Trong những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều các côngtrình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh trong đó có pháp luật về kiểm soátđộc quyền, có thể kể đến như: hai đề tài nghiên cứ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHAN THỊ VAN HONG
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS.Nguyễn Như Phát
HÀ NOI - 2005
Trang 2Mở đầu 1
CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN VE DOC QUYEN VA
PHAP LUAT KIEM SOÁT ĐỘC QUYEN 51.1 Một số vấn dé lý luận cơ ban về độc quyền 5
1.1.1 Canh tranh va xu hướng độc quyền hoá của cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường 5
1.1.2 Khái niệm độc quyền và các dạng biểu hiện của độc quyền 11
1.1.3 Vai trò của Nha nước trong việc kiểm soát độc quyền 16
1.2 Một số vấn dé lý luận co bản về pháp luật kiểm soát độc
quyền 18
CHUONG 2: MOT SO VAN ĐÈ CƠ BAN VE ĐỘC QUYEN VA PHÁP
LUAT KIEM SOÁT ĐỘC QUYEN Ở VIỆT NAM HIEN NAY 282.1 Độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam 28
2.1.1 Các dạng biểu hiện của độc quyền trong nền kinh tế
Việt Nam 28
2.1.2 Độc quyền nhà nước - nét đặc thù của độc quyền trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 34
2.2 _ Pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay 40
2.2.1 Các quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát độc
quyền trong những lĩnh vực cụ thể 41
2.2.2 Các quy định của Luật cạnh tranh 2004 liên quan đến
kiểm soát độc quyền 512.3 Một số vấn dé về đảm bảo thực thi các quy định pháp luật
kiểm soát độc quyền 732.4 Một số đề xuất ban đầu liên quan đến pháp luật kiểm soát độc
quyền và thực thi pháp luật kiểm soát độc quyên ở Việt Nam
hiện nay 79
KET LUẬN 81DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 82
Trang 3PHAN MO DAU
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài:
Từ năm 1986, nước ta tiến hành chuyển đổi nền kinh tế sang vận
hành theo cơ chế thị trường, theo đó quyền tự do kinh doanh được ghi nhận
trong Hiến pháp 1992 đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu trong nền kinh tế Thực tế,cạnh tranh đã đóng vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế
nước ta có được tốc độ phát triển khá cao và khá ổn định
Tuy nhiên, trong những năm qua, thực tiễn cho thấy là đã xuất hiện
và phát triển ngày càng phức tạp, tinh vi những hành vi cạnh tranh khônglành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là những hành vi han
chế cạnh tranh đang ngày càng gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho nền
kinh tế, cho xã hội
Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp kiểmsoát độc quyền trong nền kinh tế thị trường trong đó quan trọng nhất làviệc ban hành pháp luật kiểm soát độc quyền nhằm bảo vệ cạnh tranh
Trước khi Luật cạnh tranh 2004 được Quốc hội ban hành, các quy địnhpháp luật về kiểm soát độc quyền nằm tải rác trong một số văn bản phápluật khác nhau về các lĩnh vực cụ thể khác nhau Các quy định pháp luậtnày nhìn chung là chưa đủ sức kiểm soát độc quyền, bảo vệ cạnh tranh.Luật cạnh tranh 2004 ra đời là một bước phát triển mới về chất trong lĩnhvực pháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật về kiểm soát độc quyền nóiriêng Sự ra đời của Luật cạnh tranh 2004 cũng thể hiện sự chủ động tíchcực trong chủ trương hội nhập của Dang và Nhà nước ta với thế giới
Tuy nhiên, pháp luật chống độc quyền là một lĩnh vực pháp luật cònrất mới mẻ ở nước ta cả trên phương diện lý thuyết và phương diện thực
tiễn Việc đưa được các quy định pháp luật kiểm soát độc quyền vào thựctiễn đang là một công việc đỏi hỏi nhiều nỗ lực, quyết tâm của nhiều chủ
thể trong xã hội Nghiên cứu về độc quyển và pháp luật kiểm soát độc
quyền ở Việt Nam do vậy là cần thiết và có ý nghĩa Chính vì vậy mà tôi
chon dé tài: “Độc quyển và pháp luật về kiểm soát độc quyên ở Việt Nam
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình
Trang 4Trong những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều các côngtrình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh trong đó có pháp luật về kiểm soátđộc quyền, có thể kể đến như: hai đề tài nghiên cứu cấp Bộ của ViệnNghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về “Vấn đề khuyến khích cạnh
tranh và kiểm soát độc quyền” (năm 1993 và 1995); Chương trình nghiêncứu Việt Nam - Hà Lan về “Các giải pháp kiểm soát độc quyền và chốngcạnh tranh không lành mạnh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của
Việt Nam” (9/1996); Luận án Tiến sĩ “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và
chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của Dang Vũ Huân (năm2002); Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm
soát độc quyền” của Đặng Vũ Huân, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp(năm 1996); Kỷ yếu Dự án VIE/94/003, Tập IV, phần 1, “Pháp luật về cạnhtranh”, Bộ Tư pháp (năm 1998); “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranhtrong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Tiến sĩ
Nguyễn Như Phát, Thạc sĩ Bùi Nguyên Khánh, NXB Công an nhân dân
năm 2001 Các bài viết chuyên khảo của các tác giả về chính sách cạnh
tranh, pháp luật cạnh tranh đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật thuộc
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật; Tạp chí Dân chủ và Pháp luậtthuộc Bộ Tư pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp thuộc Văn phòng Quốc
hội Kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành cũng đã bắt đầu cómột số công trình tìm hiểu về nội dung của Luật như “Những nội dung cơ
bản của Luật cạnh tranh”, Vụ công tác lập pháp, NXB Tư pháp 2005;
Nguyễn Văn Cương, “Chuyên đề Nghiên cứu tiêu chí đánh giá tính bất hợppháp của các-ten trong luật cạnh tranh của Hoa Kỳ, Cộng đồng Châu Âu,Nhật Bản và một số bình luận về Luật cạnh tranh của Việt Nam”, Thông tin
khoa học pháp lý, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp Tháng 12/2004
Đối với các công trình viết trước khi Luật cạnh tranh 2004 được ban
hành, các công trình chủ yếu đề cập đến nhu cầu ban hành luật cạnh tranh
ở Việt Nam và xây dung mô hình luật cạnh tranh của Việt Nam Đối vớicác công trình được công bố sau khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành,các công trình này chủ yếu mang tính giới thiệu toàn bộ nội dung của Luậthoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của Luật Cho đến nay chưa có
Trang 5công trình nào nghiên cứu toàn diện pháp luật về kiểm soát độc quyển ở
Việt Nam hiện nay Do vậy, “Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc
quyền ở Việt Nam hiện nay” là một công trình độc lập của tác giả
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Phân tích những vấn đề lý luận về độc quyền và các dạng biểu hiện
của nó trong nền kinh tế thị trường, về pháp luật kiểm soát độc quyền;
- Phân tích thực tiễn về độc quyền và thực trạng của pháp luật kiểm
soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay trong đó đi sâu phân tích nội dung của
những quy định về kiểm soát độc quyền của Luật cạnh tranh 2004;
- Bước đầu đưa ra một số kiến nghị về các quy định kiểm soát độc
quyền của Luật cạnh tranh 2004 và về một số vấn đề trong công tác thực
thi lĩnh vực pháp luật này.
Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện Luận văn là:
phương pháp biện chứng duy vật; phương pháp lich sử; phân tích, tổng hợp; so
sánh.
Kết quả mới đạt được của Luận văn:
Đề tài đã nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và toàn diện về
những vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc
quyền, phân tích, đánh giá thực trạng độc quyền và pháp luật kiểm soát độc
quyền ở nước ta hiện nay; kết hợp với việc nghiên cứu mang tính chất tham
khảo kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này của một số nước, từ
đó bước đầu đưa ra một số kiến nghị về các quy định pháp luật về kiểm soát
độc quyền của Luật cạnh tranh 2004 và về công tác thực thi lĩnh vực pháp luật
này.
Bố cục và nội dung cơ bản của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu thành 3 chương với nội dung cơ bản như sau:
Chuong1 Một số vấn đề lý luận co bản về độc quyền và pháp luật kiểm soát
độc quyền1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền.
1.1.1 Canh tranh và xu hướng độc quyền hoá của cạnh tranh trong
Trang 62.1.2 Độc quyền nhà nước - nét đặc thù của độc quyền trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam
Pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Các quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát độc quyền
Một số đề xuất ban đầu liên quan đến pháp luật kiểm soát độc quyền
và thực thi pháp luật kiểm soát độc quyên ở Việt Nam hiện nay
Trang 7CHƯƠNG IMOT SO VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE ĐỘC QUYEN VA
PHAP LUAT KIEM SOÁT ĐỘC QUYEN
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ ban về độc quyền
1.1.1 Cạnh tranh và xu hướng độc quyền hoá của cạnh tranh trongnên kính tế thị trường
Cho đến nay, về mặt kinh tế, đa số các quốc gia trên thế giới đều đitheo con đường kinh tế thị trường Thừa nhận nền kinh tế thị trường cũng
đồng nghĩa với việc thừa nhận các quy luật của nó, trong đó có quy luậtcạnh tranh vốn là một trong những quy luật cơ bản nhất và chi phối mạnh
mẽ nhất mọi hoạt động của nền kinh tế thị trường Nhận thức cho được quyluật cạnh tranh, những vấn đề liên quan đến cạnh tranh trong nền kinh tế
thị trường là vô cùng cần thiết đối với Nhà nước, chủ thể có nhiệm vụ điều
tiết nền kinh tế, và đối với các thành phần trong nền kinh tế thị trường với
tư cách là các chủ thể trực tiếp tham gia vào các quá trình cạnh tranh
Về mặt thuật ngữ, cạnh tranh được hiểu là sự ganh dua để giành uuthế về phía mình trong một lĩnh vực nào đó Theo cuốn Từ điển kinh doanh
xuất bản năm 1992 ở Anh, cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định
nghĩa như sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh
doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất
hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” [14, Tr 17] Theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam, cạnh tranh là “hoạt động tranh đua giữa những người
sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều
kiện sản xuất, tiêu thu và thị trường có lợi nhất ”.[15, Tr 357]
Dưới góc độ kinh tế, cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua hay ganhđua của các thành viên của một thị trường hàng hoá, sản phẩm cụ thể nhằm
mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng, thị trường vàthị phần của một thị trường cụ thể
Một khái niệm quan trọng cần được xác định trong khi nghiên cứu,
xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh là khái niệm ‘Ay /rường liên quan.
Khái niệm thị trường liên quan, là khái niệm quan trọng vì cạnh tranh chỉ
Trang 8diễn ra trên những thị trường cụ thể, đây cũng là cơ sở để xác định thị phần
và các yếu tố quan trọng khác trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh,độc quyền và pháp luật cạnh tranh
Một cách khái quát, thị trường liên quan là nơi mà cạnh tranh diễn
ra Có thể hiểu thị trường liên quan là một thị trường được xác định bởi cácyếu tố: sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) và khu vực địa lý của sản phẩm
Về yếu tố sản phẩm, đây là một tiêu chí quan trọng cho việc xác
định thị trường liên quan Về lý luận cũng như kinh nghiệm của các nước
có truyền thống về luật cạnh tranh, để xác định thị trường liên quan, người
ta phải xác định cho được các hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau
một cách hợp lý hay không Tuy nhiên, để xác định cho được khả năngthay thế cho nhau một cách hợp lý giữa các hàng hóa hay dịch vụ cụ thểkhông phải là điều đơn giản Thông thường, để làm được điều này, người tacăn cứ vào tổng thể nhiều tiêu chí như đặc điểm của sản phẩm, mục đích sử
dụng của người tiêu dùng, chi phí, giá thành sản phẩm trong đó, các nướckhác nhau nhấn mạnh đến những tiêu chí khác nhau Chẳng hạn, Hoa Kỳ
nhấn mạnh đến 3 yếu tố là: các tính toán về chi phí dự đoán để thay thế sảnphẩm; ý kiến đánh giá của các chuyên gia kinh tế; dữ liệu từ nghiên cứu thị
trường Trong khi đó, CHLB Đức thường tham khảo ý kiến của người tiêudùng mà xác định sản phẩm có thể thay thế được chức năng của nhau hay
không [16, Tr 747-749].
Một yếu tố quan trọng khác để xác định thị trường liên quan là khu
vực địa lý Đó là giới hạn không gian mà các hành vi cạnh tranh có tác
động đáng kể đến các chủ thể tham gia cạnh tranh Thị trường địa lý liênquan là một khu vực địa lý cụ thể mà trên đó hàng hóa, dịch vụ có thể
thay thế được cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và khu
vực địa lý này phải có sự khác biệt đáng kể với khu vực địa lý lân cận
Ví dụ, khi Tổng công ty bưu chính viễn thông yêu cầu các doanhnghiệp thành viên thống nhất mức cước điện thoại di động tối thiểu thì
thỏa thuận khống chế giá của các doanh nghiệp này chỉ có tác độngtrên thị trường Việt Nam ; khi Hiệp hội taxi Ha Nội thỏa thuận khốngchế giá, thỏa thuận sử dụng loại xe giữa các doanh nghiệp thành viênthì các thỏa thuận này chỉ có hiệu lực trên thị trường Hà Nội mà khôngảnh hưởng đáng kể đến thị trường của các khu vực địa lý khác
Trang 9Cạnh tranh là hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường Với tư cách
là động lực phát triển nội tại của nền kinh tế, cạnh tranh chỉ xuất hiện vàtồn tại dưới những tiền đề kinh tế và pháp lý nhất định mà những tiền đềchỉ có thể có trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Về phương diệnkinh tế, cạnh tranh được hình thành trên cơ sở tiền đề là: có sự tham gia của
các thành viên thương trường, có sự chạy đua vì mục đích kinh tế trên cơ sở
mâu thuẫn về lợi ích giữa các thành viên đó và chúng đều diễn ra trên một
thị trường hàng hoá cụ thể Xét về phương diện pháp lý, cạnh tranh chỉ có
thể diễn ra trong điều kiện pháp luật thừa nhận và bảo hộ tính đa dạng của
các loại hình sở hữu, khi tự do thương mại và theo đó là tự do kinh doanh,
tự do khế ước và quyền tự chủ của các cá nhân được hình thành và đảmbảo Cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi không có bất kì một quy định hayhành vi nào ngăn can sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiém năng [17,
Tr 5].
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là động lực phát triển kinh
tế Nó tác động đến moi hành vi của các chủ thể tham gia thương trường,
tác động đến lợi ích của người tiêu dùng, tác động đến sự phát triển khoahọc công nghệ cũng như toàn bộ nên sản xuất Để có thể thấy được tác
động của cạnh tranh đối với nền kinh tế thị trường, chúng ta cũng cần xem
xét cạnh tranh trong mối liên hệ với hợp tác, một khái niệm dường như đối
nghĩa với cạnh tranh, triệt tiêu cạnh tranh.
Cạnh tranh với tính cách là quy luật khách quan của kinh tế thịtrường luôn thôi thúc các chủ thể kinh doanh không ngừng tranh đua với
nhau nhằm thu hút ngày càng nhiều thị phần và khách hàng về phía mình
Để đạt được mục đích đó, các chủ thể kinh doanh phải tích cực cải tiến
kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đổi mới
phương thức quản lý kinh doanh, tìm mọi cách nâng cao chất lượng vàgiảm giá thành sản phẩm Như vậy, trong cơ chế thị trường, chỉ nhữngdoanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển, cácdoanh nghiệp không chịu được sức ép của cạnh tranh sẽ phải thu hẹp sản
xuất và dần rút khỏi thị trường Nói cách khác, cạnh tranh làm cho nền
kinh tế luôn có khả năng cơ cấu lại một cách năng động
Một lợi ích to lớn khác của cạnh tranh là cạnh tranh thúc đẩy sự
Trang 10phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm (vốn, nguyên liệu, nhiên liệu,
sức lao động, tài sản trí tuệ, công nghệ ) Điều này thể hiện trong quá
trình cạnh tranh là các nguồn lực khan hiếm chỉ tìm đến với những doanh
nghiệp cạnh tranh hiệu quả trên nguyên tắc thỏa thuận của cơ chế thịtrường (trong cơ chế thị trường, việc phân bổ các nguồn lực dựa trên cơ sởưng thuận, và do vậy, nguồn lực sẽ tìm đến với doanh nghiệp nào có khả
năng trả giá cao nhất — khác với trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa mangtính mệnh lệnh, việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm dựa trên cơ sở mệnh
lệnh, và do vậy có nhiều khả năng gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn
lực).
Trên cơ sở các lợi ích to lớn của cạnh tranh nói trên, các sản phẩm có
chất lượng cao, giá thành hạ và ngày càng được cải tiến về công nghệ, kỹ
thuật sẽ được cung ứng cho người tiêu dùng và xã hội Như vậy, xã hội và
người tiêu dùng sẽ được lợi từ cạnh tranh trong nền kinh tế
Mặt khác, lợi nhuận và sự sống còn cũng có thể thúc đẩy các chủ thể
kinh doanh thực hiện các thủ pháp cạnh tranh gian dối, lừa đảo đi ngược lại
các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh lành mạnh,
xâm phạm lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu
dùng, gây lãng phí của cải và các nguồn lực xã hội Đây chính là hiện
tượng mà pháp luật cần ngăn cản
Cùng với mục đích tối đa hoá lợi nhuận của các doanh nghiệp, cạnhtranh còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn
ra không đều ở các ngành, lĩnh vực khác nhau, tạo ra tiền đề vật chất cho
sự hình thành các doanh nghiệp có khả năng khống chế thị trường, tiến tớiđộc quyền ở thị trường đó Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách phát triển
tiểm lực cạnh tranh của mình trên thương trường, có thể là phát triển tiềm
lực tự có hoặc liên kết cùng với các đối thủ cạnh tranh khác để có thể vô
hiệu hóa các đối thủ cạnh tranh khác, khống chế thị trường Có nhiều hình
thức liên kết ở các mức độ khác nhau, các doanh nghiệp hoặc thoả thuận
với nhau nhằm ấn định giá mua bán hàng hoá, chủng loại, sản lượng cung
ứng hàng hoá, dịch vụ, trình độ công nghệ, phân chia thị trường hoặc tiến
hành sáp nhập, hợp nhất để hình thành một doanh nghiệp mới có thị phầnlớn hơn Khi đã ở vị trí độc quyền, doanh nghiệp độc quyền sẽ dễ dàng loại
Trang 11bỏ các đối thủ cạnh tranh khác để duy trì vị trí độc tôn của mình, tự ý tăng
giá bán hàng hoá, dịch vụ, lũng đoạn thị trường, thu lợi nhuận độc quyền
Như vậy, từ chỗ là hệ quả tất yếu của cạnh tranh - động lực thúc đẩy nền
kinh tế, độc quyền quay trở lại hạn chế, cản trở, thậm chí triệt tiêu cạnhtranh, làm sai lệch quy luật cạnh tranh, thay đổi cơ cấu thị trường, ảnhhưởng đến sự vận hành bình thường của thị trường Vì lí do đó, độc quyền
được coi là một trong những khuyết tật lớn nhất của kinh tế thị trường
Ngoài ra, cạnh tranh còn đẩy mạnh sự phân hóa giàu nghèo trong xãhội, những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh sẽ gặp khó khăn trong
sản xuất kinh doanh, thậm chí đi đến phá sản, người lao động có thể bị mất
việc do doanh nghiệp liên tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc
do doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh và đi đến phá sản
Như vậy, cạnh tranh là động lực phát triển của nền kinh tế, là một
trong những yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.Nhung có phải mọi hành vi, hiện tượng can trở cạnh tranh, triệt tiêu cạnh
tranh đều có tác động tiêu cực đến nền kinh tế? Sự hợp tác giữa các đối thủcạnh tranh làm triệt tiêu cạnh tranh có bao giờ mang lại hiệu quả cho nền
kinh tế hay không?
Từ góc độ người trong cuộc, không phải bao giờ hợp tác cũng manglại hiệu quả hơn cạnh tranh và tương tự, không phải bao giờ cạnh tranhcũng mang lại hiệu quả hơn hợp tác, cho dù, như đã được đúc kết, cạnh
tranh luôn là trò chơi trong đó có bên thắng bên thua (win-lose game), còn
hợp tác là trò chơi các bên đều thắng (win-win game) Chẳng hạn, khi các
nhà xuất nhập khẩu trong một quốc gia cùng kinh doanh các mặt hàng
giống nhau hoặc tương tự nhau cạnh tranh mang tính chất tranh mua cướp
bán với nhau, tạo điều kiện cho các nhà tư bản nước ngoài ép giá thì cạnhtranh có thể không mang lại lợi ích cho các nhà xuất nhập khẩu đó; hoặc
khi các doanh nghiệp hợp tác với nhau, không phải bao giờ họ cũng nghĩ là
họ sẽ có lợi trong hợp tác khi họ tin rằng, với sức mạnh của mình khi cạnhtranh, họ sẽ được phần lợi nhuận lớn hơn so với việc hợp tác để chia sẻ lợi
nhuận.
Nhìn từ góc độ lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng, cũng cầnphải căn cứ vào những trường hợp cụ thể để kết luận cạnh tranh thì tốt hơn
Trang 12hay hợp tác thì tốt hơn Điều này xuất phát từ đặc tính hai mặt của cạnhtranh và hợp tác Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và cho ngườitiêu dùng, nhưng cạnh tranh luôn có xu hướng độc quyền hóa, làm xuấthiện những doanh nghiệp có quyền lực thị trường Những doanh nghiệpnày sẽ quay trở lại bóc lột người tiêu dùng và cản trở sự phát triển của xãhội bằng vị trí thống lĩnh thị trường hay vị trí độc quyền của mình Đối với
hợp tác, hợp tác để lũng đoạn thị trường, có thể gây thiệt hại cho người tiêudùng và xã hội, nhưng hợp tác có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng
và xã hội trong nhiều trường hợp, ví dụ như trong các dự án đầu tư nghiên
cứu và phát triển cần vốn lớn, độ rủi ro cao mà không có hoặc rất hiếmdoanh nghiệp đủ sức gánh chịu một mình Hợp tác cũng mang lại hiệu quảhơn là cạnh tranh trong các trường hợp hiệu quả kinh tế đạt được do tăngquy mô (economy of scale) hoặc hiệu quả kinh tế đạt được do mở rộngphạm vi (economy of scope) Hiệu quả kinh tế đạt được do quy mô làtrường hợp năng suất tăng lên hoặc chi phí sản xuất giảm đi do doanhnghiệp tăng quy mô sản xuất Trong trường hợp này, chẳng hạn, khi doanhnghiệp mua hàng hóa hay dịch vụ với số lượng lớn có thể được giảm giácho đầu vào của sản xuất Hiệu quả kinh tế đạt được do mở rộng phạm vi là
trường hợp hiệu quả đạt được do doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại
hàng hóa khác nhau hơn là việc các loại hàng hóa khác nhau đó được sản
xuất bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau
Như vậy, có thể thấy, không phải mọi hiện tượng cạnh tranh hay mọi
hiện tượng hợp tác là tốt hay xấu cho nền kinh tế, cho người tiêu dùng Nó
cũng là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách cạnh tranh, thiết
kế pháp luật cạnh tranh cho phù hợp để đạt được hiệu quả điều chỉnh, mang
lại lợi ích cho nền kinh tế Cạnh tranh cần được bảo vệ như bảo vệ mộtđộng lực quan trọng nhất của nền kinh tế, nhưng điều đó không có nghĩa là
phải triệt tiêu mọi hình thức hợp tác trong kinh doanh Pháp luật cạnh tranh
cần quy định những hình thức hợp tác nào là bị cấm, được cho phép có điềukiện và những trường hợp nào được miễn trừ vì những căn cứ luật địnhtrong đó có một căn cứ quan trọng là tính hiệu quả của chúng trong nền
kinh tế
Nhận thức được những lợi ích của cạnh tranh cũng như tác động tiêu
Trang 13cực của độc quyền, nhiều quốc gia đã xây dựng chính sách điều tiết cạnhtranh, kiểm soát độc quyền nhằm các mục tiêu: tạo nền tảng để duy tricạnh tranh, thúc đẩy đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả kinh tế, bảođảm công bằng, trung thực trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành độc quyền và hạn chế tình trạng
lạm dụng sức mạnh để thao túng thị trường
1.1.2 Khái niém độc quyền và các dạng biểu hiện của độc quyền.Kinh tế học từ lâu đã nghiên cứu cấu trúc thị trường (marketstructure) và chia cấu trúc này thành 4 loại chính: cạnh tranh hoàn hảo
(perfect competition); cạnh tranh có tính độc quyển (monopolisticcompetition); độc quyền nhóm (oligopoly); và độc quyền (monopoly).Trong số đó, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền là hai hình thái thị trường
đối cực với nhau Yếu tố căn bản để phân biệt các hình thái thị trường này
là mức độ của khả năng kiểm soát giá cả của nhà cung cấp hàng hóa haydịch vụ trên thị trường Khả năng kiểm soát giá cả này thường được gọi
là quyền lực thị trường (market power) Một doanh nghiệp được coi là có
quyền lực thị trường khi doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm của mìnhtrên thị trường nhưng tổng lợi nhuận thu về vẫn tăng lên (thông thường,khi một doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm của mình thì sản lượng bán
ra sẽ giảm đi, tổng lợi nhuận có thể giảm đi hoặc tăng lên)
Cạnh tranh hoàn hảo là một hình thái thị trường trong đó có nhiềungười mua và nhiều người bán cùng tham gia thị trường, các sản phẩmtrong thị trường nhìn chung là đồng nhất hoặc được chuẩn tắc hóa, việc gianhập hoặc rút khỏi thị trường được diễn ra tự do, thông tin thị trường mang
tính minh bạch Như vậy, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tất cả người
bán và người mua đều có quy mô quá nhỉ so với quy mô của thị trường nên
không ai có thể có khả năng quyết định hoặc ảnh hưởng đến giá của sảnphẩm trên thị trường, tức là không ai có khả năng có quyền lực thị trường
Tất cả họ đều là những người chấp nhận giá chứ không phải là những người
ấn định giá
Độc quyền là hình thái thị trường trong đó chỉ có một người bán duy
nhất Doanh nghiệp này không phải cạnh tranh với bất cứ đối thủ cạnh
tranh nào trong việc bán sản phẩm của mình trên thị trường Với mong
Trang 14muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ ấn định giá độcquyền sản phẩm ở mức mà mình sẽ thu được lợi nhuận nhiều nhất Kết quả
là người tiêu dùng và xã hội phải gánh chịu giá cả sản phẩm ở mức cao.Mặt khác, doanh nghiệp độc quyền không phải gánh chịu sức ép của cạnhtranh, do đó không có nhu cầu phải cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất
Cạnh tranh có tính chất độc quyền là hình thái cấu trúc thị trường
trong đó có khá lớn các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh nhưng các sản
phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp cho thị trường là có sự khác biệt
tương đối dù chúng có những điểm giống nhau để có thể xếp chung vào
một thị trường.
Độc quyền nhóm là hình thái cấu trúc thị trường trong đó có một số ít
các doanh nghiệp có khả năng chi phối một thị trường cụ thể é hình thái thi
trường này có tồn tại cạnh tranh, nhưng là cạnh tranh giữa một số ít các doanh
nghiệp.
Như vậy, dưới góc độ kinh tế học, độc quyền được hiểu là hình tháithị trường trong đó một doanh nghiệp duy nhất bán một sản phẩm màkhông có một sản phẩm thay thế gần giống với nó Việc thâm nhập vàongành sản xuất sản phẩm này rất khó khăn hoặc không thé được [18, Tr
207] Khái niệm này dùng để chỉ hình thái độc quyền thuần tuý mà cho đếnnay loại hình thị trường này không còn tồn tại ở bất kỳ một nền kinh tế của
bất kỳ quốc gia nào
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khái niệm độcquyền đã có nhiều điểm tiến triển Độc quyền có thé do một doanh nghiệpnắm giữ, cũng có thể do một nhóm các doanh nghiệp cùng nắm giữ Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc quyền: là kết quả tất yếu cuacạnh tranh gay gắt không có sự điều tiết dẫn đến tập trung, tích tụ kinh tế;
do đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm; do sự thông đồng ngầm giữacác doanh nghiệp ở trong ngành; do những cản trở đối với việc nhập cuộc
của các doanh nghiệp tiém năng; hoặc do Nhà nước quyết định nam giữđộc quyền ở một lĩnh vực nào đó nhằm phục vụ lợi ích chung của xã hộihoặc vì an ninh quốc gia Tương ứng, độc quyên cũng có nhiều dạng biểuhiện khác nhau: độc quyền là kết quả của việc sáp nhập, hợp nhất các
Trang 15doanh nghiệp; độc quyền tự nhiên; độc quyền là hậu quả của thủ phápthông đồng ngầm giữa các doanh nghiệp về giá, sản lượng, khách hàng, thịtrường tiêu thụ ; độc quyền do sự tồn tại của những vật cản đối với khảnăng nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng và độc quyền nhà nước.Mot cách khái quát, độc quyển có những dạng biểu hiện như sau:
- Thoả thuận hạn chế cạnh tranh được hiểu là thoả thuận hoặc sựthông đồng giữa những nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ (cácdoanh nghiệp độc lập) với nhau hoặc giữa người sản xuất, kinh doanh, cung
cấp dịch vụ với các bên có liên quan nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị
trường.
Để nâng cao vị thế của mình mà không cần có sự nỗ lực trong cạnh
tranh, các doanh nghiệp độc lập đã thoả thuận, liên kết với nhau nhằm ấnđịnh giá cả, sản lượng, mức đầu tư, phân chia thị trường, nguồn cung ứng,tiêu thụ sản phẩm, đấu thầu hợp đồng trên cơ sở thông đồng trước Các
thoả thuận này có thể là các thod thuận ngang (thoả thuận giữa các nha sản
xuất với nhau hoặc giữa các nhà tiêu thu sản phẩm) hoặc thod thuan dọc
(giữa các nhà sản xuất với các nhà phân phối, bán lẻ) Thoả thuận ngangđược hiểu là các thoả thuận được thực hiện bởi các tác nhân kinh tế (doanh
nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp) nằm ở vị trí ngang nhau của chu trình sản
xuất, phân phối hoặc lưu thông hàng hoá, ví dụ thoả thuận giữa các tácnhân kinh tế cùng là nhà sản xuất với nhau hoặc thoả thuận giữa các tác
nhân là các nhà phân phối với nhau Còn thoả thuận dọc được hiểu là các
thoả thuận được thực hiện giữa các chủ thể là các tác nhân kinh tế nằm ở vịtrí khác nhau của cùng một chu trình sản xuất, phân phối hoặc lưu thônghàng hoá, ví dụ thoả thuận giữa các tác nhân là nhà sản xuất với nhà phânphối Thông thường các thỏa thuận ngang gây hạn chế cạnh tranh có tínhnguy hiểm hơn so với các thỏa thuận dọc gây hạn chế cạnh tranh
- Lam dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền gây hạn chế cạnh
tranh Đây là trường hợp các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc
quyền lạm dụng vị trí của mình có những hành vi gây hạn chế cạnh tranh
Thông thường các doanh nghiệp khi đã có được vị trí thống lĩnh sẽ tìm
cách sử dụng vị trí của mình như một lợi thế để có hành vi áp đặt các điều
kiện bất lợi cho đối thủ cạnh tranh hoặc người tiêu dùng Thông thường đó
Trang 16là các hành vi bán phá giá nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; áp đặt giá mua,
giá bán bất hợp lý; hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ; giới hạnthị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ; áp đặt các diéu kiệnthương mại khác nhau trong giao dịch như nhau tạo phân biệt đối xử; áp
đặt các điều kiện hay nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng củahợp đồng cho các đối thủ cạnh tranh hay khách hàng; ngăn cản sự tham giathị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
- Hành vi tập trung kính tế có nguy cơ dẫn đến độc quyền Dé đốiphó với cạnh tranh trên thị trường, một số doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụcùng một loại mặt hàng hoặc những mặt hàng có mối liên hệ hữu cơ vớinhau trong quá trình sản xuất hoặc tiêu thụ, cùng liên kết với nhau hìnhthành một tập đoàn kinh tế chi phối khối lượng sản xuất, cung ứng và giá
cả thị trường Đây chính là quá trình tích tụ tu bản trên phạm vi toàn xã hội
Các doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế vì nhiều nguyên nhân
khác nhau Những nguyên nhân chính bao gồm: để tăng hiệu quả kinh tế;
để phòng vệ, chia sẻ rủi ro thông qua đa dạng hoá; để thúc đẩy tăng trưởng
và khuyếch trương thanh thế hoặc để giành được vị thế độc quyền trên
thương trường Kết quả là làm hình thành những tập đoàn kinh tế có tiềmlực và thị phần lớn hơn rất nhiều Những tập đoàn này có khả năng loại bỏ
các đối thủ cạnh tranh khác nhằm độc chiếm, kiểm soát toàn bộ thị trường
Ngoài ba nhóm hành vi gây hạn chế cạnh tranh nêu trên, người ta
còn nói đến một số dạng độc quyền khác Đó là:
- Độc quyền tự nhiên: là độc quyền trong các ngành mà kỹ thuật,
công nghệ của sản phẩm mang tính chất đặc biệt, yêu cầu vốn lớn, hiệu quảkinh doanh chỉ đạt được với quy mô sản xuất rất lớn nên số doanh nghiệpsản xuất hoặc cung ứng dịch vụ bị hạn chế Do số lượng hạn chế nên cácdoanh nghiệp được tổ chức theo mô hình kinh doanh khép kín theo chiều
dọc từ khâu đầu đến khâu cuối, ví dụ trong lĩnh vực viễn thông, công ty
Trang 17dịch vụ viễn thông vừa xây dựng, quản lý, vận hành mạng lưới, vừa tư vấn,khảo sát, thiết kế, xây lắp, bảo trì, sửa chữa và xuất nhập khẩu, kinh doanh
các thiết bị chuyên ngành và do đó đã loại trừ khả năng tham gia của các
doanh nghiệp khác Đứng trước nhu cầu về hàng hoá không thay đổi khi cóbiến động về giá, nhà độc quyền có thể đẩy giá lên cao để thu được lợinhuận độc quyền siêu ngạch và gây ra những tác hại rất lớn cho nền kinh tế
- xã hội Trên thực tế có rất ít các ngành công nghiệp rơi vào trường hợp
này, ngoài một số ngành như hệ thống truyền tải và phân phối điện năng,
khí đốt và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt
- Độc quyền nhà nước: đây không phải là kết quả của quá trình cạnh
tranh gay gắt ma do quyên lực nhà nước thiết lập nên để chi phối, nắm giữnhững lĩnh vực kinh tế quan trọng liên quan đến chính sách an ninh quốcphòng, hoặc sản xuất hàng hoá và dịch vụ công cộng đáp ứng các nhu cầu
thiết yếu của người dân Nhà nước duy trì hình thức độc quyền này để đảmbảo việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội ưu tiên, để điều tiết quátrình cạnh tranh nhằm ổn định trật tự nền kinh tế quốc dân và nhằm bảo vệquyền lợi người tiêu dùng
- Độc quyền xuất hiện do sự tồn tai của những rao cản đối với khảnang nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng
Các rào cản gia nhập thị trường được hiểu là bất kỳ nhân tố nào làmgiảm động cơ hoặc khả năng của doanh nghiệp có thể tham gia thị trường
mặc dù lợi nhuận của doanh nghiệp hiện trên thị trường là rất cao Đó có
thể là những rào cản mang tính pháp lý, hành chính và những rào cản mang
tính kinh tế
Rào cản mang tính pháp lý là những quy định của pháp luật loại trừ
khả năng gia nhập vào một ngành kinh tế của các doanh nghiệp tiềm năng
trong một giai đoạn nhất định Các rào cản đó có thể là quy định của pháp
luật về bảo hộ đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp hoặc quy địnhhạn chế ngành nghề kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện của
các nhà đầu tư trong những giai đoạn cụ thể Chẳng hạn, hiện nay có một
số ngành nghề các thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam không được kinh
doanh hoặc đang trong giai đoạn thí điểm cho phép như: hàng không, vậntải biển quốc tế, viễn thông, phát điện, môi giới chứng khoán, trường phổ
Trang 18thông, xuất nhập khẩu báo chí, in ấn, sản xuất phim truyền hình, bảo hiểm,kinh doanh thiết bi phát sóng, xây dung và khai thác cơ sở hạ tang Đối
với lĩnh vực phát triển hạ tầng và ngân hàng phải có cổ phần của Nhànước.[19, Tr.109] Trong thời gian bảo hộ (thời gian dài hay ngắn do phápluật quy định đối với mỗi đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp khácnhau) chủ văn bằng bảo hộ được độc quyền khai thác đối tượng được bảo
động sản xuất, kinh doanh
Các rào cản mang tính kinh tế có thể là những đòi hỏi về vốn, vềcông nghệ, do đặc thù của sản phẩm hoặc ngành hàng
Như vậy, khái niệm độc quyền được dùng để chỉ trường hợp một
doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp không có đối thủ cạnh tranhhoặc có vị trí áp đảo, nổi trội giúp nó có thể loại bỏ đối thủ cạnh tranh kháctrên một thị trường cụ thể Độc quyển bao gồm nhiều dạng biểu hiện khácnhau nhưng điểm chung của chúng là chúng đều hạn chế cạnh tranh
1.1.3 Vai trò của Nhà nước trong việc kiếm soát độc quyền
Như đã đề cập, dù được hình thành và tồn tại bằng cách nào, độcquyền cũng thường gây ra các hậu quả tiêu cực đối với nên kinh tế Độc
quyền trong kinh doanh là nhân tố kìm hãm động lực phát triển của nền
kinh tế Mặt khác, trong một số lĩnh vực, việc duy trì hiện tượng độc quyềnlại có lợi cho nền kinh tế nhưng vẫn hiện diện nguy cơ độc quyền biến
thành đặc quyền của một hay một số doanh nghiệp để bóc lột người tiêudùng và xã hội
Vì những hậu quả nêu trên của độc quyền, nhiều quốc gia coi chốngđộc quyền là nhiệm vụ kinh tế đặc biệt quan trọng của Nhà nước Nhà nước
phải tìm mọi cách để kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, ngăn chặn hình
Trang 19thành độc quyền, ngăn chặn các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, kiểm soát
hành vi của các doanh nghiệp đang giữ vị trí thống lĩnh thị trường, đồngthời giảm thiểu sự can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính vào sự vậnhành của nền kinh tế để tạo thế độc quyền cho một số doanh nghiệp đặc
biệt Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế thịtrường phát triển ở phương Tây đã chú trọng đến việc kiểm soát độc quyền
và điều tiết cạnh tranh bằng một hệ thống các công cụ bao gồm các biện
pháp hành chính - kinh tế (chẳng hạn, chính sách thuế, kiểm soát giá cả,
điều chỉnh độc quyền, quốc hữu hoá) và ban hành pháp luật nhằm chốnglại mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh, nhằm
khuyến khích, bảo vệ cạnh tranh, kiểm soát và chống xu hướng độc quyền
Các biện pháp hành chính - kính té Day là các biện pháp được ápdụng thường xuyên để kiểm tra cấu trúc cũng như các quan hệ ứng xử trênthị trường thể hiện qua chính sách giá cả; chính sách về khối lượng sản
phẩm hàng hoá; chính sách về kế hoạch sản xuất; kiểm tra xu thế quan hệ
thị trường theo tính tập thể, sáp nhập và các hình thức có thể dẫn đến ngăncan, hạn chế cạnh tranh Các công cụ trong nhóm này bao gồm:
- Chính sách thuế” chính sách này được áp dụng đối với các doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trong thị trường và có hành vi
lợi dụng vị thế của mình để tăng giá bán, lũng đoạn thị trường, thu lợi
nhuận độc quyền trong thời gian dài Đối với các doanh nghiệp này, Nhànước áp dụng biện pháp đánh thuế rất nặng nhằm mục đích điều tiết thu
nhập Chính sách này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệpgiảm giá bán thấp hơn giá quy định mà không có căn cứ hợp pháp
- Kiểm soát giá cả: Mục tiêu chính của biện pháp này là ngăn cấm vagiảm bớt quyền định giá của các doanh nghiệp có vị thế độc quyền nhằmkhắc phục tình trạng các doanh nghiệp này lạm dụng vị thế của mình để
tăng, giảm giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho các đối thủ cạnh tranh
và cho toàn xã hội.
- Điều chỉnh độc quyền: là việc sử dụng một số biện pháp mang tínhnhà nước nhằm ngăn cản sự lạm dụng ưu thế trên thương trường của cácdoanh nghiệp có tiêm lực mạnh đủ dé chi phối thị trường, cụ thé là: quy
Trang 20định về hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi ích của các doanh nghiệp có
vị trí độc quyền; quy định rõ danh mục và số lượng sản phẩm được sảnxuất và lưu thông; quy định các điều kiện để khống chế đầu vào, đầu ra,tiêu chuẩn và chất lượng hàng hoá, dịch vụ, giá bán sản phẩm; các quyđịnh về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, chính sách với người laođộng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ; giới hạn thị phần; công khai hoá
hoạt động, chi phí sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp có vi thế độc
quyền; thiết lập chế độ giám sát của Nhà nước, của xã hội, của người tiêudùng đối với hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền
- Quốc hữu hoá: là biện pháp áp đặt sở hữu nha nước đối với các
doanh nghiệp độc quyền ở một số lĩnh vực trong nền kinh tế Biện pháp này
được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Mặc dù cho đến nayvẫn chưa có cơ sở để khẳng định tính hiệu quả của biện pháp này cao hơn
so với các biện pháp điều tiết độc quyền khác song biện pháp này thườngđược áp dụng đối với các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên nhằm đảm bảo
cung ứng các loại hàng hoá, dịch vụ công cộng cho xã hội một cách bình
thường, đặc biệt là những ngành, những vùng mà ở đó khó có thể tồn tạitính cạnh tranh do hiệu quả kinh tế mang lại không cao.[20, Tr I6]
Biện pháp ban hành pháp luật về cạnh tranh: Cho đến nay, ngoài các
biện pháp hành chính - kinh tế kể trên, có rất nhiều nước đi theo con đườngkinh tế thị trường đã ban hành pháp luật cạnh tranh với mục đích giới
hạn lợi ích của những nhóm tư bản độc quyền trong một tương quan hợp
lý với lợi ích của các chủ thể khác trong nên kinh tế và lợi ích cộng
đồng; chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, những thoả
thuận nhằm hạn chế hoặc đi đến tiêu diệt cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng; bảo đảm và thúc đẩy các quan hệ kinh tế thị trườngphát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh
Trong những biện pháp nêu trên, việc ban hành và cho thi hành pháp
luật cạnh tranh luôn là công cụ có hiệu quả hơn cả vì nó là phương thức để
đưa các công cụ điều tiết cạnh tranh khác vào cuộc sống trong điều kiệncủa Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân [17, Tr 38]
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật kiểm soát độc quyền
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia ban hành đạo luật
Trang 21cạnh tranh để kiểm soát độc quyền Tuy vai trò của đạo luật cạnh tranh có
vai trò rất to lớn trong việc kiểm soát độc quyền tại các quốc gia đó nhưng
đó không phải là nguồn duy nhất của pháp luật kiểm soát độc quyền Bên
cạnh đạo luật cạnh tranh, các quốc gia còn ban hành các văn bản pháp luật
khác nhau quy định về kiểm soát độc quyển như các văn bản pháp luật vềgiá, chống bán phá giá, các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và tiếp quản
doanh nghiệp, pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật về đầu tư,
pháp luật về chứng khoán, Bên cạnh đó, cấn nhấn mạnh đến một loại
nguồn rất quan trọng mà các quốc gia rất chú tâm xây dựng và áp dụngtrong thực tiễn là các án lệ giải quyết các vụ việc cạnh tranh Các họcthuyết kinh tế-pháp lý về cạnh tranh cũng được coi là các nguồn bổ trợ củapháp luật kiểm soát độc quyền
Về mối quan hệ giữa luật về kiểm soát độc quyền và các nguồn luật
khác ở nhiều nước trên thế giới người ta xác định khi có sự khác biệt giữamột quy định của luật kiểm soát độc quyền và quy định của một văn bảnpháp luật khác thì nguyên tac là áp dụng luật kiểm soát độc quyền Luật
kiểm soát độc quyền còn được coi là một trong những rường cột của nên
kinh tế thị trường, bên cạnh pháp luật về tự do sở hữu và tự do khế ước, tạothành “hiến pháp kinh tế” của nền kinh tế thị trường [16, Tr 796]
Pháp luật kiểm soát độc quyền bao gồm những quy phạm pháp luật
nội dung và các quy phạm pháp luật tố tụng Các quy phạm pháp luật tốtụng là những đảm bảo pháp lý quan trọng cho việc thực thi các quy phạm
pháp luật nội dung trong thực tiễn Pháp luật kiểm soát độc quyền cũng
quy định cụ thể về các thiết chế có thẩm quyền thực thi pháp luật kiểm soát
độc quyền như cơ quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh Bên cạnh
đó pháp luật kiểm soát độc quyền có mối quan hệ chặt chẽ với các ngànhluật khác như luật hiến pháp, luật hình sự, luật hành chính va các lĩnh vực
luật khác như luật tài sản, luật hợp đồng, luật về bồi thường thiệt hại, luật
sở hữu trí tuệ
Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh là nhữngvấn đề lý luận cốt lõi luôn đặt ra đối với việc ban hành hay thực thi trong
thực tiễn bất kỳ các quy phạm pháp luật nào Về cơ bản, chúng ta có thể
phân tích mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của
Trang 22pháp luật kiểm soát độc quyền theo những khía cạnh sau:
* Về mục đích điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền:
Các quốc gia ban hành pháp luật kiểm soát độc quyền nhằm bảo vệ
cơ cấu, tương quan thị trường, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh,
- Giới hạn, điều hoà lợi ích của các doanh nghiệp độc quyền hoặc có
vị trí thống lĩnh thị trường trong một tương quan hợp lý với lợi ích của các
chủ thể khác trong nền kinh tế và lợi ích cộng đồng
* Về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền:
Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật thì điều chỉnh pháp
luật được hiểu là một quá trình nhà nước sử dụng pháp luật để tác động đến
các quan hệ xã hội nhất định nhằm thiết lập được một trật tự, một môi
trường pháp lý cho các quan hệ xã hội đó tồn tại và phát triển theo ý chícủa Nhà nước Tuy nhiên, đối với những nhóm quan hệ xã hội khác nhau,
Nhà nước có những cách thức tác động, điều chỉnh khác nhau với nhữngmục đích khác nhau Do đó, việc xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh
của một văn ban, một lĩnh vực hay một ngành luật có ý nghĩa quan trọng ca
về lý luận và thực tiễn
Xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật là phải xácđịnh cho được ranh giới các quan hệ xã hội mà Nhà nước hướng đến điềuchỉnh bằng pháp luật Đó chính là phạm vi các quan hệ xã hội có tính ổnđịnh tương đối mà Nhà nước cho là cần thiết phải điều chỉnh bằng phápluật Đó cũng là sự xác định về khả năng Nhà nước can thiệp bằng pháp
luật đến đâu trong số các quan hệ xã hội
Tuy thuộc diéu kiện cu thể của mỗi nước mà các nước có sự khác
biệt về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát độcquyền Tuy nhiên, trong sự nhận thức thống nhất về mục đích của pháp luật
Trang 23về kiểm soát độc quyền, sự tồn tại khách quan của tác hại của các hành vi
hạn chế cạnh tranh đối với nền kinh tế và xã hội, tại nhiều nước trên thếgiới, pháp luật kiểm soát độc quyền đều hướng đến điều chỉnh các loại
hành vi sau:
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh: Thoa thuận hạn chế cạnh tranh làhành vi cấu kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để thủ tiêu sự cạnh tranhgiữa chúng và ngăn can sự tham gia thị trường của các đối thủ khác cũng
như sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiém năng [17, Tr 123] Thoathuận hạn chế cạnh tranh có thể là chính thức như thông qua Nghị quyếtcủa hiệp hội ngành nghề, hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc làkhông chính thức thông qua các thông đồng ngầm giữa một số doanh
nghiệp; có thể là thoả thuận theo chiều ngang (giữa các nhà sản xuất với
nhau hoặc giữa những nhà phân phối với nhau) hoặc cũng có thể theochiều dọc (giữa nhà sản xuất với nhà phân phối)
Trên cơ sở nguyên tắc tự do khế ước, pháp luật kiểm soát độc quyền
chỉ cấm những thoả thuận gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể Cácthoả thuận thoả mãn các điều kiện này thường xâm hại nghiêm trọng đến
động lực phát triển kinh tế cũng như quyền lợi của người tiêu dùng nên bêncạnh việc bị tuyên vô hiệu, cơ quan Nhà nước có thẩm quyên đồng thời ápdụng các chế tài: buộc từ bỏ, xử phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại;
đối với các doanh nghiệp tham gia thoả thuận là pháp nhân và người điềuhành còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, thoả thuận giữa các
chủ thể kinh doanh là tất yếu và trong nhiều trường hợp được khuyến khíchnhằm dat được một số mục đích nhất định như tiết kiệm chi phí và nguồnlực của xã hội thông qua việc hình thành các điều kiện kinh doanh chung,
chuyên môn hoá, hợp lý hoá các quy trình công nghệ cao Pháp luật kiểm
soát độc quyền của các nước đều đặt ra những ngoại lệ đối với các thoả
thuận hạn chế cạnh tranh tuỳ theo chính sách cạnh tranh của từng nước trên
cơ sở đảm bảo việc công nhận và áp dụng phải thực hiện theo một thủ tục
pháp lý chặt chẽ, nhìn chung là các thoả thuận thoả mãn một trong các điều
kiện sau:
- Trên cơ sở áp dụng một văn bản pháp luật có liên quan của cơ quan
Trang 24Nhà nước có thẩm quyên;
- Nhằm giảm chi phí sản xuất, cải tiến chất lượng hoặc tăng hiệu
quả;
- Cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ
hoặc đẩy mạnh sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Xúc tiến xuất khẩu [21]
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền: VỊ
trí thống lĩnh thị trường được hiểu là khả năng của một doanh nghiệp có thểgây ảnh hưởng đến cách xử sự của một doanh nghiệp khác VỊ trí độc
quyền được hiểu là vị trí của doanh nghiệp mà tại thị trường liên quan đó
doanh nghiệp đó không có đối thủ cạnh tranh Thực tiễn phát triển kinh tếcủa các nước kinh tế thị trường đã chứng minh sự tồn tại của các doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là một tất yếu khách quan, có thể làkết quả của quá trình hoạt động có hiệu quả và phát triển không ngừng, do
yêu cầu về chi phí sản xuất hoặc đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm,
do độc quyền hợp pháp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có đăng ký
độc quyền sáng chế hoặc do Nhà nước quyết định nắm giữ độc quyền ởmột lĩnh vực nào đó vì an ninh quốc gia hoặc nhằm phục vụ lợi ích chung
của xã hội
Về cơ bản, pháp luật không chống lại các doanh nghiệp có vị tríthống lĩnh thị trường và doanh nghiệp độc quyền nhưng pháp luật phải dự
liệu trước khả năng các doanh nghiệp khi đã có vi trí thống lĩnh thị trường
và doanh nghiệp độc quyền sẽ lạm dụng quyền lực thị trường để củng cố vị
trí của mình, loại bỏ đối thủ cạnh tranh, ngăn cản, hạn chế, thậm chí triệt
tiêu cạnh tranh trên thị trường Để làm được điều đó, trước hết Nhà nước
cần tiêu chuẩn hoá về mặt pháp lý các căn cứ để xác định một doanhnghiệp là có vị trí thống lĩnh thị trường Các tiêu chí thường được dùng làthị phần, doanh thu hàng năm, quy mô tài sản của doanh nghiệp, trong đóphổ biến nhất là tiêu chí thị phần Theo tiêu chí thị phần, một doanh nghiệp
được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi chiếm thị phần đáng kể trên
thị trường liên quan và có thị phần lớn hơn doanh nghiệp là đối thủ cạnh
tranh sau nó Pháp luật các nước có sự khác biệt trong việc quy định một
Trang 25doanh nghiệp chiếm thi phần bao nhiêu thì được coi là đáng kể tuỳ theo
tình hình phát triển kinh tế của mỗi nước Chang hạn, luật Chống hạn chếcạnh tranh năm 1990 của Đức quy định một doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường khi chiếm ít nhất 1/3 thị phần về một loại hàng hoá hoặcdịch vụ, Luật Chống độc quyền của Ba Lan quy định tỷ lệ này là 40%, Luật
Bảo vệ cạnh tranh Bungarie xác định một doanh nghiệp có thị phần vượtquá 35% thì bi coi là có vị trí thống lính, Luật Bảo vệ cạnh tranh Croatiaquy định phạm vi chiếm lĩnh thị phần vượt quá 30% là có vị trí thống lĩnhthị trường
Lam dụng vi tri thống lĩnh thị trường là hành vi hạn chế cạnh tranh
mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh sử dụng để duy trì hay tăng cường vịtrí của mình trên thương trường Các nước thường quy định cấm doanhnghiệp có vi trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau: ngăn canmột cách bất hợp lý việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác;tăng giá liên tiếp có chủ định hoặc tạm thời giảm giá dưới mức chi phí sảnxuất với mục đích đảm bảo duy tri vi trí thống lĩnh của mình, phá hoại cạnhtranh, loại bỏ đối thủ cạnh tranh; hạn chế hoặc kiểm soát mức sản xuất, đầu
ra sản phẩm, dịch vụ, mức đầu tư, mức cải tiến kỹ thuật; can thiệp một cách
bất hợp lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác mà không có lý
do chính đáng; cắt đứt quan hệ thương mại một cách bất hợp lý; phân chia
toàn bộ hay bộ phận của thị trường theo khu vực sản phẩm, theo dịch vụhoặc theo nhóm khách hàng; từ chối bán hàng, bán hàng kèm; bán hàng
theo những điều kiện phân biệt đối xử; đặt điều kiện trong hợp đồng buộc
bên kia thực hiện thêm các nghĩa vụ mà theo thông lệ kinh doanh không có
liên quan đến đối tượng của hợp đồng [22]
Chế tài được áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi lạm dung vitrí thống lĩnh là buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc khôi phục tình trạngcạnh tranh ban đầu, phải áp dụng các điều kiện nhất định để duy trì mứccạnh tranh cần thiết trên thị trường, bồi thường thiệt hại; cá nhân có tráchnhiệm hoặc vai trò tích cực trong việc thực hiện hành vi có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm.
Tập trung kính tế: Kết qua của hành vi tập trung kinh tế thong qua
Trang 26hình thức hợp nhất, sáp nhập, mua bán một phần hoặc toàn bộ doanhnghiệp, liên doanh và các hình thức kết hợp cấu trúc khác hoặc dẫn đến
sự hình thành một doanh nghiệp mới hoặc làm tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp tiến hành hành vi đó Trong nền kinh tế thị trường, để đủsức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn có ưu thế về vốn, công nghệ, nhất
là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì việc các doanh nghiệpnhỏ trong nước tìm cách liên kết lại với nhau là một hiện tượng tự nhiên.Pháp luật các nước đều cho phép các chủ thể kinh doanh thực hiện cáchành vi tập trung kinh tế tuỳ theo nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh
hoặc tăng khả năng cạnh tranh, củng cố chỗ đứng trên thương trường.Trong nhiều trường hợp hành vi tập trung kinh tế còn được khuyến khích
như làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc
để tạo ra những tập đoàn kinh tế mạnh đáp ứng nhu cầu cạnh tranh quốc tế
Tuy nhiên, đây cũng là cách thức nhanh nhất mà các doanh nghiệp
có thể thực hiện để tạo ra vị trí thống lĩnh thị trường, thậm chí là độc quyền
cho mình, từ đó lạm dụng sức mạnh kinh tế thủ tiêu đối thủ cạnh tranh,ngăn cản, bóp méo quy luật cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, mặc dùhành vi tập trung kinh tế là hợp pháp nhưng mức độ tập trung kinh tế lại làvấn đề cần xem xét Tuy thuộc vào mức độ chiếm giữ thị phần và đặc điểm
cũng như chính sách về từng loại thị trường, cần thiết phải có những biệnpháp khác nhau trong việc kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế Nhiều
quốc gia đã áp dụng các biện pháp khác nhau từ thấp đến cao như: tậptrung xong sẽ thông báo, tập trung xong phải lấy giấy phép, lấy phép xongmới được tập trung và cao nhất là tuyên bố hành vi vô hiệu [23,Tr 49]
Đa số các nước thiết lập quy chế thông báo trước khi hoàn thành việctập trung kinh tế (như Thái Lan, Hàn Quốc, Croatia, Bungarie, Đức ),cũng có nước lại quy định có thể thực hiện chế độ kiểm tra trước hoặc saukhi tiến hành tập trung kinh tế (như Pháp) Nhưng việc thông báo này chỉ
có tính bắt buộc khi việc tập trung kinh tế đó đem lại cho các doanh nghiệpliên quan quyền lực trên thị trường ở mức độ nhất định
Ngoài tiêu chí tỷ lệ thị phần, một số nước còn quy định thêm tiêu chí
doanh thu của doanh nghiệp liên quan đến tập trung kinh tế Điều L.430-2
Bộ luật Thương mại Pháp quy định một hành vi tập trung kinh tế chi bị
Trang 27điều tiết khi thoả mãn hai điều kiện sau: 1) Tổng doanh thu (tính cả doanh
thu được thực hiện ở ngoài phạm vi lãnh thổ Pháp) sau khi đã trừ thuế của
tất cả các doanh nghiệp hoặc các nhóm pháp nhân, thể nhân tham gia vụ
tập trung kinh tế có giá trị trên 150 triệu euro; 2) Tổng doanh thu được thựchiện ở trên lãnh thổ Pháp sau khi đã trừ thuế của ít nhất hai trong số các
doanh nghiệp hoặc các nhóm pháp nhân, thể nhân tham gia vụ tập trungkinh tế có giá tri trên 15 triệu euro [24, Tr 71]
Sau khi nhận được thông báo hoặc hồ sơ xin phép được tiến hành tập
trung kinh tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét các yếu tố cầnthiết để đánh giá việc tập trung kinh tế đó có khả năng kéo theo việc làm
tăng giá hay làm giảm chất lượng hàng hoá gây thiệt hại cho người tiêudùng hay không hoặc có dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực cho cạnh tranh cũng
như các hậu quả tiêu cực khác cho nền kinh tế - xã hội hay không
Trong trường hợp hành vi tập trung kinh tế có khả năng gây ảnh
hưởng đến cạnh tranh thì cơ quan có thẩm quyển sẽ ra quyết định theohướng yêu cầu chấm dứt hành vi, yêu cầu sửa lại những điểm chưa hợp lý
của dự án trước khi cho phép tiến hành hoặc tuyên bố vô hiệu và nêu rõ lí
do.
Bên cạnh việc quy định cơ chế giám sát việc sáp nhập, hợp nhất
doanh nghiệp, pháp luật các nước còn quy định những trường hợp tập trung
kinh tế bị nghiêm cấm, thường là những trường hợp tập trung kinh tế có
nguy cơ dẫn đến độc quyền, cản trở, hạn chế cạnh tranh và khi vi phạm sẽ
bị áp dụng những chế tài rất nghiêm khắc như: cấm, huỷ bỏ việc sáp nhập,hợp nhất, giải thể, chia tách doanh nghiệp, tịch thu tài sản, phạt tiền Đạo
luật Sherman năm 1890 của Mỹ quy định cấm tất cả các trường hợp tậphợp hoặc mưu đồ hạn chế thương mại trong đó có hành vi hợp nhất hay sápnhập doanh nghiệp Đạo luật Clayton năm 1914 và đạo luật chống hợp nhấtCeller Kefanver năm 1959 đã công khai nghiêm cấm một hãng cạnh tranh
có hành vi mua cổ phiếu và tài sản của các hãng đang cạnh tranh với nó
nếu việc mua này hạn chế đáng kể cạnh tranh và có xu hướng hình thànhđộc quyền Các hoạt động sáp nhập hay hợp nhất của các hãng vi phạm có
thể bị xử lý giải thể hay tịch thu tài sản, đối với các cá nhân có trách nhiệm
trong việc thực hiện hành vi đó sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù có thời hạn
Trang 28Luật pháp của Cộng hoà Liên bang Đức quy định cấm việc hợp nhất cácdoanh nghiệp nếu việc đó tạo ra cho doanh nghiệp mới một vi trí thống tri,
tức là về cơ bản doanh nghiệp mới không bị cạnh tranh hoặc nó có một vị
trí thị trường áp đảo so với các đối thủ cạnh tranh khác Chế tài được ápdụng đối với các trường hợp đó là cấm, huỷ bỏ việc sáp nhập hay hợp nhất
và phạt tiền [17, Tr 146]
Về đối tượng áp dụng pháp luật kiểm soát độc quyền, pháp luật kiểm
soát độc quyền được áp dụng cho các doanh nghiệp và các hiệp hội ngànhnghề Pháp luật kiểm soát độc quyền không áp dụng cho các hành vi cản
trở, hạn chế cạnh tranh của các cơ quan nhà nước hay các nhân viên nhànước cho dù những cơ quan hay cá nhân này có thể lạm dụng quyên lựccủa mình gây hạn chế cạnh tranh Việc kiểm soát cơ quan nhà nước vànhân viên nhà nước là công việc của luật hiến pháp và luật hành chính với
những đặc thù về thiết chế và phương pháp điều chỉnh [16, Tr 761-762]
*Vé phương pháp điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật được hiểu là các cách thức tác
động mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm
vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật nhằm đạt được các mục đích đề racủa việc điều chỉnh bằng pháp luật Phương pháp điều chỉnh phụ thuộc vàophạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát độc quyền đượchiểu là các cách thức, biện pháp tác động mà Nhà nước sử dụng thông qua
pháp luật để kiểm soát độc quyên Theo quan điểm của các nước có sự phát
triển về pháp luật cạnh tranh, khác với pháp luật chống cạnh tranh không
lành mạnh được xác định là một lĩnh vực pháp luật thuộc luật tư, pháp luật
kiểm soát độc quyền được xác định là một lĩnh vực pháp luật thuộc luậtcông Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp
điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền
Với tư cách là một lĩnh vực pháp luật thuộc luật công, quan hệ pháp
luật là quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể kinh doanh không có tínhbình đẳng Do đó, yếu tố tự nguyện và thoả thuận là không tồn tại Tínhchất của quan hệ là tính chất mệnh lệnh - phục tùng Nhà nước với tư cách
là chủ thể của quyền lực công cộng đặc biệt, để bảo vệ cạnh tranh, hạn chế
Trang 29các tác hại của độc quyền đối với nền kinh tế thị trường, đã kiểm soát cácloại hành vi hạn chế cạnh tranh thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luậtkiểm soát độc quyên Chính vì vậy mà người ta còn xếp pháp luật về kiểmsoát độc quyền vào lĩnh vực luật kinh tế công.
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát độc quyền thểhiện rõ trong các cách thức mà Nhà nước can thiệp đối với các loại hành vigây hạn chế cạnh tranh như đã thể hiện tại phần đối tượng điều chỉnh củapháp luật về kiểm soát độc quyền Điều này thể hiện thái độ dứt khoát của
Nhà nước trong vấn đề bảo vệ cạnh tranh trong nền kinh tế Những chủ thể
vi phạm tuỳ theo tính chất có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính, tráchnhiệm hình sự Ngoài ra, các chủ thể vi phạm có thể bị buộc áp dụng các
biện pháp như: cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thịtrường; chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất, buộc bán lại phần
doanh nghiệp đã mua; loại bỏ các điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏihợp đồng hoặc trong giao dịch kinh doanh Trong quá trình bảo vệ thị
trường chống lại những hành vi gây hạn chế cạnh tranh, Nhà nước, thông
qua cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền điều tra theo đơn yêu cầu của chủ
thể khác hoặc tự mình điều tra các chủ thể bị cho là có hành vi gây hạn chếcạnh tranh một cách đáng kể
Trang 30CHƯƠNG II
MOT SO VAN DE CƠ BẢN VE ĐỘC QUYEN VÀ PHÁP LUAT KIEM SOAT DOC QUYEN O VIET NAM HIEN NAY
2.1 Độc quyền trong nền kinh tế VIệt Nam
2.1.1 Các dạng biểu hiện của độc quyên trong nên kinh tế ViệtNam
Cùng với quá trình đổi mới ở Việt Nam, cạnh tranh theo pháp luật đã
dần được chấp nhận như một động lực phát triển kinh tế, đảm bảo hiệu quả,tiến bộ xã hội Thừa nhận sự vận động theo các quy luật kinh tế của thị
trường, Nhà nước tôn trọng nguyên tắc, cơ chế hoạt động khách quan củathị trường Hiến pháp năm 1992 thừa nhận sở hữu tư nhân, quyền tự do
kinh doanh của công dan, tự do hợp đồng, quyền bình đẳng trước pháp luật
của các thành phần kinh tế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu trong nền kinh tế
Tuy nhiên, như đã trình bày, cạnh tranh luôn có xu hướng dẫn đến
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền Vì vậy, cùng với
việc thừa nhận cạnh tranh trong kinh doanh, Việt Nam đang phải đối mặt
với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền ngày càng trở
nên đa dạng và phức tạp.
Cũng như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền trong
nền kinh tế ở nước ta cũng thể hiện thành nhiều hình thức đa dạng Cho đến
nay, trên thị trường cơ bản đã xuất hiện các hình thức độc quyền như sau:
- Hanh vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh Day là dạng hành vi theo
đó các đối thủ cạnh tranh thoả thuận không cho doanh nghiệp khác thamgia kinh doanh, mở rộng hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, ấn định sản
lượng, tẩy chay không cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ Mặt khác, thoả
thuận giữa các đối thủ cạnh tranh để phân chia địa bàn hoạt động, thị
trường người cung cấp, người tiêu thụ tương đối phổ biến Đó là tình trạng
cát cứ của doanh nghiệp địa phương và của các doanh nghiệp thành viên
tổng công ty làm cho thị trường trong nước bị chia cắt, lưu thông hàng hoá
bị cản trở Tình trạng các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty phải
Trang 31mua hoặc bán sản phẩm với tổng công ty, hoặc các công trình xây dung
của địa phương phải sử dụng các sản phẩm (như xi măng của nhà máy) trênđịa bàn của tỉnh đó là tương đối phổ biến Thực trạng này làm cho cạnhtranh nhiều khi không tồn tại hoặc bị bóp méo di rất nhiều
Các thoả thuận thường tồn tại dưới dạng không chính thức như trongtrường hợp giá một số mặt hàng như vàng, ngoại tệ, đồ điện tử và một sốmặt hàng nhập khẩu bị thao túng và khống chế vào một vài thời điểm domột số người kinh doanh liên kết với nhau
Các thoả thuận cũng có thể chính thức, hoàn toàn công khai và đôi
lúc được khuyến khích Một số các hiệp hội ràng buộc các thành viên trongviệc định giá (ví dụ như giá thu mua nông sản xuất khẩu ở Hiệp hội cây
điều Việt Nam), phương thức tính giá (giá cước taxi), kìm giữ giá (lãi suấtngân hàng, mức phí bảo hiểm ) và thậm chí ép buộc những đơn vị không
phải thành viên phải tuân thủ những quy định hạn chế cạnh tranh này Cácthoả thuận như vậy làm cho người tiêu dùng phải chịu giá cao bất hợp lý
[25 Tr 83].
Một hiện tượng thoả thuận thông đồng phổ biến khác diễn ra trongđấu thầu xây dựng hoặc mua bán hàng hoá, máy móc, thiết bị có giá trị lớn.Mục đích của đấu thầu là thông qua cạnh tranh để giảm chi phí mà van datđược chất lượng tốt nhất Tuy nhiên, khi đấu thầu có hiện tượng thông đồngthì bản chất của đấu thầu đã bị bóp méo, cạnh tranh không tồn tại Các
doanh nghiệp thoả thuận với nhau để định ra người thắng thầu hoặc làm sai
lệch giá trúng thầu Kết quả là không giảm được chi phí và chất lượng sản
phẩm không được đảm bảo
- Hanh vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Hành vi lạm dung vitrí thống linh thị trường chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước lớn (tổng
công ty độc quyền hoặc có khả năng thống lĩnh thị trường) sử dụng để duytrì vị trí chi phối thị trường của mình Các hành vi đó có thể là ấn định giá,
phân biệt đối xử về giá, từ chối giao dịch, áp đặt các điều kiện ràng buộc
bất hợp lý, hạn chế thị trường tiêu thụ
Hành vi lạm dụng liên quan đến giá cả của các doanh nghiệp này
thường mang tinh cửa quyền Các doanh nghiệp độc quyền mua thì ấn địnhgiá mua thấp (thí dụ như thu mua nông sản), độc quyền bán thì ấn định giá
Trang 32bán cao (cước viễn thông, xi măng, sắt thép, giá vé máy bay ), kìm giữ giá(xăng dầu, mía đường) để thu lợi nhuận siêu ngạch hoặc định giá bán thấphơn giá vốn để loại trừ đối thủ cạnh tranh Một hình thức cửa quyền củadoanh nghiệp lớn là phân biệt đối xử về giá các sản phẩm dịch vụ cung cấp(giá điện, giá vé máy bay ) phân biệt theo rất nhiều loại đối tượng, nhất là
phân biệt giữa cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài với cá nhân, doanh nghiệp trong nước.
Tình trạng áp đặt các điều kiện ràng buộc bất hợp lý trong kinh
doanh như ép mua, ép bán, mua kèm bán kèm những hàng hoá hoặc dịch
vụ không cần thiết chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp nhà nước lớn với
người tiêu dùng Trong hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp này vớingười dân là hợp đồng mẫu có ghi sắn quyền và nghĩa vụ của các bên mang
tính áp đặt và có lợi cho bên bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ hơn Chúng ta
có thể thấy rõ vấn đề này trong các hợp đồng dịch vụ viễn thông, hợp đồng
mua bán điện, hợp đồng giữa các nhà máy chế biến, công ty thu mua với
nông dân, trong lĩnh vực bảo hiểm, một số loại hình vận tải
Các doanh nghiệp độc quyền còn có những hành vi từ chối giao dịch
với đối tác kinh doanh hoặc người tiêu dùng, nhất là trong các ngành dịch
vụ Các doanh nghiệp này còn có thể lạm dụng vị thế để xác định chất
lượng hàng hoá Độc quyền cung ứng cũng có nghĩa là độc quyền xác địnhchất lượng sản phẩm, khách hàng không có quyền lựa chọn Những hiện
tượng thực tế trong việc cung cấp các sản phẩm điện, bưu dién, là minh
chứng rõ ràng cho hiện tượng này.
Sự tồn tại của các tổng công ty theo ngành nghề kinh doanh và sự
phân chia thị trường giữa các doanh nghiệp thành viên theo địa phương vừa
hạn chế khả năng lựa chọn của người tiêu dùng, vừa hạn chế khả năng của
doanh nghiệp thành viên tham gia kinh doanh trong lĩnh vực khác Nhiều
khi tình trạng này do các cơ quan quản lý nhà nước gây ra Một số chính
quyền địa phương hạn chế doanh nghiệp ở địa phương khác hoạt động kinhdoanh tại địa phương mình bằng cách không cho hoặc hạn chế cấp phép
mở chi nhánh, văn phòng đại diện Đối với một số bộ ngành cũng xảy ratình trạng khoanh vùng khép kín thị trường hoặc chỉ định đối tác giao dịch
cho các đơn vị thuộc quyền quản lý: doanh nghiệp trúng thầu là doanh
Trang 33nghiệp của bộ có dự án, doanh nghiệp thuộc bộ chi mua hang hoá, dịch vucủa doanh nghiệp trong ngành
Bên cạnh đó, lạm dụng vị thí ưu thế còn được thực hiện bởi cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài tạiViệt Nam Qua các số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Dau tư, từ năm
1988 đến hết năm 2002, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tạiViệt Nam là 50,65 tỷ USD, gồm cả các dự án đầu tư mới và các dự án được
mở rộng Trong số đó, có khoảng 4000 dự án đang được thực hiện với tổngvốn đăng ký là 39 tỷ USD, số vốn đầu tư thực tế là 21 tỷ USD Thêm vào
đó là một số lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ kinh doanhvới Việt Nam Sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
doanh nghiệp nước ngoài đã làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng trở nên
sôi động, hứa hẹn một nhịp độ tăng trưởng cao Mặc dù vậy, vẫn phải thừa
nhận một sự thật là các doanh nghiệp này đang lạm dụng quyền lực thị
trường để thôn tính các thị trường ở nước ta và dồn các doanh nghiệp nội
địa của chúng ta trước bờ vực phá sản Hành vi lạm dụng quyền lực thịtrường của các doanh nghiệp này thể hiện qua các dạng cơ bản sau:
*Phá giá độc quyền: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vàcác doanh nghiệp nước ngoài đều bù lỗ hoặc dùng hàng tồn kho ở thị
trường khác đem chào bán vào thị trường Việt Nam với giá giảm 75% giábình thường như các hàng mỹ phẩm của P&G (Procte & Gamble) HãngColgate - Pamolive nhập khẩu kem đánh răng chỉ khai bán giá thấp hơnkem đánh răng Dạ Lan của nội địa Hãng Coca - Cola đem cả trăm tấn sản
phẩm biếu không hoặc bán hạ giá thông qua chiến lược “thêm 50% nhưnggiá không đổi” đã “thanh toán” các hãng nước ngọt trong nước Các hãng
bia, rượu ngoại như Tiger, Heineken, Remy, Henessy đã chiếm hơn 80%thị trường bia rượu tại Việt Nam, đã làm cho hai doanh nghiệp sản xuấtrượu lớn nhất ở Việt Nam một đóng cửa, một phải thu hẹp tối đa công suấtchỉ còn tương đương 10% công suất của nhà máy
Kết quả điều tra xã hội học của Hội người tiêu dùng Việt Nam 1997
ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy: các nhóm
hàng ôtô, mô tô, xe máy, rượu bia, thuốc lá của Nhật, Mỹ, Pháp và các
nước Châu Âu chiếm ưu thế; các mặt hàng gia dụng trước năm 1992 hàng
Việt Nam chiếm 62%, hàng Mỹ 15%, các nước Châu Âu 14%, các nước
Trang 34khác 11% thì từ năm 1992 trở lại đây Trung Quốc đã từng bước chiếm lĩnhtrận địa này Điện tử gia dụng, đồ chơi trẻ em, phích nước, máy bơm, máyphát điện, bình cứu hoả, xe đạp đã tràn ngập thị trường nước ta thông quathủ pháp bán phá giá của các doanh nghiệp Trung Quốc.
* Quảng cáo và tiếp thi nhằm độc quyền hoá: Day là thủ pháp được
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt ưa chuộng để chiếm
linh thị trường tại Việt Nam Liên doanh P&G Việt Nam đã chi 70% doanh
thu cho quảng cáo, trong khi công ty mỹ phẩm DASO của Việt Nam chỉ
đám chi 7% Trong tháng 1/1996, công ty Coca - Cola Ngọc Hồi đã áp
dụng chế độ khuyến mãi đặc biệt, theo đó mua 3 két Coca hoặc 3 két Spriteđược thưởng thêm | két, hay mua 5 thùng Sprite được thưởng thêm 1thùng, thêm vào đó là một loạt các giải thưởng có giá trị lớn như xe máy,tivi, video đang thu hút người tiêu dùng sử dụng loại nước giải khát này
để tìm vận may cho mình Kết quả là, công ty Tribeco lâm vào tình trạngkhủng hoảng, gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm giữ thị phần ngay ở
trong nước Năng suất của công ty Tribeco năm 1996 giảm đi 30%, đếngiữa năm 1997 thì sản lượng đã giảm đi 60% so với những năm trước
* Giao dịch nhằm mục đích loại trừ: Có thể dễ dang nhận thấy ở rất
nhiều cửa hàng giải khát, người ta chỉ bán Coca, Pepsi, bởi vì họ nhận đượctiền quảng cáo tài trợ của các hàng trên Khi được hỏi vì sao không bánhàng của Việt Nam thì họ trả lời rằng các hãng nước ngoài cấm và lợi
nhuận bán hàng ngoại được chiết khấu gấp 5 lần hàng nội Rất nhiều đại lýbột giặt trước đây bán TICO, NET, DASO nay trở thành nhà phân phối chỉ
bán bột giặt của P&G và Unilever Bởi vì, họ ký hợp đồng phân phối độcquyền chỉ bán bột giặt của hãng này và cấm không được phép bán hàng
cho hãng nội địa trong nước và lợi nhuận chiết khấu cao gấp 5 lần hàng
Việt Nam, được các hãng này cho nợ hàng tỷ đồng tiền hàng và được trốn
thuế Trên các hoá đơn vẫn ghi hoa hồng được chiết khấu thấp hơn hàng
Việt Nam nhưng cuối tháng các hãng đều thưởng lại hoặc làm phiếu thuthêm 5% tiền, nhưng thực ra không thu, chỉ làm giấy tờ hợp thức
Các hãng dược phẩm của nước ngoài cũng nâng tỷ lệ hoa hồng chocác bệnh viện mua thuốc của họ lên đến 10% để chiếm thị trường của cáccông ty dược phẩm Việt Nam Do đó, các bệnh viện ở nước ta hiện nay chỉ sử
Trang 35dụng 5-7% dược phẩm nội để chiếu lệ, còn 93% là dược phẩm ngoại Có thể
nói rằng, với sự hứa hẹn lợi nhuận rất lớn, các nhà phân phối Việt Nam đã vui
vẻ chấp nhận các điều kiện loại trừ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, doanh nghiệp nước ngoài để quay lưng lại với các doanh nghiệp của
chính mình.
* Hạn chế phát triển kỹ thuật va công nghệ, đăng ky Patent nhằmhạn chế cạnh tranh: Qua các con số thống kê cho thấy, khoảng 80% đến90% công nghệ sử dụng ở Việt Nam là công nghệ nhập ngoại Việc nhậpkhẩu công nghệ nước ngoài góp phần nâng cao chuẩn mực công nghệ củaViệt Nam, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất
sử dụng công nghệ đó Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một sự thật là, hiệuquả chuyển giao công nghệ ở nước ta hiện nay là rất hạn chế Ngoài việccác công nghệ được chuyển giao không phải là loại đạt tiêu chuẩn hàng
đầu quốc tế, hiệu quả chuyển giao công nghệ còn bị hạn chế bởi các mụcđích sử dụng và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài
Nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam đã có nhữngđiều khoản hạn chế việc nghiên cứu và phát triển công nghệ được chuyểngiao, khống chế phạm vi sử dụng của công nghệ hoặc có những quy định
có tính chất tước đoạt các giải pháp kỹ thuật và công nghệ như buộc bênViệt Nam phải thông báo kiến thức hoặc khái niệm mới đạt được có liên
quan Mặt khác, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đăng ký Patent nhằmmục đích hạn chế cạnh tranh, gây lãng phí rất lớn nguồn lực về khoa học vàcông nghệ, làm chậm lại quá trình ứng dụng và phát triển sản phẩm, bópméo cạnh tranh Có thể nói rằng, những hiện tượng nêu trên là lực cản
mạnh mẽ đối với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta hiện
nay [17, Tr 178].
-T4p trung kính té Cho đến nay các trường tập trung kinh tế làmtăng đáng kể mức độ tập trung tích tụ của thị trường chỉ diễn ra theo quyếtđịnh hành chính của Nhà nước Đó là sự thành lập các tổng công ty Trongnhững năm 1994, 1995 hàng loạt các Tổng công ty 90, 91 ra đời làm biến
động cơ bản cấu trúc thị trường Những thị trường sản phẩm thuộc vào các
“mặt hàng cân đối chính” có hình thái gần như độc quyền Các liên doanh
giữa công ty nước ngoài va các tổng công ty hiện đang giữ vị trí chi phối
Trang 36càng làm tăng khả năng chi phối thị trường của các doanh nghiệp độc
quyền và làm cho thị trường trở nên tập trung hơn Mặt khác, liên doanh
thúc đẩy cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp trong
nước khác về giá cả, thu hút khách hàng, tìm nguồn nguyên vật liệu Liêndoanh cũng như doanh nghiệp nước ngoài chưa nắm được vị trí độc quyền
trong nên kinh tế nhưng có thé tạo ra độc quyền nhóm
21.2 Độc quyền nhà nước - nét đặc thi của độc quyền trong nềnkính tế thị trường ở Việt Nam
Trước hết phải khẳng định rằng, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều duy trì độc quyền nhà nước ở một số lĩnh vực nhất định với mục đích
đảm bảo lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng và lợi ích công cộng, thường
là vũ khí khí tài, điện nguyên tử Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cũngnhư trình độ phát triển của mỗi nước, các nước có chính sách về độc quyềnnhà nước rất khác nhau, điều này tạo nên nét đặc thù của các nước có nền
kinh tế chuyển đổi nói chung và Việt Nam nói riêng
Vai trò chu đạo của kinh tế nhà nước được phi nhận tại Điều 19 Hiến
pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam như sau: “Kinh tế quốcdoanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực
then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân” [1] Tồn tại và
phát triển ở những ngành, lĩnh vực then chốt của nên kinh tế, các doanhnghiệp nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ
mô, can thiệp vào thị trường, khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế
thị trường Doanh nghiệp nhà nước còn được duy trì và phát triển ở những
ngành, lĩnh vực kinh doanh mang lại ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận
để đảm bảo nhu cầu chung của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích công cộng.Nhà nước còn phải đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh doi hỏi vốn lớn
mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức đầu tư Vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước đã tạo ra và duy trì độc quyền nhà nước
Như vậy, có thể khẳng định độc quyền nhà nước là cần thiết và mang
tính khách quan Độc quyền nhà nước cũng phù hợp với tình hình phát
triển cụ thể của nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy
Trang 37nhiên, điều đáng nói ở đây là những biểu hiện không bình thường, mang
tính chất tiêu cực của độc quyền nhà nước ở nước ta Đó là hiện tượng độcquyền nhà nước đã bị biến thành độc quyền doanh nghiệp với sự hậu thuẫnmạnh mẽ của quyền lực hành chính
& nước ta chưa hình thành độc quyền doanh nghiệp nhờ hiệu qua
kinh doanh thông qua con đường tập trung, tích tụ vốn Các doanh nghiệp
tư nhân đều có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài chỉ được hoạt động trong lĩnh vực được cấp phép, thường
là linh vực đã có một số lượng nhất định doanh nghiệp khác tham gia hoặcbuộc phải liên doanh với doanh nghiệp nhà nước nên mặc dù có ưu thế vượt
trội về vốn và công nghệ cũng không thể có được vị trí độc quyền Cácdoanh nghiệp độc quyền đều do Nhà nước quyết định theo phương thức
hành chính hoặc do ưu thế về vốn và quan hệ khách hàng trước đây để lại
mà thực chất cũng là kết quả độc quyền trong quá khứ
Nhằm mục đích tách chức năng kinh doanh khỏi chức năng quản lý
nhà nước, tạo dựng công cụ điều khiển thị trường, thực hiện các chính sách
xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trênthị trường quốc tế, năm 1994 Nhà nước đã ban hành quyết định thành lậpcác tổng công ty 90, 91 Các tổng công ty tập hợp các doanh nghiệp nhànước hoạt động trong cùng một ngành sản phẩm được coi là có ý nghĩa
chiến lược đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế trong phạm vi cả nước
hoặc một bộ ngành, địa phương Cho đến nay có 17 tổng công ty 91 với
450 thành viên, 71 tổng công ty 90 của bộ với 1057 thành viên và 7 tổngcông ty 90 của địa phương với 116 thành viên; tổng cộng chiếm 27% sốdoanh nghiệp nhà nước và 76,5% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nhànước cả nước
Dưới góc độ về hình thái thị trường, độc quyền nhà nước được biểuhiện dưới hai hình thái là độc quyền và độc quyền nhóm
Độc quyền do Nhà nước quy định chỉ dành cho doanh nghiệp nhànước gồm: điện, nước, bưu chính viễn thông, kinh doanh thiết bị phát sóng,
cung cấp dịch vụ Internet, kinh doanh chứng khoán, xây dựng và khai tháccảng, xuất nhập khẩu ấn phẩm, tác phẩm điện ảnh, sản xuất thuốc lá
Độc quyền nhóm dưới hình thức tổng công ty bao gồm xăng dầu, xi
Trang 38măng, bảo hiểm, ngân hàng thương mại, vận tải biển, sắt thép, hóa chất cơ
bản, mía đường, xuất nhập khẩu cà phê - gạo, du lịch lữ hành Đây là cácdoanh nghiệp khi chuyển đổi sang cơ chế mới sẵn có ưu thế về vốn được
Nhà nước đảm bảo từ trước, với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đã có và
thị trường truyền thống, nên vẫn giữ được vị trí của mình trên thương
trường.
Trong hoạt động thương mại, các doanh nghiệp nhà nước hầu nhưchiếm độc quyền trong xuất nhập khẩu và chiếm đại bộ phận trong khâu
bán buôn đối với cả vật tư cho sản xuất và hàng tiêu dùng Các dịch vụ tiền
tệ, tín dụng, bảo hiểm cho đến trước năm 1989 đều do Nhà nước nắm giữ
100% Đến nay, tất cả các Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàngnước ngoài chỉ chiếm gần 20% trong tổng số nguồn vốn tín dụng cung ứngcho các nhu cầu trong cả nước Còn khu vực Ngân hàng thương mại Nhànước vẫn chiếm trên 80% [ 26 ]
Qua quá trình tồn tại và hoạt động, hiện tượng các doanh nghiệp độc
quyền nhà nước tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế hơn là tích
cực, cụ thể:
- Các tổng công ty vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa thựchiện chức năng quản lý nhà nước như quy hoạch ngành, vùng, hợp tác quốc
tế và gián tiếp là định giá Sự lẫn lộn giữa hai chức năng này tạo điều kiện
cho một số tổng công ty đã thể chế hoá những ưu đãi đặc quyền của mình
và đưa ra những quy định bất lợi cho đối thủ cạnh tranh, phân chia thịtrường tiêu thụ giữa các thành viên tổng công ty, ấn định giá thu lợi nhuận
độc quyền, phân biệt đối xử về giá giữa các đối tượng khách hàng khác
nhau tao ra sự bất bình dang (giá điện, nước, vé máy bay, tàu hoa giữangười Việt Nam và người nước ngoài là một điển hình) Như vậy, mục đíchthành lập các tổng công ty để ổn định thị trường không đạt được
- Sự tồn tại của tổng công ty đã hạn chế cạnh tranh của tổng công tyvới các doanh nghiệp không phải thành viên và giữa các công ty thành viên
trong nội bộ tổng công ty Độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước lớn
dưới hình thức tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đã hạnchế đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài Cụ thể, độc
quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng tồn tại trong các ngành vận
Trang 39tai hàng không (tham gia kinh doanh có hãng Pacific airlines nhưng đây là
công ty cổ phần do Hàng không Việt Nam chi phối và quá bé nhỏ nên
không có vị trí của một đối thủ cạnh tranh), bưu chính viễn thông (gần đâydịch vụ đường trục chính vẫn hoàn toàn do Tổng công ty Bưu chính viễn
thông Việt Nam độc quyền); điện lực (gần đây đã cho cho phép mua điện
của một số nhà máy điện nước ngoài theo giá của Tổng công ty Điện lực,song khâu truyền tải, phân phối chỉ do Tổng công ty đảm nhận); vận tảibiển (các đội tàu của doanh nghiệp tỉnh còn quá bé nhỏ và chỉ đảm nhận
những thương vụ gần); đường sắt, cấp thoát nước Với khả năng chi phối
thị trường, các tổng công ty đã dựng lên rào cản hành chính (do các cơquan nhà nước hoặc do chính bản thân ban hành) cản trở các doanh nghiệp
khác tham gia kinh doanh Ví dụ, dịch vụ truyền số liệu chỉ do một công ty
đảm nhiệm, các doanh nghiệp khác, dù là doanh nghiệp nhà nước cũng
không được kinh doanh hoặc các điều kiện tham gia đấu thầu được thiết kế
theo hướng để chỉ các công ty thành viên mới đáp ứng được
Do số lượng hạn chế nên các doanh nghiệp được tổ chức theo mô
hình kinh doanh khép kín theo chiều dọc từ khâu đầu đến khâu cuối Thí
dụ, trong lĩnh vực viễn thông, công ty dịch vụ viễn thông vừa xây dựng,quản lý, vận hành mạng lưới, vừa tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp, bảo trì,
sửa chữa và xuất nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị chuyên ngành, đã loạitrừ khả năng tham gia của các đơn vị khác
Bên cạnh đó, cạnh tranh trong nội bộ tổng công ty cũng bị hạn chếtrong một chừng mực nhất định Nhiều doanh nghiệp là thành viên độc lậpmặc dù có quyền chủ động kinh doanh về sản xuất, thị trường cung cấp và
tiêu thụ, nhưng lại chịu sự chỉ đạo của tổng công ty về hướng đầu tư pháttriển, các chỉ tiêu cân đối lớn, định mức kinh tế kỹ thuật, địa bàn hoạtđộng , thậm chí phải gánh chịu hậu quả của thành viên kém hiệu quả theoquyết định của tổng công ty
- Được bảo hộ mạnh mẽ trên thị trường trong nước khỏi sự cạnhtranh của các doanh nghiệp khác và cạnh tranh của hàng nhập khẩu, cáctổng công ty trở nên trì trệ, không chú trọng đầu tư để hiện đại hoá cơ sởvật chất kỹ thuật của ngành Mạng lưới kết cấu hạ tầng kém phát triển do
thiếu đầu tư Về viễn thông, hiện nay số mạng điện thoại chính tính trên
Trang 40100 dân của Việt Nam là 2,6 trong khi của Thái Lan là 7,9 Số người sửdụng Internet tính trên 10.000 dân của Việt Nam là 0,02 người, Thái Lan là
6 người Mức tiêu thụ điện tính theo đầu người chỉ bằng 15% của Thái Lan;
75% dân số Việt Nam được dùng điện trong khi của Thai Lan là 87%
Về giao thông, Việt Nam chỉ có 25% mạng lưới đường bộ được rải
nhựa Hệ thống giao thông nông thôn rất kém phát triển, hạn chế khả năng
đi lại của người dân Mạng đường sắt hẹp, đường tàu chỉ có một chiều,
không có đầu máy chạy điện Ngành hàng không có ít máy bay với mạng
đường bay hẹp, khách hàng và hàng hoá đến Việt Nam phải trung chuyển
qua các sân bay đầu mối ở nước khác Độ an toàn của lịch bay thấp, tỷ lệtạm hoãn chuyến bay cao Đội tàu thuỷ chủ yếu là tàu cũ, trọng tải thấp.Các cảng biển nhỏ và không đủ sâu cho các tàu đúng tiêu chuẩn quốc tế
Kho hàng không đủ diện tích và điều kiện bảo quản Khả năng bốc xếp gạo
của cảng Sài Gòn là 1000T/ngày, so với 6000T/ngày của cảng Bangkok
Hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước rất thiếu và không đảm
bảo điều kiện vệ sinh, khoảng hơn 65% dân số Việt Nam được cung cấp
nước sạch, còn ở Thái Lan là 89% Tại các thành phố thường xảy ra tình
trạng úng lụt khi mưa lớn [19 Tr 75] Độc quyền kinh doanh không chỉ
hạn chế đổi mới công nghệ trong bản thân ngành đó, mà còn hạn chế pháttriển công nghệ trong các ngành khác Kết quả là mục tiêu nâng cao năng
lực cạnh tranh của các tổng công ty cũng không đạt được, các tổng công tyđộc quyền khó có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế
- nhìn chung các doanh nghiệp độc quyền ở nước ta chưa thực hiện
được tính ưu việt của các sản xuất quy mô lớn mà ngược lại còn bị thuakém các doanh nghiệp khác trong khu vực kinh tế tư nhân, gây nên một
gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Nhìn một cách khái quát trên quy mô toàn xã hội, các doanh nghiệp
nhà nước chiếm tới 90% giá tri tài sản cố định, sử dụng trên 80% vốn đầu
tư tập trung của ngân sách nhà nước, gần 80% lao động kỹ thuật và khoảng80% tín dụng ngân hàng nhưng chỉ tạo ra 40% tổng sản phẩm xã hội và thunhập quốc dân [27]
- Mức giá dịch vụ độc quyền ở nước ta cao hơn nhiều so với chi phí
thực tế, thu nhập trung bình của người dân và cao hơn mức giá ở các nước