vai trò của nhà nước trong việc nâng cao chất lượng giáo dục miền núi

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
vai trò của nhà nước trong việc nâng cao chất lượng giáo dục miền núi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.b Các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁODỤC MIỀN NÚI

Môn: Kinh tế công 2

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thu TrangNhóm trình bày: Nhóm 6

Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2022

Trang 2

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3 Mục tiêu nghiên cứu 6

4 Kết cấu bài luận 6

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG GIÁO DỤC MIỀN NÚI 7

1.1 Sơ bộ về hệ thống giáo dục VN 7

1.2 Mục đích của việc nâng cao chất lượng giáo dục miền núi 10

1.3 Thất bại thị trường trong giáo dục miền núi 11

1.4 Vai trò của nhà nước trong công cuộc phát triển nền giáo dục vùng sâu vùng xa .141.5 Chi ngân sách phát triển giáo dục miền núi 19

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 26

2.1 Phạm vi tác động 26

2.2 Tiêu chí đánh giá 26

2.3 Đánh giá tính hiệu quả của chính sách 26

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MIỀN NÚI 33

3.1 Đánh giá chung về chất lượng giáo dục miền núi 33

3.2 Định hướng nâng cao chất lượng giáo dục miền núi 34

3.3 Một số đề xuất kiến nghị 35

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài

Hơn nửa thế kỷ qua nền giáo dục Việt nam có thể nói đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và phát triển đất nước Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố cũng như động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển Và Việt Nam là một trong những quốc gia rất coi trọng sự phát triển của nền giáo dục, đã và đang củng cố xây dựng nền giáo dục thực sự vững mạnh và có chất lượng Vì vậy mà trong suốt những năm qua Đảng và nhà nước đã luôn quan tâm và tập trung đầu tư rất nhiều, giúp nền giáo dục Việt Nam đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước

Tuy nhiên, như chúng ta biết Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống; gồm dân tộc Kinh và một bộ phần còn lại là dân tộc thiểu số (DTTS) Mặc dù Việt Nam ủng hộ Tuyên bố về quyền của người bản địa (UNDRIP), Chính phủ không đồng nhất khái niệm người dân tộc thiểu số với người bản địa Thay vào đó, Chính phủ dùng thuật ngữ “dân tộc thiểu số” để chỉ chung cho những người không thuộc dân tộc Kinh, thể hiện chủ trương “thống nhất trong đa dạng” của Chính phủ Qua đó chúng ta cóthể thấy được việc chính phủ ban hành chính sách ít nhiều sẽ có sự cách biệt giữa hai đại bộ phận này Nhận thức được điều này nhóm chúng em xin chủ trọng tập trung vào phân

tích về khía cạnh giáo dục với đề tài “VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MIỀN NÚI” Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu

lý thuyết và phân tích, đánh giá nhưng do kiến thức còn hạn chế, trình độ chuyên môn chưa sâu nên bài tiểu luận của nhóm em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy rất mong được sự đánh giá và bổ sung của cô để bài luận được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những chính sách nhà nước ban hành có liên quan đến nền giáo dục miền núi

Phạm vi nghiên cứu là Các thông tin, số liệu, dữ liệu được sử dụng để phục vụ nghiên cứu đề tài từ năm 2010 cho đến nay.

Trang 6

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được tác động của nhà nước đến nền giáo dục của vùng DTTS cũng như là tính công bằng Bên cạnh đó chỉ ra được những mặt tích cực, hạn chế, từ đó rút ra đề xuấtkiến nghị trong tương lai.

4 Kết cấu bài luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Bài tiểu luận được kết cấu thành 3chương.

Trang 7

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG GIÁODỤC MIỀN NÚI

1.1 Sơ bộ về hệ thống giáo dục VN

• Giáo dục đào tạo là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

• Phân loại hệ thống giáo dục Việt Nam:

– Theo cấp học: mẫu giáo, tiểu học, trung học, cao đẳng / đại học và sau đại học– Theo tính chất sở hữu: trường công, trường tư

– Theo quy mô: địa phương, trong nước, khu vực, quốc tế • Một số phân loại khác:

– Theo tính khuyến dụng: giáo dục cơ bản (tiểu học, trung học), giáo dục đại học và sau đại học

– Theo tính ứng dụng: giáo dục nghiên cứu, giáo dục ứng dụng (giáo dục đại học)1 Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo:

a) Giáo dục nhà trẻ được thực hiện đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi;b) Giáo dục mẫu giáo được thực hiện đối với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.

2 Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp):

a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5 Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học sẽ học tiếp lên trung học cơ sở.

b) Giáo dục trung học cơ sở tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9 Họcsinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở có thể học tiếp lên trung học phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.

Trang 8

c) Giáo dục trung học phổ thông tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở Trong thời gian học trung học phổ thông, học sinh có thể chuyển sang học chương trình đào tạo trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đáp ứng được yêu cầu của chương trình.

Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12 Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.

b) Các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp.

Chương trình đào tạo cao đẳng có khối lượng học tập tương đương 2 đến 3 năm học tập trung tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tập trung đối với người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp vàcó bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc đã học và thi đạt yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Người tốt nghiệp trình độ cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiệncủa chương trình đào tạo.

c) Cùng với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, đào tạo trình độ sơ cấp nhằm giúp người học có kỹ năng thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.

Trang 9

Các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.

Các chương trình đào tạo phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp nhận người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng.

Chương trình đào tạo đại học có thời gian tương đương 3 đến 5 năm học tập trung đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Người tốt nghiệp trình độ đại học có thể học tiếp lên thạc sĩ theo hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo Người tốt nghiệp trình độ đại học có kết quả học tập xuất sắc có thể được xét tuyển thẳng vào chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đúng hướng chuyên môn ở trình độ đại học.

c) Các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ đại học.

Trang 10

Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tương đương 1 đến 2 năm học tập trung tùy theo yêucầu của ngành đào tạo Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thể học tiếp lên tiến sĩ trong hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nêu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.

d) Các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo.

Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ tương đương 3 đến 4 năm học tập trung tùy theo yêucầu của ngành đào tạo và trình độ đầu vào của người học.

5 Hình thức giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người, ở các lứa tuổivà trình độ khác nhau có thể học tập, nâng cao kiến thức, phát triển năng lực chuyên môn,tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, xây dựng xã hội học tập Người học có thể chuyển đổi từ giáo dục thường xuyên sang các phương thức khác nếu có nhu cầu, có đủ năng lực và đáp ứng yêu cầu của chương trình

1.2 Mục đích của việc nâng cao chất lượng giáo dục miền núi

Về mặt thể lực, đa số đồng bào DTTS có chiều cao, cân nặng nhỏ bé hơn mức trung bình của cả nước kém xa mức trung bình về thể chất của người dân trên thế giới Nguyên nhân là do những thiếu thốn trong chế độ dinh dưỡng, hậu quả của những thủ tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết và đặc điểm trong lao động sản xuất: trẻ em người dântộc thiểu số phải phụ giúp công việc gia đình từ sớm, gùi, vác nặng

Về mặt trí lực, nguồn nhân lực ở vùng DTTS, miền núi đã từng bước được cải thiệndo các chính sách ưu đãi trong giáo dục để thu hút trẻ em tới trường và theo học các cấp,bậc học cao hơn Song chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, miền núi nhìn chung còn thấpso với mặt bằng chung của cả nước, tình trạng lưu ban, bỏ học tuy đã được cải thiệnnhưng vẫn còn Nguyên nhân một phần là do chương trình, sách giáo khoa chưa phù hợpvới học sinh dân tộc, một phần không nhỏ khác là do trường, lớp ở xa nhà, đi lại khó

Trang 11

khăn; thời tiết khắc nghiệt; hoàn cảnh gia đình nghèo túng; trẻ em phải giúp việc gia đìnhtừ khá sớm; ảnh hưởng của một số luật tục như tảo hôn, lễ hội, du canh, du cư đã tácđộng tới quá trình theo học liên tục của các em.

Về mặt tâm lực, do đặc điểm địa hình xa xôi, cách trở; điều kiện sống ít giao thiệp vớibên ngoài và khó khăn về mặt ngôn ngữ nên phần đa trẻ em DTTS, miền núi chưa cónhiều kỹ năng sống trong môi trường hiện đại cần hợp tác, trao đổi

Thực trạng này thể hiện rõ trình độ dân trí còn thấp và đang trở thành rào cảnrất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, thu hẹp cơ hội chuyển đổi hoặc tìmkiếm việc làm dẫn đến việc phát triển kinh tế khu vực miền núi trở nên khó khăn.Rộng hơn nữa, nó sẽ gây khó khăn trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, dịchchuyển cơ cấu kinh tế Về mặt xã hội, nguồn nhân lực với trình độ thấp sẽ kéo theotình trạng nghèo đói, bệnh tật và tiềm ẩn các nguy cơ về tệ nạn xã hội Càng tạothêm về gánh nặng cho ngân sách, xã hội.

Việc phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộcthiểu số, miền núi được chú trọng Song song với việc ban hành nhiều chính sách ưu tiên cho người dạy và người học là việc tăng cường đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục vùng DTTS, miền núi Trong đó, phải kể đến là sự phát triển về quymô, số lượng và chất lượng giáo dục của hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú, phổ thông dân tộc nội trú và dự bị đại học dân tộc

1.3 Thất bại thị trường trong giáo dục miền núi

1.3.1 Bất cập trong phân phối thu nhập

+ Khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục: cuộc sống người dân miền núi phía Bắc và miền núi phía Tây còn nhiều khó khăn, quanh năm vất vả không đủ ăn, nhiều gia đình không cho con em đến trường, bắt ở nhà phụ giúp thêm cho kinh tế gia đình Họ không nhận thức được sự cần thiết của giáo dục.

Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khách quan như: trình độ phát triển kinh tế còn thấp, hệ thống giao thông còn yếu kém, các vùng xa hơn khó xây trường và thiếu

Trang 12

trường lớp còn phổ biến, đi lại khó khăn do địa hình cũng như thiên tai do đó tình trạng bỏ học hoặc không đi học của các em học sinh vùng núi có tỷ lệ rất cao

=> Tuy nhà nước đã đề ra những giải pháp khắc phục những gánh nặng của người dânmiền núi nhưng do điều kiện tự nhiên khó khăn của vùng núi làm cho các công trình như trường học, cột điện, cầu cống bị phá vỡ (lũ lụt, sạt lỡ….) gây cản trở thi công, vận chuyển, điều đó làm cho các em học sinh, các thầy cô giáo e ngại việc đến trường, các thiết bị học tập cũng không thể đáp ứng được đầy đủ, gây khó khăn nguy hiểm cho các em nhỏ cũng như thầy cô miền núi.

+ Trang thiết bị học tập không đầy đủ: Trong điêu kiện khó khăn của vùng núi việc cónhững ngôi trường học cũng trở nên khó khăn vì gánh năng về chi phí rất lớn, cũng như các thiết bị khác phục vụ cho việc học tập như : bàn ghế dài, máy tính, Wifi, máy

chiếu v.v , mặc dù được nhà nước tài trợ nhưng cũng khó có thể xuất hiện ở đây, vì các thiết bị này tốn kém chi phí lắp đặt và vận chuyển, khó bảo quản trong điều kiện vùng núi Bên cạnh đó việc kêu gọi các nhà tài trợ tư nhân cũng gặp nhiều bất cập khi đa số người dân ở vung núi đều còn chật vật trong cuốc sông, còn với những trường hợp tư nhân khác thì họ sẽ khó mà đầu tư vì tính phi hiệu quả vè mặt kinh tế.

+ Bất bình đẳng trong điều kiện sinh sống: sự khó khăn trong việc sinh sống và đi lại trên miền núi khó làm cho những giáo viên giỏi và những giáo viên chuyên môn gắn bó với các điểm trường trên miền núi vì thế lượng kiến thức cũng như kỹ năng khó đạt được so với học sinh đồng bằng, như đã nói ở trên thì trang thiết bị thiếu hụt cũng gây sự mất công bằng với học sinh miền núi.

=> Các chinh sách ưu đãi của nhà nước đối với giáo viên miền núi còn chưa cao dẫn đến có rất ít giáo viên chịu lên núi dạy học do điều kiện đi lại, điề kiện sống khó khăn và xa gia đình, hầu hết các giáo viên dạy trên núi là những người rất trẻ (có sức khỏe, tinh thần và sự nhiệt huyết) do không đủ thu nhập cũng như không xin được việc ở đồng bằngnên mới chịu lên vùng núi dạy, điều này làm cho lượng kiến thức truyền tải đến các em khá khiêm tốn, các giáo viên có kinh nghiệm nhiều trong nghề cũng rất ít.

1.3.2 Thông tin bất cân xứng

Trang 13

Sự gia tăng học phí hoặc thu phí khi nhà trường đề ra, do sự thiếu hiểu biết cũng như thiếu kiến thức của các bậc phụ huynh vùng sâu vùng xa cho nên họ có hai lựa chọn một là cho con nghỉ học, hai là nộp số tiền đó mà không biết nó đáp ứng nhu cầu gì cho con mình bằng cách đi vay mượn, hoặc cật lực làm việc do thu nhập không đủ.

=> Hậu quả của thất bại thi trường này là vấn đề rủi ro đạo đức khi xảy ra việc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân thì cũng có trường hợp giáo viên thu học phí khôngrõ ràng hoặc mức đóng học phí chưa được miễn giảm, dễ làm cho những gia đình không đủ tiền đóng học hoặc không quan trọng việc học phải cho con em nghỉ dù nhà trường cóvận động học sinh đi học nhưng những trường hợp bỏ học vẫn diễn ra, từ đây khó khăn lại chống chất khó khăn hơn cho người dân ở đây khi gánh trên minh những khoản học phí của con em trong khi những bữa ăn vẫn chưa đủ no, những giấc ngủ vẫn chưa đủ ấm, bên cạnh đó nếu gia đinh cho con em nghỉ học thì cuốc sống của họ sẽ mãi mãi khó khăn khi không được tiếp cận đến những kiến thức mới trong cuốc sống, cũng như những chinh sách mà nhà nước đưa ra để khắc phục những khó khăn trong giao dục miền nũi cũng không thể đạt được hiệu quả khi đưa vào thực hiện.

1.3.3 Hàng hóa khuyến dụng

Như ta đã biết, giáo dục là loại hàng hóa khuyến dụng nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức của người dân, nhưng vì đã không được tiếp cận giáo dục từ sớm nên các phụ huynh miền núi thường sẽ không quan trọng giáo dục cho con em mình, hoặc có nhiều yếu tố khách quan như đường xá, thu nhập , yếu tố chủ quan đến từ nhận thức và nhu cầu học tập và quan tâm con em của một bộ phận người dân miền núi chưa cao.

=> Vì những sự bất cập nêu trên thì cần phải có nhà nước can thiệp để đẩy mạnh sự công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục, củng cố và phát triển chất lượng giáo dục chuyên biệt đặc thù, các điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất cũng như giao thông đi lại trên vùng sâu vùng xa và nâng cao tuyên truyền về sự quan trọng của giáo dục để người dân có thể hình dung được tầm quan trọng của giáo dục trong cuộc sống cũng như minh bạch trong việc thu chi để có thể đảm bảo được sự tin tưởng và sự hợp táccủa người dân đồng bào dân tộc thiểu số.

Trang 14

1.4 Vai trò của nhà nước trong công cuộc phát triển nền giáo dục vùng sâu vùng xa

Phát triển giáo dục và đào tạo được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu, đồng thờilà cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhaucùng phát triển giữa các dân tộc” Chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối vớingười dân tộc thiểu số vùng núi là tổng thể các quan điểm, các giải pháp và công cụ khácnhau mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể có liên quan đến đảm bảo tiếp cậngiáo dục của người dân tộc vùng dân tộc thiểu số nhằm giải quyết các vấn đề chính sách,thực hiện các mục tiêu đảm bảo tiếp cận giáo dục theo định hướng mục tiêu tổng thể củađất nước.

Một số đặc trưng cơ bản của chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đốivới người dân tộc thiểu số vùng núi, bao gồm:

- Chính sách thể hiện quan điểm điển hình về các hình thức can thiệp của nhà nướcvào quá trình đảm bảo tiếp cận giáo dục thông qua các công cụ khác nhau

- Chính sách là tổng thể các giải pháp hành động mang tính can thiệp, định hướng,khuyến khích, kiểm soát của Nhà nước nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề chínhsách chín muồi về tham gia vào quá trình học và dạy của giáo dục cơ bản, như chính sáchđảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dân tộc thiểu số vùng núi.

- Chính sách giải quyết những mục tiêu bộ phận có thể mang tính dài hạn, trung hạnhoặc mang tính ứng phó ngắn hạn nhằm tác động vào lợi ích của các chủ thể liên quanđến đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dân tộc thiểu số vùng núi.

- Chính sách được Nhà nước đề ra nhằm tác động đến lợi ích của nhiều chủ thể liênquan trực tiếp và gián tiếp đến đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dân tộcthiểu số vùng núi

1.4.1 Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm đảm bảo tiếp cậngiáo dục cơ bản đối với người dân tộc thiểu số đến năm 2025, định hướng đếnnăm 2030

Định hướng chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản cho người dân tộc thiểu sốtrong giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 rất quan trọng trong bối cảnh quan

Trang 15

điểm cải cách hành chính, cải cách toàn diện giáo dục và đào tạo cho phù hợp với côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp4.0 ngày càng sâu rộng của Đảng Vì vậy, một số định hướng khái quát về chính sáchđảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dân tộc thiểu số, như sau:

Một là, định hướng cần quán triệt tinh thần của Bộ chính trị năm 2012 về chiến lượcphát triển vùng núi Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, hoànthành cơ bản chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.Định hướng cần được nhận thức là kim chỉ nam, định hướng chiến lược, dài hạn và cótầm nhìn xã xuyên suốt và sát với bối cảnh thực tế đảm bảo giáo dục cơ bản và đào tạođối với người dân tộc thiểu số trong giai đoạn mới Các chính sách cụ thể đảm bảo tiếpcận giáo dục cơ bản cần phải được xây dựng và làm nổi bật chiến lược quan trọng này.

Hai là, cần thiết định hướng chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản phản ánhđầy đủ quan điểm, yêu cầu về đẩy mạnh cải cách hành chính và đổi với cơ chế quản lýcác cơ sở giáo dục cơ bản (trường tiểu học, THCS, các điểm trường) theo định hướng củaBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quảnlý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Ba là, định hướng cần phản ánh đầy đủ quan điểm và tinh thần của Nghị Quyết số NQ/TW/2013 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập quốc tế Qua đó, các chính sách hoàn thiện trên cơ sở nội dung củaLuật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học được sửa đổi, Luật Ngân sách nhà nước và Luậtđầu tư công sửa đổi năm 2019.

29-1.4.2 Các Chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dân tộcthiểu số

1.4.2.1 Phân loại Chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với người dântộc thiểu số

Một là, phân theo cấp độ ban hành chính sách, gồm có: Chính sách của Trung ương vàchính sách của địa phương Trong đó, chính sách ban hành thuộc thẩm quyền trung ương

Trang 16

liên quan Chính sách thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương thông qua việc ban hành chính sách của Hội đồng Nhân dân, Ủyban nhân dân.

Hai là, phân theo nội dung của chính sách thì gồm có: Chính sách đầu tư cơ sở vậtchất cho trường học; Chính sách tài chính đối với học sinh; Chính sách tài chính cho độingũ giáo viên; Chính sách phát triển nguồn nhân lực giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục;

Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng xã hội vùng miền núi; Chính sách tuyên truyềncho thực hiện giáo dục cơ bản; Chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu sốvùng núi.

1.4.2.2 Nội dung các Chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản đối với ngườidân tộc thiểu số vùng núi

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan và mục tiêu nghiên cứu đề ra, khung nghiên cứu lýthuyết Chính sách đảm bảo tiếp cận giáo dục cơ bản cho người dân tộc thiểu số vùng núiđược đề xuất trên cơ sở sự kết hợp tương tác giữa chính sách đảm bảo cung (Nhà nướcchủ động cung cấp dịch vụ giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu hiện hữu của người dân tộcthiểu số) và chính sách đảm bảo cầu về giáo dục cho người dân tộc thiểu số vùng núi(khuyến khích, yêu cầu công dân trong độ tuổi đi học đến trường và xóa nạn mù chữ)

a Chính sách đầu tư cơ sở vật chất cho trường học

Mục tiêu của chính sách: Huy động các nguồn lực vật chất của nhà nước và xã hội

để xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục Hay nói cách khác nhằm tăng sốtrường học, phòng học, phòng thư viện, thí nghiệm, nhà ở công vụ kiên cố, và hệ thốngdụng cụ học tập phục vụ hoạt động dạy và học.

Nội dung của chính sách: Chính sách đầu tư cơ sở vật chất cho trường học có vai trò

quan trọng trong hệ thống chính sách đảm bảo Cung tiếp cận giáo dục cơ bản của họcsinh dân tộc thiểu số Nội dung của chính sách đưa ra nhằm giải quyết mục tiêu xây dựnghệ thống mạng lưới các trường học phục vụ cho giáo dục cơ bản đối với người dân tộcthiểu số vùng núi Đầu tư cơ sở vật chất bao gồm: huy động nguồn lực, tổ chức triển khaixây dựng phòng học và các khu đa năng hỗ trợ hoạt động dạy và học; đồ dùng cho dạy vàhọc; Khu vực ký túc xá, khu vực thư viện, khu vực hành chính.

Trang 17

b Chính sách tài chính cho đội ngũ giáo viên

Mục tiêu của chính sách: Đem lại và đảm bảo thu nhập ra tăng cho đội ngũ giáo

viên, quản lý của các cơ sở giáo dục đối với đối tượng là người dân tộc thiểu số nhằmtăng cường và nâng cao chất lượng giảng dạy và lòng yêu nghề của cán bộ giáo viên.

Nội dung của chính sách: Chính sách tài chính cho đội ngũ giáo viên cũng thuộc

chính sách đảm bảo cung cho tiếp cận giáo dục Nội dung của chính sách hướng đến xâydựng cơ chế tài chính phân bổ ngân sách chi trả lương và các khoản phụ cấp liên quanđến lương phù hợp với định mức kinh tế kỹ thuật và cập nhật với giá cả thị trường, đánhgiá đúng công sức lao động của đội ngũ giáo viên Nội dung chính sách bao gồm trong cơchế chi trả tiền lương và phụ cấp cho giáo viên tham gia dạy học tại các cơ sở giáo dục tạivùng dân tộc thiểu số Chính sách có vai trò tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế và độngcơ, hiệu quả làm việc của giảng viên, cán bộ quản lý liên quan đến tổ chức thực hiện giáodục.

c Chính sách phát triển nguồn nhân lực giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

Mục tiêu chính sách: Cải thiện và nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ

sư phạm, lòng yêu nghề của cán bộ, giáo viên các cơ sở giáo dục cho người dân tộc thiểusố.

Nội dung chính sách: Chính sách phát triển nguồn nhân lực giáo viên, cán bộ quản lý

giáo dục là một chính sách quan trọng trong chính sách đảm bảo cung giáo dục cơ bản.Nội dung chính sách đưa ra giải pháp tổng thể để giải quyết mục tiêu xây dựng đội ngũgiáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng phục vụ trong các cơ sởgiáo dục tại các vùng DTTS, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong độ tuổi đi học.Đó là chính sách liên quan đến hoạch định số lượng và chất lượng tuyển dụng cán bộ,giáo viên; tiêu chuẩn và tổ chức tuyển cán bộ giáo viên, chính sách bồi

dưỡng cho giáo viên, chính sách đánh giá và phân loại cán bộ, giáo viên

d Chính sách tài chính đối với học sinh

Mục tiêu chính sách: Hỗ trợ hoặc miễn giảm gánh nặng chi phí cho học sinh và gia

đình học sinh thông qua miễn giảm học phí hoặc trợ cấp tài chính cho sinh hoạt và chỗ ở

Trang 18

Nội dung chính sách: Chính sách tài chính đối với học sinh là người dân tộc thiểu

số tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế và động cơ của người học Nội dung của chínhsách liên quan đến cách thức, công cụ, phương thức quy định về học phí và các khoảnđóng góp khác mà gia đình và học sinh phải chi trả khi tham gia học, các khoản trợcấp dưới các hình thức tiền và hiện vật cho học sinh người dân tộc, cách thức và phươngpháp trợ cấp

e Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng xã hội vùng dân tộc thiểu số

Mục tiêu chính sách: Quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng đường xá và đường

truyền thông tin kết nối giữa trường học với gia đình học sinh nhằm tạo điều kiện thuậnlợi trong việc di chuyển tới trường của học sinh hoặc tham gia hoạt động vui chơi giải trínâng cao kiến thức, tinh thần cho các em học sinh.

Nội dung chính sách: Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng xã hội vùng miền núi có

vai trò quan trọng trong tác động đến cả đảm bảo cung và cầu về giáo dục cơ bản chongười dân tộc vùng dân tộc thiểu số Chính sách là tổng thể các giải pháp trong phát triểnhệ thống đường xá, phương tiện giao thông công cộng, hệ thống kết nối viễn thông,internet, hệ thống thư viện, nhà văn hóa, khu giải trí có liên quan đến hoạt động dạy vàhọc của người dân tộc.

f Chính sách tuyên truyền cho giáo dục cơ bản đến người dân tộc thiểu số vùngnúi

Mục tiêu chính sách: Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước về giáo dục

cơ bản tới phụ huynh và học sinh nhằm giúp họ nhận thức được tác động tích cực củagiáo dục tới nâng cao thu nhập, phát triển kiến thức, kỹ năng, tư duy và ý thức tuân thủpháp luật của gia đình và học sinh.

Nội dung chính sách: Chính sách tuyên truyền cho giáo dục cơ bản liên quan đến cả

chính sách đảm bảo cung và chính sách đảm bảo cầu để không chỉ làm rõ được lợi ích,vai trò quan trọng của hoạt động dạy và học tại các cơ sở giáo dục vùng DTTS mà còntác động đến gia đình, cộng đồng và học sinh, thôi thúc họ tham gia vào hoạt động dạy vàhọc tại các cơ sở giáo dục Phương thức thực hiện chính sách thông qua nhiều cách khácnhau như quỹ cộng đồng, qua phương tiện truyền thông (đài, tivi, báo), thông qua cơ

Trang 19

quan hành chính địa phương (Tỉnh, Huyện và Xã), các tổ chức đoàn thể, xã hội khác,cộng đồng, làng bản và dòng họ.

Từ những phân tích ở trên cho thấy, về cơ bản giáo dục nói chung, giáo dục vùng dântộc thiểu số, miền núi nói riêng đảm bảo được quyền của trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệtlà quyền được tiếp cận công bằng với nền giáo dục có chất lượng thực hiện theo nguyêntắc “Bình đẳng - đoàn kết - tương trợ - giúp nhau cùng phát triển”.

1.5 Chi ngân sách phát triển giáo dục miền núi

Bảng 1: Số liệu và tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan