1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vấn đề sống thử trong giới trẻ hiện nay

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vấn đề “sống thử” hiện nay đặc biệt là việc sống thử trong giới trẻ đang là một đề tài nóng rất được sự quan tâm của mọi người.. Nhận thấy được từ những ảnh hưởng sâu rộng của vấn đề “số

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

-*** -

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ 2/2022-2023

NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC ĐỀ TÀI

VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY GVHD: TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY

MÃ HP: 222XH5021

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

TP Hồ Chí Minh – Tháng 4/2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 4

1.1 Lý do chọn đề tài 4

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 4

1.3 Phương pháp nghiên cứu 5

PHẦN 2 NỘI DUNG 5

2.1 Khái niệm “sống thử” 5

2.1.1 Lý thuyết 5

2.1.2 Sự khác nhau giữa “sống thử” và “hôn nhân” 6

2.2 Thực trạng “sống thử” trong giới trẻ hiện nay 7

2.3 Lý do dẫn đến quyết định sống thử trước hôn nhân 9

2.3.1 Sống thử để không nhầm lẫn khi sống thật 10

2.3.2 Không muốn ràng buộc bởi hôn nhân 10

2.3.3 Ham mới lạ, đi theo môi trường xung quanh 10

2.3.4 Thiếu thốn tình cảm, cần sự chia sẻ, quan tâm từ đối phương 11

2.3.5 Gia đình lỏng lẻo, giáo dục giới tính không được hướng dẫn một cách bài bản 11

2.4 Mặt tích cực và tiêu cực của sống thử 12

2.4.1 Mặt tích cực 12

2.4.2 Mặt tiêu cực 15

2.5 Giải pháp hạn chế mặt tiêu cực 19

2.5.1 Từ môi trường bên ngoài 19

2.5.2 Từ chính bản thân mỗi cá nhân 21

PHẦN 3 KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Con người đang sống trong “Thế kỷ 21”, một kỷ nguyên phát triển về mọi mặt từ kinh tế, công nghệ, chính trị và cả hội nhập về văn hóa giữa các quốc gia Cùng với sự phát triển đó, nó không chỉ tạo ra những luồng sóng tích cực cho xã hội mà nó còn tạo ra những mặt trái, tiềm ẩn những nguy hại, nhất là trong lĩnh vực văn hóa khi bắt đầu có sự du nhập ồ ạt của văn hóa phương Tây vào nước ta Việt Nam ta từ xưa đến nay được bạn bè quốc tế biết đến là một quốc gia có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việc du nhập những nền văn hóa mới, học hỏi những cái hay, cái đẹp của nền văn hóa nước bạn góp phần phát triển, làm giàu thêm những giá trị vốn có của nền văn hóa dân tộc ta Tuy nhiên bên cạnh học hỏi những cái hay, cái mới của nước bạn chúng ta cũng cần phải hiểu rằng chúng ta nên “hòa nhập chứ không hòa tan” nghĩa là trong công cuộc phát triển ấy chúng ta cần phải chắt lọc, ngăn chặn những cái ảnh hưởng xấu đến bản sắc vốn có của dân tộc ta Một trong những vấn đề gây ra nhiều ý kiến trái chiều mà việc du nhập văn hóa dẫn đến đó là vấn đề “sống thử trong giới trẻ hiện nay” Vấn đề “sống thử” hiện nay đặc biệt là việc sống thử trong giới trẻ đang là một đề tài nóng rất được sự quan tâm của mọi người Cuộc sống không ngừng phát triển kéo theo đó con người cũng không ngừng học hỏi, trau dồi trong phong cách, tư duy và cách suy nghĩ ngày càng hiện đại hơn Điều đó dẫn đến việc sống thử hiện nay không chỉ trở thành một hiện tượng mà dường như nó đã trở thành một lối sống của các bạn trẻ Nhận thấy được từ những ảnh hưởng sâu rộng của vấn đề “sống thử” đến sự phát triển văn hóa đất nước cũng như đến nhận thức và lối sống của giới trẻ chính vì thế, hôm nay, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài “Vấn đề sống thử trong giới trẻ hiện nay” để tiến hành phân tích, nhận định với mục đích làm rõ và đưa ra một số kết luận nhằm cung cấp cho mọi người cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng sống thử trong giới trẻ hiện nay Từ đó, giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc, đúng đắn hơn về vấn đề này

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Đề tài “Vấn đề sống thử trong giới trẻ hiện nay” với mục tiêu đi đầu là giúp người đọc có nhận thức đúng đắn về những mặt tích cực cũng như tiêu cực của vấn đề sống thử hiện nay ảnh hưởng đến văn hóa, lối sống của người Việt Nam nói chung và những bạn trẻ nói riêng Đề tài sẽ tập trung vào phân tích dựa trên những khảo sát

Trang 5

thực tế từ những quan điểm, cách nhìn nhận và suy nghĩ của những bạn trẻ đặc biệt là những bạn sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; nêu rõ được thực trạng, lý do, những mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề để từ đó đưa ra những giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà vấn đề mang lại Góp phần giúp các bạn trẻ có cái nhìn đa chiều, duy trì và phát triển văn hóa dân tộc, hạn chế một cách tối đa được những tác động tiêu cực của tình trạng sống thử ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước trong tương lai

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài tiểu luận này bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập và tổng hợp các thông tin, kiến thức về đề tài tiểu luận thông qua sách, vở, báo chí và các trang tin trên Internet (các trang mạng xã hội, các trang báo điện tử)

- Phương pháp thu thập số liệu: thực hiện các câu hỏi có liên quan đến đề tài tiểu luận và tiến hành khảo sát 100 người, hiện là sinh viên Trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Phương pháp quan sát thực tiễn: tiến hành quan sát xung quanh nhóm nghiên cứu và thu thập thông tin liên quan đến đề tài thực hiện

- Phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập thông tin về sự hiểu biết về đề tài nghiên cứu, hành vi và những tác động đến hành vi của nhóm đối tượng được khảo sát ở phương pháp thu thập số liệu (100 người)

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: từ các thông tin, số liệu đã thu thập được từ các phương pháp trên, tiến hành phân tích để tìm ra điểm những vấn đề cơ bản, cốt lõi của đề tài, sau đó kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức cơ bản đầy đủ, hợp lý, rõ ràng về đề tài nghiên cứu

PHẦN 2 NỘI DUNG 2.1 Khái niệm “sống thử” 2.1.1 Lý thuyết

Trước bối cảnh hội nhập và phát triển, “Sống thử” dần trở nên phổ biến trong giới trẻ hiện nay Vậy thế nào là “sống thử”?

“Sống thử” được diễn giải là hành động của một cặp đôi yêu nhau đang chung

Trang 6

sống như vợ như chồng, tuy nhiên họ chưa đăng ký kết hôn cũng như không phải là vợ chồng chính thức trên giấy tờ pháp lý1 Nói cách khác, “sống thử” là cơ hội cho các cặp đôi cùng mô phỏng đời sống gia đình để có thể hiểu rõ hơn về đối phương và đưa ra quyết định chắc chắn cho tương lai sau này

Qua khái niệm trên, ta dễ dàng nhận thấy “sống thử” là một phiên bản rất tự do của đời sống hôn nhân vì các cặp đôi không bị ràng buộc về mặt pháp lý Song chính vì không có sự ràng buộc nên “sống thử” đem đến nhiều khúc mắc trong lòng xã hội, đặc biệt là ở một đất nước có truyền thống lâu đời như Việt Nam ta Không chỉ vì khác xa với chuẩn mực xã hội Việt Nam mà còn bởi vì sự ảnh hưởng của những mặt tích cực và tiêu cực mà nó mang lại, do đó “sống thử” luôn là chủ đề gây nhiều ý kiến trái chiều không chỉ đối với các bạn trẻ hiện nay mà còn là đề tài gây tranh cãi giữa các bậc phụ huynh

2.1.2 Sự khác nhau giữa “sống thử” và “hôn nhân”

Nhìn chung, giữa “sống thử” và “hôn nhân” có cách điểm giống và khác nhau sau đây:

Là vợ chồng trên giấy tờ pháp lý nên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền lợi theo luật hôn nhân và gia đình

Chung sống để lấy trải nghiệm cho sự lựa chọn sau này

Đi lên từ mối quan hệ yêu đương và lựa chọn chung sống cùng nhau suốt quãng đời còn lại Xuất hiện trong bối cảnh xã hội

hiện đại, cởi mở; tập trung nhiều ở

Xuất hiện trong xuyên suốt bề dày lịch sự xã hội và tập trung ở

1 Trương Oanh, “Có nên sống thử trước hôn nhân để hiểu nhau hơn không?”,

https://tapchitamlyhoc.com/co-nen-song-thu-truoc-hon-nhan-7966.html, ngày truy cập 04-2023

Trang 7

20-vùng thành thị đông đúc mọi khu vực vùng miền Có thể xuất hiện theo phương thức

tự phát, không có sự chứng kiến của gia đình, người thân

Có sự chấp thuận của hai bên gia đình, có sự chứng kiến và ủng hộ từ hai phía sui gia

2.2 Thực trạng “sống thử” trong giới trẻ hiện nay

“Sống thử” tiếp cận bộ phận giới trẻ thông qua nhiều phương thức khác nhau, điều đó thể hiện qua kết quả khảo sát quan điểm của 100 sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Hình 1: Biểu đồ thể hiện phương thức tiếp cận thông tin của các bạn sinh viên

Qua kết quả khảo sát trên, ta thấy được thông tin của “sống thử” tiếp cận đến với giới trẻ thông qua nguồn cung cấp kiến thức như sách vở, báo chí, trường học, mạng xã hội, và quan trọng hơn là đến từ câu chuyện thực tế của người thân xung quanh Điều đó lại càng làm rõ được sự thịnh hành của “sống thử” vì chúng không chỉ đến từ kiến thức khoa học mà còn đến từ thực tế ngày nay Bên cạnh việc kiến thức về “sống thử” được phổ biến rộng rãi thì thực trạng các bạn trẻ, đặc biệt là thế hệ sinh viên ngày nay, tham gia vào hình thức này cũng đang có xu hướng tăng lên

Hiện nay, không quá khó để bắt gặp một lối “sống thử” trong các khu dãy trọ, các khu chung cư, nơi mà tập trung phần đông các bạn sinh viên Có thể thấy rằng việc sinh sống và học tập xa nhà khiến vấn đề tài chính trở nên lo ngại đối với các bạn sinh viên, vì thế mà việc chung sống với đối phương trong cùng một nhà đã hỗ trợ về vấn đề tiền bạc, cũng như cho phép sinh viên trải nghiệm cảm giác “sống thật” và quan trọng hơn là bù đắp lại phần tình cảm thiếu thốn ở các bạn vì vốn dĩ sinh viên học tập xa nhà đã là một thiếu thốn

Trang 8

Bên cạnh các bạn sinh viên lựa chọn “sống thử” như một mối quan hệ tích cực, đôi bên cùng có lợi, hỗ trợ nhau về các mặt khó khăn trong học tập, sinh hoạt thì vẫn tồn tại nhiều bộ phận tin rằng “sống thử” là một cách thể hiện bản thân, không chú trọng các vấn đề liên quan đến kiến thức, kỹ năng cần phải trang bị Điều này dẫn đến nhiều mối lo ngại cho xã hội, điển hình là nạn phá thai ở nữ vị thành viên của nước ta Trong năm 2019, Việt Nam là một trong năm quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, với tỷ lệ từ 60-70% là các bạn trẻ trong khoảng 15-19 tuổi2 Điều này làm cho “sống thử” trở nên tiêu cực trong định kiến xã hội

Hình 2: Tỷ lệ nạo phá thai tại Việt Nam3

Tuy không phải sinh viên nào cũng sống thử nhưng mức độ quan tâm của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung về những vấn đề liên quan đến sống thử là đáng chú ý, điều đó thể hiện qua bài khảo sát của nhóm đối với 100 bạn sinh viên hiện nay:

2Sở Y Tế Hà Nội, “Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe”,

pha-thai-o-tuoi-vi-thanh-nien-tiem-an-nhieu-rui-ro-cho-suc-khoe, ngày truy cập 20-04-2023

https://soyte.hanoi.gov.vn/an-toan-thuc-pham/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/nao-3 Việt Nam hội nhập, “Báo động tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên,

10782.htm?fbclid=IwAR3PlZJaY0kKHp4lfm1t2euZ_IMKKFeaDkURHTuNLnUA1Y70vxmzLpZrMcA, ngày truy cập 20-04-2023.

Trang 9

https://vietnamhoinhap.vn/vi/bao-dong-tinh-trang-nao-pha-thai-o-tuoi-vi-thanh-nien-Hình 3: Biểu đồ thể hiện mối quan tâm của sinh viên về “sống thử”

Kết quả khảo sát là câu trả lời minh bạch về sự quan tâm của giới trẻ ngày nay, cho dù không tham gia trực tiếp tuy nhiên sự quan tâm rõ ràng là có Những mối quan tâm này cũng là câu trả lời khách quan cho thực trạng, xu hướng quan tâm “sống thử” của giới trẻ, của sinh viên ngày nay

2.3 Lý do dẫn đến quyết định sống thử trước hôn nhân

Con người đang bước vào thế kỉ 21, một thế kỷ đánh dấu bước ngoặt về kinh tế, khoa học và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ Do đó, nhiều ràng buộc cũng đã được gỡ xuống hoặc nới lỏng Đặc biệt là sự xuất hiện của nhóm trẻ gen Z đã phá tan một số định nghĩa, thổi làn gió mới về một cách sống khác trong xã hội, một cách sống tự do hơn trước Đối với người xưa, ông bà ta quan niệm rằng: “Cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó”, tuy nhiên ở thời đại mới, giới trẻ lại có thiên hướng sống vị cá nhân, tức là ưu tiên những lợi ích và cảm xúc của cá nhân lên hàng đầu Vì vậy, đã có nhiều bạn trẻ vượt qua các rào cản của xã hội mà chọn một lối sống mới với xu hướng nổi bật là sống thử trước hôn nhân

Nhắc đến nguyên do của vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Linh Khiếu cũng như nhiều chuyên gia khẳng định là kết quả của sự vận động xã hội, là xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại, không cưỡng lại được, đa số bạn trẻ sống chung trước hôn nhân đều ở xa gia đình, xa sự quản lý của bố mẹ nên có thể sống theo ý mình4 Có rất nhiều lý do dẫn tới quyết định sống thử, vài lý do chính sẽ được phân tích sau đây

4 Như Trang, “Sống thử dưới góc nhìn của các nhà xã hội, văn hóa”, https://vnexpress.net/song-thu-duoi-goc-nhin-cua-cac-nha-xa-hoi-van-hoa-2003570.html, ngày truy cập 21-04-2023

Trang 10

2.3.1 Sống thử để không nhầm lẫn khi sống thật

Hình 4: Biểu đồ thể hiện quan điểm của sinh viên về lý do quyết định sống thử

Trong cuộc khảo sát được nhóm thực hiện, có tới 70/100 người bình chọn sống thử để khỏi nhầm lẫn khi sống thật và đây cũng là phương án được chọn nhiều nhất Mối quan hệ yêu đương trước và sau khi kết hôn là hai viễn cảnh khác nhau Khi hẹn hò, đối phương thường giữ bản thân theo nguyên tắc “đẹp khoe, xấu che” Do đó, sau các bạn trẻ muốn hiểu hơn cũng như nắm được các mặt khác của đối phương để chuẩn bị cho hôn nhân sau này, việc sống thử giống như “tập dượt” về cách một gia đình vận hành như thế nào, chi tiêu ra sao, cuộc sống hôn nhân sẽ có những khó khăn gì, Từ những việc đó giúp các bạn trẻ quyết định tiến tới hôn nhân hay không, và nếu chọn tiến tới hôn nhân, đây sẽ là phép thử giúp các bạn đỡ bỡ ngỡ hơn

2.3.2 Không muốn ràng buộc bởi hôn nhân

Khi tình yêu đâm hoa kết trái và họ muốn tiến thêm một bước trong mối mối quan hệ yêu đương này, nhưng lại có quá nhiều yếu tố tác động như ba mẹ hai bên, các mối quan hệ của cả hai, con cái,… Chính vì vậy, họ chọn sống thử để không bị ràng buộc về mặt pháp luật cũng như các trách nhiệm khác trong gia đình của đối phương Thêm vào đó các bạn trẻ lại có xu hướng vì bản thân, do vậy họ dành sự ưu tiên nhất định cho sự nghiệp Việc kết hôn, đặc biệt là đối với phái nữ sẽ ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp của họ, có thể kể đến như áp lực từ mẹ chồng, áp lực chuyện sinh con, chế độ thai sản của công ty,…

2.3.3 Ham mới lạ, đi theo môi trường xung quanh

Theo khảo sát, có 52/100 người bình chọn “do thấy bạn bè sống thử nên cũng muốn thử cho biết”

Trang 11

Tiến sĩ nghệ thuật học, giảng viên khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) bà Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng một trong những nguyên nhân khiến sống thử được giới trẻ ủng hộ vì nó phù hợp với tâm lý tò mò, háo hức khám phá cái mới của giới trẻ Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ và Gia đình, cũng ủng hộ quan điểm này: "Không phải bạn trẻ nào cũng thích sống thử, nhưng nhìn chung tâm lý của giới trẻ bao giờ cũng thích thử"5 Việc xã hội nới lỏng ràng buộc, ngày càng ít khắt khe hơn, người trẻ sống phóng khoáng, dễ dãi hơn, không còn quá xem trọng vấn đề trinh tiết, điều tiếng như trước, cùng với tâm lý chơi đùa, sống theo xu hướng và ảnh hưởng lẫn nhau từ bạn bè xung quanh cũng là một lý do các bạn trẻ quyết định sống thử

2.3.4 Thiếu thốn tình cảm, cần sự chia sẻ, quan tâm từ đối phương

Theo khảo sát, có 38/100 người bình chọn “thiếu thốn tình cảm, cần sự chia sẻ, quan tâm từ đối phương”

Các cá nhân trong một mối quan hệ luôn muốn nhận được nhiều sự quan tâm hơn, nhiều tình cảm hơn, nhiều thời gian hơn từ đối phương dành cho mình Và đặc biệt ở các lứa tuổi sinh viên hay các bạn mới ra trường thì phải dùng phần lớn quỹ thời gian cho việc học hay đi làm, do đó việc dọn về sống chung nhà sẽ giúp họ có nhiều thời gian dành cho nhau hơn cũng như có thể để ý quan tâm chăm sóc đối phương nhiều hơn

2.3.5 Gia đình lỏng lẻo, giáo dục giới tính không được hướng dẫn một cách bài bản

Có một sự thật đáng buồn là các vấn đề liên quan đến giới tính ở Việt Nam thường được coi là tế nhị, ít được quan tâm và nhắc đến, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi Theo khảo sát được thực hiện trên 100 người, có 3 người là chưa từng được tìm hiểu qua kiến thức giáo dục giới tính Tuy đây là con số không lớn, tuy nhiên, những trường hợp này có thể là nguy cơ tiềm ẩn cho các vấn đề an toàn tình dục Và chính vì không được tiếp cận kiến thức một cách bài bản, được chia sẻ bởi những chuyên gia trong ngành nên, các bạn trẻ thường có xu hướng tự mình tìm hiểu và nguồn tiếp cận dễ dàng nhất hiện nay là các trang mạng Internet Cũng từ kết quả

5Như Trang, “Sống thử dưới góc nhìn của các nhà xã hội, văn hóa”,

https://vnexpress.net/song-thu-duoi-goc-nhin-cua-cac-nha-xa-hoi-van-hoa-2003570.html, ngày truy cập 21-04-2023

Trang 12

khảo sát, có đến 92 người tìm hiểu kiến thức về giới tính thông qua mạng xã hội trên Internet Tuy nhiên, không phải thông tin nào được chia sẻ trên Internet đều đúng đắn và được kiểm duyệt kỹ càng bởi người có chuyên môn, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm như giáo dục giới tính Chính vì vậy, giới trẻ có thể dễ dàng tiếp cận với các văn hóa phẩm trào lưu mà không phân biệt được tính thiệt lợi hay đúng sai, sự tò mò và không đủ hiểu biết khiến người trẻ dễ phạm sai lầm hoặc đưa ra những quyết định chóng vánh, vội vàng Việc khó khăn hay không có ai để chia sẻ các vấn đề nhạy cảm cũng khiến họ có một quyết định thiếu sự chính xác, một quyết định chưa có sự suy nghĩ kỹ lưỡng khi mà bạn trai hoặc bạn gái họ đề nghị sống lối sống thử

2.4 Mặt tích cực và tiêu cực của sống thử2.4.1 Mặt tích cực

Từ những vấn đề được trình bày, dễ dàng nhận thấy lợi ích mà “sống thử” đem đến là từ việc giải quyết được các nguyên nhân nói trên

Trước hết, việc sống cùng nhau đem lại cảm giác an toàn vì cảm giác luôn có người chờ đợi Như đã phân tích, một bộ phận không nhỏ người trải nghiệm “sống thử” xuất phát từ nguyên do thiếu thốn tình cảm, chính điều này đã tạo ra những rào cản vô hình trong tâm lý của họ Chính vì thế, việc lựa chọn “sống thử” giúp họ giải quyết nhu cầu, “khao khát” của bản thân… Khi lựa chọn sống thử, họ sẽ được quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, được cảm nhận cảm giác “gia đình” mà họ luôn bị thiếu trước đây và mong muốn tìm kiếm Theo khảo sát 100 người, có đến 49 người cảm thấy đây là một tín hiệu tích cực, tác động lớn lên sự lựa chọn có quyết định sống thử hay không của họ

Hơn hết, “sống thử” mở ra cho người trải nghiệm một cái nhìn bao quát nhất về cuộc sống trong hôn nhân Nếu trong một mối quan hệ tình cảm đơn thuần, đa phần mọi người không có xu hướng phô bày những điểm xấu, không được tốt của bản thân cho đối phương biết Nhưng khi sống chung dưới một mái nhà, dù cho đối phương có cố gắng “che đậy”, nhưng chỉ bằng sự quan sát thì người tham gia “sống thử” đã có thể nắm bắt, hiểu rõ hơn về tính cách, lối sống, đặc điểm, thời gian biểu, kể cả những vấn đề nhạy cảm nhất của đối phương Khi đó, người trải nghiệm hình thức “sống thử” có thể đưa ra tầm nhìn và quyết định xem có tiến đến hôn nhân với đối phương hay không Kể cả trong trường hợp cả hai người không thể đến với nhau, họ vẫn có được bài học về lựa chọn “đối tượng” như thế nào cho phù hợp tính cách

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w