Mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong Tố tụng hình sự Việt Nam: Nguyên tắc và thực tiễn

MỤC LỤC

Khái niệm, đặc điểm mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự

Đặc điểm của quan hệ tố tụng giữa Toà án và Viện kiểm sát

Trong quan hệ phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát, cần khắc phục khuynh hướng cho rằng hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát chủ yếu là thực hành quyền công tố, tức là đấu tranh chống tội phạm mà xem nhẹ phòng ngừa vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và của Toà án nói riêng, từ đó dẫn đến phối hợp một chiều với các cơ quan này trong việc điều tra và xử lý tội phạm, không chú ý phát hiện và áp dụng các biện pháp mà pháp luật quy định cho Viện kiểm sát để khắc phục vi phạm, hậu quả là dé xảy ra các trường hợp oan sal. Về phía mình, Toà án chế ước Viện kiểm sát khi không đồng ý với Viện kiểm sát về kết luận cáo trạng, về nội dung kháng nghị, tức là khi những quyết định của Viện kiểm sát đưa ra không phù hợp với thực tế diễn biến của vụ án, cần phải được sửa chữa và Toà án được quyền ra những quyết định mà pháp luật đã quy định cho mình như trả hồ sơ, không chấp nhận dé nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, bác bỏ chứng cứ do Viện kiểm sát đưa ra.

12 NHỮNG NGUYÊN TÁC ĐIỀU CHỈNH MỐI QUAN HỆ GIỮA TOÀ ÁN VÀ VIEN KIEM SÁT TRONG TỐ TUNG HÌNH SỰ

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ GIỮA TOA ÁN VÀ VIEN KIEM SAT TRƯỚC KHI Cể BỘ LUẬT TỐ TỤNG HèNH SỰ NĂM 1988

Các công tố viên (cụ thể là ông biện lý) có thẩm quyền tư pháp cảnh sát (điều tra hình sự), thực hành quyền công tố, tham gia các phiên toà hình với bổn phận là người buộc tội nhân danh nhà nước, có quyền yêu cầu Toà án thi hành mọi phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật, đồng thời còn có nhiệm vụ thi hành những án đã có hiệu lực, đảm nhiệm công việc quản trị Toà án, điều khiển và kiểm soát công việc của tất cả các nhân viên trong Toà, trừ các vị thẩm phán xử án. Trong đó quy định về giải quyết mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trong những trường hợp cần yêu cầu điều tra bổ sung hoặc cần thay đổi biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ tố tụng hoặc Toà án có ý kiến khác với ban cáo trạng về các vấn dé như cấu thành tội phạm, năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo, số người bị đưa ra xét xử, tội danh, điều luật áp dụng. Toà án và Viện kiểm sát với việc thực hiện nhiệm vụ đã đề ra cho các cơ quan bảo vệ pháp luật thông qua việc thực hiện các chức năng được pháp luật quy định đã góp phần không nhỏ trong việc đấu tranh trấn áp mọi hoạt động phản cách mạng, bảo vệ chính quyền, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc trừng trị những hành vi xâm phạm tài sản XHCN, vi phạm các nguyên tắc, chính sách quan lý kinh tế.

THEO PHAP LUAT TO TUNG HÌNH SU HIỆN HANH

QUAN HE GIỮA TOA AN VÀ VIEN KIEM SAT TRONG GIAI DOAN XÉT XU

  • Quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trước khi xét xử
    • Quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
      • Quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử phúc thấm

        Mặc dù điều luật đã quy định là Viện kiểm sát “đề nghị Toà án đình chỉ vụ án” nhưng thực chất thì Viện kiểm sát đã rút quyết định truy tố rồi, do đó căn cứ vào quy định tại Điều 170 BLTTHS là “Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Toà án đã quyết định đưa vu án ra xét xử”, nên thẩm phán buộc phải ra quyết định đình chỉ vụ án (nếu Viện kiểm sát rút toàn bộ truy tố), hoặc chỉ xét xử phần không bị rút truy tố (nếu rút một phần). Mặt khác, Toà án cấp sơ thẩm nếu trong quá trình xét xử phát hiện có những sai lầm, thiếu sót nhưng không thể tự mình giải quyết, khắc phục thì sau khi xét xử xong cũng phải có trách nhiệm trao đổi với Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nếu Viện kiểm sát không kháng nghị thì Toà án cấp sơ thẩm phải báo cáo lên Toà án cấp trên trực tiếp về những sai lầm thiếu sót đó để xét lại bằng thủ tục giám đốc thẩm. Cũng theo quan điểm này khi chưa tách bạch được hai chức năng của Viện kiểm sát là kiểm sát tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố thì cần xem xét và loại bỏ quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án từ Viện kiểm sát cấp trên, chỉ nên giữ quyền kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp với ý nghĩa là cơ quan trực tiếp tiến hành tố tụng, trực tiếp thực hành quyền công tố nên cũng giống như các bên tham gia tố tụng khác- có quyền kháng nghị bản án, quyết định lên Toà án cấp xét xử cao hơn.

        Sở dĩ có quy định này là bởi vì cấp giám đốc thẩm có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật một cách toàn diện, về tất cả những người bị kết án cũng như đối với tất cả những vấn đề có hoặc không có kháng nghị, vì qua việc giám đốc thẩm, Toà án có thể thấy việc xử lý đối với một số vấn đề hoặc đối với người bị kết án khác không được bản kháng nghị đề cập đến nhưng vẫn cần phải xét lại để đảm bảo việc xử lý vụ án được chính xác. Chẳng hạn, kháng nghị yêu cầu giảm nhẹ hình phat cho bị cáo A hoặc kết án A về tội nhẹ hơn nhưng khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, Hội đồng giám đốc thẩm thấy mức hình phạt của A còn quá nhẹ hoặc cần kết án A về tội nặng hơn thì chỉ có quyền bác kháng nghị và kiến nghị với người có thẩm quyền để kháng nghị theo hướng tăng nặng chứ không có thẩm quyền huỷ ngay bản án, quyết định để xét xử lại hoặc điều tra lại theo hướng tăng hình phạt hoặc áp dụng điều khoản của BLHS về tội.

        QUAN HỆ GIỮA TOA ÁN VÀ VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI DOAN

        Viện kiểm sát có nhiệm vụ phát biểu ý kiến đối với dé nghị của cơ quan công an va dé xuất ý kiến của mình về các vấn đề như: thẩm quyền quyết định giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, thủ tục xét giảm, điều kiện xét giảm có đúng quy định của pháp luật không..Sau khi nghe ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ thảo luận và quyết định việc chấp nhận toàn bộ hoặc một phần hoặc không chấp nhận đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Hội đồng này có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về thi hành hình phat tử hình theo quy định của pháp luật TTHS như: kiểm tra căn cước lý lịch của người bị kết án trước khi thi hành án, kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình quy định tại Điều 35 BLHS 1999, giao cho người bị kết án đọc quyết định thi hành án..Khi có những tình tiết đặc biệt, hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án TANDTC. Quyết định xoá án tích phải được gửi cho Viện kiểm sỏt cựng cấp để Viện kiểm sỏt theo dừi, kiểm tra, giỏm sỏt việc Toà án đã áp dụng các quy định của BLHS, BLTTHS trong việc xoá án tích có đúng không (về điều kiện, về thủ tục), trên cơ sở đó phát hiện các sai phạm của Toà án để có yêu cầu khắc phục sửa chữa va kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm đối với quyết định này khi có căn cứ pháp luật.

        TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

        THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP VÀ CHẾ ƯỚC GIỮA TOÀ ÁN VÀ VIỆN KIEM SÁT TRONG TO TUNG HÌNH SỰ

        Qua xét xử những vu án này cho thấy tinh thần kiên quyết điều tra, truy tố và xử lý các tội phạm nguy hiểm của các cơ quan bảo vệ pháp luật được nhân dân đồng tình ủng hộ và có tác dụng phòng ngừa tốt. Trong những năm qua, mặc dù số vụ án hình sự phải xét xử ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng của tình hình phạm tội nhưng Viện kiểm sát các cấp đã cử kiểm sát viên duy trì công tố tại phiên toà đạt 100% theo các trình tự xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Quá trình xét xử các vụ án hình sự, phần lớn các kiểm sát viên duy trì quyền công tố tại phiên toà đã nắm vững hồ sơ, chứng cứ và các quy định của BLHS về tội danh và hình phạt, đã chủ động tham gia xét hỏi, tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, phối hợp cùng HĐXX làm sáng tỏ.