1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Mối quan hệ giữa Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong Tố tụng hình sự Việt Nam

115 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong Tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả Đỗ Thị Duyên
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Đình Nhớ
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 72,84 MB

Nội dung

Trước yêu cầu của việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, bên cạnh những thành tích nhấn quan của hệ thống co quan tư pháp, trong đó có Toà án và Viện kiểm sát, Nghị quy

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ty oe Oe BE OK Oh RE OE EK

ĐỖ THỊ DUYEN

Mỗi QUAN HỆ GIUA TOA ÁN NHÂN DÂN VÀ VIEN KIEM SÁT

NHÂN DÂN TRONG TO TUNG HÌNH SU VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUATHA NO}

PHONG GV _ 4Ð j_ — | LUẬN VĂN THAC SĨ LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Nhã

HÀ NỘI- 2003

Trang 2

bè và đông nghiệp, đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo — PSG TS Trần Dinh Nhã đã tận tình

hướng dan và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Trang 3

Toà án nhân dân

Toà án nhân dân Tối cao

Tô tụng hình sự

Viện kiểm sát nhân dân Viện kiểm sát nhân dân Tối cao

Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

1.TÍNH CAP THIET CUA DE TÀI

Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi

phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật Trong đó

có việc hoàn thiện mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Bộ luật tố

tụng hình sự tuy không có các điều luật quy định riêng về mối quan hệ giữa các

cơ quan tiến hành tố tụng, song thông qua những quy định về chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của các cơ quan đó trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố,

xét xử và thi hành án hình sự đã xác lập mối quan hệ tố tụng giữa chúng Trongmối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng thì quan hệ tố tụng giữa Toà án

và Viện kiểm sát luôn chiếm một vị trí quan trọng, bởi vì quan hệ này phát sinh

trong giai đoạn xét xử và thi hành án hình sự, mà giai đoạn xét xử vốn được coi

là giai đoạn quan trọng nhất trong TTHS Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của mình, giữa Toà án và Viện kiểm sát nảy sinh nhu cầu cần có sự phối hợp

trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, bảo đảm nhanh chóng đưa vụ án ra xét

xử, đặc biệt là những vụ án lớn, gây dư luận rộng lớn trong xã hội Cùng với sự

phối hợp mang tính công tác đó, giữa Toà án và Viện kiểm sát còn có sự chế ước,

giám sát, kiểm tra lẫn nhau để làm sáng tỏ sự thật của vụ án, phát hiện những vi

phạm pháp luật trong quá trình truy tố, xét xử, thi hành án để khắc phục kịp thờinhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Trước yêu cầu của việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình

mới, bên cạnh những thành tích nhấn quan của hệ thống co quan tư pháp, trong

đó có Toà án và Viện kiểm sát, Nghị quyết số 08 ngày 02/1/2002 của Bộ chính

trị đã nhận định “chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêucầu và đòi hỏi của nhân dân, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oanngười vô tội ” Đồng thời Nghị quyết cũng chỉ rõ “ Viện kiểm sát các cấp thực

hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động

tư pháp, xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố

Trang 5

phiên toà , khi xét xử, các Toà án phải thực sự dân chủ, khách quan, việc phán

quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà ”

Như vậy, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai cơ quan Toà án vàViện kiểm sát trong TTHS có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo cho các hoạt

động tố tụng của từng cơ quan đạt hiệu quả, tránh được những vi phạm có thểxảy ra Trong thời gian qua, giữa hai ngành Toà án và Viện kiểm sát đã thực hiện

tốt mối quan hệ phối hợp trong giải quyết các vụ án hình sự Mặc dù vậy trên

thực tế quan hệ tố tụng giữa hai cơ quan này không tránh khỏi những vướng mắc,

hạn chế, thậm chí bất cập Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

là do việc nghiên cứu lý luận về mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trong

TTHS còn chưa được quan tâm đúng mức

Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực trạng

mối quan hệ phối hợp, chế ước giữa Toà án và Viện kiểm sát có ý nghĩa rất quantrọng đối với việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả công tác của mỗi cơ quan trong

việc truy tố, xét xử, góp phần thực hiện yêu cầu mà pháp luật TTHS đã đặt ra cho

các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Toà án, Viên kiểm sát là không bỏ lọt

tội phạm, không làm oan người vô tdi

Với những lý do trên, học viên đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa Toà án

nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm

luận văn thạc sĩ luật học.

2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI

Xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa Toà án nhân dân và Viện kiểm sát

nhân dan đã có một số công trình, bài báo khoa hoc đề cập đến Đáng chú ý là

công trình nghiên cứu của PGS.TS Đỗ Ngoc Quang về “Mối quan hệ giữa co

quan điều tra với các cơ quan tham gia TTHS” đã dé cập một cách tổng quát

mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan tiến hành tố tụng (Viện kiểm

sát, Toà án) và với các cơ quan bổ trợ tư pháp (giám định tư pháp, luật sư)

Trang 6

Bên cạnh đó còn có các luận văn thạc sĩ của các tác giả Nguyễn Tuấn Anh với đềtài “Mối quan hệ giữa co quan điều tra hình sự quân đội với Viện kiểm sát quân

sự và Toà án quân sự trong TTHS Việt Nam”, luận văn thạc sĩ “Chức nang của

Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Bắc, luậnvăn thạc sĩ “Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử sơthẩm hình sự” của tác giả Nguyễn Văn Oanh; PGS.TS Phạm Hồng Hải với bàibáo “Mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trước và trong giai đoạn xét xử

sơ thẩm hình sự” Tuy nhiên, những công trình, bài báo nêu trên do có những

cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau, hoặc nghiên cứu ở một khíacạnh nhỏ của vấn đề, nên chưa tập trung đi sâu phân tích, nghiên cứu thoả đáng

mối quan hệ tố tụng và những vấn đề liên quan đến quan hệ tố tụng giữa Toà án

và Viện kiểm sát trong TTHS Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ tốtụng giữa Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trên cơ sở những phân tích

khoa học về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan là vấn đề có ý nghĩaquan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn

3 MỤC DICH, NHIEM VỤ VA PHAM VI NGHIÊN CỨU CUA ĐỀ TÀI

- Mục đích của việc nghiên cứu là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn

cùng nội dung, bản chất của mối quan hệ tố tụng giữa Toà án và Viện kiểm sáttrong TTHS, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, qua đó đề xuất những

giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS về tổ chức và hoạt động

của hai cơ quan Toà án và Viện kiểm sát, kiện toàn công tác cán bộ để đảm bảothực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan

Để thực hiện mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ

sau:

+ Nghiên cứu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của cơ quanToà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dan và mối quan hệ giữa chúng trước khi

có BLTTHS năm 1988.

Trang 7

+ Nghiên cứu vị trí pháp lý của Toà án và Viện kiểm sát với tư cách là

cơ quan xét xử và cơ quan công tố ở các hệ tố tụng khác nhau (tố tụng thẩm vấn,

tố tụng tranh tụng, tố tụng pha trộn)

+ Nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật TTHS hiện hành vềchức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong

TTHS, trên cơ sở đó phân tích mối quan hệ giữa hai cơ quan này khi thực hiện

chức năng, nhiệm vụ của mình, làm rõ thực trạng tổ chức thực hiện và giải quyếtcác mối quan hệ giữa Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong TTHS,chỉ ra những vướng mắc trong quá trình thực hiện mối quan hệ đó

+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện các quy địnhcủa pháp luật TTHS về tổ chức, hoạt động của cơ quan Toà án nhân dân và

Viện kiểm sát nhân dân

- Pham vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quan hệ tố tụng giữa Toa án

và Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử và thi hành án hình sự nhưng trọng tâm

là mối quan hệ giữa hai cơ quan này ở giai đoạn xét xử

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận Mác-Lê Nin và

tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, các quan điểm của Đảng và

Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về cải cách tư pháp và hoàn thiện

hệ thống pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm Luận văn cũng đượctrình bày trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về chức

năng của Toà án và Viện kiểm sát

Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp

nghiên cứu cu thể như phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp lịch sử Việc

nghiên cứu đề tài còn dựa vào thực tiễn xét xử các vụ án hình sự của Toà án và

Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây để làm sáng tỏ các

nội dung nghiên cứu của luận văn.

5.Y NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA LUẬN VAN

Trang 8

tổ chức bộ máy nhà nước, khoa học luật TTHS trong việc xác định rõ ràng vị trí,

nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng

- Luận văn đã tổng hợp những vấn đề về lý luận và thực tiễn của mối quan

hệ giữa Toa án và Viện kiểm sát trong TTHS Trên cơ sở đó có cách nhìn nhận,thấy rõ được những điểm còn bất cập của các quy định của pháp luật về quan hệ

tố tung giữa Toà án và Viện kiểm sát trong TTHS

- Bằng những dé xuất, kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các quy định của

pháp luật, về công tác tổ chức cán bộ, luận văn góp phần khẳng định quan điểm,

đường lối của Đảng trong bối cảnh cải cách tư pháp và thể hiện những đóng góp

nhất định vào công cuộc cải cách tư pháp hiện nay

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, nâng cao nhận thức trong

hoạt động tố tụng giữa hai cơ quan Toà án và Viện kiểm sát trong công cuộc đấu

tranh phòng chống tội phạm, dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình

sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật TTHS

6.CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và danh mục

tài liệu tham khảo

Chương 1: Những vấn đề chung về mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát

Trang 9

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ

GIỮA TOÀ ÁN VÀ VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM MỐI QUAN HỆ GIỮA TOA ÁN VÀ VIEN KIỂM SÁT

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1.1 Vị trí pháp lý của Toà án trong tô tụng hình sự

Với tư cách là một trong các chủ thể của quan hệ pháp luật TTHS, Toà án có

vị trí pháp lý quan trọng, "là biểu hiện tập trung của quyền tư pháp -nơi mà kếtquả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa được kiểm tra, xem xét một cáchcông khai thông qua thủ tục tố tụng do luật định để đưa ra những phán quyếtcuối cùng mang tính chất quyền lực Nhà nước, nơi phản ánh một cách đầy đủ vàsâu sắc bản chất nền công lý của chế độ ta”.[14] Toà án là cơ quan duy nhất

thực hiện chức năng xét xử, giải quyết những vấn đề thuộc về bản chất vụ án bao

gồm xác định có tội hoặc không có tội, định tội danh, quyết định loại và mức

hình phạt đối với người phạm tội

Ở nước ta, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Toà án là cơ quan duy

nhất có chức năng xét xử và đây là chức năng không thể thay thế được bởi bất kỳ

cơ quan nhà nước nào Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt nam đã chứng minh

rằng ở Việt Nam chỉ có Toà án mới có chức năng xét xử Từ Hiến pháp năm

1946, năm 1959, Luật tổ chức TAND năm 1960, Hiến pháp năm 1980, Luật tổ

chức Toà án năm 1981, Hiến pháp năm 1992 và gần đây nhất là Luật tổ chức

Toà án nhân dân năm 2002 đều khẳng định Toà án nhân dân là chủ thể duy nhất

thực hiện chức năng xét xử

„ Điều 127 Hiến pháp năm 1992 quy định “Toà án nhân dân Tối cao, Toà án

nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là

những cơ quan xét xử của nước cộng hoà XHCN Việt nam” `›

Trang 10

án trong hoạt động của mình Khi thực hiện chức năng xét xử, Toà án có trách

nhiệm phải làm sáng tỏ tất cả các tình tiết của vụ án, cả tình tiết buộc tội, tìnhtiết gỡ tội, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáonhằm xác định sự thật khách quan về vụ án

Để Toà án có thể thực hiện được chức năng xét xử, pháp luật TTHS đã quyđịnh cho Toà án thẩm quyền xét xử Thẩm quyền xét xử " là tập hợp các dấu hiệu

của một vụ án mà dựa vào đó pháp luật TTHS quy định Toà án nào phải xét xử

vụ án d6".[10] Tức là dua vào các dấu hiệu này để phân định Toa án được xét xử

những vụ việc gì, phân biệt thẩm quyền theo cấp và theo lãnh thổ Việc quy định

đúng thẩm quyền của Toà án các cấp đảm bảo cho việc xét xử chính xác, khách

quan, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người liên quan

Việc xác định đúng đắn thẩm quyền của Toà án cũng kéo theo việc quy địnhnhiệm vụ, thẩm quyển của các cơ quan tiến hành tố tụng khác như cơ quan

điều tra, viện kiểm sát )

Đồng thời với nhiệm vụ xét xử thì Toà án còn có vai trò rất quan trọng trong

thi hành án hình sự thông qua việc ra quyết định thi hành án; cùng với cơ quancông an theo dõi việc thi hành án và quyết định nhiều vấn đề khác liên quan đếnviệc thi hành án như tham gia xét giảm, hoãn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành

hình phạt tù

| Trong TTHS, các quyền va nghĩa vu của Toa án được quy định cu thé tại các

chương từ XV đến chương XXXII BLTTHS Các quyền và nghĩa vụ của Toà án

phát sinh kể từ khi Toà án nhận được hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển sang

và được thể hiện trong các hoạt động như chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm,

phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành án hình sự

Cũng như ở Việt Nam, pháp luật ở tất cả các nước đều ghi nhận Toà án là cơquan thực hiện chức năng xét xử Tuy nhiên, vi trí, vai trò và phạm vi thẩm

quyền của Toà án trong thực hiện chức năng xét xử được quy định khác nhau

giữa các nước theo hệ thống luật án lệ và các nước theo hệ thống luật lục địa

Trang 11

tội, bào chữa và xét xử được phân định rõ ràng giữa bên buộc tội, bên bào chữa

và Toà án Vai trò của Toà án ở các nước này được xác định là người trọng tài

đứng giữa hai bên buộc tội và bào chữa làm nhiệm vụ phân xử Toà án là nơi ra

quyết định cuối cùng về vụ án để kết thúc quá trình tranh tụng giữa các bên Toà

án không có nghĩa vụ trực tiếp chứng minh vụ án mà tập trung vào nhiệm vụ là

duy trì trật tự phiên toà, xem xét, ghi nhận các chứng cứ, các yêu cầu, kết luậncủa hai bên buộc tội và bào chữa về vụ án làm cơ sở cho việc ra quyết định cuốicùng về vụ án Theo hệ thống pháp luật này thì vai trò của Toà án tại phiên toà bịhạn chế trong khi vai trò của bên buộc tội và bên bào chữa được quan tâm và

đề cao

Ở các nước theo hệ thống luật lục địa, các chức năng cơ bản trong TTHS

không được phân định một cách rõ ràng giữa các chủ thể tiến hành tố tụng và

tham gia tố tụng Toà án với tư cách là chủ thể tiến hành tố tụng, tham gia tích

cực vào quá trình chứng minh tội phạm Vai trò của Toà án không chỉ là người

trọng tài đứng giữa bên buộc tội và bên bào chữa để làm nhiệm vụ phân xử màcòn là người tham gia thực hiện cả chức năng buộc lội hoặc chức năng bào chữa

Pháp luật TTHS ở các nước này giành cho Toà án những quyền han rộng lớn,

đồng thời cũng đặt ra khá nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm cho Toà án, hầu nhưtoàn bộ quá trình chứng minh bị cáo có tội hay không có tội đều do Toà án đảm

nhiệm, còn bên buộc tội và bên bào chữa chỉ tham gia vào quá trình chứng minh

ở mức độ hạn chế

Như vậy, do sự khác nhau giữa các trường phái pháp luật, các hình thức tố

tụng và quan niệm của các quốc gia đối với vai trò của Toà án trong hoạt động

xết xử mà nội dung quyền và nghĩa vụ mà pháp luật TTHS mỗi quốc gia quyđịnh cho Toà án để thực hiện chức năng xét xử có khác nhau: hoặc là giao choToà án quá nhiều quyền và nghĩa vụ, hoặc hạn chế các quyền và trách nhiệm của

Toà án Điều này ảnh hưởng ít nhiều tới việc thực hiện các chức năng tố tụng,ảnh hưởng tới hiệu quả của TTHS

Trang 12

La cơ quan tiến hành tố tụng xuất hiện ngay từ những hoạt động đầu tiên

của quá trình giải quyết vụ án, Viện kiểm sát giữ vị trí quan trọng trong TTHS.Pháp luật TTHS Việt Nam đã quy định cho Viện kiểm sát những quyền năng

pháp lý quan trọng, đó là thực hành quyền công tố (thực hiện sự buộc tội nhân

danh nhà nước) và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng khác Hai chức năng này của Viện kiểm sát được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật tổ chức VKSND năm 1960 và tiếp tục được khẳng định trong Hiếnpháp năm 1980, Luật tổ chức VKSND năm 1981, Hiến pháp năm 1992, Luật tổchức VKSND năm 1992 Điều 137 Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chứcVKSND mới được Quốc hội sửa đổi thông qua ngày 02/4/2002 vẫn tiếp tụckhẳng định Viện kiểm sát thực hiện hai chức năng thực hành quyền công tố vàkiểm sát tuân theo pháp luật, nhưng chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật đã

được thu hẹp phạm vi là chỉ tiến hành kiểm sát đối với các hoạt động tư pháp,

không thực hiện công tác kiểm sát trong lĩnh vực hành chính, kinh tế xa hoi 7Trước hết, có thể khẳng định rằng Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được

giao thực hiện chức năng công tố, là co quan có quyền quyết định đưa hay

không đưa vụ án ra Toà và thực hiện sự buộc tội đối với bị cáo tại phiên toà

Công tác thực hành quyền công tố tiến hành trong lĩnh vực TTHS được thực

hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng Quyền công tố là

quyền lực nhà nước, có nội dung là buộc tội đối với người thực hiện tội phạm.Còn thực hành quyền công tố trong TTHS là tổng hợp các quyền năng pháp lý đểthực hiện quyền buộc tội ấy.[13] Cơ quan thực hành quyền công tố là cơ quanđược giao thẩm quyền đưa vụ án ra Toà và điều này được thể hiện ở mỗi nước là

rất khác nhau, tuỳ thuộc vào bản chất của chế độ chính trị, truyền thống, điềukiện và hoàn cảnh nội tại của từng nước Theo BLTTHS Pháp thì vị trí của Việncông tố là: Viện công tố có đại diện ở mỗi toà hình sự Viện công tố có chức

năng thực hiện quyền công tố và yêu cầu áp dụng pháp luật, tham dự các cuộc

tranh luận của HĐXX và tất cả các quyết định của Toà được tuyên với sự có mặt

Trang 13

của Viện công tố Viện công tố đảm bao việc thi hành các quyết định của

Ở Việt Nam, căn cứ vào các quy định của pháp luật (từ Hiến pháp năm

1959, năm 1980, năm 1992 và các Luật tổ chức VKSND năm 1960, năm 1981,năm 1992, năm 2002) thì chỉ có Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất thực hiện

quyền công to Viện kiểm sát có quyền quyết định đưa hay không đưa vu án ra

Toà, Toà án chỉ xét xử những tội phạm và người phạm tội mà Viện kiểm sát đãtruy tố Cần lưu ý là một số các cơ quan tiến hành tố tụng ngoài Viện kiểm sát sửdụng một số biện pháp để cáo buộc bị can, bị cáo không đồng nghĩa với việc

thực hành quyền công tố theo nghĩa đầy đủ của nó là quyền đưa vụ án ra Toà vàthực hiện việc buộc tội đối với bị cáo trước Toà án )

Chức năng thứ hai của Viện kiểm sát là kiểm sát các hoạt động tư pháp

Thco Luật tổ chức VKSND được Quốc Hội thông qua ngày 02/4/2002 và theoĐiều 23 BLTTHS thì (nhiệm vụ kiểm sát của Viện kiểm sát trong TTHS là kiểmsát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, kiểm sát việc thi hành án nhằm

bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Đối tượng

của việc kiểm sát tuân theo pháp luật là hành vi và quyết định của các chủ thểtiến hành tố tụng, các chủ thể tham gia tố tụng với mục đích là nhằm phát hiệnnhững vi phạm pháp luật của các chủ thể trong TTHS để kịp thời yêu cầu khắcphục vi phạm pháp luật Hiệu quả của công tác kiểm sát trong TTHS tuỳ thuộcvào phản ứng nhanh nhậy trước các vi phạm pháp luật, kịp thời có biện pháp cần

thiết để khắc phục vi phạm đó cũng như các biện pháp xác định sự thật trong vụ

án, bảo đảm việc truy tố bị can ra trước Toà án với đầy đủ chứng cứ cần thiết,

không làm oan người vô tội.|Có thể nói rằng chức năng kiểm sát tuân theo

Trang 14

pháp luật là một trong những công cụ có hiệu lực của TTHS nhằm bao đảm pháp

chế trong công tác xét xử các vụ án hình sự

Trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong[nh vực hình sự, để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, Viện kiểm sát cáccấp trước hết phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật để quản lý

và nắm chắc thông tin tội phạm, kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án hình sự,

quá trình điều tra tội phạm Trên cơ sở kết luận điều tra của cơ quan điều tra,

Viện kiểm sát phải nghiên cứu, cân nhắc việc quyết định truy tố hay không truy

tố người có hành vi phạm tội ra Toà Ở giai đoạn xét xử, nhiệm vụ của Viện kiểm

sát các cấp là phải chú trọng nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và

kiểm sát tuân theo pháp luật tại phiên toà Kiểm sát viên tại phiên toà giữ quyềncông tố phải tham gia thẩm vấn và tranh luận để làm sáng tỏ các chứng cứ buộc

tội, gỡ tội, đề xuất loại và mức hình phat phù hợp Đối với các bản án có vi phạm

pháp luật thì phải kịp thời dé xuất kháng nghị Ở giai đoạn thi hành án, Viện

kiểm sát phải bảo đảm sao cho bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án phải

được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất và đúng pháp luật

Để thực hiện chức năng, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ quyền hạn như:khởi tố vụ án, kiểm sát các hoạt động điều tra, quyết định truy tố bị can ra trướcToà án bằng bản cáo trạng, thực hiện việc luận tội, phát biểu quan điểm giải

quyết vụ án, tranh luận tại phiên toà, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt

động xét xử của Toà án, của những người tham gia tố tụng, kiểm sát và kháng

nghị các bản án, quyết định của Toà án, kiểm sát công tác thi hành án, kiến nghịvới Toà án nhân dân và các cơ quan, tổ chức cá nhân khác khấc phục những

vị phạm trong xét xử và trong hoạt động của mình

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trong

tố tụng hình sự

1.1.3.1 Khái niệm

Trang 15

^ II

"Mối quan hệ" theo từ điển tiếng Việt là "sự gắn liền mặt nào đó giữa haihoặc nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có biến đổi, thay đổi thì có thể tácđộng đến sự vật kia".[24] Từ đó có thể hiểu rằng mối quan hệ giữa hai hay nhiều

sự vật, hiện tượng thể hiện ở sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong sựtồn tại và phát triển

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã khẳng định rằng các sự vật, hiệntượng tồn tại trong thế giới khách quan không thể tồn tại độc lập mà luôn là mộtthể thống nhất, có sự tác động qua lại lẫn nhau Vì vậy, không thể hiểu được bất

kỳ sự vật, hiện tượng nào nếu không đặt chúng trong mối liên hệ chặt chẽ với các

sự vật, hiện tượng khác Chỉ có mối liên hệ phổ biến và phụ thuộc lẫn nhau của

các sự vật, hiện tượng mới đem lại khả năng nhận thức của chúng Nói cách

khác, các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều có mối quan hệ vớinhau Mối quan hệ này phản ánh tính toàn diện và tính phát triển, quan hệ tácđộng qua lại lẫn nhau, phản ánh sự vận động và phát triển liên tục trong không

gian và thời gian

Xuất phát từ nguyên lý trên, trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, để

đảm bảo sự vận hành và hoạt động có hiệu quả của toàn bộ hệ thống cơ quan nhà

nước thì mỗi cơ quan tuy được quy định chức năng, nhiệm vụ riêng song không

thể không quan hệ với cơ quan khác trong quá trình hoạt động

\ Toà án, Viện kiểm sát đều thuộc hệ thống các co quan bảo vệ pháp luật

trong bộ máy nhà nước và để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ mà nhà nước đặt rathì một trong những vấn đề quan trọng là cần xây dựng và điều chỉnh tốt các mối

quan hệ nảy sinh giữa hai cơ quan này, đặc biệt là trong quá trình hoạt động

tổ tụng }

` Mat khác, việc tồn tại quan hệ tố tung giữa Toa án va Viện kiểm sát là tất

yếu, bởi vì: Thứ nhất, xuất phát từ chức năng nhiệm vụ do pháp luật TTHS quyđịnh thì Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năngcông tố và kiểm sát hoạt động điều tra, quyết định việc truy tố, tham gia phiên

toà để thực hiện việc buộc tội, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình

Trang 16

xét xử của Toà án Toà án là cơ quan tiến hành tố tụng thay mặt nhà nước thựchiện quyền xét xử Toà án tiến hành xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và

chịu trách nhiệm trước pháp luật Chỉ có Toà án mới có quyền quyết định

số phận của bị cáo, kết tội và quyết định hình phạt đối với họ

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã được phân công, cơ quan tiến hành tố

tụng cần hợp tác và đánh giá chính xác, kịp thời các hành vi phạm tội, bảo đảm

áp dụng pháp luật đúng đắn và có hiệu quả

“Thứ hai, xuất phát từ cách thức tiến hành tố tụng: Pháp luật TTHS của

nước ta quy định Viện kiểm sát là cơ quan truy tố bị cáo ra trước Toà để xét xử,

và Toà án chỉ có thể xét xử trên cơ sở quyết định truy tố của Viện kiểm sát

Trong quá trình xét xử Toà án chịu sự kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát đối

với các hành vi và quyết định tố tụng của mình >

Trước khi việc xét xử được thực hiện thì các chứng cứ, tài liệu về vụ án

được thu thập cũng như các tình tiết của vụ án đều chưa được xem xét đánh giá

một cách chính thức toàn diện và triệt để Chỉ tại phiên toà, thông qua hoạt động

xét xử vụ án, với sự có mặt của đầy đủ các chủ thể cần thiết và trên cơ sở các

chứng cứ do các bên đưa ra tại phiên toà mới có thể đưa ra kết luận chính thức về

vụ án Vì vậy hoạt động truy tố cuả Viện kiểm sát chỉ là tiền để cho hoạt độngxét xử của Toà án, còn việc số phận pháp lý của bị cáo như thế nào hoàn toànthuộc thẩm quyền quyết định của Toà án -

Cũng phải thấy rằng khi Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố và

kiểm sát tuân theo pháp luật thì không làm ảnh hưởng tới việc xét xử độc lập và

chỉ tuân theo pháp luật của Toà án Toà án độc lập trong việc xem xét đánh giáchứng cứ chứng minh tội phạm, không phụ thuộc vào kết luận của Viện kiểm sát

Các chứng cứ thu thập được bởi cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không phải làchứng cứ bat buộc Toa án phải tuân theo khi xét xử Trong quá trình tiến hànhxét xử, khi thẩm phán được giao làm chủ toa phiên toà nghiên cứu hồ sơ do Viện

kiểm sát chuyển đến thì thẩm phán có thể đồng tình với quan điểm truy tố củaViện kiểm sát thông qua việc ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc cũng có thể

Trang 17

không đồng tình thông qua việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặcđình chỉ vụ án Tại phiên toà xét xử, Toà án có thể chấp nhận hoặc bác bỏ mộtphần hay toàn bộ nội dung buộc tội của Viện kiểm sát để tuyên bị cáo có tội haykhông có tội Việc điều khiển của chủ toạ phiên toà tại phòng xử án và những

quy định về trật tự xét xử có giá trị bat buộc đối với tất cả mọi người có mặt tại

phiên toà (rong đó có đại diện Viện kiểm sát- mặc dù Viện kiểm sát có quyềnkiến nghị việc điều khiển không đúng pháp luật của chủ toa phiên toà) Đồng

thời vai trò quyết định của Toà án trong xét xử không làm ảnh hưởng tới vị trí

của Viện kiểm sát, không cản trở đại diện Viện kiểm sát thực hiện chức năngcông tố và kiểm sát tuân theo pháp luật của Toà án và những người tham gia

tố tụng khác trong khi xét xử

Như vậy, quan hệ Toà án- Viện kiểm sát không chỉ xuất phát từ chức

năng, nhiệm vụ được giao mà còn được quy định bởi cách thức tiến hành tố tụng.Quá trình chứng minh, xác định sự thật của vụ án đòi hỏi phải có sự phối hợp

chặt chẽ với nhau giữa hai cơ quan này đồng thời cũng phải có những quyềnnăng tố tụng độc lập, có sự kiểm tra, chế ước lẫn nhau để vụ án được giải quyết

một cách khách quan, vô tư, đúng pháp luật

Theo pháp luật TTHS hiện hành, các cơ quan tiến hành tố tụng được phân

chia chức năng hoạt động và thực thi các quyền của mình một cách độc lập, tuântheo pháp luật, song sự hợp tác, hỗ trợ và giám sát, chế ước lẫn nhau trong quátrình tiến hành tố tụng là hết sức cần thiết Nếu các cơ quan kiểm sát, xét xửđồng thời với việc thực hiện chức năng tố tụng độc lập và liên kết với nhau bằngnhững mối quan hệ phối hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau thì các vụ án sẽ đượcgiải quyết khẩn trương, hợp pháp và có hiệu quả, đáp ứng được những doi hỏi

trong đấu tranh phòng chống tội phạm Ở đây mối cân bằng giữa vị trí độc lập vàtrách nhiệm phối hợp, chế ước lẫn nhau sẽ giúp cho mỗi cơ quan và qua đó là cả

hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phát huy được những thuận lợi cơ

bản đồng thời hạn chế được những thiếu sót bất cập và rốt cuộc là mang lại lợiích thiết yếu cho ca quá trình điều tra, truy tố xét xử vụ án hình su Bởi vậy, mối

Trang 18

quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong TTHS Việt Nam với sự phâncông công tác, chế ước và giám sát lẫn nhau là vô cùng quan trọng Đây cũng là

một đặc điểm nổi bật của TTHS Việt Nam

Tóm lại, dưới góc độ khoa học TTHS, có thể hiểu mối quan hệ giữa Toa án

và Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án hình sự là việc thực hiện thẩm quyền và

nghĩa vụ pháp lý vừa độc lập, vừa lệ thuộc lẫn nhau trong hoạt động truy tố, xét

xử và thi hành án hình sự giữa các chủ thể này Hiểu rõ bản chất của mối quan hệ

trên có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận để nghiên cứu hoàn thiệnnhững chế định điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố tung 6 giaiđoạn truy tố, xét xử, thi hành án, đồng thời còn là cơ sở cho việc xây dựng quychế phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát nhằm phát huy sức mạnh tổng hợpcủa các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm xử lý công minh mọi hành vi phạm tội

1.1.3.2 Đặc điểm của quan hệ tố tụng giữa Toà án và Viện kiểm sát:

Trước hết phải khẳng định rằng quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong

quá trình giải quyết vụ án hình sự là quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng, do

các quy phạm pháp luật TTHS điều chỉnh Quan hệ tố tụng giữa Toà án và Viện

kiểm sát mang những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật tố tụng như: thuộc

kiến trúc thượng tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định, là quan hệ xã hội có ý chí,xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật, được cấu thành bởi các quyền và

nghĩa vụ pháp lý và việc thực hiện được bảo đảm bằng sự cưỡng chế nhà nước

Bên cạnh những đặc điểm chung đó, quan hệ tố tụng giữa Toà án và Việnkiểm sát có những đặc điểm riêng, đặc trưng trong TTHS Do là:

- Quan hệ này được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở trách nhiệm

chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng (bao gồm cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải

chứng minh là mình vô tội Vì vậy, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về nhà

nước mà cụ thể là các cơ quan tiến hành tố tụng

Trang 19

- Quan hệ giữa Toà án va Viện kiểm sát trong TTHS xuất hiện khi giảiquyết vụ án hình sự, cụ thể là ở giai đoạn xét xử và thi hành án và kết thúc khi vụ

án đã được thi hành (bị cáo đã chấp hành xong hình phạt đã tuyên) hoặc khi có

sự kiện pháp lý làm đình chỉ vụ án Khi Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ án cùng

bản cáo trạng truy tố ra trước Toà án tức là đã thiết lập quan hệ tố tụng chínhthức Quan hệ này được thực hiện bởi những người đại diện cho hai cơ quan Viện

kiểm sát và Toà án hoặc thông qua hoạt động của những người trực tiếp tiếnhành tố tụng của hai cơ quan đó là kiểm sát viên với thẩm phán và hội thẩm

nhân dân

- Các bên tham gia quan hệ (Toà án và Viện kiểm sát) đều thống nhất ở mục

đích hoạt động Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được pháp luật

quy định cu thể cho từng co quan để thực hiện nhiệm vụ chung của TTHS- đó là

chống lọt người, lọt tội, chống oan sai và vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp củacông dân

- Quan hệ tố tụng giữa Toà án và Viện kiểm sát khác với mối quan hệ giữa

các cơ quan hành chính nhà nước Quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà

nước có đặc trưng là chấp hành và điều hành theo từng lĩnh vực quản lý hành

chính nhà nước được điều chỉnh bởi pháp luật hành chính Còn quan hệ TTHS

giữa Toà án và Viện kiểm sát là quan hệ giữa các cơ quan tố tụng, chịu sự chi

phối bởi các quy định của pháp luật tố tụng, phải tuân theo những thủ tục,trình tự nghiêm ngặt của tố tụng

- Quan hệ này có tính phối hợp và chế ước lẫn nhau Phối hợp để giải quyết

vụ án được nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật Chế ước nhằm đảm bảo tính

độc lập, phát hiện ra vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện các hoạt động

tố tụng để có biện pháp khắc phục, sửa chữa và đây là sự chế ước hai chiều Sự

phối hợp và chế ước của hai cơ quan được thực hiện trên cơ sở các quyền năng tố

tụng đã được pháp luật quy định Phối hợp và chế ước luôn đi cùng với nhau, bổsung, hỗ trợ cho nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ TTHS da đặt ra

= 1HđẦẦ

ˆ xi _ va = aire THU VIEW

Quan hệ phối hop giita Tod án và Viên kiểm sdhz eyo 5.40 ik WAN

Trang 20

Để có thể thực hiện tốt các chức năng cơ ban của TTHS, các chủ thể thực

hiện chức năng đó cần có sự phối hợp cần thiết

Tại điều 7 Luật tổ chức VKSND được Quốc Hội thông qua ngày 02/4/2002

quy định: "Trong phạm vị chức năng nhiệm vụ của mình, VKSND có trách

nhiệm phối hợp với các cơ quan Toà án, Công an để phòng ngừa và chống tội

phạm có hiệu quả, xử lý kip thời, nghiêm minh các loại tội phạm va vi phạm

pháp luật trong hoạt động tư pháp "

Theo Từ điển tiếng Việt thì "phối hợp" là "cùng hoạt động hoặc hoạt động

hỗ trợ lẫn nhau” [22]

Sự phối hợp xuất phát từ nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước Bắt nguồn từbản chất của nhà nước XHCN là quyền lực thuộc về nhân dân, tổ chức thực hiệnquyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập trung thống nhất và có sự phân công,phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp Nguyên tắc tập quyền không mâu thuẫn với sự phân công

và sự phân biệt chức năng giữa các cơ quan nhà nước Sự thống nhất quyền lực làthống nhất ở mục tiêu chung là phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của

dân tộc Sự thống nhất này là nền tảng, còn sự phân công và phối hợp là phương 'thức để đạt được sự thống nhất đó Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong

bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo cho sự vận hành của cả bộ máy nhà nước được

nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả, đảm bảo mỗi cơ quan đều thực hiện tốt chứcnăng của mình đồng thời thực hiện được các chức năng chung, được đặt ra trước

nhà nước.

Việc phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát trong hoạt động TTHS có ý

nghĩa rất quan trọng Nó đảm bảo việc áp dụng pháp luật được thống nhất, giúp

mỗi cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ do pháp luậtquy định, từ đó từng bước tạo ra sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng,

chống tội phạm

Trang 21

Quan hệ phối hợp giữa Toà án và Viện Kiểm sát ở giai đoạn truy tố, xét

xử-giai đoạn được coi là trung tâm nhất của TTHS - phải đảm bảo tính thống nhất về

mục đích hoạt động

Mục đích hoạt động tố tụng trong giai đoạn này là thực hiện việc buộc tội

chính xác, truy tố đúng người có tội ra trước Toà án để xét xử, ra bản án đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật Quan hệ phối hợp trong giải quyết vụ án hình sự

giữa hai cơ quan Toà án và Viện kiểm sát phải hướng tới mục đích đó Sự thốngnhất về mục đích là cơ sở thúc đẩy hành vi của các chủ thể thực hiện thẩm quyền

và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ phối hợp giải quyết vụ án Vì vậy tính thốngnhất về mục đích trong quan hệ phối hợp cần phải được thống nhất trong nhậnthức và hành động của từng người tiến hành tố tụng mà cụ thể là kiểm sát viên,

thẩm phán Các hình thức phối hợp, nội dung phối hợp, chỉ đạo quan hệ phối hợp

đều phải hướng tới mục đích của hoạt động truy tố, xét xử Chỉ trên cơ sở đómới tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành động trong quan hệ phối hợp giữa

Toà án và Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án hình sự

Thực tiễn cho thấy trong hoạt động tố tụng, đặc biệt là với việc giải quyết án

điểm, án đặc biệt nghiêm trong thì sự phối hợp chặt chế giữa các cơ quan tiếnhành tố tụng ngay từ đầu là hết sức cần thiết Viện kiểm sát, Toà án và cơ quanđiều tra cùng nam diễn biến điều tra, thường xuyên trao đổi bàn bạc về kết quả

công việc Trong trường hợp có vướng mắc thì cùng bàn bạc giải quyết, nếu cóvướng mắc trong sự phối hợp không thể thống nhất được thì cần báo cáo cơ quanchủ quản cấp trên để họp liên ngành bàn biện pháp hướng dẫn, giải quyết

Quan hệ phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát thể hiện thông qua nhữnghoạt động như giải quyết án điểm, những vụ án lớn, phức tạp, gây dư luận xấutrong nhân dân, phối hợp giải quyết không để án tồn đọng, phối hợp trong việcchứng minh tội phạm Cụ thể, trong quá trình giải quyết vụ án, sự phối hợp này

có thể được minh họa như sau:

Trang 22

- Khi vụ án đã được tiến hành khởi tố, điều tra thì Viện kiểm sát đã ra quyếtđịnh truy tố sẽ chuyển cáo trạng cùng hồ sơ sang cho Toà án để nghiên cứu vàchuẩn bị đưa vụ án ra xét xử.

- Khi Toà án tiến hành xét xử vụ việc do Viện kiểm sát khởi tố, Viện kiểmsát phải cử kiểm sát viên tham gia phiên toà với tư cách là bên buộc tội và kiểm

sát hoạt động xét xử của Toà án, sự chấp hành pháp luật của những người

tham gia tố tụng tại phiên toà

- Khi bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát

có trách nhiệm giám sát việc thi hành án, phát hiện vi phạm và yêu cầu,kiến nghị xử lý vi phạm

- Các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát cùng phải tiếp nhận đơn thư khiếu nại,

tố cáo của công dân cũng như việc tự nguyện khai báo, đầu thú của người phạm

tội Khi một trong các cơ quan nói trên nhận được thông tin hoặc đơn khiếu nại,

tố cáo về vụ phạm tội nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của mình thì phảichuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và báo cho người khiếu nại, tố cáo

được biết

Một trong những hoạt động thực hiện cơ chế phối hợp theo quy định tại

Luật tổ chức TAND và VKSND, đó là: Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tốicao có quyền hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật Trong phiên họp của Hộiđồng thẩm phán TANDTC hop bàn việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luậtthì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có trách nhiệm tham dự (Điều

22 Luật tổ chức TAND năm 2002 và Điều 33 Luật tổ chức VKSND năm 2002 )

Tuy quan hệ phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát trong TTHS đã trởthành vấn đề mang tính nguyên tắc song sự phối hợp này không làm mất đi tưcách tiến hành tố tụng độc lập của từng cơ quan Toà án và Viện kiểm sát là haichủ thể tiến hành tố tụng với chức năng, nhiệm vụ riêng biệt: Viện kiểm sát là cơquan thực hiện chức năng công tố (buộc tội) và kiểm sát tuân theo pháp luật, Toà

án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử Sự phân định chức năng của mỗi cơ

quan nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của TTHS, thực hiện những chức năng của

Trang 23

TTHS, đồng thời là cơ sở để xác định và thực hiện đúng thẩm quyền của mỗi cơ

quan, đảm bảo các hoạt động truy tố, xét xử tuân thủ theo pháp luật Do đó quan

hệ phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát phải tuân thủ nguyên tắc độc lập về

Trong quan hệ phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát, cần khắc phục

khuynh hướng cho rằng hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát chủ yếu là thựchành quyền công tố, tức là đấu tranh chống tội phạm mà xem nhẹ phòng ngừa vi

phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và của Toà án nói

riêng, từ đó dẫn đến phối hợp một chiều với các cơ quan này trong việc điều tra

và xử lý tội phạm, không chú ý phát hiện và áp dụng các biện pháp mà pháp luật

quy định cho Viện kiểm sát để khắc phục vi phạm, hậu quả là dé xảy ra các

trường hợp oan sal

Quan hé chế ước giita Toà án và Viên kiểm sát:

Theo từ điển Hán- Việt, "chế" là phép định ra, đặt ra, làm ra, “ước” tức là bó

buộc [21] Còn theo từ điển tiếng Việt thì "chế ước” là sự hạn chế quy định trongnhững điều kiện nhất dinh.[22]

Xoay quanh vấn đề có hay không quan hệ chế ước giữa Toà án và

Viện kiểm sát, hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau Pháp luật TTHS

nói chung và BLTTHS nói riêng cũng chưa quy định về vấn đề nay, mà chỉ dé

cập đến vấn đề kiểm sát xét xử, kiểm sát tuân theo pháp luật trong các hoạt động

tư pháp Còn sự chế ước giữa Toà án và Viện kiểm sát trong quan hệ tố tụng hình

sự như thế nào, phạm vi chế ước đến đâu, chế ước được thể hiện thông qua nhữnghoạt động nào thì đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau

Trang 24

Quan điểm thứ nhất cho rằng, giữa Toà án và Viện kiểm sát tồn tại quan hệchế ước nhưng chỉ là sự chế ước một chiều từ Viện kiểm sát do chức năng của cơquan này quy định Viện kiểm sát chế ước Toà án thông qua hoạt động kiểm sátxét xử của mình Đây là một trong những chức năng quan trọng của Viện kiểmsát, thể hiện sự giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp trong

đó có Toà án Còn Toà án luôn ở thế bị động và không có sự chế ước trở lại đối

với Viện kiểm sát Chúng tôi không đồng ý với quan điểm này Bởi vì nếu chorằng chế ước chỉ từ phía Viện kiểm sát đối với Toà án thì chỉ là phiến diện, mộtchiều Trong hoạt động của Toà án và Viện kiểm sát không chỉ Viện kiểm sát

mới có sự kiềm chế, giám sát đối với hoạt động của Toà án mà ngay cả Toà áncũng có quyền không đồng ý với các quyết định của Viện kiểm sát Ví dụ: Toà

án có quyền ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung (khi

xét thấy các chứng cứ chứng minh tội phạm chưa rõ ràng, không thể bổ sung tại

phiên toà được), quyết định đình chỉ vụ án, quyết định chấp nhận hoặc không

chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát Như vậy Toà án cũng có sự chế ước

trở lại đối Viện kiểm sát khi không đồng ý với quyết định của Viện kiểm sát

cùng cấp về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án

Quan điểm thứ hai cho rằng giữa Toà án và Viện kiểm sát không thể tồn tại

sự chế ước với lập luận rằng sự chế ước chỉ xuất hiện trong các mối quan hệ cấptrên- cấp dưới Trong khi đó Toà án và Viện kiểm sát là hai cơ quan có vị trí độc

lập trong hệ thống các cơ quan tư pháp, có chức năng và nhiệm vụ riêng, không

thể nói là cơ quan nào là cơ quan cấp trên, cơ quan nào là cơ quan cấp dưới,

vì thế không xuất hiện sự chế ước trong quan hệ này

< Quan điểm thứ ba (và cũng là quan điểm của chúng tôi) cho rằng giữaToà án và Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự luôn tồn tại quan hệ chế

ước Chế ước ở đây được hiểu là sự kiểm tra chéo lẫn nhau, là sự phụ thuộc lẫnnhau khi thực hiện các hoạt động tố tụng Viện kiểm sát thể hiện sự chế ước củamình đối với Toà án thông qua việc thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp

luật mà các hoạt động cụ thể của nó là ra các quyết định kháng nghị, kiến nghị

Trang 25

khi phát hiện những vi phạm pháp luật của Toà án trong hoạt động xét xử.

Về phía mình, Toà án chế ước Viện kiểm sát khi không đồng ý với Viện kiểm sát

về kết luận cáo trạng, về nội dung kháng nghị, tức là khi những quyết định của

Viện kiểm sát đưa ra không phù hợp với thực tế diễn biến của vụ án, cần phải

được sửa chữa và Toà án được quyền ra những quyết định mà pháp luật đã quy

định cho mình như trả hồ sơ, không chấp nhận dé nghị của Viện kiểm sátcùng cấp, bác bỏ chứng cứ do Viện kiểm sát đưa ra

Như vậy, Toà án và Viện kiểm sát, theo sự phân công theo quy định củapháp luật, có trách nhiệm giám sát lẫn nhau nhằm ngăn chặn, sửa chữa kịp thờicác sai sót, bao đảm áp dụng pháp luật đúng dan Những biện pháp kiểm tra,chế ước lẫn nhau giữa hai cơ quan này cụ thể như sau:

- Trong việc thụ lý, nghiên cứu hồ sơ do Viện kiểm sát khởi tố, Toà án cóthể yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung nếu cho rằng những sự kiện chính

còn chưa rõ ràng và chứng cứ chưa đầy đủ Nếu thấy không đủ chứng cứ chứng

minh tội phạm, Toà án có thể yêu cầu Viện kiểm sát rút quyết định truy tố Ngay

cả khi Toà án đã tiến hành thẩm vấn bị cáo tại phiên toà, Toà án vẫn có thể

tuyên bố bị cáo vô tội và tha miễn cho người đó

- Nếu kiểm sát viên tham gia phiên toà phát hiện có sự vi phạm pháp luậttrong việc xét xử của Toà án, kiểm sát viên có quyền đề nghị Toà án sửa chữa

sai sot đó

- Nếu Viện kiểm sát cho rằng bản án hoặc phán quyết của Toa án chứa đựng

những vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án, Viện kiểm sát có quyển

kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm

- Nếu bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát

hiện thấy những tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung vụ án thì Viện kiểmsát có quyền kháng nghị tái thẩm và thực hiện quyền giám sát tính đúng đắn

trong hoạt động xét xử của Toà án

- Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp những hoạt

động của Toa án trong việc thi hành bản án hình sự

Trang 26

Sự chế ước giữa hai cơ quan Toà án và Viện kiểm sát trong hoạt động tố

tụng là cần thiết, bởi vì trong quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án,các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và những người tiến hành tố tụng nói

riêng dễ mắc phải những khuyết điểm như phiến diện, một chiều, thiên vị, xuấtphát từ ý thức chủ quan nên có thể dẫn đến nhận thức sai lệch sự thật của vụ án

Chính vì vậy cần phải có sự chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

nhằm nhanh chóng phát hiện và khắc phục những sai lầm, vi phạm trong giải

quyết vụ án, đảm bảo cho hoạt động tố tụng đạt được mục đích Đồng thời, sự

chế ước này thể hiện tính độc lập của từng cơ quan trong khi tiến hành các

hoạt động tố tụng

Song cũng cần tránh khuynh hướng cho rằng hoạt động tố tụng của Viện

kiểm sát chủ yếu là đấu tranh chống vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành

tố tụng, còn việc điều tra và xét xử vụ án hình sự thuộc trách nhiệm của cơ quanđiều tra và Toà án Từ đó dẫn đến tình trạng chế ước một chiều, thiên về mặt pháthiện và yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật mà không thấy hết trách nhiệmphối hợp cùng các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh làm rõ

tội phạm, dẫn đến các trường hợp bỏ lọt tội phạm

Vấn đề cần lưu ý là phải phân biệt quan hệ giữa Viện kiểm sát và Toà án với

tư cách là quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với quan hệ giữa thẩmphán và kiểm sát viên với tư cách là quan hệ giữa những người tiến hành tố tụng.Tại Điều 27 chương I BLTTHS, căn cứ vào địa vị pháp lý của chủ thể trong

hoạt động TTHS, nhà làm luật đã quy định về nhóm chủ thể tiến hành tố tụnggồm:

- Các cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án

- Những người tiến hành tố tụng: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán,

Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án

Mỗi chủ thể nêu trên có địa vị pháp lý khác nhau và do đó, pháp luật tố tụngquy định khác nhau về nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của họ

Trang 27

Trên cơ sở Điều 27 nêu trên có thể thấy rằng quan hệ giữa các chủ thể tiếnhành tố tụng có thể xảy ra theo ba cặp: quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố

tung với nhau, quan hệ giữa những người tiến hành tố tụng với nhau hoặc quan

hệ giữa một bên là cơ quan tiến hành tố tụng còn bên kia là người tiến hành

tố tụng

Chúng ta xác định mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát với tư cách là

quan hệ giữa những cơ quan tiến hành tố tụng nhưng trên thực tế hoạt động giữa

hai cơ quan này diễn ra trên cơ sở những hành vi tố tụng của những người tiến

hành tố tụng nhất định- đó là thẩm phán, kiểm sát viên, hội thẩm nhân dân, và có

những trường hợp thông qua hành vi tố tụng của những người đứng đầu cơ quan(Viện trưởng hoặc Chánh án) Tuy giữa cơ quan tiến hành tố tụng với người tiếnhành tố tụng có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng không đồng nhất

với nhau

Phân biệt hai loại quan hệ này có thể dựa trên những yếu tố sau:

Thứ nhất, quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tế tụng là cách thức thực hiện

chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thông qua những cá nhân cụ thể được nhànước giao cho quyền tiến hành tố tụng hình sự Họ là người đại diện cho các cơ

quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình theotrình tự, thủ tục mà Bộ luật TTHS quy định

Có thể nói khái niệm "người tiến hành tố tụng" chỉ xuất hiện khi kiểm sát

viên, thẩm phán được giao trực tiếp giải quyết vụ án hình sự cụ thể Trên cơ sở

chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình, họ là những người trực tiếp thực thi

những chức năng, nhiệm vụ đó Kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dânđược giao những quyền và nghĩa vụ nhất định để thực hiện các chức năng của

Toà án và Viện kiểm sát đã được pháp luật quy định Nói một cách khác, thẩmphán, hội thẩm nhân dân và kiểm sát viên với tư cách là những người tiến hành tốtụng chính là để thực thi nhiệm vụ, chức năng của cơ quan tiến hành tố tụng

Quan hệ giữa họ khi giải quyết vụ án hình sự cũng chính là quan hệ giữa các

Trang 28

cơ quan tiến hành tố tung với nhau (ma cụ thé ở day là giữa Toa án vaViên kiểm sát).

Là những người tiến hành tố tụng, họ có quyền và nghĩa vụ tố tụng nhấtđịnh được Bộ luật TTHS quy định như có thể bị dé nghị thay đổi hoặc phải từchối tiến hành tố tụng khi có những căn cứ được quy định tại Điều 28 Bộ luật

TTHS

Nhu vậy, khi tiến hành những hoạt động cu thé trong việc truy tố, xét xử va

thi hành các bản án, quyết định của Toà án, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông

qua những con người cụ thể- đó là những người tiến hành tố tụng, và tương ứng

với từng cơ quan tiến hành tố tụng thì có những người tiến hành tố tụngnhất định

Thứ hai, quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát mà cụ thể là quan hệ giữa

thẩm phán, hội thẩm nhân dân với kiểm sát viên là quan hệ TTHS - khác với

quan hệ hành chính thông thường Các chủ thể tham gia quan hệ này phải chịu sựchi phối bởi sự điều chỉnh của ngành luật TTHS, tuân theo những quy định

tố tụng nghiêm ngặt

Vấn đề đặt ra là bên cạnh những người tiến hành tố tụng được quy định tại

khoản 2 Điều 27 BLTTHS thì trên thực tế còn có một số cá nhân khác cũng tiến

hành các hoạt động tố tụng Đó là những người có chức vụ trong các cơ quan tiến

hành tố tụng (bao gồm Viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát các cấp,Chánh án, Phó chánh án Toà án các cấp) Họ là những người có thẩm quyền trựctiếp giải quyết các vụ án hình sự cụ thể Họ không trực tiếp tiến hành các hành vi

tố tụng cụ thể trong vụ án nhưng họ có những quyền tố tụng nhất định như: kýquyết định phân công vụ án cho các thẩm phán, kiểm sát viên, ký quyết định áp

dụng hay huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, ký các quyết định truy tố,kháng nghị, tham gia hội đồng thi hành án tử hình Vậy những người này khi

thực hiện quyền hạn của mình theo quy định của BLTTHS họ nhân danh là

những người tiến hành tố tụng hay chỉ là đại diện cho cơ quan tiến hành tố tụng?

Vấn đề này hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau Quan điểm thứ nhất

Trang 29

cho rằng khoản 2 Điều 27 BLTTHS hiện hành không quy định những người này

là những người tiến hành tố tụng là do thiếu sót bởi vì trong BLTTHS có nhiềuđiều khoản quy định hành vi tố tụng của thủ trưởng cơ quan với tư cách như làngười tiến hành tố tung Ví dụ Điều 62 BLTTHS quy định Viện trưởng, Phó việntrưởng VKSND, Chánh án, Phó chánh án TAND có quyền ra lệnh bắt bị can, bị

cáo để tạm giam Và còn nhiều điều khoản của BLTTHS quy định những người

trên có những quyền và hành vi tố tụng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của

những người tham gia tố tụng nhưng họ lại không bị thay đổi hoặc tự từ chối tiến

hành như những người tiến hành tố tụng khác quy định tại khoản 2 Điều 27BLTTHS Như vậy việc không quy định này rõ ràng là không bảo đảm các

nguyên tắc bình đẳng, khách quan, nguyên tắc bảo đảm quyền của người tham

gia tố tụng Do đó theo quan điểm này, BLTTHS cần quy định thủ trưởng các cơquan tố tụng phải là người tiến hành tố tụng để họ phải chịu trách nhiệm cá nhân

đối với hành vi tố tụng của mình

Quan điểm khác cho rằng những người có chức vụ trong cơ quan tiến hành

tố tụng khi thực hiện nhiệm vụ của mình là nhân danh cơ quan tiến hành tố tụng,

thực hiện vai trò thủ trưởng cơ quan nên họ không thể là người tiến hành tố tụng

được Nếu coi họ là người tiến hành tố tụng thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽkhông còn tồn tại vì chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng được

thực hiện thông qua hành vi của những người đứng đầu cơ quan đó Theo quan

điểm này thì người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng là người thay mặt cơ

quan mình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Do đó, mọi hành vicủa người đứng đầu phải coi là hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng, và

BLTTHS hiện hành chỉ quy định những người tiến hành tố tụng theo khoản 2Điều 27 BLTTHS là chính xác

Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng không tồn tại một khái niệm

"người tiến hành tố tụng” nói chung mà khái niệm này chỉ xuất hiện khi điều traviên, kiểm sát viên, thẩm phán được giao trực tiếp giải quyết một vụ án hình sự

cụ thể Nếu những người có chức vụ ở các cơ quan tiến hành tố tụng không trực

Trang 30

tiếp tiến hành tố tụng với vu án thì họ không có các quyền và nghĩa vụ của người

tiến hành tố tụng (ví dụ phải từ chối tiến hành tố tung hoặc bị đề nghị thay đổi

khi có căn cứ pháp luật) Ở đây cần phân biệt giữa chức danh hành chính vớichức danh tố tụng Theo đó, những người có chức vụ trong cơ quan tiến hành tố

tụng dù không trực tiếp giải quyết một vụ án cụ thể nhưng họ vẫn có nhữngquyền và nghĩa vụ tương đương với chức vụ của họ, khi họ trực tiếp giải quyết vụ

án hình sự thì họ sẽ có thêm các quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng

[18]

Xem xét vị trí của Toà án (cơ quan xét xử) và Viện kiểm sát (cơ quan buộc tội)

dưới góc độ tu pháp hình sự so sánh:

Lịch sử phát triển của các kiểu tố tụng trên thế giới đã chứng minh rằng ở

các kiểu tố tụng khác nhau thì vị trí vai trò của cơ quan buộc tội (Viện kiểm sát)

và trọng tài phân xử (Toà án) cũng như quan hệ tố tụng giữa chúng (thông quathủ tục tố tụng) cũng khác nhau

Thí dụ như ở kiểu tố tụng thẩm vấn (tố tụng xét hỏi): Điểm nổi bật của kiểu

tố tụng này là vai trò của thẩm phán với tư cách là người thẩm tra tích cực để tìm

ra sự thật Vai trò quyết định của thẩm phán được đề cao Thẩm phán hỏi phần

lớn các câu hỏi và phát triển sự kiện Phiên toà trong tố tụng thẩm vấn không chỉ

là sự cạnh tranh giữa 2 bên đối địch nhau mà còn là sự tiếp tục điều tra Bởi vậy,

các bên phải cung cấp tất cả các chứng cứ thích hợp cho Toà án Các thẩm phánchứ không phải là các luật sư của bên nguyên và bên bị, sẽ gọi và kiểm tra một

cách tích cực các nhân chứng Theo hệ tố tụng này, thẩm vấn có thể tìm ra sự

thật như một quá trình của điều tra Ở kiểu tố tụng này, chức năng buộc tội được

đặc biệt quan tâm so với các chức năng tố tụng khác “Thẩm phán không chỉ

thực hiện chức năng xét xử mà còn thực hiện cả chức năng điều tra, cũng buộctội và một phần nào đó chức năng bào chữa” [8] và quyền con người, quyền của

bị can báo cáo hầu như bị tước đoạt Đó là "hậu quả của việc quyền lực khôngcân bằng giữa cơ quan công tố, cảnh sát và người bị buộc tội Thẩm phán từ vị trí

là người trọng tài đã đóng vai trò tích cực trong các thủ tục tố tụng và xác định

Trang 31

bản chất, phạm vi của tố tụng Bị cáo không có quyền bào chữa, việc tra tấn làcông cụ thường xuyên để lấy cung, công tố viên lúc đó có vai trò to lớn”.[8]

Trong kiểu tố tụng này, các chức năng tố tụng không được phân định một cách

rõ ràng, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng chưa được xác định

cụ thể mà hầu như tập trung vào tay Toà án

Hay như ở kiểu tố tụng tranh tụng: Nếu như ở tố tụng thẩm vấn quyền lực

tập trung vào thẩm phán thì ở tố tụng tranh tụng, quyền lực được chia sẻ giữacông tố viên, luật sư bào chữa, thẩm phán và bồi thẩm đoàn nên thẩm phán chi

giữ vai trò trọng tài, công tố viên đại diện cho Nhà nước cố gắng chứng minh tộicủa bị cáo Luật sư bào chữa tranh luận về sự vô tội của thân chủ và thẩm phán

đóng vai trò trọng tài Tố tụng tranh tụng sử dụng việc kiểm tra chéo để thách

thức hay huỷ lời khai của nhân chứng

Như vậy, sự kiểm tra và cân bằng này khác với quá trình thẩm vấn nơi

quyền lực tập trung nhiều hơn vào tay thẩm phán Việc tham gia trực tiếp củathẩm phán trong tố tụng thẩm vấn được thay bằng khả năng chỉ ảnh hưởng gián

tiếp trong hệ tranh tụng

Còn ở kiểu tố tụng pha trộn thì bên buộc tội thường là cơ quan điều tra, viện

kiểm sát (viện công tố) và ngoài ra còn có sự tham gia của người bị hại Hoạt

động xét xử do Toà án- nhân danh nhà nước thực hiện Trong qua trình xét xử thì

vị trí của bên buộc tội, gỡ tội và trọng tài phân xử được quan tâm đầy đủ Ngoàinhững hoạt động tố tụng cần thiết, Toà án chủ yếu đóng vai trò trọng tài đảm bảo

cho các bên buộc tội và bào chữa trình bày sự thật của vụ án và các bên có quyền

bình đẳng với nhau.

Từ những kiểu tố tụng trên thấy rằng vị trí vai trò của các cơ quan thực hiện

hoạt động buộc tội và hoạt động xét xử có thể chia thành hai hình thức như sau:

- Hình thức thứ nhất: Vị trí của Toà án được xác định là trọng tài đứng giữahai bên làm nhiệm vụ phân xử, ra quyết định cuối cùng về vụ án để kết thúc quá

trình tranh tụng Công tố viên với vai trò là người buộc tội đại diện cho Nhà nước

sẽ tranh luận với bị cáo hoặc luật sư của họ để chứng minh tội trạng của bị cáo

Trang 32

Hình thức tố tụng này mặc dù có những ưu điểm nhất định nhưng cũng bị phê

phán là xa rời thực tế “Việc con người bị phán xét như thế nào dường như quantrọng hơn việc xem xét họ đã làm gì trên thực tế”

- Hình thức thứ hai: Vi trí, vai trò của Toà án trong hoạt động xét xử được

đề cao hơn và dường như thể hiện rằng Toà án, ngoài việc thực hiện chức năng

xét xử còn thực hiện cả chức năng buộc tội và đôi khi là chức năng bào chữa.Chính vì vậy, vai trò của công tố viên và người bào chữa lại hết sức thụ động.Trách nhiệm chứng minh vụ án dường như đè nặng lên vai người thẩm phán

Mặc dù dưới hình thức tố tụng nào (thẩm vấn, tranh tụng, pha trộn) thì sựtồn tại của các chủ thể tiến hành tố tụng là không thể thiếu, chỉ khác nhau là

phạm vi và chức năng hoạt động của chúng mà thôi Các chủ thể buộc tội và xét

xử đều thực hiện các hành vi tố tụng nhằm mục đích chung là xử lý tội phạm,

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

12 NHỮNG NGUYÊN TÁC ĐIỀU CHỈNH MỐI QUAN HỆ GIỮA TOÀ ÁN VÀ VIEN KIEM SÁT TRONG TỐ TUNG HÌNH SỰ

Để hoạt động TTHS đạt được mục đích của mình thì bên cạnh quy định cáctrình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động cụ thể, luật TTHS còn phải định ra các

nguyên tắc cơ bản với tư cách là những tư tưởng chỉ đạo đối với toàn bộ hoạtđộng TTHS hoặc đối với một loại hoạt động tố tụng nhất định như điều tra, truy

tố, xét xử Các nguyên tắc cơ bản của TTHS thực chất là những bảo đảm pháp lý

cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý tội

phạm Đó là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt mọi hoạt động

TTHS, định hướng cho toàn bộ quá trình tố tung hay một số hoạt động của nó

Cơ sở của mối quan hệ Toà án và Viện kiểm sát phải xuất phát từ những

nguyên tắc TTHS điều chỉnh hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nóichung và cơ quan Toà án, Viện kiểm sát nói riêng Bản chất của mối quan hệ

hướng vào mục đích chung nhất là bảo vệ được quyền lợi của Nhà nước và xã hội

cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Những nguyên tắc này thể

Trang 33

hiện bản chất của TTHS và mang tính định hướng cho mọi hoạt động và hành vi

tố tụng đòi hỏi cơ quan Toà án và Viện kiểm sát phải tuân thủ

Do đặc thù của loại quan hệ này nên theo chúng tôi, quan hệ tố tụng giữa

Toà án và Viện kiểm sát chịu sự điều chỉnh của một số nguyên tắc sau đây:

1.2.1 Nguyên tac bao đảm pháp chế Xã hội chủ nghĩa

Pháp chế XHCN là một nguyên tắc bao trùm lên mọi hoạt động của các

cơ quan tiến hành tố tụng Nguyên tắc này xuyên suốt toàn bộ hoạt động tố tụng

nói chung và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng Trong quan

hệ tố tụng giữa Toà án và Viện kiểm sát, việc tuân thủ nguyên tắc pháp chế nhằm

đảm bảo cho hoạt động của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật TTHS tuân

thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật Nguyên tac này được quy địnhtại Điều 12 Hiến pháp 1992 và Điều 2 BLTTHS Điều 12 Hiến pháp 1992 quyđịnh "Nha nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường phápchế XHCN" Điều 2 BLTTHS quy định "Mọi hoạt động TTHS phải được tiến

hành theo quy định của Bộ luật nay”

Nguyên tắc pháp chế thể hiện trong quan hệ tố tụng giữa Toà án và Viện

kiểm sát trên các phương diện sau: Một là, là những cơ quan tiến hành tố tụng,

Toà án và Viện kiểm sát phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của

BLTTHS, phải áp dụng những biện pháp mà pháp luật yêu cầu và cho phép để

tiến hành các hoạt động của mình nhằm xác định tội phạm và người phạm tôi.Hai là, trong quá trình tố tụng, việc bắt đầu hay kết thúc một giai đoạn nhất địnhkhông phải do ý muốn chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng mà phải theo

quy định của pháp luật TTHS Ba là, các chủ thể của quá trình này chỉ được hành

động theo đúng yêu cầu của pháp luật, trong phạm vi pháp luật cho phép hay nói

cách khác là thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền đã được pháp luậtquy định nhằm xử lý nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội Bốn là, Toà án

và Viện kiểm sát là hai cơ quan tiến hành tố tụng giữ vai trò chủ yếu trong hoạt

dong truy tố, xét xử, thực hiện chức năng buộc tội và xét xử, vì vậy mọi hành vi

Trang 34

của các chủ thể này phải được thực hiện theo đúng những quy định của BLTTHS

và các văn bản pháp luật TTHS khác Đó là điều quan trọng để pháp chế được

tôn trọng và tuân thủ trong TTHS Việc vi phạm những quy định của pháp luật

TTHS trong khi tiến hành các hoạt động của hai chủ thể này chính là vi phạm

pháp chế trong TTHS

Bảo đảm pháp chế XHCN trong quan hệ tố tụng giữa các cơ quan tiến hành

tố tụng nhằm tránh sự tuỳ tiện, giản đơn khi truy tố, xét xử, tránh xử lý vụ ánoan, sai, vi phạm các quyền tự do, cơ bản của công dân, làm giảm hiệu quả của

công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên thực tế, đồng thời làm ảnh hưởng

đến uy tín của các cơ quan pháp luật

1.2.2 Nguyên tác tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân

Một trong những phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật TTHS là

phương pháp quyền uy Theo phương pháp điều chỉnh này thì các quyết định của

cơ quan tiến hành tố tụng có giá trị bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước, tổchức xã hội và công dân Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân đó

có quyền khiếu nại những quyết định, yêu cầu đó nhưng trước khi chúng được cơ

quan thẩm quyền xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng thì những chủ thể này

vẫn phải thực hiện những yêu cầu đó của các cơ quan tiến hành tố tụng Như vậytrong quá trình tố tụng, tính cưỡng chế được thể hiện rất rõ Chính vì thế mà các

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân dễ có nguy cơ bị xâm hại Khi thực hiện

hoạt động buộc tội cũng như hoạt động xét xử, Toà án và Viện kiểm sát khôngnhững chỉ có trách nhiệm xác định sự thật của vụ án mà còn phải tôn trọng vàbảo vệ các quyền cơ bản của công dân Việc quyết định truy tố và xét xử bị cáophải luôn thực hiện đúng các quy định của BLTTHS, mặt khác các hoạt động tốtụng phải tuân thủ những nguyên tắc trong mối quan hệ ràng buộc và chế ước lẫn

nhau nhằm đảm bảo loại trừ những hành vi vi phạm các quyền và lợi ích

hợp pháp khác của công dân

Trang 35

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố

tụng trong hoạt động của mình phải tôn trọng, không được hạn chế hoặc xâm hại

một cách trái pháp luật các quyền cơ bản của công dân được hiến pháp và luậtquy định Đồng thời mọi hành vi hạn chế hoặc xâm hại trái pháp luật các quyền

cơ bản của công dân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật

1.2.3 Nguyên tác xác định sự thật của vụ án

Xác định sự thật khách quan của vụ án vừa là nội dung của hoạt động tốtụng, vừa là cái đích mà hoạt động đó hướng tới Theo pháp luật TTHS Việt Namthì việc xác định sự thật của vụ án trước hết là trách nhiệm của các cơ quan tiến

hành tố tụng Đối với các chủ thể của TTHS đặc biệt là đối với những người tiếnhành tố tụng, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án là đòi hỏi mang tính nghề

nghiệp và đồng thời là tiêu chí đánh giá khả năng, phẩm chất của họ trong hoạt

động tố tụng Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án là cơ sở của quá trình thu

thập, xác định, đánh giá chứng cứ ở giai đoạn truy tố cũng như giai đoạn xét xử

Việc xác định đúng và đầy đủ những dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội

là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng Toà án và Viện kiểm sát là hai

cơ quan tiến hành tố tụng và có trách nhiệm chứng minh tội phạm Điều II

BLTTHS quy định các cơ quan này "phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để

xác định sự thật của vụ án một cách khác quan, toàn điện và đầy đủ" Để xácđịnh sự thật của vụ án, Toà án và Viện kiểm sát không chỉ thu thập những chứng

cứ buộc tội bị can, bi cáo, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà cònphải thu thập các chứng cứ gỡ tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

của họ Nghĩa là phải thu thập, kiểm tra, đánh giá mọi chứng cứ một cách khác

quan nhằm làm rõ nội dung, tính chất của sự việc xảy ra, trên cơ sở đó mà ra

những quyết định phù hợp với chức năng, thẩm quyền mà pháp luật đã quy địnhcho các cơ quan tiến hành tố tụng Việc hiểu đúng tinh thần của pháp luật về

trách nhiệm chứng minh tội phạm có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với vụ án,

nếu không được các chủ thể tiến hành tố tụng nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến

Trang 36

việc buộc tội theo ý chí chủ quan, nghiêm trọng hơn là dẫn việc bỏ lọt tội phạm

và XỬ Oan người vô tdi

Viện kiểm sát, với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theopháp luật, chỉ được truy tố bị can ra trước Toà án khi có đầy đủ chứng cứ chứng

minh tội phạm và người phạm tội

Toà án trên cơ sở quyết định truy tố của Viện kiểm sát tiến hành xét xử

nhưng không phụ thuộc vào chứng cứ buộc tội củaViện kiểm sát mà phải xácminh, kiểm tra những chứng cứ đó tại phiên toà để ra phán quyết cuối cùng.

Như vậy, việc xác định sự thật vụ án đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ

giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát, chế ước

lẫn nhau và mang tính độc lập khi thực hiện các quyền năng tố tụng để đến mục

đích cuối cùng là tìm ra sự thật khách quan của vụ án

1.3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ GIỮA TOA ÁN VÀ VIEN KIEM SAT TRƯỚC KHI CÓ BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 1988

Lê nin đã từng viết: “Điều quan trọng nhất của một sự nghiên cứu khoa học

là không nên quên sự liên hệ lịch sử căn bản, là nhận xét một vấn đề theo quan

điểm sau đây: một hiện tượng nào đó đã xuất hiện trong quá trình lịch sử như thế

nào? các giai đoạn chính của nó là những gì? và đứng trên quan điểm của sự pháttriển đó để xem xét hoạt động đó đã trở nên như thế nào?" [31]

Quá trình hình thành, phát triển mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát ở

nước ta gắn liền với sự phân định chức năng và phân công trách nhiệm hoạt động

truy tố, xết xử ở từng thời kỳ Vì vậy, khi nghiên cứu quan hệ giữa Toà án và

Viện kiểm sát đòi hỏi phải nghiên cứu đến sự phân định chức năng và phân côngtrách nhiệm giữa hai cơ quan này qua từng thời kỳ lịch sử phát triển của cách

mạng Việt Nam từ năm 1945 đến nay

- Giai đoạn sau khi giành được độc lập (1945): Toà án nhân dân là một

trong những bộ phận của Bộ máy nhà nước, một trong những công cụ đắc lực của

chuyên chính vô sản được giao nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử, vì thế được

Trang 37

quan tâm ngay từ đầu thông qua các Sắc lệnh số 33 (13/9/1945) về thành lập Toà

án quân sự; Sắc lệnh số 13 (24/01/1946) về tổ chức Toà án và ngạch thẩm phán;

Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định thấm quyền của các Toà án và sự phân

công giữa các nhân viên trong Toà án

Theo các sắc lệnh trên thì hệ thống Toà án được tổ chức ở 3 cấp: Toà án sơ

cấp (ở các quận huyện), Toà án đệ nhị cấp (ở các tinh, thành phố) và Toà thượng

thẩm (ở các kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ)

Cùng với Toà án các cấp, cơ quan công tố cũng dần dần được hình thành

trong Bộ máy nhà nước va được quy định chi tiết tại các Sắc lệnh

1324/01/1946), Sắc lệnh 51(17/4/1946), Sắc lệnh 131 (10/7/1946) Song thời

gian này, Viện kiểm sát chưa thành một hệ thống cơ quan độc lập mà nằm trongToà án (gọi là bộ phận công tố) Cụ thể như sau:

Ở Toà án sơ cấp thẩm phán làm việc cả xét xử và công tố Ở Toà đệ nhị cấp,

thẩm phán được chia thành hai chức vị thẩm phán xử án và thẩm phán buộc tội(thẩm phán công tố viện) Các thẩm phán xử án do ông Chánh nhất Toà thượngthẩm đứng đầu và các thẩm phán công tố viện do ông Chưởng lý đứng đầu “ Tạicác toà thượng thẩm gồm có một Chánh nhất, một Chưởng lý hay nhiều phó

chưởng lý ” “Toà án nhân dân đệ nhị cấp có một chánh án, một ông biện lý,

một dự thẩm, một chánh lục sự và những thư ký giúp việc ” (theo Điều 15 Sắc

lệnh 13 ngày 24/1/1946) Cũng tại Điều 16 Sắc lệnh này thì “tại phiên toà, chánh

án ngồi xử, biện lý ngồi phế công tố viên.”

Các công tố viên (cụ thể là ông biện lý) có thẩm quyền tư pháp cảnh sát(điều tra hình sự), thực hành quyền công tố, tham gia các phiên toà hình với bổn

phận là người buộc tội nhân danh nhà nước, có quyền yêu cầu Toà án thi hành

mọi phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật, đồng thời còn có nhiệm vụ thihành những án đã có hiệu lực, đảm nhiệm công việc quản trị Toà án, điều khiển

và kiểm soát công việc của tất cả các nhân viên trong Toà, trừ các vị thẩm phán

xử án Đối với ông chưởng lý, ngoài quyền được phát ngôn ở những phiên toà

hình và hộ Toà thượng thẩm còn phải trông nom giữ gìn trật tự các Toà án Từ đó

Trang 38

thấy rang mặc dù nằm trong cơ cấu Toa án nhưng Chánh án không có quyền điềukhiển và kiểm soát các công tố viên.

Tại Sắc lệnh số 51 ngày 15/4/1946 đã xác định rõ vị trí của công tố, quy

định cụ thể nhiệm vụ của chưởng lý và biện lý “ông biện lý bó buộc phải có mặttại các phiên toà hình” và “khi cuộc thẩm vấn ở phiên toà xong rồi, ông biện lý

thay mặt xã hội buộc tội bị can” (Điều 26)

Như vậy, theo các sắc lệnh này thì uỷ viên công tố chỉ đóng vai trò là người

buộc tội tại Toà án.

- Giai đoạn 1946-1957: có khi một thẩm phán kiêm luôn nhiệm vụ của công

tố uy viên và chánh án hoặc công tố uỷ viên kiêm nhiệm vụ của chánh án Ranh

giới giữa bộ phận xử án và công tố viện không được rành rẽ và tổ chức nội bộ

của Toà án mỗi nơi một khác Trước tình hình đó, Bộ tư pháp đã ban hành thông

tư số 141-HCTP ngày 5/12/1957 về tổ chức và phân công trong nội bộ của Toà

án đã quy định: Về tổ chức TAND gồm có chánh án, công tố viên, có thể có phóchánh án, phó công tố uy viên và thẩm phán ở những nơi nhiều việc Hai ông

chánh án, công tố uỷ viên đều là thủ trưởng cơ quan, chỉ có vấn đề truy tố và xét

xử là mỗi người có trách nhiệm riêng biệt Thông tư này cũng quy định về việc

thành lập "Hội đồng tư pháp” gồm các ông chánh án, công tố uy viên, phó chánh

án, phó công tố uỷ viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân để làm việc tập thể, góp ýkiến về đường lối chính sách chung đối với những vấn đề quan trọng và tổng kết

kinh nghiệm về truy tố xét xử, công tác hành chính- tư pháp

Có thể thấy rằng ở thời kỳ này, việc thực hiện quyền công tố cũng do Toà ánđảm nhiệm nhưng có sự phân công rõ ràng giữa thẩm phán xét xử và thẩm phán

buộc tỘI.

Như vậy, từ khi mới thành lập, nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác tưpháp, đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự Đặc

điểm nổi bật của các quy định tố tụng trong thời kỳ này là mang tính cấp bách,

thời chiến, tập trung cho việc thực hiện chuyên chính với kẻ thù, bọn phản động

chống lại chính quyền nhân dân Vì vậy, những quy định về hoạt động của Toà

Trang 39

án và cơ quan công tố (Viện kiểm sát) trong giai đoạn này đã đáp ứng được

yêu cầu, đòi hỏi của đất nước

- Từ sau hoà bình lập lại: Cùng với việc kiện toàn bộ máy nhà nước, các cơ

quan tư pháp cũng được kiện toàn Ngày 01/7/1959 Thủ tướng Chính phủ ban

hành Nghị định số 156 trong đó quy định nhiệm vụ và tổ chức Viện công tố

Ngày 27/8/1959 Thủ tướng Chính phủ lại ra Nghị định 321 về thành lập các Viện

công tố phúc thẩm Theo các Nghị định trên, các công tố uỷ viên tách ra khỏi các

Toà án và các Viện công tố được thành lập từ Trung ương đến địa phương, trởthành một hệ thống trong bộ máy nhà nước, đồng thời quyền công tố được giaocho các Viện công tố Uy viên công tố không chỉ có quyền truy tố buộc tội bịcáo tại phiên toà mà còn có quyền kháng cáo việc hộ, việc hình Việc mở rộng

thẩm quyền của cơ quan công tố với tư cách là đại điện cho cơ quan công quyền

như vậy cho thấy vai trò của cơ quan công tố ngày càng được dé cao trong

tổ chức và hoạt động của nhà nước ta

Tháng 12 năm 1959 Quốc Hội khoá I đã ban hành Hiến pháp 1959 trong

chương VIII quy định về Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Viện công

tố trước đây đổi tên thành VKSND Trên cơ sở những quy định của Hiến pháp,

Quốc hội khoá II kỳ họp thứ nhất đã thông qua Luật tổ chức TAND ngày

14/7/1960 và Luật tổ chức VKSND ngày 15/7/1960

Luật tổ chức TAND (1960) và Luật tổ chức VKSND(1960) đã quy định cụ

thể về tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Toà án nhân dân và Viện kiểm sátnhân dân, đồng thời phân định rõ: chức năng của Toà án là xét xử, chức năng của

Viện kiểm sát là kiểm sát việc tuân theo pháp luật Tuy có chức năng khác nhau

nhưng hoạt động xét xử của TAND và hoạt động của VKSND đều có chung mộtmục đích thống nhất là “bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản

công cộng và quyền lợi hợp pháp của nhân dân, góp phần bảo đảm cho côngcuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thống nhất nướcnhà được tiến hành thắng lợi”

Trang 40

- Giai đoạn từ 1960- 1988: Mặc dù qua những lần sửa đổi, bổ sung Luật tổ

chức TAND và VKSND song chức năng của hai cơ quan này vẫn được giữ

nguyên, đó là: Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật,

duy trì công tố và Toà án thực hiện chức năng xét xử Đáng chú ý trong giai đoạn

này là hướng dẫn của Toà án nhân dân Tối cao về trình tự xét xử sơ thẩm hình sự

(kèm theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974) Trong đó quy định về giải

quyết mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trong những trường hợp cần yêucầu điều tra bổ sung hoặc cần thay đổi biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ hoặc

đình chỉ tố tụng hoặc Toà án có ý kiến khác với ban cáo trạng về các vấn dé như

cấu thành tội phạm, năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo, số người bị đưa ra

xét xử, tội danh, điều luật áp dụng thì Toà án phải họp trù bị với Viện kiểm sát

rồi mới ra quyết định

Cuộc họp trù bị này do TAND chủ trì và có nhiệm vụ giải quyết những vấn

đề quan trọng chuẩn bị cho việc xét xử Thành phần tham gia phiên họp trù bịgồm có Chánh án TAND hoặc thẩm phán được Chánh án phân công nghiên cứu

hồ sơ vụ án và sẽ chủ toạ phiên toà, Viện trưởng VKSND hoặc kiểm sát viên

được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án và sẽ duy trì công tố tại phiên toà, thư kýToà án Cuộc họp trù bị sẽ giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất: Giải quyết yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án để

Viện kiểm sát làm lại cáo trạng nếu:

-Viện kiểm sát nhân dân nhất trí với Toà án nhân dân về việc phải điều tra

bổ sung

- Viện kiểm sát nhân dân nhất trí với Toà án nhân dan về việc đổi tội danh

nang hơn, nhẹ hơn, tăng hoặc giảm số bị cáo truy tố

Thứ hai: Đưa vụ án ra xét xử nếu:

- Sau khi trao đổi với Viện kiểm sát, Toà án thấy hồ sơ vụ án đã rõ ràng đầy

đủ

- Viện kiểm sát không nhất trí với yêu cầu điều tra bổ sung của Toà án

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w