1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong việc định tội danh và quyết định hình phạt

122 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Tiết Giảm Nhẹ Trách Nhiệm Hình Sự Trong Việc Định Tội Danh Và Quyết Định Hình Phạt
Tác giả Phạm Thị Thanh Nga
Người hướng dẫn TSKH. Lê Văn Cảm
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật hình sự
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 75,55 MB

Nội dung

Hơn nữa khi giám đốc xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, Toà án nhândân tối cao TANDTC chủ yếu chỉ nhấn mạnh tới vai trò cua tình tiết giảm nhẹ trong việc quyết định hình phạt, đồng ngh

Trang 1

3k 3k fe 2 3k 3 3k 3k dc 2c 3É 3k 3É 3É 3k 2 3É fe fe ofc oft fs of dc ofc sắc aie sk ae oie oie fe ok

PHAM THI THANH NGA

TINH TIẾT GIAM NHE TRÁCH NHIEM HÌNH SU TRONG VIỆC ĐỊNH TO! DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHAT

Chuyên ngành: Luật hình sự

Mã số: 60 38 40

Người hướng dẫn khoa học: TSKH Lê Văn Cảm

Hà Nội - 2004

Trang 2

Để hoàn thành khoá học, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhậnđược biết bao sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cán bộ đangcông tác tại Khoa Sau dai học, Trường Dai học Luật Ha Nội; cua gia đình,bạn bè; đặc biệt là sự tận tình, ân cần chỉ bảo của Thầy giáo, Tiến sỹ khoahọc Lê Văn Cảm — Chủ nhiệm khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngườitrực tiếp hướng dan giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầygiáo- Tiến sỹ khoa học Lê Văn Cam, tới các thay cô giáo và cán bộ Khoa Sau

đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tới gia đình và bàn bè

Hà Nội, tháng 5/ 2004

Tác giả

Phạm Thị Thanh Nga

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực vàchưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Phạm Thị Thanh Nga

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các kháchthể được pháp luật hình sự bảo vệ Nó phá vỡ trật tu quản lý kinh tế; phá vỡ

môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn; gây

can trỏ cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện dai hoá đấtnước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn mình[1, tr 5] Vì vay chủ thể tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) Tuynhiên, mục đích của việc truy cứu TNHS không chỉ nhằm trừng trị người

phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân

theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa (1, tr 14] nênTNHS phải được cân nhắc, xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều yếu tố Với tính

cách là những ảnh hưởng có lợi cho chủ thể, các tình tiết giảm nhẹ TNHS đã

trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong pháp luật hình sự của

tất cả các quốc gia qua các thời đại Hơn bao giờ hết, khi xã hội càng phát

triển, các quyền con người ngày càng được quan tâm và tôn trọng thì mục đíchgiáo dục, cải tạo người phạm tội càng trở nên quan trọng Điều này đòi hỏi các

tình tiết giảm nhẹ TNHS phải được nghiên cứu và áp dụng một cách xác đáng,hiệu quả

Việc quy định và thừa nhận vai trò của các tình tiết giảm nhẹ trong giải

quyết vấn đề TNHS là biểu hiện của sự phân hoá, cá thể hoá TNHS và hình

phạt một cách sâu sắc và rõ nét; là thước đo trình độ phát triển của văn minh

xã hội và của khoa học luật hình sự Nó thể hiện việc bảo vệ các quyền và lợiích chính đáng của con người là cần thiết và có ý nghĩa ngay cả khi chính chủthể đã có hành vi nguy hiểm gây ra những thiệt hại cho cộng đồng xã hội

Trang 6

giảm nhẹ ngày càng tỏ rõ đòi hỏi phải được quan tâm nghiên cứu để phát triển

và hoàn thiện.

Tình tiết giảm nhẹ TNHS không phải là một nội dung cố hữu, bất biến;

nó luôn vận động theo chiều hướng nhân đạo hơn, chú trọng tới mục đích giáo

dục, cải tạo con người; nó bảo vệ, ảnh hưởng có lợi cho chủ thể tội phạm một

cách phù hợp, công bằng Vì vậy, vai trò và ảnh hưởng của tình tiết giảm nhẹtrong việc giải quyết vấn đề TNHS cũng vận động, biến đổi, đòi hỏi các cơquan bảo vệ pháp luật phải nhận thức, áp dụng một cách đầy đủ, đúng đắn vàchính xác.

Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985 cũng như các văn bản pháp luật của

nước ta trước đây, đã có những quy phạm trong đó tình tiết giảm nhẹ là yếu tố

cấu thành tội phạm (CTTP), được ghi nhận trong các điều luật thuộc Phần cáctội phạm cụ thể Nghĩa là trong một số trường hợp, tình tiết giảm nhẹ TNHS

có vai trò định tội danh và định khung hình phạt Nhưng số lượng các CTTP

loại này chưa nhiều, các quy định của pháp luật cũng chưa rõ ràng, chưa thốngnhất Hơn nữa khi giám đốc xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, Toà án nhândân tối cao (TANDTC) chủ yếu chỉ nhấn mạnh tới vai trò cua tình tiết giảm

nhẹ trong việc quyết định hình phạt, đồng nghĩa tình tiết giảm nhẹ TNHS với

tình tiết làm giảm mức độ nguy hiểm của tội phạm [74, tr 262], không thấyrằng có những trường hợp tình tiết giảm nhẹ xuất hiện làm thay đổi tính chất

của tội phạm Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khoa họcluật hình sự hầu như: 1 Chỉ thừa nhận vai trò là căn cứ quyết định hình phạt,

làm giảm nhẹ hình phạt hoặc để xem xét cho áp dụng biện pháp miễn hình

phạt, cho hưởng án treo của tình tiết giảm nhẹ và; 2 Có sự phân chia rạch ròigiữa tình tiết định tội danh, tình tiết định khung với các tình tiết giảm nhẹ

Điều này được thể hiện rất rõ trong nhiều nghiên cứu khoa học như: sách “Các

Trang 7

tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần Thị QuangVinh (năm 2002); các bài viết: “Một vài suy nghĩ về các tình tiết giảm nhẹTNHS quy định tại Điều 38 BLHS” của tác giả Tố Lâm (Tạp chí Pháp lý, Số7/1989), “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự Việt Nam” của tácgiả Phạm Thanh Bình, (Tạp chí Toà án nhân dân, Số 7 & 8/1995), “Phân loạitình tiết giảm nhẹ TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam” của tác giả TrầnThị Quang Vinh (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 7/1996), “Các tình tiết

giảm nhẹ, tăng nặng TNHS theo BLHS năm 1999” và “Quyết định hình phạtnhẹ hơn quy định của Bộ luật” của tác giả Dương Tuyết Miên (Tạp chí Toà ánnhân dân, Số 10/2002 & Số 1/2003)

Kinh tế xã hội- cơ sở hạ tầng ngày càng có sự thay đổi, tiến bộ nhanhchóng, nó đòi hỏi luật pháp- kiến trúc thượng tầng, bao hàm pháp luật hình sự

phải có những phát triển cho thích ứng và phù hợp Trên cơ sở kế thừa và phái

huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta, nhất là BLHSnăm 1985, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh chống

và phòng ngừa tội phạm [1, tr 5], BLHS năm 1999 ra đời đã đáp ứng đượcnhững yêu cầu cơ bản mà thực tế đặt ra Một trong những điểm tiến bộ nổi bật

của BLHS năm 1999 là có sự phân hoá TNHS mạnh mẽ, sâu sắc; các kháchthể loại không chỉ được bảo vệ bởi một điều luật theo cùng một tội danh màtrong một số trường hợp có sự chia tách thành nhiều điều luật - nhiều tội danh

với các mức hình phạt khác nhau, là cơ sở cho việc áp dụng pháp luật, cá thể

hoá TNHS và hình phạt được thuận lợi, công bằng, chính xác và nhân đạo hơn[39] Điều này dẫn đến các tình tiết giảm nhẹ TNHS đã không còn chủ yếu cóvai trò làm thay đổi mức hình phạt mà trong một số trường hợp nó đã đượcquy định rõ ràng là yếu tố CTTP - là tình tiết làm thay đổi tính chất của tộiphạm, là căn cứ để xác định tội danh, xác định khung hình phạt

Trang 8

khoa học pháp lý phải nhìn nhận và đánh giá day đủ về tình tiết giảm nhẹTNHS cho phù hợp với tình hình mới Đây là một yêu cầu bức thiết Nhận

thức đúng đắn về vai trò, ảnh hưởng của tình tiết giảm nhẹ trong định tội danh,định khung hình phạt và quyết định hình phạt có ý nghĩa to lớn với việc hoàn

thiện pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng tại Toà án và các cơ quan tiến hành

tố tụng khác Vì vậy tôi đã chọn “TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG VIỆC ĐỊNH TOI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH

PHAT" làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp khoá hoc

2 Mục đích, phạm vi và kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở sự phát triển chung của khoa học pháp lý, các quy định củaluật hình sự, đặc biệt là những điểm mới tiến bộ, ưu việt của BLHS năm 1999

so với BLHS năm 1985 và các văn bản pháp lý trước đây về tình tiết giảm nhẹTNHS, đề tài cố gắng đưa ra sự nhìn nhận đầy đủ, có cơ sở khoa học trong việcđánh giá chính xác, khách quan về TNHS, về tình tiết giảm nhẹ và mối quan hệ

giữa chúng Mong tạo thuận lợi cho hoạt động áp dụng pháp luật, giải quyết

đúng đắn các hậu quả phát sinh từ hành vi phạm tội của chủ thể

Tuy nhiên, TNHS và tình tiết giảm nhẹ TNHS là những thiết chế trung

tâm, nền tảng; có lịch sử ra đời từ rất sớm của pháp luật hình sự, bao hàm

những nội dung lớn nên nó đã vượt quá phạm vi của mot luận văn thạc sỹ Vìvậy, tác giả giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài trong diện hẹp hơn, đề tàitập trung vào sự ảnh hưởng của tình tiết giảm nhẹ đối với những vấn đề cơ bảnnhất của TNHS: tội danh, khung hình phạt và hình phat cụ thể

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đưa ra được quan điểm đúng đắn vềtình tiết giảm nhẹ cũng như ảnh hưởng của nó đối với TNHS mà cụ thể là:

Trang 9

năng đạt được mục đích giáo dục, cải tạo lớn khi áp dụng hình phạt hoặc

thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước ta Là tình tiết mà sự

xuất hiện của nó làm cho tội phạm hoặc người phạm tội trở nên ít nguy

hiểm hơn Và đó là lý do để giảm nhẹ TNHS, giảm nhẹ hình phạt cho chủthể

2 TNHS chỉ phát sinh khi có tội phạm được quy định trong BLHS.Theo đó, chủ thể thực hiện tội phạm có nguy cơ phải gánh chịu những hậuquả pháp lý bất lợi có tính nghiêm khắc nhất: chịu sự tác động của cáchoạt động truy cứu TNHS, bị kết án, phải chịu hình phạt Tuỳ theo từng

trường hợp phạm tội mà tính chất và mức độ TNHS là khác nhau TNHS

được thể hiện ở nhiều nội dung nhưng cơ bản và chủ yếu là ở tội danh,

áp dụng hình phạt đặc biệt nghiêm khắc

Qua việc phân tích vai trò, ảnh hưởng của tình tiết giảm nhẹ trong

định tội danh, định khung và quyết định hình phạt cụ thể, đề tài cũng chỉ

ra rằng hệ thống các quy phạm của pháp luật hình sự hiện vẫn còn nhữngkhiếm khuyết, những điểm chưa phù hợp cần được tiếp tục nghiên cứu vàsửa đổi, bổ sung để hoàn thiện

Trang 10

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quanđiểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về tội phạm và hìnhphạt, về đường lối xử lý, chính sách hình sự, luận văn đã trình bày các nộidung mot cách lôgic có trật tự Cụ thể:

TNHS là vấn đề trung tâm của luật hình sự, là hậu quả của tội phạm,chỉ bàn đến hình phạt (nội dung chủ yếu của TNHS) và những sự ảnh hưởngđối với TNHS khi đã có tội phạm.Tình tiết giảm nhẹ là một trong những yếu

tố tác động tới TNHS Vì vậy, không thể có tình tiết giảm nhẹ TNHS khi chưa

xác định được rằng đã xuất hiện TNHS Để đánh giá một cách chính xác,

khách quan day đủ về ảnh hưởng của tình tiết giảm nhẹ tới TNHS thì phải đặt

nó trong mối quan hệ, tác động qua lại với các yếu tố khác, cấu thành và ảnhhưởng tới TNHS - xét trong từng vụ việc cụ thể, trên cơ sở các quy định củaBLHS.

TNHS và các tình tiết giảm nhẹ không phải là những nội dung cố hữu,

bất biến, nó vận động và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế, chínhtrị- xã hội Do vậy việc nghiên về tình tiết giảm nhẹ và TNHS cũng như mối

liên hệ giữa chúng phải đặt trong sự vận động chung đó

Để đưa ra những nhận định về tình hình nghiên cứu trong khoa học luậthình sự, các quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng các tình tiết

giảm nhẹ TNHS, dé tài đã sử dung các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

phương pháp phân tích, so sánh, thống kê và tổng hợp

4 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham

khảo, nội dung chủ yếu của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Trang 11

giảm nhẹ; chỉ ra rằng việc giới hạn ảnh hưởng của tình tiết giảm nhẹ tới TNHSnhư phổ biến các quan niệm hiện nay là sự bó hẹp và chưa thoả đáng, chưa

đúng với tên gọi cũng như bản chất của tình tiết giảm nhẹ đã ghi nhận thôngqua các quy định của BLHS

Chương 2: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong việc địnhtội danh, trình bày khái quát về định tội danh, nghiên cứu ảnh hưởng của tìnhtiết giảm nhẹ với việc xác định tên gọi của tội phạm; chỉ ra rằng trong một số

trường hợp tình tiết giảm nhẹ là căn cứ định tội danh nhẹ hơn; đi sâu phân tíchcác tình tiết giảm nhẹ định tội trong BLHS năm 1999

Chương 3: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong việc quyếtđịnh hình phạt, trình bày một số nội dung cơ bản về quyết định hình phạt;

làm sáng tỏ vai trò là căn cứ định khung hình phạt trong một số trường hợpcủa tình tiết giảm nhẹ; là tình tiết loại trừ hoặc hạn chế việc áp dụng hình phạt

đặc biệt nghiêm khác; là căn cứ để áp dụng hình phạt ở mức dưới khung và; là

căn cứ quyết định hình phạt ở mức thấp so với các trường hợp phạm tội thông

thường.

Trang 12

VA TINH TIẾT GIAM NHE1.1 Trach nhiém hinh su

1.1.1 Khái niệm va các đặc điểm của trách nhiệm hình su

TNHS là vấn đề co bản của luật hình sự Thuật ngữ TNHS được su dụngphổ biến trong hệ thống pháp luật thực định: BLHS và các văn bản hướng dẫnthi hành; trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở các Cơ quan điều tra, Viện kiểm

sát, Toà án; trong sách báo pháp lý và đời sống chính trị, xã hội Song về

TNHS lại rất phức tạp và có nhiều tranh luận Diễn đàn khoa học tồn tại nhiềuquan điểm khác nhau, các học giả đều có những phân tích, giải thích, chứngminh để bảo vệ kết luận của mình Mỗi luận giải đều chứa đựng những hạt

nhân hợp lý, có ý nghĩa trong việc nghiên cứu về TNHS

Tiến sỹ (TS.) luật học người Nga, Kapushin.Mp khi bàn về TNHS vàCTTP đã nói [96, tr 20- 21]: Để nghiên cứu về TNHS trước hết phải nghiêncứu cái nền chung của nó là quan hệ pháp luật hình sự Còn TNHS là hạt nhâncủa quan hệ pháp luật hình sự TNHS được hiểu theo hai nghĩa: TNHS hiểutheo nghĩa vật chất và TNHS hiểu theo nghĩa tố tụng

TNHS trong trường hợp thứ nhất là việc kẻ phạm tội phải chịu trách

nhiệm về việc đã gây ra tội phạm, phải chịu một số hạn chế về quyền lợi, bị

Nhà nước coi là kẻ đã can án và phải chịu hình phạt Cơ sở của TNHS làCTTP

TNHS trong trường hop thứ hai là kẻ phạm tội phải chịu những hậu qua

trong mức độ truy tố Cơ sở để truy cứu TNHS theo nghĩa tố tụng là chứng cứ;

Trang 13

TS Bagri (người Nga) nghiên cứu TNHS và hình phat từ cả 3 góc độ:đạo đức, tâm lý và pháp luật đã luận giải từ khái niệm: trách nhiệm, tráchnhiệm pháp lý và kết luận về TNHS như sau [96, tr 29-31]:

- Về tinh chất, TNHS là loại cưỡng chế Nhà nước áp dụng đối với kẻ

phạm tội Kẻ gây ra tội phạm phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hành vi

hay bất hành vi phạm tội của mình, nó được thực hiện thông qua các biệnpháp cưỡng chế về hình sự, về tố tụng hình sự, về thủ tục thi hành án TNHS là

một công cụ rất quan trọng để đấu tranh chống tội phạm.

- Về bản chất, TNHS là tổng thể các quan hệ xã hội hình thành giữamột bên là kẻ phạm tội và một bên là Nhà nước thông qua các cơ quan của nó.Các quan hệ đó chỉ phát triển theo chiều hướng có lợi cho Nhà nước và xã hộinếu được các quy phạm pháp luật điều chỉnh Khi được pháp luật điều chỉnh,các quan hệ này có thể ở dang quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật tốtụng hình sự, quan hệ pháp luật về lao động cải tạo, về hành chính

- Về hình thức, TNHS được thể hiện ở những trình tự hay thủ tục đặcbiệt do pháp luật quy định đó là thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục hành chính

Do đó giữa các ngành luật này có mối quan hệ khăng khít trong quá trình điềuchỉnh TNHS

- Về mục đích, TNHS nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội khỏi bị tội phạmxâm hại Mặt khác, luật hình sự còn có mục đích giáo dục, cải tạo và phòngngừa cho nên bản thân TNHS còn phải có mục đích giáo dục, cải tạo kẻ phạmtol.

Ngoài tinh chất pháp lý đã trình bày ở trên, TNHS còn có những nhiệm

vụ quan trọng khác về mặt chính trị, mang tích chất xã hội, nó thể hiện sự

đánh giá có tính chất phủ định của Nhà nước đối với hành vi phạm tội và đối

Trang 14

với kẻ phạm tội - muốn thủ tiêu tình trạng phạm tội va những nguyên nhân

gây ra tình trạng đó.

- Trong giới khoa học luật hình sự Việt Nam cũng tồn tại nhiều quan

điểm không thống nhất:

- “TNHS theo nghĩa tổng thể bao gồm hai mặt: thực hiện TNHS từ phía

Nhà nước và chịu TNHS của người phạm tội Đó là hai mặt đan xen tạo thànhthể thống nhất là TNHS Tuy đều là hậu quả của việc phạm tội nhưng phải cóviệc truy cứu TNHS từ phía Nhà nước mới dua đến việc phải chịu TNHS cuangười phạm tội TNHS thực chất là nội dung cua mối quan hệ giữa Nhà nước

và người phạm tội phát sinh từ thời điểm tội phạm được thực hiện ” [78, tr 7]

- *®TNHS là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh khi có hành

vi phạm tội xảy ra giữa một bên là Nhà nước và bên kia là người phạm toi,trong đó, Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền của mình có quyền

áp dụng bằng biện pháp cưỡng chế chế tài hình sự đối với người phạm lội và

người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu hậu quả bất lợi (được quy định trong

chế tài hình sự) do việc thực hiện hành vi phạm tội ” [75, tr 110]

- “ TNHS được hiểu là: rách nhiệm của người phạm tội phải chịunhững hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình” [77, tr 164]

-"TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả của việc phạm

tội với nội dung của nó bao gồm hình phạt, biện pháp tu pháp và án tích;

TNHS được thực hiện từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật ” [91]

Qua các khái niệm nêu trên cho thấy tuỳ theo cách đặt vấn đề và góc độ

xem xét khác nhau mà có những cách hiểu khác nhau về TNHS Tuy nhiên,

các quan điểm đều thống nhất ở những nội dung sau: 1 TNHS là dạng tráchnhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, là hậu qua của việc thực hiện tội phạm; 2.TNHS là trách nhiệm cá nhân; 3 Người bị truy cứu TNHS có nguy cơ phải

Trang 15

tố tụng hình sự.

Nguyên nhân của việc tồn tại các quan điểm khác nhau và một phần nội

hàm chung về TNHS vi các học giả đều xuất phát từ luận điểm: TNHS là một

dạng “trách nhiệm pháp lý” Mà trách nhiệm pháp lý lại khởi nguồn từ “trách

nhiệm” Trong khi đó, thuật ngữ: “trách nhiệm” có hai cách hiểu cơ bản khácnhau: nghĩa chủ động - tích cực và bị động - tiêu cực, phụ thuộc vào điều kiện,

hoàn cảnh cụ thé [79, tr 394- 395]

Ở nghĩa tích cực, “trách nhiệm” chỉ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn

mà Nhà nước trao cho một số chủ thể nhất định, theo đó họ có thể chủ động

thực hiện Ví dụ: trách nhiệm đấu tranh phòng và chống tội phạm; trách nhiệm

của cán bộ, lãnh đạo

“Trách nhiệm” hiểu theo nghĩa bị động, hàm chứa những hậu quả bấtlợi đối với các chủ thể bị áp dụng; xảy ra khi có sự vi phạm pháp luật hoặcthoả thuận hợp đồng Ví dụ: trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng,trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm hành chính

Trong lĩnh vực tư pháp - hình sự, hoạt động áp dụng pháp luật - truy cứu

TNHS của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định chế tài luậthình sự đối với chủ thể vi phạm pháp luật (chủ thể của tội phạm) được gọi là

hoạt động áp dụng TNHS hay thực hiện TNHS Việc người phạm tội phải chịunhững hậu quả bất lợi gọi là chịu TNHS hay thi hành TNHS [78, tr 7]

Trong BLHS năm 1985, năm 1999; các văn bản hướng dân thi hành và

vtrong hoạt động tố tụng, thuật ngữ TNHS thường đi liền với một số từ ngữ

khác cho phép xác định phạm vi nghĩa sử dụng, như: phải chịu TNHS, bị truy

cứu TNHS, tình tiết tang nang TNHS, tình tiết giảm nhẹ TNHS, miễn TNHS

Trang 16

VớI đa số các trường hợp, TNHS được dùng theo nghĩa bị động - nói tới

hậu qua bất lợi mà người phạm tội có nguy cơ phải gánh chịu, sự phản ứng

mang tính chất trừng phạt mà Nhà nước áp dụng đối với họ Đây cũng là nghĩa

mà luận văn sử dụng Ở góc độ này, TNHS có các đặc điểm cơ bản sau:

1.1.1.1 TNHS là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất

Đều là hậu quả, chế tài pháp lý áp dụng đối với người đã có hành vi viphạm pháp luật Song so với các dạng trách nhiệm pháp lý khác (trách nhiệm

hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật) thì TNHS nghiêm khắchơn rất nhiều và chỉ những chủ thể được quyền nhân danh Nhà nước mới cóthể áp dụng Khi phải chịu những dạng trách nhiệm pháp lý khác, người viphạm có thể bị khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu công cụ, phương tiện

vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện đúng hợpđồng Nhưng trong mọi trường hợp họ đều được đảm bảo các quyền conngười, quyền công dân, các quyền dân sự chính trị cơ bản Còn nếu phải chịu

TNHS, người phạm tội có thể bị hạn chế hoặc tước bỏ nhiều quyền cơ ban: bịthiệt hại về tai sản, bi hạn chế cư trú, đi lai; bi cách ly với đời sống cộng đồng

có thời hạn hoặc không xác định thời hạn, thậm chí họ có thể bị tước cả sinh

mạng.

1.1.1.2 TNHS chỉ đặt ra khi có yếu tố lỗi

Trách nhiệm pháp lý đặt ra khi người vi phạm có lỗi: đã không thực

hiện, thực hiện không đúng các quy định đã được Nhà nước ban hành hoặc cácđiều khoản của hợp đồng mà các bên ký kết, tham gia Trong một số trường

hợp đặc biệt, trách nhiệm dân sự đặt ra mà không cần tính đến yếu tố lỗi Điều

này tuyệt đối không áp dụng với TNHS Phạm vi áp dụng TNHS hẹp hơnnhiều, chỉ đặt ra khi có tội phạm: hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội được

quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ýhoặc vô ý xâm phạm tới khách thể được luật hình sự bảo vệ

Trang 17

1.1.1.3 TNHS là trách nhiệm cá nhân

Luật hình sự nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới quy định TNHS

là trách nhiệm cá nhân, chính con người cụ thể đã thực hiện tội phạm phải chịu hậu quả bất lợi (trừ một số trường hợp đặc biệt: chủ thể đã sử dụng người không có năng lực TNHS như công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm); không có sự thoả thuận, chuyển giao TNHS giữa các chủ thể như các nghĩa vụ

dân sự - lao động.

Ở một số quốc gia (Pháp, Trung Quốc, Uc, Singapore ), TNHS dat ra

với cả pháp nhân song pháp nhân là chủ thể hạn chế, chỉ áp dụng với một số ít

loại tội phạm và loại hình phạt [9, tr 24].

1.1.1.4 TNHS được xác định theo trình tự, thủ tục chặt chẽ: thủ tục tốtụng hình sự.

Người thực hiện tội phạm có nguy cơ phải chịu những hậu quả bất lợi

ngay khi tội phạm xảy ra thậm chí cả khi mới chuẩn bị công cụ phương tiện

cho việc phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Tuy nhiên, đó

là lý thuyết về thời điểm làm phát sinh khả năng phải chịu TNHS của chủ thể

tội phạm Thực tế, để áp dụng bất kỳ hậu quả bất lợi nào đối với người phạmtội đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

(BLTTHS), phải được tiến hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã Để xác

định chắc chắn TNHS của người phạm tội thì Toà án là cơ quan duy nhất cóquyền nhân danh Nhà nước chính thức kết tội một con người bằng bản án hình

sự Bản án là kết quả quá trình tiến hành truy cứu TNHS của hệ thống cơ quan

tư pháp: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án So với các dạng tráchnhiệm pháp lý khác, TNHS được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ vànghiêm ngặt hơn rất nhiều Các dang trách nhiệm pháp lý khác thường chỉ domột cơ quan; một cán bộ - công chức có thẩm quyền giải quyết hoặc các bên

Trang 18

có thể tự thương lượng, hoà giải với nhau TNHS được tiến hành bởi Cơ quanđiều tra: thu thập, đánh giá chứng cứ chứng minh tội phạm; Viện kiểm sát:truy tố, buộc tội bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng và Toà án xét xử, kếttội Bất kỳ sự thiếu sót, nhầm lẫn nào trong quá trình truy cứu TNHS đều có

nguy cơ dẫn đến sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và bản án không thể

có hiệu lực pháp luật, không thể kết tội người đã thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội

1.1.1.5 TNHS có giới hạn về thời gian

Đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý là có giới hạn về thời gian:

phát sinh cùng với hành vi vi phạm pháp luật và chấm dứt theo các căn cứ luật

định.

TNHS phát sinh ngay khi tội phạm xảy ra, nghĩa là chủ thể có nguy cophải chịu hau quả bất lợi khi hành vi của họ CTTP theo quy định của BLHS.Tuy nhiên, về mặt thực tế người phạm tội chỉ có thể bị hạn chế hay tước bỏcác quyền và lợi ích khi các cơ quan Nhà nước thực hiện việc truy cứu TNHSđối với họ Quá trình này thường bat đầu bằng việc khởi tố vu án, khởi tố bịcan Các hậu quả bất lợi chấm dứt khi có căn cứ: Người phạm tội được miễnTNHS; được miễn hình phat, được xoá án tích

Đối với các tội phạm ẩn: tội phạm không bị phát hiện, không bị xử lý,

về lý thuyết có làm phát sinh TNHS nhưng thực tế người thực hiện tội phạmkhông bị hạn chế hay tước bỏ các quyền và lợi ích nào do việc đã thực hiệnhành vi nguy hiểm cho xã hội Và khi hết thời hiệu truy cứu TNHS thì TNHScủa họ được giải phóng hoàn toàn, chủ thể sẽ không bao giờ phải chịu những

hậu quả bất lợi về mặt pháp lý hình sự cho dù sau đó tội phạm bị phát hiện.Ngoại trừ một số loại tội phạm không áp dụng thời hiệu: các tội xâm phạm an

ninh quốc gia, tội phá hoại hoà bình, chống phá loài người và tội phạm chiến

tranh [1, tr 26]

Trang 19

1.1.1.6 Các nội dung thể hiện TNHS

Mặc dù cùng xác định: TNHS là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể

do việc thực hiện tội phạm, song hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về nội

dung của TNHS

TS Lê Thi Sơn cho rằng: “ TNHS là tổng hợp các quyền và nghĩa vụcua các chủ thể: Nhà nước- bên thực hiện TNHS và người phạm tội — bên chịuTNHS Đối với người phạm tội, chịu TNHS có nghĩa là phải chịu tất cả cáchàu qua do việc thực hiện tội phạm dem lại: BỊ truy cứa TNHS; bị kết tội;

phải chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS và chịu mang án tích ` [78, tr 8]

TS Trần Thị Quang Vinh cho rằng: Nội dung của TNHS bao gồm hìnhphạt, biện pháp tư pháp và án tích; TNHS được thực hiện từ khi bản án kết tội

có hiệu lực [91, tr17].

Theo chúng tôi, khi thống nhất rằng: TNHS là những hậu quả pháp lý

bất lợi về hình sự do việc thực hiện tội phạm; TNHS phát sinh từ thời điểm tội

phạm được thực hiện thì tất cả các biện pháp cưỡng chế có tính chất tư

pháp-hình sự áp dụng đối với người thực hiện tội phạm khi họ bị truy cứu và việc thi

hành án, mang án tích đều là những nội dung biểu hiện TNHS Bởi vì tất cả

các bất lợi này đều có nguyên nhân từ việc thực hiện tội phạm và nó không thể

là dạng trách nhiệm pháp lý nào khác Tính chất, mức độ của TNHS thườngđược thể hiện qua: tính nghiêm khắc của biện pháp ngăn chặn, tội danh,

khung hình phạt, mức hình phạt, biện pháp tư pháp, án tích Khi TNHS nhẹ,

do có sự thay đổi của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tộikhông còn nguy hiểm cho xã hội, có nhiều tình tiết giảm nhẹ người phạm tội

có thể được miễn TNHS, miễn hình phạt (nghĩa là họ không phải chịu hoặcchỉ phải chịu một phần nhỏ hậu quả bất lợi) [1, tr 1; 25]

Trang 20

Trong số các nội dung của TNHS thì tội danh, khung hình phat, vàhình phạt cụ thể là sự biểu hiện tập trung và cơ bản nhất Khi biết các nội

dung này chúng ta có thể hình dung tương đối đầy đủ về TNHS của chủ thể.

Hình phạt là một nội dung của TNHS, là một biện pháp cưỡng chếtrong số các biện pháp mà Nhà nước áp dụng đối với người thực hiện tộiphạm Song đó là biện pháp cưỡng chế chủ yếu, là kết quả của cả quá trình

tố tụng thể hiện thái độ phủ định của Nhà nước đối với tội phạm và ngườiphạm tội Vì vậy trong nhiều trường hợp, hình phạt được sử dụng đồng

nghĩa với TNHS - nói tới hình phat là nói tới TNHS Và ngược lại, khi nói

về TNHS của một chủ thể nào đó người ta chỉ bàn tới hình phạt mà Toà án

đã tuyên đối với họ Hình phạt được tuyên, bản án có hiệu lực, nghĩa là đãNhà nước đã chính thức xác định việc hạn chế, tước bỏ các quyền, lợi ích

mà chủ thể lẽ ra được hưởng trong một khoảng thời gian hoặc vĩnh viễn.Chủ thể phải thi hành hình phạt theo quy định của pháp luật về thi hành án:

nộp tiền, bị hạn chế việc tự do đi lại, đi cải tạo tập trung, Trong một số

trường hợp: Chủ thể là người chưa thành niên, phạm tội ít nghiêm trọng, xét

thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Toà án áp các biện pháp tư

pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa: giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

đưa vào trường giáo dưỡng [1, tr 32-33]

Sau khi thi hành án xong, người phạm tội thường phải mang ấn tíchtrong một khoảng thời gian luật định; bị hạn chế một số quyền dân sự,

chính trị

Tóm lại: Trách nhiệm hình sự là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêmkhác nhất, phát sinh khi có hành vi phạm tội, theo đó người thực hiện tộiphạm có nguy cơ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi- chịu tácđộng của các hoạt động truy cứu TNHS, bị áp dụng các biện pháp ngănchan, bị kết án, phải chịu hình phat, các biện pháp tư pháp và án tích;

TNHS chấm dit khi có các căn cứ luật định

Trang 21

1.1.2 Cơ sở của trách nhiệm hình sự

Từ khái niệm “cơ sở”: cái nền tảng trong quan hệ với những cái xâydựng trên nó hoặc dựa trên nó mà tôn tại, phát triển [95], thuật ngữ “cơ sở

của TNHS” được hiểu là những căn cứ, là nền tảng, khuôn mẫu chuẩn để dựa

vào đó xác định TNHS BLHS năm 1999 quy định cơ sở của TNHS tại Điều 2:

“Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định là tội phạm thì mớiphải chịu TNHS” Đây là quy phạm có tính nguyên tắc, khái quát và chungnhất về TNHS, biểu thị các nội dung: 1 Chỉ những người đã thực hiện tội

phạm mới phải chịu TNHS; 2 Những người không phạm tội thì không thể bị

áp dụng TNHS; 3 Tội phạm phải được quy định trong BLHS Như vậy cơ sở

làm phát sinh TNHS là hành vi phạm tội Nội dung này là sự kết tinh nhữnggiá trị xã hội, thành quả quá trình đấu tranh dai dang và bền bỉ của lực lượng

tiến bộ, nhân đạo, của các tư tưởng khoa học trong suốt lịch sử phát triển lâudài của luật hình sự Nó bao hàm hai nguyên tắc: nguyên tắc hành vi vànguyên tắc không có tội nếu không có luật

1.1.2.1 Nguyên tắc hành vi đảm bảo rằng: luật hình sự cũng như pháp

luật nói chung chỉ điều chỉnh hành vi của con người, những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan gây nên tình trạng nguy hiểm cho xã hội chứ không điều chỉnh, truy nã tư duy hay các đặc điểm nhân thân Các chủ thể tuyệt đối không thể bị áp dụng TNHS vì những tư tưởng, ý nghĩ, niềm tin hay đặc điểm

nhân thân cho dù đó là âm mưu hay ý định phạm tội xấu xa, phản động mà

chưa được thể hiện bằng hành vi Cơ sở khoa học của nguyên tắc này là: các tư

tưởng, đặc điểm nhân thân không có khả năng gây nên bất kỳ sự nguy hại thực

tế nào; chỉ bằng hành vi con người mới có thể gây ra các tác động đối với xã

hội Và do đó pháp luật bảo đảm trật tự xã hội không thể áp dụng các hậu quảbất lợi đối với con người khi họ chưa có bất kỳ hành vi nào hiện thực các suy

nghĩ, niềm tin ấy Tuy nhiên khi các tư tưởng, suy nghĩ đã được thực hiện thì

Trang 22

các yếu tố về lỗi, động co mục dich, đặc điểm nhân thân người phạm tội đều

có thể ảnh hưởng tới TNHS của chủ thể — nó biểu thị tính chất, mức độ nguyhiểm của hành vi phạm tội và người phạm tội Về mối quan hệ giữa con người

và pháp luật, C Mác đã viết:

“Chỉ theo mức độ tôi tự biểu hiện ra, theo mức độ tôi bước vào lĩnh vực

thực tế thì tôi mới bước vào phạm vi dưới quyền lực của nhà lập pháp Ngoàihành vì của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toànkhông phải là đối tượng của nó Những hành vi của tôi đó là lĩnh vực duy nhất

vì nó mà tôi đòi quyền tồn tại, quyền hiện thực và như vậy là do nó mà tôi rơi

vào quyền lực của pháp luật hiện hành” [12, tr 19]

Để có được nhận thức như C.Mác đã đúc kết, loài người đã phải trải quathời kỳ đen tối, các quan điểm có tính chất tôn giáo- nhà thờ truy bức dã mannhững kẻ khác tín ngưỡng, những kẻ vô thần hoặc vì những đặc điểm nhânthan của con người [ 16, tr 128-149;], [75, tr 533-568], [80]: 1.Thuyết về tìnhtrạng nguy hiểm của nhân thân (thế kỷ XX) đại diện là F List vàA.Gramanchika cho rằng: có loại người luôn bị coi là nguy hiểm cho xã hội

do nhân thân của họ, để bảo vệ mình xã hội cần phát hiện ra họ và áp dụngbiện pháp an ninh trước khi họ xâm hại đến các lợi ích của xã hội; các can cứ

và giới hạn của TNHS cần được xác định bằng chính nhân thân của họ;

2.Thuyết nhân chủng học ở Ý những năm 70- 80 của thế kỷ XIX cho rằng: có

những người ngay từ khi sinh ra đã là những kẻ phạm tội va cần phải cách lyvĩnh viễn khỏi xã hội bằng cách đưa đi biệt xứ hoặc đến nơi khổ sai hoặc các

hòn dao xa xôi không có người 6

1.1.2.2 Nguyên tắc: không có tội nếu không có luật, không có hìnhphạt nếu không có luật- là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự hiện đại, phản

ánh yêu cầu về hình thức pháp lý của tội phạm Ngày nay, nó được thể chếtrong hầu hết mọi BLHS của các quốc gia và luật pháp quốc tế Tuyên ngôn

Trang 23

nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc đã ghi nhận: “Không ai có thể bị kết

án về một tội phạm nếu thực hiện một hành vi nào đó mà không cấu thành tội

phạm theo luật pháp của nước mình hoặc theo luật quốc té” [36] Sự ra đời vàhiệu lực của nguyên tắc đảm bảo hành vi chỉ trở thành tội phạm nếu trước khi

thực hiện đã có các quy định của pháp luật dự liệu xác định nó là tội phạm và

có hình phạt kèm theo Nguyên tắc này có vị trí quan trọng trong các BLHS,

đã chấm dứt sự tuỳ tiện, vô căn cứ khi áp dụng pháp luật, tự do trừng phạt con

người kéo dài suốt các thời kỳ nô lệ, phong kiến với quyền uy tuyệt đối thuộc

về giới chủ nô, lãnh chúa, các đế vương Đồng thời nó loại trừ việc áp dụngnguyên tắc tương tự khi truy cứu TNHS Nguyên tắc: Không có tội nếu không

có luật ra đời có công lao to lớn của các nhà luật học nổi tiếng thuộc trường

phái Khai sáng nhân đạo (thé ky XVIII):Sarl Monteskiơ (1689- 1755), Volte(1694- 1778), Treraze Beccaria (1738- 1794) và sau được các các nhà luật học

thuộc trường phái Luật hình sự cổ điển (cuối thế ky XVIII đầu thế ky XIX, ở

Đức): G.Heghen (1770- 1830); A Phơbach (1775- 1833) kế thừa, phát triển

nâng lên thành hệ thống lý luận, thành các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự[16, tr 128-149;] [75, tr 533-568].

Theo luật hình sự Việt Nam, để truy cứu TNHS các cơ quan có thẩm

quyền phải chứng minh được rằng chủ thể đã thực hiện tội phạm, nghĩa là đã

có “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người cónăng lực TNHS thực hién một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chuquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, lợiích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhânphẩm, tự do, tài sadn các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâmphạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghia” [1, tr 9].Trong khoa học luật hình sự, tội phạm được hiểu là hành vi thoả mãn CTTP-

Đó là tổ hợp các dấu hiệu pháp lý gồm yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan,

Trang 24

chủ thể, khách thể của tội phạm tạo nên hệ quy chiếu cho phép xác định một

hành vi có du các dấu hiệu mà nó quy định là tội phạm CTTP được xây dungtrên cơ sở trừu tượng, mô hình và khái quát hoá các hiện tượng tiêu cực, nguy

hiểm cho xã hội dưới giác độ của luật hình sự Giữa các CTTP bất kỳ có thể có

chung một hoặc vài dấu hiệu nhưng trong sự kết hợp của cả 4 yếu tố chúng tạo

nên tính đặc trưng, không thể có sự trùng lặp hoàn toàn Các dấu hiệu trongcấu thành có tính chất chung và bắt buộc đối với mọi tội phạm, nó được nhậnthức thông qua những quy định trong Phần chung của BLHS: tuổi chịu TNHS,tình trạng không có nang lực TNHS, lỗi, thời hiệu truy cứu TNHS Và cácđặc điểm về hành vi, hậu quả, đối tượng, công cụ, phương tiện có tính chấtbắt buộc riêng biệt cho từng tội phạm trong các điều luật thuộc Phần các tộiphạm cụ thể Nếu hành vi thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của CTTP thì nó làtội phạm với tội danh là tên của điều luật thuộc Phần các tội phạm cụ thể vàchủ thể có nguy cơ phải chịu TNHS theo chế tài mà điều luật quy định

Khi xem xét một hành vi có thoả mãn CTTP hay không phải sử dụngđồng thời các phương pháp phân tích và tổng hợp, đánh giá từng yếu tố trên cơ

sở mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác Hành vi xảy ra trên thực tế cóđặc điểm thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu mà CTTP mô tả thì đó phải là tộiphạm và ngược lại, đã là tội phạm thì phải là hành vi đã xảy ra và có day đủcác đặc điểm như các dấu hiệu mà CTTP mô tả, trừ một số trường hợp đặcbiệt: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, đồng phạm Từ đặc tính đó, CTTP(khái niệm của khoa học luật hình sự) được coi như khuôn mẫu pháp lý của tộiphạm - hiện tượng tiêu cực của xã hội Như vậy khi pháp luật xác định cơ sở

của TNHS là tội phạm thì trong nghiên cứu khoa học luật hình sự CTTP làkhuôn mẫu pháp lý của TNHS

Cơ sở của TNHS (Điều 2 BLHS) cho phép xác định chỉ người nào phạm

tội mới phải chịu TNHS nhưng không bao hàm nghĩa: bất kỳ ai phạm tội cũng

phải chịu TNHS như mot số quan điểm đang tồn tại trên diễn đàn khoa hoc

Trang 25

hiện nay [56]: “Điều 2 BLHS là cơ sở chung của TNHS, thực chất có hai nội

dung: 1 Chỉ người nào phạm tội mới phải chịu TNHS; 2.Bất kỳ ai phạm tộicũng phải chịu TNHS” hoặc [75, tr 111] “Chỉ người nào phạm tội mới phải

chịu TNHS, và điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ ai phạm tội cũng phải chịu

TNHS”’ Bởi vì tội phạm làm phát sinh khả nang phải chịu TNHS chứ không

đồng nghĩa với việc người thực hiện tội phạm chắc chắn phải chịu những hậuquả bất lợi đó Một thực tế phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới là tồntại tình trạng tội phạm ẩn- tội phạm không bị phát hiện, không xác định đượcchủ thể tội phạm, đã hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc trong một số trườnghop được miễn TNHS, cho thấy rằng người phạm tội đã không phải chịu bất

kỳ hậu quả bất lợi nào dù tội phạm đã xảy và gây những thiệt hại cho cộngđồng xã hội

Tóm lại, pháp luật hình sự xác định co sở của TNHS là tội phạm — hành

vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS; và về mặt khoa học pháp

lý ứng dụng thì CTTP là khuôn mẫu pháp lý, là cơ sở để xác định tội phạm,

xác định TNHS Mọi hành vi thoả mãn các yếu tố CTTP đều bị coi là tộiphạm và ngược lại; khi thực hiện tội phạm chủ thể có nguy cơ phải chịu những

hậu quả bất lợi, phải chịu TNHS

1.2 Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1.2.1 Khái niệm và các đặc điểm của tình tiết giảm nhẹ trách nhiệmhình sự

Tình tiết giảm nhẹ TNHS (gọi tắt là tình tiết giảm nhẹ), là phan không

thể thiếu của hầu hết các BLHS, là một trong các căn cứ để phân hoá và cá thể

hoá TNHS Nó ảnh hưởng có lợi cho các chủ thể tội phạm và thường xuyênđược Toa án áp dụng Trong khoa học pháp lý, tình tiết giảm nhẹ TNHS thuhút sự quan tâm, sự chia sẻ kinh nghiệm của đông đảo các học giả, các nhà áp

Trang 26

dụng pháp luật Song hiện vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về tình tiếtgiảm nhẹ TNHS, diễn đàn khoa học tồn tại nhiều quan điểm khác nhau:

Thạc sỹ Dinh Van Quế, Chánh toà Toà phúc thẩm TANDTC, một

chuyên gia áp dụng pháp luật đã định nghĩa: “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là

các tình tiết trong một vụ án cụ thể nó sẽ làm giảm TNHS của người phạm tội

trong một khung hình phat” [60, tr 240].

Tác giả Dương Tuyết Mién, chuyên nghiên cứu và giảng dạy luật hình

sự đã viết: “Tình tiết giảm nhẹ TNHS là những tình tiết đã được quy định

trong BLHS hoặc do Toà án xác định phan ánh mức độ nguy hiểm cho xã hộicủa hành vì phạm tội, khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội cũng nhưhoàn cảnh đặc biệt của họ Những tình tiết này có ý nghĩa làm giảm nhẹ mức

độ TNHS của người phạm tội” [49]

Tác giả Phạm Thanh Bình lại cho rằng: “Những tình tiết giảm nhẹ

TNHS là những tình tiết chứng tỏ mức độ ít nguy hiểm cho xã hội của ngườiphạm tội hoặc tội phạm đã được thực hiện so với trường hợp người phạm lộitương tự trong hoàn cảnh khác” [6]

Còn rất nhiều tác giả cũng đưa ra các định nghĩa về tình tiết giảm nhẹ

TNHS trên cơ sở phân tích, bình luận từ những góc độ khác nhau: “Các tinh

tiết giảm nhẹ là những tình tiết có liên quan đến việc giải quyết TNHS, có giátrị giảm nhẹ TNHS mà giá trị đó chưa được ghỉ nhận trong chế tài được quy

định đối với tội phạm cụ thể Giá trị giảm nhẹ TNHS của chúng được xác định

bằng khả năng làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;khả năng cải hoá của người phạm tội hoặc vì hoàn cảnh đặc biệt của ngườiphạm tội đáng được khoan hồng” [91]; “Tình tiết giảm nhẹ TNHS là tình tiếtđược quy định trong Phần chung BLHS với tính chất là tình tiết giảm nhẹchung hoặc tình tiết được ghỉ nhận trong văn bản hướng dẫn áp dụng pháp

Trang 27

luật hay do Toà án tự xem xét, cân nhắc và ghi rõ trong bản án đồng thời làmột trong những căn cứ để Toà án cá thể hoá TNHS và hình phạt đối với

người phạm tội theo hướng giảm nhẹ hơn trong phạm vi một khung hình phat”[98, tr 93]

Hoàn toàn không trùng nhau song các quan điểm trên đều thể hiện rõ

những đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ TNHS là: 1 Các tình tiết giảm nhẹTNHS được ghi nhận trong Phần chung của BLHS (Điều 46), trong văn bảnhướng dẫn thi hành hoặc do Toà án xác định và không phải là những tình tiếtđược ghi nhận trong các điều luật thuộc Phần các tội phạm cụ thể; 2 Tình tiếtgiảm nhẹ là căn cứ để quyết định hình phạt; ảnh hưởng làm giảm nhẹ TNHS

của người phạm tội trong phạm vi một khung hình phạt xác định, trừ một sốtrường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật; 3 Là các tình

tiết của vụ án hình sự có liên quan đến việc giải quyết TNHS, phản ánh mức

độ ít nguy hiểm so với các trường hợp phạm tội thông thường, phản ánh khảnăng cải tạo, giáo dục người phạm tội hoặc hoàn cảnh đặc biệt

Như vậy, theo các quan điểm trên, tình tiết giảm nhẹ TNHS chỉ có vaitrò trong quyết định hình phạt, là căn cứ để Toà án lựa chọn loại hình phạtnhẹ, mức hình phạt thấp hơn Sự xuất hiện của tình tiết giảm nhẹ TNHS trongmọi trường hợp đều không có ảnh hưởng tới tính chất của tội phạm, khônglàm thay đổi tội danh và khung hình phạt Có nghĩa là tình tiết giảm nhẹTNHS không thể là tình tiết định tội danh hay định khung hình phạt giảm nhẹ

Ở phần “1.1.1 Khái niệm và các đặc điểm của trách nhiệm hình sự”

đã phân tích: TNHS là khái niệm rộng, bao hàm nhiều dang biểu hiện, trong

đó tội danh, khung hình phạt và hình phạt là những nội dung cơ bản và quantrọng nhất Hình phat là khái niệm hẹp thuộc nội hàm của TNHS, đó là sựđánh giá chính thức, thể hiện thái độ của Nhà nước về tội phạm và người phạmtội Đúng như tên gọi và bản chất của nó, tình tiết giảm nhẹ TNHS phải được

Trang 28

hiểu là bất kỳ tình tiết nào mà sự xuất hiện của nó làm giảm tính chất, mức độnghiêm khác của TNHS Những sự giới han cho rang tình tiết giảm nhẹ chi

ảnh hưởng làm giảm hình phạt theo khung và tội danh đã xác định là chưathoả đáng, đã đồng hoá TNHS với hình phạt, là sai lệch bản chất của các nội

dung này.

Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự cũng như thực tiễn xét

xử cho thấy có những trường hợp TNHS của chủ thể được xử lý theo tội danh,

khung hình phạt hoặc hình phạt nhẹ hơn do sự xuất hiện của tình tiết giảm

nhẹ Đối với các trường hợp này nếu bỏ qua các tình tiết giảm nhẹ thì vẫn tồntại tội phạm Và TNHS của chủ thể được giải quyết theo tội danh cơ bản,

khung hình phạt cơ bản và hình phạt ở mức cao hơn Với những tính cách đó,

sự ảnh hưởng của mỗi tình tiết giảm nhẹ trong các trường hợp khác nhau làkhác nhau song tất cả các tình tiết giảm nhẹ TNHS đều có đặc điểm cơ bản

sau:

1.2.1.1 Về mối quan hệ với tội phạm

Tình tiết giảm nhẹ TNHS là những tình tiết phản ánh hoặc có liên quan

đến tội phạm và TNHS của chủ thể Day là yêu cầu chung đối với mọi loạitình tiết của vụ án hình sự Các tình tiết giảm nhẹ TNHS phản ánh những mặt,khía cạnh của tội phạm cho phép xác định tính ít nguy hiểm hơn của tội phạm

hoặc người phạm tội so với các trường hợp phạm tội thông thường Đó có thể

là các yếu tố của CTTP hoặc các tình tiết bổ sung làm rõ mức độ nguy hiểmcủa tội phạm Các tình tiết này mô tả: hành vi, hậu quả của tội phạm; khách

thể bị xâm hại; năng lực nhận thức, kinh nghiệm sống của chủ thể; lỗi, động

cơ, mục đích, công cụ, phương tiện, hoàn cảnh phạm tội Ngoài ra còn có

một số tình tiết không trực tiếp phản ánh về tội phạm nhưng lại có ý nghĩa

trong việc giải quyết vấn đề TNHS, cho phép tin tưởng khả năng cải tạo tốt

của người phạm tội hoặc thể hiện chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự

Trang 29

Với đặc điểm ảnh hưởng giảm nhẹ TNHS, các tình tiết giảm nhẹ thườnggặp là những tình tiết phản ánh mức độ ít nguy hiểm hơn của tội phạm hoặcngười phạm tội Những tình tiết giảm nhẹ TNHS ảnh hưởng tới tính chất củatội phạm thường ít gặp hon, chỉ xảy ra ở một số trường hợp đặc biệt — thể hiện

sự phân hoá TNHS ở mức độ cao

1.2.1.2 Về vai trò và mức độ ảnh hưởng tới TNHS

Là các tình tiết có ảnh hưởng có lợi cho chủ thể, không phải là căn cứ

để xác định có hay không có tội phạm, tình tiết giảm nhẹ TNHS chi phản ánhtính ít nguy hiểm hơn của hành vi phạm tội hoặc người phạm tội Sự xuất hiện

của nó trong vụ án hình sự làm giảm các hậu quả bất lợi đối với người phạmtội: chủ thể được miễn TNHS, miễn chấp hành hình phạt; TNHS của chủ thểđược xử lý theo tội danh nhẹ hơn, khung hình phạt nhẹ hơn, loại hình phạt nhẹ

hơn, mức hình phạt thấp hơn; chủ thể được miễn chấp hành hình phạt tù cóđiều kiện (được hưởng án treo)

1.2.1.3 Về cơ sở pháp lý

Là những tình tiết được quy định trong BLHS hoặc Toà án thừa nhận

Để ảnh hưởng giảm nhẹ tới TNHS, các tình tiết phải được quy định trongBLHS (trực tiếp hoặc gián tiếp) Nghia là nó phải thuộc vào nhóm: 1 Các tìnhtiết được được liệt kê tại khoản 1 Điều 46; 2 Tình tiết được Toà án công nhậnkhi quyết định hình phạt theo khoản 2 Điều 46 (bao gồm những tình tiết đượcquy định trong Nghị quyết số 01/2000/NQ-HDTP ngày 4/8/2000 của Hộiđồng thẩm phán TANDTC [1, tr 216]; tình tiết do Toà án công nhận, ghi rõtrong bản án) hoặc; 3 Những tình tiết có tính chất đặc biệt: chủ thể tội phạm

là người chưa thành niên, phụ nữ mới sinh con, chuẩn bị tội phạm, phạm tộichưa đạt, người đồng phạm khác (được quy định trong các điều luật về tội

Trang 30

xâm phạm an ninh quốc gia, tội giết con mới đẻ, hoặc được hiểu thông quamột số điều luật khác thuộc Phần chung của BLHS).

Khi giải quyết các nội dung cụ thể của TNHS: miễn hình phạt; áp dụng

án treo; hoãn chấp hành hình phạt tù; tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; xoá

án tích trong trường hợp đặc biệt Một số tình tiết cụ thể khác, phù hợp với

từng giai đoạn cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS: người phạm tội là

phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; chủ thể bị bệnh; có những biểu hiện

tiến bộ rõ rệt

1.2.1.4 Về nguyên tắc áp dụng tình tiết giảm nhẹ

Việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ phải đảm bảo: một tình tiết giảmnhẹ TNHS không thể đồng thời là tình tiết giảm nhẹ định tội, định khung haygiảm nhẹ hình phạt Khoản 3 Điều 46 BLHS quy định rõ: “Các tình tiết giảm

nhẹ đã được BLHS quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không

được coi là tình Hết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phat” [1 tr 22] Quy

định này là sự cụ thể hoá nguyên tắc chung: một tình tiết không thể được sử

dụng nhiều lần đối với các tình tiết giảm nhẹ Trong pháp luật hình sự Việt

Nam, các tội phạm có tình tiết giảm nhẹ là dấu hiệu định tội, định khung

chiếm tỷ lệ không nhiều Ở những trường hợp này, ảnh hưởng của tình tiết

giảm nhẹ đến TNHS rất cao: làm thay đổi tính chất của tội phạm, có giá trịxác định tội danh nhẹ hơn hoặc khung hình phạt nhẹ hơn Vì thế nó không chỉđược ghi nhận trong khoản 1 Điều 46 mà còn được ghi nhận trong các điềuluật thuộc Phần các tội phạm cụ thể Để đảm bảo tính khoa học cũng như cácnguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, việc áp dụngtình tiết giảm nhẹ TNHS phải tuân thủ thứ tự ưu tiên như sau: 1 Tình tiếtgiảm nhẹ định tội, 2 Tình tiết giảm nhẹ định khung, 3 Tình tiết giảm nhẹhình phạt Nghĩa là, một tình tiết giảm nhẹ TNHS chỉ được coi là tình tiết

Trang 31

giảm nhẹ hình phạt khi nó không phải là tình tiết định tội hay tình tiết địnhkhung hình phạt giảm nhẹ Ví dụ: A đi làm đồng về thì thấy mọi người đang

chửi mang B vì B đã có hành vi hãm hiếp cháu C (con gái của A) Quá bựctức, A liền cầm cuốc đánh vào đầu B B bị chết khi được đưa đến bệnh viện

Khám nghiệm tử thi xác định B chết do bị đánh vào đầu bởi nhát cuốc của A

Vụ việc đã được xác định rằng: A đã giết B và có tình tiết giảm nhẹ là phạm

tội trong trạng thái tinh than bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật

nghiêm trọng của nạn nhân gây nên TNHS của A được giải quyết theo Tộigiết người trong trang thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS nam1999) chứ không phải theo Tội giết người (Điều 93) và coi tình tiết tinh thần

bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây nên là tình tiết

giảm nhẹ khi quyết định hình phạt

1.2.1.5 Về thuộc tính vận động của tình tiết giảm nhẹ TNHS

Không phải là đại lượng bất biến, số lượng các tình tiết giảm nhẹ cũng

như sự ảnh hưởng của mỗi tình tiết là không cố định, chủ quan mà nó có tính

khách quan, phản ánh yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm Tình tiết

giảm nhẹ vận động, biến đổi cùng với sự phát triển của luật hình sự nói chung

Thực tế đã chứng minh rằng: có sự thêm, bớt về số lượng các tình tiết giảm

nhẹ, có sự thay đổi về nội dung của các điều luật quy định về tình tiết giảm

nhẹ, liên quan đến tình tiết giảm nhẹ Sự phân hoá TNHS: tách các khung hình

phạt giảm nhẹ của các loại tội phạm truyền thống, điển hình thành các điềuluật riêng với tên gọi mới đã làm cho tình tiết giảm nhẹ định khung chuyển

thành tình tiết giảm nhẹ định tội Ví dụ: Tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHSnam 1999), được tách từ Tội giết người (Điều 101 BLHS năm 1985 nay làĐiều 93 BLHS năm 1999)

Tóm lại: Tinh tiết giảm nhẹ TNHS là những tình tiết thuộc về mặt khách

quan, chủ quan của tội phạm, phan ánh nhân thân người phạm toi hoặc chínhsách nhân đạo của pháp luật hình sự mà sự xuất hiện của nó làm cho lính nguyhiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, người phạm tội giảm đi và vì vay TNHS của

chủ thể thực hiện toi phạm cũng gidm di: duoc xử lý theo tội danh nhẹ hơn, khunghình phạt nhẹ hon loại hình phạt nhẹ hoặc mức hình phat thap hơn

Trang 32

1.2.2 Phân loại các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Trong khoa học, phân chia đối tượng nghiên cứu thành các nhóm nhỏ làđiều cần thiết và phổ biến Việc xem xét, đánh giá đối tượng từ các góc độ,bình diện khác nhau rồi tổng hợp lại cho ta cái nhìn toàn diện và đầy đủ, là cơ

sở cho các kết luận chính xác, khách quan Mỗi căn cứ đem đến một cáchphân loại khác nhau và ở mức độ nhất định chúng đều có ý nghĩa cả về lý luận

1.2.2.1 Phân loại tình tiết giảm nhẹ TNHS căn cứ vào ý nghĩa pháp lý:

vai trò, mức độ ảnh hưởng tới TNHS của chủ thể

Cơ sở của TNHS là tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội được quyđịnh trong BLHS Nhưng tội phạm không phải là hiện tượng giản đơn, thuầnnhất; nó cực kỳ đa dạng, phức tạp do sự khác biệt và phong phú của nhiều loạikhách thể, chủ thể; tính chất, mức độ của hành vi, hậu quả; trạng thái tâm lý

của kẻ tội phạm, vai trò của người bị hại Để việc truy cứu TNHS được chínhxác, thuận lợi; đảm bảo sự tương xứng giữa tội phạm và hình phạt; đạt được

mục đích của hình phạt, BLHS — nguồn duy nhất để xác định tội phạm và các

chế tài hình sự đã được cấu trúc thành các nhóm tội (tương ứng với các

chương trong Phần các tội phạm cụ thể); thành các tội (tương ứng với các điềuluật) và mỗi tội lại thường được phân thành các khung hình phạt khác nhau.Mỗi khung hình phạt là một khoảng giới hạn cho phép nhà áp dụng luật lựa

Trang 33

chọn một mức phù hợp với từng trường hợp cụ thể Việc xác định TNHS phảicăn cứ vào từng vụ án Dựa vào vai trò trong quá trình truy cứu TNHS, xác

định hình phạt, các tình tiết của vụ án được chia thành: tình tiết định tội, tìnhtiết định khung, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt Đối với các tìnhtiết giảm nhẹ TNHS chúng ta có sự phân loại tương ứng: tình tiết giảm nhẹđịnh tội; tình tiết giảm nhẹ định khung và tình tiết giảm nhẹ hình phạt

- Tình tiết giảm nhẹ TNHS định tội (hay tình tiết giảm nhẹ định tội) là

những tình tiết có vai trò trong định tội danh: dùng để xác định tên gọi của tộiphạm mà chủ thể phạm phải Các tình tiết này được quy định trong CTTP, làyếu tố của CTTP cơ bản nếu tội phạm đó có nhiều cấu thành Sự khác biệt của

tình tiết giảm nhẹ so với các tình tiết định tội thông thường là: Các tình tiết

định tội thông thường trong sự kết hợp với nhau tạo nên đặc trưng của từngtội, không một loại tội phạm nào khác có thể thoả mãn (trừ tội phạm chứa tìnhtiết giảm nhẹ là yếu tố cấu thành) và sự thiếu đi của chúng có thể dẫn tới vô

tội Các tình tiết giảm nhẹ định tội là dấu hiệu để phân định tội danh chứa nó với tội phạm có tính chất gốc, cơ bản và điển hình mà tội phạm chứa tình tiếtgiảm nhẹ TNHS là một trường hợp đặc biệt Trong quan hệ với các loại tội

phạm nói chung, tình tiết giảm nhẹ định tội được xem như tình tiết bổ sung: sự

xuất hiện, mất đi của nó không làm xuất hiện hay mất đi một tội phạm mà làm

cho tội phạm bị thay đổi về chất theo hướng giảm đi, và được phân hoá bằngcách chuyển sang tội phạm khác thuộc loại nhẹ hơn với tên gọi mới Thông

thường tên của loại tội phạm giảm nhẹ đã bộc lộ rõ điểm đặc thù, thường xuất

phát từ tên gọi của tội phạm gốc cộng thêm tên tình tiết giảm nhẹ So với cáctình tiết giảm nhẹ khác, tình tiết giảm nhẹ định tội có ảnh hưởng lớn nhất tớiTNHS của chủ thé Nó ảnh hướng lớn tới tính chất nguy hiểm (theo hướnggiảm nhẹ) của tội phạm Trong pháp luật hình sự hiện hành, các tình tiết giảm

nhẹ định tội chiếm một số lượng không nhiều và chỉ bắt gặp ở các tội phạmxâm hại tính mạng, sức khoẻ Đó là phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ

Trang 34

chính đáng (PVCD), phạm tội trong trang thái tinh than bi kích động mạnh do

hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên và một trường hợprất đặc biệt là người mẹ giết con mới đẻ do lạc hậu

- Tình tiết giảm nhẹ TNHS định khung hình phạt (gọi tắt là tình tiết

giảm nhẹ định khung) là tình tiết phản ánh tính ít nguy hiểm hơn của tội phạm

so với trường hợp phạm tội phản ánh ở CTTP co bản Trong giới hạn của một

loại tội phạm cụ thể thì sự thay đổi này được coi như làm biến đổi tính chấtcủa tội phạm theo hướng giảm nhẹ Đó là cơ sở để TNHS của chủ thể cũng

giảm đi, xác định trong giới hạn thấp hơn khung hình phạt cơ bản

Tình tiết giảm nhẹ định khung là yếu tố thuộc CTTP giảm nhẹ Nó

không là dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác song là dấuhiệu để phân biệt các tội phạm có cùng tội danh, cùng quy định trong mộtđiều luật nhưng khác nhau về tính chất nguy hiểm cho xã hội Tình tiết giảmnhẹ định khung ảnh hưởng đến TNHS thấp hơn tình tiết giảm nhẹ định tộinhưng cao hơn tình tiết giảm nhẹ hình phạt Trong truy cứu TNHS, tình tiếtgiảm nhẹ định khung chỉ được xem xét, cân nhắc áp dụng sau khi đã xác địnhđược tội danh Các tình tiết giảm nhẹ định khung, hiện nay, chỉ còn gặp trongmột số ít loại tội phạm thuộc nhóm Các tội xâm phạm an ninh quốc gia vớicác tình tiết là: có nhiều tình tiết giảm nhẹ; người đồng phạm khác; phạm tội

trong trường hợp ít nghiêm trọng.

- Tình tiết giảm nhẹ hình phat hay tình tiết giảm nhẹ TNHS chung là

tình tiết mà sự xuất hiện của nó làm giảm mức hình phạt của chủ thể Đó

thường là những tình tiết phản ánh rõ hơn về mức độ nguy hiểm của tội phạm,

người phạm tội hoặc các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của chủ thể, thể

hiện chính sách hình sự nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước Các tình tiết nàykhông phải là yếu tố CTTP Khi truy cứu TNHS, các tình tiết giảm nhẹ hìnhphạt chỉ được xem xét, sử dụng khi nó không là tình tiết định tội hay tình tiết

Trang 35

định khung giảm nhẹ Là căn cứ để quyết định hình phạt, sự ảnh hưởng tớiTNHS của tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này thấp hơn so tình tiết giảm

nhẹ định tội và tình tiết giảm nhẹ định khung Nó không làm thay đổi tính chất của tội phạm, của TNHS mà chỉ làm giảm nhẹ mức độ nghiêm khắc của

hình phạt, làm cho hình phạt áp dụng với chủ thể ở mức thấp theo tội danh vàkhung hình phạt đã xác định.

Các tình tiết giảm nhẹ định tội, định khung được ghi nhận trong các

điều luật thuộc Phần các tội phạm cụ thể của BLHS và là yếu tố bắt buộc củaCTTP, biểu hiện sự phân hoá TNHS Còn tình tiết giảm nhẹ hình phạt đượcghi nhận trong các điều luật ở Phần chung, hoặc trong văn bản hướng dẫn ápdụng pháp luật, do Toà án xác định - Là căn cứ để cá thể hoá TNHS và hìnhphạt.

Việc phân chia tình tiết giảm nhẹ TNHS thành 3 loại như trên chỉ cótính chất tương đối trong nghiên cứu chung về tội phạm và TNHS Với mỗi vụ

án cụ thể, việc xác định một tình tiết nào đó là tình tiết giảm nhẹ định tội,giảm nhẹ định khung hay giảm nhẹ hình phạt hoàn toàn có tính chất bắt buộc

và tuyệt đối Mọi sự nhầm lẫn đều là sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng phápluật và dẫn đến kết quả của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử không thể được

chấp nhận Chính vì vậy việc nghiên cứu về tình tiết giảm nhẹ theo cách phânloại này có ý nghĩa thiết yếu với việc tiếp tục phát triển luật hình sự và hoạt

Trang 36

người phạm tội trong việc tiếp nhận sự giáo dục, cải tạo từ phía Nhà nước đểhoàn lương; hoặc thể hiện chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự xã hội

chủ nghĩa

- Các tình tiết giảm nhẹ mô tả tội phạm: là những tình tiết phản ánh tính

chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, sự xuất hiện của nó làm cho tội phạm trởnên ít nguy hiểm hon Đó là những tình tiết được mô tả trong các CTTP (phanánh tính chất của tội phạm) hoặc tình tiết bổ sung, làm rõ cho các yếu tố đãđược phản ánh trong cấu thành của tội phạm, thể hiện sự giảm đi về mức độnguy hiểm Gồm:

* Các tình tiết phản ánh hành vi và hậu quả: chuẩn bị phạm tội; phạm

tội chưa đạt; người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; phạm tội nhưng

chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn

* Các tình tiết phản ánh đặc điểm nhân thân người phạm tội: phạm tội

lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; người phạm tội chưa thành niên,

phụ nữ có thai

* Các tình tiết ảnh hưởng đến lỗi: phạm tội trong trường hợp vượt quágiới hạnh PVCD, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; trong trường hợp bịkích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc cuangười khác gây nên; phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải

do tự mình gây ra; phạm tội do bị người khác cưỡng bức; do lạc hậu; người

phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành

Trang 37

không liên quan đến hành vi và hau quả trực tiếp của tội phạm nhưng nó lại

cho phép tin tưởng rằng việc áp dụng TNHS đối với họ chi cần ở mức thấp hơn

các trường hợp thông thường van đạt được mục đích của hình phạt Đó là các

tình tiết: người phạm tội tự thú; thành khẩn khai báo, ăn nan hối cải; tích cựcgiúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; lập công

chuộc tội

- Những tình tiết phản ánh chính sách hình sự của Nhà nước: là các tình

tiết dường như không qua hệ gì tới tội phạm và mục đích của hình phạt nhưng

nó thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước Các tình tiết thường

gặp là: người phạm tội là trẻ em, phụ nữ có thai, người già, thương binh, bị tàntật nặng do tai nạn lao động; người tội phạm có người nhà thân thích như: cha,

mẹ hoặc con là liệt sỹ; người tội phạm có thành tích xuất sắc trong sản suất,

chiến đấu, học tập hoặc công tác

Việc phân loại như chỉ có tính chất tương đối vì một tình tiết giảm nhẹTNHS có thể vừa phản ánh tính ít nguy hiểm của tội phạm, vừa thể hiện chính

sách hình sự của Nhà nước hoặc khả năng hoàn lương của chủ thể Ví dụ: tình

tiết người phạm tội là trẻ em: là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt, nó vừa thể hiệnchính sách hình sự: giáo dục, giúp đỡ trẻ em đồng thời nó cũng phản ánh mức

độ lỗi giảm đi, bởi thông thường trẻ em nhất thời phạm tội, chưa có ý thức,

quyết tâm phạm tội cao độ, đến cùng và khả năng hoàn lương của trẻ phạm tội

cũng cao vì chúng dễ học tập, dễ uốn nắn

1.2.2.3 Phân loại tình tiết giảm nhẹ TNHS căn cứ vào cơ sở pháp lý

Để có vai trò trong vụ án, làm căn cứ giải quyết vấn đề TNHS, các tinh

tiết phải có cơ sở pháp lý là được BLHS quy định Tuy nhiên việc áp dụng

nguyên tắc này không phải là như nhau đối với mọi trường hợp

Trang 38

Các quy định về tội phạm và hình phạt, các tình tiết tăng nặng TNHS cóảnh hưởng bất lợi cho người phạm tội phải triệt để tuân thủ nguyên tắc: không

có tội, không có hình phạt nếu không có luật, không áp dụng tương tự pháp

luật BLHS phải quy định rõ, và chỉ khi nào BLHS có quy định trực tiếp thìchủ thể mới có nguy cơ phải chịu những hậu quả bất lợi do hành vi của mình

đem lại Những tình tiết giảm nhẹ thì khác, với đặc tính ảnh hưởng có lợi cho

chủ thể, nội dung này được vận dụng linh hoạt và mềm dẻo hơn, xuất phát từnguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Các tình tiết giảm nhẹ TNHS baogồm: các tình tiết giảm nhẹ được BLHS quy định trực tiếp; các tình tiết giảm

nhẹ được ghi nhận trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật; các tình

tiết giảm nhẹ do Toà án quyết định và ghi rõ trong bản án.

- Các tình tiết giảm nhẹ được BLHS trực tiếp quy định: BLHS nam 1999

quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS tại khoản 1 Điều 46 với 18 tình tiết cụ

thể Ngoài ra các tình tiết giảm nhẹ còn được ghi nhận với tư cách là tình tiếtgiảm nhẹ định tội hoặc giảm nhẹ định khung trong các điều luật thuộc Phầncác tội phạm cụ thể; và rải rác trong các điều luật ở Phần chung quy định vềmiễn TNHS (Điều 25); miễn hình phạt (Điều 54); giảm hình phạt (Điều 58,Điều 59) hoặc thông qua nội dung của một hoặc một số điều luật về đồngphạm, chuẩn bị phạm tội; những quy định đối với người chưa thành niên phạm

tội (Chương X) Các tình tiết giảm nhẹ được quy định trong BLHS có sự

ảnh hưởng lớn đến tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm cũng như TNHScủa chủ thể Và chỉ những tình tiết này mới có khả năng ảnh hưởng làm giảm

tội, giảm khung hình phạt, là căn cứ để áp dụng hình phạt ở mức dưới khung.

- Các tình tiết giảm nhẹ được quy định trong các văn bản hướng dẫnpháp luật hình sự: Không thể dự liệu một cách tuyệt đối va day đủ về các tìnhhuống có thể xảy ra trong thực tế là một đặc điểm của pháp luật nói chung Vì

vậy, trong quá trình hướng dẫn áp dụng pháp luật, TANDTC đã có quy định

Trang 39

bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Các tình tiết giảm nhẹ TNHS

bổ sung hiện được ghi nhận tại Nghị quyết số 01/2000/NQ- HDTP ngày4/8/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC với 8tình tiết Đó là những tình

tiết ảnh hưởng giảm nhẹ thường gặp, ngoài những tình tiết được quy định

trong BLHS Về nguyên tắc cũng như thực tiễn áp dụng tại Toà án, các tình

tiết này có mức độ ảnh hưởng giảm nhẹ thấp hơn các tình tiết được quy định

trong BLHS, chúng chỉ có thể làm giảm nhẹ hình phạt trong giới hạn khung

hình phạt và tội danh đã xác định.

- Các tình tiết giảm nhẹ do Toà án xác định và ghi rõ trong bản án: Đây

là những tình tiết có tính chất riêng của từng tội phạm, người phạm tội cụ thể(chưa được ghi nhận trong BLHS và trong các văn bản hướng dẫn củaTANDTC) Các tình tiết giảm nhẹ này thường có mức ảnh hưởng thấp hơn sovới các tình tiết giảm nhẹ được quy định trong BLHS và Nghị quyết của Hộiđồng thẩm phán TANDTC; nó không là cơ sở cho việc giảm nhẹ tội danh vagiảm khung hình phạt hay quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của

khung BLHS cho phép Toà án có quyền xác định những tình tiết khác là tìnhtiết giảm nhẹ xuất phat từ tính đa dạng, phức tạp của tội phạm; từ các nguyên

tắc công bằng, nhân đạo cũng như yêu cầu của việc cá thể hoá hình phạt và

việc đạt được mục đích của hình phạt Tuy nhiên, không phải vì thế mà Toà án

có thể dễ dãi, giản đơn khi áp dụng quy định này Chỉ được coi là tình tiết

giảm nhẹ nếu sự xuất hiện của nó là căn cứ cho phép xác định mức độ nguy

hiểm của hành vi phạm tội giảm đi hoặc cho thấy kẻ phạm tội có khả năng cải

tạo tốt, phù hợp với chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta

Trang 40

Chương 2

TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

TRONG VIỆC ĐỊNH TỘI DANH

2.1 Một số vấn đề chung về định tội danh

2.1.1 Khái niệm và các đặc điểm của định tội danh

Định tội danh là xác định tên của tội phạm theo quy định của pháp luậthình sự qua việc xác định điều luật trực tiếp điều chỉnh tội phạm Trong suốtquá trình truy cứu TNHS, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án đềuphải tiến hành định tội danh Định tội danh là bước đầu xác định TNHS củangười phạm tội, nó có vai trò quan trọng, là nền tảng, ảnh hưởng tới toàn bộ

các hoạt động xác định TNHS tiếp theo: định khung và quyết định hình phạt

Chỉ có thể xác định khung hình phạt và hình phạt khi đã xác định chính xáctội danh và nếu việc định tội danh sai sẽ kéo theo toàn bộ các kết quả của quátrình truy cứu TNHS trở thành sai lầm và không có giá trị pháp lý Hiện nay vềđịnh tội đanh còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau và chưa có những nghiên

cứu chuyên sâu đảm bảo đúng cho việc định tội

Viện sỹ Kudriavtxev VN (Liên Xô cũ) cho rằng [16, tr 10]: “Định tộidanh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý hình sự, sự phù hợp, chính

xác giữa các dấu hiệu của hành vi được thực hiện với các CTTP do quy phạmpháp luật hình sự quy định” Học giả Sliap6tmhik6v A.C thì lại khác: “Dinh

tội danh là một giai đoạn của hoạt động bảo vệ pháp luật do các cơ quan điều

tra, truy tố và xét xử thực hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật hình sự vàdựa vào các tình tiết thể hiện sự nguy hiém cho xã hội của một hành vi cụ thể

để xác định dấu hiệu của CTTP tương ứng với hành vi đó” [16]

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w