Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNĐOÀN THỊ MINH HIỀNĐỀ ÁN THẠC SĨTÊN ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨCĂN VÀ CHẤT BỔ SUNG LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
ĐOÀN THỊ MINH HIỀN
ĐỀ ÁN THẠC SĨ TÊN ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC
ĂN VÀ CHẤT BỔ SUNG LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ TỶ
LỆ DỊ HÌNH CỦA CÁ MÚ DẸT (Epinephelus bleekeri Vaillant, 1878)”
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 10
1 Lý do chọn đề tài 10
2 Mục tiêu nghiên cứu 11
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 11
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 13
1.1 Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của cá mú dẹt 13
1.1.1 Vị trí phân loại của cá mú dẹt 13
1.1.2 Đặc điểm hình thái 13
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng 15
1.1.4 Đặc điểm sinh sản 15
1.2 Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chất bổ sung trong ương nuôi cá biển và cá mú 16
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chất bổ sung trong ương nuôi cá biển trên thế giới 17
1.2.2 Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chất bổ sung trong ương nuôi cá biển trong nước22 2.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
2.3 Nội dung nghiên cứu 26
2.4 Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt giai đoạn từ cá hương lên cá giống 26
2.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất bổ sung đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt giai đoạn từ cá hương lên cá giống 27
2.4.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 27
2.4.3.1 Xác định các thông số môi trường 27
2.4.3.2 Xác định sinh trưởng của cá 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 29
3.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt giai đoạn từ cá hương lên cá giống 29
3.1.1 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 29
Trang 33.1.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng chiều dài của cá mú dẹt 30
3.1.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng khối lượng của cá mú dẹt 34
3.1.4 Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt 38
3.1.5 Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của cá mú dẹt 38
3.2 Ảnh hưởng của chất bổ sung đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt giai đoạn cá hương lên cá giống 39
3.2.1 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 39
3.2.2 Ảnh hưởng của chất bổ sung đến sinh trưởng chiều dài của cá mú dẹt 40
3.2.3 Ảnh hưởng của chất bổ sung đến sinh trưởng khối lượng của cá mú dẹt 44
3.2.4 Tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt 48
3.2.5 Tỷ lệ sống của cá mú dẹt 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy
Võ Văn Chí Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy, người đã chỉdẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Tôi xin cảm
ơn thầy Nguyễn Văn Dũng và các cán bộ ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển nuôibiển Nha Trang – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, đã giúp đỡ, hỗ trợ tôitrong quá trình thực hiện thí nghiệm
Tôi xin cảm ơn quý thầy, cô tham gia giảng dạy lớp cao học Sinh học thựcnghiệm khóa 24 đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi trong thời gian học tập Tôibày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả quý thầy, cô trong ban lãnh đạo Trường, KhoaKhoa học tự nhiên, Phòng Đào tạo sau Đại học của trường Đại học Quy Nhơn Tôixin cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp Trường Phổ thông Duy Tân, các bạn học viênlớp cao học Sinh học thực nghiệm khóa 24 và gia đình, những người đã tạo điềukiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và luận văn này
Bình Định, tháng 11 năm 2023
Học viên
Đoàn Thị Minh Hiền
Trang 5GHI NHẬN
Đề tài này được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Sản xuất thử nghiệm giống và
nuôi thương phẩm nguồn gen cá song dẹt (Epinephelus bleekeri Vaillant, 1878),
thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III
Bình Định, tháng 11 năm 2023
Học viên
Đoàn Thị Minh Hiền
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
3.1 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 29
3.2 Sinh trưởng tích lũy chiều dài của thân (cm) của cá theo thời
gian nuôi
30
3.3 Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài của thân của cá (cm/ngày)
theo giai đoạn nuôi
31
3.4 Sinh trưởng tương đối chiều dài của thân của cá (%/ngày)
qua các giai đoạn nuôi
33
3.5 Sinh trưởng tích lũy khối lượng thân cá (g/ngày) theo thời
gian nuôi
35
3.6 Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng của thân cá (g/ngày) qua
các giai đoạn nuôi
36
3.7 Sinh trưởng tương đối về khối lượng của thân cá (%/ngày)
qua các đoạn nuôi
38
3.8 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 41
3.9 Sinh trưởng tích lũy chiều dài của thân (cm/ngày) của cá theo
thời gian nuôi
42
3.10 Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài của thân (cm) của cá qua các
giai đoạn nuôi
43
3.11 Sinh trưởng tương đối chiều dài của thân (%/ngày) của cá
qua các giai đoạn nuôi
45
Trang 73.12 Sinh trưởng tích lũy khối lượng (g) của cá theo thời gian nuôi 46
3.13 Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng (g/ngày) của cá qua các giai
Trang 83.2 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối chiều dài của cá (cm/ngày)
3.3 Biểu đồ sinh trưởng tương đối chiều dài của cá (%/ngày)
3.4 Biểu đồ sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá (g) theo thời
3.5 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối khối lượng của cá (g/ngày)
3.6 Biểu đồ sinh trưởng tương đối khối lượng của cá (%/ngày)
3.7 Tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt ở các nghiệm thức khác nhau 39
3.8 Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức tại thời điểm kết thúc
3.9 Biểu đồ sinh trưởng tích lũy chiều dài của cá (cm/ngày)
3.10 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối chiều dài của cá (cm/ngày)
3.11 Biểu đồ sinh trưởng tương đối chiều dài của cá (%/ngày)
Trang 93.12 Biểu đồ sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá (g/ngày)
3.13 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối khối lượng của cá (g/ngày)
3.14 Biểu đồ sinh trưởng tương đối khối lượng của cá (%/ngày)
3.15 Tỷ lệ dị hình của cá ở hai nghiệm thức thí nghiệm 51
3.16 Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức tại 45 ngày nuôi thí
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản Bờ biển dàihơn 3.260 km, với 112 cửa sông, lạch là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sảnnước lợ, nước mặn Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của nước ta rất đa dạng và chằngchịt, có tới 15 con sông có diện tích lưu vực từ 300 km2trở lên Ngoài ra, còn hàngnghìn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường biển là những khu vực có thể pháttriển nuôi trồng thủy sản quanh năm Trong vùng biển nước ta, có 4.000 hòn đảolớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, CônĐảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trườngkhai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôitrồng thủy sản biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá Bên cạnh điềukiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng
ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long (Theo Tổng cục
thống kê ngành thủy sản năm 2022).
Nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tựtúc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiêntiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bềnvững, bảo vệ môi trường, hài hoà với các ngành kinh tế khác Với tổng diện tích cótiềm năng nuôi biển ở nước ta khoảng 500.000 ha, trong đó vùng bãi triều 153.300ha; vùng vũng vịnh, eo ngách và ven đảo là 79.790 ha và vùng biển xa bờ gần167.000 ha, diện tích còn lại là các hình thức nuôi khác Giai đoạn 2010 - 2019,nuôi biển đã có những bước phát triển đáng kể, diện tích và sản lượng đã khôngngừng tăng Cụ thể, tổng diện tích nuôi biển năm 2010 đạt 38.800 ha, đến năm 2019đạt trên 256.000 ha với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,3%/năm Năm 2010,sản lượng nuôi biển chỉ đạt hơn 156.000 tấn, đến năm 2020 đạt gần 670.000 tấn (cábiển đạt 58.000 tấn, nhuyễn thể đạt 375.000 tấn, tôm hùm đạt 2.100 tấn, còn lại làcác đối tượng khác), với tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm [56] Điều này giảiquyết được vấn đề nguồn lợi và trữ lượng khai thác cá biển ngày càng giảm sút,đồng thời thể hiện vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi từ khai thác tài nguyênthiên nhiên sang nuôi trồng nói chung và nuôi biển nói riêng, góp phần tạo nguồn
Trang 11nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu, làm tăng giá trị kimngạch xuất khẩu chung của ngành Thủy sản.
Cá mú dẹt (cá song dẹt) (Epinephelus bleekeri) là một trong những loài thuộc
họ Serranidae phân bố rộng các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới Được nuôi rộng
rãi ở nhiều nước châu Á, như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Malaysia [52]
Ở Việt Nam cá mú dẹt phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Khánh Hòa, sống chủyếu ở vùng biển cạn, nơi có bờ đá và rạn san, độ mặn cao và ổn định Cá mú dẹt làmột trong những đối tượng nuôi tiềm năng và rất quan trọng về mặt giá trị dinhdưỡng, giá cả thị trường và lợi ích kinh tế, là loại thực phẩm có giá trị kinh tế(250.000-300.000 vnđ/kg), chất lượng thịt cao kể cả mặt hàng tươi sống và đônglạnh Cá mú dẹt có một số đặc điểm ưu việt như rộng muối, rộng nhiệt, phổ thức ănrộng, có khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi cao với sự biến động môi trường, đặcbiệt nhiệt độ và độ mặn Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá mú dẹt trên thị trường rất lớndẫn đến tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên Sự suy giảm quần đàn ngoài
tự nhiên và giá cả thị trường ngày càng cao dẫn đến nhu cầu nuôi cá mú dẹt ngày càngtăng Con giống sử dụng trong nuôi thương phẩm hiện nay chủ yếu khai thác ngoài tựnhiên và sản xuất giống nhân tạo Tuy nhiên, nguồn giống khai thác ngoài tự nhiên đãdần cạn kiệt do việc khai thác quá mức, trong khi đó nguồn giống từ sản xuất nhân tạocòn chưa ổn định về số lượng do công nghệ còn chưa hoàn thiện Chính vì vậy, năm
2005 Tổ chức Bảo tồn tự nhiên thế giới (IUCN) đã đưa cá mú dẹt vào Sách Đỏnhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cá này
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởngthức ăn và chất bổ sung lên sinh trưởng, tỉ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt
(Epinephelus bleekeri Vaillant, 1878)”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được loại thức ăn và chất bổ sung phù hợp trong ương nuôi cá múdẹt, góp phần từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá mú dẹt
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
Đề tài bổ sung một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật ương nuôi cá mú dẹt làm
cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu những đối tượng mới có đặc điểm tương đồng
Trang 12Đồng thời, kết quả của đề tài còn là nguồn thông tin khoa học quan trọng có thểđược sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp một số thông tin kỹ thuật quan trọng trong ương nuôi cá múdẹt từ giai đoạn cá hương lên cá giống, góp phần từng bước hoàn thiện quy trìnhsản xuất giống cá mú dẹt
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của cá mú dẹt
1.1.1 Vị trí phân loại của cá mú dẹt
Tên tiếng anh: Duskytail grouper
Tên tiếng Việt: Cá song dẹt (miền Bắc), cá mú dẹt, cá mú tiêu (miền Nam)
Hình 1.1: Cá mú dẹt Epinephelus bleekeri (Vaillant, 1878)
1.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá mú dẹt có thân thon dài, chiều cao của thân bằng 3,0 đến 3,5 lần chiều dàitiêu chuẩn (đối với cá có chiều dài tiêu chuẩn từ 11-52 cm) Chiều dài đầu bằng 2,4đến 2,7 lần chiều dài tiêu chuẩn Vây lưng có 11 tia vây cứng và 16 đến 18 tia vâymềm, tia vây cứng thứ ba đến thứ năm dài nhất Vây hậu môn có 3 tia vây cứng và
8 hoặc 9 (hiếm khi 9) tia vây mềm; vây ngực có 17 đến 19 tia vây; vây ngực cóchiều dài bằng 1,6 đến 2,1 lần chiều dài đầu; chiều dài vây bụng bằng 1,9 đến 2,5
Trang 14mút vây đuôi, vảy đường bên có 49 –53 vảy Màu sắc, đầu và thân màu nâu, nâuhồng hoặc màu tím nhạt, có nhiều chấm (trừ phần bụng) màu đỏ cam, vàng hoặcvàng; vây lưng và một phần ba trên của vây đuôi có những chấm giống như nhữngchấm trên thân; 2/3 dưới của vây đuôi có màu sẫm, phần rìa phía trên có màu mờnhạt điểm trên vây ngực, vây bụng và vây hậu môn có màu sẫm tối Giai đoạn cánhỏ (> 11 cm) có 7 vạch tối mờ ở mặt lưng trên cơ thể, hai cái đầu tiên ở gáy, cáicuối cùng ở đuôi, tất cả các vạch nhiều hơn hoặc ít hơn được phân cách bằng chấmđen, không có chấm đen trên đầu hoặc vây Toàn bộ đầu (kể cả xương hàm trên)đều phủ vẩy tròn nhỏ [23].
Cá mú dẹt có thân hình thon dài, dẹt bên Chiều dài bằng 3-3,5 lần chiều cao.Thân có màu nâu sáng, phần bụng nhạt hơn phần lưng Phía dưới vây đuôi và rìavây hậu môn có màu rất đặc trưng, nâu hay nâu đậm Kích cỡ lớn nhất là 76 cm,thông thường bắt gặp 30-50 cm
1.1.3 Đặc điểm phân bố
Hình 1.2: Vùng phân bố tự nhiên của cá mú dẹt Epinephelus bleekeri trên thế giới
(nguồn fishbase)
Cá mú dẹt chủ yếu phân bố ở Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương, từ vịnh
Ba Tư đến Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Thái Lan, bắc Australia[15]Ở Việt Nam cá mú dẹt chủ yếu phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến biển Khánh Hòa
Cá mú dẹt phân bố rất rộng, tập trung nhiều ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.Sống chủ yếu ở vùng biển cạn, nơi có bờ đá và rạn san hô, độ mặn cao và ổn định[33]
Trang 151.1.4 Tập tính và môi trường sống
Cá mú dẹt là loài sống ở vùng gần bờ, các khu vực lân cận có nền đáy mềmcũng như ở các rạn san hô ven biển và cửa sông ở độ sâu 30 –105 m Cá mú dẹt làmột trong những loài khá thích nghi tốt với sự biến đổi của điều kiện môi trường.Các yếu tố chủ yếu như hàm lượng oxy hòa tan (DO) thích hợp cho cá sinh trưởng
là khoảng 4 – 8 mg/L; pH cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởngđến sự sinh trưởng của cá, khoảng thích hợp từ 7 – 9 [25]
Yếu tố nhiệt độ cũng cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng đến hô hấp của cá,đến độ hòa tan oxy trong nước Khả năng chịu đựng nhiệt độ của cá từ 20 - 350C,nhưng giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cá song dẹt nằm trongkhoảng từ 27 - 290C Ở nhiệt độ 180C, cá bắt đầu có biểu hiện ít ăn và gần như ngưnghoạt động khi nhiệt độ xuống thấp dưới 150C Đây cũng là loài rộng muối có khả năngchịu mặn trong khoảng 14 - 40‰, khoảng từ 30 - 32‰ là thích hợp nhất cho sự sinhtrưởng [15]
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng
Cũng như các loài cá mú trong họ Epinephelinae cá mú dẹt là loài cá dữ, chủ
yếu ăn động vật như: giáp xác, động vật không xương sống, cá con,… Cá mới nở ăn
động vật phù du (luân trùng, Artemia,…), có hiện tượng cá ăn thịt lẫn nhau Cá
thường bắt mồi cả ngày lẫn đêm nhưng mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối Cárình và bắt mồi bằng cỡ miệng cực lớn để nuốt trọn con mồi
Cá mú dẹt là loài có tốc độ sinh trưởng chậm, ban đầu cá sinh trưởng chậm
và sinh trưởng nhanh khi cá đạt khối lượng 500 g, sau đó tốc độ sinh trưởng chậmlại khi cá đạt kích cỡ 2 kg Ở giai đoạn cá giống, sinh trưởng về chiều dài lớn hơn
cá trưởng thành nhưng đến giai đoạn cá trưởng thành thì sự sinh trưởng về khốilượng lại lớn hơn Ở kích cỡ 8-12 cm/con thời gian nuôi trung bình 8-10 tháng cáđạt kích cỡ 500 g/con
1.1.4 Đặc điểm sinh sản
Cá mú dẹt là loài chuyển đổi giới tính, cá còn nhỏ có kích thước dưới 50 cmđều là cá cái, khi cá đạt kích cỡ lớn hơn 50 cm thì chuyển thành cá đực Mùa sinhsản của cá bắt đầu từ mùa xuân tháng 3 đến tháng 8 và đẻ rộ vào tháng 4 đến tháng
Trang 16trung thành quần đàn lớn tại một địa điểm nhất định để thực hiện việc đẻ trứng, cáthường đẻ tại các rạn san hô nơi có dòng nước chảy mạnh hay những vùng cửa sôngnơi có nhiều cát, bùn Cá cái đẻ một lượng lớn trứng tại nơi thích hợp và lợi dụngsức chảy của nước để di chuyển số lượng lớn trứng đã được thụ tinh đến vùng antoàn nhằm tránh sự săn bắt của các loài cá dữ săn mồi khác Trong quá trình dichuyển, trứng sẽ nở thành ấu trùng và tiếp tục trôi nổi cho đến khi chúng đủ lớn để
có thể di chuyển thành quần đàn Cá mú con sẽ đạt tuổi thành thục lần đầu khichúng được 3 năm tuổi
1.2 Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chất bổ sung trong ương nuôi cá biển
và cá mú
Nghề nuôi cá mú đã phát triển từ lâu và đặc biệt phổ biến ở khu vực châu Á,nơi tập trung nhiều thị trường tiêu thụ cá song lớn như Hồng Kông, Đài Loan,Trung Quốc, Nhật Bản,… Bên cạnh thị trường cá thương phẩm ổn định (đặc biệt cá
mú sống), thì thị trường cá mú giống cung cấp cho nuôi phẩm ở khu vực này rất lớn
Cá giống được cung cấp từ 2 nguồn chủ yếu: bắt từ tự nhiên và sản xuất giống nhântạo Tuy nhiên, nguồn giống khai khác từ tự nhiên đã dần cạn kiệt do việc khai thácquá mức, trong khi đó nguồn giống sản xuất nhân tạo còn chưa ổn định về số lượng
do công nghệ sản xuất giống cá mú của một số nước là chưa tốt Công nghệ sảnxuất giống cá mú đã được nghiên cứu và phát triển trong một thời gian dài, tậptrung nhiều nhất là nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống trong ương nuôi ấu trùng Chỉ cómột vài nước trong khu vực là có công nghệ sản xuất giống tốt như Đài Loan,Trung Quốc, Malaysia,… nhưng công nghệ này còn tùy thuộc vào từng loài cá múkhác nhau [8]
Trong những năm gần đây, việc sử dụng men Bacillus licheniformis trong nuôi trồng thủy sản ngày càng được phổ biến Bởi vì Bacillus licheniformis có khảnăng sản sinh ra những enzyme tốt cho hệ tiêu hóa vật nuôi như protease,amylase,… Các enzyme này phân giải glucid, protid, lipid, cellulose,…thành nhữngchất dễ tiêu hóa hơn Từ đó, vật nuôi có thể dễ dàng hấp thụ tối đa những dinhdưỡng từ nguồn thức ăn, giúp vật nuôi lớn nhanh Ngoài ra, với khả năng tiết ra cácenzyme mạnh mẽ của mình, Bacillus licheniformis phân hủy nhanh các chất thải
hữu cơ từ đó làm sạch nước, sạch đáy và hạn chế khí độc ao nuôi [57]
Trong sản xuất giống cá biển, vấn đề dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng,liên quan đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của cá Việc xác định thức ăn và chất
Trang 17bổ sung có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển có ý nghĩarất lớn trong việc nâng cao tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá Đặc điểm dinh dưỡngcủa các loài cá khác nhau thường không giống nhau Ngay trong cùng một loài, ởcác giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì thức ăn của chúng cũng khác nhau Sự thayđổi này phụ thuộc vào mức độ phát triển của cơ quan tiêu hóa, tập tính bắt mồi vànhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá qua cácgiai đoạn sinh trưởng giúp ích trong việc nghiên cứu nuôi vỗ thành thục, ương cácgiai đoạn cá giống Vì vậy trên thế giới và trong nước cũng đã có nhiều nghiên cứu
về thức ăn và chất dinh dưỡng bổ sung ở những giai đoạn khác nhau
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chất bổ sung trong ương nuôi cá biển trên thế giới
Khi động vật thủy sản sử dụng thức ăn không có protein hoặc hàm lượngprotein quá thấp, cơ thể giảm khối lượng, bởi vì chúng sẽ sử dụng protein của cơthể để duy trì các chức năng sống tối thiểu để tồn tại Trái lại, nếu thức ăn đượccung cấp quá nhiều protein thì protein dư không được cơ thể hấp thụ để tổng hợpprotein mới mà sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài Hơnnữa, cơ thể còn phải tốn năng lượng cho quá trình tiêu hóa protein dư thừa, vì thếsinh trưởng của cơ thể giảm
Nhu cầu protein của cá giai đoạn giống cao hơn so với cá ở giai đoạn trưởngthành, đối với các loài cá khác nhau thì nhu cầu protein trong thức ăn cũng khácnhau Thông thường những loài cá dữ có nhu cầu protein cao hơn những loài cá
hiền, cá hanh đỏ (Chrysophrys major) và cá bơn sao (Pleuronectes platessa) 50 55%, cá mú chuột (Cromileptes altivelis) và cá vược mõm rộng (Micropterus
-salmoides) 40 – 45%, trong khi, cá nheo (Lactalurus punctatus) chỉ từ 32 – 36 %.
Nhu cầu protein ở cá có sự thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển với xu hướngchung là giai đoạn còn non và thành thục sinh dục nhu cầu cao hơn, liên quan đếnviệc xây dựng cấu trúc các cơ quan trong cơ thể cũng như tạo các sản phẩm sinh
dục giảm Hàm lượng protein trong thức ăn của cá chim Florida thương phẩm
thường ở mức 40% trong khi giai đoạn giống thường tối thiểu 45% Nghiên cứu về
ảnh hưởng của hàm lượng protein và lipid trên cá chim vây vàng (T ovatus) giai
đoạn giống, Wang và cs, 2003 [48] nhận thấy, tốc độ sinh trưởng của cá tỷ lệ thuậnvới sự gia tăng của hàm lượng protein trong thức ăn (33, 37, 41, 45 và 49%) ở cùng
Trang 18hơn Hàm lượng protein trong thức ăn từ 45 và 49% cho tốc độ sinh trưởng cao hơn
và hệ số FCR thấp hơn so với hàm lượng protein 33, 37 và 41% Hiệu quả sử dụngthức ăn cũng cao hơn khi gia tăng hàm lượng protein từ 33 đến 41% Nghiên cứucũng chỉ ra rằng, hàm lượng protein và lipid thích hợp ở cá chim vây vàng là 45 –49% và lipid 6,5% [11]
Nhu cầu về axít béo không no mạch dài (HUFA) trong thức ăn, đặc biệt là cácaxít béo n-3, chủ yếu là DHA và EPA cho sự phát triển và tỷ lệ sống một số loài cábiển kinh tế được đề cập trong nghiên cứu của một số tác giả [31], [18].Phospholipid tạo thành từ những axít béo này, đặc biệt là DHA, đóng vai trò cấutrúc quan trọng trong việc tăng cường các chức năng của màng sinh học trong tếbào của hầu hết các mô Mặc dù, mối quan hệ trực tiếp giữa ảnh hưởng có lợi củaphospholipid trong thức ăn và quá trình biến thái thành công của ấu trùng là khôngđược thể hiện rõ ràng, tuy nhiên việc bổ sung phospholipid thông qua các axít béo
đã được chứng minh rõ ràng làm tăng tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống trong suốtgiai đoạn ấu trùng và giai đoạn giống của cá biển [14] Đáng chú ý, đối với cá nhỏ,đặc biệt là ấu trùng, nhu cầu sử dụng lipid là cao trong khẩu phần thức ăn [19] Ởgiai đoạn ấu trùng, lipid là nguồn cung cấp các axít béo cần thiết, các axít béo nàyrất quan trọng cho quá trình phát triển, trao đổi chất, chức năng sinh lý và xây dựng
cơ thể động vật thủy sản
Đối với ấu trùng, hầu hết nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào thành phần dinhdưỡng của thức ăn sống Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của cá múthì vẫn còn rất ít Một vài nghiên cứu tập trung vào sự phát triển hệ thống tiêu hóacủa ấu trùng cá mú nhằm mục đích hiểu về chức năng sinh lý của hệ thống này và là
cơ sở để phát triển thức ăn nhân tạo cho ấu trùng, ví dụ như hệ thống tiêu hóa của
ấu trùng cá mú chấm nâu (E coioides) hoàn chỉnh và sẵn sàng tiếp nhận thức ăn
bên ngoài sau khi mở miệng (thường 3-4 ngày sau khi trứng thụ tinh tùy vào nhiệtđộ)
Ngoài ra, Vine và cs 2006 [47] còn thành công ở mức độ nhất định trong việc
sử dụng thức ăn tổng hợp kích thước siêu nhỏ thay thế thức ăn sống trong ươngnuôi cá mú chuối từ khi ăn thức ăn ngoài tới 25 ngày ương Nghiên cứu của
Olsson và cộng sự (1992) chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của cá mú phụ thuộc rấtnhiều vào tỷ lệ DHA và EPA Cá con cá mú tăng trưởng nhanh hơn khi thành phầndinh dưỡng có tỷ lệ DHA: EPA là 6,3 so với 1,73 – 2,75 [31]
Trang 19Jen-Hong Sheen và Shyn-Shin (2016) đã tiến hành nghiên cứu tác động củamức lipid lên sự tăng trưởng, sự sống và thành phần axit béo của cơ thể của cá con
cá mú mè (Epinephelus coioides) và cá mú nghệ (Epinephelus lanceolatus) Các kết
quả trong nghiên cứu này chỉ ra rằng 9,5% và 7,5% mức lipid trong khẩu phần là
cần thiết để tối ưu hóa sự tăng trưởng của 0,14 g E coioides và 0,09 g E.
lanceolatus, tương ứng và 0,09 g E lanceolatus, cá bị ảnh hưởng bởi mức
n-3HUFA trong chế độ ăn nhân tạo
Các hệ thống nuôi thâm canh bao gồm hệ thống tuần hoàn (RAS) hỗ trợ sựphát triển của tác nhân và cơ hội của vi khuẩn do lượng chất hữu cơ thừa qua thức
ăn, phân, ấu trùng chết khiến ấu trùng không khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm vikhuẩn này [43] Việc thiếu một hệ vi sinh vật khỏe mạnh, ổn định trước khi bổ sungcho ấu trùng đóng vai trò quan trọng đến tỷ lệ sống trong hệ thống ương nuôi [21].Cách quản lý truyền thống bằng việc sử dụng hóa chất bao gồm cả kháng sinh đểphòng và điều trị nguồn bệnh, tuy nhiên sự xuất hiện mầm bệnh kháng khánh sinh
và những ảnh hưởng của hóa chất này tới hệ vi sinh vật trong nước và đường tiêuhóa đã thúc đẩy chiến lược thay thế, bền vững nhằm mục đích quản lý hệ vi khuẩntrong nuôi trồng thủy sản [19] Một chiến lược như vậy là sử dụng men vi sinh sống,
vi khuẩn có lợi được bổ sung vào thức ăn hoặc nước để cải thiện chất lượng nước,tiêu hóa và chức năng miễn dịch Vi khuẩn Probiotic xâm nhập vào ấu trùng và cảithiện sức khỏe thông qua việc loại trừ cạnh tranh và sản xuất các hợp chất chống lạitác nhân và những kẻ cơ hội [33] Kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh của ấutrùng bằng men vi sinh giúp kích hoạt nhanh chóng các kháng nguyên giúp cải thiệnkhả năng sống sót và chống lại mầm bệnh [28] Nghiên cứu trên cá chẽm châu Âu
(D labrax) cho thấy sự hiện diện của Lactobacillus delbrueckii delbrueckii trong ruột
cá khi sử dụng như là chế phẩm sinh học từ giai đoạn từ 11-70 ngày tuổi đạt (5,68log CFU/g) và nghiệm thức sử dụng từ giai đoạn 30 - 70 ngày tuổi (4,35 log CFU/g)cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (0,45 log CFU/g) Bên cạnh đó thì khốilượng cơ thể cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức lần lượt (85 ±5,36mg; 60 ± 6,7mg và 47 ± 4,69mg), tuy nhiên chiều dài không có sự khác nhau vềthống kê (p<0,05) (21,9 ± 2,99mm; 19,7 ± 2,55mm và 16,4 ± 2,7mm) Số liệu cho
thấy việc bổ sung Lactobacillus delbrueckii delbrueckii như chế phẩm sinh học có ảnh
hưởng tích cực đến sự phát triển của cá con [16] Nghiên cứu chi tiết hơn trên cá chẽm
châu Âu, tác giả Silvi và cs (2008) [41] khi nghiên cứu bổ sung Lactobacillus sp trên
Trang 20trong đường ruột ấu trùng cá giai đoạn đầu 11 ngày tuổi không có sự khác nhau giữa cácnghiệm thức bổ sung và đối chứng [41] Tuy nhiên, đến giai đoạn cá 30 -70 ngày tuổi bổ
sung vào trong thức ăn tổng hợp và artermia cho thấy sự hiện diện của Lactobacillus sp
trong đường ruột cao hơn so với nghiệm thức bổ sung sớm và đối chứng Tác dụnghữu ích của các chế phẩm sinh học như một chất phụ gia bổ sung dinh dưỡng tăng hiệuquả sử dụng thức ăn và ngăn ngừa rối loạn đường ruột [41] Ngoài ra, các nghiêncứu gần đây tập trung vào chế phẩm sinh học chủ yếu liên quan đến khả năng kháng
một số mầm bệnh dưới nước như Vibrio sp [34] Amyloodinium ocellatum [30],
Carnobacterium sp [38], một số nghiên cứu nhắm đến hiệu suất tăng trưởng và
tăng các hoạt động của enzym trong cá [38] Theo một số nghiên cứu cho thấy được
vi khuẩn Bacillus cũng đã được sử dụng rộng rãi như chế phẩm sinh học đặc biệt B.
subtilis, một loại gram dương không gây bệnh, vi khuẩn hình thành bào tử được sử
dụng rộng rãi cho điều trị phòng rối loạn đường tiêu hóa, cải thiện chất lượng môi
trường và tăng tỷ lệ sống của vật nuôi [50]; [29] Thêm vào đó B Subtilis còn được
biết đến vai trò sản xuất men tiêu hóa protease và các enzym khác điều đó cho thấyđược sự đóng góp vào hoạt động tiêu hóa tự nhiên của các loài nuôi [26] Sự hiện
diện của Bacillus sp bổ sung vào luân trùng và nước khi ương cá tráp Sparus
aurata, cho thấy đạt hiệu quả hơn ở các thông số tăng trưởng được sinh trưởng và
tỷ lệ sống của cá sau 40 ngày ương nuôi đạt L: 21,17±1,8 mm; W: 28,12± 4,2 mg;SGR 7,8%/ngày và tỷ lệ sống 16,7% cao hơn so với đối chứng L: 17,03 ± 1,2 mm;W: 24,28 ± 3,1 mg; SGR: 7,1%/ngày và tỷ lệ sống đạt 8,2% [32]
Bệnh trong quá trình ương nuôi cá mú cũng là một trong những nguyên nhânchính ảnh hưởng tới tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và đặc biệt là chất lượng cá con
Vi khuẩn Vibrio thường là tác nhân gây bệnh trong ương nuôi cá mú là Vibrio
alginolyticus và V carchariae, trong hai vi khuẩn này thì Vibrio alginolyticus được
biết đến là nguyên nhân gây chết với số lượng lớn trong nuôi cá mú [22] Ngoài ra
một số Vibrio khác cần kể đến như V anguillarum, V parahaemolyticus, V.
alginolyticus, V vulnificus, V harveyi and V carchariae là những vi khuẩn gây
triệu chứng nhiễm trùng huyết do xuất huyết nặng và viêm dạ dày ruột Gần đây,bệnh do vi-rút VNN gây ra trên cá song cũng đang gây những hậu quả nghiêm trọngtrong sản xuất giống, làm ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu cá song giống ở ĐàiLoan [53] Theo Harikrishnan và cs (2011) thì chỉ có cách giúp cá có khả năngchống chịu với các tác nhân gây bệnh là làm cho hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽlên bằng cách sử dụng probiotics [27] Định nghĩa mới về probiotic sử dụng trong
Trang 21nuôi trồng thủy sản là "vi sinh vật sống có lợi cho vật chủ bằng cách thay đổi hệ visinh vật bên trong vật chủ hoặc vi sinh vật ở môi trường xung quanh, giúp cho vậtchủ sử dụng thức ăn tốt hơn hoặc tăng cường khả năng đáp ứng của vật chủ đối vớitác nhân gây bệnh hoặc cải thiện chất lượng môi trường" Probiotics điều chỉnh sựphát triển của vi sinh vật đường ruột, ngăn chặn các vi khuẩn có khả năng gây hại
và nâng cao cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể [15] Một số phương thức hoạt độngcủa probiotic có thể tác động ức chế sự phát triển các tác nhân gây bệnh, bao gồm (i)sản xuất các chất ức chế, (ii) cạnh tranh về chất dinh dưỡng, (iii) cạnh tranh các vịtrí bám dính trong đường tiêu hóa, (iv) tăng cường đáp ứng miễn dịch và (v) sảnxuất các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và axit béo, và sản sinh enzym giúpcho quá trình tiêu hoá [28] Theo Izquierdo (1996) [25] việc bổ sung trực tiếp vikhuẩn chọn lọc là môt biện pháp để kiểm soát quần thể vi khuẩn trong suốt giaiđoạn phát triển ấu trùng cá biển, việc cấy vi khuẩn có lợi vào trong bể trước khiương cá bột không chỉ làm giảm vi khuẩn gây bệnh phát triển mà còn tác động tốttới vi khuẩn có lợi phát triển trong ruột cá bột Lợi ích của việc sử dụng chế phẩmprobiotics là làm giảm tỷ lệ chết của cá đồng thời tăng hiệu quả hấp thu thức ăn [44]
Theo nghiên cứu của Salinas và cs (2005) cho thấy sử dụng vi khuẩn B subtilis như
là một sản phẩm probiotic trong nuôi cá tráp S Aurata.[39] có khả năng làm tăng
tốc độ tăng trưởng cũng như sức khỏe của cá Trong khi đó, việc bổ sung dạng bào
tử của hai chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis (BioPlus2B) vào thức ăn cá hồi giúp nâng cao khả năng đề kháng lại vi khuẩn gây bệnh Y.
Ruckeri [35].
Nhìn chung, theo Kohno và cs (1997), Tamaru và cs (1995) và Leong (1998)
để thành công trong việc sản xuất giống cá mú thì cần giải quyết một số vấn đề: (1)
ấu trùng cá mú mới nở có kích thước nhỏ vì vậy nó cần được cung cấp nguồn thức
ăn có kích thước nhỏ, phù hợp; (2) tỷ lệ sống của cá con thường rất thấp ở giai đoạnbiến thái của ấu trùng, nên cần có thêm những giải pháp để cải thiện tỷ lệ sống Nhưvậy, việc thử nghiệm các loại thức ăn khác nhau hoặc kết hợp là việc cần làm đểxác định thức ăn phù hợp trong ương nuôi cá mú dẹt Song song với đó thì việc bổsung các chất bổ sung (chế phẩm sinh học, axít béo không no) trong thức ăn là rấtcần thiết để nâng tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi
Trang 221.2.2 Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chất bổ sung trong ương nuôi cá biển trong nước
Hiện nay, trong nước các nghiên cứu về thức ăn và chất bổ sung ở cá biểncòn hạn chế Trong những năm vừa qua đã có những thí nghiệm nghiên cứu về thức
ăn và chất bổ sung ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỷ lệ dị hình cá như:
- Thức ăn:
Theo Lê Anh Tuấn và Trương Hà Phương (2018) đã thực hiện nghiên cứu
“Mô hình sinh năng lượng học cho cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus) dự
báo sinh trưởng, lượng thức ăn cá sử dụng, thành phần của mức tăng khối lượng vàthể trọng chuyển hóa” và cho thấy cá mú chấm đen được nuôi bằng thức ăn tổnghợp tự sản xuất đã cho thấy kết quả khả quan Theo dự báo tăng trưởng, cá múchấm đen sẽ tăng trưởng từ 1 g đến khoảng 1 kg trong thời gian nuôi khoảng 1 năm
ở nhiệt độ nước là 27ºC [10]
Lại Văn Hùng và cs (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein
lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii lacepède,
1801) giai đoạn giống Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hàm lượng protein 46%trong thức là tốt nhất cho sinh trưởng và hệ số thức ăn của cá Chim vây vàng, đồngthời giúp tiết kiệm chi phí thức ăn cũng như hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường
bể nuôi [5]
Lý Văn Khánh và cs (2020) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn khác nhau
lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) Thí
nghiệm gồm 3 nghiệm thức thức ăn khác nhau: (1) thức ăn công nghiệp, (2) thức ăncông nghiệp kết hợp cá tạp và (3) cá tạp Cá chim vây vàng giống có khối lượng3,96±0,54 g/con được bố trí ương trong bể nhựa 500 L với hệ thống nước lọc tuầnhoàn, có sục khí ở mật độ 30 con/bể và ở độ mặn 20‰ Mỗi nghiệm thức được lặplại 4 lần Kết quả sau 30 ngày ương, tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cho
ăn thức ăn công nghiệp (0,24 g/ngày và 0,77 %/ngày) và thức ăn công nghiệp kếthợp cá tạp (0,21 g/ngày và 0,42 %/ngày) cao hơn có ý nghĩa thống kê so vớinghiệm thức ăn cá tạp (0,17 g/ngày và 0,36 % / ngày) Tỷ lệ sống đạt 100% ở 3nghiệm thức Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy có thể ương cá chim vây vàngbằng thức ăn công nghiệp [6][6]
Trang 23Lý Văn Khánh và cs (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn
lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) Kết quả
nghiên cứu cho thấy cá chẽm tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao nhất khi cho
ăn bằng cá tạp, cá đạt khối lượng 6,99 g/con, chiều dài 7,69 cm/con và tỷ lệ sống40% sau 6 tuần nuôi Cá chẽm ăn ốc tăng trưởng chậm hơn so với cá tạp, nhưng ốccũng có khả năng để làm thức ăn cho cá chẽm Thức ăn công nghiệp sử dụng khônghiệu quả khi chuyển thức ăn trong giai đoạn này [[6]
Nguyễn Thị Thúy Hằng và cs (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn
công nghiệp và rong câu (Gracilaria guttatus) đến sinh trưởng và phát triển của cá dìa (Siganus guttatus) nuôi thương phẩm và cho thấy cá dìa trong điều kiện nuôi
nhốt có xu hướng thích ăn thức ăn có hàm lượng protein cao (thức ăn công nghiệp).Lượng rong câu ăn vào của cá có tỷ lệ nghịch với lượng phần trăm thức ăn côngnghiệp Tốc độ tăng trưởng của cá khi nuôi bằng thức ăn công nghiệp cao hơn khi
sử dụng hoàn toàn rong câu làm thức ăn Khi kết hợp 50% hoặc 75% thức ăn côngnghiệp kết hợp với rong câu làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm giá thành sảnphẩm [3]
Trần Ngọc Thiên Kim đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc làm giàu thức ăntươi sống với chất kích thích miễn dịch trên sự tăng trưởng của ấu trùng cá cam sọc
(Seriola lalandi) Kết quả cho thấy sự tăng trưởng của ấu trùng được cải thiện khi
sử dụng Bio-Mos™ trong việc làm giàu hóa thức ăn tươi sống Tuy nhiên, không cótác dụng tích cực trong sự tăng trưởng của ấu trùng khi sử dụng acid béo Arti-KolTM giàu hóa thức ăn tươi sống [9]
Theo Nguyễn Thanh Phương (1994), sử dụng các loại thức ăn tươi sống cóchất lượng khác nhau thì tỷ lệ tươi sống của cá ương có sự khác biệt Đặc biệt vềnhu cầu các loại vitamin và chất khoáng trong thức ăn có sự khác nhau Chúng tabiết rằng nhu cầu cơ thể về hàm lượng vitamin rất thấp, nhỏ hơn nhiều so với cácthành phần khác như protein, lipid, glucid,… nhưng lại rất quan trọng đối với sựsinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể Thiếu hay thừa đều ảnh hưởngkhông tốt đến sự sinh trưởng phát triển cũng như tỷ lệ sống đến đối tượng nuôi [12]
Nguyễn Đức Tuấn và cs (2020) nghiên cứu nhằm tìm ra loại thức ăn tươisống thích hợp cung cấp cho ấu trùng cá mú lai từ giai đoạn ấu trùng mới nở lên cáhương (56 ngày tuổi) để đạt được tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cao Kết quả cho
Trang 24sp và luân trùng Brachionus plicatilis cho tỷ lệ sống của ấu trùng cá mú lai cao
nhất ở giai đoạn ương đến 12 ngày tuổi (8,47 ± 0,91%) Ở giai đoạn ương cá bột 12ngày tuổi lên cá hương 56 ngày tuổi được cho ăn thức ăn kết hợp ấu trùng copepoda
(Paracalanus sp.) và copepoda (Paracalanus sp.) trưởng thành làm thức ăn có tốc
độ tăng trưởng đạt 35,9 ± 1,1 mm và tỷ lệ sống cao (17,8 ± 1,5 %), khác biệt có ý
nghĩa so với nghiệm thức bổ sung ấu trùng Artemia Kết quả từ nghiên cứu đã cung
cấp thông tin cơ sở khoa học về sử dụng thức ăn tươi sống phù hợp cho cá mú laigiai đoạn cá bột, góp phần hoàn thiện nghiên cứu về sinh sản và sản xuất giốngnhân tạo loài cá mú nói chung và cá mú lai nói riêng, góp phần vào việc bảo tồn vàduy trì nguồn lợi loài cá này
- Chất bổ sung
Lục Minh Diệp (2010) đã nghiên cứu bổ sung axít béo và các chế phẩm làm
giàu thức ăn sống trong ương ấu trùng cá chẽm - Lates calcarifer (Bloch, 1790).
Nghiên cứu đã chỉ ra sự sinh trưởng chiều dài của cá con cá chẽm bắt đầu tăng rõrệt ở cá 12-13 ngày tuổi, cá sinh trưởng nhanh cả về chiều dài và khối lượng từ sau
20 ngày tuổi Số cá vượt đàn đầu tiên có thể đạt tiêu chuẩn xuất bể sau 1 tháng ương,chiếm tỉ lệ trên dưới 1% tổng số lượng cá xuất bể [1]
Đinh Thị Nhường (2006) đã tìm hiểu ảnh hưởng của hàm lượng protein vàvitamin C khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Chẽm
(Lastes calcarifer, Bloch) ở giai đoạn giống Nghiên cứu đã chỉ ra hàm lượng acid
ascorbic tốt nhất bổ sung trong thức ăn cho cá Chẽm giống là 300mg/kg thức ăn
Trương Sĩ Kì và cs (2009), đã xác định ảnh hưởng của Copepoda, Artemiagiàu hóa hoặc không giàu hóa lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá ngựa giống
(Hippocampus comes) Hầu hết cá ngựa ăn Artemia giàu hóa hoặc không giàu hóa
đều chết trong tuần tuổi đầu tiên Tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá ngựa ănCopepoda rất cao, đạt tương ứng 44 – 47mm và 96% Những thí nghiệm này đượclặp lại, nhưng với cá ngựa 10 ngày tuổi, nuôi với 3 loại thức ăn là Artemia giàu hóa
bằng Selco và Copepoda giàu hóa và không giàu hóa bằng tảo Nanochloropsis sp.
Sau 30 ngày, kích thước cá nuôi của các lô ăn Copepoda lớn hơn cá ăn Artemiagiàu hóa Không có sự khác biệt rõ ràng về kích thước của cá nuôi ở các lô thínghiệm làm giàu hoặc không làm giàu Copepoda bằng tảo Kết quả nghiên cứuchứng tỏ rằng có thể sản xuất giống cá ngựa từ 10 ngày tuổi trở đi bằng Artemia
Trang 25giàu hóa bằng Selco, nhưng Copepoda là thức ăn thích hợp nhất đối với cá ngựagiống [8].
Trần Văn Thuyết (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng lipid,
vitamin C khác nhau tới sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lastes calcarifer,
Bloch) giai đoạn cá giống, với ba mức bổ sung vitamin C vào thức ăn là 100, 150 và
200 mg/kg thức ăn Tuy nhiên, kết quả chưa khẳng định được nồng độ nào là tốtnhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chẽm
Đinh Thị Hải Yến và cs đã nghiên cứu ảnh hưởng HUFA đến tốc độ tăng
trưởng, tỷ lệ sống cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus Forsskål, 1775) từ giai
đoạn 1,0 – 1,5 cm đến giai đoạn 2,0-3,0 cm” Kết quả cho thấy HUFA có ảnhhưởng đến tăng trưởng chiều dài toàn thân giống cá mú cọp ương nuôi từ giai đoạn1,0-1,5 cm lên đến giai đoạn 2,0-3,0 cm Sau 15 ngày thí nghiệm, ở nghiệm thứccho cá ăn bằng thức ăn Nauplius Artemia bổ sung HUFA đạt 3,0 ± 0,3 cm, tốc độtăng trưởng đạt 1,41 ± 0,01%/ngày; Nghiệm thức cho cá ăn thức ăn NaupliusArtemia không bổ sung HUFA đạt 2,8±0,3 cm, tốc độ tăng trưởng đạt0,93±0,01%/ngày Sau 15 ngày thí nghiệm, nghiệm thức cho cá ăn bằng thức ănNauplius Artemia bổ sung HUFA đạt tỷ lệ sống 37%; Nghiệm thức cho cá ăn thức
ăn Artemia đạt tỷ lệ sống 34% Kết quả tỷ lệ sống khi cho cá ăn thức ăn NaupliusArtemia bổ sung HUFA và cho ăn Nauplius Artemia không bổ sung HUFA là nhưnhau [14]
Như vậy, đã có những nghiên cứu thử nghiệm các loại thức ăn khác nhaucũng như bổ sung một số chất, chế phẩm khác nhau vào thức ăn để ương nuôi một
số loài cá và đã cho những kết quả tốt Tuy nhiên, những nghiên cứu tương tự trên
cá mú dẹt vẫn còn hạn chế, vì vậy rất cần thiết để thực hiện những thí nghiệm tương
tự trong nghiên cứu này
Trang 26CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cá mú dẹt Epinephelus bleekeri (Vaillant, 1878), giai đoạn cá hương lên cá
giống Cá được sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2022 đến tháng 10/2023
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển NhaTrang – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, Đại lộ Nguyễn Tất Thành, PhướcĐồng, Nha Trang, Khánh Hòa
2.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hìnhcủa cá mú dẹt giai đoạn từ cá hương lên cá giống
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất bổ sung lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ
dị hình của cá mú dẹt giai đoạn từ cá hương lên cá giống
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt giai đoạn từ cá hương lên cá giống
Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn trong ương nuôi cá từ giai đoạn cá hương lên
cá giống thông qua thí nghiệm sau:
Cá mú dẹt 30 ngày tuổi được bố trí nuôi ngẫu nhiên trong bể composite 500 L/bểvới mật độ 1.000 con/m3 Thức ăn sử dụng là Artemia (INVE, Thái Lan) và thức ăn tổng hợp NRD (INVE, Thái Lan) Artemia được làm giàu hóa với A1 DHA Selco (liều lượng
300 mg/L trong 12 giờ) Nghiệm thức I (NT1): cho cá ăn Artemia; Nghiệm thức II (NT2): cho cá ăn thức ăn NRD; Nghiệm thức III (NT3): cho cá ăn Artemia + NRD
(tỷ lệ 50:50) Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần Thời gian thí nghiệm 45 ngày
Quản lý và chăm sóc giống nhau ở tất cả các nghiệm thức Cá hương thínghiệm được cho ăn bằng thức ăn thí nghiệm với liều lượng khoảng 7-10% khốilượng thân/ngày Men vi sinh được đưa vào bể ương 3 ngày/lần Cho cá ăn 2 lần
Trang 27trong ngày Chế độ siphon, thay nước được tiến hành vào buổi chiều Thay nước50%, 3 ngày/lần Theo dõi các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm.
Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá: sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình
2.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất bổ sung đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ
lệ dị hình của cá mú dẹt giai đoạn từ cá hương lên cá giống
Đánh giá ảnh hưởng của chất bổ sung trong ương nuôi từ giai đoạn cá hươnglên cá giống thông qua thí nghiệm sau:
Cá mú dẹt 30 ngày tuổi được bố trí nuôi ngẫu nhiên trong bể composite 500 L/bể.Nghiệm thức I (NT1): không sử dụng men vi sinh; Nghiệm thức II (NT2): sử dụng
men Bacillus licheniformis (0,2 g/kg thức ăn) Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần Thời
gian thí nghiệm 45 ngày
Quản lý và chăm sóc: thức ăn NRD của Inve Thái Lan, kích cỡ hạt 400 -1.200
µm được sử dụng cho cá ăn Cho cá ăn 2 lần trong ngày, khối lượng thức ăn chiếm
7 -10% khối lượng thân Chế độ siphon, thay nước được tiến hành vào buổi chiều.Thay nước 50% trong 3 ngày/lần Theo dõi các chỉ tiêu môi trường trong quá trìnhthí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá: tỷ lệ sống, sinh trưởng và tỷ lệ dị hình
2.4.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.4.3.1 Xác định các thông số môi trường
Các thông số môi trường trong các hệ thống nuôi được đo cụ thể như sau:
- Nhiệt độ được đo hàng ngày bằng nhiệt kế thuỷ ngân, độ chính xác 1oC
- Độ mặn đo khi cấp nước mới và khi cần thiết bằng khúc xạ kếRefractometer Độ chính xác 1‰
- pH đo hàng ngày bằng máy đo điện tử cầm tay, độ chính xác 0,1
- Hàm lượng NO2-được đo 3-5 ngày một lần bằng KIT TEST
- DO được đo hàng ngày bằng máy đo oxy cầm tay (DO orion), độ chính xác0,01 mg/L
2.4.3.2 Xác định sinh trưởng của cá
- Sinh trưởng tích lũy chiều dài và khối lượng cá: Đo chiều dài và cân khốilượng cá định kỳ 15 ngày/lần
Trang 28- Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài (Daily Length Gain)
L2 là chiều dài (mm), W2 là khối lượng cá (g) tại thời điểm t2
Trang 29CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá
mú dẹt giai đoạn từ cá hương lên cá giống
3.1.1 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm ương nuôi cá mú dẹtgiai đoạn từ cá hương lên cá giống sử dụng các loại thức ăn khác nhau được trìnhbày trong Bảng 3.1
Bảng 3.1 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi Nghiệm
thức
Nhiệt độ ( o C)
(‰)
DO (mg/L) NO 2
-(mg/L) TN1
(Artemia)
27,5 − 29,528,7 ± 0,45
7,8 − 8,38,0 ± 0,16
31 − 3331,5 ± 1,52
5,1 − 5,45,3 ± 0,21
0,1 − 0,20,15 ± 0,04
NT2
(NRD)
27,5 − 29,028,5 ± 0,20
7,7 − 8,27,9 ± 0,20
31 − 3231,2 ± 0,88
5,3 − 5,55,2 ± 1,30
0,05 − 0,10,07 ± 0,02
NT3
(Artemia+
NRD)
27,0 − 29,528,5 ± 0,52
7,8 − 8,28,0 ± 0,15
31 − 3331,0 ± 2,05
5,2 − 5,55,3 ± 0,75
0,10 − 0,200,2 ± 0,05
Ghi chú: Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng khoảng dao động/giá trị trung bình± độ lệch chuẩn.
Kết quả cho thấy, nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm ở các nghiệmthức dao động từ 27,0 – 29,50C; độ mặn từ 31 - 33‰; pH từ 7,7 - 8,3; hàm lượngoxy hòa tan từ 5,1 - 5,5 mg/L; hàm lượng NO2- từ 0,05 - 0,2 mg/L Theo Boyd(1998), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản là 6,5 – 9,0,khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá nhiệt đới là 28 – 32oC Hàm
Trang 30nhiễm bệnh, hàm lượng oxy hòa tan trong nước tốt cho sinh trưởng của cá là trên 5mg/L [17] Như vậy, trong thời gian thí nghiệm, mặc dù các yếu tố môi trường ởcác nghiệm thức ương nuôi thay đổi không giống nhau nhau, nhưng nhìn chung cácyếu tố môi trường khá ổn định và đều nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng
và phát triển của cá mú dẹt
3.1.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng chiều dài của cá mú dẹt
3.1.2.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng tích lũy chiều dài thân của cá
Kết quả theo dõi sinh trưởng trưởng tích lũy về chiều dài của cá mú dẹt dướitác động của các loại thức ăn được thể hiện ở Bảng 3.2 và Hình 3.1
Bảng 3.2 Sinh trưởng tích lũy chiều dài của thân (cm) của cá theo thời gian nuôi Thời gian nuôi
Nghiệm thức NT1 (Artemia) NT2 (NRD) NT3 (Artemia
Kết quả cho thấy sinh trưởng tích lũy chiều dài thân của cá tăng dần theothời gian nuôi Cụ thể, từ thời điểm 0 ngày đến 45 ngày nuôi, chiều dài thân cá ởNT1 (cá được cho ăn Artemia) từ 1,67 tăng lên 4,95 cm, ở NT2 (cá được cho ănNRD) từ 1,67 tăng lên 5,01 cm và ở NT3 (cá được cho ăn Atemia + NRD) từ 1,67tăng lên 4,87 cm Khi so sánh giữa các nghiệm thức với nhau cho thấy, tại thời điểm
30 ngày nuôi chiều dài thân cá không khác nhau giữa 3 nghiệm thức (p>0,05) Tuynhiên, tại thời điểm 15 ngày nuôi và 45 ngày nuôi, chiều dài cá ở nghiệm thức NT2không khác so với chiều dài cá ở NT1 (p>0,05) nhưng lớn hơn chiều dài cá ở NT3(p<0,05); chiều dài cá ở NT1 và NT3 không khác nhau (p>0,05) Cụ thể, tại 15 và
45 ngày nuôi, chiều dài cá ở NT2 lầ lượt là 2,23cm và 5,01cm, không khác chiều
Trang 31dài của cá ở nghiệm thức NT1 (lần lượt là 2,18cm và 4,95cm) và lớn hơn ở NT3(lần lượt là 2,15cm và 4,87cm).
Hình 3.1 Biểu đồ sinh trưởng tích lũy chiều dài của cá theo thời gian nuôi
3.1.2.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân của cá
Dựa vào kết quả sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá, giá trị sinh trưởngtuyệt đối chiều dài thân của cá ở các nghiệm thức được xác định Kết quả được trìnhbày ở Bảng 3.3 và Hình 3.2
Bảng 3.3 Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài của thân của cá (cm/ngày) qua các giai
đoạn nuôi Giai đoạn nuôi
Nghiệm thức NT1 (Artemia) NT2 (NRD) NT3 (Artemia +
Trang 32Ghi chú: số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn Trong cùng một hàng, các chữ cái bên trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Hình 3.2 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối chiều dài của cá (cm/ngày) qua các giai đoạn
nuôi
Kết quả cho thấy sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ở các nghiệm thứcdao động từ 0,032-0,127 cm/ngày Ở giai đoạn 0-15 ngày có khác nhau giữa cácnghiệm thức Cụ thể, sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ở NT2 (0,036 cm/ngày)lớn hơn có ý nghĩa so với giá trị này ở NT3 (0,032 cm/ngày) (p<0,05) nhưng khôngkhác so với ở NT1 (0,034 cm/ngày) (p>0,05) Kết quả tương tự cũng được ghi nhậnkhi xét chung cho cả thí nghiệm (0-45 ngày nuôi), cá nuôi ở NT2 (cá được cho ănthức ăn NRD) có giá trị sinh trưởng tuyệt đối chiều dài (0,074 cm/ngày) cao hơn sovới NT3 (0,071 cm/ngày) (p<0,05) nhưng không khác với NT1 (0,073cm/ngày);sinh trưởng tuyệt đối chiều dài cá ở nghiệm thức NT1 và NT3 cũng không khácnhau (p>0,05) Ở các giai đoạn 15-30 ngày và 30-45 ngày, sinh trưởng tuyệt đốichiều dài cá không khác nhau giữa các nghiệm thức (p>0,05)
3.1.2.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng tương đối chiều dài thân của cá
Dựa vào kết quả sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá, giá trị sinh trưởngtương đối chiều dài thân của cá ở các nghiệm thức được xác định Kết quả đượctrình bày ở Bảng 3.4 và Hình 3.3
Trang 33Bảng 3.4 Sinh trưởng tương đối chiều dài của thân của cá (%/ngày) qua các giai
đoạn nuôi
Thời gian
nuôi
Nghiệm thức NT1 (Artemia) NT2 (NRD) NT3 (Artemia
Hình 3.3 Biểu đồ sinh trưởng tương đối chiều dài của cá (%/ngày) qua các giai đoạn
nuôi
Sinh trưởng tương đối chiều dài thân cá ở các nghiệm thức dao động từ 12,67 %/ngày Tương tự như sinh trưởng tuyệt đối, kết quả cho thấy sinh trưởngtương đối chiều dài thân cá ở giai đoạn 0-15 ngày có khác nhau giữa các nghiệmthức Cụ thể, sinh trưởng tương đối chiều dài thân cá ở NT2 (3,64 %/ngày) lớn hơn
Trang 343,20-với ở NT1 (3,41 %/ngày) (p>0,05) Tương tự như vậy, khi xét chung cho cả thínghiệm (0-45 ngày nuôi), NT2 (cá được cho ăn thức ăn NRD) có sinh trưởng tươngđối chiều dài cá (7,41 %/ngày) cao hơn so với NT3 (7,11 %/ngày) nhưng khôngkhác so với NT1 (7,29 %/ngày); sinh trưởng tương đối chiều dài cá ở nghiệm thứcNT1 và NT3 không khác nhau (p>0,05) Đối với các giai đoạn 15-30 ngày và 30-45ngày, sinh trưởng tương đối chiều dài thân cá ở không khác nhau giữa các nghiệmthức (p>0,05).
3.1.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng khối lượng của cá mú dẹt
3.1.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng tích lũy khối lượng thân cá
Kết quả theo dõi sinh trưởng trưởng tích lũy khối lượng của cá mú dẹt dướitác động của các loại thức ăn được thể hiện ở Bảng 3.5 và Hình 3.4
Bảng 3.5 Sinh trưởng tích lũy khối lượng thân cá (g) theo thời gian nuôi
Thời gian
nuôi
Nghiệm thức NT1 (Artemia) NT2 (NRD) NT3 (Artemia +
Kết quả cho thấy sinh trưởng tích lũy khối lượng thân cá ở các nghiệm thứctăng dần theo thời gian nuôi Cụ thể, từ 0 ngày đến 45 ngày nuôi, khối lượng cá ởNT1 đạt 0,062 g/con tại lúc bắt đầu thí nghiệm và tăng lên 2,829 g/con vào thờiđiểm 45 ngày nuôi; khối lượng cá ở NT2 đạt 0,062 g/con tại lúc bắt đầu thí nghiệm
và tăng lên 2,887 g/con vào thời điểm 45 ngày nuôi; khối lượng cá ở NT3 đạt 0,062g/con tại lúc bắt đầu thí nghiệm và tăng lên 2,775 g/con vào thời điểm 45 ngày Tạicác thời điểm khảo sát 15 và 30 ngày, khối lượng cá không khác nhau giữa 3nghiệm thức (p>0,05) Tuy nhiên, tại thời điểm 45 ngày nuôi, khối lượng cá ở NT2
Trang 35cao hơn so với ở NT3 (p<0,05) nhưng không khác so với NT1 (p>0,05); khối lượng
cá ở NT1 và NT3 cũng không khác nhau (p>0,05)
Hình 3.4 Biểu đồ sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá (g) theo thời gian nuôi
Từ các kết quả trên, có thể nhận định rằng các loại thức ăn khác nhau chưa tạo
ra khác biệt lớn về sinh trưởng khối lượng cá cá mú dẹt trong giai đoạn cá hươngđến cá giống
3.1.3.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân của cá
Dựa vào kết quả sinh trưởng tích lũy khối lượng cá, giá trị sinh trưởng tuyệtđối khối lượng của cá ở các nghiệm thức Kết quả được trình bày ở Bảng 3.6 vàHình 3.5
Bảng 3.6 Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng của thân cá (g/ngày) qua các giai đoạn
nuôi
Thời gian
nuôi
Nghiệm thức NT1 (Artemia) NT2 (NRD) NT3 (Artemia +
NRD)
0 – 15 ngày 0,019 ± 0,0007a 0,019 ± 0,0004a 0,018 ± 0,0004a
15 – 30 ngày 0,065 ± 0,0002a 0,066 ± 0,0003a 0,066 ± 0,0009a
30 - 45 ngày 0,100 ± 0,0017ab 0,103 ± 0,0012a 0,097 ± 0,0017b
Trang 360 – 45 ngày 0,061 ± 0,0005ab 0,063 ± 0,0004a 0,060 ± 0,0004b
Ghi chú: số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn Trong cùng một hàng, các chữ cái bên trên giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Hình 3.5 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối khối lượng của cá (g/ngày) qua các giai đoạn
nuôi
Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở các nghiệm thức dao động từ 0,103 g/ngày Ở giai đoạn 0-15 ngày, 15-30 ngày không khác nhau giữa các nghiệmthức (p>0,05) Tuy nhiên, tại thời điểm khảo sát 30-45 cũng như khi xét chung cho
0,018-cả thí nghiệm (0-45 ngày nuôi), cá ở NT2 (cá được cho ăn thức ăn NRD) có sinhtrưởng tuyệt đối khối lượng (lần lượt là 0,103 g/ngày và 0,063 g/ngày) cao hơn có ýnghĩa so với cá ở NT3 (lần lượt là 0,097 g/ngày và 0,060 g/ngày) nhưng không khác
so với NT1 (lần lượt là 0,100 g/ngày và 0,060 g/ngày); sinh trưởng tuyệt đối khốilượng cá ở nghiệm thức NT1 và và NT3 không khác nhau (p>0,05)
3.1.3.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng tương đối khối lượng thân cá
Kết quả sinh trưởng tương đối khối lượng thân của cá ở các nghiệm thứcđược trình bày ở Bảng 3.7 và Hình 3.6
Bảng 3.7 Sinh trưởng tương đối về khối lượng của thân cá (%/ngày) qua các giai
đoạn nuôi
Trang 37Thời gian
nuôi
Nghiệm thức NT1 (Artemia) NT2 (NRD) NT3 (Artemia +
Sinh trưởng tương đối khối lượng cá ở các nghiệm thức dao động từ 10,35 %/ngày Tương tự như sinh trưởng tuyệt đối, kết quả cho thấy sinh trưởngtương đối khối lượng cá ở các giai đoạn 0-15 ngày, 15-30 ngày không khác nhaugiữa các nghiệm thức (p>0,05) Tuy nhiên, tại các thời điểm 30-45 ngày và khi xétchung cho cả thí nghiệm (0-45 ngày nuôi), cá ở NT2 có sinh trưởng tương đối khốilượng cá (10,35 %/ngày và 5,04 %/ngày) cao hơn so với cá ở NT3 (9,68 %/ngày và4,79 %/ngày) (p<0,05) nhưng không khác so với cá ở NT1 (9,96 %/ngày và4,91 %/ngày); sinh trưởng tương đối khối lượng cá ở nghiệm thức NT1 và và NT3không khác nhau (p>0,05)
Trang 381,85-Hình 3.6 Biểu đồ sinh trưởng tương đối khối lượng của cá (%/ngày) qua các giai
đoạn nuôi 3.1.4 Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt
Kết quả ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt ương nuôi từgiai đoạn cá hương lên cá giống được trình bày trong Hình 3.7
Hình 3.7 Tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt ở các nghiệm thức khác nhau
Kết quả theo dõi cho thấy các nghiệm thức cho ăn bằng các loại thức ăn khácnhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ dị hình của cá (p>0,05) Tỷ lệ dị hình của cá ở cácnghiệm thức dao động từ 1,43-1,50% So sánh với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia vềgiống cá nước mặn, lợ năm 2021 (quy định tỷ lệ dị hình không lớn hơn 2%) chothấy rằng tỷ lệ dị hình của cá trong thí nghiệm này vẫn nằm trong giới hạn cho phéptrong sản xuất giống cá biển
3.1.5 Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của cá mú dẹt
Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức được trình bày ở Hình 3.8 Kết quả chothấy, sau 45 ngày nuôi thí nghiệm với các loại thức ăn khác nhau, tỷ lệ sống của cá
ở các nghiệm thức dao động từ 47,78% đến 52,76% Tuy nhiên, kết quả phân tíchthống kê cho thấy tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức này không khác nhau(p>0,05) Như vậy, các loại thức ăn sử dụng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá
Do đó, trong sản xuất có thể sử dụng một trong các loại thức ăn này để ương nuôi
cá mú dẹt từ cá hương lên cá giống
Trang 39Hình 3.8 Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (45
ngày nuôi) 3.2 Ảnh hưởng của chất bổ sung đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá mú dẹt giai đoạn cá hương lên cá giống
3.2.1 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong nuôi thủy sản, trong quátrình nuôi phải đảm bảo các yếu tố môi trường luôn nằm trong khoảng thích hợpcho đối tượng nuôi, tránh sự biến động lớn của các yếu tố môi trường hoặc môitrường tồn tại những yếu tố không thích hợp
Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm ương nuôi cá mú dẹt giaiđoạn từ cá hương lên cá giống sử dụng chất bổ sung được mô tả cụ thể trong Bảng3.8
Bảng 3.8 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Chỉ tiêu theo dõi Nghiệm thức Nhiệt độ
Độ mặn (‰)
DO (mg/L)
NO 2 (mg/L) NT1 (Đối
-chứng)
27,5 − 29,028,0 ± 0,45
7,8 − 8,37,9 ± 0,18
31,0 − 32,031,3 ± 0,44
5,1 − 5,85,4 ± 0,62
0,05 − 0,200,1 ± 0,07
Trang 40NT2 (bổ sung
Bacillus
licheniformis
27,0 − 29,028,5 ± 0,37
7,8 − 8,27,9 ± 0,13
31,0 − 32,031,5 ± 0,48
5,2 − 5,85,5 ± 0,39
0,05 − 0,300,2 ± 0,09
Số liệu trong bảng được trình bày dưới dạng khoảng dao động/giá trị trung bình± độ lệch chuẩn.
Trong thời gian thí nghiệm, các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức tươngđối ổn định và đều nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá.Nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm ở các nghiệm thức dao động từ 27,0 -29,0oC, pH từ 7,8 - 8,3, độ mặn từ 31 - 32‰, hàm lượng oxy hòa tan từ 5,1- 5,8mg/L, hàm lượng NO2- từ 0,05 – 0,30 mg/L Boyd (1998) cho rằng nhiệt độ thíchhợp cho những loài sống trong vùng nước ấm là từ 25-320C và pH nước thích hợpcho sự phát triển của cá từ 6,5 - 9,0 Hàm lượng oxy hòa tan và độ mặn thích hợp
trong ương nuôi cá mú chấm cam (E coioides) là 5,5 mg/L và 32‰ [17] Theo Sim
và cs (2005) hàm lượng oxy hòa tan trong các trại sản xuất giống cá biển tối thiểu làtrên 4 mg/L Kết quả nghiên cứu của Timmons và cs (2002) cho biết hàm lượngnitrite thích hợp cho ao nuôi thủy sản nói chung nên nhỏ hơn 1,0 mg/L Như vậy,kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong suốt quá trình thí nghiệm là phù hợpcho cá mú dẹt sinh trưởng và phát triển
3.2.2 Ảnh hưởng của chất bổ sung đến sinh trưởng chiều dài của cá mú dẹt
3.2.2.1 Ảnh hưởng của chất bổ sung đến sinh trưởng tích lũy chiều dài thân của cá.
Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy về chiều dài thân của cá mú dẹt dướitác động của chất bổ sung được thể hiện ở Bảng 3.9 và Hình 3.9
Bảng 3.9 Sinh trưởng tích lũy chiều dài của thân (cm) của cá theo thời gian nuôi Thời gian nuôi
Nghiệm thức NT1 (đối chứng) NT2 (bổ sung Bacillus