NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Giới tính là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn Sinh vật học dùng để chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ Đó là sự khác biệt phổ thông và không thể thay đổi được (mọi người đàn ông đều có đặc điểm chung về giới tính và mọi người phụ nữ đều có đặc điểm chung về giới tính) Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính và đặc điểm này tồn tại trong suốt cuộc đời (tính bất biến) Nói một cách chung nhất: Giới tính chính là sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ.
Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó được xây dựng nên trong xã hội Giới không ám chỉ khái niệm nam giới hay phụ nữ với tư cách cá nhân mà nói tới mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ (tính tập thể) quan hệ này thay đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh kinh tế và xã hội.
Vai trò sản xuất: bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập để tiêu dùng hoặc trao đổi ví dụ như công việc đồng áng, làm công nhân, làm thuê, buôn bán…
Vai trò tái sản xuất (sinh sản, nuôi dưỡng): Bao gồm trách nhiệm sinh đẻ nuôi con và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động.
Vai trò cộng đồng: bao gồm các công việc thực hiện ở ngoài cộng đồng, nhằm phục vụ cho cuộc sống chung của mọi người Ví dụ tham gia hội đồng nhân dân, họp xóm, bầu cử, làm vệ sinh đường làng ngõ xóm…
Vậy vai trò giới là công việc mà phụ nữ và nam giới thực hiện với tư cách là nam hay nữ Nam và nữ đều tham gia vào thực hiện ba vai trò trên Tuy nhiên có sự khác biệt về:
Một là , tính chất và mức độ tham gia của nam và nữ không như nhau trong mọi công việc Nếu như phụ nữ hầu hết đều làm công việc sinh đẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng, nội trợ, tiếp phẩm…(nhiều người coi đó là thiên chức của phụ nữ) thì nam giới không được trông đợi làm việc đó, họ cho rằng mình chỉ trợ giúp phụ nữ mà thôi.
Hai là , công việc của nam giới thường được xem trọng hơn công việc của phụ nữ
Ba là , cơ hội và điều kiện thăng tiến của nam giới bao giờ cũng tốt hơn phụ nữ.
Vai trò giới hiện nay không bình đẳng do quá trình dạy và học trong xã hội bất bình đẳng giới mà có, nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, thể chế chính trị Vai trò giới đã và đang có nhiều thay đổi, nhưng khi thay đổi người ta còn chịu ảnh hưởng của các định kiến giới, điều này lý giải vì sao nhiều người không dám công khai thực hiện thay đổi vai trò giới, mặc dù đây là những việc rất đáng khích lệ.
Là một cách tiếp cận giải quyết các vấn đề đang đối diện với cả nam và nữ theo cách lệch của những tác động tiêu cực Trong đó nam giới và nữ giới được bình đẳng với nhau về:
(1) Các điều kiện để phát triển đầy đủ tiềm năng.
(2) Các cơ hội tham gia đóng góp và hưởng lợi từ những nguồn lực xã hội và quá trình phát triển.
(3) Quyền tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng.
(4) Được hưởng thành quả bình đẳng trong một lĩnh vực xã hội.
Có nhiều định nghĩa về bất bình đẳng giới như:
Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội, bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người đóng góp và hưởng thụ từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.
Hay, bất bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới không có sự công bằng về quyền lợi, trách nhiệm, và không bình đẳng về tiếp cận cơ hội và ra quyết định.
Tuy nhiên, bất bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và nam giới phải như nhau, mà là sự giống nhau và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới phải được công nhận và đánh giá một cách bình đẳng.
2.1.1.6 Thước đo bất bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được đo bằng các chỉ tiêu khác nhau Trong báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã đưa ra 3 chỉ số:
Thứ nhất, chỉ số bình đẳng giới (GII - Gender Inequality Index) Giá trị đo lường được tính trong khoảng từ 0-1 GII càng tiệm cận điểm 0 thì mức độ bất bình đẳng càng thấp, tức càng bình đẳng và càng tiệm cận điểm 1 thì mức độ bất bình đẳng càng cao.
Thứ hai, chỉ số phát triển giới (GDI) Chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự như HDI (Tuổi thọ bình quân, giáo dục, thu nhập) nhưng lại điều chỉnh các kết quả đó theo bất bình đẳng giới Trong mỗi nước, nếu giá trị của GDI càng gần với HDI thì sự khác biệt theo giới tính càng ít.
Nội dung/liên hệ thực tiễn
2.2.1.1 Sự chuyển biến tích cực nhờ các chính sách của Đảng, Nhà nước
Thúc đẩy BĐG được coi là nhiệm vụ trọng tâm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và ngày càng được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả Nhiều chính sách, văn bản pháp luật về BĐG, như: Kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 (Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 04/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg ngày 21/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 Tiếp đó, là các nghị định, thông tư cụ thể nhằm thể chế hóa, hướng dẫn Luật BĐG năm 2006.
Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011–2020 (Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ) đã đưa ra các mục tiêu cơ bản nhằm bảo đảm BĐG rõ hơn về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, gồm:
1 Lao động nữ và 'gánh nặng kép' trên vai (vnbusiness.vn), tr.
(1) Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị;
(2) Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm;
(3) Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động;
(4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
(5) Bảo đảm BĐG trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
(6) Bảo đảm BĐG trong lĩnh vực văn hóa và thông tin;
(7) Bảo đảm BĐG trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới;
(8) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng;…
Trong quá trình triển khai nhiệm vụ thực hiện Luật BĐG tại các địa phương trên cả nước, các cơ quan, bộ, ngành trung ương và địa phương đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai thực hiện tốt công tác BĐG Sau khi Luật BĐG được ban hành, chủ động tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Đồng thời, chú trọng tới công tác phổ biến giáo dục pháp luật, phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình.
Việc lồng ghép vấn đề BĐG trong quá trình xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội tạo tiền đề để thực thi BĐG ngày càng hiệu quả hơn, nhất là các chính sách liên quan đến vấn đề BĐG cho người dân về vai trò, vị trí của nam và nữ đều được bình đẳng như nhau Kết quả thực hiện các chính sách này đã tác động rất lớn đến đời sống kinh tế hộ gia đình và góp phần tích cực trong việc thực hiện quyền bình đẳng trong hộ gia đình.
Các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội như: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan, chính quyền địa phương cũng đã triển khai mạnh mẽ vấn đề BĐG, trong đó chú trọng việc nâng cao nhận thức về thực hiện BĐG; xây dựng các sản phẩm truyền thông phù hợp để tuyên truyền, phổ biến về BĐG; tổ chức các hoạt động học tập kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình.
Nhờ những chính sách của Đảng và Nhà nước, thực trạng các chỉ số ngày càng được cải thiện, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Hình 6: HDI, GDI, GEM, GII và thứ bậc (Nguồn: UNDP - Thứ bậc xét trong các nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh)
Từ các chỉ số HDI, GDI, GEM, GII của Việt Nam và thứ bậc trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới theo xếp hạng của UNDP (các chỉ số HDI, GDI, GEM càng sát 1 càng tốt, càng sát 0 càng kém; riêng chỉ số GII càng sát 0 càng tốt, càng sát 1 càng kém), có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.
(1) Thứ bậc về GDP, GEM cao hơn thứ bậc về HDI, chứng tỏ cùng với việc quan tâm đến phát triển con người nói chung, Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến phát triển liên quan đến giới, đến vai trò của phụ nữ so với nhiều nước.
(2) Chỉ số và thứ bậc của Việt Nam về GDI, GEM có xu hướng cao lên qua các năm, thể hiện sự tiến bộ của Việt Nam về phát triển giới và vai trò của phụ nữ.
(3) Chỉ số và thứ bậc của Việt Nam về GII giảm xuống qua các năm, chứng tỏ bất bình đẳng giới của Việt Nam đã được cải thiện nhanh, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua.
2.2.1.2 Những mặt tiêu cực còn tồn đọng
Tuy nhiên, dù đã có những chính sách của Đảng và Nhà nước đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi trong tuyển dụng của cả hai giới thì bất bình đẳng giới tại nơi làm và trong tuyển dụng việc làm vẫn còn rất phổ biến
Thực tế, tại Việt Nam, phụ nữ vẫn tiếp tục là lực lượng chính cấu thành nhóm lao động nghèo, có thu nhập thấp hơn, dễ trở thành nạn nhân của tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp, hơn nữa, điều kiện việc làm bấp bênh hơn nam giới Đa số các ngành nghề mà nam giới được ưu tiên tuyển dụng thường có kỹ năng cao hơn và thu nhập tốt hơn so với hầu hết các công việc dành cho phụ nữ.
Xuất phát từ phân biệt đối xử trên cơ sở giới, vị trí của phụ nữ trong thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi các bất lợi về kinh tế - xã hội Phụ nữ Việt Nam thường ít được tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất, giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm hơn so với nam giới Nguyên nhân chính của tình trạng này là do xã hội gán cho người phụ nữ địa vị thấp hơn, đặt gánh nặng làm công việc nhà không lương lên vai người phụ nữ; trong khi lại vẫn mong muốn họ tham gia sản xuất kiểu “tự cung tự cấp” lẫn nền kinh tế thị trường. Để tìm hiểu rõ hơn về bất bình đẳng giới trong lao động, cụ thể là thực trạng yêu cầu tuyển dụng bị ảnh hưởng bởi thành kiến và một số tiêu chí khác, một số tiêu chí sau cần quan tâm:
(1) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phân theo giới và theo vùng.
(2) Lao động có việc làm phân theo giới tính và theo vị thế làm việc.
(3) Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo giới tính và thành thị, nông thôn và vùng kinh tế.
(4) Góc nhìn dựa trên tỷ lệ thất nghiệp và Bộ luật lao động của Việt Nam.
(5) Góc nhìn dựa trên Bộ luật lao động của Việt Nam.
Thứ nhất, về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phân theo giới và theo vùng.
Hình 7: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phân theo giới tính và theo vùng (Nguồn: TCTK, Điều tra Lao động Việc làm năm 2017, 2018, 2019)
Trong các vùng kinh tế, sự chênh lệch giữa tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2019 ở nam và nữ cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 66,1%, nam là 83,8% (chênh lệch 17,7 điểm phần trăm), tiếp đến là Đông Nam Bộ có tỷ lệ tương ứng là 64,2% và 79,1% (chênh lệch 14,9 điểm phần trăm), vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung có 75,2% và 83,3% (chênh lệch 8,1 điểm phần trăm), Tây Nguyên 80,3% và 87,7% (chênh lệch 7,4 điểm phần trăm), Đồng bằng Sông Hồng 70,8% và 76,8% (chênh lệch 6 điểm phần trăm), Trung du và miền núi phía Bắc có mức chênh lệch thấp nhất cả nước là 3,5 điểm phần trăm khi các tỷ lệ tương ứng lần lượt là 84,5% và 88%.
Như đã thấy ở trên, dù xã hội hiện nay đang ngày càng cải tiến, chống đối việc phân biệt giới tính trong tuyển dụng của các tổ chức, doanh nghiệp, nhưng tình trạng này cũng không hoàn toàn bị chấm dứt, ta chỉ đang cố gắng điều chỉnh hết sức có thể để có thể cân bằng tình trạng mất cân bằng như quá khứ Qua các năm 2017, 2018, 2019 nhìn chung tỷ lệ giới tính của lực lượng lao động ở từng vùng là như nhau và cũng chẳng quá khác biệt, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động ở cả nam và nữ vẫn đang ở mức chênh lệch nhau khoảng 10%, nhìn chung, tỷ lệ lao động của nữ ở Đồng bằng Sông Cửu Long luôn có phần kém hơn nam giới, tỷ lệ cân bằng nhất có lẽ phải kể đến vùng Trung du và miền núi phíaBắc, đây cũng là dấu hiệu khả quan cho công cuộc thúc đẩy cân bằng giới tính trong tuyển dụng của từng vùng nói riêng và cả Việt Nam nói chung.
Thứ hai, về lao động có việc làm phân theo giới tính và theo vị thế làm việc.
Hình 8: Lao động có việc làm phân theo giới tính và vị thế việc làm (Nguồn: TCTK, Điều tra Lao động Việc làm năm 2017, 2018, 2019)
Số liệu về vị thế việc làm cho thấy những bất lợi đáng kể của phụ nữ khi tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận và làm công việc ổn định thấp hơn nam giới Xem xét số liệu về cơ cấu lao động trong nền kinh tế theo vị thế làm việc cho thấy chỉ 43% phụ nữ có việc làm là lao động làm công ăn lương, so với 51,4% nam giới có việc làm Trong khi lao động gia đình không được trả công ở nam giới là 9,2%, con số này ở nữ giới cao gấp hơn 2 lần, 19,4% trong năm 2019 Tỷ lệ nữ làm công ăn lương tăng từ 37,9% trong năm 2017 lên 43% trong năm 2019, số liệu này cho thấy tính khả thi của mục tiêu đề ra tại chỉ tiêu 1, mục tiêu 2 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 đề ra “tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030” Chỉ tiêu 2 mục tiêu 2 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cũng đề ra “Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030” Hiện tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm đến 35,9% ở nữ giới và 33,2% ở nam giới trong năm 2019.
Giải pháp
Nguyên nhân chính của tác nhân gia đình là do suy nghĩ lạc hậu, định kiến đối với phụ nữ và tư tưởng trọng nam khinh nữ, điều này không chỉ tạo hệ quả xấu đối với nam giới trong đối xử với nữ giới mà còn ảnh hưởng không ít đến việc tìm việc làm của lao động nữ
Nhưng hiện nay, nhiều người trẻ đã lên tiếng về vấn nạn bất bình đẳng giới và ra sức phê phán những người có suy nghĩ xem thường phụ nữ Họ cho rằng phụ nữ cũng có thể đi làm và nhận được mức lương ngang tầm hoặc thậm chí cao hơn chồng của họ chứ không phải mặc định rằng phụ nữ sau khi lập gia đình phải nghỉ việc và chăm sóc chồng con Để cho mọi người đều chấp nhận ý kiến này thì một mặt phụ nữ phải tự biết phấn đấu chứng minh bản thân có thể tự kiếm tiền mà không phụ thuộc vào đàn ông, mặt khác những người mang định kiến cũng nên tiếp xúc và trải nghiệm nhiều hơn để mở mang tầm mắt về xã hội phát triển ngày nay mà thay đổi cách nhìn nhận về phụ nữ Có như vậy thì lao động nữ mới có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nhà nước tận dụng được tối đa nguồn nhân lực giúp nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển.
Giáo dục là một phương pháp hiệu quả nhất khi bắt đầu gieo những kiến thức từ sớm cho trẻ em Hiện nay, mọi công dân đều có quyền được học tập và tới trường không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, giới tính, Về việc chênh lệch tỷ lệ được đào tạo của nam và nữ phần lớn cũng bắt nguồn từ suy nghĩ trọng nam khinh nữ của phụ huynh hay những gia đình không có đủ điều kiện cho tất cả con cái đi học và hầu hết họ sẽ chọn người cho người con trai đến trường thay vì con gái
Tuy nhiên, nhà nước đã có nhiều chính sách để hỗ trợ các gia đình nghèo, cận nghèo cho con em được đến trường đầy đủ, ví dụ: theo khoản 5 Điều 99 Luật Giáo dục 2019 quy định: trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định
Vì vậy, để thay đổi suy nghĩ lạc hậu gây nên tình trạng bất bình đẳng giới, nhà nước cần chú tâm hơn trong việc truyền tải thông tin vào sách giáo khoa và tạo điều kiện cho nền kinh tế ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa phát triển vì tương lai mọi trẻ em đều được đến trường, mọi dân tộc, tôn giáo, giới tính đều có quyền có một nghề nghiệp mà không bị cản trở bởi định kiến nào.
Hiện nay, các trang mạng xã hội dường như đã trở nên quen thuộc với mọi người ở mọi lứa tuổi và chúng là những phương tiện truyền thông chủ yếu Mạng xã hội có thể đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn và cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho con người Tuy nhiên chúng lại là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng mạng xã hội sai cách, người dùng không biết sàng lọc thông tin rất dễ dàng bị dắt mũi và ủng hộ những điều sai trái không đúng sự thật
Vấn đề bất bình đẳng giới vẫn thường xuyên xuất hiện và là chủ đề bàn tán sôi nổi, điều đáng buồn là phần lớn nam giới và phần ít nữ giới còn xem nhẹ sự nghiêm trọng của vấn nạn này Vì thế, khi nghe, đọc tin tức từ bất kỳ phương tiện truyền thông nào, chúng ta phải biết lựa chọn và kiểm chứng mức độ tin cậy của chúng và lên án những hành động phân biệt giới tính từ những vấn đề nhỏ nhặt nhất, điều này sẽ làm tiền đề cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng lao động.
Hiện nay ở Việt Nam đã có những quy định về vấn đề bất bình đẳng giới trong tuyển dụng lao động Tuy nhiên những quy định này còn lỏng lẻo nên các nhà tuyển dụng lợi dụng các lỗ hổng để “lách” luật, vì vậy nhà nước ta nên tìm hiểu thêm nhiều biện pháp để đối phó với vấn đề này
Chẳng hạn như kiểm tra tỷ lệ nam, nữ đến phỏng vấn và tỷ lệ nam, nữ được nhận, ghi hình lại quá trình phỏng vấn để làm bằng chứng khi khiếu nại những cơ quan, tổ chức có dấu hiệu vi phạm
Pháp luật là phương tiện quan trọng để bảo vệ quyền con người, vì vậy mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm, có thế xã hội loài người mới trở nên tốt đẹp, đất nước phát triển công bằng, văn minh, lao động nữ có thêm cơ hội góp phần xây dựng đất nước.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản (Nghị định, Thông tư) cụ thể, thể chế hóa, hướng dẫn Luật Bình đẳng giới gồm:
(1) Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4/6/2008 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới về trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới, với 4 chương, 18 điều
(2) Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới với 6 chương, 23 điều
(3) Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới với 5 chương, 29 điều.
2.3.5 Một số giải pháp dựa trên khuyến nghị của ILO và khảo sát của nhóm:
(1) Đưa ra các quy định cụ thể để nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chẳng hạn như quảng cáo việc làm có đề cập đến giới tính;
(2) Đảm bảo việc thực thi pháp luật về bình đẳng giới thông qua đội ngũ thanh tra lao động được đào tạo và có nhận thức tốt về bình đẳng giới;
(3) Nâng cao nhận thức của công chúng về lợi ích kinh tế và xã hội của bình đẳng giới và thay đổi tư duy của người sử dụng lao động nhằm gỡ bỏ những định kiến và rào cản văn hóa vốn đã tồn tại từ lâu đời;
(4) Tạo cơ chế linh hoạt trong khuôn khổ Pháp luật cho phép người lao động có thể sắp xếp hiệu quả công việc cũng như những ràng buộc về mặt thời gian dành cho gia đình;