1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Vấn đề công nhận trong Luật Quốc tế hiện đại

196 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Công Nhận Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại
Tác giả Vann Phal
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Khoa Học Đào Trí Úc
Trường học Viện Nghiên Cứu Nhà Nước Và Pháp Luật
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2000
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 43,73 MB

Nội dung

Trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu các vấn đề lý luận về công nhận quốc tế đã trở thành vấn đề cấp thiết dé có giải pháp thích hợp trong điều kiện đổi mới quan hệ quốc tế, góp phan hạn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TAM KHOA HỌC XA HỘI

VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA VIEN NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUAT

VANN PHAL - CÔNG DAN CAMPUCHIA

ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ CÔNG NHÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI

ee “LA Lá cl [rence wreae

Chuyén nganh: : LUAT QUỐC TẾ

Mã số: 50512

LUAN ÁN TIẾN SĨ LUAT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc

Viện trường Viện aghiên cứu Nhà nước và Pháp luật

HÀ NOE - 2000 _j

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nêng tôi Các số liệu,

<ét quả nghiên cứu nêu trong Luận 4n là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm

về tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu đó Luận án này chưa từng được aixông bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 nam 2000

Tác giả

nt yon

VANN PHAL

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu

Chương | : Thực trạng công nhận Quốc tế từ năm 1917 đến nay

1.1 Thực trạng công nhận Quốc tế từ Cách mạng tháng Mười Nga năm

1917 đến kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ 2 năm 1945

1.2 Thực trạng công nhận Quốc tế từ sau Đại chiến thế giới lần thứ 2

(nam 1945) đến cuối những năm 1980

1.3 Thực trạng công nhận Quốc tế từ những năm 1990 trở lại đây

Chương 2: Nội dung vấn dé công nhận trong luật Quốc tế hiện dai

2.1 Khái niệm về sự công nhận trong luật Quốc tế

2.2 Sự công nhận Quốc tế và cuộc đấu tranh tư tưởng hệ quanh vấn đề

công nhận quốc gia và Chính phủ

2.3 Các thể loại công nhận Quốc tế

2.4 Vấn đề công nhận chính quyền Vương quốc Cămpuchia

2.5 Các thể loại công nhận Quốc tế khác

2.6 Các hình thức công nhận Quốc tế

2.7 Các phương pháp thực hiện sự công nhận Quốc tế

Chương 3: Vấn đề hiệu quả của chế định công nhận Quốc tế

3.1 Một số vấn đề tổng quát về hiệu quả của chế định công nhận Quốc

tế trong giai đoạn hiện nay

3.2 Kết quả pháp lý của sự công nhận Quốc tế

3.3 Vai trò của sự công nhận Quốc tế trong giải quyết vấn đề quy chế

thành viên của liên hợp quốc

3.4 Sự công nhận đốt với Vương quốc Campuchia từ 1955 đến nay

Ket luận

“Tài liệu tham khảo

SỐ trang

=15

118,T2,125,130130

133

136

151

162168

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

H7 tác và hội nhập quốc tế ngày càng trở thành yêu cầu bức thiết

đối với các quốc gia Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, tiến

hành các hoạt động tiến tới hội nhập khu vực và toàn cầu tất yếu đặt ra hàng

loạt vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu, trong đó có vấn đề lý luận về công nhận

trong pháp luật quốc tế

Sự xuất hiện và tồn tại trên trường quốc tế những quốc gia mới, chính

phủ mới với những quy chế pháp lý hoàn toàn khác với quy chế pháp lý của

những quốc gia, chính phủ đã tồn tại trước đó đã đặt ra hàng hoạt vấn đề phức

tạp buộc các quốc gia, chính phủ khác phải xử lý, bày tỏ thái độ của mìnhtrong quan hệ hợp tác quôc tế với quốc gia, chính phủ mới xuất hiện Mot

trong những phương thức bày to thai độ chính thức của quôc gia, chính phủdoi với sự xuất hiện và ton tai của các quốc gia, chính phủ mới là sự công

nhận hay không công nhận về mặt quốc tế đối với quốc gia, chính phủ mới

được thành lập Su công nhận hoặc khỏng công nhàn như vậy phải dựa trên cơ

sở lý luận và thực tiền pháp luật quốc tế, đường lối đối ngoại của mỗi quốc

gia, chính phủ cụ thé Tuy vậy, việc nghiên cứu cơ bản lý luận công nhận

quốc tế ở Việt Nam và Campuchia ít được quan tâm nhiều vấn đề pháp lý

chưa được làm rõ Trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu các vấn đề lý luận về

công nhận quốc tế đã trở thành vấn đề cấp thiết dé có giải pháp thích hợp

trong điều kiện đổi mới quan hệ quốc tế, góp phan hạn chế sự lúng túng trong việc xử lý các vấn dé phát sinh, tránh cách nhìn phiến diện, hiểu sai ban chất

của chế định công nhận theo pháp luật quốc tế, hiểu sai chính sách đối ngoại

của từng quốc gia, chính phủ cụ thé Đối với đất nước Campuchia nghiên cứu

cụ thể, có hệ thống quan điểm, thực tiễn của các nước về vấn dé công nhận

trong luật quốc tế hiện đại còn là yêu cầu hết sức cấp thết trong điều kiện hội

Trang 5

nhập khu vực và hội nhập toàn cầu, trước mat là chuẩn bị các cơ sở pháp lý

cần thiết cho việc thực hiện các nghĩa vụ của thành viên ASEAN, các hoạt

động quốc tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cũng như các hoạt

động ở các tổ chức quốc tế phổ biến khác.

Tất cả những luận cứ được trình bày trên đây đã nói về tính cần thiết

của đề tài nghiên cứu này.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua ở Việt Nam và Campuchia đã có một số bài viết,

công trình nghiên cứu về các vấn đề pháp luật quốc tế trong đó có đề cập ít

nhiều đến chế định công nhận trong luật quốc tế hiện đại Ở Việt Nam, trong

sở các bài viết, công trình nghiên cứu như vậy có thể kể đến các bài viết, công

trình nghiên cứu của các luật gia như PGS.TS Đào Trí Úc, PTS Đinh Ngọc

Vượng, PTS Doan Nang, PTS Hoàng Phước Hiệp PTS Bai Xuân Nhu, PTS

Nguyễn Văn Luật, PTS Hà Hùng Cường, Bà TS Ngo Bá Thành PTS Nguyén

Bá Sơn, Th s Nguyễn Trung Tín, Th s Nguyễn Hữu Tráng Trong một số

giáo trình luật quốc tế của Trường đại học luật Hà Nội, Khoa Luật, Trườngđại học Khoa học xã hội và nhân văn thuệc Đại học Quốc gia Hà Nội trong

thời gian gần đây đã có chương riêng chế định công nhận trong luật quốc tế

Tuy vậy, các bài viết trực tiếp chuyên về chế định công nhận trong luật quốc

tế hiện đại còn ít và mới chỉ dé cập đến một số vấn dé lý luận chung của pháp

luật quốc tế

Ở nước ngoài, một số vấn dé lý luận cơ bản về công nhận trong luật

quốc tế hiện đại đã được luật gia các nước nghiên cứu Trong đó dé có thể kể

đến các công trình nghién cứu của các tác giả Xô Viết như Bobrov R.L,

Durdenevskij V.N., Pheldman D.I., Levin D.B., Olenev C., Cozhevnikov Ph.I,Lukashuk II, Tunkin G.I, Curdukov G.U., Kophman B.U., Mingazov L.Kh.,

xả +

các công trình của một số !ác giả ở các trường đại bọc ở Pháp, Đức Mỹ

Trang 6

Nhật Ban, Oxtraylia Tuy vay sự phan tích và đánh giá lý luận và thực tiến

vấn đẻ công nhận trong luật quốc tế ở các nước Đóng Dương chưa sâu, và có

thể có những kết luận chưa thật thoa đáng.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Luận án có mục đích nghiên cứu ca về lý luận và thực tiễn vấn dé công

nhận trong luật quốc tế hiện đại, có kết hợp với phân tích một số trường hợp

tiêu biểu để làm sáng tỏ thêm một số vấn dé lý luận công nhận trong luật

quốc tế Từ đó, hiện đại kiến nghị một số giải pháp trong xử lý vấn đề công

nhận quốc gia, chính phủ mới thành lập trong điều kiện quốc tế hiện nay

- Với mục đích nghiên cứu như trên, Luận án có những nhiệm vụ

nghiên cứu cụ thẻ sau đây :

Thi nhất : Nghién cứu, và đánh giá thực trạng của việc công nhận

quốc tế từ năm 1917 đến nay đặc biệt là vấn để công nhân Chính phủCampuchia qua các giai đoạn phát triển:

Thứ hai - Phan tích vẻ mặt khoa học những quan niệm khác nhau trong

luật quốc tế vẻ việc công nhận quốc gia, chính phủ và các chu thể khác các

phương thức công nhận quốc tế dé từ đó có nhận xét và đánh giá các kết quapháp lý của việc công nhận trong luật quốc tế hiện đại:

Thứ ba: Phan tích và đánh giá sơ bộ chính sách đối ngoại của quốc gia,

chính phu thông qua việc phân tích và đánh giá chính sách công nhận hoặc

không cong nhận quốc tế của quốc gia, chính phủ đó

Trên cơ so giải quyết các vấn dé lý luận và thực tiễn nêu trén, luận

án đưa ra những kiến nghị ấp dụng chế định công nhận trong luật

quốc tế hiện đại

Trang 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Do tính chất đa dạng và phức tạp của các vấn đề công nhận quốc tế nêntác giả không có điều kiện để xem xét tất cả các khía cạnh, các nội dung, cácgiải pháp, các hoạt động ngoại giao liên quan đến chế định công nhận trong

luật quốc tế ở các nước khác nhau, và cũng không thể nghiên cứu đến các vấn

đề có tính chất nhạy cảm trong quan hệ giữa các quốc gia, chính phủ Luận án

chỉ đi vào giải quyết những vấn đề cơ bản của đề tài về mặt lý luận pháp luật

quốc tế như thực tế công nhận quốc tế, các quan niệm khác nhau về công

nhận quốc tế, các thể loại công nhận quốc tế chủ yếu, các hình thức và

phương pháp công nhận và kết quả pháp lý của việc công nhận quốc tế Tácgiả luận án cũng đặt nhiệm vụ nghiên cứu về chế định công nhận trong luật

quếc tế áp dụng đối với Campuchia kể từ khi giành được độc lập dân tộc thoát

khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân va các gia đoạn phát triển sau nim

1Ø75 cho đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận án vận dụng các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như cơ sở phương pháp luận để đánh giá quan hệ quốc tế và hợp tác

quốc tế giữa các quốc gia, quan điểm tôn về công nhận các quốc gia và chính

phủ mới

Các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống được sử dụng trong

quá trình thực hiện dé tài Tác gia đặc biệt chú ý đến việc sử dụng phươngpháp duy vật biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp luật học so sánh,

phương pháp thống kê và phương pháp hệ thống

Trang 8

6 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án thể hiện ở những điểm sau:

Thi nhất : Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên về các vấn dé công

nhận trong luật quốc tế hiện đại ở Việt Nam và Campuchia, trình bày mộtcách có hệ thống các vấn đề lý luận vẻ chế định công nhận trong luật quốc tế

Thi hat: Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn công nhận quốc gia và

chính phủ mới thành lập trong thời ky từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến |

nay trong đó có chú ý nhiều đến thực tiễn của Campuchia; kiến nghị các giải

pháp trong điều kiện đổi mới quan hệ quốc tế, phân tích tính tất yếu của việchợp tác, công nhận lẫn nhau trong xu thế hội nhập khu vực và hội nhập quốc

tế Tác giả xem đây là căn cứ quan trọng để định hướng đổi mới quan niệm vềcông nhân quốc tế và đôi mới chính sách đối ngoai trong điều kiên mới.4 Sc Pì oe P5

7 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Kết quả của Luận án có thẻ góp phần vào việc :

Thứ nhất : Nang cao nhàn thức vẻ vai trò của pháp luật quốc tế trongthực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia: nâng cao năng lực công tác của

các cán bộ và cơ quan hoạt động trong Iinh vực đối ngoại: xác định cơ sở

khoa học cho các giải pháp đối ngoai trên trường quốc tế

Thứ hai : Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tư liệu để chuẩn bị

các bài giảng cho các lớp bồi dưỡng, nàng cao kiến thức chuyên môn về pháp

luật quốc tế cho cán bộ trong ngành ngoại giao của Campuchia, dùng làm tư

liệu tham khảo khi biên soạn các giáo trình, bài giảng về lý luận công nhậnquốc tế và các tài liệu vẻ luật quốc tế ở Việt Nam cũng như ở Campuchia

Trang 9

8 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án này

gồm có 3 chương trong đó chia thành 14 tiết, với tổng số 175 trang đánh máy.

Trang 10

CHUONG |

THUC TRANG CONG NHAN QUOC TE

TỪNĂM 1917 DEN NAY

1 1 THUC TRANG CÔNG NHAN QUỐC TẾ TỪ CÁCH MẠNG THANG MƯỜI NGA NĂM 1917 ĐẾN KẾT THÚC ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI LẦN THỨ2 NAM 1945

1 1 1 Nhân vét chung

Công nhận quốc tế là chế định cua luật quốc tế có liên quan hữu cơ với

các cuộc cải tạo chính trị - xã hội trong từng quôc gia, cũng như trên trường

quốc tế Các cuộc cách mang xã hội, các cuộc nội chiến, chiến tranh giải

phóng dân tộc, các cuộc dao chính biên cô thường gan liền với sự ra đời của

các quốc gia, chính phủ mới, những thái độ mới của các quốc gia, chính phủ

khác nhau Những "su kiện to lớn” này dan đến sự cần thiết áp dụng chế định

đó của luật quốc tế trong suốt các giai đoạn khác nhau của sự phát triển lịch

sử quan hệ quốc tế

Trước Cách mang tháng Mười Nga năm 1917, chế định công nhận

quốc tế đã nhận được sự phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài

người phù hợp với quy luật vận động khách quan của từng thời đại lịch sử Lịch sử áp dụng chế định công nhận quốc té đã chi ra bức tranh về cuộc đấu tranh quyết liệt giữa những lực lượng tiến bộ và lực lượng phản động trong quan hệ quốc tế thông qua mức độ số lần quốc gia, chính phủ áp dụng chế định công nhận quốc tế để công nhận hoặc không còng nhận quốc gia, chính nhủ và các thực thể khác mới xuất hiện trên trường quốc !ế.

Trang 11

Ở giai đoạn lịch sử trước Cách mạng tháng Mười năm 1917 ngoài sự

cong nhận quốc gia và chính phủ, người ta còn thấy việc công nhận các bên

tham chiến, công nhận các bên khởi nghĩa Sự công nhận các bên tham chiến

đã xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX do những cuộc chiến tranh của các thuộc địa Tây Ban Nha ở Châu My chống lại các nước thực dân Năm 1827 My đã tiến

hành công nhận các bẻn tham chiến với Tây Ban Nha trong thời kỳ đó với tư

cách là chủ thể của luật quốc tế có đủ quyền để chiếm đoạt, bất giữ các tàu

thuyền của đối phương theo luật lệ chiến tranh [95, 8-150] Sau khi Anh

(13/5/1861) và Pháp (9/6/1861) công nhận tình trạng đang chiến tranh giữa

Bắc Mỹ và Nam MY (1861-1865) việc công nhận các bèn tham chiến đã tro

thành mot tập quán quốc tế (International usage) [97, 290] Trong thực tiền

quan hệ quộc tế ở giai đoạn này, người ta cũng còn thấy sự coag nhận các bên

khởi nghĩa, tuy rằng sự cong nhận này rất ít khi xay ra Lịch sứ quan hệ quốc

tế có ghi nhận sự công nhận các bên khoi nghĩa ở Chi Lẻ (năm 1891), ở

Vénéxuéla nam 1892, ở Cu Ba nam 1895 - 1897 v v Sự céng nhản các bén

khởi nghĩa khó phân biệt với sự cong nhàn các bên tham chiến Đến nay gần như không thấy trong thực tiễn quan hệ quốc tế thẻ loại công nhận này [35,

23].

Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ nhất đã xuất hiện sự cdéng

nhận các dan toc dang đâu tranh nhằm thực hiện quyền dan tộc tự quyết và

hình thành thể loại céng nhận Chứnh phủ lưu vong và cong nhận các tô chức kháng chiến Sự xuất hiện các thể loại công nhận này phản ánh vai trò ngày

càng tăng của Nhà nước Xo viết và phong trào giải phóng dân tộc trong sự

phát triển theo chiều hướng ngày càng tiến bộ của pháp luật quốc tế (41, 40].

Chế định công nhận quoc tế xuất hiện vào cuối thé kỷ XVI giữa thé ky XVIH

[42, 19] Sự công nhận quốc tế đó đã phục vu các giai cấp cầm quyền khácnhau ở các nước qua các thời kỳ lịch sử Chế định công nhận quốc tế cho đến

kết thúc Đại chiến thé giới lần thứ hai vẫn chưa được pháp điển hoá Cho đến

Trang 12

thời ky đó, những yếu to quan trọng nhất của ché định này như: các thể loại

công nhận quốc tế, các phương thức công nhận quốc tế, quyền và nghĩa vụcủa các quốc gia trong vấn đề công nhận quốc tế, sự phân định các hình thức

công nhận quốc tế, kết quả pháp lý của việc công nhận quốc tế và hàng loạt

vấn đề khác liên quan đến việc áp dung chế định công nhận quốc tế được điều

chỉnh chủ yếu bằng các quy phạm tập quán quốc tế Trong một số trường hợp,việc công nhận quốc gia và chính phủ mới thành lập được điều chỉnh theo các

nguyên tắc chung của luật quốc tế hoặc được điều chỉnh bằng các điều ước

quốc tế tay đôi hoặc đa phương, bằng các Nghị quyết của các tổ chức quốc tế

hoặc bằng công hàm của các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc giahữu quan Vấn đề phức tạp còn ở chỗ các quốc gia giải quyết vấn đề này theo

các cách thức khác nhau không theo một “thông lẻ quốc tế” nào cả trong việc

áp dụng chế định cong nhận quốc tế [54, 6]

Ở đây ranh giới giữa pháp luật quốc tế-chính sách đối ngoai-ngoai giao

là đặc biệt năng động, không được xác định rõ ràng Chính vi vậy, Giáo sư G

I Tunkin trong cuốn “Lý luận vẻ pháp luật quốc tế "đã khẳng định rằng

“nhiều khi khó phân tách quy phạm pháp luật với quy tắc xử sự chính trị được

thừa nhận rong rãi ở lĩnh vực công nhận quốc tê” [51, 266]

Sự phát triển của chế định công nhận quốc tế qua các thời kỳ lịch sử,

đặc biệt là giai đoạn từ Cách mạng Tháng Mười năm 1917 đến kết thúc Đại

chiến thế giới lần thứ 2 chịu sự tác động to lớn của phong trào độc lập dântộc, đấu tranh chống thuộc dia, dé quốc, va sự tic động to lớn của những

thành tưu đạt được dưới chế độ Xô Viết, Nhà nước Liên Xô trong công cuộc

xây dựng nền chuyên chính vô sản và đánh dudi chủ nghĩa phát xít Sự hợp

tác giữa Liên Xô - Hoa Kỳ - Anh - Pháp trong chiến tranh chống chủ nghĩa

phát xít đã làm cho chế định công nhận quốc tế phát triển nhanh hơn, tạo ra

thể loại công nhận mới: Công nhận Chính phủ lưu vong, công nhận các tổ

chức kháng chiến Hàng loạt học thuyết tiến bộ trong lĩnh vực công nhận

quốc gia và chính phủ cũng ra đời ở giai đoạn này, chang hạn Thuyết Stimson

Trang 13

-

]Ú-[28 426], (71 183] không thừa nhận các quốc gia và chính phủ được thànhlập trên cơ sở bạo lực, áp đặt của Chính phủ nước ngoài hoặc Chính phủ bùnhìn Thuyết Stimsơn do ông Stimsơn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ đề xướng

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, thuyết này cũng thường được gọi là thuyết không công nhận Theo thuyết Stimsơn, nếu một quốc gia này được một quốc

gia khác công nhận trái với các cam kết quốc tế, thì sự công nhận đó sẽ không

có giá trị pháp lý Các cam kết quốc tế mà thuyết này đề cập đến được hiểu

chủ yếu là Minh ước Paris nam 1928 (Hay còn gọi là Hiép ước Briand

-Kellogue), thông qua đó các bên cam kết khước từ sử dụng chiến tranh như là

một quốc sách của họ Đại hội đồng Hội quốc liên cũng thông qua nghị quyếttheo đó không một quốc gia nào được phép công nhận quốc gia vi phạm Minh

ước Paris năm 1928 Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố Thuyết này sau khi Nhật

Bản tấn công Man Chau Ly năm 1931 Trong khi tuyên bố Thuyết này, Bộ

Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định sẽ không chấp nhận bất cứ điều ước quốc tế

nào được ký kết trái với các nguyên tắc của Minh ước Paris năm 1928 Cho

dù Thuyết Stimson chi là thuyết có tính khuyến nghị, nhưng trong thực tiễn

hgười ta rất quan tâm đến việc sử dụng nó trong quan hệ đối với quốc gia mới

thành lập Các quốc gia dựa vào đó để khước từ sự chấp thuận bất cứ nghĩa vụ

hoặc công nhận quốc tế nào trái với nguyên tắc nói trên Trong thực tiễn chiến

tranh Trung - Nhật, người ta đã khước từ sự công nhận Nhà nước Mãn Châu

ý được thành lập với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang của Nhật Bản trongqhững năm 30 của thé ky này Một số học thuyết chống phá phong trào giải

shóng, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác cũng đã ra đời Đáng

thú ý nhất là học thuyết Tobar [28, 470] và thuyết Estrada [28, 607] Thuyết

Estrada do ông Estrada Bộ trường Ngoại giao Mexico đề xướng Trong thuyết

tủa mình, ông Estrada tuyên bố rằng Chính phủ Mexico sẽ tự mình tự do

quyết định việc xem xét xác lập quan hệ ngoại giao với các nước khác phù

hợp với hoàn cảnh và thực tế của từng trường hợp Hay nói cách khác, nếu

Chính phủ Mexico nhận thấy rằng sau việc thay đổi Chính phủ tại một nước

Trang 14

thong qua một cuộc cách mang và Chính phủ cách mang được Nhàn dan ho

ủng hộ thì quan hệ ngoại giao có thể được xác lập Thuyết này đã bị giới luật

gia quốc tế phé phán nhiều bởi vi nó di trai với các nguyên tắc của luật quốc

tế, đặc biệt là nguyên tắc dân tộc tự quyết và không can thiệp vào công việc

nội bộ nước khác

1 1 2 Van đề công nhận Nhà nước Xô Viết

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã mở ra một giai đoạn mới

trong lịch sử pháp luật quốc tế va lý luận pháp luật quốc tế hiện đại [51,

3-100], [26, 58-89] Quá trình hình thành các nguyên tắc và chế định mới củapháp luật quốc tế đã được củng cố và phát triển tiếp tục cùng với $u phát triểncủa các nguyên tắc pháp luật quốc tế tiến bộ, dan chủ của các giai đoạn trước

Cuộc đấu tranh giữa các lực lượng tiền bộ, dân chủ và lực lượng phan động,bảo thủ trên trường quốc tế ngày càng trở nên quyết liệt hơn Chính sách baovây ngoại giao đốt với Nhà nước Xô Viết đã được các nước đế quốc tiến hành

rộng kháp Chế định cong nhận quốc tế đã được sử dụng như là vũ khí dùng

đẻ can thiệp vào công việc nội bộ của chính quyền cách mạng vô san, dùng

dé thực hiện chính sách khòng công nhận Nhà nước Xô Viết Về phía Nhanước Xô Viết, vấn đẻ sử dụng chế định công nhận quốc tế để phá vỡ thế bị

phong toả ngoại giao cũng đã được đặt ra và đã đạt được những kết quả nhấtđịnh [36, 233-245]

Phân tích các tài liệu nghiền cứu vấn đề công nhận Nhà nước Xô Viết

cho thấy hai giai đoạn cơ bản cần chú ý trong quá trình công nhận đó là: giai

đoạn từ khi cách mạng XHCN tháng Mười thành công đến khi thành lập Nhà

nước Liên bang Cộng hoà XHCN Xò Viết (1922) và giai đoạn từ 1924 đến

1933 (còn gọi là giai đoạn "dua nhau công nhận”) (54, 43-53] Việc thành lập

Liên Xô là một bước ngoặt trong lịch sử công nhận Nhà nước Xô Viết từ phía

quốc tế Việc nghiên cứu quá trình công nhận Nhà nước Xô Viết trước năm

1922 cho ta thay, ở giai đoạn đó quan hệ công nhận Nhà nước Xô Viết thường

Trang 15

là quan hệ khong chính thức trong việc khong cong nhận chính thức, quan hècong nhận de facto một phan, công nhận ad foc và trong một số ít trường

hợp đã có quan hệ công nhận ae /ure trên cơ sở có đi có lại Như vậy, ở giai

đoạn trước khi thành lập Liên Xô, về cơ bản chưa có quan hệ công nhận đe

jue đẩy đủ giữa Nhà nước Xô Viết với các nước khác Cho đến ngày

30/12/1922, Nhà nước Xô Viết đã có quan hệ ngoại giao với l2 nước, trong

đó có L1 nước (Afganistan, lran Thổ Nhĩ Kỳ, Balan Phần Lan, Látvi, Litva,

Estonia, Mông Cố, Bukhara, Khorezma) vốn là các nước phương Đông hoặc

là những nước vốn là thuộc đế quốc Nga hoàng Đối với nước Đức (nước thứ

I2), đó là trường hợp ngoại hệ trong quan hệ với nước Nga Xô Viết [53, 45]

Các nước tư bản chủ nghĩa đã phản ứng việc ra đời Nhà nước XHCN

dầu tiên trên thế giới bằng chính sách không công nhận quốc tế Trong nhật

ký của Tổng thông Pháp Pu-an-car có ghi ngày 08/11/1917 như sau :"Cé tin xấu từ nước Nga Những người Bonsévich đã thang Tôi sẽ cố gắng van động

các nước đồng minh không công nhận Chính phủ mới” [43, 10] Chính phủ

My thì có cách nhìn nhận vấn đẻ hơi khác cách xu lý vấn đề của Pháp Đầu

năm 1917 Chính phu My¥ đã công nhận nhanh chong Chính phu lâm thời được

lập trong quá trình tiến hành Cách mạng tháng Hai vớt lý do: “Nếu như không cong nhận Chính phu lâm thời thì cách mạng của những người Bonsévich đã

nổ ra vào tháng ba năm 1917 chứ không phải chờ đến tháng I1" (48, 12] Do

vậy, chính sách của Mỹ không công nhận Nhà nước Xô Viết đã khẳng định rõ

sau Cách mang tháng Mười Ngày 15/12/1917 Bộ Ngoại giao My đã phát

hành chỉ thị đặc biệt cho tất cả các cơ quan đại điện ngoại giao Mỹ trong đó

nhấn mạnh lập trường của My là không công nhận Chính phủ Xô Viết Quan

điểm của Chính phủ Anh cũng tương tự quan điểm Chính phủ Mỹ Ngày

21/11/1917, Đại sứ quán Anh tại nước Nga đã thông báo với giới báo chí về việc Chính phủ nước Anh không công nhận Chính phủ Xô Viết và từ chối

việc tiếp tục quan hệ ngoại giao với Chính phủ mới ở nước Nga Xô Viết

Tuy vậy, chính sách không công nhận Nhà nước Xô viết của các nước

Trang 16

đẻ quốc không duy tri được lâu trước những cỏ gang ngoại giao to lớn của

những người Bônsẻvich Dưới sự lãnh đạo của VỊ Lénin, Hiệp định về hoà

bình và hữu nghị giữa Chính phủ Xô Viết với Đức, và sau đó là các nước đồng

minh với Đức đã được ký vào ngày 03/3/1918 Với Hiệp định này, các nhà

nước đầu tiên công nhận de jure Nhà nước Xô Viết là Đức, Áo - Hung,

Bungari và Thổ Nhĩ Kỳ, thế kìm toả ngoại giao đối với Nhà nước Xô Viết đã

bị phá vỡ Tiếp sau Hiệp định Brest một số hoà ước khác đã được ký với

Estonia, Litva, Phần Lan (năm 1920), Balan (1921) Đặc biệt Hiệp định năm

1921 với Anh và năm 1922 với Đức có ý nghĩa cực ky quan trọng trong việc

bình thường hoá quan hệ giữa Nhà nước Xô Viết với các nước Phương Tây[39, 10] Với sự thành công trong việc ký kết Hiệp định thương mại năm 1921với Anh và Hiệp định Rapallo nim 1922 với Đức, vấn dé công nhận chínhthức - công nhận de jure Nhà nước Xô Viết chi còn là vấn đề thời gian Động

cơ chính tri trong việc công nhận đã trở thành vấn đề thứ yếu ở giai đoạn này

Chính sách ngoại giao của các nước tư bản đã thay đổi rất lớn sau khi

thành lập Liên Xô song mức độ thẻ hiện chính sách công nhận quốc tế đối

với Nhà nước Liên Xô của các nước tư ban rất Khác nhau Nước Anh là một

trong những nước tư ban dau tiền công nhận de yure Chính phù Xô Viết, songsau khi thành lập Liên Xỏ Chính phủ Anh vẫn sử dụng chế định công nhận

quốc tế dé can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Xô Trong Công hàm ngày

01/02/1924, Chính phủ Anh tuyên bố công nhận Chính phủ Liên Xô với tư

cách là Chính phủ de jure của những lãnh thé vốn thuộc đế quốc Nga Hoàngnay thuộc quyền cai quan của Chính phủ Xô Viết [45, 52] Nước Pháp cũng

có quan điểm tương tự nước Anh Ngày 28/ 10/1924 Thủ tướng Pháp gửi Chủ

tịch Uy ban dân uy Xô Viết và Bộ trường ngoại giao Liên Xô bức điện, trong

đó nói rõ: “Nước Pháp cong nhận đe jure Chính phủ Liên Xô với tư cách là

Chính phủ của những lãnh thổ vốn thuộc để quốc Nga Hoàng, nơi Chính phủ

này được dân cư cong nhận và Chính phú Pháp sẵn sàng nhanh chóng tham

gia vào quan hệ ngoại giao bình thường bằng cách cùng nhau trao đổi đại sứ”.

Trang 17

_|4-Mỹ là nước cong nhận Liên Xô muộn nhất trong so những cường quốc trên

thế giới - Ngày 16/11/1933 Tổng thong Rousevelt và ông đại diện Dân uỷ Xô

Viết Litvinov đã trao đổi văn thư ngoại giao chính thức về việc thiết lập quan

hệ ngoại giao giữa Mỹ và Liên Xô [47, 37-43] Như vậy, việc công nhận quốc

tế Nhà nước Xô Viết được tiến hành rầm rộ sau khi Liên Xô được thành lập.

Trong vòng 2 năm sau ngày thành lập, đã có 10 nước tuyên bố công nhận

Liên Xô và mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô Từ 1924

đến 1933 Liên Xô đã có quan hệ ngoại giao với II nước Cũng từ thời gian

đó, trong các tài liệu về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô với các

nước, các công thức thể hiện chính thức việc công nhận quốc tế lẫn nhau giữa

Liên Xô và các nước không còn được sử dụng như trước đây nữa Liên Xôđược thừa nhận rộng rãi là cường quốc có vai trò quan trọng trong đời sốngquốc tế

Nghiên cứu thực tiễn quốc tế vấn đề công nhận Nhà nước Xô Viết giai

đoạn này chúng ta nhận thấy :

- Thi nhất, trong quá trình đấu tranh vì việc công nhận quốc tế, nền

ngoại giao Xô Viết kiên trì tuần theo quy tắc: trước tiên phải công nhận đầy

đủ nhau, và sau đó mới thảo luận các vấn đề khác nhau trong lĩnh vực hợp tác

giữa các nước nữu quan

- Thứ hai thực tiền công nhận Nhà nước Xô Viết ngày càng chỉ rõhậu qua tiêu cực của việc phân chia sự công nhận ra thành công nhận de facto

và công nhận de jure Sự công nhận de facto thường được các nước đế quốc sử

dụng với tính cách là phương tiện để can thiệp vào công việc nội bộ của các

nước mới độc lập

- Thứ ba, Sự công nhàn quốc tế Nhà nước Xô Viết là đòn chí mạng đối

ới thuyết cấu thành và đối với công cụ tư tưởng của lý luận tư bản về công

nhận quôc tế Sự công nhận đó cũng đã giáng đòn chí mạng vào quan niệm

hồi tố của sự công nhận quốc tế, đã phá các mưu đồ của những thế lực bảo

Trang 18

- |5 Là

thu hong dùng phương tiện tư pháp, hoạt động của toà án để chong lại quyền

miền trừ của Nhà nước Xô viết, chống lại sự công nhận hệ thống pháp luật Xô

Viết.

| 2 THUC TRANG CÔNG NHẬN QUỐC TẾ TỪ SAU ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI LẦN THỨ HAI (NĂM 1945) ĐẾN CUỐI NHUNG NĂM 80

1 2 1 Nhân xét chung

Sau Đại chiến thé giới lần thứ hai phong trào giải phóng dân tộc phát

triển như vũ bão, ba trào lưu cách mạng đã liên tiếp tấn công vào hệ thống

thuộc địa đế quốc chủ nghĩa Dưới sự ảnh hưởng của xu thế tiến bộ đó, quá

trình sụp đổ của hệ thống thuộc địa đã bắt đầu và ngày càng nhanh Hơn 70

quốc gia ở các châu lục khác nhau đã giành được độc lập Các quốc gia đó đã

ít nhiều sử dụng các ché định pháp luật quốc tế, trong đó có chế định công

nhận quốc tế Chế định công nhận quốc tế đã góp phần xứng đáng của mình

vào quá trình phi thực dân hoá và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng sau khi Liên

hợp quốc thong qua Tuyên ngôn năm 1960 trao trả độc lập cho các nước và

đân tộc thuộc địa (hay còn gọi Tuyên ngôn phi thực dân hoá)

Ý nghĩa pháp lý quốc tế của Tuyên ngôn phi thực dân hoá là ở chã nó

tiếp tục phát triển nội dung nguyên tắc tự quyết cuả các dân tộc, củng cố cơ

sở pháp lý của cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa giành độc lập, tự dotuyên bố tính bất hợp pháp của chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức Với sự

ra đời của Tuyên ngôn đó, nhiều quốc gia mới đã tuyên bố độc lập, và chính những quốc gia, chính phủ mới lại phải đối mặt với những vấn đề lý luận và

thực tiễn liên quan đến chế định công nhàn quốc tế

Việc sử dụng chế định công nhận quốc tế với tính cách là phương tiện

của các quốc gia, chính phủ mới thành lập để bình thường hoá quan hệ với các quốc gia, chính phủ kia và chính phủ mới được tiến hành trên cơ sở các

Trang 19

- 1Ó

-nguyen tac và quy phạm tiến bó cua pháp luật quốc tế và với sự hỏ tro của

Liên hợp quốc Những tư tưởng tiến bộ, dân chủ trong chế định công nhận

quốc tế được tiếp tục duy trì và phát triển Ngoài ra, ở giai đoạn này đã hình thành một số quan niém mới về sự công nhận các tổ chức của phong trào giải phóng dân tộc và về sự công nhận các cơ quan lãnh đạo của phong trào giải

phóng dân tộc Sự thừa nhận các thể loại công nhận mới này phần nào đó

phản ánh vai trò ngày càng tăng của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước

Châu Á, Châu Phi, vai trò ngày càng lớn của các nước XHCN trong phát triển

lý luận pháp luật quốc tế sau Đại chiến thế giới lần thứ hai

Việc công nhận các quốc gia, chính phủ, các tổ chức và cơ quan lãnh

đạo phong trào giải phóng dân tộc và công nhận các thực thể mới khác mới

xuất hiện trên trường quốc tế có liên hệ chặt chẽ với việc thiết lập hoặc khôi

phục quan hệ giữa các quốc gia hữu quan Trong khi đó, dưới tác động của

cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, quá trình hội nhập và nhất thể hoá trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế ngày càng được đẩy mạnh Một

trong kết quả rõ nét cua quá trình hội nhập đó là xu hướng thong nhất hoá các

quy tắc, quy phạm pháp luật các nước điều chính các vấn đề quốc tế và phổ

cập hoá pháp luật quốc tế M6i quan hệ giữa các nguyên tắc phd cập của pháp

luật quốc tế va các vấn đẻ cơ bản của chế định cong nhận quốc tế ngày càng

duoc khang định trén mọi phương diện Việc sử dụng chính sách không công

nhận trong quan hệ đối với các quốc gia, chính phủ và các thực thể khác mới

xuất hiện trong sinh hoạt quốc té đã bị coi là hành vi không thân thiện, trai

với nguyên tắc hợp tác giữa các nước theo quy định của Hiến chương Liên

hợp quốc.

Tuy vậy việc pháp điện hoá chế định công nhận quốc tế vẫn còn là vấn

đề khá phức tạp với các lý do chủ yếu sau:

es, ae ee `. Thứ nhất, khó để nhận dạng hoặc chỉ ra các quy phạm pháp luật quốc tế

|Ẻthực định trong lĩnh vực công nhận quốc tế Chế định công nhận quốc tế vẫn

chủ yếu tồn tai và phát triển rrên cơ sở các quy phạm tập quán.

Trang 20

Thứ hai, nội dung của hàng loạt quy phạm pháp luật liên quan đến chế

định công nhân quốc tế (như phân chia sự công nhận ra thành công nhận de

jure, de facto, vấn dé hồi tố trong công nhận quốc tế ) cần phải được thay

đổi cho phù hợp với tình hình mới của quan hệ quỏc tế Trong khi đó, một số

quy phạm pháp luật trước đây điều chính việc vận dụng chính sách công nhận

quốc tế để giải quyết các vấn dé quan hệ quốc tế (ví dụ, vận dụng các kết qua

pháp lý của việc cỏng nhận để thiết lập quan hệ ngoại giao, lãnh sự, để công

nhận hệ thống pháp luật v v ) cần được cân nhắc để khôi phục và phát triển

tiếp

Thứ ba cần phải xây dựng các quy phạm mới trong [inh vực công nhận

quốc tế để bố khuyết những vấn dé do thực tiên của phong trào giải phóng dan tộc đặt ra Trong khi đó, nhiều luật gia tư sản vẫn tìm moi cách để phủ

nhận sự tồn tại của các quy tắc xử sự quốc tế trong lĩnh vực công nhận quốc

tế (94, 68-90]

Ngay cả Liên hợp quốc, vấn đề pháp điển hóa chế định công nhận quốc

tế đã được nhiều lần đưa ra Ủy ban pháp luật quốc tế (Uy ban V1) của Đại

Hội đồng để thảo luận Vấn đẻ công nhận quốc gia và chính phủ mới được

đặc biệt quan tâm nghiên cứu Trong tài liệu " Tong guan về pháp luật quốc tế

"do Uy ban pháp luật quốc tế soạn thảo tháng 4/1971 đã dé cập những vấn đề

pháp lý quốc tế của chế định cong nhận quốc tế và yêu cầu cần cân nhắc để

pháp điển hoá Các bộ phận cấu thành pháp lý của sự công nhận quốc tế được

Uỷ ban pháp luật quốc tế nhấn mạnh là: kết qua pháp lý của sự công nhận,đặc biệt là quan hệ giữa sự công nhận quoc gia, chính phủ với sự công nhận

quyền miễn trừ tài phán của quốc gia chính phủ sự kế thừa của quốc gia, quan hệ ngoại giao lãnh sự, khả năng chấp nhận đó, vấn đề hồi tô của sự công nhận, kết quả pháp lý của việc công nhận de facto và công nhận de /ure, kết quả pháp lý của học thuyết và thực tiên không công nhận, phạm vi áp dụng sự——————= KHUNG:

công nhận tập thể v v [82 nà TRL iene 4 quá trình thảo luận, nhiều4 `

Trang 21

lồ

-vấn dé Uy ban pháp luật quốc tế đưa ra đã khong dược Dai hội đồng Liên hợp

quoc thông qua Do vậy, chế định công nhận quốc tẻ cho đến nay vẫn tiếp tục

được xây dựng trên cơ sở các quy phạm tập quán của pháp luật quốc tê, các

nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của pháp luật quốc tế, một số điều ước

quốc tế hai bên và nhiều bên, các nghị quyết của các tổ chức quốc tế và cả

trên cơ sở mot số tài liệu, văn thư ngoại giao của một số nước Tuy vậy, chếđịnh công nhận quốc tế trong giai đoạn sau Đại chiến thế giới lần thứ hai đã

tiếp thu được những nhân tô mới do thời đại dân chu sau Đại chiến dua lại,

Vai trò của các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc ngày càng tăngtrong quá trình định tính theo chiều hướng tiến bộ của chế định này

1ú 2.2 Vấn dẻ Campuchia trong quan hệ quốc tế

Nam 1881 thực dân Pháp uy hiếp triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước

“bao hộ” 06/6/1884 thôn tính xong toàn bộ Việt Nam Ngay sau đó, chúng

cưỡng bức vua Campuchia phải quy phục một cách triệt để.

Ngày 17/6/1884 một phái đoàn Pháp có bộ bình di kèm, xông thang

vào hoàng cung, đến tan nơi vua Norodom dang ngụ buộc nhà vua ký tên vào

một bản điều ước đã thao sẵn gồm | điều khoản

Điều | ghi rõ: "Vua Campuchia chấp nhận moi sự cai cách hành chính,

Ipháp luật tài chính thương mại mà Chính phủ Pháp thấy là cần thiết trong tương lại dé làm dé dàng cho quyền bảo hộ của mình” Điều 3 quy đỉnh: (*Các công chức Campuchia phải chịu sự kiểm soát của nhà đương cục Pháp.

Họ vẫn cai trị Nhàn dân như cũ, trừ việc định ra và thu các thứ thuế cáccông việc chính và nói chung các công tác cần phai có sự chỉ huy thông nhất,

lhoặc phải dùng đến nhân viên người Âu” Điều 10 quy định: "Thành phố

ÍPhnom Penh từ đây sẽ do kham sứ người Phấp trực tiếp cai quan ” [107,

76-177).

Với hành động trang tron vào đêm 17/6/1884 va nội dung ban điều ước

Trang 22

adi trên quá trình thôn tinh của thực dân Pháp đói với Campuchia đã hoàn

i

nành: Thôn tính xong Việt Nam, rồi Campuchia thực đân mở đường tiến lên

am lược cả nước Lào vào năm 1893 Chúng dat cho cả ba nước Việt Nam,Lào và Campuchia một cái tên chung là “Đông Dương thuộc Pháp” [13]

Nhưng thực dân Pháp đã phải trả giá đất cho hành động xâm lược của

ching ở Campuchia Từ những năm 60 của thế ky XIX cho đến đầu thế kỷ

xX, Nhân dân Campuchia không ngừng nổi dậy chống ách thống trị của thực

din Pháp và triều đình phong kiến bán nước

Người đầu tién đứng lên phat cờ khởi nghĩa là hoàng thân Sivutha Cuộc

khởi nghĩa mở đầu ở tỉnh Côngpông Xoài vào giữa năm 1861 nhằm phế truất

vua Norodom bạc nhược Nhân dân tỉnh Baphơnông cũng nổi dậy hưởng ứng.

Chẳng bao lâu phong trào khởi nghĩa lan rộng khắp các tinh phía Đông sông

Mekong

Nhìn chung từ cuối thé ky XIX đến đầu thế ky XX, cuộc chiến đấu của

Nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp đã diễn ra liên tục Các hình thức

chéng đối ngày càng phong phú, nhiều vẻ Pho biên nhất vẫn là những cuộc

nội day vũ trang; tuy vũ khí thô sơ, trình độ tổ chức còn thấp và bị đàn áp

khỏc liệt, nhưng tinh thần chiến đấu thi that là bất Khuất kiên cường Ngay từ

buổi đầu, cuộc dau tranh của Nhân dân Campuchia đã có mối liên hệ tự phát

với Nhàn dân Việt Nam, mo đầu cho truyền thống đoàn kết anh em giữa hai

dân tộc cùng chung kẻ thù là bọn đế quốc xâm lược.

Vai trò lãnh đạo Nhân dân Campuchia chống Pháp hồi này thường là do

các vị hoàng thân yêu nước và các nhà sư nắm giữ Khi có người thuộc tầng

lớp lao động đứng lên tổ chức khởi nghĩa thì cũng còn phải dựa vào danh

nghĩa hoàng than, quý tộc dé tập hợp và lãnh đạo quan chúng Đáng chú ý là

vị tri của tầng lớp su sãi trong cuộc vận động yêu nước rất quan trọng Viên

kham sứ Bodoanh đã nhận định rằng: “Sư sãi là người bảo vệ truyền thống và

lề giáo, truyền bá tri thức, hướng dẫn và làm gương cho Nhân dân, là sợi dây

bản vững để thắt chặt sự thống nhất dân tộc Nhà chức trách phải quan tâm

Trang 23

~20-đến trạng thái tư tưởng cua ho một cách đặc biệt dé giữ vững trật tự an ninh”

(57, 14-15]

Đầu năm 1930, Quốc tế Cong san đã khang định trong một bức thư gửi

cho những người cộng sản Đông Dương: “Viêm vu quan trong hơn hết và

tuyệt đối cần kíp của tất cả những người cộng sản Đông Duong là sang lập

một dang cách mạng của giai cấp vo sản Dang ấy phải là một dang độc nhất, và ở Pong Duong chỉ có đảng ấy là tổ chúc cộng sản mà thé? [ L7].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, từ năm 1930, ở Việt

Nam, ở Lào, và Campuchia, cuộc chiến đấu của Nhân dân chống đế quốc

Pháp đã bước sang một giai doan mới

Sau khi gây haf ở Nam Bộ Việt Nam, chiếm được thành phố Sai Gòn,

thực dan Pháp cho quân nhảy dù xuống Phnom Penh, bắt thủ tướng Sơn NgọcThành đưa về Pháp Nhà vua Norodom Sthanouk đành phải khuất phục

Nhưng Nhân dân Campuchia quyết không chịu khuất phục ke thù xâm

lược Phong trào kháng chiến của Nhân dan Campuchia trong giai đoạn nay

có những luồng, hướng khác nhau, trong đó bộ phận tích cực nhất là những

người cộng sản Campuchia đã lãnh đạo Nhân dan Campuchia xiét chat hàngngũ, cầm lấy vũ khí, sát cánh với Nhàn dân Việt Nam kháng chiến chống

xâm lược Pháp, góp phần quyết định tạo nẻn những chuyển biến lịch sử trên

đất nước Campuchia

Sau khi Son Ngọc Thành bị Pháp bat, một số nhân sĩ yêu nước

Campuchia chạy sang Nam Bộ: một so khác chạy sang Thai Lan

Với sự giúp đỡ của lực lượng kháng chiến Việt Nam, các ông Pa Chôun,

nguyên bộ trường Bộ kinh tế Campuchia và Kim Chuôn, nguyên tổng đốc

tinh Compông Chàm, cùng các nhân sĩ Campuchia ở tinh Chau Đốc thành lập

ra “Uỷ ban Cao Mién độc lập”, tổ chức được khoảng 100 chiến sĩ, chuẩn bị về

Campuchia chong Pháp Nhung do tình hình mặt trận Nam Bộ gặp khó khăn

lớn, Kim Chuôn bị vua Norodom Sihanouk gọi về nước cho làm tổng đốc tinh

Trang 24

Đầu nam 1946, những nhân si Campuchia chạy sang Thái Lan được sự

giúp đỠ của lực lượng kháng chiến Việt kiều, thành lập ra “Uỷ ban dân tộc

giải phóng Khmer”

Chính vì lo sợ trước sự phát triển của phong trào đấu tranh cách mạng

của Nhân dân Campuchia chính quyền thực dân Pháp tìm cách buông ra để

năm lại trong việc ' “Trao trả nền độc lập cho Vương quốc Campuchia”

Việc Pháp thừa nhận nền độc lập của Campuchia trong Khối liên hiệp

Pháp là một quá trình Và quá trình đó phụ thuộc hoàn toàn vào tương quan

lực lượng giữa cách mạng ba nước Đông Dương và thực dân Pháp Mở đầu

cho quá trình này là việc ký kết Hiệp định tạm thời Muduc Vivendi giữa Pháp

và Quéc vương Norodom Sihanouk vào ngày 07/01/1946

Với hiệp định đó, nước Campuchia được tuyên bố là “nước nội trị” và

được mở rộng quyền hạn trên một số phương điện như Cục cảnh sát, Bộ tiểu

học và trung học Cục bao vệ của chính quyền Campuchia phải đặt dưới sựkiểm soát của các cô van Pháp, phụ tá cho các bộ và cơ quan địa phương.Hiệp định năm 1946, đã nhấn mạnh rằng: quân đội Pháp đóng trên lãnh tho

Campuchia chỉ nằm dưới sự chi huy cua Bộ chi huv Pháp

Hiệp định 1946 quy định Campuchia là một bộ phận hợp thành của Liênbang Pháp Campuchia không được quyền thiết lập các quan hệ ngoại giao

VỚI nước ngoài

Từ năm 1946 đến năm 1952, Samdech Norodom Sihanouk và những nhà

hoạt động chính trị khác đã yẻu cầu thực dân Pháp từng bước mơ rộng chủquyền quốc gia của Campuchia

Trước tình hình ấy, thực dân Pháp đã tìm cách xoa dịu phong trào đấu

tranh bằng cách thỏa thuận để Campuchia đưa ra bản Hiến pháp vào ngẳy

6-5/1947 Sau khi Hiến pháp được ban hành, vào tháng 12/1947, cuộc bầu cửQuốc hệ: (Hạ nghị viện) được tiến hành Hiến pháp có 10 chương với 107

Trang 25

gigu được xảy dung dựa theo Hiện pháp nước Pháp và năm trong khuôn kho

Khổ! liền hiệp Pháp Mo đầu Hiến pháp ghi: “Vương quốc Cao Mién, quốc

gia tƯ trị có chân trong Khôi liên hiệp Pháp với tư cách quốc gia liên kết”

Hiến pháp quy định: “Nước Cao Mién là nước quân chủ” (điều 1, chương I).

ae

Hiến pháp quy định quyền han của vua cũng giống như tổng thống

Vua có quyền giải tán Quốc hội, chỉ định thủ tướng làm tổng tư lệnh

quan đội, ban lệnh ân xá Ngôi vua ở Campuchia theo chế độ cha truyền con

adi, quyền han của vua rất lớn Các quyền về hành chính, lập pháp tư pháp

géu được thi hành nhân danh Quốc vương (điều 22, 23, 24, chương III) Tuynhiên, quyền hạn của vua cũng bị hạn chế bởi Quốc hội Theo Hiến pháp

1947, Quốc hội có quyền biểu quyết các đạo luật, ngân quỹ quốc gia và quốc

trải;

Hiến pháp 1947 cũng đã dé cập đến quyền công dân Moi công dan

Campuchia đều có quyền tự do thân thể, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tu do

tín ngưỡng; Phật giáo được coi là quôc giáo (điều 3, 8, 9, 10, chương II)

Đặc biệt là Hiến pháp đã néu quyền tự do bầu cử và ứng cử của mỗi công dân

(điều 48 và 49 chương V)

Tiếp theo những hành động trên, ngày 25/11/1948 tổng thống Pháp

Vincent Aurtol đã gửi cho Samdech Norodom Sinanouk bức công hàm thừa

nhận quyền độc lập của Campuchia trong khuôn khổ Liên bang Pháp Tiếp

đó, ngày 08/11/1949 hiệp ước Monivong Vincent Auriol được ký kết, thừa

nhận Campuchia độc lập trong Liên bang Pháp và cho phép Campuchia được

quyền thành lập đội quân dân tộc phụ thuộc trực tiếp vào nhà vua

Bước vào những năm 50, tình hình chiến sự diễn ra ngày càng ác liệt

gitta quân đội Pháp và các lực lượng cách mang Đông Dương Ở Campuchia,

phong trào cách mạng do những người cộng sản lãnh đạo ngày càng phát

triển mạnh Nguy cơ Pháp thất bại ở Đông Dương đã tới gần Trong tình hình

đó giữa tháng 6 năm 1952, Samdech Norodom Sihanouk đã gửi cho Quốc hội

Trang 26

và Nhân dân Campuchia hai bức thong điệp kêu gọi tất cả mọi người hãy giao

cho nhà vua toàn quyền hành động ở trong nước, trong thời gian ba năm.Samdech Norodom Sihanouk hứa hẹn trong vòng cuối năm thứ ba sẽ giành

được hoàn toàn nền độc lập Nhưng kế hoạch của Samdech Norodom

Sihanouk bị thực dân Pháp phá hoại

Trong giai đoạn này phần lớn lãnh thổ Campuchia lại nằm dưới sự kiểm

soát của những người cách mạng Phong trào vũ trang kháng chiến không

ngừng phát triển Thực dân Pháp lại đang bị thua lớn ở Việt Nam, vì thế thực

dân Pháp càng gặp nhiều khó khăn, lúng túng ở Campuchia

Nắm chắc tình hình ấy, đầu năm 1953, Samdech Norodom Sihanouk vànhững người ủng hộ ông bỏ ý định đòi mo rộng dần chủ quyền quốc gia,

chuyển hướng sang tích cực đấu tranh ngoại giao để khôi phục nhanh chóng

và toàn vẹn nên độc lập dân tộc của Campuchia Đường lối chính trị đó đượclấy tên là “Cuộc thập tự chinh giành độc lập của Campuchia”

Trong thời kỳ này thắng lợi của cách mạng Việt Nam, ở Lào, ởCampuchia ngày càng to lớn và những that bại của quan đội viên chính Pháp

điện ra liền tiếp trên chiến trường Đông Dương Samdech Norodom Sihanouk

đã ra lời kêu gọi Nhân din Campuchia bat đầu cuộc động viên “Cac lực lượng

tích cực của dân tộc” Dau tháng 7 năm, 1953, quôc vương Campuchia

kêu gọi chính quyền Pháp một lần cuối giải quyết hoà bình xung đột, sau khinhấn mạnh rằng ông khó lòng mà ngăn được Nhân dân vùng lẻn chống

Pháp

Vì thé vào ngày 09/11/1953 vừa để giải quyết ổn thỏa vấn đề

Campuchia nhằm tập trung vào chiến trường chính là Việt Nam và chuẩn bị

kế hoạch lâu dài ở Campuchia thực dân Pháp đã trao trả độc lập cho Vương

quốc Campuchia

Nhưng trên thực tế cho đến năm 1954, lực lượng cách mạng Campuchia

đã trưởng thành trở thành lực lượng đáng kể phối hợp cùng với chiến trường

Trang 27

Đông Dương di tới một giải pháp chính trị cho vấn dé Việt Nam, vấn đẻCampuchia và vấn đề Lào trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất

và toàn ven lãnh thé của môi nước ở Đông Dương Tại Hội nghị Genève phíaViệt Nam luôn kiên trì lập trường của mình về vấn đề Campuchia, Lào Việt

Nam chủ trương đòi có đại biểu của Chính phủ kháng chiến Lào và Chính phủkháng chiến Campuchia tham gia như các bên đàm phán Việt Nam giữ quan

điểm là ở Lào có 2 vùng tập kết của lực lượng kháng chiến: một vùng ở phía Bắc và một vùng ở phía Hạ Lào; ở Campuchia có 2 vùng tập kết của lực lượng

kháng chiến Campuchia ở phía Đông và Đông Bắc sông Mêkông và phía TâyNam sông Mékong, tổ chức tổng tuyển cử tự do trong thời han 6 tháng ở

Campuchia và ở Lào Nhưng do tương quan lực lượng và do ý đồ của một số

cường quốc muốn hạn chế thắng lợi của cách mạng Đông Dương nên Hội

nghị Genève về Đông Duong nim 1954 đã quy định (và phía Việt Nam đãchấp nhận): các nước tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Nhân dân Việt

Nam, Nhân dân Lào và Nhân dân Campuchia, ngừng bắn đồng thời trên toàn

chiến trường Đông Duong Pháp rút quân, vi tuyển 17 là giới tuyến quan sự

tạm thời chia Việt Nam làm 2 miền, tiến tới tổng tuyển cử tự do trong cả nước

sau 2 năm để thống nhất nước nhà Ở Lào có một khu tập kết gồm 2 tỉnh Sầm

Nua và Phông Sa Ly G Campuchia không có khu tập kết nào và phải phục

viên lực lượng quân sự tai cho

Với hiệp định Genève, nước Carnpuchia vẫn còn ở trong Khối liên hiệp

Pháp Nhưng sự dam bao rút hết quân đột Pháp ra khỏi đất nước, cũng như sự

đảm bao của quốc tế và ngay ca dé quốc Pháp, "tôn trọng độc lập, chủ quyền,

thống nhất toàn vẹn lãnh thổ” là một thắng lợi lịch sử hết sức quan trọng của

Nhân dân Campuchia

Trên cơ sở thắng lợi ghi trong Hiệp định Genève, Nhân dân Campuchia tiếp tục đấu tranh cho đến ngày Quốc hội Campuchia thông qua quyết định, tuyên bố trước toàn thế giới đưa đất nước Campuchia ra khỏi Khối liên hiệp

Pháp - Đó là ngày 25/9/1955

Trang 28

Cuộc đấu tranh của Nhân dân Campuchia Việt Nam Lào dưới sự lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã dưa Pháp vào một tình hình khókhán, buộc Pháp phải xét lại thái độ chính trị đối với Campuchia Do Pháp

phải đối phó chủ yếu từ phía cuộc đấu tranh của Nhân dân Việt Nam cho nên

pháp cần có Campuchia với một chiến trường ổn định Vì vậy phương pháp

tốt nhất của Pháp là phải thoả hiệp với phong kiến Khmer tốt hơn là để cho

phong trào đấu tranh của Campuchia giành được chính quyền, hơn nữa thoả

hiệp với phong kiến Khmer lại bảo đảm duy trì được lợi ích chính trị, quân sự,

kinh tế của thực dân Pháp.

Đây là bước điều chính về chiến lược mang tính cấp thiết của Pháp:

quyết định nới lỏng cho chế độ quân chủ ở Campuchia nhằm mục đích duy trìVua và Chính phủ hoàng gia Campuchia với tư cách là đồng mình trong

khuôn khổ chiến lược Đông Dương của Pháp Mặc dù Pháp đã thừa nhận

Campuchia là một nước độc lập theo Hiệp ước Paris ngày 8 tháng lI năm

1949 giữa Campuchia và Pháp nhưng Pháp van duy trì sự thống trị tạiCampuchia qua lực lượng quân sự của Pháp tại Campuchia, qua việc nắm

quản đội Campuchia trực thuộc uy ban quan sự đặc biệt mà quyền chỉ huy

nằm trong tay sĩ quan Pháp, qua việc Pháp quan lý hệ thống toà án, qua việc

Pháp quản lý việc bỏ nhiệm đại sứ Campuchia ở nước ngoài phải có sự chấp

thuận từ phía Chính phủ Pháp và qua việc Campuchia là một nước trong Liênhiệp Pháp và là một phía trong Liên hiệp bon bén (Pháp, Campuchia, Việt

Nam, Lào) trong hệ thong hành chính thuế quan, tiền tệ Liên hiệp bốn bênnày đã giúp cho thực dân Pháp tiếp tục thống trị và về cơ bản nắm được kinh

tế ở Campuchia cũng như o Việt Nam và Lào

Theo quy định của Hiệp ước năm 1949, Campuchia có quyền thành lập

quản đội đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của Vua và trong trường hợp có

chiến tranh phải đặt dưới sự chi huy của uy ban đặc biệt thuộc Bộ chỉ huy

Pháp Đây là việc tiếp tục chính sách Khmer hoá chiến tranh mà Pháp đã

chuẩn bị từ năm 1946 Pháp thấy cần phải cho phong kiến Campuchia có một

Trang 29

quân đội đưới sự chỉ huy của Pháp dé su dụng ban tay của người Campuchia

đàn áp người Campuchia

Đồng thời với sự tiến công của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào,

đế quốc Mỹ đã tiến hành chính sách can thiệp công khai giúp Pháp tiếp tục

thống trị Đông Dương và chuẩn bị điều kiện để thay thế Pháp sau này Mỹ đã

chấp nhận và ủng hộ chính sách của Pháp ở Campuchia và tuyên bố thừa nhậnnền độc lập của Campuchia theo Hiệp ước Pháp - Campuchia năm 1949 Sau

khi tuyên bố thừa nhận nền độc lập của Campuchia tháng 2 năm 1950 thì vào

tháng 12 năm 1950 My đã ký hiệp định với Pháp về việc cung cấp viện trợ

cho lực lượng Pháp ở Đông Dương và số viện trợ này đã đến tay Chính phủhoàng gia Khmer qua trung gian Pháp, và theo hiệp định này, cố vấn, chuyên

viên và huấn luyện viên quân sự của MV được đưa tới Đông Dương

Sức ép của phong trào đấu tranh của Nhàn dân đã buộc Pháp phải

nhượng bộ, tuy nhiên sự nhượng bộ đó không phải vì lợi ích của Nhân dân

Campuchia mà là nhượng bộ nhà Vua và Chính phu Hoàng gia, đó là sự chon

lựa mà Pháp cho là tốt nhất Pháp hieu rõ rằng làm cho tình hình Campuchia

căng thẳng hơn nữa sé tạo nẻn nguy cơ cho chính mình Thực ra nhượng bộ

của Pháp đối với Chính phủ Hoàng gia và Vua là dé đổi lấy một đồng minh

đáng tin cậy, là một việc cần thiết dé giữ gìn lợi ích của Pháp ở Campuchia sau này, và trước mắt nó cũng cần thiết cho sự can thiệp của Pháp ở Việt Nam Sự nhượng bộ lần này bao gồm việc trao quyền điều khiển bộ công an

và tư pháp cho Chính phủ Hoàng gia theo hiệp định ngày 29 tháng 8 năm

1953, trao quyền chỉ huy quản sự cấp cao ở Campuchia cho Chính phủ Hoàng

gia theo hiệp định ngày 17 tháng 10 năm 1953 Từ những hiệp định này đã

đưa đến việc tuyên bố vé chủ quyền của Campuchia vào tháng II năm 1953

và được mệnh danh là "Độc lập hoàn toàn” Và sự độc lập này đã được sử dụng trong Hội nghị Genève về Đông Dương nam 1954 về quyền đại diện của Campuchia trong hội nghị quốc tế này Như vậy nén độc lập mà Pháp trao cho

Campuchia lúc đó một mặt là dé củng cố tình thé của Chính phủ bù nhìn

Trang 30

trong nước, mặt khác là để chuẩn bị tư thế cho việc mặc cả trên bàn hội đàm ởHội nghị Genève, vì Pháp hiểu rõ rang khi bước vào giải pháp thé nào cũng có

hai đoàn Campuchia khác nhau

Nếu xét về chủ quyền của Campuchia theo tuyên bố năm 1953 thì chưa

có đủ điều kiện là một quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vì

ba yếu tố sau đây:

Thứ nhất, nước Campuchia vẫn còn trong Liên hiệp Pháp

Thứ hai, một số quân đội Pháp vẫn còn đóng trên đất nước Campuchia,

nhất là các tinh phía đông Campuchia.

Thứ ba, về mặt kinh tế vẫn là một nền kinh tế phụ thuộc thực dân như

thời kỳ Pháp còn thống trị không có gì thay đổi.

Do thất bại nặng nề ở Việt Nam, nhất là ở chiến trường Điện Biên Phủ,

Pháp buộc lòng sớm ngồi vào bàn hội nghị để cứu vãn tình thế của quân đội

Pháp ở Việt Nam Tháng 5 năm 1954 Hội nghị Genève về Đông Dương đã

bắt đầu họp khi Pháp đã chuẩn bị sẵn chiến lược nhằm bảo vệ lợi ích của Pháp ở Campuchia, khi Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng nhảy vào Đông Dương và cùng lúc đó Trung Quốc đang tìm cách thoả hiệp để bảo vệ mình Vì vậy, các

thoả hiệp trong Hội nghị Genéve được tiến hành liền tục do có sự câu kết bí

mật giữa Mỹ, Pháp, Trung Quốc; những thoa hiệp này đã làm tiêu tan mọithuận lợi của phong trào kháng chiến của Nhân dân Campuchia

Vấn đề bắt đầu từ quyền đại diện của Campuchia tham dự hội nghị, việcsắp đặt của Pháp về cái gọi là trao trả độc lập cho Campuchia vào năm 1953

được sử dụng như là chủ bài để mở đường cho Chính phủ Hoàng gia bù nhìn

tham dự và bác bỏ quyền tham dự của Chính phủ của lực lượng yêu nước

Campuchia, điều này rất quan trọng vì liên quan đến sự quyẻt định cuối cùng của hội nghị Sam Sary đã tuyên bố vào ngày 23 tháng 8 năm 1955 rằng:

“Chính nền độc lập giành được trước Hội nghị Genève đã làm cho đoàn đại

biểu Khmer ở Genève giữ thái độ là đoàn một nước độc lập và đã đấu tranh

Trang 31

với các nược khác phai cong nhận và thực thi sự độc lập đó, làm cho họ phải

công nhận Chính phủ Hoang gia của chúng ta là đúng đắn và loạt bo bằngđược dai diện của bọn phiến loạn [ssarak” [25]

Tình hình trước và trong thời gian hội nghị rất phức tạp do bọn đế quốc

câu kết với nhau, dựa vào nhau, đấu tranh với nhau để đạt được những mục

đích riêng Về phần Trung Quốc, là đồng minh của cách mạng ở Đông Dương

lúc đó cũng có một chiến lược riêng Tất ca đều cần lợi dung Hội nghị

Giơnevơ để đạt được mục đích của mình.

Pháp cần duy trì những chế độ thân Pháp ở Campuchia, miền Nam Việt

Nam và Lào, vì sự tồn tại của những chế độ này đại biểu cho lợi ích của Pháp

trong các nước vốn là thuộc địa của mình Mỹ cần vào Đông Dương sau khi

Pháp ra di; Mỹ đã chuẩn bị ngay từ nim 1950, vì vậy cũng cần phải duy trichế độ bù nhìn trong các nước này để làm cơ sở cho Mỹ vào

Theo lời kể của Sam Sary [25] thì vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, trước

khi thao luận ban Hiệp định cuối cùng Tep Phan và Nuong Kim Ny, thànhviên đoàn Chính phu Hoang gia trong Hội nghị Genéve đã gặp Thứ trường

ngoại giao MIỹ là Walter Bedell Smith trưởng đoàn đại biểu Mỹ trong Hội

nghị Giơnevơ Sau khi gặp đại biểu MY Tep Phan và Nuong Kim Ny đến gặp đồng chủ tịch Hội nghị lúc đó là Anh và Liên Xô có sự tham dự của đại biểu Pháp và Việt Nam Dân chủ cộng hoà Lúc đó đại biểu Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã đòi hỏi 4 điểm trong đó có 2 điểm liên quan đến âm mưu của

Mỹ muốn vào Campuchia:

Thứ nhất dé nghị cho nước Campuchia được quyền tham gia liên minhquân sự nào phù hợp với luật của Liên hợp quốc và cho Campuchia chấp

nhận căn cứ quân sự nước ngoài nếu nhận thấy nền an ninh của mình bị đe

doa.

Thứ hai, dé nghị cho nước Campuchia được nhận vũ khí hoặc quan độinước ngoài vào bất kỳ nơi nào trong đất nước

Trang 32

Về thoa thuận trong tháng 7 nam 1954 tai Hội nghị Genéve, nếu xét từmột khía cạnh nào đó thì thấy rằng sự thoả thuận này không lợi cho Nhân dân

Campuchia

Mục tiêu của cách mạng dân tộc, dân chủ mà Đảng Nhân dân cáchmạng Khmer đã đề ra là nhằm giành độc lập dân tộc, hoà bình và quyền tự do

của Nhân dân Chính vì vậy, việc chấp nhận thi hành Hiệp định Genéve ma

lực lượng kháng chiến không được tham gia ký kết càng chứng minh cho thấy

Đảng tự nguyện thoả hiệp vì lợi ích độc lap dân tộc, hoà bình va tự do Sự

thoả hiệp này xuất phát từ sự hoàn toàn tự nguyện Vì rằng việc đòi phong

trào đấu tranh giải tán tại chỗ là một điều quá nặng nề, mặt khác lực lượng

kháng chiến không phai là một bèn chịu sự ràng buộc thi hành hiệp định nay

Xét về mặt lý luận, sự thoả hiệp năm 1954 là đúng đắn Tương quan lực

lượng ở trong và ngoài nước trong phạm vi toàn Đông Dương đã cho phép

chúng ta thoả hiệp ở mức độ đó Cách mạng Việt Nam giành được miền Bắc, cách mạng Lào được hai tỉnh để tập kết lực lượng Cách mạng Campuchia, mặc dù phải giải thé tại chỗ, nhưng vẫn tự hào vi đã hoàn thành sứ mệnh lịch

sử, buộc Pháp phai rút khỏi Campuchia, xoá bỏ vĩnh viên chủ nghĩa thực dân

cũ của Pháp đã thống trị Campuchia trong 9 thập kỷ Mat khác, sự thoa hiệpnày không phải là sự đầu hàng và từ bỏ mục tiêu cuối cùng của mình đây là

sự thoả hiệp trong sách lược đấu tranh giành thắng lợi từng bước và tiến lên

giành thắng lợi hoàn toàn Và thực tế cho thấy sau khi có thoả hiệp năm 1954Nhân dân Campuchia, Nhân dân Việt Nam, và Nhân dân Lào vẫn tiếp tụccuộc đấu tranh bằng mọi hình thức và trong mọi tình huống Riêng ở

Campuchia, để phù hợp với tình hình mới, Đảng chủ trương chuyển hướng từ

đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị

Sau ngày đình chiến trong khi ở Campuchia những người kháng chiến

cũ trở về sống hoà hợp trong cộng đồng dân tộc hòa hợp dân tộc và trong khi

chính quyền Campuchia đang tích cực giải quyết những vấn đề của đất nước

thì ngày 8 tháng 9 năm 1954, Mỹ đã cùng với Ảnh, Pháp, Úc, Tân Tây Lan,

Trang 33

Thái Lan, Philippin Pakistang thành lập khỏi quản sự xâm lược Đông Nam A

(SEATO), tuyên bố đặt Campuchia Lào và miền Nam Việt Nam dưới ô bảotrợ của chúng

Trong tình hình ấy, Samdech Norodom Sihanouk sau khi tham gia Hội

nghị Á Phi tại Băngdung, và tuyên bố Campuchia tán thành năm nguyên tắc

chung sống hòa bình, đi theo con đường hòa bình trung lập, đã đẩy nhanh

những hoạt động cải tổ bộ máy chính quyền nhằm giải quyết tốt mọi mối

quan hệ giữa bên trong và bẻn ngoài chống lai sự phá hoại của các lực lượngthù địch.

Qua thực là tình hình chính trị của Campuchia hết sức phức tạp NămL954, trên vũ đài chính trị của Campuchia xuất hiện một số dang phái khônglớn lam [16] Trong số những dang phái đó, Dang Dân chú kịch liệt phản đối

những biện pháp của Chính phủ vương quốc nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát chính trị và hành chính của mình đồng thời hy vọng giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức năm 1955 Đảng Nhân dân (tổ chức

hoạt động công khai của những người cách mạng Campuchia) có mục đích

thong nhất toàn thể Nhàn dân Campuchia trong một xã hội không phân biệt

giai cấp chính tri và ton giáo cùng chung mục dich dau tranh vì độc lập, dân

chủ và cải thiện đời song vật chất của Nhân dan

Trước tình hình đó, Samdech Norodom Sihanouk muốn có biện pháp tập

trung quyền lực vào một tổ chức duy nhất do ông đứng đầu Ông Hoàng đã

trao lại ngôi vua cho cha mình (02/3/1955) (Năm 1960 sau khi vua Norodom

Soramarith chết, Samdech Norodom Sihanouk được bầu là Quốc trưởng) và

lập ra tổ chức Sangkum - Cong đồng xã hội bình dân (Sangkum Reastr

Niyum) [15]

Sangkum thực chất khong phải là một dang phái chính tn Theo Samdech Norodom Sihanouk: “Ltic đầu tôi muốn tập hợp này phải hoạt động như một đảng phái chính trị Nhưng hoạt động với tư cách như vậy thì sự bất

Trang 34

gong những cuộc dau tranh sự chia rẽ lạt phải được giải quyết luôn luôn Tôi

phải tìm cách khác Vậy thì tập hợp đó phải được coi như một phong trào tôn

giáo, huyền thoại Tôi không thể tìm thấy gì tot hơn thế để thực hiện su

thống nhất dân tộc và để khắc sâu vào trí não Nhân dân tinh thần đoàn kết” (110, 147].

Điều lệ của Sangkum công bố vào tháng 3/1955 đã nhấn mạnh “Cộng

đồng xã hội bình dân” không phải là một đẳng phái chính trị mà chỉ là một

liên minh dân tộc, đấu tranh chống lai sự bất công, cám dé, tước đoạt, áp bức

và những tệ nạn phản lại Nhân dân Khmer và đất nước Campuchia”

Samdech Norodom Sihanouk muốn thống nhất đất nước không phải

bằng tô chức chính trị mà bằng một biểu tượng mang tính huyền thoại, tôn giáo và do chính ông làm chủ tịch Sangkum là tổ chức thể hiện khối liên

minh Nga vàng + Tôn giío + Nhân dan Ông Hoàng luôn luôn khẳng địnhvới thần dan: “Ta là cha cua các người, các người là con của ta Vậy con cal

trong cùng một gia đình các người phải đoàn kết lại” Do điều lệ củaSangkum di liên với quyền lợi chính trị (muốn tham gia chính quyền phải

trong tô chức Sangkum), với uy tín của Samdech Norodom Sihanouk nên đến

mùa ha nam 1955 đa số các dang phái chính trị ton tai ở Campuchia (trừDang Dan chủ và Dang Nhân dân) đã tuyên bộ tự giải tan, gia nhập Sangkum.Chi ba năm (1955-1958), so người tham gia Sangkum đã lên một triệu người

ảnh hưởng của Sangkum mở rộng đáng kể “Doan thanh niên xã hội chủ nghĩa hoàng gia Khmer” ra đời Tổ chức này ngay từ đầu do Samdech

Norodom Sihanouk là chủ tịch va mang tư tưởng của Sangkum

Đầu năm 1956, ban lãnh đạo Sangkum đã đưa ra thảo luận tại Hội nghịQuốc dân về đường lối đối ngoại của đất nước và đã nhất trí thông qua đường

lối hòa bình, trung lập của Samdech Norodom Sihanouk

Chon con đường hòa bình, trung lập theo Samdech Norodom Sihanouk

đó là “con đường giữa - trung lộ” của Đức Phat Qua là Đức Phật có dậy như

vậy, nhưng thực ra thì yếu tố quyết định là xuất phát từ quan điểm địa lý

Trang 35

-chính trị của Samdech Norodom Sihanouk, xuất phat từ tình hình quốc tế, khu

vực và tình hình trong nội bộ của Campuchia Chính ông từng nói:

Campuchia như con kiến giữa một bày voi khổng lỏ, kiến muốn tồn tại phải

có cách của mình Hoặc ông cho rằng Thái Lan là kẻ thù, Việt Nam là đối thủ

của Campuchia Nước Pháp của De Gaulle tuy thừa nhận Campuchia nhưng ở

quá xa Người Nga không thích ông Người Mỹ lại muốn ép Campuchia vào

quỹ đạo của mình Người Mỹ thích một Samdech Norodom Sihanouk mạnh

với chính thể cộng hòa có thể đi với Diệm làm một điều phiêu liêu nào đấy

(110, 148-149] Ngay trong nội bộ Sangkum cũng có hai trào lưu đối kháng

Mot trào lưu ở mức độ này hay mức độ khác phan ánh quyền lợi của Nhân

dan lao động và trào lưu thứ hai gắn với thế lực thân Mỹ

+

Do vậy, việc chọn con đường hòa bình trung lập là thích hợp với

Campuchia trong tình thể như vậy

Đường lối hòa bình trung lập của Campuchia được củng cố thêm một

bước qua Đại hội Nhàn dân toàn quốc lần thứ HI (tháng 4/1956) Trong Đại

hội nhiều ý Kiến đã đẻ nghị lập Mặt trận dân tộc thông nhất Mặc dù không

được Sangkum chấp nhận, nhưng đã phan ánh nguyện vọng của Nhân dân

Campuchia muôn xây đựng bao vé dat nước mình trong nẻn chính trị hòabình, trung lập Đại hội Nhân dân toàn quốc lần thứ IT quyết định:

- Kiên quyết theo đuổi chính sách hòa bình trung lập.

- Hữu nghị với tất ca nước nào tôn trọng độc lập chủ quyền của

về nền trung lập của Campuchia Đạo luật này xác nhận:

- Campuchia là một nước tming lập.

Trang 36

- Campuchia khong tham gia bat cứ một liên minh quan sự hay một liên

minh vé chủ nghĩa nào với các nước ngoài, Campuchia không xâm lược ai

hết Trong trường hợp bị xâm lược Campuchia sẽ tự vệ băng vũ trang và kêu

gọi Liên hợp quốc, hoặc kéu gọi nước bạn giúp đỡ

Những cuộc cải cách được ghi trong Hiến pháp bổ sung vào tháng

01/1956 Hiến pháp bổ sung và sửa đổi tháng 01/1956 khẳng định Campuchia

là: “Quốc gia độc lập có đầy đủ chủ quyền” Nếu trong Hiến pháp 1947 ghi:

“Ngôn ngữ chính thức là tiếng Cao Mién Tiếng Pháp là tiếng nói chính thức

dùng trong văn kiện có liên hệ đến Khối liên hiệp Pháp ” (điều 2, chương I,

Hiến pháp 1947) thì trong Hiến pháp 1956 sửa lại: “Ngôn ngữ chính thức làngôn ngữ Khmer” (điều 2, chương I)

Điểm mới trong Hiến pháp 1956 là quyền bình đẳng nam nữ trong bầu

cử và ứng cử: “Moi công dan Khmer gồm cả hai giới đủ 20 tuổi trở lên đều có

quyên bầu cử đại biéu (điều 49, chương V) Và “Cử tri có quyền ứng cử đạibiểu Quốc hội là những công dan Khmer gồm cả hai giới ít nhất là 25 tuổi đã

có quyền bầu cư ”¡ điều 50, chương Vì

Trong Hiển phíp sua đôi có thèm chương VII "Hội đồng Nhân dân tinh

và thủ đô” là hoàn toàn mới Hội đồng Nhàn dân gỏm các đại biểu của huyện

trong mdi tỉnh hoặc các đại biểu khu phố ở thủ đỏ Các đại biéu này do tuyển

cử phổ thông đầu phiếu và trực tiếp bầu ra Hoi đồng Nhân dân có thêm

nhiệm vụ: "Nhiệm vụ đề đạt ý kiến đối với việc biểu quyết ngân quỹ quốc

gia, danh sách chi thu cuối nam và dự thao vay tiền của Chính phủ Các hiệp

ước ký kết với nước ngoài cũng phải có ý kiến của hội đồng này” (điều 88,chương VII)

Về cơ cấu Chính phủ trung ương cũng được quy định khá rõ ràng vàotháng 01/1959 như sau:

Trên cùng là nhà vua dưới vua là Hội đồng hoàng tộc, dưới nữa là các

tổ chức như: Hội đồng ngôi vua; Hội đồng vương quốc; Quốc hội; Các đại

Trang 37

diện ngoại giao; các uy viên Hội đồng Liên hiệp Pháp; Hội đồng tối cao Liên

hiệp Pháp Dưới các tổ chức đó là thủ tướng, dưới thủ tướng là các bộ Có các

bộ: nội vụ, quốc phòng, an ninh quốc gia bảo vệ lãnh thổ, thông tin, tư pháp

Bộ kế hoạch, co quan chi đạo về kế hoạch và phát triển quốc gia, tài chính lao

động và hoạt động xã hội, thanh trừng Bộ ngoại giao, kinh tế quốc dân, cục

hợp tác hoàng gia, cục hối đơái quốc gia, ngân hàng phát triển quốc gia, nông

nghiệp Bộ kỹ nghệ, thương mại, bưu chính viên thong, giáo dục thanh niên, y

tế, tôn giáo, du lịch

Âm mưu lật đổ chính quyền Vương quốc trung lập Campuchia từ trong

nội bộ những người cầm quyền ở Phnompênh đã được đế quốc Mỹ và bè lũ

tay sai sắp đặt từ lâu Sau thất bại của âm mau lật đồ của tướng Đáp Chuôn

năm 1959, đế quốc MIỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu này Cuối năm 1967, Bộ Quốcphòng My đã bàn ké hoạch biến Campuchia thành một chiến trường mới.Suốt trong 3 năm (1967-1969) báo chí Mỹ tập trung chống đường lối hòa

bình trung lập của Campuchia Các báo chí Mỹ cho rằng Campuchia đã “hóado” Vi vậy việc lật đồ chính quyền vương quốc là một việc phải làm

Cũng như vụ Đáp Chhuôn (1959), cuộc dao chính lần này đã được cục

tình báo trung ương My (CIA) tiến hành băng thủ đoạn chia ré, phá hoại từ

trong nội bộ chính quyền Campuchia Có thé nói sự việc được bắt đầu từ

tháng 10 năm L966 với việc tướng Lon Nol (lúc ấy là trung tướng thuộc pháihữu) lẻn làm thủ tướng thay nội các Norodom Kanthonn

Nội các mới do Lon Nol cầm đầu đã thị hành một chính sách thân Mỹ

trắng trợn Lon Nol khuyến khích một số bộ trưởng liên hệ với người nước

ngoài ở Phnom Penh, tăng cường thế lực của phát hữu trong quân đội và cảnh

sát, gây ra nhiều khó khăn trong kinh tế đời sống, rồi cho đó là do việc cắt

đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ, Sài Gòn và Băngkok gây ra Lon Nol còn

công khai chống lại việc ủng hộ cách mạng Việt Nam, và việc quan hệ ngày

càng chặt chẽ của chính quyền vương quốc với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Trong xã hội Campuchia xuất hiện ngày càng nhiều nhân tố

Trang 38

Trước hết là truất bỏ chức Phó thủ tướng của Son Sann (Son Sann

chuyên trách về kinh tế và ngân hàng) Ngày LŠ tháng 7 năm 1968, Tút Kimgiữ chức bộ trưởng kinh tế kiêm giám đốc ngân hàng quốc gia Di đôi vớibiện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp, nhà nước chủ trọng đến chính

sách thuỷ lợi, hạn chế việc tư ban nước ngoài đầu tư vào Campuchia chống

nạn tham nhũng trong các ngành, các cấp, nhận sự giúp đỡ của Ngân hàng thế

tới và Ngân hang phát triển chau A Khai thác nguồn lợi du lịch trong nước.

Š

Về đối ngoại, nội các Pen Nuth công nhận nước Cộng hòa dân chủ Đức

(8/5/1969); công nhận Mat trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (9-5)

và I1/6 năm 1969 chính thức công nhận Chính phủ Cách mạng Cộng hòa

miền Nam Việt Nam

Bẻn cạnh những biện pháp tích cực trên, ngày 26 tháng 4 năm 1969, nộicác Pen Nuth tuyên bo nối lại quan hệ ngoại giao My Đầu tháng 6 nam 1969.Campuchia và My đặt lại quan hệ ngoại giao cấp đại sứ Việc nối lại quan hệngoại giao với Mỹ đã khuyến khích bọn phái hữu hoạt động phá hoại trong

nội bộ Vì vậy sức ép của phái hữu (đứng đầu là Lon Nol -Sisovath Sirimatak)

ngày càng mạnh trong Sangkum Cuối tháng 7 năm 1969, đại hội Nhân dântoàn quốc lần thứ 27 được triệu tập Trước sức phá hoại của phe hữu, Pen

Nuth phải thôi chức thủ tướng Lon Nol lên lập nội các mới, làm thủ tướngkiêm bộ trưởng quốc phòng Sisovath Strimatak là Phó thủ tướng Phe hữuchiếm ưu thé trong Quéc hội Nội các Lon Nol thi hành những chính sách

thân Mỹ chống lại chính sách hòa bình trung lập

Cũng từ tháng 8 năm 1969, Lon Nol đòi phân biệt giữa quyền lực của

Trang 39

chính quyén và Quốc trưởng, cấm cong chức nhà nước tiếp xúc với Quốctrưởng Những thang sau đó, Samdech Norodom Sihanouk cũng có nhiều lần

to ra không hài lòng về đường lối chính trị của Sisovath Sirimatak Tình hình

đã xấu ngày càng xấu Ngày 27 tháng 12 năm 1969, bốn bộ trưởng xin từchức Sisovath Sirimatak quyền thủ tướng (thay Lon Nol đi chữa bệnh ở Pháp)

đã nhận đơn ngay mà không để xẩy ra khủng hoảng Nội các từ đây hoàn toàn

thuộc vẻ phái hữu Ngày 06/01/1970 Samdech Norodom Sihanouk cũng đi

Pháp để chữa bệnh.

Về mặt quân sự, từ mùa thu 1969, Lon Nol đã liên kết với lực lượng

Khmer tự do, bọn phiến loạn cực hữu, từ Thái Lan trở về, đưa một số sĩ quan

của luc lượng này vào năm chính quyền chỉ huy quân đội hoàng gia, gạt dần

tướng tá của phái trung lập, xây dựng được sự liên kết bí mật giữa những

người chi huy quân sự Campuchia với những tướng tá Thái Lan và Mỹ

Việc thay thế 4 bộ trưởng và Samdech Norodom Sihanouk đi Pháp chữabệnh đã làm cho bọn phái hữu ranh tay hoạt động Ngày 4 tháng 2 năm 1970,chúng củng cô lại Chính phủ phái hữu một lan nữa Lon Nol tuyên bố trực

tiếp năm thèm Bộ Thông tin tuyên truyền

Như vậy là đến đầu năm 1970 Lon Nol và Sisovath Sirimatak cầm đầuphái hữu trong Sangkum đã thiết lập được những cơ sở vững chắc về chính trịtrong hệ thống chính quyền vương quốc ở trung ương và trong các lực lượng

võ trang hoàng gia ké ca công an cảnh sát

Tại bệnh viện Grátsơ (Pháp) Samdech Norodom Sihanouk thường liên

hệ với Phnom Penh và biết được âm mưu hành động của phái hữu, nhưng ông

đã không còn đẻ ngăn chặn Đầu tháng 2 năm 1970, Lon Nol quay về Phnom

Penh, tình hình Campuchia có những chuyển biết rất ding lo ngại Campuchia hòa bình trung lập đang đứng trước nguy cơ sụp đổ Cuộc giành quyền lực

trong nội bộ chính quyền vương quốc Campuchia diễn ra phức tạp và đã dẫn

đến cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970

Trang 40

Đầu nam 1970, trên chiến trường Việt Nam để quoc MY dang đứngtrước nguy co that bại Chính sách "Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc

Mỹ đang di vào phá sản Chiến tranh “đặc biệt” tăng cường cua Mỹ ở Lào

cũng đang bị thất bại nặng nẻ Chiến thắng cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng

của quân và dân Lào (mùa kho năm 1969 - 1970) đã làm tiêu tan “Niềm tin

giành thắng lợi” của Mỹ trên đất Lào Còn ở Campuchia Nhân dân đã đi được

một bước dài trén con đường hoà bình trung lập Để cứu van tình thế nguy

khốn trên, đế quốc Mỹ quyết định phải thay đổi chính sách của các nhà cầm

quyền Campuchia bằng cách lật đổ chính quyền Samdech Norodom Sihanouk

hong phá tan cái “đất thắnh của Việt Cộng”, biến Campuchia thành ban daptấn công lại cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào; đó là mưu đồ của ức ởPhnom Penh, Kampot v.v bọn côn đồ còn đập phá một số của hiệu của Việtkiều Xirích đề nghị tang quan so từ hơn 3 van lên LŨ vạn người và tuyên bố

thiết quân luật ở Phnom Penh, chiếm san bay Ngày 12 tháng 3 năm 1970 tại

Paris, Samdech Norodom Sihanouk tuyên bố có kha năng xảy ra đảo chính ở

Phnom Penh và bọn phái hữu đã thay đối chiéu hướng chính trị của

Campuchia Sau khi nói chuyện băng điện thoại với Lon Nol, ngày 13 thang

3, Samdech Norodom Sihanouk rời Paris qua Moscou và Pékin để vẻ nước.

Ngày 16 thắng 3 nam 1970 tại Moscou Samdech Norodom Sihanouk bác bỏđiều kiện mà Lon Nol - Sisovath Sirimatak đặt ra: Nếu ông muốn trở vềPhnom Penh thì phải tắn thành chính sách thân Mỹ của phái cực hữu.Samdech Norodom Sihanouk đã phẻ phấn phái Lon Nol “Chi nghĩ đến đôla

hơn là nghĩ vẻ To quóc” Ngày 16 tháng 3 theo yêu cầu của Chính phủ Việt

Nam Dân chủ cộng hoà, hai bên Campuchia và Việt Nam Dân chủ cộng hoà

gặp nhau dé bàn bạc xung quanh những việc làm đắng tiếc đã xảy ra không

tốt đẹp gi cho quan hè giữa hai nước Trong khi hai bên đóng góp, ở ngoàiđường pho Phnompẻnh, dé quoc MY và bè lũ tay sai vẫn cho tay chân lôi kéo

một so người đi biểu tinh chong Việt Nam Dân chủ cộng hoà Ngày 18 tháng

3 năm 1970 Lon Nol - Sisovath Sirimatak ra lệnh đóng cửa các sân bay, cắt

đứt liền hệ với nước ngoài Cảnh sát Phnom Perh được lệnh trấn áp những

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w