Phân tích thực trạng độc quyền và pháp luật kiểm soát độc quyền ở Việt Nam

MỤC LỤC

MOT SO VAN DE CƠ BẢN VE ĐỘC QUYEN VÀ PHÁP LUAT KIEM SOAT DOC QUYEN O VIET NAM HIEN NAY

Độc quyền trong nền kinh tế VIệt Nam

    Với khả năng chi phối thị trường, các tổng công ty đã dựng lên rào cản hành chính (do các cơ quan nhà nước hoặc do chính bản thân ban hành) cản trở các doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh. Ví dụ, dịch vụ truyền số liệu chỉ do một công ty đảm nhiệm, các doanh nghiệp khác, dù là doanh nghiệp nhà nước cũng không được kinh doanh hoặc các điều kiện tham gia đấu thầu được thiết kế theo hướng để chỉ các công ty thành viên mới đáp ứng được. Do số lượng hạn chế nên các doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình kinh doanh khép kín theo chiều dọc từ khâu đầu đến khâu cuối. Thí dụ, trong lĩnh vực viễn thông, công ty dịch vụ viễn thông vừa xây dựng, quản lý, vận hành mạng lưới, vừa tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp, bảo trì, sửa chữa và xuất nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị chuyên ngành, đã loại trừ khả năng tham gia của các đơn vị khác. Bên cạnh đó, cạnh tranh trong nội bộ tổng công ty cũng bị hạn chế trong một chừng mực nhất định. Nhiều doanh nghiệp là thành viên độc lập mặc dù có quyền chủ động kinh doanh về sản xuất, thị trường cung cấp và tiêu thụ, nhưng lại chịu sự chỉ đạo của tổng công ty về hướng đầu tư phát triển, các chỉ tiêu cân đối lớn, định mức kinh tế kỹ thuật, địa bàn hoạt động.., thậm chí phải gánh chịu hậu quả của thành viên kém hiệu quả theo quyết định của tổng công ty. - Được bảo hộ mạnh mẽ trên thị trường trong nước khỏi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác và cạnh tranh của hàng nhập khẩu, các tổng công ty trở nên trì trệ, không chú trọng đầu tư để hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành. Mạng lưới kết cấu hạ tầng kém phát triển do thiếu đầu tư. Về viễn thông, hiện nay số mạng điện thoại chính tính trên. Mức tiêu thụ điện tính theo đầu người chỉ bằng 15% của Thái Lan;. Về giao thông, Việt Nam chỉ có 25% mạng lưới đường bộ được rải nhựa. Hệ thống giao thông nông thôn rất kém phát triển, hạn chế khả năng đi lại của người dân. Mạng đường sắt hẹp, đường tàu chỉ có một chiều, không có đầu máy chạy điện. Ngành hàng không có ít máy bay với mạng đường bay hẹp, khách hàng và hàng hoá đến Việt Nam phải trung chuyển qua các sân bay đầu mối ở nước khác. Độ an toàn của lịch bay thấp, tỷ lệ tạm hoãn chuyến bay cao. Đội tàu thuỷ chủ yếu là tàu cũ, trọng tải thấp. Các cảng biển nhỏ và không đủ sâu cho các tàu đúng tiêu chuẩn quốc tế. Kho hàng không đủ diện tích và điều kiện bảo quản. Hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước rất thiếu và không đảm bảo điều kiện vệ sinh, khoảng hơn 65% dân số Việt Nam được cung cấp nước sạch, còn ở Thái Lan là 89%. Tại các thành phố thường xảy ra tình trạng úng lụt khi mưa lớn [19 Tr. Độc quyền kinh doanh không chỉ hạn chế đổi mới công nghệ trong bản thân ngành đó, mà còn hạn chế phát triển công nghệ trong các ngành khác. Kết quả là mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổng công ty cũng không đạt được, các tổng công ty độc quyền khó có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. - nhìn chung các doanh nghiệp độc quyền ở nước ta chưa thực hiện được tính ưu việt của các sản xuất quy mô lớn mà ngược lại còn bị thua kém các doanh nghiệp khác trong khu vực kinh tế tư nhân, gây nên một gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Nhìn một cách khái quát trên quy mô toàn xã hội, các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 90% giá tri tài sản cố định, sử dụng trên 80% vốn đầu tư tập trung của ngân sách nhà nước, gần 80% lao động kỹ thuật và khoảng 80% tín dụng ngân hàng nhưng chỉ tạo ra 40% tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân [27]. - Mức giá dịch vụ độc quyền ở nước ta cao hơn nhiều so với chi phí thực tế, thu nhập trung bình của người dân và cao hơn mức giá ở các nước. khác, ngay cả các nước phát triển. Giá các dịch vụ công cơ bản như điện, nước, giá cước viễn thông, vận tải đều do Nhà nước quy định. Bản thân doanh nghiệp không có quyền định giá cước mà chỉ xây dựng mức giá trình cơ quan nhà nước và Chính phủ phê duyệt. Trên thực tế do hoạt động không có đối thủ cạnh tranh đưa ra mức giá so sánh nên doanh nghiệp có thể đề nghị mức giá mua, giá bán không hợp lý để thu lợi nhuận độc quyền. Với chế độ chứng từ chưa chặt chế nên mặc dù giá cả do Ban Vật giá Chính phủ quy định và kiểm soát nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tính gộp những chi phí bất hợp lý không liên quan đến kinh doanh hoặc những chi phi do trình độ tổ chức và quản lý yếu kém gây ra, cũng như các khoản bù lỗ giữa các đơn vị thành viên, giữa các loại sản phẩm dịch vụ. Kết quả là năng suất lao động thấp, giá sản phẩm cuối cùng cao một cách bất hợp lý, buộc toàn bộ nền kinh tế phải chịu giá đầu vào cao. Từ nhiều năm qua, thu nhập của các doanh nghiệp độc quyền như:. Bưu điện, viễn thông, hàng không, dầu khí rất cao so với thu nhập bình quân của xã hội. Mức chênh lệch giữa các ngành này với các ngành kinh tế khác không dựa trên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà do lợi thế độc quyền tạo nên. Lợi nhuận ở những ngành này thực chất là giá trị siêu thang du chi do độc quyền đưa lại. ọ khớa cạnh này, sự tồn tại của độc quyền nhà nước là vật cản lớn trong việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường. Như vậy, phần lớn doanh nghiệp độc quyền nhà nước ở Việt Nam được hình thành không phải do kết quả của quá trình phát triển, tích tụ và tập trung vốn, chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường, mà là sản phẩm của ý muốn chủ quan thông qua chính sách tập trung hoá sản xuất theo chiều rộng của các doanh nghiệp nhà nước. Nhìn chung, cho đến nay độc quyền nhà nước không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình cạnh tranh mà nghiêm trọng hơn là nó tạo ra sức ỳ đối với bản thân các doanh nghiệp độc quyền, làm tê liệt cạnh tranh dẫn đến sản xuất và thị trường bị trì trệ, vấn đề tuyển dụng lao động, tiền lương, thu nhập và công bằng xã hội bị xâm phạm. Tuy nhiên, như đã trình bày, độc quyền nhà nước hình thành mang tính tất yếu khách quan trong một số ngành đòi hỏi quy mô đầu tư lớn và. thậm chí là rất lớn nhưng thời gian thu hồi vốn rất chậm như ngành điện, nước sạch, cảng biển.. không thu hút được các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhập cuộc. Mặt khác, sự hình thành độc quyền nhà nước cũng có những tác động tích cực thúc đẩy tích tụ và tập trung các nguồn lực để phát triển tạo ra những ngành kinh tế mũi nhọn, luôn đi đầu về mặt kỹ thuật, công nghệ. Trong điều kiện hiện tại của nền kinh tế nước ta, trước xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vẫn cần có các doanh nghiệp độc quyền nhà nước có quy mô lớn, được đầu tư công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, củng cố thị phần trên các thị trường cũ và thâm nhập vào các thị trường mới. Vấn dé đặt ra ở đây là chính sách cạnh tranh và pháp luật kiểm soát độc quyền cần phải có sự phân hoá đối với các sắc thái khác nhau của độc quyền nhà nước: độc quyền tự nhiên hay độc quyền là hậu quả của thủ pháp cạnh tranh. Hơn thế nữa, ngay cả trong trường hợp độc quyền là hậu quả của thủ pháp cạnh tranh cũng cần phải duy trì trong một số trường hợp trước yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Như vậy, các hiện tượng hạn chế cạnh tranh, hay độc quyền đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam và đang có nguy cơ phát triển tác động tiêu cực đến nhiều mặt của nền kinh tế-xã hội trong đó có sự vận hành bình thường của quy luật cạnh tranh như một động lực phát triển của nên kinh tế. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm kiểm soát độc quyền trong đó có biện pháp quan trọng là ban hành và thực thi pháp luật về kiểm soát độc quyền. Pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay. Với việc ban hành Luật cạnh tranh 2004, cũng như các nước có ban hành các văn bản pháp luật có quy định liên quan đến kiểm soát độc quyền, Việt Nam cũng đi theo mô hình chung theo đó các quy phạm pháp luật. kiểm soát độc quyền không chỉ có trong đạo luật cạnh tranh mà còn có các văn bản quy phạm pháp luật kiểm soát độc quyền trong các lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực pháp luật về giá, quảng cáo, chứng khoán, chuyển giao công nghệ,.. Các quy định kiểm soát độc quyền trong Luật cạnh tranh 2004 của Việt Nam không phải là sự tập hợp hóa các quy định liên quan đến kiểm. soát độc quyền ở các văn bản pháp luật khác mà là su pháp điển hóa cao độ với những bước phát triển về chất. Việc ban hành Luật cạnh tranh 2004 của nước ta cũng không có ý nghĩa thay thế các quy định về kiểm soát độc quyền trong các văn bản pháp luật đó. Dựa vào nhận định trên chúng tôi phân chia pháp luật kiểm soát độc quyền ở Việt Nam thành hai nhóm:. - Các quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát độc quyền trong những lĩnh vực cụ thể;. - Các quy định của Luật cạnh tranh 2004 liên quan đến kiểm soát độc quyền. Tuy nhiên, một vấn đề cần quan tâm giải quyết là mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật của Luật cạnh tranh 2004 và các quy phạm pháp luật liên quan đến cạnh tranh của các văn bản pháp luật khác. Về vấn đề này, Điều 5 Luật cạnh tranh 2004 đã quy định hai nguyên tắc: 1) trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của Luật này; 2) trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó [2]. Thứ nhất, theo Điều 2 Luật cạnh tranh 2004, đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh 2004 không chỉ có doanh nghiệp (hiểu theo bối cảnh Luật cạnh tranh 2004 bao gồm tổ chức và cá nhân kinh doanh, không loại trừ. doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực. độc quyền nhà nước va doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Cơ sở để quy định đối tượng áp dụng Luật cạnh tranh bao gồm cả hiệp hội ngành nghề là các hiệp hội cũng có những hành vi hạn chế cạnh tranh mà pháp luật cần kiểm soát. Thứ hai, việc “làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thương trường” là mục đích của các hành vi hạn chế cạnh tranh hay là hậu quả của hành vi cạnh tranh? Xác định vấn đề này, theo chúng tôi là có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật kiểm soát độc quyền trong thực tiễn. Nó liên quan đến các vấn đề sau: 1) có nên liệt kê một danh sách đóng kín các loại hành vi bị coi là hạn chế cạnh tranh hay chỉ cần dựa vào yếu tố định tính là mục đích của các hành vi để xác định các hành vi hạn chế cạnh tranh? 2) nên xác định các loại cấu thành vi phạm nào cho những loại hành vi hạn chế cạnh tranh nào?.