên cứu

Thi trường thông tin KH&CN trên địa bàn Hà Nội;

'Thị trường thông tin KH&CN, trong đó có thị trường thông tin KH&CN trên địa bàn Hà Nội là một vấn đề rộng lớn, phong phú và hết sức phức tạp Do khả

năng còn hạn chế và yêu cầu của một luận văn thạc sỹ thư viện-thông tin, tác giả

luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng sản phẩm thông tin KH&CN 4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

~ Phạm vi không gian: Thị trường thông tin KH&CN một số cơ quan thông tin KH&CN tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; Trung tâm Thông tin-Tư liệu - Viện KH&CN Việt Nam; Trung tâm Thông tin - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn-Đo lường-

Chất lượng - Tổng cục Tiêu chuẩn-Ðo lường-Chất lượng Việt Nam; Trung tim

Thông tin - Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam; Trung tâm Thông tin Công nghiệp và thương mại - Bộ Công thương

~ Phạm vi thời gian: Thị trường thông tin KH&CN một số cơ quan thông tin KH&CN tiêu biểu trong thời gian từ năm 2000-2010 trên địa bàn Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

$.1 Phương pháp luận

Trang 12

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thé

“Trong quá trình thực hiện nghiên cứu của đề tai, tác giả đã sử dụng phương pháp cụ thể

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu, dữ kiện;

- Phương pháp điều tra xã hội học (điều tra chọn mẫu bằng phiếu hỏi,

phỏng vấn, mạn đàm trao đồi);

~ Phương pháp quan sát trực tiếp;

- Phương pháp chuyên gia

6 Đóng góp khoa học của đề tài

6.1 Về mặt lý luận

Đề tài góp phần nghiên cứu hoàn thiện những vấn đẻ lý luận cơ bản về thị

trường thông tin KH&CN trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới, CNH, HĐH ở Việt Nam

6.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở đề đưa ra một số giải pháp khoa

học nhằm củng cố, tăng cường, mở rộng và hoàn thiện thị trường thông tin KH&CN phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thông tin

KH&CN của nước ta trong những năm đầu của thế kỷ XXI 1 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có bố

cục bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của thị trường thông tin khoa học và công nghệ Chương 2: Thực trạng thị trường thông tin khoa học và công nghệ trên địa bàn Hà Nội

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1.1 Khái niệm về thị trường thông tin khoa học và công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của thông tin KH&CN trong những thập niên gần

đây đã mang lại những tác động to lớn và những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh

vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở khắp các nước trên thế giới Thời đại

mà chúng ta đang sống là thời đại của nền kinh tế thế giới đang chuyền biến từ nên kinh tế chủ yếu dựa vào tài nguyên hạn hẹp của thiên nhiên sang một nền kinh tế thông tin và trí tuệ

“Trong bối cảnh của nền kinh tế thể giới, vai trò của thông tin, nhất là thông

tin khoa học và công nghệ ngày càng nâng cao Ở nhiều nước thông tin thực sự

trở thành hàng hóa và một thị trường thông tin, một nền kinh tế thông tin ra đời là một tất yếu

Với khả năng xử lý, lưu trữ và truyền một khối lượng lớn các dữ liệu với

tốc độ cao, việc sử dụng máy tính điện tử để xử lý thông tin đã tạo ra những thay đổi trong tổ chức hoạt động và cách thức chuyển giao thông tin Các hoạt động này đã kích thích việc nảy sinh những nhu cầu thông tin mới và do đó kích thích việc tạo ra các sản phẩm mới có hàm lượng thông tin với chất lượng cao hơn

Thập niên 1980-1990 của thế kỷ XX có thể coi là thập niên của thông tin mà sự kiện đáng chú ý là một “Thị trường thông tin” và một nền “Công nghiệp thông tin” đã thực sự bắt đầu hình thành Hàng loạt các ngân hàng dữ liệu lưu trừ thông tin với khối lượng lớn và chất lượng cao ra đời Nhiều tổ chức môi giới và dịch vụ thông tin được hình thành, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người

dùng tin Từ những thông tin sơ cắp ban đầu, còn gọi là dữ kiện (data), người ta

Trang 14

tin có giá trị gia tăng đã được qua xử lý, chế biến sẽ trở thành hàng hóa, có những giá trị cao trên thị trường

Một ngành mới phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây là ngành dịch vụ bán thông tin có giá tri gia ting (Value added information services) Ở Mỹ ngành này có doanh thu năm 2003 ước tính 25,5 tỷ USD, bằng 23% giá trị sản xuất máy tính và có tốc độ tăng trưởng 14-16% năm

Củng với sự phát triển của thị trường thông tin là sự thay đổi xã hội, đó là sự thay đổi trong phân công lao động của con người: những công việc có liên

quan đến thông tin có chiều hướng gia tăng

Xu hướng phân bố lao động ở Mỹ: Vào những năm đầu thế kỷ XXI ở Mỹ

số người tham gia vào công việc xử lý thông tin nhiều hơn số người sản xuất ra

lương thực, chế tạo ra hàng hóa và làm công việc dịch vụ Xu hướng xã hội đó không dễ bị đảo ngược và không có lý do gì để có thể tin rằng khu vực thông tin mắt vị trí của nó trong thị trường lao động Và như vậy công nghệ thông tin sẽ có tác động trực tiếp tới một số bộ phận lớn lao động ở các nước phát triển

Mặt khác giá trị của lao động trên thị trường lĩnh vực thông tin cũng cao

hơn rất nhiều so với các lao động khác Người ta không thể so sánh kết quả lao

động của một giáo viên, một kỳ sư, một nhà sản xuất với sản phẩm thông tin

trong hệ thống thông tin trực tuyến

Dưới tác động của công nghệ thông tin, cơ cấu sản phẩm xã hội cũng có nhiều thay đổi Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thông tin (máy thu thanh, thu hình, máy tính cá nhân, video, điện thoại truyền hình ) đang không ngừng tăng

lên nhanh chóng về chủng loại, số lượng và chất lượng Từ đó dẫn đến hình

thành một thị trường thông tin

Từ sự phân tích trên, PGS.TS Đoàn Phan Tân đã đưa ra quan điểm của mình về các thành viên của thị trường thông tin khoa học và công nghệ [31]

1- Người sản xuất ra thông tin: Thu thập thông tin trong các lĩnh vực từ các

Trang 15

Để đáp ứng yêu cầu thông tin của nhiều loại đối tượng khác nhau và để bao

quát được rất cả các dạng thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội, nhiều cơ quan sản xuất thông tin, sản xuất các CSDL và ngân hàng dữ liệu ra đời Đó là các cơ quan thông tin tư liệu quốc gia, các tổ chức xã hội, kinh tế và nghề

nghiệp, các hội khoa học, các công ty, xí nghiệp lớn

Ví dụ: Viện Thông tin Khoa học Kỹ thuật Pháp (INIST thuộc CNRS) là nới

sản xuất hai CSDL lớn: Pascal và Francis

2- Người làm dịch vụ phân phối thông tin: Tích nhập các CSDL của người sản xuất trên máy tính điện tử và cung câp cho người dùng tin các thông tin này

nhờ một phần mềm chuyên dụng

Các cơ quan dịch vụ thông tin thường sử dụng tin học viễn thông để nối giữa người dùng tin với các CSDL và ngân hàng dữ liệu Đó là các tổ chức dịch vụ có trách nhiệm xử lý và khai thác thông tin bằng các phương tiện của tin học,

đồng thời thương mại hóa các sản phẩm thông tin (phát triển phần mềm, kinh

doanh thông tin và hướng dẫn yêu cầu)

Các cơ quan dịch vụ thông tin không chỉ đảm bảo tiếp cận thông tin của các CSDL và ngân hàng dữ liệu trong nước mà còn tiếp cận các CSDL và ngân hàng dữ liệu ở nước ngoài

'Ví dụ: Dialog là cơ quan dịch vụ thông tin của Mỹ đảm nhiệm cung cấp thông tin gần 400 ngân hàng dữ liệu cho người dùng tin, Questel là cơ quan dịch vụ thông tin của Pháp đảm nhiệm cung cắp thông tin của 50 ngân hàng dữ liệu

3- Mạng lưới chuyển giao thông tin: có nhiệm vụ chuyển thông tin đế người sử dụng nhờ một mạng lưới viễn thông Các mạng lưới này có thể là mạng lưới điện thoại công cộng, mạng thuê bao, mạng truyền dữ liệu

Ví dụ: Ở Pháp mạng điện thoại đạt tới 24 triệu đường liên lạc trong năm 1986, mạng Telecoml là mạng truyền dữ liệu sử dụng vệ tỉnh, mạng Transpact

Trang 16

4- Người dùng tin: có thê là người dùng tin cuối cùng (khách hàng) hay qua khâu trung gian (người làm môi giới trung gian hay các cán bộ thông tin tư liệu)

Tất cả các nhân tố trên tạo nên một hệ thống cung ứng thông tin mà người

ta gọi là hệ thống thông tin trực tuyén (Online Inforrmation Systeme)

Theo quan điểm của TS Kinh tế học Rodionvo L Giáo sư Đại học Tổng

hợp Quốc gia, Trường Kinh tế Cao cấp (Liên bang Nga): Thị trường thông tin

KH&CN hiện nay có thể chia thành 3 lĩnh vực tương tác lẫn nhau

~ Thông tin (một mặt, đó là các CSDL có thể truy cập được qua mạng dưới dạng điện tử do công ty chuyên xây dựng CSDL tạo ra, mặt khác, đó là các dịch vụ được tổ chức để có thể truy cập đến CSDL dưới dạng điện tử do công ty chuyên khai thác CSDL tạo ra), nói một cách khác, đó chính là bản thân thị trường sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN;

- Giao dịch điện tử: Thương mại điện tử, tác nghiệp tài chính và chứng khốn;

- Truyền thơng điện tử tồn cầu: Tơ chức hoạt động của mạng

Lẽ dĩ nhiên thị trường thông tin KH&CN rộng hơn và phong phú hơn 3 lĩnh vực nói trên Ngoài ra còn có các bộ phận cấu thành quan trọng khác của nó như các dịch vụ thuộc lĩnh vực thu thập, xử lý và phổ biến thông tin; các dịch vụ đặc

thù của kho lưu trữ, dịch vụ về nghiên cứu thiết kế các hệ thống thông tin; tư vấn

chiến lược; lập trình và áp dụng phần mềm Thị trường thông tin nhờ sự phát triển của công nghệ điện tử, chúng ngày càng định hướng vào người tiêu dùng cụ thể, nghĩa là hòa vào với các dịch vụ thông tin khác

Từ những sự phân tích trên và từ quan sát thực tiễn, theo chúng tôi có thể

nêu ra một định nghĩa khái quát hơn về thị trường thông tin KH&CN như sau:

Thị trường thông tin KH&CN là nơi diễn ra các mối quan hệ trao đổi sản

phẩm thông tìn KH&CN: giữa người sản xuất và người tiêu dùng thông tin

thông qua vật trung gian là đẳng tiền (thẻ hiện dưới dạng giá cả)

Trang 17

- Cũng tương tự như các thị trường thông thường, thị trường thông tin

KH&CN ra đời và tồn tại và phát triển là kết quả tất yếu của sự phân công lao

đông xã hội nói chung và trong lĩnh vực thông tin KH&CN nói riêng; là kết quả của sự phát triển và năng suất lao động ngày càng cao của hoạt động thông tin

KH&CN; là hợp phần rất quan trọng của nền sản xuất hàng hóa thông tin và là

bộ phận quan trọng của thị trường chung Nói một cách khác ngắn gọn, chính xác hơn: Thị trường thông tin KH&CN chỉ hình thành nên khi sản phẩm thông tin KH&CN trở thành hàng hóa

- Noi (địa điểm) diễn ra các mối quan hệ trao đổi có thể hữu hình hoặc vô hình Việc mua bán các sản phẩm thông tin chỉ là biểu hiện cụ thể của sự trao

đổi trên một địa điểm, một nơi cụ thể

~ Đồng tiền (được thể hiện dưới dạng giá cả của các sản phẩm) là công cụ - vật trung gian của sự trao đổi các sản phẩm thông tin giữa người sản xuất và

người tiêu dùng trên thị trường thông tin

Theo quan điểm của K, Mác: Giá cả là sự biểu hiện bằng đồng tiền của giá

trị sản phẩm hàng hóa Tuy nhiên, trong thực tiễn: Giá cả của sản phẩm hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán trên thị trường, nhưng nó vẫn phải xoay quanh giá trị của sản phẩm hàng hóa

Với định nghĩa khái quát va sự phân tích một cách đầy đủ các mặt về thị trường thông tin KH&CN trên đây, chúng ta có thể vận dụng nó vào bất kỳ nơi nào, trong mọi lĩnh vực hoạt động thông tin KH&CN ở nước ta hiện nay

'Để bồ sung và làm rõ thêm vẻ bản chất, tính đặc trưng của thị trường thông,

tin KH&CN, chúng tôi tiếp tục đề cập đến các vấn đề liên quan trong các mục tiếp sau đây

1.2 Đặc điểm của thị trường thông tin khoa học và công nghệ

Trang 18

thủ và chịu sự chỉ phối của những quy luật kinh tế thị trường thông thường Tuy

nhiên, nó cũng có một số đặc điểm khác hẳn với thị trường thông thường:

“ Thị trường thông tin thực hiện chuyển quyền sở hữu và quyên sử dụng

sản phẩm thông tin

Trên thị trường thông tin, các sản phẩm hàng hố thơng tin có thể mua bán

trao đôi theo hai phương thức:

~ Trao đồi quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá: Người bán trao cho người mua toàn bộ quyền định đoạt sản phẩm của mình mà chỉ giữ lại quyền tác giả

~ Trao đổi quyền sử dụng sản phẩm hàng hoá: Người bán giữ lại quyền định đoạt sản phẩm hàng hoá mà chỉ đồng ý cho người mua sử dụng sản phẩm của mình ở những mức độ khác nhau

Chúng tôi nêu ra một thi du dé làm rõ hai phương thức trên: Tác giả một sản phẩm thông tin dưới dạng sách có thể bán sản phẩm cho người tiêu dùng

hoặc hợp đồng cho phép một nhà xuất bản nào đó in sản phẩm của họ, nhưng quyền sở hữu và quyền tác giả vẫn thuộc về người sản xuất ra sản phẩm đó

Trên thị trường thông tin, Nhà nước vừa là người làm chức năng công quản, vừa là đại diện cho xã hội thực hiện chức năng người tiêu dùng xã

Do sản phẩm hàng hoá thông tin có giá trị sử dụng xã hội nên Nhà nước phải thay mặt xã hội trả một khoản tiền cho người bán hàng với tư cách là người đại diện cho người tiêu dùng xã hội Đây là một đặc điểm rất cơ bản của thị trường thông tin khoa học công nghệ khác với các thị trường thông thường khác Nó làm cho việc trao đổi, mua bán, lưu thơng sản phẩm hàng hố thông tin trở

nên vô cùng phức tạp và rất nhạy cảm liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống

xã hội: Chính trị-tư tưởng, kinh tế khoa học và cơng nghệ, văn hố, an ninh trật

tự xã

an sinh xã hội, quốc phòng và quan hệ đối ngoại quốc tế Các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin khoa học và công nghệ cần phải thâm định được

tỷ trọng giá trị sử dụng xã hội trong toàn bộ giá trị sử dụng của mỗi sản phẩm

Trang 19

$* Giá thành sản phẩm thông tin được hình thành vừa theo quy luật giá trị vừa theo quy luật đặc thù của khoa học và công nghệ:

Theo quan điểm của PGS.TS Đoàn Phan Tân: “Giá ¿hành của thông tin có

thể quy về hai bộ phận chình: Thứ nhất là lao động trí tuệ, bao gém việc hình thành thông tin và xử lý nội dung của nó Hai là các yếu tố vật chất, đó là các

phương tiện xử lý và lưu trữ, các phương tiện truyền tin [31, tr.29- 30],

Sản phẩm thông tin được tạo nên bởi hai phần hợp thành: phần nội dung và hình thức chuyên tải thông tin Phần nội dung là kết quả lao động sáng tạo

KH&CN của các chuyên gia, đó là thời gian lao động cá biệt của nhà khoa học

để sáng tạo ra nó Phần chuyển tải thông tin là cái vỏ vật chất chứa đựng và

chuyển tải nội dung của sản phẩm thông tin KH&CN, đó là phần thời gian lao

động xã hội đề tạo ra nó, đó là các yếu tố vật chất - kỹ thuật (thủ công hoặc hiện

đại) tham gia cấu thành sản phẩm thông tin KH&CN Hay có thể nói cách khác: giá thành sản phẩm thông tin KH&CN là kết quả tính giá lao động cá biệt của nhà chuyên môn và cộng với thời gian lao động xã hội

1.3 Vai trò của thị trường thông tin khoa học và công nghệ

'Từ lý luận và thông qua hoạt động thông tin KH&CN theo cơ chế thị trường định hướng XHCN Việt Nam ở nước ta trong những năm vừa qua, chúng ta thấy thị trường thông tin KH&CN có những vai trò quan trọng sau đây:

1 Đối với quản lý vỉ mô hoạt động thông tin KH&CN: Thị trường thông tin

KH&CN là “Cầu nối” giữa cơ quan thông tin và người tiêu dùng thông tin; là mục

tiêu, cơ sở, động lực của quá trình sản xuất các sản phẩm thông tin; là nơi diễn ra

các mối quan hệ giữa các cơ quan thông tin với nhau và giữa các cơ quan thông tin

với nhà nước Thị trường thông tin KH&CN là bộ phận chủ yếu của môi trường hoạt động thông tin KH&CN, nó vừa là môi trường trao đổi các sản phẩm thông

tin, vừa là “Tắm gương phản chiếu” để các cơ quan thông tin nhận biết nhu cầu tin

Trang 20

tin KH&CN đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của mình, kiểm nghiệm các

chỉ phí sản xuất và chỉ phí lưu thông phân phối các sản phẩm thông tin

2 Đối với quản lý vĩ mô hoạt động thông tin KH&CN: Trong quản lý vĩ mô hoạt động thông tin KH&CN, thị trường thông tin vừa đối tượng, vừa là căn cứ của kế hoạch xây dựng và phát triển công tác thông tin, nó là công cụ điều tiết vĩ mơ hoạt động của tồn ngành thông tin KH&CN Nó là nơi mà thông qua đó nhà nước tác động vào các quá trình sản xuất các sản phẩm thông tin của các đơn vị thông tin KH&CN cơ sở Thị trường thông tin còn kiểm nghiệm tính chất

dúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Ngành ban hành về

công tác thông tin KH&CN ở những thời điểm lịch sử cụ thể của đất nước 1.4 Chức năng của thị trường thông tin khoa học và công nghệ $# Chức năng thừa nhận chất lượng sản phẩm thông tin KH&CN

Thị trường thông tin KH&CN phản ánh sự chấp nhận của người tiêu dùng (khách hàng) đối với sản phẩm thông tỉn thông qua chức năng thừa nhận của nó

Đối với mỗi cơ quan thông tin mỗi thị trường có sự thừa nhận rất khác nhau về tổng khối lượng sản phẩm cung ứng ra trên thị trường, về chất lượng sản phâm,

về giá cả trao đồi, về công dụng tính hữu ích, kiểu cách, màu sắc, kích thước của

sản phẩm Một sản phẩm có thể được thị trường thông tin này chấp nhận nhưng thị trường thông tin khác thi không và trên mỗi thi trường thông tin mức độ chấp nhận và đòi hỏi về mỗi sản phẩm thông tin cũng rất khác nhau Thị trường thông tin còn thừa nhận hành vi quan hệ trao đổi (mua bán); sự lừa gạt, tráo trở, gian

lận trong quan hệ mua bán sớm muộn bị thị trường đào thải tẩy chay

$#` Chức năng thực hiện trao đổi và giá trị của sản phẩm thông tìn KH&CN Thị trường thông tin thực hiện hành vi trao đổi sản phẩm, thực hiện tổng

Cung và tổng Cầu, thực hiện cân bằng Cung-Cầu từng loại sản phẩm , thực hiện

Trang 21

trị trao đổi của mình Giá trị trao đổi là cơ sở đặc biệt quan trọng để hình thành

nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ về kinh tế trên thị trường thông tin

s* Chức năng kích thích, điều tiết Cung-Câầu và sản xuất sản phẩm thông

tin KH&CN

Đảm bảo thoả mãn nhu cầu thị trường là mục đích cơ bản của quá trình phân

phối lưu thông, là cơ sở quan trọng để chức năng điều tiết kích thích của thị trường

thông tin phát huy vai trò của mình Chức năng điều tiết kích thích thể hiện ở chỗ

Mối quan hệ Cung-Cầu và hiệu quả lợi nhuận, lợi ích kinh tế xã-hội luôn được các nhà sản xuất thông tin điều chỉnh một cách hết sức mau lẹ sao cho phù hợp với yêu

cầu của thị trường thông tin KH&CN định hướng XHCN

s* Chức năng thông tin về sản xuất sản phẩm thông tin và các vấn đề kinh

tế-xã hội có liên quan

Thị trường phản ánh về tông số cung và tổng số cầu, cơ cấu cung va cau,

quan hệ cung cầu đối với từng loại sản phẩm thông tin, về giá cả thị trường, các

yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thông tin, đến mua và bán, chất lượng sản

phẩm, xu hướng vận động của sản phẩm thông tin, các điều kiện dịch vụ cho sự

trao đổi sản phẩm thông tin

Thị trường thông tin thể hiện chức năng thông tin của mình không những,

phản ánh các thông tin về các mối quan hệ kinh tế trên thị trường mà còn phản

ánh các mối quan hệ xã hội khác thông qua các hoạt động sôi động của nó (quan

hệ chính trị tư tưởng, văn hoá giáo dục, tập quán cộng đồng xã hội, an ninh quốc

phòng và trật tự xã hội, )

Trên đây là 4 chức năng cơ bản của thị trường thông tin KH&CN và chúng,

đều giữ vai trò quan trọng như nhau, thể hiện bản chất của thị trường thông tin

Mỗi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường thông tin KH&CN đều thể hiện 4

chức năng này Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng khi chức năng thừa nhận được

Trang 22

1.5 Cơ chế thị trường thông tin khoa học và công nghệ

Thị trường thông tin KH&CN như là một cỗ máy không lồ, phức tạp và

như là một cơ thê sống sôi động, rất nhạy cảm và có khả năng thích ứng và tự điều chỉnh cao Cơ chế thị trường thông tin là bộ máy vận hành hoạt động thông tin KH&CN bao gồm 3 yếu tố chủ yếu: Cung, Cầu và Giá cả sản phẩm thông tin

(gọi tắt là Cung, Cầu và Giá cả)

~ Cung là tổng toàn bộ số lượng sản phẩm thông tin mà các cơ quan thông

tin đã sản xuất và được trao đồi trên thị trường nhằm đáp ứng nhu câu tiêu dùng

thông tin của cá nhân và xã hội ở một thời điểm cụ thể

- Câu là tổng toàn bộ số lượng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mà những

người tiêu dùng cần mua và có khả năng thanh toán để dùng vào hoạt động KH&CN và sinh hoạt hằng ngày ở một thời điểm cụ thể

- Giá cả: theo quan điểm của C Mác: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá Theo quan điêm kinh tế học: Giá cả là khoản tiền người mua phải trả lại cho người bán để nhận hàng hoá và dịch vụ Theo quan điểm của Marketing: Giá cả là khoản tiền người bán trù tính nhận được từ người mua

quyền sở hữu và quyền sử dụng một sản phẩm và dịch vụ nào đó Theo quan

điểm thông thường: Giá cả hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán trên thị trường Dù theo quan điểm nào thì giá sản phẩm thông tin cũng phải xoay quanh giá trị của chúng để xác định chính sách và chiến lược giá cả ở một

thời điểm cụ thể của thị trường thông tin [1]

1.6 Các quy luật của thị trường thông tin khoa học và công nghệ

Ba yếu tố cơ bản trên có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và đồng

thời giữ một vai trò nhất định trên thị trường, sự tác động qua lại của chúng tạo ra ba quy luật cơ bản của thị trường thông thông tin: Quy luật Cung-Cẩu, quy luật giá cả và quy luật cạnh tranh Lý luận và thực tiễn đã chứng minh: Cung- Cầu là trung tâm của thị trường, giá cả là hạt nhân của thị trường và cạnh tranh

Trang 23

Quy luật Cung-Cẩu: Cung và Cầu là yếu tố cơ bản giữ vai trò trung tâm

của thị trường thông tin và chúng có mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau Trong

nền kinh tế thị trường, người ta chỉ sản xuất và bán trên thị trường thông tin

những cái mà thị trường thông tin có nhu cầu Nếu Cầu càng lớn thì Cung sẽ

càng lớn và ngược lại, nếu Cầu nhỏ hoặc không có thì Cung sẽ cũng nhỏ hoặc sẽ

bị triệt tiêu

Quy luật giá cá: Giá cả phụ thuộc trực tiếp vào quy luật Cung-Cầu Nếu như Cầu lớn hơn Cung thì giá cả sản phẩm thông tin sẽ cao; ngược lại, nếu Cung lớn hơn Cầu thì giá cả sản phẩm và thông tin sẽ hạ hơn, nếu như Cung và Cầu cân

bằng nhau thì giá cả sản phẩm thông tỉn sẽ ôn định theo giá thị trường thông tin Quy luật cạnh tranh: Trên thị trường thông tin nói chung, đặc biệt là trên thị

trường thông tin cạnh tranh hoàn hảo mà ở đó có nhiều người mua và nhiều

người bán một loại sản phẩm thông tin nhất định thì tình hình cạnh tranh giữa người bán diễn ra quyết liệt Chính quy luật cạnh tranh trên thị trường là nhân tố

đặc biệt quan trọng thúc đây phát triển hoạt động thông tin KH&CN, kế tiếp làm

tăng mạnh phát triển hoạt động KH&CN Để hoạt động thông tin KH&CN có hiệu quả, tránh được thua lỗ, nguy cơ cao phá sản, thu được lợi nhuận mong

muốn, chiến thắng trên thị trường cạnh tranh, các tô chức dịch vụ thông tin KH&CN phải không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin, hạ

giá thành sản phẩm của mình Quy luật cạnh tranh giữ vai trò như “chất xúc tác”, “linh hồn”, “bà đỡ” cho sự phát triên của thị trường thông tin KH&CN ở nước ta hiện nay cũng như trong tương lai lâu dài

1.7 Sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ

1.21 Khải niệm về sản phẩm thông tìn khoa học và công nghệ

Sản phẩm thông tin KH&CN là kết quả của quá trình xử lý thông tin KH&CN, do một cá nhân/tập thể chuyên gia thông tin KH&CN thực hiện nhằm

Trang 24

Sản phẩm là khái niệm được sử dụng rộng rãi, trước tiên và chủ yếu trong

lĩnh vực kinh tế học và hoạt động sản xuất kinh doanh Sản xuất của cải vật chất

là quá trình tác động của con người vào giới tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình

Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm thông tin chính là quá trình xử lý

thông tin (bao gồm biên mục, phân loại, định từ khóa, tóm tắt, chú giải, biên

soạn tổng quan cũng như các quá trình phân tích - tổng hợp thông tin khác), Người thực hiện quá trình xử lý thông tin có thể là chuyên gia làm việc tại một cơ quan/tỗ chức có chức năng cung cấp thông tin, hoặc cũng có thể là các nhà khoa học, các chuyên gia - người dùng tin - trong quá trình tự thỏa mãn nhu cầu thông tin cho mình hoặc theo yêu cầu đặt hàng của các cơ quan thông tin

Để đáp ứng thoả mãn nhu cầu tin của người dùng tin, các cơ quan thông tin tạo ra các sản phẩm thông tin Quá trình lao động của các nhà chuyên môn thông tin chính là quá trình xử lý thông tin Thí dụ như quá trình xử lý thông tin của một cơ quan thông tin-thư viện thường bao gồm 3 bước cu thé:

+ Xử lý sơ bộ (xử lý kỹ thuật): kiểm tra đối chiếu các hoá đơn, chứng từ với các tài liệu đã được nhập vào cơ quan thông tin-thư viện; phân nhóm (hệ thống hoá sơ bộ) các tài liệu; vào số đăng ký tổng quát và cá biệt đối với các tài liệu đã

được nhập, đóng dấu, dán nhãn

+ Xử lý hình thức: tiến hành biên mục mô tả tài liệu theo quy tắc thư viện- thư mục (theo quy tắc biên mục quốc tế ISBD, AACR )

+ Xử lý nội dung: phân loại, định từ khoá, tóm tắt, chú giải, biên soạn tổng quan và biên dịch tài liệu

Trang 25

1.22 Các loại sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ

- Hệ thống mục lục: là tập hợp các đơn vị hoặc phiếu mục lục được sắp xếp theo một trật tự nhất định, phản ánh nguồn tin của một hoặc nhóm cơ quan

thông tin thư viện

~ Hệ thống phiếu tra cứu dữ kiện: là tập hợp các phiếu chứa các thông tin

dữ kiện về một vấn đề cụ thể, được sắp xếp theo một trật tự nhất định

~ Thư mục: là một sản phẩm thông tin-thư viện tập hợp các biểu ghi thư mục được sắp xếp theo một trật tự xác định phản ánh các tài liệu có chung một

hoặc một số dấu hiệu về nội dung hoặc hình thức

~ Tạp chí tóm rắt: là một loại sản phẩm thông tin-thư viện, được thể hiện

dưới dạng ấn phẩm định kỳ, trong đó các bài tóm tắt về các công trình khoa học

và các thông tin bậc 2 khác

- Chi dẫn trích dẫn khoa học: là một danh sách có cấu trúc các tài liệu trích dẫn đến một tập hợp tài liệu phan ánh về hoặc có liên quan đến một chủ đề xác định

~ Danh mục: là một bảng liệt kê cho phép xác định được thông tin về một hoặc một nhóm đối tượng nào đó thuộc các lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc khu vực địa lý

~ Bài tổng luận: là bài trình bẩy cô đọng, có hệ thống các thông tin và sự

tông hợp khoa học về các vấn đề được đề cập, tức là về hiện trạng, mức độ và xu

hướng phát triển của chúng

~ Cơ sở dữ liệu: là một tập hợp các tệp dữ liệu có quan hệ logíc với nhau và được lưu trữ dồng thời trên các vật mang tin của máy tính điện tử và được quản

lý theo một cơ chế thống nhất, giúp cho việc truy cập và xử lý dữ liệu dễ dàng

và nhah chóng Thông tin trong các tệp dữ liệu có thể chia nhỏ thành các biểu

ghi, mỗi biêu ghi lại bao gồm một hoặc nhiều trường Trường là đơn vị cơ sở

của dữ liệu và mỗi trường thường chứa các thông tỉn liên quan một khía cạnh

Trang 26

các lệnh tìm, NDT có thể nhanh chóng lựa chọn ra các biểu ghi thỏa mãn với

yêu cầu tin đặt ra [31, tr.260]

~ Bán tin điện tứ: là một loại tạp chí hoặc bản tin được xuất bản dưới dạng điện tử và được truyền trong các mạng máy tính để phục vụ bạn đọc và người dùng tin

~ Website: là một cẩm nang bách khoa giới thiệu các thông tin và cách thức

truy nhập tới thông tin về một thực thể nào đó (cơ quan; tỏ chức, đơn vị hành

chính ) trên mạng máy tính

1.7.3 Đặc trưng của sản phẩm thông tìn khoa học và công nghệ

Từ các phân tích trên và qua sự quan sát thực tiễn hoạt động thông tin KH&CN ở nước ta hiện nay, chúng tôi xin nêu ra các đặc trưng của sản phẩm thông tin KH&CN như sau:

= San phẩm thông tin KH&CN: hình thành và phát triển gắn liền với sự

hình thành và phát triển của các cơ quan thông tìn

Do có sự phân công lao động xã hội và để đảm bảo thoả mãn nhu cầu tin

của người dùng tin trong xã hội, các cơ quan thông tin thực hiện nhiệm vụ xây dựng các sản phẩm và thông tin trên cơ sở kết quả của việc xử lý phân tích và tổng hợp thông tin Ngay từ thời xa xưa, khi khoa học và công nghệ chưa phát triển thì các sản phẩm và thông tin không những chuyển tải hàm lượng khoa học

thấp, mà chế tác chúng cũng bằng các phương pháp kinh nghiệm thủ công Sau cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất vào cuối thế kỷ 1§, đặc biệt là

trong điều kiện của cuộc cách mạng KH&CN hiện nay, các sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ chứa dựng hàm lượng tri thức khoa học rất cao mà còn

được sản xuất bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, bằng việc ứng dụng các

thành tựu của công nghệ thông tin, tin học hoá Chính vì vậy, các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ hiện nay đã được đánh giá như là “Một nhà máy” sản

Trang 27

~ Sản phẩm thông tin có tính chất ban dau là công hữu và phi hàng hố

Các cơ quan thơng tin sản xuất các sản phẩm thông tin, cũng như việc sử dụng và khai thác chúng ban đầu mang tính chất công hữu, tập thê phục vụ cho mọi người trong xã hội Nhưng nền kinh tế hàng hoá ra đời, đặc biệt là trong nền

kinh tế thị trường phát triển như hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước trên

thể giới thì nhiều sản phẩm thông tin dần dần trở thành hàng hoá đặc biệt, chúng

tham gia vào quá trình mua bán trên thị trường thông tin Chính sự biến đổi này

làm cho sản phẩm thông tin chuyển dẫn từ công hữu sang tư hữu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta hiện nay, các nhà quản lý thông tin cần phải lưu ý giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa tính hàng hoá và tính phi hàng hố của sản phẩm thơng tin Tính phi hàng hoá đòi hỏi sản phẩm thông tin phải phục vụ hiệu quả cao cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội, cũng như các nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta về các mặt của đời

sống xã hội trong nước và quốc tế

Tính hàng hoá đòi hỏi các nhà quản lý hoạt động thông tin phải đảm bảo cho sự trao đổi chúng trên thị trường thông tin và sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm thông tin phải tuân theo quy luật giá trị và các quy luật của thị trường

(quy luật Cung-Cầu; quy luật Giá cả và quy luật Cạnh tranh) và phải chịu sự

điều tiết và chế ngự của các quy luật này Đây là mâu thuẫn mang tính biện

chứng của các sản phẩm thông tin Để giải quyết một cách hiệu quả mâu thuẫn này, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm thông tin phải

không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức kinh tế, quan điểm

Trang 28

Trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngành thông tin KH&CN, trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, trình độ phát triển KH&CN chưa cao, các sản phẩm thông tin được tạo ra không nhằm mục đích mua bán trao đổi và như vậy

chúng chưa trở thành hàng hoá Nhưng do tính chất của nền kinh tế thay đổi, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nhu cầu tin của người dùng tin ngày

càng phát triển, các sản phâm thông tin được chủ sở hữu đem ra thị trường trao

đổi, chuyển nhượng hoặc bán cho người khác bằng giá cả thoả thuận nào đó 'Như vậy sản phẩm thông tin đã trở thành hàng hoá

~ Giá trị của sản phẩm thông tin KH&CN thường được tính theo lao động cá biệt chứ không phải lao động bình quân

Cũng tương tự như các hàng hoá vật chất khác, giá trị hàng hố thơng tin cũng chịu sự ảnh hưởng của hai yếu tố đó là thời gian lao động cá biệt và thời

gian lao động tắt yếu (cần thiết) Tuy nhiên, sản phâm hàng hố thơng tin gắn

liền với năng lực lao động trí tuệ, mang tính cá nhân, không thể dùng các quy chuẩn, định hướng chung của xã hội để tính toán, xem xét như các sản phẩm vật chất thông thường Công việc sáng tạo (sản xuất) ra các sản phẩm thông tin phụ thuộc vào năng lực trí hoa học của các chủ thê sản xuất ra chúng, tức là hoàn toàn phụ

thuộc vào giá trị mang tính cá biệt về mặt trình độ, năng lực lao động khoa học và cả sự đánh giá chủ quan của người dùng tin khoa học và công nghệ

- Các sản phẩm thông tin KH&CN có thể được sử dụng rộng rãi không

hạn ch trong không gian và thời gian với số lượng không hạn c

Ngày nay các sản phẩm thông tin được thể hiện dưới dạng truyền thống

(bằng giấy) và dạng hiện đại (dưới dạng điện tử tin học) Thông qua các kênh truyền thông xã hội khác nhau, chúng đến với người dùng tin trên phạm vi lãnh thô rộng lớn của một quốc gia, khu vực quốc tế và toàn cầu; chúng là phương tiện đảm bảo thông tin cho rất nhiều thế hệ khác nhau trong lịch sử nhân loại

Trang 29

đại, chúng được nhân bản nhanh, với số lượng không hạn chế để đáp ứng cho mọi nhu cầu tin của tắt cả các tầng lớp người trong xã hội

1.24 Sản phẩm thông tìn khoa học và công nghệ là loại hàng hố thơng tìn đặc biệt

Hàng hố thơng tin là loại hàng hoá đặc biệt, được tạo ra từ sự kết hợp của hai yếu tố sản phẩm trí tuệ khoa học và hàng hoá Hay có thể nói cách khác: Hàng hóa thông tỉn là sản phẩm trí tuệ khoa học được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường thông tin KH&CN

$# Các tiêu chí của hàng hố thơng tin: - Là sản phẩm của lao động trí tuệ khoa học

~ Có khả năng thoả mãn nhu cầu tin của người ding tin (cá nhân, tập thể,

cộng đồng xã hội)

~ Thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng được đem ra trao đổi và mua bán trên thị trường thông tin khoa học và công nghệ (Giá trị của hàng hoá thông tin là lao động trí tuệ khoa học trừu tượng của các nhà chuyên môn khoa học kết tỉnh trong đó; giá trị sử dụng của hàng hố thơng tin là tính hữu dụng có thể thoả

mãn nhu cầu tin của người dùng tin trong xã hội)

s* Các yếu tổ sản xuất của sản phẩm thông tin

~ Nguyên vật liệu (để bao gói và chuyển tải thông tin)

- Công nghệ truyền thống và hiện đại (phương tiện kỹ thuật và phương pháp sản xuất sản phẩm thông tin)

- Sức lao động trí tuệ khoa học (chất xám)

~ Quan điểm chính trị-tư tưởng của các nhà sản xuất ra các sản phẩm thông

tin khoa học và công nghệ

+ Các đặc điểm của hàng hố thơng tin

~ Hàng hố thơng tin khoa học và công nghệ có giá trị sử dụng cá nhân và

Trang 30

Hàng hoá thông tin do các cơ quan thông tin sản xuất ra không những đáp ứng thoả mãn nhu cầu tin của cá nhân người dùng tin, mà còn đáp ứng thoả mãn nhu

cầu tin của cả cộng đồng xã hội Sản phẩm thông tin KH&CN có thể cung cấp trực tiếp các tri thức khoa học cần thiết cho người dùng tin, hoặc có thể được sử dụng

như là một công cụ quan trọng để họ khai thác thông tin về các nguồn tin, để từ đó

họ nhận được các thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nghề nghiệp,

chuyên môn và cuộc sống hàng ngày Thông qua những việc tiếp nhận thông tin của mỗi cá nhân người dùng tin thì sự thoả mãn nhu cầu tin của toàn xã hội cũng được thực hiện Hay nói cách khác, các sản phẩm thông tin có ảnh hưởng rất lớn

đến cộng đồng xã hội trên tắt cả các vấn đề của cuộc sống: Tăng năng suất lao động

sáng tạo khoa học, giáo dục trí lực, nâng cao dân trí cho mọi tằng lớp xã hội, nhất là lớp thanh niên trẻ, giữ gìn an ninh chính trị và an sinh xã hội

~ Hàng hố thơng tin vừa có tính công hữu vừa có tính tư hữu:

Hàng hố thơng tin là loại hàng hoá chứa đựng hàm lượng tri thức (chất

xám) cao Phần lớn các sản phẩm hàng hoá này do cá nhân sản xuất ra và ghi dấu ấn cá nhân rất đậm nét (trình độ hiểu biết chung, năng lực nghề nghiệp, phương pháp sản xuất sản phẩm, quan điểm chính trị-tư tưởng, sắc thái tâm lý

tình cảm ) Chính vì vậy, sản phẩm hàng hoá thông tin mang tính tư hữu Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất các sản phẩm hàng hố thơng tin, các nhà chuyên

môn thông tin vẫn phải lấy các chất liệu từ các thành tựu khoa học và công nghệ

đã đạt được trong quá khứ và trong hiện tại của cả cộng đồng xã hội Chính vì vậy, khi sản phẩm thông tin trở thành hàng hoá thì đồng thời nó cũng có tính công hữu Tính tư hữu và tính cơng hữu của hàng hố thông tin có quan hệ hữu

cơ với nhau rất chặt chẽ

~ Việc sử dụng các hàng hố thơng tin đòi hỏi người dùng tin phải có trình

độ hiểu biết trí thức khoa học và công nghệ tương ứng nhất định

Trang 31

của đời sống xã hội của tắt cả các quốc gia và vũng lãnh thô trên hành tỉnh của

chúng ta Thế giới hiện nay đang tập trung vào nghiên cứu, triển khai các lĩnh vực cơ bản:

+ Vật liệu mới

+ Kỹ thuật tự động hoá sản xuất

+ Năng lượng (truyền thống và hiện đại) + Công nghệ sinh học

+ Khoa học-kỹ thuật vũ trụ (nghiên cứu trinh phục vũ tru) + Khoa học-kỹ thuật biển và đại dương

+ Khoa học quản lý (quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý khoa học và công nghệ v.v )

Củng với sự phát triển ngày cảng cao của khoa học và công nghệ, thì sản phẩm thông tin trong lĩnh vực này cũng có hàm lượng trỉ thức khoa học và công nghệ ngày cảng cao Chính vì vậy người dùng tin khoa học và công nghệ phải có trình độ trí thức tương ứng mới có thể khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên trí tuệ khoa học và công nghệ đẻ phục vụ cho hoạt động hàng ngày của mình

Sản phẩm hàng hố thơng tin hiện nay không những chứa đựng hàm lượng tri thức khoa học và công nghệ cao mà nó còn được sản xuất ra bằng phương pháp thông tỉn khoa học và công nghệ hiện đại, chính vì vậy, người dùng tin khoa học và công nghệ cần phải

nắm bắt và có kỹ năng thành thạo sử dụng chúng đề khai thác những thông tin cần thiết cho mình trên tất cả các kênh thông tin xã hội (bao gồm cả truyền thống và hiện đại)

1.8 Người sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng sản phẩm

thông tin khoa học và công nghệ

1.8.1 Người sản xuất, người phân phối sản phẩm thông tin khoa học và

công nghệ

Trang 32

“Trong thực tiễn hiện nay ở nước ta, cũng như ở hầu hết các nước trên thế

giới, cơ quan thông tin KH&CN vừa là người sản xuất và vừa là người phân phối các sản phẩm thông tin KH&CN đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng - khách hàng trên thị trường thông tin KH&CN

Theo tiêu chuẩn TCVN 5454 - 1991: “Cơ quan thông tin là cơ quan thực hiện chức năng tỏ chức và phục vụ thông tin theo những lĩnh vực và nhóm người

dùng tin nhất định”

‘Theo Muc 1, Điều 7, Nghị dịnh 159/2004/ NĐCP, ngày 31/8/2004: *Các cơ

quan, các tổ chức và các ngành từ trung ương đến dia phương đều có các tổ

chức dịch vụ thông tin KH&CN công lập Các hội, các tổ chức phi chính phú, doanh nghiệp cá nhân có đăng ký kinh doanh và các tỗ chức khác cũng được phép xây dựng các tổ chức dịch vụ thơng tin KH&CN ngồi cơng lập” [9]

Như vậy cơ quan thông tin KH&CN là một thiết chế xã hội đặc biệt, là một

tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN - Được xem như một loại hình doanh nghiệp đặc thù có chức năng sản xuất và tổ chức phân phối các sản phẩm thông tin KH&CN đáp ứng nhu cầu phát triển KH&CN và nền kinh tế- xã hội

Do tính chất của nền sản xuất hàng hóa và do sự phân công lao động xã hội, cho nên trong lĩnh vực hoạt động sản xuất thông thường chúng ta thường thấy người sản xuất và người phân phối hàng hóa có sự độc lập tương đối với nhau

Nhưng do tính đặc thù của công tác KH&CN, cho nên cơ quan thông tin KH&CN cùng một lúc thực hiện cả hai chức năng: Chức năng của nhà sản xuất và chức năng của nhà phan phối lưu thông các sản thông tin KH&CN trên thị

trường

1.8.2 Người tiêu dùng các sản phẩm thông tìn khoa học và công nghệ Người tiêu dùng các sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ (Gọi tắt là

người tiêu dùng thông tin) là đối tượng quan trọng nhất của thị trường thông tin

Trang 33

là động lực và vùa là cơ sở của mọi hoạt động của cơ quan thông tin KH&CN trên thị trường thông tin

Việc nghiên cứu phân loại người tiêu dùng thông tin và nhu cầu của người

tiêu dùng thông tin là một nhiệm vụ mang ý nghĩa chiến lược và cấp bách hiện

nay của nhiều cơ quan thông tin KH&CN trong nước và ngoài nước mà ở đó đang tồn tại và phát triển thị trường thông tin KH&CN

Việc phân loại người tiêu dùng thông tin là hết sức khó khăn và phức tạp, tuy nhiên đứng trên góc độ hoạt động chuyên môn thông tin KH&CN và căn cứ vào mục đích của sự phân loại, chúng ta có thể phân chia người tiêu dùng thông tin thành các loại khác nhau:

$# Theo cách phân loại thông thường, chúng ta có thẻ phân chia người tiêu dùng thông tin thành 3 loại

- Người tiêu dùng thông tin cá nhân (Nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chuyên môn )

~ Người tiêu dùng thông tỉn tập thể (Viện nghiên cứu khoa học, trường đại

học, công ty, tập đoàn sản xuất kinh doanh

~ Người tiêu dùng thông tin cộng đồng quốc gia, dân tộc

* Cain cit vào mục đích, chức năng và nhiệm vụ của người tiêu dùng thong tin KH&CN, chúng ta có thê phân chia nguời tiêu dùng thông tin KH&CN thành 3 loại:

~ Người tiêu dùng thông tin là các nhà quản lý (quản lý chiến lược, chiến

thuật, tác nghiệp)

~ Người tiêu dùng thông tin là các nhà nghiên cứu - triển khai ~ Người tiêu dùng thông tin là các nhà sản xuất kinh doanh dịch vụ

Ngoài các cách phân loại trên, có thể căn cứ vào các cơ sở khác để phân loai người tiêu dùng thông tin KH&CN Thí dụ như lứa tuổi, nhóm xã hội đặc thù, vùng

Trang 34

Người tiêu dùng thông tin là khách hàng của cơ quan thông tin KH&CN

trên thị trường Trong lý luận và trong thực tiễn chúng ta thấy rằng: Mỗi loại người tiêu dùng thông tin lại có nhu cầu khách hàng khác nhau rất rõ ràng Vấn đề nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng thông tin nói riêng và nhu cầu thị

trường thông tin KH&CN nói chung hiện nay mới được nghiên cứu lẻ tẻ và sơ lược, chưa được hệ thống trong lĩnh vực hoạt động thông tin KH&CN ở nước ta

Van dé nay phải được chú ý nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc và bài bản của

các nhà quản lý và các nhà chuyên môn thông tin KH&CN nước nhà

1.9 Kênh phân phối sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ

Kênh phân phối sản phẩm thông tin KH&CN là kênh cung cấp sản phẩm

thông tin KH&CN của người sản xuất thông tin cho người tiêu dùng thông tin Cũng như các lĩnh vực lưu thông phân phối khác, trên thị trường thông tin

KH&CN cũng có thể tồn tại nhiều kênh phân phối khác nhau Chúng tôi xin nêu ra một số nhóm kênh phân phối sản phẩm thông tin KH&CN chủ yếu sau đây:

* Nhóm thứ nhất Kênh phân phối sản phẩm thông tin trực tiếp và kênh

phân phối sản phẩm thông tin gián tiếp

- Kênh phân phối sản phẩm thông tin trực tiếp: Người sản xuất thông tin

chuyển giao trực tiếp các sản phẩm thông tin cho người tiêu dùng thông tin.Thí

dụ: Với tư cách là nhà sản xuất, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc

gia bán trực tiếp các sản phẩm của mình cho người tiêu dùng thông tin ( Người tiêu dùng cá nhân hoặc người tiêu dùng tập thể để họ sử dụng vào công tác quản

lý, nghiên cứu khoa học, học tập và sản xuất kinh doanh

- Kênh phân phối sản phẩm thông tin gián tiếp: Qua người phân phối trung

Trang 35

đại lý hoặc cho các cơ quan dịch vụ phát hành xuất bản phẩm thông tin để họ bán lại cho nhứng người dùng tin

* Nhóm thứ hai: Kênh phân phối sản phẩm thông tin truyền thống và kênh

phân phối sản phẩm thông tin hiện đại

- Kênh phân phối sản phẩm thông tin truyên thống: Phân phối sản phim thông tin bằng các phương pháp và công cụ phân phối thủ công thông thường “Trên kênh này người ta phân phối các sản phẩm thông tin in ấn dưới dạng giấy

và bằng phương thức mua bán theo giá cả sản phẩm

- Kênh phân phối sản phẩm thông tin hiện đại: Phân phối sản phim thông

tin bằng các phương pháp và công cụ hiện đại (Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mạng và thương mại điện tử ) Trên kênh phân phối này người ta phân phối trao đổi là các sản phẩm CSDL, Các CD-ROM CSDL, các bản tin

điện tử bằng phương thức: qua mạng thông tin, các Website Hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đã sử dụng các mạng LAN, WAN và INTERNET

vào việc phân phối sản phẩm thông tin KH&CN [39, 40] Ở nước ta trong những

năm gần đây cũng đã tăng cường, mở rộng ứng dụng công nghệ mạng đề hỗ trợ

Trang 36

CHUONG 2

'THỰC TRẠNG THI TRUONG THONG TIN

KHOA HOC VA CONG NGHE TREN DIA BAN HA NỘI

2.1 Cơ sở của sự hình thành và phát triển thị trường thông tin

2.1.1 Sự phát triễn kinh tế - xã hội là nhân tố thúc đẫy sự hình thành thị trường thông tin khoa học và công nghệ

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới, trong đó

quan trọng nhất là đôi mới tư duy, mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế Chính nhờ có đường lối đổi mới này mà nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2000 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 — 2010 với 3 khâu đột phá: 1) Xây dựng đồng bộ

thê chế kinh tế thị trường định hướng XHCN mà trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm giải phóng triệt để lực lượng sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước 2) Tạo bước chuyền mạnh về nguồn nhân lực, trọng tâm là

giáo dục và đào tạo, KH&CN 3) Đổi mới tô chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính tri, trong tâm là cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và vững mạnh [12]

Sau 25 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2001 — 2010 va 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Đảng, nền kinh tế

'Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ bản giữ vững ồn định kinh

tế vĩ mô, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, các ngành đều có bước phát triển,

tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên; giáo dục và đào tạo, đặc biệt là

KH&CN có tiến bộ vượt bậc; văn hóa-xã hội có tiến bộ rõ rệt; bảo vệ tài

Trang 37

hướng hiện đại; chính trị - xã hội én định, dân chủ, kỷ cương, đông thuận; đời

sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyên, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên

trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao

hơn trong giai đoạn sau” [12, tr.31]

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, để thúc đảy nhanh phát triển nền kinh tế - xã hội, toàn Đảng „ toàn dân tập trung thực

hiện 3 khâu đột phá trong giai đoạn 2011 - 2016, đó là: 1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo môi trường cạnh tranh

bình đẳng và cải cách hành chính; 2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là

nguồn nhân lực chât lượng cao gắn kết với sự phát triển và ứng dụng KH&CN;

3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tằng đô thị lớn

Như vậy, trong suốt chặng đường lịch sử 25 năm qua, đặc biệt là từ năm 2000 - 2010, tầm nhìn năm 2020, nền kinh tế-xã hội nước ta được xây dựng và phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, khoa học, giáo dục và đào

tạo phát triển mạnh mẽ và giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển

chung của đất nước Những nhân tố khách quan này có ảnh hưởng trực tiếp đến

sự phát triển của sự nghiệp thông tin KH&CN, đồng thời thúc đây mạnh mẽ sự hình thành và phát triển thị trường thông tin KH&CN ở nước ta hiện nay cũng

như trong tương lai

2.1.2 Cơ sở pháp lý của sự hình thành và phát triển thị trường thông tim khoa học và công nghệ

Thông tin KH&CN được xem là nguồn lực quan trọng và mang tính chiến lược trong xã hội hiện đại Việc phát hiện và tận dụng nguồn lực thông tin

KH&CN sẽ trở thành sức mạnh quan trọng thúc đây tiến trình phát triển kinh tế

Trang 38

Thông tin KH&CN là yếu tố nền tảng của kinh tế tri thức Thông tin KH&CN bao gồm cả thông tin về hoạt động nghiên cứu phát triển của các nhà

khoa học, các viện, trường đại học và thông tin về hoạt động KH&CN khác, đều

là những thông tin có hàm lượng trí tuệ cao Kho tàng trí thức KH&CN được tích lãy và phát triển không ngừng ở mỗi nhà khoa học, từng đơn vị nghiên cứu, ở mỗi thư viện chuyên ngành và ở các trung tâm thông tin

Nhận thức rõ vai trò của thông tin KH&CN đối với sự phát triển kinh tế-xã

hội nói chung, và đối với sự nghiệp phát triển KH&CN nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách nhằm thúc đầy và phát triển công tác này Điển hình là những chủ trương và chính sách quan trọng đã được

ban hành gần đây liên quan đến sự hình thành thị trường thông tin KH&CN ở

Việt Nam:

* Luật KH&CN được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 9/6/2000 được Chủ tịch nước ký ban hành ngày 22/6/2000 và có hiệu lực từ

ngày 01/01/2001 đã mở ra một giai đoạn mới về chất của khuôn khó pháp lý đối

với hoạt động thông tin KH&CN Với luật này, lần đầu tiên hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam được điều chỉnh bằng luật - văn bản cao nhất của Nhà

nước ta, đặc biệt là tại Điều 45 của Luật KH&CN đã chỉ rõ: “Chính phú đâu trr

xây dựng hệ thống thông tin KH&CN quốc gia hiện đại, bảo đảm thông tin đẩy

đủ chính xác và kịp thời về các thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực

KH&CN trong nước và trên thế giớ; ban hành quy chế quản lý thông tin

KH&CN; hàng năm công bố danh mục và kết quả thực hiện các nhiệm vụ

KH&CN trong nước" [29, tr.39]

“Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay ở nước

Trang 39

vụ thông tin Khoa hoc, ., pho bién và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn” [29, tr.18]

Các tổ chức thông tin KH&CN là “Các doanh nghiệp trí tuệ” tạo ra các sản

phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường thông tin KH&CN Trong điều 33

của Luật này nêu rõ và khẳng định về xây dựng và phát triển thị trường KH&CN là yêu cầu bức xúc và khách quan hiện nay ở nước ta (trong đó có thị trường thông tin KH&CN): *Nhà nước có chính sách và biện pháp đề xây dựng và phát triển thị trường công nghệ " “Các tổ chức KH&CN được thành lập tổ chức dịch vụ KH&CN, doanh nghiệp trực thuộc được hợp tác liên doanh với tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động chuyển giao công nghệ” [29, tr.31]

* Nhằm quán triệt và hướng dẫn chỉ tiết thi hành Luật KH&CN đối với hoạt

động thông tin KH&CN nói chung, đặc biệt là đối với Điều 25 và Điều 45 nói

riêng, ngày 31 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký

ban hành Nghị định số 159/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thông tin

KH&CN Nghị định gồm 7 chương, 34 điều, trong đó thể hiện các quan điểm chỉ đạo chủ yếu sau [9]:

- Khẳng định vai trò của Nhà nước trong công việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin KH&CN quốc gia hiện đại (bằng chính sách và các biện pháp

đảm bảo: cơ chế quản lý, tài chính, nhân lực, ngùôn tin và cơ sở vật chất — ky

thuật);

- Tang cường quản lý Nhà nước đối với các nguồn tin KH&CN, đặc biệt là nguồn tin KH&CN trong nước, nhất là thông tin, tư liệu về kết quả nhiệm vụ

KH&CN (chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ) các nhiệm vụ điều tra cơ bản có sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước;

- Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin KH&CN,

Trang 40

- Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân hoạt động thông tin KH&CN, cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN; Bảo đảm

cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận thông tin KH&CN được tạo ra bằng

ngân sách nhà nước;

- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho phát triển hoạt đông thông tin

KH&CN, khuyến khích phát triển dịch vụ thông tin KH&CN có thụ, tạo lập thị trường thông tin KH&CN

Ngoài các điều kiện chỉ đạo chủ yếu nêu ra ở trên, trong “Điều 10 Quyền của

tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN” của Nghị định này còn khẳng định: Các tổ

chức thông tin KH&CN có quyền “Ký hợp đông dịch vụ tiến hành các hình thức

khác về khai thác, sử dụng hông tin KH&CN theo quy định của pháp luật " |9]- Các cơ quan thông tin KH&CN được khuyến khích tham gia vào thị trường thông tin KH&CN để tạo ra cơ sở tài chính cho phát triển hoạt động thông tin

kho của nước ta trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường: “Khuyến khích các

đơn vị tăng cường nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ KH&CN, các giao dịch

KH&CN”; “Đa dạng hóa các ngn tài chính ngồi ngân sách nhà nước đầu tư

cho hoại động thông tin KH&CN” [9]

* Trên cơ sở quán triệt Luật KH&CN (năm 2000) và tiếp tục thực hiện Nghị định 159NĐ-CP (năm 2004),

thông tin KH&CN trong nên kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung và

lồng thời đề thúc đầy phát triển hoạt động

tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời nhanh chóng thị trường thông tin KH&CN ở nước ta, ngày 5/9/2005 Chính phú đã ra Nghị định 115/2005/NĐ-CP về Quy

định cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập (gọi tắt là

Nghị định 115) Mục tiêu của Nghị định này là nhằm: Tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của tổ chức KH&CN

và của thủ trưởng tô chức thông tin KH&CN; tạo điều kiện tập trung đầu tư có

trọng điểm cho các cơ quan thông tin KH&CN; nâng cao hiệu quả hoạt động của

Ngày đăng: 13/01/2024, 23:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN